BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TE TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
NGUYÊN THỊ HƯƠNG
TONG QUAN TAI LIEU
THUC TRANG HUT THUOC LA O THANH THIEU NIEN TAI VIET NAM VA TREN THE GIOI VA MOT
SO YEU TO LIEN QUAN
Trang 2LOI CAM ON
Được làm khóa luận tốt nghiệp là niềm vinh dự to lớn nhưng cũng là thử thách lớn với tôi, nó đánh dấu kết thúc chặng đường bốn năm học tại Trường Đại học Ÿ tế công cộng Khóa luận tốt nghiệp là một cơ hội giúp tôi có thé trải nghiệm cũng như hoàn thiện hơn các kiến thức và kỹ năng đã học được tại trường trong suốt bốn năm
học vừa qua, giúp tôi trưởng thành hơn rất nhiều Trên thực tế, không có thành công nào được tạo nên từ may mắn mà phải trải qua cả một quá trình nỗ lực, cố gắng
không ngừng nghỉ của bản thân cũng như sự hỗ trợ giúp đỡ của mọi người xung quanh
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo của trường Đại học Y tế công cộng, các thầy, cô giáo đã cùng với tri thức và tâm huyết của
minh dé truyền dat không chỉ là vốn kiến thức quý báu mà còn cả những kĩ năng và
kinh nghiệm làm việc trong thực tế cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS Bùi Thị Tú Quyên, người đã hướng
dẫn nhiệt tình, dành thời gian trao đổi, định hướng, góp ý giúp tơi hồn thành khóa
luận tốt nghiệp này mặc dù cô rất bận
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới những những người bạn đã đồng hành cùng tôi
trong suốt bốn năm học vừa qua, những lời khích lệ, động viên của các bạn đã tiếp
thêm sức mạnh cho tôi, giúp tơi hồn thành bài khóa luận này
Cuối cùng con xin gửi lời sâu sắc tới bỗ mẹ và các em đã luôn bên cạnh và tạo
điều kiện tốt nhất để con hoàn thành khóa luận
Trang 3MUC LUC
DANH MUC TU VIET TAT
DANH MUC CAC SO DO, BANG, BIEU DO TOM TAT KHOA LUAN
1 DAT VAN DE
2 MUC TIEU TONG QUAN 3 PHƯƠNG PHÁP
3.1 Tiêu chuẩn lựa chọn tài liệu
3.2 Phương pháp tìm kiếm tài liệu 3.3 Quy trình tổng hợp thông tin
3.4 Khai niệm dùng trong nghiên cứu
3.4.1 Khái niệm về thuốc lá 3.4.2 Định nghĩa thanh thiếu niên
4 KÉT QUÁ
4.1 Các tài liệu sử dụng trong tổng quan
4.2 Thực trạng hút thuốc lá ở thanh thiếu niên trên thế giới
4.2.1 Tỷ lệ hút thuốc trên thế giới
4.2.2 Loại thuốc thanh thiếu niên sử dụng 4.2.3 Tuổi bắt đầu hút thuốc
4.2.4 Xu hướng hút thuốc của thanh thiếu niên
4.3 Thực trạng hút thuốc lá ở thanh thiếu niên tại Việt Nam 4.3.1 Tỷ lệ hút thuốc tại Việt Nam
4.3.2 Loại thuốc thanh thiếu niên sử dụng
4.3.3 Tuổi bắt đầu hút thuốc
Trang 444 Một số yếu tố liên quan đến hành vi hút thuốc lá ở thanh thiếu niên 4.4.1 Yếu tô cá nhân
4.4.2 Yếu tố gia đình
4.4.3 Yếu tô bạn bè
4.4.4 Một số yếu tô khác 5 KÉT LUẬN
5.1 Thực trạng hút thuốc lá ở thanh thiếu niên trên thế giới 5.2 Thực trạng hút thuốc lá ở Việt Nam
Trang 5DANH MUC TU VIET TAT CDC GATS GYTS HEL NSDUH SAVY TIN VLSS WHO YSS
Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ
Điều tra toàn cầu về hút thuốc lá ở người trưởng thành
Điều tra toàn câu về sử dụng thuôc lá ở giới trẻ
Hút thuôc lá
Điều tra quốc gia về sử dụng nghiện chất và ma túy Hoa Kỳ
Điều tra quốc gia Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam
Thanh thiếu niên
Điều tra mức sống hộ gia đình tại Việt Nam
Tổ chức Y tế thế giới
Trang 6DANH MUC CAC SO BO, BANG, BIEU DO
DANH MUC SO DO
So dé 1 Phuong phap tong hợp tài liệu và số lượng tài liệu được dùng 6
DANH MUC CAC BANG
Bang 4.1 Tỷ lệ HTL ở người trưởng thành >15 tudi (năm 2012) và tỷ lệ hiện đang HTL ở TTN 13-15 tuổi (năm 1998-2008) (Điều tra GYTS) theo khu vực trên thể
giới : 9
Bang 4.2 Tỷ lệ HTL ở TTN theo giới tại 6 quốc gia trên thể giới 10 Bảng 4.3 Tỷ lệ TTN ở lứa tuổi 13-15 hiện đang sử dụng các sản phẩm thuốc lá ở các nước năm 1999-2005 (Điều tra GYTS theo các khu vực của Tổ chức Y tế Thể gIỚI) 11 Bảng 4.4 Bảng tổng hợp một số yếu tố liên quan đến hành vi HTL của TTN 27 DANH MỤC BIÊU DO Biểu đồ 4.1 Xu hướng hiện đang HTL ở TTN nhóm tuổi 16-19 và 20-24 từ năm 1974-2014 tại Anh ˆ 13
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ HTL ở TTN qua 2 vòng điều tra SAVY theo khu vực địa lý 14 Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ HTL điếu và thuốc lào tại Việt Nam ở nhóm tuổi TTN 15-24 tuổi
Trang 7vi
TOM TAT KHOA LUAN
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện nay ước tính trên thế giới có gần 6
triệu người tử vong do các bệnh có nguyên nhân liên quan hút thuốc lá (HTL) mỗi
năm Mặc dù vậy, theo ước tính của WHO, vẫn có hơn I1 tỷ người từ 1Š tuổi trở lên
HTL va ít nhất là 1 trong 10 trẻ thanh thiếu niên (TTN) (tuổi từ 13-15) sử dụng
thuốc lá Những người HTL ở tuổi TTN có nguy cơ trở thành người HTL ở tuôi
trưởng thành Do vậy, để giảm được tỷ lệ HTL nói chung ở người trưởng thành thì
ngăn chặn và giảm số người HTL ở tuổi TTN là điều cần thiết Hơn nữa, HTL của TTN là hành vi chịu ảnh hưởng nhiều từ một số yêu tô liên quan và một số nghiên
cứu khoa học đã chỉ ra bằng chứng về những mối liên quan đó Vì vậy, tông hợp và
mô tả thực trạng HTL ở TTN và một số yếu tố liên quan tới hành vi HTL là một vấn đề cần thiết đối với Y tế công cộng Do đó, tôi thực hiện nghiên cứu tổng quan tài
liệu này với 2 mục tiêu chính: (1)7: ống hợp và mô tả thực trạng húi thuốc lá ở thanh
thiếu niên tại Việt Nam và trên thê giới và (2) Mô tả một số yếu tô liên quan đến
hành vi hút thuốc lá ở thanh thiếu niên tại Việt Nam và rên thế giới
Quá trình thu thập thông tin được thực hiện theo các bước: lựa chọn từ khóa,
tìm kiếm tài liệu, lựa chọn tài liệu theo tiêu chí đã đặt ra, tổng hợp tài liệu Tổng số
tài liệu được dùng trong tổng quan là 75 trong đó có 7 tiếng việt và 68 tiếng anh Các kết quả thu được trong nghiên cứu cho thấy tỷ lệ HTL ở TTN tại Việt Nam và trên thế giới có nhiều điểm đáng chú ý Cụ thể những TTN sông ở những khu vực/
vùng khác nhau có tỷ lệ hút thuốc khác nhau; tỷ lệ HTL ở TTN tăng theo nhóm
tuổi; tỷ lệ HTL ở nam TTN là cao hơn nữ TTN; tuổi bat đầu HTL của TTN khá sớm và cuối cùng là tỷ lệ HTL ở TTN có xu hướng giảm theo thời gian Một số yếu tố liên quan như yếu tố cá nhân (tuổi, giới ), yếu tố gia đình, yếu tố bạn bè và một số
Trang 81 DAT VAN DE
Hut thuéc 14 (HTL) da duge coi 1a 1 trong cac vấn đề y tế công cộng toàn cầu lớn nhất trong những năm gần đây Thật vậy, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dự
báo với tỷ lệ hút thuốc như hiện nay thì khoảng năm 2030, số người tử vong do các
bệnh có nguyên nhân liên quan tới HTL dự kiến sẽ tăng lên gần 8§ triệu người/năm
[67] Thuốc lá có tác hại rất lớn tới sức khỏe của con người, nó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quy, ung thư, các bệnh hô hấp, dị tật bằm sinh làm giảm sức khỏe của người hút [59] [62] Hầu hết những người hút thuốc bắt đầu hút
thuốc trong thời thiếu niên của họ [57] Một người HTL ở tuổi thanh thiếu niên (TTN) có nhiều khả năng trở thành những người hút thuốc hằng ngày và trở nên nghiện thuốc lá hơn so với những người bắt đầu HTL ở tuổi trưởng thành [43] Không giống như nhiều chất nguy hiểm khác, mà những tác động của thuốc lá với sức khỏe có thể không thấy ngay lập tức sau khi bắt đầu sử dụng thuốc lá, bởi vậy
