1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Châu Á học: Văn học đô thị Hàn Quốc nửa đầu thế kỷ XX (nghiên cứu trường hợp truyện ngắn)

86 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 21,49 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài...................---¿- + sSx+Sx+E2EEEEEEE 1511211211111 111111111110. 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.....................---¿- ¿+ +++x+2E++EE+SExSrxrrrkerkerrkrrrxee 6 3. Mục dich và nhiệm vụ nghiên CWU ...........................-. << s*++£++eeeseeeesers 13 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu......................----- 2 ¿+++++++x++zx++zx+zxesrss 13 5. Phương pháp nghiên CỨU.......................- --- c3 3S 3911 re, 14 6. Cấu trúc luận văn...............--- -sk St St +ESEEEESESEEEEEESEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkerrrr 15 Chương 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ SỰ PHÁT TRIEN CUA VAN HỌC ĐÔ THỊ TRONG TIẾN TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA VĂN HỌC HÀN 90/9 9......................... l6 Những biến động lịch sử — xã hội và ảnh hưởng đối với sự hình thành văn học đô thị Hàn QuỐốc.......................--¿- - + + k+SE+E#EE+EEEE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkerkrrrkee 16 2. Sự phát triển của văn học đô thị Hàn Quốc đưới góc độ trào lưu văn học24 Chương 2: ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HỌC ĐÔ THỊ HÀN QUÓC ĐẦU (7)
    • 2.1. Sự xuất hiện các yêu tố đô thị cận đại trong văn học (0)
    • 2.2. Cửa hàng bách hóa, quán trà, quán cà phê — những không gian thê hiện tâm lý của các nhân vật điên hình trong đô thi ........................-..-- s5 5553 S5<**++svs+eeeseeeess 43 2.3. Nỗi cô đơn tuyệt vọng của tầng lớp trí thức trong văn học đô thị (47)
  • Chương 3: VĂN HỌC ĐÔ THỊ HAN QUOC DAU THE KỶ XX (0)
    • 3.1.1. Xác định ý nghĩa đối lập với văn học truyền thống (59)
    • 3.1.2. Sự khác biệt với văn học nông thôn thời kỳ hiện đại (61)
    • 3.1.3. Văn học đô thị trong liên hệ với văn học đường phố phương Tây (62)
    • 3.2. Văn học đô thị Hàn Quốc và các khuynh hướng sáng tác tương đồng ở (64)
      • 3.2.1. Khuynh hướng sang tác cua Guinhoe và Tự Luc văn doan (0)

Nội dung

Qua những tìm hiểu về tiến trình hiện đại hóa nền văn học Hàn Quốc, người viết bước đầu phát hiện ra những đặc trưng của trào lưu văn học đô thị đầu thế kỷ XX qua nghiên cứu trường hợp t

VĂN HỌC ĐÔ THỊ HAN QUOC DAU THE KỶ XX

Xác định ý nghĩa đối lập với văn học truyền thống

Qua quá trình nghiên cứu văn học của các nước thuộc khu vực văn hóa Hán

(Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam), nhiều nhà nghiên cứu đã đặc biệt chú ý đến sự ra đời của các đô thị và văn hóa đô thị vào đầu những năm 1990, dẫn đến sự ra đời của văn học dân túy đối lập với văn học cung đình vốn được coi là chính thống. Ở Hàn Quốc, tang lớp học sĩ chủ yếu là những nho sĩ cấp thấp đóng vai trò chính yếu trong diễn biến chính trị và đời sống văn hóa của xã hội hậu kỳ trung đại, sau một thời đại của giai tang lưỡng ban“ với sĩ đại phu và các võ quan cao cấp.

Mặt khác, tang lớp công nhân lấy hàng hóa của các địa phương dé cung cấp cho triều đình dần thăng hạng thành những thương nhân chuyên kinh doanh từng loại mặt hàng đặc trưng và trở nên giàu có Các hoạt động kinh doanh của thương nhân buôn bán gạo, muối, cá, tơ lụa, vải bông, nhân sâm diễn ra sam uất ở các đô thị như Gyeongseong (Seoul, Hàn Quốc), Gaeseong”” (Triều Tiên).

