1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Văn học: Nghiên cứu so sánh motif người mang lốt vật trong một số truyện cổ dân gian Việt Nam và Nhật Bản

104 33 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu so sánh motif người mang lốt vật trong một số truyện cổ dân gian Việt Nam và Nhật Bản
Tác giả Hề Đức Việt
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Thục
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Văn học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 23,82 MB

Cấu trúc

  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (16)
  • CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THUC TIEN CUA ĐÈ TÀI (18)
  • TRUYỆN CO TÍCH NGƯỜI MANG LÓT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TYPE (29)
    • 2.1.2.6. Motif trút lot (40)
    • 2.1.3. Kết cấu và cốt truyện (45)
  • TRUYỆN CO TÍCH NGƯỜI MANG LÓT NHÌN TỪ GOC ĐỘ MOTIF (56)
    • 3.3. Giới tính của nhân vật đội lốt (62)
      • 3.4.1.2. Sự trút lot (70)
      • 3.4.2. Đặc điểm về phẩm chất dao đức, tài năng, trí tuệ (73)
      • 3.4.3. Đặc điểm về số phận nhân vật (77)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (101)
    • 39. Jonathan Culler, Phạm Phương Chi dịch, Nhập môn lý thuyết văn học, Nxb Hội (103)

Nội dung

Trong bài viết The Motif of Getting an Enchanted Wife in Japanese andUkrainian Fairy Tales Motif lấy được người vợ mê hoặc trong truyện cổ tích Nhật Bảnvà Ucraina, tác giả cũng dẫn lời c

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THUC TIEN CUA ĐÈ TÀI

Theo các nhà nghiên cứu folklore Việt Nam thì kho tàng cô tích cũng như truyện kế dân gian Việt Nam nói chung chắc chắn được lưu truyền bằng miệng từ thời xa xưa, trước khi có chữ viết Tuy nhiên lịch sử sưu tầm, ghi chép truyện dân gian thì chỉ bắt đầu từ thời Lý khi nhà nước Đại Việt chủ trương khôi phục và phát triển nền văn hóa dân tộc Đó là những công trình sưu tầm sưu tập truyện ké dân gian, trong đó có thé loại cô tích, được ghi chép bang chữ Hán Vào thời Ly — Trần, sách sưu tập truyện kê dân gian tiêu biểu có thể kế đến hai tác phâm Viét điện u linh và Lĩnh Nam chích quái Tiếp nỗi truyền thống của các nhà sưu tập văn học dân gian thời Lý — Trần, các nhà sưu tập thời Lê cho đến thời Nguyễn cũng sưu tập được khá nhiều truyện ké dân gian Trong số những sách sưu tập ở thời kì này đáng chú ý có cuốn Sw Nam chi di của Trần Gia Du được ghi bằng chữ Nôm, hoàn thành vào năm Tự Đức thứ 30 (1877) đã ghi chép được hau hết các truyện cổ tích quen thuộc ở Việt Nam, v.v

Từ cuối thé ki XIX đến những năm đầu thé ki XX, truyện ké dân gian Việt Nam trong đó có truyện cô tích được nhiều học giải người Pháp (thường là các nhà truyền giáo hoặc quan lại) sưu tập bằng tiếng Pháp Cùng với đó còn có sự sưu tầm đến từ các nhà sưu tập tâm huyết người Việt cũng đã ghi chép được số lượng đáng ké các truyện cô tích như tập Chuyện đời xưa của Trương Vĩnh Ký, Truyện cổ nước Nam của Nguyễn

Dù vậy phải đến sau năm 1945 trở đi thì việc sưu tầm, biên soạn truyện ké dân gian nói chung và truyện cô tích nói riêng mới được các nhà sưu tầm thực sự quan tâm nhiều hơn Từ sau năm 1975 thì việc sưu tầm, biên soạn truyện kê dân gian càng trở nên có điều kiện dé phát triển mạnh mẽ hơn nữa Ngoài ra thời gian nay cũng là thời kì nở rộ của các công trình sưu tầm, biên soạn truyện cô các dân tộc ít người Có thé kề đến như

Truyện cổ Tay Nang (1975), Truyện cổ Giáy (1982), Truyện cổ Lô Lô (1983) v.v

Về phân loại, từ trước tới nay, ở Việt Nam đã có nhiều các phân chia khác nhau đối với thé loại cổ tích Tuy nhiên, những năm gần đây, hau hết các nhà nghiên cứu khoa học đều nhất trí với cách phân loại được PGS Chu Xuân Diên va GS.TS Lê Chi Qué thé hiện trong côn trình biên soạn Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam, do nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyện nghiệp, Hà Nội, xuất bản Cách phân loại này dựa trên phương pháp loại hình lịch sử, cụ thé gồm 3 loại là: Truyện cô tích loài vật, truyện cổ tích than kỳ và truyện cô tích sinh hoạt xã hội. Đất nước Nhật Bản có điều kiện địa lí khá đặc biệt so vưới nhiều đất nước khác trên thé giới Toàn bộ đất dai Nhật Bản gồm gần 4000 hòn đảo được biển bao phủ như một cù lao xanh nổi giữa biển khới Theo truyền thuyết thì quan đảo Nhật Bản ra đời là kết quả của cuộc tình thơ mộng giữa hai vị thần Izanagi và Izanami Nhật Ban xa đất liền Điều kiện tự nhiên địa lí này chi phối rất lớn đến quá trình hình thành lich sử va tâm lí dân tộc Nhật.

La một nước dao, từ xưa Nhật Ban đã tránh được nhiều cuộc xâm lăng của các nước láng giềng, điều mà các nước lục địa nhỏ bé như Việt Nam thường xuyên phải gánh chịu Tuy ít phải chịu nạn ngoại xâm nhưng đất nước này lại xảy ra nhiều cuộc nội chiến.

Nội chiến và nạn cát cứ giữa các phe phái phong kiến diễn ra liên miên suốt từ đầu thế ki XI đến giữa thé ki XIX khiến Nhật Bản trién miên trong cảnh đói nghèo Hoàn cảnh cùng tính chất độc lập đã tạo nên người Nhật với thói quen kín đáo và hướng nội Thói quen ấy đã dần trở thành bản tích dân tộc và nó tác động đến cả đời sống lẫn nghệ thuật đât nước này.

