1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải – chi nhánh Long Biên.DOC

75 1,9K 25
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 503,5 KB

Nội dung

Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải – chi nhánh Long Biên

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Hòa nhịp với sự phát triển của thế giới, Việt Nam đã và đang có những bước

đi đúng hướng và vững chắc, đạt được nhiều thành tựu tích cực và khả quan Vớichủ trương phát triển nền kinh tế mở, đẩy nhanh quá trình hội nhập của nước ta vớicác nước trong khu vực và trên thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng mạnh

mẽ và ổn định trong những năm gần đây Góp phần vào sự nghiệp đổi mới đấtnước, tăng trưởng kinh kê, hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam đã cónhững bước phát triển vượt bậc, lớn mạnh về mọi mặt, kể cả số lượng, quy mô vàchất lượng

Cùng với sự tăng trưởng và phát triển không ngừng của nền kinh tế, đời sốngcủa người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu mua sắm, sinh hoạt phục vụ chotiêu dùng tăng nhanh Nắm bắt được điều này, nhiều ngân hàng thương mại đã triểnkhai hàng loạt các chương trình cho vay tiêu dùng hấp dẫn nhằm thu hút kháchhàng Thị trường cho vay tiêu dùng ngày càng được mở rộng, hoạt động hiệu quả vàmang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng

Là một bộ phận cấu thành trong guồng máy của hệ thống ngân hàng thươngmại Việt Nam, ngân hàng TMCP Hàng Hải, chi nhánh Long Biên đã chủ trươngđẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng bên cạnh các loại hình tín dụng truyềnthống, mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng, góp phần không nhỏ vào sự pháttriển chung của toàn hệ thống

Nhận thức được tầm quan trọng của cho vay tiêu dùng với nền kinh tế nóichung và đối với ngành ngân hàng nói riêng, em rất mong tìm hiểu kỹ và sâu hơn về

vấn đề này,vì vậy, em đã chọn đề tài : “ Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải – chi nhánh Long Biên”.

Kết cấu chuyên đề tốt nghiệp của em gồm ba chương :

Chương 1: Lý luận tổng quan về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại

Trang 2

Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải(Maritime Bank) – chi nhánh Long Biên

Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Maritime Bank Long Biên

Sau thời gian thực tế tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải-chi nhánh Long Biên,được sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn và các anh chị nơi em thực tập,

em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp

Qua chuyên đề này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị phòngTín dụng cá nhân và các phòng ban khác của Maritime Bank chi nhánh Long Biên

đã rất nhiệt tình giúp đỡ và chỉ bảo em Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn PGS.TS

Lê Đức Lữ đã giúp em hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp này

Do nhận thức còn hạn chế, thời gian học hỏi còn chưa nhiều, chuyên đề của

em không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được ý kiến đóng gópcủa các thầy cô để hoàn thiện hơn bài viết của em

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Hạ Thị Hải Ly

Trang 3

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại

Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh

tế Ngân hàng đóng vai trò là người thủ quỹ cho toàn xã hội Ngân hàng là trunggian tài chính cung cấp các khoản tín dụng trả góp cho người tiêu dùng với quy môlớn nhất Ngân hàng cũng là một trong những tổ chức tài chính cung cấp vốn lưuđộng quan trọng nhất cho các doanh nghiệp Ngoài ra, các khoản tín dụng của ngânhàng cho Chính phủ là nguồn tài chính quan trọng để đầu tư phát triển Ngân hàngthực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ; đây là một kênh quantrọng của chính sách kinh tế của Chính phủ nhằm ổn định nền kinh tế

Ngân hàng là loại hình tổ chức có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nóichung và đối với từng cá nhân trong cộng đồng xã hội nói riêng

Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ chức nào trong nền kinh tế

Có nhiều cách định nghĩa về ngân hàng thương mại, dựa trên các cách tiếp cậnkhác nhau Ở Việt Nam: theo pháp lệnh ngân hàng ngày 23/5/1990 của hội đồngNhà nước Việt Nam xác định: Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ

mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với tráchnhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu vàlàm phương tiện thanh toán

1.1.2 Vai trò của ngân hàng thương mại

Các ngân hàng thực hiện nhiều vai trò khác nhau trong nền kinh tế mới có thểduy trì khả năng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của xã hội

Trang 4

Ngân hàng là tổ chức trung gian tài chính, thực hiện chuyển tiết kiệm thànhđầu tư NHTM huy động và tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế; mặtkhác với số vốn này NHTM sẽ đáp ứng được nhu cầu vốn của nền kinh tế để sảnxuất kinh doanh Qua đó nó tập trung vốn cho nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế pháttriển Hiện nay, vai trò trung gian này trở nên phong phú hơn với việc phát hànhthêm cổ phiếu, trái phiếu,… NHTM có thể làm trung gian giữa công ty và các nhàđầu tư; chuyển giao mệnh lệnh trên thị trường chứng khoán; đảm nhận việc muabán trái phiếu công ty…

- Vai trò thanh toán: Thay mặt khách hàng, ngân hàng thực hiện thanh toáncho việc mua hàng hóa, dịch vụ như bằng cách phát hành, bù trừ séc; cung cấpmạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và phân phối tiền

- Vai trò người bảo lãnh: Ngân hàng cam kết trả nợ thay cho khách hàng khikhách hàng mất khả năng thanh toán

- Vai trò đại lý: thay mặt khách hàng, ngân hàng quản lý và bảo vệ tài sản củakhách hàng, phát hành hoặc chuộc lại chứng khoán

- Vai trò thực hiện chính sách tiền tệ : thực hiện các chính sách kinh tế củaChính phủ, góp phần điều tiết sự tăng trưởng kinh tế và theo đuổi các mục tiêu xãhội

- Đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, từng bướcduy trì sự ổn định giá trị đồng tiền và tỉ giá, góp phần cải thiện kinh tế vĩ mô, môitrường đầu tư và sản xuất kinh doanh;

1.1.3 Chức năng của Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại dù ở quốc gia nào cũng đều là nhóm trung gian tàichính lớn nhất, cũng là trung gian tài chính mà các chủ thể kinh tế giao dịch thườngxuyên nhất Với vị trí quan trọng đó, Ngân hàng thương mại đảm nhiệm nhữngchức năng khách nhau trong nền kinh tế như: chức năng tín dụng, chức năng thanhtoán, chức năng bảo hiểm, môi giới….Trong đó có ba chức năng quan trọng nhấtcủa ngân hàng thương mại, đó là trung gian tài chính; chức năng tạo phương tiệnthanh toán và chức năng trung gian thanh toán

Trang 5

- Trung gian tài chính: ngân hàng thương mại đóng vai trò là cầu nối giữa

người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn Với chức năng này, ngân hàng thươngmại vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởnglợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phầntạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay Với chứcnăng chuyển tiết kiệm thành đầu tư, ngân hàng đòi hỏi sự tiếp xúc với hai loại là cánhân và tổ chức kinh tế Đối với người gửi tiền, họ thu được lợi từ khoản vốn tạmthời nhàn rỗi dưới hình thức lãi tiền gửi mà ngân hàng trả cho họ Hơn nữa ngânhàng còn đảm bảo cho họ sự an toàn về khoản tienf gửi và cung cấp các dịch vụthanh toán tiện lợi Đối với người đi vay, họ sẽ thỏa mãn được nhu cầu vốn kinhdoanh tiện lợi, chắc chắn và hợp pháp, chi tieu, thanh toán mà không chi phí nhiều

về sức lực và thời gian cho việc tìm kiếm nơi cung ứng vốn Đối với nền kinh tế,chức năng này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì nóđáp ứng nhu cầu vồn để đảm bảo quá trình tái sản xuất được thực hiện liên tục và

mở rộng quy mô sản xuất Trung gian tài chính đã tập hợp các người tiết kiệm vàđầu tư, vì vậy giải quyết được mâu thuẫn của tín dụng trực tiếp Chức năng trunggian tài chính được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại

Trang 6

- Tạo phương tiện thanh toán:

+ Chức năng tạo tiền không giới hạn trong hành động in thêm tiền và pháthành tiền mới của Ngân hàng Nhà nước Bản thân các ngân hàng thương mại trongquá trình thực hiện các chức năng của mình vẫn có khả năng tạo ra tiền tín dụng(hay tiền ghi sổ) thể hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại ngânhàng thương mại Đây chính là một bộ phận của lượng tiền được sử dụng trong cácgiao dịch Từ khoản tích trữ ban đầu, thông qua hành vi cho vay bằng chuyểnkhoản, hệ thống ngân hàng thương mại có khả năng tạo nên số tiền gửi (tức tiền tíndụng) gấp nhiều lần số dự trữ tăng thêm ban đầu Mức mở rộng tiền gửi phụ thuộcvào hệ số mở rộng tiền gửi Hệ số này đến lượt nó chịu tác động bởi các yếu tố: tỷ

lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ vượt mức và tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi thanhtoán của công chúng

+ Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của Ngânhàng thương mại là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán Thông qua chứcnăng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, sốtiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụtrong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi làmột bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch

vụ Do đó, bằng việc cho vay các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán( thamgia tạo M1) Với chức năng này, toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại đã làmtăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế khi các khoản tiền gửi được mởrộng từ ngân hàng này đến ngân hàng khách trên cơ sở cho vay; qua đó đáp ứng nhucầu thanh toán, chi trả của xã hội Chức năng này cũng chỉ ra mối quan hệ giữa tíndụng ngân hàng và lưu thông tiền tệ Một khối lượng tín dụng mà ngân hàng thươngmại cho vay ra làm tăng khả năng tạo tiền của ngân hàng thương mại, từ đó làmtăng lượng tiền cung ứng

- Chức năng trung gian thanh toán : ngân hàng là trung gian thanh toán lớn

nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia Ngân hàng thương mại đóng vai trò là thủ quỹcho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách

Trang 7

hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụhoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khác thukhác theo lệnh của họ Việc ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gianthanh toán có ý nghĩa rất to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế Với chức năng này, cácngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiệnlợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng,…Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phùhợp Các ngân hàng thương mại còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông quaNgân hàng trung ương hoặc thông qua các trung tâm thanh toán Công nghệ thanhtoán qua ngân hàng càng đạt hiệu quả cao khi qui mô sử dụng công nghệ đó càngđược mở rộng Chức năng này mô hình chung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩynhanh tốc độ thanh toán, tố độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.Đồng thời việc thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng đã giảm được lượngtiền mặt trong lưu thông, dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt như chi phí in

ấn, đếm nhận, bảo quản, Nhiều hình thức thanh toán được chuẩn hóa góp phần tạotính thống nhất trong thanh toán không chỉ giữa các ngân hàng trong một quốc gia

mà còn giữa các ngân hàng trên toàn thế giới

1.2 Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay,đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác

1.2.1 Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là một trong những hoạt động hết sức đặc thù của ngân hàngthương mại (NHTM), là tiêu chí quan trọng và duy nhất để phân biệt giữa ngânhàng và doanh nghiệp khác Chính sự đặc biệt này đã giúp cho các NHTM có vaitrò quan trọng đối với nền kinh tế Đồng thời, huy động vốn cũng là hoạt động hếtsức quan trọng đối với quá trình cạnh tranh giữa các NHTM

1.2.1.1 Khái niệm

Huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng TMCP- đóng vai tròquan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng Đây là hoạt động

Trang 8

thường xuyên của Ngân hàng Một Ngân hàng thương mại bất kỳ nào cũng bắt đầuhoạt động của mình bằng việc huy động vốn Đối tượng huy động của ngân hàng lànguồn tiền nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, dân cư Nguồn quan trọng nhất vàchiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng thương mại là tiền gửicủa khách hàng.

1.2.1.2 Các hình thức huy động vốn

- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác: tiền

gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của các ngân hàng thươngmại, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng Để gia tăng tiền gửitrong môi trường cạnh tranh và để có được nguồn tiền có chất lượng ngày càng cao,các ngân hàng thương mại đã đưa ra và thực hiện nhiều hình thức huy động tiền gửikhác nhau như tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kì hạn của doanh nghiệp, tiền gửi tiếtkiệm, tiền gửi của các ngân hàng khác

- Vay trên thị trường vốn: giống như các doanh nghiệp khác, ngân hàng phát

hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổchức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được Thống đốc NHNN chấp thuận

- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của tổ

chức tín dụng nước ngoài

- Vay vốn ngắn hạn của NHNN: dưới hình thức tái chiết khấu( hoặc tái cấp vốn).

- Các hình thức huy động vốn khác như : nguồn ủy thác, nguồn trong thanh

toán, nguồn khác ( như các khoản thuế chưa nộp, lương chưa trả )

1.2.1.3 Vai trò của huy động vốn

Đối với nền kinh tế

Trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi nước, nguồn vốn huy động luôn có

ý nghĩa quan trọng, giữ vai trò quyết định đến sự phát triển lâu dài và vững chắc,bởi vì sự chi viện, bổ sung từ bên ngoài dù là viện trợ cho vay hay đầu tư nướcngoài cũng chỉ là tạm thời Những cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ của các nướctrong khu vực và trên thế giới thời gian qua đã minh chứng rằng không thể và

Trang 9

không nên hoàn toàn mong đợi sự tăng trưởng, phát triển nhanh và vững chắc nhờvào nguồn vốn bên ngoài mà phải tích cực mở rộng công tác huy động vốn từ nội

bộ nền kinh tế

Đối với Ngân hàng

Huy động vốn đóng vai trò quan trọng mang tính sống còn đối với mỗi ngânhàng, là hoạt động giúp duy trì hoạt động cho vay của ngân hàng Nguồn vốn huyđộng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng Đối với một thựcthể kinh doanh tiền tệ thì nguồn huy động ổn định sẽ giảm được rủi ro thanh khoảncho ngân hàng- rủi ro dễ dẫn đến sụp đổ ngân hàng nhất Nguồn huy động vốn ổnđịnh giúp ngân hàng có kế hoạch quản lý, sử dụng hợp lý, đem lại lợi nhuận ổn địnhcho ngân hàng

1.2.2 Hoạt động tín dụng

Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các ngân hàng nói riêng và của cáctrung gian tài chính nói chung, chiểm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, tạo thunhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất

1.2.2.1 Khái niệm

Tín dụng là hoạt động tài trợ của ngân hàng cho khách hàng ( còn được gọi làtín dụng ngân hàng ) Tín dụng là chức năng kinh tế hàng đầu của các ngân hàng- đểtài trợ cho chi tiêu của các doanh nghiệp, các nhân và các cơ quan chính phủ

1.2.2.2 Các hình thức tín dụng

Căn cứ vào các cách phân loại khác nhau sẽ có các hình thức tín dụng khácnhau Các cách phân loại khác nhau cho phép các ngân hàng theo dõi rủi ro và sinh

Trang 10

lời gắn liền với những lĩnh vực tài trợ để có chính sách lãi suất, bảo đảm, hạn mức

và chính sách mở rộng phù hợp

Căn cứ theo thời hạn cho vay:

- Cho vay ngắn hạn: Loại cho vay này có thời hạn dưới 12 tháng và được sử

dụng dể bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp các nhu cầu chi tiêungắn hạn của cá nhân

- Cho vay trung hạn: Là các khoản vay có thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng.

Loại hình tín dụng này thường được áp dụng cho vay các doanh nghiệp, tổ chứckinh doanh để đổi mới hoặc mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng các dự án mới cóquy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh

- Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 60 tháng Đây là loại hình

được cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây nhà ở, các thiết bị, phươngtiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới

Căn cứ theo đối tượng khách hàng vay vốn:

+ Cho vay khách hàng cá nhân: các khoản tín dụng dành cho khách hàng cá

nhân chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, khoản cho vay này thường

có rủi ro cao nhưng lại đem lại lợi nhuận rất lớn cho ngân hàng

+ Cho vay khách hàng doanh nghiệp: tín dụng ngân hàng luôn là nguồn tài trợ

quan trọng không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp khi các doanh nghiệp cần vốntài trợ cho tài sản lưu động hoặc nhu cầu mua sắm trang thiết bị, xây dựng nhàxưởng, đầu tư xây dựng cơ bản

+ Cho vay chính phủ

+ Cho vay các tổ chức tài chính khác: cấp tín dụng cho các ngân hàng, công ty

tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng và các định chếtài chính khác

Căc cứ theo mục đích vay:

- Cho vay kinh doanh: Là loại tín dụng cung cấp cho các nhà doanh nghiệp,các chủ thể kinh doanh để tiến hành sản xuất và lưu động hàng hóa

Trang 11

-Cho vay tiêu dùng: Là các loại cho vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các

cá nhân như mua sắm nhà cửa , xe cộ

Căc cứ theo phương thức cho vay:

- Cho vay từng lần: là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng

và ngân hàng thực hiện các thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết Hợp đông tín dụng.Tưng khoản vay là một hợp đồng tín dụng và gắn với một phương thức sử dụngvốn Đối tượng áp dụng thường là khách hàng không có quan hệ thường xuyên vớingân hàng, nguồn thu nhập không ổn định và một số nhu cầu vay từng lần khác.Cho vay từng lần nhằm bù đắp thiếu hụt tài chính tạm thời, cho vay bên thi công đểhoàn thành các hạng mục công trình xây dựng, cho vay tiêu dùng…

- Cho vay theo hạn mức: là phương thức cho vay mà ngân hàng cam kết cấp

cho khách hàng một Hạn mức tín dụng( mức dư nợ tối đa) và được duy trì trongmột khoảng thời gian nhất định( không quá 01 năm) Đối tượng áp dụng là kháchhàng có nhu cầu vay vốn lưu động thường xuyên, tình hình sản xuất kinh doanh ổnđịnh, vòng quay vốn lưu động nhanh, quan hệ lâu dài và có uy tín với ngân hàng

- Cho vay thấu chi : Là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người

vay được chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định

và trong khoàng thời gian xác định Giới hạn này còn được gọi là hạn mức thấu chi

1.2.2.3 Các nghiệp vụ tín dụng

Theo Luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa ViệtNam, điều 49 ghi : “Tổ chức tín dụng được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dướicác hình thức vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, chothuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng nhà nước” Cácnghiệp vụ tín dụng:

- Cho vay : là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách

hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định NHTM thực hiệncho vay với các tổ chức, cá nhân dưới các hình thức sau:

Trang 12

+ Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh,

dịch vụ và đời sống

+ Cho vay trung hạn, dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản

xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống

- Chiết khấu thương phiếu : là việc ngân hàng ứng trước tiền cho khách hàng

tương ứng với giá trị của thương phiếu trừ di phần thu nhập của ngân hàng để sởhữu một thương phiếu chưa đến hạn Ngân hàng tuy ứng tiền cho người bán, nhưngthực chất là thay thế người mua trả tiền trước cho người bán

- Bảo lãnh : là việc ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính hộ

khách hàng của mình Mặc dù không phải xuất tiền ra, song ngân hàng đã chokhách hàng sử dụng uy tín của mình để thu lợi NHTM được bảo lãnh vay, bảo lãnhthanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảolãnh ngân hàng khác bằng uy tín và bằng khả năng tài chính của mình đối với ngườinhận bảo lãnh Mức bảo lãnh đối với một khách hàng và tổng mức bảo lãnh của mộtNHTM không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của NHTM

- Cho thuê: là việc ngân hàng bỏ tiền mua tài sản để cho khách hàng thuê theo

những thỏa thuận nhất định Sau thời gian nhất định, khách hàng phải trả cả gốc vàlãi cho ngân hàng

1.2.2.4 Vai trò của hoạt động cho vay của NHTM.

Đối với ngân hàng:

- Tín dụng là hoạt động chính của ngân hàng, đây cũng là hoạt động mang lạilợi nhuận chính cho ngân hàng

- Tín dụng ngân hàng lớn mà mức dư nợ thấp chứng tỏ ngân hàng làm ăn hiệuquả, uy tín của ngân hàng rất lớn, ngày càng có nhiều người biết đến ngân hàng.Như vậy vấn đề huy động vốn, hoặc huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư gửivào ngân hàng càng nhiều Từ đó tạo điều kiện mở rộng mạng lưới của ngân hàngnhờ đó ngày càng phát triển và sẽ ngày càng đa dạng hóa các hình thức cho vay,nâng cao thu nhập cho ngân hàng

Trang 13

Đối với khách hàng:

Nhờ có ngân hàng cho vay mà khách hàng sẽ có thể thực hiện được những dựtính, dự án của mình Do vậy mang lại lợi nhuận cho khách hàng hay giải quyết vấn

đề mà khách hàng gặp phải trong vấn đề đột xuất, cấp bách

Đối với nền kinh tế:

Tín dụng ngân hàng là nguồn vốn tài trợ quan trọng cho các dự án kinh doanhcủa các doanh nghiệp, thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các thành phần kinh tếtheo mục tiêu phát triển kinh tế đất nước

Tín dụng ngân hàng là đòn bẩy kinh tế để thực hiện tái sản xuất mở rộng, ứngdụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế,tạo ra nhiều sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng nội địa và xuất khẩu

Tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ cho các dự án tạo công ăn việc làm, tăngthu nhập, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo và các chương trình, dự án mangtính xã hội khác

Thông qua hoạt động tín dụng ngân hàng, Nhà nước có thể kiểm soát các hoạtđộng sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế để đề ra các chính sách quản lý kinh tế

và pháp lý phù hợp

1.2.3 Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ

Ngân hàng là loại hình tổ chức chuyên nghiệp trong lĩnh vực tạo lập và cungcấp các dịch vụ quản lý cho công chúng, đồng thời nó cũng thực hiện nhiều vai tròkhác trong nền kinh tế Thành công của ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vào nănglực trong việc xác định các dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện cácdịch vụ đó một cách có hiệu quả và bán chúng tại một mức giá cạnh tranh

- Thực hiện trao đổi ngoại tệ là một trong những dịch vụ đầu tiên ngân hàng

thực hiện- một ngân hàng đứng ra mua bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác

và hưởng phí dịch vụ Trong thị trường tài chính hiện nay, việc mua bán ngoại tệthường chỉ do các ngân hàng lớn thực hiện vì rủi ro là khá cao, yêu cầu phải có trình

độ chuyên môn cao

Trang 14

- Chiết khấu thương phiếu và cho vay thương mại: Ngay ở thời kỳ đầu, các

ngân hàng đã chiết khấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với các doanh nhânđịa phương những người bán các khoản nợ (khoản phải thu) của khách hàng chongân hàng để lấy tiền mặt Đó là bược chuyển tiếp từ chiết thương phiếu sang chovay trực tiếp đối với các khách hàng, giúp họ có vốn để mua hàng dự trữ hoặc xâydựng văn phòng và thiết bị sản xuất

- Nhận tiền gửi: Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó các ngân

hàng đã tìm kiếm mọi cách để huy động nguồn vốn cho vay Một trong nhữngnguồn vốn quan trọng là các khoản tiền gửi ( thanh toán và tiết kiệm của kháchhàng ) Ngân hàng mở dịch vụ nhận tiền gửi để bảo quản hộ người có tiền cam kếthoàn trả đúng hạn Trong cuộc cạnh tranh để tìm và giành các khoản tiền gửi, cácngân hàng đã trả lãi cho tiền gửi như là phần thưởng cho khách hàng về việc sẵnsang hy sinh nhu cầu tiêu dùng trước mắt và cho phép ngân hàng sử dụng tạm thời

để kinh doanh

- Bảo quản vật có giá: Ngân hàng thực hiện lưu giữ vàng và các vật có giá chokhách hàng trong kho bảo quản Khách hàng phải trả phí bảo quản cho ngân hàng.Ngày nay dịch vụ này ngày càng phát triển, các vật có giá không chỉ là những vàng,

đá quý mà bao gồm cả những giấy tờ quan trong, cần được bảo mật

- Tài trợ cho các hoạt động của chính phủ: Do nhu cầu chi tiêu lớn và thường

là cấp bách trong khi thu không đủ, Chính phủ các nước đều muốn tiếp cận với cáckhoản cho vay của ngân hàng Trong điều kiện các ngân hàng tư nhân không muốntài trợ cho Chính phủ vì rủi ro cao, Chính phủ thường dùng một số đặc quyền traođổi lấy các khoản vay của ngân hàng lớn Ngày nay, Chính phủ giành quyền cấpphếp hoạt động và kiểm soát các ngân hàng Các ngân hàng được cấp giấy phépthành lập với điều kiện là họ phải cam kết thực hiện với mức độ nào đó các chínhsách của chính phủ và tài trợ cho Chính phủ.Các ngân hàng phải mua trái phiếu củaChính phủ theo một tỷ lệ nhất định trên tổng lượng tiền gửi mà ngân hàng huy độngđược; hoặc phải cho vay với các điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp của Chínhphủ

Trang 15

- Cung cấp các khoản giao dịch và thực hiện thanh toán: Thanh toán qua ngân

hàng đã mở đầu cho thanh toán không dùng tiền mặt Các tiện ích của thanh toánkhông dùng tiền mặt( an toàn, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí) đã gópphần rút ngắn thời gian kinh doanh và nâng cao thu nhập cho khách hàng Cùng với

sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều thể thức thanh toán phát triển như: Ủynhiệm chi, nhờ thu, L/C, thanh toán bằng thẻ

- Quản lý ngân quỹ : Các ngân hàng mở tài khoản và giữ tiền của phần lớn các

doanh nghiệp và nhiều các nhân Nhờ đó ngân hàng thường có mối quan hệ chặt chẽvới nhiều khách hàng Do có kinh nghiệm trong quản lý ngân quỹ và khả năng trongviệc thu ngân, nhiều ngân hàng đã cung cấp dịch vụ quản lý ngân quỹ cho kháchhàng, trong đó ngân hàng đồng ý quản lý việc thu chi cho một công ty kinh doanh,

và tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán sinh lời

và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán

- Bảo lãnh: Do khả năng thanh toán của ngân hàng cho một khách hàng là rất

lớn và do ngân hàng nắm giữ tiền gửi của các khách hàng, nên ngân hàng có uy tínbảo lãnh cho khách hàng Trong những năm gần đây nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng

đa dạng và phát triển mạnh Ngân hàng thường bảo lãnh cho khách hàng của mìnhmua chịu hàng hóa và trang thiết bị, phát hành chứng khoán, vay vốn của tổ chứctín dụng khác

