1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bài tập học kỳ môn hành chính

12 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Ngày 15/1/2021 nhận được tin báo của người dân. Công chức Tư pháp xã đã lập biên bản đối với anh Nguyễn Văn A 30 tuổi đã kết hôn với Chị Hương nhưng lại sống chung với chị Hạnh như vợ chồng (Chị Hạnh có con chung với anh A).Trên cơ sở biên bản vi phạm do công chức Tư pháp xã lập, Chủ tịch UBND xã Hương Thủy (nơi Anh A và chị Hạnh sống chung với nhau như vợ chồng, cũng là nơi Chị Hạnh có hộ khẩu thường trú) đã ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với anh A với mức phạt 4 triệu đồng theo điểm b khoản 1 Điều 59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình.

Trang 1

BÀI 4

Ngày 15/1/2021 nhận được tin báo của người dân Công chức Tư phápxã đã lập biên bản đối với anh Nguyễn Văn A 30 tuổi đã kết hôn với ChịHương nhưng lại sống chung với chị Hạnh như vợ chồng (Chị Hạnh có conchung với anh A).Trên cơ sở biên bản vi phạm do công chức Tư pháp xã lập,Chủ tịch UBND xã Hương Thủy (nơi Anh A và chị Hạnh sống chung vớinhau như vợ chồng, cũng là nơi Chị Hạnh có hộ khẩu thường trú) đã ban hànhquyết định xử phạt hành chính đối với anh A với mức phạt 4 triệu đồng theođiểm b khoản 1 Điều 59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình

Hãy: 1 Hãy phân tích cấu thành hành vi vi phạm hành chính trong vụ việc trên?Căn cứ pháp luật?(2.5 điểm)

2 Hãy phân tích thủ tục xử phạt hành chính đối với vụ việc trên? Căn cứ phápluật?(2.5 điểm)

3 Hãy phân tích các nguyên tắc xử phạt hành chính mà người có thẩm quyềnxử phạt vụ việc trên phải tuân thủ? Căn cứ pháp luật?(2.5.điểm)

4 Bằng kiến thức về quyết định hành chính Hãy đánh giá tính hợp pháp củaquyết định xử phạt hành chính đối với anh A trong vụ việc trên? Căn cứ phápluật?(2.5 điểm)

1

Trang 2

MỤC LỤCCâu 1: Hãy phân tích cấu thành hành vi vi phạm hành chính trong vụ việc

trên? Căn cứ pháp luật? 4

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

2

Trang 3

Câu 1: Hãy phân tích cấu thành hành vi vi phạm hành chính trong vụviệc trên? Căn cứ pháp luật?

Cấu thành vi phạm hành chính là tổng hợp những yếu tố đặc trưng

được pháp luật quy định, thể hiện đầy đủ tính xâm hại đối với trật tự quản línhà nước của loại vi phạm hành chính, là cơ sở cần thiết cho việc phân biệtcác loại vi phạm hành chính với nhau và cho việc xác định trách nhiệm hànhchính1 Giống như bất kì loại vi phạm pháp luật nào, vi phạm hành chính đượccấu thành bởi bốn yếu tố: khách quan, chủ thể, mặt chủ quan và khách thể

1.1 Mặt khách quan:

Mặt khách quan là những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan

của vi phạm hành chính bao gồm hành vi vi phạm hành chính, hậu quả và mốiquan hệ nhân quả, thời gian thực hiện hành vi vi phạm, địa điểm thực hiệnhành vi vi phạm, công cụ phương tiện vi phạm2 Trong đó, hành vi vi phạmhành chính là dấu hiệu bắt buộc

* Căn cứ pháp luật: điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014: “2 Cấm các hành vi sau đây:

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồngvới người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sốngnhư vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;”

* Đối chiều vào tình huống: - Hành vi vi phạm: anh Nguyễn Văn A chung sống như vợ chồng với chịHạnh mặc dù đã kết hôn với chị Hương

- Địa điểm: xã Hương Thủy (nơi anh A và chị Hạnh sống chung với nhaunhư vợ chồng, cũng là nơi chị Hạnh có hộ khẩu thường trú)

1.2 Chủ thể:

3

Trang 4

Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính là các tổ chức, cá nhân có

năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật hành chính.3

* Căn cứ pháp luật: điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 8 Luật Hônnhân và gia đình 2014

* Đối chiếu vào tình huống: Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính ở đây là anh Nguyễn VănA (30 tuổi) vì anh A khi thực hiện hành vi vi phạm của mình có đầy đủ nănglực chịu trách nhiệm hành chính bởi để có năng lực chịu trách nhiệm hànhchính thì theo quy định của pháp luật bao gồm điều kiện về độ tuổi và khả năngnhận thức, khả năng điều khiển hành vi mà theo điểm a, điểm b, điểm c khoản1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì điều kiện để được kết hôn là: “"1 Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự; ”

Như vậy, để có thể kết hôn với chị Hạnh, anh Nguyễn Văn A phải thỏamãn các điều kiện để có năng lực chịu trách nhiệm hành chính Qua đó ta thấy,anh A là chủ thể của hành vi vi phạm hành chính

1.3 Mặt chủ quan:

Mặt chủ quan là những biểu hiện tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm hành

chính Trong mặt chủ quan, lỗi là dấu hiệu bắt buộc của vi phạm hành chính, thểhiện dưới hình thức lỗi cố ý và lỗi vô ý, ngoài ra trong một số trường hợp cụ thể,pháp luật còn yêu cầu thêm dấu hiệu bắt buộc khác là mục đích.4

* Căn cứ pháp luật: Điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 8 Luật Hônnhân và gia đình 2014

* Đối chiếu vào tình huống: Ở đây, hành vi của anh Nguyễn Văn A có lỗi cố ý bởi anh là người có đủnăng lực trách nhiệm pháp lý (như đã phân tích ở phần 1.2) Khi chung sống như

4

Trang 5

vợ chồng với chị Hạnh mặc dù đã có vợ là chị Hương, anh biết rõ việc làm củamình là trái với pháp luật và sẽ phải gánh chịu hậu quả nhưng vẫn cố tình thực hiện Trong trường hợp này, ta không xét đến yếu tố mục đích bởi dù mục đíchcủa anh Nguyễn Văn A là gì thì việc sống chung như vợ chồng với chị Hạnh trongkhi đã kết hôn với chị Hương là trái pháp luật và phải bị trừng phạt.

1.4 Khách thể:

* Khái niệm: Khách thể là những quan hệ xã hội, quy tắc quản lý nhà nướcđược pháp luật hành chính bảo vệ nhưng bị hành vi vi phạm hành chính xâm hại.Dấu hiệu nhận biết là hành vi vi phạm hành chính đã xâm hại đến trật tự quản lýnhà nước được pháp luật hành chính quy định, bảo vệ.5

* Căn cứ pháp lí: - Điểm b khoản 1 Điều 59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP - Điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 * Đối chiếu vào tình huống:

Anh Nguyễn Văn A dù đã kết hôn nhưng lại sống chung như vợ chồng vớichị Hạnh, điều này đã xâm hại đến trật tự quản lí hành chính của nhà nước tronglĩnh vực hôn nhân và gia đình, cụ thể:

- Điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:"Điều 5 Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

2 Cấm các hành vi sau đây:c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng vớingười khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợchồng với người đang có chồng, có vợ;"

- Điểm b khoản 1 Điều 59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP “1 Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành visau:

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với ngườikhác;”

Câu 2: Hãy phân tích thủ tục xử phạt hành chính đối với vụ việc trên? Căncứ pháp luật?

5

Trang 6

* Khái niệm: trong các văn bản pháp luật hiện nay, chưa có văn bản nào giảithích khái niệm thủ tục xử phạt hành chính khi có sai phạm là gì? Tuy nhiên, cóthể hiểu: Thủ tục xử phạt hành chính là tổng hợp các bước thực hiện của cơ quancó thẩm quyền từ khâu phát hiện ra hành vi vi phạm đến khâu xem xét lập biênbản và cuối cùng là ban hành quyết định xử phạt được thực hiện bởi cơ quan nhànước có thẩm quyền theo quy định pháp luật.6

2.1 Thủ tục ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính:

* Căn cứ pháp luật: Điều 55, Điều 58, Điều 59, Điều 60, Điều 61, Điều 63

Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sđbs 2020 * Đối chiếu vào tình huống:

- Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính: ở đây, người có thẩm quyềncó trách nhiệm buộc chủ thể vi phạm chấm dứt việc chung sống trái quy định củaluật để hợp tác với người có thẩm quyền trong quá trình xử lý vi phạm

- Lập biên bản vi phạm hành chính: người có thẩm quyền kịp thời tiến hànhlập biên bản đối với anh Nguyễn Văn A theo mẫu biên bản số 01 ban hành kèmtheo Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ Biênbản phải được lập ở địa điểm xảy ra vi phạm, trường hợp biên bản được lập ở trụ sởcơ quan người có thẩm quyền hoặc địa điểm khác thì phải nêu rõ lí do vào biên bản.Trong biên bản phải có chữ kí của anh Nguyễn Văn A và người có thẩm quyền xửphạt Biên bản này khi lập xong phải gửi lại một bản cho anh Nguyễn Văn A

- Xác minh tình tiết, tang vật của vụ việc vi phạm hành chính: xác minh theoĐiều 59 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sdbs 2020, việc này giúp xem xét đểđưa ra những hình phạt phù hợp với hành vi của anh Nguyễn Văn A Việc xácminh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính phải được thể hiện bằng văn bản - Giải trình: cụ thể ở đây là anh Nguyễn Văn A bị phạt 4.000.000 đồng.Trường hợp cá nhân, tổ chức không yêu cầu giải trình nhưng trước khi hết thời hạngiải trình lại có yêu cầu giải trình thì người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệmxem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm Thủ tục giải trình được quyđịnh rất rõ trong Điều 61 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sđbs 2020

6

Trang 7

- Ra quyết định xử phạt: căn cứ theo khoản 1 Điều 66 Luật xử lý vi phạmhành chính 2012 sdbs 2020 thì trong trường hợp này thời hạn ra quyết định xửphạt là 07 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính Nếu vụ việc cónhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụviệc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sdbs 2020 thì thời hạn ra quyết định xử phạttối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản Trường hợp vi phạm đặc biệt nghiêmtrọng, có nhiều tình tiết phức tạp và phải giải trình theo quy định tại khoản 2 vàkhoản 3 Điều 61 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sdbs 2020 thì chủ thể cóthẩm quyền xử phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản xin giahạn, việc gia hạn phải bằng văn bản Thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

2.2 Thủ tục thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Quyết định xử phạt có hiệu lực từ ngày kí, trừ trường hợp trong quyết định,

quy định ngày có hiệu lực khác Anh Nguyễn Văn A bị xử phạt vi phạm hànhchính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhậnquyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạmhành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạnđó (khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính)

Trường hợp anh Nguyễn Văn A không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì tiến hành cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt (khoản 1 điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính được sửa đổi bởi khoản 43 điều Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020)

Câu 3: Hãy phân tích các nguyên tắc xử phạt hành chính mà người có thẩmquyền xử phạt vụ việc trên phải tuân thủ? Căn cứ pháp luật?

7

Trang 8

* Căn cứ pháp luật: Theo khoản 1 Điều 3 của Luật xử lý vi phạm hành chính2012 sdbs 2020 quy định về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính là:

“1 Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:a) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lýnghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theođúng quy định của pháp luật;

b) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, kháchquan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

c) Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả viphạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luậtquy định

Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người viphạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chínhnhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;

đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính.Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợppháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;”

* Vận dụng vào tình huống: Khi đưa ra quyết định xử phạt vụ việc trên, chủ thể có thẩm quyền phải tuânthủ những nguyên tắc xử phạt đã được quy định trong Luật xử lí vi phạm hành chính2012 sdbs 2020 để xử phạt đúng đắn, chính xác, vừa bảo vệ quyền, lợi ích của Nhànước, của xã hội, đồng thời vẫn bảo vệ hữu hiệu quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân,tổ chức bị xử phạt và trường hợp ở đây là anh Nguyễn Văn A đã có hành vi vi phạmlà sống chung với chị Hạnh như vợ chồng mặc dù đã kết hôn với chị Hương Nhưvậy, trong trường hợp của anh Nguyễn Văn A thì chủ thể có thẩm quyền phải:

8

Trang 9

- Phát hiện, ngăn chặn kịp thời hành vi sai phạm của anh Nguyễn Văn A, xửlý nghiêm minh và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo đúng quy địnhcủa pháp luật.

- Trong quá trình xử phạt, mọi công đoạn phải được tiến hành nhanh chóng,công khai nhằm hạn chế sai phạm, còn khách quan sẽ đảm bảo cho việc anhNguyễn Văn A được xử đúng tội của mình Quan trọng là xử phạt vi phạm hànhchính phải đúng thẩm quyền, công bằng, theo quy định của pháp luật vì đây là hoạtđộng sử dụng quyền lực nhà nước, dùng biện pháp cưỡng chế đối với người viphạm là anh A nên không phải ai cũng có thẩm quyền để xử phạt và người có thẩmquyền cũng chỉ được xử phạt trong giới hạn thẩm quyền do pháp luật quy định - Khi xử phạt, ngoài căn cứ vào hành vi sống chung với chị Hạnh như vợchồng mặc dù đã có vợ là chị Hương, các chủ thể có thẩm quyền còn phải xem xétđến các yếu tố khác như tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để đưa ra mức xử phạt phùhợp, bảo đảm quyền lợi cho các cá nhân có liên quan tới hành vi vi phạm của anh A - Và để xử phạt vi phạm hành chính đối với anh A thì người có thẩm quyền xửphạt phải chứng minh được rằng cá nhân anh A đã thực hiện hành vi vi phạm trênthực tế Nếu như không chứng minh được thì không thể xử phạt anh Nguyễn Văn A - Phải đảm bảo rằng với hành vi sống chung với người khác như vợ chồngmặc dù đã có vợ của anh A sẽ chỉ bị xử phạt một lần

- Người có thẩm quyền có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chínhnhững cũng phải đảm bảo rằng cá nhân anh A hoặc người đại diện cho anh A cóquyền chứng minh anh A không vi phạm hành chính

9

Trang 10

Câu 4: Bằng kiến thức về quyết định hành chính Hãy đánh giá tính hợp phápcủa quyết định xử phạt hành chính đối với anh A trong vụ việc trên? Căn cứpháp luật?

Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật, nó là kết quả

của sự thể hiện ý chí quyền lực của nhà nước thông qua những hành vi của các chủthể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính nhànước tiến hành theo một trình tự dưới những hình thức nhất định theo quy định củapháp luật, nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặcáp dụng những quy tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hộinhằm thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước.7

Hợp pháp tức là đúng với pháp luật hay không trái pháp luật Mọi vấn đềthuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật được coi là có tính hợp pháp và chỉ khi nóđược thực hiện theo đúng những yêu cầu mà pháp luật đã đặt ra Do đó, một quyếtđịnh hành chính ra đời chỉ hợp pháp khi đáp ứng các yêu cầu sau:

- Quyết định hành chính phải được ban hành bởi những chủ thể có thẩmquyền theo quy định của pháp luật thực hiện quyền hành pháp

- Quyết định hành chính phải phù hợp với luật về nội dung cũng như mụcđích bởi lẽ đây là những quyết định dưới luật Điều đó cũng còn có nghĩa là cácquyết định hành chính không được trái với các quyết định của Quốc hội cũng nhưquyết định của hội đồng nhân dân và các quyết định của cơ quan hành chính nhànước cấp trên

- Quyết định hành chính phải được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục vàhình thức do pháp luật quy định.8

10

Ngày đăng: 05/09/2024, 19:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w