Truyện cô Nhật Bản cũng mang đậm tính chat kin đáo, ly kì ấy Không gian phổ biến trong truyện cô Nhật Bản là không gian u tịch của những hang động, những dãy núi trùng điệp nhưng vắng bóng người, những miền rừng thâm u với những ngôi đền kín đáo và bí ân Các nhân vật cũng thường bí mật xuất hiện rồi lặng lẽ rời đi Đặc biệt trong đó ma quỷ và yêu tinh xuât hiện rat nhiêu Họ tham gia vào thê giới con người vừa bình

19 di lại vừa kì ảo, vừa xa lạ lại vừa tự nhiên tạo nên một không gian cô tích bí mật và huyền ảo Đó là không gian nghệ thuật đặc trưng của truyện cổ Nhật Bản Ma và tinh ở đây cũng chả phải lúc nào cũng hung dit hay ghê sợ Chúng cũng biết trọng tình nghĩa, biết giữ lời hứa và thủy chung với người yêu Những câu chuyện cô đó không chỉ nói về thần thánh hay tiên phật mà nó chính là sự đề cao cuộc sống bình dị, đó là kết tinh của lòng yêu cuộc sông tha thiết mà tạo thành.

Là một nước ở Đông Á, Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa Trung

Quốc lẫn Ấn Độ, hai cái nôi văn hóa lớn nhất châu Á Văn hóa Nhật có nhiều điểm đặc biệt gan gũi với văn hóa Việt Nam va Trung Quốc Tuy vậy đặc tính của một nước đảo và điều kiện lịch sử đặc biệt khiến người Nhật có những nét tính cách vừa thâm trầm vừa mạnh mẽ khác thường Thoạt nhìn có thé thay văn hóa Việt Nam va Nhật Ban có nhiều nét tương đồng Nó cùng năm trong văn hóa phương Đông và cùng chịu ảnh hưởng nhiều từ văn hóa Trung Quốc Văn hóa truyền thống hai nước cùng là văn hóa lúa nước với nhiều nét phong tục tương đương Tuy nhiên càng đi sâu vào hai nền văn hóa sẽ thấy được nhiều điểm khác biệt Văn hóa Nhật Bản trọng sự trau chuốt, quan tâm đến hình thức Còn văn hóa Việt Nam trọng tính tự nhiên, hồn nhiên ở cả hình thức và nội dung. Điều đó có thé lí giải bằng nhiều yếu tố địa lí, lịch sử khác nhau Điều kiện địa lí tự nhiên đặc biệt, cuộc sống không bị xâm lăng nhiêu, truyền thống thượng võ của người Nhật với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, bi xâm lược, đấu tranh chống phá trién miên của người Việt chính là những điều kiện tạo sự khác nhau giữa hai nên văn hóa Mỗi nền văn hóa có vẻ đẹp riêng không thé thay thế mà chỉ có thể bổ sung và làm phong phú thêm cho nhau trong điều kiện giao lưu nhiều hơn.

Tất nhiên văn học dân gian nói chung hay truyện cổ nói riêng không thé là bức sao chụp tất cả mọi khía cạnh đời sống dân tộc vốn có Thế nhưng có thể nói, truyện cô hay văn học dân gian là sự phác họa chân dung mỗi dân tộc trong đó Nhiều truyện cổ tích của Nhật Bản cũng giống như các truyện cô tích của Việt Nam hay một số nước

20 khác đều đề cao tinh thần đạo đức, giáo dục con người sông hiền lành, thật thà, có tình thương đồng loại Nó chúng tỏ một điều hết sức thiêng liêng đó là tính thiện, ước mong làm điều thiện là của báu đối với toàn nhân loại, triết lí ở hiền là triết lí có sức sống bền vững Tuy vậy nếu ở hiền gặp lành là triết lí của nhiều truyện cô tích Việt Nam, tạo nên một chủ đề nồi bật nhất, đặc trưng nhất của truyện cổ tích dân tộc thì triết lí này lại không phải triết lí phổ biến nhất trong truyện cổ tích Nhật Bản Kiều nhân vật được đề cao trong truyện cô Nhật Bản thường là nhân vật bình dị mà dũng cảm, thông minh, hay hành động độc lập, thầm lặng Với triết lí ở hiền thì rất nhiều truyện cô Việt Nam sở hữu cái kết có hậu Vì thế những kiểu nhân vật trở về, gặp lại hay thay lốt là kiểu truyện khá phố biến trong kho tàng truyện cô Việt Nam nhưng lại không nhiều trong truyện cổ Nhật Bản.

Truyện cô Nhật Bản không nhất thiết phải kết thúc có hậu Những nhân vật ở hiền trong truyện cổ Nhật Ban không phải luôn luôn chỉ toàn gặp lành Điều này cũng phần nào lí giải nguyên nhân tại sao trong truyện cô Nhật Bản, kiểu truyện người mang lốt lại hiếm hoi đến thế nếu so với thế giới hoặc cụ thể là với Việt Nam trong bài luận văn này Nếu như ở Việt Nam và cả thế giới người mang lốt có nhiều dạng lốt khác nhau, nhiều tình huống và diễn biến khác nhau thì ở Nhật hiếm hoi mới có một truyện tương tự và không phải loại lốt nào cùng có Như vậy sự so sánh về cả số lượng lẫn nội dung giữa motif này trong truyện cô hai nước có thé chi ra những điểm tương đồng, khác biệt trong cả đời sông và văn hóa của hai dân tộc.

1.1 Khái niệm truyện cố tích, kiểu truyện, kiểu nhân vật

Truyện cổ tích là một loại truyện kế dân gian ra đời từ thời cô đại, gắn liền với quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, hoàn thành của gia đình phụ quyền và phân hóa giai cấp trong xã hội Nó hướng vào những vấn đề cơ bản, những hiện tượng có tính chất phố biến trong đời sống nhân dân đặc biệt là xung đột có tính chất riêng tư giữa người với người trong phạm vi gia đình và xã hội Nó dùng một thứ tưởng tượng và hư cấu riêng (có thể gọi là tượng người và hư cấu cô tích), kết hợp với các thủ pháp nghệ thuật đặc thù khác để phản ánh đời sống và ước mơ của nhân dân, đáp ứng nhu cầu

21 nhận thức, thâm mĩ, giáo dục và giải trí của nhân dân trong những thời kì, những hoàn cảnh lịch sử khác nhau của xã hội giai cấp (ở nước ta chủ yếu là xã hội phong kiến).

Kiểu truyện là tập hợp những truyện ké có motif cùng loại hình Trong một kiểu truyện có nhiều motif nhưng không nhất thiết mỗi truyện trong một kiểu truyện đó phải có day đủ cả motif đó nói chung Trong truyện cô tích có thé tìm thay rất nhiều kiều nhân vật khác nhau như nhân vật mồ côi, nhân vật dũng sĩ và trong đó không thé không nhac đên kiêu nhân vật người mang lôt.

TRUYỆN CO TÍCH NGƯỜI MANG LÓT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TYPE

Motif trút lot

Đây cũng là một motif hết sức quan trọng trong kiểu truyện người mang lốt, và nó thường xuyên xuất hiện như một cặp với motif mang lốt Motif này thường xuất hiện

40 ở đoạn kết thúc của truyện, ở đó nhân vật du lúc đầu mang hình hài xấu xí, di dang thi đến lúc này sẽ trút bỏ lớp lốt dé biến thân thành hình dạng dep dé Cách thức trút lốt thường là phá hủy lớp lốt ay đi dé nhân vật mang lốt ở lại với nhân dang đẹp dé sau cùng.

Trút bỏ lốt là sự hoàn thiện nhân vật người mang lốt Nhân vật thực sự lột xác, không cần phải giấu di cái bản chất tốt đẹp và tài năng phi thường dang sau vỏ bọc xau xí nữa Sau khi trút bỏ, nhân vật hoàn toàn có thê ngắng cao đầu trong tư thé của người chiến thăng Sự trút bỏ lốt mang ý nghĩa hoàn thiện vẻ đẹp từ thê xác đến tâm hôn.

Sự bỏ lốt trong các truyện cổ tích với motif người mang lốt ở Việt Nam và Nhật Bản có sự khác nhau về tình tiết Trong truyện cổ tích Vi điển chủ Oc sên của Nhật Ban, nhân vật trút bỏ lốt sau khi người vợ đi cúng thần KanNon và cầu nguyện với tất cả lòng thành Truyện Cô đâu Mèo, chú mèo đã báo một trong mơ cho nhân vật người chủ với ước nguyện được đi hành hương Sau khi trở về từ chuyến hành hương ấy nó đã trút bở lớp ngoài là chú mèo và trở thành cô dâu của nhân vật chính Hoặc nhân vật cũng có thể trút 16t nhờ có một vật thần ki tác động, như chiếc búa thần trong truyện Isshun Boshi anh chàng samurai tí hon Sau khi đánh thăng con quỷ thì chàng đã nhặt được chiếc búa thần của nó Khi đó chàng ước cho mình cao lên và thật kì lạ là sau khi gõ búa vào người thi chàng xuất hiện dep dé khỏe mạnh, khôi ngô tuan tú như người bình thường.

Trong truyện cổ tích Việt Nam, sự trút bỏ lốt trong đêm tân hôn hoặc sau khi tắm, hoặc người vợ hay người chồng phát hiện lốt của bạn đời thì đem đi phá bỏ Sự kết hôn đã góp phần giúp cho nhân vật đội lốt thay đổi và họ dần dan đi đến sự hoàn thiện của bản thân Quá trình biến hóa từ vật thành người sau khi trút bỏ lớp vỏ bọc là nét lạc quan với ước mơ, khát vọng được làm một người bình thường với cuộc sống hạnh phúc Trong truyện Người lấy Cóc, ở thử thách cuối cùng khi mọi người xin cụ đồ mở cuộc thi vợ đẹp, khi trên đường cùng chồng đến trường, nàng Cóc đã nhảy vào bụi đề trút bỏ lớp cóc của mình Người chồng đã lén nhìn thay và vào xé bỏ lớp da cóc ấy đi Hoặc trong truyện Lay chồng Dê, đêm tân hôn là thời điểm người chống trút bỏ lớp lốt và cho bạn đời biết

41 nhân dạng thật của mình Trong truyện Tấm Cam, nhân vật cô Tam sau nhiều lần hóa thân và ấn mình trong nhiều lớp lốt khác nhau như lốt chim, cây, quả thì ở lớp lốt cuối bà cụ đã xé tan lớp lốt ay dé cô Tam trở lại làm người Cũng có thé nhận thấy một nét văn hóa đã bao trùm lên motif này Như đã nêu phía trên, xã hội mà những câu chuyện cô tích phát triển vẫn là xã hội mà vai trò chủ động phần lớn thuộc về người đàn ông.

Chính vì vậy những lớp lốt của nhân vật nữ thường không phải tự họ trút bỏ, mà phải có sự tác động từ một nhân vật khác như người chồng trong truyện Nguoi lấy Cóc hay bà lão trong truyện Tam Cám Còn đối với nhân vật nam thì thường là họ chủ động trút bỏ lớp lốt và cho người bạn đời biết sự thật về nhân dạng như minh, như trong So Dờa hay truyện Người lấy Dé.

Sự khác biệt cũng thường đến ở vị trí của sự trút lốt Có những câu chuyện, sự trút lốt diễn ra ở đoạn kết từ đó dẫn đến một cái kết viên mãn cho nhân vật Có thé kề đến như truyện Người lấy Cóc, khi người vợ Cóc lột bỏ lớp ngoài đề lộ ra vẻ xinh đẹp vốn có và người chồng xé bỏ lớp da cóc đi thì họ đã sống hạnh phúc từ đó về sau Hoặc trong truyện Isshun Boshi anh chang samurai tí hon khi anh chàng tìm được chiếc búa than của con quỷ và từ đó trở thành một chàng trai khôi ngô tuan tú thì sau đó anh cũng được ban thưởng và hưởng cuộc sống hạnh phúc về sau Tuy vậy cũng có những câu chuyện sự trút lốt lại là khởi đầu cho những sóng gió tiếp theo đến với nhân vật chính, đặc biệt là trong nhiều truyện cô tích trong kho tàng truyện cổ Việt Nam Lúc này, tiếp nối sau motif trút lốt là những motif như motif tai họa va motif vượt qua tai họa sẽ xuất hiện Kế sau đó mới là motif đoàn viên và sống hạnh phúc, từ đó hoàn thành kết cau trọn vẹn của kiểu truyện Ở Việt Nam có thé lay So Dừa như một ví dụ tiêu biểu Khi So Dừa xuất hiện trở lại với hình dạng khôi ngô tuần tú thật sự thì khi đó cũng là lúc những mam mống dẫn tới sự ganh ghét, đồ ki của hai cô chị với nàng em út Bởi đó là lúc họ khát khao có được người chồng đẹp trai, tài năng như em gai minh dù cho trước đó chính họ đã khinh bi, dé biu So Dừa khi anh còn là một cục thịt lăn lông lóc Người gặp tai họa lúc nay là cô con gai út, cũng chính là người vợ mới cưới của nhân vật người đội lôt.

Chính hai cô chị độc ác của cô là những kẻ đã bày mưu phá hoại cuộc sống nhằm cướp đoạt hạnh phúc của người em út Những người chị độc ác đã bày mưu kế tàn nhẫn dé giết người em gái út dé thực hiện dã tâm của mình Họ dụ em gái đi chơi bằng thuyền rồi đây cô em xuống nước Sau khi tai họa ập đến người em đã phải sống vat vả dé giữ lay sự sống, sau đó với trí thông minh và đồ dùng phụ trợ mà chồng dé lại dé tận dụng vượt khó khăn trở về Cho đến lúc này thì nhân vật đội lốt mới có được cuộc sống viên mãn hạnh phúc bên người thương của mình.

2.1.2.7 Motif vật phù trợ Đây là motif góp phần giúp nhân vật mang lốt vượt qua thử thách và cả tai họa nếu có dé giành lại hạnh phúc cho mình Trong truyện So Dừa hay Lay chong Dê các cô gái nhờ có những vật phù trợ mà chồng trao cho trước khi tam xa như con dao, qua trứng, hòn đá lửa, qua dừa mà đã thoát khỏi tai họa Đây đều là các phương tiện dé những cô gái giải quyết khó khăn khi tai họa ập đến Ngoài ra thì những vật dụng này cũng đều được ho sử dụng đúng lúc, đúng chỗ dé vượt qua các tình huống nan giải một cách rất hợp lí Vốn đều là các vật dụng thông thường nhưng chúng bỗng trở thành các biêu tượng linh thiêng dé giúp cô gái thoát nạn tìm về đoàn viên với chồng Có thé thấy trong kiểu truyện người mang lốt, tác giả bình dân đã biến những vật thông thường thành những vật dụng hữu ích phù hợp tình thế ngặt nghèo Nó không phải những vật có tính thần kì nhiệm màu như trong nhiều kiểu truyện khác mà chỉ là những vật thông thường gắn liền với cuộc sông hàng ngày của người dân lao động Nó cũng thé hiện phan nào sự phát triển tiếp nối của văn học dân gian, khi đến truyện cé tích thì yếu tố kì ảo, thần thánh càng lúc càng mờ nhạt dan so với các thể loại trước đó như than thoại hay truyền thuyết.

Thế vào đó là những yếu tổ hiện thực hon, gần gũi hơn và góp phần phan ánh xã hội hiện thực hơn.

Trong kiểu truyện người mang lốt của Nhật Ban, motif vật phù trợ cũng xuất hiện nhưng mang những nét khác biệt về tình tiết hay không gian, thời gian Ở truyện Isshun

Boshi anh chàng samurai tí hon thì vật phù trợ gan liền với cậu là cái bat, cái đũa lam thuyền và mái chèo trên hành trình đến kinh đô hay cái kiếm bằng kim khâu đề đánh lại quỷ đữ Nhìn chung thì đó vẫn là những vật dụng quen thuộc trong cuộc sống được ứng biến một cách hợp lí nhằm tạo sự phát triển cho cốt truyện.

Sự phát triển của nhân vật mang lốt sẽ hoàn thiện sau khi họ đã vượt qua những chông gai thử thách để được hưởng hạnh phúc Lúc này xuất hiện motif đoàn viên hạnh phúc rất quen thuộc trong nhiều câu truyện cô tích Nó cũng đánh dấu cái kết có hậu và đầy nhân đạo thường thấy trong truyện cổ tích Sau khi vượt hết những khó khăn, nhân vật đội lốt sẽ được đoàn tụ trong niềm hạnh phúc hân hoan, có thé trở thành những người giàu có và thay đôi địa vị trong xã hội của mình Trong truyện Người lấy cóc, nàng cóc sau khi cùng chồng vượt qua những thử thách đặt ra đã trở về nhân dạng xinh đẹp và cùng chồng sống hạnh phúc Trong truyện So Dira hay truyện Lấy chồng Dê thì khi mọi khó khăn đã trôi qua với cả nhân vật người mang lốt và người vợ của họ thì cuộc sống của họ lại viên mãn cho tới cuối cùng Truyện Jsshun Boshi của Nhật Bản thì sau khi bao vệ tiểu thư trở về, chàng được Thiên Hoàng mời vào cung ban thưởng, sau đó lãnh chúa đã tô chức lễ cưới cho chàng với tiêu thư, kế cả cha mẹ của chàng cũng được ra đề cùng sống hạnh phúc với vợ chồng chàng Có thê thây motif đoàn viên và sống hạnh phúc là sự tưởng thưởng xứng đáng cho nhân vật mang lốt sau khó khăn mà họ trải qua Cũng tương tự như motif trút lốt, ở motif này giữa người nam và người nữ có sự khác nhau nhỏ Nếu nhân vật nữ chỉ đơn thuần là cuộc sống hạnh phúc vốn có mà họ luôn mong ước thì đối với những truyện nhân vật đội lốt là nam, kết thúc không gói gọn trong một cuộc sống hạnh phúc đơn thuần mà kèm theo đó là sự nghiệp, là địa vị xã hội đã được thay đổi Điều này cũng phù hợp với con đường công danh sự nghiệp mà người nam nhi luôn luôn phải hướng đến trong xã hội bấy giờ.

Bằng tư duy nghệ thuật và cái nhìn hiện thực đầy nhân đạo, tác giả bình dân đã tạo dựng nên một kiểu truyện độc dao và một kiểu nhân vật mang lốt đầy hấp dẫn Các

44 motif cũng có vai trò không nhỏ trong việc cấu thành nên nhân vật và tham gia trực tiếp vào tính liên kêt của côt truyện.

Kết cấu và cốt truyện

Về mặt kết cấu, kết cấu của kiểu truyện người mang lốt cũng giống với các kiêu truyện cô tích khác nói chung Chúng thường là sự kết hợp đan xen của nhiều motif khác nhau trong cùng một câu truyện, từ đó bắt mạch và liên kết tạo ra một chỉnh thé hoàn thiện là các câu chuyện cô tích Về co ban mạch truyện của kiêu truyện người mang lốt sẽ bắt đầu với sự sinh nở hay một cuộc hôn nhân kì lạ giữa người với thần linh, từ đó tạo ra nhân vật mang lót xau xí dị hình Nhân vật biết nói tiếng người nhưng mang lớp ngoài dị đạng nên dễ bị xã hội xa lánh giễu cợt (đặc biệt trong kiểu truyện này ở Việt Nam thì nhiều hơn) Trải qua những khó khăn thử thách với tài năng của mình họ sẽ có được thành công và cuộc sông hôn nhân viên mãn, trọn vẹn.

Từ sự tóm tat ấy có thé chia kết cấu của kiểu truyện người mang lốt thành ba phần:

Phan 1: Sự ra đời hay xuất thân kì lạ của nhân vật.

Phần 2: Hành trình phiêu lưu của nhân vật

- Rời quê nhà hoặc gặp tham gia vào hoàn cảnh đặc biệt, bất thường.

- Gap khó khăn thử thách hoặc phải đối đầu với kẻ thù.

Phan 3: Nhân vật mang lốt được thay déi số phận sau khi vượt qua hết các thử thách trên hành trình của mình.

Kiểu truyện người mang lốt trong cả hai kho tàng cổ tích Việt Nam và Nhật Ban dù có thể khác nhau về số lượng hay những tính đa dạng thì chúng đều tạo ra những nét đặc sắc cho kho tàng cô tích của mỗi đất nước Day là kiều truyện sở hữu tính nhân văn lớn lao, là tiếng nói đại diện cho những số phận chịu nhiều nỗi bất hạnh, khô đau về cả

45 đời sống tinh thần lẫn vật chất trong xã hội Tính chất hư cầu mang đậm mau sic cô tích giúp cho những nhân vật mang lốt xấu xí rồi cuối cùng trút bỏ lớp lốt ấy trở thành những con người đẹp đẽ, có được cuộc sông hạnh phúc viên mãn thê hiện cho khát vọng sống lạc quan và tinh thần nhân đạo của người dân lao động Họ luôn ước mơ về một xã hội công bằng, dân chủ dù phải sống trong hiện thực nhiều bât công của chính mình.

Trong kiểu truyện này ở cả hai dân tộc đều ca ngợi những nhân vật mang lốt xâu xí nhưng ân giấu bên trong là tài năng và phâm chất tốt đẹp, lương thiện Kiểu truyện của Việt Nam và Nhật bản có sự gần gũi tương đồng lớn về chủ dé và cả kết cau, hành động nhân vật Từ đó có thé thấy quy luật sáng tạo của dân gian đặt trong sự vận động giao lưu tiếp biến văn hóa giữa các dân tộc trên thế giới Dù vậy trong từng truyện ta vẫn có thé phân tách những điểm khác biệt dù nhỏ thé hiện nét đặc thù văn hóa của dân tộc. Điều này thé mang đậm nét dau ấn địa bàn sinh sống và văn hóa ở từng tộc người trên từng vùng cư trú của họ.

Kiểu truyện người mang lốt được hình thành và có sự phát triển song trùng về thời gian, đồng hiện với không gian thần thoại Việc trong kết cấu của kiểu truyện này có những sự giao thoa với thần thoại, đặc biệt ở các motif, chỉ tiết kiểu thần linh đã làm phong phú, đặc sắc thêm cho sắc thái mà nó thé hiện Ngoài ra cũng có thé nhân thấy cô tích là di sản tiếp nối của thần thoại trong dòng chảy văn học dân gian Người ta thường cho rằng thần thoại là sản phẩm của xã hội nguyên thủy còn cô tích là sản phẩm của xã hội phong kiến những kiểu truyện người mang lốt đã góp phần bồ sung cho các van dé lý luận về truyện cô tích thần ki Day là kiểu truyện có mầm mồng từ xã hội nguyên thủy và được phát triển đến xã hội phong kiến Dù tên gọi truyện có thé khác nhau phan nào như Vi điển chủ Oc sên, Isshun Boshi chàng samurai tí hon (trong truyện cô Nhật Bản) hay Người lay Cóc, Lay Chông Dé, So Dừa (trong truyện cỗ Việt Nam) thì những kiểu truyện này vẫn giống nhau về bản chất Các truyện đều kể về nhân vật xấu xí hoặc dị dạng mà tài ba Sự ra đời hay nguồn gốc của họ cơ bản giống nhau Nhân vật xuất hiện

46 là sự đáp ứng niềm mong mỏi hoặc cầu cúng thần linh của cha mẹ già Sau đó họ được sinh ra trong hình thù kì lạ, phải đội lốt trong quá trình tồn tại phát triển Trên hành trình ay họ đều gặp phải khó khăn thử thách, phải bắt buộc vượt lên số phận, thé hiện tài năng lạ kì đê đạt đên thành quả cuôi cùng với cái kêt viên mãn, trọn vẹn.

Nhân vật người mang lốt nếu là nữ thì có thể kết hôn với anh học trò nghèo như trong truyện Người lấy Cóc, cũng có thể lay hoàng tử như trong truyện Nang uit hoặc

Nàng tiên khi Sau khi kết hôn xong nhân vật trải qua những thử thách khác nhau cho đến một sự kiện xảy ra khiến lớp lốt của họ bị phá hủy và họ sông mãi với nhân dạng đẹp đẽ Còn nhân vật người mang lốt nếu là nam thường kết hôn với cô gái đẹp con vị điền chủ hoặc phú ông Sau khi kết hôn nhân vật trút bỏ lớp xau xí dé kết hôn và trở thành những chàng trai khôi ngô tuan tú Kết thúc truyện thường là nhân vật được sông hạnh phúc trọn vẹn bên người mình yêu thương Những motif chính trong kiểu truyện này có thé kế đến như các motif đã nêu ở phan trên như xuất thân thần kì, motif thử thách, motif tài năng của nhân vật, motif kết hôn hay motif trút lốt.

Dù vậy cũng có những trường hợp kiểu truyện người mang lốt của Việt Nam không dừng lại ngay sau khi lớp lốt được lột bỏ một cách suôn sẻ như vậy, sẽ còn xảy ra thêm những tình huống sóng gió khiến đôi vợ chồng trẻ phải tìm cách vượt qua khó khăn dé trở về bên nhau như đã phân tích trong truyện So Dira ở phần khai thác motif tai họa và vượt qua tai họa bên trên Khi đặt kiểu truyện người mang lốt trong kho tàng cô tích Việt Nam với kho tàng cô tích Nhật Bản ta nhận thấy có những điểm khác nhau về cấu trúc, tình tiết hay motif Trong kho tàng cô tích Nhật Ban và một số truyện trong kho tàng cô tích Việt Nam, cốt truyện thường kết thúc khi nhân vật đội lốt trút bỏ lớp ngoài xâu xí và có được cuộc sống hôn nhân hạnh phúc Chàng Ốc sên kết hôn với cô con gái đẹp nhà điền chủ giàu có, trở về với hình hài dep dé vốn có sau khi người vợ lên chùa kính lễ thành tâm Họ có cuộc sống thành đạt đầy viên mãn Truyện Jsshun Boshi anh chàng samurai tí hon cũng kết thúc khi nhờ chiếc bùa thần mà Boshi trở thành anh chàng

41 khôi ngô đẹp dé và được ban thưởng cuộc sống hạnh phúc, thành công bên cô tiêu thư.

Truyện Cô dâu Mèo cũng kết thúc khi chú mèo trở về với hình hài người con gái xinh đẹp và kêt hôn cùng người chủ của mình.

Tuy nhiên một dạng truyện khác thường có trong kho tàng cổ tích Việt Nam có bồ sung thêm phần motif tai họa và vượt qua tai họa vào kết cấu của truyện, như đã phân tích phía trên Ở đó nhân vật mang lốt cần trải qua thêm các thử thách sau khi kết hôn với cô gái Chính cô gái khi đã trở thành vợ của nhân vật mang lốt cũng cần trải qua khó khăn, gam go, phải vận dụng những vật dụng hỗ trợ mà người chồng dé lại trước khi chia xa dé vượt qua hoạn nạn rồi tìm lại đoàn tụ với chồng mình Kết thúc vẫn là nhân vật mang lốt được hưởng vui vẻ, hạnh phúc bên người thương của mình Dạng cấu trúc này xuất hiện phần nhiều bên kiêu truyện người đội lốt của Việt Nam Nó cũng phần nào thé hiện mặt tâm lí và hoàn cảnh lịch sử của đất nước Do cuộc sông nhiều khó khăn, gian nan thử thách, suốt chiều dài lịch sử lại liên tục trải qua chiến tranh chống ngoại xâm mà từ đó tâm lý người Việt Nam luôn quan niệm đề đạt tới thành công luôn không dễ dàng, nó phải là một quá trình đấu tranh bên bi, kiên trì và nhẫn nại mới đạt được Có thé nói cả hành trình dau tranh đã lưu lại dấu ấn đậm nét trong các sáng tác dân gian nói chung và kiêu truyện người mang lôt nói riêng của người Việt.

Không chỉ xuất hiện trong cấu trúc hay nội dung, kiểu truyện người mang lốt của Việt Nam và Nhật Bản còn chứa đựng những tình tiết, diễn biến, sự kiện hay motif có sự khác biệt Từ su khác nhau về cấu trúc mà kiều truyện người mang lốt ở Việt Nam có nhiều truyện sẽ xuất hiện thêm những nội dung, những motif phát sinh Ví dụ như motif tai họa và vượt qua tai họa, motif đoàn viên Những tình tiết tài năng, thử thách cũng có sự khác biệt khi đem ra so sánh Do có thêm phần sau nên nhiều kiểu truyện đội lốt ở Việt Nam sẽ xuất hiện các nhân vật phụ như cô chị độc ác hoặc có thêm các vật dụng phù trợ như quả trứng, con dao

Các kiểu truyện người mang lốt trong kho tàng truyện ké dân gian của hai đất nước Việt Nam và Nhật Bản đã trải qua quá trình chuyền biến đầy đa dạng, thể hiện cho sự giao lưu tiếp biến văn hóa giữa hai dân tộc Sự gần gũi và xâm nhập các mẫu ké trong cùng kiểu truyện diễn ra có tính quy luật Nó thé hiện cho sự vận động và chuyền hóa giữa các sáng tạo dân gian của các dân tộc, và cũng là chính bản thé xa xôi đang biến chuyền day sinh động.

2.2 Những đặc điểm tương đồng và dị biệt trong motif người mang lốt ở truyện cỗ

Type và motif truyện dân gian có mỗi quan hệ mật thiết với các khái niệm như cốt truyện, nhân vật, tình tiết, chi tiết Vì thế khi đi nghiên cứu so sánh dựa trên góc độ tham chiếu của type va motif, tôi nhận thấy sự khác biệt xuất hiện nhiều trong hai thành tố là cốt truyện và nhân vật Nếu như cốt truyện thuộc nhiều về van dé type thì yếu tố nhân vật lại được cấu thành nhiều bởi khái niệm motif Những motif và type truyện giống nhau đã tạo nên các cốt truyện tương đồng và cũng tạo ra những nhân vật mang nét tương đồng với nhau Sự khác biệt thường sẽ đến từ những yếu tố mang tính chat văn hóa dân tộc, văn hóa đât nước.

2.2.1 Sự tương đồng về cốt truyện

Trong truyện ké dân gian, cốt truyện là yếu tô có vai trò quan trọng, nó phản ánh xã hội qua lăng kính nghệ thuật và mang những đặc trưng riêng của folklore Với đặc trưng truyền miệng của văn học dân gian, các cốt truyện thường ngắn gon, dễ kể, dễ nhớ dé phù hợp cho quá trình diễn xướng, lưu truyền lại từ đời này sang đời khác Truyện dân gian của Việt Nam và Nhật Bản trong đó có truyện về người mang lốt cũng tuân thủ đúng nguyên tắc này Cốt truyện khá đơn giản, thường đi theo trật tự thời gian tuyến tính, cái gì đến trước thì kê trước, đến sau kề sau, tất cả nối tiếp tạo thành một mạch tình tiết và sự kiện trong một không gian khép kín Vì thế khi đi khảo sát kiểu truyện người mang lốt trong kho tàng cô tích của hai nước, dé thay các truyện có sự lặp lại ở mở dau,

49 kết thúc cùng sự xuất hiện của các motif giống nhau, các tình huống, chi tiết truyện tương đồng lập lại Chính điều này đã tạo ra sự tương đồng về cét truyện của hai đất nước Cốt truyện về người mang lốt vật chính là một trong những cốt truyện tạo ra nét tương đồng trong truyện kể hai nước Chúng có sự giống nhau về kết cấu, chỉ tiết và cả các motif gop phan cau thành nên truyện kê.

TRUYỆN CO TÍCH NGƯỜI MANG LÓT NHÌN TỪ GOC ĐỘ MOTIF

Giới tính của nhân vật đội lốt

Về phương diện giới tính, qua khảo sát motif người đội lốt trong cả hai kho tàng truyện cô tích Việt Nam và Nhật Bản tôi nhận thấy Việt Nam có sự chênh lệch rất lớn. Đa số nhân vật mang lốt trong truyện cô tích Việt Nam đều là nam giới, nhân vật nữ mang lốt có xuất hiện nhưng rõ ràng là ít hơn han so với nam Điều này thé hiện qua bảng khảo sát dưới đây:

Bảng khảo sát giới tính nhân vật mang lốt trong kho tàng cổ tích Việt Nam và Nhật Bản

Nhân vật Nam Nhân vật Nữ

Như vậy dựa vào biéu đồ có thé thấy sự chênh lệch giữa giới tính nhân vật trong motif truyện người mang lốt giữa hai kho tàng truyện kể có sự khác nhau rõ rệt Điều này cũng có thể xuất phát phan nào từ sự khác biệt trong số lượng bản kể của hai bên.

Tuy vậy cần nhắn mạnh với motif người mang lốt vật trong kho tàng cổ tích Việt Nam thì giới tính nam có sự vượt trội hơn han, còn đối với phía kho tàng cô tích Nhật Bản lại có sự tương đồng hơn Với kho tàng cô tích Nhật Bản, nhân vật mang lốt thường có số

62 phận với ít sự thử thách hơn, vì vậy sô nhân vật nam và nữ gân như băng nhau Còn với kho tàng cô tích Việt Nam, nhân vật cân vượt qua nhiêu thử thách hơn, va sô phận này thường gan với nhân vật mang giới tính nam Điêu này phan nào lí giải cho sự chênh lệch này trong kho tàng truyện ké hai dân tộc. Đề đạt được mục đích cuối cùng là hạnh phúc trong hôn nhân, thành công trong sự nghiệp và trút bỏ lớp vỏ ngoài xấu xí thường trải qua nhiều biến có, thử thách Tuy mang lốt kì dị, vẻ ngoài xấu xí nhưng những nhân vật này thường kết hôn với các nhân vật nữ xinh đẹp, con nhà giàu và thực sự cảm mến tài năng của họ Thường trong các câu truyện vẻ bề ngoài của nhân vật đội lốt luôn khiến mọi người sợ hãi, xa lánh nhưng riêng những cô gái này họ lại có niềm cảm thông sâu sắc với số phận của những nhân vật mang lốt xâu xí Trong lốt kì dị ấy những chàng trai đội lốt thường sẽ bộc lộ ra cái tài năng ân giấu trong mình hoặc tam lòng cao cả, tốt bụng Điều đó càng khiến những cô gái thêm phần mến yêu, quý trọng họ và từ đó chủ động muốn kết hôn với họ Thông thường sau khi trút lốt chàng trai thường trở thành những nhân vật đẹp trai, khôi ngô tuan tú Điều này đã gây bat ngờ rat lớn cho người vợ của họ Hình thức trút lốt như đã nêu ở phan motif trút lốt trong chương 2 là khá đa dạng, nhưng chủ yếu thông qua hình thức là người vợ tìm thay lớp lốt và đem đốt hoặc bỏ nó đi Hình thức này phổ biến trong motif người mang lốt ở truyện cô Việt Nam Một hình thức khác là nhân vật tự trút bỏ lớp lốt, hay nhờ có sự tác động của vật phẩm than kì Dạng thức trút lốt này lại có phần phô biến trong truyện cô Nhật Bản Việc nhân vật mang lốt trút bỏ lớp vẻ ngoài xấu xí luôn khiến những người vợ của họ hạnh phúc và sung sướng, đó là sự tự thưởng cho sự hi sinh của họ, không ngại ngần vẻ bề ngoài mà vẫn muốn kết duyên với nhân vật mang lốt Sự trút lốt cũng đem đến cả niềm bat ngờ chăng tin được như trong truyện Vi điển chu Oc sén, sau khi chàng Ốc sên lột bỏ lớp lốt và trở thành chang trai khôi ngô đẹp dé thì người vợ còn chang nhận ra đó là chồng của mình Cuộc sống hạnh phúc về sau là thành quả của tình yêu thương vượt lên những định kiến thông thường và vượt qua cả những khó khăn muôn vàn trong cuộc sông.

63 Đối với các nhân vật nữ, khi mang lốt họ cũng ân giấu sau đó là những phẩm chat dep dé, đáng quý, nó gắn với những công việc nội trợ hay chăm sóc cho gia đình Từ đó nó khiến các chàng trai siêu lòng và cảm mến cái khả năng của họ Những công việc phổ biến như may vá, thêu thùa, don dep nhà cửa, nau cơm đều là những công việc quen thuộc thể hiện sự đảm đang, nữ công gia chánh của người phụ nữ và nó dễ khiến các chàng trai từ đó mà càng thêm yêu mến Để rồi họ cũng vượt qua mặc cảm về vẻ bề ngoài dé lay người con gái mang lốt dị hình đó Sau nhiều khó khăn thử thách, những nhân vật này sẽ có được hạnh phúc mà họ hằng mong muốn Sự trút lốt của họ cũng tương đồng với người nam, lớp lốt thường bị phá hoặc bỏ đi, hay tự trút bỏ lớp lốt xấu xí ấy Nhìn chung những thử thách đặt ra cho nhân vật mang lốt là nữ không khó khăn khổ sở như với nhân vật là nam Nó thường gắn liền với những công việc hàng ngày mà họ hay làm, có thé là may vá quần áo hoặc làm mâm cơm thật ngon Chỉ là trong lớp vỏ bọc xấu xí, thậm chí là lốt ngoài là những con vật thì người ta khó lòng tin được họ sẽ làm tốt những công việc trên Khi vượt qua những thử thách ấy rồi, người nữ thường sẽ được hưởng cuộc sống hạnh phúc vẹn toàn chứ không nhất thiết phải có được dia vi cao trong xã hội như đối với nam giới Điều này phần nào cũng đúng với tâm tính nữ giới trong xã hội thời bấy giờ.

Tat nhiên bên cạnh đó cũng có những nhân vat nữ sau khi trút bỏ lớp lốt đã tận dụng tài trí, sự thông minh dé khéo léo khuyên bảo chồng học hành làm ăn mà trở nên giàu có Trong truyện Người lấy Ech, nhân vật nữ đội lốt đã giúp gia đình nhà chồng lay lại được cơ nghiệp, giúp chồng cé gắng ăn học thành tài mà từ đó đỗ trạng nguyên Trong truyện Nàng tiên 6c, nàng đã giúp người chồng nghèo làm ăn mà trở nên giàu có, thậm chí còn tiêu diệt tên chủ bản tham lam độc ác Dù không trực tiếp vượt qua khó khăn thử thách và đạt được thành công sự nghiệp, nhưng đúng với vai trò của một người phụ nữ biết chăm lo, biết nâng khăn sửa túi cho chồng thời bấy giờ, nhân vật người nữ khi mang lốt vẫn thé hiện đúng được lớp tính cách vốn có của người phụ nữ trong xã hội bấy gid .

3.4 Các đặc điểm của motif người mang lốt

3.4.1 Đặc điểm về hình thức

Hình thức mang tính đặc trưng của kiểu nhân vật người mang lốt vật trong truyện cô tích là: những nhân vật dù mang lốt các con vật hay lốt vật kì dị, người di hình, di dạng nhưng điểm chung nhất ở họ là ban đầu, khi xuất hiện các nhân vật đều mang lốt vật, chứ không xuất hiện dưới hình thức một con người bình thường Những nhân vật phải vượt qua nhiều thử thách thì thời gian mang lốt kéo dài, còn nhân vật vượt qua ít thử thách thì thời gian mang lốt ngắn hơn Thời gian mang lốt vật của các nhân vật này tỉ lệ thuận với thử thách, khó khăn mà nhân vật phải vượt qua trong cuộc doi.

Các nhân vật mang lốt sau khi vượt qua tất cả các thử thách, cũng như tất cả những trở ngại trong cuộc đời, trong cuộc phiêu lưu kiếm tìm cái đích của sự hạnh phúc, đều có sự trút lốt vật đang mang dé trở thành những con người bình thường đẹp dé, hoàn mĩ, cân đối giữa ngoại hình và tài năng Sự trút lốt này như một phần thưởng xứng đáng mà tác giả dân gian dành cho nhân vật mang lốt Qua đó thấy rõ tư tưởng nhân văn của tác giả dân gian luôn muốn những con người bat hạnh có cuộc sống tốt đẹp Nhưng bên cạnh đó cũng có thé còn mang ý nghĩa xã hội, phản chiếu một cuộc sống bi kịch, khổ đau không có gì bù đắp được cho những con người có số phận đáng thương, bất hạnh, ngắn ngui trong xã hội.

3.4.1.1 Một số hình thức lốt tiêu biểu Đầu tiên có thể ké đến dạng lốt là con vật Đây là nhóm lớp lốt chiếm số nhiều trong các motif người đội lốt Các nhân vật đội lốt ở đây ngay từ khi xuất hiện đã ân minh dưới hình thức cúa các loài động vật khác nhau Có thể kê đến những con vật hoang dã như khi, gấu, trăn Truyện Ré Tran của dân tộc Chăm ngay từu khi xuất hiện nhân vật đã ở trong lốt của con trăn Truyện chàng rể khỉ của dân tộc E Dé thì từ lúc xuất hiện nhân vật cũng đã ấn mình dưới lớp vỏ boc là con khi rồi Hay chuyện chàng Chon của dân tộc Thái thì nhân vật cũng xuât hiện với vẻ bê ngoài của một con chôn Rõ ràng với

65 việc da dạng hóa về các dân tộc trên dải đất hình chữ S nên Việt Nam cũng sở hữu số lượng lớp lốt này phần nhiêu, trong khi bên phía truyện cô Nhật Bản lại không có Da phần các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thường hay sinh sống ở vùng rừng núi Ở đó họ đã gan bó với những loài vật trong rừng sâu như trên, việc họ đưa những con vật ấy vào trong lớp lốt của nhân vat trong motif truyện người đội lốt có thé dé dàng hiểu được Đó thường xuyên là những con vật đã trở thành nỗi e ngại của con người, vì thế nó càng khiến cho nhân vật mang lớp lốt ấy bên ngoài dé nhận lại sự ghét bỏ, ghẻ lạnh từ khi xuât hiện ở đâu truyện.

Ngoài các con vật hoang đã thì cũng rất nhiều nhân vật mang lớp lốt là các loài động vật quen thuộc và vô cùng gần gũi với đời sống sinh hoạt của người nông dân.

Truyện Chang lon của Gia Rai, truyện Lay chồng dé tất cả những con vật là lớp lốt bên ngoài của nhân vật mang lốt đều hết sức thân quen trong công việc chăn nuôi hàng ngày của con người Cũng có khi nhân vật mang lốt cá như trong truyện Vợ cá của người Giáy hay truyện Người vợ cá của người Hmông Vẫn tiếp tục với câu chuyện về các con vật dưới nước ta cũng có thê kê đên truyện Nàng tiên ốc.

Bên cạnh đó cũng có các nhân vật mang lớp lốt của loài động vật sống được cả trên can lẫn dưới nước như truyện Chàng Ran, truyện Lay vợ cóc, truyện Người lấy Ech, truyện chàng Rùa Hoặc nhân vật cũng có thé mang lốt chim như truyện Người vợ chim hay truyện Chim sơn ca.

Không phải ngẫu nhiên mà số lượng lớp lốt là con vật trong moitf người đội lốt của Việt Nam lại có sự xuất hiện nhiều đến thế Những con vật trở thành lớp lốt của nhân vật thường quen thuộc và gần gũi, hoặc có những múi liên hệ về đời sống, về sinh hoạt và môi trường địa lí trong khu vực sinh sống của tộc người Khi sáng tác những câu chuyện dân gian, tác giả bình dân đã muốn thê hiện mối quan hệ hòa hợp giữa con người với muông thú, ước mơ về sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên Điêu này đã góp

66 phan tạo nên tính da dang trong lớp lốt của nhân vật, và hon thế là đem lại sự hấp dẫn, phong phú và thu hút cho mỗi câu chuyện.

Ngày đăng: 06/09/2024, 11:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN