a Qua trình xây dựng bang hỏi Dành cho NDDP Một số bước được thực hiện để xây dựng bảng hỏi khảo sát được sử dụng trong nghiên cứu này: Bước 1: phân loại và tạo ra các biến về nhận thức
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYEN THỊ HUE
NGHIEN CUU SU THAM GIA CUA NGUOI DAN DIA PHUONG
TRONG PHAT TRIEN DU LICH CONG DONG
TAI HUYEN BA Vi, THANH PHO HA NOI
Ha Noi - Nam 2022
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYEN THỊ HUE
LUẬN VAN THẠC SĨ DU LICH
Chuyén nganh: Du lich hoc
Mã số: 8810101.01
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS ĐẶNG THỊ PHƯƠNG ANH
Hà Nội - Năm 2022
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “nghiên cứu sự tham gia của người dân địa
phương trong phát triển du lịch cộng dong tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội”là công trình nghiên cứu của tôi Những số liệu trong luận văn đều có nguồntrích dẫn rõ ràng, trung thực Những kết luận, kết quả nghiên cứu chưa được
ai công bố đưới bất cứ hình thức nào Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước
hội đồng về sự cam đoan này.
Ngày thang năm 2022
Học viên thực hiện
Nguyễn Thị Huệ
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Luận văn: “nghiên cứu sự tham gia của người dân địa phương trong phát
triển du lịch cộng đông tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội” được hoàn thành tạitrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Tác giảxin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới các thay, cô giáo đã trực tiếp giảng
dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu của chuyên ngành Du lịch
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Đặng Thị Phương Anh - ngườihướng dẫn khoa học đã tận tình trực tiếp giúp đỡ tác giả với những ý kiến đóng gópquý giá, trực tiếp chỉnh sửa trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn
Trang 5MỤC LỤC
008637100777 9
1 LY do Chom c1 1 ẽ 9
2 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên CỨU s 5-5 5s sssessssss=se 11
3 Đối tượng nghiên Cứnu - s -22°°EEV2ess22E22assseE922222dds502522222299 2e” 12
4 Câu hỏi nghÏÊT CỨU 5 5 5s << 4 9 0909 09 5086.094 80908.9006990400604.9009ø 125 Phạm vỉ nghién CỨU s4 %9 9 94989 09E9989999989998960990806005800000086 126 Phương pháp nghién CỨU s5 <5 5< so e9 3 9999 5 0900.8000086 c80 13
7 Bố cục luận VAM 22s 22V222222999992222222222ad24999000022222222ddd33990000000022aasse 20
CHUONG 1: TONG QUAN TÀI LIEU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VE SỰ
THAM GIA CUA NGƯỜI DAN DIA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIEN DUI(9;:099)/0;90) 025 22
1.1.Nghiên cứu về Du lịch cộng đồng -ccccccssseeeeevzvzzzzssssssee 22
1.2.Nghiên cứu về sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch 271.3.Nghiên cứu về phát triển du lịch tại Huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội 30
1.4.Khoảng trống nghiên Cứu - s 2° C222sss°22EEvasseSteoeovasssesssooovasssee 311.5 Cơ sở lý luận về phát triển du lịch cộng đồng -. . - se 32
1.5.1 Khái HÏỆm 5c 55c ckcSEEEtE HE E221 reree 32
1.5.2 Điều kiện phát triển du lịch cộng đổng, - 2 5c©5z+c+csrxeccez 341.5.3 Các bên liên quan trong phát triển du lịch cộng đồng 371.6 Cơ sở lý luận về sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch
1.6.3 Các nhân tô ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân địa phương vào
OAL AGNG AU LICH EEEREEEEE 48
Trang 61.7 Khung nghiên cứu về sự tham gia của người dân địa phương vào du lịch cộng000000909 .) 52
1.7.1 Cơ sở lý thityet cecceccccsccsscescsscssvessssvesessesssssesussucsuesucsvcavssvsassavsuesusaeaesaveaeens 52
1.7.2 Đề xuất khung nghién CÚIH - 2-5252 +E‡EE‡EEEEEEEEEEEEEEerkerkerkersrree 53Tiểu kết chương I s 2°°C2222d°2EE22dd999222222d99992222229999502222222490 2e” 55
CHƯƠNG 2: DIEU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG PHAT TRIEN DU LICH
CONG DONG TẠI HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHO HÀ NỘI 56
2.1 Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng tại Huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội 56
2.1.1 Điều kiện bên ngoài - + k+Sk‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkErkerkerrsei 56
2.1.2 DiGu KiGN in na 622.2 Thực trang phát triển du lịch cộng đồng tai Huyện Ba Vì, thành phố Ha Nội
—— 67
2.2.1 Sản phẩm DLCPĐ tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội - 67
2.2.2 Kết quả phát triển du lịch cộng dong tai huyén Ba Vi, thanh pho Ha Noi
¬— 69
2.2.3 Đánh gia của Khách du lịch vỀ hoạt động DLCĐ tại huyện Ba Vì, thànhphố Hà Nội - - 5-5: 52 SE EEEEE12112112112111 T1 1010112121111 70
2.2.4 Đánh giá của Công ty lữ hành về hoạt động du lịch cộng đồng tại huyện
Ba Vì, thành pho Hà Nội 5-5 EềEEEEEEEEEEEEE E111 11 11x re, 73Tiểu kết chưr0ng 2 22°°°EE2VV222224999°9922222222dd4999999950222222223439900000000” 74
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊAPHƯƠNG VÀO DU LỊCH CỘNG ĐÒNG TẠI HUYỆN BA VÌ, THÀNH3:09:70 ) 75
3.1 Đặc điểm nhân khẩu học của người dân địa phương tham gia khảo sát
Trang 73.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân địa phương vào dulịch cộng đồng tại Huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội -cccccccccsz 92
3.4.1 Các nhân tô thúc day sự tham gia vào hoạt động du lịch của người
1021.0420 0nn8n8AẼẺ 4 92
3.4.2 Các nhân tổ cản trở sự tham gia vào hoạt động du lịch cua người
1021.0420 0nn0ẼẺ8ẼẺ 99
Tiểu kết chương 3 ccsssssssssssssssssssssssssesssssssnssscssessssnsssssssssssssscsesseenssssscessesnssscsessesnseeseeses 105
CHƯƠNG 4: GIẢI PHAP THÚC DAY SỰ THAM GIA CUA NGƯỜI DAN
DIA PHƯƠNG TRONG PHAT TRIEN DU LICH CONG DONG TẠI BA
r0 — ÔỎ 106
4.1 Căn cứ đề xuất giải phápp -s sss2EE2vesseee©oovaessseeeooovressseoooee 106
4.1.1 Căn cứ vào các văn ban của cơ quản lý nhà HƯỚC - 106
4.1.2 Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của dé tài -¿©-scscccccccsccced 108
4.2 Giải pháp tăng cường sự tham gia của người dân địa phương vào DLCD 108
4.2.1 Giải pháp khuyến khích, hỗ trợ người dân địa phương tham gia hoạt
AGING AU ICH 2E 00Pn0Ẽ0ẺẼ8e 108
4.2.2 Giải pháp nâng cao nhận thức va tăng cường năng lực cho cộng dong
GIA PRUWOTG ce PPERESESEEEh <ee (ad44 - 109
4.2.3 Giải pháp hỗ tro VAY VỐN - 5c St SE EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrrke 111
4.2.4 Giải pháp chia sé lợi ích cho các bên Lien qHA11 « 55-5552 TII
4.3 Giải pháp thúc day sự tham gia của ND DP vào DLCD tại huyện Ba Vì,
thành phố Hà Nội - 2-2222 °EE22d999222222dd99992222220999905222224990022e 112
4.3.1 Giải pháp về cơ chế, chính sách phát triển du lịch - 112
4.3.2 Giải pháp về cơ sở hạ tang và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 1134.3.3 Giải pháp về tuyên truyền, xúc tiễn, quảng bá du lịch - 113
4.3.4 Giải pháp về phát triển sản phẩm và dịch vụ -z- z+cs+sscsa 1154.3.5 Giải pháp về nguồn nhân LUC - -©2++ce+cc+Ec+teEkeEeEetrrrrrrrrrree 1164.3.6 Giải pháp bảo tôn và phát huy di sản văn NOA.i.cceccccesceccssvescesseseeseeseens 1204.4, Khhuyén sẽ 121
Trang 84.4.1 Khuyến nghị Thành uy - HĐND - UBND Thành phố 1214.4.2 Đối với phòng Văn hóa và Thông tin cescecseccsesssesssesssessesssesssessesssecssecsees 122
4.4.3 Các phòng ban ngành lién QHđH S5 S3 sskkssekessekee 122
4.4.4 Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể 212/8 PP 1234.4.5 Đối với các xã có điểm dụ lịch - c5 StSt+E‡EEE+ESEEEE+EeEertskererereses 123
4.4.6 Các đơn VỊ AU HỊCH 1112333333331 8181k E kg vyy 123
Tiểu kết chương 4 s -22°°E222d9©°SEE22ad995E9222220999905222290990552222899 0022” 124
9500007002127 Ô 125TÀI LIEU THAM KHAO - 2-2-2 s£©s£©ss£Sss£sse©sseEssezssesserssessee 127
PHU LUỤCC 5 (5 (2 <9 90 0010000 600005000090 145
Trang 9DANH MỤC CÁC TU VIET TATSTT Từ viết tắt Diễn giải
1 CĐĐP Cộng đồng địa phương2 DLCĐ Du lịch cộng đồng
3 | CQDP Chinh quyén dia phuong4 VQG Ba Vi Vuon Quéc gia Ba Vi
5 Phòng VH&TT | Phong Văn hóa va Thong tin
6 |UBND Uy ban nhan dan
7 THCS Trung hoc co so
8 THPT Trung học phố thông9_ |HĐND Hội đồng nhân dân
10 | GPMB Giải phóng mặt bằnglãi DTTS Dân tộc thiêu số
12 |NDĐP Người dân địa phương13 DH KHXH&NV, | Dai học Khoa học xã hội & nhân văn, Dai hoc
ĐHQGHN Quốc gia Hà Nội
14 | UNESCO United Nations Educational Scientific and
Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoahọc và Văn hóa Liên Hiệp Quốc)
15 | UICN International Union for Conservation of Nature
and Natural Resources (Liên minh Quốc tế Baoton Thién nhién va Tai nguyén Thién nhién)
16 | UNTWO World Tourism Organization (Tô chức Du lịch Thé
gidi)
17 | TNDL Tai nguyên du lịch
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Khung phân tích sự tham gia cua người dân địa phương vào
Trang 11DANH MỤC BANGBang 1.1 Các hình thức khác nhau của sự tham gia của cộng đồng vào du
LECH PS 42
Bang 1.2 Mức độ tham gia của cộng đồng của Arnstein (1969) 43
Bang 1.3 So sánh các mô hình mức độ tham gia của cộng động - 45Bang 2.1 Nhận thức về các lợi ích kinh tế, văn hóa — xã hội .-.e-.e.se-«: 62
Bang 2.2 Những lợi ích mà DLCD mang di « ee«ee«eeeseeeseeeseeesseesseessesesee 63
Bảng 2.3 Nhận thức vé tac dong cua du lich đến van hóa — xã hội của dia
1 0 64
Bang 2.4 Những yếu tô tiêu cực trong phát triển DLCP « s-se-«: 65
Bảng 3.1 Kết quả khảo sát VỀ nơi CU HFÚ sec 5c St Ee+EEeEeEeErkerkerkees 76
Bảng 3.2 Khảo sát về trình độ NOC VỐN ¿©c- St St+EEESEEEESEEEtEtrtrrsrrsrsses 77
Bảng 3.3 Kết quả khảo sát về tình trạng kinh tế hộ gia đình « 79
Bang 3.4 Kết quả khảo sát về thời gian sống tại địa phưƯƠng « -.«-.e e-s-«: 81Bang 3.5 Kết quả khảo sát về tình trạng kinh tế hộ gia đình (Nguồn, tác
Bảng 3.6 Hình thức tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du
lịch (Nguôn, tác giả 2022) - - + + k‡+‡EEEkEEE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrkerker 84
Bảng 3.7 Hình thức tham gia các hoạt động liên quan đến phát triển DLCĐ
(Nguôn, tác giả 2(022) 2+-©5£+E+EE+EE2EEEEEEEEEEEE115111211211121111111121111x xe 85Bang 3.8 Mức độ tham gia của cộng đông vào công tác hoạch định chiến
lược và quy hoạch phát triển dụ lịch tại BA Vi sess<sesesseseseseess 88
Bang 3.9 Mức độ tiếp cận thông tin của du khách về DLCD tại Ba Vì 92
Bảng 3.10 Đánh giá của người dân về tai nguyên và hoạt động du lịch 92
Trang 12DANH MỤC BIEU
Biểu đồ 2.1 thống kê số lượt khách du lịch đến Ba Vì từ 2017 — 2022 69Biểu đồ 2.2 Các yếu tổ hấp dẫn khách du lịch tại Ba Vì . . s <: 70
Biểu do 2.3 Mức độ san sàng tham gia các hoạt động DLCĐ ở Ba Vì 71
Biểu đồ 2.4 Các hoạt động du khách muốn tìm hiểu khi tham gia DLCD tại
7.008 72
Biểu đồ 2.5 Loại hình lưu trú khách du lịch lựa chọn khi đến Ba Vì 73Biểu đô 2.6 Các yếu tô cần cải thiện tại điểm du lịch Ba Vì 74
Biểu đô 3.1: Khảo sát vé giới tính -2+©5+©5£+c£+E+E£EeEEerkerkrrrrrrrrrsrreee 75
Biểu đô 3.2 Cơ cấu độ tHỔI e« -ee<-ces<©©ces©++ese++tesetrteetrteseerkeserreseerreseee 76
Biểu đô 3.3 Độ tuổi tham gia lao AONg ‹.« «-. .-e«eeseeececsecseeseeecseesseseseessessesesee 78Biểu 463.4 Nguồn thu nhập của người AGN -.e-.e-se.e.eecsecseeseeeeseesesesee 79
Biểu đồ 3.5 Thu nhập trung bình của các hộ gia đÌnh «<< x+s«2 80Biểu đồ 3.6 Hình thức tham gia của người dân địa phương vào hoạt động
du lịch tai Ba Vì khi áp dụng mô hình của Arnstein (1969) «« eeese 86
Biểu đồ 3.7 Các dịch vụ cộng dong địa phương muốn tham gia cung cấp 89
Trang 13MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài
Trong phát triển bền vững, du lịch cộng đồng (DLCĐ) là xu hướng đã trởnên phô biến trên thế giới Tại Việt Nam, DLCĐ xuất hiện lần đầu tiên vào năm
1997 Trải qua gần hai thập kỷ hình thành và phát triển, du lịch dựa vào cộng đồng
đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội cho người dân địa phương (NDĐP) và có
khả năng thu hút đối với khách du lịch trong và ngoài nước Nhận thức được vai tròquan trọng của du lich trong phát triển kinh tế xã hội nên Nghị quyết Số 08-NQ/TWcủa Bộ Chính trị ban hành ngày 16/1/2017 đã nhân mạnh “phat triển du lịch trởthành ngành kinh tế mũi nhọn ” là định hướng chiến lược quan trong dé phát triểnđất nước, tạo động lực thúc đây sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác, đồngthời bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên; tạo nhiềuviệc làm, nâng cao đời sống nhân dân; đây mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảngbá hình anh đất nước, con người Việt Nam [8] Theo đó, Nghị Quyết Số 147/QĐ-TT về Phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 ban hảnhngày 22/1/2020 cũng chú trọng phát triển du lịch văn hóa, gan phát triển du lịch vớibảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc [78] Chính vi vậy, dé đạt
được mục tiêu của các Nghị quyết đề ra, các địa phương cần phải đưa ra hoạch định
chiến lược trong phát triển du lịch với các bên liên quan nhằm mục tiêu chung làphát triển bền vững
Thực tế ghi nhận, ngành du lịch Việt Nam đã triển khai đúng hướng và có
những bước chuyền đổi mạnh mẽ Tuy nhiên, dich Covid-19 đã khiến cho đời sốngkinh tế, văn hóa, xã hội bị ảnh hưởng nặng nề; ngành du lich cũng không năm ngoàivòng xoáy đó Theo số liệu thống kê từ Vụ Lữ Hành - Tổng cục Du lịch, đến năm
2020, trên cả nước có khoảng 300 làng, bản, buôn, thôn, xóm có hoạt động du lịch
cộng đồng với hơn 5.000 homestay hoạt động sức chứa gần 100 nghìn khách [81]
Việc phát triển loại hình DLCD không chỉ góp phần da dang sản phâm du lịchmà còn phát huy thế mạnh văn hóa bản địa, nâng cao đời sống cho NDĐP Tại mộtsố vùng, DLCD đã mang lại những lợi ích về mặt kinh tế - xã hội đáng kê, góp phần
9
Trang 14nâng cao đời sống cộng đồng, tiêu biểu đối với các cộng đồng dân tộc thiểu số nhưở Sa Pa (Lào Cai), Mai Châu (Hòa Binh), A Lưới (Thừa Thiên Huế) Đây đều lànhững nơi vùng sâu vùng xa, nơi sinh sống của những dân tộc thiểu số, đời sốngkinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
Ba Vì là huyện năm ở cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, trải dài bên hữungạn sông Đà và sông Hồng — nơi đây được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều tiềm năngđể phát triển kinh tế - xã hội, hội tụ đủ mọi loại địa hình, cảnh quan mang khuynhhướng “sơn thuy hữu tình” như vườn quốc gia Ba Vì, Ao Vua, Khoang Xanh,
Thiên Sơn - Suối Ngà, Đầm Long Đặc biệt, với bề dày lịch sử, Ba Vì là nơi có
nhiều đi tích lịch sử - văn hoá có giá trị đã được xếp hạng cấp quốc gia như: Cụm ditích Đền Thượng - Đền Trung - Đền Hạ thờ Tam vị Tản Viên Sơn Thánh; Đình TâyDang; đình Chu Quyến; đình Thụy Phiêu; Dén thờ Bác Hồ, Khu di tích lịch sử K9
cùng hàng trăm di tích lịch sử - văn hóa có giá trị khác.
Ba Vì được xem là vùng đất địa linh, một vùng đất cổ, có truyền thống văn
hóa lâu đời, độc đáo, đặc trưng bởi 3 dân tộc Kinh - Mường - Dao với những phong
tục, tập quán, kiến trúc, 4m thực tạo nên nét văn hóa riêng biệt Ngoai những giá trivăn hóa vật thể còn hiện hữu thì Ba Vì còn là khu vực bảo tồn được khá nhiềunhững giá trị văn hóa phi vật thể đặc sắc Hàng năm, trên địa bàn huyện có khoảng
80 lễ hội truyền thống diễn ra tại các di tích đình, đền, miếu để tưởng nhớ ThànhHoàng làng của người Kinh, Tết nhảy của người Dao, nghệ thuật đánh Công Chiêngcủa người Mường Tat cả hòa quyện vào nhau thành một khối thống nhất tạo nên
cái "vị" của vùng đất xứ Đoài nói chung và khu vực núi Tản nói riêng
Trong những năm qua ngành du lịch huyện Ba Vì luôn nhận được sự quan tâm
chỉ đạo sát sao của Thành phó Hà Nội, Huyện ủy, HĐND, UBND các cấp Kết qua
trong 5 năm (2016-2021) thực hiện Nghị quyết 06 của Thành ủy, du lịch Ba Vì đónđược 13.4 triệu lượt khách, tốc độ tăng bình quân 5,4%; doanh thu thu được 1.549tỷ đồng (nguồn: UBND huyện Ba Vì) Du lịch phát triển không chỉ giúp tạo thêmnhiều cơ hội việc làm, cải thiện đời sống cho người dân mà còn giúp địa phươngnâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên; giảm thiêu suy thoái môi trường và phát huy
10
Trang 15và bảo tồn những nét văn hóa bản địa đặc sắc Tuy nhiên, sự thành công của hoạtđộng DLCD phụ thuộc rất nhiều vào việc phối hợp giữa các bên liên quan, đặc biệt
là sự tham gia hưởng ứng của cộng đồng cư dân địa phương Bởi cộng đồng cư dân
có vai trò quan trọng trong vấn đề khai thác tài nguyên du lịch để hình thành nêncác loại hình và sản phẩm du lịch.
Xét ở góc độ khác, NDĐP với vốn tri thức kinh nghiệm và truyền thống vănhóa bản địa của chính họ là tài nguyên du lịch văn hóa hấp dẫn khách du lịch Quyếtđịnh của cộng đồng về việc tham gia hay không tham gia; đồng tình hay phản đối
hoạt động du lịch có ảnh hưởng rat lớn đến tính bền vững của loại hình DLCD tai
địa phương.
Từ điều kiện thực tiễn và sự cần thiết trong quá trình phát triển DLCD tạihuyện Ba Vì, tác giả nhận thấy việc “nghiên cứu sự tham gia của người dân địaphương trong phát triển du lịch cộng dong tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội” là
rất cần thiết, và có ý nghĩa thời sự, nhằm góp phan tạo điều kiện cho NDĐP chủ
động tham gia phát triển du lịch ở chính quê hương của họ.
2 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứua Muc tiêu nghiên cứu
- Nhận diện những nhân tô thúc đây va rào can ảnh hưởng đến sự tham gia của
cộng đồng tại Ba Vì, Hà Nội
- Đánh giá mức độ tham gia cua NDĐP vào các hoạt động DLCĐ.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường và duy trì sự tham gia của cộng
đồng địa phương trong hoạt động DLCD tại địa phương
b Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề làm sáng tỏ mục tiêu, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:- Tổng quan các công trình nghiên cứu lý luận về sự tham gia của NDĐP trong
phát triển DLCĐ và các công trình nghiên cứu về khu vực huyện Ba Vì
- Nghiên cứu hình thức và mức độ tham gia của NDĐP vào các hoạt động
DLCD.
11
Trang 16- Nghiên cứu những nhân tố thúc đây và rào cản ảnh hưởng đến sự tham giacủa cộng đồng tại Ba Vì, Hà Nội.
- Gợi ý các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường sự tham gia của ngườidân, góp phan phát triển du lịch bền vững tại các xã của huyện Ba Vi, Hà Nội
3 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu sự tham gia của NDĐP trong phát triển DLCDtại huyện Ba Vì, nghiên cứu mối quan hệ của các bên liên quan bao gồm: CĐĐP,CQDP, Doanh nghiệp du lịch và khách du lịch, trong đó nhắn mạnh vị trí và vai tròcủa NDĐP trong phát triển DLCD tại Ba Vì
4 Câu hỏi nghiên cứu
(1) Hình thức và mức độ sự tham gia của NDĐP vào các hoạt động DLCD tai
Ba Vì như thế nào?
(2) Nhân tố nao thúc đây và cản trợ sự tham gia của người dân vào hoạt động
DLCPĐ tại địa phương?
(3) Giải pháp nào dé thu hút sự tham gia tích cực, chủ động của NDĐP vao
hoạt động DLCD tại Ba Vi?5 Phạm vi nghién cứu
Không gian: Không gian nghiên cứu của luận văn được giới hạn bởi mục dichvà nội dung nghiên cứu nên luận văn xác định địa bàn nghiên cứu thực địa chủ
yếu tập trung vào những noi đã xuất hiện loại hình DLCĐ Như vậy, để đánh
giá được sự tham gia của người dân trong phát triển DLCĐ, luận văn chọn nhómnghiên cứu trường hợp các xã năm ở khu vực sườn Đông và Tây của dãy núi Ba Vìbao gồm các xã: Khánh Thượng, Minh Quang, Ba Vì, Ba Trại, Tản Lĩnh, Vân Hòa
và Yên Bài của huyện Ba Vì Lý do luận văn chọn những điểm này là vì:
Thứ nhất, căn cứ vào quá trình hình thành va phát triển DLCD ở khu vực
huyện Ba Vi, các xã được chọn nghiên cứu trường hợp điền hình đều là những khu
vực đã được định hướng theo mô hình DLCD và đã manh nha hoạt động DLCD.
12
Trang 17Thứ hai, căn cứ vào “Quy hoạch tổng thé phát triển kinh tế - xã hội huyện BaVì đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội”, trong đó các xã lựa chọn
đều nằm trong diện quy hoạch phát triển DLCD của huyện Ba Vì, Hà Nội [88]
Thứ ba, căn cứ vào tính đại diện của cộng đồng tộc người của các xã, trong đóxã Ba Vì là khu vực sinh sống của người Dao, các xã còn lại là khu vực sinh sốngcủa người Mường và người Kinh Do đó, khi phát triển loại hình DLCĐ, mỗi xã sẽcó một đặc điểm riêng Người Dao dựa trên thế mạnh về giá trị văn hóa dân tộc Daovà làng nghề thuốc Nam gia truyền (Làng Yên Sơn) Trong khi đó, người Kinh và
người Mường dựa chủ yếu vào hoạt động nông nghiệp là chăn nuôi bò sữa, dê, thỏ,
đà điều, trồng chè và một phần văn hóa tộc người còn lưu giữ
Thời gian: Luận văn được thực hiện từ năm 2020 đến năm 2022; các thôngtin, số liệu hồi cứu từ khi hoạt động du lịch xuất hiện ở khu vực Ba Vì
Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu: (1) Tổng quan các côngtrình nghiên cứu lý luận về sự tham gia của NDĐP trong phát triển DLCĐ và cáccông trình nghiên cứu về du lịch ở khu vực huyện Ba Vì (2) Nghiên cứu hình thức vàmức độ tham gia của NDĐP vào hoạt động DLCD (3) Nghiên cứu những nhân tốthúc đây và rào cản ảnh hưởng đến sự tham gia của NDĐP tại Ba Vì, Hà Nội (4)Gợi ý các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường sự tham gia của người dân, góp
phần phát triển du lịch bền vững tại các xã miền núi của huyện Ba Vì, Hà Nội
6 Phương pháp nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu là xác định quả trình tham gia của NDĐP vào
DLCĐ, bao gém các đặc điểm, xu hướng, thuộc tinh của quá trình tham gia này.Nên nghiên cứu hướng đến việc tìm hiểu nhận thức, quan điểm, quan niệm cua
NDĐP và các bên liên quan khác về quá trình tham gia của họ Dé làm được việcnày, nghiên cứu áp dụng tiếp cận định tính thông qua các phương pháp và kỹ thuật
nghiên cứu được triển khai như sau:
6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu
1) Phương pháp khảo sát, điền dã
Tác giả tiễn hành 03 cuộc khảo sát tại dia bàn nghiên cứu nhằm trao đôi, thu
13
Trang 18thập tài liệu, số liệu, nắm bắt tình hình phát triển DLCĐ trong khu vực, phỏng vấnsâu người dân, hộ kinh doanh du lịch, khách du lịch, cơ quan quản lý, làm điều tra
xã hội học
+ Cuộc khảo sát lần 1 vào tháng 10/ 2021 khi Ba Vì thực hiện tháo gỡ chốt kiêmsoát dich sau Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ vềthực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 Cuộc khảo sát nàygiúp tác giả có những quan sát tổng quan ban đầu về hoạt động du lịch đang diễn ra tạiBa Vì, xác định sản phẩm du lịch đang được khai thác và các bên liên quan tham giavào hoạt động tổ chức du lịch tại đây
+ Cuộc khảo sát lần 2 vào tháng 11/2021 khi Ba Vì tổ chức lễ hội Hoa Dã quỳ.
Cuộc khảo sát này giúp tác giả tiếp cận sâu hơn đến những người dân làm du lịchtrên địa ban, quản lý nhà nước tai địa phương và khách du lịch dé thực hiện điều trathử nghiệm bằng bảng phỏng vấn sâu
+ Cuộc khảo sát lần 3 vào tháng 04/2022 trong thời gian Ba Vì tổ chức lễ khaitrương du lịch năm 2022 với chủ đề "Ba Vì, trải nghiệm xanh - an toàn" Cuộc khảo
sát này giúp thu thập dữ liệu phỏng vấn sâu NDĐP, quản lý nhà nước các cấp vàdoanh nghiệp thuộc lĩnh vực tư nhân ngoài địa phương tham gia phát triển DLCD
Trang 19tham gia kinh doanh du lịch trên địa bàn Nội dung các câu hỏi là câu hỏi mở; các
phỏng vấn là không chính thức và bán cấu trúc
a) Lấy mẫu và cỡ mẫu
Kayat, (2000) cho rằng, hầu hết các mẫu trong nghiên cứu định tính không
phải lấy mẫu xác suất mà lay mau phi xác suất Mẫu định tính có xu hướng là có
mục đích chứ không phải là ngẫu nhiên do việc lựa chọn mẫu bị định hướng bởi các
câu hỏi về ý tưởng chứ không phải bởi “tính đại diện” [144]
Trong nghiên cứu này, việc lấy mẫu là có chủ đích (lấy mẫu phi xác suất)được áp dụng khi tiến hành phỏng van cá nhân Trong lay mẫu có chủ đích, một cỡmẫu thích hợp cho nghiên cứu là một cỡ mẫu có thé trả lời các câu hỏi nghiên cứu.Vì vậy, các nhà nhiên cứu quyết định khi nào đủ số đơn vị được lấy mẫu đó là lúc
xảy ra “sự dư thừa dữ liệu” [143].
Với nghiên cứu này, phỏng vấn cá nhân được tiến hành với các hộ dân ở 3 xãVân Hòa, Tản Lĩnh và Minh Quang (nhóm 1) để xem người dân cảm nhận về cáctác động của du lịch tại địa phương như thế nào; với CQDP các xã nói trên (nhóm
2) và với các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn huyện — sử dung lao động địa
phương (nhóm 3) để xem họ đánh giá như thế nào về sự tham gia du lịch của
NDDP.
Tác giả đã tiến hành phỏng van 18 cá nhân cho 3 xã lựa chon Tại mỗi xã, có 2
nhóm sau đây được đặt lịch hẹn và lịch phỏng van:
Nhóm 1: 8 hộ dan dang kinh doanh du lịch va 8 hộ dân không kinh doanh du
lịch dé xem họ đánh giá du lich tác động tới địa phương như thé nào Toàn bộ cácphỏng vấn này đều được thực hiện riêng rẽ tại từng hộ gia đình
Nhóm 2:
STT | Vị trí công tác/ Chức vụ Số lượng Không gian thực hiện
1 Cán bộ phụ trách hoạt động van | 03 người 3 xã
hóa du lịch của huyện Ba Vì
2 Lãnh đạo chính quyền xã (chủ | 03 người 3 xã
tịch/ phó chủ tịch)
3 Trưởng thôn 6 người 3 xã (mỗi xã 2 thôn)
4 Cán bộ phụ trách văn hóa xã 03 người 3 xã
Bang 3.2 Bang phân chia cách lay mẫu
(Nguôn, tác giả 2022)
15
Trang 20Như vậy, nhóm 2 có tổng cộng 15 người sẽ tham gia phỏng van Các cán bộ
địa phương này đều được hẹn lịch và phỏng vấn cá nhân tại phòng làm việc
Dữ liệu thu được từ nhóm 2 là về tình hình phát triển du lịch chung của địaphương, nhận xét và đánh giá về sự tham gia du lịch của NDĐP; các tác động của
du lịch và những đề xuất dé thúc day sự tham gia của NDĐP vào hoạt động DLCĐ
Nhóm 3: tác giả cũng tiến hành điều tra các đơn vị lữ hành đóng trên địa bàn Cụthé, tác giả lựa chọn 5 người đại diện cho 05 doanh nghiệp lữ hành Họ cũng được đặtlịch hẹn và phỏng van riêng tại doanh nghiệp Dữ liệu thu được từ nhóm này là những
đánh giá về sự tham gia du lịch của NDĐP cũng như một số ý kiến của họ dé thúc đây
sự tham gia của người dân trong phát triển du lịch tại địa phương.b) Hướng dẫn phỏng vấn
Phỏng vấn sẽ dựa trên danh mục các câu hỏi và các câu hỏi thăm dò được sắpxếp theo một thứ tự nhất định Tuy nhiên, trình tự và phương pháp sẽ có thay đôi
tùy theo từng đối tượng phỏng vấn nhưng vẫn tập trung vào các chủ đề liên quanđến các mục tiêu nghiên cứu Người được phỏng vấn sẽ có quyền nói tự do về từng
vấn đề mà họ cảm nhận và trải nghiệm Người phỏng vấn chỉ can thiệp bằng cáchlàm rõ hoặc giải thích thêm về câu từ
c) Quá trình phỏng van
Tất cả các cuộc phỏng vấn người dân đều được thực hiện tại nhà của họ Đểtạo mối quan hệ thoải mái thì mỗi cuộc phỏng vấn đều bắt đầu vài phút trò chuyệngiữa người phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn Tiếp theo, người phỏng vấn giải
thích các mục tiêu của nghiên cứu dé trả lời Người trả lời phỏng vấn một cách tựnguyện, không ép buộc Danh tính và thông tin của họ cung cấp sẽ được giữ bí mật.Người phỏng vấn sẽ phải xin phép người trả lời cho phép ghi âm lại nội dung cuộcphỏng vấn
Mỗi phỏng van sẽ kèo dai trong khoảng 30 — 45 phút Kết thúc mỗi phỏng van,người phỏng vấn tóm tắt các ý chính của cuộc phỏng vấn và khăng định lại các ý đã
diễn ra trong cuộc phỏng vân.
16
Trang 21Cuối cùng, không quên bày tỏ sự cảm ơn và dé lại thông tin để người tham giaphỏng vấn có thê hỏi và bình luận thêm.
3) Phương pháp điều tra bảng hỏi
Trong nghiên cứu này, tiếp cận nghiên cứu định tính có vai trò chủ đạo nhưngdé bồ trợ thu thập dữ liệu từ khách du lịch với mong muốn có được số lượng mẫulớn nhất có thể, phương pháp điều tra bang bảng hỏi được áp dụng Phương phápnày được dùng cho đối tượng là khách du lịch, NDĐP nhăm thu thập ý kiến của họvề phát triển loại hình DLCD tại Ba Vì (phụ lục 05) Ưu điểm của phương pháp này
là có thể lấy mẫu với số lượng lớn cùng một lúc, thông tin tập trung, có tính định
lượng.
a) Qua trình xây dựng bang hỏi
Dành cho NDDP
Một số bước được thực hiện để xây dựng bảng hỏi khảo sát được sử dụng trong
nghiên cứu này:
Bước 1: phân loại và tạo ra các biến về nhận thức của người dân về tài nguyên
và hoạt động du lịch; mức độ tham gia của NDĐP; những nhân tố thúc đây và ràocản ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng: hình thức tham gia của NDĐP; Cơchế, chính sách của chính quyén/co quan quản lý nhà nước về du lịch; Đặc điểm của
cộng đồng dân cư địa phương: Lợi ích kinh tế có ảnh hưởng đến sự quan tâm của hộ
gia đình đến hoạt động du lịch tại địa phương
Bước 2: xây dụng bảng hỏi
Về mặt hình thức bảng câu hỏi được in trên khổ giấy A4, được trình bày rõràng, dé đọc, dễ hiểu Nội dung phiếu khảo sát gồm ba phan:
(1) Thông tin về đặc điểm nhân khẩu học
(2) Các câu hỏi về nhận thức của người dân về tài nguyên và hoạt động du
lịch; những nhân tố thúc đây và rào cản ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng:hình thức tham gia của người dân địa phương; Cơ chế, chính sách của chính
quyên/cơ quan quản ly nhà nước về du lịch; Đặc diém của cộng đông dân cư địa
17
Trang 22phương; Lợi ích kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến sự quan tâm của hộ gia đình đến
hoạt động du lịch tại địa phương
(3) Nhu cầu của cộng đồng khi tham gia vào hoạt động du lịch
Bước 3: khảo sát thí điểm tại Vân Hòa, Tản Lĩnh và Minh Quang Các bảng hỏiđược phát cho người dân ở các xã nghiên cứu dé đảm bảo sự rõ ràng, dé hiểu và thựctiễn Người trả lời vừa trả lời câu hỏi, vừa kiểm tra xem câu hỏi có dé hiểu không; họcó thể đưa ra những câu hỏi mà họ cho là cần thiết nhưng không có trong bảng hỏi
(Xem phụ lục 05.
Dành cho Khách du lịch
Một số bước được thực hiện dé xây dựng bảng hỏi khảo sát được sử dụng trong
nghiên cứu này:
Bước 1: phân loại và tạo ra các biến về những giá trị tự nhiên và nhân văn hap
dẫn khách du lịch; Hình thức tham gia hoạt động chính khi đến Ba Vì; Các dịch vụ
du lịch được sử dụng khi tham gia hoạt động DLCD tại Ba Vì; Mức chi tiêu, loại
hình lưu trú của du khách khi đến Ba Vì
Bước 2: xây dụng bảng hỏi
Về mặt hình thức bang câu hỏi được in trên khổ giấy A4, được trình bày rõràng, dé đọc, dễ hiểu Nội dung phiếu khảo sát gồm hai phan:
(1) Thông tin cá nhân: tuổi, giới tính, quốc tịch, nghề nghiệp
(2) Các câu hỏi về thông tin cách thức tiếp cận điểm du lịch Ba Vì, các hìnhthức tham gia du lịch; các yếu tố hấp dẫn du khách khi đến du lịch Ba Vì; các loại
dịch vụ sử dụng trong thời gian lưu trú; Mức chi tiêu của du khách; Loại hình lưu
Bước 3: khảo sát thí điểm tại Van Hòa và Tén Lĩnh Các bảng hỏi được phat cho
khách du lịch ở các xã nghiên cứu dé dam bao sự rõ rang, dé hiéu va thuc tién Ngườitrả lời vừa tra lời câu hỏi, vừa kiểm tra xem câu hỏi có dé hiểu không: họ có thé đưa ranhững câu hỏi mà họ cho là cần thiết nhưng không có trong bảng hỏi
(Xem phụ lục 06)
18
Trang 23b) công thức Slovin (1960) (Estela, 2006): Khung mẫu và mẫu dành cho NDDP
Mau khảo sát, trong trường hợp biết được số lượng chính xác số lượng phan tử
của tông thé (N) thì kích cỡ mẫu (n) có thé được tính bang
n=_ N
1+N(e)?
Trong đó: n là kích thước mẫu; N là tổng thể; e là sai số tiêu chuẩnCu thé: Dữ liệu được thu thập bằng bảng khảo sát, điều tra ý kiến của cáchộ gia đình ở 3 xã là Tản Lĩnh, Minh Quang và Vân Hòa Tổng số hộ gia đình ở baxã này là 7.319 hộ dân (nguồn: UBND huyện Ba Vì năm 2019) áp dụng công thứctrên thì phiếu khảo sát tối thiêu là 380 phiếu Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian vànhân lực tác giả chỉ nghiên cứu mang tính chất điển hình với số phiếu được phát ra
là 350, thu về 350 phiếu, sau khi sàng lọc có 50 phiếu bị loại Như vậy, cỡ mẫu n =
300 phiếu đảm bảo số mẫu tối thiêu cho phương pháp nghiên cứu Các số liệu điềutra được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 2021 đến tháng 04 năm
2022.
c) Thiết kế thang đo
Nghiên cứu sẽ sử dung thang đo Likert 05 mức độ (1 = Hoàn toàn không tác
động; 2 = Ít tác động; 3 = Tác động trung bình; 4 = Tác động mạnh; 5 = Tác động
rất mạnh) Tác giả tính độ lớn của các thang đo dựa trên giá tri trung bình của cácquan sát nhưng có tính đến trọng số của các biến (Factor Score) Theo đó, mức độ
đánh giá sẽ được chia thành 05 khoảng, mỗi khoảng rộng 0.8 đơn vị và được đánh
giá như sau:
Mức 1: Hoàn toàn không tác động: 1,0 < Mean < 1,8
Mức 2: Ít tác động: 1,8 < Mean < 2,6
Mức 3: Tác động trung bình: 2,6 < Mean < 3,4Mức 4: Tác động mạnh: 3,4 < Mean < 4,2
Mức 5: Tác động rất mạnh: 4,2 < Mean < 5,0
6.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
1) Phương pháp xử lý dữ liệu định tính
19
Trang 24Phân tích dữ liệu phỏng vấn sâu được thực hiện lần lượt cho từng nhóm đốitượng được phỏng vấn Dựa trên bảng câu hỏi phỏng vấn, tác giả lọc ra các dữ liệuchính được ghi chú trong quá trình phỏng vấn kết hợp gỡ băng ghi âm tương ứng củatừng cuộc phỏng van dé kiểm tra tính chính xác, day đủ của di liệu đã thu thập Sauđó, dữ liệu được nhóm theo các chủ đề đã được xây dựng từ trước phục vụ mục tiêunghiên cứu Toàn bộ dữ liệu thu thập từ ba bên bao gồm người dân địa phương, quanlý nhà nước địa phương và thành phần tư nhân được phân tích, đánh giá cụ thể trongcác chương thể hiện kết quả nghiên cứu.
2) Phương pháp xử lý dữ liệu thống kê mô tả
SỐ liệu khảo sát được phân tích bằng công cụ truyền thống như Excel,
google doc với các tiêu chí đánh giá qua bang hỏi dành cho NDĐP (như: hình thức
và mức độ tham gia, cơ chế, chính sách của chính quyén/co quan quan lý nhà nướcvề du lịch, đặc điểm của cộng dong dân cư địa phương; Lợi ich kinh tế có ảnh
hưởng rất lớn đến sự quan tâm của hộ gia đình đến hoạt động du lịch tại địaphương ) và dành cho Khách du lịch (cách thức tiếp cận điểm du lịch Ba Vi, các
hình thức tham gia du lịch; các yếu tổ hap dẫn du khách khi đến DL Ba Vi; các loại
dịch vụ sử dụng trong thời gian lưu tru; Mức chỉ tiêu của du khách; Loại hình lưutru ) (xem phụ lục 05,06).
Trang 25CHƯƠNG 1
TONG QUAN TÀI LIEU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VE SỰ THAM GIA CUA
NGƯỜI DAN DIA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIEN
DU LICH CONG DONG1.1 Nghiên cứu về Du lich cộng đồng
“Du lịch cộng đồng” (DLCD) là thuật ngữ được biết đến từ những năm 70của thế kỷ XX và đã phát triển ở nhiều châu lục trên thế giới nhưng từ giữa nhữngnăm 80 của thế kỷ XX, DLCĐ mới thực sự được quan tâm và được đầu tư nghiên
cứu [74].
Về mặt lý luận, có nhiều tác giả đã nghiên cứu và đưa ra các khái niệm, đặcđiểm và các vấn đề liên quan đến DLCĐ Sue Beeton (2006) với công trình
“Community Development through Tourism” đã dua ra hệ thong lý thuyết cơ bản về
du lịch và các vấn đề liên quan đến cộng đồng trong việc phát triển du lịch Vì vậy
cuốn sách này được xem là tài liệu vô cùng cần thiết cho các nghiên cứu về DLCĐ
Tác giả đã phân tích, đánh giá sự phát triển của CDDP từ công tác quy hoạch cộngđồng, lập kế hoạch kinh doanh và quy hoạch du lịch Từ đó, đưa ra những lý thuyếtphù hợp nhất về du lịch và hoạt động kinh doanh nhằm chuyền từ khâu lập kế hoạchchiến lược sang trao quyên cho người dân đề họ tham gia vào hoạt động du lịch một
cách thuận lợi [176] Rocharungsat Pimrawee (2005) đã phân tích một cách chỉ tiết,
rõ ràng hơn về khái niệm DLCD, tìm ra những quan điểm khác nhau của các bêntham gia trong hoạt động DLCĐ dựa trên thuyết “các bên liên quan” và thuyết “đạidiện xã hội ” nhăm phát triển DLCĐ thành công hon trong tương lai, đặc biệt đối vớicác nước đang phát triển qua công trình “Communitybased Tourism: Perspectives
and Future Possibilities” [162] Bùi Thị Hải Yến (2012) trong cuốn “Du lịch congđông” [104] và Võ Qué (chủ biên, 2006) trong cuốn “Du lich cộng đồng - lý thuyết
va vận dung 1” đều cùng hướng hệ thống hóa cơ sở lý luận về DLCD, đồng thời
nghiên cứu mô hình phát triển ở một số quốc gia trên thế giới /67J Năm 2016 trong
tài liệu “ASEAN Community Based Tourism Standard” đã đưa ra hệ thong các khái
22
Trang 26niệm về DLCD, các tiêu chuẩn dé phát triển DLCĐ địa phương của các quốc gia,dân tộc trong khối ASEAN [110].
Trong những nghiên cứu ứng dụng thực tiễn, các công trình chủ yếu nghiêncứu về chiến lược, mô hình, quy trình quy hoạch, phát triển và khai thác DLCĐ từcác khía cạnh khác nhau Điển hình như Tosun, C and Timothy, D (2003) với
“Arguments for Community Participation in the Tourism Development Process da
xây dựng mô hình chuẩn trong quy hoạch DLCD bằng cách kết hợp ba chiến lược viết tắt là “PIC” (Planning, Incremental, Collaborative) Nhưng các tác giả cũngnhấn mạnh mô hình này không dùng dé thay thé cho phương thức lập kế hoạch theokiểu truyền thống mà nên áp dụng trong một bối cảnh rộng hơn giúp các bước lậpkế hoạch diễn ra một cách hợp lý, toàn diện Ngoài ra, các tác gia cũng khẳng định
-các nguyên tắc của mô hình sẽ đem lại hiệu quả hơn khi -các thành viên trong cộng
đồng được phép và được khuyến khích tham gia vào việc quy hoạch phát triển dulịch, hoạt động du lịch phát triển theo hướng tích cực [189] Etsuko Okazaki (2008),
Đại học Kobe, Nhật Bản (Kobe university) với tác phẩm “A Community-based
Tourism Model: Its conception and Use” da dé xuất mô hình du lịch dựa vào cộngđồng trên cơ sở tổng hợp hệ thống lý luận cơ bản về cộng đồng, sự tham gia củacộng đồng, du lịch dựa vào cộng đồng Đặc biệt tác giả đề cập đến lý thuyết “Von
xã hội” trong nghiên cứu của mình và áp dụng mô hình lý thuyết vào tình huống
thực tế ở Palawan, Philippine [128] Sotear Ellis (2011) “Community based Tourism
in Cambodia: Exploring the Role of Community for Successful Implementation in
Least Developed Countries” cho rang, phát triển bền vững dựa vào mô hình DLCDthường gặp nhiều thách thức và khó khăn, trong đó thách thức lớn nhất chính là vấn
đề nhận thức của các bên liên quan [173] Năm 2013, một công trình mang tính ứng
dụng hơn với Việt Nam là Community-based Tourism Standard Handbook
(Thailand: REST project) của Suansri Đây là tài liệu hướng dẫn chuẩn dé phát triểnDLCD cho các quốc gia ASEAN, trong đó, Thái Lan được chọn làm mô hìnhmẫu Tài liệu này hướng dẫn chỉ tiết các bước thực hiện cho một địa phương
23
Trang 27nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ, đáp ứng tiêu chuẩn phát triển bền vững vàtăng khả năng tiếp cận thị trường trong phát triển du lịch có trách nhiệm [175].
Từ những bài học về xây dựng mô hình phát trién DLCĐ quốc tế, Việt Namcũng có nhiều dé tài xây dựng mô hình phát triển DLCD ở những địa điểm cụ thénhư “Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển DLCD tại chùa Hương — Ha Tây”của Võ Quế (2003) [62], “Nghiên cứu mô hình bảo vệ môi trường du lịch với sựtham gia của cộng dong góp phần phát triển du lịch bên vững trên đảo Cát Bà —Hải Phòng ” của Phạm Trung Lương (2002) [50] Trần Cảnh Đào (2005) với côngtrình nghiên cứu “Phát huy văn hóa truyền thống Churu và xây dựng làng văn hóa-du lịch tại xã Pró, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Dong” đã phân tích kỹ lưỡng giá tritài nguyên du lịch văn hóa (vật thé và phi vat thé) gắn với đồng bào dân tộc Churu,
từ đó đề xuất mô hình điểm làng văn hóa - du lịch tại xã Pró dựa trên giá trị văn hóa
bản dia của đồng bào Churu //5/ Nguyễn Thị Hường (2011) đã nghiên cứu
“DLCĐ miễn núi phía Bắc Việt Nam” (nghiên cứu trường hợp bản Sả Séng, TảPhin, Sapa, Lào Cai và bản Lác, Chiéng Châu, Mai Châu, Hòa Bình) Tác giả nhân
mạnh giá tri văn hóa tộc người trong việc khai thác du lịch, tác động của DLCD đốivới hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường tại hai địa phương đồng thời
phân tích rõ phản ứng và sự thích ứng của người dân địa phương trước trào lưu phát
triển DLCD [38]
Ngoài ra, nghiên cứu nhận thức con người trong phát triển DLCD cũng là
một xu hướng tiêu biêu Điển hình như công trình “Perception and Attitudes of
Decision Making Groups in Tourism Centers” của Murphy (1983) nghiên cứu
thái độ va nhận thức giữa ba nhóm liên quan gồm kinh doanh, quản ly nhà nước
và người dân địa phương, từ đó cân bằng các yếu tố dé đi đến thỏa hiệp về quy
hoạch phát triển du lịch trong tương lai [152] Cùng hướng nghiên cứu, Jamal,
T.B & Getz, D (1995) trong “Collaboration Theory and Community Tourism
Planning” đã chỉ ra rằng ý kiến của người dân về việc phát triển du lich trong mộtCDDP phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau bao gồm cả yếu tố khách quan và
chủ quan như là mức độ phát triển du lịch của địa phương đó, sự nhận thức của
24
Trang 28người dân về lợi ích và tính bền vững của điểm đến [139].
Claiborne đã đề cập đến vai trò của “von xã hội” trong cộng đồng ở nghiên
cứu “Community participation in tourism development and the value of social
capital” Nghiên cứu đã chi ra vốn xã hội trong cộng đồng chính là nhận thức,hiểu biết về du lịch, sự tình nguyện, hợp tác và các sáng kiến tham gia vào các dự
án phát triển du lịch tại địa phương //20] Đáng lưu ý là công trình “Local
Residents’ Perceptions of Tourism Impacts and Their Support for TourimDevelopment: the Case of Ha Long Bay, Quang Ninh, Viet Nam” của Pham
Hồng Long (2012) dựa trên Thuyết Trao đổi xã hội dé giải thích và xây dựngmô hình về nhận thức va thái độ của CDDP đối với việc phát triển du lịch, từđó khăng định nhận thức của người dân về tác động của du lịch và thái độ củahọ đối với phát triển du lịch Đây cũng là yếu tố quyết định sự phát triển bền
vững của hoạt động du lịch [48].
Nghiên cứu về những tác động của hoạt động du lịch và lợi ich của DLCD
mang lại có công trình cua Shalini Singh, Dallen J Timothy & Ross K Dowling
(2003) “Tourism in Destination Communities (CABI)” đề cập đến những tac độngcủa hoạt động du lịch lên ba khía cạnh của điểm đến bao gồm môi trường tự nhiên,văn hóa — xã hội và kinh tế, những tác động của du lịch lên cộng đồng điểm đến, từ
đó chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với cộng đồng điểm đến trong phát triển dulịch [166, 178] Ngoài ra còn có một số tài liệu của một số quốc gia khác cũngnghiên cứu về dé tài này, như tác phẩm “Effectives Community Based Tourism” tài
liệu hướng dẫn của APEC năm 2010 đã trình bày lợi ích của DLCĐ mang lại, cách
25
Trang 29Thị Thanh Tâm (2013) “Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại xã Lát, huyện LạcDương, tỉnh Lâm Đông, Nguyễn Thị Mai (2013), “Phát triển DLCĐ ở huyện Buôn
Đôn, tỉnh Đắk Lak” , Phạm Xuân An (2014) “Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào
cộng dong tại Cà Lao Ông Hồ - An Giang”, Huỳnh Ngọc Phương (2014) “Nghiêncứu phát triển DLCĐ tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang”,Nguyễn Thị Phương Lan (2015) “Nghiên cứu phát triển DLCĐ ở khu bảo ton thiênnhiên Khe Ro”, Vũ Đức Cường (2015) “Phát triển DLCĐ ở khu vực vườn Quốc GiaCát Tiên — tỉnh Đồng Nai, Lê Thi Thảo Xuân (2016) ) “Phát triển DLCĐ ở xã Ba
Vì - huyện Ba Vì - Hà Nội”, Nguyễn Thị Thanh Kiều (2016) “Nghiên cứu phát triển
DLCĐ tại huyện Don Dương, tỉnh Lâm Đồng”, Nguyễn Thị Huyền Trang (2018)“Nghiên cứu chuỗi cung ứng DLCPĐ tại xã Ba Vi, huyện Ba Vi, Hà Nội”, Bùi Thị
Ngọc Dung (2020) “Nghiên cứu phát triển DLCĐ ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh
Hòa”, Dương Thúy Quỳnh (2021) “Nghiên cứu phát triển DLCĐ tại huyện Bình
Liêu, tỉnh Quảng Ninh” Các nghiên cứu này đã đánh giá khả năng phát triển củaDLCD tại địa phương dựa trên các điều kiện phát triển và sự tham gia của CĐĐP
vào hoạt động du lịch.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về DLCD và phát triển du lịch dựa vào
cộng đồng đều được nghiên cứu và phân tích từ rất lâu Những công trình nghiêncứu này tương đối đa dạng ở nhiều góc độ và cũng đã có nhiều kết quả đáng ghi
nhận Về mặt nội hàm, hầu hết các công trình này đã đưa ra nhiều kết luận quan
trọng từ lý thuyết đến thực tiễn, chủ yếu hướng vào nhóm cộng đồng yếu thế của
điểm đến với sức hấp dẫn lớn về giá trị tài nguyên du lịch Các đề tài nghiên cứu đãchỉ ra điểm thuận lợi cũng như khó khăn trong phát triển DLCĐ thông qua việcnghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch của điểm đến gắn với yếu tố CDDP; nghiên
cứu tác động nhận thức, thái độ của cộng đồng đối với việc phát triển du lịch;
nghiên cứu những rào cản của CDDP trong phát tiền DLCD hoặc nghiên cứu sự
tham gia của CĐĐP vào hoạt động du lịch tại các điểm du lịch sở tại
26
Trang 3012 Nghiên cứu về sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch
Sự tham gia của NDĐP đã được nghiên cứu bởi nhiều học giả trong nước và
nước ngoài Nghiên cứu về nhận thức và mối quan hệ giữa các bên liên quan về sự
tham gia của cộng đồng điển hình là “Community-based Tourism: Local
Participation and Perceived Impacts, a Comparative Study between two
Communities in Thailand” của Liedewij van Breugel (2013) đã tập trung sâu hơn vềsự tham gia của cộng đồng vào dự án du lịch, phân tích mối quan hệ giữa sự thamgia với sự hài lòng của cộng đồng thông qua kết quả hoạt động du lịch trong đónghiên cứu điển hình là cộng đồng Mae La Na va Koh Yao Noi ở Thái Lan [146]
Aref, F (2011) trong “Sense of Community and participation for tourism
development Life Science Journal” lại nhân mạnh đến méi quan hệ giữa ý thức
cộng đồng và mức độ tham gia vào hoạt động du lịch Nghiên cứu cho rằng sự tham
gia của cộng đồng vào du lịch giúp duy trì văn hóa địa phương, truyền thống và
kiến thức bản địa của người dân địa phương Nó cũng giúp bảo tồn môi trường vàvăn hóa của CĐĐP Mục đích sự tham gia của cộng đồng cần phù hợp với việc trao
đổi thông tin thích hợp giữa các bên liên quan dé tạo điều kiện cho việc ra quyếtđịnh tốt hơn cũng như tăng trưởng và phát triển bền vững [708] Ertuna, B., &
Kirbas, G (2012) trong “Local community involvement in rural tourism
development: The case of Kastamonu, Turkey” đã đánh giá tiềm năng của các bên
liên quan tại địa phương trong việc phát triển một sản pham du lịch nông thôn.Nghiên cứu khang định “sự tham gia tích cực của CĐĐP vào phát triển du lịch làrất quan trong dé dat được các mục tiêu bên vững và cải thiện phúc lợi cua
CDPP” [127].
Một số nghiên cứu cho rang sự tham gia của người dân vào DLCD là cáchthức duy trì văn hóa và trao quyền cho cộng đồng Tiêu biểu là Cole, S (2006)
trong “Cultural tourism, community participation and empowermenf” xem Xét cách
thức có thé duy trì du lich văn hóa thông qua su tham gia của cộng đồng Đồng thờixác định mức độ va các yêu tổ cản trở đối với sự trao truyền cho công dân Mặtkhác tác giả còn nhấn mạnh sự tham gia tích cực của cộng đồng vào hoạt động du
27
Trang 31lịch có thể nâng cao lòng quý trọng, niềm tự hào, sự tự tin và kỹ năng giao tiếp giữacác thành viên trong cộng đồng [122] Michael, M (2009) trong “Community
involvement and participation in tourism development in Tanzania Partington” đã
chi ra cách thức trao quyền cho cộng đồng Nghiên cứu cũng xây dựng các mục tiêuvề sự tham gia nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi cho các bên liên quan, đặc biệt
là người dân địa phương, những người dễ bị tác động tiêu cực của du lịch trong khu
vực của họ Cũng cần có sự tham gia của CDDP trong việc ra quyết định và tăngcường khả năng của họ để họ tự hành động thông qua đầu tư vốn xã hội và conngười cũng cần phân phối quyền lực /7497 Breugel, L V (2013) với “Community-
based tourism: Local participation and perceived impacts a comparative study
between two communities in Thailand” đã nhẫn mạnh đến van đề nhận thức củacộng đồng và cho răng thành công của phát triển du lịch luôn phụ thuộc vào thiệnchí và sự chung tay của CDDP Nếu nguyện vọng và năng lực của cộng đồng không
phù hợp với quy hoạch và phát triển du lịch, nó có thể phá hủy tiềm năng của
ngành Sự tham gia của cộng đồng thường được coi là một vấn đề quan trọng đối
với sự thành công của các dự án du lịch [115].
Khi nghiên cứu về vai trò của CDDP trong phát triển du lịch thi Muganda, M.,
Sirima, A., & Ezra, PM (2013) với “The role of local communities in tourism
development: Grassroots perspectives from Tanzania” lại xem xét quan điểm củaCDDP về vai trò của ho trong phát triển du lich va khang định CDDP phải tham gia
vào quá trình ra quyết định dé nâng cao lòng tin của người dân địa phương đối với
ngảnh du lịch Để cải thiện các kế hoạch va cung cấp dịch vụ, sự tham gia của
CĐPĐP trong quá trình ra quyết định là rất cần thiết và nó cũng thúc đây ý thức cộng
đồng tham gia cùng chia sẻ các mục tiêu chung [75/7] Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2016)trong luận án “Sự (ham gia của CĐĐP trong phát triển du lịch miễn núi: Nghiên cứu
điển hình tại Sapa, Lào Cai” cho rằng sự tham gia của CĐĐP đóng vai trò then chốtđến phát triển du lịch bền vững của mỗi điểm đến, địa phương /26j Mặt khác,
Singgalen và cộng sự (2019) trong “Community Participation in Regional Tourism
Development: a case study in North Halmahera Regency — Indonesia ” mô tả sự tham
28
Trang 32gia của cộng đồng vào phát triển du lịch khu vực theo quan điểm lý thuyết của Arnsteinvà cho rằng sự tham gia của cộng đồng có thé được nhìn thấy trong quá trình ra quyết
định, các giai đoạn thực hiện và đánh giá [172].
Nhóm tác giả Tosun (2000) [184], Aref và Redzuan (2008) cho rằng sự tham
gia của CĐĐP được xem là một công cụ hữu hiệu và luôn được mong đợi như là
một thành tố quan trọng thúc đây phát triển du lịch [109] Cùng quan điểm đó,Brohman trong cuốn “A guide to the tourism industry in developing countries” chorang sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch là một công cụ dé giải quyết
những van dé lớn của ngành du lịch ở các nước đang phát triển Dé cộng đồng nhận
thức được những vấn đề nêu trên va san sang tham gia vao hoạt động du lịch một
cách tự nguyện và tích cực [118].
Ngoài ra, cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về sự đóng góp của cộng đồng trongquá trình ra quyết định và những nhân tổ thúc day, cản trở quá trình tham gia của người
dân địa phương Aref, F and Redzuan, M B (2008) trong “Barriers to community
participation toward tourism development in Shiraz, Iran” đã đề cập về sự đóng góp
của cộng đồng trong quá trình ra quyết định du lịch và tham vấn thông tin Tham vấncộng đồng và tham gia vào quá trình ra quyết định là một thành phần quan trọng cungcấp sự đảm bảo cho cộng đồng rằng lợi ích du lịch sẽ được chia sẻ với cộng đồng và
quan điểm của họ sẽ được cân nhắc khi đưa ra các quyết định về du lịch [109] Mai Lệ
Quyên (2017) với “Các nhân to tác động đến sự tham gia của người dân trong phát
triển dịch vụ du lịch bồ sung tại các điểm di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị” đãtập trung phân tích nhân tố tác động và các rào cản sự tham gia của người dân địaphương Nghiên cứu đã khang định ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ từ góc độquan lý và phát trién điểm đến bền vững mà còn góp phan gia tăng tác động của phattriển du lịch đối với sinh kế của người dân địa phương [66]
Nhìn chung, các nghiên cứu của các học giả trên thé giới và Việt Nam đều
khẳng định sự tham gia cua CDDP là cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong
việc đạt được các mục tiêu tổng thể của phát triển du lịch Các thành viên của cộng
đồng nên tham gia vào tất cả các bước của quá trình [155] Để cộng đồng tham gia
29
Trang 33du lịch hiệu quả, các bên tham gia cần được xem xét từ khi bắt đầu quy hoạch đếnkhi kết thúc [183] Bên cạnh đó, các tác giả Carter (1994), Drake (1991), Taylor
(1995) đều cho rằng người dân có vai trò quan trọng trong sự phát triển DLCĐ [119,
126,177].
1.3 Nghiên cứu về phát triển du lịch tại Huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
Hiện nay, các nghiên cứu về du lịch Ba Vì, đặc biệt là về DLCĐ còn rat ít.Những nghiên cứu mang tính chất lý thuyết và thực tiễn về du lịch ở Ba Vì thường
là luận án và luận văn Một trong số ít những nghiên cứu đó là đề tài “Đánh giá và
khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Ba Vì (Hà Tây)
phục vụ mục đích du lịch” của Đặng Duy Lợi (1992) Đề tài đã đánh giá khả năngkhai thác các điều kiện tài nguyên thiên nhiên huyện Ba Vì, từ đó đi sâu vào giảiquyết một số vấn đề lý luận và thực tiễn phục vụ thiết thực cho việc phát triển du
lịch địa phương /47] Bên cạnh đó, Nguyễn Thị Thúy Điệp (2015) với luận văn
“Phát triển du lịch nông thôn tại Ba Vì — Ha Noi” tập trung vào khai thác tiềm năngvà tài nguyên của du lịch nông thôn cũng như hiện trạng phát triển ở Ba Vì, từ đó đề
xuất phương hướng và giải pháp góp phần phát triển bền vững du lịch nông thôn tạihuyện Ba Vì /77J Lê Dinh Thanh (2016) với đề tài “nghiên cứu phát triển du lịchnghỉ dưỡng tại huyện Ba Vì — Hà Nội” đã tổng quan một số vấn đề lý luận về phát
triển du lịch nghỉ dưỡng; phân tích, đánh giá hiện trạng khai thác phát triển du lịch
nghỉ dưỡng huyện Ba Vì; từ đó đề xuất các giải pháp và đưa ra một số kiến nghị
nhằm phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại huyện Ba Vì, góp phần vào sự phát triển củadu lịch Hà Nội [71] Trong nghiên cứu “phát triển DLCD ở xã Ba Vì - huyện Ba Vì— Hà Nội” của Lê Thị Thảo Xuân (2016) đã tổng quan được cơ sở lý luận về pháttriển DLCĐ như khái niệm, điều kiện và nguyên tắc phát triển DLCĐ Nghiên cứu
đã đánh giá được các điều kiện phát triển DLCĐ ở Ba Vì, trong đó tập trung làm rõ
thực trạng kiến thức, thái độ, thực tiễn của cộng đồng người Dao ở xã Ba Vì theo kỹthuật KAP, từ đó đề xuất được một số giải pháp phát trién DLCD ở Ba Vì như daotạo kỹ năng, nâng cao nhận thức và thành lập tô hợp du lịch [103] Dé tai “phát
triển du lịch tâm linh khu vực phía tây Hà Nội” của Vũ Trọng Hòa (2016) đã hệ
30
Trang 34thống một số quan diém lý luận liên quan đến du lịch văn hóa tâm linh, nghiên cứuthực trạng hoạt động du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội Từ đó, đề tài đưa ra
một số giải pháp dé hoạt động du lịch tâm linh của khu vực phát triển [30] Phạm
Thị Hường (2018) với luận án “phát triển DLCĐ tại huyện Ba Vì, thành phố HàNội từ tiếp cận sinh kế bên vững đã hệ thống hóa” đã tông quan, làm rõ được đặcđiểm chính của Ba Vì với tính cách là một khu vực - không gian lịch sử - văn hóavà không gian phát triển du lịch bền vững [40] Nguyễn Thị Huyền Trang (2018)
với luận văn “Nghiên cứu chuỗi cung ứng DLCĐ tại xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà
Noi” đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng du lịch, trên cơ sở đó
đã áp dụng xây dựng chuỗi cung ứng du lịch nhằm góp phan phát triển DLCD ở xãnày Công trình này đã phân tích đánh giá được các thành phần chính trong chuỗi
cung ứng nhằm phát trién DLCD ở Ba Vì [84]
Như vậy, khi nghiên cứu về phát triển du lịch tại huyện Ba Vì, rất ít tác giả
đề cập và nghiên cứu sâu về DLCD, các nghiên cứu mới dừng lại ở các loại hìnhkhác nhau của du lịch Ba Vì, chưa có nghiên cứu nào về sự tham gia của người dân
địa phương trong phát triển DLCD tại Ba Vì.14 Khoảng trong nghiên cứu
Những công trình trên là tiền đề giúp tác giả luận văn định hướng được
nghiên cứu về sự tham gia của người dân địa phương trong phát triển DLCĐ ở
huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội Tuy nhiên, những công trình đi trước cho thấynhững khoảng trống còn bỏ ngỏ như sau:
Thứ nhất, các nghiên cứu về DLCD có cho thấy vai trò của CDDP trongkiến tạo loại hình du lịch này nhưng chưa tập trung làm rõ những nhân tố thúc dayvà nhân tổ cản trở sự tham gia của người dân vào du lịch tại từng địa phương cụthể
Thứ hai, các nghiên cứu về sự tham gia của người dân địa phương vào du
lịch mới chỉ tập trung nghiên cứu đối tượng người dân tham gia trực tiếp vào hoạt
động du lịch mà ít đề cập tới đối tượng tham gia gián tiếp hoặc chưa tham gia
31
Trang 35Thứ ba, đã có nghiên cứu về phát triển du lịch, DLCĐ tại Ba Vi nhưng chưacó nghiên cứu nào về sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch,
đặc biệt là DLCĐ.
Những khoảng trồng trên là cơ hội cho luận văn này lấp day như một sự đónggóp cả lý luận và thực tiễn cho phát triển DLCĐ ở Việt Nam nói chung và tại huyện
Ba Vì nói riêng.
1.5 Cơ sở lý luận về phát triển du lịch cộng đồng
1.5.I Khái niệm
Du lịch cộng đồng (Tiếng Anh: Community Based Tourism) được biét dénnhư một giải pháp của sự phát triển bền vững Nguồn gốc thuật ngữ DLCD đượccho là xuất phát từ hình thức du lịch làng bản từ những năm 1970 và cho đến nay đãphát triển phô biến ở hầu hết các châu lục, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, miền
núi, vùng dân tộc thiểu số ở Châu Phi, khu vực Mỹ Latinh và Châu A
Tùy theo các góc nhìn khác nhau, có rất nhiều tên gọi và nhiều quan điểm vềDLCD được dua ra trên thé giới và cả tại Việt Nam Có một số tên gọi liên quan
đến DLCĐ như: “Du lịch dựa vào cộng đồng” (Community-Based Tourism);“Phat trién cong đồng dựa vào du lịch” (Community-Development in Tourism);
“Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng” (Community-Based Ecotourism); “Du lịch
có sự tham gia của cộng đồng” (Community Participation in Tourism); “Du lịch
núi dựa vào cộng đồng” (Community-Based Mountain Tourism)” Tuy nhiên, cóhai thuật ngữ được sử dụng phô biết là “Du lịch cộng đồng” hoặc “Du lịch dựa vào
cộng đồng”
Rozemeijer (2001) định nghĩa, “DLCD là hoạt động du lịch được sở hữu,
khởi xướng bằng một hay vài cộng đông địa phương, có sự liên kết với khối tư nhânnhằm tận dụng nguồn tài nguyên tự nhiên cũng như văn hóa một cách bên vững đểthu hút khách du lịch, tăng thu nhập và cải thiện sinh kế” [163] Ashley.C cho rằng“DLCĐ chủ yếu là loại hình du lịch ở quy mô nhỏ và song hành hướng đến cả mục
dich phát triển kinh tế và phát triển xã hội” [L1I]
32
Trang 36Ở một cách nhìn khá tương đồng, Harold Goodwin và Santilli (2009) quanniệm “DLCD là hoạt động du lịch được sở hữu hoặc quan ly bởi cộng đồng nhằm
tạo ra lợi ích lớn lao hon cho cộng dong” [133] Quy Quéc té Bao vé Thién nhién
cho rang, “DLCĐ là hoạt động “mà ở đó cộng dong dia phương trực tiếp tham giavà nắm vai trò quan trọng trong việc quản lý và phát triển Phan lớn lợi ích thuđược thuộc về cong dong” [135]
Nicole Hausler and Wolfang Strasdas (2000), khang định “DLCD ngoài ý
nghĩa là loại hình du lịch có sự tham gia tích cực, chu động cua người dan vào moi
mat xích, còn trực tiếp đóng góp vào phát triển kinh tế cho người dân và cho cả địa
phương” [153].
Trong Hiến chương về du lịch của APEC có đưa ra khái niệm “DLCD là một
công cụ phát triển cộng dong, ở đó tăng cường khả năng CĐĐP trong việc quan lý
nguồn lực du lịch va đảm bảo sự tham gia họ trong hoạt động du lịch ”[ 107]
Theo Responsible Ecological Social Tours Project (REST), “du lịch cộng
dong là phương thức du lịch có tính đến tinh bên vững về môi trường và văn hóa xã
hội Nó được quản lý và sở hữu bởi cộng đồng, vì cộng đồng, với mục dich tạo điềukiện cho du khách nâng cao nhận thức và tìm hiểu về cộng đông và cách sống của
địa phương ”.
Theo quan điểm được đưa ra trong bộ “Tiêu chuẩn về du lịch cộng dong”
được các quốc gia Đông Nam A đồng thuận năm 2016, “DLCD là hình thức dulịch được sở hữu, vận hành, điều phối và quản lý bởi cộng dong nhằm hướng tớiviệc cải thiện diéu kiện kinh tế cộng đồng thông qua các hoạt động hỗ trợ sinh kếbên vững, duy trì và bảo vệ các truyền thong văn hóa xã hội có giá trị, cũng như
các nguồn tài nguyên thiên nhiên” Theo đó, DLCĐ được cho là phải đạt được 10
tiêu chí sau: (1) Trao quyền và có sự tham gia của cộng đồng nhằm đảm bảo nềnquản trị và quyền sở hữu minh bạch; (2) Thiết lập quan hệ hợp tác với các bên liên
quan; (3) Đạt được sự thừa nhận đúng đắn từ phía cơ quan chức năng có thâm
quyền; (4) Cải thiện điều kiện kinh tế cũng như các giá trị nhân văn; (5) Duy trì cơ
chế chia sẻ lợi ích minh bạch, công bằng: (6) Tăng cường gắn kết nền kinh tế khu
vực và địa phương; (7) tôn trọng truyền thống và văn hóa địa phương: (8) góp phần
33
Trang 37bảo tồn tự nhiên; (9) cải thiện chất lượng trải nghiệm cho khách du lịch thông quaviệc thúc day sự tương tác giữa khách và chủ; (10) Hướng tới tự chủ về tài chính
[110].
Có thé thấy, sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong các cách nhìn về DLCĐ là việc thừanhận sự tham gia chủ động của cộng đồng địa phương là điều kiện tiên quyết, là bảnsắc tạo ra sự khác biệt với các loại hình du lịch khác Về tổng thể, hoạt động DLCDphải từ cộng đồng, do cộng đồng và vì cộng đồng
Du lịch cộng đồng trong luận văn này được hiểu theo Luật Du lịch (2017):“Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn
hóa của cộng đông, do cộng dong dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi”
Khái niệm này đã chỉ rõ DLCD là loại hình du lịch trong đó cộng đồng dân cư làchủ thể trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch Ngoài ra, chính CDDP sẽ là chu
thể quản lý, tổ chức và hưởng lợi từ hoạt động du lịch Đây chính là nền tảng lý luận
cho các nghiên cứu về phát triển DLCD tại Việt Nam [64]
1.5.2 Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng
Dé tổ chức hoạt động DLCD tại một điểm du lịch, cần rất nhiều yếu tố khácnhau, trong đó gồm có:
a Tài nguyên du lịchTheo Luật Du lịch (2017), “tài nguyên du lịch (TNDL) là cảnh quan thiên
nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở dé hình thành sản phẩm du
lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch” [64] Như vậy,TNDL được xem như điều kiện tiên quyết dé phat triển bất cứ loại hình du lich nào,
trong đó có DLCD Đây là yếu tố then chốt, tạo động lực ban đầu cho du khách khi
họ muốn đến thăm một điểm đến Mức độ hấp dẫn của điểm đến đối với du khách
sé tỉ lệ thuận với tính đa dạng và độc đáo của TNDL TNDL càng độc và lạ thì càng
thu hút sự tò mò của khách du lịch Bên cạnh đó, TNDL cũng tạo ra sự khác biệt
giữa các điểm đến trong cùng một khu vực hay các điểm đến có cùng một loại tàinguyên Đây chính là yếu tố tạo nên sự cạnh tranh giữa các điểm đến trong việcquyết định sự chọn lựa của du khách
34
Trang 38b Khả năng tiếp cận của điểm đếnDù tài nguyên thiên nhiên và văn hóa có phong phú độc đáo thế nào, hoạt độngphát triển DLCĐ không thẻ thực hiện được nếu khả năng tiếp cận điểm đến không dễdàng Đây là một trong những điều kiện căn bản khi hoạt động kinh doanh du lịch đượcxây dựng và tiêu thụ tại chỗ Sự phát triển của cơ sở hạ tầng đường xá cùng với sự linhhoạt của các phương tiện giao thông như đường hàng không, đường sắt, đường thủy,đường bộ cùng thời lượng của chuyến đi, thời gian đi sẽ quyết định sự lựa chọn của dukhách Bên cạnh đó, khả năng tiếp cận của điểm đến còn được quyết định bởi việc
khách du lịch có dé dàng tìm hiểu về điểm đến thông qua hệ thống thông tin liên lạc
hay không.
c Khả năng cung ứng dịch vụ du lịch
Theo Quỹ phát triển châu Á và Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề
nông thôn Việt Nam (2012), để phát triển DLCĐ, ngoài TNDL thì cần phải có
những yếu tố về cơ sở hạ tang và cơ sở vật chat kỹ thuật Các yêu tố đó bao gồm:Chỗ ở, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, y tế, thông tin/dịch vụ cho du khách
tại điểm đến, nguồn nhân lực, an ninh, nước — năng lượng — thoát nước, mua sắmnguồn tài chính, những dịch vụ khác [65]
- Dịch vụ lưu trú đầy đủ về số lượng buồng phòng, chất lượng, và giá cả liên
quan đến nhu cầu của thị trường, đặc biệt là trong mùa cao điểm như dịp lễ tết, các
ngày lễ hội truyền thống của địa phương
- Phương tiện và hạ tầng giao thông vận tải: tất cả các tuyến đường dẫn đếncác điểm du lịch phải dé dàng tiếp cận
- Nguồn nhân lực du lịch: gồm hướng dẫn viên tại điểm, phiên dịch viên,nhân viên nhà hàng khách sạn Đồng thời thường xuyên mở những buổi dao taodài hạn hoặc ngắn hạn dé nâng cao chất lượng phục vụ
- Thông tin/ Dịch vụ cho du khách tại điểm đến: có gian hàng hoặc trung tâmcung cấp thông tin hoạt động du lịch, thông qua cách thức trưng bày trong bảotàng, triển lãm, tài liệu quảng cáo, bản đồ cung cấp cho du khách Thông tin liên
lạc (điện thoại, fax, bưu điện) đàm bảo internet luôn sẵn có.
35
Trang 39- Các dịch vụ khác như: dịch vụ mua sắm giới thiệu và bán hàng thủ công,qua lưu niệm của địa phương, cho thuê dụng cụ nghỉ ngơi cắm trại, dịch vụ ngânhàng thu đôi ngoại tệ, dịch vụ vệ sinh công cộng.
d Thị trường khách du lịch
Thị trường khách bao gồm thị trường khách nội địa và quốc tế Muốn pháttriển bat kỳ loại hình du lịch nào cũng phải có thị trường khách Khách du lịch lànhững người sử dụng sản phẩm du lịch, lợi nhuận thu được sẽ trích một phần vàocông tác bảo tồn tài nguyên, duy trì các sản phâm du lịch, đồng thời tạo công ăn
việc làm cho người dân dịa phương và giúp các doanh nghiệp du lịch đa dạng sản
phẩm dich vụ Tùy thuộc vào từng thị trường khách khác nhau mà công tác quảng
bá du lịch sẽ có những hướng đi khác nhau.
e Chính sách phát triển du lịch
Địa phương sẽ không thê phát triển du lịch nếu không có hệ thống chính sáchtạo điều kiện cho sự phát triển này Trong hệ thống chính sách từ trung ương đến
địa phương thì chính sách đầu tư phát triển du lịch và chính sách xúc tiễn, quảng
bá du lịch của địa phương được xem là điều kiện quan trọng
Không thể phát triển DLCĐ nếu không có sự đầu tư, không có các chươngtrình xúc tiến, quảng bá Do đó trong quá trình phát triển DLCD cần lựa chon nhà
đầu tư có năng lực thực hiện tốt các dự án quy hoạch, dự án bảo tồn TNDL Ưutiên đào tạo, tuyên dụng nguồn nhân lực du lịch là người địa phương Cần phải có
cơ chế, chính sách hợp lý để tạo môi trường thuận lợi cho thu hút đầu tư vào pháttriển du lich và thúc đây sự tham gia của CDDP
Các cơ quan ban ngành, các cấp địa phương cùng nhau tham gia vào hoạt
động xúc tiến, quảng bá du lịch địa phương đến du khách trong và ngoài nước
bang nhiều phương tiện khác nhau Các hình thức quảng bá chính là hội nghị,
hội thảo về xúc tiến đầu tư trong nước và quốc tế, quảng cáo qua ấn phẩm, tờ
rơi, các trang mạng xã hội như facebook, zalo, youtube Nhưng nhìn chung,
quảng bá du lich bằng phương pháp sử dụng internet van là một phương pháphữu hiệu nhất
36
Trang 401.5.3 Các bên liên quan trong phát triển du lịch cộng đồng
Theo Freeman (1984), các bên liên quan được định nghĩa là “bất kỳ cá nhân
hay nhóm người có thể ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi việc đạt được các mục
tiêu của tổ chức ” [129] Trong định nghĩa của Freeman, các bên tham gia đã đượcphân thành hai nhóm: (1) những người có thể ảnh hưởng đến quyết định va (2)những người bi ảnh hưởng bởi các quyết định được thực hiện Jamal và stronza(2009) đã điều chỉnh lại thuật ngữ nay, các bên liên quan dé chỉ “M6t chủ thể cóquan tâm hoặc ung hộ trong mot van dé chung va bao gom tat cả các cá nhân,
nhóm hay tổ chức ảnh hưởng trực tiếp bởi những hành động người khác để giải
quyết một vấn đề” [140]
Trong phát triển DLCĐ, các chủ thể/ bên liên quan chính như sau: (1) Cộng
đồng địa phương; (2) Chính quyền địa phương; (3) Khách du lịch; (4) Doanh
nghiệp du lịch
a Chính quyên địa phương
Chính quyền địa phương (CQDP) là khái niệm dùng chung dé chỉ tat cả các cơ
quan nhà nước (mang quyền lực nhà nước) đóng trên địa bàn địa phương CQDP
đóng vai trò trung gian, giữa các doanh nghiệp, công ty du lịch với CDDP
và có thé đưa ra phán quyết phân xử khi có tranh chap Đây cũng là nơi có thé cung
cấp các nguồn lực bổ sung quan trọng cho việc cải tao, nâng cấp, xây dựng cơ sở hạtầng phục vụ hoạt động DLCD Sự thành công của phát triển DLCĐ phụ thuộc vào
sự lãnh đạo, hỗ trợ và tham gia của hệ thống hành chính địa phương, các kế hoạch
chiến lược, sự hiểu biết, phối hợp và hợp tác giữa các doanh nhân và lãnh đạo địaphương và hỗ trợ cộng đồng lan rộng trên toàn thế giới cho ngành du lịch Ở nhiều
nước đang phát triển, chính quyền có thé đóng vai trò trực tiếp là nhà điều hành dulịch và quản lý khách sạn dé có thé khởi động các tiêu chuẩn chất lượng hoặc tạo ra
lợi tức.
b Khách du lịch
37