Nho giáo vẫn luôn được nhận định là rường cột, là hệ tư tưởng thống tri chung ở các nước khu vực văn hoa chữ Hán suốt thời trung đại, dù đã có những thời kỳ cho tư tưởng Phật giáo và Đạo giáo cùng tồn tại hay còn gọi là Tam giáo đồng

46 Lưỡng ban (S}'), thời Joseon (#21) dùng dé chỉ giai cấp thống trị bao gồm quan lai và học giả Dưới thời Joseon, ngoại trừ vương tộc, toàn bộ cư dân được chia thành 4 giai cấp: quý tộc Lưỡng ban và gia đình (còn gọi là sĩ đại phu); Trung nhân (con ngoài giá thú của quý tộc, những người làm việc trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật cho triều đình như nhạc sĩ, bác sĩ ); thường dân; và tiện dân.

47 Gaeseong hay Kaeseong (tiéng Han: 74g) là một thành phố ở tỉnh Hwanghaebuk, phía nam Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, gần biên giới với Hàn Quốc Trước đây Gaeseong là một thành phố trực thuộc Trung ương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dan Triều Tiên, cũng từng là kinh đô của Triều Tiên đưới thời Cao

55 nguyên Trong bối cảnh bộ máy thống trị của các quốc gia Đông Á lấy Nho giáo làm công cụ củng cố quyên lực, một nền văn học lý tưởng đại diện cho tiếng nói của triều đình đã ra đời Khi nền kinh tế đô thị phát triển, quyền lực được chia sẻ bớt từ cung đình ra chợ búa, từ quan lại sang nhà buôn, họ không quan tâm đến lý tưởng đạo đức của các nhà nho, mà tìm đến văn học với mục đích giải trí và phản anh những biến thiên của xã hội mới “Văn học bình dân” hay “văn học đại chúng” là những cách gọi phố biến cho dòng văn học này Xét về nguồn gốc, “văn học bình dân” mang nghĩa đối lập với “văn học quý tộc”, là một cách gọi có phần định kiến khi đặt hai đối tượng ở hai phía tương phản gồm dân dã và sang trọng.

Văn học Hàn Quốc cuối thé ky XIX đầu thé kỷ XX phổ rộng trên nhiều thé loại phong phú Các thé thơ truyền thống như sijo và kasa được cách tân với lối thé hiện mang đậm tính hiện thực, bộc lộ những rung cảm chân thực trong lòng người, về tình yêu và lối sống mới của thị dân Tiểu thuyết bằng chữ Hangeul bắt đầu gặt

` hái được những thành tựu, nhưng nổi tiếng nhất là Xuân hương truyện”Š viết vềA chuyện tình của một người kỹ nữ, được các nhà phê bình văn học đánh giá là bảo vật của văn học Hàn Quốc Tham gia vào nền văn hoc đô thị đương thời còn là sự lên ngôi của thê loại văn học diễn xướng có tinh chat đại chúng rõ nét là pansori.

Tóm lại, khái niệm văn học đô thị ở đây thể hiện rõ sự đối lập với văn học cung đình khuôn phép, cô xúy cho tư tưởng đạo đức Nho giáo Trái với nền văn học được xem là chính thống, văn học đô thị lúc này hướng vào những cảm xúc cá nhân, những nhu cầu trần thế và khát vọng khẳng định cái tôi rất riêng trong một xã hội coi trọng tập thể Đô thị giải phóng cho văn học khỏi sự ràng buộc của đạo đức Nho giáo, mang đến cho văn học đặc tính giải trí, phần nào phản ánh bản chất của văn học tự muôn thuở.

48 Xuân Hương truyện (tiếng Hàn: #441) là một tiểu thuyết khuyết danh, được xem là niềm tự hào của văn học Hàn Quốc, ra đời khoảng thế kỷ 18 Xuân Hương truyện đã lưu truyền qua nhiều thế hệ trong dân gian và được các nghệ nhân kể lại bang loại hình pansori Có nhận định cho rang, dựa trên Xuân Hương ca, một số tác giả thuộc tầng lớp trí thức đã sáng tạo nên Truyện thơ Xuân Hương bằng chữ Hán vào khoảng những năm

1754 Sau đó nhiều tác giả khác đã sáng tác Xuân Hương truyện viết bằng hệ chữ quốc văn Hangeul có nhịp điệu.

Sự khác biệt với văn học nông thôn thời kỳ hiện đại

Văn học đô thị thể hiện sự khác biệt với văn học nông thôn được xác định dựa trên căn cứ định nghĩa đô thị và nông thôn về mặt cấu trúc xã hội Đô thị và nông thôn phân biệt với nhau dựa trên các hoạt động sống của xã hội như công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông, dịch vụ; hoặc dựa trên các thiết chế chủ yếu của xã hội như kinh tế, văn hoá, giáo dục, chính tri, gia đình Về mặt tô chức xã hội, đó là sự khác biệt trong lối sống, giao tiếp, ứng xử gia đình, mật độ dân sô, vai trò của thiên nhiên trong đời sông.

Nhìn từ khía cạnh này, văn học đô thị được định nghĩa từ đối tượng phản ánh của nó, tức là đời sống đô thị trên tất cả các phương diện kinh tế, chính trị, văn hoá, với cuộc sông có phan gap gap, không gian trồng trải phiền muộn và thang hoặc có những niềm vui ngắn ngủi Văn học đô thị phản ánh lối sống và cách tư duy của con người đô thi trong sự đôi lập với cách nghĩ, cách cảm của người nông thôn.

So với nền văn minh phương Tây tái hiện các đô thị được cơ cấu theo hình thức thành bang, văn học Hàn Quốc nói riêng và văn học Đông Á nói chung là nền văn học phản ánh nông thôn, sinh ra từ văn hóa nông nghiệp và chịu sự chi phối mạnh mẽ của nền văn hóa này Dấu ấn rõ nhất của tính chất nông thôn trong văn học là sự xuất hiện của thiên nhiên, điều mà văn học đô thị luôn khát khao tìm kiếm.

Người phương Đông đã học cách tôn thờ thiên nhiên tự thuở xưa và luôn dành cho thiên nhiên một vi trí thiêng liêng trong sáng tác văn học Ngay cả khi thời trung đại đã trôi vào dĩ vãng, văn chương Đông Á vẫn chưa thoát khỏi cái bóng quá lớn của nông thôn, mặc dù cũng có lúc người ta đã nhận ra những trì trệ, cô hủ của nông thôn và muốn thoát ra khỏi nó Nông thôn đối với người Đông Á là nơi vừa chứa đựng niêm tự hào lâu đời của tô tiên, vừa mang một sức nặng lạc hậu của quá khứ.

Hàn Quốc từng là thuộc địa của Nhật suốt 35 năm (1910-1945) Thời kỳ này, Nhật Bản đối mặt với tình trạng khan hiếm lương thực nên đã biến Hàn Quốc thành nơi cung câp lương thực chính của họ với chương trình tái sản xuât lúa gạo năm

1920 và chiến dịch kích thích nông nghiệp năm 1932 gây áp lực nặng né lên nông thôn thuộc địa Nhiều nông dân không chịu nổi áp lực lao động đã bỏ làng xóm di cư lên các đô thị ở Hàn Quốc và Nhật Bản Dẫu vậy, một số tác giả của dòng văn học nông dân"? vẫn xem nông thôn là nguồn cội dé trở về, là nơi con người tìm ra lối thoát cho cuộc đời bế tắc của họ, tiêu biểu có Dat (=) của Lee Kwang-su Tac phẩm phác họa hình anh những trí thức thành thi tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống va cuối cùng đã quay về nông thôn Điều này được lý giải một phần bởi ảnh hưởng của văn học Nga viết về nông thôn Một số tác giả khác lại phê phán việc thi vị hóa đời sống nông thôn, khắc họa rõ nét sự ban cùng hóa của nông dân va công cuộc dau tranh giai cấp.

Văn học đô thị và văn học nông thôn không chỉ đối lập nhau trên nền tảng các thiết chế kinh tế, chính trị, xã hội mà còn đối lập trong tư duy sáng tạo Nếu văn học nông thôn sử dụng phương pháp sáng tác của chủ nghĩa hiện thực, dùng nhãn quan hiện thực để phản ánh và tái hiện đời sống, thì văn học đô thị có khuynh hướng tư duy của chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại Chủ nghĩa hiện đại ra đời vào thời kỳ bùng nỗ một xã hội tiêu dùng với những kỹ thuật mới, những phương tiện di chuyên và truyền thông tiến bộ, góp phần chuyền biến xã hội theo hướng chuyên biệt hóa, cá nhân hóa Do đó, văn học đô thị không chống lại nông thôn, nó bao gồm hết tất cả những sáng tạo dành cho mọi lớp người trong đô thị.

Văn học đô thị trong liên hệ với văn học đường phố phương Tây

Trong văn học phương Tây cũng tồn tại một dòng văn học được định danh là văn học đô thi, mang ý nghĩa đồng nhất với khái niệm văn hoc đường phố (street

4° Van học nông dân (tiếng Hàn: '#WI#-Š}) là dòng văn học miêu tả cuộc sống của người nông dân trước những van dé và tâm lý nông thôn Tiểu thuyết nông dan theo quan điểm đối phó với hiện thực nông dân, giải quyết tình hình nông thôn, bênh vực giai cấp nông dân trên tư tưởng nông thôn Trong một sô trường hợp, còn thể hiện lập trường chủ nghĩa hiện thực lay cuộc sống làm chủ dé, ca ngợi cuộc sông nông thôn và văn học địa phương chống thành thị. °° Văn hoc đô thị (urban literature), là một thê loại văn học lấy bối cảnh thành phố làm trung tâm Tông màu cho tiêu thuyết đô thị thường tối, tập trung vào mặt trái của cuộc sống thành thị Với người viết, ngôn từ tục tiu, tình dục và bạo lực thường được thé hiện khá rõ ràng Hầu hết các tác giả của thể loại này đều dựa trên kinh nghiệm sống trong quá khứ của họ để khắc họa cốt truyện và nhân vật Theo Katherine Mullin, “cái t6i

58 literature) Ngoài ra nhiều nhà phê bình lý luận văn học còn gọi bằng những cái tên khác chăng hạn như văn học sinh tồn (survivalist literature) Qua những tên gọi này có thê thấy được phần nào nội dung của dòng văn học phản ánh đời sống tối tăm, đau khổ, nặng nề của nhóm người bị xem là hạ lưu trong xã hội đô thị phương Tây.

Họ phải vật lộn tìm mọi cách dé sinh tồn trước bi kịch của sự nghèo đói, bạo lực, lừa dao, cam bay, khinh miệt và cũng là nơi mang đến cho họ cảm giác vỡ mộng vì những ảo tưởng về một thế giới giàu có phôn hoa.

Dòng văn học này mang đến một góc nhìn khác về xã hội phương Tây thời hiện đại so với các dòng văn học chủ lưu Ban đầu, văn học đường phố không được đón nhận với tư cách là các tác phẩm văn học vì sự khác biệt chứa đựng nhiều yêu tố đồi trụy của nó Các nhà xuất ban cũng dé dat nên các nhà văn thường phải tự xuât bản tác phâm của mình và mang rao bán trực tiêp ở các nhà sách. Ở một chiều kích không gian rộng hơn, văn học đô thị có thé bắt đầu sớm hơn và không chỉ giới han trong cộng đồng Mỹ gốc Phi Những tiểu thuyết như Maggie: A Girl of the Street*! (1893) của Stephen Crane, hay tác phâm kinh điển của Charles Dicken, Oliver Twist”? (1838) đều có thé xem là sản phẩm của văn hoc đô thi Hiểu theo nghĩa này, văn học đô thị hay văn học đường phố không nhất thiết phải gắn liền với văn hóa hip-hop và xã hội phương Tây nửa sau thế kỷ XX, của chủ nghĩa hiện đại bị xa lánh là sản phẩm của thành phố hơn là nông thôn hay thị trấn nhỏ” Một số thành phô thịnh hành nhất trong tiêu thuyét đô thị thê ky XX là New York, đặc biệt các vùng lân cận của Greenwich, quảng trường Thời đại, Harlem, Chicago, Los Angeles và San Francisco.

51 Maggie: A Girl of the Streets (tạm dich: Maggie: Cô gái đường phó) là một tiêu thuyết xuất bản năm 1893 của tác gia người Mỹ Stephen Crane (1871 - 1900) Cau chuyén xoay quanh Maggie, một cô gái trẻ đến từ Bowery, người bi đây đến hoàn cảnh bat hạnh bởi nghèo đói và cô đơn Tác phẩm được các nhà xuất ban coi là nguy hiểm vì tính hiện thực văn học và chủ đề mạnh mẽ.

3 Oliver Twist (tam dịch: Cậu bé Oliver Twist) là tiểu thuyết thứ hai của nhà văn Charles Dickens (1812 -

1870) Cuốn tiểu thuyết xoay quanh cậu bé Oliver sống một cuộc đời cơ cực, bị ngược đãi Tác phẩm đã tái hiện lại bối cảnh lich sử nước Anh thời bấy giờ với vẻ bên ngoài hào nhoáng bóng bay của vùng dat giao thương giàu có, che đậy những tệ nan, sự bóc lột đã man đối với nô lệ và người nghèo.

53 Vanessa Irvin Morris, The Readers’ Advisory Guide to Street Literature, nhà xuất ban American library

59 mà là dòng văn học hướng tới tâng lớp bân cùng của xã hội đô thị nói chung, với những trải nghiệm đời sống gắn với đường phố và sự lang thang bap bênh.

Như vậy có thé nhận định khái niệm văn học đô thị trong bối cảnh văn hóa phương Tây xét ở trên không trùng lặp với khái niệm văn học đô thị ở Đông Á nói chung và Hàn Quôc nói riêng.

Văn học đô thị Hàn Quốc và các khuynh hướng sáng tác tương đồng ở

6 Việt Nam cùng thời kỳ

3.2.1 Khuynh hướng sáng tác của Guinhoe và Tự Lực văn đoàn

Như đã đề cập ở chương trước, Guinhoe là một nhóm sáng tác văn học đã tiến hành nhiều cách tân về nội dung và nghệ thuật trong các tác phâm của mình Ở

Việt Nam, cùng thời kỳ văn học, có nhóm Tự Lực văn đoàn với sự tham gia của nhiều cây bút cốt cán trong nền văn học hiện đại Park Tae-won và Lee Sang là những cây bút tiêu biểu của dòng văn học đô thị những năm 30 đồng thời cũng là thành viên của nhóm Guinhoe với nhiêu đóng góp cho nên văn học Hàn Quoc.

Một điểm chung của hai nhóm văn học là đi sâu vào khám phá cái tôi nhưng cách thể hiện của hai nhóm hoàn toàn khác nhau Trong những sáng tác đa dạng của Tự Lực văn doanTM, cái tôi gắn với nhu cầu giải phóng của cá nhân va mang mau sắc lãng mạn Đó là nhu cầu về sự tự do, hướng đến một lý tưởng mới của những thanh niên được tiếp nhận nền giáo dục theo kiểu mới và đã quen với lối sống đô thị mà không bị bó buộc bởi rào cản cũ về tình cảm và định kiến xã hội nhiều mặt Nhiều nhận định cho rằng văn chương của Tự Lực văn đoàn vẫn luôn mang màu sắc lãng mạn, nhưng sự lãng mạn đó không còn màu sắc u buồn như thế hệ trước bởi còn được thêm vào chất giọng trong sáng của Thạch Lam, phê phán của Hoàng Đạo,

*4 Tự Lực văn đoàn ( tiếng Pháp: Groupe littéraire de ses propres forces) là tỗổ chức văn học mang tính hội đoàn, một nhóm nhà văn đã tạo nên một trường phái văn học, một phong trào cách tân văn học (và trên nhiều lĩnh vực, đồng thời là một phong trào cách tân văn hóa, cải cách xã hội ở Việt Nam hiện đại, khởi đầu là một tổ chức văn bút do Nhất Linh Nguyễn Tường Tam khởi xướng vào năm 1932, đạt được nhiều thành tựu rực rỡ và ghi dấu cho sự phát triển của nền văn học hiện đại đầu thế ky XX.

60 chân thực của Khái Hưng, phiêu lưu bí ân của Thế Lữ Trong khi đó, cái tôi trong sáng tác của Guinhoe thường mang tính hai mặt, một cái tôi hiện thực và một cái tôi trong thế giới song song Trong thơ của Lee Sang, đó là cái tôi của thế giới bên ngoài va tdi trong gương (Gương, 71) Trong truyện của Park Tae-won, đó là cái tôi đang chuyên động theo cuộc sống đô thị thường nhật, và một cái tôi khác trong mạch suy ngẫm của tác giả Hai cái tôi này chính là tính hai mặt của xã hội đô thị bị ngăn cach, tdi bên ngoài không thé bắt tay với tôi trong gương, hay cái tôi trong mach tr trởng chưa thích ứng với những thay đổi của hiện thực.

