Kỹ Thuật - Công Nghệ - Khoa học xã hội - Kinh tế i UBND TỈNH QUẢNG NAM TRỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA NGỮ VĂN CÔNG TÁC XÃ HỘI ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: TÌM HIỂU THỰC TRẠNG HÚT THUỐC LÁ Ở NAM SINH VIÊN TRỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM Sinh viên thực hiện VÕ THỊ THÀNH TÀI MSSV: 4113011345 CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI KHÓA 2013 – 2016 Cán bộ hướng dẫn TRẦN TẤN PHỚC MSCB: Quảng Nam, tháng 5 năm 2016 ii LỜI CẢM ƠN Hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này là nhờ sự giúp đỡ của các thầy cô, gia đình và bạn bè đã động viên em trong suốt thời gian làm bài. Đầu tiên em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ Văn - Công tác xã hội trường Đại học Quảng nam đã cho em nhiều kiến thức trong suốt thời gian học tập tại trường và các ý kiến đóng góp nhằm giúp em hoàn thành bài tốt nghiệp này. Em xin trân trọng gửi lòng biết ơn đến thầy Trần Tấn Phước - giáo viên trực tiếp hướng dẫn - đã tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình làm đề tài. Em xin cảm ơn các bạn sinh viên trường Đại học Quảng nam cùng gia đình đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, động viên em để em có thể hoàn thành bài khóa luận này. Vì thời gian và khả năng có hạn, bài khóa luận tốt nghiệp của em còn nhiều thiếu sót. Kính mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để bài khóa luận tốt nghiệp này có thể hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Quảng Nam ngày 10 tháng 04 năm 2016 Sinh viên Võ Thị Thành Tài iii LỜI CAM KẾT Tôi xin cam đoan đề tài này là cô ng trình nghiên cứu khoa học do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy Trần Tấn Phước - khoa Ngữ Văn và Công tác xã hội trường Đại học Quảng Nam. Những số liệu, kết quả nêu trong bài là hoàn toàn trung thực và chưa hề được công bố trong bất kì nghiên cứu nào trước đây. Quảng Nam, ngày 10 tháng 04 năm 2016 Sinh viên Võ Thị Thành Tài iv DANH MỤC VIẾT TẮT SV SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHQN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM SL SỐ LƯỢNG MẪU NC MẪU NGHIÊN CỨU PV SÂU PHỎNG VẤN SÂU TL THUỐC LÁ v DANH MỤC BẢNG – BIỂU STT BẢNG BIỂU TRANG 1 Bảng 1: Tỉ lệ hút thuốc lá ở sinh viên nam 19 2 Bảng 2: Mức độ hiểu biết của sinh viên về tác hại của thuốc lá 23 3 Bảng 3: Suy nghĩ của các bạn sinh viên về việc hút thuốc lá có ảnh hưởng tới những người xung quanh không 23 4 Biểu đồ 1: Tỉ lệ sinh viên khảo sát theo các khóa 19 5 Biểu đồ 2: Mức độ hút thuốc lá của nam sinh viên1 ngày 20 6 Biểu đồ 3: Mức độ sinh viên hút các loại thuốc 22 7 Biểu đồ 4: Mức độ quan tâm của sinh viên về tác hại của thuốc lá 24 8 Biểu đồ 5: Lần đầu sinh viên nam hút thuốc lá vì những lý do 25 9 Biểu đồ 6: Các dấu hiệu bệnh tật liên quan đến thuốc lá 28 10 Biểu đồ 7: Biểu hiện về tâm lý khi sinh viên thiếu thuốc lá 29 11 Biểu đồ 8: Biểu hiện về tâm lý khi sinh viên được hút thuốc lá 30 12 Biểu đồ 9: Số tiền sinh viên nam tiêu tốn vào việc hút thuốc trong 1 tháng 31 13 Biểu đồ 10: Mức độ sinh viên mượn tiền hút thuốc trong 1 tháng 32 vi MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i LỜI CAM KẾT ................................................................................................... iii DANH MỤC VIẾT TẮT .................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG – BIỂU ............................................................................... v MỤC LỤC ............................................................................................................ vi A.PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 1 3. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................... 2 4. Giả thiết nghiên cứu ........................................................................................ 2 5. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................... 2 6. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 2 7. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................ 3 8. Bố cục của đề tài .............................................................................................. 3 B. PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 5 Chƣơng 1: CỞ SỞ LÍ LUẬN VỀ HÚT THUỐC LÁ ĐỐI VỚI NAM SINH VIÊN .................................................................................................................. 5 1.1. Lịch sử nghiên cứu của đề tài ...................................................................... 5 1.2. Các khái niệm liên quan .............................................................................. 6 1.2.1. Thuốc lá ...................................................................................................... 6 1.2.2. Vài nét về sinh viên ................................................................................... 11 1.2.3. Các lý thuyết liên quan đến đề tài ............................................................ 13 1.2.3.1. Lý thuyết hệ thống sinh thái ................................................................... 13 1.2.3.2. Lý thuyết nhu cầu của Maslow ............................................................... 14 1.2.3.3. Lý thuyết nhận thức ................................................................................ 15 Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................... 16 Chƣơng 2:THỰC TRẠNG HÚT THUỐC LÁ ĐỐI VỚI NAM SINH VIÊN TRỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM ............................................................... 17 2.1. Vài nét về trƣờng Đại học Quảng Nam ..................................................... 17 vii 2.2. Thực trạng hút thuốc lá của nam sinh viên trƣờng Đại học Quảng Nam . ................................................................................................................ 18 2.2.1. Mẫu nghiên cứu ........................................................................................ 18 2.2.2. Số lượng sinh viên nam hút thuốc lá ....................................................... 19 2.2.3. Tần suất hút thuốc lá của các bạn sinh viên nam ................................... 20 2.2.4. Mức độ hút các loại thuốc lá của sinh viên ............................................. 21 2.3. Kiến thức của sinh viên về thuốc lá ........................................................... 22 2.3.1. Mức độ hiểu biết của sinh viên về tác hại của thuốc lá .......................... 22 2.3.2. Mức độ ảnh hưởng của việc hút thuốc lá đối với những người xung quanh. ................................................................................................................ 23 2.4. Sự quan tâm của các bạn sv về tác hại của thuốc lá ................................ 24 2.5. Nguyên nhân của việc hút thuốc lá ở sinh viên nam trƣờng Đại học Quảng Nam ......................................................................................................... 25 2.5.1. Từ phía gia đình ........................................................................................ 26 2.5.2. Từ phía bản thân sinh viên ....................................................................... 26 2.5.3. Từ phía xã hội ........................................................................................... 27 2.6. Hậu quả của việc hút thuốc lá ở sinh viên nam trƣờng Đại học Quảng Nam ................................................................................................................ 27 2.6.1. Về sức khỏe ................................................................................................ 27 2.6.2. Về tâm lí ..................................................................................................... 29 2.6.3. Về kinh tế ................................................................................................... 31 Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................... 33 Chƣơng 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢM TÌNH TRẠNG HÚT THUỐC LÁ Ở SINH VIÊN TRỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM ..................................... 34 3.1. Từ phía nhà trƣờng ..................................................................................... 34 3.2. Từ phía bản thân sinh viên ......................................................................... 34 3.3. Từ phía môi trƣờng xã hội ......................................................................... 35 C. PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 36 1. Kết luận ........................................................................................................... 36 2. Khuyến nghị .................................................................................................... 37 2.1. Về phía sinh viên .......................................................................................... 37 viii 2.2. Về phía gia đình ........................................................................................... 37 2.3. Về phía nhà trường ...................................................................................... 37 2.4. Về phía xã hội .............................................................................................. 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 39 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 40 1 A.PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thuốc lá, một thứ gây nghiện, có thể nói thuốc lá chỉ đứng sau ma túy, heroin, thuốc lắc…Nhưng những thứ đó nhà nước ta cấm sử dụng còn thuốc lá không những không cấm mà vẫn ngang nhiên được bán tràn lan trên thị trường. N goài những người hút thuốc đương nhiên có hại cho sức khỏe thì những người hút thuốc lá thụ động như vợ, con của người hút thuốc, họ còn có nguy cơ nhiễm những bệnh về đường hô hấp cao hơn những người hút thuốc trực tiếp. Với giới trẻ, nhất là sinh viên hiện nay, trong cuộc sống xô bồ, với những cám dỗ của cuộc sống, trong hoàn cảnh xa nhà, chạy đua theo bạn bè, thích thể hiện, nhiều sinh viên đã không ngại ngần phì phèo điếu thuốc trên tay, nhất là các bạn sinh viên nam. Các bạn xem hút thuốc lá như một thú vui vô hại, nhưng các bạn có biết đâu rằng tương lai của các bạn cũng mờ dần theo từng điếu thuốc mà các bạn đốt. Đốt thuốc, cũng chính là đốt tương lai, đốt sức khoẻ của các bạn. Các bạn biết hay không việc hút thuốc có hại cho sức khỏe của cả bản thân và của cả những người xung quanh các bạn. Và hình như việc hút thuốc lá đã trở thành thói quen không thể bỏ. Nước ta tuy chưa có luật cấm hút thuốc lá nhưng đã có việc cấm và bị xử phạt khi hút thuốc ở nơi công cộng. nhưng hình như các biển cấm đó không có hiệu lực cho lắm. Và ai là người xử phạt nó, có chăng là một lời nói nhắc nhở, hoặc cho là được xử phạt cũng chỉ là một hình thức xử phạt nhẹ. Các bạn sinh viên nam, các bạn đã học đến bậc học cao đẳng, đại học nhưng hình như các bạn vẫn chưa nhận thức được việc làm của mình, nhất là các bạn vẫn ngang nhiên cầm thuốc hút ở những nơi công cộng, trước mặt phụ nữ và trẻ em. Chính vì những lí do trên tôi chọn đề tài “Tìm hiểu thực trạng hút thuốc lá ở nam sinh viên trường Đại học Quảng Nam” để nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Làm rõ thực trạng hút thuốc lá của sinh viên nam tại trường Đại học Quảng Nam. Nguyên nhân hút thuốc lá của sinh viên nam Hậu quả của việc hút thuốc lá tới các bạn sinh viên 2 Một số giải pháp phòng tránh 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu cơ sở lí luận về việc hút thuốc lá Tìm hiểu thực trạng hút thuốc lá của sinh viên nam trường Đại học Quảng Nam Tìm hiểu các nguyên nhân, tác hại của việc hút thuốc lá đối với sinh viên nam trường Đại học Quảng Nam Đưa ra một số giải pháp để hạn chế việc hút thuốc lá ở nam sinh viên 4. Giả thiết nghiên cứu Giả thuyết: Có nhiều nam sinh viên hút thuốc lá ở trường Đại học Quảng Nam. 5. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Việc hút thuốc lá của sinh viên nam ở trường đại học Quảng Nam 5.2. Khách thể nghiên cứu Sinh viên trường Đại học Quảng Nam 5.3. Phạm vi nghiên cứu Địa bàn nghiên cứu: Trường Đại học Quảng Nam. Bao gồm sinh viên khoa Ngữ Văn - Công tác xã hội, khoa Văn hóa du lịch, khoa Toán, khoa Công nghệ thông tin. Thời gian: 112015-32016 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết Nghiên cứu, tìm hiểu, tổng hợp các tài liệu liên quan: Các tài liệu, các bài nghiên cứu về thuốc lá trong nước. Các thông tin liên quan đến thuốc lá trong nước cũng như ngoài nước. 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.1. Phương pháp nghiên cứu điều tra bảng hỏi Chọn ngẫu nhiên 3 lớp thuộc 3 khoa để khảo sát. Số lượng sinh viên chọn để khảo sát là 60 sinh viên. 3 Dùng các câu hỏi có thông tin liên quan đến thuốc lá thông qua bảng hỏi điều tra để tìm hiểu thực trạng hút thuốc lá của sinh viên nam trường Đại học Quảng Nam. Bảng hỏi gồm một số câu hỏi nhằm mục đích tìm hiểu các thông tin: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hút thuốc lá Ảnh hưởng của việc hút thuốc lá đến sinh viên. Ảnh hưởng của việc hút thuốc lá đến những người xung quanh. 6.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu Tiến hành phỏng vấn sâu 6 sinh viên để trao đổi nắm được tình hình học tập, tâm lí, sức khỏe có liên quan đến vấn đề hút thuốc lá. 6.2.3. Phương pháp quan sát Quan sát các ảnh hưởng của thuốc lá đến các bạn sinh viên.Quan sát các hành vi, các cách ứng xử và tâm lí của cá bạn sinh viên đối với việc hút thuốc lá. Qua đó, giúp các bạn hiểu thêm về việc hút thuốc lá có hại như thế nào để tìm các giải pháp hữu hiệu phòng tránh. 6.3. Phương pháp xử lí và phân tích thông tin Đối với thông tin định tính: xử lí theo phương pháp phân tích- tổng hợp. Đối với thông tin định lượng: xử lí bằng phần mềm tin học chuyên dụng SPSS. 7. Ý nghĩa của đề tài 7.1. Ý nghĩa lí luận Nghiên cứu nhằm thu thập thông tin, biết rõ nguyên nhân, hậu quả của việc hút thuốc lá. Biết được thực trạng hút thuốc lá của nam sinh viên trường Đại học Quảng Nam. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu đề tài “ thực trạng hút thuốc lá ở nam sinh viên trường Đại học Quảng Nam” nhằm giúp cho sinh viên có thể hiểu về tác hại của hút thuốc lá và một số giải pháp để có thể giải quyết tình trạng này. 8. Bố cục của đề tài Đề tài gồm 3 phần A. Phần mở đầu 4 B. Phần nội dung gồm Chương 1: Cơ sở lí luận về hút thuốc lá đối với nam sinh viên Chương 2: Thực trạng hút thuốc lá ở nam sinh viên trường Đại học Quảng Nam Chương 3: Một số giải pháp giảm tình trạng hút thuốc lá ở sinh viên C. Kết luận và kiến nghị 5 B. PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1: CỞ SỞ LÍ LUẬN VỀ HÚT THUỐC LÁ ĐỐI VỚI NAM SINH VIÊN 1.1. Lịch sử nghiên cứu của đề tài Hú t thuốc lá hiện nay là một vấn đề khó có thể giải quyết khi với tình trạng đi đâu mọi người cũng nhìn thấy thuốc lá. Và đã có nhiều công trình nghiên cứu về hút thuốc lá. Đầu tiên đó là bài nghiên cứu của WHO (Tổ chức y tế thế giới) - Thuốc lá sẽ giết chết 1 tỷ người trong thế 21 . Bài nghiên cứu của tổ chức thể hiện mối nguy hiểm cận kề của thuốc lá với loài người chúng ta ở thế kỷ 21 này. Giúp chúng ta có thể biết được hậu quả của nó mà phòng tránh. Tiếp theo là tác phẩm Những tác hại thuốc lá của giáo sư John Seffrin - chủ tịch Hiệp hội ung thư Mỹ. Tác phẩm này đã góp phần để chúng ta hiểu được tác hại to lớn của thuốc lá, một số căn bệnh mà hầu hết người nào cũng gặp phải khi hút thuốc lá. Thứ ba là tác phẩm Thuốc lá và tác hại - bài báo cáo của tiến sĩ Douglas Bettcher. Cũng như tác phẩm của giáo sư John Seffrin bài báo cáo của tiến sĩ này cũng nêu lên các tác hại của thuốc lá. Giáo sư Richard với tác phẩm Hút thuốc lá và bệnh ung thư. Ông đã cho chúng ta thấy được hút thuốc lá sẽ dẫn đến các bệnh ung thư và đặc biệt là nguy cơ ung thư phổi từ thuốc lá. Bên cạnh đó còn một số bệnh ung thư khác như gan, ung thư vòm họng… Và tác phẩm Thuốc lá và trẻ em của bác sĩ Hồ Văn Hiến (BV Y Dược TPHCM). Qua tác phẩm của bác sĩ Hiến ta thấy được thuốc lá ảnh hưởng không hề nhỏ đến cuộc sống của trẻ em không chỉ qua việc hút thuốc lá thụ động mà còn cả việc các em lấy ba mẹ làm gương và dẫn đến việc hút thuốc lá chủ động, gây nên những tác hại không nhỏ về cả sức khỏe và tâm lý. 6 1.2. Các khái niệm liên quan 1.2.1. Thuốc lá Thuốc lá là một loại cây có độc, nhất là những lá già, có hàm lượng nicotin cao. Sản phẩm thuốc lá là tên gọi của một loại được làm chủ yếu từ nguyên liệu lá thuốc lá đã được thái sợi, được cuốn hay nhồi định hình bằng giấy, có dạng hình trụ (thường có độ dài dưới 120 mm, đường kính khoảng 10 mm). Thuốc lá điếu thường được đốt cháy ở một đầu, để cháy âm ỉ nhằm mục đích tạo khói và khói này theo dòng khí vào miệng người hút từ đầu đối diện ( thường có gắn đầu lọc). + Các loại hình hút thuốc lá Thuốc lá điếu: sử dụng sợi từ lá thuốc đã qua chế biến và được cuộn bằng giấy trắng chuyên dùng. Xì gà: được làm hoàn toàn bằng nguyên là thuốc lá, ruột là mảnh lá và lá áo bọc ngoài cũng bằng thuốc lá. Hút bằng tẩu thuốc: thuốc lá bỏ vào một đầu và châm lửa. + Tác hại của thuốc lá - Các nguy cơ bệnh lý thường gặp đối với người hút thuốc lá chủ động Bệnh lý ở hệ hô hấp Bệnh lý ở đường hô hấp trên: như viêm mũi mạn tính, viêm họng mạn tính, viêm thanh quản mạn tính, ung thư xoang hàm, ung thư vòm họng, ung thư thanh quản. Bệnh lý ở đường hô hấp dưới: viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phế quản. Bệnh lý ở phổi: viêm phổi, dãn phế nang, ung thư phổi. Bệnh lý hệ mạch máu: bệnh xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành, bệnh thuyên tắc động mạch, tai biến mạch máu não. Ung thư các cơ quan khác: ung thư môi, ung thư thanh quản, ung thư thực quản, ung thư bàng quang và thận, ung thư cổ tử cung. Các ảnh hưởng của thuốc lá lên chức năng sinh sản: 7 Thai nghén: giảm trọng lượng thai nhi trung bình khoảng 200g, sinh non, băng huyết sau sinh, dễ sẩy thai ngẩu nhiên, gia tăng tần suất sinh ra thai nhi bị bất thường bẩm sinh. Thời kỳ cho con bú: nicotine được thải qua sữa có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Nam giới hút thuốc lá có thể bị suy nhược sinh dục hay liệt dương. Ảnh hưởng của thuốc lá lên hệ thần kinh: những chứng minh gần đây cho thấy hút thuốc lá làm giảm số lượng các tế bào thần kinh trong não. - Các nguy cơ bệnh lí đối với người hút thuốc lá thụ động Những người không hút thuốc nhưng lại phải chung sống hay cùng làm việc với những người nghiện thuốc lá, đặc biệt là đối tượng trẻ con vẫn có nguy cơ bị bệnh rất cao do hít phải khói thuốc thụ động. Công nhân làm cho các nhà máy sản xuất thuốc lá cũng bị những nguy cơ tương tự: Đối với người lớn: gây ung thư phổi và các bệnh khác. Trẻ em: rất dễ cảm nhiễm với khói thuốc lá Trẻ dễ bị viêm phế quản phổi mạn tính với những đợt cấp, bệnh lý về Tai - Mũi – Họng, nhức đầu. - Các chứng bệnh khác do hút thuốc lá gây ra: Bệnh đường tiêu hóa : viêm Dạ dày Tá tràng, Loét Dạ dày Tá tràng. Bệnh lý về Tai – Mũi – Họng. Bệnh về hệ hô hấp: viêm khí quản, viêm thanh quản, viêm lợi răng. Những rối loạn về da: xuất hiện sớm các vết nhăn trên mặt, Nicotine làm da của các ngón tay cầm điếu thuốc trở nên màu vàng nâu. Trẻ em hút thuốc sớm sẽ học kém hơn. Bệnh thường thấy rõ nhất là viêm đường hô hấp mãn tính hay người ta còn gọi là gây khó thở trường kỳ tắt nghẽn đường hô hấp không phục hồi được. Ngoài ra, khói thuốc lá còn là nguyên nhân của nhiều bệnh như: ung thư phổi, ung thư vùng hầu. Thời gian hút càng dài thì tác hại càng lớn, lượng nicôtin trong thuốc lá dự trữ trong cơ thể càng cao. Hút thuốc lá ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Nó làm thành màng đen bao lấy phổi, hút càng nhiều thì diện tích màng đen càng lớn gây bệnh cho người hút. Không chỉ cá nhân người hút mà hút thuốc thì người gần cũng hít phải khói độc. 8 Khi hút thuốc lá, hoặc sống chung với người hút thuốc, khói thuốc hít qua phổi ngấm vào máu, tích luỹ lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên các bệnh tim mạch, ung thư, hô hấp, bệnh răng lợi và tăng nguy cơ loãng xương gây đau nhức thân thể, khó ngủ và giảm thể lực cơ thể do thiếu ôxy mãn tính. Đối với nam giới sẽ làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, dễ dẫn đến vô sinh. Đối với phụ nữ và bào thai, làm tăng nguy cơ ung thư tử cung, rối loạn kinh nguyệt, ung thư vú, dị dạng thai nhi. Thuốc lá gây ra 4 bệnh tử vong hàng đầu: Thứ nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn (BPTNM) – Bệnh xảy ra vì khói thuốc lá kích thích đường thở, làm đường thở bị viêm nhiễm và tăng phản ứng. Khi bị viêm, đường thở tiết nhiều đàm, các lông run dùng để chuyển chất bẩn ra khỏi phổi bị tê liệt, bị phá hủy, vì vậy người hút thuốc lá dễ bị cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản và viêm phổi hơn người không hút. – Tình t rạng viêm kinh niên tại phổi làm cho các tế bào viêm kéo đến, tiết ra những chất phá hủy nhu mô phổi. Tất cả dẫn đến tình trạng nghẽn tắc đường thở do đàm nhớt bên trong đường thở, do viêm nhiễm của đường thở và thiếu nhu mô phổi bên ngoài để giúp căng đường thở. Tình trạng bệnh lý này gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mãn, lúc đầu bệnh biểu hiện bằng những triệu chứng không đáng kể như ho, có đàm và chỉ khó thở khi làm việc nặng, chỉ được chẩn đoán sớm bằng hô hấp ký (biểu đồ đo hô hấp). Ngoài việc chức năng phổi kém hơn người không hút, chức năng phổi người hút thuốc còn suy giảm nhanh hơn từ 2 – 4 lần so với người bình thường. Càng về sau, người bệnh ngày càng khó thở. Lúc đầu chỉ khó thở khi làm việc nặng, sau tiến đến khó thở mỗi khi tắm rửa, thay quần áo, ăn uống hay ngay cả lúc không làm gì cả. Bệnh sẽ dẫn đến những cơn kịch phát cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn, người bệnh phải nhập viện cấp cứu, phải thở oxy, nhiều trường hợp phải thở máy. Bệnh kéo dài trong 20 năm, với những cơn kịch phát cấp. Bệnh nhân trở nên tàn phế, không lao động được, không tự phục vụ được. Cuộc sống không còn chất lượng và thường tử vong do suy hô hấp. Do đó phải phát hiện sớm những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn trong số những người hút 9 thuốc lá. Hô hấp ký là phương pháp duy nhất để chẩn đoán sớm bệnh phổi tắc nghẽn mãn. Hô hấp ký giúp phát hiện BPTNM 20 năm trước khi người bệnh khó thở. BPTNM sẽ không có hoặc rất hiếm có nếu người ta không hút thuốc lá. Thứ hai là các bệnh có liên quan đến ung thư: Tình trạng nghẽn tắc đường thở, tê liệt hệ thống lông run đã làm cho 40 chất gây ung thư có sẵn trong thuốc lá càng dễ ứ đọng tại đường hô hấp. Các chất gây ung này sẽ biến đổi các tế bào phổi bình thường thành tế bào ung thư. Khói thuốc lá trực tiếp gây ung thư hầu họng, ung thư phổi và ung thư thực quản. Cần lưu ý là ung thư phổi là loại ung thư gây tử vong hàng đầu cho nam giới ở phía Bắc Việt Nam, và là hàng thứ hai ở Nam Việt Nam. Khói thuốc lá còn hỗ trợ cho việc phát triển ung thư ở các nơi ngoài đường hô hấp như: bàng quang, thận, đường tiểu, tụy tạng, dạ dày và cổ tử cung. Người hút thuốc trước 15 tuổi sẽ có nguy cơ bị ung thư gấp 4 lần người hút thuốc sau 25 tuổi. Người đã bị BPTNM mà vẫn hút thuốc lá thì nguy cơ bị ung thư phổi tăng từ 3 – 7 lần so với người bình thường. Thứ ba là một số các bệnh rất nguy hiểm Trong khói thuốc lá còn chứa những chất rất độc như carbon monoxide (CO), chất gây nên tình trạng thiếu oxy của nhu mô phổi. Ngoài ra, thuốc lá còn sinh ra từ 10 đến 17 gốc tự do gây oxyd hóa. Các chất này cùng với carbon monoxide làm lớp tế bào lót bên trong mạch máu dễ bị tổn thương, làm mạch máu bị co thắt khiến cho máu dễ đông hơn. Toàn bộ những rối loạn này gây nên tình trạng xơ vữa mạch máu, làm cho các mạch máu bị tắc nghẽn gây ra cơn đau tim, nhồi máu cơ tim, dễ dẫn đến chết đột ngột (đột tử). Ở người hút thuốc hiện tượng đột tử do bệnh lý mạch vành tăng từ 2 cho đến 4 lần so với người không hút thuốc. Thứ tư là hút thuốc lá dài lâu sẽ làm cho các mạch máu bị tổn thương vĩnh viễn. Xơ vữa động mạch còn gây tai biến mạch máu não làm cho bệnh nhân tử vong hay phải nằm liệt giường, hoặc bị liệt nửa người. Nguy cơ bị TBMM não ở người hút thuốc cao gấp 4 lần so với người không hút thuốc. 10 Xơ vữa động mạch, co thắt mạch máu do khói thuốc lá còn dẫn đến bệnh viêm tắc mạch máu ngoại biên làm bệnh nhân rất đau đớn và bị hoại tử các chi. Như vậy, 4 loại bệnh gây tử vong hàng đầu trên thế giới là: cơn đau tim, tai biến mạch máu não, ung thư phổi, và BPTNM đều có vai trò to lớn của thuốc lá. Ngoài 4 bệnh gây tử vong hàng đầu, thuốc lá còn ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người hút: - Đối với nam giới thuốc lá làm giảm số lượng tinh trùng, giảm hoạt động tinh trùng, liệt dương và dễ vô sinh. - Ở nữ giới, thuốc lá làm giảm kích thích tố nữ, gây tắc kinh sớm, gây vô sinh và loãng xương dẫn đến gãy xương đùi, xẹp cột sống. Những tác hại khác của thuốc lá - Ảnh hưởng kinh tế gia đình: người hút thuốc lá sẽ tiêu phí một khoảng tiền khá lớn để mua thuốc lá, làm ảnh hưởng đến thu nhập của gia đình, đặc biệt ở những gia đình kinh tế khó khăn. Hút thuốc lá chắc chắn sẽ gây ra những bệnh tật nguy hiểm như đã trình bày phần trên, chi phí để chăm sóc y tế cho chính bản thân người hút và người bị hút thuốc lá thụ động trong gia đình là rất lớn, có gia đình không thể chịu đựng nổi (chưa nói đến những bệnh nan y như ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…). - Ảnh hưởng đến kinh tế quốc gia: đất canh tác dùng cho sản xuất các loại cây lương thực bị thu hẹp lại, nhường chổ để trồng cây thuốc lá vì có lợi nhuận cao hơn. Một lượng giấy khổng lồ phục vụ cho việc vấn các điếu thuốc lá, và các loại bao bì. Rác rưởi do thuốc lá cũng ảnh hưởng xấu đến môi trường sống. Chi phí chăm sóc y tế cho những người dân hút thuốc lá và việc giảm ngày công lao động của họ là những tổn thất rất lớn cho một quốc gia có nhiều người nghiện thuốc lá. Ngoài ra thuốc lá còn có nguy cơ gây ra những vụ hoả hoạn dữ dội và những vụ cháy rừng tàn phá tài nguyên quốc gia…. Những biểu hiện của người hút thuốc lá - Có mùi thuốc trên áo quần. - Trong túi hay có bật lửa, kẹo cao su. - Thường xuyên ho, rát họng; khản giọng; hơi thở có mùi. - Giảm các hoạt động thể thao. 11 - Dễ bị cảm lạnh. - Có dấu ố vàng quần áo. - Răng vàng, môi thâm tái. 1.2.2. Vài nét về sinh viên Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng. Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học. Quá trình học của họ theo phương pháp chính quy, tức là họ đã phải trải qua bậc tiểu học và trung học. Đặc điểm sinh lí của sinh viên Khi đã là sinh viên nghĩa là đang diễn ra và sắp kết thúc quá trình dậy thì thì tốc độ sinh trưởng và chức năng sinh lí của cơ thể đã khá hoàn thiện. Hệ vận động phát triển một cách mạnh mẽ, trí tuệ phát triển, có những sáng tạo mới mẻ, tuy nhiên, vẫn còn bốc đồng, chưa suy nghĩ thấu đáo. Sự phát triển mạnh mẽ của tổ chức, cơ quan đã ảnh hưởng hoạt động của hệ tim mạch, mạch máu phát triển chậm nên đã xuất hiện sự trục trặc trong hệ tuần hoàn. Kết quả huyết áp tăng, thường cao hơn bình thường. Nhịp tim bị rối loạn do không đáp ứng đầy đủ nhu cầu về máu đối với các cơ quan đang phát triển nên dễ bị căng thẳng, mệt mỏi. Hệ tuần hoàn hoạt động bị ảnh hưởng nên kéo theo hệ thần kinh cũng bị ảnh hưởng. Khi làm việc căng thẳng dẫn đến thiểu năng tuần hoàn não gây nên hiện tượng đói oxi. Chính vì vậy mà sinh viên tìm đến những chất có thể giảm bớt căng thẳng. Thần kinh, tim mạch, huyết áp bị chi phối nhiều bởi tình cảm. Vì vậy nên những vấn đè về tình yêu, sự thiếu quan tâm của cha mẹ khi xa nhà, xã hội phức tạp, học tập là một vấn đề gây khủng hoảng tâm lý trầm trọng dẫn đến việc tìm kiếm những phương pháp giải sầu, và nguy hại nhất là các chất gây nghiên, kích thích như rượu bia, thuốc lá... Về phía sinh viên nam: Ở lứa tuổi này các bạn còn chưa trưởng thành cả về mặt thể chất và suy nghĩ. 12 Các kiến thức đã được trang bị nhưng còn chưa vững chắc. Tính cách bốc đồng, dễ bị sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Thần kinh, tim mạch dễ bị chi phối bởi tình cảm. Có thể có một trí nhớ tốt nhưng não bộ còn chưa hoàn thiện nên ảnh hưởng tới suy nghĩ, hoạt động của sinh viên nam. Đặc điểm tâm lí của sinh viên Một trong những đặc điểm tâm lí quan trọng nhất ở lứa tuổi thanh niên, sinh viên là sự phát triển tự ý thức. Nhờ có tự ý thức phát triển, sinh viên có những hiểu biết, thái độ, có khả năng đánh giá bản thân để chủ động điều chỉnh sự phát triển bản thân theo hướng phù hợp với xu thế xã hội. Chẳng hạn sinh viên đang học ở các trường cao đẳng, đại học sư phạm, họ nhận thức rõ ràng về những năng lực, phẩm chất của mình, mức độ phù hợp của những đặc điểm đó với yêu cầu của nghề nghiệp, qua đó họ sẽ xác định rõ ràng mục tiêu học tập, rèn luyện và thể hiện bằng hành động học tập hằng ngày trong giờ lên lớp, thực tập nghề hay nghiên cứu khoa học. Nhờ khả năng tự đánh giá phát triển mà sinh viên có thể nhìn nhận, xem xét năng lực học tập của mình, kết quả học tập cao hay thấp phụ thuộc vào ý thức, thái độ, vào phương pháp học tập của họ. Bước đầu hình thành thế giới quan để nhìn nhận, đánh giá vấn đề cuộc sống, học tập, sinh hoạt hằng ngày. Ở sinh viên, sớm nảy sinh nhu cầu, khát vọng thành đạt. Sinh viên thích khám phá, tìm tòi cái mới, đồng thời họ thích bộc lộ những thế mạnh của bản thân, thích học hỏi, trao dồi, trang bị vốn sống, hiểu biết cho mình, dám đối mặt với thử thách để khẳng định mình. Đặc điểm nổi bậc nữa ở lứa tuổi này là tình cảm ổn định của sinh viên , trong đó phải đề cập đến tình cảm nghề nghiệp – một động lực giúp họ học tập một cách chăm chỉ, sáng tạo, khi họ thực sự yêu thích và đam mê với nghề lựa chọn. Mặc dù là những người có trình độ nhất định, sinh viên không tránh khỏi những hạn chế chung của lứa tuổi thanh niên. Đó là sự thiếu chính chắn trong suy nghĩ, hành động, đặc biệt trong việc tiếp thu, học hỏi những cái mới. Ngày nay, trong xu thế mở cửa, hội nhập quốc tế, trong điều kiện phát triển công nghệ 13 thông tin, nền văn hóa của chúng ta có nhiều điều kiện giao lưu, tiếp xúc với các nề văn hóa trên thế giới. Việc học tập, tiếp thu những tinh hoa, văn hóa của các nền văn hóa khác là cần thiết. Tuy nhiên, do đặc điểm nhạy cảm, ham thích những điều mới lạ kết hợp với sự bồng bột, thiếu kinh nghiệm của thanh niên, do đó sinh viên dễ dàng tiếp nhận cả những nét văn hóa không phù hợp với chuẩn mực xã hội, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc và không có lợi cho bản thân. 1.2.3. Các lý thuyết liên quan đến đề tài 1.2.3.1. Lý thuyết hệ thống sinh thái Lý thuyết hệ thống chỉ sự tác động mà các tổ chức, các chính sách, các cộng đồng và các nhóm ảnh hưởng lên cá nhân. Cá nhân được xem như là bị lôi cuốn vào sự tương tác không dứt với nhiều hệ thống khác nhau trong môi trường. Theo Barker: “hệ thống là một sự kết hợp các yếu tố có tính trao đổi, tương tác lẫn nhau và ranh giới dễ nhận biết”. Hệ thống có thể mang tính vật chất, cơ học, sinh động và xã hội, hoặc kết hợp những yếu tố này. Lý thuyết sinh thái là tập hợp con của lý thuyết hệ thống. Có thể định nghĩa ba cấp độ hệ thống như sau: Cấp vi mô: Hệ thống này đề cập đến một cá nhân và kết hợp các hệ thống sinh học, tâm lí và xã hội tác động lên cá nhân ấy. Cấp trung mô: Hệ thống này đề cập đến các nhóm nhỏ ảnh hưởng đến cá nhân . Cấp vĩ mô: Hệ thống này nói đến các nhóm và những hệ thống lớn hơn gia đình. Bốn hệ thống vĩ mô quan trọng tác động đến cá nhân là các tổ chức, các thiết chế cộng đồng và nền văn hóa. Ở đây nghiên cứu về đối tượng sinh viên nên vận dụng lý thuyết hệ thống sinh thái. Đối với những sinh viên trong cuộc sống khi môi trường sống có đầy đủ tài nguyên cho sự tăng trưởng và phát triển của họ, thì họ có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Đối với các SV có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm cha mẹ, từ đó sự phát triển thể chất, XH, tình cảm, và việc thực hiện chức năng của họ sẽ bị ảnh hưởng. Việc hút thuốc lá cũng có thể do các nguyên nhân đó mà có. Mạng lưới hỗ trợ XH cho họ sẽ bao gồm bạn bè, thầy cô những người có tác động rất quan trọng đến mỗi cá nhân đó. 14 Lý thuyết hệ thống sinh thái đặt cá nhân vào vị trí tương tác liên tục với những người khác và với những hệ thống khác nhau trong môi trường và những con người và hệ thống khác nhau này tác động hỗ tương với nhau. Hơn nữa mỗi hệ thống là độc nhất, khác nhau về đặt tính và cách thức tương tác. Vì thế SV không phải là tác nhân phản ứng với các lực của môi trường. Đúng ra họ tác động vào môi trường từ đó hình thành những đáp ứng của người khác, nhóm khác và các thiết chế khác và của môi trường vật chất. 1.2.3.2. Lý thuyết nhu cầu của Maslow Theo thuyết nhu cầu của Maslow, nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc khác nhau từ “đáy” lên tới “đỉnh”, phản ảnh mức độ “cơ bản” của nó đối với sự tồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật TN vừa là một thực thể XH. Theo Maslow về căn bản nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính: nhu cầu căn bản và nhu cầu bậc cao. Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn có thức ăn, nước uống, được ngủ nghĩ… Những nhu cầu cơ bản này đều là các nhu cầu không thể thiếu hụt vì nếu con người không được đáp ứng đầy đủnhững nhu cầu này, họ sẽ không tồn tại đượcnên họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại trong cuộc sống hằng ngày. Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu cầu bậc cao. Những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần đòi hỏi sự công bằng,an tâm, vui vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân… các nhu cầu cơ bản thường được ưu tiên chú ý trước so với những nhu cầu bậc cao này. Cấu trúc tháp nhu cầu có 5 tầng, trong đó nhu cầu con người được liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình kim tự tháp. Những nhu cầu căn bản phía dưới đáy tháp phải được thỏa mãn trước khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn thỏa mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu ở dưới đã được đáp ứng đầy đủ. Năm tầng trong tháp nhu cầu của Maslow: Tầng thứ nhất: Các nhu cầu căn bản nhất về “thế lý” (physiologycal), về sự tồn tại cơ bản, đó là thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi, y tế. nếu không có nhu cầu này, con người sẽ chết, không thể tồn tại. 15 Tầng thứ hai: Nhu cầu về sự an toàn( safety), cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân th ể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo. môi trường không nguy hiểm: không chất độc hại, không bị ô nhiễm không khí, bạo lực,… Tầng thứ ba: Nhu cầu xã hội, được giao lưu tình cảm và được trực thuộc, được thừa nhận, muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy. nếu không có nhu cầu này, ccon người sẽ khó tồn tại. Tầng thứ tư: nhu cầu được quý trọng, kính mến, cần có cảm giác được tôn trọng, được tin tưởng. Tầng thứ năm: Nhu cầu về thể hiieenj bản thân, muốn sáng tạo được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận là thành đạt. Cấp độ thấp nhất và cơ bản nhất là nhu cầu thể chất hay thể xác của con người gồm nhu cầu ăn, mặc, ở… Cấp độ tiếp theo là nhu cầu an toàn hay nhu cầu bảo vệ. Trong nhu cầu an toàn có an toàn tính mạng và an toàn tài sản. Cao hơn nhu cầu an toàn là nhu cầu quan hệ chẳng hạn như quan hệ giữa người với người, quan hệ giữa con người với tổ chức hây quan hệ giữa con người với tự nhiên, con người luôn có nhu cầu yêu thương gắn bó, nhận được sự chú ý, mình là một mắc xichs khoong thể thiếu ttrong hệ thống phân công lao động xã hội. Thuyết nhu cầu sắp xếp nhu cầu con người từ thấp lên cao. Những nhu cầu ở cấp cao hơn sẽ thỏa mãn khi nhu cầu cấp thiết hơn được đáp ứng. Dựa vào thuyết nhu cầu của Máslow, tôi áp dụng vào bài nhằm mục đích tìm hiểu nhu cầu hút thuốc lá có thể đáp ứng thỏa mãn nhu cầu nào hay không, ở bậc nào và cần thiết hay không cần thiết. 1.2.3.3. Lý thuyết nhận thức Nhận thức là sự hiểu biết về một sự vật, hiện tượng. Thuyết nhận thức chủ trương mỗi cá nhân có một suy nghĩ và hiểu biết riêng về sự vật, hiện tượng, cách thu nhận và diễn giải các thông tin, đánh giá các kinh nghiêm, các phán đoán và quyết định cách ứng xử. tất cả các kinh nghiệm được Pitaget gọi là cấu trúc nhận thức. Cảm xúc và cách ứng xử của con người là sản phẩm của cấu trúc nhận thức khi đánh giá các thông tin đến từ thế giới xung quanh cá nhân( nhận thức quyết 16 định cảm xúc và hành vi). Cấu trúc nhận thức được hình thành và phát triển bằng cách học hỏi kinh nghiệm sống của bản thân và qua sự quan sát, học hỏi từ ngoại cảnh. Những kinh nghiệm mới phù hợp với cấu trúc nhận thức được xác nhập vào nó, ngược lại, khi gặp những kinh nghiệm mới trái với cấu trúc nhận thức, người ta sẽ chỉnh sửa lại cấu trúc nhận thức, người ta sẽ chỉnh sửa lại cấu trúc nhận thức để chứa đựng những kinh nghiệm mới. Thuyết nhận thức chủ trương cá nhân gặp phải khó khăn vì rơi một trong ba trường hợp: không có nhận thức, nhận thức cứng nhắc, nhận thức lệch lạc. Trong bài này, dùng lí thuyết nhận thức để thay đổi nhận thức về việc hút thuốc lá của họ. giúp họ trả lời câu hỏi vì sao lại hút thuốc lá. Giúp họ nhận thức được sai lầm của họ về hành vi hút thuốc lá. Hình thành một nhận thức mới, một hành vi mới, tránh xa thuốc lá. Tiểu kết chƣơng 1 Qua việc nghiên cứu cơ sở lí luận của “ thực trạng hút thuốc lá ở nam sinh viên trường Đại học Quảng Nam” tôi có rút ra một số kết luận: Lứa tuổi sinh viên là lứa tuổi mới lớn, chưa thể có một suy nghĩ chín chắn dễ bị cám dỗ bởi những tệ nạn xã hội, thuốc lá, rượu bia, ma túy…, tìm hiểu những lí do và giúp các bạn có thể phòng tránh nó một cách dễ dàng hơn. Hút thuốc lá là một vấn đề đáng được quan tâm vì nó ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống, cách nghĩ của một số bạn sinh viên hiện nay. 17 Chƣơng 2:THỰC TRẠNG HÚT THUỐC LÁ ĐỐI VỚI NAM SINH VIÊN TRỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM 2.1. Vài nét về trƣờng Đại học Quảng Nam Trường Đại học Quảng Nam có tiền thân là Trường Trung học Sư phạm Quảng Nam được thành lập vào năm 1997 theo quyết định số 1686QĐ-UBND ngày 391997 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam. Năm 2000, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký quyết định số 4845QĐ-BGDĐT-TCCB ngày 14112000 nâng cấp từ trường Trung học Sư phạm Quảng Nam lên thành Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Nam. Đến năm 2007, Trường Đại học Quảng Nam được hình thành trên cơ sở nâng cấp từ Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Nam theo Quyết định số 722QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hiện tại, trường có 08 phòng – ban; 12 khoa và 04 trung tâm. Trường đào tạo 13 ngành bậc đại học, 13 ngành bậc cao đẳng và 02 ngành bậc trung cấp. Bên cạnh đào tạo theo hình thức chính quy chủ lực, nhà trường còn thực hiện đào tạo theo hình thức VLVH. Tổng số học sinh – sinh viên (HS – SV) của trường hiện nay là 6430. Đội ngũ cán bộ, giảng viên (CB – GV) của trường hiện tại là 335 người với 327 cán bộ cơ hữu và 08 giảng viên thỉnh giảng; trong đó có 08 giảng viên có trình độ tiến sĩ, 147 giảng viên có trình độ thạc sĩ. Tổng số biên chế của trường đến thời điểm hiện tại là 180. Trong giai đoạn từ khi nâng lên thành lập trường đại học (2007) đến nay, nhà trường đã không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động về mọi mặt với mục tiêu trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học chất lượng cao của tỉnh nhà, khẳng định được vị thế xứng đáng trong hệ thống đại học cả nước. Trường đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, các mặt công tác khác và đã vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng III năm 2007. Quan điểm phát triển: Triết lí phát triển: “Cùng nhau kiến tạo cơ hội – Creating opportunities together”. Giáo dục đại học là nơi con người phát triển năng lực, tri thức và các kĩ năng cũng như phẩm chất cần thiết cho cuộc sống trong thế giới hiện đại. Tuy 18 nhiên, các yếu tố này không tự nhiên đến, mà chúng cùng phải được chung sức xây dựng và phát triển. Do vậy, triết lí cùng nhau kiến tạo cơ hội để phát triển năng lực, tri thức hay các phẩm chất khác phải là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các hoạt động của nhà trường. Mọi người đến trường Đại học Quảng Nam đều có trách nhiệm cùng nhau tạo cơ hội để cùng phát triển. Nhiệm vụ chủ yếu của nhà trường từ nay đến 2020 là đổi mới công tác quản lý điều hành, hoàn thiện toàn bộ chương trình đào tạo và tổ chức đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo theo hệ thống tín chỉ, đổi mới phương pháp dạy học, thu hút đầu tư tài chính, hoàn thiện và phát triển cơ sở hạ tầng, mở rộng quan hệ quốc tế, hoàn thiện bộ máy tổ chức của nhà trường phù hợp với nhu cầu giai đoạn phát triển mới. Nhà trường thường xuyên tự điều chỉnh các hoạt động nhằm đảm bảo chất lượng phục vụ người học, chất lượng đào tạo trên cơ sở tự đánh giá, đánh giá ngoài theo yêu cầu kiểm định chất lượng các trường Đại học. Với quyết tâm cao và tinh thần đoàn kết của tất cả CB – GV, hy vọng nhà trường sẽ hoàn thành sứ mệnh của mình góp phần thực hiện Chiến lược phát triển Giáo dục Quốc gia đến năm 2020, Nghị quyết số 12-NQTU ngày 28122012 của Tỉnh ủy Quảng Nam, khóa XX về “Phát triển, nâng cao giáo dục – đào tạo tỉnh Quảng Nam đến năm 2020” đã được Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 13 (khóa XX) thông qua và Nghị quyết số 29-NQTW ngày 4112013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, từng bước hội nhập với các trường Đại học trong nước và quốc tế. 2.2. Thực trạng hút thuốc lá của nam sinh viên trƣờng Đại học Quảng Nam Với mục đích nghiên cứu tình trạng hút thuốc lá ở sinh viên nam trường ĐHQN, vì thời gian và kiến thức có hạn nên tôi chỉ chọn một số mẫu nghiên cứu ngẫu nhiên để đưa ra thực trạng, số lượng sinh viên nam hút thuốc lá. 2.2.1. Mẫu nghiên cứu Theo kết quả khảo sát 60 mẫu ngẫu nhiên là 60 sinh viên nam(gồm 6,7 sv năm 1, 26,7 là sv năm 2, có 65 sv năm 3 và 1,7 sv năm 4) 19 Biểu đồ 1: Tỉ lệ sinh viên khảo sát theo các khóa 2.2.2. Số lượng sinh viên nam hút thuốc lá Với mục đích biết được bao nhiêu sinh viên nam hút thuốc lá tại trường ĐHQN, tôi đã điều tra 60 mẫu sinh viên nam ngẫu nhiên để có một con số về phần trăm sinh viên Nam hút thuốc lá tại trường ĐHQN. Qua việc phân tích mẫu điều tra muốn kiểm định một số giả thuyết để xem xét một cách kĩ lưỡng hơn có phải sinh viên nam hút thuốc lá hay không và mức độ hút thốc lá nhiều hay ít, tần suất ra sao. Sau đây là số lượng, tỉ lệ của sinh viên nam có hút thuốc lá hay không: Bảng 1: Tỷ lệ hút thuốc lá ở sinh viên nam Qua bảng số liệu trên cho thấy có 26 sinh viên nam chiếm tỉ lệ 43,3 có hút thuốc. Việc hút thuốc lá ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe, đặc biệt là trong giới sinh viên hiện nay. Hơn thế nữa, sinh viên đang là giai đoạn sắp trưởng Số lượng Tỉ lệ() Có 26 43.3 Không 34 56.7 Tổng 60 100.0 20 thành, bước sang một trang mới của cuộc sống vậy mà sinh viên vẫn không hề quan tâm đến sức khỏe của bản thân, vẫn ngang nhiên cầm điếu thuốc trên tay, họ đang đốt tương lai của chính họ. Có thể bây giờ, nhiều người cho rằng con số 43,3 là không lớn, nhưng bản thân tôi cho rằng đây là một con số lớn, vì nó đã thể hiện được có rất nhiều bạn sinh viên đang phá hại sức khỏe của bản thân, bên cạnh đó sinh viên hút thuốc đã vô tình gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người xung quanh. 2.2.3. Tần suất hút thuốc lá của các bạn sinh viên nam Hút thuốc lá ảnh hưởng đến sức khỏe, điều đó là chắc chắn. Nhưng ảnh hưởng nhiều hay ít là tùy thuộc vào việc hút nhiều hay ít, có hay không việc chọn lựa loại thuốc. có người chỉ vì lịch sự mà xã giao cầm thuốc cho phải phép với người mời, nhưng cũng có người cả ngày gắn liền với thuốc không thể tách rời. Con số các bạn sinh viên nam trường ĐHQN hút thuốc lá tương đối cao, tuy vậy việc hút bao nhiêu điếu thuốc một ngày cũng sẽ thể hiện được sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng tới mức độ nào. Vì vậy, dưới đây tôi sẽ nghiên cứu về tần suất hút thuốc ở sinh viên trường ĐHQN. Biểu đồ 2: Mức độ hút thuốc lá của nam sinh viên 1 ngày 21 Theo kết quả nghiên cứu trên, chúng ta thấy có 38 các bạn sinh viên hút dưới 5 điếu thuốc 1 ngày, có 27 số lượng các bạn sinh viên hút từ 5 đến 10 điếu 1 ngày, có 31 bạn hút trên 20 điếu 1 ngày, và 4 bạn hút nhiều hơn 20 điếu. Với câu hỏi này có 38 sinh viên hút thuốc lá dưới 5 diếu một ngày, với con số như vậy thể hiện 38 nầy chưa nghiện thuốc lá, có thể chỉ vì lí do lịch sự hay buồn mà hút thuốc. Điều này chúng ta có thể dễ dàng hiểu vì trong môi trường đại học, từ khắp mọi nơi tập trung về thì việc giao lưu giữa sinh viên với sinh viên là bình thường, là một nhu cầu xã giao. Nhưng đây vẫn chưa phải là một cách xã giao đúng hướng hay vì một lí do nào đó mà sinh viên tìm đến thuốc lá là một lựa chọn hoàn toàn không đúng. Có 7 sinh viên hút từ 5-10 điếu thuốc ngày chiếm tỉ lệ 26,9. Con số này thể hiện được rằng các bạn đang dần dần trở nên nghiện thuốc lá. Là sinh viên, với độ tuổi từ 18- 23 thì có thể các bạn vẫn trong giai đoạn dậy thì, chưa đủ chín chắn để suy nghĩ về hành động ...
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Thuốc lá, một thứ gây nghiện, có thể nói thuốc lá chỉ đứng sau ma túy, heroin, thuốc lắc…Nhưng những thứ đó nhà nước ta cấm sử dụng còn thuốc lá không những không cấm mà vẫn ngang nhiên được bán tràn lan trên thị trường Ngoài những người hút thuốc đương nhiên có hại cho sức khỏe thì những người hút thuốc lá thụ động như vợ, con của người hút thuốc, họ còn có nguy cơ nhiễm những bệnh về đường hô hấp cao hơn những người hút thuốc trực tiếp
Với giới trẻ, nhất là sinh viên hiện nay, trong cuộc sống xô bồ, với những cám dỗ của cuộc sống, trong hoàn cảnh xa nhà, chạy đua theo bạn bè, thích thể hiện, nhiều sinh viên đã không ngại ngần phì phèo điếu thuốc trên tay, nhất là các bạn sinh viên nam Các bạn xem hút thuốc lá như một thú vui vô hại, nhưng các bạn có biết đâu rằng tương lai của các bạn cũng mờ dần theo từng điếu thuốc mà các bạn đốt Đốt thuốc, cũng chính là đốt tương lai, đốt sức khoẻ của các bạn Các bạn biết hay không việc hút thuốc có hại cho sức khỏe của cả bản thân và của cả những người xung quanh các bạn Và hình như việc hút thuốc lá đã trở thành thói quen không thể bỏ
Nước ta tuy chưa có luật cấm hút thuốc lá nhưng đã có việc cấm và bị xử phạt khi hút thuốc ở nơi công cộng nhưng hình như các biển cấm đó không có hiệu lực cho lắm Và ai là người xử phạt nó, có chăng là một lời nói nhắc nhở, hoặc cho là được xử phạt cũng chỉ là một hình thức xử phạt nhẹ Các bạn sinh viên nam, các bạn đã học đến bậc học cao đẳng, đại học nhưng hình như các bạn vẫn chưa nhận thức được việc làm của mình, nhất là các bạn vẫn ngang nhiên cầm thuốc hút ở những nơi công cộng, trước mặt phụ nữ và trẻ em
Chính vì những lí do trên tôi chọn đề tài “Tìm hiểu thực trạng hút thuốc lá ở nam sinh viên trường Đại học Quảng Nam” để nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ thực trạng hút thuốc lá của sinh viên nam tại trường Đại học Quảng Nam
Nguyên nhân hút thuốc lá của sinh viên nam
Hậu quả của việc hút thuốc lá tới các bạn sinh viên
Một số giải pháp phòng tránh
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở lí luận về việc hút thuốc lá
Tìm hiểu thực trạng hút thuốc lá của sinh viên nam trường Đại học Quảng Nam
Tìm hiểu các nguyên nhân, tác hại của việc hút thuốc lá đối với sinh viên nam trường Đại học Quảng Nam
Đưa ra một số giải pháp để hạn chế việc hút thuốc lá ở nam sinh viên
Giả thiết nghiên cứu
Giả thuyết: Có nhiều nam sinh viên hút thuốc lá ở trường Đại học Quảng Nam.
Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Việc hút thuốc lá của sinh viên nam ở trường đại học Quảng Nam
Sinh viên trường Đại học Quảng Nam
5.3 Phạm vi nghiên cứu Địa bàn nghiên cứu: Trường Đại học Quảng Nam Bao gồm sinh viên khoa Ngữ Văn - Công tác xã hội, khoa Văn hóa du lịch, khoa Toán, khoa Công nghệ thông tin
Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Nghiên cứu, tìm hiểu, tổng hợp các tài liệu liên quan:
Các tài liệu, các bài nghiên cứu về thuốc lá trong nước
Các thông tin liên quan đến thuốc lá trong nước cũng như ngoài nước
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1 Phương pháp nghiên cứu điều tra bảng hỏi
Chọn ngẫu nhiên 3 lớp thuộc 3 khoa để khảo sát Số lượng sinh viên chọn để khảo sát là 60 sinh viên
Thông qua bản câu hỏi điều tra, nghiên cứu sử dụng các câu hỏi liên quan đến thuốc lá nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng hút thuốc lá của sinh viên nam đang theo học tại Trường Đại học Quảng Nam Cụ thể, bản câu hỏi bao gồm các nội dung về tỷ lệ hút thuốc, loại thuốc lá sử dụng, tần suất và thời gian hút thuốc, cũng như những lý do, động lực thúc đẩy việc hút thuốc và các nỗ lực cai thuốc nếu có.
Bảng hỏi gồm một số câu hỏi nhằm mục đích tìm hiểu các thông tin:
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hút thuốc lá
Ảnh hưởng của việc hút thuốc lá đến sinh viên
Ảnh hưởng của việc hút thuốc lá đến những người xung quanh
6.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu
Tiến hành phỏng vấn sâu 6 sinh viên để trao đổi nắm được tình hình học tập, tâm lí, sức khỏe có liên quan đến vấn đề hút thuốc lá
Quan sát các ảnh hưởng của thuốc lá đến các bạn sinh viên.Quan sát các hành vi, các cách ứng xử và tâm lí của cá bạn sinh viên đối với việc hút thuốc lá Qua đó, giúp các bạn hiểu thêm về việc hút thuốc lá có hại như thế nào để tìm các giải pháp hữu hiệu phòng tránh
6.3 Phương pháp xử lí và phân tích thông tin Đối với thông tin định tính: xử lí theo phương pháp phân tích- tổng hợp Đối với thông tin định lượng: xử lí bằng phần mềm tin học chuyên dụng SPSS.
Ý nghĩa của đề tài
Nghiên cứu nhằm thu thập thông tin, biết rõ nguyên nhân, hậu quả của việc hút thuốc lá Biết được thực trạng hút thuốc lá của nam sinh viên trường Đại học Quảng Nam
Nghiên cứu thực hiện nhằm cung cấp kiến thức về những tác hại nghiêm trọng do hút thuốc lá gây ra, đồng thời đề xuất các biện pháp can thiệp cụ thể để giải quyết tình trạng hút thuốc lá ở nam sinh viên, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và xây dựng môi trường học tập an toàn, lành mạnh.
Bố cục của đề tài
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lí luận về hút thuốc lá đối với nam sinh viên
Chương 2: Thực trạng hút thuốc lá ở nam sinh viên trường Đại học Quảng Nam
Chương 3: Một số giải pháp giảm tình trạng hút thuốc lá ở sinh viên
C Kết luận và kiến nghị
CỞ SỞ LÍ LUẬN VỀ HÚT THUỐC LÁ ĐỐI VỚI NAM SINH VIÊN
Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Hút thuốc lá hiện nay là một vấn đề khó có thể giải quyết khi với tình trạng đi đâu mọi người cũng nhìn thấy thuốc lá Và đã có nhiều công trình nghiên cứu về hút thuốc lá Đầu tiên đó là bài nghiên cứu của WHO (Tổ chức y tế thế giới) -Thuốc lá sẽ giết chết 1 tỷ người trong thế 21 Bài nghiên cứu của tổ chức thể hiện mối nguy hiểm cận kề của thuốc lá với loài người chúng ta ở thế kỷ 21 này Giúp chúng ta có thể biết được hậu quả của nó mà phòng tránh
Tiếp theo là tác phẩm Những tác hại thuốc lá của giáo sư John Seffrin - chủ tịch Hiệp hội ung thư Mỹ Tác phẩm này đã góp phần để chúng ta hiểu được tác hại to lớn của thuốc lá, một số căn bệnh mà hầu hết người nào cũng gặp phải khi hút thuốc lá
Thứ ba là tác phẩm Thuốc lá và tác hại - bài báo cáo của tiến sĩ Douglas Bettcher Cũng như tác phẩm của giáo sư John Seffrin bài báo cáo của tiến sĩ này cũng nêu lên các tác hại của thuốc lá
Giáo sư Richard với tác phẩm Hút thuốc lá và bệnh ung thư Ông đã cho chúng ta thấy được hút thuốc lá sẽ dẫn đến các bệnh ung thư và đặc biệt là nguy cơ ung thư phổi từ thuốc lá Bên cạnh đó còn một số bệnh ung thư khác như gan, ung thư vòm họng…
Và tác phẩm Thuốc lá và trẻ em của bác sĩ Hồ Văn Hiến (BV Y Dược
TPHCM) Qua tác phẩm của bác sĩ Hiến ta thấy được thuốc lá ảnh hưởng không hề nhỏ đến cuộc sống của trẻ em không chỉ qua việc hút thuốc lá thụ động mà còn cả việc các em lấy ba mẹ làm gương và dẫn đến việc hút thuốc lá chủ động, gây nên những tác hại không nhỏ về cả sức khỏe và tâm lý.
Các khái niệm liên quan
Thuốc lá là một loại cây có độc, nhất là những lá già, có hàm lượng nicotin cao
Sản phẩm thuốc lá là tên gọi của một loại được làm chủ yếu từ nguyên liệu lá thuốc lá đã được thái sợi, được cuốn hay nhồi định hình bằng giấy, có dạng hình trụ (thường có độ dài dưới 120 mm, đường kính khoảng 10 mm) Thuốc lá điếu thường được đốt cháy ở một đầu, để cháy âm ỉ nhằm mục đích tạo khói và khói này theo dòng khí vào miệng người hút từ đầu đối diện (thường có gắn đầu lọc)
+ Các loại hình hút thuốc lá
Thuốc lá điếu: sử dụng sợi từ lá thuốc đã qua chế biến và được cuộn bằng giấy trắng chuyên dùng
Xì gà: được làm hoàn toàn bằng nguyên là thuốc lá, ruột là mảnh lá và lá áo bọc ngoài cũng bằng thuốc lá
Hút bằng tẩu thuốc: thuốc lá bỏ vào một đầu và châm lửa
+ Tác hại của thuốc lá
- Các nguy cơ bệnh lý thường gặp đối với người hút thuốc lá chủ động
Bệnh lý ở hệ hô hấp
Bệnh lý ở đường hô hấp trên: như viêm mũi mạn tính, viêm họng mạn tính, viêm thanh quản mạn tính, ung thư xoang hàm, ung thư vòm họng, ung thư thanh quản
Bệnh lý ở đường hô hấp dưới: viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phế quản
Bệnh lý ở phổi: viêm phổi, dãn phế nang, ung thư phổi
Bệnh lý hệ mạch máu: bệnh xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành, bệnh thuyên tắc động mạch, tai biến mạch máu não
Ung thư các cơ quan khác: ung thư môi, ung thư thanh quản, ung thư thực quản, ung thư bàng quang và thận, ung thư cổ tử cung
Các ảnh hưởng của thuốc lá lên chức năng sinh sản:
Thai nghén: giảm trọng lượng thai nhi trung bình khoảng 200g, sinh non, băng huyết sau sinh, dễ sẩy thai ngẩu nhiên, gia tăng tần suất sinh ra thai nhi bị bất thường bẩm sinh
Thời kỳ cho con bú: nicotine được thải qua sữa có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh Nam giới hút thuốc lá có thể bị suy nhược sinh dục hay liệt dương Ảnh hưởng của thuốc lá lên hệ thần kinh: những chứng minh gần đây cho thấy hút thuốc lá làm giảm số lượng các tế bào thần kinh trong não
- Các nguy cơ bệnh lí đối với người hút thuốc lá thụ động
Những người không hút thuốc nhưng lại phải chung sống hay cùng làm việc với những người nghiện thuốc lá, đặc biệt là đối tượng trẻ con vẫn có nguy cơ bị bệnh rất cao do hít phải khói thuốc thụ động Công nhân làm cho các nhà máy sản xuất thuốc lá cũng bị những nguy cơ tương tự: Đối với người lớn: gây ung thư phổi và các bệnh khác
Trẻ em: rất dễ cảm nhiễm với khói thuốc lá! Trẻ dễ bị viêm phế quản phổi mạn tính với những đợt cấp, bệnh lý về Tai - Mũi – Họng, nhức đầu
- Các chứng bệnh khác do hút thuốc lá gây ra:
Bệnh đường tiêu hóa : viêm Dạ dày Tá tràng, Loét Dạ dày Tá tràng
Bệnh lý về Tai – Mũi – Họng
Bệnh về hệ hô hấp: viêm khí quản, viêm thanh quản, viêm lợi răng
Những rối loạn về da: xuất hiện sớm các vết nhăn trên mặt, Nicotine làm da của các ngón tay cầm điếu thuốc trở nên màu vàng nâu
Trẻ em hút thuốc sớm sẽ học kém hơn Bệnh thường thấy rõ nhất là viêm đường hô hấp mãn tính hay người ta còn gọi là gây khó thở trường kỳ tắt nghẽn đường hô hấp không phục hồi được Ngoài ra, khói thuốc lá còn là nguyên nhân của nhiều bệnh như: ung thư phổi, ung thư vùng hầu Thời gian hút càng dài thì tác hại càng lớn, lượng nicôtin trong thuốc lá dự trữ trong cơ thể càng cao
Hút thuốc lá ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người Nó làm thành màng đen bao lấy phổi, hút càng nhiều thì diện tích màng đen càng lớn gây bệnh cho người hút Không chỉ cá nhân người hút mà hút thuốc thì người gần cũng hít phải khói độc
Hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá thụ động gây tích tụ chất độc trong máu, dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng như tim mạch, ung thư, hô hấp, răng lợi Ngoài ra, nó còn gây loãng xương, đau nhức cơ thể, khó ngủ và giảm thể lực do thiếu ôxy Đối với nam giới, thuốc lá làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, dễ dẫn đến vô sinh Đối với phụ nữ và thai nhi, hít phải khói thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư tử cung, rối loạn kinh nguyệt, ung thư vú và dị tật bẩm sinh.
Thuốc lá gây ra 4 bệnh tử vong hàng đầu:
* Thứ nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn (BPTNM)
– Bệnh xảy ra vì khói thuốc lá kích thích đường thở, làm đường thở bị viêm nhiễm và tăng phản ứng Khi bị viêm, đường thở tiết nhiều đàm, các lông run dùng để chuyển chất bẩn ra khỏi phổi bị tê liệt, bị phá hủy, vì vậy người hút thuốc lá dễ bị cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản và viêm phổi hơn người không hút
– Tình trạng viêm kinh niên tại phổi làm cho các tế bào viêm kéo đến, tiết ra những chất phá hủy nhu mô phổi Tất cả dẫn đến tình trạng nghẽn tắc đường thở do đàm nhớt bên trong đường thở, do viêm nhiễm của đường thở và thiếu nhu mô phổi bên ngoài để giúp căng đường thở Tình trạng bệnh lý này gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mãn, lúc đầu bệnh biểu hiện bằng những triệu chứng không đáng kể như ho, có đàm và chỉ khó thở khi làm việc nặng, chỉ được chẩn đoán sớm bằng hô hấp ký (biểu đồ đo hô hấp) Ngoài việc chức năng phổi kém hơn người không hút, chức năng phổi người hút thuốc còn suy giảm nhanh hơn từ 2 – 4 lần so với người bình thường
Càng về sau, người bệnh ngày càng khó thở Lúc đầu chỉ khó thở khi làm việc nặng, sau tiến đến khó thở mỗi khi tắm rửa, thay quần áo, ăn uống hay ngay cả lúc không làm gì cả Bệnh sẽ dẫn đến những cơn kịch phát cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn, người bệnh phải nhập viện cấp cứu, phải thở oxy, nhiều trường hợp phải thở máy Bệnh kéo dài trong 20 năm, với những cơn kịch phát cấp Bệnh nhân trở nên tàn phế, không lao động được, không tự phục vụ được Cuộc sống không còn chất lượng và thường tử vong do suy hô hấp Do đó phải phát hiện sớm những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn trong số những người hút thuốc lá Hô hấp ký là phương pháp duy nhất để chẩn đoán sớm bệnh phổi tắc nghẽn mãn Hô hấp ký giúp phát hiện BPTNM 20 năm trước khi người bệnh khó thở BPTNM sẽ không có hoặc rất hiếm có nếu người ta không hút thuốc lá
* Thứ hai là các bệnh có liên quan đến ung thư:
Tình trạng nghẽn tắc đường thở, tê liệt hệ thống lông run đã làm cho 40 chất gây ung thư có sẵn trong thuốc lá càng dễ ứ đọng tại đường hô hấp Các chất gây ung này sẽ biến đổi các tế bào phổi bình thường thành tế bào ung thư Khói thuốc lá trực tiếp gây ung thư hầu họng, ung thư phổi và ung thư thực quản Cần lưu ý là ung thư phổi là loại ung thư gây tử vong hàng đầu cho nam giới ở phía Bắc Việt Nam, và là hàng thứ hai ở Nam Việt Nam Khói thuốc lá còn hỗ trợ cho việc phát triển ung thư ở các nơi ngoài đường hô hấp như: bàng quang, thận, đường tiểu, tụy tạng, dạ dày và cổ tử cung
Người hút thuốc trước 15 tuổi sẽ có nguy cơ bị ung thư gấp 4 lần người hút thuốc sau 25 tuổi Người đã bị BPTNM mà vẫn hút thuốc lá thì nguy cơ bị ung thư phổi tăng từ 3 – 7 lần so với người bình thường
* Thứ ba là một số các bệnh rất nguy hiểm
Trong khói thuốc lá còn chứa những chất rất độc như carbon monoxide (CO), chất gây nên tình trạng thiếu oxy của nhu mô phổi Ngoài ra, thuốc lá còn sinh ra từ 10 đến 17 gốc tự do gây oxyd hóa Các chất này cùng với carbon monoxide làm lớp tế bào lót bên trong mạch máu dễ bị tổn thương, làm mạch máu bị co thắt khiến cho máu dễ đông hơn Toàn bộ những rối loạn này gây nên tình trạng xơ vữa mạch máu, làm cho các mạch máu bị tắc nghẽn gây ra cơn đau tim, nhồi máu cơ tim, dễ dẫn đến chết đột ngột (đột tử) Ở người hút thuốc hiện tượng đột tử do bệnh lý mạch vành tăng từ 2 cho đến 4 lần so với người không hút thuốc
* Thứ tư là hút thuốc lá dài lâu sẽ làm cho các mạch máu bị tổn thương vĩnh viễn
TRẠNG HÚT THUỐC LÁ ĐỐI VỚI NAM SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
Vài nét về trường Đại học Quảng Nam
Trường Đại học Quảng Nam có tiền thân là Trường Trung học Sư phạm Quảng Nam được thành lập vào năm 1997 theo quyết định số 1686/QĐ-UBND ngày 3/9/1997 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam Năm 2000, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký quyết định số 4845/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 14/11/2000 nâng cấp từ trường Trung học Sư phạm Quảng Nam lên thành Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Nam Đến năm 2007, Trường Đại học Quảng Nam được hình thành trên cơ sở nâng cấp từ Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Nam theo Quyết định số 722/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ
Hiện tại, trường có 08 phòng – ban; 12 khoa và 04 trung tâm Trường đào tạo 13 ngành bậc đại học, 13 ngành bậc cao đẳng và 02 ngành bậc trung cấp Bên cạnh đào tạo theo hình thức chính quy chủ lực, nhà trường còn thực hiện đào tạo theo hình thức VLVH Tổng số học sinh – sinh viên (HS – SV) của trường hiện nay là 6430 Đội ngũ cán bộ, giảng viên (CB – GV) của trường hiện tại là 335 người với 327 cán bộ cơ hữu và 08 giảng viên thỉnh giảng; trong đó có 08 giảng viên có trình độ tiến sĩ, 147 giảng viên có trình độ thạc sĩ Tổng số biên chế của trường đến thời điểm hiện tại là 180
Kể từ khi thành lập trường đại học vào năm 2007, trường không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động về mọi mặt để trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học chất lượng cao của tỉnh Trường đã đạt được nhiều thành tích tiêu biểu trong đào tạo, nghiên cứu khoa học Năm 2007, trường vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng III.
Triết lí phát triển: “Cùng nhau kiến tạo cơ hội – Creating opportunities together”
Giáo dục đại học là nơi con người phát triển năng lực, tri thức và các kĩ năng cũng như phẩm chất cần thiết cho cuộc sống trong thế giới hiện đại Tuy nhiên, các yếu tố này không tự nhiên đến, mà chúng cùng phải được chung sức xây dựng và phát triển Do vậy, triết lí cùng nhau kiến tạo cơ hội để phát triển năng lực, tri thức hay các phẩm chất khác phải là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các hoạt động của nhà trường Mọi người đến trường Đại học Quảng Nam đều có trách nhiệm cùng nhau tạo cơ hội để cùng phát triển
Nhiệm vụ chủ yếu của nhà trường từ nay đến 2020 là đổi mới công tác quản lý điều hành, hoàn thiện toàn bộ chương trình đào tạo và tổ chức đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo theo hệ thống tín chỉ, đổi mới phương pháp dạy học, thu hút đầu tư tài chính, hoàn thiện và phát triển cơ sở hạ tầng, mở rộng quan hệ quốc tế, hoàn thiện bộ máy tổ chức của nhà trường phù hợp với nhu cầu giai đoạn phát triển mới Nhà trường thường xuyên tự điều chỉnh các hoạt động nhằm đảm bảo chất lượng phục vụ người học, chất lượng đào tạo trên cơ sở tự đánh giá, đánh giá ngoài theo yêu cầu kiểm định chất lượng các trường Đại học
Với quyết tâm cao và tinh thần đoàn kết của tất cả CB – GV, hy vọng nhà trường sẽ hoàn thành sứ mệnh của mình góp phần thực hiện Chiến lược phát triển Giáo dục Quốc gia đến năm 2020, Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 28/12/2012 của Tỉnh ủy Quảng Nam, khóa XX về “Phát triển, nâng cao giáo dục – đào tạo tỉnh Quảng Nam đến năm 2020” đã được Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 13 (khóa XX) thông qua và Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, từng bước hội nhập với các trường Đại học trong nước và quốc tế
2.2 Thực trạng hút thuốc lá của nam sinh viên trường Đại học Quảng Nam
Với mục đích nghiên cứu tình trạng hút thuốc lá ở sinh viên nam trường ĐHQN, vì thời gian và kiến thức có hạn nên tôi chỉ chọn một số mẫu nghiên cứu ngẫu nhiên để đưa ra thực trạng, số lượng sinh viên nam hút thuốc lá
Theo kết quả khảo sát 60 mẫu ngẫu nhiên là 60 sinh viên nam(gồm 6,7% sv năm 1, 26,7% là sv năm 2, có 65% sv năm 3 và 1,7 sv năm 4)
Biểu đồ 1: Tỉ lệ sinh viên khảo sát theo các khóa
2.2.2 Số lượng sinh viên nam hút thuốc lá
Với mục đích biết được bao nhiêu sinh viên nam hút thuốc lá tại trường ĐHQN, tôi đã điều tra 60 mẫu sinh viên nam ngẫu nhiên để có một con số về phần trăm sinh viên Nam hút thuốc lá tại trường ĐHQN
Qua việc phân tích mẫu điều tra muốn kiểm định một số giả thuyết để xem xét một cách kĩ lưỡng hơn có phải sinh viên nam hút thuốc lá hay không và mức độ hút thốc lá nhiều hay ít, tần suất ra sao Sau đây là số lượng, tỉ lệ của sinh viên nam có hút thuốc lá hay không:
Bảng 1: Tỷ lệ hút thuốc lá ở sinh viên nam Qua bảng số liệu trên cho thấy có 26 sinh viên nam chiếm tỉ lệ 43,3% có hút thuốc
Việc hút thuốc lá ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe, đặc biệt là trong giới sinh viên hiện nay Hơn thế nữa, sinh viên đang là giai đoạn sắp trưởng
Tổng 60 100.0 thành, bước sang một trang mới của cuộc sống vậy mà sinh viên vẫn không hề quan tâm đến sức khỏe của bản thân, vẫn ngang nhiên cầm điếu thuốc trên tay, họ đang đốt tương lai của chính họ Có thể bây giờ, nhiều người cho rằng con số 43,3% là không lớn, nhưng bản thân tôi cho rằng đây là một con số lớn, vì nó đã thể hiện được có rất nhiều bạn sinh viên đang phá hại sức khỏe của bản thân, bên cạnh đó sinh viên hút thuốc đã vô tình gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người xung quanh
2.2.3 Tần suất hút thuốc lá của các bạn sinh viên nam
Hút thuốc lá gây ảnh hưởng đến sức khỏe là điều không thể phủ nhận Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào tần suất hút thuốc và loại thuốc lựa chọn Có người chỉ hút xã giao, nhưng cũng có không ít người nghiện nặng Trong giới sinh viên Đại học Quốc gia, tỷ lệ hút thuốc lá khá cao Nghiên cứu về tần suất hút thuốc của sinh viên trường này sẽ giúp đánh giá mức độ ảnh hưởng của thuốc lá lên sức khỏe của họ.
Biểu đồ 2: Mức độ hút thuốc lá của nam sinh viên/ 1 ngày
Theo nghiên cứu, có đến 38% sinh viên hút dưới 5 điếu thuốc mỗi ngày, chiếm tỷ lệ lớn nhất Trong khi đó, nhóm sinh viên hút từ 5 đến 10 điếu chiếm 27%, cho thấy tỷ lệ hút thuốc ở mức độ vừa phải cũng khá phổ biến.
1 ngày, có 31% bạn hút trên 20 điếu 1 ngày, và 4% bạn hút nhiều hơn 20 điếu Với câu hỏi này có 38% sinh viên hút thuốc lá dưới 5 diếu một ngày, với con số như vậy thể hiện 38% nầy chưa nghiện thuốc lá, có thể chỉ vì lí do lịch sự hay buồn mà hút thuốc Điều này chúng ta có thể dễ dàng hiểu vì trong môi trường đại học, từ khắp mọi nơi tập trung về thì việc giao lưu giữa sinh viên với sinh viên là bình thường, là một nhu cầu xã giao Nhưng đây vẫn chưa phải là một cách xã giao đúng hướng hay vì một lí do nào đó mà sinh viên tìm đến thuốc lá là một lựa chọn hoàn toàn không đúng
Có 7 sinh viên hút từ 5-10 điếu thuốc/ ngày chiếm tỉ lệ 26,9% Con số này thể hiện được rằng các bạn đang dần dần trở nên nghiện thuốc lá Là sinh viên, với độ tuổi từ 18- 23 thì có thể các bạn vẫn trong giai đoạn dậy thì, chưa đủ chín chắn để suy nghĩ về hành động của bản thân và chưa nhận thức được việc hút thuốc lá ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào
Kiến thức của sinh viên về thuốc lá
2.3.1 Mức độ hiểu biết của sinh viên về tác hại của thuốc lá
Là một sinh viên, kiến thức hiểu biết về xã hội không phải là hạn hẹp nhưng với sinh viên nam, kiến thức được trang bị về xã hội lại hình như ít hơn sinh viên nữ vì hầu hết các bạn chú ý vào thực tế, bạn bè nhiều hơn
Vì vậy,để biết được rằng các bạn sinh viên nam có hiểu tác hại của thuốc lá hay không chúng ta cùng theo dõi biểu đồ dưới đây và làm rõ việc các bạn có kiến thức, hiểu biết về thuốc lá hay không
Bảng 2: Mức độ hiểu biết của sinh viên về tác hại của thuốc lá Đa số các bạn cũng có một số hiểu biết về việc hút thuốc lá có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của bản thân, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận không nhỏ không hề biết đến tác hại của thuốc lá, con số cụ thể đó là 23%, 23% tuy là một con số nhỏ khi so sánh nó với con số 100% nhưng 23% sinh viên không hề biết đến tác hại của thuốc lá là một con số lớn, trong khi các bạn đã trưởng thành, có kiến thức nhưng lại không hề biết đến tác hại của thuốc lá, và con số 77% các bạn biết hút thuốc lá có hại cho bản thân nhưng mà các bạn vẫn hút, dường như các bạn đang coi thường mạng sống của bản thân mình
2.3.2 Mức độ ảnh hưởng của việc hút thuốc lá đối với những người xung quanh
Với mục đích nghiên cứu, tìm hiểu về suy nghĩ của các bạn sinh viên nam về việc hút huốc lá có ảnh hưởng đến những người xung quanh hay không, qua biểu đồ dưới đây chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về suy nghĩ của các bạn:
Bảng 3: Suy nghĩ của các bạn sinh viên về việc hút thuốc lá có ảnh hưởng tới những người xung quanh không Qua biểu đồ trên ta nhận thấy con số hết sức chênh lệch giữa suy nghĩ của các bạn sinh viên khi nghĩ việc hút thuốc lá có ảnh hưởng tới mọi người xung quanh, có tới 95,0% các bạn nghĩ là có ảnh hưởng nhưng bên cạnh đó vẫn còn 5% cho rằng việc hút thuốc lá không ảnh hưởng tới những người khác
Quan niệm thuốc lá chỉ gây hại cho người hút là hoàn toàn sai lầm Hút thuốc lá gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới người xung quanh, thậm chí người hút thụ động còn có khả năng mắc bệnh cao hơn người hút chủ động Do thiếu thông tin chính thống về tác hại của thuốc lá, nhiều sinh viên chưa nắm rõ được mức độ nguy hiểm của thói quen này, dẫn đến tình trạng sức khỏe đáng lo ngại.
Sự quan tâm của các bạn sv về tác hại của thuốc lá
Thường thì các bạn sinh viên còn chủ quan về việc chăm sóc sức khỏe của bản thân, ít lo lắng về việc hút thuốc lá sẽ ảnh hưởng đến các bạn như thế nào nên quia bảng thống kê và biểu đồ dưới đây ta se biết sự quan tâm của các bạn như thế nào về tác hại của thuốc lá:
Biểu đồ 4: Mức độ quan tâm của sinh viên về tác hại của thuốc lá
Có tới 30% sinh viên trong tổng 60 mẫu điều tra không hề quan tâm đến tác hại của thuốc lá, và con số khiến ta ngạc nhiên hơn đó là có tới 58% các bạn sinh viên ít quan tâm đến tác hại của thuốc lá, và 12% là một con số đáng buồn cho biết là các bạn quan tâm đến tác hại của thuốc lá
Vì lí do gì mà khiến các bạn không hề quan tâm, để ý đến tác hại của thuốc lá, ta cùng xem một cuộc phỏng vấn sâu của các bạn sinh viên:
Thuốc lá có thể tác động nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn, ngay cả khi bạn còn trẻ và cảm thấy khỏe mạnh Hút thuốc lá liên quan đến nguy cơ mắc nhiều bệnh nghiêm trọng, bao gồm ung thư, bệnh tim và bệnh phổi Khói thuốc cũng có hại cho những người xung quanh bạn, đặc biệt là trẻ em Nếu bạn đang nghĩ đến việc bắt đầu hút thuốc, hãy cân nhắc lại Có rất nhiều lý do để không hút thuốc, bao gồm những lý do liên quan đến sức khỏe, tài chính và xã hội.
Võ Văn Hòa lớp công nghệ thông tin K13 chia sẻ Trích bảng phỏng vấn sâu số
Những quan điểm sai lệch là một yếu tố góp phần không nhỏ khiến sinh viên, đặc biệt là nam giới, hút thuốc lá nhiều hơn Các quan điểm này có thể bao gồm cho rằng hút thuốc lá thể hiện sự nam tính, giúp giảm căng thẳng hoặc giúp tập trung hơn Tuy nhiên, những quan điểm này không có cơ sở khoa học và bỏ qua những tác hại nghiêm trọng của thuốc lá đối với sức khỏe Việc nhận thức được những quan điểm sai lệch này và tác hại thực sự của thuốc lá là rất quan trọng để ngăn ngừa hút thuốc lá ở sinh viên.
Nguyên nhân của việc hút thuốc lá ở sinh viên nam trường Đại học Quảng Nam
Việc hút thuốc lá ở sinh viên nói chung và sinh viên trường ĐHQN nói riêng có rất nhiều nguyên nhân để dẫn đến hành vi đó Để biết được các nguyên nhân dẫn đến việc hút thuốc lá, thông qua biểu đồ dưới đây ta sẽ thấy được nguyên nhân của việc hút thuốc lá ở sinh viên nam trường ĐHQN
Biểu đồ 5: Lần đầu sinh viên nam hút thuốc lá vì những lí do
Qua biểu đồ trên ta thấy có 8% các bạn sinh viên bị bạn bè rủ rê dẫn đến việc hút thuốc lá, qua lí thuyết hệ thống đã thể hiện ở trên thể hiện hệ thống các bạn sinh viên tác động đến các bạn không hút thuốc và rủ rê lôi kéo vào việc hút thuốc, có tới 42% các bạn vì lí do căng thẳng, stress mà tìm tới thuốc lá như một thứ để gạt đi những căng thẳng, stress của bản thân, đây là nhu cầu muốn được thoát ra khỏi các trạng thái khó chịu mà thường khi các bạn đã trải qua lần đầu thì muốn tìm lại cảm giác đó, có tới 31% các bạn tìm đến thuốc lá chỉ để thử cảm giác và 19% còn lại là những lí do khác như buồn, tức giận…, đây là một nhận thức hoàn toàn sai lầm mà nhiều bạn gặp phải trong cuộc sống để giải quyết tức thời cơn giận của mình
Những lí do này có chăng cũng là một lời biện hộ cho việc hút thuốc lá, vì những lí do trên cũng có những cách thức khác để giải quyết mà không cần tìm đến thuốc lá
Theo như biên bản phỏng vấn sâu số 6 thì bạn Thức chia sẻ là do ba bạn hút thuốc nên bạn cũng hút và không ai trong gia đình có thể nói vì trong gia đình bạn cũng có người hút thuốc
Và biên bản phỏng vấn sâu sô 8 thì bạn Hòa chia sẻ là: “ bên cạnh đó ba mình, những người đàn ông trong gia đình mình cũng hút mà mình có thấy bệnh tật gì đâu
Ngoài ra thì cũng có lý do là do ba mẹ không chăm sóc con cái, không quan tâm và can thiệp kịp thời
Ngoài ra còn do cha mẹ ly hôn hoặc là ly thân, cãi nhau cũng dẫn đến việc các bạn tìm đến thuốc lá để có thể thoải mái, giảm stress
2.5.2 Từ phía bản thân sinh viên
Việc hút thuốc ở tuổi vị thành niên có thể bắt nguồn từ mong muốn khẳng định bản thân Trong giai đoạn dậy thì, các em học sinh thường khao khát được chứng minh bản lĩnh với cha mẹ, giáo viên và bạn bè, đồng thời muốn thể hiện phong cách thời thượng Vì vậy, hút thuốc trở thành một cách để các em thể hiện sự sành điệu, xây dựng hình ảnh trưởng thành trong mắt người khác.
Do thói quen giao tiếp các bạn hút thuốc khi ở vào những hoàn cảnh nhất định như trong những bữa tiệc, tại quán cà phê nào đó khi đi chơi với bạn bè Việc mời nhau một điếu thuốc trước khi bắt đầu câu chuyện rất thường thấy ở nhiều người Thói quen xấu này đôi khi đẩy bạn đi quá đà, có thể hút cả một gói thuốc chỉ trong một ngày nhưng vẫn không nghĩ mình bị nghiện thuốc
“Những lúc đi chơi với bạn bè bạn, vì những lúc như vậy, bạn bè mình ai cũng hút thuốc cả, chỉ có mình mình là không hút, nghĩ cũng kì nên khi bạn bè mời lần đầu, mình cũng không từ chối, nhưng mà đến khi đi chơi với bạn bè những lần tiếp theo thấy bạn bè hút mà mình không hút thì thấy khó chịu lắm, hình như cũng hơi nghiện thuốc rồi thì phải” Võ Văn Hòa biên bản phỏng vấn sâu số 8
Các bạn tìm đến thuốc lá chỉ để quên đi mệt mỏi hằng ngày, nhưng các bạn không hề biết đến việc các bạn đang bước đến một con đường khác, có thể làm bạn mệt mỏi hơn cả hiện tại
“Những lúc buồn bạn, hoặc khi đi chơi với bạn bè, lúc căng thẳng, nói chung là những lúc không vui mình tìm đến thuốc lá như một thứ để giải sầu” chia sẻ của bạn Nguyễn Duy Thức biên bản phỏng vấn sâu số 6\
Do sinh viên với cuộc sống xa nhà, không có gia đình bên cạnh, các bạn dễ dàng bị cám dỗ
Do thói quen của người lớn, hút thuốc lá trước mặt trẻ con nên các bạn nghĩ khi hút thuốc sẽ cảm thấy mình lớn hơn, và bên cạnh đó, vì những người xung quanh hút thuốc bình thường ở nơi công cộng làm cho học sinh, sinh viên cho rằng việc hút thuốc lá là một việc không có gì là xấu cả Chính vì thế, con người xã hội đã vô tình là người đưa lối cho học sinh, sinh viên hút thuốc.
Hậu quả của việc hút thuốc lá ở sinh viên nam trường Đại học Quảng
Sức khỏe có một vai trò rất quan trọng đối với con người, có sức khỏe là có tất cả, có sức khỏe con người chúng ta mới có thể hoạt động, làm việc, giải trí một cách vui vẻ, thoải mái được Sức khỏe chiếm một vai trò rất lớn trong đời sống con người Muốn có một sức khỏe tốt thì con người chúng ta cần phải thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, tham gia các hoạt động tốt cho sức khỏe, tránh xa các chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá…
Thuốc lá ảnh hưởng một phần lớn đến sức khỏe của con người, đặc biệt là sinh viên đang trong giai đoạn hoàn thiện về cấu trúc, chức năng trong cơ thể vì nó là chất kích thích ảnh hưởng đến hệ thần kinh của sinh viên Để hiểu rõ hơn về tác hại của thuốc lá đến sức khỏe của sinh viên, ta sẽ cùng quan sát biểu đồ và nhận định một số vấn đề liên quan đến sưc khỏe mà các bạn đang gặp phải:
Biểu đồ 6: các dấu hiệu bệnh tật liên quan đến thuốc lá
Có 38% các bạn sinh viên có dấu hiệu răng vàng, hơi thở hôi trong tổng 100% sinh viên hút thuốc lá Có 15% sinh viên có dấu hiệu ho không giảm và trở nên nặng hơn Có 8% sinh viên có dấu hiệu da, lòng trắng mắt vàng Có 4% sinh viên có dấu hiệu khó thở, thở khò khè, khàn giọng Có 27% sinh viên tức ngực, đau ngực thường xuyên Và 8% sinh viên còn lại không biết có dấu hiệu gì Qua đó, chúng ta thấy là các bạn có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết việc hút thuốc lá có hại đến bản thân như thế nào Và có tới 27% các bạn tức ngực, đau ngực thường xuyên Đó là một dấu hiệu nghiêm trọng của việc bệnh khi hút thuốc Sau đây là một ví dụ điển hình về tác hại của thuốc lá về mặt sức khỏe:
“Mình hay bị ho và mỗi khi trở trời thường thở khò khè, chưa kể là môi hình như thâm hơn và răng vàng hơn, nhiều khi mất tự tin lắm” Chia sẻ của bạn
Nguyễn Duy Thức trích từ biên bản phỏng vấn sâu số 6
“Nhưng mà gần đây mình hay ho và cảm thấy cổ họng khó chịu, hơi bị tức ngực nữa”.- bạn Hòa biên bảng phỏng vấn sâu số 7
Qua các dấu hiệu trên, ta thấy được sinh viên có những dấu hiệu cho thấy sức khỏe đang giảm đi rõ rệt Chính vì thế sinh viên cần hạn chế hút thuốc để cơ thể luôn được khỏe mạnh
Tâm lí ảnh hưởng một phần không nhỏ đến cuộc sống hằng ngày của con người chúng ta Những lúc vui, buồn, thì tâm trạng con người thường được thể hiện khác nhau, các cách cư xử khác nhau Trong khi đó thuốc lá là một chất kích thích, chất gây nghiện, khi thiếu hoặc được hút thuốc lá sinh viên sẽ có những biểu hiện về tâm lí khác nhau, các cách ứng xử khác nhau Để hiểu được tâm lý của các bạn khi thiếu thuốc lá, qua biểu đồ dưới đây chúng ta sẽ hiểu rõ hơn:
Biểu đồ 7: Biểu hiện về tâm lý khi sinh viên thiếu thuốc lá
Có 50% trong số 100% sinh viên hút thuốc lá cho rằng bình thường khi không hút thuốc, đây là một dấu hiệu tốt cho thấy các bạn sinh viên không nghiện thuốc lá, nhưng bên cạnh đó có 25% các bạn cảm thấy khó chịu khi không hút thuốc lá, 19% sinh viên không thể tập trung vào công việc và 8% bạn dễ nóng giận khi không được hút thuốc lá
Là sinh viên, học tập đã chiếm khá nhiều thời gian, bên cạnh đó các hoạt động giải trí do trường tổ chức cũng khá nhiều, nhưng việc hút thuốc lá khiến cho tâm lý sinh viên nam không được vui vẻ, hòa đồng Thiếu thuốc lá, sinh viên dễ có những hành động, tâm trạng không tốt ảnh hưởng đến việc học cũng như các hoạt động do trường, lớp tổ chức Tâm lý không ổn định khi có thuốc và khi thiếu thuốc khiến người xung quanh khó chịu, không hài lòng khiến họ bị xa lánh hoặc không thể tham gia vào các hoạt động do trường lớp, câu lạc bộ tổ chức.
Biểu đồ 8: Biểu hiện về tâm lí khi sinh viên nam hút thuốc lá Đa số sinh viên có cảm giác cảm thấy thoải mái(31%) và bớt căng thẳng(31%) Điều này thể hiện được rằng sinh viên nam đang thích những cảm giác tâm lí tốt này mang lại khi hút thuốc lá Hầu hết sinh viên với những khó khăn bởi hoàn cảnh xa nhà, thiếu thốn tình thương từ gia đình và thường gặp những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày khó tìm ra cách giải quyết Sinh viên tìm đến thuốc lá chỉ nghĩ tới cảm giác nhất thời mà thuốc lá mang lại Sinh viên nam lúc này chưa ý thước được tác hại của thuốc lá, ảnh hưởng của chúng đến tâm lí hàng ngày của họ Sinh viên nam chỉ đơn giản nghĩ là hút một hai điếu sẽ không nghiện mà còn giải quyết được tâm tình cuả họ Chỉ vì những suy nghĩ chủ quan như vậy mà sinh viên nam đã dần dần nghiện thuốc lá Khi đã nghiện thì việc thiếu thuốc lá khiến họ khó chịu và rất khó kiểm soát bản thân mình nhưng khi được hút thuốc thì sẽ có cảm giác thoải mái, bớt căng thẳng, tự tin Vì vậy, thuốc lá ảnh hưởng đến tâm lí, tình cảm của con người rất lớn Chính vì thế sih viên nam nên hận chế hút thuốc lá để tâm lí của mình ổn định hơn và có thể giải quyết các vấn đề, khó khăn trong cuộc sống một cách sáng suốt hơn
Vấn đề về kinh tế đối với sinh viên là rất khó khăn vì hầu hết sinh viên đều phụ thuộc vào kinh tế của gia đình Trong khi đó, việc hút thuốc lá dẫn đến việc tiêu tốn một nguồn tài chính không hề nhỏ Qua biểu đồ dưới đây ta sẽ thấy được một số con số đáng kể về số tiền mà sinh viên bỏ ra để hút thuốc lá
Theo khảo sát, sinh viên nam tiêu tốn đáng kể vào việc hút thuốc, với 38% chi dưới 50 nghìn, 4% từ 50-100 nghìn, 35% từ 100-150 nghìn và 19% trên 200 nghìn Mức chi tiêu này gây áp lực tài chính cho sinh viên, đặc biệt là những bạn xa nhà và kinh tế thiếu thốn Thậm chí, có sinh viên phải vay tiền để hút thuốc, dẫn đến tình trạng nợ nần.
Qua biểu đồ dưới đây chúng ta sẽ thấy được những con số thể hiện mức độ mượn tiền của các bạn để phục vụ cho việc hút thuốc lá:
Biểu đồ 10: Mức độ sinh viên mượn tiền hút thuốc trong một tháng
Có gần 50% các bạn mượn tiền để hút thuốc lá nhưng với tần suất khác nhau Có 31% các bạn thỉnh thoảng mượn tiền, có 4% thường xuyên và có tới 12% rất thường xuyên mượn tiền để hút thuốc 12% là một con số không nhỏ, các bạn mượn tiền để hút thuốc thể hiện các bạn đã nghiện thuốc lá nặng Việc mượn tiền khiến cho kinh tế của các bạn ngày càng khó khăn, có thể khiến cho các bạn sa vào các tệ nạn xã hội để kiếm ra tiền một cách không hợp pháp
Với 12% sinh viên nam mượn tiền rất thường xuyên khi hút thuốc lá thể hiện được sự không thể thiếu thuốc lá trong cuộc sống Đây là một sự thật, chúng ta cần nhìn rõ rằng không ít sinh viên nam đã có dấu hiệu nghiện thuốc, thèm thuốc khi mà các bạn không tiền, các bạn đã dùng một cách không đúng để tiếp tục nó Sau khi mượn tiền thường thì sinh viên mong chờ số tiền từ gia đình để trả nợ nhưng có khi số tiền từ gia đình không đủ có thể đẫn đến việc sinh viên tìm đến các cách khác như trộm cắp… để có tiền trả nợ cũng như tiếp tục hút thuốc Đây là một hình thức gián tiếp có thể dẫn đến các hành động vi phạm pháp luật
Qua những số liệu trên chúng ta có thể thấy được hút thuốc lá có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, tâm lí và kinh tế, nhất là lứa tuổi đang phát triển là học sinh, sinh viên Chính vì thế sinh viên, nhất là sinh viên nam đang hút thuốc hãy từ bỏ thuốc lá
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢM TÌNH TRẠNG HÚT THUỐC LÁ Ở SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
Từ phía nhà trường
Đa dạng hóa các hoạt động truyền thông về thuốc lá, cần tuyên truyền, cung cấp các kiến thức về tác hại của thuốc lá, nhất là đối với lứa tuổi học sinh, sinh viên
Tổ chức các buổi tọa đàm về tác hại của thuốc lá cho phụ huynh, giáo viên, học sinh, sinh viên và cùng lên án hành vi hút thuốc lá ở nơi công cộng nhằm nâng cao nhận thức về những hậu quả nghiêm trọng của việc hút thuốc đối với sức khỏe cá nhân và cộng đồng.
Nhà trường cần tổ chức các hoạt động bổ ích nêu lên tác hại của thuốc lá, cho các bạn sinh viên tham gia các câu lạc bộ, các nhóm phòng tránh và giảm thiểu tác hại của thuốc lá
Nâng cao hiểu biết và cho các bạn biết được một số kỹ năng như kỹ năng từ chối khi có bạn mời hút thuốc lá
Nâng cao kiến thức cho sinh viên về thuốc lá trong các tuần lễ công dân đầu năm học
Thành lập các câu lạc bộ để tuyên truyền và vận động các bạn sinh viên hình thành thói quen để tạo ra môi trường sư phạm không khói thuốc
Cần có một hình thức xử phạt thích đáng đối với các bạn sinh viên nam hút thuốc lá.
Từ phía bản thân sinh viên
Tạo ra thói quen không hút thuốc lá, tự mình kiềm chế cơn thèm thuốc chẳng hạn như các bạn có thể nhai kẹo su lúc muốn hút thuốc hoặc tìm việc làm khác để quên đi cảm giác thèm thuốc
Tham gia các diễn đàn, các cuộc hội thảo nhằm nâng cao kiến thức về tác hại và cách phòng tránh hút thuốc lá
Biết cách từ chối khi nhận được lời mời hút thuốc lá, khi người khác mời hút thuốc bạn phải có một cách để từ chối, không nên đồng ý vì nếu bạn đồng ý sẽ trở thành một thói quen khó bỏ
Thường xuyên tâm sự, giải tỏa stress, tránh căng thẳng thần kinh để dẫn tới việc tìm đến thuốc lá một cách sai lầm để giải tỏa căng thẳng.
Từ phía môi trường xã hội
Hạn chế việc hút thuốc lá ở nơi công cộng
Các bậc phụ huynh không nên hút thuốc lá trước mặt con mình vì dễ khiến con mình hút thuốc lá
Cần tăng các hình thức xử phạt lên một mức cao hơn
- Nên tổ chức tuyên truyền về tác hại của thuốc lá, các biện pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá trên các phương tiện truyền thông đại chúng như phát thanh, truyền hình,…
- Lập một mô hình không hút thuốc lá tại các bệnh viện, trường học, cơ quan nhà nước…
PHẦN KẾT LUẬN
Qua bài nghiên cứu “tìm hiểu thực trạng hút thuốc lá ở nam sinh viên trường Đại học Quảng Nam” tôi rút ra được một số kết luận từ kết quả nghiên cứu như sau:
Thuốc lá đang là một vấn đề được xã hội quan tâm Ngày nay, với việc giao tiếp nhiều, nhiều người cho rằng việc hút thuốc lá được coi là xã giao và cần thiết, họ không hề quan tâm đến sức khỏe của bản thân và những người xung quanh
Phần lớn sinh viên nam trường Đại học Quảng Nam hút thuốc lá, tuy ở mức độ không nhiều nhưng chỉ bấy nhiêu thôi cũng đã ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe Họ còn không quan tâm đến tác hại của thuốc lá đến bản thân và cả những người xung quanh
Nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi hút thuốc ở nam sinh, tuy nhiên vẫn có nhiều phương pháp giải quyết thay thế hiệu quả ngoài hút thuốc Để thể hiện bản thân hay đối mặt với nỗi buồn, sự căng thẳng, nam sinh nên chủ động tìm kiếm các giải pháp phù hợp thay vì tìm đến thuốc lá.
Thuốc lá đã, đang và sẽ phá hoại các mầm xanh tương lai của đất nước, nhất là lứa tuổi sinh viên hiện nay, với tình trạng xa nhà, thiếu thốn tình cảm và những rắc rối trong cuộc sống ở giai đoạn sắp trưởng thành, họ tìm đến thuốc lá với một suy nghĩ đơn giản và không hề nghĩ về sức khỏe của chính mình Thông qua bài nghiên cứu này, bản thân cũng là một sinh viên xa nhà, cũng thiếu thốn tình cảm của gia đình, tôi hiểu được suy nghĩ của sinh viên khi tìm đến thuốc lá Nhưng cũng là một người có kiến thức, hiểu biết đôi chút về tác hại của thuốc lá thì tôi không đồng cảm về hành động của các bạn Có rất nhiều cách khác nhau để con người có thể vui vẻ, thoải mái, giảm căng thẳng như tìm đến các hoạt động thể dục thể thao, các phong trào của nhà trường… Để hạn chế việc sinh viên nam hút thuốc lá, thì vai trò của nhà trường, gia đình, truyền thông đại chúng là rất quan trọng Nó đóng góp một phần không hề nhỏ đến suy nghĩ của sinh viên, tác động đến đại bộ phận sinh viên ở trường Đại học Quảng Nam nói riêng và sinh viên cả nước nói chung
Cần phải tự đánh giá về bản thân mình, biết phân biệt đúng sai, cái nào tốt và cái nào xấu, mặt nào lợi và mặt nào hại để phát huy những cái đúng, cái tốt và bài trừ những cái sai, cái xấu
Tham gia tích cực vào các hoạt động, phong trào của trường lớp là cách hiệu quả để rèn luyện thể chất, giải tỏa căng thẳng, stress, giúp học sinh tránh xa thuốc lá như một thói quen để giải sầu.
Giao lưu bạn bè, thường xuyên tâm sự với bạn bè, người thân để giải tỏa những khó khăn gặp phải
Tham gia các buổi tuyên truyền, các cuộc gặp gỡ, giao lưu về phòng chống tác hại của thuốc lá
Quan tâm đến con cái, anh chị em của mình, cha mẹ phải luôn theo dõi tình hình học tập, các mối quan hệ với bạn bè và những hành động thường ngày của con em để kịp thời uốn nắn, định hướng cho các em phát triển toàn diện trong một môi trường lành mạnh.
Không nên chiều chuộng con vô điều kiện, vì điều này sẽ khiến trẻ có tâm lý ỷ lại và dễ hư hỏng Ngoài ra, cha mẹ cần tránh hút thuốc trước mặt con, vì hành động này có thể khiến trẻ tò mò và bắt chước, dẫn đến tình trạng nghiện thuốc lá.
2.3 Về phía nhà trường Để hạn chế tình trạng sinh viên hút thuốc lá,thông qua các hoạt động ngoại khóa, nhà trường cần đẩy mạnh tuyên truyền cho sinh viên hiểu được những tác hại và cách bỏ thuốc lá, cung cấp cho các bạn các kỹ năng từ chối hút thuốc lá và ý thức “nói không với thuốc lá”
Nhà trường cũng cần đa dạng hóa các hoạt động ngoại khóa, vui chơi nhằm hướng sinh viên đến những hoạt động ý nghĩa liên quan đến sức khỏe và tác hại của thuốc lá
Cần hạn chế việc hút thuốc lá ở nơi công cộng
Không đóng thuốc lá bằng bao nhỏ, giảm số thuốc trong bao( vì giảm giá thành thuốc, học sinh, sinh viên dễ dàng mua thuốc)
Không nên đóng bao gói đẹp, màu sắc sặc sỡ vì dễ khiến cho thanh thiếu niên bị cám dỗ.