Hầu hết các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc giớithiệu khái quát về cách tiếp cận Quản trị tỉnh gọn trong giáo dục, chưa có nghiên cứunào đi sâu vào hệ thống hóa các khái nệm cũng như
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRUONG ĐẠI HỌC KINH TE
CAO THI HOANG TRAM
QUAN TRI TINH GON CHO CAC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LAP MIEN TRUNG VIET NGHIÊN CỨU DIEN HÌNH TẠI TRƯỜNG DAI HOC QUANG NAM
NAM-HÀ NOI - 2022
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRUONG ĐẠI HỌC KINH TE
CAO THI HOANG TRAM
QUAN TRI TINH GON CHO CAC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LAP MIEN TRUNG VIET NGHIÊN CUU DIEN HINH TẠI TRUONG DAI HOC QUANG NAM
NAM-Chuyén nganh: Quan tri kinh doanh
Mã số: 9340101.01
NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: 1 PGS.TS Nguyễn Dang Minh
2 TS Lê Xuân Sang
HÀ NOI - 2022
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình của riêng tôi SỐ liệu sử dụng
trong Luận an là trung thực Những két qua cua Luận án chưa từng được công bo
trong bắt cứ công trình nào khác
Hà Nội, thang 10 năm 2022
Nghiên cứu sinh
Cao Thị Hoàng Trâm
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Dé thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ,giúp đỡ cũng như quan tâm, động viên từ nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân Vì vậytôi xin gửi lời tri ân và cảm ơn sâu sắc đến tất cả mọi người
Trước hết, xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến tập thể giáo viênhướng dẫn của tôi là PGS.TS Nguyễn Đăng Minh và TS Lê Xuân Sang đặc biệt làPGS.TS Nguyễn Đăng Minh — người trực tiếp hướng dẫn đã luôn dành nhiều thờigian, công sức và tâm huyết hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiêncứu và hoàn thành đề tài này Xin cảm ơn sự động viên, chia sẻ và giúp đỡ của ThầyMinh rất nhiều
Tôi xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu Trường DH Kinh té-DHQGHN vàBan lãnh đạo của Viện Quản trị kinh doanh cùng toàn thé các thầy cô giáo công táctrong trường đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt hơn nữa xin bày to sự biết ơn chân thành đối với sự hợp tác của cánbộ, lãnh đạo các Trường ĐH công lập miền Trung Việt Nam trong đó phải kê đếnsự giúp đỡ, chia sẻ của các cán bộ, lãnh đạo và tập thể giảng viên, sinh viên Trường
ĐH Quảng Nam- nơi tôi đang công tác.
Nghiên cứu này cũng được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học tập kinh
nghiệm từ các kết quả nghiên cứu liên quan, các sách, báo chuyên ngành của nhiều tácgiả ở các trường Đại học, các tổ chức nghiên cứu, tổ chức chính trị
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn hỗ trợ, giúp đỡ, chia sẻvà tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng đề tài này cũng không tránh khỏi những thiếu
sót Kính mong Quý thầy cô, các chuyên gia, những người quan tâm đến đề tài,anh/chị đồng nghiệp, gia đình và bạn bè tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡdé dé tài được hoàn thiện hơn
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2022
Nghiên cứu sinh
Cao Thị Hoàng Trâm
Trang 5QUAN TRI TINH GON TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - 91.1 Tổng quan nghiên cứu về Quản trị tinh gon trong giáo dục đại học 9
1.1.1 Nghiên cứu về khái niệm liên quan đến QTTG trong giáo dục
đại học trên thế giới - ¿+ + 2 E+E£EE9EE9EE2EE XE EEE151121111111111 111111 xe 371.1.7 Khoảng trống nghiên cứu 2-2 2 ++2E++E++E£2E£+E2EE+Exerxerxerseee 4I
1.2 Cơ sở lý luận về Quản trị tỉnh gọn -2¿ 52 ©5¿+s£+££+££+£x+rxerxerseee 42
1.2.1 Khái niệm Quản tri tinh ØỌQn - c5 S533 *+*++vExeeeseeereeersrsrs 421.2.2 Quan trị tinh gon “Made in V1etfia1mÌ”” s55 + + ++seesseesss 43
1.3 Cơ sở lý luận về quản tri tinh gon trong giáo dục đại học 45
1.3.1 Giáo dục đại học và đặc điểm hoạt động của các Trường đại họccông lập trong hệ thống giáo dục đại học 2-2 2 s2 2+£zxzcx+rxzzszes 45
1.3.2 Quản tri tinh gọn trong giáo dục đại học «+ «<< ++s+2 48
Trang 61.3.3 Khái niệm và phân loại lang phí trong giáo dục đại học 521.3.4 Phương pháp phát hiện lãng phi trong giáo dục đại học 63
1.3.5 Phương pháp và các công cụ cắt giảm lãng phí trong giáo dục
đại hỌC c c2 ng ng TH TH TH ch cà 701.3.6 Quy trình áp dụng Quan tri tinh gọn trong Giáo dục đại học 76
1.3.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng QTTG trong giáo dục dai
eo ố.ố.ố.ốỐ.ố.ố.ố.ố Ắ Tỉ
KET LUẬN CHƯNG | - - % Sk+EEE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkerkrkerkes 84CHƯƠNG 2 THIET KE VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 852.1 Thiết kế nghiên cứu - 2-2-2 s+SE+E+E£EESEEEEE2E2E2EE11121221221 212 ce 85
2.2 Khung á0 i0 .4 89
2.3 Mẫu nghiên CUU ccccccseccssessssessesessesssessssessssessssessssessesecsesecsesesseeesseeesseeees 90
2.4 Phương pháp thu thập dữ liệu - - 55 <5 + E++vEeeeeeeersseeseess 92
2.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp - 2-2-5 sec: 922.4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp -2-2+cscs+zxszxerse¿ 93
2.5 Phương pháp xử lý dữ liỆu - c5 3+ * + ESvEEeeereeersrersrerre 101
KET LUẬN CHƯNG 2 2 SE t+EEEk+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkererkrei 105
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ TINH GỌNCHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP MIỄN TRUNG VIỆT
NAM-NGHIÊN CỨU BIEN HÌNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌCQUANG NAMM Set 1 1 1511111115111115111111111111111 1111111111111 EErE 1063.1 Thông tin chung về các Trường đại học công lập miền Trung Việt
hư 106
3.2.2 Thực trạng lãng phí tại các Trường đại học công lập miền Trung 120
3.3 Thực trạng nghiên cứu quản trị tinh gọn tại Trường DH Quang
Nam-Trường hợp nghiên cứu điền hình - 2-2 5 E+£E2+E££E£+EE+EE+£xerxerseee 122
3.3.1 Tổng quan về Trường DH Quảng Nam - 25 55s <++ss2 122
3.3.2 Thực trạng nghiên cứu quản trị tinh gon tai Trường DH Quang Nam126
Trang 73.3.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng Quản trị tỉnh gọn tại
Trường DH Quảng Nam hiện nay <5 + 1S +9 series 140
3.4 Đánh giá chung về thực trạng và nguyên nhân gây ra lãng phí tại cácTrường DH công lập miền Trung 2-2-2 +2 +£+££+££+£++zx+zxerseee 1493.4.1 Đánh giá chung về thực trạng những tồn tại trong hoạt động va lãng
phí của các Trường DH công lập miền Trung Việt Nam 149
3.4.2 Nguyên nhân của những tôn tại và lãng phí tại các Trường ĐH công
lập miền Trungg - 2 2 2 E+SE+EE£EE£EEEEEEEEE2EEEE1E71717112117111111 21x 151KET LUẬN CHƯNG 3 - 2 ©2£©SE2E£+EE£EEEEEEEEEEEEEEEErrkrrrkrrrrrrei 152CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP ÁP DỤNG QUẢN TRỊ TINH GỌN CHO
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP MIEN TRUNG VIỆT NAM VA
KHUYEN NGHỊ, - 6S StSSEEESkEEkSEEEkTEEEKTEEE E111 1111111111 ce 1534.1 Định hướng phát triển chung của các Trường đại học công lập miền
Trung VIỆt Nam - G1 TH nh Ho tre 1534.2 Mô hình Quản lý định hướng tinh gọn và quy trình áp dụng cho các
Trường ĐH công lập miền Trung Việt Nam - 5c + +S+<++seeessses 154
4.2.1 Mô hình Quản lý định hướng tinh gọn áp dụng cho các Trường DH
công lập miền Trung Việt Nam - 2 2 2+s+EE+EE+EEtEE2EE2EEEEEerxerkerreee 154
4.2.2 Quy trình áp dụng - - - c1 1v TH TH ng ng ng net 1584.3 Các phương pháp, công cụ của Quản trị tinh gọn áp dung cho các
