1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Luận văn thạc sĩ thực trạng bỏ trị và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân điều trị methadone tại 7 tỉnh, thành phố việt nam năm 2015 2016

110 342 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 5,4 MB

Nội dung

Tại New York, bác sỹ Marie Nyswander và Vincent Dole tìm thuốc điều trị cho những người nghiện Heroin vào năm 1964, họ phát hiện ra Methadone giúp người bệnh của họ ngừng sử dụng Heroin

Trang 1

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Các khái niệm 3

1.1.1 Khái niệm về chất ma túy, các chất dạng thuốc phiện và methadone 3

1.1.2 Chương trình điều trị thay thế các CDTP bằng Methadone: 4

1.2 Tình hình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng chất thay thế Methadone trên thế giới và tại Việt Nam 7

1.2.1 Tình hình điều trị Methadone trên thế giới 7

1.2.2 Tình hình điều trị Methadone tại Việt Nam 11

1.3 Một số vấn đề liên quan đến điều trị Methadone 13

1.3.1 Định nghĩa bệnh nhân bỏ trị và bệnh nhân ra khỏi chương trình 13

1.3.2 Định nghĩa về không tuân thủ điều trị Methadone 13

1.3.3 Tầm quan trọng của tuân thủ điều trị Methadone 14

1.4 Tình hình không tuân thủ điều trị, bỏ trị và các yếu tố ảnh liên quan đến bỏ trị Methadone 14

1.4.1 Tình hình không tuân thủ điều trị và bỏ trị Methadone trên thế giới và Việt Nam 14

1.4.2 Các yếu tố liên quan đến bỏ trị ở bệnh nhân Methadone 15

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

2.1 Đối tượng nghiên cứu 21

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 21

2.3 Thiết kế nghiên cứu 22

2.4 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 23

2.5 Các biến số nghiên cứu 24

Trang 2

2.6 Phương pháp thu thập số liệu của nghiên cứu gốc 30

2.7 Xử lý và phân tích số liệu 32

2.8 Đạo đức trong nghiên cứu 32

2.9 Hạn chế của nghiên cứu 35

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36

3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 36

3.2 Thực trạng bỏ trị của các bệnh nhân tham gia điều trị Methadone tại 7 tỉnh, thành phố năm 2015 – 2016 43

3.3 Một số yếu tố liên quan đến bỏ trị Methadone của bệnh nhân tại 7 tỉnh, thành phố năm 2015 - 2016 47

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 59

4.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 59

4.2 Thực trạng bỏ trị của bệnh nhân điều trị Methadone tại 7 tỉnh, thành phố 63

4.3 Một số yếu tố liên quan đến bỏ trị của bệnh nhân điều trị Methadone tại 7 tỉnh, thành phố 64

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN 69

5.1 Thực trạng bỏ trị của bệnh nhân điều trị Methadone tại 7 tỉnh, thành phố 69

5.2 Một số yếu tố liên quan đến bỏ trị Methadone của bệnh nhân tại 7 tỉnh, thành phố 69

5.3 Một số kết luận khác 71

KIẾN NGHỊ 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

PHỤ LỤC 81

Phụ lục 1: Bộ công cụ thu thập số liệu những người đang điều trị methadone 81

Phụ lục 2: Bộ công cụ thu thập số liệu những người bỏ trị methadone 90

Phụ lục 3: Thông tư số 38/2014/TTLT-BYT-BTC 99

Phụ lục 4: Chấp thuận của hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học trường Đại học Y tế công cộng 103

Trang 3

Phụ lục 5: Đơn xin sử dụng số liệu 104

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 1: Tình hình bỏ trị Methadone trên thế giới và tại Việt Nam 15

Bảng 2 1: Địa bàn nghiên cứu 22

Bảng 2 2: Cỡ mẫu nghiên cứu theo tỉnh, thành phố 23

Bảng 2 3: Biến số nghiên cứu, loại biến và phương pháp thu thập 24

Bảng 3 1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tỉnh, thành phố 36

Bảng 3 2: Tuổi và nhóm của đối tượng nghiên cứu 37

Bảng 3 3: Giới tính của đối tượng nghiên cứu 38

Bảng 3 4: Tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu 38

Bảng 3 5: Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu 39

Bảng 3 6: Nghề nghiệm của đối tượng nghiên cứu 40

Bảng 3 7: Công việc sau điều trị Methadone của đối tượng nghiên cứu 41

Bảng 3 8: Lý do dẫn đến thay đổi công việc so với 1 năm trước 42

Bảng 3 9: Tình trạng sức khỏe trong 1 năm qua của đối tượng nghiên cứu 42

Bảng 3 10: Tỷ lệ bỏ trị trong 12 tháng theo tỉnh, thành phố 44

Bảng 3 11: Cơ sở điều trị Methadone có tỷ lệ khách hàng duy trì đạt 100% 45

Bảng 3 12: Tỷ lệ bỏ trị trong 12 tháng theo cơ sở điều trị Methadone 45

Bảng 3 13: Mối liên quan giữa địa bàn nghiên cứu và bỏ trị 47

Bảng 3 14: Mối liên quan giữa giới tính và bỏ trị 48

Bảng 3 15: Mối liên quan giữa trình độ học vấn và bỏ trị 49

Bảng 3 16: Mối liên quan giữa thu phí và bỏ trị 50

Bảng 3 17: Phân bố nguồn tiền chi trả điều trị Methadone của bệnh nhân 50

Trang 5

Bảng 3 18: Mối liên quan giữa người nhà bắt điều trị và bỏ trị 52 Bảng 3 19: Mối liên quan giữa việc nhận được hỗ trợ chính quyền địa phương hay

tổ chức xã hội và bỏ trị 53 Bảng 3 20: Mối liên quan giữa tình trạng bị bắt tạm giam hoặc bị bỏ tù và bỏ trị 54 Bảng 3 21: Lý do chính dẫn đến ngừng điều trị Methadone tại phòng khám của nhóm bệnh nhân bỏ trị 55 Bảng 3 22: Nhận định về điều trị Methadone của nhóm bệnh nhân bỏ trị 56 Bảng 3 23: Lý do dẫn đến ngừng điều trị Methadone của bạn bè, người thân nhóm bệnh nhân đang duy trì điều trị 57

Trang 6

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 1: Số người bệnh và số cơ sở điều trị Methadone tại Việt Nam [3] 12

Hình 1 2: Khung lý thuyết về các yếu tố liên quan đến bỏ trị của nghiên cứu 20

Hình 3 1: Tuổi của đối tượng nghiên cứu 37

Hình 3 2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn 39

Hình 3 3: Công việc so với 1 năm trước của đối tượng nghiên cứu 41

Hình 3 4: Tỷ lệ bỏ trị và duy trì điều trị của đối tượng nghiên cứu 43

Hình 3 5: Tỷ lệ bỏ trị trong 12 tháng theo tỉnh, thành phố 44

Hình 3 6: Tỷ lệ bỏ trị trong 12 tháng theo giới tính 48

Hình 3 7: Tỷ lệ bỏ trị trong 12 tháng theo trình độ học vấn 49

Hình 3 8: Nguồn tiền thanh toán điều trị Methadone của bệnh nhân 51

Hình 3 9: Tỷ lệ bỏ trị trong 12 tháng ở bệnh nhân bị người nhà ép buộc điều trị và bệnh nhân tự nguyện điều trị 52

Hình 3 10: Tỷ lệ bỏ trị trong 12 tháng ở bệnh nhân bị bắt tạm giam hoặc đi tù và bệnh nhân không bị bắt tạm giam hoặc đi tù 54

Trang 7

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong nhiều năm qua, công tác phòng, chống ma túy cũng như phòng, chống HIV/AIDS đã có nhiều nỗ lực và đạt được những kết quả đáng ghi nhận Tuy nhiên, công tác điều trị nghiện và dự phòng tái nghiện ma túy vẫn luôn là thách thức lớn đối với nhiều quốc gia Tiến bộ khoa học đã giải thích được cơ chế của nghiện ma túy là một bệnh não bộ mãn tính, cần thiết được điều trị lâu dài Biện pháp điều trị nghiện được nhiều nước áp dụng đó là điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện (CDTP) bằng Methadone

Điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone là một điều trị lâu dài, có kiểm soát, giá thành rẻ, được sử dụng theo đường uống, dưới dạng siro nên có thể

dự phòng các bệnh lây truyền qua đường máu như HIV, viêm gan B, C, đồng thời giúp người bệnh phục hồi chức năng tâm lý, xã hội, tái hòa nhập cộng đồng [1]

Từ kết quả nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về kết quả điều trị thay thế CDTP bằng Methadone tại Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia đầu thập niên

2000 cũng như kết quả lượng giá hiệu quả chương trình Mehtadone (đặc biệt trong

dự phòng HIV/AIDS) của các nhà nghiên cứu Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia trên những tạp chí chuyên đề và trên các diễn đàn quốc tế [2] Việt Nam đã triển khai chương trình Methadone thử nghiệm tại Tp Hồ Chí Minh và Hải Phòng vào năm 2008 và tính đến ngày 15 tháng 12 năm 2016 chương trình Mehtadone đã được triển khai tại 62/63 tỉnh, thành phố, với 274 cơ sở và điều trị cho 50.663 bệnh nhân (BN) [3]

Theo báo cáo của một số đon vị triển khai Mehtadone và nhiều nghiên cứu chỉ

Trang 8

ra rằng việc duy trì BN trong chương trình Mehtadone là một trong những yếu tố

quan trọng quyết định sự thành công của chưong trình [1] Trong bối cảnh Việt

Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình thấp, các nhà tài trợ quốc tế sẽ cắt giảm hỗ trợ tài chính từ sau năm 2017 Nhằm duy trì tính bền vững của chương trình và huy động thêm nguồn lực để cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ của chương trình, ngày 14/11/2014, Bộ Y tế và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 38/TTLT-BYT-BTC về ban hành định mức tối đa khung giá một số dịch vụ điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc thay thế; tiến tới thực hiện xã hội hóa công tác điều trị Methadone Tuy nhiên, việc thực hiện thu phí cũng có thể trở thành một gánh nặng tài chính cho người bệnh, ảnh hưởng đến việc duy trì điều trị của bệnh

nhân Xuất phát từ bối cảnh mới đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng

bỏ trị và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân điều trị Methadone tại 7 tỉnh, thành phố Việt Nam năm 2015 - 2016”, với các mục tiêu:

1 Mô tả thực trạng bỏ trị của bệnh nhân điều trị Methadone tại 7 tỉnh, thành phố năm 2015 - 2016

2 Mô tả một số yếu tố liên quan đến bỏ trị của bệnh nhân điều trị Methadone tại 7 tỉnh, thành phố năm 2015 - 2016

Trang 9

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Các khái niệm

1.1.1 Khái niệm về chất ma túy, các chất dạng thuốc phiện và methadone

Chất ma túy: Theo Luật phòng, chống ma túy và Luật sửa đổi, bổ sung một

số điều của Luật phòng, chống ma túy được Quốc hội thông qua ngày 9/12/2000, có hiệu lực kể từ ngày 1/6/2000, tại Điều 1, Khoản 2:

- Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành

- Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng

- Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng [4]

Các chất dạng thuốc phiện: Các CDTP (opiats, opioid) là tên gọi chung cho

nhiều chất như thuốc phiện, Morphine, Heroin, Methadone, Buprenorphine, Pethidine, Fentanyle là những chất gây nghiện mạnh (gây khoái cảm mạnh), có biểu hiện lâm sàng tương tự và tác động vào cùng điểm tiếp nhận tương tự ở não, thời gian tác dụng nhanh nên bệnh nhân nhanh chóng xuất hiện hội chứng nhiễm độc thần kinh trung ương, thời gian bán hủy ngắn (4-6 giờ) do đó phải sử dụng nhiều lần trong ngày và nếu không sử dụng lại sẽ bị hội chứng cai Vì vậy, người nghiện CDTP (đặc biệt là heroin) luôn lao động trong tình trạng nhiễm độc hệ thần kinh trung ưng và tình trạng thiếu thuốc (hội chứng cai) nhiều lần trong ngày, là nguồn gốc dẫn đến nguy hại cho bản thân, gia đình và xã hội [1]

Methadone: Methadone là một chất đồng vận với các CDTP, tác động chủ

Trang 10

yếu trên các thụ thể muy (µ) ở não Tương tự như các CDTP khác, methadone có tác dụng giảm đau, giảm ho, yên dịu, giảm hô hấp và gây nghiện nhưng gây khoái cảm yếu [5] Methadone không gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và không ây khoái cảm ở liều điều trị Methadone được hấp thu hoàn toàn và nhanh chóng qua đường uống (methadone được hấp thu khoảng 90% qua đường uống) và có tác dụng khoảng 30 phút sau khi uống và đạt nồng độ tối đa trong máu sau khoảng 3 – 4 giờ Thuốc có thời gian bán hủy dài (trung bình là 24 giờ) nên chỉ cần sử dụng 1 lần trong ngày là đủ để không xuất hiện hội chứng cai Methadone có độ dung nạp ổn định nên ít phải tăng liều khi điều trị lâu dài [1]

1.1.2 Chương trình điều trị thay thế các CDTP bằng Methadone:

Trong những thập kỷ đầu tiên sau khi phương thức điều trị duy trì bằng Methadone ra đời, người ta coi nó là một loại hình điều trị chuyển tiếp trên con đường dẫn tới việc giảm liều và BN sẽ dừng sử dụng Methadone một cách hoàn toàn

Ngày nay, điều trị duy trì Methadone không còn được coi là một biện pháp trị liệu tạm thời nữa Sự lệ thuộc vào CDTP được coi là một rối loạn suy giảm chức năng, tương tự như suy giảm chức năng tuyến giáp hay bệnh tiểu đường (suy giảm chức

năng sản xuất insuline của tuyến tụy) và nó đặt ra yêu cầu phải dùng thuốc thay thế

trong suốt phần đời còn lại [1]

Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, việc điều trị thay thế nghiện các

Trang 11

CDTP bằng thuốc Methadone nhằm 3 mục đích chủ yếu sau:

- Giảm tác hại do nghiện các CDTP gây ra như: lây nhiễm HIV, viêm gan B, C

do sử dụng chung dụng cụ tiêm chích, tử vong do sử dụng quá liều các CDTP

và hoạt động tội phạm

- Giảm sử dụng các CDTP bất hợp pháp, giảm tỷ lệ tiêm chích CDTP

- Cải thiện sức khoẻ và giúp người nghiện duy trì việc làm, ổn định cuộc sống

lâu dài, tăng sức sản xuất của xã hội

Thời gian mở cửa của cơ sở: là giờ mà cơ sở tổ chức phát thuốc cho bệnh nhân uống trong ngày Thời gian mở cửa giao động từ 6h30 đến 7h30

Trang 13

Cơ sở điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone gọi tắt là cơ

sở điều trị Methadone [1]

1.2 Tình hình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng chất thay thế Methadone trên thế giới và tại Việt Nam

1.2.1 Tình hình điều trị Methadone trên thế giới

Lệ thuộc CDTP là một vấn đề nghiêm trọng trên toàn cầu Liên Hiệp Quốc đã

ước tính rằng cho đến năm 2010 có khoảng 15,9 triệu người trên toàn thế giới, hay

0,4% dân số thế giới, tuổi ≥ 15, đang nghiện các CDTP; bao gồm khoảng 10 triệu

người trước đây đã nghiện các CDTP [6]

Trang 14

Điều trị nghiện các CDTP bằng Methadone có thể giúp người nghiện heroin dừng

sử dụng hoặc giảm đáng kể lượng heroin mà người nghiện đã sử dụng Người nghiện

dừng tiêm chích heroin, hoặc giảm đáng kể tần suất tiêm chích nên đã dự phòng các

bệnh lây truyền qua đường máu như HIV, viêm gan B, C, đồng thời giúp người bệnh

phục hồi chức năng tâm lý, xã hội, lao động và tái hòa nhập cộng đồng [1]

Methadone được sản xuất trong Chiến tranh thế giới thứ II với mục đích ban đầu là làm thuốc giảm đau, có tác dụng kéo dài thời gian chuyển thương để sử dụng trên chiến trường Methadone nằm trong danh mục các thuốc thiết yếu của Tổ chức

Trang 15

Y tế Thế giới, được quản lý nghiêm ngặt theo Công ước năm 1961 về ma tuý [5]

Tại New York, bác sỹ Marie Nyswander và Vincent Dole tìm thuốc điều trị cho những người nghiện Heroin vào năm 1964, họ phát hiện ra Methadone giúp người bệnh của họ ngừng sử dụng Heroin và dùng trong thời gian dài hầu như không bị tăng liều, do đó liệu pháp điều trị thay thế bằng Methadone ra đời [7] Mỹ bắt đầu

áp dụng rộng rãi chương trình methadone Kết quả đầu tiên mà Mỹ đạt được là giảm

được đáng kể tỷ lệ tội phạm liên quan đến mua bán, tàng trữ CDTP, ổn định trật tự

xã hội Sau năm 1980, tỷ lệ lây nhiễm HIV, viêm gan B, C trong nhóm nghiện

heroin giảm hẳn Hiện nay tại Mỹ có 750 Trung tâm Methadone điều trị cho trên

Trang 16

210.000 người nghiện heroin (2012) và trên thế giới đã có hon 82 quốc gia đã triển

khai chương trình điều trị các CDTP bằng thuốc thay thế methadone như Mỹ, Úc,

Áo, Hà Lan, Na Uy…[6]

Ở Hoa Kỳ có hơn 900.000 người nghiện Heroin thì có hơn 200.000 đang điều trị Methadone Ở Úc có khoảng 35.000 người đang điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện và chủ yếu là điều trị bằng Methadone Ở Trung Quốc, một trong những nước giới thiệu điều trị Methadone khá muộn từ giữa thập kỷ 2000, số lượng cơ sở điều trị và số người bệnh tham gia điều trị Methadone tăng lên nhanh chóng Tính đến cuối năm 2013 ở Trung Quốc có hơn 700 cơ sở điều trị và hơn 2 triệu người bệnh

được kết nối với chương trình [8]

Ở khu vực khu vực Châu Á, một số nước đã bắt đầu điều trị bằng methadone

từ rất sớm Hồng Kông (1972), Thái Lan (1979), chưong trình hầu như được phổ

biến hon từ những năm 2000 (Singapore), Indonexia (2003), Malaysia (2005), Đài

Trang 17

Loan (2006), Campuchia (2010) [9]

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đều chứng minh được hiệu quả của việc thay thế bằng Methadone trong dự phòng lây nhiễm HIV do giảm tỷ lệ tiêm chích, giảm

tỷ lệ sử dụng chung bơm kim tiêm [10]

1.2.2 Tình hình điều trị Methadone tại Việt Nam

Từ trước năm 2008, tại Việt Nam mô hình cai nghiện tập trung được áp dụng chủ yếu Tuy nhiên, bản chất nghiện là bệnh lý mãn tính nên cắt cơn đơn thuần thường có tỷ lệ tái nghiện cao trên 90% Bên cạnh đó, hình thức cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng cho thấy có hiệu quả nhưng chưa có cơ chế đầu tư phù hợp nên khó nhân rộng [11]

Mô hình điều trị Mehtadone là mô hình cai nghiện tại cộng đồng đang được quan tâm và chú trọng nhất hiện nay Sau giai đoạn thí điểm năm 2008 tại hai thành phố lớn là Hải Phòng và Tp Hồ Chí Minh, chương trình đã cho thấy hiệu quả thực

sự, được chấp thuận và nhân rộng nhanh chóng

Trang 18

Tính đến 15/12/2016, chương trình Methadone đã được triển khai tại 62/63 tỉnh, thành phố, với 274 cơ sở và điều trị cho 50.663 BN Trong năm 2016, đã có thêm 5 tỉnh với 34 cơ sở mới đi vào hoạt động, tiếp nhận điều trị thêm 6.943 bệnh nhân mới so với cuối năm 2015, đạt 63% chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1008/QĐ-TTg Năm 2016 cũng triển khai mạnh mẽ việc cấp phát thuốc tại tuyến xã, với tổng số 19 địa phương triển khai và số BN uống thuốc tại xã/phường chiếm 25% tổng số BN đang được điều trị Các tỉnh Lai Châu, Điện Biên có đến 40% – 50% BN uống thuốc tại xã [3]

Hình 1 1: Số người bệnh và số cơ sở điều trị Methadone tại Việt Nam [3]

Nguồn: Mehtadone Việt Nam, 2016

10 tỉnh đạt chỉ tiêu cao nhất là Đồng Tháp (243%), Sóc Trăng (141%), Đắc Nông (140%), Bạc Liêu (134%), Lạng Sơn (129%), Thừa Thiên Huế (124%), Lai Châu (116%), Vĩnh Long (108%), Kon Tum (106%) và Khánh Hòa (100%) Một số địa phương có số người nghiện ma túy lớn nhưng chỉ tiêu đạt được còn thấp như

Trang 19

Tp Hồ Chí Minh (55%), Hà Nội (52%), Nghệ An (36%) và Sơn La (23%) [3]

1.3 Một số vấn đề liên quan đến điều trị Methadone

1.3.1 Định nghĩa bệnh nhân bỏ trị và bệnh nhân ra khỏi chương trình

Theo thông tư số 03/2015/TT-BYT ngày 16 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng

Bộ Y tế, bệnh nhân “bỏ điều trị” là: bỏ 30 ngày liên tiếp không nhận thuốc

Bệnh nhân ra khỏi chương trình áp dụng cho các trường hợp [12]:

- Tự xin điều trị (có đơn do tự cai được);

- Có lộ trình giảm liều ra khỏi chương trình;

1.3.2 Định nghĩa về không tuân thủ điều trị Methadone

Methadone không phải là một phương thuốc để chữa khỏi bệnh nghiện Điều trị duy trì Methadone cần được hiểu như một hình thức điều trị lâu dài, thường là suốt đời, đối với một bệnh mãn tính hay tái diễn Như vậy việc kiểm soát và phân tích những yếu tố dẫn đến bệnh nhân thỉnh thoảng có một đợt dùng lại heroin (hoặc các chất ma túy khác) hoặc không tuân thủ các nguyên tắc điều trị hoặc bỏ điều trị

là hết sức cần thiết

Theo hướng dẫn về phác đồ điều trị Methadone trong công văn của Bộ Y tế trong Quyết định 3140/QĐ-BYT, định nghĩa không tuân thủ điều trị gồm các tiêu

Trang 20

chí sau [1]

Bỏ bất kể liều điều trị nào trong suốt quá trình điều trị

- Bị phát hiện sử dụng ma túy trong giai đoạn điều trị duy trì (bằng xét nghiệm nước tiểu)

- Nếu BN bỏ liều 5 ngày liên tục thì phải khởi liều lại từ đầu

- Nếu BN bỏ liều 30 ngày liên tục muốn điều trị lại thì phải làm hồ sơ mới từ đầu Trường hợp này theo thông tư 03/2015/TT-BYT ngày 16 tháng 3 năm

2015 được xếp vào “bỏ điều trị”; như vậy bỏ điều trị là trường hợp đặc biệt của không tuân thủ điều trị

Trong phạm vi nghiên cứu này, nhóm bệnh nhân “duy trì điều trị" là các trường hợp bệnh nhân không thuộc nhóm bệnh nhân bỏ trị hoặc bệnh nhân ra khỏi chương trình

1.3.3 Tầm quan trọng của tuân thủ điều trị Methadone

Tuân thủ điều trị Methadone để đảm bảo nồng độ Methadone trong huyết tương được duy trì và tránh hội chứng cai, khóa tác dụng của heroin Tuân thủ điều trị Methadone là yếu tố cực kì quan trọng để đảm bảo giúp người bệnh cai được ma túy và đóng góp quan trọng vào sự thành công của chương trình điều trị Methadone [19] Không uống thuốc Methadone hàng ngày sẽ làm cho nồng độ Methadone trong huyết tương không được duy trì, tác động dung nạp chéo với heroin giảm, làm giảm khả năng của điều trị duy trì bằng Methadone đối với việc giảm tác động phê sướng của đồng sử dụng heroin, đồng nghĩa với việc xuất hiện hội chứng cai, thèm nhớ heroin, nguy cơ tái sử dụng heroin và tái nghiện cao [10]

1.4 Tình hình không tuân thủ điều trị, bỏ trị và các yếu tố ảnh liên quan đến bỏ trị Methadone

1.4.1 Tình hình không tuân thủ điều trị và bỏ trị Methadone trên thế giới và Việt Nam

Các nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy sau 12 tháng điều trị, tỷ lệ tuân thủ của

Trang 21

BN là 35,2% trong khi đó tỷ lệ không tuân thủ và rất không tuân thủ là 55,9% và 9% tương ứng Tỷ lệ BN bỏ điều trị trong một số nghiên cứu Methadone khác trên thế giới dao động trong khoảng 17% sau 3 tháng nghiên cứu, 13%, 14% và 27% sau

6 tháng và 11% sau 18 tháng [13], [14], [15], [5]

Tại Việt Nam, nghiên cứu tại cơ sở điều trị (CSĐT) Mehtadone Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ mới bỏ cuộc trong 6 tháng là 1,9%, trong năm 2009 là 8,8%, năm 2010 là 10,9%, năm 2011 chỉ ở mức 5,1%, cộng dồn tính đến năm 2011

là 26,6% [16]; 10,2% BN ra khỏi chương trình sau 1 năm và 17,7% đã dừng và ra khỏi chương trình điều trị sau 2 năm Tỷ suất ra khỏi chương trình dao động trong khoảng từ 7 đến 10,8 trường hợp/1000 BN-tháng, tương đương với tỷ lệ bỏ điều trị trung bình là 8,3 trường hợp/1000 người-tháng [17]

Bảng 1 1: Tình hình bỏ trị Methadone trên thế giới và tại Việt Nam

Khu vực Năm triển khai Giai đoạn bỏ trị

Sau 3 tháng Sau 6 tháng Sau 18 tháng Thế giới 1938

1.4.2 Các yếu tố liên quan đến bỏ trị ở bệnh nhân Methadone

Việc BN không tuân thủ điều trị cũng như bỏ trị bị đã được một số nghiên cứu trong và ngoài nước phân tích các yếu tố liên quan Các nghiên cứu đã chỉ ra có 4 nhóm yếu tố chính liên quan đến tuân thủ điều trị và bỏ trị ở bệnh nhân Mehtadone

đó là: nhóm yếu tố đặc điểm cá nhân của người bệnh, nhóm yếu tố từ phác đồ điều trị, nhóm yếu tố gia đình và nhóm yếu tố từ dịch vụ điều trị [17, 18]

1.4.2.1 Nhóm yếu tố đặc điểm cá nhân người bệnh

Các nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tốt liên quan đến bỏ trị bao gồm: đặc trưng

Trang 22

về nhân khẩu học và sức khỏe như: tuổi, giới, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, sức khỏe tâm thần, thời gian sử dụng ma túy trước điều trị, tuổi bắt đầu sử dụng ma túy, sử dụng chất kích thích dạng Amphetamine (ATS), tiền sử cai nghiện, khoảng cách từ nhà đến cơ sở điều trị, thời gian, phương tiện đi lại và các yếu tố khó khăn từ bản thân [18]

Bệnh nhân ở nhóm tuổi càng trẻ thì khả năng bỏ trị càng cao, bệnh nhân có tình trạng độc thân, góa, ly thân và ly hôn có nguy cơ bỏ trị cao hơn Nghiên cứu trên thế giới cho thấy những người trẻ thì tình trạng bỏ trị cao hơn ở người già Bệnh nhân hiện còn sử dụng ma túy thì khả năng bỏ trị thấp hơn những bệnh nhân không còn sử dụng ma túy, tuy nhiên người có thời gian sử dụng ma túy dưới 7 năm

có nguy cơ bỏ trị cao hơn so với những người có thời gian sử dụng trên 7 năm Một

số nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy những bệnh nhân sử dụng chất gây nghiện sớm hơn, thường xuyên hơn và thời gian sử dụng chất gây nghiện trước khi điều trị nhiều hơn thì có nguy cơ bỏ trị cao hơn [19]

Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của tổ chức sức khỏe gia đình quốc tế (FHI) năm 2014 cho thấy ở những bệnh nhân có tiền sử sử dụng ma túy lâu năm, trung bình khoảng 10 năm trở lên thì tỷ lệ sử dụng ma túy trong điều trị thấp và giảm dần theo thời gian điều trị Có thể những người tiêm chích ma túy (TCMT) có thời gian

sử dụng ma túy lâu năm là những người thực sự muốn cai, như vậy cam kết tuân thủ của họ cao hơn [17]

Kết quả các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những bệnh nhân có công việc xa nhà thì khả năng bỏ trị cao hơn 4 lần những bệnh nhân mà không có công việc xa nhà Các nghiên cứu tại Mỹ, Ý và Trung Quốc cho thấy những người có công việc và công việc ổn định thường có kế hoạch điều trị và thành công trong duy trì điều trị hơn những người thất nghiệp hoặc công việc không ổn định, phải xa nhà [17, 20] Những bệnh nhân có khoảng cách từ nhà đến cơ sở điều trị trên 6 km thì khả năng bỏ trị cao gấp 1,7 lần so với những người có khoảng cách ngắn hơn Điều này cho thấy việc thuận tiện trong đi lại của bệnh nhân cho 1 lần đi điều trị là yếu tố có

Trang 23

ảnh hưởng đến tình trạng bỏ trị Nghiên cứu tại Trung Quốc năm 2010 và tại Pháp năm 2014 cho thấy cơ sở điều trị không ở trung tâm thành phố, khoảng cách từ nhà bệnh nhân đến cơ sở điều trị quá xa, mất thời gian đi lại đến phòng khám làm tăng nguy cơ bỏ trị của bệnh nhân [20] Một nghiên cứu khác tại Trung Quốc năm 2009 chỉ ra những bệnh nhân mất thời gian đi tới cơ sở trên 30 phút có nguy cơ bỏ trị cao gấp 1,63 lần sau 12 tháng [21] Nghiên cứu tại Trung Quốc năm 2010 chỉ ra rằng yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ duy trì điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone (MMT) thấp là do khó tiếp cận của bệnh nhân với chương trình, đặc biệt các bệnh nhân nghèo khi họ phải chi trả một số phí khác liên quan tới việc

đi lại cơ sở điều trị và điều này góp phần không nhỏ ảnh hưởng hiệu quả của chương trình [22]

Những bệnh nhân càng gặp nhiều khó khăn từ bản thân thì nguy cơ bỏ trị càng cao Nghiên cứu tại Thái Nguyên phân tích đơn biến chỉ ra mối liên quan có ý nghĩa với tình trạng bỏ trị ở những khó khăn từ bản thân như việc đi xa, không sắp xếp được thời gian, sợ bị bắt đi tù và có vấn đề sức khỏe, nhưng phân tích đa biến chỉ cho thấy mối liên quan có ý nghĩa với việc sợ bị bắt đi tù Những bệnh nhân sợ bị bắt đi tù thì tỷ lệ bỏ trị cao gấp gần 5 lần so với những bệnh nhân không sợ [22]

1.4.2.2 Nhóm yếu tố liên quan từ phác đồ điều trị

Một số nghiên cứu ở nước ngoài đã cho thấy rõ liều điều trị là một trong những yếu tố quyết định đến việc duy trì bệnh nhân trong chương trình [23] Nghiên cứu tại Thái Nguyên cho thấy những bệnh nhân còn cảm giác thèm ma túy trong điều trị thì khả năng bỏ trị gấp 2 lần so với những bệnh nhân không thèm Bên cạnh

đó những bệnh nhân vẫn còn cảm giác thèm ma túy thì họ có khả năng sử dụng thêm Heroin trong quá trình điều trị, một chỉ số đo lường việc sử dụng thêm Heroin của bệnh nhân là xét nghiệm nước tiểu ngẫu nhiên hàng tháng Những bệnh nhân có

số lần xét nghiệm nước tiểu dương tính với Heroin càng nhiều đồng nghĩa với việc

họ thường xuyên sử dụng thêm Heroin thì khả năng tiếp tục duy trì điều trị Methadone lại cao hơn nhóm bệnh nhân ít sử dụng [18] Nghiên cứu này chỉ ra rằng

Trang 24

những bệnh nhân có số lần xét nghiệm nước tiểu dương tính với Heroin từ 2 lần trở lên thì khả năng bỏ trị thấp hơn so với những bệnh nhân có số lần xét nghiệm nước tiểu dương tính dưới 2 lần Nghiên cứu của Soyka tại Đức năm 2008 và Zang tại Trung Quốc năm 2015 cho thấy mối liên quan giữa tần suất xét nghiệm nước tiểu dương tính với tình trạng bỏ trị Nghiên cứu của Karen năm 2000 cho thấy có mối quan hệ giữa tỷ lệ xét nghiệm nước tiểu dương tính với Heroin và số ngày điều trị Methadone [23]

Tại Việt Nam, nghiên cứu tại phòng khám quận 4, thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ xét nghiệm nước tiểu dương tính ít nhất 1 lần trong 12 tháng qua là 14% [24]

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tác dụng phụ của Methadone cũng là rào cản

để bệnh nhân tiếp cận và duy trì điều trị Nghiên cứu của Peterson James A và cộng

sự tại Baltimore, Maryland năm 2010 nêu lên thực tế có một số người không muốn tham gia điều trị lâu dài vì họ cho rằng Methadone làm tổn hại đến sức khỏe của họ

Có người cho rằng Methadone tồi tệ hơn Heroin vì Methadone dễ làm gẫy xương hoặc hỏng răng, phụ nữ tăng cân, ảnh hưởng đến tình dục, táo bón Khi cơ sở giảm liều thì họ xuất hiện hội chứng cai của Methadone sẽ khó khăn hơn hội chứng cai của Heroin Một số ý kiến tin tưởng rằng Methadone là nguyên nhân buồn ngủ ở người tham gia điều trị, ảnh hưởng tới công việc của họ [20]

1.4.2.3 Nhóm yếu tố từ gia đình

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, mối quan hệ gia đình có ý nghĩa đối với việc duy trì của bệnh nhân trong chương trình Bệnh nhân có sự hỗ trợ quan tâm từ gia đình càng nhiều thì khả năng duy trì trong chương trình cao hơn những bệnh nhân không hoặc có ít có sự hỗ trợ, ngược lại những biến cố lớn trong gia đình cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ và duy trì điều trị của bệnh nhân

Trang 25

Trong nghiên cứu của FHI cho thấy việc tuân thủ điều trị MMT mang lại những lợi ích như tăng cường chất lượng cuộc sống ở mức tốt hoặc rất tốt; tăng tỷ lệ bệnh nhân “hài lòng” hoặc “rất hài lòng” với tình trạng sức khỏe; giảm nguy cơ lây truyền HIV (giảm tỷ lệ bệnh nhân tự báo cáo có TCMT và tỷ lệ dùng chung bơm kim tiêm, tăng sử dụng bao cao su); tăng tỷ lệ có việc làm; các bệnh nhân tái hòa nhập với gia đình và xã hội tốt hơn; giảm các vấn đề trong quan hệ với gia đình và bạn bè [16, 18]

Trang 26

Hình 1 2: Khung lý thuyết về các yếu tố liên quan đến bỏ trị của nghiên cứu

- Cơ sở điều trị và bác sĩ điều trị

- Những biến cố trong cuộc sống

- Nhận thức về tác dụng của Methadone

Trang 27

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân nghiện ma túy tham gia điều trị thay thế bằng Methadone thỏa mãn những điều kiện sau:

- Nhóm bệnh nhân bỏ điều trị trong khoảng thời gian từ tháng 5/2015 đến tháng 6/2016: là những bệnh nhân đã được phỏng vấn trong nghiên cứu ban đầu, họ

đã bỏ 30 ngày liên tiếp không nhận thuốc (theo Thông tư 03 của BYT)

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện vào tháng 5 và 6 năm 2016 Thời điểm mà một số

cơ sở điều trị Methadone đã thực hiện thu phí dịch vụ và một số cơ sở bắt đầu thực hiện thu phí dịch vụ điều trị

Nghiên cứu được tiến hành tại 35 cở sở điều trị của 7 tỉnh, thành phố Hà Nội,

Tp Hồ Chí Minh, Điện Biên, Thanh Hóa, Lai Châu, Long An, Bình Thuận; cụ thể như Bảng 2.1 Trong số 7 tỉnh triển tiến hành nghiên cứu thì đã có 3 tỉnh tiến hành thu phí điều trị Methadon, cụ thể là Tp Hồ Chí Minh (bắt đầu thu từ Tháng 6 năm

Trang 28

2015, ở tất cả các cơ sở, mức phí đóng là 10.000 VND/ngày áp dụng từ tháng 12/2016), Điện Biên (bắt đầu thu phí năm 2015, mức phí đóng từ 7.000 – 10.000 VND/ngày) và Bình Thuận (bắt đầu thu phí từ Tháng 4/2016, phí khám là 6.000 VND/lần/ngày và phí uống thuốc là 5.000 VND/lần/ngày)

Bảng 2 1: Địa bàn nghiên cứu

Tỉnh, thành phố Số cơ sở NC Tên các cơ sở điều trị

Tp Hồ Chí Minh 08 Quận 4, Quận 6, Bình Thạnh, Thủ Đức, Quận

8, Gò Vấp, Tân Bình, Xã hội hóa Tân Bình

Hà Nội 06 Từ Liêm, Long Biên, Sơn Tây, Hà Đông, Hai

Bà Trưng, Đống Đa

Điện Biên 05 Tuần Giáo, Mường Chà, Mường Ảng, Thanh

Xương, Noong Bua

PAC Thanh Hóa, Trung tâm y tế Thanh Hóa, Mường Lát, Quan Hóa, Cẩm Thủy, Sầm Sơn,

Xã hội hóa, Đông Sơn, Hoàng Hóa

2.3 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang bệnh nhân nghiện ma túy đã điều trị thay thế bằng Methadone tại 35 cở sở điều trị thuộc 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Điện Biên, Thanh Hóa, Lai Châu, Long An, Bình Thuận

Nghiên cứu sử dụng số liệu điều tra vòng 2 từ nghiên cứu lớn “Mối liên quan giữa phí dịch vụ và duy trì điều trị Methadone của bệnh nhân và lý do bỏ trị” để

mô tả và phân tích về thực trạng bỏ trị và một số yếu tố liên quan đến bỏ trị của

Trang 29

bệnh nhân điều trị Methadone tại 7 tỉnh, thành phố trong bối cảnh một số tỉnh bắt đầu tiến hành thu một phần phí điều trị

2.4 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu

Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp này tiến hành chọn mẫu theo phương pháp

thuận tiện – chọn tất cả những người nghiện ma túy đủ tiêu chuẩn điều trị

Mehtadone đã và đang được chỉ định điều trị tại 35 cơ sở Mehtadone của 3 tỉnh, thành phố có thu phí là Tp Hồ Chí Minh, Điện Biên, Bình Thuận và 4 tỉnh chưa thu phí là Hà Nội, Thanh Hóa, Lai Châu, Long An phù hợp với đối tượng tìm hiểu của nghiên cứu này

Toàn bộ 773 bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu “Mối liên quan giữa phí dịch vụ và duy trì điều trị Methadone của bệnh nhân và lý do bỏ trị” đã được chọn

làm đối tượng nghiên cứu để phân tích Trong số 773 bệnh nhân giam gia vào nghiên cứu trên có:

- 725 bệnh nhân đang điều trị tại thời điểm nghiên cứu cắt ngang tháng 6/2016

- 48 Bệnh nhân bỏ điều trị trong khoảng thời gian từ tháng 5/2015 đến 6/2016

Bảng 2 2: Cỡ mẫu nghiên cứu theo tỉnh, thành phố

Trang 30

2.5 Các biến số nghiên cứu

Các biến số cùng định nghĩa biến, phân loại biến và phương pháp thu thập số liệu được trình bày cụ thể trong bảng sau:

Bảng 2 3: Biến số nghiên cứu, loại biến và phương pháp thu thập

# Biến số Định nghĩa biến số Loại biến Thu thập số liệu

1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Là thông tin về tỉnh, thành phố tiến hành nghiên cứu (kèm theo tên cơ sở triển khai nghiên cứu)

Đánh theo danh sách

Phỏng vấn theo bộ câu hỏi

Quan sát, phỏng vấn theo bộ câu hỏi

Phỏng vấn theo bộ câu hỏi

Trang 31

Phỏng vấn theo bộ câu hỏi

7 Học sinh sinh viên

8 Không làm gì, không đang tìm việc

9 Khác (ghi rõ): _

Định danh

Phỏng vấn theo bộ câu hỏi

Tình trạng công việc của đối tượng nghiên cứu

so với trước điều trị Methadone

1 Tốt hơn

2 Vẫn như thế

3 Xấu đi

Thứ bậc

Phỏng vấn theo bộ câu hỏi

Tình trạng công việc của đối tượng nghiên cứu

so với một năm trước

1 Có thay đổi

2 Không thay đổi

Nhị phân

Phỏng vấn theo bộ câu hỏi

Trang 32

Phỏng vấn theo bộ câu hỏi

Phỏng vấn theo bộ câu hỏi

Phỏng vấn theo bộ câu hỏi

Phỏng vấn theo bộ câu hỏi

Phỏng vấn theo bộ câu hỏi

Phỏng vấn theo bộ câu hỏi

Trang 33

1 Có mắc

2 Không mắc

Nhị phân

Phỏng vấn theo bộ câu hỏi

2 Thực trạng bỏ trị Methadone của bệnh nhân

Phỏng vấn theo bộ câu hỏi

3 Một số yếu tố liên quan đến bỏ trị Methadone của bệnh nhân

1 Có bị bắt tạm giam hoặc đi tù

2 Không bị bắt tạm giam hoặc đi tù

Nhị phân

Phỏng vấn theo bộ câu hỏi

1 Có

2 Không

Nhị phân

Phỏng vấn theo bộ câu hỏi

Phỏng vấn theo bộ câu hỏi

20

Chi trả tiền

điều trị

Mehtadone

Đối tượng nghiên cứu có phải trả tiền điều trị

Mehtadone hay không (khi còn điều trị/hiện đang điều trị)

1 Có phải trả tiền

2 Không phải trả tiền

Nhị phân

Phỏng vấn theo bộ câu hỏi

Trang 34

Khoảng thời gian giữa 2 lần đối tượng nghiên

Phỏng vấn theo bộ câu hỏi

Tiền thanh toán của đối tượng nghiên cứu có được là do

- Tiền của bản thân

- Tiền của người nhà

- Khác (ghi rõ): _

1 Có

2 Không

Nhị phân

Phỏng vấn theo bộ câu hỏi

Lý do chính khiến đối tượng nghiên cứu bỏ trị

1 Methadone không giúp gì cho bệnh nhân

2 Không cần đến Methadone để cai heroin

3 Chi phí cho điều trị Methadone quá nhiều

4 Gặp khó khăn trong việc đi đến phòng khám Methadone hàng ngày

5 Do thay đổi trong cuộc sống

6 Không thích cán bộ của phòng khám Methadone

7 Lo sợ người khác biết họ tham gia điều trị Methadone

8 Bị ốm nên không thể tiếp tục tham gia

9 Không muốn, không sẵn sàng tiếp tục điều trị

10 Bị loại khỏi chương trình bởi vì xét nghiệm nước tiểu phát hiện vẫn sử dụng heroin

11 Bị quản thúc địa phương

12 Cai nghiện bắt buộc/tập trung

13 Khác (ghi rõ): _

15 Đang điều trị tại cơ sở khác

Định danh

Phỏng vấn theo bộ câu hỏi

Trang 35

- Không thích hoặc không hợp Methadone

- Địa điểm phòng khám thuận tiện

- Cán bộ phòng khám làm việc chuyên nghiệp

và được đào tạo tốt

- Các nội quy của phòng khám khó thực hiện

- Khả năng chi trả để duy trì điều trị Methadone

- Sợ mọi người biết đang điều trị tại phòng khám

1 Không đồng ý

2 Bình thường

3 Đồng ý

Thứ bậc

Phỏng vấn theo bộ câu hỏi

Lý do chính khiến đối tượng nghiên cứu bỏ trị:

- Methadone không giúp gì cho bệnh nhân

- Không cần đến Methadone để cai heroin

- Chi phí cho điều trị Methadone quá nhiều

- Gặp khó khăn trong việc đi đến phòng khám Methadone hàng ngày

- Do thay đổi trong cuộc sống

- Không thích cán bộ của phòng khám Methadone

- Lo sợ người khác biết họ tham gia điều trị Methadone

- Bị ốm nên không thể tiếp tục tham gia

- Không muốn, không sẵn sàng tiếp tục điều trị

- Bị loại khỏi chương trình bởi vì xét nghiệm nước tiểu phát hiện vẫn sử dụng heroin

- Bị quản thúc địa phương

- Cai nghiện bắt buộc/tập trung

- Đang điều trị tại cơ sở khác

1 Có

2 Không

Nhị phân

Phỏng vấn theo bộ câu hỏi

Trang 36

2.6 Phương pháp thu thập số liệu của nghiên cứu gốc

- Nhóm nghiên cứu cung cấp cho cán bộ y tế (cán bộ cơ sở điều trị) số bệnh án của các bệnh nhân đã tham gia nghiên cứu ban đầu, số bệnh án sẽ được ghi tại một trang tách riêng thông tin về bệnh nhân (xem kế hoạch bảo mật thông tin đính kèm) Tài liệu ghi số bệnh án sẽ được hủy sau khi thực hiện thu thập số liệu Nghiên cứu viên sẽ sử dụng mã số nhận diện của nghiên cứu để xác định bệnh nhân trong bộ công cụ thu thập số liệu chứ không sử dụng số bệnh án

- Nghiên cứu viên sẽ đến các cơ sở điều trị methadone được lựa chọn cho nghiên cứu Bệnh nhân điều trị Methadone sẽ được cán bộ cơ sở điều trị thông báo tham gia nghiên cứu vào lần uống methadone gần nhất Cán bộ cơ sở điều trị sẽ giải thích cho bệnh nhân về việc tham gia nghiên cứu là tự nguyện, và cách thức lựa chọn bệnh nhân Sau khi được cán bộ cơ sở điều trị giới thiệu, nghiên cứu viên sẽ đọc tiêu chí lựa chọn đối tượng nghiên cứu, nếu bệnh nhân đáp ứng, nghiên cứu viên sẽ giải thích về nghiên cứu một cách chi tiết và đọc phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu cho đối tượng nghiên cứu Nếu bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu, nghiên cứu viên sẽ thực hiện phỏng vấn tại một phòng riêng tại cơ sở điều trị

- Cán bộ cơ sở điều trị chịu trách nhiệm lập danh sách những bệnh nhân ngừng điều trị methadone hoặc danh sách người nhà bệnh nhân Theo quy định, khi bệnh nhân đăng ký tham gia điều trị methadone, bệnh nhân phải cung cấp số chứng minh nhân dân, số điện thoại liên lạc, địa chỉ thường trú và tạm trú Ngoài ra, bệnh nhân cung phải cung cấp thông tin về người thân khi họ bắt đầu tham gia điều trị, những thông tin về người nhà bệnh nhân bao gồm số chứng minh nhân dân và thông tin liên lạc Việc ký phiếu đăng ký tham gia chương trình điều trị methadone, bệnh nhân đồng ý cán bộ cơ sở điều trị liên lạc với họ khi họ ngừng tham gia Ngoài ra, cán bộ cơ sở điều trị sẽ cung cấp thông tin liên hệ của bệnh nhân khi họ ngừng điều trị tại phòng khám Cán bộ

cơ sở điều trị sẽ thực hiện quy trình liên hệ với bệnh nhân hoặc người nhà

Trang 37

bệnh nhân Trong trường hợp cán bộ cơ sở điều trị liên hệ với những bệnh nhân đã ngừng điều trị, cán bộ cơ sở điều trị sẽ thực hiện giới thiệu tóm tắt về nghiên cứu Nếu những bệnh nhân ngừng điều trị đồng ý tham gia nghiên cứu, cán bộ phòng khám sẽ hẹn thời gian cho nghiên cứu viên phỏng vấn qua điện thoại hoặc trực tiếp Sau khi cán bộ phòng khám hẹn với bệnh nhân, Nghiên cứu viên sẽ đọc phiếu lựa chọn đối tượng tham gia nghiên cứu, nếu đối tượng

đủ điều kiện, nghiên cứu viên sẽ giải thích về nghiên cứu và đọc phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu Nếu đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu, nghiên cứu viên sẽ gặp để phỏng vấn hoặc gọi điện để phỏng vấn Đối tượng tham gia nghiên cứu có quyền từ chối ghi âm điện thoại

- Do phải bỏ thời gian để tham gia trả lời phỏng vấn, đối tượng nghiên cứu sẽ được trả một khoản bồi dưỡng khoảng 50,000 VND; Theo định mức của chính phủ Việt Nam là 50,000 VND đối với phỏng vấn (dưới 30 phút)

- Bộ công cụ thu thập số liệu và quy trình lựa chọn bệnh nhân và quy trình thu thập sẽ được thử nghiệm tại 2 cơ sở điều trị methadone Khoảng 20 đối tượng nghiên cứu sẽ được lựa chọn để thử nghiệm Lựa chọn bất kỳ bệnh nhân đang tham gia điều trị thay vì phỏng vấn những bệnh nhân đã tham gia nghiên cứu ban đầu và phỏng vấn 8 bệnh nhân đã ngừng điều trị Methadone trong tháng qua (mục đích không phải là để thu thập thông tin mà để hoàn thiện bộ công

Trang 38

2.7 Xử lý và phân tích số liệu

- Những biến số phù hợp với mục tiêu nghiên cứu sẽ được trích xuất từ bộ số liệu gốc, mã biến và mã câu trả lời sẽ được mã hóa lại để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của luận văn

- Số liệu sẽ được phân tích bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0

- Sử dụng kiểm định Khi bình phương (χ2) để so sánh sự khác biệt giữa 2 tỷ lệ

và các mối tương quan giữa 2 biến phân loại

2.8 Đạo đức trong nghiên cứu

- Đề cuong nghiên cứu gốc, thỏa thuận đồng ý tham gia nghiên cứu và bộ câu

hỏi phỏng vấn cá nhân đuợc xem xét và đánh giá bởi Hội đồng đạo đức của

Trường Đại học Y tế Công cộng

- Trong nghiên cứu ban đầu, việc tham gia vào nghiên cứu của bệnh nhân là

hoàn toàn tự nguyện

Trang 39

- Truớc khi tiến hành phỏng vấn, nguời tham gia đuợc cung cấp thỏa thuận

đồng ý tham gia nghiên cứu và đuợc cán bộ nghiên cứu thông báo về nội dung

nghiên cứu và sự tham gia của họ trong nghiên cứu

- Tất cả thông tin của nguời tham gia nghiên cứu đuợc bảo mật và luu giữ trong

tủ đựng hồ so

- Việc thu thập, xử lý số liệu đuợc phân biệt bằng mã số để đảm bảo tính bí mật

cho nguời tham gia

Trang 40

- Đối với nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp này, số liệu thứ cấp mà học viên

sử dụng đã được sự cho phép của đơn vị chủ quản

Ngày đăng: 18/09/2017, 12:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Y tế, Hướng dẫn điều trị điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone. 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn điều trị điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone
2. WHO, Management of Common Health Problems of Drug Users in The South-East Asia Region. 2008: p. 15-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Management of Common Health Problems of Drug Users in The South-East Asia Region
3. Bộ Y tế., Tình hình triển khai điều trị Methadone, điều trị nghiện ma túy tổng hợp và các phương pháp điều trị ma túy khác năm 2016. 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình triển khai điều trị Methadone, điều trị nghiện ma túy tổng hợp và các phương pháp điều trị ma túy khác năm 2016
4. Quốc Hội., Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, chủ biên. 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, chủ biên
5. Xiao L, W.Z., Wei L Quality of Life of Outpatients in Methadone Maintenance Treatment Clinics. J Acquir Immune Defic Syndr, 2010.53(1)(S166) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quality of Life of Outpatients in Methadone Maintenance Treatment Clinics
6. C., C.a.N., Kanaef, The Global State of Harm Reduction 2008, mapping the response to drug-related HIV and hepatitis C epidemics. 2008: International Harm Reduction Association Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Global State of Harm Reduction 2008, mapping the response to drug-related HIV and hepatitis C epidemics
7. Joseph H, S.S.a.L.J., Methadone Maintenance Treatment (MMT): A Review of Historical and Clinical Issues. The Mount Sinal Journal of Medicine, 2000. 67(5-6)(347-64) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Methadone Maintenance Treatment (MMT): A Review of Historical and Clinical Issues
8. Zou, X., Ling, Li and Zhang, Lei Trends and risk factors for HIV, HCV and syphilis seroconversion among drug users in a methadone maintenance treatment programme in China: a 7-year retrospective cohort study. BMJ Open, 2015. 5(8) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trends and risk factors for HIV, HCV and syphilis seroconversion among drug users in a methadone maintenance treatment programme in China: a 7-year retrospective cohort study
9. Ali R., Liệu pháp điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc trên thế giới: hiệu quả và các bài học kinh nghiệm Hội nghị chuyên đề Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuộc Methadone. 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Liệu pháp điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc trên thế giới: hiệu quả và các bài học kinh nghiệm Hội nghị chuyên đề Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuộc Methadone
10. Nguyễn Dương Châu Giang., Nghiên cứu Tuân thủ điều trị của Bệnh nhân điều trị Methadone tại Thành phố Đà Nẵng và một số yếu tố liên quan. 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu Tuân thủ điều trị của Bệnh nhân điều trị Methadone tại Thành phố Đà Nẵng và một số yếu tố liên quan
11. Cục phòng, chống HIV/AIDS., Báo cáo sơ kết 3 năm hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và triển khai nhiệm vụ giai đoạn 2014-2015. 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo sơ kết 3 năm hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và triển khai nhiệm vụ giai đoạn 2014-2015
13. Metzger DS, W.G., McLellan AT, et al., Human immunodeficiency virus seroconversion among intravenous drug users in-and out-of-treatment: an 18-month prospective follow-up. JAIDS Journal of Acquired Immune Deficiency Syndromes, 1993. 6(9): p. 1049-1056 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Human immunodeficiency virus seroconversion among intravenous drug users in-and out-of-treatment: an 18-month prospective follow-up
14. Rhoades HM, C.D., Elk R, et al, Retention, HIV risk, and illicit drug use during treatment: methadone dose and visit frequency. Am J Public Health, 1999. 89(2): p. 256 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Retention, HIV risk, and illicit drug use during treatment: methadone dose and visit frequency
15. Sees KL, D.K., Masson C, et al. , Methadone Maintenance vs 180-Day Psychosocially Enriched Detoxification for Treatment of Opioid DependenceA. JAMA, 2000. 283(10): p. 1303-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Methadone Maintenance vs 180-Day Psychosocially Enriched Detoxification for Treatment of Opioid DependenceA
16. Trần Thịnh., Kết quả Điều trị Thay thế Bằng Methadone trên bệnh nhân nghiện Heroin tại TPHCM sau 3 năm theo dõi, 2008-2011. 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả Điều trị Thay thế Bằng Methadone trên bệnh nhân nghiện Heroin tại TPHCM sau 3 năm theo dõi, 2008-2011
17. Bộ Y tế, FHI., Đánh giá hiệu quả của chương trình thí điểm điều trị nghiện các chất thuốc phiện bằng methadone tại Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh.2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiệu quả của chương trình thí điểm điều trị nghiện các chất thuốc phiện bằng methadone tại Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh
18. Đào Thị Minh An., Thực trạng bỏ điều trị của bệnh nhân tại các cơ sở Methadone tại tỉnh Thái Nguyên năm 2011-2015 và một số yếu tố liên quan.2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng bỏ điều trị của bệnh nhân tại các cơ sở Methadone tại tỉnh Thái Nguyên năm 2011-2015 và một số yếu tố liên quan
19. Soyka M, Z.C., Koller G, et al, Retaention rate and substance use in Methadone and buprenorphine maintenance therapy and predictors of outcome: results from a randomized study. International Journal of Neuropsychopharmacology, 2008. 11(5): p. 641-653 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Retaention rate and substance use in Methadone and buprenorphine maintenance therapy and predictors of outcome: results from a randomized study
20. Vũ Việt Hưng., Thực trạng hoạt động, sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ điều trị thay thế Methadone tại huyện Từ Liêm, Hà Nội năm 2010. 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng hoạt động, sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ điều trị thay thế Methadone tại huyện Từ Liêm, Hà Nội năm 2010
21. Hồ Quang Trung và cộng sự, Kết quả điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Phú Thọ năm 2013. 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Phú Thọ năm 2013

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w