- Cho thuê thiết bị trung và dài hạn: Nhằm để bán được các thiết bị, đặc biệt

các thiết bị có giá trị lớn, nhiều hãng sản suất và thương mại đã cho thuê( thay vìbán) các thiết bị Cuối hợp đồng thuê, khách hàng có thể mua( do vậy còn gọi làhợp đồng thuê mua).Rất nhiều ngân hàng tích cực cho khách hàng kinh doanhquyền lựa chọn thuê các thiết bị máy móc cần thiết thông qua hợp đồng thuê mua,trong đó ngân hàng mau thiết bị và cho khách hàng thuê.Hợp đồng thuê thường phảiđảm bảo khách hàng phải trả tới hơn 2/3 giá trị của tài sản cho thuê.Do vậy, chothuê của ngân hàng cũng có nhiều điểm giống như cho vay, và được xếp vào tíndụng trung và dài hạn

Trang 16

- Cung cấp dịch vụ ủy thác và tư vấn: Do hoạt động trong lĩnh vực tài chính

các ngân hàng có rất nhiều chuyên gia về quản lý tài chính Vì vậy, nhiều cá nhân,doanh nghiệp đã nhờ ngân hàng quản lý tài sản và quản lý hoạt đông tài chínhhộ.Dịch vụ tài chính ủy thác sang cả ủy thác vay hộ, cho vay hộ, ủy thác phát hành,

ủy thác đầu tư Thậm chí, các ngân hàng đóng vai trò là người được ủy thác trong

di chúc, quản lý tài sản của khách hàng đã qua đời bằng cách công bố tài sản, bảoquản các tài sản có giá Nhiều khách hàng còn coi ngân hàng như một chuyên gia tưvấn tài chính Ngân hàng sẵn sàng tư vấn về đầu tư, về quản lý tài chính, về thànhlập, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp

- Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán : Nhiều ngân hàng đang phấn

đấu cung cấp đủ các dịch vụ tài chính cho phép khách hàng thỏa mãn mọi nhu cầu.Đây là một trong những lý do chính khiến các ngân hàng bán các dịch vụ môi giớichứng khoán, cung cấp khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứngkhoán khác mà không phải nhờ đến kinh doanh chứng khoán Trong một vài trườnghợp, các ngân hàng tổ chức ra các công ty chứng khoán và môi giới chứng khoán

- Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm: Từ nhiều năm nay, các ngân hàng đã bán

bảo hiểm cho khách hàng, điều đó đảm bảo việc hoàn trả trong trường hợp kháchhàng bị chết, bị tàn phế hay gặp rủi ro trong hoạt động, mất khả năng thanh toán

- Cung cấp dịch vụ đại lý: Nhiều ngân hàng trong quá trình hoạt động không

thể thiết lập chi nhánh hoặc văn phòng ở khắp nơi Nhiều ngân hàng( thường làngân hàng lớn) cung cấp dịch vụ ngân hàng đại lý cho các ngân hàng khác như:thanh toán hộ, phát hành hộ các chứng chỉ tiền gửi, làm ngân hàng đầu mối trongđồng tài trợ

1.2.4 Hoạt động khác

Ngoài các hoạt động chính bao gồm huy động tiền gửi, cấp tín dụng, cung cấpdịch vụ thanh toán và ngân quỹ, NHTM còn có thể thực hiện một số hoạt độngkhác, bao gồm:

- Góp vốn mua cổ phần: NHTM được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp

vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác trong nước

Trang 17

theo quy định của pháp luật Ngoài ra, NHTM còn được góp vốn, mua cổ phần vàliên doanh với ngân hàng nước ngoài để thành lập ngân hàng liên doanh.

- Tham gia thị trường tiền tệ: NHTM được tham gia thị trường tiền tệ, theo

quy định của ngân hàng nhà nước và pháp luật

1.2 Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại

1.2.1 Sự hình thành hoạt động cho vay tiêu dùng

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các ngân hàng đã liên tục phát triển và trởthành những tổ chức cấp tín dụng chính trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng Một trongnhững nguyên nhân cơ bản khiến cho ngân hàng có được vị trí thống trị trên lĩnhvực này là ngân hàng đã không ngừng khai thác nguồn tiền gửi của dân cư và coiđây là nguồn vốn quan trọng nhất Rất nhiều hộ gia đình sẽ không muốn gửi tiềnvào ngân hàng nếu họ không thấy được rằng mình sẽ có triển vọng vay lại tiền từchính ngân hàng đó khi có nhu cầu

Hơn nữa, theo một số nghiên cứu gân đây thì tín dụng tiêu dùng thường là mộtkhoản mục tài sản mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng Số lượng cáckhoản tín dụng tiêu dùng tăng lên nhanh chóng phản ánh sự tăng trưởng ổn định vềthu nhập và lao động đối với các gia đình trong xã hội Thu nhập cá nhân tăng đều

và được đảm bảo là một chỉ tiêu tối quan trọng để thực hiện các khoản cho vay tiêudùng bởi vì nó cho phép họ mua được hàng hóa hoặc dịch vụ ngày hôm nay dựatrên thu nhập của ngày mai

Trong lịch sử, hầu hết các ngân hàng không tích cực cho vay đối với cá nhân

và hộ gia đình bởi vì họ tin rằng các khoản cho vay tiêu dùng nói chung có quy môrất nhỏ với rủi ro vỡ nợ tương đối cao và do đó làm cho chúng trở nên có mức sinhlời thấp Đầu thế kỷ này, các ngân hàng bắt đầu dựa nhiều hơn vào tiền gửi củakhách hàng để tài trợ cho những món vay thương mại lớn Và rồi sự cạnh tranhkhốc liệt trong việc giành giật tiền gửi và cho vay đã buộc các ngân hàng phảihướng tới người tiêu dùng như là một khách hàng trung thành tiềm năng Cho tớinhững năm 1920 và 1930, nhiều ngân hàng lớn do Citicorp và Bank of America dẫnđầu đã thành lập những phòng tín dụng tiêu dùng lớn mạnh Sau chiến tranh thế giới

Trang 18

thứ hai, tín dụng tiêu dùng đã trở thành một trong những loại hình tín dụng có mứctăng trưởng nhanh nhất Mặc dầu vậy, tốc độ tăng trưởng này gần đây đã chậm lại

do cạnh tranh về tín dụng tiêu dùng ngày càng trở nên gay gắt trong khi nền kinh tế

đã phát triển chậm lại Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn tiếp tục là nguồn vốn chủyếu của ngân hàng và tạo ra một trong số những nguồn thu quan trọng nhất

1.2.2 Khái niệm cho vay tiêu dùng

Nhiều quan điểm khác nhau xoay quanh khái niệm về cho vay tiêu dùng Cóquan điểm cho rằng “cho vay tiêu dùng là hình thức cấp tín dụng đối với người tiêudùng nhằm tài trợ cho chính sự tiêu dùng” Quan điểm khác định nghĩa : “cho vaytiêu dùng là quan hệ kinh tế giữa một bên là ngân hàng và một bên là cá nhân ngườitiêu dùng trong đó ngân hàng chuyển giao tiền cho khách hàng với nguyên tắcngười đi vay (khách hàng) sẽ hoàn trả cả gốc lẫn lãi tại một thời điểm xác địnhtrong tương lai”

Cho vay tiêu dùng là một hình thức qua đó ngân hàng chuyển cho khách hàng (cá nhân hay hộ gia đình) quyền sử dụng một lượng giá trị (tiền) trong một khoảng thời gian nhất định, với những thỏa thuận mà hai bên đã ký kết (về số tiền cấp, thời gian cấp, lãi suất phải trả…) nhằm giúp cho khách hàng có thể sử dụng những hàng hóa và dịch vụ trước khi họ có khả năng chi trả, tạo điều kiện cho họ có thể hưởng một cuộc sống cao hơn”

Cho vay tiêu dùng hướng về phục vụ nhu cầu mua sắm của hộ gia đình và cánhân Các khoản vay này giúp người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hóa, dịch vụtrước khi họ có khả năng chi trả, nâng cao chất lượng cuộc sống cho khách hàng

1.2.3 Đặc điểm cho vay tiêu dùng

1.2.3.1 Cho vay tiêu dùng có lãi suất “ cứng nhắc ”

Các khoản cho vay tiêu dùng mang lại lợi nhuận khá cao cho ngân hàng nhưngvới lãi suất “cứng nhắc” Điều đó có nghĩa là nó đủ để bù đắp chi phí huy động vốncủa ngân hàng, không như hầu hết các khoản vay kinh doanh hiện nay với lãi suấtthay đổi theo điều kiện thị trường, như vậy với cho vay tiêu dùng ngân hàng phải

Trang 19

chịu rủi ro về lãi suất khi chi phí huy động vốn tăng lên Tuy nhiên, các khoản vaynày thường được định giá rất cao ( vì đã bao hàm cả một phần bù rủi ro lãi suất )đến mức mà bản thân lãi suất vay vốn trên thị trường lẫn tỷ lệ tổn thất tín dụng phảităng lên đáng kể thì hầu hết các khoản tín dụng tiêu dùng mới không mang lại lợinhuận Sở dĩ các khoản cho vay tiêu dùng có lãi suất cao vì trong danh mục cho vaycủa ngân hàng, khoản mục này có chi phí lớn nhất và rủi ro cao nhất Cho vay tiêudùng có tính nhạy cảm theo chu kỳ.

Cũng như cho vay kinh doanh, đa phần các khoản cho vay tiêu dùng đượcđịnh giá dựa trên lãi suất cơ bản cộng với mức lợi nhuận cận biên và phần bù rủi ro.Lãi suất của khoản vay tiêu dùng thanh toán nhiều lần có thể được tính theo môhình tổng hợp chi phí như sau:

+

Chi phíhoạt độngkhác

+

Phần bùrủi rotổn thấttín dụng

+

Phần bù kỳhạn với cáckhoản chovay dài hạn

+

Lợinhuậncậnbiên

Ngân hàng sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để xác định lãi suất thực tếcủa khoản vay mà họ cung cấp với khách hàng hộ gia đình Những phương phápthông dụng nhất để tính lãi suất cho vay tiêu dùng là lãi suất phần trăm năm(APR),phương pháp lãi đơn, tỷ lệ chiết khấu, phương pháp lãi gộp( trong cho vay trả góp).Cạnh tranh trong lãi suất cho vay là mối quan tâm thường xuyên của các ngân hàngthương mại hiện nay

1.2.3.2 Quy mô các khoản vay nhỏ

Quy mô các khoản vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn do các cá nhânvay nhằm mục đích tiêu dùng mà giá trị hàng hóa dịch vụ tiêu dùng là không quálớn nên quy mô của từng món vay là không lớn Người tiêu dùng với trình độ vànhận thức ngày càng cao sẽ vay nhiều hơn để nâng cao mức sống của bản thân vàđáp ứng các kế hoạch chi tiêu trên cơ sở triển vọng về thu nhập trong tương lai Do

Trang 20

đó, kinh tế càng phát triển thì nhu cầu vay tiêu dùng của dân cư càng tăng lên.Ngoài ra, do cho vay tiêu dùng rủi ro cao đối với ngân hàng, nên các ngân hàng đềuthận trọng trong việc cho vay Các ngân hàng thương mại đều có quy định về tỷ lệcho vay,về tài sản đảm bảo, khả năng trả nợ vay… với các đối tượng có nhu cầuvay tiêu dùng.

1.2.3.3 Đối tượng của cho vay tiêu dùng

Là các nhu cầu vay của cá nhân hay hộ gia đình, tùy thuộc vào tình hình tàichính của họ mà có những mức độ khác nhau Ở những khách hàng có thu nhậpthấp nhu cầu tín dụng thường không cao, nó chỉ xuất hiện nhằm thỏa mãn nhu cầugiao dịch tạo ra sự cân đối giữa thu nhập và chi tiêu Với cá nhân có thu nhập trungbình, nhu cầu về tín dụng tiêu dùng có xu hướng tăng mạnh do muốn tiêu dùng hơnkhoản tiền dự phòng của mình Ở cá nhân có thu nhập cao, nhu cầu tín dụng tiêudùng nảy sinh thêm khả năng thanh toán hoặc là một khoản tài trợ rất linh hoạttrong chi tiêu, nhất là khi vốn của họ đã nằm trong tài khoản đầu tư dài hạn

Nhu cầu tín dụng được biểu hiện cụ thể qua các mục đích chủ yếu : mua nhà,sửa chữa nâng cấp nhà, mua xe, đồ dùng sinh hoạt,…

Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng liên quan đến số lượng lớn kháchhàng Mỗi người vay có số lượng vay tương đối nhỏ trong hoạt động cho vay, vàcác ngân hàng cần xử lý rất nhiều những khoản vay này để tạo ra số lượng tiền lớntrong hoạt động cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo Với số lượng kháchhàng lớn như vậy, các nhà quản lý ngân hàng cần phải thực hiện những biện phápkiểm soát hiệu quả đối với quá trình cấp tín dụng tiêu dùng

1.2.3.4 Chi phí và rủi ro

Dịch vụ cho vay mà ngân hàng cung cấp cho người tiêu dùng là một trongnhững dịch vụ mang chi phí cao nhất với nhiều rủi ro nhất đối với ngân hàng vì tìnhhình tài chính của các cá nhân và hộ gia đình có thể thay đổi nhanh chóng tùy theotình trạng của công việc và sức khỏe của họ.Chính vì những lý do đó mà các khoảncho vay tiêu dùng phải được quản lý một cách chặt chẽ và linh hoạt trước nhữngvấn đề đặc biệt có liên quan

Trang 21

Chi phí cao nhất thể hiện: ngân hàng phải huy động nhiều nhân lực cho hoạtđộng tín dụng, từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng, quyết định cho vay,giải ngân cũng như kiểm soát và thu nợ đối với khách hàng sau khi cho vay Ngoài

ra, đặc điểm của khách hàng cá nhân là rất đông và phân tán, khó tìm kiếm thông tin

về tài chính hơn so với nhóm khách hàng doanh nghiệp; món vay quy mô nhỏ, sốlượng món vay nhiều nên chi phí quản lý đối với cho vay tiêu dùng cao hơn

Rủi ro cho vay tiêu dùng cao vì nguồn trả nợ của người vay có thể biến độnglớn Nếu người vay bị ốm, chết, hoặc bị mất việc, ngân hàng sẽ khó thu nợ Nhiềukhoản cho vay với thời hạn dài (mua nhà thế chấp ) Vì vậy nhiều ngân hàng lậpquỹ dự phòng cho vay tiêu dùng để chuyên theo dõi các khoản cho vay tiêu dùng

1.2.3.5 Nhu cầu vay

Cho vay tiêu dùng có tính nhạy cảm theo chu kỳ Nó tăng lên trong thời kỳkinh tế mở rộng, khi mà mọi người dân cảm thấy lạc quan về tương lai Ngược lại,khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, rất nhiều cá nhân, hộ gia đình cảm thấy không tintưởng nhất là khi họ thấy tình trạng thất nghiệp tăng lên, họ sẽ hạn chế vay mượnngân hàng

Hơn nữa khi vay tiền, người tiêu dùng thường kém nhạy cảm với lãi suất.Khách hàng quan tâm đến khoản tiền họ phải trả hàng tháng hơn là lãi suất Mứcthu nhập và trình độ dân trí tác động rất lớn đến việc sử dụng các khoản tiền vaycủa người tiêu dùng Những người có thu nhập cao hoặc có học vấn cao thường có

xu hướng vay nhiều hơn so với thu nhập hàng năm của mình Với họ, việc vaymượn là một công cụ để đạt được mức sống như mong muốn hơn là một lựa chọnchỉ được dùng trong tình trạng khẩn cấp

1.2.4 Phân loại cho vay tiêu dùng

Cho vay đối với người tiêu dùng được thực hiện để tài trợ cho chính sự tiêudùng Các khoản cho vay tiêu dùng giúp người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hóa

và dịch vụ trước khi họ có khả năng chi trả, tạo cho họ có thể hưởng một mức sốngcao hơn Những khoản cho vay được dành vào nhiều mục đích, bao gồm việc muanhà ở, mua xe, đồ dùng gia đình, du học, các dịch vụ y tế,…

Trang 22

1.2.4.1 Căn cứ vào mục đích vay

Theo cách phân loại này, bao gồm cho vay tiêu dùng bất động sản và cho vaytiêu dùng thông thường

- Cho vay tiêu dùng bất động sản:

+ Các ngân hàng thường cho vay bất động sản để tài trợ cho việc mua nhữngtài sản thực – nhà cửa, khu căn hộ, trung tâm mua bán, khu văn phòng, nhà kho, đấtđai và các cơ sở vật chất khác Cho vay bất động sản là một lĩnh vực mà bản thân nóchứa đựng một sự khác biệt quan trọng so với các dạng cho vay khác của ngânhàng Trong hoạt động của ngân hàng, cho vay bất động sản có thể là món cho vayxây dựng ngắn hạn, được thanh toán đủ trong vài tháng hoặc vài tuần, cũng có thể làmón cho vay dài hạn, kéo dài 20-30 năm Dù với bất cứ kỳ hạn nào thì cho vay bấtđộng sản vẫn là lĩnh vực ngày càng phát triển nhanh chóng

+ Quy mô trung bình của một món cho vay bất động sản thường lớn hơn nhiều

so với quy mô trung bình của các món vay thông thường, đặc biệt là cho vay kinhdoanh nhỏ

+ Hiện nay, khoản tín dụng được cấp nhằm tài trợ cho nhu cầu mua nhà, xâysửa nhà cửa của cá nhân hay hộ gia đình Đối tượng mà các ngân hàng TMCP “nhắm tới ” là những gia đình có thu nhập ổn định (6-10 triệu đồng/tháng) Ngânhàng sẽ cho họ vay tối đa 70-90% giá trị căn nhà trong thời gian 10-30 năm, với tàisản thế chấp là những ngôi nhà họ mua trả góp, hoặc tài sản bảo lãnh của người thânnhư cha, mẹ, anh, chị, em ruột… Dịch vụ mua nhà trả góp hay vay để xây, sửa nhàkhá thuận lợi, giải quyết được nhu cầu của nhiều gia đình

- Cho vay tiêu dùng thông thường: : Đây là những khoản cho vay phục vụ

nhu cầu cải thiện đời sống như mua sắm phương tiện đi lại, đồ dùng sinh hoạt, dulịch, học hành, y tế hoặc giải trí Những khoản tín dụng thường có quy mô nhỏ,thời gian tài trợ ngắn, do đó mà mức độ rủi ro đối với ngân hàng là thấp hơn nhữngkhoản cho vay tiêu dùng bất động sản Các sản phẩm cho vay tiêu dùng thôngthường như :

Trang 23

+ Cho vay mua xe ô tô thế chấp bằng chính xe mua là sản phẩm tín dụng

hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng mua xe ôtô phục vụ nhu cầu đi lại, giao dịch vàkinh doanh, với tài sản thế chấp bằng chính xe mua

+ Cho vay du học : Giúp khách hàng chuẩn bị nguồn tài chính kịp thời đáp

ứng nhu cầu học tập cho con em mình Nhiều ngân hàng đang đẩy mạnh dịch vụnày nhằm thu hút những gia đình có con em đi du học đến với mình thông qua việckéo dài thời hạn vay hay ưu đãi lãi suất

+ Cho vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng : là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồnvốn giúp khách hàng mua sắm vật dụng gia đình, sửa chữa nhà ở, sửa xe cơ giới,làm kinh tế hộ gia đình, thanh toán học phí, đi du lịch, chữa bệnh, ma chay, cướihỏi, và các nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc sống

+ Cho vay cầm cố, thế chấp sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá : là sản phẩm tín dụng

dành cho khách hàng cá nhân sở hữu sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá và có nhu cầu cầm

cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá để vay vốn hoạt động sản xuất kinh doanh hay tiêudùng

1.2.4.2 Căn cứ vào cách thức hoàn trả : có 3 loại

- Cho vay tiêu dùng trả một lần : Theo phương thức này, khách hàng thanh

toán cho ngân hàng một lần khi đến hạn Loại cho vay này thường áp dụng vớikhoản vay có giá trị nhỏ, thời hạn cho vay không dài

- Cho vay tiêu dùng trả góp : Cho vay trả góp là việc Đơn vị kinh doanh và

Khách hàng xác định và thoả thuận số lãi tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc đượcchia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay Loại cho vay này thường

áp dụng với các khoản vay có giá trị lớn hoặc thu nhập định kỳ của người vaykhông đủ khả năng thanh toán hết một lần số nợ vay Thông thường có 4 phươngpháp trả góp :

+ Phương pháp cộng thêm

+ Phương pháp trả vốn gốc bằng nhau và trả lãi tính theo số dư vào mỗi địnhkỳ

Trang 24

+ Phương pháp trả vốn và lãi bằng nhau trong tất cả các định kỳ.

+ Phương pháp trả vốn và lãi bằng nhau trong tất cả các định kỳ

- Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: Là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó

ngân hàng cho phép khách hàng vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theomột hạn mức tín dụng nhất định bằng cách sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành sécđược phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai Theo phương thức này, trong thờihạn được thỏa thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm được từng

kì , khách hàng được Ngân hàng cho phép vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuầnhoàn, theo một hạn mức tín dụng

1.2.4.3 Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ

Theo cách phân loại này thì cho vay tiêu dùng gồm hai loại là cho vay trựctiếp và cho vay gián tiếp:

- Cho vay gián tiếp : là hình thức cho vay trong đó ngân hàng thương mại

mua lại các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa chongười tiêu dùng

Mô hình cho vay gián tiếp

(1) Ngân hàng ký hợp đồng mua bán nợ với công ty bán lẻ cung cấp hàng hóacho khách hàng

(2) Công ty bán lẻ kí hợp đồng bán chịu hàng hóa dịch vụ cho khách hàng(3) Công ty bán lẻ giao hàng hóa cho khách hàng

Người tiêu dùng

(1)(5)(4)

Trang 25

(4) Công ty bán lẻ bán chứng từ bán chịu đã ký kết với khách hàng cho Ngânhàng Ngân hàng mua toàn bộ chứng từ này.

(5) Sau khi mua chứng từ, ngân hàng thanh toán cho công ty bán lẻ

(6) Khách hàng thực hiện thanh toán với ngân hàng

+ Ưu điểm:

Ngân hàng tiết kiệm được chi phí về việc thẩm định khách hàng( phí CIC);chi phí về thẩm định tài sản; tiết kiệm được thời gian

Ngân hàng tăng doanh số cho vay tiêu dùng hiệu quả và dễ dàng

Ngân hàng mở rộng được quan hệ với nhiều đối tượng khách hàng và tănggiao dịch với các ngân hàng khác

+ Bên cạnh đó vẫn còn những nhược điểm cần khắc phục:

> Ngân hàng không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng đã bán chịu, do đó thôngtin về khách hàng đôi khi không chính xác, không tìm hiểu kĩ về khách hàng dễ dẫntới rủi ro cho Ngân hàng

> Khi công ty bán lẻ bán chịu cho người tiêu dùng thiếu sự kiểm soát của ngânhàng

> Nghiệp vụ cho vay tiêu dùng gián tiếp có tính phức tạp cao hơn so với chovay tiêu dùng trực tiếp

- Cho vay trực tiếp: là các khoản tín dụng trong đó Ngân hàng trực tiếp tiếp

xúc với khách hàng; thẩm định năng lực pháp lý và năng lực tài chính của kháchhàng; đánh giá, chấm điểm khách hàng; thực hiện giải ngân; giám sát và thu nợkhách hàng

Trang 26

Mô hình cho vay tiêu dùng trực tiếp

(1) Ngân hàng tiếp xúc trực tiếp và ký hợp đồng với khách hàng

(2) Khách hàng trả một khoản tiền cho công ty bán lẻ cung cấp hàng hóa cho

> Do tiếp xúc trực tiếp với ngân hàng, khách hàng có thể sử dụng thêm nhiềutiện ích khác của ngân hàng, marketing được hình ảnh tốt đẹp của ngân hàng

> Cho vay tiêu dùng trực tiếp rất linh hoạt

1.2.5 Vai trò cho vay tiêu dùng của các Ngân hàng thương mại

1.2.5.1 Đối với người tiêu dùng

- Các ngân hàng thương mại thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, nâng cao chấtlượng cuộc sống cho người tiêu dùng Với hình thức trả góp, khách hàng có thể xây

Trang 27

sửa nhà, mua nhà, mua xe, du học…khi mức tài chính hiện tại chưa đáp ứng đượcnhu cầu đó

- Bên cạnh đó, ngân hàng còn gia tăng tiện ích cho người vay, ngoài khoản tíndụng được cấp, khách hàng có thể sử dụng các dịch vụ khác như chuyển tiền, mởthẻ ATM, Master Card, Internet Banking, Mobile Banking,…

- Đối với khoản vay tiêu dùng tại ngân hàng, khách hàng sẽ có trách nhiệm và

ý thức trả nợ, đó động lực để phấn đấu, để nâng cao thu nhập trong tương lai

Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mai có các kỳ hạn khác nhau Ngắnhạn, trung han và dài hạn bên cạnh đó lãi suất linh hoạt cố định hay thả nổi… vì thếkhách hàng tuỳ ý lựa chọn kỳ hạn vay và thoã thuận hình thức lãi suất vay phù hợpvới mục tiêu kinh doanh của mình

1.2.5.2 Đối với nền kinh tế

- Cho vay tiêu dùng giúp điều hòa vốn, thúc đẩy sản xuất và lưu thông hànghóa

- Tín dụng tiêu dùng là đòn bẩy kinh tế để thực hiện tái sản xuất mở rộng, ứngdụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế

- Mở rộng tín dụng có hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật; áp dụnglãi suất cho vay hợp lý giúp kinh tế tăng trưởng

- Cạnh tranh trong ngành ngân hàng giúp hệ thống ngân hàng Việt Nam ngàycàng phát triển, chất lượng dịch vụ ngày càng được hoàn thiện và nâng cao, nềnkinh tế càng ổn định và bền vững

- Cho vay tiêu dùng giúp kích cầu nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn,tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ của các ngân hàng trong nước

1.2.5.3 Đối với ngân hàng

- Hoạt động cho vay là hoạt động chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn, nhưng nó lại làhoạt động chính của ngân hàng cho vay Bên cạnh rủi ro tiềm ẩn thì ngân hàng chovay thu đươc lãi suất phù hợp với các khoản vay đó và đó cũng là thu nhập chínhcủa ngân hàng cho vay

Trang 28

- Cho vay tiêu dùng giúp tăng khả năng cạnh tranh của các ngân hàng trong hệthống ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, từ đó thu hút được đối tượng kháchhàng mới, mở rộng quan hệ với khách hàng, nâng cao uy tín của ngân hàng.

- Bằng cách mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượngdịch vụ, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ, tiện ích của ngân hàng sẽ ngày càngnhiều hơn, điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh của ngânhàng Ngân hàng không chỉ quan tâm đến các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn, màcòn quan tâm đến những nhu cầu nhỏ bé, cần thiết của người tiêu dùng, đáp ứngnguyện vọng cải thiện cuộc sống của người tiêu dùng Từ đó nâng cao uy tín vànăng lực cạnh tranh của ngân hàng

- Tạo điều kiện mở rộng và đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao thu nhập củangân hàng đồng thời cũng phân tán rủi ro

1.3 Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng

1.3.1 Khái niệm mở rộng cho vay tiêu dùng

Sự gia tăng của các ngân hàng gần đây đã làm cho môi trường cạnh tranhtrong lĩnh vực tài chính-ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt hơn Việc một sốdoanh nghiệp lớn (các tập đoàn, tổng công ty nhà nước…) tham gia thành lập ngânhàng mới hoặc góp vốn, mua cổ phần của các ngân hàng thương mại cổ phần đãlàm giảm đi một lượng khách hàng cho vay bán buôn truyền thống của các ngânhàng vì các doanh nghiệp này đã chuyển sang sử dụng dịch vụ của chính ngân hàngmình hoặc tại ngân hàng có vốn góp, mua cổ phần Ở các nước phát triển, cho vaytiêu dùng là dịch vụ mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho các ngân hàng và chiếm thịphần lớn

Nền kinh tế càng phát triển, thu nhập của người dân tăng lên, cùng với đó đờisống của họ luôn được cải thiện; vì thế xu hướng tiêu dùng của người dân ngàycàng nhiều hơn, đặc biệt là tầng lớp thanh niên Thu nhập gia tăng đồng hành với thịtrường hàng hóa đa dạng chắc chắn sẽ tạo nên xu hướng tiêu dùng tăng Vì vậy cácngân hàng thương mại cần chú trọng mở rộng cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho thịtrường màu mỡ này

Trang 29

Mở rộng là tạo ra sự gia tăng về quy mô, khối lượng, số lượng, là nói đến sựtăng trưởng theo chiều rộng

Mở rộng cho vay tiêu dùng là việc ngân hàng thực hiện tăng quy mô, tỷ trọngcho vay tiêu dùng trong cơ cấu cho vay nhằm đáp ứng tốt nhất các nhu cầu chínhđáng của người tiêu dùng

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động mở rộng cho vay tiêu dùng

Việc đánh giá mở rộng cho vay tiêu dùng thông qua các chỉ tiêu cụ thể là việckhông thể thiếu đối với các ngân hàng thương mại Những chỉ tiêu đó cho thấy quátrình mở rộng hoạt động này có đạt được các mục tiêu mà ngân hàng đề ra haykhông, có đóng góp như thế nào đối với sự phát triển của cả ngân hàng, nếu khôngthì phải làm gì, tác động vào chỉ tiêu nào… Một số chỉ tiêu mà các ngân hàng hayxem xét là:

1.3.2.1 Doanh số cho vay tiêu dùng

Doanh số cho vay tiêu dùng và tốc độ tăng doanh số cho vay tiêu dùng phảnánh mức độ mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại, nó thể hiện chovay tiêu dùng được phát triển theo chiều rộng (tức là gia tăng về số lượng) như thếnào Nói cách khác, quy mô cho vay tiêu dùng càng lớn, tốc độ cho vay tiêu dùngcàng nhanh, cho vay tiêu dùng càng được mở rộng

1.3.2.2 Dư nợ cho vay tiêu dùng

Phản ánh số tiền khách hàng nợ ngân hàng tại một thời điểm nhất định Dư nợcho vay tiêu dùng càng lớn, tốc độ tăng dư nợ càng nhanh, càng chứng tỏ cho vaytiêu dùng đã được mở rộng

Dư nợ cho vay

+

Doanh số chovay tiêu dùngnăm nay

-Doanh số thu

nợ cho vay tiêudùng năm trước

1.3.2.3 Tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ

Chỉ tiêu này cho thấy các khoản vay tiêu dùng chiếm bao nhiêu phần trămtrong tổng số cho vay của ngân hàng Chỉ tiêu này lớn nghĩa là ngân hàng có thế

Trang 30

mạnh trong hoạt động cho vay tiêu dùng, đối tượng khách hàng mà ngân hàng đanghướng tới là các cá nhân và hộ gia đình Ngược lại, chỉ tiêu này nhỏ thì nó cho thấytiềm lực trong cho vay tiêu dùng của ngân hàng là thấp, hoặc có thể các khoản chovay tiêu dùng không nằm trong chính sách cho vay của ngân hàng Tại những ngânhàng như vậy có thể đối tượng khách hàng mà họ hướng tới là những người đến vaynhằm mục đích kinh doanh.

1.3.2.4 Đối tượng cho vay tiêu dùng

Là những khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng mà ngân hàng đang hướng tới

và phục vụ

1.3.2.5 Chất lượng cho vay

Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng Nợ quá

hạn là số tiền khách hàng chưa trả được cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán Chỉ

tiêu nợ quá hạn/tổng dư nợ phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng Nếu chỉtiêu này nhỏ tức là hoạt động cho vay tiêu dùng đang hoạt động rất hiệu quả Cácngân hàng luôn tìm các biện pháp để tỷ lệ này nhỏ nhất có thể

1.3.2.6 Hiệu quả của hoạt động cho vay tiêu dùng

Phản ánh thông qua doanh thu từ hoạt động cho vay tiêu dùng hoặc tỷ trọngthu lãi từ cho vay tiêu dùng trên tổng thu lãi từ hoạt động cho vay Chỉ tiêu này chobiết hoạt động cho vay tiêu dùng đem lại lợi nhuận bao nhiêu và đóng góp baonhiêu vào tổng thu lãi từ hoạt động cho vay Chỉ tiêu này giúp ngân hàng trong việcxây dựng định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng mở rộng cho vay tiêu dùng

1.3.3.1 Nhân tố chủ quan

- Qui mô vốn tự có và tổng nguồn vốn:

+ Mở rộng cho vay tiêu dùng phải tính đến vốn tự có để đảm bảo được tỷ lệ an

toàn vốn tối thiểu ( hệ số CAR) Vì thế muốn phát triển cho vay tiêu dùng các ngânhàng phải luôn chú trọng tới gia tăng vốn điều lệ hay là vốn tự có

Trang 31

+ Ngoài yếu tố vốn tự có, khi phát triển cho vay tiêu dùng của ngân hàngthương mại còn phải xem xét đến quy mô tổng nguồn vốn của ngân hàng Với quy

mô nguồn vốn lớn, ngân hàng sẽ có thể cho vay với số lượng lớn, đáp ứng được mọinhu cầu của khách hàng

- Các chính sách, quy định của ngân hàng : chính sách tín dụng, chính sách

chăm sóc khách hàng trước và sau khi cấp tín dụng; các quy định về lãi suất và phítín dụng; thủ tục xin vay vốn; thời gian thẩm định…Tất cả các yếu tố này đều tácđộng trực tiếp đến nhu cầu vay vốn của khách hàng

- Năng lực tài chính của ngân hàng: là một trong những yếu tố quan trọng để

đưa ra các quyết định về hoạt động cho vay tiêu dùng Ngân hàng có sức mạnh tàichính lớn có thể đầu tư vào các danh mục mà ngân hàng quan tâm hơn thì hoạt độngcho vay tiêu dùng có cơ hội phát triển

- Nguồn nhân lực của ngân hàng: Một nguồn nhân lực có trình độ cao là một

lợi thế trong cạnh tranh của mỗi ngân hàng, vì nó có thể tăng cường khả năng thuhút khách hàng, nâng cao vị thế của ngân hàng, giảm rủi ro trong cho vay tiêu dùng.Đội ngũ nhân viên tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến cho vay tiêu dùng Họ làngười quyết định chất lượng tín dụng của ngân hàng và thực thi chính sách cho vaymột các tích cực nhất Qua các nhân viên tín dụng, khách hàng nhìn thấy được hìnhảnh của ngân hàng

- Trình độ khoa học công nghệ của ngân hàng: Nếu một ngân hàng được

trang bị các công nghệ hiện đại thì họ có thể tăng tiện ích cho khách hàng và cácdịch vụ của họ sẽ được biết đến nhiều hơn Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiếncác ngân hàng có thể quản lý danh sách khách hàng một cách dễ dàng hơn, họ cóthể tiết kiệm được nhân công cũng như chi phí quản lý góp phần giảm giá thànhdịch vụ

1.3.3.2 Nhân tố khách quan

- Nhân tố thuộc về khách hàng:

+ Thói quen, phong tục tập quán, tâm lý có ảnh hưởng tới nhu cầu vay tiêu dùng.

Trang 32

+ Đạo đức của người vay vốn là yếu tố quyết định hành vi trả nợ của kháchhàng trong tương lai Đạo đức người vay trong quan hệ tín dụng được đánh giá bằng

độ tín nhiệm của khách hàng trên cơ sở tính thật thà, sự sẵn lòng trả nợ của kháchhàng và ý muốn kiên quyết trong việc thực hiện tất cả các giao ước trong hợp đồngtín dụng

+ Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng: đời sống con người càng được nângcao thì các nhu cầu về hàng hóa cao cấp càng lớn Nhu cầu của khách hàng là nềntảng, căn cứ để xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng củaNgân hàng

- Môi trường kinh tế: Nếu nền kinh tế phát triển tốt, thu nhập bình quân đầu

người cao và môi trường chính trị ổn định thì hoạt động cho vay tiêu dùng cũng sẽthông suốt, phát triển vững chắc và hạn chế rủi ro tín dụng Nếu môi trường có sựcạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng để giành giật khách hàng thì cho vay tiêudùng của các ngân hàng cũng sẽ khó khăn hơn

- Môi trường văn hóa xã hội: môi trường văn hóa xã hội thể hiện các tập

quán xã hội, bản sắc văn hóa dân tộc, tâm lý tiêu dùng giữa các vùng và văn hóacộng đồng Các yếu tố này ảnh hưởng đến cho vay tiêu dùng của cá nhân và hộ giađình

- Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống văn bản pháp

luật của Nhà nước là một nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động cho vay tiêudùng của NHTM Các quy định pháp lý của ngân hàng Nhà nước và chính phủ cóthể khuyến khích và cũng có thể hạn chế cho vay nói chung và cho vay tiêu dùngnói riêng Đó là các quy định của Ngân hàng nhà nước khống chế các ngân hàngthương mại trong việc huy động theo tỷ lệ vốn tự có, quy định tỷ lệ cho vay tối đađối với một khách hàng trên vốn tự có…

Trang 33

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI (MARITIME BANK) CHI

NHÁNH LONG BIÊN2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Hàng Hải

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Maritime Bank

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng Hải Việt Nam gọi tắt là Ngân hàngTMCP Hàng Hải,tên giao dịch quốc tế là : Maritime Commercial Stock Bank ( viếttắt là Maritime Bank – MSB )

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) chính thức thành lậptheo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhànước Việt Nam

Ban đầu, Maritime Bank chỉ có 24 cổ đông, vốn điều lệ 40 tỷ đồng và một vàichi nhánh tại các tỉnh thành lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, TP HCM Cóthể nói, sự ra đời của Maritime Bank tại thời điểm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX

đã góp phần tạo nên bước đột phá quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấukinh tế Việt Nam

Đến nay, Maritime Bank đã trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần pháttriển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin đối với khách hàng Với tôn chỉ “Tạolập giá trị bền vững”, cùng bề dày kinh nghiệm, tiềm lực sẵn có và đường hướnghoạt động đúng đắn, Maritime Bank đã chứng tỏ được bản lĩnh vững vàng, tự tintrong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, dù biết rằng phía trước sẽ còn không ít khókhăn, thử thách

Với cam kết vì sự phát triển bền vững, Maritime Bank phấn đấu trở thànhNgân hàng TMCP hàng đầu cả nước về hiện đại hóa, năng động, chuyên nghiệp vàlấy chữ Tín trong mọi hoạt động kinh doanh

Trong những năm qua, cùng với xu thế phát triển của ngành ngân hàng ViệtNam, Ngân hàng TPCP Hàng Hải đã tiến hành mở rộng mạng lưới chi nhánh,

Trang 34

phòng giao dịch trên nhiều tỉnh thành cả nước Việc mở rộng chi nhánh đến các địabàn dân cư, vùng kinh tế giúp khách hàng tiếp cận các dịch vụ của ngân hàng dễdàng và thuận tiên hơn, từ đó nâng cao uy tín của ngân hàng, tăng khả năng cạnhtranh và hiệu quả hoạt động kinh doanh

Chi nhánh Long Biên của Ngân hàng Hàng Hải là chi nhánh mới nhất đượcthành lập cho tới thời điểm này, sau chi nhánh tại phố Vọng

Trụ sở : tại số 217 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Ngọc Lâm, quận LongBiên, thành phố Hà Nội Năm 2008 chi nhánh chuyển về địa chỉ số 550 đườngNguyễn Văn Cừ, quận Long Biên, TP Hà Nội

Chi nhánh ra đời trong sự phát triển của hệ thống ngân hàng nói chung, và củaNgân hàng Hàng Hải nói riêng, sự cần thiết quảng bá thương hiệu Ngân hàng, cũngnhư mở rộng địa bàn hoạt động, đáp ứng nhu cầu vay và cho vay của khách hàng tạiGia Lâm

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Maritime Bank Long Biên

Theo quyết định về việc thành lập Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Chinhánh Long Biên: Tại điều 2:

Maritime Bank Long Biên là Chi nhánh trực thuộc Maritime Bank, hạch toánphụ thuộc, có con dấu riêng, thực hiện các nghiệp vụ của một ngân hàng thươngmại cổ phần bằng đồng Việt Nam (nghiệp vụ đối ngoại theo Giấy phép riêng); kinhdoanh vàng bạc,dịch vụ cầm đồ theo quy định của pháp luật và của Maritime Bank Qua hơn 2 năm đi vào hoạt động, đội ngũ cán bộ, nhân viên của Chi nhánhMaritime Bank Long Biên đã không ngừng gia tăng cả về chất lượng và số lượng.Tính đến nay, tổng số nhân viên nghiệp vụ của chi nhánh là 59 người, đều có trình

độ đại học và trên đại học

Trang 35

Mô hình tổ chức của MSB chi nhánh Long Biên

Trang 36

Tình hình huy động vốn cá nhân kết thúc ngày 31/12/2009 toàn chi nhánh

Long Biên (đơn vị tính: VND)

Điểm Giao dịch

Số dư HĐV Cá nhân đến hết ngày 31/12/2009

2.1.3.2 Hoạt động tín dụng

Trong những tháng đầu năm 2008, khi các ngân hàng Việt Nam đang đối mặtvới tình trạng rủi ro thanh khoản đẩy lãi suất huy động và cho vay lên mức cao kỷlục, tạo ra sự khan hiếm nguồn vốn cho các hoạt động tín dụng,có những thời điểmphần lớn các ngân hàng Việt Nam ngừng cấp tín dụng cho nền kinh tế Song,Maritime Bank một mặt giữ vững khả năng thanh khoản, một mặt vẫn duy trì giảingân phát triển tín dụng để hỗ trợ các khách hàng truyền thống của mình vượt quagiai đoạn khó khăn,thiếu hụt nguồn tài chính và đến cuối năm 2008, Maritime Bank

đã hoàn thành 102% chỉ tiêu do Cổ đông giao Về cơ cấu dư nợ cho vay, tỷ trọngcho vay khối khách hàng cá nhân có xu hướng tăng lên trong tổng dư nợ cho vaychứng tỏ cho vay tiêu dùng đang đóng góp ngày càng cao vào kết quả hoạt độngchung của Chi nhánh

Trang 37

Hoạt động tín dụng của Maritime Bank chi nhánh Long Biên 2009

2 Cho vay trung hạn 495.841.027.918 14.010.152.903 3.598.060.114 2.562.665.843 2.588.677.815 518.082.850.939

Bằng VNĐ 435.840.545.938 3.598.060.114 2.562.665.843 1.076.936.490 457.088.361.288 Bằng ngoại tệ 60.000.481.980 40.015.649 0 0 1.511.741.325 61.512.223.305

Ngày đăng: 06/09/2012, 12:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2004), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội Khác
2. Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội Khác
3. Prederic S.Mishkin(1994). Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Khác
4. Cẩm nang tín dụng ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam 5. website: www.msb.com.vn Khác
7. Báo cáo thường niên Ngân hàng Hàng Hải 2007,2008,2009 Khác
8. Bảng cân đối kế toán, bảng cân đối tài sản, báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh Maritime Bank Long Biên Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

-Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: Là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó ngân - Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải – chi nhánh Long Biên.DOC
ho vay tiêu dùng tuần hoàn: Là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó ngân (Trang 24)
Mô hình cho vay tiêu dùng trực tiếp - Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải – chi nhánh Long Biên.DOC
h ình cho vay tiêu dùng trực tiếp (Trang 26)
Mô hình tổ chức của MSB chi nhánh Long Biên - Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải – chi nhánh Long Biên.DOC
h ình tổ chức của MSB chi nhánh Long Biên (Trang 35)
Tình hình huy động vốn cá nhân kết thúc ngày 31/12/2009 toàn chi nhánh Long Biên (đơn vị tính: VND) - Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải – chi nhánh Long Biên.DOC
nh hình huy động vốn cá nhân kết thúc ngày 31/12/2009 toàn chi nhánh Long Biên (đơn vị tính: VND) (Trang 36)
Thẩm định tình hình KH và - Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải – chi nhánh Long Biên.DOC
h ẩm định tình hình KH và (Trang 40)
Sơ đồ nghiệp vụ cho vay tiêu dùng - Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải – chi nhánh Long Biên.DOC
Sơ đồ nghi ệp vụ cho vay tiêu dùng (Trang 40)
Từ bảng số liệu trên có thể thấy tỷ trọng cho vay tiêu dùng tăng dần từ 2007- 2007-2009 - Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải – chi nhánh Long Biên.DOC
b ảng số liệu trên có thể thấy tỷ trọng cho vay tiêu dùng tăng dần từ 2007- 2007-2009 (Trang 57)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w