TTN thường coi nhẹ những tác hại do thuốc lá gây ra đối với sức khỏe hiện tại và sự
phát triển thé chất khi trưởng thành [66] Có bằng chứng khoa học đã chỉ ra răng HTL khi còn là TTN ©ó nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, có những hành vi nguy cơ cao như lạm dụng các chất gây nghiện (ma túy, rượu ) và có các hành vi quan hệ
tình dục khơng an tồn [57] Hơn nữa, việc từ bỏ HTL ở tuổi TTN lại không hề dễ dàng, khoảng 40% TTN HTL hàng ngày cố gắng bỏ thuốc nhưng déu that bai [29]
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ HTL cao nhất thế giới và sử _
dụng thuốc lá cũng được coi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng
đầu Mỗi năm sử dụng thuốc lá giết chết hơn 40.000 người Việt và con số này sẽ tiếp tục tăng lên 50.000 người vào năm 2023 [42] Các nghiên cứu về sử dụng thuốc lá trong TTN ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ hút thuốc trong TTN rất đáng quan tâm và
độ tuổi bắt đầu hút thuốc ngày càng trẻ Kết quả Điều tra Quốc Gia Vị Thành Niên
và Thanh niên Việt Nam (SA VY) lần 1 năm 2003 cho thấy có 43,6% nam TTN cho biết đã từng hút thuốc với tỷ lệ HTL tăng theo tuổi Độ tuổi trung bình của TTN khi hút điếu thuốc lá đầu tiên là 16,9 [1] Trong nhóm học sinh ở độ tuổi 13-15 tuổi, tỷ
Trang 9Việt Nam ở nam học sinh là 5,9% và nữ học sinh là 1,2%, tỷ lệ học sinh nam hút
thuốc trước 10 tuổi là 17% [31]
Việc tổng hợp, mô tả thực trạng HTL và một số yếu tố liên quan đến hành vi
HTL ở TTN là rất cần thiết đối với Y tế công cộng trong việc xây dựng và triển khai các chiến dịch truyền thông nhằm ngăn chặn và phòng ngừa sự gia tăng số người
HTL trong độ tuổi TTN nói riêng và người trưởng thành nói chung, từ đó giảm
thiểu các tác động có hại của thuốc lá đến sức khỏe con người Trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu về thực trạng HTL của TTN và một số yếu tố liên quan đến
hành vi HTL của TTN Tuy nhiên tại Việt Nam, ngoài các nghiên cứu lớn như Điều
tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở giới trẻ (GY TS), Điều tra SAVY và Điều tra toàn cầu về hút thuốc lá ở người trưởng thành (GATS), các nghiên cứu khác về thực
trạng HTL của TTN và một số yếu tố liên quan đến hành vi HTL của TTN còn khá lẻ tẻ, thông tin tổng hợp chưa được rõ ràng Do vậy, bài viết này sẽ trình bày tổng quan các băng chứng hiện có về thực trạng HTL và một số yếu tố liên quan đến HTL của TTN tại Việt Nam và trên thế ĐIỚI để từ đó có được cái nhìn khái quát về
thực trạng HTL của TTN và biết được những yếu tố nào liên quan đến hành vi HTL
Trang 102 | MUC TIEU TONG QUAN
2.1 Tổng hợp và mô tả thực trạng hút thuốc lá ở thanh thiếu niên tại Việt Nam và
trên th giới
2.2 Mô tả một số yếu tố liên quan đến hành vi hút thuốc lá ở thanh thiếu niên tại
Trang 113 3i 3.2 o¢ PHUONG PHAP
Tiêu chuẩn lựa chọn tài liệu
Tài liệu dùng trong tổng quan dựa trên một số tiêu chí sau:
Nội dung: Các tài liệu có đề cập đến thực trạng HTL của TTN, một số yếu tô
liên quan đến hành vi HTL ở TTN
Loại tài liệu: Các báo cáo, nghiên cứu, bài báo chuyên ngành, tài liệu hội nghị,
hội thảo Ưu tiên sử dụng tài liệu có bản đầy đủ (full text) Chỉ sử dụng bản
tóm tắt nghiên cứu khi không có tài liệu nào có nội dung tương tự (abstract) Nguồn của tài liệu: Chỉ sử dụng các tài liệu có nguồn góc rõ ràng, đáng tin cậy
của các tổ chức uy tín (Trung tâm kiểm soát và phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ
(CDC), WHO ), các bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành (Tạp chí Y
tế Céng céng, Tobacco Control, Asian Pacific Organization for Cancer
Prevention ), nghiên cứu của các cá nhân/ tổ chức đã được công bố/ xuất bản
Ngôn ngữ: Tiếng Anh hoặc tiếng Việt
Thời gian: Các báo cáo nghiên cứu khoa học, tài liệu đăng báo/ tạp chí, ưu tiên
sử dụng các tài liệu trong 10 năm trở lại đây (từ năm 2006 trở di) Đối với các
sách chuyên ngành, giáo trình, tổng quan tài liệu liên quan đến đề tài không bị
giới hạn bởi thời điểm xuất bản Phương pháp tìm kiếm tài liệu
Đối với các tài liệu trực tuyến
Sử dụng các từ khóa tìm kiếm
- _ Tiếng Việt: Hút thuốc lá, vị thành niên/ thanh niên/ thanh thiếu niên, yếu
tố liên quan đến hút thuốc lá, Việt Nam
- Tiéng Anh: Tobacco/ smoking/ cigarettes, aldolescent/ youth/ teenager, related factor/ associated factor/ risk factor, Vietnam
Các tài liệu trực tuyến được cung cấp từ những nguôn chính:
Trang 12bé (Publications dates); Thé loai dit liéu (Article Types); Tong quan
(Review); Đối tượng (Species) là nghiên cứu trên người; Văn bản có sẵn
(Text availability); Ngôn ngữ (Languages); Giới tính (Sex); Độ tuôi
(Ages) Và sử dụng công cụ “Advanced Search “của PubMed bằng cách kết nối các yếu tố của tài liệu đó như: Tác giả (Author); Tác giả đầu (Author — First); Tén tai liéu (Title); Ngay xuất ban (Date — Publication)
- Trang web của các t6 chtrc/ co quan: WHO, CDC, U.S Department of
Health and Human Services va mét s6 trang khac
A ri z ` * A nh cA kì * P4 F2 °
Trang 133.3 Ouy trình tổng hợp thông tin
Bước Í
Đọc phần tóm tắt của các tài liệu tìm được
Tổng sô tài liệu tìm được ban đâu từ các từ khóa là 110 Loại 20 tài liệu không phù v hop
Đối với các tài liệu có thông tin về một số yếu tố Bước 2 liên quan tới hành vi HTL của TTN tiêp tục đọc kỹ hơn và đánh dấu những phần quan trọng,
những thông tin cần thiết Loại tiếp 4 tài liệu do yêu tô nguy cơ không được trình bày rõ ràng Ỳ Vv Bước 3 Lọc tài liệu theo tiêu chuân lựa chọn tài liệu
Loai tiép 10 tài liệu do không
tìm được bản toàn văn; | tai liệu tồn văn là ngơn ngữ không phải tiếng Việt hoặc Anh \ Bước 4
Các tài liệu sau khi thu thập được nhập và quản
lí bằng phần mềm quản lí tài liệu tham khảo ENDNOTE phiên bản X7.01 tạo điều kiện thuận
lợi cho quá trình tra cứu thông tin và thay đổi
thứ tự tài liệu tham khảo Không có tài liệu nào bị loại f ! Bước 5
Cuối cùng đọc lại toàn bộ các thông tin liên
quan từ tài liệu tham khảo để viết tổng quan theo mục tiêu đã đê ra
Tổng số 7Š tài liệu được đưa
Trang 143.4 Khái niệm dùng trong nghiên cứu 3.4.1 Khái niệm về thuốc lá
Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu
thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc dạng khác [5] Thuốc lá có 2 loại là thuốc lá có khói và thuốc lá không khói
Sử dụng thuốc lá là hình thức gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe
Theo WHO có 6 hình thức sử dụng thuốc lá, bao gồm: nhai, uống, liếm, bơm
vào trực tràng, hít qua đường mũi hoặc miệng và hút Trong đó 4 hình thức phổ biến
nhất và thông dụng nhất là hút, hít, nhai và ngậm và trong số 4 hình thức trên thì hút là hình thức thông dụng nhất [66]
3.4.2 Định nghĩa thanh thiếu niên
Theo WHO, vị thành niên là thời kì chuyền tiếp giữa thời niên thiếu và trưởng
Trang 154 KET QUA
4.1 Các tài liệu sử dụng trong tong quan
Tổng số tài liệu thu thập được là 110 tuy nhiên chỉ có 75 tài liệu đạt yêu cầu
