1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Ứng dụng đa phương tiện trong sản xuất sản phẩm longform trên Báo Quân đội Nhân dân Điện tử

156 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng dụng đa phương tiện trong sản xuất sản phẩm longform trên Báo Quân đội Nhân dân Điện tử
Tác giả Nguyễn Trung Thành
Người hướng dẫn PGS.TS Hà Huy Phượng
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Báo chí học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 156
Dung lượng 36,39 MB

Cấu trúc

  • 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1. Những công trình liên quan đến truyền thông đa phương tiện và (12)
    • 2.2. Những công trình liên quan đến thể loại longform và các thể loại (13)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu (16)
  • 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 1. Ý nghĩa lý luận (18)
    • 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu được luận văn công bố là cơ sở dé những cán bộ (18)
  • 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đâu, Kết luận, Tài liệu tham khảo va Phụ luc, nội dung (19)
  • Chương 2: Khao sát thực trạng ứng dụng đa phương tiện trong tô chức sản xuất sản phẩm longform trên Báo QĐND Điện tử (19)
  • Chương 3: Một số van đề đặt ra và giải pháp ứng dụng đa phương tiện trong sản xuất sản phẩm longform trên Báo QDND Điện tử (19)
  • MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE UNG DUNG ĐA PHƯƠNG TIEN TRONG SAN XUAT SAN PHAM LONGFORM TREN BAO DIEN TU (20)
    • 1.1. Một số khái niệm liên quan (20)
      • 1.1.4 Ung dụng da phương tiện trong sản xuất sản phẩm longform (25)
    • 1.2. Cơ sở lý thuyết liên quan đến ứng dụng đa phương tiện trong sản xuất sản phẩm longform trên báo điện tử (26)
      • 1.2.1. Chu trình truyền thông PGS.TS Nguyễn Văn Dững và PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng trong (26)
      • 1.2.2. Lý thuyết truyền thông hình ảnh Truyền thông hình ảnh (Visual Communication) là truyền tải nội dung (28)
      • 1.2.3. Các lý thuyết khác (28)
    • 1.3. Ứng dụng đa phương tiện trên báo điện tử 1. Các yếu tổ của tính da phương tiện trên báo điện tử (29)
    • 1.4. Vai trò, đặc điểm, quy trình sản xuất sản phẩm longform trên (34)
      • 1.4.3. Quy trình sản xuất sản phẩm longform trên bao điện tw Quy trình san xuất sản phẩm longform trên báo điện tử gần giống với (38)
      • 1.5.2. Về đội ngũ nhân lực thực hiện Hiệu quả công việc tổ chức, sản xuất sản phâm longform ứng dụng đa (44)
      • 1.5.3. Về nội dung Với khối lượng thông tin chuyên sâu về một van dé, việc tổ chức thông (45)
  • KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG ĐA PHƯƠNG TIỆN TRONG TO CHỨC SAN XUẤT SAN PHAM LONGFORM TREN BAO QDND (50)
  • DIEN TU 2.1. Giới thiệu về Báo QDND Điện tử và chuyên mục Longform (50)
    • Anh 2.1 Giao diện chuyên mục Longform của Báo QĐND Điện tử (52)
      • 2.2.2. Về nội dung sản phẩm longform (59)
    • Bang 2.4 So sánh lượt view cua tin bài thông thường và lượt view san phẩm (65)
      • 2.2.3. Về hình thức sản phẩm longform Về dung lượng (68)
    • Bang 2.5 Số lượng các yếu tổ da phương tiện được sử dụng trong sản phẩm (73)
    • Ảnh 2.4 Video được sử dụng trong tác phẩm “Mở đường thắng lợi” (75)
      • 2.3.1. Một số thành tựu a. Quy trình sản xuất thong nhất, linh hoạt (75)
    • Anh 2.5 Tit xen và yếu tố đa phương tiện trong Thương người như thé (84)
  • MOT SO VAN DE DAT RA VÀ GIẢI PHÁP UNG DỤNG DA PHUONG TIEN TRONG SAN XUAT SAN PHAM LONGFORM (90)
  • TREN BAO QDND DIEN TU (90)
    • 3.1. Một số van đề đặt ra 1. Vé xu hướng ứng dụng da phương tiện trên báo chí hiện nay (90)
      • 3.1.3. Triển vọng ứng dụng đa phương tiện trong sản xuất sản phẩm (93)
    • 3.2. Giải pháp ứng dụng đa phương tiện trong sản xuất sản phẩm (95)
      • 3.2.2. Về công tác lãnh đạo, quan lý Đề sản phẩm longform ứng dụng đa phương tiện có sức lan tỏa rộng rãi (97)
      • 3.2.3. Giải pháp về tổ chức sản xuất a. Nâng cấp cơ sở hạ tang, công nghệ thông tin (99)
      • 3.2.4. Giải pháp nâng cao chất lượng nội dung và hình thức sản phẩm longform ứng dung đa phương tiện của Báo QDND Điện tử (103)
    • 3.3. Một số khuyến nghị 1. Đối với Bộ Quốc phòng (115)
      • 3.3.2. Đối với cơ quan Báo Quân đội nhân dân Để nâng cao chất lượng cho chuyên trang Đa phương tiện/ Longform nói (118)
      • 3.3.3. Đối với các cơ sở đào tạo Muốn có những nhà báo đa phương tiện thì bắt buộc nhà báo đó phải (120)
  • TÀI LIEU THAM KHAO (125)
    • 2. Hoàng Đình Cúc (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại, NXB Lý (125)
    • 3. Vũ Thế Cường (2015), Hình ảnh cho báo mạng điện tử, dé tài khoa hoc cấp cơ sở Học viện Báo chí và Tuyên truyền (125)
    • 4. Nguyễn Thị Kim Dung (2009), Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thé hiện tác phẩm báo chí, luận văn Ths Báo chí học, Đại học (125)
    • 6. Nguyễn Đức Dũng (2013), Sự vận động, phát triển của báo chí Việt Nam trong xu thế truyền thông đa phương tiện, đề tài khoa học cấp cơ sở Học (125)
    • 17. Nguyễn Thi Trường Giang (2017), Báo chí và truyền thông đa phương tiện, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội (126)
    • 33. Nguyễn Thi Quynh Nga (2020), E-magazine - Xu hướng phát triển của (127)
    • 42. Dương Xuân Son (2014), “Các loại hình báo chí truyền thông”, NXB (128)
    • 43. Tạ Ngọc Tan (2020), Bao chi, Truyén thông hiện đại: thực tiễn, vấn đề, (128)
    • 46. Chu Thị Kiều Trang (2018), Quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm (128)
    • 61. Paul Bradshaw (2021), Cam nang báo chi trực tuyén, NXB Trẻ (130)
  • PHU LUC 1. BIEN BAN PHONG VAN SÂU (131)
    • 3. Đồng chí có thể cho biết một số thách thức đặt ra đối với quá trình sản xuất sản phẩm longform của Báo QDND Điện tử hiện nay? (131)
    • 2. Đồng chí có đề xuất nào nâng cao chất lượng sản phẩm longform (134)
    • 2. Đồng chí có đề xuất gì dé nâng cao chất lượng sản pham longform (139)
    • 2. Thay/cé có thé cho biết một số cơ hội và thách thức với sự phát triển của sản phẩm longform trên báo điện tử? (141)
    • 3. Với tư cách là những người đang trực tiếp giảng dạy, xin thầy/cô cho biết ý kiến của mình về thể loại báo chí này? Có cần thiết phải phát triển hay (143)
  • PHU LUC 2. KET QUÁ KHAO SAT, THONG KE Các phương pháp thu thập thông tin được sử dung trong sản phẩm (154)

Nội dung

Một số công trình là sách tham khảo, chuyên khảo dành cho sinhviên, học viên ngành báo chí, xuất bản hoặc phục vụ cho cán bộ quản lýnhà nước ngành báo chí, truyền thông về truyền thông đ

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1 Những công trình liên quan đến truyền thông đa phương tiện và

Những công trình liên quan đến thể loại longform và các thể loại

Tác giả Hà Huy Phượng (2014), Các loại hình báo chí hiện đại - lý luận và thực tiễn, đề tài khoa học cấp cơ sở Học viện Báo chí và Tuyên truyền Đề tài nghiên cứu sâu rộng về các loại hình báo chí hiện đại, đặc biệt đã tông kết thực tiễn hoạt động báo chí ở thế giới và Việt Nam dé đưa ra những bàn luận về sự tôn tại, phát triển của các loại hình báo chí hiện đại trong sự cạnh tranh với các loại hình truyền thông mới.

Tác giả Nguyễn Thị Trường Giang (2017), Báo chí và truyền thông đa phương tiện, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Cuốn sách đã đưa ra những lý thuyết căn bản và thực tiễn phát triển của báo chí, truyền thông đa phương tiện Vấn đề tác phẩm báo chí đa phương tiện và longform được tác giả trình bày chỉ tiết với khái niệm, đặc điểm cơ bản, dẫn chứng cụ thê.

Tac giả Jennifer George Palilonis (2006), A Practical guide to Graphics reporting - Information graphics for print, web, broadcast, NXB Linacre Tác gia đã dé trình bay hệ thống các van đề về thiết kế đồ hoa và sử dung hình ảnh cho thông tin báo chí qua các nền tang báo in, báo điện tử và phát thanh.

Tác giả Tu Duy Linh (2015), Feature and narrative storytelling for multimedia journalists, Burlington, MA Focal Press.Cuén sách trình bày hệ thống lý luận và kiến thức nghiệp vụ về sản xuất tác phẩm bao chi da phương tiện Các kiến thức về sản xuất tác phẩm longform, trình bày vấn đề, kết hợp với các yêu tô khác như video, ảnh tĩnh cũng được tác giả đề cập chỉ tiết.

2.3 Những công trình liên quan đến báo điện tử Tác giả Nguyễn Thị Trường Giang (2016),Giáo trình lý thuyết và kỹ năng báo mạng điện tử, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, cuốn sách đã giới thiệu lịch sử ra đời, phát triển của báo mạng điện tử, đặc trưng cơ bản, mô hình tổ chức bộ máy tòa soạn, quy trình sản xuất sản phẩm, viết bài và trình bày nội dung báo mạng điện tử.

Nhiều tác giả (2011), Một số nội dung cơ bản về nghiệp vụ báo chí, xuất bản, NXB Thông tin và Truyền thông Trong đó, tác giả nhân mạnh đến khả năng tích hợp đa phương tiện trên báo điện tử Báo điện tử có thể kết hợp ba loại hình phương tiện truyền thông đại chúng là báo viết, báo hình, phát thanh Hội tụ công nghệ đang là xu hướng phát triển tất yếu và ngày càng mạnh mẽ Đây cũng là điều độc đáo nhất của báo điện tử so với các loại hình báo chí khác.

Tác giả Dương Xuân Sơn (2014), Các loại hình báo chí truyền thông,NXB Thông tin và Truyền thông Cuốn sách trình bày khá chỉ tiết về những đặc điểm, ưu điểm, hạn chế, xu hướng phát triển, quy trình sản xuất báo điện tử, internet, trong đó nội dung nói về yêu cầu đối với người làm báo mạng điện tử, xu thế phát triển của báo điện tử Trong đó những nội dung về báo mạng điện tử được tác giả trình bày chi tiết, khoa học như những yêu cầu với người làm báo mạng điện tử, vấn đề đánh giá chất lượng báo điện tử Luận văn cũng sẽ kế thừa, phát triển nội dung trên.

Nhìn chung,các công trình này chủ yếu đề cập tới các van dé lý luận chung về báo điện tử, truyền thông đa phương tiện, tác phẩm longform Đây là những công trình cung cấp nhiều giá trị tham khảo cho tác giả dé thực hiện luận văn trong quá trình xây dựng cơ sở lý luận ở Chương 1.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, chưa có bất cứ đề tài nào nghiên cứu về riêng về ứng dụng đa phương tiện trong sản xuất sản phẩm longform ở một cơ quan báo chí cụ thể cũng những vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động này trên báo điện tử.Vì vậy, đây là công trình đầu tiên nghiên cứu vấn đề này. Đây là một đề tài mới, do vậy, vừa có yếu tố thuận lợi song cũng rất khó khăn trong việc tìm kiếm, sưu tầm tài liệu.

Do đó, luận văn “Ứng dụng đa phương tiện trong sản xuất sản phẩm longform trên Báo QĐND Điện tử" là một đề tài mới, không trùng với các đề tài nghiên cứu trước đó, rất cần thiết trong việc nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn, phục vụ cho việc phát triển loại hình báo chí này ở báo chí ViệtNam nói chung và Báo QĐND Điện tử nói riêng Với kinh nghiệm thực tiễn của mình, tác giả chọn đối tượng nghiên cứu cụ thể là các sản phẩm longform trên Báo QĐND Điện tử để nghiên cứu Tác giả sẽ đề cập vấn đề ở các góc độ mới hơn, chuyên sâu hơn xung quanh van dé ứng dụng các yếu tố đa phương tiện trong sản xuất sản pham longform, đặc điểm, vai trò của các yêu tô đa phương tiện với sản phẩm longform, đặc thù của thể loại longform so với các thể loại báo chí khác.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn hướng tới khảo sát, đánh giá về thực trạng hoạt động ứng dụng đa phương tiện trong t6 chức sản xuất sản phẩm longform trên Báo QDND Điện tử hiện nay, nhằm đưa ra giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả của ứng dụng đa phương tiện trong tổ chức sản xuất sản phẩm longform.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Đề thực hiện được mục đích đã trình bày, luận văn thực hiện những nhiệm vụ:

- Nghiên cứu các tài liệu liên quan, hệ thống lý luận về ứng dụng đa phương tiện trong tô chức sản xuất sản phẩm longform trên báo mạng điện tử.

- Khảo sát, nghiên cứu về thực trạng hoạt động ứng dụng đa phương tiện trong tổ chức sản xuất sản phẩm longform trên Báo QDND Điện tử; quy trình tổ chức sản xuất; các yếu tố đa phương tiện được sử dụng: nội dung, hình thức các sản phẩm longform.

- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của ứng dụng đa phương tiện trong tô chức sản xuất sản phẩm longform trên Báo QĐND Điện tử, cũng như ở các báo điện tử hiện nay.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 1 Ý nghĩa lý luận

Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu được luận văn công bố là cơ sở dé những cán bộ

quản lý, công tác tại các báo điện tử nói chung và Báo QDND Điện tử nói riêng nhìn nhận và đánh giá đúng hoạt động ứng dụng đa phương tiện trong tổ chức sản xuất sản phâm longform của cơ quan mình, từ đó có giải pháp nâng cao hiệu quả t6 chức sản xuất sản phâm longform và các sản phẩm báo chí đa phương tiện trong thời gian sắp tới.

- Góp phần xây dựng, hoàn thiện quy trình tổ chức sản xuất sản phâm longform và công tác tô chức sản xuất của tòa soạn báo điện tử nói chung, tòa soạn Báo QDND Điện tử nói riêng.

- Đưa ra những ưu điểm và hạn chế về vấn đề ứng dụng đa phương tiện trong tô chức sản xuất sản phẩm longform của Báo QĐND Điện tử hiện nay để trang báo ngày càng phát triển, hoàn thiện.

- Đóng góp những kiến nghị, đề xuất giúp tòa soạn Báo QĐND Điện tử hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm longform và tác phẩm đa phương tiện và công tác tổ chức, quản lý, phân bồ chính sách, nhân lực cho công việc ứng dụng đa phương tiện trong tổ chức sản xuất sản phẩm longform Luận văn cũng là tư liệu tham khảo cho nghiên cứu sinh, sinh viên chuyên ngành báo chí, truyền thông và cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên của Báo

Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đâu, Kết luận, Tài liệu tham khảo va Phụ luc, nội dung

Chương 1: Một sé vẫn đề lý luận về ứng dụng đa phương tiện trong sản xuất sản phẩm longform trên báo điện tử.

Một số van đề đặt ra và giải pháp ứng dụng đa phương tiện trong sản xuất sản phẩm longform trên Báo QDND Điện tử

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE UNG DUNG ĐA PHƯƠNG TIEN TRONG SAN XUAT SAN PHAM LONGFORM TREN BAO DIEN TU

Một số khái niệm liên quan

1.1.1 Đa phương tiện Đa phương tiện (multimedia) được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau Trong báo chí, đa phương tiện được các tác giả tiếp cận với nhiều góc độ khác nhau.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững: “Multimedia chính là khả năng kết hợp các tài liệu văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, hình động va tài liệu in an có thé được sử dụng ở nhiều mức độ khác nhau nhằm “thay đổi” sự chú ý và truyền đạt một cách hiệu quả thông điệp của bạn” [11, tr 180]

“Multimedia cho phép kết hợp các loại hình truyền thông trong việc truyền tải thông điệp, nhằm gây sự chú ý, hấp dẫn, thu hút công chúng Thông điệp, sản phẩm media có khả năng tác động vào nhiều giác quan con người, không chỉ tăng độ hấp dẫn, mà quan trọng là tăng tính khách quan, chân thực, tin cậy, khả năng thuyết phục của thông tin [1 1, tr 180]

Theo TS Đỗ Trung Tuấn: “Truyền thông đa phương tiện (Multimedia) là khái niệm chỉ sự kết hợp giữa văn ban (text), số liệu (data), hình ảnh (image), âm thanh (sound), thiết kế đồ họa (drawing design) và hệ thống các kỹ thuật khác nhau trên một môi trường thông tin kỹ thuật số là internet để làm cho nội dung truyền thông trở nên đa diện, thuyết phục và tăng tính tương tác đối với người tiếp nhận Truyền thông đa phương tiện là sự tích hợp (integration) nhiều chất liệu, ngôn ngữ và phương thức truyền thông vào một phương tiện truyền thông” [51, tr.24]

Trong cuốn “Multimedia Journalism — A practical guide”, tác giả Andy Bull cho răng: Báo chí đa phương tiện là sự phát triển của báo điện tử khi các

14 tác phâm báo chí trên báo điện tử được tích hợp đa phương tiện nhiều hơn”

Qua cách tiếp cận của các nghiên cứu đi trước, kế thừa và phát triển, tác giả xin đưa ra định nghĩa về đa phương tiện: Da phương tiện là sự kết hợp của nhiều loại phương tiện (ngôn ngữ văn tự và phi văn tự) như: văn bản, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, âm thanh, video, audio, đồ họa thiết kế và các chương trình tương tác khác trên cùng một sản phẩm truyền thông được đăng tải trên nền tảng internet.

Trong bài nghiên cứu “The multimodality of digital long-form journalism”, tac giả Toumo Hiipala có viết: “Báo chí longform số là thé loại mà các yếu tô như: ngôn ngữ viết, hình ảnh, video ngắn, biểu đồ, đồ họa kết hợp với nhau dựa trên các phương thức chuyền tiếp tinh tế, tạo thành một câu chuyện liền mạch hap dẫn” [64, tr 420]

Trong công trình nghiên cứu “The digital animation of literary journalism”, tác giả Susan Jacobson giải thích rằng: “Báo chí longform được xem như là tên gọi khác của báo chí văn học Longform được mô tả là một bài viết chuyên sâu, có ít nhất 2000 chữ về một vấn dé cụ thé Bài viết này thu hút độc giả bằng cách kết hợp nhuan nhuyễn các yếu tô đa phương tiện gồm: văn bản: hình anh, biéu đồ, video, đồ họa trên cùng một giao diện web Bên cạnh đó, thể loại này còn sử dụng các phương pháp văn học dé giữ chân độc giả ở lại lâu hơn” [63, tr 528]

Trong cuốn “Một số xu hướng mới của báo chí truyền thông hiện đại”, tác giả Phan Văn Kién định nghĩa: “Longform là khái niệm xuất phát từ báo in các nước phương Tây, dành cho những tác phẩm dai hơi và không đơn thuần là tường thuật tin tức Các kiểu sản phẩm longform được thực hiện dựa trên những nguyên tắc về thông tin và công sức trong quá trình thực hiện,

15 đồng thời người viết phải nghiên cứu chuyên sâu về các chủ đề, đề tài trong một thời gian dài [28, tr.57]

Mega story cũng là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong thời gian gần đây: “Mega story là siêu tác pham báo chí hay thé loại báo chí hiện đại trong thời đại công nghệ kỹ thuật số, viết ở dạng bài và được thể hiện theo phong cách văn bản phi truyền thống, có thể bao gồm âm thanh, video, hình ảnh, dữ liệu và nhiều phương tiện truyền thông có liên quan khác, tạo cho công chúng một môi trường thực tại ảo sống động để trải nghiệm và tương tác với tác phẩm báo chí”.[22]

“Mega Story (bài viết với quy mô lớn, hay siêu tác phẩm báo chí) là tên gọi chỉ một dạng tác phẩm báo chí chuyên sâu trên nền tang đa phương tiện.

Cùng với Mega Story, các thuật ngữ Long-form hay E-Magazine cũng được dùng dé gọi tên dạng tác phẩm báo chí chuyên sâu trên báo mạng điện tử và gan như có cùng một cách hiểu Theo đó, chúng là những tác phẩm báo chí có dung lượng dài, hàm lượng nội dung lớn, được thiết kế theo phương thức hoàn toàn mới - kiểu bài báo đa phương tiện (multimedia), có thể bao gồm cả chữ viết, ảnh, video, ảnh động, file âm thanh, thông tin đồ họa (infographic), các yếu tố đồ họa tương tac (interactive), timeline trong đó, các tính năng này tương hỗ lẫn nhau” [25, tr 77]

Có nhiều nét tương đồng với longform, e-magazine cũng là khái niệm được quan tâm trong các thể loại báo chí hiện đại trong những năm gần đây.

“E-magazines là kiêu bai báo đa phương tiện (multimedia) có thé bao gồm cả chữ viết, ảnh, video, ảnh động, file âm thanh, các yếu tố đồ họa được thiết kế theo phương thức hoàn toàn mới” [32]

“Điểm đặc biệt của thê loại báo chí này là phan text (chính văn) có thé dai vài ngàn từ, với thông tin mang tính tổng hop, pha trộn giữa bút pháp tường thuật, bình luận và phân tích chuyên sâu nhưng lại được trình bày theo

16 phong cách tạp chí được thiết kế cầu kì và sang trọng với hình ảnh, ngôn ngữ được trình bày phá cách, tạo ấn tượng mạnh.” [33 |

Có thể thấy, các khái niệm của các tác giả đều đề cập đến hai khía cạnh của thé loại longform, mega story và e-magazine gồm: yếu tố đa phương tiện và quá trình lao động báo chí của tác giả.

E-magazine hay Mega Story, Long-form đều là một dạng thức của

“Long-form storytelling” đang được các tờ báo điện tử địa phương ứng dụng rất mạnh mẽ vài năm trở lại đây Đây là loại hình báo chí bao gồm những phóng sự đặc biệt, những bài viết chuyên sâu được trình bày theo phong cách mới lạ và hấp dẫn, tích hợp cả thông tin chữ viết, ảnh, đồ họa và video.

Cơ sở lý thuyết liên quan đến ứng dụng đa phương tiện trong sản xuất sản phẩm longform trên báo điện tử

1.2.1 Chu trình truyền thông PGS.TS Nguyễn Văn Dững và PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng trong

“Truyền thông — Lý thuyết và kỹ năng cơ bản” đã chỉ ra mô hình chi tiết về chu trình truyền thông [8, tr.278]

Nghiên cứu Chu trình ban đầu 5 bước truyền thông công chúng/ Thiết kế 01 khâu nhóm đổi tượng : Thông điệp

Nghiên cứu Động viên ` Che teh phan hồi | thông tin chuẩn bị tài liệu

Sơ đồ 1.1 Chu trình truyền thông - Nghiên cứu công chúng — nhóm đối tượng là khâu dau tiên cơ bản, quan trọng nhât và cũng là khâu cuôi cùng Khâu đâu tiên là “nghiên cứu ban

20 đầu”, khâu cuối cùng là “nghiên cứu phản hồi” Trong đó có 3 bình diện cần nghiên cứu là: nghiên cứu nhân khẩu học xã hội gồm các chỉ số như tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, dân tộc, địa bàn sinh sống ; Nghiên cứu thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi của công chúng gồm tâm lý, nhu cau, thị hiéu ;

Nghiên cứu thói quen, sở thích của công chúng khi tiếp nhận sản pham truyền thông.

- Thiết kế thông điệp, thông điệp cần có sự khác biệt, hấp dẫn, có sức thuyết phục Với ấn phẩm báo in, thông điệp chú ý tính chặt chẽ, logic, gợi cảm thông qua ngôn từ, mau sắc nhăm khơi gợi tình cảm, hướng đến nhận thức lý tính của công chúng

- Lựa chọn kênh truyền thông và chuẩn bị tài liệu Lựa chọn kênh truyền thông là tìm con đường và cách thức truyền tải thông điệp cho công chúng một cách day đủ, tron vẹn, hiệu quả nhất Sau khi thông điệp đã qua thử nghiệm, được hoàn thiện sẽ được tô chức sản xuất đại trà, chuân bị cho chiến dịch truyền tải đến công chúng Cần có kế hoạch sản xuất chi tiết dé đảm bảo chất lượng và số lượng phát hành tài liệu, nâng cao hiệu quả tác động của chiến dịch truyền thông.

- Thực hiện chiến dịch truyền thông Đây là công đoạn tiễn hành chiến dịch truyền tải thông điệp cho công chúng Sau khi xác định mô hình chiến dịch truyền thông phù hợp, tính chất vấn đề và điều kiện thực hiện, việc truyền tải thông điệp cho công chúng — nhóm đối tượng được tiến hành.

- Nghiên cứu phản hồi Nghiên cứu phản hồi được tiến hành sau khi chiến dịch truyền thông đã can thiệp và công chúng — nhóm đối tượng nhằm đánh giá năng lực, hiệu quả tác động của chiến dịch truyền thông đã đạt các mục tiêu cụ thé được đề ra trước đó chưa Nghiên cứu phản hồi còn giúp nhà truyền thông rút kinh nghiệm và chuẩn bị những căn cứ dé xây dựng chương trình, kế hoạch đề thực hiện chiến dịch tiếp theo.

1.2.2 Lý thuyết truyền thông hình ảnh Truyền thông hình ảnh (Visual Communication) là truyền tải nội dung thông tin về sự kiện, vẫn đề, nhân vật thông qua sự tác động về thị giác.

Truyền thông hình ảnh bao gồm: biển báo, bản vẽ, ảnh chụp, video

Khác với ngôn từ, hình ảnh khó truyền tải thông điệp trọn vẹn, mạch lạc Do đó hình ảnh được sử dụng trên báo chí phải đi kèm chú thích, nội dung bài viết nhằm truyền tải thông tin trọn vẹn, chính xác Ngôn ngữ đi kèm hình ảnh chỉ là thông tin bố sung, làm rõ như tên nhân vật, thời gian, địa điểm, các thông tin mà ảnh báo chí chưa diễn tả hết, đây không phải yếu tố quyết định đến chất lượng tác phẩm. Đề truyền thông hình ảnh đạt hiệu quả cần tận dụng được tối đa các đặc trưng của yếu tố hình ảnh trong quá trình tác động thị giác đến người đọc.

Nguyên lý này quyết định đến việc sử dụng ảnh báo chí, sắp xếp, trình bày và xây dựng nội dung chú thích ảnh ra sao để việc tổ chức ảnh báo chí trên nhật báo đạt hiệu quả cao nhất.

- Lý thuyết thâm nhập xã hội, phân tích (xét đoán) xã hội liên quan đến việc xác định đối tượng công chúng mà ấn phẩm báo chí hướng đến, từ đó các khâu lựa chọn nội dung thông điệp, tìm địa điểm, thời gian nham thể hiện tác phẩm về nội dung và hình thức được phù hợp và hiệu quả hơn.

- Lý thuyết đóng khung Sử dụng lý thuyết này trong việc tô chức sản xuất sản phẩm longform Việc đóng khung chính là quá trình “quyết định xem cái gi được chọn, cái gi bi loại bỏ, và cái gì được nhấn mạnh trong sản phẩm longform ứng dụng đa phương tiện.

- Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự Dựa vào giá trị quan và mục đích tôn chỉ dé lựa chọn thông tin tuyên truyền, đồng thời căn cứ vào môi trường thực tê đê “lựa chọn” vân đê hoặc nội dung quan trọng đê cung câp

22 cho công chúng Lý thuyết này tạo cơ sở cho việc thiết kế thông điệp mà người sản xuất sản phẩm báo chí đa phương tiện muốn chuyên tải, cũng như việc lựa chọn kênh chuyền tải, thời gian, tần suất chuyền tải thông điệp dé tăng hiệu quả tác động đến công chúng mục tiêu.

Bên cạnh đó, cần nhắn mạnh vào các khía cạnh như:

Thứ nhất, cần phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội của báo chí truyền thông, hạn chế lợi ích nhóm và lạm dụng quyền lực, đảm bảo đồng thuận xã hội và phát triển bền vững.

Thứ hai, cần hoàn thiện quy định phát ngôn báo chí dé chủ động thông tin, tránh rơi vào bị động, khủng hoảng truyền thông đối với hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật, đặc biệt khi dự báo các vấn đề bức xúc mà báo chí phải sớm chủ động vào cuộc.

Ứng dụng đa phương tiện trên báo điện tử 1 Các yếu tổ của tính da phương tiện trên báo điện tử

Tin chữ là sản phẩm thông tin văn bản điện tử (dạng text only) được xuất bản phục vụ hệ thống thông tin đại chúng Các thông tin được tiếp cận qua kênh đọc của độc giả, hiện nay đây là kênh thông tin cơ bản nhất với truyền thông đa phương tiện.

Mặc dù những thành phần khác trong tính đa phương tiện có sự hấp dẫn hay ưu điểm vượt trội song văn bản vẫn là phần không thé thiếu của báo điện tử Nó chiếm một diện tích lớn trong tông thé dung lượng bài.

Văn bản có khả năng truyền tải đầy đủ trọn vẹn thông tin Nó được kết hợp với hình ảnh dé tăng tinh hap dẫn, chân thực của thông tin Ngoài ra nó còn dùng dé chú thích, bổ trợ, cung cấp, làm rõ nội dung thông tin cho các hình ảnh, video, đồ họa

Kiểu chữ, kích cỡ, màu sắc đóng vai trò làm nên tính hap dẫn của văn bản Kiểu chữ được dùng trên một tờ báo điện tử thường đồng nhất, thông dụng, có san Cỡ chữ trong văn bản được sử dụng đa dang nhăm gây ấn tượng với bạn đọc, nhăm phân biệt các thành phan nội dung trong tác pham như tít, sapo, chính văn. b Hình ảnh tĩnh (still image)

Hình ảnh tĩnh đóng vai trò quan trọng trong tác phẩm báo điện tử Với độc giả việc tiếp cận thông tin qua anh sẽ nhanh chóng, dé dàng, hap dẫn hơn chữ viết Ảnh tĩnh trên báo điện tử có thê đứng độc lập hoặc kết hợp với văn bản Nó làm tăng tính chân thực của thông tin, giúp người đọc thư giãn mắt với những bài có nội dung dài Việc bé trí những bức ảnh xen kẽ hợp lý giữa các đoạn văn sẽ làm người đọc không cảm thấy nhàm chán, đơn điệu. c Hình ảnh động (animation, video)

Hình ảnh động trên báo điện tử thường được thé hiện qua hai hình thức là trình diễn anh (slideshow) và hình hoạt hoa (animation) Các hình anh sẽ tự động hiển thị nối tiếp nhau trên màn hình giao diện nhằm diễn đạt nội dung thông tin Tùy theo thiết kế của tờ báo điện tử mà các slide ảnh có tốc độ chuyền ảnh, giao diện khác nhau Đi kèm mỗi hình anh trong hình thức này thường có thêm chú thích dé làm rõ nội dung, dé tạo sự liên kết trong các bức ảnh.

Trong slideshow có audio slideshow (trình chiếu ảnh kết hợp âm thanh) Đây là hình thức sử dụng âm thanh lồng vào slideshow, tích hợp yếu tố hình ảnh, âm thanh, text, trong đó hình ảnh, âm thanh là yếu tố chính của audio slideshow Audio slideshow đem lại thông tin chân thực, sống động cho công chúng, tạo cảm xúc thông qua các bức ảnh, tiếng động, âm nhạc, lời bình Mỗi bức ảnh được dừng lại một khoảng thời gian, tạo điều kiện để công chúng theo dõi khoảnh khắc đó lâu hơn, kĩ hơn, sâu hơn từ đó tác động tốt đến cảm xúc, nhận thức của công chúng.

Báo điện tử còn có khả năng tích hợp hình hoạt họa (animation) Đây là những hình ảnh động được tạo ra từ sự kết hợp nhiều ảnh tĩnh, gần VỚI nguyên lý làm phim hoạt hình Ảnh động dạng animation là những hình ảnh được tạo nên từ các ảnh riêng lẻ, hoàn chỉnh, chuyên động liền mạch như một đoạn phim. d Đồ họa (graphic) Đồ họa là những hình ảnh được vẽ, trình bày bằng các phần mềm đồ họa ứng dung dé mô tả, minh họa cho thông tin Sự kết hợp giữa hình khối va màu sắc trong đồ họa tạo ra hình ảnh, không gian có chiều sâu Theo PGS.TS Hà Huy Phượng trong cuốn “Sự độc đáo của thông tin đồ họa trong Báo chí — Những điểm nhìn từ thực tiễn” thì: “Nhờ ngôn ngữ tạo hình riêng biệt, thông tin đồ họa còn có khả năng diễn đạt chỉ tiết, sắp xếp hài hòa có ý đồ về nội dung và hình thức Thông tin đồ họa giúp người tiếp cận thông tin nhanh, dễ hiểu, dễ nhớ, an tượng.” [38, tr.224]

Việc sử dụng đồ họa sẽ cho độc giả thấy được sự biến thiên của số liệu, dé dang hình dung được van dé mà tác giả đề cập Đồ họa có nhiều dạng thức: bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ, hộp dữ liệu, hình ảnh 3D Tùy theo từng loại tin bài mà người ta sẽ áp dụng những kiêu thông tin đồ họa phù hợp. e Âm thanh (audio)

25 Âm thanh được sử dụng trên báo điện tử gồm các hình thức: tiếng động, âm nhạc, lời đọc, các chương trình phát thanh dành riêng cho web, chương trình phát thanh phát lại từ đài phát thanh.

Phần audio ở trang báo điện tử chỉ là một trong số các “phương tiện” bên cạnh phần chữ (text), hình ảnh để truyền tải thông tin đến người đọc.

Bạn đọc không chỉ nghe đơn thuần mà có thé vừa doc tin, xem hình và các thông tin và nghe audio về nội dung tin bài. f Video

Video trén bao dién tu dem lai hinh anh sống động, chân thực bởi đó là phương tiện tốt nhất dé miêu tả hình ảnh động Nó giúp công chúng theo dõi diễn biến sự kiện với hình ảnh, màu sắc chân thực Do đó thông tin truyền tải có sự hấp dẫn, thuyết phục cao Video sử dụng trên báo điện tử gồm các hình thức: video minh họa cho bài viết, video dành riêng cho web, các chương trình phát lại từ đài truyền hình và tin video. g Chương trình tương tac

Các chương trình tương tác được tích hợp trên sản phâm báo chí một cách trực tiếp và tức thì chỉ xuất hiện trên báo điện tử Với báo điện tử, bạn đọc có thể giao lưu, tương tác với tòa soạn một cách dễ dàng, nhanh chóng.

Các chương trình tương tác trên báo điện tử là một phương tiện truyền tải được tích hợp vào sản phẩm báo điện tử Với những chương trình này, độc giả của báo điện tử có thé tham gia khảo sát, trả lời câu hỏi, tham gia trò chơi, góp phần cung cấp nội dung cho tin bài Bên cạnh đó còn có các chương trình giao lưu, phỏng vấn, tọa đàm, hội thảo trực tuyến của bạn đọc tới các khách mời về các vấn đề được bạn đọc quan tâm được tòa soạn tô chức trực tiếp Đây cũng là ưu điểm vượt trội của báo điện tử so với các loại hình báo chí truyền thông khác.

1.3.2 Vai trò cua ứng dụng đa phương tiện trên báo điện tứ a Tang tính khách quan, chan thực của thông tin

Việc đảm bảo thông tin được truyền tải khách quan, chân thực nhất là yếu tố quan trọng với báo điện tử Báo điện tử có thé thực hiện được tiêu chí này dé dàng nhờ ứng dụng đa phương tiện Thông tin mà mỗi tác phẩm truyền tải thông qua các yếu tố: hình ảnh, âm thanh, video cho phép độc giả tiếp cận nguồn tin trực tiếp, trực tiếp theo dõi trao đổi giữa các nhân vật. b Góp phan thông tin trở nên cô đọng, dễ hiểu, dễ tiếp cận hơn Việc sử dụng hình ảnh, đồ họa giúp cho quá trình tiếp nhận thông tin của độc giả ngắn hơn, tiết kiệm thời gian hon Tác pham báo chi đa phương tiện có thé giúp độc giả nhanh chóng hình dung ra sự kiện khi b6 trợ yếu tố âm thanh, đồ hoa dé minh họa cho số liệu, dữ liệu Hình ảnh và video có khả năng miêu tả, tường thuật chính xác, nhanh chóng sự kiện Một sự kiện có sự phối hợp của nhiều dạng thức phương tiện đề truyền tải thông tin sẽ tăng hiệu quả tiếp nhận với công chúng. c Góp phan làm thông tin trở nên sinh động, hấp dẫn hơn Việc sử dụng đồ họa, video trong tác phâm đem lại cho công chúng phương thức tiếp cận thông tin hoàn toàn mới, đó là “xem” Thông tin được thé hiện bằng những video, hình ảnh sinh động nối tiếp nhau, hay những âm thanh được ghi âm trực tiếp từ đời thường Cách truyền tải thông tin này giúp tác phẩm thêm sinh động, hấp dẫn, chân thực Nhờ sự hấp dẫn, sinh động do các yếu tố đa phương tiện đem lại, đặc biệt là infographic, video mà tác phẩm báo điện tử đã đem lại thông tin trực quan, thu hút độc giả. d Góp phan tăng khả năng tương tác Tính tương tác là đặc trưng của báo điện tử Tương tác có vai trò rất quan trọng trong hoạt động truyền thông nói chung và trong hoạt động báo chí nói riêng Khả năng tương tác là đặc điêm nôi trội của công nghệ mới, góp

27 phần tăng khả năng thông tin đa chiều trong truyền thông Người đọc có thể chủ động tìm kiếm và chủ động lựa chọn thông tin chứ không đơn thuần tiếp nhận thông tin một chiều từ tờ báo Ngoài ra họ còn tham gia vào quá trình cung cấp thông tin.

Vai trò, đặc điểm, quy trình sản xuất sản phẩm longform trên

1.4.1 Vai trò sản phẩm longform trên báo điện tử a Với công chúng

Longform lựa chọn và khai thác những van đề, sự kiện được công chúng quan tâm, có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng, xã hội trong một khoảng

28 thời gian nhất định Thường đề cập đến các chủ đề lớn, trên diện rộng nên thông tin trên longform mang tính khái quát, đa chiều Từ nhiều góc độ, phương tiện tiếp cận thông tin trên nền tảng đa phương tiện, longform cung cấp cho công chúng thông tin phong phú, có lớp lang bài bản, rõ ràng, cụ thể

Thế mạnh của longform là việc hệ thống hóa, trình bày chỉ tiết, đa chiều thông tin về vấn đề mà công chúng quan tâm Tầm bao quát phạm vi của chủ đề mỗi tác phẩm longform thé hiện đủ rộng, mức độ tham khảo đủ sâu giúp người đọc ở nhiều độ tuổi, hoàn cảnh khác nhau có thê tiếp cận chủ đề tác phẩm đề cập một cách nhanh chóng.

Bên cạnh đó, longform giúp người đọc thấy được rõ, toàn diện và hệ thống sự kiện — chủ dé thông tin Trên thé giới, nhiều báo điện tử đã nâng cao năng lực cạnh tranh của mình từ các sản phẩm longform của báo (TTXVN,

Lượng thông tin sâu trên nền tảng kỹ thuật đa phương tiện chính là thé mạnh lớn nhất của longform Trong sự phát triển của báo chí hiện đại với sự lan truyền nhanh chóng của thông tin thì độ “tĩnh” và chiều sâu của thông tin luôn có chỗ đứng trong lòng độc giả. b Với tòa soạn báo chí

Các sản phẩm longform thường được tổ chức công phu, không chỉ mang tính khái quát cao, mà còn chuyên sâu, chỉ tiết, đa dạng và toàn cảnh về một chủ dé cụ thé Nó có thé giúp người đọc thấy được rõ và khá toàn diện về hệ thống sự kiện — chủ đề thông tin như được nghe, được thấy, được kế một câu chuyện: từ khái quát, hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, những vấn đề liên quan, các cách nhìn nhận, phân tích, lời nhận xét, bình luận Thực tế mỗi tác phẩm longform vừa là sản pham báo chí vừa là một tác phẩm nghệ thuật ké chuyện, đồng thời là nguồn tư liệu có giá trị lưu trữ và tham khảo cao Bên

29 cạnh đó “thời gian sống” của một sản phẩm longform luôn cao hơn các tin bài trên báo điện tử khác.

Longform mang đặc trưng của xu hướng báo chí dữ liệu, bên cạnh cung cấp tin tức còn cung cấp góc nhìn, phong cách diễn giải cho công chúng lựa chọn qua dẫn chứng, số liệu Những dữ liệu mà longform đem lại được thé hiện trên các nền tảng kỹ thuật số như âm thanh, hình ảnh, video, đồ họa, chữ viết tạo nên hệ thống thông tin lớn trong một bài báo.

Những sản phẩm longform vô cùng bắt mắt trên màn hình máy tính, thiết bị di động sẽ thu hút người đọc, khiến công chúng dày công nghiền ngẫm, theo dõi Việc trình bày thông tin trong longform không theo phong cách của một văn bản truyền thống nào trên báo điện tử trước đây Việc ứng dụng các yếu tố đa phương tiện giúp longform nhắn mạnh chủ dé trong câu chuyện được đề cập.

Longform là dòng sản phẩm bắt kịp được xu hướng của báo chí hiện nay, đặc biệt là trên báo điện tử, đó là nội dung chuyên sâu (slow Journalism).

Longform đã trình bày một bài viết có nội dung chuyên sâu với thiết kế hấp dẫn, bắt mắt tạo cho công chúng một môi trường thực tại ảo sông động dé trải nghiệm, tương tác với tác phâm báo chí.

Mỗi sản pham longform là một cau chuyện được ké theo các cách khác nhau Ở mỗi tác pham, cách bố cục thông tin và thé hiện trên các yếu tố đa phương tiện không theo khuôn mẫu nào Mỗi tác phẩm được trình bày, thiết kế khác nhau, tạo cảm hứng mới cho người đọc xoay quanh chủ đề câu chuyện được đề cập.

1.4.2 Đặc điểm sản phẩm longform trên báo điện tử a Về nội dung

Nhìn chung, sản pham longform có hình thức giống với tác phẩm báo điện tử truyên thông, được sản xuât và đăng tải trên các trang báo điện tử

Tuy nhiên điểm khác biệt đầu tiên giữa sản phẩm longform với các tác phẩm báo điện tử truyền thống năm ở dung lượng tác phẩm Thông thường một sản phâm longform sẽ có dung lượng khoảng từ 2000 chữ trở lên.

Với khối lượng nội dung đồ sộ, sản phẩm longform thường được chia thành những phan nhỏ như chương, mục, phan, giúp người đọc dé theo dõi và tiếp nhận Tuy nhiên các chương, mục trong sản phẩm longform không phải là những câu chuyện rời rac ma cùng làm nồi bật chủ đề chính, sắp xếp, trình bày và sáng tạo theo mạch tuyến tính, có thể theo trình tự thời gian câu chuyện về một nhân vật hoặc theo mạch ké thong nhất từ khi bat đầu đến khi kết thúc Với cách sắp xếp này, người đọc cần theo dõi lần lượt các phần để năm toàn bộ diễn biến của câu chuyện Yếu tố này cũng tạo “quãng nghỉ mắt” cho độc giả khi theo dõi nội dung bài. Đối tượng phản ánh của sản phẩm longform không phải là những tin tức nhanh, có tính cập nhật mà là những van đề phúc tap, sự kiện lớn nhiều số liệu, câu chuyện và nhân vật Những nội dung có tính chiến lược, đặc biệt này thường được phản ánh ở nhiều lĩnh vực như: chính trị, văn hóa, y té, giáo dục b Về hình thức - Tiêu đề

Tuy theo độ dài của nội dung, sản phẩm longform được chia nhỏ theo hai cách gồm: đặt tiêu đề nhỏ là tít phụ hoặc chia thành các chương Trong đó tiêu đề nhỏ là phương pháp sáng tạo đối với những tác phẩm có dung lượng vừa phải và chia thông tin thành các chương đối với tác phâm có dung lượng lớn.

Cách trình bày tiêu đề, hay chương mục cũng linh hoạt tùy theo thâm mỹ của từng tờ báo gồm: đặt ngang bên trái tác phẩm, đặt phía trên tác phẩm.

- Yếu tố đa phương tiện

Với sản phẩm longform, yếu tố đa phương tiện được sử dụng rất đa dạng và phong phú Tùy vào dụng ý sử dụng của nhóm tác giả cũng như định hướng phát triển của tòa soạn, mỗi tờ báo sẽ lựa chọn những yếu tố khác nhau trong việc thể hiện dang sản pham longform.

DIEN TU 2.1 Giới thiệu về Báo QDND Điện tử và chuyên mục Longform

Giao diện chuyên mục Longform của Báo QĐND Điện tử

Đa phương tiện / Longform Đa phương tiện

‘ i CO GIAO NHUNG Toco 096 md Tas Ek i uc Pv, TẠI ADMM HEP VÀ ADMIM+ LAN THU 9 hết lòng vi sự nghiệp “trồng người” AN Mo ÔVŨNG BÁC TRUNG BỘ VA DUTEN HÀ TRUNG Bộ

Hoạt động của Đại tướng Phan Văn Giang tại 'Vượt qua nghịch cảnh, cô giáo Nhung hết lòng vì sự _ Nỏ lực phấn đấu, tạo sự chuyển biến có tính đột ADMM Hep và ADMM+ lần thứ 9 nghiệp “trồng người" phá trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

2.2 Thực trạng hoạt động ứng dụng đa phương tiện sản xuất sản phẩm longform trên Báo QDND Điện tử

2.2.1 Về quy trình sản xuất sản phẩm longform

Hiện nay, phòng Biên tập Báo QDND Điện tử có biên chế 48 cán bộ, phóng viên, biên tập viên, họa sĩ trình bay (trong đó có 01 trưởng phòng, 02 phó trưởng phòng, 06 trưởng ban va 01 phó trưởng ban) Chi bộ Phòng Biên tập Báo QĐND Điện tử hiện có 48 đảng viên (46 đảng viên chính thức; 02 đảng viên dự bị) Phòng Biên tập Báo QDND Điện tử là phòng có số lượng cán bộ, phóng viên và đảng viên đông nhất tòa soạn.

Theo quy chế và chức năng, nhiệm vụ của các ban, bộ phận trong Báo QDND Điện tử thì ban tiếng Việt nói chung và bộ phận phụ trách chuyên mục Longform nói riêng có một số nhiệm vụ chính sau:

Một là, biên tập viên của Ban tiếng Việt có nhiệm vụ thường xuyên cập nhật thông tin thời sự trong nước và quốc tế, phát hiện vấn đề, đề xuất sản xuất sản phâm longform với Trưởng ban tiếng Việt Thực hiện nhanh chóng, đầy đủ và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Hai là, thực hiện đúng quy định về quyền hạn và trách nhiệm trong quy trình sản xuất tin bài của báo.

Quy trình sản xuát sản phâm longform

BI: Chỉ huy phòng triển khai kế hoạch sản xuất sản phâm longform

B2: Các nhóm tiễn hành viết nội dung chính

B3: Tác phâm được chỉ huy phòng biên tập, chỉnh sửa và thông qua B4: Triển khai viét/quay/chup bồ sung

BS: Họa sĩ trình bay B6: Đăng tai

So đồ 2.1 Quy trình sản xuất sản phẩm longform của Báo QĐND Điện tử

Báo QĐND Điện tử hiện nay đã xây dựng được một quy trình sản xuất sản pham longform khoa học và sở hữu một nguồn nhân lực khá đông đảo và có năng lực Với đặc thù là cơ quan ngôn luận của Bộ Quốc phòng, Quân ủy Trung ương nên những tin bài của QDND Điện tử được xét duyệt gắt gao, chặt chẽ hơn.

Khi phóng viên, biên tập viên có dé tài hay ý tưởng cho sản phẩm longform đa phương tiện đều phải đề xuất cho lãnh đạo phòng (ban) và phải nhận được sự đồng ý của thủ trưởng mới có thể tiến hành sản xuất Bởi sản phẩm longform ứng dụng đa phương tiện cần đầu tư nhiều thời gian, công sức, cần sự phối hợp nhiều hơn các thé loại khác nên Báo QDND Điện tử rất chú trọng đến vấn đề phê duyệt đề tài trước khi thực hiện.

Nội dung các sản phẩm longform của QĐND Điện tử cũng có nội dung chuyên sâu, có nhiều phần, thông tin cần được kiểm duyệt, biên tập nên sau khi tiễn hành viết nội dung, tòa soạn sẽ triển khai biên tập, chỉnh sửa và thông qua Các yếu tố đa phương tiện như ảnh, video, infographic, phan thiết kế cho longform được tòa soạn hoàn thiện bố sung sau khi nội dung chính của tác phẩm được hoàn chỉnh.

Hệ thống CMS để đăng tải tác phẩm của tòa soạn cũng trải qua nhiều công đoạn để đăng tải, hoàn thiện tin bài Với đặc thù sản phẩm longform luôn đi kèm các phương thức khác như video, infographic, audio nên quá trình đăng tải cũng mất nhiều thời gian, công sức, đòi hỏi kĩ thuật, công nghệ hoàn thiện Nên bước 6 Đăng tải được tòa soạn chú trọng trong quy trình sản xuất longform và trở thành một bước riêng biệt.

“Chúng tôi nắm bắt ý tưởng từ các tòa soạn hàng dau thé giới sau đó về cho các bạn kĩ thuật dé các bạn học hỏi, sáng tạo Sản xuất sản phẩm longform da phương tiện thường có dựng sẵn trong hệ thống CMS Tuy nhiên

48 với những bài cầu kì thì sẽ có đội ngũ viết code riêng Một sản phẩm longform can sự tham gia của nhiễu người đảm nhận các khâu khác nhaw`.

Với Báo QĐND Điện tử, việc xác định dé tài và hình thành ý tưởng đều dựa theo mức độ ảnh hưởng của thông tin và sự quan tâm của độc giả Báo

QĐND Điện tử hướng tới dé tài gần gũi, được bạn đọc quan tâm trên các lĩnh vực: chính trị, an ninh — quốc phòng, đời sống xã hội, thế giới

Bộ phận biên tap ở Báo QDND Điện tử hiện chưa có ban biên tập đa phương tiện phụ trách biên tập các tác phâm báo chí đa phương tiện Điều này thé hiện những hạn chế, đó là sự thiếu liên kết thông tin, tin bài ứng dụng đa phương tiện giữa các phòng ban với nhau Việc tích hợp video, infographic vào các sản phâm longform còn chưa nhiều Qua phân tích cụ thé cho thấy quá trình sáng tạo một sản phẩm longform ứng dụng đa phương tiện khá phức tạp, đòi hỏi nhiều khâu, nguồn lực và khả năng của người thực hiện Bên cạnh đó cũng cho thấy một số hạn chế trong quy trình sản xuất cũng như năng lực của đội ngũ sản xuất longform và các tác pham báo chí đa phương tiện tại

Phòng Biên tập Báo QDND Điện tử.

Khai thác, xử lý thông tin

Thu thập, khai thác và xử lý thông tin cho sản phẩm longform trên Báo QĐND Điện tử Day là một bước không thé bỏ qua bởi sản phẩm longform da phương tiện là dạng bài chuyên sâu, cần có thông tin đầy đủ, bao quát, chính xác Trong khâu nay, Báo QDND Điện tử sử dụng ba phương pháp cơ bản:

Một là, đọc và nghiên cứu các văn bản, tài liệu, tư liệu và trên internet

Hai là, sử dụng phương pháp phỏng vấn thông qua hệ thống câu hỏi để khai thác và kiểm chứng thông tin.

Ba là, người thực hiện trực tiếp quan sát, cảm nhận và phân tích.

So sánh lượt view cua tin bài thông thường và lượt view san phẩm

longform của Báo QĐND Điện tử

Lượt view cho thấy sự “hụt hơi” của sản phẩm longform so với các tin bài trên Báo QĐND Điện tử Các sản pham longform do có dung lượng dai, đi kèm với các yếu tố đa phương tiện nên thường “kén” người đọc hơn, tuy nhiên công chúng tiếp nhận những tin bài này là những công chúng có nhu cầu tìm kiếm thông tin và “đọc sâu”.

Tuy nhiên lượt view tin bai và lượt truy cập trang của báo QDND Điện tử cũng tăng dan trong thời gian khảo sát Điều đó cho thay chất lượng và độ hot của các sản phẩm longform đang tăng dan. vẻ ngôn ngữ Một sản phẩm longform chất lượng là giữa ngôn ngữ văn tự và ngôn ngữ phi văn tự có sự liên kết với nhau, không chồng lan và được bố cục, sắp xếp chặt chẽ, hợp lý Đồng thời sản phẩm longform cũng phải có sự phân bổ thông tin hợp lý giữa các yêu tố phi văn tự đề phát huy hiệu quả truyền thông của mỗi loại hình.

- Với ngôn ngữ văn tự

Theo khảo sát của tác giả, nhìn chung các sản phẩm longform trên Báo QĐND Điện tử đều có ngôn từ dễ hiểu Ngôn từ sử dụng trong bài là từ ngữ toàn dân, không lạm dụng tiếng nước ngoài, không lạm dụng thuật ngữ, phù hợp với phần lớn trình độ nhận thức, văn hóa của công chúng Điều này giúp công chúng dễ dàng tiếp cận nội dung bài viết Một số bài viết mang tính lý luận, chiên đâu cao, có lý lẽ, lập luận sac bén.

Báo QDND Điện tử cũng đã vận dung sáng tạo ca dao tục ngữ, cách diễn đạt giàu hình ảnh, lựa chọn từ ngữ đắt vào cách đặt tít, diễn đạt, lựa chọn các điền tích, điển có dân gian, các sự kiện, nhân vật lịch sử nhằm tao sự gần gũi, chân thật như các tác phẩm: “Bài 5: Thương người như thể thương thân”; “Bài 2: Làm mát lại vùng đất “nóng””, “Chiến sĩ pháo binh “vượt năng, thang mưa”; “Thiếu tướng Võ Bam, người “khai sơn phá thạch” đường Trường Sơn”; “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh: Đại bàng bay cao nhìn xa”; “Bài 4: Khúc tráng ca tiểu đoàn “bụng đói nhưng trí anh hùng”; “Loạt ký sự giải phóng Trường Sa: Bài 3 - Những “Yết Kiéu” xuất quỷ nhập than”;

“Lê Thiết Hung: Vi tướng mang biệt danh “Cây go mun”

- Về ngôn ngữ phi văn tự Với hình ảnh, với các sản phẩm longform trên QDND Điện tử, nhìn chung hình ảnh luôn là yếu tố được đầu tư, chăm chút kĩ lưỡng Việc sử dụng ảnh chất lượng, độ phân giải tốt góp phần làm nên tính trực quan, sinh động của tác phâm Tuy nhiên đây cũng là khó khăn cho các báo điện tử đi sâu vào các chủ đề khu vực và quốc tế, vốn không chủ động được nguồn ảnh, phải lay nguồn từ internet hoặc tốn kinh phí dé mua từ các báo, hãng thông tan nước ngoài Qua khảo sát việc sử dụng ảnh trên longform qua khảo sát, ảnh được thể hiện dưới 3 hình thức.

+ Ảnh toàn màn hình (tỷ lệ 16:9) thường dùng ở đầu trang chứa tiêu đề và dé giới thiệu cho tác phẩm hoặc dùng ở những vi trí đặc biệt trong bài viết dé phân đoạn, tạo sự hứng thú cho độc gia.

+ Ảnh được sắp xếp cạnh chữ viết cùng với các hình thức thê hiên khác như video, infographic để thể hiện góc nhìn đa chiều của thông tin, giúp công chúng có nhiều lựa chọn dé nắm bắt thông tin.

+ Ảnh được sắp xếp theo chuỗi album ảnh dưới dạng trình chiếu hoặc tập album ảnh trải đều màn hình với mỗi ảnh có kích thước đồng déu Việc

60 xếp ảnh này phù hợp cho miêu tả hoạt động của nhân vật, diễn biến câu chuyện hay các hình ảnh đẹp, câu chuyện phía sau hậu trường.

Tuy nhiên, sản phẩm longform vẫn đang bị hạn chế trong việc sử dụng hiệu ứng âm thanh, vốn là yếu tố làm nên tính sống động cho tác phẩm Trong số 109 sản phẩm khảo sát, chỉ có 2 sản phẩm sử dụng yếu tố âm thanh đề tạo hiệu ứng (đặt ở phần giới thiệu dé độc giả tìm hiểu phan sau tác phẩm).

Yếu tố đồ họa thông tin (infographic) đã được sử dụng nhiều trong các sản phẩm longform của QĐND Điện tử Da phần infographic được sử dụng thường được sử dụng là một yếu t6 nằm trong tổng thé của một sản pham longform, với nhiệm vụ bé sung, làm phong phú, da dạng thông tin cho tác phẩm Yếu tô đồ họa thông tin đã tăng hiệu quả truyền tải thông tin các đề tài về kinh tế, quân sự, địa lý, thông tin lịch sử,

Bản đồ thường được sử dụng với các tin bài về chiến dịch, sự kiện lịch sự, quốc phòng, thống kê, so sánh số liệu trên các địa bàn Các bản đồ hầu hết là bản đồ đơn giản sử dụng ứng dụng Google map, các bản đồ phức tạp hơn sé được bộ phận của chuyên mục Da phương tiện đảm nhận.

LONGFORM | Hanh trình đưa người lạc lối trở về

Tính đến tháng 12-2020 Địa bàn có đối tượng

Hơn 1000 đói tượng trong diện quản lý phải quản lý giảm còn

Anh 2.2 Ban đồ được sử dung trong sản phẩm longform trên QĐND Điện tử

Nhìn chung, các sản phẩm longform trên Báo QDND Điện tử đều có sự phân bồ thông tin giữa các loại hình trong tác phâm Có thé rút ra một số đặc điểm sau:

- Đối với chữ: Thông tin thường tập trung vào việc thể hiện nguyên nhân hoàn cảnh, lịch sử, tổng quan vấn đề (với bài về sự kiện), tập trung làm rõ cuộc đời, tiểu sử, tính cách nhân vật (với tin về nhân vật).

- Đối với ảnh: Thông tin tập trung vào các khoảnh khắc của sự kiện hoặc nhân vật, một số sản phẩm longform đi vào những khoảnh khắc phía sau câu chuyện, chuyện hậu trường cho thấy những góc nhìn mới thú vị Đối với ảnh động thì đó là những thông tin chuyển động thé hiện diễn biến về thời gian hình thành, diễn biến sự kiện, về thành tích nhân vật dé tăng tính tương tác cho bài viết.

- Đối với video: Tập trung vào các phỏng vấn, các voxpop, những khoảnh khắc đáng nhớ (với bài về sự kiện), hoặc dấu ấn, câu chuyện hay, thành tựu (với bài về nhân vật).

- Đối với bảng biểu, thông tin đồ họa: tập trung vào hướng dẫn, quy trình, số liệu để minh chứng cho các thông tin.

2.2.3 Về hình thức sản phẩm longform Về dung lượng

Thống kê tỷ lệ dung lượng các sản phẩm longform trên Báo QDND Điện tử

Biểu dé 2.3 Thống kê tỷ lệ dung lượng các sản phẩm longform trên Báo

Có thé thấy, sản pham longform trên Báo QĐND Điện tử chủ yếu có dung lượng 2.300-dudi 3000 chữ với số lượng 40% (49 sản phẩm) tiếp theo là các sản phẩm longform có dung lượng từ 3.000-dưới 3.800 chữ với 35% (38 sản phẩm), sản phẩm longform với dung lượng lớn trên 3.800 chữ thì chiếm số lượng ít ỏi với 25% sản phẩm) Nhìn chung các sản phẩm longform có độ dài, dung lượng lớn với nội dung chuyên sâu.

Số lượng các yếu tổ da phương tiện được sử dụng trong sản phẩm

longform của Báo QĐND Điện tử

Vẻ nguôn video được sử dụng Với yếu tố video, Báo QDND Điện tử chủ yếu sử dụng từ các tòa soạn khác và được ghi nguồn rõ ràng, video do tòa soạn tự sản xuất chiếm số lượng it Video được Báo QĐND Điện tử trích dẫn từ các nguồn uy tín: VTV, Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam, Truyền hình Nhân Dân, Thông Tan xã Việt Nam Video dạng vòng lặp không được sử dụng, điều này chứng tỏ

67 rằng Báo QDND vẫn đang chú trọng vào việc thực hiện kiểu video truyền thống.

E Báo QDND sản xuất MTTXVN #Báo Nhân Dân #VTV_ # Các cơ quan, đơn vị khác

Biểu dé 2.5 Nguồn video được sử dung trong sản phẩm longform cua Bao QÐND Điện tir

Trong đó, video do Báo QĐÐĐND Điện tử tự san xuất chiếm tỷ lệ cao nhất là 40% với 12 video, TTXVN là nguồn video được Báo QĐND Điện tử trích dẫn nhiều nhất với 23%, 7 video Các cơ quan, đơn vị khác như các cơ quan, tổ chức Nhà nước, các trang web của các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp thuộc khối quân đội là nguồn trích dẫn video chiếm 16%, với 5 video Báo Nhân Dân là nguồn tham khảo video với 4 video, chiếm 13%.

VTV là đơn vị được trích dẫn video với số lượng thấp nhất với 2 video, chiếm 8% Điều này cho thay Báo QDND Điện tử đã chú trọng sản xuất video cho các sản pham longform nói riêng và các tin bài ứng dụng đa phương tiện nói chung. Đề tài được chon dé tòa soạn sản xuất video đều là những vấn đề được dư luận quan tâm, có tính chất phản ánh sự việc, tính xã hội và định hướng

68 cao Các vân đê được khai thác đa dang Nhiêu video dé cập dén các vân đê

“nóng” của xã hội mang tính điêu tra, phản ánh, nhiêu đê tài mang tính phát hiện.

Như dé minh chứng cho quyết tam của toàn dội, trước khi chia tay chúng tôi,HLV Hoàng Nghĩa Dũng thông tin: “Mọi tình huống trong bài thi đã được đội tính đến Đội dat ra nhiêu giả thiết, long ghép vào bài tap để từ đó VĐV có thể xử lý tình huống trong bài thi nhanh nhất”.

Video được sử dụng trong tác phẩm “Mở đường thắng lợi”

2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động ứng dụng đa phương tiện sản xuất sản phẩm longform trên Báo QDND Điện tử

2.3.1 Một số thành tựu a Quy trình sản xuất thong nhất, linh hoạt

Công tác quản lý, tổ chức sản xuất sản phẩm longform ứng dụng đa phương tiện theo một quy trình chặt chẽ, thống nhất từ ban biên tập đến các phóng viên Ban biên tập, các trưởng, phó phòng/ban, biên tập viên, phóng viên và kỹ thuật viên, nhân viên thiết kế có sự gắn kết chặt chẽ trong công việc, công tác chỉ đạo xuyên suốt từ trên xuống dưới, các phóng viên chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo của các trưởng phòng/ban và ban biên tập trong tô

69 chức sản xuất sản phẩm longform Vì thế công việc sản xuất sản phẩm longform ứng dung đa phương tiện luôn đảm bảo đúng tiến độ, đáp ứng yêu cầu đặt ra của báo, đảm bảo tính thời sự, chính xác và nhu cầu thông tin của công chúng.

Sản pham longform ứng dụng đa phương tiện của Báo QDND Điện tử đều được lựa chọn từ những sự kiện, van đề dé thực hiện vừa đáp ứng được tính thời sự, vừa mang lại nhiều cảm xúc cho công chúng, được công chúng đón nhận tích cực, phản hồi, tương tác nhiều, tỷ lệ bạn đọc truy cập trang báo nhiều hơn Trong năm 2020, tỷ lệ bạn đọc ở lại trang tăng khoảng từ 7-

8%/thang, tỷ lệ thoát trang giảm.

“Ban Biên tập cua Báo QĐND luôn có tu tưởng đổi mới, chịu dau tu, áp dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới, tiễn bộ vào hoạt động sản xuất tin bài da phương tiện và sản phẩm longform ứng dụng da phương tiện, đã tạo ra những sản phẩm truyén thông mới mẻ, đa dạng, phong phú, với những thông tin hữu ích, có chiéu sâu” (trích phỏng vấn sâu 4)

Hạ tầng công nghệ của tòa soạn cũng được chú trọng đầu tư và thường xuyên nâng cấp bắt kịp xu hướng phát triển, công nghệ mạng được đảm bảo, tính bảo mật ngày càng nâng cao, báo điện tử hoạt động thông suốt, đã đưa công tác tô chức sản xuất sản pham longform ứng dụng đa phương tiện đạt kết quả cao hơn, quảng bá sâu rộng hơn đến công chúng. b Đội ngũ nhân lực có trình độ, nhanh nhạy với thời cuộc, có tu duy làm báo hiện đại

“Các phóng viên ở Báo OPND được đào tao bài bản về chuyên ngành báo chí, làm việc chuyên nghiệp, có tinh thân trách nhiệm với công việc.

Trong quá trình tổ chức sản xuất sản phẩm longform ứng dung da phương tiện, các phóng viên luôn nhận được sự hỗ trợ, chỉ đạo kịp thời của các biên tập viên, các trưởng, phó phòng/ban và ban biên tập nên việc tô chức sản

70 xuất được thuận lợi, năng suất, tác phẩm đạt chất lượng” (trích phỏng vấn sâu 5)

Công tác biên tập có trách nhiệm, thể hiện rõ quan điểm, chính kiến trong việc lựa chọn thông tin (đóng khung thông tin) trong dòng chảy thông tin đa dang hằng ngày dé truyền tải đến công chúng Các tin bài của phóng viên được biên tập kỹ lưỡng, thẩm định nguôn tin cụ thé, rõ ràng nhưng van đảm bảo thời gian xuất bản kịp thời Hình thức thể hiện phong phú, hấp dẫn, linh hoạt, sáng tao, mới mẻ Đặc biệt yếu tô truyền thông đa phương tiện có sự thể hiện nhiều dạng tin sản phẩm longform linh hoạt: nội dung văn bản, kèm video ngắn; văn bản đi với chùm ảnh, audio, các tác phẩm longform được đầu tư kịch bản công phu, phương thức sử dụng ngôn ngữ truyền tải thông tin linh hoạt, Báo QĐND Điện tử đã tạo ra những sản phẩm longform đa phương tiện được bạn đọc đón nhận tích cực. c Sản phẩm longform được thiết kế, trình bày đẹp mắt, đáp ứng nhu câu cua từng doi tượng độc giả

Tòa soạn Bao QDND Điện tử đã nắm bắt được xu hướng đọc, xem, nghe của công chúng, đồng thời tận dụng khả năng nền tảng công nghệ số để thay déi phương thức chuyên tải thông tin thông qua sản phẩm longform, một thé loại báo chí hiện đại, tích hợp trên trang báo điện tử dé cung cấp thông tin một cách toàn diện đến công chúng, giúp công chúng như đang chứng kiến sự kiện, tự đánh giá, thầm định, đưa ra ý kiến, bình luận của mình. d Sản phẩm longform còn giúp công chúng nắm bắt vấn dé nhanh, tong hop vấn dé đây đủ, giúp công chúng khai thác dữ liệu nhanh chóng, đầy đủ và có hệ thong.

Sản pham longform cũng đã thu hút đông đảo công chúng là bạn đọc trung thành của tờ báo, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Báo QĐND Điện tử Với sản phẩm longform, Bao QDND Điện tử đã thu hút sự quan tâm của

71 bạn đọc bởi tính hấp dẫn, chân thực của sản phẩm, tạo sự hấp dẫn với công chúng, qua đó sản pham longform được quảng bá rộng rãi đến công chúng.

Sản phẩm longform đã đem đến cho tờ báo một gương mặt, diện mạo mới là một tờ báo năng động, phát triển có trình bày đồ họa đẹp mắt.

Qua việc sản xuất, xuất bản sản phẩm longform ứng dụng đa phương tiện, Báo QDND Điện tử đã thu hút đông đảo ban đọc, vi thế hoạt động kinh tế báo chí của tòa soạn cũng tăng trưởng khá Ngoài quảng cáo thông thường trên trang báo, quảng cáo còn được thực hiện ngay trong các video clip, đường link và các hoạt động kinh tế khác.

“Bao OPND Điện tử đã tận dung lợi thế riêng là tính chuyên sâu dé khai thác triệt dé từng vấn dé và gợi ý các giải pháp, đúng với xu hướng mới của báo chí thé giới là “báo chi giải pháp” và “báo chí xây dung” cùng quan điểm “đọc chậm ” dé thu nạp nhiễu kiến thức, thay vì dé bị cuốn di trong con bão tin tức môi ngày Bao OPND Điện tử đã mạnh dạn dau tư công cu sản xuất các tin bài da phương tiện — từ thông tin đô họa tương tác, video cho đến các sản phẩm longform phức tạp dé mỗi phóng viên, biên tập viên đêu có thể tự sản xuất những nội dung digital phức tạp và hấp dan, không can nhiễu sự ho trợ của nhân viên công nghệ ” (trích phỏng vấn sâu số 9) e Về nội dung và hình thức sản phẩm longform ứng dụng đa phương tiện

Ké từ khi thành lập đến nay, chuyên mục Longform thường xuyên cung cấp kịp thời khối lượng thông tin về quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước,

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng Đồng thời, Báo QDND Điện tử cũng thực hiện rất nghiêm và hiệu quả các chỉ đạo định hướng của các cơ quan chức năng như Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính

72 trị QĐND Việt Nam trong truyền thông các sự kiện, đặc biệt là sự kiện chính trị, quốc phòng.

Tit xen và yếu tố đa phương tiện trong Thương người như thé

Một hạn chế khác dễ nhận thấy khi khảo sát nội dung sản phẩm longform của Báo QĐND Điện tử là sự mat cân đối về dé tài, lĩnh vực thông

78 tin, thông tin về chính trị, quân sự - quốc phòng chiếm phần lớn, trong khi các tin văn hóa — nghệ thuật, y tế, giáo dục còn chiếm tỷ lệ nhỏ. e Về ứng dụng đa phương tiện trong sản xuất tin bài Việc ứng dụng công nghệ mới, khai thác thế mạnh của truyền thông đa phương tiện, kết hợp nhiều loại hình báo chí còn chậm đổi mới, tụt hậu so với các cơ quan truyền thông chủ lực có cùng nhiệm vụ như Báo Nhân Dân (có

Truyền hình Nhân dân), TTXVN (có Truyền hình Thông tan), Đài Tiếng nói

Việt Nam (có kênh truyền hình VOV, Báo Điện tử VOV) Báo Quân đội nhân dân đã có các chuyên trang Video - Audio nhưng quy mô chưa lớn như nhiều tờ báo khác mà chỉ có các chuyên mục Chương trình video, Chương trình audio của Báo Quân đội nhân dân Điện tử Các sản phâm báo chí trong đó kết hợp nhiều loại hình báo chí (bài viết kết hợp chùm ảnh, video clip, audio) còn ít, nhiều hạn chế, sự hấp dẫn và hiệu quả chưa cao Các ứng dụng đọc báo trên điện thoại di động, máy tính bảng còn hạn chế.

Số lượng video do tòa soạn thực hiện còn chiếm số lượng ít, video

“mượn” từ các đơn vị khác còn chiếm tỷ lệ cao Việc sử dụng nhiều video ở các tòa soạn, cơ quan khác đã làm giảm sức hấp dẫn của sản phâm longform.

2.3.3 Lý giải nguyên nhân a Về nguồn tin

Báo QĐND Điện tử có nguồn tin phong phú, chính thống, có tính độc quyền Là cơ quan trực thuộc Chính phủ, của Đảng và Nhà nước Việt Nam, do vậy, Báo QĐND Điện tử có điều kiện tiếp cận với các nguồn tin lớn, chính thống, có khả năng cung cấp thông tin sâu rộng về các vấn đề liên quan đến chủ trương, chính sách của Chính phủ, của Đảng và Nhà nước và các nguồn tin khác Bên cạnh đó, Báo QDND Điện tử có hợp tác thường xuyên với các cơ quan truyền thông, báo chí khác như TTXVN, Kênh Quốc phòng Việt Nam, Báo Nhân Dân, VTV , có sự phối hợp với các ban, bộ, ngành ở Trung

79 ương và các địa phương Cùng với đó là đội ngũ cộng tác viên đông đảo khắp các tỉnh thành, đặc biệt là đội ngũ cộng tác viên thường xuyên là những nhà nghiên cứu, cán bộ lão thành, cựu chiến binh, chuyên gia trên nhiều lĩnh vực khác nhau. b Vé nguôn nhân lực Được sự quan tâm của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và Tổng cục Chính trị, những năm qua, Báo Quân đội nhân dân Điện tử đã xây dựng được đội ngũ những người làm báo chuyên nghiệp có đủ pham chat chính trị, năng lực và trình độ chuyên môn phù hợp, đáp ứng được yêu cầu tô chức biên chế và nhiệm vụ được giao Hiện nay đội ngũ cán bộ của Báo có số lượng hợp lý, chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cả trước mắt và lâu dài, có lực lượng kế cận, kế tiếp Cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ sư, trợ lý trong cơ quan có bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, luôn an tâm, xác định tốt nhiệm vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, ý thức tô chức ky luật cao 100% cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ sư, trợ ly có trình độ đại học, 20,57% có trình độ sau đại học, có tư duy nhanh nhạy, sáng tạo trong làm báo, nhiều phóng viên tỏ rõ trình độ, tay nghề, viết được nhiều thể loại khó, được bạn đọc đánh giá cao Qua thực tế hoạt động, Báo QDND Điện tử đã thể hiện rõ tính chat phát triển, Ổn định, lành mạnh của một tập thê đó là:

Một là, sự thong nhat vé quan điểm dao đức, chính trị, xã hội, đảm bảo sự thống nhất trong cách nhìn nhận các vấn đề, hiện tượng trên cơ sở đó có sự thông nhất trong cách đánh giá, nhận xét và phản ánh.

Hai là, có sự lãnh đạo tập trung, thống nhất nhăm phối hợp điều hòa các hoạt động cùng nhau, hướng hoạt động của Ban biên tập, các phòng, ban, các thành viên vào việc thực hiện nhiệm vụ chung một cách có hiệu quả.

Ba là, có sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trên tỉnh thần trách nhiệm, xây dựng, tạo ra một bầu không khí tập thé thuận lợi đảm bảo năng suất, tiến độ công việc

Có thé nói phẩm chất đạo đức, chính trị và kỷ luật làm việc của đội ngũ nhân sự, sự đoàn kết, nỗ lực, khắc phục khó khăn của tập thé cán bộ, phóng viên, biên tập viên là một thế mạnh góp phần quan trọng trong việc bảo đảm tính định hướng thông tin, cũng như đảm bảo sự thống nhất trong mọi hoạt động của Báo QDND Điện tử.

Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn của chuyền giao thế hệ, nhiều cán bộ, phóng viên được luyện rèn, trải qua chiến đấu, giàu kinh nghiệm làm báo đã nghỉ hưu, cùng với đó là sự bô sung một số cán bộ trẻ, có trình độ học vấn và năng lực chuyên môn tốt, nhưng không được đào tạo cơ bản tại các nhà trường quân đội, chưa qua thực tế đơn vị cơ sở, kinh nghiệm trong làm báo hạn chế, nên chất lượng, hiệu quả công tác, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn chưa cao, nhất là tuyên truyền về lĩnh vực quốc phòng, an ninh. c Về hạ tang Cơ sở va trang thiét bi kỹ thuật Hiện nay, thiết bị tác nghiệp của phóng viên được trang bị cơ bản, có chất lượng tốt, s6 lượng đủ, bảo đảm hoạt động ôn định đến năm 2025.

Trong thời gian qua, công nghệ của Báo hoạt động ổn định, nhiều lãnh đạo và biên tập viên đã tích cực tham gia học tập và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác chuyên môn Bộ phận kỹ thuật của Báo

QDND Điện tử đã đảm bao vận hành máy chu và các thiết bị phát mạng, đảm bảo đường truyền thông suốt, phát mạng 24/24, đảm bảo an toàn vận hành tốt hệ thong mang nội bộ (LAN), đường truyền kết nối, các ứng dụng dịch vụ mạng, các dịch vụ khác trên mạng tại tòa soạn theo đúng thiết kế và quy chuẩn của hệ thống, bảo đảm an ninh mạng Các tin bài đúng định dạng chữ và hình ảnh, kích thước, dung lượng và thâm mỹ cũng như các yêu cầu khác về kỹ thuật và bảo mật thông tin của tất cả tin bài tuân theo quy trình xuất bản hằng ngày.

Tuy nhiên, hạ tầng công nghệ thông tin tại nhà làm việc đã cũ, thiếu, cần phải nâng cấp; nhiều thiết bị mạng, đặc biệt là các thiết bị quan trọng như tường lửa, thiết bị cân băng tải, đang hoạt động ở chế độ đơn lẻ, không bảo đảm tính sẵn sàng cao, tiềm an nguy cơ gây gián đoạn hoạt động của hệ thống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác xuất bản và hoạt động của Báo

Quân đội nhân dân (cả báo 1n và báo điện tử).

Các phần mềm điều hành xuất bản đều được đưa vào sử dụng từ lâu, trải qua nhiều lần nâng cấp đến nay bộc lộ nhiều điểm lạc hậu về công nghệ.

TREN BAO QDND DIEN TU

Một số van đề đặt ra 1 Vé xu hướng ứng dụng da phương tiện trên báo chí hiện nay

a Trên thé giới Những năm qua, báo chí thế giới có bước phát triển mạnh mẽ cả về loại hình, số lượng cơ quan báo chí; cả về nội dung, hình thức, chất lượng thông tin và tác động xã hội Các cơ quan thông tấn, báo chí đều có xu hướng tích hợp nhiều loại hình báo chí (báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử), trở thành các cơ quan truyền thông đa phương tiện với mô hình tập đoàn báo chí truyền thông.

Từ ứng dụng công nghệ số, một tác phẩm báo chí được tích hợp nhiều loại hình báo chí, vừa có hình ảnh, vừa có âm thanh, đồ họa, hình hoa , trở thành một sản pham da phương tiện hiệu quả, đặc biệt là khi phát hành trên Internet, mạng xã hội, đem đến cho người đọc thông tin đa chiều, an tượng.

Ngoài báo in và báo điện tử, các cơ quan báo chí đều tận dụng công nghệ số dé xây dựng các ứng dụng đọc báo trên máy tính bảng, điện thoại thông minh

Các tòa soạn báo không chỉ sử dụng các loại hình báo chí truyền thống mà mở rộng sang các hình thức truyền thông khác như tọa đàm, hội thảo, tổ chức sự kiện vừa giúp truyền tải thông tin, thông điệp đến người dân, vừa quảng bá và khuếch trương ảnh hưởng của tờ báo trong xã hội Đây là xu thế mới, tất yếu, đã và đang thịnh hành trên thế giới. b Ở Việt Nam Các cơ quan thông tấn, báo chí lớn như Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Nhân Dân đã tích hợp

84 đầy đủ các loại hình báo chí (báo in, báo mạng điện tử, truyền hình, phát thanh, báo ảnh) trong hoạt động nghiệp vụ, trở thành cơ quan truyền thông đa phương tiện mạnh của cả nước Lấy ví dụ như Báo Nhân Dân, ngoài kênh

Truyền hình Nhân Dân, trên Báo Nhân Dân Điện tử có bộ phận sản xuất chương trình Media - Audio Báo Hà Nội Mới (Điện tử) có Kênh TV online và Chương trình bản tin hằng ngày.

Phần lớn các cơ quan báo chí khác đều có báo điện tử, sản xuất các chương trình Video - Audio phát trên Internet và mạng xã hội Một số tờ báo mở các chuyên trang truyền hình trên Internet Ngoài báo điện tử, nhiều cơ quan báo chí tận dụng ưu thế của Internet và công nghệ số dé tăng các kênh chuyền tải thông tin đến bạn đọc băng các ứng dụng đọc báo trên thiết bị điện thoại di động, máy tính bảng

Các báo đều đây mạnh hình thức truyền thông, như: Tổ chức tọa đàm, hội thảo, tổ chức sự kiện; xây dựng co quan báo chí theo hướng đa phương tiện, đa nền tảng, truyền thông hội tụ, chuyên đổi số, thành lập trung tâm phát triển nội dung số, phát thanh, truyền hình Internet

“Thách thức dau tiên đến từ mức độ sẵn sàng chuyển đổi số Không phải cơ quan bdo chí truyền thông nào cũng đủ nguồn lực để dau tư vào ha tang, trang thiết bị hiện đại Thách thức thứ hai là nguôn nhân lực cho chuyển đổi số Thách thức thứ ba, cũng là thử thách cốt lõi trong ngành báo chi, là năng lực chuyển đổi số trong sáng tạo nội dung báo chi.” (phỏng van sâu 9).

3.1.2 Những vấn đề đặt ra với đội ngũ người làm báo trong ứng dụng đa phương tiện để sản xuất tin, bài

Multimedia đã giúp báo điện tử phát huy lợi thế là cầu nối giữa độc giả và tòa soạn Ngoài việc giao tiếp băng email, độc giả có thé quay video, chụp ảnh, việt tin bài gửi về tòa soạn Sản phâm của họ có thê trở thành một tin bài

85 được yêu thích Thuật ngữ báo chí công dân và nhà báo công dân ra đời trước thực tế rằng các công cụ multimedia đã cho phép một người bình thường có thê dùng máy quay, máy ảnh, thiết bị di động để ghi lại tin tức, sự kiện Ai cũng có thé trở thành nhà báo và điều này tạo ra một mạng lưới cung cấp cho tòa soạn những bài viết, góc nhìn tương đối toàn diện.

Về lâu đài, các cơ quan báo chí phải tự chủ kinh phí để hoạt động và nguồn thu này phụ thuộc rất lớn vào quảng cáo và các ấn pham Nâng cao chat lượng tin bài là giải pháp quan trọng giúp co quan báo chí tồn tại, phát triển.

Vậy như thế nào là một phóng viên giỏi, phóng viên đa phương tiện? Đó phải là người làm báo chuyên nghiệp, có khả năng độc lập kết hợp ngôn ngữ ảnh, chữ viết, video, âm thanh, thiết kế đồ họa và các phương thức tương tác khác nhằm sáng tạo ra một tin bài hoàn chỉnh Như vậy là đòi hỏi với đội ngũ nhân lực báo chí đang tăng dần Nhà báo ngày nay không chỉ cần có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, có phông kiến thức văn hóa — xã hội sâu rộng, có tay nghề cao, mà còn phải giỏi ngoại ngữ, làm chủ công nghệ, thiết bị kỹ thuật.

“Khai thác các thế mạnh của báo điện tử không chỉ là chuyện công nghệ, đặc biệt la multimedia, mà nam © tu duy da phuong tién trong san xuất các sản phẩm truyén thông Bản thân sản phẩm longform đã là sản phẩm da phương tiện nhưng dé khai thác thé mạnh da phương tiện, nghĩa là làm cho các phương tiện thành to khác tích hợp được trong cùng một sản phẩm thi can phải có tư duy đa phương tiện trong khâu sản xuất và tổ chức nội dung.

Nói đúng hơn điều này phải bắt dau từ tòa soạn và bản thân người lam báo”(phỏng van sâu 6).

Thực trang sản xuất tin bài ứng dụng đa phương tiện tại báo QDND Điện tử cho thấy, chất lượng nhân lực chưa đồng đều, việc vận dụng các kỹ năng đa phương tiện còn hạn chế Đặc biệt số lượng phóng viên tích hợp

Giải pháp ứng dụng đa phương tiện trong sản xuất sản phẩm

longform trên Báo QDND Điện tử.

3.2.1 Với đội ngũ nhân lực Đây là giải pháp hàng đầu vì mọi vẫn đề, yếu tố con người là quan trọng nhất Vì vậy trong quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm longform ứng dung đa phương tiện phải bat đầu từ sự đổi mới tư duy và hành động của nhân lực Vì vậy đội ngũ làm công tác sản xuất sản phẩm longform can có bản lĩnh, tinh thần trách nhiệm, đặc biệt là có trình độ nghiệp vụ, kiến thức sâu rộng, tư duy mạch lạc, sắc sảo, phù hợp với đặc thù của báo điện tử, có khả năng làm việc nhóm, chủ động sáng tạo trong thực hiện kế hoạch và lập kế hoạch Con người là chủ thể vận hành tô chức xuất bản của mỗi tờ báo.

Nhân lực tốt sẽ nâng cao hiệu quả của quy trình sản xuất Nhân lực sản xuất tác phẩm đa phương tiện ở Báo QDND Điện tử phải thường xuyên trau đồi bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn, niềm say mê nghề nghiệp, phát hiện được những vấn đề “nóng”, hấp dẫn từ đó nâng cao chất lượng tin bài nói chung, sản phâm longform nói riêng. a Nâng cao năng lực làm việc nhóm

Với báo chí truyền thông, đặc biệt là báo chí đa phương tiện, sản phẩm báo chí là sản phẩm tập thé Với sản xuất sản phẩm longform ứng dụng da phương tiện, việc phóng viên tác nghiệp đơn lẻ sẽ có thuận lợi là gọn nhẹ và quyết định nhanh gọn vấn đề đề thông tin đến bạn đọc, nhưng khó khăn trong việc thực hiện các nội dung lớn, có chiều sâu Vì phóng viên vừa phải thu thập tin tức, phỏng van, chụp ảnh, quay video lại vừa phải thiết kế đồ hoa thì công việc sẽ khó có năng suât cao và có sản phâm báo chí có chât lượng

89 tốt Vì thế sản xuất sản phâm longform ứng dụng đa phương tiện luôn cần những nhóm làm việc chuyên nghiệp, có kỹ năng làm việc nhóm dé sản xuất những sản phẩm longform ấn tượng, thu hút công chúng.

Lam việc nhóm còn giúp cho việc đưa sản phẩm longform ứng dụng đa phương tiện đến với đông đảo công chúng dưới nhiều hình thức, từ việc quảng bá sản phẩm trên trang chủ, trên mạng xã hội Việc làm này do chính các thành viên trong nhóm thực hiện Thậm chí ngay trong quá trình sản xuất, các thành viên cũng có thé đưa ra giải pháp nghiên cứu các nền tảng công nghệ và mạng xã hội mà sản phâm longform ứng dụng đa phương tiện có thể hiện diện để dẫn dắt công chúng vào trang chủ tờ báo như facebook, zalo,

Cần có sự liên hệ chặt chẽ, phối hợp nhuần nhuyễn giữa phóng viên — biên tập viên — kỹ thuật viên trong quá trình sáng tao tác phẩm báo chí Thực tế cho thấy, ở một số tòa soạn báo, mối liên hệ giữa phóng viên với biên tập viên, kỹ thuật viên chưa thật sự chặt chẽ, chưa có sự phối hợp, tương trợ, bổ sung, đóng góp cho nhau trong quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí Để nâng cao hiệu qua sử dụng đồ họa trong tác phẩm quảng bá du lịch, cần có sự tham gia của đội ngũ kỹ thuật viên, nhằm thiết kế nên những đồ họa đẹp mắt, mang tính kỹ thuật và thâm mỹ cao, đồng thời, cũng cần bám sát vào những ý tưởng mà phóng viên — biên tập viên đưa ra, nhằm cung cấp tới người đọc nội dung thông tin hoàn chỉnh nhất, tránh trường hợp đồ họa thiết kế ra không phù hợp với nội dung thông tin cần chuyên tải, đồ họa có chất lượng không cao, hiệu quả thông tin không đáp ứng nhu cầu mà chỉ mang tính chất minh họa cho bài viết đỡ nhàm chán, khô cứng b Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực

Xây dựng và phát triển kênh phát thanh, truyền hình; sắp xếp, điều chỉnh các ban ngoại ngữ; xây dựng cơ quan thường trú ở nước ngoài; trung

90 tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí; trung tâm điều hành truyền thông Đây mạnh công tác tuyên truyên, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tạo sự đông thuận cao trong cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên vê công tác đào tạo, bôi dưỡng và phát triên nguôn nhân lực cho tòa soạn.

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi duéng đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài; đa dạng hóa các hình thức đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích cán bộ, phóng viên, biên tập viên tự học, tự rèn dé nang cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Chủ động hội nhập, hợp tác với các cơ quan báo chí nước ngoài, đưa cán bộ đi tham quan, học tập mô hình cơ quan báo chí tiên tiến để nâng cao trình độ tổ chức quản lý, điều hành làm báo hiện đại.

Tập trung cải thiện điều kiện và môi trường làm việc, tạo động lực, khuyến khích cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên làm việc, cống hiến; đổi mới công tác tuyển dụng, tuyển chon cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên về công tác tại báo, thu hút nguồn nhân lực là những cán bộ đơn vi cơ sở, sinh viên các trường dai học có trình độ chuyên môn tốt.

3.2.2 Về công tác lãnh đạo, quan lý Đề sản phẩm longform ứng dụng đa phương tiện có sức lan tỏa rộng rãi thì cũng như các loại hình báo chí khác, cần tạo điều kiện thuận lợi để báo điện tử phát triển, phát huy các ưu thế đặc thù của mình, đáp ứng nhu cầu thông tin đa dang Báo QĐND cần quản lý hiệu quả hơn nữa sự phát triển của loại hình báo chí này.

Cần bám sát quy hoạch, định hướng sự phát triển của Báo QDND Điện tử Đây là giải pháp cơ bản nhất, có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc

91 phát triển tác phẩm báo chí đa phương tiện trên Báo QDND Điện tử Nó được thê hiện qua các khía cạnh:

Thứ nhất, nâng cao tính chuyên nghiệp của báo điện tử cũng như tính chuyên nghiệp và yêu cầu về các kỹ năng cần có, khả năng tác nghiệp đối với phóng viên, biên tập viên báo điện tử.

Thứ hai, thực hiện tốt chức năng tương tác xã hội, trở thành diễn đàn tiếng nói hiệu quả của đối tượng công chúng mà tờ báo đã xác định Gắn kết sự phát triển về nội dung với sự phát triển của hạ tầng dé thu hút bạn doc.

Thứ ba, quản lý chặt chẽ việc tuân thủ tôn chỉ, mục đích đã xác định của tờ báo trong quá trình hoạt động, có các biện pháp xử lý kip thời, phù hợp đối với các hành vi sai phạm.

Một số khuyến nghị 1 Đối với Bộ Quốc phòng

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương

Bộ Quốc phòng, trong những năm qua, Báo Quân đội nhân dân đã góp phần to lớn vào việc tuyên truyền, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sự phát triển của quân đội thật sự đóng vai trò quan trọng trong công cuộc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, bảo vệ nên tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ chế độ, định hướng dư luận trong những vân dé quan trọng cua dat nước.

Công tác tư tưởng luôn giữ vai trò quan trọng, nhằm bồi dưỡng pham chất, năng lực, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sĩ, góp phần xây dựng cơ quan, don vi vững mạnh toàn diện, giữ vững va tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội Trước yêu cầu nhiệm vụ xây dựng Quân đội, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, cấp ủy, chỉ huy các cấp cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác này.

Trong tình hình, điều kiện ay, việc đôi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, Quân uy Trung ương, sự quản lý của Nhà nước, Bộ Quốc phòng đối với Báo Quân đội nhân dân là một yêu cầu khách quan, cấp thiết, có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Thứ nhất, cần phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý đối với Báo Quân đội nhân dân nói chung và chuyên mục Đa phương tiện/ Longform nói riêng nhằm đảm bảo hoạt động đúng định hướng, đúng pháp luật, đúng tôn chỉ, mục đích, góp phần thiết thực vào sự nghiệp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng an ninh, và bảo vệ Tổ quốc Trên cơ sở quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, cơ quan quản lý trực tiếp Báo Quân đội nhân dân cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, đảm bảo hoạt động của Báo Quân đội nhân dân nói chung và chuyên mục Đa phương tiện/ Longform nói riêng đúng Luật báo chí, Quy chế quản lý báo chí trong Quân đội nhân dân Việt Nam Sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý phải thường xuyên, chặt chẽ, toàn diện trên tất cả các mặt hoạt động: Từ xây dựng, kiện toàn tô chức, biên chế, định hướng tuyên truyền, đổi mới nội dung, hình thức, chuyên trang, chuyên mục, quy trình tác nghiệp, đến xuất bản, phát hanh, Việc chỉ đạo định hướng nội dung tuyên truyền phải được thực hiện băng nhiều phương thức như thông qua giao ban báo chí định kỳ (tuần, tháng,

110 quý) hoặc đột xuất; bằng văn bản, thông qua kế hoạch tuyên truyền hoặc chỉ đạo trực tiếp với Tổng biên tập, nhất là trước những sự kiện, vấn đề quan trọng, nhạy cảm.

Thứ hai, cần phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống các quy định của Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quan lý hoạt động báo chí trong quân đội, làm rõ hơn thâm quyên, trách nhiệm, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chủ quản với tòa soạn Báo Quân đội nhân dân.

Thứ ba, cần phải tiếp tục kiện toàn hệ thống cơ quan báo chí theo hướng cơ bản, chính quy, hiện đại, có tính chuyên nghiệp cao Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, báo chí nước ta đang tiếp cận và chuyển minh theo xu hướng chuyên nghiệp và hiện dai Do đó, việc hiện đại hóa cơ quan Báo Quân đội nhân dân là chủ trương đúng dan nhằm đảm bảo cho tòa soạn hoạt động có hiệu quả Việc củng cố, kiện toàn hệ thống cơ quan báo chí được tiễn hành theo lộ trình, đề án đã xây dựng, nhưng phải hết sức khân trương, đảm bảo tiến độ Đây là trách nhiệm của các cấp, các ngành chức năng, mà trước hết là các cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí, gan việc làm này với việc day mạnh hoạt động quảng bá dé nâng cao vị thé Báo Quân đội nhân dân trong quá trình phát triển Dé làm được điều này thì các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị

Quân đội nhân dân Việt Nam cần rà soát, nam chắc thực chất những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc về tổ chức, biên chế, điều kiện hoạt động, của các cơ quan báo chí Đồng thời, phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông Trên cơ sở đó tham mưu cho Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam chủ trương, biện pháp kiện toàn hệ thống t6 chức cơ quan báo chí phù hợp với chủ trương tô chức lực lượng Quân đội của Quân ủy Trung ương và Bộ

Quốc phòng Trong quá trình thực hiện, cần tập trung đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật cho Báo Quân đội nhân dân.

Cùng với việc kiện toàn về tô chức, nâng cao chất lượng trang bị kỹ thuật, phải chú trọng đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền; bé sung, hoàn thiện cơ chế quản lý, quy trình tác nghiệp ở cơ quan báo chí Qua đó, đảm bảo hình thức thông tin trên Báo Quán đội nhân dân nói chung và chuyên mục Da phương tiện/ Longform nói riêng luôn đa dạng về thê loại, phong phú về nội dung; luôn đảm bảo tính thời sự, tính chính xác, tính định hướng tư tưởng và tính chiến đấu.

3.3.2 Đối với cơ quan Báo Quân đội nhân dân Để nâng cao chất lượng cho chuyên trang Đa phương tiện/ Longform nói riêng và các chuyên trang khác của Báo Quân đội nhân dân nói chung, tác giả luận văn có những khuyến nghị với tòa soạn như sau:

Thứ nhất, cần phải tăng cường thêm nguồn nhân lực phục vụ cho chuyên trang Đa phương tiện/ Longform nói riêng và các chuyên trang khác của Báo QĐND nói chung Mặc dù, trong giai đoạn hiện nay Bộ Quốc phòng đang có chủ trương tỉnh giản biên chế, tuy nhiên với đặc thù ngành nghề báo chí có thể thấy việc thiếu khuyết cán bộ đã gây ra không ít khó khăn cho các tòa soạn Theo biéu biên chế các toà soạn báo chí thuộc các quân khu, quân chủng chỉ có 9 cán bộ, phóng viên Nhiều tòa soạn các cán bộ phải kiêm nhiệm từ hai đến ba công việc cùng một lúc, điều này rất dễ dẫn đến việc không làm “tròn vai”, cũng như gây áp lực về tâm lý khi sáng tạo tác phẩm. Đội ngũ phóng viên thực chiến còn ít nên việc phân bô đi cơ sở, đặc biệt là với Báo Quân đội nhân dân có địa bàn hoạt động rộng là công việc “cân não” với Ban biên tập Để có những đề tài hay, bài viết đột phá, phóng viên phải

“ăn, nằm” cùng địa bàn, nhưng quân số ít, sự kiện nhiều, có nhiều lúc Ban biên tập phải hy sinh chất lượng để đổi lấy số lượng thông tin cho kịp thời.

Chính vì vậy, việc khuyến nghị tăng cường quân số cho Báo Quân đội nhân dan và chuyên trang Da phương tiện/ Longform là việc quan trọng, cần làm sớm nhất.

Thứ hai, Báo Quân đội nhân dân và chuyên trang Da phương tiện/

Longform cần có những chính sách đặc thù cho phóng viên khi tham gia tác nghiệp Có thể khang dinh, ngoai ban chat hoat động chính trị - xã hội, cơ chế can thiệp xã hội của báo thông qua quá trình cung cấp thông tin, kiến thức, tạo diễn đàn chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm trong công chúng, từ đó góp phần mở rộng và làm phong phú thêm vốn kiến thức, hiểu biết, làm thay đổi nhận thức, trước hết là nhận thức chính trị Báo chí là kênh quan trọng dé người dân thực hiện quyền giám sát, quyền phản biện một cách hiệu quả Hệ thống báo chí, truyền thông có tác dụng thúc đây quan trọng đối với phản biện xã hội cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Chính vì vậy, cơ quan Báo Quân đội nhân dan và chuyên trang Da phương tiện/ Longform cần có những cơ chế đặc thù khi tham gia tác nghiệp.

Thứ ba, cần phải tăng cường hỗ trợ thêm nguồn kinh phí hoạt động cho chuyên trang Nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị tác nghiệp cho đội ngũ nhà báo.

TÀI LIEU THAM KHAO

Hoàng Đình Cúc (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại, NXB Lý

Nguyễn Thị Kim Dung (2009), Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thé hiện tác phẩm báo chí, luận văn Ths Báo chí học, Đại học

5 Nguyễn Đức Dũng (2007), “Những van dé của báo chí hiện đại”, NXB

Lý luận chính trị, Hà Nội

Nguyễn Đức Dũng (2013), Sự vận động, phát triển của báo chí Việt Nam trong xu thế truyền thông đa phương tiện, đề tài khoa học cấp cơ sở Học

1 Nguyễn Van Dững (2011), “Báo chí truyền thông hiện đại — Từ hàn lâm đến đời thường”, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội

8 Nguyễn Van Dững và Đỗ Thi Thu Hang (2012), “Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản”, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội

9 Nguyễn Van Ding (2013), “Co sở Ly luận Báo chi”, NXB Lao Động,

10 Nguyễn Văn Dững (2017), “Báo chí — Truyền thông; Những điểm nhìn từ thực tiễn, tập 3”, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội

II Nguyén Van Dững (2017), Những vấn dé cơ bản của lý luận báo chí đương đại, đề tài khoa học cấp cơ sở Học viện Báo chí và Tuyên truyền

12 Nguyễn Thi Trường Giang (201 1), “Báo mạng điện tử và những van dé cơ bản”, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội

13 Nguyễn Thi Trường Giang (2014), “100 bản quy tắc đạo đức nghề báo trên thế giới”, NXB Chính trị Hành chính, Hà Nội

14 Nguyễn Thị Trường Giang và Nguyễn Trí Nhiệm đồng chủ biên

(2015), “Báo mạng điện tử - Đặc trưng và phương pháp sáng tạo”, NXB

Chính trị Quốc gia, Hà Nội 15 Nguyễn Thị Trường Giang (2016), Giáo trình Lý thuyết và Kỹ năng báo mạng điện tử, NXB Chính trị quốc gia - Sự thât, Hà Nội.

16 Nguyễn Thi Trường Giang (2016), Giáo trình tổ chức diễn đàn trên báo mạng điện tử, NXB Chính trị Quốc gia

Nguyễn Thi Trường Giang (2017), Báo chí và truyền thông đa phương tiện, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

18 Phan Quốc Hải (2020), Báo chí trên điện thoại di động tại Việt Nam hiện nay, luận án TS Báo chí học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

19 Nguyễn Đức Hạnh (2013), Việc ứng dụng đa phương tiện trong lĩnh vực báo chí, truyền thông, nguoilambao.vn 20 Đinh Thị Thúy Hang (2008), Báo chí thế giới và xu hướng phát triển, NXB Thông tan

21 Nguyễn Quang Hòa (2015) “Biên tập báo chi, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội

22 Vũ Thanh Hòa (2017), Mega-story và những câu chuyện trực tuyến”, đăng tải ngày 20/6/2017, trên Tạp chí Người làm báo

23 Nguyễn Cát Hồ (2005), Nghiên cứu phát triển ứng dụng công nghệ đa phương tiện, Đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước

24 Phạm Thị Hong (2010), Cách thức đưa tin đa phương tiện trên báo điện tử ở Việt Nam hiện nay, luận văn Ths Báo chí học, Học viện Báo chí và

25 Pham Thị Huong (2020), Ưu điểm của việc khắc họa chân dung bằng tác phẩm mega story trên báo mạng điện tử, Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục

26 Dinh Văn Hường (2017), “Các thể loại báo chí thông tấn”, NXB Dai học Quốc gia, Hà Nội

27 Truong Thị Kiên (2016), “Lao động nhà báo và quan tri tòa soạn báo chỉ, NXB Lý luận chính tri, Hà Nội

28 Phan Văn Kiền (2016), Một số xu hướng mới của báo chí truyền thông hiện đại, NXB Thông tin và truyền thông

29 Nguyễn Thế Ky (2013), "Bảo chỉ đưới góc nhìn thực tiễn ", NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

30 Nguyễn Thế Ky (2020) Báo chí truyền thông Việt Nam Một số van dé lý luận và thực tiễn, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội

31 Nguyễn Thanh Lợi (2014), “Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại”, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội32 Bảo Minh (2021), Emagazine — xu thé tất yêu trong cuộc chiến giành độc giả, Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí-Hội Nhà báo Việt Nam

Nguyễn Thi Quynh Nga (2020), E-magazine - Xu hướng phát triển của

báo điện tử Việt Nam, Tạp chí Người làm báo ngày 22/04/2020

34 Đỗ Chí Nghĩa (2014), Dao tạo nhà báo đa phương tiện ở Việt Nam hiện nay, Bai báo khoa học đăng trên Người làm báo điện tử ngày 16/4/2014

35 Ngô Bích Ngoc (2017), Gói tin tức đa phương tiện trên bao mạng — khái niệm, đặc điểm và phân loại, Tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông

36 Ngô Bích Ngọc (2020), Xu hướng sử dụng gói tin tức đa phương tiện trên báo mạng điện tử hiện nay, luận án TS Báo chí học, Học viện Báo chí và

37 Nguyễn Trí Nhiệm (2015), Phân tích lao động sáng tạo nhà báo đa phương tiện, dé tài khoa học cấp cơ sở Học viện Báo chí và Tuyên truyền

38 Hà Huy Phượng (2000), Sự độc đáo của thông tin đồ họa trong Báo chí

— Những điểm nhìn từ thực tiễn, NXB Văn hóa — Thông tin

39 Hà Huy Phượng (2014), Văn bản báo chí đa phương tiện", Tạp chi lý luận Chính trị và Truyền thông.

40 Ha Huy Phượng (2014), Các loại hình bao chí hiện dai - lý luận và thực tiễn, đề tài khoa học cấp cơ sở Học viện Báo chí và Tuyên truyền

41 Ha Huy Phượng (2016), Kỹ thuật - công nghệ làm báo hiện dai, đề tài khoa học cấp cơ sở Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Dương Xuân Son (2014), “Các loại hình báo chí truyền thông”, NXB

Thông tin và Truyền thông

Tạ Ngọc Tan (2020), Bao chi, Truyén thông hiện đại: thực tiễn, vấn đề,

nhận định, NXB Chính trị Quốc gia sự thật 44 Nguyễn Thị Thiện (2011), Van dé sử dụng đồ họa trong thông tin báo chí ở Việt Nam hiện nay, luận văn Ths Báo chí học, Học viện Báo chí và

45 Nguyễn Chí Thiéng (2017),Phương thức tổ chức, quản lý sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện cho báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay, luận văn Ths Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Chu Thị Kiều Trang (2018), Quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm

truyền thông đa phương tiện ở các cơ quan báo chí Việt Nam hiện nay, luận văn Ths Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

47 Đào Thu Trang (2013), Đồ họa trong tác phẩm báo chí trên báo mạng điện tử Việt Nam”, luận văn Ths Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền 48 Bui Chí Trung (2017), Kinh tế báo chí, NXB Chính trị quốc gia

49 Trung tâm Từ điển học (2008), Từ điển tiếng Việt, NXB Da Nẵng 50 Truong Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý thông tin và truyền thông (2013), Một số nội dung cơ bản về nghiệp vụ báo chí, xuất bản (tài liệu bồi dưỡng chức danh biên tập viên, phóng viên), Nxb Thông tin và Truyền thông,

51 _ Đỗ Trung Tuấn (2001), Giới thiệu truyền thông đa phương tiện, Trung tâm Thông tin Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

52 Phi Hữu Tuấn (2020), Quản lý sản xuất sản phâm báo chi dit liệu ở tòa soạn báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay, luận văn Ths Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền 53 Nguyễn Tiến Vụ (2017), Xu thé phát triển của Báo chí địa phương Việt Nam trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện, luận án TS Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Tài liệu tiếng nước ngoài

54 Andy Bull (2012), Multimedia Journalism — A practical guide, NXB Lincacre

55 Armstrong Helen (2009), Graphic design theory: readings from the field, NXB Princeton Architectural Press

56 Ellen Lupton (2015), Graphic design: the new basics, NXB Princeton Architectural Press

57 Jennifer George Palilonis (2006), A Practical guide to Graphics reporting — Information graphics for print, web, broadcast, NXB Lincacre

58 Jorge Vázquez-Herrero, Alba Silva-Rodriguez, Maria-Cruz Negreira- Rey, Carlos Toural-Bran, Xosé López-García (2022), Platforms in Journalism 4.0: The Impact of the Fourth Industrial Revolution on the News Industry

59 Mindy Mc Adams (2005), Flash Journalism — How to create a multimedia News package, NXB Focal Press

60 Missouri Group (2009), Nhà báo hiện đại, NXB Tre

Paul Bradshaw (2021), Cam nang báo chi trực tuyén, NXB Trẻ

62 Seth Gitner (2015), "Multimedia Storytelling for Digital

Communicators Multiplatform World” (Câu chuyện kế đa phương tiện cho nhà báo công nghệ trong thế giới đa nền tảng), Routledge

63 Susan Jacobson (2016), The digital animation of literary journalism, Sage Journal

64 Toumo Hiipala (2016), The multimodality of digital long-form journalism, Digital Journalism

65 Tu Duy Linh (2015), Feature and narrative storytelling for multimedia journalists, Burlington, MA Focal Press

PHU LUC 1 BIEN BAN PHONG VAN SÂU

Đồng chí có thể cho biết một số thách thức đặt ra đối với quá trình sản xuất sản phẩm longform của Báo QDND Điện tử hiện nay?

Cũng như một tác phâm báo chí viết, ảnh hay video, một tác phâm hoàn chỉnh và một tác phâm hay là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau Tuy có những quy cách chung nhất định nhưng nhóm sản xuất sản phẩm longform phải luôn sáng tạo và thay đổi, nếu không sẽ tạo ra những sản phẩm longform nhàm chán, đơn điệu, kết cầu giống nhau.

Trong bối cảnh cạnh tranh thông tin, việc sản xuất tác phẩm longform có chất lượng đặt ra yêu cầu phối hợp giữa các bộ phận, đầu tư cho nhân lực, hệ thống nền tảng web Do đó, chúng tôi luôn yêu cầu mỗi phóng viên, biên tập viên của Báo QDND Điện tử cần xác định đổi mới tư duy làm báo, không ngừng tìm tòi, sáng tạo, “nâng cấp” bản thân cả về tư duy lý luận lẫn kĩ năng nghiệp vu, từ đó đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sản xuất sản phẩm longform, tạo ra những tác phẩm giá trị phục vụ công chúng Bên cạnh đó, ở góc độ quan lý, lãnh đạo Báo QDND cũng thường xuyên quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, phóng viên; đầu tư cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị cho Báo QĐND Điện tử, đáp ứng yêu cầu sản xuất các tác phẩm đa phương tiện nói chung cũng như sản phẩm longform nói riêng.

Lãnh đạo Báo QPND luôn chủ trương răng hiệu quả chính là thước đo,giữ giá trị cốt lõi, sản xuất ra nội dung chất lượng nhưng phải sử dụng những kĩ năng làm báo hiện đại, phù hợp với sự thay đôi của xã hội, tác phẩm báo chí phải được lan tỏa rộng rãi đến công chúng thì mới được coi là thành công.

4 Đồng chí có thể đề xuất nâng cao chất lượng sản phẩm longform ứng dụng đa phương tiện trên Báo QDND Điện tử? Đến nay, chúng tôi đã sản xuất gần 200 sản pham longform, có những bài rất tốt nhưng cũng có những bài chưa đạt kỳ vọng cả về nội dung lẫn hình thức Trong năm 2023, chúng tôi đã có chiến lược rõ ràng cho tuyến bài này,

126 coi chất lượng là ưu tiên hàng đầu và mỗi bài triển khai đều có sự phối hợp của phóng viên viết, phóng viên ảnh, quay phim, thiết kế

Dé nâng cao chất lượng sản phẩm longform ứng dung đa phương tiện trên Báo QĐND Điện tử hiện nay thì điều quan trọng là nâng cao chất lượng thông tin báo chí.

Vậy nâng cao chất lượng thông tin báo chí như thế nào? Trước yêu cầu phát triển sản phẩm truyền thông đa phương tiện, Báo QĐND Điện tử cần phải hướng tới mục tiêu xây dựng những tác pham longform có giá trị, giàu hàm lượng thông tin, trình bày hấp dẫn, và theo mô hình báo chí dữ liệu.

Bên cạnh đó, cần tập trung phát triển Báo QĐND Điện tử trên các nền tảng số, song song với việc giữ vững sự ôn định, an toàn của trang web, hệ thống CMS, hệ thống lưu trữ dữ liệu.

Ngoài ra, cần tăng cường quảng bá thương hiệu Báo QĐND, thúc đây hoạt động hợp tác, liên kết, phối hợp tuyên truyền với các đối tác, tạo nguồn thu cho tòa soạn để tái đầu tư vào quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng tác phẩm, cải thiện thu nhập cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên.

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền của báo, cần tiếp tục giữ vững tôn chỉ, mục đích của Báo QDND, bao dam phát triển đi đôi với quản lý tốt, không dé xảy ra sai sót, đặc biệt là về quan điểm, đường lối chính trị; thực hiện tốt chủ trương của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về quy hoạch phát triển báo chí Quân đội theo hướng cách mạng, chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân.

Biên bản phóng vấn sâu 2

Phòng Biên tập Báo QDND Điện tử

Hình thức phỏng vấn: Trực tiếp 1 Đồng chí có thể cho biết quy trình sản xuất sản phẩm longform trên

Các sản phẩm longform ứng dụng đa phương tiện của Báo QDND thường phát hiện, khai thác và thu thập thông tin từ nhân vật, hiện trường, tin tổng hợp, biên dich từ các trang báo uy tín của nước ngoài, các nguồn tài liệu, học liệu.Các thông tin này đều được kiểm định tính chính xác trước khi tiễn hành sản xuất sản phẩm longform.

Ngay khi tìm được đề tài cho sản phẩm longform ứng dụng đa phương tiện, phóng viên sẽ lên ý tưởng sơ bộ về những luận điểm chính trong bài viết.

Phóng viên đề xuất đề tài cho Ban biên tập duyệt và tiến hành lên kịch bản sơ lược cho bài viết Tiếp đó, phóng viên sẽ thu thập thông tin, dẫn chứng cần có từ các tài liệu thu thập được như: các bài báo, các báo cáo, văn bản, phát biểu hoặc tự phóng viên tìm tòi qua quá trình quan sát thực tế hoặc phỏng vấn nhân vật (thường là những chuyên gia, nhân chứng, người nổi tiếng ).

Đồng chí có đề xuất nào nâng cao chất lượng sản phẩm longform

ứng dụng đa phương tiện trên Báo QDND Điện tử?

Theo tôi thì mỗi sản phẩm longform ứng dụng đa phương tiện thì quan trọng nhất là hai yếu tố: cách viết và cách thé hiện Đầu tiên đó là kỹ năng viết, kỹ năng ké chuyện và nội dung thông tin Phải đảm bảo được tính mới mẻ, hấp dẫn Thứ hai là hình thức thể hiện phải đẹp mắt và thu hút bạn đọc.

Báo QPND không thé chỉ dừng ở việc sử dụng công nghệ text-to- speech (TTS) hay speech-to-text (STT) khá phổ thông hiện nay mà phải đầu tư vào công nghệ viết báo tự động dé sản xuất được lượng thông tin lớn hơn và cá nhân hóa thông tin theo nhu câu của độc giả, giảm bớt sức lao động cho

128 phóng viên, biên tập viên và giúp họ có thời gian tập trung vào các chủ đề lớn Dịch thuật tự động chất lượng cao cũng là công nghệ mà Báo QDND cần hướng tới nhằm tăng hiệu quả thông tin mà không cần nhiều nhân lực.

Biên bản phỏng van sâu 3 Phòng Biên tập Báo QĐND Điện tử, nhân lực trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm longform Hình thức phỏng vấn: Trực tiếp 1 Đồng chí có thé cho biết yêu cầu đặt ra đối với sản phâm longform hiện nay?

Bên cạnh nội dung chuyên sâu, tính đa phương tiện cũng là đặc trưng quan trọng nhất của các tác phâm báo chí đa phương tiện nói chung, sản pham longform ứng dụng đa phương tiện nói riêng Sản phẩm longform ứng dụng đa phương tiện có hap dẫn người đọc hay không là nhờ hình thức thé hiện mới lạ, độc đáo thông qua các yếu tố đa phương tiện như: nội dung văn bản, hình ảnh, đồ họa, video Sự sáng tạo của nhà báo trong cách thể hiện thông tin tạo cho độc giả sự hứng thú, đón chờ tác phẩm.

2 Đồng chí có thé cho biết quy trình sản xuất sản phẩm longform tại

Báo QPND Điện tử chú trọng tới tất cả các khâu trong quy trình sản xuất sản phẩm longform, từ khâu tô chức dé tài đến việc phân công nhân lực thực hiện.

Chúng tôi năm bắt ý tưởng từ các cơ quan báo chi, tập doan truyền thông lớn trong nước và quốc tế, sau đó về cho các bạn kỹ thuật dé các bạn học hỏi, sáng tạo Sản xuất sản phẩm longform đa phương tiện thường có mẫu dựng sẵn (templates) trong hệ thong CMS Tuy nhiên với những bài cầu kỳ

129 thì sẽ có đội ngũ viết code riêng Một sản phâm longform cần sự tham gia của nhiều người đảm nhận các khâu khác nhau.

3 Đồng chí có thể cho biết những thuận lợi của mô hình tòa soạn hội tụ đối với việc sản xuất sản phẩm longform ứng dụng đa phương tiện của Báo

QDND Điện tử hiện nay?

Tòa soạn hội tụ mở ra cơ hội lớn cho những người lam báo QDND trong việc thực hiện công tác tuyên truyền, hoạt động truyền thông, quảng bá hình ảnh tờ báo Mô hình này giúp huy động sức mạnh tổng hợp từ các phòng, ban, bộ phận trong tòa soạn, đặc biệt là sự tham gia của các phóng viên, biên tập viên ở nhiều lĩnh vực, mảng nội dung khác nhau vào quá trình sản xuất sản phẩm longform như phóng viên ảnh, quay phim, họa sĩ

4 Đồng chí có đề xuất gì dé nâng cao chất lượng sản phẩm longform ứng dung đa phương tiện trên Báo QDND Điện tử?

Dé nâng cao chất lượng sản phẩm longform ứng dung đa phương tiện trên Báo QDND Điện tử cần tập trung một số vấn đề sau: Đào tạo đội ngũ nhân lực tính nhuệ, từ các cấp quản lý đến phóng viên, biên tập viên Đội ngũ thực hiện phải hội tụ những kỹ năng ngoài viết, còn biết chụp ảnh, quay phim, thiết kế đồ họa Sự kết hợp hài hòa giữa kỹ năng, kiến thức nghiệp vụ tốt của phóng viên cùng tầm nhìn chiến lược của ban lãnh đạo trong lĩnh vực báo chí, truyền thông đa phương tiện sẽ tạo ra những sản phẩm báo chí đa phương tiện chất lượng cao.

Dưới mỗi bài viết, Báo QDND Điện tử có thé sử dụng box thông tin nhỏ dé độc gia bày tỏ ý kiến của mình về bài viết Day vừa là cách dé đánh giá chất lượng sản phẩm đa phương tiện, phục vụ khen thưởng, vừa là giải pháp để nam bắt nhu cầu, đóng góp của công chúng nhằm cải thiện chất lượng hình thức, nội dung sản phẩm longform cũng như các tin bài khác.

Biên bản phỏng vấn sâu 4 Phòng Biên tập Báo QDND Điện tử, nhân lực trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm longform Hình thức phỏng vấn: Trực tiếp I.Đồng chí có đánh giá gì về chất lượng sản phẩm longform ứng dụng đa phương tiện của Báo QDND Điện tử hiện nay?

Ban biên tập của Báo QĐND luôn có tư duy đổi mới, sáng tạo, luôn mong muốn áp dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới vào hoạt động sản xuất tin bài đa phương tiện và sản phẩm longform ứng dụng đa phương tiện, từ đó đã có sự chỉ đạo kip thời cũng như tao cơ chế thuận lợi cho các hoạt động nay, góp phan tạo ra những sản phẩm truyền thông mới mẻ, đa dạng, phong phú, với những thông tin hữu ích, có chiều sâu.

Tuy nhiên, hệ thống tổ chức, quản lý sản xuất tin, bài đa phương tiện nói chung, sản phẩm longform ứng dụng đa phương tiện nói riêng ở Báo QĐND Điện tử còn hạn chế dé cập đến các van đề “nóng”, những van dé có tính thời sự, bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó quan trọng nhất là yếu tố nhân lực Nguồn nhân lực thiếu về số lượng và yếu về chất lượng ảnh hưởng khá rõ đến việc triển khai sản xuất các nội dung đa phương tiện Các văn phòng đại diện, chi nhánh của báo chưa có ở nhiều nơi, nhân lực còn ít, nên thông tin bám cơ sở còn hạn chế ở những vùng khác ngoài Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh Nên nhiều vấn đề “nóng” trong nước, báo không tự sản xuất được mà chỉ lay lai tin từ các đơn vị khác như Thông tấn xã Việt

2 Đồng chí có đề xuất gì để nâng cao chất lượng sản phẩm longform ứng dụng đa phương tiện trên Báo QDND Điện tử?

Mỗi cán bộ, phóng viên, biên tập viên cần tăng cường việc học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, trau doi kiên thức công nghệ và kiên thức báo

Đồng chí có đề xuất gì dé nâng cao chất lượng sản pham longform

ứng dụng đa phương tiện trên Báo QDND Điện tử

Thời gian tới, chúng tôi sẽ phối hợp với phòng, ban trong tòa soạn và các đơn vị đối tác nghiên cứu, xây dự thảo tổ chức nội dung và đổi mới trình bày chuyên mục “Longform”, tham mưu, đề xuất với Ban biên tập phê duyệt và tô chức triên khai thực hiện hiệu quả.

Cùng với đó, chúng tôi sẽ tập trung thực hiện các giải pháp để khắc phục những điểm còn hạn chế nêu trên, quyết tâm nâng cao chất lượng chuyên mục “Longform”, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin của cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và cũng như bạn đọc trên cả nước, đồng thời góp phần xây dựng và phát triển Báo Quân đội nhân dân trở thành một trong 6 cơ quan báo chí truyền thông chủ lực đa phương tiện, định hướng dư luận.

Biên bản phỏng van sâu 6 Giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Hình thức phóng van: Qua điện thoại 1 Thay/ cô có đánh giá thé nào về thé loại sản phẩm longform trên báo điện tử hiện nay?

Longform là thê loại báo chí găn với xu hướng báo chí dữ liệu, một xu hướng của báo chí — truyền thông hiện đại Ngày nay, công chúng cần biết nhiều hơn những điều nhà báo nói Vì vậy, longform bằng việc “mô phỏng” một “câu chuyện, vấn đề lớn” đã thể hiện tính chất của xu hướng báo chí dit liệu khi đưa toàn bộ dit liệu đa chiều đến với độc giả: từ các video, số liệu, trích dẫn ý kiến và khi tiếp nhận, độc giả sẽ có cái nhìn toàn diện, tong quan Việc đưa ra nhiều hình thức thể hiện này giúp thông tin vừa đa dạng, vừa khách quan, mỗi độc giả có thể chủ động tiếp cận và cảm nhận giá trị thông tin mà sản phẩm longform dem lại.

Longform là thé loại tác phẩm trên báo điện tử thê hiện rõ tính chat đa phương tiện nhất Trong một tác phẩm longform có sự kết hợp của nhiều yếu tố: không chỉ có chữ viết, hình ảnh mà còn có video, biểu đô, infographic và tất cả các yếu tố này được trình bày, sắp xếp theo một bố cục khoa học, ấn tượng, sáng tạo dé làm nổi bật nội dung thông tin chính của tác phẩm Sự kết hợp đa phương tiện giúp longform thé hiện rõ tinh đa chiều và hệ thống của thé loại này Nhờ sự kết hợp của các yêu tố đa phương tiện mà độc giả sẽ thay được chiều sâu của van đề Không nhất thiết một sản phâm longform phải có day đủ các yếu tố đa phương tiện nhưng đặc biệt phải chú ý các yếu tố đem lại hiệu quả thị giác vì 80% độc giả ghi nhớ được là từ hình ảnh Do đó nhờ sử dụng đa phương tiện mà hiệu quả truyền thông của dòng sản phẩm này đối với công chúng sẽ tốt hơn Vì vậy nếu một sản phẩm longform nếu càng kết hợp nhiều hình thức đa phương tiện thì tốt, nhưng ít nhất thì nên có hình ảnh, đồ họa thiết kế, video Theo tôi mỗi sản phẩm longform nên lựa chọn it nhất 3 hình thức dé thé hiện, nhiều quá cũng chưa han là mang lại hiệu quả truyền thông vì các thông tin nếu không được phân bồ tốt giữa các yếu tố sẽ dẫn đến sự trùng lặp.

Thay/cé có thé cho biết một số cơ hội và thách thức với sự phát triển của sản phẩm longform trên báo điện tử?

Tổ chức thực hiện sản phẩm báo chí đa phương tiện nó thể hiện được tư duy làm báo rất năng động, nhưng ở Việt Nam còn khá là mới mẻ Những người làm về lĩnh vực này được đảo tạo bài bản, chuyên sâu chưa có nhiều, những người khác vừa làm vừa học hỏi thêm Cho nên, việc khai thác được tối đa chức năng, chất lượng của loại hình mới như longform còn là chặng đường dài phía trước

Thách thức của cơ quan báo chí và nhà báo hiện nay trước sự phát triển của truyền thông đa phương tiện là làm thé nào dé kết hop giữa báo chí truyền thong và các loại hình báo chí hiện dai Họ dang rất cần có chiến lược số, tích hợp đa phương tiện” Họ cần phải mạnh dạn đôi mới tư duy, cách làm báo chí truyền thống, xóa bỏ những nếp làm việc và đưa tin kiểu cũ để đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của công chúng

Xu hướng phát triển của báo chí đa phương tiện sẽ làm cho báo chí phát triển với nội dung, hình thức đa dạng, phong phú Với nhà báo, hội tụ sẽ giúp cho nhà báo có cơ hội dé thực hiện tốt hơn vai trò của mình và có thể kể câu chuyện phù hợp với từng loại hình báo chí Hội tụ báo chi cũng gan liền với việc nhà báo nhìn nhận vai trò của họ như thế nào trong xã hội hiện đại và họ sẽ tác nghiệp ra sao Nhà báo cần có “suy nghĩ đa phương tiện” và cảm thấy tự tin khi sáng tạo tất cả loại hình báo chí.

Hội tụ cũng đặt ra nhiều thách thức cho phóng viên và cơ quan báo chí là làm sao để sản xuất được nhiều tin, bài cho các loại hình báo chí khác nhau? Điều này vừa đòi hỏi có đội ngũ phóng viên giỏi, có tay nghề “đa phương tiện” và phải có đủ kinh phí, điều kiện cơ sở vật chất để sản xuất.

Trong cuộc cạnh tranh gay gắt trên lĩnh vực báo chí truyền thông hiện nay, nhân tố chính vẫn luôn là con người, những phóng viên, biên tập viên đa năng

Khai thác các thế mạnh của báo điện tử không chỉ là chuyện công nghệ, đặc biệt là multimedia, mà nằm ở tư duy đa phương tiện trong sản xuất các sản phẩm truyền thông Bản thân sản phẩm longform đã là sản phẩm đa phương tiện nhưng để khai thác thế mạnh đa phương tiện, nghĩa là làm cho các phương tiện thành tố khác tích hợp được trong cùng một sản phẩm thì cần phải có tư duy đa phương tiện trong khâu sản xuất và tổ chức nội dung Nói đúng hơn điều này phải bắt đầu từ tòa soạn và bản thân người làm báo.

Phương thức đảo tạo báo chí của nước ta vẫn nặng về lý thuyết mà nhẹ về thực hành Điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm đảo tạo Đặc biệt ngày nay xu hướng báo chí đa phương tiện đòi hỏi người làm báo phải được trang bị kiến thức, kỹ năng theo hướng đa năng (biết quay phim, biết chụp ảnh, biết viết, biết thiết kế, biết tổ chức sản phẩm báo chí) sử dụng thành thạo máy tính, các thiết bị kỹ thuật và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ.

Biên bản phỏng vấn sâu 7 Giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Hình thức phỏng vấn: Trực tiếp 1 Xin thầy/cô cho biết dang sản phẩm longform về mặt lý thuyết đang được nhìn nhận như thế nào trong hệ thống thể loại báo chí?

Longform là dạng thức bài báo mới, xuất hiện cùng với sự phổ biến của báo mạng điện tử và báo chí dữ liệu Trong những năm gần đây, đã có một số luận án, luận văn nghiên cứu về dạng thức này gắn với kinh nghiệm triển khai thực tế của một số báo như VnExpress, Zing.vn, Vietnamplus va một số báo điện tử khác Mặc dù đã được triển khai trong thực tế nhưng hình thức này chưa thật sự phô biên và cũng chưa được nghiên cứu sâu về mặt lý luận Do

136 đó, về mặt lý luận, dạng thức này cần được nghiên cứu thêm về đặc điểm nội dung, đặc điểm hình thức và quy trình sáng tạo.

2 Thầy/cô đánh giá thé nào về thé loại sản phẩm longform trên báo điện tử hiện nay? Thực trạng phát triển, cơ hội và thách thức với sự phát triển của thể loại này trên các báo điện tử?

Một số báo điện tử đã áp dụng dạng sản phẩm longform nhằm cung cấp thông tin báo chí cho công chúng một cách mới lạ, bắt mắt và hap dẫn Những bài báo này có thể được coi là điểm nhấn trong các bài viết của tờ báo Các sản phẩm longform đòi hỏi sự tham gia cộng tác của biên tập viên, phóng viên ảnh, chuyên gia xử lý đồ họa và trong một số trường hợp chuyên gia xử lý dữ liệu Việc đòi hỏi đầu tư khá lớn khiến cho dạng bài này chưa thật sự phổ biến Bên cạnh đó, không phải chủ dé nào cũng có thé triển khai theo dang thức này Sản phẩm longform thường là những bài có dung lượng lớn về văn bản, hình anh, đồ họa và video.

Dạng sản phẩm longform còn nhiều tiềm năng để phát triển và trong tương lai sẽ trở lên phô biến hơn ở Việt Nam Trên thế giới, dạng thức này đã trở lên khá phổ biến do các cơ quan báo chí thé giới di đầu xu hướng, dau tu mạnh mẽ về công nghệ và chú ý đến yếu tố con người Như đã nói, dạng thức này đòi hỏi sự cộng tác của nhiều người khác nhau và đòi hỏi nhiều nguồn lực nên sẽ không thé sản xuất với số lượng nhiều như các dang bài khác.

Các cơ quan báo chí cần quan tâm đến việc bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực, đầu tư cho công nghệ, tăng cường phương thức làm việc phối hợp,làm việc nhóm Dù có phát triển sản phẩm longform hay không thì tất cả những sự chuẩn bi, đầu tư trên đây đều là cần thiết.

Với tư cách là những người đang trực tiếp giảng dạy, xin thầy/cô cho biết ý kiến của mình về thể loại báo chí này? Có cần thiết phải phát triển hay

Dang sản pham longform và các dang bài khác đều cần thiết được phát triển nhằm bat kịp xu hướng phát triển của báo chí thé giới, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng đồng thời nâng cao vi thế, uy tín xã hội của cơ quan báo chí Cơ sở đảo tạo báo chí - truyền thông cần tăng cường nội dung thực hành, các kỹ năng sản xuất đa phương tiện đồng thời nghiên cứu lý luận về dạng thức này, từ đó cung cấp nguồn nhân lực và đưa ra các hướng dẫn nghiệp vụ cần thiết.

Các cơ quan báo chí cần nghiên cứu xu hướng của báo chí thế giới, triển khai chuyên đổi số trong mô hình hoạt động và nâng cao chất lượng thông tin Dang sản pham longform hay bat kỳ dang bài nào khác đều cần thông tin có chất lượng Vấn đề là thông tin đó được thê hiện bằng hình thức như thế nào cho sinh động, cuốn hút công chúng Trong bối cảnh cạnh tranh thông tin như hiện nay, cơ quan báo chí nào có khả năng cung cấp thông tin chất lượng bằng hình thức hấp dẫn sẽ được công chúng ủng hộ và tin tưởng.

Biên bản phỏng vấn sâu 8

Lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam

Hình thức phỏng vấn: Trực tiếp 1 Thưa đồng chí! Hòa chung xu thé phát triển của báo điện tử, những năm qua, Báo QĐND Điện tử đã từng bước khang định được vi thé và uy tin của mình đối với bạn đọc trong và ngoài nước Đồng chí đánh giá như nào về sự thay đổi và phát triên của Báo QĐND Điện tử hiện nay?

Có thể nói, cùng với Báo Nhân Dân, Báo QDND là hai cơ quan báo chí đóng vai trò hết sức quan trong trong nén báo chí cách mạng Việt Nam va dé theo kịp sự phát triển của thời đại công nghệ làm báo hiện đại, thời gian qua, Báo QPND đã có nhiều chuyền biến Trong đó, chúng tôi đặc biệt chú ý đến những thay đổi trên Báo QĐND Điện tử Những đòi hỏi về đa phương tiện, đa

138 nền tảng, những bài viết kết hợp với hình ảnh video như những sản phẩm longform, infographic, podcast hay rất nhiều sự đổi mới, sáng tạo khác đều cho thấy một tờ báo Đảng trong quân đội thật sự nhanh nhạy.

Sự thé hiện của Báo QĐND Điện tử trên các nên tảng mạng xã hội như:

Tiktok, Fanpage cũng rất đậm nét Chang hạn, những nội dung chuyên dành cho giới trẻ nhưng với cách làm sự khác biệt của mình, các nền tảng mạng xã hội của Báo QĐND Điện tử đã thu hút được rất nhiều độc giả Chúng tôi nghĩ rằng, những đổi mới của Báo QDND, trong đó có Báo QĐND Điện tử, thời gian qua đã bắt kịp được những xu thế chung Có những cách thức đổi mới sáng tạo và góp phần tuyên truyền hiệu quả những đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước nói chung, cũng như là những vấn đề của Quân đội nói riêng đến đông đảo công chúng bạn đọc.

2 Ngoài việc đưa tin các hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước,

Quân đội, thời gian qua, Bao QDND Điện tử đã có nhiều bài viết đa dang về các nội dung, lĩnh vực, bài thể hiện dưới dạng báo chí đa phương tiện được độc giả đánh giá cao Đồng chí đánh giá như thế nào về việc ứng dụng các thể loại báo chí hiện đại vào những tờ báo chính tri lớn của đất nước?

Một cơ quan báo chí trên nền tảng điện tử áp dụng những cách thức làm báo hiện đại, kết hợp nhiều cách thức khác nhau để sản xuất ra những nội dung đa phương tiện là điều hết sức bình thường, thậm chí là điều bắt buộc dé cho các cơ quan báo chí đó tồn tại Chúng ta không thé chỉ bám lay những nên tảng xưa cũ, mà thực tế hiện nay, độc giả đã di chuyển lên những nền tang mới Việc Báo QĐND đi trước, đón dau, chủ động trong việc triển khai những công nghệ hiện đại như hiện nay là điều rất là đáng hoan nghênh.

Tuy nhiên, chúng tôi có thể khăng định những gì mà nhiều cơ quan báo chí, trong đó có Báo QĐND Điện tử đang làm và đã làm thi vẫn chưa đủ bởi vì chúng ta làm báo điện tử vẫn tương đối là đơn giản Hiện nay, nhiều cơ

139 quan báo chí dùng bài viết đưa lên nền tảng số, mà chưa thực sự tận dụng hết được sức mạnh của công nghệ SỐ, cũng như là nên tảng số mang lại Sự kết hợp nội dung giữa các tin, bài với nhau được bồ sung hình ảnh, video mới chỉ là những bước đi khá cơ bản, trong khi dé làm báo điện tử thì đòi hỏi nhiều hơn thé Không phải chúng ta chỉ làm thêm một vài chương trình podcast, đưa vài hình đồ họa tương tác, rồi một số video có nghĩa là chúng ta đã làm tốt trên nền tảng điện tử Chúng ta cần có những nghiên cứu, áp dụng nhiều công nghệ sâu hơn nữa.

Ví dụ như hiện nay, việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dé theo dõi người dùng đã trở nên khá phô biến với trên thế giới Tại Việt Nam đã có một số cơ quan báo chí áp dụng và mang lại hiệu quả Bạn đọc hiện nay muôn hình vạn trạng, làm báo hiện nay không phải là viết một bài cho muôn người đọc nữa mà là nội dung phải được cá nhân hóa, nên cần phải ứng dụng những hệ thống trí tuệ nhân tạo dé theo dõi hành vi người dùng, từ đó đưa đến cho mỗi bạn đọc những nội dung mà cá nhân họ muốn.

Những công nghệ mới hiện nay như công nghệ về cá nhân hóa nội dung cũng như là xu hướng làm mới, hiện đại mà chưa có nhiều cơ quan báo chí Việt Nam áp dụng Tôi nghĩ rang, Báo QĐND Điện tử cần mạnh dan đầu tư theo hướng này thì mới có thé trao đổi, tương tác với bạn đọc, đưa đến cho bạn đọc những nội dung mà bạn đọc thực sự cần.

Những gi Báo QDND nói chung như Báo QDND Điện tử đã làm thời gian qua là rất đáng hoan nghênh, rất đáng cô vũ Chúng ta cần phải mạnh dạn hơn nữa trong việc áp dụng những công nghệ hiện đại, để hoàn thành sứ mệnh của mình trong việc tuyên truyền chính sách của Đảng, Nhà nước, Quân đội đến được đúng đối tượng bạn đọc. Đặc biệt, trong thời kỳ mà thông tin rất hỗn loạn như hiện nay, chúng ta thấy trên Internet, trên mạng truyền thông xã hội, lượng tin giả, tin xấu độc

140 càng ngày càng nhiều cho nên bạn đọc mong muốn những cơ quan báo chí chính thong can phai bat kip, phan wng nhanh dé dua những thông tin chính xác đến bạn đọc Muốn nam bắt được bạn đọc thì phải có những cách thức làm báo hiện đại, áp dụng những công nghệ mới, có tư duy thay đổi, chuyển đổi số dé vận hành hiệu quả hệ thống, đồng thời cần chiếm lĩnh được nên tang số thì mới có thể đưa đến những thông tin chính xác cho bạn đọc của mình.

3 Thưa đồng chí, Báo QDND có nhiều lợi thế tuyên truyền về lực lượng vũ trang, đối ngoại quốc phòng, bình luận quốc tế, theo đồng chí, Báo QĐND Điện tử cần phải làm gì dé phát huy tốt hơn thế mạnh này?

PHU LUC 2 KET QUÁ KHAO SAT, THONG KE Các phương pháp thu thập thông tin được sử dung trong sản phẩm

longform của Báo QDND Điện tử trong thời gian khảo sát

STT Phương pháp thu thập thông tin được sử Số lượng tin bài dụng trong sản phẩm sản phẩm longform I | Phong van 95

Nội dung phản ánh của các sản phẩm longform trên Báo QDND Điện tử

STT | Nội dung phản ánh của các sản phâm longform trên báo Số lượng

So lượng các sản pham longform về các van dé trong nước và quôc tê

STT | Số lượng các sản phẩm longform về | Số lượng (bài) | Ty lệ (%) các vấn đề trong nước và quốc tế 1 Các van dé trong nước 97 89%

2 Các van dé quốc tế 12 11%

So sánh lượt view tin bài thông thường và lượt view sản phẩm longform của Báo QDND Điện tử

Tin bài Cao nhất Thấp nhất Trung bình

Thống kê các yếu tố đa phương tiện được sử dụng trong sản phẩm longform của Báo QDND Điện tử

STT | Các yêu tô đa phương tiện được sử dụng trong sản phẩm| S6 lượng longform của Báo QDND Điện tử l Bản đô 3

Nguồn video được sử dung trong sản phẩm longform của Báo QDND Điện tử

STT | Nguôn video được sử dụng trong sản phẩm | Sô lượng |Tỷ lệ longform của Báo QDND Điện tử (video) (%)

5 Các co quan, đơn vi khác 5 16%

Ngày đăng: 06/09/2024, 11:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN