Khi sự cố môi trườngnghiêm trọng xảy ra, báo chí đồng loạt vào cuộc, lúc đó nhiều cơ quan báo chímới cử phóng viên tác nghiệp, không hề quản trị, tổ chức, định hướng, giámsát các nguôn t
Nhóm tài liệu về quản ly nhân sự
Năm 2014, nhóm tác giả Lê Anh Cường, Nguyễn Thị Lệ Huyền, Nguyễn Thị Mai xuất bản sách “Phương pháp và kỹ năng quản lý nhân sự”.
Cuốn sách được coi là một cam nang hữu ích đối vối các chủ doanh nghiệp, nhà quản lý, những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, các sinh viên và những ai quan tâm đến quản lý nhân sự nói riêng và hoạt động quản lý nói chung.
“Phương pháp và kỹ năng quản lý nhân sự” gồm có 2 phan Phan 1 cuốn sách trình bày các nội dung về nhân lực - nguồn lực chiến lược, phân tích chức vụ; tìm kiếm, tuyên chọn và sử dụng nhân viên, đánh giá và quản lý hiệu quả thành tích; đào tạo và khai thác nguồn nhân lực Phần 2 cuốn sách trình bày các vấn đề về quản lý tiền lương, quan hệ lao động, đào tạo và khai thác nguồn nhân lực.
“Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội” là Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh của Nguyễn Thị Yến bảo vệ thành công năm
2018 tại Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt
Nam là minh chứng cụ thể cho câu chuyện quản trị nhân lực tại một cơ quan của Quốc hội.
Theo tác giả, hiện nay, Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội chỉ sử dụng khoảng 40% năng suất của nguồn nhân lực Nguyên nhân là do yếu kém về công tác quản lý nguồn nhân lực Có nhiều nguyên nhân tạo nên sự yếu kém, bất cập, trong đó có thé ké đến cơ chế quan lý, chính sách tuyển chọn, dao tạo, bồi dưỡng,
So với nguồn nhân lực khu vực ngoài nhà nước thì nguồn nhân lực trong khu vực nhà nước chậm đổi mới hơn bởi những rào cản lớn hơn và áp lực không đủ mạnh so với khu vực tư dé buộc phải thay đổi Vậy những thách thức đó là gi? Lam thé nào dé khắc phục, vượt qua thách thức? Những câu hỏi lớn đang đặt ra đối với các cơ quan Văn phòng Quốc hội nói chung và củaCục Quản trị nói riêng được giải đáp cụ thể trong luận văn này.
Nhóm tài liệu về hoạt động quản trị của các cơ quan báo chí
Về hoạt động quản tri của các cơ quan báo chí, có thể kế sách “Tổ chức và hoạt động của tòa soạn” của tác giả Dinh Văn Hường, xuất bản năm 2011.
Cuốn sách đã giới thiệu toan cảnh công việc “bếp núc” của một tòa soạn báo.
“Tổ chức và hoạt động của tòa soạn” cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản về tòa soạn báo, cơ cấu tô chức, bộ máy tòa soạn, đặc điểm lao động báo chí ở tòa soạn, công tác phóng viên, công tác kế hoạch, công tác bạn đọc, quy trình thực hiện các sản phẩm báo chí, phương tiện làm việc và nguôn tin của phóng viên, công tác phát hành, người phát ngôn báo chí
Về lý luận, cuốn sách trình bày các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Dang và pháp luật của Nhà nước Việt Nam về báo chí Đặc biệt, trong sách còn có sơ đồ tổ chức bộ máy một số tòa soạn báo chí nước ta và báo chí nước ngoài dé người đọc tiện theo dõi và tham khảo.
Di từ những vấn đề ly luận gan với hoạt động thực tiễn của các tòa soạn báo và từ những kinh nghiệm thực tiễn dé kiêm chứng và bổ sung cho lý luận,
“TO chức và hoạt động của tòa soạn” là tài liệu bô ích, thiệt thực cho sinh viên báo chí, các nhà báo trẻ và những ai quan tâm đến công việc của người làm báo và các tòa soạn báo chí nói chung. Đã có nhiều sách, báo viết về công việc nghề nghiệp của nhà báo ở các góc độ khác nhau nhưng ít có tai liệu nao đề cập một cách hệ thống về lao động nhà báo nói chung Cuốn sách “Lao động nhà báo” của Lê Thị Nhã Nhà xuất bản lý luân chính trị xuất bản năm 2016 là một giáo trình cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về đặc thù nghề nghiệp; xác định vai trò, vị trí và những yêu cầu về phẩm chất, năng lực của nhà báo, phóng viên trong cơ quan báo chí; nhận biết được tổ chức lao động, các loại hình lao động trong cơ quan báo chí; nắm được quy trình sáng tao tác pham báo chí và lao động nha báo trong quy trình sản xuất sản phẩm báo chí ở một số loại hình cơ bản: báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử
Cùng đề tài, tác giả Trương Thị Kiên năm 2016 đã xuất bản sách “Lao động nhà báo và quản trị tòa soạn báo chí” Cuốn sách cung cấp những kiến thức cơ bản về toà soạn báo chi, cơ câu tổ chức, các chức danh nha báo chủ chốt, loại hình lao động nhà báo, quy trình thực hiện các sản phẩm báo chí, lao động phóng viên, quản tri toà soạn báo chí, kỹ năng quản tri toà soạn của tổng biên tập và quản lý nhà nước về hoạt động báo chí.
Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông xã hội đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các cơ quan báo chí, thậm chí làm đảo lộn và thay đổi môi trường truyền thông hiện nay Điều này đòi hỏi báo chí không ngừng vận động phát triển cả về nội dung và hình thức đề đáp ứng nhu cầu độc giả.
Một thách thức lớn đối với nhiều cơ quan báo chí hiện nay, nhất là cơ quan báo chí địa phương là vấn đề tự chủ về tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, cũng như Nghị định số 16/2015/NĐ-CP
10 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập (Nghị định 16 được ban hành nhằm khắc phục những tôn tại, hạn chế của Nghị định số 43) Điều này đòi hỏi các cơ quan báo chí không chỉ tuyên truyền giỏi mà còn phải làm kinh tế tốt dé đảm bảo hoạt động của don vị.
“Quản trị Nội dung Chuyên trang, Chuyên mục có thu trên Báo Ấp Bắc và Báo Cần Thơ” là Luận văn Thạc sỹ Báo chí học của Chế Thi Thu Hoài, bảo vệ thành công vào năm 2020 tại Trường Đại học Khoa học Xã hội Và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Luận văn đã nghiên cứu về thực trạng phát triển và quy trình sản xuất cũng như quản lý các chuyên trang, chuyên mục có thu tại Báo Ấp Bắc và Báo Cần Thơ, qua đó, xem xét tính hiệu quả của các chuyên trang chuyên mục có thu Cuối cùng, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hơn nữa việc quan tri nội dung các chuyên trang, chuyên mục trên báo chí địa phương nói chung và Báo Ấp Bắc nói riêng trong thời gian tới.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận của đề tài nghiên cứu, luận văn tiễn hành khảo sát thực trạng, chỉ ra thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản trị nội dung tuyến bài về sự cố môi trường trên báo Pháp luật Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp hợp lý nhằm tối ưu hóa vấn dé quản trị nội dung tuyến bai về sự cỗ môi trường trên báo Pháp luật Việt
Nam nói riêng và báo chí nói chung.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu dé tai Đề đạt được mục đích nêu trên, tác giả nghiên cứu có nhiệm vụ:
- Thứ nhất, hệ thống hóa một số lý luận chung về quản tri nội dung tuyến bài về sự cố môi trường như các khái niệm: quản trị, nội dung, tuyến bài, môi trường, sự cô môi trường; nội dung và phương thức quản trỊ nội dung
11 tuyến bài về sự cỗ môi trường trên báo Pháp luật Việt Nam nói riêng và báo chí nói chung.
- Thứ hai, khảo sat thực trạng quan tri nội dung tuyến bài về sự cổ môi trường trên báo Pháp luật Việt Nam; đánh giá những ưu, nhược điểm của hoạt động quản trị nội dung tuyến bài về sự cố môi trường trên báo Pháp luật Việt
- Thứ ba, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm tối ưu hóa hoạt động quản trị nội dung tuyến bài về sự cố môi trường trên báo Pháp luật Việt Nam nói riêng và báo chí nói chung.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản trị nội dung tuyến bài sự cố môi trường trên Báo Pháp luật Việt Nam.
- Pham vi thời gian: Sự cỗ môi trường từ tháng 4/2016 đến tháng 5/2022 Thời gian đăng tải các tin, bài về sự cỗ môi trường từ tháng 4/2016 đến tháng 8/2022.
Luận văn Quản trị nội dung tuyến bài về sự cố môi trường trên báo Pháp luật Việt Nam nghiên cứu đa dạng về các sự cô môi trường như: Sự cô môi trường biển, sự cố chất thải, sự cố hóa chất được đăng tải trên báo giấy, báo điện tử, các ấn phẩm phụ báo giấy, báo điện tử và mạng xã hội báo
Hiện nay, sự cỗ môi trường thường được chia làm 2 loại chính bao gồm: “Su cô môi trường nhân tạo” và “sự cố môi trường tự nhiên” Những sự cô môi trường xảy ra do yếu tổ thiên nhiên như cháy rừng do sét đánh, đất nông nghiệp bị ngập mặn do sóng than gây ra thường là những sự cô gây 6
12 nhiễm môi trường nghiêm trọng, thậm chí là thảm họa Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường trong những trường hợp này không dẫn đến trách nhiệm pháp lý của bất cứ cá nhân, tổ chức nào Ngược lại, những sự có môi trường do con người gây ra đều dẫn đến những trách nhiệm pháp ly nhất định Luận văn chỉ nghiên cứu về các sự cô môi trường xảy ra tại Việt
Nam, do con người gây ra.
Các sự cố môi trường xảy ra khá nhiều và lần nào Báo Pháp luật Việt Nam cũng vào cuộc Trong luận văn này, chúng tôi chọn 5 chùm sự cố môi trường tiêu biểu do con người gây ra được đăng tải trên Báo Pháp luật Việt Nam báo giấy, báo điện tử, các ấn phẩm phụ báo giấy, điện tử của Báo Pháp luật Việt Nam và mạng xã hội Báo Pháp luật Việt Nam dé nghiên cứu, phân tích, đánh giá, bao gồm:
1, Sự cô môi trường làm hải sản chết bất thường tại 4 tỉnh ven biển miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế) vào tháng 4/2016 làm hải sản chết bất thường, gây thiệt hại lớn về kinh tế-xã hội, môi trường biển; ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân, an ninh, trật tự an toàn xã hội.
2, Sự cố vỡ hồ chứa nước thải khai thác vàng của Công ty Cổ phan Tập đoàn khoáng sản công nghiệp 6666 (Quảng Nam) tháng 3/2018.
3 Sự cố cháy nỗ tại Công ty Cổ phan bóng đèn phích nước Rang Đông ngày 28/8/2019 làm phát tán lượng thủy ngân ra môi trường ước khoảng 15,1
- 27,2 kg, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của người dân xung quanh.
4, Sự cé đồ dau thải trên sông Đà vào ngày 10/10/2019 gây khủng hoảng nước sạch kéo dai cho nhân dân các Quận Thanh Xuân, Hoang Mai,
5, Sự cố hồ tử thần tại xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An vào tháng 5/2022
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Quan điểm, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và định hướng đến năm 2030; Những lý thuyết về quản trị nội dung tuyến bài về sự cô môi trường.
- Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành làm phương pháp nghiên cứu chủ yếu Trong đó, bao gồm phương pháp thống kê, mô tả, phân tích nội dung được áp dụng nhằm mô tả thực trạng quản trị nội dung tuyến bài về sự cô môi trường trên Báo Pháp luật Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để xác lập khung lý thuyết trong chương 1, nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về quan trị nội dung tuyến bài về sự cô môi trường.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, sử dụng ma trận SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) nhằm đánh giá tình hình hiện tại, các van đề, cơ hội và thách thức trong quản trị nội dung tuyến bài về sự cố môi trường trên các ấn phẩm của Báo Pháp luật Việt Nam.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 1 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Vấn đề môi trường, chủ đề bảo vệ môi trường ngày nay được toàn xã hội quan tâm, một phan là nhờ các loại hình báo chí ngày càng da dạng như báo in, báo phát thanh, truyền hình, báo điện tử, các diễn đàn, mạng xã hội cập nhật liên tục các sự kiện môi trường hăng ngày đến đông đảo quần chúng nhân dân Với chủ đề quản trị nội dung tuyến bài về sự cố môi trường trên báo chí, cụ thể là Báo Pháp luật Việt Nam, luận văn góp phần vào việc đây mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường như tinh thần của Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trong đó, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật và các thông tin về môi trường cho cộng đồng; đồng thời lên án nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tăng cường giáo dục đạo đức môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân
Về tính thời sự của luận văn, các sự cố môi trường vẫn tiếp tục dién ra, không ít các sự có trở thành thảm hoa môi trường Trong khi khung pháp lý về xử lý các loại sự cố môi trường vẫn chưa day đủ, dẫn tới su ling túng của các cơ quan chức năng và người thực thi nhiệm vụ, việc điều tra thủ phạm gây ra sự cô môi trường rất khó khăn, luận văn giúp lãnh đạo các cơ quan báo chí nâng cao chất lượng quản trị, quan trị tốt hơn nội dung tuyến bài về sự cố môi trường cho báo chí.
Cau trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, cấu trúc luận văn gồm
Cơ sở lý thuyết về quản trị nội dung tuyến bài về sự cố
Thực trạng quản trị nội dung tuyến bài về sự cố môi
trường trên Báo Pháp luật Việt Nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nội dung tuyến bài về sự cố môi trường trên Báo Pháp luật Việt Nam
BAI VE SU CO MOI TRUONG
Khái niệm về quản trị nội dung tuyén bài về sự cỗ môi trường 1 Khải niệm về quản trị
Dé một tô chức, cơ quan, doanh nghiệp hay thậm chí là một đất nước đạt được những thành công thì không thể bỏ qua vai trò to lớn và quan trọng của quản tri Tuy nhiên, “quản tri” là một thuật ngữ rất khó dé định nghĩa Ở những góc nhìn khác nhau, các nhà nghiên cứu đã đưa ra khái niệm quản trị tương đối khác nhau.
Theo Mary Parker Follett: “Quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua người khác” Còn khái niệm về quản trị theo Harold Koontz và Cyril O’Donnell được hiểu như sau: “Quan trị là thiết lập và duy trì một môi trường mà các cá nhân làm việc với nhau trong từng nhóm có thể hoạt động hữu hiệu và có kết quả.” Trong khi đó, Robert Kreitner cho răng: “Quản trị là quá trình làm việc với con người và thông qua con người dé đạt được nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức trong một môi trường luôn thay đôi.”
Hai nhà nghiên cứu James Stoner va Stephen Robbins lý luận: “Quan trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo va kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tat cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra” Học giả Robert Albanese lại định nghĩa: “Quản trị là một quá trình kỹ thuật và xã hội nhăm sử dụng các nguồn, tác động tới hoạt động của con người và tạo điều kiện thay đôi để đạt được mục tiêu của tô chức.”
Và như vậy, suy cho cùng, quản trị được hiểu một cách đơn giản nhất là sự phối hợp hiệu quả các hoạt động của người cùng chung trong tổ chức. Điêu đó có nghĩa, khi phôi hợp các nguôn lực của tô chức lại với nhau dé đạt
17 được mục tiêu đã đề ra thì đó là quản trị Các thuật ngữ như: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra được biết đến là các nội dung mà nhà quản trị thực hiện trong quá trình làm việc của mình.
Theo một định nghĩa rộng hơn, được sử dụng phổ biến hơn thì quản trị được nói một cách tổng quan nhất là hoạt động cần thiết phải được thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong các tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu chung.
Do đó, khi cá nhân tự mình hoạt động thì không cần phải thực hiện hoạt động quản trị Trái lại, công việc quan tri rất cần thiết trong các tô chức Bởi lẽ, trong một tổ chức, khi “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, mỗi người mỗi ý và không ai nghe ai thì mỗi người, mỗi bộ phận trong tổ chức đó sẽ hoạt động riêng lẻ, lộn xộn, dẫn tới mục tiêu chung không bao giờ đạt được Chính vì vậy, mỗi tô chức cần có những mục tiêu và kế hoạch hành động chung cụ thể.
Từ đó, chúng tôi chọn định nghĩa quản trị như sau: Quan tri là quá trình chủ thể quản lý tác động lên các đối tượng quản lý dé thực hiện và phối hợp các hoạt động cả nhân, tập thể, các bộ phán chức năng nhằm thực hiện hóa các mục tiêu của tập thể, của tổ chức, doanh nghiệp.
Tuy có nhiều khái niệm khác nhau về quản trị nhưng bản chất của quản trị chỉ có một Về bản chat, quan trị giúp tìm ra phương thức phù hợp dé công việc hiệu quả cao nhất, chi phí ít nhất.
Hoạt động quan tri của tô chức cần ba yếu tố điều kiện cơ bản sau:
Phải có chủ thê quản trị Đó là các nhân tố tạo ra các tác động quản trị vào đối tượng bi quản tri Đối tượng bị quan tri chu tiếp nhận sự tác động của chủ thé quản trị một hoặc nhiều lần liên tục.
Phải có mục tiêu đặt ra cho chủ thể quản tri và đối tượng bị quản trị Đây là căn cứ dé chủ thé tạo ra các nhân tổ tác động vào đối tượng bị
18 quản trị Chủ thể quản trị gồm một hoặc nhiều người Đối tượng bị quản trị là một tổ chức, một tập thể hoặc thiết bị, máy móc.
Và như vậy, muốn quản trị tốt phải có một nguồn lực Nguồn lực này giúp chủ thể quản trị khai thác, sử dụng trong quá trình quản trị.
Quản trị có 4 chức năng cơ bản gồm:
Thứ nhất, quản trị có chức năng hoạch định.
Hoạch định bao gồm: Xác định rõ mục tiêu, phương hướng dự thảo chương trình hành động; tạo ra các lịch trình hành động; đề ra biện pháp kiểm soát, cải tiến, phát triển, tổ chức chức năng hoạch định, giúp sự phối hợp hoạt động giữa các nhân viên, giúp tô chức hoạt động hiệu quả.
Thứ hai, quản trị có vai trò tổ chức.
Thư ba, lãnh dao Quản tri luôn bao gồm hoạt động lãnh đạo, tô chức, đó là sự tác động của các nhà quan tri với cấp dưới của mình để hoạt động được vận hành có định hướng.
Thứ tr, kiêm soát Quản trị còn là hoạt động kiểm soát, nhằm đảm bảo tổ chức đang vận hành đúng theo mục tiêu, phương hướng đề ra.
Quản trị và quản lý là hai khái niệm mà hầu hết mọi người cho rằng nó có nghĩa giống nhau Ở nhiều noi, hai thuật ngữ này được tráo đổi và dùng với ý nghĩa giống nhau Trên thực tế, hiện nay chưa có sự thống nhất hoàn toàn nao dé phân biệt hai thuật ngữ trên Tuy nhiên, quản trị và quản ly có những chức năng khác nhau trong việc phát triển của một tô chức.
Quản trị (Administration) là toàn bộ quá trình đưa ra các quyết định về chính sách, quy tắc, mục tiêu Đây là các hoạt động cấp cao Quản lý (management) là tiếp nhận, kết nối, thi hành điều phối dé hướng tới mục tiêu của quản trị.
Quan điểm của Đảng về bảo vệ môi trường
Tại các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến Đại hội XIII, Đảng ta đã có nhiều chủ trương về bảo vệ môi trường Chủ trương của Đảng còn thê hiện trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, sửa đổi, bổ sung năm 2011; trong các Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 1991 - 2000, 2001 - 2010, 2011 - 2020, 2021 - 2030; Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 25/6/1998, của Bộ Chính trị “Về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 15/11/2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ day mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 3/6/2013, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
Quan điểm xuyên suốt của Đảng từ năm 1991 đến nay là thúc đây thực hiện phát triển bền vững; thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững: từng bước phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch Trong đó, Đảng nhấn mạnh trách nhiệm của tất cả các chủ thể trong bảo vệ môi trường (từ hệ thống chính trị đến toàn xã hội, mọi công dân) Chú trọng kiểm soát ô nhiễm môi trường; khai thác sử dụng tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu
Về cơ bản, các quan điểm này có sự phát triển qua từng giai đoạn và được thể chế vào các quy định của pháp luật.
Nghị quyết số 41/NQ-TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ day mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đât nước đã xác định, việc đây mạnh
30 công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường là giải pháp hàng đầu Trong đó, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phố biến chính sách, pháp luật và các thông tin về môi trường cho cộng đồng: đồng thời lên án nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tăng cường giáo dục đạo đức môi trường cho moi tầng lớp nhân dân.
Tiếp đó, Nghị quyết 24-NQ/TW, ngày 3/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hau, tăng cường quan lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, nêu rõ “Môi trường là van đề toàn cầu, bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là một nội dung cơ bản của phát triển bền vững Tăng cường bảo vệ môi trường phải theo phương châm ứng xử hài hòa với thiên nhiên, theo quy luật tự nhiên, phòng ngừa là chính; kết hợp kiểm soát, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; lay bao vệ sức khỏe Nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững”.
Cùng với đó, Báo cáo Chính trị Tại Đại hội IX khẳng định “Sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ và cải thiện môi trường, tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, coi đây là một trong những nội dung quan trọng của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội Tăng cường công tác quản lý ở tất cả các lĩnh vực, các vùng: thực hiện nghiêm Luật Bảo vệ môi trường”.
Tại Đại hội X, Đảng ta tiếp tục xác định: “Bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tải nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên” Tại Đại hội XI, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nêu rõ “bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thông chính tri, của toàn xã
31 hội và nghĩa vụ của mọi công dân Kết hợp chặt chẽ giữa kiểm soát ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm với khôi phục và bảo vệ môi trường sinh thái”.
Tiếp đó, tại Đại hội XII, Đảng xác định “ngăn chặn và từng bước khắc phục sự xuống cấp của môi trường tự nhiên do con người, nhất là do các dự án phát triển kinh tế gây ra Hạn chế, tiến tới khắc phục căn bản tình trạng hủy hoại làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, ban hành các chế tài đủ mạnh để bảo vệ môi trường, ngăn chặn xử lý theo pháp luật nhằm chấm dứt tình trạng gây ô nhiễm môi trường, tăng cường phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường”. Đại hội XIII tiếp tục khang định “Lay bảo vệ môi trường sống và sức khỏe của Nhân dân là mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nên kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”.
1.3 Vai trò của quản trị nội dung tuyến bài về sự cố môi trường
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Báo chí 2016, báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử.
Ta biết rằng dé tạo ra sản phâm (ở đây là sản phẩm báo chí), đáp ứng nhu cầu của đời sống và phát triển kinh tế, nhất thiết phải tiến hành phân công lao động và hợp tác sản xuất Sự xuất hiện của quản trị như là kết quả tất nhiên của việc chuyên các quá trình lao động cá biệt, tản mạn, độc lập với nhau thành các quá trình lao động phải có sự phối hợp, quản trị.
Theo C Mác, bất cứ lao động xã hội hay lao động chung nào mà tiến hành trên một qui mô khá lớn đêu yêu câu phải có một sự chỉ đạo dé điêu hòa
32 những hoạt động cá nhân Sự chỉ đạo đó phải làm chức năng chung, tức là chức năng phát sinh từ sự khác nhau giữa sự vận động chung của cơ sở sản xuất với sự vận động cá nhân của những khí quan độc lập hợp thành cơ sở sản xuất đó Một nhạc sĩ độc tau tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng.
Do đó, quản trị là thuộc tính tự nhiên, tất yếu khách quan của mọi quá trình lao động xã hội, bất ké trong hình thái kinh tế xã hội nào, nếu không thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của quản trị, không thể thực hiện được các quá trình hợp tác lao động, sản xuất, không khai thác sử dụng được các yếu tô của lao động sản xuất có hiệu quả.
Quản trị có khả năng sáng tạo to lớn Điều đó có nghĩa là cùng với các điều kiện về con người và về vật chất kỹ thuật như nhau nhưng với mỗi cách quản trị khác nhau sẽ đem lại hiệu quả kinh tế khác nhau Nói cách khác, với những điều kiện về nguồn lực như nhau, quản lý tốt sẽ phát huy có hiệu quả những yếu t6 nguồn lực đó, đưa lại những kết quả kinh tế - xã hội mong muốn, còn quản lý toi sẽ không khai thác được, thậm chí làm tiêu tan một cách vô ích những nguồn lực có được, dẫn đến tôn that.
Yêu cầu đối với quản trị nội dung tuyến bài về sự cố môi trường
Báo chí có trách nhiệm định hướng dư luận xã hội, bởi đó là trách nhiệm chính trị, trách nhiệm xã hội của người làm báo Viết về các sự cố môi trường, đồng thời cũng là những cảnh báo rộng ra về van dé ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, môi trường cạn kiệt, đa dạng sinh học bị ảnh hưởng, do đó, mỗi tờ báo phải tạo ra sự tương tác hiệu quả giữa tòa soạn và độc giả, truyền dẫn được nhiều thông tin hữu ích tới đông đảo đối tượng độc giả, tạo hiệu ứng xã hội tốt.
Kỹ năng quản trị là kết quả của cả một quá trình làm việc, tích lũy, học hỏi trao dồi không ngừng nghỉ về nhiều nhóm kỹ năng và kiến thức Do đó, dé quản trị tốt các nội dung tuyến bài về sự cô môi trường, các chủ thé quan trị trong các cơ quan báo chí phải có kỹ năng lập kế hoạch và tư duy chiến lược Việc lập kế hoạch và tư duy chiến lược trong công việc sẽ giúp chủ thé quản trị cấp cao, cap trung phác họa rõ nét những công việc mà họ cần làm dé phát triển.
Các chủ thé quản tri va đối tượng quan tri cần nắm rõ nhiệm vụ của mình là gì? Mục tiêu của việc đưa tin về sự cô môi trường là gì? Mục tiêu của tờ báo là gì? Từ những nguồn lực (về con người và tài chính), các chủ thé vạch ra kế hoạch hành động cụ thé Trên thực tế, kế hoạch luôn có sự thay đôi liên tục do cả yếu tổ khách quan - chủ quan, nhưng với tư duy chiến lược rõ ràng, lãnh đạo, phóng viên các tòa soạn sẽ có kế hoạch dự phòng dé ứng biến với những thay đổi này. Đề quản trị tốt nội dung tờ báo nói chung, nội dung tuyến bài về sự cố môi trường nói riêng, các chủ thé quan trị cần phải có kỹ năng quan lý và dao tạo phóng viên, biên tập viên, phân bé nguồn lực công việc hợp lý và hiệu qua nhằm tăng hiệu suất của nhân viên cấp dưới dé thực hiện các mục tiêu đề ra.
“Việc quan lý phóng viên, biên tập viên trong một tòa soạn có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển chung của tổ chức Nhà quản lý khi sắp xếp nhân viên đúng vị trí công việc sẽ phát huy tốt năng lực của họ và đóng góp tích cực vào tình hình kinh doanh của tổ chức Ngược lại, nếu phân công sai người sẽ làm can trở qua trình thực hiện các mục tiêu chung ” [PVS1]
Trong Chương 1, chúng tôi đã đưa ra khái niệm và lý giải các nội dung liên quan đến quản trị nội dung tuyến bài về sự cố môi trường Hoạt động quản trị của tô chức, hay các cơ quan báo chí cần ba điều kiện cơ bản là chủ thể quản trị, đối tượng bi quản tri và mục tiêu đặt ra cho chủ thể quản tri va đối tượng bị quan tri Quản tri có 4 chức năng cơ bản gồm hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát. Đối với các cơ quan báo chí và hoạt động báo chí, chủ thể quan tri va đối tượng quản tri được quy định cu thể tại các điều khoản của Luật Báo chí năm 2016 Theo thẩm quyền và chức năng, nghĩa vụ được quy định, việc
52 quản tri được tổ chức và thực hiện theo các quy định của pháp luật và nội quy, quy chế cơ quan.
Qua đó, mục tiêu chính là các cơ quan báo chí quản trị những nội dung gi, quản trị bằng những phương thức gi dé làm cho nội dung tuyến bài về sự cô môi trường hiệu quả hơn, thu hút độc giả, tạo ra dư luận xã hội, góp phần cảnh báo sự cô và bảo vệ môi trường.
CO MOI TRUONG TREN BAO PHAP LUAT VIET NAM 2.1 Tong quan về Báo Pháp luật Việt Nam
Quá trình xây dựng và phát triển của Báo Pháp luật Việt Nam
Ngày 3/4/1985, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký Quyết định số 57/QDTC về việc xuất bản Báo Pháp luật thường thức, tiền thân của Báo Pháp luật ViệtNam nhằm tuyên truyền, phổ biến pháp luật, xây dựng ý thức pháp luật cho nhân dân Lực lượng cán bộ ban đầu gồm 7 người với 6 người tách từ biên chế của Vụ Tuyên truyền, Bộ Tư pháp.
tháng chuẩn bị, ngày 10/7/1985, tờ Pháp luật thường thức đầu
tiên in bằng chữ chì được xuất bản và phát hành đến tay bạn đọc Có thê nói đó là một sự kiện truyền thông đặc biệt bởi lẽ Báo Pháp luật thường thức là tờ báo đầu tiên, duy nhất của các cơ quan thuộc Khối Nội chính chuyên viết về pháp luật, được phát hành công khai, rộng rãi đến bạn đọc cả nước Từ đó, ngày 10/7 hàng năm chính thức trở thành Ngày truyền thống của Báo Pháp luật Việt Nam. Đầu năm 1990, khi bắt đầu tự chủ, Báo đã đề nghị Bộ cho thay manchette và đổi tên thành Báo Pháp luật Giai đoạn phát triển thứ 2 của Bao bắt đầu bằng việc xin phép xuất bản tăng kỳ và ra thêm các số chuyên đề.
Khi đã chính thức trở thành nhật báo xuất bản 7 số/tuần và các số chuyên đề, năm 2008 thì Báo Pháp luật Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu chùng xuống, đòi hỏi phải đổi mới Nhiều cơ chế quản lý như biên chế, hợp đồng viên chức theo quy định mới đối với cơ quan sự nghiệp công lập tự chủ hoàn toàn về tài chính được tháo gỡ Phóng viên, nhân viên của báo được chuyền từ hợp đồng lao động sang hợp đồng viên chức.
Theo yêu cầu của Bộ Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam đã xây dựng trình Bộ ban hành Dé án đôi mới vê tô chức và hoạt động cua Báo giai đoạn
2008-2015 với slogan chính thức “Vì Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Báo Pháp luật Việt Nam hiện có 16 đơn vi cấp Phòng trực thuộc và 15 cơ quan, văn phòng đại diện ở các tỉnh, thành phó, địa bàn trọng điểm về chính trị, kinh tế, xã hội trên cả nước.
Hiện tại, Báo Pháp luật Việt Nam có đội ngũ cán bộ, viên chức là phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên gần 200 người Bên cạnh đó, Báo còn sử dụng một đội ngũ người lao động hơn 100 người Đội ngũ phóng viên, biên tập viên có kiến thức, kinh nghiệm và yêu nghề đã đóng góp vai trò to lớn đối với hoạt động của Báo trong những năm qua.
Các ấn phẩm của Báo Pháp luật Việt Nam cũng từng bước đổi mới, đa dạng phong phú, đáp ứng nhiệm vụ, yêu cầu mới về truyền thông pháp luật và sự thích ứng với xu thế chuyên đổi của văn hóa đọc và kỷ nguyên khoa học, công nghệ mới Hiện Báo đang duy trì 11 ấn phâm gồm 06 ấn phẩm báo giấy là Báo Pháp luật Việt Nam, Doanh nhân và Pháp luật, Pháp luật Chuyên đề, Xa lộ pháp luật, Câu chuyện pháp luật và Pháp luật 4 phương: 05 ấn phẩm báo điện tử gồm: baophapluat.vn, Truyền hình Pháp luật (Pháp luật TV), Pháp luật Plus, Sao Pháp luật, Doanh nhân và Pháp luật.
Là tờ báo cập nhật hàng ngày nhưng Báo Pháp luật Việt Nam có 15 chuyên mục Mỗi chuyên mục đề cập khá hấp dẫn đến một hoặc một vài lĩnh vực của đời sống xã hội Số lượng bài vở phong phú của mỗi chuyên mục nêu trên đã đủ cho chúng ta thấy khả năng khai thác, nắm bắt thông tin của tập thể phóng viên, cộng tác viên của Báo rất dồi dào, sung sức, nhiều tiềm năng.
Cho đến hôm nay, quy mô phát triển của Báo Pháp luật Việt Nam ngày càng được mở rộng Vị trí, vai trò của Báo ngày cảng được khang định Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, Ban Biên tập Báo chưa làm tốt việc quản tri, dé xảy ra những vi phạm, bị thanh tra, xử lý.
Ngày 05/7/2022, Chánh Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 47/QD-XPVPHC xử phạt vi phạm hành chính đối với Báo Pháp luật Việt Nam về 13 lỗi vi phạm, trong đó xử phạt cảnh cáo đối với 2 hành vi vi phạm, xử phạt bằng tiền 11 hành vi vi phạm với tổng số tiền 325.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép số 303/GP-BTTTT ngày
8/7/2015 do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp trong thời hạn 3 tháng (5/7- 5/10/2022) đối với Báo Pháp luật Việt Nam điện tử ké từ ngày quyết định có hiệu lực.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Báo Pháp luật Việt Nam
Chức năng của Báo Pháp luật Việt Nam được quy định tại Điều I Quyết định 1158/QD-BTP ngày 23/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu t6 chức của Báo Pháp luật
Việt Nam Theo đó, Báo Pháp luật Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Bộ Tư pháp, thực hiện chức năng thông tin về các hoạt động của Bộ Tư pháp, ngành Tư pháp và các vẫn đề chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội trong nước và quốc tế; tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, hoạt động xây dựng, thi hành pháp luật và công tác tư pháp phục vụ yêu cầu quản lý của Bộ Tư pháp, đáp ứng nhu cầu của xã hội về thông tin, nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật và hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật, phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Báo là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp, chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư pháp và sự quản lý nhà nước về báo chí của Bộ Thông tin và Truyền thông; định hướng hoạt động của Ban Tuyên giáo Trung ương.
Về các nhiệm vụ, quyền hạn, Điều 2 Quyết định 1158/QD-BTP quy định như sau: Tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật, chiến
56 lược, quy hoạch có liên quan đến tô chức, hoạt động của Báo; đề án, chương trình, kế hoạch hoạt động của Báo sau khi được phê duyệt.
Tổ chức sản xuất các ấn pham báo in, báo điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp phù hợp với chức năng, tôn chỉ, mục đích và quy định của pháp luật về báo chí, thông tin và truyền thông; Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các hoạt động xây dựng, thi hành pháp luật và hoạt động tư pháp thông qua công tác xuất bản các ấn phâm báo chí in và báo chí điện tử; Phản ánh, hướng dẫn dư luận xã hội; thực hiện diễn đàn trao đổi về hoạt động xây dựng, thi hành pháp luật, hoạt động tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Phát hiện, nêu gương, cô vũ các phong trào thi đua, các nhân tố mới, điển hình, người tốt việc tốt trong đời sống xã hội va trong hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp theo phương châm “Sống, làm việc theo Hiến pháp, pháp luật”, đề cao ý thức tôn trọng pháp luật, tham gia đấu tranh phòng, chống các vi phạm pháp luật, các hiện tượng tiệu cực trong hoạt động tư pháp va trong xã hội.
Tổ chức, tham gia các chương trình hoạt động xã hội phục vụ nhiệm vu chính trị của Bộ; Thực hiện các hoạt động kinh doanh dịch vụ thông tin, truyền thông và các dịch vụ khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được g1ao và phù hợp với quy định của pháp luật; Tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức; thực hiện ứng dụng khoa học công nghệ thông tin trong hoạt động của Báo; Thực hiện công tác quản lý công chức, viên chức, người lao động, cộng tác viên và thực hiện công tác thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp
Các đơn vi trực thuộc Bao bao gồm: Ban Thư ký toà soạn; Ban Thời sự chính trị; Ban Kinh tế; Ban Nội chính; Ban Văn hóa - Xã hội; Ban Bạn đọc;
video clip Trên truyền hình pháp luật (Phapluattv) tin truyền hình
Vì vụ việc được đưa ra xử lý hình sự nên thông tin về bắt giữ, xét xử, tuyên án chiếm một dung lượng không nhỏ.
Phóng viên đã sử dụng hiệu quả nghiệp vụ điều tra, phản ánh sự kiện thông qua thông tin, điều tra xác thực, khách quan, tạo áp lực dư luận, thúc đây nhanh sự vào cuộc của chính quyền, cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường.
Dưới góc độ pháp luật, sự cố chất thải là một loại sự cố môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường Về góc độ pháp lý, việc ứng phó sự cô chất thải có một khoảng trống pháp lý Khi đó, chưa có quy định pháp
68 luật cu thể về ứng phó sự cé chất thải, đặc biệt là xác định loại sự cố, các bước ứng phó, trách nhiệm tô chức ứng phó, nguồn lực dé ứng phó v.v Do thiếu hành lang pháp lý nên việc ứng phó sự cố chất thải còn rất ling túng, bị động và thiếu hiệu quả.
2.2.5 Quản trị nội dung tuyến bài về sự cố hồ tử than tại xã Châu Hong, huyện Quy Hợp, Nghệ An
Với hàng loạt mỏ quặng ram rộ khai thác khoảng 20 năm nay, xã Châu Hồng được xem như “thủ phủ khoáng sản” của huyện Quy Hop, tỉnh Nghệ An Theo người dân, việc các doanh nghiệp đồ xô về xã khai thác khoáng sản là nguyên nhân khiến hồ tử thần xuất hiện, nước giếng cạn khô Không chỉ vậy, người dân còn khốn khổ với tiếng ôn, bụi, đánh vật với con đường bi xe khoáng sản cày nát.
Theo báo cáo của UBND xã Châu Hồng, từ tháng 12/2020 đến nay, trên địa bàn các bản Na Hiêng, Na Noong, Poong, Công của xã liên tiếp xảy ra nhiều điểm sụt lún đất Các vết nứt đất kéo dai, xuyên qua sân, vườn, nha ở của nhiều hộ gia đình Ngoài ra, vết nứt còn xuất hiện tại Trường THCS Hồng Tiến, điểm Bưu điện Văn hóa xã và trụ sở HĐND, UBND xã Châu Hồng. Ước tính thiệt hại 57 tỉ đồng Vào tháng 6/2022, con số thiệt hại còn cao hơn nhiều vì toàn xã chỉ có 900 hộ dân nhưng có tới 249 nhà dân bị nứt nẻ, hàng chục “hồ tử thần” xuất hiện, 299 giếng nước bị cạn trơ đáy.
Báo Pháp luật Việt Nam đã lên tiếng, việc ứng phó sự cố môi trường chưa hiệu quả là do khung pháp lý còn nhiều tồn tại như chồng chéo một số khái niệm và định nghĩa tại các văn bản pháp luật khác nhau Bên cạnh đó,
Việt Nam chưa xây dựng các quy định cụ thể về ứng cứu sự cố môi trường.
Hiện các văn bản quy phạm pháp luật hầu như chỉ mang tính hướng dẫn chung, ứng phó trước mắt và thiếu tính tổng quát Trách nhiệm cụ thể của các ban ngành và cơ chế phối hợp cũng chưa được quy định cụ thể, rõ ràng.
Sau thời gian dài báo chí lên tiếng về sự xuất hiện bất ngờ của các hồ tử thần, cuối tháng 5/2022, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã đi thị sát và chỉ đạo điều tra về nguyên nhân các hồ tử thần xuất hiện.
Từ sức ép của báo chí, qua yêu cầu của UBND huyện Quỳ Hợp, Công ty Cổ phần Tân Hoàng Khang (gọi tắt là Công ty Tân Hoàng Khang) và các cơ sở khai thác khoáng sản quặng đã ngừng việc bơm hút nước ngầm, các hộ dân trong xã không còn nứt nẻ, sụt lún thêm 299 giếng nước bị cạn trơ đáy cũng đã có nước trở lại Thế nhưng, ngày 3/8/2022, Liên đoàn địa chất đưa ra nguyên nhân dẫn đến sụt lún là do tụt nước ngầm Nhưng yếu tố quan trọng nhất là “tụt nước ngầm do đâu” thì chưa chỉ ra được. Đầu tháng 9/2022, Liên đoàn địa chất Bắc Trung Bộ, đơn vị được thuê điều tra, nghiên cứu vẫn kết luận nguyên nhân gây ra hiện tượng hồ tử thần và các giếng nước cạn khô đáy là do tụt nước ngầm, không kết luận là do các công ty khai thác khoáng sản, cụ thể ở đây là Công ty Tân Hoàng Khang gây ra Và lần thứ 2 UBND huyện Quỳ Hợp, Nghệ An không chấp nhận kết quả điều tra của Liên đoàn địa chất.
Sự cố tại xã Châu Hồng, huyện Quy Hợp, Nghệ An xuất hiện trong một thời gian dài Từ năm 2020, phóng viên đưa tin về việc các giếng nước cạn khô, 900 hộ dân ở Châu Hong khát rồi thỉnh thoảng lại đăng tin xuất hiện một hồ tử thần ngoài cánh đồng Đỉnh điểm vào 5h sáng ngày 27/5/2022, khi gia đình ông Điền Viết Tứ (ở bản Na Hiêng, xã Châu Hồng) đang nằm ngủ thì giật mình thức giấc và một hồ tử thần xuất hiện giữa nhà, đất đá vẫn đang tiếp tục sụt xuống.
Cùng với các tờ báo khác, phóng viên thường trú Báo Pháp luật Việt
Nam đã vào cuộc, triển khai loạt bài về sự liên quan giữa các công ty khai thác khoáng sản trên địa bàn, đặc biệt là Công ty Tân Hoàng Khang và các sự cô môi trường diễn ra tại xã Châu Hông Tông sô tin bài về sự cô hô tử thân
70 tại xã Châu Hồng được đăng tải trong một thời gian dai, gồm 8 tin bài trên báo giấy (trong đó có 3 tin, 5 bài), trong đó có 2 bài điều tra, 1 bài phản ánh và 2 phóng sự về nạn khai thác khoáng sản tại Châu Hồng: 10 tin bài trên báo điện tử, mạng xã hội, fanpage của Báo Pháp luật Việt Nam.
Sự cố này không có sự chỉ đạo của Ban Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam về triển khai nội dung Khi sự cố xảy ra, theo phản hồi của người dân, phóng viên thường trú đăng ký đề tài, sau đó đi gặp người dân viết bài, sau đó đưa tin về các hoạt động của lãnh đạo tỉnh Nghệ An khi thị sát tại Châu Hong, cac cudc hop
Sự thật trước mat cho thấy, xã Châu Hồng bị khô khát là do các doanh nghiệp khai thác khoáng sản, cụ thể ở đây là Công ty Tân Hoàng Khang nhưng vì không có chuyên môn nên Báo Pháp luật Việt Nam và các tờ báo khác không thể quy kết trách nhiệm cho công ty này Vụ việc sau đó chìm vào im lặng.
2.3 Những ưu, nhược điểm trong quản trị nội dung tuyến bài về sự cố môi trường trên Báo Pháp luật Việt Nam
2.3.1 Uu điểm trong quản trị nội dung tuyến bài về sự cỗ môi trường trên báo Pháp luật Việt Nam
Các kết quả khảo sát trên cho thấy, trong quản trị nội dung tuyến bài về sự cô môi trường, báo Pháp luật Việt Nam có những ưu điểm sau:
TIỂU KET CHUONG 2 Báo Pháp Luật Việt Nam là cơ quan báo chí, truyền thông, hoạt động
năm thành lập, quy mô phát triển của Báo Pháp luật Việt Nam
ngày cảng được mở rộng Dù có tới 15 chuyên mục riêng biệt nhưng Bao
Pháp luật Việt Nam không có chuyên mục môi trường Phóng viên môi trường kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ chuyên môn khác Các kết quả khảo sát sự cô môi trường cho thấy, các sự cố môi trường nghiêm trong mới có sự quan trị từ chủ thé quản trị cấp cao Phóng viên theo lĩnh vực được phân công phụ trách tự phát hiện đề tài, điều tra, khai thác các nguồn tin dé viết tin bai.
Việc phân công và quy định nghĩa vu của phóng viên chuyên trách có anh hưởng tích cực đến công tác phan ánh van đề môi trường và sự cô môi trường.
Mức độ tiếp cận và khai thác thông tin của phóng viên, định hướng của mỗi chủ thê trong Ban Biên tập khác nhau nên tỷ lệ tin bài về các lĩnh vực môi trường không đồng nhất, mức độ phản ánh van đề môi trường trong mỗi bài báo, mỗi tờ báo cũng khác nhau.
BAO PHAP LUAT VIET NAM 3.1 Những van đề đặt ra
Là một nước nông nghiệp đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, với mục tiêu đến năm 2045 kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước CHXHCN Việt Nam, trở thành nước phát triển thu nhập cao theo định hướng XHCN, do tăng trưởng nóng, Việt Nam đang phải đối điện với nhiều vấn đề môi trường gay gắt Hiểm họa môi trường sinh thái ở nước ta diễn ra dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, biến đổi khí hậu, nhất là mâu thuẫn giữa phát triển và lạc hậu, do ảnh hưởng nặng nề của nếp suy nghĩ, nếp làm thói quen của người sản xuất nhỏ tiêu nông chưa hoàn thiện.
Quy mô dân số gần 100 triệu dân đặt ra những vấn đề nổi cộm về dân sinh, cải thiện đời sống, tăng thu nhập và van dé bảo vệ môi trường Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên nghiêm trọng với những biểu hiện cụ thé về ô nhiễm nước, bao gồm nước mặt, nước ngầm và nước biên; 6 nhiễm đất, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng Ôn; suy giảm về độ che phủ và rừng đầu nguồn dẫn đến khả năng bảo tồn và duy trì tài nguyên nước ngầm suy giảm và gia tăng hạn hán, đặt ra nhiều thách thức trong phòng hộ, phòng, tránh thiên tai Các hệ sinh thái bị suy giảm như hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn, sinh thái biển dẫn đến suy thoái đa dạng sinh học, mat cân bằng sinh thái Ô nhiễm môi trường dẫn đến các van đề về cạn kiệt nguồn tài nguyên, gia tăng an ninh lương thực, an ninh sinh thái, an ninh môi trường xuyên biên giới, tai bién thiên nhiên và sự cố môi trường
Theo nghiên cứu của các tô chức bảo vệ môi trường, ở nước ta, 70% các dòng sông, 45% vùng ngập nước, 40% các bãi biển đã bị ô nhiễm, hủy
80 hoại về môi trường; 70% các làng nghề ở nông thôn đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng Cùng với đó, tình trạng nước biển xâm nhập vào đất liền; đất trồng, đổi núi trọc và sự suy thoái các nguồn gien động, thực vật đang có chiều hướng gia tăng là hệ quả của việc hủy hoại môi trường Bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết đã trở thành nhiệm vụ cấp bách của toàn xã hội.
Ké từ khi đổi mới đến nay, một hệ thống các quan điểm về bảo vệ môi trường của Đảng ta được thể hiện nhất quán, xuyên suốt Các nhiệm kỳ đại hội thường xuyên tổng kết, bố sung, hoàn thiện các quan điểm cho phù hợp với từng bối cảnh phát triển đất nước và thời đại.
Thể chế hóa các quan điểm của Dang, thời gian qua, dé xử lý kịp thời những vấn đề đặt ra, Nhà nước đã quan tâm, ban hành nhiều chủ trương chính sách bảo vệ môi trường, tăng cường quản ly tai nguyên, chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Về chế tài pháp luật, quy định gây ô nhiễm phải trả tiền, phải bồi thường thiệt hại cũng được hoàn thiện qua các Bộ luật Dân sự năm 1995, Bộ luật Dân sự năm 2005 và nay là Bộ luật Dân sự năm 2015 Ngoài bồi thường thiệt hại khi gây ô nhiễm môi trường, pháp luật còn quy định trách nhiệm hình sự với các chủ thé có hành vi gây ô nhiễm môi trường, kế cả với các cá nhân và pháp nhân, thé hiện qua sự chuyền biến trong quy định về van đề này từ Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi năm 2009, đến Bộ luật Hình sự năm
Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 đến Luật Bảo vệ môi trường năm
2005, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và nay là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 cũng thé hiện sự chuyển hóa rõ rệt quan điểm của Đảng về bảo vệ môi trường, từ việc quy định chung ban đầu về bảo vệ môi trường qua các lần sửa đổi, thay thé, Nhà nước đã thé chế các quan điểm của Đảng về chủ động kiêm soát ô nhiễm môi trường; tăng cường vai trò của Nhà nước, cộng đông
81 trong bảo vệ môi trường: bé sung nguyên tắc bảo đảm phát triển bền vững, nguyên tắc bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Hiến pháp năm 1992, sửa đổi, b6 sung năm 2001 chỉ ghi nhận chung về bảo vệ môi trường tại Điều 29, Hiến pháp 2013 đã thể hiện sự chuyên biến mạnh mẽ khi lần đầu tiên ghi nhận quyền được sống trong môi trường trong lành (Điều 43); thực hiện phát triển bền vững (Điều 50); bảo vệ môi trường: quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bao tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu (Điều 63).
Tuy nhiên, luật pháp về bảo vệ môi trường còn có những bất cập Đặc biệt, Luật Bảo vệ môi trường 2020 có nhiều điều khó áp dụng trong thực tiễn.
Các loại sự cố môi trường chưa có đầy đủ các quy định chung xử lý Đáng chú ý là các sự cố môi trường nghiêm trong có xu hướng ngày cảng tăng, song công tác ứng phó lại khá lúng túng và không hiệu quả Việc thống kê và đánh giá hậu quả các sự cố môi trường gần như vẫn bỏ ngỏ Bên cạnh đó, việc quản lý nguồn thải hiện nay rất lỏng lẻo dẫn đến việc không thé xác định được nguyên nhân hoặc mất rất nhiều thời gian để xác định nguyên nhân sự cố.
Nguyên nhân gây suy thoái môi trường ở nước ta thời gian qua, trước hết là do quy mô nền kinh tế và dân số ngày càng tăng, mức độ công nghiệp hóa và đô thị hóa ngày càng cao; khai thác tài nguyên thiên nhiên 6 ạt và thiếu kiểm soát; phát sinh nhiều nguồn gây ô nhiễm, chất thải ngày càng tăng về thành phan và khối lượng Trong khi đó, cơ sở hạ tầng thu gom va xử lý chất thải còn thiếu và không được đầu tư đồng bộ, dẫn đến các áp lực lên môi trường ngày càng cao, tác động xấu đến chất lượng môi trường, nhất là suy thoái các hệ sinh thái và đa dạng sinh học.
Cùng với đó, hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường còn chồng chéo và bất cập; các công cụ quản lý môi trường chưa phát huy được hiệu lực, hiệu quả; cách tiếp cận và công cụ quản lý mới chưa được thể chế hóa kịp thời và không theo kịp với những diễn biến nhanh của các vấn đề về môi trường và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.
Mô hình tổ chức cơ quan quản lý về môi trường từ trung ương đến địa phương còn bat cập và yếu kém về năng lực, chưa đáp ứng kịp yêu cầu quản lý đối với một số lĩnh vực lớn, phức tạp, nhạy cảm đang gia tăng. Đây mạnh cải cách hành chính, đầu tháng 9/2022, 5 tong cục của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã giảm 4 tổng cục trong đó có Tổng cục Môi trường, chỉ còn lại Tông cục Khí tượng Thủy văn Nguồn tài chính đầu tư cho bảo vệ môi trường từ ngân sách nhà nước và vốn doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu; thiếu cơ chế đột phá dé huy động nguồn tài chính cho công tác này.
Nhận thức và đạo đức môi trường, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp, cộng đồng tại nhiều nơi còn thấp, dẫn đến thiếu ý thức tự giác trong công tác bảo vệ môi trường ở các địa phương Đề khắc phục những hậu quả trên cần một thời gian dài, liên tục, ngay từ bây giờ và tốn kém nhiều công sức và tiền của Do đó, bảo vệ môi trường nên bắt đầu bằng việc tuyên truyền dé nâng cao ý thức tự giác của nhân dân là một vấn đề cốt lõi.
TIỂU KET CHUONG 3 Từ năm 1986 đến nay, Đảng ta có nhiều chủ trương về bảo vệ môi
điêu kiện biên đôi khí hậu.
93 Đề nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền về bảo vệ môi trường, các tòa soạn cần thực hiện các giải pháp đồng bộ liên quan đến công tác lãnh đạo, quản lý báo chí cũng như chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân các cơ quan báo chí. Đối với Báo Pháp luật Việt Nam, để tuyên truyền hiệu quả về môi trường, bảo vệ môi trường, quản trị tốt nội dung các tuyến bai về sự cô môi trường cần có các giải pháp về hiện đại hóa tòa soạn và hoạt động báo chí trong thời đại 4.0, thường xuyên đào tạo nguồn nhân lực là chủ thể quản trị và đối tượng quản trị.
KET LUẬN Sự cô môi trường không xảy ra thường xuyên nhưng dé lại nhiều hệ lụy khi gây ra ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng Thực trạng môi trường ô nhiễm do nhiều nguyên nhân: Do hoạt động sản xuất vật chất và sinh hoạt của con người, từ các hoạt động kinh tế công nghiệp, từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhưng chủ yếu van là do ý thức con người, do nhận thức không đúng dan va đầy đủ về môi trường và trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Viết về sự cô môi trường thực chất là truyền thông về một lĩnh vực môi trường, với chủ đề bảo vệ môi trường, là chủ đề lớn và nóng của đời sống xã hội nói chung và đời sống báo chí nói riêng, cùng sự quan tâm dõi theo thường nhật của cộng đồng xã hội Hầu hết các sự cố môi trường xảy ra do chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh đồ thải trộm hoặc do công trình xử lý, lưu trữ chat thải gặp sự cố, cháy nổ, rò ri hóa chat, tràn dau dẫn đến lượng lớn chat thải chưa qua xử lý xả thải ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường.
Vì diễn ra một cách bat ngờ và vô cùng phức tạp nên sự cố môi trường rat dé gây ra sự lung túng và lo lắng, hoảng loạn đối với người dân, các cơ sở kinh doanh, sản xuất Nếu không quản trị tốt nội dung tuyến bài về sự cố môi trường, sẽ dẫn tới việc đưa tin làm người dân hoang mang.
Trên cơ sở hệ thống hóa các van dé lý luận có liên quan đến dé tài, luận văn đã tiến hành khảo sát 5 sự cố môi trường do con người gây ra xảy ra tại
Việt Nam từ tháng 4/2016 đến tháng 5/2022; đánh giá ưu điểm, nhược điểm, chỉ ra nguyên nhân thành công và hạn chế trong quản trị nội dung các tuyến bài về sự cố môi trường trên báo Pháp luật Việt Nam thời gian qua.
Những thông tin phản ánh về các sự cố môi trường do con người gây ra, thực chât là các hành vi vi phạm pháp luật vê bảo vệ môi trường trên các
95 phương tiện thông tin đại chúng trong đó có báo Pháp luật Việt Nam đã tạo nên sức ép của dư luận đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, làm cho người dân có thông tin, kiến thức và phần nào nắm được một số nội dung pháp luật về bảo vệ môi trường Bên cạnh đó, báo Pháp luật Việt Nam còn có những hạn chế khi chưa có chuyên trang, chuyên mục về môi trường dù lượng tin bài về môi trường khá nhiều trong một năm (260 bài) Cho dù môi trường và bảo vệ môi trường có vai trò quan trọng, là trụ cột của phát triển bền vững nhưng hiện nay, các cơ quan báo chí với sức ép kinh tế báo chí, chưa mặn mà và ít quan tâm đến lĩnh vực truyền thông này.
Tại báo Pháp luật Việt Nam, việc quản trị nội dung tuyến bài về sự cố môi trường không được chú trọng nếu sự cố môi trường đó không nghiêm trọng Từ đó, luận văn đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong quản trị nội dung các tuyến bài về sự cố môi trường thời gian tới.
Qua những phân tích về thực trạng quản trị nội dung các tuyến bài về sự cô môi trường trên báo Pháp luật Việt và những giải pháp đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả quản trị nội dung các tuyến bài về sự cô môi trường trong luận văn, kết quả nghiên cứu này có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng liên quan đến quản trị nội dung các tuyến bài về sự có môi trường trên báo chí thời gian tới.
Bảo vệ môi trường không chỉ là vấn đề riêng của một quốc gia mà còn là vẫn đề cấp bách của toàn nhân loại Bảo vệ môi trường đã, đang và sẽ là van dé sống còn đối với mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng dân cư; là việc phải làm thường xuyên, liên tục và là trách nhiệm của mọi công dân.
Trong công tác bảo vệ môi trường, cơ quan truyền thông, báo chí giữ vai trò quan trọng, là mắt xích không thể thiếu trong công tác tuyên truyền các chính sách về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức trách nhiệm của môi công dân.
Do đó, thực hiện chủ trương, đường lối của Dang tại Dai hội XIII, pháp luật của Nhà nước, cùng với các cơ quan báo chí trong toàn quốc, thời gian tới, báo Pháp luật Việt Nam cần đây mạng các hoạt động truyền thông về bảo vệ môi trường, bằng cách xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về môi trường, tăng thời lượng, chất lượng tin bài về môi trường, bảo vệ môi trường trên các ấn phẩm của báo.
Cùng với đó, trước yêu cầu về hiện đại hóa nền báo chí trong thời kỳ 4.0, xây dựng tòa soạn hội tụ, Báo Pháp luật Việt Nam cần thực hiện đúng định hướng Nghị quyết số 41/NQ-TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ day mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trong đó, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật và các thông tin về môi trường cho cộng đồng; đồng thời lên án nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tăng cường giáo dục đạo đức môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân.