Tuynhiên, chính sách về hỗ trợ hoạt động đôi mới về chuỗi sản xuất bền vững đốivới san phâm chế biến từ cá da trơn chưa được địa phương xây dựng đúng mức, không đáp ứng được các mục tiêu
Kết cầu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục thì Luận văn được kết cấu thành ba chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về chính sách thúc đây hoạt động đổi mới của doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất bền vững;
Chương 2 Thực trạng chính sách thúc đây hoạt động đổi mới của doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất bền vững (nghiên cứu chuỗi sản xuất sản phẩm từ cá da trơn);
Giải pháp chính sách thúc đây hoạt động đổi mới của doanh
nghiệp trong chuỗi sản xuất bên vững.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VE CHÍNH SÁCH THUC DAY HOẠT ĐỘNG DOI MOI CUA DOANH NGHIỆP TRONG CHUOI SAN XUẤTĐỘNG DOI MOI CUA DOANH NGHIỆP TRONG CHUOI SAN XUẤT
Chuỗi sản xuất bén vững
Theo kinh tế học, chuỗi sản xuất là một công cụ phân tích được sử dụng dé hiểu ban chất của quá trình sản xuất (bao gồm sản xuất hàng hóa và dịch vụ) và chuyên đôi nó Quá trình sản xuất là một chuỗi các hoạt động sản xuất dẫn đến việc tạo ra sản phẩm cuối cùng, trong đó các chuỗi có chức năng liên kết với nhau.
Mỗi giai đoạn đều tăng giá trị cho chuỗi sản xuất Do đó, chuỗi sản xuất thường được gọi là chuỗi “giá trị gia tăng” hoặc “giá trị” Các giai đoạn trong chuỗi được kết nối thông qua tập hợp các giao dich.
Chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động, sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của các chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm thu được một số giá trị nào đó Chuỗi các hoạt động cung cấp cho các sản phẩm nhiều giá trị gia tăng hơn tong giá trị gia tăng của tat cả các hoạt động cộng lại.
Nói cách khác, chuỗi giá trị là một dãy các hoạt động nhăm mục đích làm tăng giá trị tại mỗi bước ở quy trình tạo ra sản phẩm Sản phẩm sẽ đi qua từng quy trình, từng gia đoạn khác nhau và ở mỗi giai đoạn đó, sẽ nhận thấy giá trị gia tăng của sản phẩm sẽ được tăng lên.
Có nhiều cách tiếp cận chuỗi giá trị cho các sản phẩm, trong đó có bốn cách tiếp cận phô biến bao gồm: cách tiếp cận chuỗi giá trị của Porter, cách tiếp cận chuỗi giá trị của GTZ, cách tiếp cận ngành hàng và cách tiếp cận tổng thể.[23]
Cách tiếp cận chuỗi giá trị của M Porter M Porter xác định chuỗi giá tri bao gom một chuỗi các hoạt động được thực hiện trong phạm vi một công ty để sản xuất ra một sản lượng nào đó.
Theo cách tiếp cận này, chuỗi giá trị được hiểu theo nghĩa hẹp và nhấn mạnh đến những vấn đề cơ bản của chuỗi giá trị của một sản phẩm trong một công ty Trong đó, các doanh nghiệp tìm lợi thế cạnh tranh bằng cách tách biệt một chuỗi hoạt động nhiều hoạt động; nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thé được phân tích bang cách nhìn vao chuỗi giá trị và phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhắm vào việc hỗ trợ quyết định quản lý và các chiến lược quản tri dé đạt kết quả lợi nhuận tối đa.[23]
Cách tiếp cận chuỗi giá trị của GTZ
Cách tiếp cận chuỗi giá trị theo GTZ có đặc điểm chính như sau: chuỗi giá trị tập trung vào những các mối quan hệ kỹ thuật, định lượng và vật chất; chuỗi giá trị mô tả và xác định dòng luân chuyên sản phẩm và các tác nhân tham gia tạo ra giá trị cho sản phẩm trong chuỗi; phân tích các quan hệ quản trị và phân phối trong chuỗi Cách tiếp cận này được cho phù hợp với những sản phẩm có giá trị nhỏ và các liên kết chuỗi được hình thành ở phạm vi cấp địa phương hoặc cấp vùng nhằm hướng đến mục tiêu phát triển và xóa đói giảm nghéo Theo cách tiếp cận này, việc phân tích chuỗi bao gồm hai mang chính là phân tích tài chính và kinh tế và phân tích chiến lược của chuỗi Phân tích tài chính và kinh tế giá trị tập trung vào phân tích lợi ích và phân phối lợi ích mang tính cá nhân Phân tích chiến lược của chuỗi giá trị tập trung vào
21 mỗi tương tác giữa các tác nhân và các chiến lược cá nhân và tập thể Kết quả phân tích cung cấp cơ sở để tác động vào chuỗi giá trị hiện tại nhằm giúp nâng cấp giá trị cho chuỗi sản phẩm hiện tai.[23]
Cách tiếp cận theo chuỗi ngành hàng Thuật ngữ chuỗi ngành hàng được dùng để chỉ toàn bộ nhóm các tác nhân kinh tế (hay những hoạt động của các tác nhân này) trực tiếp góp phần tạo ra sản phẩm cuối cùng Như vậy chuỗi bao gồm trật tự các hoạt động, bắt đầu từ cung cấp đầu vào, hay sản phẩm trung gian, sau nhiều giai đoạn chuyền tiếp hay làm tăng giá trị, ở một hay nhiều sản pham cuối cùng ở mức độ người tiêu dùng.
Cách tiếp cận theo chuỗi ngành hàng, được phát triển bởi Viện ngiên cứu nông nghiệp Pháp — INRA và Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp vì phát triển quốc tế Pháp — CIRAD, xem xét chuỗi giá trị sản phẩm như là một ngành hàng trong thị trường và phân tích hệ thống thị trường hiện tại băng cách đánh giá chính sách công, đầu tư và định chế tác động đến hệ thống sản xuất như thé nao Khung phân tích này bao gồm phân tích định lượng về đầu vào, đầu ra, giá cả và giá trị gia tăng dọc theo chuỗi ngành hàng thông qua các tác nhân trong chuỗi.[23]
Cách tiếp cận chuối giá trị toàn cau Cách tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu do Kaplinsky (1999), Gereffi (1999) và Gereffi và Memodovic (2003) đề xuất Phương pháp tiếp cận này dựa chủ yếu vào khái niệm chuỗi giá trị của Porter Theo Kaplinsky (1999),
“Chuỗi giá trị toàn cau là một dây chuyên sản xuất kinh doanh theo phương thức toàn cau hóa, trong đó có nhiều nước tham gia, chủ yếu là các doanh nghiệp tham gia vào các công đoạn khác nhau từ thiết kế chế tạo tiếp thị đến phân phối và hỗ trợ người tiêu dùng” Thực tê, chuỗi giá trị toàn cầu là một cách tiếp cận mới, toàn diện hơn về phân công lao động quốc tế, nghĩa là bat kỳ doanh nghiệp nào có tham gia vào quá trình sản xuất một sản pham xuất khẩu đều có thể coi là đã tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.[23]
Theo tác giả chuỗi sản xuất bền vững được hiểu “chudi sản xuất bên vững là một hệ thống các hoạt động, tổ chức, con người liên kết với nhau để tạo ra sản phẩm Chuỗi sản xuất bên vững bao gém các chuỗi hoạt động tao ra sản phẩm, mỗi hoạt động thì sản phẩm thu được một gia trị gia tăng ”.
