NGƯỜI DAN DIA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIEN
1.5.3. Các bên liên quan trong phát triển du lịch cộng đồng
Theo Freeman (1984), các bên liên quan được định nghĩa là “bất kỳ cá nhân hay nhóm người có thể ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi việc đạt được các mục tiêu của tổ chức ” [129]. Trong định nghĩa của Freeman, các bên tham gia đã được phân thành hai nhóm: (1) những người có thể ảnh hưởng đến quyết định va (2) những người bi ảnh hưởng bởi các quyết định được thực hiện. Jamal và stronza (2009) đã điều chỉnh lại thuật ngữ nay, các bên liên quan dé chỉ “M6t chủ thể có quan tâm hoặc ung hộ trong mot van dé chung va bao gom tat cả các cá nhân, nhóm hay tổ chức ảnh hưởng trực tiếp bởi những hành động người khác để giải
quyết một vấn đề” [140].
Trong phát triển DLCĐ, các chủ thể/ bên liên quan chính như sau: (1) Cộng đồng địa phương; (2) Chính quyền địa phương; (3) Khách du lịch; (4) Doanh
nghiệp du lịch
a. Chính quyên địa phương
Chính quyền địa phương (CQDP) là khái niệm dùng chung dé chỉ tat cả các cơ quan nhà nước (mang quyền lực nhà nước) đóng trên địa bàn địa phương. CQDP
đóng vai trò trung gian, giữa các doanh nghiệp, công ty du lịch với CDDP
và có thé đưa ra phán quyết phân xử khi có tranh chap. Đây cũng là nơi có thé cung cấp các nguồn lực bổ sung quan trọng cho việc cải tao, nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động DLCD. Sự thành công của phát triển DLCĐ phụ thuộc vào
sự lãnh đạo, hỗ trợ và tham gia của hệ thống hành chính địa phương, các kế hoạch chiến lược, sự hiểu biết, phối hợp và hợp tác giữa các doanh nhân và lãnh đạo địa phương và hỗ trợ cộng đồng lan rộng trên toàn thế giới cho ngành du lịch. Ở nhiều nước đang phát triển, chính quyền có thé đóng vai trò trực tiếp là nhà điều hành du lịch và quản lý khách sạn dé có thé khởi động các tiêu chuẩn chất lượng hoặc tạo ra
lợi tức.
b. Khách du lịch
37
Khách DLCD là những người hướng ngoại gồm các nhà nghiên cứu, sinh viên, học sinh, những người thích khám phá, tìm hiểu những điều mới lạ. Họ thường là những du khách có trình độ nhận thức cao, yêu thiên nhiên cũng như các
giá trị văn hóa bản địa, nhận thức được vai trò của mình trong việc bảo ton và san sang trả tiền cho việc bảo vệ tài nguyên. Khách DLCD cũng là những người có
trách nhiệm với môi trường xã hội và xóa đói, giảm nghèo. Những du khách này
phần nhiều sẽ bỏ qua sự xa xỉ, thuận tiện và đắt tiền của du lịch phổ thông dé được thưởng thức những giá trị của phong cảnh tự nhiên hoang sơ, đặc sắc và văn hóa bản địa đang trở nên khan hiếm.
c. Doanh nghiệp du lịch
Doanh nghiệp du lịch là các doanh nghiệp mà hoạt động kinh doanh liên quan
đến du lịch, bao gồm: các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú; ăn uống, vận chuyền,
đưa đón khách; các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và hướng dẫn viên du lịch.
Doanh nghiệp, công ty du lịch trong tiếp cận thị trường, tìm hiểu và tìm kiếm khách hàng, tổ chức, cung cấp vốn đầu tư và các dịch vụ làm cầu nối đưa du khách đến
các điểm du lịch.
Đối với các công ty lữ hành cần tham gia xây dựng tour, tuyến, chương trình du lịch, xây dựng ấn phẩm quảng bá tuyên truyền, tham gia hỗ trợ nhà dân hoàn thiện nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách. Xây dựng những sản phẩm du lịch với những yếu tố độc đáo sẽ thôi thúc du khách tìm đến nhằm thoả mãn nhu cầu, tránh được sự nhàm chán như tổ chức các lễ hội tại các bản, tái hiện các trò chơi dân gian, xây dựng các làng nghề truyền thống, tô chức các buổi biểu diễn văn
nghệ dân gian và lửa trại...
e. Cộng dong địa phương
CDDP được xem là những người định cư trên một lãnh thé nhất định, giống nhau về điều kiện tồn tại và hoạt động sản xuất vật chất, có sự gần gũi về tư tưởng, văn hóa, nền sản xuất, có sự quan tâm chia sẻ về quyền lợi và trách nhiệm trong cộng đồng đó. Họ có vai trò và trách nhiệm giống nhau trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa và phát triển du lịch. CDDP tại nơi diễn ra hoạt động DLCD là thành viên
38
tham gia quan trọng hang đầu với vai trò là chủ thé của các hoạt động bảo tồn và phát triển du lịch. Cho nên, dé đánh giá sự phát triển của loại hình DLCD ở một địa
phương, phải xem xét sự tham gia của NDĐP vào hoạt động du lịch đó. Những hoạt
động trong du lịch mà NDĐP có thể tham gia trong quá trình tạo thành sản phẩm du lịch được xem là công việc mang lại nguồn thu nhập thường xuyên cho họ. Sự sẵn sàng của người dân trong quá trình tham gia vào hoạt động DLCĐ. Mức độ sẵn sàng không chi thé hiện cho khả năng tham gia vào du lịch của người dân mà còn thể hiện sự tích cực đóng góp cho quá trình phát triển du lịch tại địa phương.
Như vậy, CDDP mà trực tiếp là các hộ dân sống trong khu vực triển khai hoạt động DLCD - những người cam kết tham gia vào hoạt động nay; ho vừa là người sở hữu, vận hành, quản lý và thụ hưởng phần lợi ích quan trọng thu được từ hoạt động
DLCD.
f Su liên kết giữa các bên liên quan Sự liên kết giữa các bên liên quan có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của sản phẩm du lịch. Các bên liên quan sẽ tác động từ nhiều khía cạnh khác nhau và tham gia độc lập trong quá trình phát trién hoạt động DLCD. Quá trình phát triển cần sự phối hợp giữa các bên liên quan trong việc tận dụng những nguồn lực tại chỗ trong việc xây dựng mô hình và sản phẩm du lich và ai là người đóng vai trò chủ chốt. Đối với DLCĐ, nhất thiết phải quan tâm xem xét sự hỗ trợ của các bên liên quan cho quá trình tham gia của người dân địa phương vào phát triển DLCD.
Theo Harold Goodwin và Rosa Santilli, để đạt được hiệu quả bền vững, các thành phần chính tham gia vào hoạt động DLCĐ cần bao gồm: Cộng đồng địa phương mà trực tiếp là các hộ dân sống trong khu vực triển khai hoạt động DLCĐ
- những người cam kết tham gia vào hoạt động này. Ho vừa là người sở hữu, vận hành, quản lý và thụ hưởng phan lợi ích quan trọng thu được từ hoạt động DLCĐ [133]. Doanh nghiệp, công ty du lịch có trách nhiệm trong tiếp cận thị trường, tìm hiểu và tìm kiếm khách hàng, tổ chức, cung cấp vốn đầu tư và các dịch vụ làm cầu nối đưa du khách đến các điểm du lịch. CQDP đóng vai trò trung gian giữa các doanh nghiệp, công ty du lịch với cộng đồng địa phương và có thé đưa ra
39
phán quyết phân xử khi có tranh chấp. Đây cũng là nơi có thể cung cấp các nguồn lực b6 sung quan trong cho việc cải tao, nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động DLCD. Các tô chức phát triển có vai trò hỗ trợ về mặt nâng cao năng lực, kỹ năng làm du lịch cho cộng đồng và một phần nhỏ về mặt tài chính, giúp cộng đồng có đủ năng lực dé tham gia vào DLCD ở giai đoạn đầu; truyền thông góp phan quảng bá sản phẩm du lịch, cung cấp những thông tin căn bản ban đầu cho thị trường: khách du lịch đóng vai trò quyết định đến sự tăng trưởng, bền vững của hoạt động DLCD. Thành công của phát triển DLCD phụ thuộc vào sự lãnh đạo, hỗ trợ và tham gia của hệ thống hành chính địa phương trong việc lập kế hoạch, phối
hợp và hợp tác giữa các doanh nhân và lãnh đạo địa phương, sự tham gia vào cung
cấp thông tin và hỗ trợ kỹ thuật, các văn phòng hội nghị và khách du lịch... thheo Ertuna & Kirbas, (2012) Sự tham gia tích cực của CDDP vao phat triển du lịch là rất quan trọng để đạt được các mục tiêu bền vững và cải thiện phúc lợi của cộng đồng [127].
1.6. Cơ sở lý luận về sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch 1.6.1. Quan điểm về sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du
lịch
Sherpa, (2011) “Sự tham gia của cộng đồng là một trong những yếu tố quan trọng của công cuộc tìm kiếm thành công về sự bền vững trong ngành du lịch”, nhưng “rat khó để đưa ra một định nghĩa chung về sự tham gia của cộng dong” [169].
Theo Clanrence Shubert (1998), “Sw ham gia của cộng đồng là quá trình trong đó các nhóm dân cư của cộng đồng tác động vào quá trình quy hoạch, thực hiện, quản lý sử dựng hoặc duy trì một dịch vụ, trang thiết bị hay phạm vi hoạt động. Các hoạt động cá nhân không có tổ chức sẽ không được coi là sự tham gia của cộng đồng ”[121]. Có thé hiểu cụ thé là: sự tham gia của cộng đồng là một quá
trình mà Chính phủ và cộng đồng cùng nhận một số trách nhiệm cụ thể và tiến hành
các hoạt động để cung cấp các dịch vụ đô thị cho tất cả cộng đồng.
Bên cạnh đó, cần tăng quyền lực cho cộng đông, tức là thực hiện quyền kiểm soát, quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cộng đồng được giao trách nhiệm
giám sát các vân đê liên quan đên phát triên du lịch từ chủ trương, triên khai các kê
40
hoạch, từ việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng đến vấn đề bảo vệ, bảo tồn tài nguyên. Tăng quyên lực bao gồm tăng cường kha năng kiêm soát và khả năng tiếp cận của cộng đồng đối với vấn đề có liên quan đến phát triển du lịch và bảo vệ môi trường. Tăng quyền lực cho cộng đồng dân cư bao gồm các việc xây dựng nguồn nhân lực cho cộng đồng có đủ điều kiện và khả năng thực hiện, tiếp cận, cũng như đủ các yếu tố chuyên môn trong việc giám sát các vấn đề phát triển du lịch. Quyền lực của cộng đồng tại đây được thê hiện trên cơ sở pháp lý và có sự cho phép của cộng đồng đối với mọi công việc từ việc tham gia kế hoạch phát triển đến việc tô chức, quản lý, thực hiện và giám sát nhằm đạt được sự phát triển bền vững. Ngoài ra, để đảm bảo tính hợp lý trong quá trình tham dự của cộng đồng thì không chỉ xem xét sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và văn hoá tại địa phương tiến hành phát triển du lịch mà còn phải cả vấn đề môi trường,
hệ sinh thái (cả tự nhiên và nhân văn).