Trường DH công lập miền Trung Việt Nam 2 2 2 s2 se: 1604.4 Một số giải pháp áp dụng QTTG cho các Trường DH công lập miền
Trung VIỆt Nam - - G11 HH re 161
4.4.1 Xây dựng va đào tao “Tam tHIẾ”” SG ST 1111 115111115111111111111 1151 ExE 1614.4.2 Ap dụng chương trình 5S trong nhà trường - 2-2 525252 1674.4.3 Áp dụng Kaizen -s-SsSsSEEE12112112712111111E11111211 1111111 cre 1754.4.4 Ap dụng Quản lý trực quan 2-2 scs+tEeEE+E2EE2EEEExerkerkerkrrei 187
Trang 84.5 Điều kiện áp dụng QTTG cho các Trường DH công lập miền Trung
4.6 Khuyến nghị - 2 25s ©SSE£EEEEEEEEEEEEEEEEXE71211211211211 111121 cre 194KET LUẬN CHƯNG 4 - SE SSt*EEEk+EEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrkrei 196KET LUẬN St Sk SE SE SE EEEEEEE T111 1111111111111 1111x111 crrey 197
DANH MỤC CÁC CÔNG TRINH CUA TÁC GIẢ - 2s s+ssc+2 199TÀI LIEU THAM KHẢO - - 6 5t+St+E‡EEEEEEEESEEEEEEEEEEEESEkrkerkerkerkrree 200PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC CÁC TU VIET TAT
Ký hiệu Nguyên nghĩa
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CD Cao dang
GD Giao ducCNTT Công nghệ thông tin
CTSV Công tác sinh viênCV Cong viéc
DBCL Dam bao chat luong
DH Dai hocDHQN Dai hoc Quang Nam
GV Giang vién
GDDH Giáo duc đại học
GDĐT Giáo dục dao taoHC-QT Hanh chinh-Quan tri
KH-TC Ké hoach-Tai chinhKT-DL Kinh té-Du lich
LHE Lean higher education
NCKH Nghiên cứu khoa hoc
PPDH Phương pháp dạy học
PGS Phó giáo sư
TQM Quan ly chat lượng toàn diện
QTTG Quản tri tinh gon
SV Sinh vién
Ths Thac si
TS Tién siTH-MN Tiểu học-Mâm nonTC-TT Tổ chức- thanh tra
Trang 10DANH MỤC CAC BANG
TT Bảng Tên bảng Trang
1 Bảng 1.1 | Các dau hiệu không có giá tri trong giáo duc đại học 112 Bang 1.2 | So sánh cả hai loại chiến lược thực hiện QTTG 283_ | Bang 1.3 | Một số phương pháp dé loại bỏ lãng phí 704 | Bảng 1.4 | Những nhân tổ ảnh hưởng đến việc áp dụng QTTG 775 |Bang2.1_ | Bảng tông hợp đối tượng tham gia phỏng van sâu 91
6 |Bảng2.2 Tiến độ thực hiện các nghiên cứu 977 ÍBảng23 Thang đo chính thức các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp 99
dung QTTG tai Truong DH Quang Nam
8 | Bang 3.1 Những loại lãng phí ở các Trường DH công lập miền D1
Trung hién nay
9 | Bing 3.2 Số lượng cán bộ, viên chức và người lao động ĐH 125
Quảng Nam
10 | Bang 3.3 | Những loại lãng phí ở Trường DH Quảng Nam hiện nay 135
11 | Bang 3.4 | Bảng tổng hợp kết quả Cronbach’s Alpha 141
12 | Bảng3.5 | Kết qua EFA các nhân tổ lần cuối 14313 | Bảng3.6 | Kết quả EFA nhân tổ Áp dụng QTTG 144
14 |Bảng3.7 | Kết quả hồi quy bội 148
15 | Bảng 4.1 Các phương pháp, công cụ của QTTG áp dụng cho các 160
Trường DH công lập miền Trung Việt Nam
il
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
TT Hình Tên hình Trang1 Hình 1.1 Mô hình ngôi nhà QTTG của giáo dục đại hoc lãi
2 Hình 1.2 Mô hình trường học tinh gọn 183 Hình 1.3 Mô hình Quản trị đại học tinh gon Made in Vietnam 224 Hình 1.4 Mô hình đào tạo và tự đào tạo kỹ năng cho sinh viên 23
Hình 1.5 Mô hình nghiên cứu các nhân tô ảnh hưởng đến việc áp
° dung QTTG cho cac Truong dai hoc à
6 Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu tổng quát 88
7 Hinh 2.2 Khung phân tích thực trang 89
§ Hình 3.1 Biéu đồ tong hợp những lãng phí tại Trường DH Quảng 136
Nam
9 Hình 3.2 Mô hình hiệu chỉnh sau khi phân tích EFA 145
10 Hinh 4.1 Mô hình quản lý định hướng tinh gọn áp dụng cho các 155
Trường DH công lập miên Trung Việt Nam
II |Hình4.2 | Mô hình đào tạo Tâm thé 132
Hình 4.3 | Một sô hình ảnh về bước đầu triên khai chương trình 5S
2 tại Khoa Kinh té-Du lịch Trường DH Quang Nam “
13 | Hình 4.4 Minh họa sử dụng các công cụ trực quan 18714 | Hình 4.5 Minh họa bảng quản lý trực quan 188
15 |Hình4.6 Minh họa phương pháp giảng dạy trực quan 191
11
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, giáo dục đại học đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triểnkinh tế và xã hội Các trường đại học không chỉ đóng vai trò chủ đạo trong việc đào
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao mà còn trở thành trung tâm nghiên cứu có uy tínvề sản xuất tri thức mới, chuyên giao công nghệ hiện dai, góp phan quan trọng vàosự phát triển bền vững của đất nước
Cùng với sự chuyên mình của toàn bộ nền kinh tế, giáo dục đại học ở ViệtNam hiện nay cũng có những sự thay đổi lớn Sự gia tăng nhanh chóng về số lượngsinh viên đại học, tính riêng năm học 2016-2017 sỐ lượng sinh viên đã tăng từ
1.753.174 sinh viên lên 1.767.879 sinh viên, với tốc độ tăng 0,84% Cùng với sự giatăng về số lượng đòi hỏi chất lượng đào tạo cũng phải tăng lên tương ứng dé đáp ứng
nhu cầu phát triển của xã hội Bên cạnh đó là sự thay đôi về cơ cấu tài chính đặc biệtlà van đề tự chủ trong giáo dục đại học
Giáo dục đại học hiện nay là một sản pham đại chúng Các tô chức cung cấplĩnh vực dịch vụ này cần phải không ngừng tự nâng cao chất lượng đào tạo nếukhông muốn tự mình đào thải Người học có thể nắm bắt được rất nhiều thông tin từcác nguồn khác nhau và họ hoàn toàn có quyền tự lựa chọn trường học, lựa chọngiáo viên, lựa chọn những dịch vụ phù hợp đáp ứng tốt nhất nhu cầu với nguồn lực
của họ.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, hệ thong giáo duc đại học Việt Nam vẫncòn ton tại những vấn đề lớn Chất lượng giáo dục đại học thấp hơn so với yêu cầuphát triển kinh tế, xã hội (Ban Tuyên giáo Trung ương, 2013) Mặc dù trong nhữngnăm gần đây, một số trường Việt Nam vào bảng xếp hạng quốc tế, nhưng chấtlượng giáo dục đại học trong nước vẫn tụt hậu Theo thống kê số đại học vào top1.000 của ba bảng xếp hạng uy tín Webometrics, QS và THE do Ngân hàng thế giới
thực hiện năm 2020, Việt Nam đứng cuối cùng, sau ca Philippines, Indonesia,
Malaysia và Thái Lan Theo đó, tại mỗi bảng QS và THE, Việt Nam chỉ có hai
Trang 13trường góp mặt trong top 1.000 và không có đại diện nào ở Webometrics Trong khi
đó Indonesia là 9, 3 và 2, còn Thái Lan là 8, 5 và 6 Ngoài ra, Trung Quốc, quốc gia
đứng đầu bảng xếp hạng, có đến 40 đại diện ở top 1.000 QS, 63 THE và 103
Webometrics (Lê Đông Phuong, 2020).
Theo các chuyên gia quốc tế và trong nước, các trường đại học ở Việt Namchưa dao tạo ra lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao tương ứng với tốcđộ phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế Hơn nữa, ban giám hiệu các trường đại
học vẫn chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa tăng số lượng và nâng cao chất lượng
giáo dục, cơ chế quản tri đại học kém hiệu quả Theo số liệu của Tổng cục Thốngkê năm 2019, hơn 3% sinh viên tốt nghiệp cao đăng và 2,8% cử nhân đại học thấtnghiệp, trong khi trung cấp chỉ 1,1% và người chưa từng đi học 1,5% Ngoài chất
lượng giáo dục thấp, hoạt động nghiên cứu trong các đại học Việt Nam cũng rất tụt
hậu Xét tỷ lệ nghiên cứu trên một triệu dân giai đoạn 2010-2017, Việt Nam tăng từ
23 lên 63, thấp hơn với mức 10-71 của Indonesia, 140-212 của Thái Lan và cònkém xa mức 4.092-4.813 của Thuy Sĩ - quốc gia đứng đầu danh sách Xét số bangsáng chế trên một triệu dân, Việt Nam đạt 1,24, trong khi Philippines 1,35,
Indonesia 1,67, Thái Lan 3,16, Malaysia 30 Với Thuy Sĩ, Đan Mạch và Singapore,
con số này lần lượt là 3.065, 1.084 và 548, chênh lệch hàng trăm, nghìn lần với Việt
Nam (Báo cáo phân tích ngành giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Viện khoa
học giáo dục Việt Nam).
Tại Việt Nam, việc đổi mới về cơ chế quản lý của Chính phủ đòi hỏi cáctrường đại học phải tự nâng cao chất lượng và năng lực đảo tạo, đáp ứng những tiêuchuẩn chặt chẽ theo quy định của Nhà nước Hiện nay, áp lực cho các dịch vụ chấtlượng đặt vào giáo dục đại học phát triển ngày càng lớn, và sinh viên lần lượt đòihỏi nhiều hơn, do đó buộc các tô chức đầu tư nhiều hơn vào hệ thống của họ
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có phương hướng và mô hình quản lý nàocó thê đáp ứng được nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo trong điều kiện nguồn lựchạn chế, tài chính bị thu hẹp của các trường đại học Làm thế nào để tránh đầu tưdàn trải, tràn lan, gây lãng phí cho xã hội là một câu hỏi lớn Hệ thống giáo dục đại
Trang 14học còn quá nhiều bất cập, không dễ gì giải quyết trong một sớm một chiều Trongsố những bat cập mà tôi muốn dé cập đến ở đây chính là van đề lãng phí trong các
trường đại học, không chỉ là những lãng phí hữu hình như lãng phí về cơ sở vậtchất, về nguồn nhân lực mà còn là những lãng phí vô hình như lãng phí về tưduy, về cơ hội, phương pháp, quy trình đảo tạo
Chính những lãng phí nêu trên buộc các trường đại học phải tìm kiếm mộtgiải pháp nhằm nhận diện và cắt giảm tối đa những lãng phí đó, từng bước nâng cao
chất lượng đào tạo, gia tăng sự hài lòng của sinh viên và các bên có liên quan
Đối với các Trường DH công lập miền Trung Việt Nam, trong điều kiện các
nguồn lực còn hạn chế, van đề tuyên sinh đang gặp khó khăn, việc cắt giảm nhữnglãng phí để tăng nguồn thu nhằm đầu tư cho vấn đề nâng cao chất lượng giáo dụcđại học đang là việc tiên quyết
Đứng trước thực trạng trên các trường đại học công lập miền Trung cần phải
có một mô hình làm kim chỉ nam cho hoạt động quản tri của mình Trong quá trình
tìm hiểu và nghiên cứu tác giả nhận thấy việc áp dụng QTTG cho các Trường đạihọc công lập miền Trung Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là phù hợp
Trên thé giới, quản lý tinh gọn là tư duy và phương pháp quản ly đã đượcnhiều nước áp dụng thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ sản xuất, dịch vụđến hành chính công, y tế và giáo dục Đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục nói chung
và giáo dục đại hoc nói riêng, Quản lý tinh gọn ngày càng trở thành một phương
pháp quản lý tối ưu để cải tiến và đổi mới hoạt động, giảm thiểu lãng phi trong hoạtđộng quản lý trường đại học (Seddon và Caulkin, 2007) Thuật ngữ “Giáo dục đại
học tinh gọn” được áp dụng lần đầu tiên ở Mỹ vào năm 2004 và ở Anh vào năm
2006 (tổ chức HE Hub Lean)
Giáo duc dai học tinh gọn đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công tại
nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới, đặc biệt ở Mỹ và Châu Âu, bao gồm
Đại hoc Cardiff (Wales), Dai hoc Edinburgh Napier (Scotland), Dai học Công nghệ
Michigan (Hoa Ky), Hoc viện Bach khoa Rensselaer ( Hoa Ky), Dai hoc Aberdeen
(Scotland), Dai hoc Oklahoma (Hoa Ky), Dai hoc St Andrews (Scotland) Cactrường dai hoc đã từng bước áp dụng giáo duc đại học vào các hoạt động của trường
Trang 15đại học như quản lý sinh viên, hành chính, nhân sự, tài chính, thư viện, nhà ở, và
ngày càng được áp dụng đồng thời các hoạt động đào tạo chuyên sâu, nghiên cứu vachuyên giao kiến thức nhằm xác định, loại bỏ lãng phí hiệu quả trong mọi loại hoạtđộng, tối ưu hóa nguồn lực, bao gồm cả nhân lực, tài chính, hệ thong co sở hạ tầng,
do đó, nâng cao chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững
Tuy nhiên cho đến nay tại Việt Nam việc áp dụng QTTG trong giáo dục đại họcvẫn còn là một vấn đề khá mới mẻ Hầu hết các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc giớithiệu khái quát về cách tiếp cận Quản trị tỉnh gọn trong giáo dục, chưa có nghiên cứunào đi sâu vào hệ thống hóa các khái nệm cũng như xây dựng một mô hình cu thé vềcách triển khai quản trị tỉnh gọn trong các trường đại học và phân tích những nhân tốảnh hưởng đến việc áp dụng quản tri tinh gon trong giáo dục dai học
Điều đó có nghĩa là việc nghiên cứu và triển khai áp dụng quản trị tỉnh gọncho các trường đại học nói chung và các trường DH công lập miền Trung Việt Namnói riêng là van dé cấp thiết hơn bao giờ hết Nghiên cứu áp dụng mô hình Quản trịtinh gọn (QTTG) thành công sẽ là tiền dé lớn dé các Trường dai học cắt giảm lãngphí và không ngừng gia tăng giá trị, nâng cao sự hài lòng của người học, đồng thờivới chất lượng đào tạo cũng không ngừng tăng lên, góp phần tạo dựng được uy tínvà thương hiệu cho các Trường đại học công lập miền Trung Việt Nam trong giai
đoạn tới.
Hơn nữa với trăn trở của một giảng viên đang công tác tại Trường đại học
Quang Nam, trong điều kiện khó khăn hiện nay của nhà trường, những van dé bấtcập trong quản lý cộng với việc nhận thấy sự hiện diện của nhiều loại lãng phí cầnđược sớm loại bỏ để góp phần giải quyết bài toán nâng cao chất lượng trong điềukiện hạn chế về nguồn lực
Xuất phát từ bối cảnh nghiên cứu và những lý do trên, nghiên cứu sinh lựachọn đề tài “Quản trị tỉnh gọn cho các Trường đại học công lập miền Trung Việt
Nam-nghiên cứu điển hình tại Trường đại học Quảng Nam”
2 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Áp dụng QTTG cho các Trường DH công lập miền Trung ViệtNam dựa trên nền tang lý thuyết nào?
Trang 16Câu hỏi 2: Thực trạng những lãng phí trong hệ thống giáo dục đại học ở cáctrường ĐH công lập miền Trung Việt Nam nói chung và Trường đại học QuảngNam nói riêng hiện nay như thế nào?
Câu hỏi 3: Việc áp dụng QTTG cho các Trường ĐH công lập miền Trungchịu ảnh hưởng của những nhân tố nào?
Câu hỏi 4: Làm thé nào dé cắt giảm lãng phí, nâng cao hiệu quả cho các hoạt
động tại các Trường ĐH công lập miền Trung Việt Nam hiện nay?
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm đề xuất các phương pháp, công cụvà giải pháp quản trị tinh gon phù hợp để cắt giảm các lãng phí đang tổn tại hiện
nay tại các Trường đại học công lập miền Trung Việt Nam, nghiên cứu điển hình tạiTrường ĐH Quảng Nam Qua đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động
cho các trường trong thời gian tới Đồng thời thông qua việc tìm hiểu về nhữngnhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng QTTG cho các Trường ĐH công lập miềnTrung Việt Nam, lấy Trường ĐH Quảng Nam làm nghiên cứu điển hình đề tài cũngxác định rõ điều kiện dé áp dụng QTTG cho các cơ sở giáo dục này
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vu 1: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về QTTG trong đó đặc thù là QTTGáp dụng trong GDĐH và tổng quan những tài liệu nghiên cứu đi trước làm cơ sở để
áp dụng Quản trị tinh gọn cho các Trường DH công lập miền Trung Việt Nam
Nhiệm vụ 2: Tìm ra được các lãng phí đối với các Trường Đại học công lậpmiền Trung Việt Nam trong đó điển hình là Trường ĐH Quảng Nam
Nhiệm vụ 3: Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng QTTGcho các Trường DH công lập miền Trung Việt Nam
Nhiệm vụ 4: Tìm ra các phương pháp, công cụ QTTG và giải pháp phù hợp
dé cắt giảm lãng phí, góp phan nâng cao hiệu quả cho các hoạt động tại Trường DHQuảng Nam nói riêng và các Trường ĐH công lập miền Trung Việt Nam nói chung
Trang 174 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của đề tài là quản trị tinh gọn cho các Trường đại họccông lập miền Trung Việt Nam trên cơ sở xác định những ton tại và những lãng phícủa các Trường hiện nay Tuy nhiên để áp dụng thì cần phải xem xét điều kiện ápdụng cụ thé thông qua việc những nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng QTTG tại
các Trường ĐH công lập miền Trung VN, sử dụng trường đại học Quảng Nam làm
nghiên cứu điển hình.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
a Về không gian: Đề tài nghiên cứu về QTTG cho các Trường ĐH công lậpmiền Trung Việt Nam, trường hợp nghiên cứu điển hình tại Trường DH Quảng Nam
b Về thời gian: Đề tài phân tích và đánh giá thực trạng QTTG tại các
Trường ĐH công lập miền Trung Việt Nam trong giai đoạn 2015 đến 2019
c Về nội dung: Đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu thực trạng những lãng phí tồn tạitrong các hoạt động của các trường DH công lập miền Trung Việt Nam Thực trạngnhững lãng phí sẽ được xác định trong tất cả các hoạt động của các Trường từ đào
tạo, nghiên cứu khoa học đến các dịch vụ hỗ trợ Trên cơ sở những lãng phí được
xác định đó đề tài sẽ đề xuất các công cụ, phương pháp và giải pháp QTTG phù hợpđể cắt giảm lãng phí, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của các trường Tuynhiên do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứuđiển hình dé từ đó khái quát lên bức tranh về thực trạng quản trị tinh gọn hiện naytại các Trường ĐH công lập miền Trung dựa trên bằng chứng là kết quả thực
nghiệm sâu hon tại Trường DH Quang Nam Việc chon Trường DH Quảng Nam
làm nghiên cứu điển hình nhằm mục dich tìm hiểu rõ về trường hợp nghiên cứubang cách theo dõi sát sao và toàn điện trường hop đã chọn trong một thời gian đủdai và đây cũng là nơi tác giả công tác vì vậy tác giả có thé quan sát rõ hơn, hiểumột cách tường tận hơn về những tồn tại cũng như những lãng phí mà hiện nay vẫnđang diễn ra tại nhà trường Thông qua kết quả nghiên cứu điền hình tác giả có thể
giúp nhà trường đưa ra những định hướng đúng đắn và mang tính chiến lược phù
Trang 18hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà trường trong thời gian tới Đồng
thời việc lấy trường ĐH Quảng Nam làm đại diện nghiên cứu cho các Trường ĐH
công lập miền Trung là do vị trí địa lý và đây là Trường đại học đa ngành, đa nghề,mang day đủ đặc điểm của các Trường đại học công lập miền Trung đang loay hoaytìm ra một phương pháp quản trị phù hợp để cải thiện các hoạt động trong nhàtrường hiện nay Bên cạnh đó đề tài xác định một trong những vấn đề quan trọngcần được xác định khi áp dụng QTTG vào các Trường DH công lập miền Trung làcần phải xác định rõ những nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng nó, từ đó mới cóthê đề xuất các phương pháp, công cụ và giải pháp phù hợp để áp dụng QTTG vào
các trường một cách có hiệu quả.
5 Đóng góp mới của luận án
5.1 Về mặt lý thuyếtLuận án đã tổng quan được tình hình nghiên cứu về QTTG trong giáo dụcđại học ở tất cả các phương diện: Khái niệm; Mô hình áp dung; Quy trình thực hiện;Phương pháp, công cụ áp dung; Nhân tổ ảnh hưởng dé từ đó rút ra bài học kinhnghiệm và chỉ ra khoảng trống nghiên cứu mà đề tài hướng đến
Luận án đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về QTTG trong giáo duc đại
học, bao gồm các nội dung: quan niệm, vai trò và đặc trưng của tiếp cận QTTG
trong giáo dục; Khái niệm QTTG trong giáo dục đại học; Khái niệm và phân loại
lãng phí trong giáo dục đại học; Phương pháp phát hiện lãng phí trong giáo dục đại
học; Phương pháp và các công cụ cắt giảm lãng phí trong giáo dục đại học; Quytrình áp dụng QTTG trong GDĐH; Các nhân té ảnh hưởng đến việc áp dụng QTTG
trong GDDH.
Ngoài ra luận án cũng đã xây dựng mô hình nghiên cứu về những nhân tốảnh hưởng đến việc áp dụng QTTG cho các Trường đại học bao gồm năm nhân tố:Lãnh đạo va quan lý, Nhân viên, Kha năng tài chính, Giao tiếp và Văn hóa tô chức
5.2 Về mặt thực tiễnNghiên cứu đã chỉ ra được thực trạng những tồn tại và các lãng phí hiện naycủa các Trường DH công lập miền Trung Việt Nam nói chung và trường đại hoc
Trang 19Quảng Nam nói riêng trên tất cả các khía cạnh: hoạt động đảo tạo, nghiên cứu khoa
học và các hoạt động hỗ trợ như: quản lý nguồn nhân lực, quản lý cơ sở vật chất,
quản lý dịch vụ hành chính.
Trên cơ sở phân tích thực trạng đó cộng với việc nghiên cứu định hướng phát
triển chung của các Trường đại học công lập miền Trung Việt Nam làm căn cứ đềtài đã đề xuất: mô hình quản lý định hướng tinh gọn; các phương pháp, công cụ củaQTTG và các giải pháp cụ thé dé áp dụng QTTG cho các Trường DH công lập miền
Trung Việt Nam, nghiên cứu điển hình tại Trường ĐH Quảng Nam nhằm nhận diện
và cắt giảm lãng phí, không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của các TrườngĐH công lập miền Trung Việt Nam nói chung và Trường ĐH Quảng Nam nói riêng
Hơn nữa cùng với việc xác định được những nhân tố ảnh hưởng đến việc ápdụng QTTG, nghiên cứu đã chỉ ra được điều kiện áp dụng thành công QTTG chocác Trường đại học công lập miền Trung Việt Nam, điển hình là Trường đại họcQuảng Nam hiện nay.
6 Kết cầu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án bao gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về Quản trị tinh gọn trong giáo
dục đại học
Chương 2: Thiết kế và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng nghiên cứu quản trị tinh gọn cho các Trường đại hoc
công lập miền Trung Việt Nam-nghiên cứu điển hình tại Trường đại học Quảng
Nam
Chương 4: Giải pháp áp dụng Quan trị tinh gọn cho các Trường đại học công
lập miền Trung Việt Nam và khuyến nghị
Trang 20CHƯƠNG 1 TONG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN
TRỊ TINH GỌN TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
1.1 Tổng quan nghiên cứu về Quản trị tỉnh gọn trong giáo dục đại học
Tổng quan nghiên cứu về QTTG trong giáo dục đại học được trình bày theotừng vấn đề nghiên cứu bao gồm: những nghiên cứu về khái niệm liên quan đến QTTGtrong giáo dục đại học, những nghiên cứu về mô hình áp dụng, những nghiên cứu về
quy trình triển khai, những nghiên cứu về các công cụ, phương pháp áp dụng và những
nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng QTTG trong giáo dục đại học.1.1.1 Nghiên cứu về khái niệm liên quan đến QTTG trong giáo dục đại học
Những nghiên cứu về các khái niệm lên quan đến QTTG trong giáo dục đạihọc trên thế giới có thể kế đến các nghiên cứu điển hình của: Balzer (2010),
Alagaraja (2010), Theresa Waterbury (2015), Parminder Singh Kang và Lawrence
Mukhongo Manyonge, 2014
Balzer (2010) đã tiến hành một loạt các cuộc điều tra về triển khai QTTG ởcác trường cao đăng và đại học và cung cấp những lời khuyên thiết thực, các nghiêncứu điền hình và lý thuyết về cách QTTG nên được thực hiện Ông đã cung cấp mộtđịnh nghĩa chuyên biệt và được thiết kế riêng cho QTTG trong giáo dục đại học(được gọi là "LHE") như sau: Xác định được giá tri của quá trình từ quan điểm củangười hưởng lợi, xác định dòng chảy của quá trình (từ quan điểm của người hưởng
lợi và nhà cung cấp, dé xác định xem mỗi bước và hoạt động của mỗi bước sẽ làm
tăng giá trị) và loại bỏ nhiều loại lãng phí mà không làm tăng giá trị quá trình, làmcho dòng chảy quá trình trôi chảy, với các hoạt động hoặc dịch vụ 'kéo' khi cần thiếtbởi người thụ hưởng chứ không phải là 'day' bởi nhà cung cấp và theo đuôi sự hoànhảo thông qua sự kết hop của cải tiến liên tục và chuyển đổi cơ bản của quá trình
(Balzer, 2010, trang 25).
Định nghĩa của Balzer (2010) phù hợp với các mô hình được tìm thấy trongHệ thống sản xuất Toyota (TPS) như được thể hiện bởi Womack và Jones (1996);tuy nhiên, ông đã đặt một nhấn mạnh vào khái niệm dòng chảy Ông đã dựa nhiều
9
Trang 21vào Womack, Jones & Roos (1990) dé tìm các định nghĩa nguồn về QTTG Tác giađã cung cấp các nghiên cứu điển hình với các vi du đi kèm với sơ đồ luồng ghi
nhận, đối với mỗi ví dụ, nơi mà các quy trình bị phá vỡ do lãng phí vật liệu hoặcthời gian lãng phí Ông nêu bật QTTG có thể có hiệu quả trong việc cải thiện cácchức năng thường thấy ở các trường mà có thé được xem là không hiệu quả cao(như là đăng ký nhập học, quá trình di chuyên của sinh viên va thay đối vật chat)
Alagaraja trong nghiên cứu “Lean Thinking as applied to the adult education
environment” đăng trên Tap chi Quan lý và phát triển nguồn nhân lực, Tập 10, số 1,2010 đã đưa ra một số các ứng dụng của khái niệm tinh gon trong giáo dục đượcnhư Kaizen, Kanban, Poka-yoke, Tiêu chuẩn hóa, Điều khiến trực quan, Quản lý
trực quan Và tác giả cũng đã đưa ra khái niệm liên quan đến việc loại bỏ lãng phí
Theo ông loại bỏ lãng phí là loại bỏ những hoạt động làm tăng thêm chi phí nhưng
không có giá trị thực trong mọi quy trình và luồng giá trị tong thé Vi dụ về ứngdụng trong giáo dục đại học như: loại bỏ vật liệu bên ngoài; thiết lập tiêu chí thựchiện, kết quả của người học và kỳ vọng của người hướng dẫn ngay từ đầu khóa học
Cu thé hơn về các ứng dụng này được trình bày trong phụ lục 1
Theresa Waterbury cũng đã đưa ra khái niệm về QTTG trong giáo dục Theo
tác giả, QTTG trong giáo dục công nhận rằng:
- Nguồn lực khan hiếm Các trường học, học viện phải cung cấp các chứcnăng cốt lõi như dich vụ sinh viên và giảng dạy một cách tốt nhất có thé
- Văn hoá tô chức được xây dựng dựa trên sự điều tra và hợp tác kỷ luật.Phương pháp khoa học khám phá kết hợp kiến thức tập thể của nhân viên về cácchức năng của nhà trường và thiết kế lại quy trình theo quan điểm của sinh viên,
giảng viên và nhân viên.
Theo Theresa Waterbury: Một sự khác biệt chính giữa QTTG và quản lý chấtlượng toàn diện (TQM) là QTTG đặt trọng tâm trực tiếp và ngay lập tức vào việcphát hiện và loại bỏ lãng phí Trong khi các mô hình cải tiến khác, tập trung vàoviệc loại bỏ lãng phí không được nêu rõ về các nguyên tắc cốt lõi (giá trị, dòng giátrị, dòng chảy, kéo và hoàn thiện); do đó, triết lý QTTG giúp các tổ chức thiết kế
10
Trang 22quy trình thêm giá trị đặc biệt cho người dùng hoặc khách hàng của các dịch vụ
hoặc kết quả
Một khác biệt trong thuật ngữ giữa QTTG trong môi trường kinh doanh và
QTTG trong giáo dục là lãng phí được gọi là các dấu hiệu không có giá trị trongmôi trường giáo dục Các dấu hiệu không có giá trị được trải nghiệm bởi những
khách hàng sử dụng dịch vụ giống như bệnh nhân bị các triệu chứng (sốt, đau
họng, ) khi họ bị bệnh Các cá nhân làm việc trong luồng giá tri tìm hiểu cáchnhận biết các dấu hiệu này Các dấu hiệu không có giá trị chỉ ra rằng quá trình cầnđược kiểm tra dé xem moi thứ khác nhau va nắm bắt các cơ hội mới dé suy nghĩ lại,tái tạo lại hoặc thiết kế lại quy trình từ góc nhìn của khách hàng Bảng 1.1 minh họa
các ví du về các dấu hiệu không có giá tri gặp phải trong giáo dục đại học
Bảng 1.1 Các dấu hiệu không có giá trị trong giáo dục đại họcDau hiệu Ví dụ trong GDĐH
Sinh viên tham gia các lớp học không được tính vào hoàn
1 Các nỗ lực bổ | thành chương trình.sung Cung cấp hoặc yêu cầu các dịch vụ hoặc lớp học mà sinh
viên không muốn hoặc không cần
Sinh viên chờ đợi dé nói chuyện với cỗ vẫn của họ, chờ đợi
dé có được một lớp học đầy đủ, chờ đợi để có thé được giải
quyết vấn đề Thủ tục giấy tờ chờ đợi trên bàn làm việc được hoàn thànhtrước khi người tiếp theo có thé thực hiện một phần công việc
2 Chờ đợi
của họ.
Van đê trao đổi các loại văn bản giấy tờ, thông tin hoặc dữ3 Vận chuyéan chuyên
liệu giữa phòng ban và các khoa.
Xử lý thủ tục kiểm tra tốt nghiệp khi đữ liệu có sẵn bằng điện
4 Xử lý tứ, AU a, KopR QUA 222131721 x TẢ to ek VÀ L x
y Một sô nhân viên tai xử ly hoặc kiêm tra lại các giây tờ hoặc
thông tin tương tự.
Các lớp học nằm trong danh mục của chương trình đào tạo5 Vật liệu dư thừa | nhưng lại chưa được mở trong nhiều năm
(hàng tồn kho) Các tập tin không cần thiết được lưu trữ ngày càng nhiều
trong đữ liệu máy tính.
6 Chuyên động Sinh viên di chuyên từ khoa này đến khoa khác để nhận câu
11
Trang 23Dau hiệu Ví dụ trong GDĐH
trả lời cho các câu hỏi.
Lỗi nhập dữ liệu hoặc thiếu dữ liệu trong cơ sở dir liệu.Thông tin và kỹ năng mà sinh viên cần có để hoàn thànhchương trình học nhưng không được phát triên trong lớp học
7 Thiếu thông tin
(khuyết tật)
Giáo viên, nhân viên và sinh viên thât vọng vì các quy trình8 Hành vi không hiệu quả.
Đô lỗi cho người khác khi có sự cô.
(Nguồn: Theresa Waterbury, 2015)Từ định nghĩa co bản của nguyên tắc QTTG, dé hiểu được lãng phí tronggiáo dục đại học là gì bước đầu tiên là hiểu giá tri là gì và các hoạt động và tainguyên nào là hoàn toàn cần thiết dé tạo ra giá trị đó còn mọi thứ khác đều lãng phi.Trọng tâm chính là loại bỏ các bước không cần thiết khỏi các quy trình mà khôngthêm bắt kỳ giá trị nào cho sinh viên, nghiên cứu hoặc nhân viên
Đề hiểu được khái niệm về việc thực hiện, chúng ta hãy xem xét quy trình
cơ bản; chang hạn như giảng bài, đăng ký sinh viên mới, nghiên cứu Mỗi quatrình được tạo thành từ các bước riêng biệt bao gồm bước bắt đầu xác định, bước
kết thúc và có một số bước trung gian Các bước trung gian này tạo ra sản phamhoặc dịch vụ cần thiết cho khách hàng cuối, tức là sinh viên, nhân viên hoặc nghiên
cứu trong trường hợp này Do đó, điều cần thiết là phải hiểu các bước trung gian mà
giá trị của các bước này thêm vào từ góc độ khách hàng cuối cùng Khi các bước giá
trị gia tăng nay được xác định thì lãng phí có thé được loại bỏ Minh họa rõ hơnnhững lãng phí trong giáo dục đại học dựa trên quan điểm của sinh viên, nghiên cứuvà nhân viên được trình bày cụ thê trong phụ lục
Tại Việt Nam cho đến nay có rất ít đề tài đề cập đến khái niệm liên quan đến
quan trị tinh gọn trong giáo dục, cụ thé có các dé tài sau:
Đề tài “Tiếp cận Lean trong giáo dục” của TS Tạ Quang Tuấn đăng trên Tạp
chí Giáo dục số 27, kì 1 tháng 1-2012 Bài viết giới thiệu một cách tiếp cận tổngquan về Lean trong công tác giáo dục, trên cơ sở đó đề xuất các định hướng ứngdụng Lean trong công tác giáo dục, góp phần đổi mới giáo dục Việt Nam Tuynhiên đề tài chỉ mới dừng lại ở cách tiếp cận Lean trong giáo dục như là một hệ
12
Trang 24thống chứ chưa xây dựng được cụ thể hệ thong Lean sé bao gom các nhân tố cấuthành hệ thống, các công cụ, giải pháp sẽ được triển khai như thế nào và cũng chưa
thực hiện việc nghiên cứu điển hình để tìm ra cách tiếp cận Lean trong thực tiễn
giáo dục.
Đề tài “Lean University- The Solutions for Vietnamese Universities” của tác giảNguyễn Thị Vân Hà tại hội thao “Governance — Internationalisation- Quality
Assurance: Challenges and Prospects for Universities in Vietnam and SEA” năm 2017.
Đề tai đã xây dựng khái niệm lãng phí và Quan tri tinh gon trong tô chức Chi ra thực
tiễn những lãng phí và việc áp dụng QTTG tại các Trường ĐH ở Việt Nam Từ đó đưa
ra một số giải pháp dé ứng dụng QTTG tại các Trường DH ở Việt Nam Tuy nhiên đềtài chưa hệ thống được một cơ sở lý luận về QTTG trong giáo dục và giáo dục đại học,chưa đưa ra khái niệm lãng phí và khung phân tích về lãng phí trong giáo dục đại học.Đồng thời cũng chưa có một khảo sát cụ thé về thực trạng hiện nay của giáo dục đạihọc cũng như sử dụng nghiên cứu điển hình để minh chứng
1.1.2 Nghiên cứu về mô hình áp dụng QTTG trong GDĐH1.1.2.1 Mô hình bốn bước thực hiện QTTG tại Trường đại hoc Central Oklahoma
Trường Đại học Central Oklahoma năm ở Edmond, Oklahoma đã tiếp cậntư duy QTTG và sau đó biến đổi thành một mô hình đại học tinh gọn do một số lý
do sau: cắt giảm ngân sách, nhà trường không đủ kinh phí dé trang trải những chi
phí bắt buộc, quy trình hành chính lỗi thời, cán bộ nhân viên không hai lòng và hiệuquả thấp Tư duy tỉnh gọn ban đầu được tập trung vào các quy trình quản lý nhưng
sau đó mở rộng đến các bộ phận khác Trọng tâm chính của việc thực hiện QTTG là
dé xác định và loại bỏ những lãng phí trong dịch vụ được cung cấp Thông qua một
chương trình dao tạo nhân viên toàn diện tư duy tinh gọn đã được giới thiệu.
Một mô hình 4 bước đã được xây dựng tại đại học Central Oklahoma và được
chứng minh là có hiệu quả trong các loại tô chức khác nhau Bốn bước bao gồm:
Bước 1: Xác định các vấn dé và cơ hội — tiến hành ra soát toàn bộ tô chức dé
xác định các vấn đề và cơ hội
Bước 2: Thiết kế - Xây dựng một dự thảo thực hiện liên quan đến tất cả cácnhân viên: đào tạo, lập bản đô va lập kế hoạch
13
Trang 25Bước 3: Thực hiện - Sử dụng các công cụ Kaizen, nhóm nòng cốt và các sốliệu dé thực hiện và minh họa sự thay đổi.
Bước 4: Cải tiến liên tục — thường xuyên thực hiện sau khi dự án được hoàn thành.Đối với các quá trình đầu tiên, các trường đại học thuê người hỗ trợ là mộtcông ty tư vấn chuyên ngành QTTG Một phòng kiểm soát quá trình kết hợp vớimột người quan lý giám sát các quy trình tinh gọn, trong đó cung cấp sự giám sátchặt chẽ hơn của quá trình QTTG trong quá khứ và lịch trình của sáng kiến tinh gọn
trong tương lai.
Triển khai QTTG bat đầu bằng việc tổ chức buổi họp của tất cả các nhân viênhỗ trợ hành chính dé cung cấp một cái nhìn tong quan ngắn gọn về lợi thế QTTG và dé
giải thích các bước cần thiết dé đạt được sự thay đối văn hóa của tô chức
Trong bước một đã thành lập một danh sách ưu tiên dựa trên các cuộc điềutra trên quy mô rộng, nhìn nhận vấn đề, cơ hội và lĩnh vực mà hành động ngay lậptức là cần thiết dé cải thiện dịch vụ khách hàng
Trong bước hai đã cung cấp được khóa đào tạo và hội thảo QTTG, sơ đồ
chuỗi giá trị cho tất cả các nhân viên hỗ trợ hành chính Khóa tập huấn tập trungvào việc làm thé nào có thé sử dụng QTTG trong điều hành, phục vụ và hỗ trợ quátrình chính và ngay tại hội thảo nhân viên đã tạo ra một bản đồ hiện trạng và bản đồ
trong tương lai với những ưu tiên thay đổi để minh họa trực quan cho quá trình
Trong bước thứ ba phòng ban thực hiện những thay đổi trong quá trình dựa
trên các bản đồ được thực hiện ở bước hai Như những thay đôi đã được thực hiện,các nhân viên trong quá trình này đã được giải thích những thay đổi và ảnh hưởngcủa thay đôi
Bước bốn được thực hiện bao gồm việc tìm kiếm cách cải tiến liên tục quy
trình làm việc và loại bỏ lãng phí.
Tác động tông thé của việc thực hiện QTTG tai Đại học Central Oklahoma làvăn hóa tô chức đã có những thay đổi tích cực Nhân viên đã nhận ra răng họ đãđược trao quyền để cải thiện giúp tình hình tài chính của các trường đại học, giảm
sự that vọng va tăng năng suât làm việc của họ Bên cạnh lợi ích này cũng đã có
14
Trang 26nhiều trường hợp tiết kiệm chi phí thông qua dự án (vi dụ giảm chi phí giấy in ấn
hàng năm) và do đó sự hài lòng của sinh viên về các dịch vụ cũng được cải thiện.1.1.2.2 Mô hình cua Truong Đại hoc St Andrews
Trường DH St Andrews su dung mô hình dựa trên Nhóm QTTG với cácnguyên tắc:
« Có quyền truy cập vào không gian riêng* Quyền tự chủ
+ Xây dựng mối quan hệ làm việc chặt chẽ
* Theo quy trình 8 bước được xác định rõ rang
¢ Sự kiện cải thiện nhanh chóng trong 5 ngày
Nhóm QTTG (RIE) được thành lập đã được trang bị cho kiến thức ban đầu
và chuyển giao kỹ năng Nhóm có không gian văn phòng chuyên dụng, bao gồm
một phòng lớn và một văn phòng nhỏ Không gian này đã trở thành một thế mạnhcốt lõi khi nhóm đã được cung cấp một vi trí độc quyền được trang bị bàn, bảngtrang, màn hình va máy chiếu, máy tính, không gian tường và đồ uống giải khát
Quản lý Nhóm QTTG kết hợp với một người quản lý cấp cao (Giám đốcThông tin) Loại hình quản lý này củng cé cách tiếp cận tự chủ của nhóm và do đógiúp ich rất nhiều cho nhóm khi làm việc với các nhân viên có thé ít cởi mở hơn dé
tham gia vào công việc.
Việc xây dựng các mỗi quan hệ tích cực giữa các phòng ban và trường học làmột yếu tố quan trọng khác Phát triển một mạng lưới các nhân viên tuân thủ cácnguyên tắc QTTG và những người sẵn sàng giúp đỡ, thường trong thời gian ngắn, là
Trang 27Bước 6 Thực hiệnBước 7 Xem lại
Bước 8 Phản hồiThời gian chuẩn bị điển hình cho một RIE có thể là từ 3 đến 6 tháng Trong 5ngày RIE có phạm vi dé thực hiện hoạt động đáng kê
Hoạt động chính trong RIE là:
1 Thiết lập vị trí hiện tại
2 Phân tích điều này từ góc nhìn tinh gon
3 Tạo và phân tích ý tưởng để cải thiện4 Chạy thử nghiệm (và/ hoặc tiến hành tham van) dé kiểm tra những ý tưởng
đó để cải thiện
5 Tạo một quy trình mới bao gồm những ý tưởng này
Làm việc qua các giai đoạn này cung cấp một cơ cau rõ ràng cho RIE và hỗtrợ nhóm RIE trong cách tiếp cận của họ cho quá trình được cải thiện.
1.1.2.3 Mô hình triển khai QOTTG tại Trường đại hoc Minnesota
Tại trường Dai hoc Minnesota Hoa Ky mô hình năm bước thực hiện QTTGbao gồm:
Bước một bao gồm việc xác định các phòng ban có quan tâm ban đầu đếnQTTG hoặc cần phải cải thiện các quy trình của họ
Bước hai đề cập đến việc thiết lập tài liệu đào tạo dựa trên các nguyên tắcQTTG dé cho phép tô chức sự hiểu biết tốt hơn về QTTG mà không đối phó Tài
liệu đào tạo nêu những ví dụ ứng dụng QTTG trong môi trường đại học.
Bước thứ ba là tạo ra một sự cải thiện từ Văn phòng trung tâm hỗ trợ các nhàlãnh đạo các phòng ban dé khởi động các hoạt động cải tiến liên tục Văn phòng có
vai trò chiến lược trong việc bồi dưỡng nhân rộng khắp trường đại học.
Bước thứ tư là thành lập 3 sự kiện dự kiến 6 tuần Người đứng đầu bộ phận
phải thiết lập một sự cải tiễn liên tục (CI), điều phối viên làm việc với kinh nghiệmdày dan hỗ trợ QTTG, dé đảm bao rằng các sự kiện của chuỗi cung ứng tiến hành
suôn sẻ và tât cả các hoạt động trước sự kiện và sau sự kiện là hoàn thành.
16
Trang 28Bước năm bao gồm việc mở rộng các nỗ lực ứng dụng QTTG cho các khu vực
khác của trường đại học sau khi sự kiện đầu tiên được hoàn thành thành công va sau
khi các phòng ban bắt đầu quan tâm đến việc thực hiện một sáng kiến tỉnh gọn
1.1.2.4 Mô hình Ngôi nhà OTTG của giáo duc dai học cua Dr.Stephan Hofer
Education without waste
Lean Awareness and Leadership
* University organization b + Internal customers+ International 4 + External customers
+ Companies + Research processes
Lean Philosophy
Day sẽ là cơ sở dé triển khai chiến lược và áp dung các phương pháp về QTTG.Mai nhà cho thấy mục tiêu chính của QTTG trong giáo dục đại học, đó là tạo ragiá trị gia tăng mà không lãng phí Trong sản xuất, sự khác biệt giữa giá trị gia tăng vàlãng phí khá dễ hiểu (Protzman, Mayzell, & Kerpchar, 2010, trang 87):
Néu khach hang san sang tra tiền cho một nhiệm vu (ví dụ, dé sản xuất mộtmặt hang), nó được gọi là giá trị gia tăng và nó nên là mục tiêu dé đơn giản hóa tat
cả các nhiệm vu đó dé dé dàng tao ra giá trị này
Các nhiệm vụ theo các phương thức hoạt động hiện tại, mà khách hàng
không sẵn sảng trả tiền, nhưng cần thiết dé tạo ra giá tri (như vận chuyển nội bộ củamột mặt hàng) được gọi là lãng phí ấn và nên được giảm thiểu
Nếu một nhiệm vụ là dư thừa hoặc là kết quả của sự thất bại hoặc khiếm
khuyết trước đó, nó được gọi là lang phí hữu hình và rõ rang cần được loại bỏ.
Tương tự, các ví dụ về giá trị gia tăng và lãng phí có thể được xác định trong
giáo dục đại học Ví dụ về khách hàng, giá trị gia tăng và lãng phí được trình bày cụthể trong phụ lục 2
Danh sách khách hàng này có thé được mở rộng hon nữa: cộng đồng nghiên
cứu, nha nước và xã hội cũng có thể được đề cập là khách hàng Tuy nhiên, từ bắt
17
Trang 29kỳ quan điểm nao chúng ta nhìn vào nó: bat kỳ loại lãng phí hữu hình nào đều gâyphiền toái cho những người bị ảnh hưởng và nên được loại bỏ Lãng phí an là cầnthiết nhưng nên giảm càng nhiều càng tốt và các hoạt động gia tăng giá trị nên đượcthực hiện đơn giản nhất có thé Day là những gì QTTG hướng đến.
1.1.2.5 Mô hình trường học tỉnh gọn
Mô hình trường học tinh gọn là một cấu trúc bền vững với một số thành phan
quan trọng đóng vai trò trụ cột được xây dựng dựa trên nền tảng vững chắc, cấu trúcđược sắp xếp theo một khuôn khổ thắng, chắc chắn theo mô hình trụ đứng có nền
tảng vững chắc, mái che và khung xung quanh hỗ trợ, bao bọc tạo nên một khốithống nhất và khép kín
Viéc học (Sinh viên)
Cải tiên và trao quyên
Hệ thông giải Phát triển
quyết van dé san nmyÀi
Phát triển, trưởng thành và sự hài lòng
Hình 1.2 Mô hình trường hoc tinh gọn
(Nguôn: Lean Education Enterprises,Inc)
18
Trang 30- Nhận thức cũng như hiéu biết rõ ràng về công việc chung, những kết qua
cần đạt được, lý do của mọi hành động
- Đội ngũ ban giám hiệu nhà trường, giáo viên và nhân viên đã qua dao tạo,đạt yêu cầu; môi trường làm việc dân chủ, trao quyền
- Niềm tin chung
Nếu không có sứ mệnh và những giá trị chung đi cùng với cam kết dài hạn,
triệt dé của mọi đối tượng liên quan, sự thấu hiểu tin tưởng giữa các thành viên thìnhà trường khó có thể xây dựng lên một môi trường bền vững, phát triển Mộttrường học tinh gọn luôn luôn nỗ lực tìm kiếm sự phát triển thông qua gắn kết và hỗtrợ đội ngũ giáo viên, công nhân viên trong quá trình cải tiến liên tục của mình
Nền móng cấp 2-Sự phát triển và hài lòng
Điều kiện này giúp đảm bảo toàn bộ hệ thống nhà trường được xây dựng dựatrên những nhu cầu cơ bản cũng như mong muốn được học hỏi, phát triển của cá
nhân mỗi giáo viên và học sinh Giáo viên cần được cảm thấy hài lòng, hạnh phúc
với công việc của mình Sự phát triển của cá nhân cũng như mức độ hai lòng đượcthể hiện qua những nỗ lực hết mình một cách ý nghĩa; sự trưởng thành cùng những
bài học có được từ quá trình làm việc; cơ hội cùng sự cô vũ dé phát triển kỹ năng,
kiến thức; cảm thấy được thuộc về và làm việc trong một tập thể vững chắc có tầmnhìn, sứ mệnh rõ ràng: sự trao quyền ra quyết định một cách sáng suốt
Hai cột hỗ trợ
Cột bên trái: hệ thống cắt giảm lãng phí và giải quyết vấn đề
Bắt kỳ hoạt động nào sử dụng đến tài nguyên của nhà trường nhưng khôngtạo ra giá trị cho quá trình giảng dạy cũng như những hoạt động liên quan tới giáodục như quản lý, hỗ trợ đều được coi là lãng phí Những lãng phí này cần đượcthường xuyên phát hiện và loại bỏ kịp thời.
19
Trang 31Quá trình cải tiến liên tục trong nhà trường yêu cầu sự thường xuyên phản
ánh, đánh giá và giải quyết vẫn đề gặp phải
Yếu tố then chốt để thành công trong quá trình cắt giảm lãng phí và giải
quyết vấn đề là sự trao quyền cũng như tin tưởng của cấp trên đối với cấp dưới Nhà
trường cần xây dựng một hệ thống tự kiểm tra và kiểm tra chéo chất lượng côngviệc Tất cả mọi người luôn luôn cần tự hỏi rằng họ đã làm tốt công việc thuộc tráchnhiệm của mình chưa? Công việc của họ đã được hỗ trợ đầy đủ những yếu tốt cần
thiết chưa? Họ đã được nhận đủ những điều mình cần từ người đã trao cho họ côngviệc chưa?
Cột bên phải: tôn trọng con người và phát triển con người
Cột bên phải của mô hình định nghĩa phương pháp chiến lược cần thiết chosự cải tiến bền vững trong trường học tỉnh gọn Tôn trọng con người là yếu tố then
chốt cho quá trình cải tiễn mình của trường học Nhà trường cần luôn luôn trân
trọng mỗi cá nhân cũng như sự đóng góp của họ cho tập thê Bất kỳ tổ chức nàocũng đều được xây dựng lên nhờ yếu tố con người Tất cả mọi người trong tổ chứcđóng vai trò là những mảnh ghép không thé theo cho sự theo đuổi sứ mệnh của tổ
chức Không một công việc nào là ít giá trị hoặc cao cả hơn những công việc khác
cho dù nó có được đặt tên là gì đi chăng nữa Một trường học không thể hoạt độngnếu như thiếu sự đóng góp của người bảo vệ, công nhân nhà bếp, tài xế xe đưa đónhọc sinh, nhân viên văn phòng, giáo viên, ban giám hiệu cùng những đối tượngkhác Mỗi người, mỗi công việc là một mắt xích quan trọng trong quá trình cung
cấp dịch vụ giáo dục tới cộng đồng của nhà trường
Bên cạnh đó việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực là không thé thiếu đối vớimột trường học tinh gọn Con người nhìn chung luôn luôn muốn học tập những điều
mà họ chưa biết Con người không ngừng học hỏi ở mọi lứa tuổi Vì vậy nhà trườngcần đầu tư, tạo điều kiện cũng như khuyến khích nhân viên cùng học sinh không
ngừng học hỏi và phát triển Khi cá nhân phát triển thì tổ chức cũng sẽ phát triển.Nhà trường khuyến khích văn hóa chia sẻ và học tập lẫn nhau
20
Trang 32Mái nhà của mô hình
Phần mái của mô hình gồm ba phần là ba hoạt động chính của trường học:việc dạy; việc học và hoạt động quản lý, hỗ trợ Mỗi nhóm hoạt động đều nhậnđược sự hộ trợ và lợi ích từ hai nền móng cấp 1 và 2 là sự ôn định, bền vững; taptrung vào sự phát triển và hài lòng; không ngừng sàng lọc
Nguồn năng lượng
Động cơ giúp mô hình trường học tinh gọn hoạt động linh hoạt, hiệu qua
năm ở chính giữa ngôi nhà đó là quá trình cải tiến liên tục và trao quyền Điều nàydựa trên sự tôn trọng con người ở mọi vị trí với mọi lứa tudi trong nha trường Đó là
sự sáng tạo dựa trên trí tưởng tượng phong phú, trí tuệ thông minh và kỹ năng phântích của học sinh, giáo viên, nhân viên hộ trỡ cùng đội ngũ quản lý, ban giám hiệunhà trường Có được như vậy thì quá trình giảng dạy và học tập của nhà trường
không ngững được đổi mới, nâng cao chất lượng từ đó nâng cao hiệu quả học tậpcủa học sinh, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ giáo dục của nhà trường, nhàtrường sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên của mình
1.1.2.6 Mô hình Quản trị đại học tỉnh gọn tại Việt Nam
Đề tài “Xây dựng mô hình quan tri đại học tinh gọn tại Việt Nam” đăng trênTạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 3 (2018) 1-11
Trong nghiên cứu này, dựa trên tư duy của Quản trị tinh gon Made in Vietnam, tác
giả đã nghiên cứu đề xuất mô hình Quản trị đại học tinh gọn tại Vietnam áp dungvào hệ thống các trường đại học Việt Nam Đây là hướng tiếp cận mới giúp giảiquyết các vấn đề đang vướng mắc trong thực tiễn quản trị đại học, góp phần nâng
cao hiệu quả hoạt động của các trường đại học Việt Nam hiện nay.
21
Trang 33SẢN PHẨM ĐÀO TẠO (SINH VIÊN, HỌC VIÊN, NGHIÊN
CỨU SINH) VÀ SAN PHAM NGHIÊN CỨU CÓ CHAT
LƯỢNG DAP UNG NHU CAU THỰC TIEN
Hoạt động Hoạt Hoạt động
đào tạo/tự động hỗ nghiên
đào tạo tĩnh trợ tinh cứu tinh
CHUYÊN VIÊN, NHÂN VIÊN
CƠ QUAN QUAN LÝ NHÀ NƯỚC
Hình 1.3 Mô hình Quan trị đại học tỉnh gon Made in Vietnam
(Nguồn: Nguyên Đăng Minh, 2018)
1.1.2.7 Mô hình đào tạo và tự đào tạo Kỹ năng cho sinh viên
Đề tài “Xây dựng mô hình đào tạo và tự đào tạo kỹ năng cho sinh viên đáp
ứng nhu cầu của doanh nghiệp” của PGS.TS Nguyễn Đăng Minh đăng trên Tạp chí
Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 1 (2018) 42-50 Nghiêncứu đã khảo sát và phỏng vấn 50 doanh nghiệp về mức độ đáp ứng kỹ năng của sinhviên tốt nghiệp so với yêu cầu doanh nghiệp bao gồm ba nhóm kỹ năng: nhóm kỹnăng kỹ thuật, nhóm kỹ năng nhận thức, nhóm kỹ năng xã hội và hành vi Từ kếtquả khảo sát, tác giả nhận định: Kỹ năng của sinh viên hiện nay ở mức thấp so vớiyêu cầu của doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm kỹ năng xã hội và hành vi Trên cơ sởphân tích nguyên nhân của tình trạng trên, bài viết đề xuất mô hình đào tạo và tự
đào tạo kỹ năng cho sinh viên nhằm đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp
22
Trang 34SINH VIÊN TỰ ĐÀO TẠO
TAM THE VA KY NĂNG
THONG QUA CONG VIEC
Antony, Krishan, Cullen và Kumar (2012) đã kiểm tra các thách thức, ràocản, các yếu tố thành công và các công cụ được sử dụng cho việc triển khai QTTGvà Six Sigma tại các trường đại học ở Anh Các tác giả cho rằng hai phương pháp
cải tiến này là mạnh mẽ khi được sử dụng với nhau Họ lập luận rằng các phươngpháp cải tiến quy trình, mặc du chủ yếu được tìm thấy trong các môi trường côngnghiệp, có thé tao ra giá trị lớn cho các yêu tố thành công quan trọng được đo lường
trong giáo dục đại học Các tác giả gợi ý nghiên cứu thực nghiệm tiếp theo sẽ hữu
ích trong van đề nay
Antony (2014) gợi ý rằng một điểm khởi đầu khôn ngoan cho QTTG là cảitiễn cơ bản của các thủ tục hành chính Sự cải thiện các chính sách và thực tiễnchiến lược sau đó sẽ được giải quyết sau khi tổ chức tìm hiểu thêm về QTTG vànhững kết quả tích cực được trình bày ở những nơi khác trong tô chức
23
Trang 35Mô tả đầy đủ về các nghiên cứu tình huống của LHE đã được cung cấp cho
các sáng kiến tại Đại học Central Oklahoma, Đại học Iowa, Đại học New Orleans,
Đại học Bowling Green State, Đại học Scranton và Học viện Bách khoa Rensselaer
(RPI), Balzer (2010) kết luận rằng QTTG đã rất thành công trong việc cải tiễn quy
trình (hành chính và các khu vực giao dịch cao) ở các trường đại học và cao dang.
Comm va Mathaisel (2000) đề xuất một khuôn khô dé đánh giá các sáng kiếnQTTG trong các tô chức khu vực công Đưa ra một khuôn khô hiện tại, họ cho rằng
các bước sau sẽ phù hợp dé sử dụng trong bat kỳ ngành công nghiệp nào: xây dựng
liên minh tinh gọn, nhắm mục tiêu các bên liên quan tiềm năng, quyết định chươngtrình nghiên cứu, thử nghiệm cách tiếp cận nghiên cứu, điểm chuẩn, phân tích vàđánh giá các kết quả, thực hiện các khái niệm và thiết lập các kiểm soát dé xem liệu
có đạt được kết quả mong muốn hay không
Hines và Lethbridge (2008) xuất bản bài báo mô tả những nỗ lực của Trungtâm Nghiên cứu Doanh nghiệp Lean (LERC) ở Anh, trung tâm chuyên môn với
mục tiêu áp dụng phương pháp luận QTTG vào môi trường học thuật.
Sinha và Mishra (2013) mô tả những thay đổi trên toàn quốc trong lĩnh vực
giáo dục đại học ở Ấn Độ vì nó có liên quan đến khả năng cải tiến được cung cấp
bởi các phương pháp tiếp cận cải tiến liên tục như phương pháp luận QTTG Cáctác giả này bày tỏ sự ủng hộ để xác định các loại công việc không hiệu quả như làbước đầu tiên dựa trên các mô hình được phát triển bởi các tổ chức sản xuất (nhưToyota) Hơn nữa, họ đề nghị thay đổi sẽ tinh chỉnh hệ thống tổng thé (để giảm bớthoặc loại bỏ việc làm lại và cung cấp thông tin dễ dàng), đào tạo nhân lực (để làm
cho các phương pháp và thủ tục phô biến), hợp tác với các đồng nghiệp (dé so sánh
các thực tiễn tốt nhất) và đào tạo cho học sinh theo các nguyên tắc thực tiễn để tăngcường lực lượng lao động trong tương lai Từ việc xem xét số lượng các ấn phâm vềviệc sử dụng QTTG trong giáo duc đại học, họ ghi nhận rằng sự thành công trongviệc cải thiện nhiều quy trình kinh doanh là có thé Bằng cách mô tả chi tiết một vi
dụ cụ thé liên quan đến quá trình rà soát lại khóa học, họ đã chứng minh làm thế nào
đê cải tiên Quá trình như vậy sẽ được nhac lại dựa trên cách mọi người làm việc,
24
Trang 36làm thé nào mọi người kết nối với nhau và làm thé nào các quá trình tổng thể hoạtđộng Họ cũng lưu ý những loại lãng phí nào sẽ phải được giải quyết dựa trên hệthống của Toyota Các tác giả kết luận răng việc thực hiện QTTG trong giáo dục đạihọc có tiềm năng rất lớn cho sự thành công miễn là chúng được tính trong các kếhoạch dai hạn của một tổ chức Các dự án nhỏ với những lợi ích có thể chứng minhdễ dàng sẽ được sử dụng như một tiền lệ cho các sáng kiến mở rộng hơn Vềphương diện văn hoá, một môi trường cam kết là cần thiết dé thành công cùng với ý
thức trách nhiệm và quyền sở hữu của dự án Việc so sánh cần được tiễn hành và
truyền đạt dé đánh giá tiến độ và cải tiến liên tục một phần trách nhiệm của mỗi
nhân viên.
Finn & Geraci (2012) đã đưa ra một bản tóm tắt nghiên cứu liên quan đếnviệc thực hiện QTTG trong các phòng ban tải chính của bốn trường đại học Họ lay
thông tin vé ly do tại sao các tô chức đã chọn cách tiếp cận QTTG từ tài liệu và các
thành viên của một hội đồng cố vấn về Giáo dục liên quan đến việc giám sát các
van dé tài chính tại các trường đại hoc Ho quan sát thay răng các nhà lãnh đạo cấp
cao thường giới thiệu các sáng kiến QTTG và tư van bên ngoài thường được thuê dégiám sát các dự án Các dự án QTTG thường nhằm giảm thiểu thời gian và nguồn
lực cần thiết cho quá trình, chuẩn hóa các quá trình trên các phòng ban, và/hoặc cải
tiến chất lượng quá trình Trong cả bốn trường hợp, giám sát các dự án QTTG đã
được thành lập thông qua một văn phòng trung tâm liên quan đến các sáng kiến về
chất lượng do các giảng viên hoặc nhân viên làm việc
Finn & Geraci (2012) cũng lưu ý rằng các dự án QTTG nên thành lập một nhóm
dự án gồm 5-8 thành viên (bao gồm cả các nhân viên trực tiếp chịu ảnh hưởng của quá
trình nay), lập bản đồ trang thái hiện tại của quá trình trong khi xác định các van đề,nhà trường tương lai và tạo ra một kế hoạch thực hiện dé ban hành các thay đổi và sau
đó đánh giá tiến độ Họ kết luận rằng các dự án sửa đổi quy trình QTTG cho phép các
tổ chức tiết kiệm thời gian va nguồn lực cần thiết dé hỗ trợ các quy trình, nâng cao chất
lượng và tính chính xác của các quy trình dịch vụ, cải thiện quan hệ nhân viên và sự hải
lòng Họ lưu ý rằng các dự án QTTG có thé mất từ hai đến tám tháng dé hoàn thành,dựa trên sự phúc tạp tổng thé của các dự án
25
Trang 37Ngoài ra nhiều ấn phẩm nghiên cứu cũng đã cho thấy QTTG có thé được ứngdụng trong nhiều hoạt động của một trường đại học như:
Giảng day, chương trình giảng dạy và đánh giá: LHE có thé được sử dụng đểthiết kế và cung cấp các khóa học, lập kế hoạch cho các chương trình học tập, cải thiệnhệ thống chấm điểm và cải thiện các thực hành đánh giá cho việc học Thông qua nhữngthay đổi quy trình nhỏ, phù hợp với nguyên tắc và thực hành QTTG, các giảng viên cóthê giảm lỗi giảng day, đảm bảo khối lượng công việc và lưu lượng sinh viên ôn định vàchuẩn hóa tài liệu tham khảo (Emiliani, 2015a, 2015c)
Cập nhật chương trình giảng dạy được thực hiện theo hệ thống hoặc quanhiều năm được thực hiện bởi số ít các giảng viên Emiliani (2004a, 2005b, 2006,2015a, 2015c) đã phê phán các quy trình như vậy, vì ông tin rằng các số liệu tin cậycần phải được theo đối thường xuyên từ các giáo trình, yêu cầu đọc hiểu, bài tập vàkiểm tra nên phát triển và cải thiện Ông mô tả sự cần thiết phải kết hợp thông tinphản hồi của sinh viên và đảm bảo hệ thống truy cập của sinh viên vào các tài liệuthích hợp dé thu hồi các khái niệm khóa học nâng cao Dey (2007) tuyên bố rang
việc cập nhật và cải thiện chương trình MBA thông qua việc áp dụng các công cụ và
tư duy QTTG dẫn đến tăng giá trị cho các nhà tuyên dụng sinh viên tốt nghiệp củahọ và Tatikonda (2007) đưa ra giả thuyết rằng QTTG có thể mang lại những cải tiến
đáng kê cho các khóa học kế toán và chương trình giảng dạy tông thé
Về đánh giá học tập, Bargerstock và Richards (2015) đã mô tả LHE, LeanSix Sigma và các cải tiễn xác định-đo lường-phân tích-cải thiện-kiểm soát(DMAIC) khi khởi động một sáng kiến cải tiến tổ chức EI-Sayed và cộng sự đã môtả cách thức LHE có thể cải thiện các quy trình đánh giá khi “mục tiêu, kết quả, và
tiêu chí hiệu suất cho tất cả các khóa học trong chương trình nên được bắt đầu từ
các thông số kỹ thuật của chương trình và phải phù hợp với nó” (El-Sayed và cộng
sự, 2011, trang 71).
Các quy trình hỗ trợ sinh viên và hành chính Nhiều ấn phẩm hiện nay mô tả
các cải tiến LHE cho các bộ phận hỗ trợ sinh viên và hành chính Tổ chức kế toán
và văn phòng tài chính là các nơi ứng dụng phô biến vì tính chất giao dịch của cácquá trình (Behm và cộng sự, 2010; Finn và Geraci, 2012) Những tiến bộ của LHE
26
Trang 38cũng được ghi nhận cho các dịch vụ thực phẩm (Betzinger va Wood, 2013; Lawn,
2011), quy trinh lap kế hoạch và thực hiện hội nghị (Sandmamn và cộng sự, 2006)
và các hoạt động thiết kế và bảo trì cơ sở vật chất (Bade va Haas, 2015; Isa vaUsmen, 2015; MacIntyre và cộng sự, 2009).
Các thư viện đã sử dụng LHE để cải thiện việc quản lý kho sách, bán sách cũ,
tham khảo trực tuyến và các dich vụ liên thư viện (Alexander và Williams, 2005; Kress,2008; Murphy, 2009; Tuai, 2006) Những cải tiễn LHE cho các dịch vụ hỗ trợ sinh viênbao gồm tư van (Fisher và cộng sự, 201 1) và tuyên sinh (Williams, 2009) Giáo duc từ xađã được hưởng lợi từ LHE về tuyển dụng sinh viên, định hướng sinh viên và quản lý sự
kiện dẫn đến tiết kiệm tài chính và gia tăng giá trị tổng thê (Lorenzetti, 2014; Pedersen và
cộng sự, 2015).
Nghiên cứu của Langer chỉ ra răng phạm vi ứng dụng QTTG đề cập đến câuhỏi đơn vị hoặc quy trình nào của tổ chức nên áp dụng QTTG, hoặc chính xác honlà bat đầu sử dụng QTTG ở đâu Chiến lược thực hiện có thé khác nhau đáng kégiữa các tổ chức nhưng thông thường có hai loại: một là, phương pháp tiếp cận từdưới lên (Lean Light) dựa vào một chuỗi hoặc một vài dự án quy mô nhỏ riêng biệtvà cô gang dan dan dat duoc động lực Hai là, cach tiếp cận từ trên xuống toàn diện(System Lean), về cơ bản đây là một sáng kiến thay đổi lớn được khởi xướng tậptrung bắt đầu từ cấp chiến lược bằng cách xác định các quá trình giá trị từ đầu đếncuối sáng tạo để ưu tiên các lĩnh vực cải tiến (xem bang 1.2) Hau hết các tổ chức cóthể kết hợp cả hai chiến lược này, tức là bắt đầu nhỏ và sau đó tạo liên kết với chiến
lược hoặc từ từ loại bỏ sự phối hợp trung tâm một khi sự thay đôi đã trở nên tự củng
có Tuy nhiên, các nghiên cứu trường hợp có sẵn cho thấy rằng chiến lược QTTGhệ thống sẽ dễ thực hiện hơn trong khu vực tư nhân và khu vực công phụ thuộc rất
nhiêu vào các dự án thí điêm rời rạc (Radnor và cộng sự, 2006).
27
Trang 39Bang 1.2 So sánh cả hai loại chiến lược thực hiện OT1G
Cách tiếp cận từ dưới lên
(Lean Light)
Cách tiếp cận từ trênxuống (System Lean)
Miêu tả
Một hoặc một vài dự án thí
điểm với trọng tâm hẹp,thường bằng cách chọn các
nhà đồi mới tự nguyện
Các dự án thường dựa trênsự kiện cải thiện nhanhchóng (RIE) 3-5 ngày với
công cụ ánh xạ và cải tiến
quy trình
Các dự án được hỗ trợ bởi
người hỗ trợ chuyên nghiệp
Bắt đầu ở cấp chiến lược
bằng cách xem xét nhucầu của khách hàng đểphân tích cách tạo ra giátri
Nhắm mục tiêu các quátrình từ đầu đến cuốivượt qua ranh giới tổ
chức.
Ưu tiên các khu vực của
các dự án tọa độ cải tiễn
Làm việc với các nhómchức năng chéo.
Điêm mạnh
Dễ dàng giới thiệu, ca về
chính trị và về đầu tưNhằm mục đích tạo một sựcải thiện nhanh chóng đểbắt đầu một hiệu ứng quả
bền vững
Điêm yêu
Nguy cơ của các sáng kiếnrời rac và không tôi ưu hóado thiếu sự phối hợp
Có thể tối ưu hóa các hoạt
động phi giá trị vì khôngdựa trên phân tích các quy
trình từ đầu đến cuối
Doi hỏi nhiều hơn về chi
phí và thời gian
Có thể kích hoạt sự phảnkháng đáng ké
Ưu tiên từ trên xuống có
thé can trở sáng kiến củaCƠ SỞ.
Quá trình
“Bắt dau từ cái nhỏ và tăng quy mô lên”
se
“Bat dau tir cai lon va thu hep dan”
(Nguon: dựa trên Radnor va cong sự, 2006)
Các ân phâm kiêm tra phân tích nghiên cứu tình huông của một dự án cá
nhân hoặc một sáng kiến trong một đơn vi tô chức được tóm tắt trong phụ lục 3
28
Trang 40Các nghiên cứu này thé hiện cách tiếp cận từ dưới lên, trong đó các cá nhân hoặc
nhóm các cá nhân đã áp dụng tư duy và phương pháp LHE mà không cần sự hỗ trợ
của toàn tổ chức
Các ấn phẩm mà trọng tâm chính là phân tích các ứng dụng LHE trên toàn bộtô chức hoặc cung cấp các khung khái niệm liên quan và các khuyến nghị được tomtắt trong phụ lục 4
Một số ấn pham đã mô tả các sáng kiến và kinh nghiệm có sẵn có thê được
khái quát hóa cho các tô chức khác Nói chung, các ấn phẩm này đã làm rõ các ví dụ
về hỗ trợ của lãnh đạo cấp cao nhất cho việc triển khai LHE trên một phạm vi rộngcác phòng ban và các bộ phận và nhu cầu cần phải điều chỉnh các thay đổi văn hóatrong quá trình triển khai đó
1.1.4 Nghiên cứu về các phương pháp, công cụ áp dụng QTTG trong GDĐH
Clayton (1995) đã điều tra những thay đổi về thể chế tại Đại học Aston ở
Anh, nơi mà cách tiếp cận quan lý chất lượng tổng thể (TQM) đã được chuyền đổithành phương pháp Kaizen Những nỗ lực chất lượng TQM ban đầu tập trung vàoviệc tái cơ cấu học thuật, nhận dạng doanh nghiệp, tái cấu trúc thé chất, dịch vụ hỗ
trợ học tập tiên tiến/tập trung vào chăm sóc khách hàng, khả năng thu hút và giữ
chân nhân viên và sinh viên có trình độ cao.
Clayton (1995) nhận thấy rằng hội đồng chất lượng đã lập bản đồ các quytrình "cấp cao nhất" (nghĩa là cung cấp dịch vụ chính) liên quan đến sứ mệnh củatrường đại học và cách thức các vòng tròn chất lượng có thê giúp cải thiện các quytrình này Các dự án cải tiễn chất lượng (QIPs) sau đó đã được Hội đồng xác địnhcùng với các yếu tô thành công quan trong cho mỗi dự án Một nỗ lực giáo dục daihọc đã được đưa ra, tập trung vào nhận thức chung về chất lượng cũng như kiếnthức cung cấp về từng công cụ cải tiến chất lượng khác nhau
Comm và Mathaisel (2003) cho rằng các thước đo (như phiếu điểm cân bằngcủa Kaplan va Norton's, 1996) rất hữu ich dé thiết lập các tiêu chuan chất lượng và
đặc biệt đối với các lĩnh vực của doanh nghiệp liên quan đến quan điểm của khách
hàng, quan điểm bên trong, con người và quan điểm tài chính (Kaplan & Norton,
29