Các loại hình và vai trò đối mới của doanh nghiệp 1 Các loại hình đổi mới của doanh nghiệp
Đổi mới bao gồm bốn loại hình sau: đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình, đổi mới tiếp thị và đổi mới tổ chức.
1.2.1.1 Đổi mới sản phẩm Đổi mới sản phẩm là đưa ra một sản phẩm mới hay dịch vụ mới hoặc được cải tiến đáng ké về các đặc tính và tiện ích mong đợi Đối với sản phẩm bao gồm những cải tiễn đáng ké về đặc tinh kỹ thuật, các thành phần, nguyên liệu, phần mềm kèm theo, độ thân thiện với người dùng hay những đặc tính chức năng khác.[ 17] Đề đổi mới sản phẩm, các doanh nghiệp có thể tự mình thực hiện thông qua đội ngũ cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp hoặc thuê tổ chức, nhân lực bên ngoài thực hiện hoặc kết hợp cả hai hình thức: một phần thực hiện, phần còn lại thuê tổ chức, cá nhân bên ngoài.
1.2.1.2 Đổi mới quy trình Đổi mới quy trình là thực hiện một phương thức sản xuất hay phân phối mới hoặc được cải tiến đáng kể Đổi mới quy trình bao gồm những thay đổi đáng ké về kỹ thuật, thiết bị và/hoặc phần mềm.[ 17] Đổi mới quy trình có thé được dùng dé làm giảm chi phí sản xuất, phân phối, nâng cao chất lượng, hoặc để sản xuất hoặc cung cấp hoặc cải thiện đáng ké các sản phẩm Đổi mới quy trình gồm các phương pháp mới hoặc cải tiễn đáng ké cho việc hình thành và cung cấp dịch vụ Đó có thé là sự thay đổi đáng kê trong các thiết bị, phần mềm, kỹ thuật được sử dụng hay thủ tục dé cung cấp dich vụ Đổi mới quy trình còn bao gồm cả những điểm mới hoặc được cải tiến đáng kể trong kỹ thuật, trang thiết bị và phần mềm trong hoạt động hỗ trợ phụ trợ như mua bán, kế toán và bảo trì.
1.2.1.3 Đổi mới marketing Đổi mới tiếp thị là việc thực hiện một phương pháp tiếp thị mới liên quan đến những thay đôi đáng ké về thiết kế sản phẩm, quảng cáo sản phẩm hoặc định giá sản pham.[17] Điểm phân biệt đổi mới tiếp thị với các công cụ tiếp thị khác của một doanh nghiệp là việc thực hiện một phương pháp tiếp thị hoàn toàn mới chưa từng được sử dụng bởi doanh nghiệp đó Nó phải là một phần của chiến lược mới, một sự chuyên hướng từ các phương pháp tiếp thị hiện có của doanh nghiệp Các phương pháp tiếp thị mới có thể được phát triển bởi chính doanh nghiệp hoặc tiếp thu từ các công ty hoặc tổ chức khác Phương pháp tiếp thị mới có thê được thực hiện cho cả sản phẩm mới và sản phẩm hiện có. Đổi mới tiếp thị bao gồm thay đổi đáng kể trong thiết kế sản phẩm là một phan của định hướng tiếp thị mới Thay đổi thiết kế sản phẩm là sự thay đổi về kiểu dang và hình thức sản phẩm mà không làm thay đổi chức năng hoặc đặc điểm sử dụng.
1.2.1.4 Đổi mới tổ chức Đôi mới về tổ chức là việc thực hiện một phương pháp tổ chức mới trong hoạt động kinh doanh, sắp xếp nơi làm việc hay các quan hệ đối ngoại của công ty.[17] Điểm phân biệt của một sự đôi mới tô chức với những thay đổi khác về mặt tô chức là việc thực hiện của phương pháp tổ chức mới (trong hoạt động kinh doanh, tổ chức nơi làm việc hoặc quan hệ bên ngoài) chưa từng áp dụng trước đó trong doanh nghiệp và là kết quả của các quyết định chiến lược thực hiện bởi quản lý. Đôi mới tô chức trong hoạt động kinh doanh liên quan đến thực hiện các phương pháp mới cho tổ chức hoạt động và quy trình thực hiện công việc.
Những đôi mới trong tô chức nơi làm việc liên quan đến việc thực hiện phương pháp mới dé phân bổ trách nhiệm và ra quyết định giữa các bộ phận chuyên môn trong doanh nghiệp cũng như các mô hình cơ cấu hoạt động mới.
1.2.2 Vai trò doi mới của doanh nghiệp Đổi mới là tất yếu, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày cảng sâu rộng Công nghệ thay đổi ngày càng nhanh, áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng, nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng và thường xuyên thay đôi đã đặt ra thách thức không nhỏ cho các doanh nghiép.[26]
Bên cạnh đó, những đổi mới mang tính đột phá từ những đối thủ khác trong ngành có thé tạo ra áp lực lớn hơn nhằm tim ra con đường mới dé phát triển của doanh nghiệp Dé tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải liên tục đổi mới, ngay cả khi quá trình này diễn ra rất chậm Về mặt này, tiến bộ kỹ thuật là chưa đủ dé đảm bảo thành công Đổi mới cũng có nghĩa là dự đoán nhu cầu của thị trường, cung cấp chất lượng hoặc dịch vụ bé sung, tô chức hiệu quả, nam vững chỉ tiết và kiểm soát chi phí Do đó, chỉ doanh nghiệp có hoạt động đổi mới là các doanh nghiệp của tương lai, được đặc trưng bởi mức độ nhận thức cao, tính linh hoạt và khả năng thích ứng với những biến động, khả năng tích hợp thành công các công nghệ mới trong hệ thống hiện có, với thời gian và chi phí tối thiéu.[27] Đôi mới là yếu tố chính quyết định năng lực cạnh tranh, tăng trưởng, lợi nhuận và tạo ra các giá trị bền vững Đổi mới cho phép doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh dài hạn thông qua việc tập hợp tri thức, kỹ năng về công nghệ, kinh nghiệm trong sáng tạo và phát triển và giới thiệu ý tưởng mới trong hình thức của đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình sản xuất hoặc đổi mới mô hình kinh doanh Nhìn chung, đổi mới đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đổi mới đưới hình thức là sản phẩm mới góp phan gia tăng doanh số vì các sản phâm mới này đóng góp đáng kê vào sự hài lòng của khách hàng hiện tại cũng như tìm kiếm được các khách hàng mới Đổi mới sản phẩm mang lại lợi ích cho năng suất của doanh nghiệp bằng cách tạo ra một nguồn nhu cầu tiềm năng có khả năng làm tăng hiệu ứng quy mô hoặc yêu cầu ít đầu vào hơn so với các sản phâm cũ Mức độ ảnh hưởng của đổi mới sản phẩm tới năng suất của doanh nghiệp là khác nhau tùy thuộc vào tính mới Ngoài ra, đổi mới
25 cho phép doanh nghiệp trình bày sản pham mới hoặc sản phâm được cải thiện tới thị trường trước các đối thủ cạnh tranh và do đó có thé gia tăng thị phan của doanh nghiệp Việc đổi mới quy trình sản xuất sẽ làm giảm chỉ phí sản xuất hoặc chi phí vận chuyên, gia tăng chất lượng sản phẩm. Đổi mới quy trình sản xuất sẽ làm giảm chi phí sản xuất hoặc chi phí vận chuyền, gia tăng chất lượng sản phẩm Đồi mới phương pháp tổ chức có thé là tiền dé và tạo điều kiện cho đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình, vì thành công của đổi mới sản pham và quy trình phụ thuộc vào sự thích hợp của những thay đổi đó đối với cơ cau tổ chức của doanh nghiệp Đổi mới phương pháp tổ chức làm giảm chi phí hành chính hoặc chi phí giao dịch, cải thiện tính linh hoạt và sự hài lòng nơi làm việc và do đó gia tăng năng suất lao động Việc đổi mới về quy trình sản xuất và phương pháp tô chức đóng góp lớn cho việc giảm chi phí và gia tăng tính linh hoạt của các doanh nghiệp.
Cuối cùng, đổi mới marketing làm gia tăng sự hài lòng của khách hang cũng như trực tiếp hướng sự quan tâm của khách hàng tới doanh nghiệp, đồng thời giúp doanh nghiệp thích ứng hơn với sự thay đổi của các điều kiện thị trường Thông qua đổi mới marketing, việc thực hiện các phương pháp bán hang va phân phối mới có thé nâng cao hiệu quả va hiệu suất của doanh nghiệp.
Thúc day hoạt động đổi mới của doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất bền vững
Đổi mới được hiểu là quy trình biến một ý tưởng thành hàng hóa hay dịch vụ tạo ra giá trị hoặc các khách hàng sẽ trả tiền cho hàng hóa và dịch vụ đó Đôi mới giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh mới, tạo ra thị trường mới, sử dụng hiệu quả nguồn lực, giảm lãng phí, nâng cao uy tin của doanh nghiệp. Đổi mới trong doanh nghiệp tập trung vào các nội dung chủ yếu là đôi mới sản phẩm, từ nghiên cứu thiết kế sản pham mới đến đổi mới quy trình
(gồm quy trình sản xuất, quy trình quản lý dựa trên công nghệ), đổi mới công nghệ, đổi mới cách thức tiếp cận và phát triển thị trường.
Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới về đổi mới công bố vào cuối năm 2021, cho thay 90% số doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiềm lực hạn chế, nên việc đầu tư cho đổi mới công nghệ, đôi mới còn gặp nhiều khó khăn, rào cản.
Theo Cục Thông tin KH&CN quốc gia, việc đổi mới trong doanh nghiệp chưa mạnh Số doanh nghiệp có hoạt động đổi mới còn ít là do đổi mới còn khá mới mẻ tại Việt Nam, nhận thức của doanh nghiệp về đôi mới chưa day đủ, nhiều doanh nghiệp chưa thấy được tác dụng, ý nghĩa, sự cần thiết phải đổi mới Các doanh nghiệp quy mô nhỏ gặp khó khăn khi đổi mới công nghệ do nguồn lực tài chính hạn chế. Đổi mới đòi hỏi khuôn khổ pháp luật dé ngày càng thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp Từ kết quả đổi mới tại doanh nghiệp thời gian qua, nhiều chuyên gia cho rằng, cần tiếp tục hoàn thiện chính sách dé tiếp tục đưa doanh nghiệp trở thành trung tâm của hệ thống đổi mới Nhiều chính sách ưu đãi thuế cần được nghiên cứu, b6 sung, như: ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo thu nhập tính trên các sản phẩm là kết quả của hoạt động
KH&CN và đổi mới, các khoản thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ là các sáng chế, giải pháp hữu ích và ưu đãi thuế xuất, nhập khẩu.
Như vậy dé thúc day hoạt động đổi mới của doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất bền vững thì 2 nhóm yếu tố có yêu tố quyết định:
Thứ nhất là nhóm yếu tố bên ngoài bao gồm các chính sách của nhà nước, như hỗ trợ tài chính, chuyền giao công nghệ và đổi mới công nghệ, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tang, cung cấp thông tin phục vụ đổi mới nhằm giúp doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất bền vững thúc đây hiện đại hóa, tăng năng suất lao động và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Thứ hai là nhóm yếu tổ bên trong hay các hoạt động đổi mới của từng doanh nghiệp trong chuỗi bao gồm đổi mới sản phẩm, đôi mới quy trình, đôi mới tiếp thị và đôi mới tổ chức Hoạt động đổi mới trong doanh nghiệp giúp doanh nghiệp cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, củng có, duy trì và mỏ rộng thị phần, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên liệu,
27 nâng cao gia tri sản phẩm, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao mức độ an toàn sản xuất cho người và thiết bị, giảm tác động xấu đến môi trường Đặc biệt, về lợi ích thương mại, nhờ đôi mới công nghệ nên chất lượng sản phẩm được nâng lên rõ rệt.
Chính sách thúc đấy hoạt động đổi mới của doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất bền vững
Chính sách tài chính là chính sách của nhà nước về sử dụng các công cụ tai chính bao gồm hệ thống các quan điểm, mục tiêu, chủ trương và giải pháp về tài chính, tiền tệ của nhà nước phù hợp với đặc điểm của đất nước trong từng thời kỳ nhằm bôi dưỡng, khai thác, huy động va sử dụng các nguồn tài chính đa dạng phục vụ có hiệu quả cho việc thực hiện các kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia trong thời kỳ tương ung.[28]
Chính sách tài chính là một chính sách công cu nhằm phục vụ một mục tiêu phát triển nào đó, chang hạn, chính sách phát triển của quốc gia, hoặc chính sách phát triển một ngành cụ thé trong một quốc gia, như chính sách công nghiệp, chính sách nông nghiệp, chính sách khoa học và công nghệ
Chính sách tài chính rất đa dạng bao gồm: chính sách tài trợ vốn, chính sách tín dụng và chính sách thuế.
Chính sách tín dung là tông thé các quy định của ngân hàng về hoạt động tín dụng nhằm đưa ra định hướng và hướng dẫn hoạt động của cán bộ ngân hàng trong việc cấp tín dụng cho doanh nghiệp.
Chính sách thuế hỗ trợ cung cấp các ưu đãi thuế cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai công nghé.[17] Hỗ trợ giá cho các sản phẩm đổi mới Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các nguồn thu từ kết quả nghiên cứu và triển khai sản pham mới.
Theo tác giả, Chính sách tài trợ vốn là chính sách của nhà nước sử dụng các công cụ tài chính tác động đến lượng giá trị của doanh nghiệp bao gồm tiên, tài sản, quyền tài sản trị giá được thành tiền có thể sử dụng trong
28 kinh doanh nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao nhất Chính sách tài trợ vốn bao gồm các quỹ đôi mới công nghệ, quỹ phát triển khoa học và công nghệ, qũy phát triển doanh nghiệp.
Nguồn nhân lực chính là một trong những nguồn lực hữu hình, ảnh hưởng đến chiến lược quản tri của doanh nghiệp Nguôồn lực tạo nên lợi thế cạnh tranh, đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Vai trò của nguồn nhân lực đối với doanh nghiệp chính là năng lực vô tận cho sự sáng tạo sản phẩm và kiến tạo tô chức Việc giữ cho nhân lực ồn định và tối ưu hóa nguồn nhân lực là việc làm đòi hỏi có tầm chiến lược của mỗi doanh nghiệp.
Chính sách nguồn nhân lực các chương trình, các quỹ nghiên cứu đào tạo Ưu đãi cung cấp lao động có trình độ cao cần thiết cho doanh nghiệp nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và thương mại hóa công nghệ, sản pham [17]
Theo Luật tiếp cận thông tin thì thông tin là tin, dữ liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn, tồn tại dưới dạng bản viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản ghi hình, ghi âm hoặc các dạng khác do cơ quan nhà nước tạo ra.
Thông tin thúc đây hoạt động đổi mới là những đữ liệu cung cấp cho doanh nghiệp nhằm thúc day hoạt động đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình, tiếp thị và đổi mới tổ chức Cung cấp thông tin đầy đủ cho doanh nghiệp dé nâng cao hiệu quả hoạt động, năng suất và chất lượng.
Theo tác giả, Chính sách cung cấp thông tin thúc đẩy hoạt động đổi mới của doanh nghiệp là việc cung cấp thông tin về chính sách hỗ trợ của Nhà nước về hoạt động đổi mới của doanh nghiệp dé nghiên cứu, phát triển, làm mới sản phẩm, thay đổi quy trình, dịch vụ hoặc mô hình kinh doanh. Đồng thời, giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các thông tin về chính sách, chương trình hỗ trợ của nhà nước đến từng doanh nghiệp.
1.4.4 Chính sách sở hữu trí tuệ
Chính sách sở hữu trí tuệ là chính sách bảo vệ quyền lợi cho những tổ chức, cá nhân đăng ký sở hữu trí tuệ theo thông lệ quốc tế nhằm hạn chế sự xâm nhập của các đối thủ cạnh tranh.[17]
Theo Luật chuyển giao công nghệ, Đổi mới công nghệ là hoạt động thay thế một phần hoặc toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng một phần hoặc toàn bộ công nghệ khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Chuyển giao công nghệ là chuyên nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyên giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyền giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.
Theo tác giả, Chính sách đổi mới công nghệ và chuyển giao công nghệ là những chính sách, chiến lược dé nâng cao hiệu quả tiếp nhận đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong nước và ngoài nước, đưa công nghệ vào thực tiễn sản xuất dé đảm bảo phát triển nhanh và bền vững.
1.4.5 Chính sách liên kết viện, trường và doanh nghiệp
THUC TRẠNG CHÍNH SÁCH THÚC DAY HOẠT ĐỘNG
DOI MỚI CUA DOANH NGHIỆP TRONG CHUOI SAN XUẤT BEN
VUNG (SAN PHAM TU CA DA TRON)
Chính sách thúc day hoạt động đổi mới của doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất bền vững
Chủ trương và chiến lược thúc day doanh nghiệp đổi mới, lấy doanh nghiệp làm trung tâm của hệ thống đổi mới quốc gia được thé hiện trong nhiều Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ Trong thời gian qua, Bộ
KH&CN đang thực hiện tái cơ cấu các chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ với mục tiêu cung cấp các hỗ trợ đồng bộ, từ hoạt động tìm kiếm, xác định nhu cầu công nghệ đến hoạt động chuyên giao, ứng dụng, đổi mới công nghệ và kết nối đầu tư, như: Chương trình tìm kiếm và chuyển giao công nghệ nước ngoài; Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia; Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp thông qua Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia để đưa các nhiệm vụ gan với nhu cầu xã hội, chuỗi giá tri của sản phẩm, hỗ trợ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng nguồn vốn ứng dụng, phát triển công nghệ, đổi mới công nghệ. Đối với các doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất bền vững, cần có những chính sách cụ thé dé thúc đây hoạt động đổi mới nhăm nâng cáo giá trị sản phẩm như: Chính sách tài chính; chính sách nhân lực; chính sách thông tin; chính sách sở hữu trí tuệ; chính sách liên kết dao tao giữa viện, trường và doanh nghiệp; chính sách liên kết giữa các doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất bền vững.
Chính sách tài chính hỗ trợ cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ và chuyền giao công nghệ, Chính phủ đã ban hành Nghị định 76/2018/NĐ-CP quy định chỉ tiết và hướng dẫn Luật chuyên giao công nghệ Trong đó, doanh nghiệp có dự án thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư nhận chuyền giao từ tổ chức
33 khoa học và công nghệ được nhận nhiều hỗ trợ, cụ thể: Được vay vốn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay dé thuc hién chuyén giao công nghệ; Hỗ trợ kinh phí thông qua thực hiện nhiệm vụ khoa hoc va công nghệ hoặc hỗ trợ trực tiếp Mức kinh phí dành cho những hỗ trợ được quy định hỗ trợ tối đa
2%/năm lãi suất vay từ Quỹ Đôi mới công nghệ quốc gia, quỹ phát triển khoa học và công nghệ, được vay vốn lãi suất ưu đãi theo quy định của các quỹ, tổ chức tín dụng đối với các khoản vay thực hiện chuyền giao công nghệ.
Nhiều kết quả đạt được khi triển khai chính sách, đã đóng góp đáng kể trong việc tạo lập nền tảng quan trọng thúc day doanh nghiệp đổi mới công nghệ, mang lại hiệu qua cao Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ về tài chính dé doanh nghiệp thực hiện đôi mới công nghệ, ưu đãi đối với sản phẩm tạo ra từ chuyền giao, đôi mới công nghệ thật sự chưa nhiều.
Nhìn chung, không có nhiều đoanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ của nhà nước Hình thức hỗ trợ của nhà nước đối với doanh nghiệp được hưởng nhiều nhất là chính sách tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ Tỷ lệ doanh nghiệp lớn nhận được hỗ trợ của nhà nước đều cao hơn doanh nghiệp nhỏ ở hầu như tất cả các hình thức hỗ trợ Do đó các doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất bền vững cũng chịu ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp cận được các gói hỗ trợ của nhà nước, do quy mô các doanh nghiệp trong chuỗi rất khác nhau.
Nhiều nguyên nhân được đưa ra nhăm lý giải lý do vì sao các doanh nghiệp không hưởng lợi từ các hình thức hỗ trợ của nhà nước Do doanh nghiệp thiếu thông tin về các hình thức hỗ trợ của nhà nước Khoảng 30% số doanh nghiệp phản hồi họ chưa biết về các hình thức hỗ trợ từ nhà nước Bên cạnh đó, dường như các hình thức hỗ trợ vẫn chưa thật sự phù hợp, về các hình thức khoản vay tín dụng, thực hiện dự án, nhiệm vụ chương trình Quốc gia.
Hau như các doanh nghiệp chủ yếu sử dung vốn tự có của doanh nghiệp cho các hoạt động đôi mới về sản phẩm, quy trình, tiếp thị và R&D.
Tiếp đến là nguồn vốn vay, doanh nghiệp huy động vốn vay nhiều nhất để
34 thực hiện đổi mới sản phẩm Chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho hoạt động nghiên cứu và triển khai đối với doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất bền vững Ngoài ra, hỗ trợ hoạt động R&D cho doanh nghiệp còn đóng vai trò nền tảng nhằm giúp doanh nghiệp giảm được những rủi ro trong kinh doanh và gia tăng thêm khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là lực lượng tinh túy, quan trọng cau thành nguồn nhân lực của quốc gia, nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Đại hội XIII của Đảng cũng chỉ rõ việc thực hiện “Đột phá chiến lược về đào tạo nhân lực” và đổi mới căn bản toàn điện nền giáo dục van còn không ít những hạn chế về nhận thức và tổ chức thực hiện, như[31]: Đổi mới tư duy, hoạt động giáo dục và đảo tạo còn chậm, chưa quyết liệt, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra; một số nhiệm vụ, giải pháp đổi mới còn thiếu hệ thống, chưa 6n định Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo chưa cao Hệ thống giáo dục và đào tạo chưa bảo đảm tính đồng bộ và liên thông giữa các trình độ, các phương thức giáo dục và đảo tạo Nội dung, chương trình giáo dục và đào tạo còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo vẫn thiếu gan két voi nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động Chưa chú trọng đúng mức đến phát triển phẩm chất và kỹ năng người học Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng được yêu cau phát triển kinh tế, xã hội Dao tạo vẫn còn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa quan tâm đúng mức đến kỹ năng xã hội, kỹ năng sống và khả năng tự học, kỹ năng sáng tạo.
Theo Báo cáo điều tra của Tổng Cục Thống kê về lao động và việc làm Việt Nam năm 2019, trong tổng số lực lượng lao động đang làm việc (55,76 triệu), thì 77,2% không có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, 3,7% qua dạy nghé,
4,7% trung cấp, 3,8% cao đăng và 10,6% đại học Thực trạng này nói lên trình độ nguồn nhân lực của Việt Nam còn rất thấp, đa số lớn không được đào tạo, không có trình độ chuyên môn, kỹ thuật Báo cáo gần đây của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy lao động không chính thức và phổ
35 thông vẫn chiếm chủ yếu Lực lượng đã qua đào tạo, có chứng chỉ, bằng cấp còn thấp, khoảng 24,5% năm 2020 (so với kế hoạch đặt ra là 40%) Trong khi nhân lực đã qua đào tạo chưa phù hợp với nhu cau thực tiễn đề ra.
Qua đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1446/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình “Đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” Nhằm xây dựng mô hình đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực ở các trình độ giáo dục nghề nghiệp để có kiến thức, kỹ năng phù hợp, có thể tiếp thu, làm chủ, khai thác, vận hành hiệu quả những tiến bộ công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; gắn kết, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp về nhân lực; góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia. Đặc biệt, là tập trung vào đối tượng đào tạo lại là người lao động trong các doanh nghiệp để chuyên đổi nghề nghiệp do chịu tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, người lao động trong các doanh nghiệp ở những ngành nghề công nghệ mới hoặc cần nâng cao kiến thức, kỹ năng dé tiếp thu, làm chủ và khai thác hiệu quả và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ.
Thực tế hiện nay ở nước ta, chất lượng nguồn nhân lực rất thấp, dao tạo chưa theo sát thực tế, không đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp và kém xa so với các nước trong khu vực, chất lượng các trường đại học và trường đào tạo nghề chưa đồng nhất, do cung không đủ cầu nên nhiều trường còn kém chất lượng nhưng vẫn tồn tại, nhiều trường không quan tâm tới nhu cầu của doanh nghiệp mà chỉ dạy những điều mình có.
Nhận xét về chính sách thúc day hoạt động đỗi mới của doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất bền vững sản phẩm từ cá da trơn
Những năm vừa qua, công nghiệp chế biến cá tra xuất khâu của Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu, giải quyết được vấn đề về môi trường.
Rất nhiều doanh nghiệp đã đầu tư công nghệ cao cho việc chế biến các phụ phẩm cá tra.
Theo số liệu thống kê, tổng sản lượng thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 7 triệu tan/nam Trong đó phụ phâm chiếm khoảng 15 - 20% (khoảng hơn 1 triệu tấn) Day là nguồn nguyên liệu quý dé sử dụng và chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng, đem lại hiệu quả kinh tế lớn.
Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào chế biến phụ phẩm từ cá da trơn, ngoài các chính sách nhà nước đã và đang xây dựng, tô chức thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phụ phẩm, tiến tới kinh tế tuần hoàn trong ngành thủy sản, đặc biệt trong chế biến xuất khẩu thủy sản, do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, Tổng cục Thủy sản đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1408/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2021 phê duyệt Dé án Phát triển ngành Chế biến thủy sản giai đoạn 2021- 2030, trong đó đã định hướng và giao nhiệm vụ các bộ ngành nhăm phát triển
60 ngành chế biến thủy sản nói chung, sử dụng và chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng từ phụ phẩm thủy sản nói riêng.
Ngành chế biến phụ phẩm đòi hỏi phải có công nghệ hiện đại và nghiên cứu phát triển sản phẩm Nhưng hiện nay công nghệ của Việt Nam vẫn đang ở mức học hỏi từ các quốc gia khác Các công nghệ dé tạo ra các sản phẩm có giá trị cao như: chitin, chitosan, protein thủy phân dùng trong sản xuất thực phẩm chức năng, vật liệu sinh học, y tế, nông nghiệp hiện nay chỉ có một, hai doanh nghiệp làm được Do đó, để khai thác hết được giá trị của phụ phẩm từ cá tra, doanh nghiệp cần phải đầu tư vào khoa học và công nghệ, máy móc thiết bị, cũng như người lao động có tay nghề.
Dé khai thác được giá trị từ phụ phẩm cần phải có sáng tạo, cần có nhiều nghiên cứu vào trong sản pham thì mới nâng giá trị lên được nên việc áp dụng công nghệ mang tính quyết định Đồng thời, cần có thời gian đầu tư nghiên cứu tìm tòi và sau đó là đặt hàng dây chuyền thiết bị từ những nhà cung cấp công nghệ hàng đầu Do đó, các doanh nghiệp luôn gặp khó khăn do chỉ phí đầu tư rất cao Mặt khác, do yêu tố an toàn nên rất ít ngân hàng chấp nhận tài trợ vốn cho những dự án đầu tư sản phẩm mới nhiều rủi ro Ngoài ra, sau khi có sản phẩm mới nhưng việc đưa sản pham thâm nhập và trở nên phố biến trên thị trường cũng gặp rất nhiều khó khăn về tiền bạc và công sức.
Nguyên nhân việc tận dụng, chế biến phế phụ phẩm cá da trơn vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp quan tâm khai thác là do việc thu gom phụ phẩm dat chất lượng và số lượng từ các nhà máy chế biến cò khá khó khăn.
Các doanh nghiệp chủ yếu tham gia chế biến bột cá từ phụ phẩm với yêu cầu về công nghệ và đầu tư chưa cao; chứ chưa tham gia nhiều ở công đoạn chiết, tách các chất có hoạt tính sinh học cao dùng trong dược phẩm, thực phẩm bởi đòi hỏi đầu tư lâu dài về nguồn vốn, công nghệ cao và thị trường.
Vì vậy đòi hỏi có sự tham gia của các doanh nghiệp có tiềm lực lớn, chiến lược sản xuất kinh doanh dài hạn và có sự tham gia của Chính phủ trong việc khuyến khích, thúc đây sự tham gia của doanh nghiệp trong nghiên cứu công nghệ, phát triển sản pham va tìm kiếm thị trường đối với chế biến
61 phụ phẩm Hiện nay nhiều doanh nghiệp chưa đủ tiềm lực hoặc chưa quan tâm đúng mức, chưa có chiến lược dài hạn và đang tập trung phát triển doanh thu (chiều rộng) chưa quan tâm nâng cao giá trị sản phâm (chiều sâu). Đổi mới công nghệ là nền tang dé doanh nghiệp nâng cao chất lượng, đa dang hóa sản phẩm, chủ động thích ứng với nhu cầu thị trường Hiện nay, còn nhiều thuận lợi và cơ hội để doanh nghiệp trong nước đôi mới công nghệ, nâng cao chuỗi giá trị và cạnh tranh với sản phẩm nhập khâu Tuy nhiên, một số doanh nghiệp còn chưa nhận thức day đủ về vai trò quan trọng của đổi mới công nghệ.
Ngoài ra, doanh nghiệp hiện van còn gặp nhiều khó khăn trong đổi mới công nghệ như: Thiếu thông tin về công nghệ, các chương trình hỗ trợ của nhà nước, các chuyên gia công nghệ từ các đơn vị nghiên cứu; chưa có nhiều ưu đãi đối với sản phẩm tạo ra từ chuyền giao, đôi mới công nghệ.
Bên cạnh những tác động tích cực đổi mới công nghệ từ các chính sách hỗ trợ tín dụng, khuyến khích doanh nghiệp nói chung và và doanh nghiệp chế biến thủy sản nói riêng, vẫn còn tồn tài những điểm còn hạn chế do khả năng tiếp cận chính sách hỗ trợ chó các doanh nghiệp còn thấp Từ khi triển khai chính sách khuyến khích đổi mới công nghệ, trong đó hỗ trợ về tín dụng.
Số lượng các doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ vẫn còn ít và số lượng doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn ngân sách nhà nước trong khung khổ các chương trình mục tiêu còn thấp.
Theo tính toán từ kết quả điều tra doanh nghiệp về công nghệ của Tổng cục Thống kê giai đoạn 2010-2017, số lượng các doanh nghiệp tham gia các hoạt động đổi mới công nghệ, hoạt động R&D chiếm chưa đến 5% tổng số doanh nghiệp chế biến Nội dung đổi mới mới chi tập trung vao việc cải tiễn máy móc, chất lượng sản phẩm là chủ yếu; đặc biệt, việc sử dụng các nguồn vốn ngân sách nhà nước va tín dụng còn thấp Thông tin từ nguồn tai chính cho thấy những băng chứng về khó khăn trong việc cung cấp tài chính cho doanh nghiệp thực hiện các hoạt động R&D, đôi mới công ngÌhệ.
Quy mô vốn tín dụng được tiếp cận không cao, đối với các hoạt động đổi mới công nghệ, vốn đầu tư đóng vai trò quan trọng Tuy nhiên, do quy mô vốn đầu tư để thực hiện các hoạt động R&D, đôi mới công nghệ thiết bị thường đòi hỏi vốn lớn, nên bản thân các doanh nghiệp khó có năng lực và cần nguồn bồ sung thực hiện.
Tuy nhiên, qua việc rà soát chính sách, có thé thấy quy mô vốn vay tối đa từ các quỹ, như Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ bảo lãnh tín dụng là không cao Ví dụ: Chương trình hỗ trợ tài chính năm 2016 của Quỹ
GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH THÚC DAY HOẠT DONG DOI MỚI CUA DOANH NGHIỆP TRONG CHUOI SAN XUẤT BEN
VUNG (SAN PHAM TU CA DA TRON)
3.1 Bối cảnh ảnh hưởng đến hoạt động đỗi mới của doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất bền vững sản phẩm từ cá da trơn
Hiện nay việc việc xử lý chất thải trong các nhà máy chế biến thủy sản đang được đặc biệt quan tâm Đối với vùng Đồng băng sông Cửu Long, nơi có ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản phát triển, vấn đề đặt ra cần xử lý phụ pham từ cá tra, cá ba sa hiệu quả, kinh tế và thân thiện với môi trường ngày càng trở nên cấp thiết Tỉ lệ khả dụng trong công nghiệp thực phẩm của cá tra và ba sa là tương đối thấp do đó nếu sản lượng nguyên liệu đạt một triệu tấn thì các nhà máy chế biến phải thải ra thị trưởng 600.000 tấn phụ phẩm cá [19] Đây là nguồn phụ phẩm khổng 16 và nếu không có cách giải quyết ôn thỏa số lượng phụ phẩm này của doanh nghiệp chế biến thì Đồng băng sông Cửu Long nhanh chống bị ô nhiễm Trong những năm gần đây, việc tận dụng các phụ phẩm từ các nhà máy chế biến thủy sản để chế biến ra những mặt hàng giá trị gia tăng, đặc biệt là đối với phụ phẩm từ cá tra, cá ba sa cũng được sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp chế biến thủy sản. Để giải quyết những van đề trên, Thủ tướng Chính phủ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1419/QĐ-TTg ngày 7 tháng 9 năm 2009 và triển khai Quyết định 889/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030.
Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phế duyệt tại Quyết định 1419/QĐ-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2009 Chiến lược đã xác định mục tiêu “Sản xuất sạch hơn được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở sản xuất, chế bién nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tai nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, vật liệu, giảm thiêu phát thải và hạn
66 chế mức độ gia tăng ô nhiễm, bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người và bảo đảm phát triển bền vững”.
Sản xuất và tiêu dùng bền vững là xu hướng các nước trên thế giới đang áp dụng phổ biến Đứng trước những yêu cầu cấp thiết của việc tiêu dùng không bền vững đòi hỏi công tác quản lý nhà nước phải đưa ra một chương trình hành động cụ thể Qua đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Chiến lược sản xuất sạch hơn tập trung vao việc sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng trong hoạt động sản xuất và Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững hướng đến bảo toàn chuỗi giá trị của nguyên vật liệu, năng lượng trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm.
Chương trình dé ra mục tiêu tổng quát “Thúc đây quan lý, khai thác và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu, khuyến khích phát triển các nguồn tai nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu và sản phẩm thân thiện môi trường, có thé tái tạo, tái sử dụng và tái chế Thúc đây sản xuất và tiêu dùng bền vững trên nền tang đổi mới, sáng tạo, thực hành và phát triển các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững, đây mạnh sản xuất và tiêu dùng nội địa bền vững, tạo việc làm 6n định và việc làm xanh, thúc đây lối sống bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, hướng đến phát triển nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam”. Đề hưởng ứng Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững, ngành chế biến thủy sản đã có những chiến lược, chương trình, đề án đối với phát triển ngành chế biến, trong đó chế biến phụ phẩm, được nhiều doanh nghiệp tham gia phát triển công nghệ Đây là nền kinh tế tuần hoàn là biến rác thải đầu ra của ngành này thành nguồn tài nguyên đầu vào của ngành khác hay tuần hoàn trong nội tại của ban thân doanh nghiệp.
Kinh tế tuần hoàn góp phần gia tăng giá trị cho doanh nghiệp, giảm khai thác tài nguyên, giảm chỉ phí xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Ngành Thủy sản trong giai đoạn 2021-2030 đã trình Thủ tướng phê duyệt đề án phát triển ngành chế biến thủy sản theo hướng phát triển kinh tế bén vững, giảm thiểu tác độn xấu đến môi trường Đề án phát triển ngành Chế biến thủy sản giai đoạn 2021-2030 đã tập trung giải quyết các vấn đề của phụ phẩm từ ngành chế biến thủy sản, khuyến khích chế biến các sản phẩm từ phụ phẩm Bước đầu thực hiện các mục tiêu tăng chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm thủy sản, phát triển bền vững.
Dé thúc day phát triển kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư công nghệ chế biến phụ phẩm, tiến tới tuần nền kinh tế tuần hoan trong ngành thủy sản, đặc biệt trong chế biến xuất khâu thủy sản, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn năm 2030
“nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản và cơ giới hóa trong nông nghiệp” Mục tiêu của Chương trình ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến trong bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản và phụ phẩm nhằm nâng cao chuỗi giá trị trong sản xuất và xuất khâu Chương trình định hướng đa dang hóa sản phẩm, tăng ty trọng sản phẩm giá trị gia tăng, đây mạnh chế biến các sản phẩm thủy sản chủ lực và tận dụng chế biến sản phẩm từ phụ phẩm Khuyến khích thực hiện nghiên cứu, thử nghiệm các sản phâm có giá trị kinh tế từ phụ phẩm thủy sản.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) việc tận dụng phụ phẩm chế biến xuất khâu là một khâu trong chuỗi liên kết sản xuất cung ứng sản xuất thủy sản bền vững Tuy nhiên, dé chế biến sản pham từ phụ phẩm, phế phẩm cần công nghệ cao, quy trình kiểm tra chất lượng chặt chẽ, cần có nguồn nhân lực được đảo tạo và chi phí cao Qua đó dé hỗ trợ các doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất bền vững, VASEP đã hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm các chuyên gia nước ngoài, các quy trình công nghệ tiễn tiến dé chuyển giao, cập nhật các thông tin hỗ trợ doanh nghiệp từ các nước VASEP đã phối hợp với các doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện chiến lược quảng bá và các hoạt động khác nhằm giúp doanh nghiệp xây dựng hình anh cho sản phẩm trên thị trường.
Nhìn chung, để thực hiện chương trình quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững Các doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất bền vững sản phẩm từ cá da trơn đã từng bước triển khai các hoạt động về đổi mới công nghệ, sản phẩm, tiếp cận thị trường Đồng thời, những chính sách hỗ trợ của Nhà nước giúp các doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất liên kết chặt chẽ hơn, góp phần nâng cao giá tri san phẩm, tận dụng tối đa giá trị của nguyên vật liệu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế.
3.2 Giải pháp chính sách thúc day hoạt động đổi mới của doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất bền vững
Chính sách tài chính thúc đây hoạt động đổi mới của doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất bền vững là chính sách về tín dụng, chính sách thuế và chính sách tài trợ vốn.
Tăng khả năng tiếp cận các chính sách tín dụng cho doanh nghiệp chuỗi sản xuất bền vững, tạo thuận lợi cho các đối tượng này tiếp cận vốn vay và tạo cơ sở pháp lý để các tổ chức tin dụng phát triển sản phẩm, dich vụ tài chính phù hợp với quy mô, đặc thù đối với hoạt động của từng doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất bền vững. Đồng thời, cần nâng cao hiệu quả thâm định và đánh giá mức độ tín nhiệm của từng doanh nghiệp vay vốn nhằm tăng cường khả năng cho vay, đơn giản hóa thủ tục vay Ban hành các chính sách cơ chế như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, giảm phí thanh toán, đây nhanh Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp, tạo thêm kênh “tiếp vốn” quan trọng, hiệu quả giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn vay ưu đãi của ngân hàng với lãi suất hợp lý.
Hoàn thiện khung pháp luật và chính sách cụ thê đối với hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp đôi mới công nghệ Việc xây dựng các quy định, chính sách cần chú trọng đến sự đồng bộ, đặc biệt phù hợp với kinh tế hội nhập Đồng thời, cải thiện môi trường pháp lý
69 và hệ thống thông tin dé hoàn thiện cơ chế tài chính, tin dụng cho vay đối với doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất bền vững nhằm giảm thiểu rủi ro cho các ngân hàng trong việc cho các doanh nghiệp vay cũng như nâng cao chất lượng của các khoản vay.
Xây dựng hệ thống báo cáo, kế toán chuẩn mực, tính minh bach và độ tin cậy của các doanh nghiệp này khi tiếp cận ngân hàng Hơn nữa, các ngân hàng cần tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục vay vốn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng Cải thiện cơ chế chính sách nhằm phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả của Quỹ bảo lãnh tín dụng, đặc biệt hoàn thiện mô hình hoạt động và bộ máy tô chức nhằm đảm bảo tao được cơ chế huy động đủ vốn cho quỹ hoạt động.
TÀI LIEU THAM KHAO
Chính phủ (2009), Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong
4 Chính phủ (2016), Quyết định số 76/OD-TTg ngày 11 thang 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phú phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bên vững đến năm 2020, tam nhin đến năm 2030.
Chính phủ (2020), Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia về sản
6 Chính phủ (2021), Quyết định số 1408/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dé án phát triển ngành chế biến thủy sản giai đoạn 2021-2030.
7 Bộ Khoa hoc và Công nghệ (2022), Quyết định số 1252/OD-BKHCN ngày
14 tháng 7 năm 2022 của Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản và cơ giới hóa trong nông nghiệp ”.
Vũ Cao Đàm (2011), Giáo trình Khoa học Chính sách, Đại học Quốc gia
9 Mai Hà (2019), Đổi mới và tính khoa học của thuật ngữ “đổi mới” theo nghĩa “Innovation” trong các nghiên cứu chính sách ở Việt Nam.
10 Nguyễn Văn Học, Đổi mới và Hệ thống đổi mới, Viện Chiến lược và
Chính sách Khoa học và Công nghệ.
11 Hà Minh Hiệp — Đỗ Thiên Hoàng — Cao Hoàng Long, Quản lý đổi mới công nghệ, Nhà xuất bản Hà Nội, 2020.
12 Bộ Khoa học và Công nghệ, Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng taoViệt Nam 2019, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2019.
Phan Xuân Dũng (2017), Công nghệ và Chuyển giao công nghệ, Nhà xuất
bản Khoa học và Kỹ thuật.
Vũ Cao Đàm (2008), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất
bản Khoa học và Kỹ thuật.
15 Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Giáo trình Quản lý công nghệ, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.
16 Phùng Xuân Nhạ, Lê Quân (2013), Đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Tập 29, Số 4.
17 Phạm Thế Dũng, Nguyễn Đình Đức (2017), Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Tap 33, Số 4.
18 Lê Phương (2016), “Chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới công nghệ, thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Tập 32, Số 2.
19 Nguyễn Hoàng Minh (2020), Hiệu quả đổi mới các doanh nghiệp tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Can Thơ, Tap 56, Số 6D.
20 Vũ Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Hồng Hương (2022), “Vai rò hỗ trợ của Chính phủ đến sự đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở
Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu A.
Bài viết “Công cụ chính sách thúc day đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp nhỏ và vừa” của Đồ Vũ Phương Anh, Hoàng Văn Tuyên đăng trên
Tạp chi Khoa hoc va Công nghệ Việt Nam ngày 30/11/2021.
22 Hoàng Văn Tuyên (2005) Nghiên cứu các hình thức dau tư tài chính cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Báo cáo dé tài cấp cơ sở năm 2005,
23 Võ Thành Danh (2016), Phân tích chuỗi giả trị các san phẩm nông nghiệp ở Đông bằng sông Cửu Long, Nhà xuất bản Đại học Can Thơ.
24 Nguyễn Trọng Can, Đỗ Minh Phụng, Nguyễn Anh Tuan (2006), Nguyên liệu chế biến thủy sản, Nhà xuất bản nông nghiệp.
25 Trần Thị Vân Anh (2020), Chính sách hỗ trợ tín dụng đối với hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp chế biến, chế tạo, Tạp chí kinh doanh và
26 Phạm Ngọc Minh (2014), Đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, Tạp chí Khao học và Công nghệ Việt Nam, số 4.
27 Nguyễn Thị Minh Huyền (2021), Phát triển năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam trong thời đại công nghiệp 4.0, Trường Đại học
28 Phùng Thanh Loan (2019), Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Luận án Tì ién st, Học viện Tài chính.
29 Đỗ Thị Thanh Toàn (2018), Liên kết trường đại học và doanh nghiệp — phương thức nâng cao chất lượng đào tạo, Tạp chí giáo dục, Số 432, (Kì 2 —
30 Dang Cộng san Việt Nam (2021), Văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc lan thứ XIII, tập 1, tr 82-83; NXB Chính trị quốc gia.
31 D.Larua.A Caillat (1992), Kinh tế doanh nghiệp, Nhà xuất bản Khoa học
31 EC 2002a Innovation policy in Europe (IP No 29).
32 Edquist, C 2001 The system of innovation approach and innovation policy: an account of the state of the art Presented at the conference, Aalborg Univ Denmark ‘National Systems of Innovation, Institutions and Public Policies’.
33 Freeman, C 1987 Technology Policy and Economic Performance:
Lessons from Japan, London: Pinter.
34 Hauknes, J and Wicken, O 1999 Innovation policy in the post-war period trends and patterns STEP group.
35 OECD 2005 Oslo Manual - Guidelines for Collecting and Interpreting Innovation Data Paris, Organization for Economic Co-operation and Development.
36 Oslo Manual 2005 Guidelines for Collecting and Interpreting Innovation Data, 3rd Edition.
37 Schumpeter Joseph 1934 The theory of economic development Harvard
Đánh giá Khoa hoc, Công nghệ va Đổi mới ở Việt Nam
Quy trình sản xuat nước mắm
Dịch đạm Ướp chượp chín
PHỤ LỤC 02 Quy trình sản xuât bột cá và dau cá
Nghién, chưng nấu Ép, gia nhiệt
Quy trình sản xuất collagen lạnh
Chiét collagen bang acid acetic va NaCL : x
PHỤ LỤC 04 Danh sách câu hỏi phỏng vân
Phỏng van 1 Ông đánh giá như thé nào về số lượng nguyên liệu phụ phẩm cá tra, cá ba sa được công ty cung cấp ra thị trường trong giai đoạn hiện nay? Và giá trị mang lại từ việc chế biến phụ phẩm thủy sản này như thé nào, thưa ông?
Xin ông cho biết công ty đã có những giải pháp nào dé thúc đẩy hoạt động đổi mới trong ngành chế biến phụ phẩm cá tra, cá ba sa và những khó khăn vướng mắc ở đáy là gì?
Xin ông cho biết Chương trình đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp tại Cân Thơ đã đạt được hiệu quả như thé nào? và định hướng triển khai hoạt động hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp ra sao?
PHỤ LỤC 05Danh sách trả lời