1.6.2. Hình thức và mức độ tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch
1.6.2.1. Hình thức tham gia cua người dân địa phương vào hoạt động du lịch
Trong khi xem xét sự tham gia của người dân địa phương vào du lịch, điều cần thiết là phải xác định cộng đồng có tích cực tham gia vào các hoạt động du lịch hay
không thông qua các hình thức tham gia của họ. Hình thức tham gia của NDĐP vào
hoạt động du lịch được thể hiện dưới bảng tổng hợp sau:
41
Bảng 1.1. Các hình thức khác nhau của sự tham gia của cộng đồng vào du lịch
Loại hình doanh
nghiệp/ tổ chức
Hình thức tham gia Ví dụ
Doanh nghiệp tư nhân do
người nước ngoài điều
hành
- Làm thuê
- Cung cấp hàng hóa và
dịch vụ
Nhân viên bếp; kinh doanh thực phẩm;
kinh doanh vật liệu xây dựng
Doanh nghiệp tư nhân do
người bán địa điều hành
Tự kinh doanh và cung cap
hàng hóa, dịch vụ
Thiết lập bán hang thủ công; thực phẩm;
khu cắm trại ngoài trời, các dịch vụ phụ
trợ như: hướng dẫn viên, nhà ở, thực
phẩm, nhiên liệu...
Hợp tác xã Xí nghiệp Doanh nghiệp nhà nước
Sở hữu tập thể, nhóm hoặc
cá nhân.
Ban quản lý hoặc người
lao động góp vốn
Khu cắm trại cộng đồng, làng nghề, hợp
tác xã thủ công mỹ nghệ, trung tâm văn hóa
Liên doanh giữa cộng
đồng và tư nhân
Hợp đồng cam kết, chia sẻ
doanh thu, cho thuê hoặc
đầu tư vào nguồn lực; tham gia vào quá trình ra quyết
định
Chia sẻ về thu nhập và chỉ tiêu với cộng đồng địa phương theo các điều khoản đã thỏa thuận, hợp đông thuê đất, tài nguyên của cộng đồng. Hợp tác với cộng đồng về nhà nghỉ và chia sẻ công bằng về lợi ích.
Cơ quan quy hoạch du lịch
Tư vấn
Đại diện
Sự tham gia
Tham vấn pháp lý trong quy hoạch du lịch vùng, đại diện cộng đồng trong hội đồng du lịch.
(Nguồn: Viện Môi trường và Phát triển Quốc tế ITED, 2015)
Bảng 1.1 cho thấy hình thức tham gia của CDDP trong phát triển du lịch rat đa dạng và phong phú. Theo Ashley & Roe, (1998) CDDP có thé tham gia theo nhiều cách khác nhau như: tham gia trực tiếp vào các hoạt động trong lĩnh vực du lịch (hướng dẫn viên, cung cấp hàng hóa, đầu bếp, lao công, đọn phòng...); tham gia
vào việc chia sẻ lợi ích/ hưởng lợi từ du lịch; tham gia vào quá trình đánh giá hoạt
động du lịch tại địa phương; tham gia cho thuê đất làm du lịch, thực hiện thỏa thuận đối tác với các nhà khai thác du lịch, tham gia vào việc lập kế hoạch và ra quyết định liên quan đến du lịch và sử dung đất [111].
Tác giả Aref, (2011) cho rằng sự tham gia của cộng đồng vào du lịch giúp duy trì và bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống, môi trường và kiến thức bản địa của người dân địa phương. Cộng đồng phải tích cực tham gia vào hoạt động có liên
42
quan, từ khâu lập kế hoạch, vận hành và giám sát. Mục đích sự tham gia của cộng đồng cần phù hợp với việc trao đồi thông tin thích hợp giữa các bên liên quan dé tạo điều kiện cho việc ra quyết định tốt hơn cũng như tăng trưởng và phát triển bền
vững [108].
Từ hình thức tham gia cũng cho thấy vai trò của CDDP là vô cùng quan trọng trong phát triên DLCD. CDDP vừa là yếu tố tạo nên sức hap dẫn du khách; vừa là
đối tượng đáp ứng những nhu cầu của khách du lịch. Vì vậy, việc tham gia của
CĐĐP vao du lịch sẽ không chi mang lại lợi ich cho họ ma còn nâng cao chất lượng
hoạt động du lịch, bởi khi một cộng đồng tham gia quy hoạch phát triển du lịch thì cộng đồng đó rất có thé trở thành đối tác tích cực và là nhân tố kiểm chứng khả năng trường tồn của hoạt động du lịch.
1.6.2.2. Các mức độ tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch
Mức độ tham gia của cộng đồng được hiểu là quyền lực của người dân trong quá trình ra quyết định, các giai đoạn thực hiện và đánh giá. Điều này được thê hiện
trong bảng đánh giá mức độ tham gia của Arnstein (1969) do Singgalen và cộng sự
tổng hợp (2019) [172].
Bảng 1.2. Mức độ tham gia của cộng đồng của Arnstein (1969)
Số | Thangđo | Mức độ tham gia Đánh
TT giá 1 Bi lôi kéo | Mô ta mức độ không tham gia ~
R P Ts JA —A Cưỡng
Không cho phép người dân tham gia vào chế tham 2 Được đào | hoạch định hay hoàn thành một chương trình nhưng la
tạo cho phép những người nắm quyền lực giáo dục hay š
đảo tạo những người tham gia.
3 Được thông | Chỉ là thông báo một chiêu / xã hội hóa
báo Tham gia
Được tham | Cộng đông được tham vân, nhưng không phải lúc |,. v
4 ‘ ` F , hình thức
vần nào sự tham vân được sử dụng.
k Dé xuât cua cộng đông được chap nhận nhưng
5 Tư vân R 217 LẠ x z
không phải lúc nào cũng được áp dụng
Nhân mạnh quyên lực của người dân, đặc biệt là | Tham gia 6 Hợp tác quyên ra quyêt định ngày càng tăng. Trong giai tự
' đoạn hợp íác (Partnership), người dân được phép | nguyện
tranh luận và tự quyêt định việc tham gia trong các
43
công việc với những người năm quyên.
7| Trao quyền | cộng đồng được trao quyền
8 Kiêm soát | Cộng đông có quyên được kiêm soát
Nguồn: Singgalen và các cộng sự (2019).
Theo Arnstein (1969) thì mức độ tham gia của cộng đồng bao gồm tám cấp độ khác nhau. Các bậc thang thấp nhất là bi lôi kéo (manipulation) và được đào tao
(Therapy) mô tả mức độ không tham gia. Mục tiêu chính của 2 mức độ này là
không cho phép người dân tham gia vào hoạch định hay hoàn thành một chương
trình nhưng cho phép những người nam quyền lực giáo dục hay đào tạo những
người tham gia.
Các bậc thang thứ 3 và 4: Được thông báo (informing) và được tham vấn
(consultion), tang mức độ tham gia lên mức bị xúi giục, nghe nói va cho phép người
tham gia được biết đến/ được nghe nói và được lên tiếng. Khi người dân được những người năm quyền lực trao quyền, cũng đồng nghĩa với mức độ tham gia là cao nhất, người dân có thể được biết/ được nghe nói hay được người khác nghe (được lên tiếng). Tuy nhiên, trong tình huống này, những người không có quyền lực phải dam bảo rằng tiếng nói của họ được những người nam giữ quyền lực dé ý.
Bậc thang thứ 5, tu vấn (Placation) là một bậc thang cao hơn mức duoc thông báo một chút, khi đó người dân đóng vai trò tư van, có ý kiến nhưng những người nắm giữ quyền lực vẫn là người ra quyết định.
Bậc thang thứ 6 trong thang tham gia này nhắn mạnh quyên lực của người dân, đặc biệt là quyền ra quyết định ngày càng tăng. Trong giai đoạn hop tdc (Partnership), người dân được phép tranh luận và tự quyết định việc tham gia trong
các công việc với những người nắm quyền.
Bậc thang 7,8 là cao nhất, người dân được frao quyên và được kiểm soát.
Người dân chiếm đa số ghế trong việc ra quyết định và năm giữ hoàn toàn quyền quản lý, điều hành. Như vậy, theo Arnstein thì sự tham gia là sự phân phối lại quyền lực cho phép những người dân không có quyên lực sẽ có quyền lực trong tương lai.
Đó là cách mà họ có thé tao ra cải cách xã hội quan trọng và cho phép họ hưởng lợi
ích của xã hội giàu có.
44