và phù hợp để sử dụng trong tổng quan trong đó có 68 tài liệu tiếng Anh (90,67%) và 7 tài liệu tiếng Việt (9,33%) Có 3 tài liệu (4%) được xuất bản từ 2001 trở về
trước; 65 tài liệu (86,67%) xuất bản trong vòng 10 năm gần đây Các tài liệu tham khảo chủ yếu là các bài báo, bài tổng quan trên tạp chí khoa học, các báo cáo
4.2 Thực trạng hút thuốc lá ở thanh thiễu niên trên thế giới
Kết quả tổng hợp tài liệu cho thấy thực trạng HTL ở TTN trên thé giới có nhiều điểm đáng chú ý về tỷ lệ HTL chung (tỷ lệ HTL theo khu vực/ vùng, tỷ lỆ HTL theo nhóm tuổi, tỷ lệ HTL theo giới), loại thuốc sử dụng, tuổi bắt đầu HTL và
xu hướng HTL theo thời gian
4.2.1 Tỷ lệ hút thuốc trên thế giới
Theo WHO, có hon Í tỷ người trên toàn cầu từ 15 tuổi trở lên HTL và ít nhất
Trang 16Bảng 4.1 Tỷ lệ HTL ở người trưởng thành >15 tuối (năm 2012) và tỷ lệ hiện
đang HTL ở TTN 13-15 tuổi (năm 1998-2008) (Điều tra GYTS) theo khu vực trên thế giới [13], [73]
Tỷ lệ HTL ở người Tỷ lệ hiện dang HTL o
trưởng thành >15 tuổi TIN 13-15 tudi (%)
Khu vực (%) (năm 2012) (năm 1998-2008) Nam Nữ Nam Nữ Châu Phi 24.2 2,4 14 5 Châu Mỹ 22.8 13,3 14 15 Đông Nam Á 32.1 2,6 10 2 Châu Âu 39,0 19,3 21 17 Khu vực Đông Địa 36,2 2,9 7 Z Trung Hai Tay Thai Binh Duong 48,5 3,4 19 8 Toàn câu 36,1 3.4 12 7
Tỷ lệ HTL của TTN không những khác nhau tại các khu vực trên thế giới mà
kết quả điều tra tại một số quốc-gia cho thấy tỷ lệ HTL còn tăng dần theo nhóm tuôi
TIN Theo sé liệu HTL tại Anh năm 2014, tỷ lệ HTL ở nhóm tuổi 16-19 là 20% và
tỷ lệ này tăng lên ở nhóm tuổi 20-24 là 26% [54] Một kết quả khác theo Điều tra
quốc gia về sử dụng nghiện chất và ma túy (NSDUH) năm 2012 tại Mỹ, tỷ lệ HTL ở nhóm TIN 12-17 tuổi là 6,6% và tỷ lệ này tăng lên ở nhóm tuổi 18-25 tuổi là 31,8% [61] Tỷ lệ HTL ở nhóm tuổi 15-19 là 10,7% và ở nhóm 20-24 tỷ lệ này tăng
lên là 17,9%, đó là kết quả của một điều tra tại Canada năm 2015 [20]
Không chỉ có sự khác nhau về tỷ lệ hút thuốc ở khu vực và nhóm tuổi mà
nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra trong số TTN HTL thì nam TTN chiếm
Trang 1710 Bảng 4.2 Tỷ lệ HTL ở TTN theo giới tại 6 quốc gia trên thế giới
Quốc gia Thiếkế | Phương pháp | Cỡ mẫu/Đối | Tỷ lệ Tỷ lệ
(Năm) nghiên cứu thu thập tượng HTLở | HTLở
thông tin nam | nữ TTN
TIN
Hy Lap Nghiên cứu Bộ câu hỏi 9276 TIN 32,6% 26,7%
(2002) [33] cat ngang phát vân tự 15-18 tuôi điện
Ethiopia Nghiên cứu Bộ câu hỏi 1868 TTN 4.5% 1%
(2003) [51] cat ngang phát vân tự 11-17 tuôi
điên
Malaysia | Nghiên cứu | Bộ câu hỏi 360 học sinh | 54.1% 4,2%
(2005) [37] cắt ngang phát vân tự trung học cơ
điên SỞ
Australia Nghiên cứu Bộ câu hỏi 24854 học 7% 6,3%
(2011) [64] cắt ngang phát vân tự sinh từ 12-17
điện tuôi
Trung Quốc | Nghiên cứu | Bộ câu hỏi 20589học | 13.44% | 2,46%
(2012)[41] | cat ngang phátvântự | sinh trung học
điên cơ sở và học
sinh trung học
phô thông
Canada Nghiên cứu Bộ câu hỏi 47203 học 5,4% 2,46%
(2013) [26] căt ngang phát vântự | sinh từ lớp 6-
điền lớp 12
Dữ liệu Điều tra GYTS là nguồn dữ liệu phong phú về tỷ lệ HTL của TTN nhóm tuổi 13-15 và các kết quả từ điều tra GYTS tại nhiều quốc gia như Thái Lan, Campuchia và Philippines cũng cho thấy kết quả tương ty [14], [15], [16] Tuy nhiên, cũng từ Điều tra GYTS cho thấy trong một nửa các nước theo khảo sát, kết
Trang 1811
4.2.2 Loai thuéc thanh thiéu nién sir dung
TTN thường có xu hướng sử dụng nhiều sản phẩm thuốc lá Theo Điều tra
GYTS trong nhóm tuổi 13-15 tuổi từ năm 1999-2005, tỷ lệ TTN hiện đang hút
thuốc lá điễu và hiện đang sử dụng các sản phẩm thuốc lá khác (thuốc lào, xì gà, thuốc lá không khói ) là khác nhau ở mỗi khu vực trên thế giới Nhìn chung, các sản phẩm thuốc lá khác (11,2%) có tỷ lệ TTN sử dụng nhiều hơn so với thuốc lá điếu (8,9%) Tại các khu vực Châu Phi và Đông Nam A, cac san pham thuốc lá
khác được TTN sử dụng nhiều hơn thuốc lá điều Điều này trái ngược với một số nước ở Châu Âu và Châu Mỹ, thuốc lá điều được TTN sử dụng nhiều hơn các sản phẩm thuốc lá khác [12] (bảng 4.3)
Bảng 4.3 Tỷ lệ học sinh 13-15 tuổi hiện đang sử dụng các sản phẩm thuốc lá ở các nước năm 1999-2005 (Điều tra toàn cầu về sứ dụng thuốc lá ở người trẻ
Trang 19ae
Tuy nhiên gần đây tại Mỹ, một số nghiên cứu về xu hướng HTL ở TTN cho
thấy tỷ lệ HTL diéu ở TTN đã giảm nhưng tỷ lệ sử dụng sản phẩm thuốc lá khác lại
đang gia tăng [17], [23] Trong năm 2015, có 25,3 học sinh trung học phổ thông
tại Mỹ trong một nghiên cứu được báo cáo răng hiện đang sử dụng bất kỳ sản phẩm
thuốc lá, trong đó có 13,0% học sinh hiện đang sử dụng nhiều hơn 2 sản phẩm
thuốc lá [18] Nghiên cứu này cũng chỉ ra trong số tất cả các học sinh trung học phố
thông, tỷ lệ HTL điếu chiếm 9,3%, tỷ lệ hút xì gà chiếm 8,6% trong khi đó có tới 16% học sinh sử dụng thuốc lá điện tử - là các sản phẩm thuốc lá thường được sử
dụng nhiều nhất, và sau đó là 1 số sản phâm thuốc lá khác (thuốc lào, bàn dén ) Và ở học sinh trung học cơ sở trong nghiên cứu này, hiện trạng sử dụng bất kỳ sản phẩm thuốc lá và nhiều hơn 2 sản phẩm thuốc lá tương ứng là 7,4% và 3.3% Sử
dụng thuốc lá điện tử (5,3%) là sản phẩm thuốc lá thường được sử dụng nhiều nhất bởi các học sinh trung học cơ sở, tiếp theo là thuốc lá điếu (2,3%), xì gà (1,8%) và
các sản phẩm thuốc lá khác [18] 4.2.3 Tudi bat dau hút thuốc
Thông thường, hành vi HTL được bắt đầu ở tuổi TTN Một người HTL ở tuổi
TTN có nhiều khả năng để tiến tới hút thuốc hằng ngày và trở thành nghiện thuốc lá
hơn so với những người bắt đầu HTL ở tuổi trưởng thành Nhìn chung tuổi bắt đầu
HTL của TTN tại một số quốc gia trên thế giới là khá sớm Các kết quả nghiên cứu
thực trạng và một số yêu tố ảnh hưởng tới hành vi HTL ở học sinh trung học cơ sở tại Hy Lạp (2002), Bangladesh (2008), Zimbabwe (2009) cho thấy nhận định tương
tự Tại Hy Lạp có tới 43,3% học sinh trong độ tuổi 15-18 bắt đầu hút thuôc trước 18
tuổi [33] Tại Bangladesh, tuổi trung bình bắt đầu hút thuốc là 10,8 tuổi [40], và tại Zimbabwe, 49,7% hoc sinh thử hút thuốc trước 13 tuổi [9] Hay theo kết quả điều
tra HTL của giới trẻ (VSS) năm 2012-2013 tại Canada chỉ ra ở học sinh lớp 6-12, tuổi trung bình khi hút điều thuốc đầu tiên là 13,6 tuôi [25]
4.2.4 Xu hướng hút thuốc của thanh thiếu niên
Trang 20
13
xuống 15% (năm 2013) [48] Một điều tra tại Anh cũng chỉ ra tỷ lệ hiện đang HTL riêng trong nhóm tuổi TTN 16-19 tuổi và nhóm tuổi 20-24 tuổi cũng có xu hướng
giảm trong khoảng thời gian từ năm 1974-2014 [54] (biéu dé 4.1) 60 50 40 T : bcc 30 La —e— Nhóm tuổi 16-19 ——— Nhóm tuổi 20 20-24 1974 1984 1994 2004 2014
Biểu đồ 4.1 Xu hướng hiện đang HTL ở TTN nhóm tuỗi 16-19 và 20-24 từ
nim 1974-2014 tai Anh [54]
Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, ở 3 quốc gia có tỷ lệ HTL ở người trưởng
thành cao nhất so với các nước cùng khu vực là Philippines, Trung Quốc và Việt Nam, tỷ lệ HTL của nhóm thanh niên 15-24 tuổi theo dự báo xu hướng HTL toàn
cầu của WHO (2015) sẽ có xu hướng giảm theo thời gian Cụ thê tại Trung Quốc, tỷ lệ HTL trong nhóm này giảm từ 34,2% (năm 2000) xuống 31,4% (năm 2010) và dự báo giảm xuống 14,6% (năm 2025); tương tự tại Philippines tỷ lệ này giảm từ 49,8% (năm 2000) xuống 40,2% (năm 2010) và là 16,6% vào năm 2025; tại Việt Nam tỷ lệ này giảm từ 31,8% (năm 2000) xuống 30,2% (năm 2010) và là 14,9% ở năm 2025 [72]
4.3 Thực trạng hút thuốc lá ở thanh thiếu niên tại Việt Nam
Nhìn chung các kết quả thu được từ tổng quan cho thấy thực trạng HTL của
TTN tại Việt Nam có nhiều điểm giống với thực trạng HTL của TTN trên thế giới
4.3.1 Tý lệ hút thuốc tại Việt Nam
Việt Nam là một trong các nước có tỷ lệ người trưởng thành trên 15 tuổi HTL
Trang 2114
cao nhất trên thế giới nhưng ở TTN, tỷ lệ HTL vẫn thấp hơn so với các nước có thu nhập trung bình, dù vậy vẫn có kháng 100.800 nam TTN và khoảng 19.300 nữ TTN HTL mỗi ngày [55] Tỷ lệ HTL của TTN có sự khác nhau giữa các khu vực địa lý của Việt Nam đó là nhận định từ kết quả của 2 vòng Điều tra SAVY I và II Cụ thể qua kết qua Điều tra SAVY I (năm 2003), tỷ lệ HTL ở TTN cao nhất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (34%) và Đông Nam Bộ (34%) và thấp nhất ở khu vực
Bắc Trung Bộ (21%) nhưng sang đến Điều tra SAVY II (năm 2009), tỷ lệ HTL ở TTN cao nhất ở khu vực Tây Nguyên (40%) và thấp nhất ở khu vực Tây Bắc (22%) [46] (biểu đồ 4.2) 45 40 35 + 30 + N th @ SAVY I D SAVY II Tỷ lệ (%) tN oO — wa 10 +
Déngbing DéngBic Tây Bắc Bắc Trung Duyênhải Tây DéngNam Ddng bing
sông Hồng Bộ miềntrung Nguyên Bộ sông Cửu
Long
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ HTL ớ TTN qua 2 vòng Điều tra SAVY theo khu vực địa lý ff
Một kết quả nghiên cứu khác dù không mang tính đại diện cho TTN tại Việt Nam như Điều tra SAVY nhưng tại nghiên cứu này cũng cho thấy tỷ lệ HTL ở học sinh ở nhóm tuổi 13-15 tuổi tại 4 tỉnh nghiên cứu (thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng) có sự khác nhau, đó là nghiên cứu về thực trạng HTL trong học sinh từ 13-15 tuổi tại 4 thành phố Việt Nam năm 2007 Cụ thể, thành phố Hồ Chí Minh là thành phó có tỷ lệ TTN HTL cao nhất, tiếp đó là Hà Nội, sau đó là Hải Phòng và cuối cùng là Đà Nẵng [7]
Tỷ lệ HTL của TTN tại Việt Nam cũng tăng dần theo nhóm tuổi Kết quả từ
-
Trang 22T5
nghiên cứu của Lỗ Việt Phương (năm 2006) chỉ ra, tỷ lệ hiện đang HTIL ở nhóm tuổi 15-17 là 47,4%, tỷ lệ này tăng lên ở nhóm tuổi 18-20 là 67,4% và ở nhóm tuôi 21-24 là 74.3% Trong khi đó tỷ lệ đã từng hút thuốc ở các nhóm tuổi này tương ứng là 19,1%, 40,5% và 60,2% [4] Kết quả của Điều tra SAVY II (năm 2009),
cũng chỉ ra tỷ lệ HTL trong nhóm 14-17 là 11%, tỷ lệ này tăng lên 41 ở nhóm tuỗi
18-21 tuổi và tăng lên 47% ở nhóm 22-25 tuôi [46]
Tỷ lệ HTL không chỉ có sự khác nhau theo khu vực địa lý và nhóm tuổi mà rất
nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tại Việt Nam, tỷ lệ HTL ở nam TTN cao hơn nữ TTN
nhiều lần Điều tra SAVY II (năm 2009) có khoảng 20,4% TTN 14-25 tuổi đã từng
HTL, trong đó tỷ lệ HTL ở nam TTN là 39,5% và nữ TTN là 0.6% [4ó] Tỷ lệ này ở
nam, nữ TTN 15-24 tuổi trong nghiên cứu của Lương Ngọc Khuê và Hoàng Van
Minh (năm 2010) là 18,4% và 0,1% theo thứ tự tương ứng [6] Trong nhóm học
sinh từ 13-15 tuổi, tỷ lệ hút thuốc của nam học sinh (6,1%) cao gấp gần 6 lần tỷ lệ
hút thuốc ở nữ học sinh (1.3%) là kết quả nghiên cứu được thực hiện ở 4 tỉnh thành
tại Việt Nam năm 2007 [7] Hay trong nghiên cứu của Lê Thị Hương và các cộng
sự (năm 2014) ở nhóm TTN 13-15 tuổi đã chỉ ra có 4,0% nam TTN ở nhóm tuôi
này HTL nhưng chỉ có 0,2% nữ TTN ở nhóm tuổi nay HTL [34]
4.3.2 Loại thuốc thanh thiếu niên sử dụng
Thuốc lào và thuốc lá điếu vẫn là 2 loại thuốc lá phổ biến tại Việt Nam và
HTL điếu vẫn là hình thức phổ biến hơn hút thuốc lào Theo điều tra gần đây nhất của CDC, WHO phối hợp với Bộ Y tế và trường Đại học Y Hà Nội (2010), trong số những người hút thuốc ở nhóm TTN 15-24 tuổi, có 89,6% HTL điếu và chỉ có
Trang 23ee eee 16 35 30 + 25 < 20 + Œ Tỷ lệ hút thuốc lá điều > 15 ị L Tỷ lệ hút thuốc lào — ©
Biểu đồ 4.3 Tý lệ HTL diéu va thudc lao tai Viét Nam cia nam TTN 6 nhom
tuổi 15-24 tuổi qua Điều tra mức sống hộ gia đình tại Việt Nam (VLSS) qua các
nam 1993, 1998, 2001 [49]
Kết quả điều tra này cũng cho thấy tỷ lệ hút thuốc lào và thuốc lá điếu của
nam TTN ở nhóm tuổi 15-24 thay đổi theo thời gian Cụ thể, tỷ lệ HTL điều có sự
biến động trong khi tỷ lệ hút thuốc lào có xu hướng giảm qua các năm [49] (biểu đồ 4.3)
4.3.3 Tuôi bắt đầu hút thuốc
Giống như nhiều nước trên thế giới, hành vi HTL cũng được bắt đầu ở tuổi TIN Theo kết quả Điều tra GATS tại Việt Nam năm 2010, độ tuổi trung bình HTL hàng ngày ở người trưởng thành trên 15 tuổi là 19,9 tuổi, ở nam giới là 19,8 tuổi, ở nữ giới là 23,6 tuổi [42] Một số kết quả nghiên cứu về thực trạng HTL của TTN tại Việt Nam cho thấy độ tuổi bắt đầu HTL của TTN là khá sớm và đang có xu hướng trẻ hóa Theo Điều tra SAVY I (2003), độ tuổi trung bình khi hút điếu thuốc lá đầu tiên ở TTN là 16,9 tuổi Trong đó, trung bình tuổi bắt đầu HTL ở nam TTN 1a 17
tuổi [1] Hay từ kết quả nghiên cứu của Hoàng Văn Minh và cộng sự (2007), trong nhóm học sinh 13-15 tuổi đã từng hút thuốc, có 17% nam và 30,9% nữ bắt đầu hút
Trang 2417
4.3.4 Xu hướng hút thuốc ở thanh thiếu niên
Dường như tuổi bắt đầu HTL ở TTN tại Việt Nam ngày càng sớm nhưng hiện
nay tỷ lệ HTL ở TTN đang có xu hướng giảm theo thời gian Qua điều tra GYTS tại
Việt Nam qua các năm 2007 và năm 2014 chỉ ra tỷ lệ hiện đang HIL ở TTN giảm
từ 3,3% năm 2007 xuống 2,5% năm 2014 [31], [34] Kết quả của 2 cuộc Điều tra
SAVY I và II cũng chỉ ra tỷ lệ HTL nhóm TTN đã từng HTL cũng có xu hướng
giảm theo thời gian Cụ thé, trong diéu tra SAVY I (năm 2003), có 43,6% TTN trả
lời đã từng hút thuốc nhưng ở điều tra SAVY II (năm 2009) tỷ lệ này giảm xuống gần 40% [46] Không những vậy theo dự báo xu hướng HIL toàn cầu của WHO (2015), tỷ lệ HTL trong nhóm TTN 15-24 tuổi tại Việt Nam sẽ có xu hướng giảm theo thời gian Cụ thể, tỷ lệ này ở năm 2000 là 16,3% và giảm xuống 15,6% ở năm
2010, đến năm 2025 tỷ lệ này sẽ tiếp tục giảm xuống 14,9% [72]
Tuy nhiên, một nghiên cứu thực hiện ở TTN 10-24 tuổi tại Chí Linh trong
khoảng thời gian từ 2006-2013 (kết quả nghiên cứu này được xem như có thể đại
diện cho TTN tại vùng ven đô thị Việt Nam) lại chỉ ra tỷ lệ hiện đang HTL của TTN
tại đây có xu hướng tăng Cụ thể, tỷ lệ hiện đang HTL ở nhóm TTN 10-24 tuổi tăng
từ 11,1% năm 2006 lên 17,6% năm 2013 [22] Điều này cho thấy tỷ lệ HTL của
TTN vẫn là một vắn đề cần được quan tâm tại Việt Nam
44 Một số yếu tố liên quan đến hành vi hút thuốc lá ở thanh thiếu niên (g44
Trong nhóm TTN có sự thay đổi về thể chất và tư duy, tò mò, đầy hồi bão,
ln muốn tìm hiểu và thử thách những cái mới Trong quá trình đi tìm bản sắc cá
nhân, bên cạnh những yếu tố thuộc về cá nhân như (tuổi, giới ) thì các yếu tố gia
đình bạn bè và các yếu tố khác (nhà trường, tính sẵn có của thuốc lá ) cũng ảnh hưởng tới hành vi HTL ở TTN
4.4.1 Yếu tố cá nhân
Những khía cạnh cá nhân bao gồm tuổi, giới, kiến thức, thái độ và niềm tin về tác hại cia HTL va tình trạng thể chất/ sức khỏe tinh than của TTN có thể ảnh
hưởng tới hành vi HTL họ
TRUGNG DAI HOC Y TE CONG CONG
TRUNG TAM THONG TIN THU VIEN
Trang 25
18
4.4.1.1 Tuổi/ nhóm tuổi
Một số nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng tuổi/ nhóm tuổi có liên quan đến hành vi HTL ở TTN [41], [46] [51] Ví dụ, một Điều tra ở TTN 14-25 tuổi tại Việt Nam năm 2009 đã chỉ ra so với nhóm tuổi 15-17 tuổi, nhóm TTN ở nhóm tuổi 22- 25 tuổi có nguy cơ hút thuốc cao gấp 2,81 lần (OR = 2,81; 95%CI = 2,32 — 3,46) va nhóm tuổi 18-21 là 2,83 lần (OR = 2,83; 95%CI = 2,24 - 3,53) [46] Hay kết quả
phân tích đa biến của nghiên cứu tại Mogolia (năm 2003) cho thấy sau khi hiệu
chỉnh cho các yếu tố như tuổi, giới, ảnh hưởng của cha/mẹ, bạn bè so với nhóm
tuổi 11-12, TTN ở nhóm tuổi 16-17 có nguy cơ hút thuốc cao hơn gấp 3,91 lần (OR = 3,91; 95%CI = 1,74 - 8,81), ở nhóm tuổi 15 là 2,90 lần (OR = 2.90; 95%CI = 1,36 ~ 6,2), nhóm tuổi 14 là 1,84 lần (OR = 1,84; 95%CI = 0,85 — 4,00) va nhom tuổi 13
là 1,47 lần (OR = 1,47; 95%CI = 0,65 = 3,29) [52] Diéu nay cho thay TTN ở nhóm
tuổi lớn hơn có nhiều nguy cơ để HTL hơn TTN ở nhóm tuổi ít hơn Bởi TTN ở nhóm tuổi lớn hơn có thời gian “phơi nhiễm” với thuốc lá nhiều hơn qua các công việc và mối quan hệ xã giao, họ cũng có điều kiện kinh tế để chỉ trả cho việc HTL và dễ được xã hội chấp nhận hành vi này
Tuy nhiên một nghiên cứu ở Thái Lan năm 2005 sau khi cũng hiệu chỉnh cho một số yếu tố như trên chỉ ra TTN ở nhóm tuổi 11-12 tuôi có nguy co HTL nhiều
hơn TTN ở các nhóm tuổi 16-17, nhóm tuổi 15, nhóm tuổi 14 và nhóm tuổi 13 [53] Cùng là các nghiên cứu cắt ngang trên đối tượng như nhau với phương pháp nghiên
cứu dựa trên các Điều tra GYTS của mỗi quốc gia nhưng rõ ràng kết quả nghiên
cứu này lại cho thấy TTN ở nhóm tuổi nhỏ hơn có nguy cơ HTL nhiều hơn TTN lớn tuổi hơn Từ đó có thể thấy những hạn chế của phương pháp trong Điều tra GYTS
bởi trong điều tra này, đối tượng là những học sinh trong trường học, trong khi đó ở
ngoài cộng đồng có thể tỷ lệ HTL ở những TTN không đi học hay những TTN văng mặt vào hôm điều tra có tỷ lệ hút thuốc cao hơn nhiều TTN có mặt tại thời điểm
Trang 2619
4.4.].2 Giới
Giới cũng là một trong các yếu tố có liên quan đến hành vi HTL ở TTN [40],
[41] [51] [52] [53] nam TTN có nguy cơ HL cao gap 2,271 — 6,85 lần so với nữ TTN Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Lê Thị Hương và cộng sự (2014) ở TTN nhóm tuổi 13-15 đã chỉ ra con số nguy cơ này còn lớn hơn nhiều, nam TTN có
nguy cơ HTL cao gấp 11,55 lần so với nữ TTN (OR = 11,55; 95%CI = 4,13 - 32,35)
[34] Có thể thấy rằng ở giai đoạn TTN thì sự hình thành và phân biệt về giới khá rõ ràng Nam TTN thường hiếu động, tò mò và thích thử những thứ mới lạ hơn nữ
TTN Do đó cũng là điều dễ hiểu với kết quả trên Hơn nữa, nam TTN có nhiều cơ hội tiếp xúc với thuốc lá hơn nữ TTN qua các mối quan hệ xã giao, công việc Tuy
nhiên, tại một số nước đã phát triển, tỷ lệ HTL ở nữ TTN đã bằng hoặc cao hơn tỷ lệ HTL ở nam TTN và điều này có thể tác động đến tỷ lệ HTL ở một số nước đang phát triển [39], [70] Không những vay, sự thay đổi xu hướng HTL ở nữ giới trưởng
thành cũng là một phần lí do tác động đến sự thay đổi về tỷ lệ HTL ở nữ TTN Một trong những lí do đó là tại một số quốc gia, thuốc lá được xem như biểu tượng của
phong trào “giải phóng” phụ nữ vì thuốc lá vốn từ xưa đến nay được coi là biểu
tượng cho nam giới Đồng thời các chương trình quảng cáo và tiếp thị thuốc lá đang
có sự thay đổi về đối tượng tiếp thị thuốc lá - đối tượng phụ nữ và/ hoặc nữ TTN
[66] [70]
4.4.1.3 Kiến thức, thái độ và niềm tin
Kiến thức thái độ, niềm tin của TTN về tác hại của HTL cũng liên quan đến
hành vi HTL của họ Cụ thể, TTN có kiến thức thấp về tác hại của HTL thì có nguy
co HTL cao gap hon 21 lần so với TTN có kiến thức cao về tác hại của HTL (OR =
21.067: 95%CI = 13.605 - 32.622) và TTN có kiến thức trung bình về tác hại của HTL có nguy cơ HTL cao gấp hơn 5 lần so với TTN có kiến thức cao về tác hại của
HTL (OR = 5,299; 95%CI = 3.475 - 8.081) đó là kết quả của một nghiên cứu ở học
Trang 2720
một điều dễ hiểu bởi ở TTN có kiến thức cao và trung bình về tác hại của HTL, họ
sẽ có nhận thức và chủ động hạn chế hành vi nguy cơ này
Một kết quả nghiên cứu cắt ngang ở lứa tuổi học sinh 13-15 tại Thái Lan năm 2008 đã chỉ ra những TTN có nhận thức được hút thuốc là có hại có khả năng hút thuốc chỉ bằng 0,47 lần so với TTN không nhận thấy HTL có hại (OR= 0,47; 95%CI = 0,33 - 0,66) [53] Theo kết quả điều tra GYTS từ năm 2000-2007 cho thấy
phần lớn TTN nhận thức được rủi ro của HTL nhưng dường như điều đó giúp không giúp họ phòng tránh được hành vi HTL [24] Một số tài liệu cũng đã chỉ ra rằng TTN thường đánh giá thấp khả năng nghiện nicotin, nghĩ răng HTL làm họ người lớn hơn, dễ hòa nhập với bạn bè, làm giảm căng thắng, làm giảm cân [11]
[40], [58]
4.4.2 Yếu tô gia đình
TTN là nhóm tuổi có sự thay đổi về thể chất và tâm lý Họ có xu hướng độc
lập và muốn thẻ hiện bản thân nhưng họ vẫn chịu ảnh hưởng của gia đình Anh/ chị
em và cha mẹ là những người có ảnh hưởng lớn đến xu hướng HTL của TTN [37], [40], [41], [52], [53]
Vi dụ, nghiên cứu ở học sinh trung học tại Trung Quốc năm 2009 chỉ ra TTN sống trong gia đình chỉ có bố hoặc mẹ hút thuốc có nguy cơ HTL cao gấp 1.24 lần
(OR= 1,24; 95%CI = 1,09 — 1,40) va trong gia dinh cd ca bố va me HTL cao gap
2.05 1an (OR = 2,05; 95%CI = 1,33 — 3,15) so voi TIN sống trong gia đình không
có ai HTL [74] Hay tại Việt Nam trong nghiên cứu của Lê Cự Linh năm 2006-
2007 khi hỏi về tình trạng HTL của các thành viên khác trong gia đình, 62% vị thành niên/ thanh niên cho biết những thành viên khác trong gia đình họ có HTL Có 47.4% cho biết bố họ có HTL, 9,6% có anh em trai có HTL [3]
Điều này cho thấy số lượng thành viên trong gia đình HTL có ảnh hưởng nhiều đến hành vi HTL ở TTN Càng có nhiều thành viên trong gia đình HTL, TTN
càng có nhiều nguy cơ HTL Lí đo để giải thích là do nếu có nhiều thành viên trong
Trang 28¿1
nguy cơ này mặt khác họ cũng có nhiều cơ hội hơn dé tiép xúc với thuốc lá khiến họ to mo va thir nghiém HTL
Trong gia đình, cha mẹ được xem là yêu tố có sự ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới hành vi HTL ở TTN Theo một kết quả nghiên cứu của Gilman và cộng sự (2004)
cho thấy vị thành niên có cha mẹ là những người hút thuốc có nguy cơ hút thuốc cao gấp 2,81 lần so với những vị thành niên có cha mẹ là người không hút thuốc
(OR= 2,81; 95%CI = 1,78 - 4.41) [27] Khả năng hút thuốc của TTN tăng lên với
thời gian phơi nhiễm với thuốc lá và số lượng thuốc lá của bố mẹ Những ảnh
hưởng của việc hút thuốc của cha mẹ vào con cái khác biệt theo giới tính (những người con trai có cha HTL thường có nguy cơ HTL hơn những người con gái có cha
HTL), hut thuốc của cha mẹ cũng ảnh hưởng đến việc hút điều thuốc đầu tiên của
TTN [27]
Tóm lại hành vi HTL của cha mẹ và các thành viên khác có ảnh hưởng nhiều đến hành vi HTL ở TTN đặc biệt là nam TTN Điều này có thể được lí giải là do cha/mẹ thường là hình mẫu trong mắt TTN nên các thái độ/ hành vi HTL của cha/mẹ ảnh hưởng nhiều đến hành vi HTL của TTN và cũng có một lí do khác đó là thực tế cha/ mẹ hoặc một số thành viên khác thường có thói quen nhờ trẻ đi mua/
lấy hộ thuốc lá khi cần do vậy trẻ có nhiều cơ hội tiếp cận với thuốc lá Tuy nhiên,
điều này có vẻ đường như không đúng với nữ TTN, họ cũng sống trong cùng một
môi trường như nam TTN nhưng họ lại ít bị ảnh hưởng bởi tại một số nước như
Việt Nam, truyền thống văn hóa/ chuẩn mực xã hội không chấp nhận hành vi nữ
TIN HTL
4.4.3 Yếu tố bạn bè
Không chỉ ảnh hưởng bởi thái độ/ hành vi HTL của cha/mẹ mà TTN còn bị
ảnh hưởng nhiều bởi thái độ/ hành vi HTL của bạn bè [37] [50] [51] [52] [53] Ở
tuổi TTN, giao tiếp với bạn bè và sự phát triển của tình bạn có giá trị rất lớn Mọi
suy nghĩ, nhận thức hay hành vi của bạn bè ảnh hưởng nhiều đến hành vi HTL ở
Trang 2922
Theo Shafquat Rozi và cộng sự (2005), những học sinh có bạn bè là những
người HTL có khả năng hút thuốc gấp 4.8 lần so với những học sinh có người bạn
bè là những người không hút thuốc (OR = 4.8; 95%CI = 3,1 — 7,4) [50] Ty 1é nhom
học sinh có bạn thân HT cao gấp 10,3 lần so với nhóm học sinh có bạn thân không
HTL (OR= 10,3; 95%CI = 4,7 - 22,5) là kết quả thu được của nghiên cứu HTL ở
nhóm tuổi 13-15 tại 4 tỉnh thành tại Việt Nam năm 2007 [7] Không những vậy, số lượng bạn bè HTL cũng ảnh hưởng tới hành vi HTL ở TTN Một số nghiên cứu đã chỉ ra TTN có tất cả bạn bè đều HTL có nguy cơ HTL cao hơn rất nhiều so với TTN
không có hoặc chỉ có một vài bạn bè HTL [51], [52] Điều này cho thấy ở lứa tuôi
TTN, họ thường chịu áp lực nhóm rất lớn và có xu hướng làm theo áp lực nhóm để
chứng tỏ bản thân
4.4.4 Một số yếu tố khác
Một số yếu tố khác như quảng cáo/ tiếp thị thuốc lá, chiến dịch truyền thông/
cảnh báo sức khỏe ¡n trên vỏ bao thuốc lá, tính sẵn có của thuốc lá, chính sách cắm HTL nơi công cộng/ hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá trong trường học/ khó
khăn khi bỏ thuốc cũng ảnh hưởng tới HTL ở TTN
4.4.4.1 Quảng cáo/ tiếp thị thuốc lá
Tiếp xúc với các quảng cáo thuốc lá là yếu tố thúc đây TTN bắt đầu HTL Các
TTN thường xuyên gặp phải các quảng cáo thuốc lá có nhiều nguy cơ hút thuốc hơn so với những người không nhìn thấy các quảng cáo đó [10], [38] Hon 9 trong 10
học sinh 13-15 tuổi tại Indonesia (92,9%) đã nhìn thấy rất nhiều quảng cáo cho
thuốc lá trên các biển quảng cáo trong tháng vừa qua và hơn 8 trong 10 học sinh
(82,8%) đã nhìn thấy rất nhiều quảng cáo cho thuốc lá trên báo chí hoặc trên các tạp
chí [8] Tại Việt Nam, ba địa điểm là quán Internet (22.1%), các cửa hàng (19,2%) và các sự kiện xã hội (11,5%) là những nơi mà học sinh tuổi từ 13-15 thường xuyên
được tiếp xúc với quảng cáo và tiếp thị thuốc lá [56] Một kết quả nghiên cứu khác tại Việt Nam (2007) đã chỉ ra tỷ lệ hút thuốc của những học sinh 13-15 tuổi nhìn
thấy quảng cáo thuốc lá trên báo hoặc tạp chí cao hơn so với nhóm học sinh không
Trang 3023
qua Điều tra GYTS tại Thái Lan, Việt Nam, Campuchia cũng cho thay có một tỷ lệ
lớn TTN nhìn thấy các quảng cáo về sản phẩm thuốc lá đặc biệt trên báo hoặc tạp
chí trong 30 ngày qua [14] [15] [19]:
Các công ty thuốc lá thường coi TTN là những khách hàng tiềm năng, họ tìm mọi cách để tấn công vào những đối tượng này nhằm tạo nhiều lợi nhuận trong tương lai [33] [70] Tại Việt Nam qua quan sát vi phạm các lệnh cấm quảng cáo và khuyến mãi thuốc lá tại các điểm bán hàng tại 10 tỉnh thành trong bốn vòng khảo sát (năm 2009, năm 2010, năm 2011 và năm 2015) cho thấy tỷ lệ vi phạm các lệnh cấm quảng cáo thuốc lá tăng lên trong khi các vi phạm lệnh cắm tiếp thị và hiển thị hình
ảnh thuốc lá giảm qua thời gian [36] Điều đó cho thấy, mặc dù đã có lệnh cấm
quảng cáo và tiếp thị thuốc lá nhưng không có nghĩa các công ty quảng cáo dừng
các quảng cáo thuốc lá và tiếp thị sản phẩm của họ, họ sẽ tìm mọi cách để lách luật
và quảng bá sản phẩm của họ Hơn nữa hầu hết TTN bắt đầu HTL ở lứa tuổi TTN
có đặc điểm là nhanh chóng nghiện và khó bỏ thuốc [29] [57] [60]
Tuy nhiên một nghiên cứu tại Bangladesh năm 2008 cho thấy có khoảng 85% học sinh trung học cơ sở cho biết họ không chịu ảnh hưởng bởi các quảng cáo thuốc
lá nhưng trên thực tế vẫn không thể bỏ qua hiệu quả của những quảng cáo về thuốc
lá với TTN [40]
4.4.4.2 Phuong tién thong tin dai chúng/ cảnh báo sức khỏe in trên vỏ bao thuốc lá
Các chiến dịch truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng đã được
chứng minh là có hiệu quả với tình trạng HTL ở TTN Kết quả của GATS chỉ ra tỷ lệ người trưởng thành nhớ được các thông tin có hại về HTL qua các thông tin đại
chúng như tivi, báo/ tạp chí, biển quảng cáo là khá cao [68] Ví dụ, tại Mexico
(2009), tỷ lệ người trưởng thành nhớ được các thông tin có hại về thuốc lá qua tivi là 80,3%, qua báo/ tạp chí là 44,9% và qua biển quảng cáo là 30,7% Các tỷ lệ trên
Trang 3124
hanh vi HTL 6 TIN da được chỉ ra ở nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hương và
cộng sự (năm 2014) [45]
Không những vậy, hiệu quả từ các cảnh báo sức khỏe ¡n trên vỏ bao cũng có
ảnh hưởng tới nhận thức và hành vi HTL ở TTN [28] Tại Việt Nam, một số nghiên
cứu đã chỉ ra các cảnh báo sức khỏe ¡n trên vỏ bao là kênh quan trọng có tác động
đến nhận thức về tác hại thuốc lá cho cả người hút thuốc và không người HTL, tăng
ý định bỏ hút thuốc ở người sử dụng và ngăn chặn hành vi bắt đầu HTL [30], [32]
Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng gợi ý rằng, các hình ảnh đe dọa liên quan đến tác hại của thuốc lá có thể sẽ có tác động đến việc TTN dự định thay đổi hành vi
HTL ở TTN [75] Điều đó cho thấy việc thiết kế các thông điệp phòng chống tác hại
thuốc lá phù hợp với TTN là rất quan trọng 4.4.4.3 Tính sẵn có của các sản phẩm thuốc lá
Tiếp cận với các sản phẩm thuốc lá dễ dàng giá thuốc lá rẻ cũng là một trong
những yếu tố nguy cơ của HTL ở TTN Tại Việt Nam, trong nghiên cứu ở học sinh các lớp 8-10 dựa trên kết quả Điều tra GYTS tại Việt Nam năm 2014 cho thây có
khoảng 15% học sinh là người hiện đang hút thuốc ở nhà, và họ có thể dễ dàng mua
thuốc lá từ các cửa hàng (63,2%), hoặc người khác (27,8%), hoặc bán hàng rong
(9%) Đáng chú ý, hơn 85% tré em tra lời răng họ không từ chối vì tuổi tác của họ
-[35] Các kết quả Điều tra GYTS tại Thái Lan, Philippines, Campuchia đều cho thấy
TTN dễ dàng mua thuốc lá ở các cửa hàng và phần lớn họ không bị chủ cửa hàng từ
chối bán thuốc bởi tuổi của họ [14], [15], [16] Điều này phản ảnh việc thực thi các
quy định/ luật phòng chống tác hại thuốc lá đã không thành công tại một số quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng
Việt Nam là một trong những nước có thuế thuốc lá thấp so với các nước trong khu vực và các nước phát triển trên thế giới Hầu như giá của các sản phẩm thuốc lá
tại Việt Nam không tăng kể từ năm 1996 cho đến năm 2006 [47] Tăng thuế thuốc lá là một biện pháp hiệu quả giảm tỷ lệ HTL tại Việt Nam và các nước trên thế giới
Giá sản phâm thuốc lá cao có thể cản trở các cá nhân muốn bắt đầu HTL, thay đổi
Trang 3225
ảnh bởi tăng giá thuốc lá hơn so với những người trưởng thành và những n8ười giàu
[47]
4.4.4.4 Chính sách cắm hút thuốc lá ở nơi công cộng, các hoạt động phòng chống
tác hại thuốc lá trong trường học và những khó khăn khi bỏ thuốc
Nhận thức được tác hại của thuốc lá tới sức khỏe con người nói riêng và kinh
tế - xã hội nói chung, Việt Nam và các nước trên thế giới đã có nhiều quy định/ luật pháp nhằm hạn chế tỷ lệ hút thuốc ở người trưởng thành nói chung và TTN nói
riêng Trong đó phải kể đến các quy định nhằm hướng tới môi trường không khói thuốc Các chính sách cắm HTL tại nơi công cộng đã được chỉ ra là có tác động tích
cực đến tỷ lệ HTL ở TTN Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ HTL trong TTN đã được giảm đáng kể
nhờ việc triển khai chính sách cam HTL ở nơi làm việc, trường học, các khu vực
công cộng bao gồm cả quán bar và nhà hàng [21].Theo kết quả của nghiên cứu cắt
ngang của Wakefield (2000) đã kết luận rằng nếu có các chính sách hạn chế hút thuốc lá tại trường học và nơi công cộng có ý nghĩa trong việc giảm nguy cơ hút
thuốc ở TTN [63] Tại Việt Nam, vấn đề cắm HTL tại nơi công cộng đã được de
cập trong quyết định 1315/QÐ - TTg của Thủ tướng chính phủ, quyết định quy định
từ ngày 1 tháng 1 năm 2010 đã nghiêm cắm HTL 6 rat nhiéu noi, trong đó có những
nơi như lớp học, nhà trẻ, các cơ sở y tế, nơi làm việc trong nhà, nơi có nguy cơ cháy
nổ cao và trên các phương tiện giao thông công cộng Những người HTL chỉ được
phép hút thuốc tại khu vực dành riêng cho người HTL; những nơi dành riêng cho
người HTL cần có thông khí riêng biệt [2]
Tóm lại, chính sách trên nhằm giảm việc phơi nhiễm với khói thuốc lá ở TTN
giúp TTN không có môi trường để thúc đây hành vi HTL của mình Tuy nhiên trên
thực tế, việc thực hiện quy định HTL ở những nơi công cộng còn nhiều khó khăn Tại một số nước như Việt Nam, theo Điều tra GATS (2010), tỷ lệ bắt gặp người
HTL ở các cơ quan Nhà nước, trên các phương tiện công cộng, cơ sở y tế và trường
học lần lượt là 38,7% 34.4% và 22.3% Mặc dù tỷ lệ ủng hộ luật cam HTL ở những
nơi công cộng rất cao: 97,9% ở các cơ sở y tế, 05,3% ở trên những phương tiện giao
Trang 3326
nhỏ với chiến dịch truyền thông y tế công cộng trong tương lai trong việc hướng tới
môi trường không khói thuốc Nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò của các chính sách này bởi ít nhiều nó cũng có sự tác động đến nhận thức của TTN về hành vi HTL ở nơi công cộng [44]
Các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá trong trường học cũng góp phần
vào việc HTL ở TTN Một kết quả nghiên cứu của Lê Thị Hương và cộng sự
(2014[34]) 6 TTN 13-15 tudi tai Việt Nam đã chỉ ra ở những TTN nhìn thấy hành vi
HTL diễn ra hàng ngày tại trường học có nguy cơ HT cao gấp 3.11 so với những
TTN khong nhin thay hanh vi nay (OR = 3,11; 95%CI = 1,02 - 9,54) Mot két qua
nghiên cứu khác ở học sinh trung hoc co sé tai Bangladesh nam 2008 da chi ra TIN
nhìn thấy giáo viên HTL tại trường học có nguy cơ HTL cao gấp 2.141 so với TTN không nhìn thấy giáo viên HTL tại trường học (OR = 2,141; 95%CI = 1,525 — 3,006) [40] Điều này có thể được giải thích là bởi giáo viên cũng được TTN coi
như hình mẫu nên khi nhìn thấy giáo viên hút thuốc, TTN có xu hướng chấp nhận
hành vi nguy cơ này Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận vai trò của trường học
trong phòng chồng tác hại thuốc lá bởi trường học có vai trò rất lớn trong việc cung
cấp kiến thức về tác hại của thuốc lá cho học sinh Theo kết quả GYTS tỷ lệ học
sinh nhớ được các bài giảng về tác hại của thuốc lá cũng khá cao, tại Việt Nam
(2007) tỷ lệ đó là 73,3%, Thái Lan (2009) là 59,6% [14], [19]
Khó khăn trong việc bỏ thuốc lá cũng là yếu tố tác động đến hành vi HTL của
TTN bởi nhiều TTN khi HTL chỉ nghĩ rằng thử hút và đánh giá thấp khả năng
nghiện nicotin Kết quả từ điều tra GYTS tại Thái Lan (2009) và Việt Nam (2007)
chỉ ra có tới 75.5 % học sinh ở Thái Lan và 75,4% học sinh Việt Nam muốn dừng
hút thuốc Có tới 86,9% học sinh ở Thái Lan và 79,7% học sinh ở Việt Nam thử bỏ
Trang 3427 Bang 4.4 Bang tong hợp một số yếu tố liên quan đến hành vi HTL của TTN
Yếu tô liên quan Nguy cơ tương doi
Yếu tô cá nhân
Kiến thức về tác hại của thuốc lá 5 - 21,067
Giới 2,271 — 6,85
Tudi/nhom tudi LA7— 381
Yêu tô gia đình Cả bố và mẹ hút thuốc 1,15—2,05 Chỉ có bố hoặc mẹ hút thuốc 1,24 — 1,62 Yêu tô bạn bè Nhiều hoặc tất cả bạn hút thuốc 26,Y — 33,3 Một vài bạn hút thuốc 4,49 — 9,0 Một số yếu tô khác
Quảng cáo và tiếp thị thuốc lá 21
Hoạt động phòng chống thuốc lá trong trường học 2,141 —3,11
Trang 355 5.1 %2 28 KẾT LUẬN
Thông qua tổng quan 75 tài liệu thu được cho thấy một số kết quả nổi bật sau:
Thực trang hit thuắc lá ở thanh thiếu niên trên thế giới
Ty lé TTN hut thuốc trên thế giới: có hơn 1 tỷ người trên toàn cầu từ 15 tuổi trở lên HTL và ít nhất là 1 trong 10 trẻ TTN (13-15 tuổi) sử dụng thuốc lá, mặc dù có những khu vực mà con số này cao hơn rất nhiều Khu vực các nước Tây Thái Bình Dương vẫn là khu vực có tỷ lệ nam trưởng thành trên 15 tudi
HTL cao nhất Không những vậy, khu vực nay va Chau Âu cũng là những khu vực có tỷ lệ nam TTN 13-15 tuổi HTL cao hơn so với nam TTN ở khu vực khác Tỷ lệ HTL của nữ giới trưởng thành trên 15 tuổi và nữ TTN 13-15 tuổi ở
Châu Âu và châu Mỹ cao hơn so với các khu vực khác; tỷ lệ HTL của TTN
tăng dần theo nhóm tuổi; tỷ lệ nam TTN HTL nhiều hơn nữ TTN
Loại thuốc TTN sử dụng: Các sản phẩm thuốc lá khác có tỷ lệ TTN sử dụng nhiều hơn so với thuốc lá điếu Tại các khu vực Châu Phi và Đông Nam Á, các
sản phẩm thuốc lá khác được TTN sử dụng nhiều hơn thuốc lá điều Điều này trái ngược với một số nước ở Châu Âu và Châu Mỹ, thuốc lá điều được TTN sử dụng nhiều hơn các sản phâm thuốc lá khác
Tuổi bắt đầu HTL: Độ tuôi bắt đầu HTL ở TTN là khá sớm
Xu hướng HTL của TTN: Xu hướng HTL ở TTN có xu hướng giảm theo thời gian
Thực trạng hút thuốc lá ở thanh thiếu niên tại Việt Nam
Ty lé TTN hut thuoc tai Viét Nam: Khang 100.800 nam TTN va khoang 19.300 nữ TTN HTL mỗi ngày; TTN sống ở những khu vực địa lý khác nhau có tỷ lệ
HTL khác nhau; tỷ lệ HTL tăng dần theo nhóm tuổi TTN; tỷ lệ HTL ở nam
TTN van phé biến hơn nữ TTN
Loại thuốc TTN sử dụng: Thuốc lá và thuốc lào vẫn là 2 loại thuốc được sử dụng phổ biến tại Việt Nam trong đó thuốc lá phổ biến hơn thuốc lào
Tuổi bắt đều HTL: Tuôi bắt đầu HTL của TTN tại Việt Nam dường như có xu
Trang 36a
5.4
29
Xu hướng HTL của TTN: Xu hướng HTL ở TTN giảm theo thời gian Một số yếu tô liên quan đến hành vi hút thuốc lá ở thanh thiếu niên
Các yếu tố cá nhân (tuổi, giới, kiến thức, thái độ và niềm tin ve tác hại của HTL) là những yếu tố có liên quan đến hành vi HTL ở TTN
Yếu tố gia đình có mối liên quan tới hành vi HTL của TTN trong đó phải kể
đến ảnh hưởng mạnh mẽ từ thái độ/ hành vi HTL của cha mẹ tới TTN
Bạn bè cũng có tác động/ ảnh hưởng tới hành vi HTL của TTN
Ngoài ra cũng phải kể đến một số yếu tố khác như: quảng cáo/ tiếp thị thuốc
lá, phương tiện thông tin đại chúng/ cảnh báo sức khỏe ¡n trên vỏ bao, tính sẵn
có của thuốc lá, chính sách cấm HTL nơi công cộng/ các hoạt động phòng
chống tác hại thuốc lá trong trường học/ khó khăn khi bỏ thuốc cũng là những
yếu tô được chỉ ra là có liên quan dén hanh vi HTL 6 TIN
Han chế của tổng quan
Tổng quan vẫn còn một số hạn chế sau:
Mức độ bao phủ của các nghiên cứu được dùng làm tông quan vẫn còn hạn
chế về đối tượng Mặc dù đối tượng nghiên cứu là lứa tuổi TTN 10-24 tuổi nhưng các kết quả trong nghiên cứu chủ yếu đề cập đến nhóm tudi 13-24 tuổi Trong bai có một số tài liệu sử dụng kết quả điều tra của người trưởng thành
trên 15 tuổi vì trong đó có bao gồm nhóm TTN tuổi từ 15-24 tuổi
Có 6 nghiên cứu về mối liên quan tới hành vi HTL tìm được trong tổng quan là các nghiên cứu cắt ngang có độ mạnh bằng chứng là thấp
Bài viết chỉ mới hệ thống hóa được thực trạng HTL chủ động ở TTN chứ chưa đề cập đến thực trạng HTL thụ động ở TTN
Bài viết chưa đề cập tới tác động của luật/chính sách để giải thích lí do tại sao
xu hướng HTL của TTN hiện nay đang giảm
Thời gian làm tổng quan tương đối ngắn và khả năng tìm kiếm thông tin của sinh viên có hạn nên sinh viên để tên đề tài và mục tiêu khá rộng Hơn nữa,
sinh viên có thể chưa tìm và tiếp cận được hết những tài liệu phù hợp/ có giá
Trang 376
30
KHUYEN NGHI
Mặc dù mối liên quan của một số yếu tố đến hành vi HTL đã được xác định
tương đối rõ qua một số nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam, nhưng các nghiên cứu này là nghiên cứu cắt ngang do vậy độ mạnh của các bằng chứng
về mối liên quan là thấp, việc phân tích sâu lí do tại sao một số yếu tố liên
quan trên lại ảnh hưởng đến hành vi HTL của TTN vẫn chưa được giải thích rõ ràng Do vậy, cần có thêm những nghiên cứu sâu hơn về lí do tại một số yếu tố đó lại ảnh hưởng tới hành vi HTL của TTN Hơn nữa, nếu có các tong quan về luật/ chính sách phòng chống tác tại thuốc lá thì việc cung cấp các bằng
chứng nhằm lí giải về thực trạng HTL của TTN diễn biến như hiện nay là một việc cần thiết Biết rõ những thông tin này giúp các nhà y tẾ công cộng xây dựng và triển khai các chiến dịch truyền thông nhằm ngăn chặn và phòng ngừa
sự gia tăng số người HTL trong độ tuổi TTN nói riêng và người trưởng thành
nói chung
Hành vi HTL của TTN chịu ảnh hưởng nhiều từ hành vi HTI của cha mẹ
Chính vì vậy, các bậc phụ huynh nên tránh HTL trước mat con em mình nhằm
giúp các em không có môi trường thuận lợi để phơi nhiễm với thuốc lá
HTL 1a hành vi chịu ảnh hưởng/ tác động từ các yếu tố khác như: bạn bè, yếu
tố khác (chính sách cam HTL noi cong cộng, hoạt động phòng chống thuốc lá trong trường học ) do vậy, để TTN ít có môi trường thúc day hanh vi HTL can tiép tuc tuyén truyền tác hại của thuốc lá với sức khỏe TTN nói riêng và
con người nói chung qua các chiến dịch truyền thông đồng thời đây mạnh việc
Trang 3831
TAI LIEU THAM KHAO Tiếng Việt
iL Bo Y té va cdc cong su (2006), Diéu tra Quoc Gia Vi Thanh Nién va Thanh
niên Việt Nam Hà Nội 2006
2 Hội Y Tế Công Cộng (2010), Tang cwdng hiéu quả thực thi quyết định
1315/OD-TTg ngày 21/8/2009, truy cập ngày tại trang
a Lê Cự Linh và các cộng sự (2009), "Thực trạng sức khỏe thanh thiếu niên
huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương: Các kết quả sơ bộ từ dự án nghiên cứu dọc tại Chililab", Tạp chỉ y tế công cộng 10
4 Lỗ Việt Phương (2009), "Một số yếu tố tác động đến mức độ hút thuốc của
nam vị thành niên và thanh niên”, Nghiên cứu Gia đình và Giới 2, tr 73-84
5 Luật Phòng chống tác hại Thuốc lá, Quốc Hội, Luật số 09/2012/QH13, Nước
Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2012), chủ biên, Quốc Hội
6 Lương Ngọc Khuê và Hoàng Văn Minh (2011), "Nghiên cứu tần suất và mức
độ hút thuốc lá ở người Việt Nam”, Y học TP Hồ Chí Minh 15(2)
1 Phan Thị Hải và Hoàng Văn Minh (2009), "Nghiên cứu thực trạng HTL
trong học sinh từ 13-15 tuổi tại 4 thành phố Việt Nam, 2007”, Tạp chi
Nghiên cứu Y học 65(6) tr 85-89
Tiếng Anh
8 Aditama TY1 va cdc céng su (2008), "Linking Global Youth Tobacco
Survey (GYTS) data to the WHO Framework Convention on Tobacco
Trang 3910 PS £2 15 14 LS; 16 re; 18 19 SZ
Bandason T va Rusakaniko S (2010), "Prevalence and associated factors of smoking among secondary school students in Harare Zimbabwe", Tobacco
Induced Diseases 8
Botvin G J và các cộng sự (1993), "Smoking behavior of adolescents exposed to cigarette advertising", Public Health Reports 108, tr 217-224 CDC (2004), Youth Tobacco Cessation: A Guide for Making Informed
Decisions Atlanta
CDC (2006), "Use of Cigarettes and Other Tobacco Products Among
Students Aged 13 15 Years - Worldwide, 1999 2005", MMWR Morb Mortal Wkly Rep 55(20), tr 553-556
CDC (2008), Global Youth Tobacco Survey: Part 3
CDC (2009), Thailand (ages 13-15): Global Youth Tobacco Survey 2009
CDC (2011), Campuchia’s Global Youth Tobacco Survey Fact sheet
CDC (2011), Philippines (ages 13-15) Global Youth Tobacco Survey 2011
CDC (2013), "Electronic cigarette use among middle and high school students—United States, 2011-2012", MMWR Morb Mortal Wkly Rep 62, tr 729-30
CDC (2016), "Tobacco Use Among Middle and High School Students—
United States, 2011-2015", Morbidity and Mortality Weekly Report, 2016 65(14), tr 361-7
Centers for Disease Control and Prevention va World Health Organization
Trang 4020 21 ae: đổi 24 io 26 33
Centers For Population Health Impact (2013), Tobacco use in Canada:
Pattern and trends 2015 editions
Chung-won Lee va Jennifer Kahende (2007), "Factors Associated With Successful Smoking Cessation in the United States, 2000", Am J Public
Health 97(8), tr 1503-1509
Duong Minh Duc và các cộng sự (2016), "Changes in Co-Occurrence of Smoking and Harmful Drinking among Youth: a Study from the Chi Linh
Demographic - Epidemiological Surveillance System in Vietnam, 2006-
2013", Asia Pac J Public Health 17, tr 55-63
Elfassy T1, Yi SS1 va Kansagra SM] (2015), "Trends in cigarette, cigar, and smokeless tobacco use among NewYork City public high school youth
smokers, 2001-2013", Prev Med Rep 2, tr 488-491
"Global Youth Tobacco Surveillance, 2000-2007 MMWR Morb Mortal
Wkly Rep" (2008), MMWR Morb Mortal Wkly Rep.CDC Surveill Summ.2008 57, tr 1-21
Goverment of Canada (2012-2013), Summary of results of the Youth
Smoking Survey 2012-2013, truy cép ngay 24/04/2016, tai trang web http://healthycanadians.gc.ca/publications/healthy-living-vie-saine/youth-
smoking-survey-20 13-enquete-jeunes-tabagisme/index-eng.php
Goverment of Canada (2012-2013), Youth Smoking Survey 2012-2013 - Supplementary Tabies, truy cập ngày 31/5/2016, tai trang web
http://healthycanadians.gc.ca/publications/healthy-living-vie-saine/youth-
smoking-survey-tables-20 12-20 13-tableaux-enquete-jeunes-