2.2, Nhiệm vụ nghiên cứu - Thu thập, tổng hợp các tài liệu liên quan tới loại hình du lịch và du lịch địa học ở trong và ngoài nước; - Nghiên cứu, đánh giá các giá trị nôi bật về địa chấ
năm, sau đó hoạt động và chất lượng của mỗi Công viên địa chất được kiểm tratrong quá trình đánh giá lại.
2.1.2.2 Mục đích xây dựng mạng lưới Công viên dia chất toàn cau
Công viên địa chất sử dụng di sản địa chất có liên quan đến di sản văn hóa và tự nhiên của khu vực có liên quan, dé có thể nâng cao nhận thức, cũng như hiểu biết về tất cả các vấn đề lớn đang gặp phải trong xã hội ngày nay Chúng có thể bao gồm mọi thứ, từ số lượng tài nguyên con người sử dụng đến tác động của nó đối với môi trường, tính bền vững, giảm thiêu tác động của biến đổi khí hậu, cũng như giảm thiêu các thảm hoa tự nhiên gây ra mối đe dọa hoặc rủi ro cho chính loài người và Trái đất Do đó, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO được thành lập đề chống lại những vấn đề trên và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của khu vực có liên quan đến Di sản địa chất ở khía cạnh lịch sử và xã hội Một trong những mục tiêu chính, ngoài việc hỗ trợ khu vực bên trong và bao quanh Công viên địa chất, là mang lại cảm giác về sức mạnh và niềm tự hao trong cộng đồng sống ở khu vực đó, hợp tác cùng với các doanh nghiệp dé tạo ra việc làm cũng như các khóa học chat lượng cao Tất cả được sắp xếp dé cung cấp cho người dân địa phương cảm giác tự hào về khu vực của họ và giúp củng có bản sắc của cộng đồng trong khu vực sinh sống Các khóa dao tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực và cơ hội việc làm mới được tạo ra cũng cho phép tăng doanh thu thông qua du lịch dựa vào địa lý, tài nguyên địa chất và các giá trị khác.
Công viên địa chất trao quyền cho cộng đồng địa phương và cho họ cơ hội phát triển quan hệ đối tác gắn kết với mục tiêu chung là thúc đây nghiên cứu các quá trình địa chất quan trọng của khu vực, các đặc điểm, thời kỳ, các chủ đề lịch sử liên quan đến địa chất hoặc vẻ đẹp địa chất nồi bật Cũng quan trọng không kém, sự phát triển của các
Công viên địa chất do hoạt động du lịch địa học khuyến khích đầu tư trong khu vực, tạo ra các doanh nghiệp và việc làm mới, đồng thời tạo ra lợi ích tài chính cho các cộng đồng trong khu vực Uy ban Quốc gia Vương quốc Anh về UNESCO ước tinh rang mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu ở Vương quốc Anh đã đóng góp 18,8 triệu bảng Anh đối với nền kinh tế năm 2013 (UNESCO, 2014) Tại Trung Quốc, một cuộc khảo sát đối với 8 Công viên địa chất cho thấy rang du lich địa học tạo ra doanh thu tăng gap ba lần trong khoảng thời gian 4 năm từ trước đến sau khi chúng được thành lập Ở Công viên địa chất toàn cầu Yuntaishan, du lịch địa học đã được sử dụng dé chuyén đổi nền kinh tế của khu vực thành phố Jiaozuo với thu nhập liên quan đến du lịch địa học tăng gần 50 lần trong giai đoạn 12 năm 2001-2012, từ 0,6 tỷ Nhân dân tệ (1,189 triệu đô la
Mỹ) lên 25 tỷ Nhân dân tệ năm 2012 (tương đương 5 tỷ đô).
Các hoạt động cốt lõi của bất kỳ Công viên địa chất nào là bảo tôn, giáo dục và phát triển bền vững thông qua du lịch địa học Công viên địa chất là những khu vực sử dụng khái niệm bền vững, coi trọng di sản của Trái đất và nhận ra sự cần thiết phải bảo vệ nó [85] Các điểm di sản địa chất xác định trong Công viên địa chất toàn cầu của
UNESCO được bảo vệ bởi các cơ quan quản lý và luật pháp bản địa, địa phương, khu vực và / hoặc quốc gia, phối hợp với các cơ quan thích hợp, cho phép giám sát và bảo trì cần thiết các địa điểm này Điều kiện tiên quyết là tất cả các Công viên địa chất toàn cầu UNESCO đều phát triển và vận hành các hoạt động giáo dục cho mọi lứa tuổi nhằm truyền bá nhận thức về di sản địa chất và các mối liên hệ của nó với các khía cạnh khác của di sản tự nhiên, văn hóa và phi vat thể.
2.1.2.3 Tiêu chí Công viên địa chất toàn cầu của UNESCO
Năm 2017, UNESCO đã ban hành các tiêu chí đánh giá Công viên địa chất toàn cầu một cách định lượng, gồm 5 nhóm tiêu chí chính Trong mỗi nhóm tiêu chí sẽ bao gồm nhiều tiêu chí đánh giá cụ thé [86]
Bảng 2.2: Tiêu chí đánh giá Công viên địa chất toàn cầu UNESCO [86] Đánh giá tong quan m Hạng mục ng mục trong tổng điền.
I Dia chất và địa lý cảnh quan 35
I.1 Phần lãnh thé 5 1.2 Bảo tồn địa chat 20
1.3 Di sản tự nhiên và di sản văn hóa 10
H Cấu trúc quản lý công viên 25 II Thông tin và giáo dục về môi trường 15
IV | Du lịch dia di sản 15
Vv Phát triển bền vững kinh té vùng 10
Trong 5 nhóm tiêu chí cơ bản dé đánh giá một ứng viên có đạt danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu hay không, thì tiêu chí “7 Dia chất và địa lý cảnh quan” đóng vai trò chủ đạo, có tông điểm đánh giá là 35 điểm trên tổng số 100 điểm - cao nhất trong 5 nhóm tiêu chí; nhưng chưa đóng vai trò quyết định danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu, vì còn phụ thuộc vào 4 nhóm tiêu chí khác Ngoài ra, UNESCO cũng đưa ra yêu cầu mang tính quy chuẩn đối với một Công viên địa chất toàn cầu, gồm:
(i) Một Công viên địa chất toàn cầu UNESCO phải là một khu vực địa lý thống nhất, duy nhất, là nơi có các điểm đi sản và cảnh quan có ý nghĩa địa chất quốc tế, được quản ly với một khái niệm toàn diện về bảo vệ, giáo dục, nghiên cứu và phát triển bền vững Một Công viên địa chất toàn cầu UNESCO phải có một ranh giới được xác định rõ ràng, có kích thước đủ lớn đề thực hiện chức năng của mình và chứa đựng các di sản địa chất có ý nghĩa quốc tế được các chuyên gia khoa học xác nhận một cách độc lập.
(ii) Một Công viên địa chất toàn cầu UNESCO cần/nên sử dụng các di sản trong sự kết nối với tất cả các khía cạnh (giá trị) khác của di sản tự nhiên và di sản văn hóa của khu vực dé thúc đây nhận thức về các van đề chính mà xã hội đang phải đối mặt trong bối cảnh của Trái đất mà tat cả chúng ta sống ở trên đó, dé nâng cao kiến thức va hiệu biết vê các qua trình dia chat; tai biên địa chat; biên đôi khí hậu; sự cân thiết trong
44 việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Trái đất; sự tiến hóa của sự sông và sự trao quyền cho các dân tộc bản địa.
(iii) Một Công viên địa chất toàn cầu UNESCO cần phải là một khu vực có một cơ quan quản lý tồn tại hợp pháp được công nhận theo luật pháp của quốc gia Cơ quan quản ly cần được trang bị một cách thích hợp để giải quyết đầy đủ toàn bộ (các vấn dé) của khu vực Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.
(iv) Trong trường hợp một khu vực đăng ký chồng chéo với một danh hiệu khác đã được UNESCO công nhận, thí dụ một khu di sản thế giới hoặc khu dự trữ sinh quyên, yêu cầu đặt ra là cần chứng minh rõ ràng và cung cấp bằng chứng xác thực rằng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO sẽ làm tăng thêm giá trị cho khu vực nếu khu vực đó đạt được cả hai danh hiệu độc lập và có được sự đồng bộ với các danh hiệu được công nhận khác.
(v) Công viên địa chất toàn cầu UNESCO cần tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng địa phương và các dân tộc bản địa như các bên liên quan chính của Công viên địa chất Trong quan hệ đối tác với cộng đồng địa phương, cần soạn thảo và thực hiện một kế hoạch đồng quản lý (cùng nhau quản lý) Điều này sẽ cung cấp cho xã hội và các nhu cầu kinh tế của cư dân địa phương, bảo vệ cảnh quan mà trong đó người dân đang sống và bảo tồn bản sắc văn hóa của họ Đề nghị rằng tất cả các bên liên quan, chính quyền địa phương và các cơ quan có thâm quyền được đại diện trong việc quản lý Công viên địa chất toàn cầu của UNESCO Cùng với kiến thức khoa học thì kiến thức bản địa, các hệ thống quản lý và thực tiễn cần chứa đựng trong việc quy hoạch và quản lý Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.
(vi) Công viên địa chất toàn cầu UNESCO được khuyến khích chia sẻ kinh nghiệm của mình và thực hiện các dự án chung trong (khuôn khổ) GGN Thành viên của GGN là bắt buộc (đối với một Công viên địa chất toàn cầu UNESCO).
(vii) Một Công viên địa chất toàn cầu UNESCO phải tôn trọng luật pháp địa phương và quốc gia trong việc bảo vệ các di sản địa chất Đối với bất kỳ ứng viên Công viên địa chất toàn cầu UNESCO nao thì trước khi nộp đơn cũng đều cần xác định các điểm di sản địa chất để bảo vệ chúng một cách hợp pháp Đồng thời, danh hiệu của một
BAN DO PHAN BO VA QUY HOACH HANG DONG |Bxzo, _ CÔNG VIÊN DIA CHẤT TOÀN CẦU UNESCO DAK NÔNG or so sar ars riper wr der En
Hình 2.11: Bản đồ phân bó hang động Công viên địa chất toàn cau UNESCO Đắk Nông
(nguồn: Dak Nong Geopark, có chỉnh sửa bồ sung)
Hệ thong hang động núi lửa nay đã được Hiệp hội Hang động Núi lửa Nhật Ban xác lập kỷ lục Đông Nam Á về cả quy mô, độ dài và tính độc đáo Theo đó, theo thứ tự, hang C7 có dang ống dai 1.191,7m là hang dung nham núi lửa dài và lớn nhất Đông Nam A (hình 2.12a), hang C8 dài 765,1m xếp thứ nhì Đông Nam A Trong hang động có nhiều cấu tạo đặc trưng cho quá trình phun trào của núi lửa như các ngắn dung nham, hốc sụt Hầu hết hang động ở đây có hình ống, và còn có ngã rẽ nối với nhau thành những vòng tròn (hình 2.12b) Nhiều miệng hang sâu tới cả chục mét, phải dùng thiết bị chuyên dụng mới có thé leo xuống Mỗi hang động lại có sự khác biệt về chiều dai, hướng phát triển, hình dang bên trong, mức độ phân nhánh phân tang, cau tao dòng dung nham, dấu tích dòng chảy dung nham, đặc điểm thạch nhũ, di tích thực vật v.v va hầu hết các hang đều là nơi cư trú của đơi và một số sinh vật khác Các hang động khu vực núi lửa Krông Nô có cửa hang chia làm 2 loại: cửa hang nguyên sinh và cửa hang thứ sinh Hầu hết các cửa hang được phát hiện đều là cửa hang thứ sinh, được tạo nên do sự sập lở hoặc những nơi xung yếu của tường/vách hang Đó là các hang có vòm cửa khá cao, đủ rộng để ánh sáng có thể chiếu sâu vào lòng hang, thuận lợi cho các hoạt động của con người (hình 2.13) Các hang động này đều phân bố gần các nhánh suối đồ ra sông Sêrêpók - nơi có nguồn nguyên liệu đá dé chế tác công cụ và nguồn thủy sản dồi dào cung cấp thực phâm, nhất là nguồn nước sinh hoạt cho con người.
Trong các hang động còn ấn chứa nhiều điều bi mật về cơ chế thành tao, các tô hợp khoáng vật, đa dạng sinh học và di chỉ khảo cô Các di vật được tìm thấy trong hang động núi lửa Krông Nô gồm các công cụ đá được ghè déo, hòn ghè, chày nghiền,
62 hòn kê, bàn mài Đây là những công cụ thường gặp trong các di tích trung kỳ đá mới, cách nay khoảng 6.000 - 7.000 năm Giai đoạn sau vào thời ky đá muộn đã có riu tứ giác mài toàn thân, công cụ mũi nhọn hình xương, mũi tên có ngạnh bằng kim loại, đặc biệt là xuất hiện gốm đất nung Đây là những di vật thường gặp trong các di tích hậu kỳ đá mới và sơ kỳ kim khí, cách nay khoảng 4.000-3.000 năm Như vậy, có thể thấy, các cư dân thời tiền sử khu vực Công viên địa chất núi lửa Krông Nô chính là những người đầu tiên đã sáng tao ra các di sản địa văn hóa vật thé có tuôi cô xưa nhất, đó chính là những công cụ đá Họ đã biết khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên để cư trú, sinh sống, phát triển, sử dụng các vật liệu cứng hơn như opal, đá quartzit dé cắt gọt và chế tác các công cụ khác Các phát hiện về di chỉ khảo cổ người tiền sử sinh sống trong khu vực hang động núi lửa của Công viên địa chất đã thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà nghiên cứu, du khách trong và ngoải nước.
Hiện nay hệ thống hang động núi lửa Krông Nô vẫn đang được bảo vệ và tiếp tục nghiên cứu chứ chưa chính thức khai thác du lịch Việc được tham gia vào mạng lưới
Công viên địa chất toàn cầu UNESCO sẽ tạo thêm cơ hội để UBND tỉnh Đắk Nông phát triển xây dựng mô hình du lịch cộng đồng, kết nối tuyến, tour du lịch gắn với bảo tồn di sản địa chât, di sản văn hóa, cảnh quan thiên nhiên.
Theo kết quả khảo sát loại hình khám phá hang động có thể tập trung phát triển sản phẩm du lịch hướng tới nhóm khách du lịch trẻ tuổi có sức khỏe tốt, hướng ngoại, thích khám phá những địa điểm mới được phát hiện Thời gian phù hợp dé tham gia vào loại hình này nên lựa chọn vào mùa khô, lạnh từ tháng 10 đến tháng 3, tránh mùa mưa bão có thể gây khó khăn cho hoạt động khám phá hang động, cây gãy đồ Bên cạnh đó
63 mùa mưa làm cho đất đá âm, tran hang động núi lửa có thé bị sập lở do nước ngắm xuống qua hệ thống khe nứt, hang hốc trong đá không đảm bảo an toàn cho du khách.
Du khách cũng cần được tham gia vào các khóa tập huấn hướng dẫn các kỹ năng cần thiết dé khám phá hang động, đặc biệt chú ý không được tác động đến trần, vách hang có thé gây ton hại đến di sản đồng thời gây nguy hiểm cho bản thân và du khách khác.
Hiện nay dé tiếp cận các hang động du khách phải đi bộ đường rừng với khoảng cách từ 1,5 đến 5km, do vậy cần chuẩn bị nước uống, trang phục, phụ kiện phù hợp dé thuận tiện trong khi di chuyền Bên cạnh đó du khách cần trang bị đèn chiếu sáng, khám phá hang động theo nhóm, có nhân viên của công viên địa chất hoặc người dân địa phương dẫn đường để tránh lạc đường bởi hệ thống hang động có rất nhiều nhánh và trong điều kiện thiếu ánh sang; trong các hang động có sinh vật tự nhiên (doi) sinh sống, du khách cần nắm thông tin dé có sự chuẩn bị khi khám phá hang động.
2.2.3 Du lịch tham quan hệ thông hỗ, thác nước
Hà Tà Dung Hồ Tà Dung năm ở khu bảo tồn thiên nhiên Ta Dung của tỉnh Dak Nông, thuộc cả hai địa phận của xã Đắk P’lao và xã Đắk Som Diện tích của hồ khoảng 5000ha với hơn 40 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau (hình 2.14) Day là hồ nước có rất nhiều loài chim đặc hữu sinh sông Trong đó, có tới 1/8 số chim là chủng loại của Việt Nam còn lại thuộc đặc hữu của thế giới Do đó, nơi đây thực sự là địa điểm du lịch Tây Nguyên tuyệt vời dé du khách có thé khám phá về thiên nhiên Ngoài tên gọi Tà Dung như nhiều người thường gọi, hồ này còn có tên gọi khác là hồ thủy điện Đồng Nai 3 Sở di có tên gọi này là vì hồ này là một trong những hồ chính nằm trong hệ thống thủy điện của xã Đắc P' lao.
Sau khi được ngăn dòng, hồ thủy điện này đã trở nên vô cùng rộng lớn Vẻ đẹp của hồ được ví như vịnh Hạ Long Tây Nguyên thu nhỏ Ở đây cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ và thơ mộng Đề có thê ngắm nhìn trọn vẹn nhất vẻ đẹp của hồ Tà Đùng Tây Nguyên, du khách nên tới đây vào mùa “tích nước”, vào giai đoạn từ Thu - Đông và dịp đầu Xuân là lúc mực nước tại hồ dâng cao một màu xanh thăm xen lẫn xung quanh là những rừng cây um tim xanh mát Tat cả đã góp phan tạo nên vẻ đẹp cuốn hút cho những hòn đảo xinh tươi năm gan ho.
Hình 2.14: Hồ Tà Dung nhìn từ trên cao được ví như “Vinh Ha Long trên can” của Tây Nguyên, với khoảng 40 ốc đảo lớn nhỏ nhô lên bên trong hồ.
Cụm thác Dray Sap - Dray Nur
Thác Dray Sap còn có tên gọi nữa là thác Chồng Thác ở cách thành phố Buôn Ma Thuột chừng 30 km về hướng Nam đi theo quốc lộ 14, qua thủy điện Buôn Kôp gần
3 km (hình 2.15) Cách thác Dray Sap không xa là thác Dray Nur (hay thác Vợ) thuộc địa phận tỉnh Đăk Lăk Tại cụm thác Dray Sap - Dray Nur đã có nhiều những truyền thuyết khác nhau nghe từ thuở nhỏ, nhưng có một truyền thuyết hợp lý nhất vẫn được lưu truyền đến đời nay, đó là: “Truyén thuyết kể rằng, xưa kia ở Đăk Lak, dòng sông Sêrêpôk chỉ mới là một dòng nước bình thường, chảy quanh thôn làng Và roi, ở nơi hai bên bo sông, một đôi nam nữ đã đem lòng yêu thương nhau, nhưng tình yêu cua họ không chi bị ngăn cách bởi dòng sông, mà còn bị cam đoán bởi hai gia đình Quá dau khổ, trong một đêm tĩnh lặng, đôi tình nhân cùng nhau gieo mình xuống dòng nước dé mãi mãi bên nhau Thời khắc dy, từ đâu gió to sóng lớn noi lên cơn thịnh nộ, chia tách sông Sê-rê-pôk thành hai nhánh, mà sau này người dan hay gọi là nhánh sông duc và nhánh sông cái Dong chảy của nhánh sông đực đã tạo ra thác Dray Sap và dòng chảy của nhánh sông cái chính là hiện thân của thác Dray Nur” [101] Truyền thuyết khác lại bắt nguồn từ hang động phía sau thác, nơi được cho là nơi ở của vua Thủy Tê “Vi vua của nước có một đứa con trai tên là Nur, chàng hoàng tử rất khôi ngô tuấn tú và rất thích chu du ngắm cảnh Một ngày nọ, chàng gặp 2 nàng công chúa, con của vị vua vùng dat mình ngang qua Hai nàng rất xinh đẹp nhưng do vua cha mat sớm nên cuộc sống trở nên nghèo khó, phải đào củ mài mà ăn Thương hai nàng vất vả, chàng theo nàng về nhà, làm phép dé thạp gạo trong nhà day tràn, và sống hạnh phúc cùng nàng.
Một thời gian sau, chàng nhớ vua cha, muốn về thủy cung thăm người Nhung vợ chàng lo sợ nếu chong đi thì sẽ rất lâu, thậm chí không trở về nên tim du mọi cách giữ chang,