Những nhà thơ đại diện cho văn học đô thị những năm 30 như Lee Sang hay

Kim Ki-rim đều sống trong xã hội thuộc địa với thái độ của những người trí thức mềm yếu và bat lực, hăng ngày tiếp xúc với những điều mới mẻ của đô thị hiện đại.

Một mặt, hình ảnh đô thị khơi gợi trong họ những cảm hứng mới, mặt khác họ cũng phần nào cảm thấy sự bất lực bế tắc dồn nén của con người trong xã hội thuộc địa. Đó chỉ là lớp vỏ ngoài hào nhoáng bắt chước phương Tây Và cũng có thể, ở một khía cạnh nào đó, họ là người cô đơn về tư tưởng Nỗi cô đơn này xuất phát từ ý thức về sự tồn tại của bản ngã, giống với ý thức về sự tồn tại của cá nhân, của cái tôi cô đơn mang tên Xuân Diệu.

Sự thé hiện cái tôi không chỉ được xem xét ở khía cạnh nội dung tư tưởng mà còn được thể hiện qua nhu cầu cách tân ngôn ngữ Tự Lực văn đoàn và Guinhoe đã góp phần quan trọng trong việc làm giàu ngôn ngữ dân tộc với những sáng tác của họ Với trường hợp Tự Lực văn đoàn, thay vì dùng ngôn ngữ khó hiểu của thế hệ trước, họ chủ trương dùng thứ ngôn ngữ gần gũi với đời sống thường nhật, hạn chế dùng từ ngoại lai mà thay vào đó là từ thuần Việt Về mặt cách tân ngôn ngữ, phải kê đến nhà thơ Xuân Diệu Thơ ông là cả một kho tàng ngôn ngữ mới lạ mà gần gũi không những trong thế hệ của ông mà còn đến tận ngày nay Ngôn ngữ thơ vừa tượng thanh vừa tượng hình, truyền tải trọn vẹn cái đẹp của cuộc sống, ví dụ như tháng giêng ngon như một cặp môi gần (Vội vàng), hay đôi nhánh khô gây xương mong mạnh (Đây mua thu tới).

Trong những bài thơ sáng tác vào giai đoạn 1920, Jung Ji-yong cố ý dùng một số từ ngoại lai như cà phê, France, Bohemian, necktie Thai độ của ông trong cách dùng ngôn ngữ thơ đi cùng với hình ảnh đô thị và cuộc sống hiện đại, thể hiện lăng kính của một trí thức với cái nhìn mia mai, phê phán Mặt khác, Lee Sang lại gây ấn tượng với cách dùng các con số, công thức, và đặc biệt là cách viết không cắt quãng Ông thường đưa các công thức toán vào trong thơ như một cách phê phán tính máy móc của phương Tây Ngôn ngữ thơ tưởng là trò đùa của thi sĩ nhưng lại có tính triết lý.

Hình ảnh bức tranh phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam và hình ảnh đô thị trong tác phẩm Phong cảnh ven sông của Park Tae-won đều có nét tương đồng về bút pháp Về điểm này, cả hai nhà văn đều xây dựng hình ảnh rất chi tiết bằng bút pháp lãng mạn với thủ pháp tương phản: ở tác phẩm của Thạch Lam là sự tranh tối tranh sáng của bóng tối với những thứ vệt sáng đốm sáng lay lắt; ở truyện ngắn của Park Tae-won là sự phác họa đô thị Gyeongseong với con người thành thị đủ mọi tầng lớp và cuộc sống diễn ra quanh con suối Cheonggye Qua đó, các nhà văn thê hiện sự tương phản giữa hình ảnh một đô thị hiện đại và một không gian đô thị trong tâm trí với sự bat lực mat mát của người trí thức thuộc dia.

3.2.2 Cuộc sống và con người thé hiện trong truyện ngắn của Hyun Jin- geon và Nam Cao Đánh giá về phong cách văn học của Hyun Jin-geon, nhiều nhà nghiên cứu nhận định văn phong của ông có tinh tự họa” (hay Z}#}2!) Đối với Hyun Jin-geon va Nam Cao mà nói, viết về nhân vat người trí thức nghèo cũng có nghĩa là viết về chính mình, là tự bộc bạch cái tâm trạng bất đắc chí của những con người rời cao, phận thấp, chí khí uất trong xã hội thực dân lúc bấy giờ Bởi thé tác phẩm của hai nhà văn phần lớn có tính chất tự truyện, Vợ nghèo hay Xã hội xúi giuc uống

35 Tự họa (tiếng Anh: self-portrait) là một bức chan dung của chính một nghệ si Thông thường, tự họa được thực hiện dưới dạng các bức tranh như sơn dau, tranh vẽ và chan dung, trong sô đó, có thê sử dung nhiêu phương pháp khác nhau như tác phâm điêu khac tự khac hay chụp ảnh của chính mình Trong lý luận văn học, tự họa được hiểu là một phương pháp dé tác giả biểu đạt cái tôi, dùng những trải nghiệm cá nhân lồng ghép trong điêm nhìn của nhân vật đê phản ánh chiêu sâu tâm tư tình cảm.

62 rượu” của Hyun Jin-geon, Đời thừa, Trăng sang của Nam Cao đêu có chung một tâm sự như thế.

Nếu nhìn nhận một cách khách quan, có thé thấy số phận người trí thức nghèo trong tác pham của hai nhà văn chưa ban cùng đến nỗi khé rách áo ôm, cũng chưa đến mức phải chết thê thảm trong cơ cực ban hàn như những người dân lao động nhưng dường như họ phải vật lộn với những bi kịch tinh thần, với cuộc sống tù túng, quân quanh bé tắc, với những bận rộn lo toan tin mun đời thường, với những nỗi u uan chán chường vì khát vọng cao lớn đẹp dé không thành Sự thiếu thốn nghèo khó có thé đe dọa hạnh phúc gia đình, nỗi lo cơm áo cũng có thé làm thui chột mọi ước mơ.

Nhân vật chính trong truyện ngắn Vợ nghéo là một nhà văn Anh lấy vợ rất sớm khi mới 16 tuổi, nhưng không vì thế mà anh từ bỏ mọi ước mơ Niềm đam mê với học thuật đã kéo anh đi xa, qua các quốc gia có nền văn minh tiến bộ như Trung Quốc, Nhật Ban dé học hỏi và trau dồi tri thức Trở về nhà, anh vẫn miệt mài với sách vở, viết những tác phẩm có phan vô gid tri và nuôi dưỡng ước mơ trở thành người nỗi tiếng Nhung thật không may, vì không kiếm được tiền, lại không thê sống dựa mãi vào gia đình nhà vợ, cuộc sống của vợ chồng anh ngày càng lâm vào cảnh khó khăn Vợ anh phải bán dần quan áo, đồ trang sức và gia dụng, phải cỗ kìm chế mọi điều ham muốn Bản thân anh bị họ hàng, người thân coi thường là kẻ vô tích sự, chỉ di ăn mày thôi Anh rất thương vợ, nhưng cũng có lúc trở nên bực tức cáu băn, gắt mắng vợ một cách vô lý: “Lé ra em nên lấy chồng là người buôn bán chứ không nên kết hôn với anh” khién vợ anh phát khóc Rồi anh day nghién dan vặt vợ: “Em chán cuộc đời nghèo khổ rồi chứ gi? Tat nhiên là em có quyén thay doi” Ngày sinh nhật bố vợ, giữa không khí sang trọng xa hoa, anh tui thân mình nghèo, cố uống rượu cho khuây khỏa, nhưng van cảm thấy khó chịu như ngôi trên một tấm nệm bằng kim Cái nghèo đã làm cho hạnh phúc gia đình anh có nguy cơ bị tan vỡ Chỉ nhờ có tình yêu và lòng tin của người vợ, cái hạnh phúc mong manh ấy mới được cứu gỡ.

Nhân vật trong Xã hội xii giục uống rượu lại là một người trí thức có hoài bão lớn, có tâm huyết với nước nhà Vốn là một trí thức du học ở Nhật về, anh cũng muốn có gắng dé làm một việc gì đó hữu ích cho đất nước của anh Nhưng thực tế đã làm cho anh vỡ lẽ ra rằng: “Trong cái xã hội này người ta biết làm gì đây? Nếu người nào có ý định làm một việc gì thì sẽ là người ngu ngốc Người có suy nghĩ đúng thì phải hộc máu ra mà chết, không chết thì phải uống rượu thôi ” Từ đó anh dim minh trong men rượu, đê mặc vợ với nối cô đơn tuyệt vọng.

Ngày đăng: 06/09/2024, 11:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN