Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Ứng phó với khó khăn trong đời sống tỉnh than của công nhân” nhằm cung cap cái nhìn tong quan về cơ sở lý luận đời sống
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐỖ PHƯƠNG ANH
ỨNG PHÓ VỚI KHÓ KHĂN TRONG ĐỜI SÓNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Hà Nội — 2022
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
DO PHƯƠNG ANH
Chuyên ngành: Tâm ly học
Mã số: 8310401.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS TS TRỊNH THỊ LINH
Hà Nội — 2022
Trang 3LOI CAM ON
Dé hoàn thành luận van nay tôi đã nhận được rat nhiêu sự giúp đỡ quýbáu từ các thây cô giáo, các bạn và các anh chị học viên Cao học Khoa Tâm
lý học, đồng nghiệp, t6 chức và người thân.
Lời đầu tiên, cho phép tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo Khoa
Tâm lý học đã giảng dạy chúng tôi trong suốt hai năm học tập tại Trường ĐH
KHXH&NV, xin cảm ơn các thầy cô giáo đã không ngại đường xa, dạy học
trực tuyến giữa mùa dịch dé đem đến cho tôi và các học viên khác những tri
thức và những hiểu biết mới, cảm ơn cô Nguyễn Thanh Ly - trợ lý đào tạo
của Khoa Tâm lý học đã rất nhiệt tình và tận tâm, đồng hành cùng chúng tôisuôt khóa học.
Xin cảm ơn ban quản lý và công nhân tại khu công nghiệp ở Vĩnh Phúc đã
hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện khảo sát và phỏng vấn về đề tài.
Đặc biệt, tôi muốn bày tỏ sự biết ơn chân thành, sâu sắc đến PGS.TSTrịnh Thị Linh đã tận tình hướng dẫn và hỗ trợ tôi thực hiện đề tài với tất cả
sự nhiệt huyết, nhiệt tâm và đầy trách nhiệm của một nhà giáo Sự kiên nhẫn
và khích lệ của cô đã giúp tôi nô lực và cô găng hoàn thành luận văn này.
Và cuôi cùng xin được gửi lời cảm ơn đên các thay cô giáo trong Hội
đồng bảo vệ luận văn thạc sỹ đã góp ý kiến để tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Đỗ Phương Anh
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Ưng phó với khó khăn trong đời sông tinh
thân của công nhân” do chính bản thân tôi nghiên cứu.
Các số liệu trong đề tài này là kết quả công sức tôi đã đầu tư thuthập và xử lý thông tin một cách trung thực Kết quả nghiên cứu đượctrình bày trong luận văn này không sao chép của bất cứ luận văn nào và
cũng chưa được trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu
nao khác trước đây.
Hà Nội, ngày 01 tháng 4 năm 2022
Tác giả luận văn
Đỗ Phương Anh
Trang 51.1 Tống quan nghiên cứu về ứng phó và ứng phó với khó khăn trong đời
sống tinh thần của công nhân - 2-2 2 St ềteEỀEEEEEEEEEEEEEEEETEEEEEEEEEEEEEerrer 61.1.1.Téng quan nghiên cứu về ứng phó nói chung -¿ ¿+2 5++:x++5s+¿ 61.1.2.Téng quan nghiên cứu về khó khăn trong đời sống tinh thần của công nhân vàung phó của công nhân với các khó khăn nay - net 9
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài ¿5c sn te E111 111111 xe 13
1.2.2 Khái niệm Công nhân - . - + t1 v91 93191191 vn HH ngưng nh nh gà 191.2.3 Khái niệm đời sống tỉnh thần 22 +¿©2+£2E++EE+2EEtEEEtEEEerxrrrrerrrsree 221.2.4 Đời sống tinh thần của công nhân và khó khăn trong đời sống tinh thần của
CONG MAN P8 27
1.2.5 Ung phó với khó khăn trong đời sống tinh than của công nhân 31
Tiểu kết chương 1 222++++222EEEE11115222122222221111111112 22210011111 cc Emnd, 34CHUONG 2 TO CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1 Tổ chức nghiên €ứu 2s E+SE+EE+E£2E£EEEEEEEEEEEEEEEEE21121121 211111 re 352.1.1 Địa bàn nghiÊn CỨU - - 5 121121 1x HH ng kg rry 352.1.2 Khách thé nghiên cứu -2£+2EEEVS2+++2EEEEEEE121122211111111221111122 22211 .e 362.1.3 Tiến trình nghiên cứu ¿ c E+SE+EE+EE2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkErkrrkrree 38
Trang 62.2 Các phương pháp nghiên CỨU - - 5 2225 S22 SEeeeresrrrrsrrrrsrrree 39
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài lIỆU - - 5 2225 S22 St E+EEseereerrrrsrerrrerree 392.2.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi 2-2 2 2+S2+££Ee£x+zxezssez 402.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu -2 2¿2+2EEEE+++£++2EEEEEE++etEEEEEEEeerrrrrrrrrrree 412.2.4 Phương pháp xử lý số liệu băng phần mềm thống kê toán học - 42Tiểu kết chương 2 -.-22 ©©V2222+9EEEEE215111222711111122277111112227111111.1201111 e1 e 43
CHƯƠNG 3 KET QUA NGHIÊN CỨU THỰC TRANG UNG PHO VỚI KHÓ
KHAN TRONG ĐỜI SÓNG TINH THAN CUA CÔNG NHÂN KHU CÔNGNGHIỆP Ở VĨNH PHÚC -©©++222++++92222211111111212222221711111111 E1 44
3.1.Thực trạng khó khan trong đời sống tinh than của công nhan 443.1.1 Nhận diện của công nhân về các khó khăn trong đời sống tinh thần nói chung 443.1.2 Thực trạng khó khăn trong đời sống tinh thần của công nhân trên từng
D0101: 1 50
3.1.3 So sánh các khó khăn trong đời sống tỉnh thần theo một số biến nhânkhẩu học -. +22+xtttEE HH HH HH HH ưu 55
3.2 Thực trạng ứng khó với khó khăn trong đời sống tỉnh thần của công nhân 60
3.2.1 Các cách ứng phó nói chung với khó khăn trong đời sống tỉnh thần của
l09i110i1i: 01111107 603.2.2 Cách ứng phó với khó khăn trong đời sống tinh thần của công nhân trênTUNG DIN CSN 61
3.2.3 So sánh các cách ứng phó theo một số biến nhân khẩu hoc 64
3.3 Mối quan hệ giữa khó khăn trong đời sống tỉnh thần của công nhân và cách
I1 30:10: 8.1 67
3.3.1 Kiểm định mối tương quan Pearson -22++++222EEEEEEE22cczzrrrrrrr G7
3.3.2 Khả năng dự báo của các chiến lược ứng phó với các khó khăn trong đời sống tinh
thần của công nhân -c2++++2222EEEEEEE22222211122222211111111211.22222001111112 EEmL 69
Tiểu kết chương 3 2 -©22222+EEEEE115111222111111122271111112227111111.1200111 EE E.ye 76
KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, -2222222222222122111555222222ererrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrer 71DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHAO -22222222222222222222222222222222crr §6PHU LỤC -:-s2:2S222222221212111.20 1.0 0 1 erre |
Trang 7DANH MỤC BANG BIEUBảng 2.1 Đặc điểm khách thé nghiên cứu - 2-5 ©5+++£+£x+£xtzx++zezrxerxeces 37Bảng 2.2 Độ tin cậy Alpha của Cronbach của các thang đo được sử dụng trongIn ¡8i 0 42Bảng 3.1 Thực trạng các khó khăn trong đời sống tinh than mà công nhân gặp phải 44Bảng 3.2 Khó khăn trong đời sống tinh than của công nhân -. - 48Bang 3.3 Thực trạng khó khăn trong học tập, nâng cao trình độ 50Bảng 3.4 Thực trạng khó khăn trong hoạt động thê dục thé thao, giải trí 51
Bảng 3.5 Thực trạng khó khăn của công nhân trong việc tham gia tô chức, đoàn thể 52
Bang 3.6 Thực trạng khó khăn trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo 54
Bang 3.7 So sánh sự khác biệt về các khó khăn trong đời sống tinh thần theo2i) 1 55Bang 3.8 So sánh sự khác biệt về các khó khăn trong đời sống tinh thần theo thâmniên lao động của công nhân «+ x11 v9 9 2 HH HH Hưng gà 56
Bảng 3.9 So sánh sự khác biệt về khó khăn trong đời sống tinh thần theo trình độ
Bang 3.10 So sánh sự khác biệt về các khó khăn trong đời sống tinh thần theoGO 0 59Bảng 3.11 Các ứng phó tập trung vào van dé của công nhân . : 62
Bảng 3.12 Các ứng phó tập trung vào cảm XUC ¿+ «+ + ++s+seeseeree 63
Bảng 3.13 Các ứng phó né tránh - + - +11 1393113111911 1 91 19 19v vn rry 64Bang 3.14 So sánh sự khác biệt về cách ứng phó theo giới tính - 65Bang 3.15 So sánh sự khác biệt về cách ứng phó theo thâm niên lao động 65Bảng 3.16 So sánh sự khác biệt về cách ứng phó theo độ tuôi - - 66
Bang 3.17 Tương quan giữa khó khăn trong đời sống tinh than của công nhân và
cách ứng phó của công nhÂn - -.- + E113 E991 991119 11g HH rưy 67
Bang 3.18 Kha năng dự báo của các chiến lược ứng phó với khó khăn trong việc
học tập, nâng cao trình độ của công nhân + 5c +22 E S23 *+E*vEseeveereerrsrrs 69
Trang 8Bảng 3.19 Khả năng dự báo của các chiến lược ứng phó với khó khăn trong thựchiện các hoạt động thé dục thé thao và giải trÍ - - 2-2 + +2 ++E+kerxerxerxersxee 70Bảng 3.20 Khả năng dự báo của các chiến lược ứng phó với khó khăn trong việctham gia t6 J0 p0 AE Ả 71
Bảng 3.21 Khả năng dự báo của các chiến lược ứng phó với khó khăn trong thực
hiện các hoạt động tôn giáo, tin nBgưỠng - + kg gio 71
DANH MỤC BIEU DOBiểu đồ 3.1 Thực trạng gặp khó khăn trong đời sống tinh thần của công nhân làmviệc tại Khu công nghiệp ở Vĩnh Phúc - - 5 3S 1E 1113 E111 Exkree 47Biểu đồ 3.2 Điểm trung bình các cách ứng phó với khó khăn trong đời sống tinhthần của công nhân - 2 2 £+S£+E£2E+EEEEEEE9EEEE12E1211217171111111111 1111111 1e 60
Trang 9DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT
Viết tắt Viết đầy đủTHPT Trung học phổ thông
DTB Diém trung binh
DLC Độ lệch chuẩn
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Công cuộc công nghiệp hóa nông thôn diễn ra nhanh và mạnh ở Việt Nam
những năm qua đã cho ra đời gần 400 khu công nghiệp, khu chế xuất (Mộc Minh,
2021), trong đó có 284 khu đã đi vào hoạt động và thu hút hàng triệu lao động nông
thôn trở thành công nhân trong các khu công nghiệp Điều này giúp cho thu nhập
của người lao động cao hơn và 6n định hơn so với thu nhập từ làm nông nghiệptruyền thống trước đó, đời sống của người lao động ngày càng được cải thiện Tínhđến tháng 12/2020, cả nước có khoảng 3,3 triệu công nhân lao động trong các khucông nghiệp, trong đó có 2,03 triệu (chiếm hơn 61%) là lao động ngoại tỉnh Trong2,03 triệu công nhân ngoại tỉnh, có tới 1,58 triệu người (chiếm gần 78%) phải thuêtrọ Tuy chỉ chiếm tỷ lệ hơn 14% dân số, 27% lực lượng lao động xã hội, song hàngnăm, lực lượng công nhân có đóng góp lớn cho sự phát triển đất nước Họ tạo rahơn 65% giá trị tổng sản phẩm xã hội, hơn 70% ngân sách nhà nước Nhưng, lợi íchcủa một bộ phận công nhân được hưởng chưa tương xứng với thành quả công cuộc
đổi mới và những đóng góp của chính họ Nhiều công nhân vẫn chưa thoát khỏi khókhăn, bức xúc do đời sống vật chat, tinh thần còn nghèo nàn (Thái Sơn, 2021)
Do phan lớn công nhân xuất thân từ nông thôn, trình độ văn hóa không cao vàkhông được đào tạo bài bản nên khi chuyển đổi việc làm với kỷ luật lao độngnghiêm và cường độ lao động cao khiến đời sống tinh thần của công nhân có nhiều
thay đổi Do đó, việc quan tâm chăm lo đời sống tinh thần cho công nhân là van dé
hết sức quan trọng, bởi nó liên quan đến quá trình tái tạo sức lao động và sự sáng
tạo của công nhân Nhận thức rõ điều này, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều
Nghị quyết, Chỉ thị và Quyết định, về xây dựng thiết chế văn hóa, nâng cao đờisông tinh than cho công nhân ở các khu công nghiệp Chang hạn, Quyết định số
1780/QĐ-TTg (2011) của Thủ tướng về xây dựng và phát triển thiết chế văn hóa,tạo điều kiện dé công nhân các khu công nghiệp được nâng cao đời sống tinh thần;
Chỉ thị số 52-CT/TW (2016) của Ban Bí thư về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảngđối với công tác nâng cao đời sống tinh thần cho công nhân ở khu công nghiệp, khu
Trang 11chế xuất” Mục tiêu đặt ra là đến năm 2020 tối thiểu phải có 30% khu công nghiệp
đã hoạt động có trung tâm văn hóa - thể thao Điều này đã thúc đây các địa phương,
doanh nghiệp triển khai các hoạt động nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho côngnhân Tuy nhiên, đến tháng 3/2021, cả nước mới có 04 trung tâm văn hóa - thé thaotrong khu công nghiệp tại 4 tỉnh: Vĩnh Phúc, Hà Nam, Quảng Nam, Sóc Trăng, đạtkhoảng 4,2% so với chỉ tiêu đề ra (Thiện Văn - Nhã Trường, 2021) Và các trungtâm văn hóa này, tỷ lệ công nhân đến không đáng kể, bởi cơ sở vật chất trang thiết
bị nghẻo nàn, nội dung và hình thức tổ chức đơn điệu: một số nơi tổ chức tốt hơn thì
thu phí cao nên đa số công nhân không mặn mà tham gia
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra răng, thực tế đời sống vật chất khó khăn và cườngđộ lao động cao khiến phần lớn công nhân chưa có điều kiện dé hưởng thụ đời sốngtinh thần Nhiều doanh nghiệp chi tập trung vào việc gia tăng lợi nhuận, chưa quan
tâm tới các hoạt động văn hoá, thé dục thé thao, vui chơi giải trí Bên cạnh đó, chủ
doanh nghiệp cũng chưa thực sự bị ràng buộc trách nhiệm phải chăm lo đời sốngtinh thần của người lao động Điều đáng lưu ý là, bản thân công nhân cũng khôngcó thời gian vì phải làm thêm ca, thêm giờ để cải thiện thu nhập Do đó, đời sốngvăn hóa, tinh thần của công nhân tại các khu công nghiệp đa phan đơn điệu và tẻnhạt Điều này có nhiều nguyên nhân, song chủ yếu là công nhân không thuộc vềmột tổ chức chính thức nào, đặc biệt là công nhân làm việc trong các công ty nướcngoài Họ cũng không có mối quan hệ với các tổ chức chính thức như chính quyềnthành phố, chủ doanh nghiệp, chính quyền địa phương, hội phụ nữ Các mối
quan hệ với nhóm bạn nghê, công đoàn cơ sở có được thiệt lập nhưng còn yêu.
Về mặt lý luận, các nghiên cứu về người lao động nói chung, công nhân nóiriêng đã được tiễn hành ở nhiều khía cạnh khác nhau, như động lực lao động, bảo
vệ quyền của người lao động, các khó khăn của người lao động, song những
nghiên cứu về ứng phó với khó khăn trong đời sống tỉnh thần của công nhân dườngnhư vẫn chư được quan tâm đúng mức Vì vậy, nghiên cứu vấn đề về ứng phó củacông nhân với khó khăn trong đời sống tinh thần sẽ góp phần hoàn thiện khung lý
luận vê chủ đê này, tạo tiên dé thuận lợi cho các nghiên cứu khác sau này Thêm
Trang 12vào đó, các kết quả nghiên cứu thực tiễn sẽ là cơ sở khoa học dé đề xuất những địnhhướng, giải pháp hiệu quả nhằm cải thiện hơn nữa đời sống tỉnh thần của côngnhân, đáp ứng nhu cầu lao động, sản xuất trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đât nước.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Ứng phó với khó
khăn trong đời sống tỉnh than của công nhân” nhằm cung cap cái nhìn tong quan về cơ
sở lý luận đời sống tinh thần của công nhân và cách ứng phó của họ với các khó khăn.Từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao đời sống tinh thần của công nhân nói
riêng, cuộc sông của công nhân nói chung.
2 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiéu thực trạng khó khăn trong đời sông tinh thân của công nhân và ứngpho của họ với những khó khăn này Trên cơ sở đó dé xuât một sô kiên nghị với cácbên liên quan nham cải thiện chat lượng đời sông tinh thân của công nhân.
3 Đối tượng nghiên cứu
Khó khăn trong đời sống tinh thần của công nhân và các cách ứng phó của họ
với các khó khăn này.4 Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Nhiệm vu nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về những khó khăn trong đời sống tinh thần củacông nhân va cách ứng phó của họ với khó khăn trong đời sống tinh than
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn
- Xác định thực trạng khó khăn trong đời sống tinh thần của công nhân.- Phân tích các cách thức ứng phó của công nhân với các khó khăn trong đờisống tinh than
- Đề xuất các kiến nghị nham nâng cao đời sống tinh than của công nhân
5 Khách thể nghiên cứu
200 công nhân đang làm việc tại khu công nghiệp ở Vĩnh Phúc.
Trang 136 Phạm vỉ nghiên cứu
6.1 Về nội dung
Tập trung nghiên cứu cách thức ứng phó với các khó khăn trong đời sống tinh
thân của công nhân trên các khía cạnh như sau:
Cách thức ứng phó với khó khăn trong việc học tập nâng cao trình độ.Cách thức ứng phó với khó khăn trong hoạt động thể dục thể thao, giải trí.Cách thức ứng phó với khó khăn trong việc tham gia các tổ chức, đoàn thể.Cách thức ứng phó với khó khăn trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.
6.2 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Công nhân đang làm việc tại khu công nghiệp ở Vĩnh Phúc7 Giả thuyết nghiên cứu
Trong số bốn khía cạnh của đời sống tinh thần được đề cập, công nhân gặp
khó khăn lớn nhất trong việc tham gia các tô chức đoàn thé (tham gia các tổ
chức Công đoàn, các Câu lạc bộ, ).
Có sự khác biệt về khó khăn trong đời sống tỉnh thần của công nhân theo một
số bién số nhân khẩu học.Công nhân trong phạm vi nghiên cứu của đề tài sử dụng cả 3 cách ứng phó là
tập trung giải quyết vấn đề, điều tiết cảm xúc, né tránh khi gặp các khó khăntrong đời sống tinh thần Trong đó, cách ứng phó điều tiết cảm xúc đượckhách thé sử dụng nhiều hon cả
Ứng phó của công nhân trong phạm vi nghiên cứu của đề tài có sự khác biệttheo một số biến số nhân khẩu học
Cách thức ứng phó mà công nhân sử dụng có tương quan với khó khăn trongđời sống tinh thần mà họ gặp phả
8 Phương pháp nghiên cứu
8.1 Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu
Mục đích nghiên cứu tài liệu:
Tìm ra những cơ sở nghiên cứu nhằm xây dựng khung lý thuyết và công cụnghiên cứu cho đê tài.
Trang 14— Hệ thống hóa những tài liệu nói trên để xây dựng khung lý thuyết và nội
dung nghiên cứu đề tài.Cách thức tiền hành nghiên cứu tài liệu:
— Tham khảo các công trình nghiên cứu tại kho lưu trữ, thư viện Dai học Khoa
học Xã hội và Nhân văn.
— Nghiên cứu tài liệu, bài viết, bài báo, các thông tin đăng tải trong và ngoài
nước có liên quan đến đề tài thông qua công cụ tìm kiếm internet:
vista.gov.vn, google.scholar.com, tailieu.vn, khotrithucso.com, 8.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích điều tra: Tác giả xây dựng một bảng hỏi khảo sát dành cho côngnhân làm việc tại khu công nghiệp ở Vĩnh Phúc nhằm tìm hiểu khó khăn trong đời
sông tinh than của công nhân và ứng phó của họ với khó khăn này
Cách thức tiến hành điều tra: Tác giả liên hệ với cán bộ phụ trách/quản lý côngnhân tại các công ty thuộc khu công nghiệp Vinh Phúc dé đề xuất xin khảo sát dữ
liệu trên công nhân.
8.3 Phương pháp phỏng van sâu
Mục đích phỏng vấn: Bồ sung và làm rõ hơn một số thông tin đã thu được từ
bảng hỏi.
Cách thức tiễn hành: Đặt các câu hỏi nhằm tìm hiểu sâu hơn về các khó khăn
trong đời sống tinh thần của công nhân, cách thức ứng phó của họ với các khó khăn
này.
8.4 Phương pháp xử lý dữ liệu bằng phan mềm thống kê toán học
Mục đích xử lý: Nhằm thống kê các số liệu thu được đối với các vấn đề đãkhảo sát.
Xử lý thông tin định lượng bằng chương trình SPSS: Nghiên cứu sử dụngphần mềm SPSS 22 để nhập và xử lý thống kê như: tính tần số, tính phần trăm
làm cơ sở bình luận số liệu từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Trang 15CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VE UNG PHO VỚI KHÓ KHAN
TRONG ĐỜI SÓNG TINH THAN CUA CÔNG NHÂN
1.1 Tổng quan nghiên cứu về ứng phó và ứng phó với khó khăn trong đời sống
tỉnh thân của công nhân
Ung phó với khó khăn trong đời sống tinh thần là một van đề thu hút được sự
quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong những năm gần đây ở cả Việt Nam và
nước ngoài Thông qua nghiên cứu các nguồn tài liệu, tác giả thu thập được những
thông tin nghiên cứu như sau:
1.1.1 Tổng quan nghiên cứu về ứng phó nói chung
Khi nghiên cứu về các cách thức ứng phó với các khó khăn tâm lý vào năm
1970, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một cách tiếp cận để đo lường và đánh giá sự
ứng phó, cách tiếp cận này được tóm tắt trong công trình của Folkman và Lazarus
(1970) Cụ thé, các nhà nghiên cứu đã xác định 8 cách ứng phó gồm: đối diện vớivan đề, có thoát khỏi tình huống khó khăn, tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội, gánh váctrách nhiệm, né tránh thực tại, lập kế hoạch giải quyết vấn đề và nhìn thấy điềuthuận lợi Các tác giả tin rằng, cách tiếp cận này phản ánh hai kiểu cơ bản của sựứng phó: tập trung vào van dé và tập trung vào cảm xúc Lazarus va Folkman nhấn
mạnh rằng, những khía cạnh trong hai hành vi ứng phó của cá nhân thay đổi phụ
thuộc vảo tình huống hay mức độ hỗ trợ xã hội mà cá nhân nhận được
Một trong những công cụ đo lường được phát triển quan điểm mới là Ứng phóvới những tình huống căng thắng (Coping with stressful situations - CISS) Công cụnày cố gắng đưa ra những dấu hiệu của các cách ứng phó mà con người có thé sửdụng được trong những tình huống khó khăn Những cách thức ứng phó mà công cụnày đưa ra bao gồm cách thức hướng vào nhiệm vụ trong đó người ta hướng đếnviệc đương đầu với những vấn đề kế tiếp sẽ diễn ra, cách thức hướng vào cảm xúc,cách thức né tránh thực tại (bao gồm những tìm kiếm sự hỗ trợ về mặt xã hội và tìm
Trang 16kiếm sự giải tỏa tâm trí) Thang đo gốc được Endler và Parker thiết kế năm 1999,bao gồm 48 mệnh đề Phiên bản rút gọn của thang đo Ứng phó với những tìnhhuống căng thăng là CISS: Situation specific version (CISS-SSC hoặc CISS-21) với21 mệnh đề, tập trung đánh giá cách ứng phó nói chung cũng như ứng phó trong các
tình huống, sự kiện đặc biệt như có sự thay đổi về mặt xã hội, các mối quan hệ, có
xung đột (Endler và Parker, 1999a, 1999b).
Trong nghiên cứu của Bolognini Monique, Plancherel Bernard, HanfilOlivier (2000) về “Đánh giá các chiến lược ứng phó cua thanh thiếu niên: có sựkhác nhau theo tuổi và giới tính hay không ” đã tìm hiểu các cách ứng phó theo đặctrưng giới, mối tương quan giữa việc lựa chọn các cách ứng phó với sức khỏe tâmtrí theo giới tính và theo độ tuổi Các tác giả đã đưa ra những cách thức ứng phónhư: sử dụng quan hệ xã hội, gia đình, tình cảm âm tính, sự giải trí, hài hước, camkết tiêu xài, gia đình, nhà trường Các kết quả khang định nữ thanh thiếu niên tựđiều chỉnh tùy theo khó khăn bằng cách tham gia nhiều hơn vào các quan hệ xã hội,
bạn bè, anh chị em, bố mẹ và các người lớn khác Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, con
gái đầu tư nhiều hơn vào thế giới tương tác nhằm thể hiện tình cảm một cách cởi
mở nhằm nhận được sự nâng đỡ, các lời khuyên và những điều an ủi từ một ngườitâm tình (bạn bè hay gia đình) Trong khi đó các nam thanh niên cố gắng nhiều hơnvào việc tạo ra sự hài hước và ít phụ thuộc vào người khác hơn so với con gái, có xuhướng làm cho tình huống bớt khủng hoảng và tỏ ra lạc quan, tìm kiếm sự giải tỏatrong các trò chơi và hoạt động thể lực Về mối quan hệ sức khỏe tâm trí và các
cách thức ứng phó, nghiên cứu cho thấy các kết quả tỏ ra khác biệt giữa con trai và
con gái Ở con gái, trong số các cách thức ứng phó có tương quan cao nhất là sự thểhiện các tình cảm âm tính phối hop với một xác suất cao nhất bị rối nhiễu tâm trínhư khí sắc tram nhược, lo âu và rối nhiễu giấc ngủ Ở con trai chỉ có tương quan vềmặt lo âu.
Nghiên cứu Camus Jean trong bài viết “Si bố tri thời gian và các khó khăn
học đường phản ứng tức thời và chỉ hoãn” đã đỗi chiéu cách thức ứng phó tâm lý
của trẻ thuộc nhóm SES (những trẻ học sinh lớp đặc biệt các em này thường được
Trang 17gọi là những học sinh không thích nghi, chậm chạp trong học tập) và trẻ thuộc
nhóm CES (nhóm học sinh cấp 2 bình thường) Kết quả cho thấy các trẻ thuộcnhóm SES, khi gặp khó khăn sẽ hành động chớp nhoáng, không cần đánh giá,chúng xem những hành động bột phát như thế là một “tắm áo giáp” chống lại sự sợ
hãi về thất bại liên tiếp tan công Trẻ nữ trong nhóm này có xu hướng trì hoãn thời
gian thực hiện công việc, các em loay hoay tìm kiếm giải pháp phù hợp, cảm thấy
thất vọng, luôn phàn nàn và yêu cầu được giúp đỡ hơn trẻ nữ ở nhóm CES
Mc Cubin (1980) nghiên cứu tác động của những ứng phó sai lầm đến việcphá hủy hệ thống gia đình Ngược lại, K.Ligley (1993) quan tâm đến cách ứng phóhiệu quả với những khó khăn trong gia đình Bên cạnh đó, nhiều nhà tâm lý kháccũng nghiên cứu cách ứng phó trong những tình huống đặc thù khác như: ứng phóvới stress nơi làm việc, ứng phó với bệnh nhân AIDS Nhìn chung, các tác giả đãkhu biệt ứng phó của khách thé trong một nhóm nhất định dé đưa ra những phântích, đánh giá các cách ứng phó này trong từng điều kiện cụ thể
D.Essau và S.Trodorff (1996) đã nghiên cứu cách ứng phó của nhóm học
sinh Malaysia so với học sinh Bắc Mỹ (Canada, Mỹ), Đức với những vấn đề liên
quan đến trường học Một nghiên cứu khác của E.Frydenberg, R.Lewis (2002) đã sosánh 319 học sinh từ ba quốc gia Colombia, Bắc Ireland và Australia về cách ứngphó với các van đề xã hội như: ô nhiễm, phân biệt chủng tộc, chiến tranh và bạo lực
trong cuộc sống cộng đồng Những nghiên cứu trên giúp các nhà nghiên cứu về
van đề ứng phó hiểu rằng, để nghiên cứu ứng phó của một cá nhân, nhóm, cộng
đồng người thì cần quan tâm đến các yếu tố văn hóa
Nhìn chung, các nghiên cứu về cách thức ứng phó cũng như các nghiên cứuđời sống văn hóa tinh thần được nhiều học giả, nhà khoa học quan tâm nghiên cứu ởnhiều quy mô và mức độ khác nhau
Nghiên cứu về cách thức ứng phó với khó khăn trong đời sống tinh than làmột vấn đề chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều ở Việt Nam Có thé kể đến tác
giả Phan Thị Mai Hương và các cộng sự (2007) tìm hiểu về “Cách ứng phó của trẻvị thành niên với hoàn cảnh khó khăn ” Tác giả đã tiễn hành nghiên cứu trên 500 trẻ
Trang 18vị thành niên tuổi từ 12 đến 19 thuộc các nhóm trẻ khác nhau Kết quả đưa ra mộthệ thống lý thuyết về hành vi ứng phó khá đầy đủ và chỉ tiết Đây là những đónggóp đáng ghi nhận bởi kết quả nghiên cứu này giúp chúng ta kịp thời phát hiện vàđiều chỉnh những cách ứng phó tiêu cực, đồng thời động viên, khích lệ sử dụng các
cách ứng phó tích cực trước sự kiện, hoàn cảnh khó khăn.
Trần Thị Tú Anh (2010) với công trình “Cách ứng phó với khó khăn tâm lý
của sinh viên thiệt thòi thuộc Đại học Huế” Đề tài chỉ ra các cách đương đầu của
sinh viên với những khó khăn nội tại Đồng thời còn tiến hành thực nghiệm cụ thểnhằm giúp khách thê phát huy nỗ lực của bản thân để đương đầu với khó khăn Đây
là tài liệu có tính thực tiễn và ứng dụng cao.
Nguyễn Diệu Thảo Nguyên (2009) với Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học “Kỹ
năng ứng phó với những khó khăn trong gia đình của học sinh trung học pho thôngthành phố Huế” Tác giả đã nghiên cứu những khó khăn trong gia đình, từ đó chỉ ranhững cách ứng phó khác nhau với những khó khăn trong gia đình của học sinhTHPT thành phố Huế Tuy vậy, các biện pháp nâng cao khả năng ứng phó chưađược thực nghiệm đề kiểm chứng tính khả thi, cần tiếp tục nghiên cứu
Có thể thấy, đã có nhiều nghiên cứu về ứng phó với khó khăn trong gia đình,khó khăn của học sinh, sinh viên, của trẻ vị thành niên, tuy nhiên trong số các
công trình mà tác giả tiếp cận được đề tổng quan chưa tìm thấy nghiên cứu chuyênsâu về ứng phó với khó khăn trong đời sống tinh thần
1.1.2.Tổng quan nghiên cứu về khó khăn trong đời sống tinh thần của công nhânvà ứng phó của công nhân với các khó khăn này
Cuộc khảo sát từ dự án “Bạn gái và các vấn đề xã hội” (2005) của Trung
tâm công tác xã hội thanh thiếu niên (Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt
Nam) phối hợp với Công ty Diana thực hiện trên 326 Công nhân nữ làm việc tại bakhu công nghiệp tại Thành phố Hồ Chi Minh (gồm khu công nghiệp Tân Thới Hiệp,khu công nghiệp Linh Trung và khu công nghiệp Tân Bình) về tình trạng stress của
công nhân nữ và các cách mà họ vượt qua khi bị stress Dự án tập trung chia sẻ
những kiến thức về sức khỏe sinh sản, giới tính, tâm lý cho những đối tượng là công
Trang 19nhân nữ làm việc tại các khu — các cụm công nghiệp Đặc biệt, từ việc khảo sát, dự
án đã có những tông kết về tình trạng stress của công nhân nữ và cách họ vượt qua
khi bị stress Tuy nhiên, dự án là sự kết hợp với doanh nghiệp khác, đối tượng tập
trung mà doanh nghiệp muốn hướng tới là nữ giới, chưa thực sự đi sâu để nghiên
cứu vấn đề về tình trạng stress ở công nhân Không những thế, đối tượng mà dự án
khảo sát là nữ giới, chưa tiến hành điều tra đối tượng công nhân nam
Công trình nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Thắng (2015) về “Lối sống củacông nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất hiện nay” đã đề cập đến thực trạnglối sống của công nhân trong các khía cạnh về lỗi sống tích cực, lành mạnh và lốisong tiêu cực Công trình nghiên cứu này tuy không trực tiếp dé cập đến những cáchthức ứng phó và vượt qua khó khăn của công nhân, nhưng đã góp phần đưa ra gócnhìn cơ bản trong đời sống sinh hoạt cũng như tỉnh thần của những người công
nhân lao động tại khu công nghiệp Thêm nữa, đây là một nghiên cứu mới được
thực hiện, đem đến những cái nhìn chân thực, sát với thực tế hiện nay
Tiếp cận từ góc độ tâm lý học, nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Hoa
(2012) trên nhóm khách thé là công nhân tại Hà Nội, Hưng Yên, Thành phó Hồ ChíMinh và Biên Hòa cũng cho thấy đời sống vật chất, tinh than của công nhân vẫn cònrất nhiều khó khăn, thiếu thốn Đặc biệt, điều kiện sinh hoạt văn hóa tinh thần của
công nhân cũng là chủ đề gây nhiều bức xúc Công nhân hiện không chỉ “đói” vềvật chất, công nhân còn “đói” cả về tinh thần Trong đó, nghiên cứu chỉ ra rằng điềukiện sinh hoạt văn hóa tỉnh thần của những công nhân địa phương tốt hơn nhiều sovới những công nhân nhập cư Trong khi đó, phần lớn công nhân là lao động ngoạitỉnh Họ ít có điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa tinh thần, hoạt động vui
chơi, giải trí.
Một nghiên cứu trên quy mô 1.400 công nhân tại 6 tỉnh thành lớn trong cảnước là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương và thành phố Hồ
Chí Minh, tác giả Đinh Quang Hải (2009, dẫn theo Đinh Quang Hải, 2013) đã nhìn
nhận thực trạng đời sống văn hóa tinh thần của công nhân tại các khu công nghiệp,khu chế xuất ở Việt Nam hiện nay là một bức tranh đa màu sắc, với những mảng
10
Trang 20màu sắc sáng và tối đan xen lẫn nhau, không đồng đều, vừa tốt, vừa xấu giữa cácdoanh nghiệp, giữa các Khu công nghiệp, Khu chế xuất và giữa các địa phương vớinhau Theo đó, nhìn chung, đời sống văn hóa tinh thần của công nhân tại các khucông nghiệp, khu chế xuất bước đầu có tiến bộ, các nhu cầu sinh hoạt và hưởng thụ
văn hóa cua công nhân đã được nâng cao hơn trước nhưng còn bị ràng buộc và chi
phối bởi nhiều yếu tố như thu nhập thấp, ít thời gian rảnh rỗi, thói quen lười tham
gia sinh hoạt tập thể, cách thức tổ chức chưa thuận tiện và đồng bộ Điều này cũngđược khang định qua công trình nghiên cứu của Lê Thanh Hà (2016) Theo đó, tácgiả này khang định van còn rất nhiều van đề bức xúc, cấp bách của công nhân cầnđược giải quyết Bên cạnh vấn đề thu nhập còn thấp; nhà ở còn chật chội, chấtlượng kém; nhà trẻ, trường mầm mẫu giáo cho con công nhân thiếu trầm trọng, tácgiả cũng khang định đời sống tinh thần của công nhân còn nghèo nàn Cụ thé, nhiềucông trình công cộng, cơ sở phục vụ vui chơi, giải trí, văn hóa, thể thao cho côngnhân đã chuyền sang kinh doanh, lay thu bù chi Một số doanh nghiệp có sắm dungcụ tập thê dục, thể thao nhưng không dành cho công nhân Nhìn chung, đa số khucông nghiệp hầu như chưa có quy hoạch về thiết chế văn hóa, xã hội phục vụ côngnhân lao động.
Bài viết của Đặng Thị Lợi (2014) trên tạp chí Bảo hộ Lao động số tháng10/2014 cũng khăng định rằng thực tế trong những năm gần đây, các địa phương cónhiều khu công nghiệp, các ngành chức năng và tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên
cũng đã quan tâm nhiều đến đời sống văn hóa, tinh thần của công nhân lao động tại
các khu công nghiệp, tuy nhiên vẫn còn nhiều bat cập Mặc dù đã xuất hiện một sốmô hình văn hóa công cộng như trung tâm đào tạo nghề, bổ túc văn hóa, nhà vănhóa, câu lạc bộ, kiot thông tin, điểm sinh hoạt văn hóa, nhưng do khả năng tàichính eo hẹp, quỹ thời gian nghỉ ngơi ít và thói quen thụ động, tự phát khiến côngnhân lao động khó tiếp cận và thụ hưởng tại những cơ sở này Vì vậy, phần lớncông nhân tìm đến hình thức hưởng thụ văn hóa thông qua các phương tiện truyền
thông tại gia đình, khu nhà trọ và miễn phí.
11
Trang 21Dự án “Điều tra, khảo sát nhu câu về đời sống văn hóa, tinh than cho côngnhân ở các Khu công nghiệp tại các vùng kinh tế trọng điển” do Tạ Văn Nam(2017) làm chủ nhiệm đã cung cấp một cách nhìn khá toàn diện về đời sống văn hóatinh thần của công nhân Kết quả nghiên cứu cho thấy rang đời sống văn hóa tinhthần của nhóm khách thé nay đã có những chuyên biến tích cực Cụ thé: tư tưởng dao
đức, lỗi sông của công nhân tại các khu công nghiệp có xu hướng tiền bộ, lành mạnh;hoạt động văn hóa, thé thao trong công nhân được tăng cường: nhiều nội dung liên
quan đến đời sống vật chat, tinh than cho công nhân đã được thé chế hóa một cách cụthể với hành lang pháp lý ban hành tương đối đầy đủ và đồng bộ; công nhân đã ý
thức rõ tầm quan trọng của việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
trình độ văn hóa và kỹ năng hiểu biết xã hội; hệ thống thiết chế văn hóa, thé thao gópphần đáp ứng nhu cầu về văn hóa của công nhân đang từng bước được đầu tư Tuynhiên, bên cạnh đó, kết quả của đề tài nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng phần lớn côngnhân lao động tại các khu công nghiệp chưa được hưởng thụ đời sống văn hóa, tinhthần tương xứng Hau hết các doanh nghiệp chỉ chú trọng tập trung cho sản xuất, rat
ít quan tâm đến nhu cầu sinh hoạt, giải trí cho người lao động, các nội dung như cải
thiện điều kiện việc làm, chăm sóc sức khỏe và tô chức các hoạt động vui chơi, giảitrí cho công nhân chưa được đầu tư nhiều Cụ thể: 60% công nhân lao động khôngxem tivi, nghe dai; 85% không đọc sách báo; 80% không tập thé dục, thé thao thuongxuyên; 65% không có nhu cầu văn hóa; 90% không có nhu cau học chính trị; 80%
không có nhu cầu sinh hoạt đoàn thể; 65% công nhân không tham gia vào các hoạtđộng tuyên truyền; 65% không tham gia vào các hoạt động văn nghệ quần chúng;
62% không tham gia vao các hoạt động thé dục, thé thao Có nhiều nguyên nhân dẫntới thực trạng này, trong đó một trong những nguyên nhân chính được xác định là do
những hoạt động văn - thé - mỹ ít được coi trọng
Theo kết quả điều tra về đời sống công nhân của Viện Công nhân và Công đoàn(Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) thực hiện tại 14 tỉnh, thành phố Và Các CƠ SỞthuộc 3 ngành đại diện cho 4 vùng lương, 6 vùng dia ly va 8 nhóm san xuất, dịch vụ
cho rằng: Với khoảng 17 triệu công nhân, chiếm tỷ lệ hơn 14% dân số, 27% lực lượng
12
Trang 22lao động xã hội, song hàng năm, giai cấp công nhân Việt Nam tạo ra hơn 65% giá trịtong sản phẩm xã hội, hơn 70% ngân sách nhà nước Tuy nhiên, thực tế đời sống củanhững người công nhân tại các khu công nghiệp nói chung còn nhiều khó khăn Có84% công nhân đang sống trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn; trong đó 12% côngnhân có thu nhập không đủ sống, 20,6% công nhân phải chỉ tiêu tan tiện, kham khổ
Thực tế này lý giải vì sao phần lớn lao động đều muốn tăng ca Tỷ lệ công nhân muốn
tăng ca ở các ngành: Dệt may - đa giày là 40,5%; điện - điện tử 48,5%; chế biến - chế
tạo là 47% Do thiếu nhiều điều kiện đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh than,nên hiện có tới hơn 60% công nhân ở các khu công nghiệp không xem tivi, nghe đài;
85% không đọc sách, báo; 80% không tập thé dục, thé thao thường xuyên; 65% không
tham gia vào các hoạt động văn nghệ quan chúng Sự nghèo nàn trong đời sống tinhthần của công nhân đang đòi hỏi sự vào cuộc tích cực của các ban, ngành, đoàn thécũng như doanh nghiệp sử dung lao động Cũng theo kết quả nghiên cứu nay cho thấy,có 28% công nhân có xu hướng và lối sống buông thả, thực dung; 22% sông ích kỷ,chủ nghĩa cá nhân (Thanh Thủy, Báo Hà Nội mới).
Có thể nói, các nghiên cứu về ứng phó, cách thức ứng phó với khó khăn
trong đời sống tỉnh thần của công nhân khá đa dạng với những quan điểm, cáchthức xử lý khác nhau trên nhiều phương diện, quan điểm, đặc biệt là đối tượng khác
nhau Song, các nghiên cứu về đối tượng công nhân trong vấn đề này hiện chưa
nhiều Nghiên cứu về khó khăn trong đời sống tỉnh thần của công nhân là không ítnhưng nghiên cứu về cách thức ứng phó với các khó khăn này thì còn vắng bóng
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài1.2.1 Khái niệm ứng phó
1.2.1.1 Định nghĩa
Trong những năm gan đây, van đề ứng phó chiếm một số lượng lớn trong các
nghiên cứu tâm lý học ở phương Tây Việc cung cấp đầy đủ thông tin sẽ góp phần
hoàn thiện khái niệm “ứng phó” nhằm làm rõ ý nghĩa của phạm trù này trong tâm lýhọc và khả năng ứng dụng của nó trong xã hội.
13
Trang 23Khái niệm “ứng phó” xuất phát từ tiếng Anh, “cope” có nghĩa là ứng phó, đươngđầu, đối mặt, thường là những tình huống bất thường, khó khăn.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt (Nguyễn Như Ý, 1999), “ứng phó” là hành động
đáp lại nhanh nhạy, kịp thời, trước những tình huống mới, bất ngờ
Theo Keil (2004), ứng phó là những nỗ lực về nhận diện và hành vi được tiếnhành dé kiêm soát (làm giảm, đưa về mức tối thiêu, kiềm chế hoặc thích ứng) nhữngkhó khăn cá nhân và những yêu cầu của hoàn cảnh nhằm giúp cho cá nhân vượt quađược những tác nhân gây stress ở họ Như vậy, ngoài hai tác nhân ban đầu: đấu
tranh với những vấn đề gây ra stress và điều chỉnh cảm xúc mà những vấn đề đó
đưa ra thì ứng phó còn bao gôm những yêu tô của sự sửa đôi và thay đôi.
Theo hướng tiép cận xem ứng phó như là sự phòng vệ của cái tôi, ing phó đượchiểu như là cách thức tự phòng vệ về tâm lý, được sử dụng dé làm giảm căng thăng(Haan, 1977) Theo quan điểm của N Haan, ứng phó được hiểu như là một trongnhững cách thức tự vệ tâm lý, được sử dụng dé làm giảm căng thăng Cách tiếp cậnnày các tác giả đã đồng nhất ứng phó với kết quả của nó (Haan, 1977) Hiệu quả của
sự phòng vệ được đánh giá dựa trên tính hiệu quả của những phản ứng dap trả của
cá nhân Ở đây, ứng phó được đồng nhất với kết quả của nó Hơn nữa, với việc xemứng phó như một hệ thống phòng vệ, mà mục đích của người sử dụng là hạn chế sựcăng thăng, thi mọi nỗ lực của con người tập trung vao việc làm giảm căng thanghon là giải quyết van dé
Cách tiếp cận xem ứng phó như là đặc điểm riêng biệt trong nhân cách cá nhântrong các nghiên cứu của Moos (1984), xem ứng phó như là một khuynh hướng
tương đối 6n định của cá nhân nhằm đáp ứng lại những tình huống khó khăn theo
một cách thức nhất định Tuy nhiên, tính ôn định của các cách thức ứng phó khó cóthé khang định bằng thực nghiệm Hơn nữa các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rangcon người có khuynh hướng đáp lại những tình huống khác nhau theo những cáchkhác nhau, nên các phương thức đo lường nét riêng biệt của cá nhân thường it cókhả năng dự báo việc sử dụng các cách ứng phó (Billings, Moos, 1984).
14
Trang 24Nghiên cứu của Felton và Revenson (1984) theo hướng tiép cận tính đến nhữngdoi hỏi riêng biệt của các hoàn cảnh cu thể, khái niệm ứng phó được xem xét ở gócđộ này không liên quan đến quá trình phòng vệ cũng như các đặc điểm riêng biệtcủa cá nhân mà tùy thuộc vào hoàn cảnh, do hoàn cảnh quyết định Các phê phán
cách tiếp cận này tập trung vào sự thiếu khả năng khái quát hóa của các chiến lược
ứng phó với các hoàn cảnh khác nhau.
Hướng tiếp cận xem ứng phó là mặt năng động của chủ thể, nghiên cứu của
Lazarus và Folkman (1984) mô tả ứng phó là những nỗ lực của cá nhân bao gồm cảhành động bên ngoài và tâm lý bên trong nhằm giải quyết những tình huống vốn
gây mệt mỏi hoặc vượt qua khả năng của cá nhân, buộc cá nhân phải nỗ lực dé giải
quyết Theo Lazarus và Folkman; ứng phó như một quá trình, đặc thù của nó đượcxác định không chỉ bởi hoàn cảnh mà còn bởi các giai đoạn của sự phát triển xungđột, sự va chạm của chủ thê với thế giới bên ngoài (Lararus, Folkman, 1984)
Lý thuyết tập trung vào 2 cấp độ của sự đánh giá trong quá trình ứng phó Ởcấp độ đầu tiên, cá nhân đánh giá liệu sự kiện xảy ra có gây khó khăn cho cuộc sống
của mình hay không Cấp độ thứ 2 liên quan đến việc kiểm tra những kinh nghiệm
ứng phó đã có thể vận dụng vào giải quyết tình huống Vì vậy, ứng phó là một quátrình năng động, phụ thuộc vào cả những đòi hỏi của môi trường và đặc trưng củacá nhân Như vậy, ứng phó không phải là hành vi chỉ xảy ra một lần mà là một loạtnhững phản ứng tương hỗ, xuất hiện qua thời gian, nhờ đó mà môi trường và conngười chỉ phối lẫn nhau Hơn nữa, ứng phó có phạm vi rộng lớn, các phản ứng cảm
xúc bao gồm cả sự giận dữ và trầm cảm, có thé coi là một phần của quá trình ứng
pho Lazarus và cộng sự cho rang, ứng phó là sự cố gắng trong hành động cả về mặttâm lý dé kiểm soát những đòi hỏi của môi trường cũng như bên trong co thé và cácxung đột Định nghĩa này bao hàm các khía cạnh cảm nhận, cảm xúc và hành vi của
quá trình ứng phó Đó cũng là hướng tiếp cận ứng phó của đề tài này
Như vậy, có thê hiểu ứng phó là nỗ lực trong nhận thức và hành vi nhằm đáp lạinhững yêu câu từ bên trong và/hoặc từ bên ngoài, được ca nhân nhận định là doi
hỏi nhiễu nô lực đê vượt qua, hoặc vượt qua nguồn lực cua cả nhân.
15
Trang 25Như vậy, khái niệm ứng phó bao trùm một phạm vi rộng bao gồm cả nhữngphản ứng nội tâm trước hoàn cảnh xảy ra (suy nghĩ và tình cảm), cả những hànhđộng bên ngoài nhằm đáp lại những yêu cầu của hoàn cảnh Ý nghĩa tâm lý học củaứng phó thé hiện qua tốc độ hay sự linh hoạt trong van dé xử lý các tình huống xãhội, tức là làm thế nào con người thích ứng nhanh chóng với những yêu cầu củahoàn cảnh, cho phép con người nắm bắt và làm chủ, làm những yêu cầu của hoàn
cảnh trở nên suy yếu, làm cho con người thoát khỏi, hoặc thích nghi và bằng cách
đó cải tạo và cảm hóa được những tác động gây khó khăn của hoàn cảnh Nhiệm vụchủ yếu của ứng phó là cung cấp và ủng hộ sự bền vững của con người, cụ thê là
sức khoẻ thé chất cũng như tâm ly, làm thoả mãn các quan hệ xã hội của cá nhân
trong đời sông xã hội.
Khi giúp con người giải quyết những vấn đề cụ thể, các nhà tâm lý chuyênnghiệp thấy rằng: tập trung chú ý đến cách ứng phó thường giúp ích cho cá nhân,
ứng phó thành công thay đổi cùng với những hoàn cảnh có vấn đề cần phải vượt
qua Tuy nhiên, góc độ này được xem là rất hữu ích với hầu hết cá nhân, thậm chíviệc chia sẻ cách ứng phó với người khác cũng rất có ích
1.2.1.2 Cách thức ứng phó
Theo tâm lý học Mácxít, trong quá trình hoạt động của mình, chủ thể là conngười thực hiện hai quá trình: “xuất tâm”, tức là chuyên năng lượng của mình thànhsản phẩm hoạt động về phía thé giới và quá trình “nhập tâm” dé chuyên nội dungkhách thé (những quy luật, bản chat, đặc điểm, của khách thé) vào ban thân mình,tạo nên tâm lý, ý thức, nhân cách của bản thân Đề thực hiện thành công quá trình
“xuất tâm” và “nhập tâm”, con người phải huy động những nguồn lực tâm lý phùhợp với các yêu cầu của sản phâm Đó là hai cách thức ứng phó của con người trước
những tình huống diễn ra trong cuộc sống.
Theo học thuyết phân tâm học cua Sigmund Freud, cau trúc nhân cách của conngười gồm 3 bộ phận: cái ấy (id), cái tôi (ego), và siêu tôi (superego) Cai dy là bộphận nguyên thủy, vô thức của nhân cách, là kho chứa các xung năng cơ bản Cái ấy
16
Trang 26hành động theo nguyên tắc khoái cảm, nó tránh được nỗi dau và tìm kiếm niềm vui.Cái ấy là xung động nên thường không nhận thức được ý nghĩa của hành động Cáitôi được điều khiến bởi nguyên tắc thực tế, nó hoạt động dé cân bằng giữa cái ấy và
cái siêu tôi, nó cố găng đạt được động lực của cái ay theo những cach thực tế nhấtvà tìm cách hợp lý hóa bản năng của cái ấy và làm hài lòng các động lực có lợi cho
cá nhân trong dài hạn Nó giúp phân tách những gì là thực tế và thực tế của các
động lực cũng như thực tế về các tiêu chuẩn mà cái siêu tôi đặt ra cho cá nhân Siêu
toi là kho chứa những chuẩn mực ứng xử của cá nhân, ké cả những hành vi đạo đứcnhiễm tập được của xã hội Cái siêu tôi thường mâu thuẫn với cái ấy Cái ấy muốnta phải làm điều ta cảm thấy thoải mái, còn cái siêu tôi nhân mạnh vào việc làm điềuphải Cái tôi là bộ phận của nhân cách, có chức năng giải quyết mâu thuẫn giữa cáiấy và cái siêu tôi Con người không thé lúc nào cũng tuân thủ những chuẩn mực xã
hội và loại trừ sự thỏa mãn các xung năng của cái ay, và ngược lại, những đòi hỏi
quá mức từ bên trong hay bên ngoài đều mang lại sự căng thăng, từ đó dẫn đến sựkhó chịu Dé tránh khỏi sự khó chịu, khi xuất hiện những yêu cầu từ bên ngoài (từxã hội), cái tôi phải nhận biết các kích thích, tích lũy kinh nghiệm (trong trí nhớ) từnhững kích thích đó, chống lại những kích thích mạnh (bằng cách chạy trốn), thíchnghi với những kích thích phù hợp (bằng cách thích ứng) Cuối cùng, cái tôi tácđộng vào thế giới bên ngoài, làm thay đổi nó theo lợi ích của mình (Barry, 2005)
Đối với những đòi hỏi nhằm thỏa mãn xung lực bản năng, cái tôi đóng vai tròlà người kiểm soát, điều chỉnh hoạt động của cái ấy Cái tôi sẽ quyết định xem cónên thỏa mãn nhanh các nhu cầu đó hay phải trì hoãn đến thời điểm thuận lợi hoặc
cương quyết dập tắt chúng Tuy nhiên, sự “đòi hỏi tức thì, mạnh mẽ của cái ấy và sự
tran áp không khoan nhượng của cái siêu tôi đã tạo ra trạng thái căng thang dẫn đếnlo âu của cái tôi Để giải tỏa trạng thái này, trong cái tôi xuất hiện cơ chế tự vệ bao
gồm: phủ nhận, thay thế, huyền tưởng, đồng nhất hóa, phóng chiếu, hợp lý hóa, dichuyên, thoái lui, đồn nén, thăng hoa (Barry, 2005).
Các cơ chê tự vệ là những chiên lược tâm trí giúp cái tôi bảo vệ chính mình
trong xung đột thường ngày giữa các xung năng cái ây muôn tìm cách biêu lộ với
17
Trang 27đòi hỏi của cái siêu tôi muốn phủ nhận chúng Bang cách vận dụng cơ chế nay, conngười có thể duy trì một hình ảnh thuận lợi cho bản thân và giữ được một gươngmặt được xã hội chấp nhận Những cơ chế tự vệ này được đánh giá là hữu ích, tuynhiên, nó không nhằm vào việc giải quyết vấn đề mà chủ thể đang đương đầu, nó
chỉ khiến họ tự lừa dối mình Về lâu dài, việc sử dụng quá mức những cơ chế này sẽtạo ra các hình thái 6m yếu về tâm tri (Barry, 2005)
Theo phân loại của Lazarus, các cách thức ứng phó được sắp xếp theo 2
loại lớn: ứng phó tập trung vào cảm xúc (emotion-focused) với mục tiêu là làmgiảm nhẹ sự khó chịu do stress gây ra và ứng phó tập trung vào vấn đề (problem-
focused) với mục tiêu là đối mặt trực diện với van dé Trong cách thức ứng phó
loại một, có thé kể đến các hành động như: “đồ trách nhiệm cho người khác”,
Dlyshaw, Cohen & Towbes, 1989).
Trong các lý thuyết nhận thức, kha năng đáp ứng của chủ thé phụ thuộc phan
lớn vào việc chủ thé đánh giá tình huống stress thé nào Sự đánh giá này hoàn toàncó tính chủ quan, mang dấu ấn cá nhân một cách sâu sắc của chủ thé Khi đánh giámột tình huống, nếu chủ thể cảm thấy tình huống đó không có gì đe dọa va có théđối đầu được thì phản ứng stress lúc này trở nên thích hợp, bình thường Trái lại,khi cảm thấy tình huống de doa thì chủ thé hoặc cho mình không thể chống chọi
được, nhưng dù sao vẫn phải đương đầu với nó nên nảy sinh ra phản ứng stress
bệnh lý; hoặc là cho rằng mình có biện pháp dé làm chủ tình hình, dan xếp được vớitình huống stress nên đã nảy sinh ra phản ứng stress thích nghi, mức độ sự đánh giá
tương ứng với khả năng thực tế Như vậy, ứng phó được sử dụng dé giải quyết các
van dé, cũng như ứng phó nhăm tìm kiếm thông tin cũng như để xác định lại ý
nghĩa của các sự kiện gây stress.
Theo Materny, có hai loại ứng phó: ứng phó dự phòng (preventive coping) vaứng phó chống cự Trong ứng phó dự phòng, cá nhân sẽ né tránh các tác nhân
18
Trang 28gây stress thông qua việc thích nghi với cuộc sống, thích nghi với các mức đòihỏi, có các kiểu ứng xử làm giảm nguy cơ tạo ra stress, hay tạo ra các nguồn lựcứng phó Trong ứng phó chống cự, cá nhân sẽ giám sát các tác nhân gây stress và
các triệu chứng, sắp xếp các nguồn lực nhằm ứng phó hữu hiệu, tấn công các tác
nhân gây stress,đây lùi ý nghĩ tự “đầu hàng” va giữ được tinh thần cởi mở cho
những lựa chọn thích hợp, đồng thời dung nạp các tác nhân gây stress như “cautạo lại nhận thức nhằm vứt bỏ một kế hoạch gây nhiễu tâm thông qua việc đánhgiả lại tính nghiêm trọng của các đòi hỏi về các hạn chế nguồn lực của bản thân”,hạ thấp mức kích động Như vậy, trong stress bình thường, sự ứng phó là thích
hợp và giúp cho cá thể phản ứng đúng nhằm tạo ra một cân bằng mới sau khi
chịu tác động của sự kiện Còn trong stress bệnh lý, khả năng ứng phó của cá thêtỏ ra không đầy đủ, không thích hợp và không thể đem lại sự cân bằng mới Chonên, tiếp theo đó sẽ có những rối loạn xuất hiện vì các mặt tâm thần, cư xử hayhành vi tạm thời, hoặc kéo dài.
Như vậy, chung quy lại, có thể thấy có ba cách thức ứng phó:
r
- Ứng phó tập trung vào giải quyết van dé, cá nhân triển khai các hành động
trực tiếp, ngay khi xuất hiện khó khăn tâm lý.- Ứng phó tập trung vào cảm xúc, cá nhân tập trung vào làm dịu những cảm
xúc về sự việc đã qua.
- Ung phó tránh né, cá nhân lang tránh đề cập đến van đề khó khăn.1.2.2 Công nhân
a Định nghĩa
Cũng như mọi hiện tượng xã hội khác, giai cấp công nhân là con đẻ của một
hoàn cảnh lịch sử cụ thể và cùng với sự phát triển của lịch sử, giai cấp công nhâncũng luôn luôn phát triển với những biểu hiện và đặc trưng mới trong từng giai đoạn
nhất định Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là một trong nhữnggiai cấp cơ bản, chủ yếu, đối lập với giai cấp tư sản, bị giai cap tư sản tước đoạt hết
tư liệu sản xuât, buộc phải bán sức lao động cho nhà tư bản đê sông C.Mác và
19
Trang 29Ph.Ăngghen đã định nghĩa: “Giai cấp vô sản là giai cấp những công nhân làm thuêhiện đại, vì mất hết tư liệu sản xuất của bản thân, nên buộc bán sức lao động của
mình dé sống” Khi C.Mác viết Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản năm 1848, thé giớicó khoảng 10 - 20 triệu công nhân, (chiếm 2% - 3% số dân toàn cầu) và chỉ trong
vài lĩnh vực có máy móc Đến đầu thế kỷ XX, toàn thế giới có khoảng 80 triệu công
nhân (Nguyễn An Ninh, 2020) Từ những năm 60 của thế kỷ XX trở lại đây, xu thế
công nghiệp hóa và đô thị hóa trên toàn thế giới phát triển với tốc độ cao, một lượng
lớn cư dân đô thi đã bổ sung vào nguồn nhân lực của giai cấp công nhân Mộtnghiên cứu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) năm 2014 khăng định, thế giớihiện có 1.540 triệu “công nhân làm công ăn lương” (salaried workers) trong tông sốgần 3.300 triệu người lao động của thế giới hiện nay Và ILO dự báo, số lượngnhóm này năm 2018 sẽ là 1.702 triệu người (Website ILO, 2014) Xét về cơ cấu xãhội, các nhà nghiên cứu đều thấy sự tăng lên của những nhóm lao động dịch vụ mới.Họ là những người kết hợp cả lao động chân tay và lao động trí óc Trong các quốcgia phát triển đã có sự xuất hiện một cơ cấu xã hội mới với vai trò mới của trí thức,
công nhân tri thức Vì vậy, đã có hàng chục khái niệm dé chỉ giai cấp công nhân nói
chung và công nhân nói riêng.
Từ những quan điểm về công nhân và đặc điểm của giai cấp công nhân,trong khuôn khô đề tài, tác giả đề xuất khái niệm: “Công nhân là những người laođộng làm công ăn lương theo hop dong lao động, trực tiếp tham gia vào quá trình
sản xuất ra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong các thành phan kinh tế dé đượcnhận một khoản thù lao dưới nhiều hình thức, trong đó lương là hình thức cơ bản”
Công nhân trong nghiên cứu này được hiểu là những người làm công ăn lương theohợp đồng lao động và làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt
Nam.
b Đặc điểm của công nhân Việt Nam- Giai cấp công nhân Việt Nam được sinh ra và lớn lên gắn liền với quá trìnhkhai thác thuộc địa, nửa phong kiến, dưới ách thống trị của thực dân và dé quốcnhững năm cuối thế kỷ XIX
20
Trang 30Theo số liệu thống kê trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tổng số công nhâncủa Việt Nam khoảng trên 10 vạn người Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đểbù đắp những tốn thất, thực dân Pháp đã tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ
hai với quy mô và tốc độ lớn Chúng tăng cường đầu tư vào các ngành khai khoáng,
giao thông vận tải, đồn điền, công nghiệp chế biến, dét may, nhằm tăng cường vơ
vét và bóc lột ở các nước thuộc địa Thời kỳ này, số lượng công nhân Việt Nam đãphát triển nhanh chóng lên đến trên 22 vạn người vào đầu năm 1929 (Khánh Linh,
2022) Thực dân Pháp mở một số trường dạy chữ, dạy nghề cho công nhân, nhưngkhông phải vì mục tiêu nâng cao dân trí, mà chủ yếu nham đào tạo ra một đội ngũ
người Việt có thể giúp việc đắc lực cho việc khai thác, bóc lột và duy trì lâu dài nền
thống trị thuộc địa của mình Việc bị đô hộ, bị bóc lột một mặt nào đó đã giúp giaicấp công nhân được hình thành và phát triển ngày càng lớn mạnh
- Giai cấp công nhân Việt Nam được tôi luyện trong đấu tranh cách mạng đểchống lại sự đô hộ của thực dân, dé quốc nên đã trưởng thành nhanh về ý thức chínhtrị và giác ngộ lý tưởng, mục tiêu cách mạng (Khánh Linh, 2022).
Dù khi ra đời lực lượng mỏng nhưng vì chịu sự đô hộ của thực dân, dé quốc nêngiai cap công nhân luôn có sự đoàn kết, có động cơ cách mạng, nghị lực cách mạngvà tính triệt để cách mạng Tuy nhiên, phần lớn các cuộc đấu tranh còn tản mạn và
tự phát, thiếu tô chức lãnh đạo và chỉ tập trung vào đòi quyền lợi kinh tế, quyềnsong trước mắt, với các hình thức như: bỏ việc về quê, lan công, đòi tang lương,
chống đánh đập, Nhận thức được vai trò quan trọng của tô chức Công hội, củacông nhân trong các cuộc dau tranh, Nguyễn Đức Cảnh và những người đồng chi đãtích cực tô chức cuộc vận động phong trào công nhân dé thành lập tổ chức Cônghội Ngày 28/7/1929, Tổng Công hội Dé Bắc Kỳ được thành lập, tiền thân của Công
đoàn Việt Nam ngày nay Dưới sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức Công đoàn thực sự là
trung tâm đoàn kết của công nhân lao động Việt Nam Với trên 20 vạn người, cácđoàn viên Công đoàn trở thành lực lượng nòng cốt làm nên thành công của cuộcCách mạng tháng Tám năm 1945 Giai cấp công nhân Việt Nam luôn giương cao
21
Trang 31ngọn cờ tiền phong, có nhiều đóng góp hết sức to lớn trong sự nghiệp cách mạng vẻvang của dân tộc.
- Đa phân những người công nhân nước ta xuât thân từ nông dân và các tâng lớp
nhân dân lao động khác, nên có quan hệ mật thiết, tự nhiên với nông dân và đôngđảo nhân dân lao động.
Ngày nay, trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn, sẽ có nhiềungười nông dân vào làm việc ở các cơ sở công nghiệp và trở thành công nhân ởngay chính trên quê hương mình Tuy vậy, số lượng công nhân chưa nhiều, trình độ
văn hóa, tay nghề, khoa học kỹ thuật còn thấp, cách thức làm việc có nơi, có chỗ
còn tỏ ra tùy tiện, manh mún Do vậy, dé đảm đương được sứ mệnh lịch sử củamình, một trong những điều kiện quan trọng là giai cấp công nhân phải liên minh
được với giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức và các tầng lớp nhân dân lao động
khác Công nhân ngày nay thường là lực lượng lao động trẻ, có sức khỏe, có nhữngtiếp thu tiến bộ về tay nghề và đa phan nam trong độ tuôi trưởng thành nên mangnhiều những nét tâm, sinh lý đặc trưng của độ tuổi này Đó là thời kỳ đỉnh điểm củasức khỏe, tốc độ và sự linh hoạt của thé chất Ở độ tuổi này, người công nhân cũngtrong giai đoạn lựa chọn bạn đời, kết hôn và chăm lo cho cuộc sống gia định Chính
vi vậy, những yếu tô bên ngoài cuộc sống cũng ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống
tinh thần của họ
Bên cạnh đó, những nhóm giao tiếp của công nhân tại các khu công nghiệp
phần lớn là những đồng nghiệp làm cùng đơn vị sản xuất, một số cấp lãnh đạo trực
tiếp và những người liên quan đến công tác hỗ trợ phúc lợi của họ Những nhómnày sẽ cùng nhau trao đối các mối quan tâm của họ trong cuộc sống thường ngày,như thông tin chính trị, xã hội, trao đổi cách thức làm việc và nâng cao tay nghề
Chính vi vậy, khi nghiên cứu không thé bỏ qua những yếu tô quan trọng này.1.2.3 Khái niệm đời sống tinh than
“Đời sống tinh thần” được đưa ra nghiên cứu với tư cách là phạm trù triết họctừ đầu những năm 60 thé kỷ XX ở Liên Xô (cũ), và đến nay được dùng tương đốiphô biên trong triệt học, văn hóa học Nhưng việc xác định nội dung của nó còn có
22
Trang 32những ý kiến khác nhau dưới góc độ triết học, chang hạn như: Thi nhất, loại quanđiểm cho rằng đời sống tinh thần gồm tat cả những hiện tượng tinh than, quá trìnhtinh thần, ké cả cơ chế tác động của một số phương tiện vật chất thuộc về văn hóatinh thần (phát thanh, truyền hình, thư viện, triển lam nghệ thuật ); Thứ hai, loại
quan điểm cho răng phạm trù đời sống tinh thần có quan hệ mật thiết với phạm trù ý
thức xã hội, khi đời sống tinh thần biểu hiện là một hệ thống hoạt động, nghĩa là có
sự tác động giữa ý thức xã hội và ý thức cá nhân, ở đó có dau tranh tư tưởng của các
tập đoàn xã hội, giai cấp khác nhau Nó là sự trao đôi quan điểm, tư tưởng, lý luận,sự hình thành, phát triển ảnh hưởng của chúng trong ý thức của quần chúng nhân
dân; Thir ba, loại quan điểm cho rằng đời sống tinh than không phải là tập hợp đơn
giản những tư tưởng xã hội, ma nó còn là sự thống nhất đặc biệt của ý thức xã hộiVỚI Các cơ quan, tô chức về văn hóa, tư tưởng, khoa học, nghệ thuật nói chung; Thi
tw, loại quan điểm cho rang đời sống tinh than là toàn bộ những hiện tượng, nhữngquá trình tinh thần có liên hệ với những tổ chức, cơ quan về văn hóa, tư tưởng, giáodục, khoa học, hay là hoạt động tinh thần - văn hóa của các cơ quan, tổ chức đó
Từ những quan điểm nêu trên, ta có thể xác định những dấu hiệu nội hàm phạm
trù đời sống tinh thần, căn cứ vào một số yếu tố sau:
- Y thức xã hội có dấu hiệu liên hệ mật thiết, có vị trí hàng đầu với nội dung
phạm trù đời sống tinh than Bởi vì ý thức phản ánh tồn tại xã hội, đời sốngtinh thần là cái đối lập với đời sống vật chất, do vậy nó gồm tat cả những gi
có tinh chat tinh than, tư tưởng, ý thức, tâm lý - _ Toàn bộ những quá trình, những giá trị, những hiện tượng tinh thần, những
sản phâm tôn tai trong đời sống xã hội đều thuộc ngoại diên của đời sốngtinh thần xã hội Thực ra những dấu hiệu nay phần nhiều thuộc về ý thức xãhội Tuy nhiên, khi nói tới ý thức xã hội là đã trừu tượng hóa tất cả các mặt,
các mối liên hệ phong phú của xã hội, chỉ còn lại mối quan hệ cơ bản nhất là
quan hệ giữa ý thức với tính cách là cái phản ánh và tồn tại xã hội với tínhcách là cái được phản ánh Còn khi nói đến đời sống tinh thần là nói đến toàn
bộ quá trình ý thức, nhu cầu, hoạt động sáng tạo, lưu g1ữ, truyền bá, tiếp thu,
23
Trang 33cải biến, sử dụng các sản phẩm tinh than Chang han, có những hiện tượngtinh thần như tâm linh, vô thức, linh cảm chưa có điều kiện chỉ ra mộtcách đầy đủ, cần phải kiểm tra, phân tích nên đưa vào hay chưa đưa vào nội
dung của khái niệm ý thức xã hội;
Dấu hiệu nồi bật nhất của phạm trù đời sống tỉnh thần chính là hoạt động tinhthần và quan hệ tinh thần Mà hoạt động là phương thức ton tại của mọi đời
sông, trong đó có đời song tinh thần xã hội Hoạt động xã hội rất đa dạng và
phong phú, có ba dạng cơ bản chính: hoạt động sản xuất vật chất, hoạt độngtái sản xuất ra đời sống con người và hoạt động tinh thần Trong đó, hoạtđộng sản xuất vật chất giữ vai trò quyết định Hoạt động tinh thần gồm cósản xuất, phân phối, tiêu dùng các giá trị tỉnh thần, phản ánh hoạt động sản
xuất vật chất, chịu sự quy định của hoạt động sản xuất vật chất C.Mác và
Ph.Ăngghen khăng định: “Lịch sử tư tưởng chứng minh cái gì, nếu không
phải là chứng minh rằng sản xuất tinh thần cũng biến đổi theo sản xuất vật
chất” (C.Mác và Ph.Ăngghen, 2002);Một dấu hiệu cơ bản có ý nghĩa trong hoạt động tinh thần, đó là cơ chế tác
động, hỗ trợ của các phương tiện vật chất như đài phát thanh, truyền hình,
thư viện và hình thức tinh thần được vật chất hóa, đối tượng hóa trong
sách, báo, băng nhac, băng hình, tượng dai, đền chùa, tranh anh, Mặt khác,dé làm rõ hơn, sâu hơn phạm trù đời sông tinh than ta cần đặt nó trong tương
quan với phạm trù ý thức xã hội Thông thường ý thức xã hội được hiểu là làmặt tinh than của đời sống xã hội, bao gồm các quan điểm, tư tưởng cùngnhững tình cảm, tâm trạng, truyền thống nảy sinh từ tồn tại xã hội và phảnánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định (Giáo trình triết
học Mác — Lénin, 1999) Hoặc ý thức xã hội thuộc lĩnh vực đời sống tinh
thần của xã hội, bao gồm những tu tưởng, quan điểm, lý luận cùng nhữngtình cảm, tâm trạng truyền thống phản ánh tổn tại xã hội trong những giai
đoạn phát triển lịch sử xã hội nhất định (Triết học Mác — Lénin, 2000)
24
Trang 34Nếu xét ở khía cạnh phản ánh, dấu hiệu quan trọng nhất dé xác định nội dungcơ bản của đời sông tinh than thì ý thức xã hội không bao quát toàn bộ hiện tượngtỉnh thần mà nó chỉ là ý thức về các lĩnh vực của đời song như: tu tưởng, chính tri,
đạo đức, triết học, pháp quyền, thâm mỹ, tôn giáo, hay là biểu hiện các hình thái ýthức xã hội, tương ứng với các lĩnh vực đó của đời sống xã hội Còn đời sống tinh
thần không chỉ đề cập đến phương diện nhận thức, mà còn nói lên hoạt động tinh
thần (sản xuất, phân phối, tiêu dùng giá trị tinh thần) và quan hệ tinh than (trong
giao tiếp, trao đối tinh thần ) với tính liên tục về thời gian, tính rộng lớn về khônggian của nó Hoạt động tinh than còn có tính độc lập tương đối, bởi lẽ ngoài sự phản
ánh đời sông vật chất, sự phát triển của nó dựa trên sự kế thừa các thành tựu tinh
thần của của quá khứ, tác động giữa các thành tố, các lĩnh vực hoạt động tinh thần.Đồng thời, nó có tác động tích cực trở lại đối với hoạt động sản xuất vật chất Trongthực tế, có xã hội với đời sống vật chất cao nhưng đời sống tinh than lại suy thoai.Ngược lại, có quốc gia đời sống vật chất còn thiếu thốn, chưa thật đầy đủ, mà đời
sông tinh than lại rất phong phú, lạc quan, tạo ra nhiều giá trị sống tốt đẹp Điều này
chứng tỏ, ý thức xã hội chỉ là một mặt tạo thành của đời sống tinh than, vì đời sống
tinh thần còn bao hàm toàn bộ quá trình sản xuất, bao quản, phổ biến, phân phối,tiêu dùng các giá trị tinh thần Những quan điểm, tư tưởng cùng những tinh cảm,tâm trạng tức ý thức xã hội chỉ là một mặt của đời sống tỉnh thần Do đó, phạmtrù đời sống tinh thần có nội dung rộng hơn phạm trù ý thức xã hội
Nếu ta xét mối quan hệ giữa đời sống tinh thần, ý thức xã hội, ý thức cá nhânthì mới thấy đời sống tinh thần rất rộng và đa dạng hơn ý thức xã hội rất nhiều Bởikhông phải ý thức cá nhân nào cũng bao quát được toàn bộ đầy đủ ý thức xã hội, ýthức cá nhân tạo nên sự độc đáo riêng biệt trong điều kiện sinh hoạt vật chất và tinhthần của mình, ý thức cá nhân chỉ thể hiện ý thức xã hội ở các mức độ khác nhau
Tuy nhiên, ý thức cá nhân có thê góp phần làm cho ý thức xã hội phát triển phongphú và sâu sắc hơn, ví như tắm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh Cho nên,đời sống tinh thần của cá nhân là tắm gương cá biệt phản chiếu đời sống tinh than
của xã hội Khái niệm đời sống tinh thần bao trùm cả toàn bộ hiện thực tinh thần
25
Trang 35của xã hội, cả ý thức cá nhân, ý thức của các tập đoàn người (giai cấp, dân tộc, lứatuổi ) mà khái niệm ý thức xã hội dù có mở rộng đến đâu đi nữa cũng không thébiểu đạt hết được Tuy xét đến cùng, kết cấu của đời sống tinh thần hay của ý thức
xã hội đều thể hiện trong mối quan hệ với tồn tại xã hội hay đời sống vật chất của
xã hội, tức là chúng đều do tồn tại xã hội hay nó là sự phản ánh của nó do chính tồn
tại xã hội quyết định Nói như thế, một điều chú ý là, khi nói đến phạm trù ý thức xã
hội và tồn tại xã hội chủ yếu là nói đến cái gi sản sinh ra cái gi, cai nao quyét dinh
cái nào, còn khi nói đến khái niệm đời sống vật chat và đời sống tinh than là nói đếnhai hình thức cơ bản nhất của hoạt động sống (chủ yếu là lao động sống)
Bên cạnh đó, luận văn cũng cần tìm hiểu mối quan hệ giữa khái niệm đời songtinh thần và khái niệm đời sống văn hóa tinh than Hiểu theo nghĩa chung nhất, văn
hóa là toàn bộ những giá trị do con người sáng tạo ra trong quá trình lao động trên
cả hai lĩnh vực sản xuất vật chất va sản xuất tinh thần Văn hóa tinh thần biểu hiệnqua các giá tri chuẩn mực về các mặt chân - thiện - mỹ của đời sống xã hội, thôngqua hoạt động sống của con người, quan hệ tinh thần, lao động sản xuất, sử dụng,tiêu dùng, bảo quan, phát triển tinh than, Đó là tong thể những giá trị tinh thần do
con người sáng tạo ra trong cuộc sống Nếu hiểu theo nghĩa này thì đời sống tinh
thần và đời sống văn hóa tinh thần không thể đồng nhất nhau Bởi, đời sống văn hóatinh thần chi gồm một phan giá trị, những hoạt động, quan hệ tinh thần nói chung
Thực tế cho thấy, mọi giá tri văn hóa tinh thần thuộc về đời sống tinh than, còn mọi
giá trị tỉnh thần không thể quy hết vào văn hóa tinh thần Chỉ khi những giá trị tỉnhthần có tính ổn định, tính bền vững, mang giá tri chuẩn mực chung thỏa mãn được
nhu cầu, lợi ích của số đông cộng đồng xã hội thi mới là văn hóa tinh thần của một
quôc gia, dân tộc, hoặc của một nên văn hóa nào đó.
Với nội hàm đời sống tinh thần, thì ngoài yếu tố văn hóa tỉnh thần, đời sốngtỉnh thần còn có những giá tri tinh thần của cá nhân, của nhóm, hay là sự du nhập
giá trị tinh thần từ bên ngoài mà không liên quan đến tính đặc thù dân tộc, quốcgia thì không thuộc về đời sống văn hóa tinh thần, nhưng lại thuộc về nội hàmcủa đời sông tinh thân xã hội Như vậy, có thê hiéu, khi nói đên đời sông văn hóa
26
Trang 36tinh than là nói đến chat lượng, đến giá trị của đời sống tinh thần và các hoạtđộng tinh thần với tính cách là hệ thống giá trị đang biến đổi, phát triển và hoànthiện Còn khi nói đến đời sống tinh thần là đề cập đến tất cả các bộ phận, cáclĩnh vực hoạt động tinh than.
Từ những lập luận trên, có thể khẳng định, khái niệm đời song tinh than là một
pham tru rat rong, no gom cả ý thức xã hội, văn hoa tinh thần, nhiều hoạt động,quan hệ tỉnh thần khác của xã hội Theo hướng tìm hiểu trên, đời sống tỉnh thần là
một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử, xem xét trong mối quan hệ, đối lập với
đời sống vật chất của xã hội (Phùng Đông, 1997)
Nhu vậy, có thê hiệu: doi sống tinh than là tat cả các hiện tượng tinh than cua
con người, nay sinh trong moi quan hệ với môi trường sông nham dap ứng nhu cấuphái trién, nâng cao chat lượng cuộc sông của con người.
12.4 Đời sống tỉnh thần của công nhân và khó khăn trong đời sống tỉnh thần
của công nhân1.2.4.1 Đời sống tỉnh thần của công nhân
Từ định nghĩa về công nhân và đời sống tinh than ở phan trên cho thấy, đờisống tinh thần là một khái niệm khá trừu tượng Tuy nhiên, có thé hiểu theo mộtcách đơn giản thì đời sống tỉnh thần chính là những hiện tượng diễn ra bởi xã hội do
con người quy định, những hiện tượng, sự vật, sự việc cùng với đó các tình chất này
còn thể hiện được vai trò của đời sống tinh thần trong xã hội Từ đó có thể đưa ra
định nghĩa: đời sống tinh than của công nhân là những hiện tượng diễn ra bởi xã
hội do các hoạt động của những người làm công ăn lương trong sản xuất côngnghiệp và các ngành dịch vụ, thu nhập chủ yếu bằng tiền công, trong mối quan hệ
với môi trường sống nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển, nâng cao chất lượng cuộc
Trang 37hệ thống và thuần túy Đời sống tỉnh thần của công nhân cũng bao gồm rất nhiều
hoạt động như giao tiếp, học hành, vui chơi, giải trí, các mối quan hệ xã hội Đời
sống tinh thần của công nhân được dam bảo tốt nó sẽ giúp họ sống tích cực, làmviệc hiệu quả Đời sống tinh thần có ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống
Do đó, việc quan tâm đến đời sống của công nhân, không chỉ đời sống vật chất mà
cả đời sống tinh than là điều hết sức quan trọng
Xuất phát từ định nghĩa trên và nội dung về xây dựng đời sống văn hóa tinhthần cho công nhân ở các khu công nghiệp, luận văn tập trung tìm hiểu đời sốngtỉnh thần của công nhân trên 4 bình diện sau:
- Hoạt động học tập/nâng cao trình độ;
- _ Hoạt động văn hóa, thể dục thể thao và giải trí;- _ Hoạt động tham gia các tô chức, đoàn thé;
- Hoat động tín ngưỡng, tôn giáo.1.2.4.2 Khó khăn trong đời sống tinh than của công nhân
“Khó khăn” trong từ điển Tiếng Việt có nghĩa là sự trở ngại làm mat nhiều côngsức hoặc mô tả sự thiếu thốn Theo đại từ điển Tiếng Việt của tác giả Nguyễn NhưÝ: “Khó khăn là có nhiều trở ngại hoặc chịu điều kiện thiếu thốn, đời sống khókhăn” (Nguyễn Như Ý, 1999)
Trong cuộc sống, mỗi người đều có thể gặp tình huống khó khăn mà mìnhkhông thé tự giải quyết được phải cần lời khuyên, sự giúp đỡ của người khác Trong
đó các khó khăn về vật chất thì chỉ cần gặp người có điều kiện về kinh tế và họđồng ý giúp là được, nhưng các khó khăn về tinh than là điều không phải ai muốn
giúp là giúp được Thực tế nhiều các khó khăn về tinh thần là do các khó khăn về
vật chất gây nên Chăng hạn, công nhân lương thấp nhưng hàng tháng phải trả tiềnthuê nhà, phải gửi con học ở cơ sở trông trẻ tư thục, phải trả học phí cao hơn, điềukiện cơ sở vật chất kém hơn, giáo viên không được đào tạo cơ bản, Những điềunày đều có thé là nguyên nhân dẫn đến các khó khăn về tinh thần của bố mẹ Những
28
Trang 38khó khăn kéo dai, chồng chất mà chưa được giải quyết sẽ gây áp lực lớn đến tâm ly,ảnh hưởng đến tâm than.
Như vậy, có thé hiểu khó khăn trong đời sống tỉnh than là những tình huốngkhiến công nhân phải chịu những áp lực, căng thang tâm lý ở một mức độ nhấtđịnh, gây ảnh hưởng tới hoạt động của họ Do đó, khó khăn trong đời song tinhthần rất da dang và mỗi cá nhân đều có thé gặp Đối với công nhn, các khó khăn
trong đời sống tinh thần họ gặp thường gồm:
a) Khó khăn trong việc học tập, nâng cao trình độ của công nhân Đó là toàn bộ
các yếu tố tâm lý nảy sinh trong quá trình làm việc tác động tiêu cực tới quá trình
làm việc và kết quả công việc Các khó khăn nảy sinh do yếu tố khách quan như:điều kiện, phương tiện, môi trường sống, gia đình và xã hội Các yếu tô chủ quannhư: nhận thức, thái độ, năng lực, hứng thú, động cơ, kinh nghiệm của công nhân.Vi dụ, các khó khăn trong việc học tập, nâng cao trình độ của công nhân như: điềukiện sống trong phòng trọ chật hẹp, thiếu không gian riêng, dé bị ảnh hưởng bởinhững người xung quanh, không có động cơ để học, khó khăn về thời gian, áp lựckiếm tiền, Có thé tổng hợp các khó khăn chính trong việc học tập, nâng cao trìnhđộ của công nhân tập trung vào mấy điểm chính: Nhận thức của công nhân cho biết
động cơ và đối tượng của hoạt động; Thái độ và xúc cảm của công nhân đề cập đến
sự hứng thú hay không của công nhân về việc học tập; Hành động của công nhân
cho biết các biéu hiện khó khăn về tinh than ra bên ngoài, đó là các hành động cụthể của công nhân trong quá trình làm việc dé đạt được mục dich đề ra
b) Khó khăn trong thực hiện các hoạt động thể dục thể thao và giải trí Đó là
các yếu tố liên quan đến cơ sở hạ tang như: các điểm sinh hoạt văn hóa dành chocông nhân, các sân chơi, các câu lạc bộ; hình thức tham gia, động cơ và đối tượngtham gia, thời gian tham gia Các khu công nghiệp đều thiếu các điểm sinh hoạt văn
hóa, sân chơi (đá bóng, bóng bàn, cầu lông, khiêu vũ, ) là những điều công nhân
mong muốn được tham gia sau những giờ lao động dài mệt mỏi Hoặc có sân chơinhưng người chơi phải trả tiền thuê sân theo giờ Công nhân chơi thê thao, văn hóa,
29
Trang 39giải trí theo các nhóm tự phát, các cá nhân có cùng sở thích, cùng sống với nhau,nhưng các hoạt động này cũng rat ít diễn ra vì có nhiều yếu tố chi phối ảnh hưởngđến việc thực hiện Các hoạt động thé thao dé đi thi đấu, giao lưu chủ yếu làm ởkhối làm văn phòng, nhưng Công đoàn công ty cũng phải đi thuê sân tập, thuê huấn
luyện viên, hướng dẫn tập luyện vì đây là các hoạt động phong trào liên quan đến
yêu tố chính trị, đoàn thể
c) Khó khăn trong việc tham gia tổ chức, đoàn thể Ở các doanh nghiệp, hoạtđộng đoàn thể chủ yếu là tổ chức công đoàn theo quy định của pháp luật Do cácdoanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài nhà nước, phần lớn thiếu hợp táctrong thành lập tổ chức công đoàn - bảo vệ quyền lợi cho người lao động Trong khi
đó, công nhân đa phần đến từ nông thôn, chưa qua các trường, lớp đào tạo chínhquy và doanh nghiệp lại ít tạo điều kiện để công đoàn tổ chức các hoạt động tuyêntruyền cho công nhân hiểu biết về tổ chức này nên đa số công nhân chưa thực sự
hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ của tô chức công đoàn, sỐ đông họ không mặn mà tựnguyện gia nhập tô chức công đoàn Công nhân do nhận thức hạn chế và phần lớnchỉ muốn tập trung nâng cao thu nhập nên ít có ý thức tìm hiểu hay tham gia vào tổ
chức đoàn thể ảnh hưởng đến năng suất lao động Như vậy, khó khăn trong việc
tham gia tổ chức đoàn thé của công nhân một mặt đến từ chủ doanh nghiệp ít quantâm đến hoạt động của tô chức công đoàn và chính tô chức công đoàn chưa có cáchoạt động thiết thực vì quyền lợi của công nhân để người lao động tin tưởng và tựnguyện tham gia; bên cạnh đó là sự tham gia của công nhân chưa thực sự - động cơvà mục đích tham gia chưa rõ ràng.
d) Khó khăn trong hoạt động tin ngưỡng, tôn giáo Điều này không phải là van
đề mới nhưng hầu như chưa có nghiên cứu cơ bản về những khó khăn trong thực
hiện nghi lễ tín ngưỡng, tôn giáo của công nhân trong các khu công nghiệp Các khó
khăn ở đây chủ yếu là về thời gian, môi trường - điều kiện sống và văn hóa, tínngưỡng Các khu công nghiệp hầu hết chưa có các điểm sinh hoạt tín ngưỡng, tôngiáo công cộng Các đền, chia, nhà thờ, điểm hành lễ công cộng chủ yếu đặt trongkhu dân cư hoặc các điểm di tích văn hóa Công nhân ở độ tuổi 18 - 35 còn trẻ,
30
Trang 40người chưa có gia đình thường sống chung trong các khu nhà trọ, nếu đã có gia đìnhvà cùng di cư đến thì cũng ở thuê trong các khu nhà trọ dành cho công nhân có diện
tích từ 10 - 14m2 Về cơ bản họ đều không có thờ cúng gia tiên hay thực hành nghỉlễ tôn giáo ở nhà trọ Việc đến các điểm tâm linh phụ thuộc vào thời gian, công việcvà mùa lễ hội Do công nhân làm ca nên việc đi lễ đền, chùa theo phong tục củangười theo đạo phật vào ngày 01 và 15 hàng tháng, hay đi lễ nhà thờ cuối tuần với
người theo đạo đều khó thực hiện Ngoài ra, công nhân cũng đi lễ vào các dịp đầu
năm hoặc mùa lễ hội, tuy nhiên phần lớn đi theo gia đình hoặc các nhóm bạn bẻ,người thân Có thê nói, các khó khăn trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo với công
nhân cũng có cả yếu tố khách quan và chủ quan.1.2.5 Ung phó với khó khăn trong đời sống tinh than của công nhân
Từ khái niệm ứng phó, khó khăn trong đời sống tinh than, công nhân ở phantrên, tác giả đưa ra khái niệm “Ứng phó với khó khăn trong đời sống tinh than của
công nhân là nỗ lực thay đổi nhận thức, hành vi của công nhân nhằm giải quyết
những tình huống khó khăn nay sinh trong đời sống tinh than khiến họ phải chịu áp
lực tâm lý, bị căng thăng ở một mức độ nhất định”
Có thể nói, cuộc sống của mỗi người dù ở địa vị xã hội nào, ở lứa tuổi nàocũng đều có nhiều điều khiến ta phải lo lắng, mệt mỏi, dù không muốn thì nó vẫn
xảy đến Đặc biệt là đối với công nhân khi số đông có xuất thân từ nông dân và tầnglớp lao động, họ còn khó khăn cả về vật chất và tinh thần Tất cả những khó khăn,
những lo toan trong cuộc sông, như học hành, công việc mưu sinh, đời sống gia
đình, quan hệ xã hội, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí Những khó khăn cóthể luôn thường trực đối với những người nghèo, cũng có khi nó đến bất ngờ khiếnmỗi người khó có thé né tránh Niềm vui, nỗi buôn, sự lo lắng là một phan tất yếucủa cuộc sống, nó giúp con người vững vàng và trưởng thành hơn Vì thế mỗi ngườikhông nên mất ý chí mà phải đối diện và tìm cách giải quyết vấn đề Né tránh khôngphải là cách để giải quyết vấn đề, ngược lại còn làm cho vấn đề càng trở nên xâu
hơn Chỉ khi dam đương đầu với khó khăn và giải quyết van dé, lay đó là bài học
31