1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

mối quan hệ giữa động cơ lựa chọn nghề nghiệp sự gắn kết và kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm

133 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mối quan hệ giữa động cơ lựa chọn nghề nghiệp, sự gắn kết và kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm
Tác giả Thành Anh Minh
Người hướng dẫn TS. Tăng Thị Thùy
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Đo lường và Đánh giá trong Giáo dục
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 2,18 MB

Nội dung

Chính vì những lýdo và câu hỏi trên nên tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Mối quan hệ giữa động cơ lựa chọn nghề nghiệp, sự gắn kết và kết quả học tập của sinh viênngành sư phạm” để l

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tiểu luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Ban giám hiệu trường Đại Học Giáo Dục vì đã tạo điều kiện về cơ sởvật chất với hệ thống thư viện hiện đại, đa dạng các loại sách, tài liệu thuậnlợi cho việc tìm kiếm, nghiên cứu thông tin

Xin cảm ơn các giảng viên Khoa Quản trị Chất lượng đã giảng dạy tậntình, chi tiết để em có hành trang kiến thức và vận dụng kiến thức vào bài tiểuluận này Trong hai năm được học tập tại khoa và dưới sự hướng dẫn, địnhhướng của các thầy cô, đó là khoảng thời gian đẹp sẽ luôn lưu giữ trong emvà các anh chị học viên khác Chúng em không chỉ được nhận những kiếnthức mà còn cả cách tư duy, giải quyết vấn đề Cho dù biết rằng hành trìnhphía trước rất dài nhưng những trải nghiệm trong vòng hai năm qua sẽ giúpchúng em định hướng và tự tin trên con đường mình đã chọn

Cuối cùng, xin trân trọng cảm ơn TS Tăng Thị Thùy đã tận tình hướngdẫn em trong quá trình học tập cũng như trong việc hoàn thành luận văn Côđã cho em những nhận xét quý báu, chỉnh sửa những sai sót của em trong bảnthảo luận văn Không chỉ là người hướng dẫn, nhận xét, đưa ra những lờikhuyên mà cô còn là người truyền động lực để em luôn tiến về phía trước

Lời cuối cùng, em xin kính chúc các thầy, cô nhiều sức khỏe, thànhcông và hạnh phúc

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Câu hỏi nghiên cứu 4

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4

4.1 Khách thể nghiên cứu 4

4.2 Đối tượng nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Phạm vi nghiên cứu 4

7 Cấu trúc luận văn 4

8 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

9 Ý nghĩa của nghiên cứu 5

CHƯƠNG 1 7

1.1 Tổng quan nghiên cứu 7

1.1.1 Mối quan hệ giữa động cơ lựa chọn nghề nghiệp và kết quả học tập 7

1.1.2 Mối quan hệ giữa động cơ lựa chọn nghề nghiệp và sự gắn kết 8

1.1.3 Mối quan hệ giữa sự gắn kết và kết quả học tập 11

1.3.4 Mối quan hệ giữa động cơ chọn nghề đến sự gắn kết và kết quả học tập191.2 Cơ sở lý luận 23

1.2.1 Động cơ và động cơ lựa chọn nghề sư phạm 23

1.2.1.1 Động cơ 23

Trang 5

1.2.1.2 Động cơ lựa chọn nghề sư phạm 26

1.2.4 Một số lý thuyết sử dụng trong đề tài 44

1.2.4.1 Thuyết kỳ vọng và giá trị (Expectancy–Value Theory Modern) 44

1.2.4.2 Lý thuyết Tự quyết định (Self-determination theory) 50

1.2.4.3 Lý thuyết mục tiêu (Goal theory) 53

1.2.4.4 Lý thuyết hiệu quả bản thân (Self-efficacy) 53

1.2.5 Mô hình lý thuyết của đề tài 56

Tóm tắt Chương 1 58

CHƯƠNG 2 59

2.1 Phương pháp nghiên cứu 59

2.2 Mẫu nghiên cứu 60

Trang 6

3.1.3 Điểm trung bình tích lũy (GPA) 83

3.2 Phân tích mối liên hệ giữa động cơ lựa chọn nghề nghiệp, sự gắn kết vàkết quả học tập 84

3.2.1 Đánh giá mô hình đo lường 84

3.2.2 Đánh giá mô hình cấu trúc 87

Trang 7

MỤC LỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

Hình 1 Mô hình khung lý thuyết của đề tài 56

Bảng 2.1 Thống kê mô tả dữ liệu mẫu 61

Bảng 2.2 Độ tin cậy nhóm câu hỏi EM 63

Bảng 2.3 Độ tin cậy nhóm câu hỏi IM 64

Bảng 2.4 Độ tin cậy nhóm câu hỏi AM 65

Bảng 2.5 Độ tin cậy nhóm câu hỏi CE (lần 1) 66

Bảng 2.6 Độ tin cậy nhóm câu hỏi CE (lần 2) 67

Bảng 2.7 Độ tin cậy nhóm câu hỏi AM 68

Bảng 2.8 Độ tin cậy nhóm câu hỏi BE (lần 1) 69

Bảng 2.9 Độ tin cậy nhóm câu hỏi BE (lần 2) 69

Bảng 2.10 Số lượng câu hỏi trong Phiếu khảo sát 70

Bảng 3.1 Bảng mã hóa các nhân tố về Động cơ và Sự gắn kết 76

Bảng 3.2 Thống kê mô tả động cơ bên ngoài 76

Bảng 3.3 Thống kê mô tả động cơ bên trong 77

Bảng 3.4 Thống kê mô tả động cơ vị tha 79

Bảng 3.5 Thống kê mô tả sự gắn kết nhận thức 80

Bảng 3.6 Thống kê mô tả sự gắn kết cảm xúc 81

Bảng 3.7 Thống kê mô tả sự gắn kết hành vi 82

Hình 3.1 Đồ thị Histogram 83

Bảng 3.8 Thống kê mô tả GPA 83

Bảng 3.9 Chất lượng biến quan sát Outer Loading 85

Trang 8

Bảng 3.10 Độ tin cậy và AVE 86

Bảng 3.11 Độ phân biệt 86

Bảng 3.12 Đánh giá cộng tuyến/đa cộng tuyến 88

Bảng 3.13 Mức độ giải thích của biến độc lập cho phụ thuộc 88

Bảng 3.14 Giá trị f2 89

Bảng 3.15 Đánh giá các mối quan hệ tác động 90

Hình 3.2 Kết quả mối liên hệ giữa các biến 93

Trang 9

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Đối với sinh viên, động cơ học tập và động cơ nghề nghiệp là điều thiếtyếu để có chất lượng đầu ra, nhưng đối với sinh viên sư phạm thì điều đó lạicàng quan trọng Sự thành công của giáo dục tất yếu phụ thuộc vào chất lượngcủa giáo viên (Huberman, 1993; Rikard, 1999) Trước khi đăng kí nguyệnvọng vào một trường đại học, học sinh đều đã được các thầy cô hướng dẫnđịnh hướng nghề nghiệp, vậy lựa chọn nghề nghiệp là bước đầu tiên khi đăngkí vào ngành học và sẽ ảnh hưởng lớn tới kết quả đầu ra Động cơ và nhậnthức của học sinh có tầm quan trọng lớn khi các em chọn một nghề mà các emnghĩ là phù hợp nhất đối với bản thân mình Động cơ chọn nghề và kết quảhọc tập có thể ảnh hưởng lẫn nhau (Schunk, D H 2009), do mỗi mục đíchchọn nghề khác nhau nên thái độ học tập sẽ khác nhau, dẫn đến sự khác nhauvề kết quả học tập Như đã chỉ ra ở trên, tầm quan trọng của việc đào tạo giáoviên chất lượng cao là rất quan trọng đối với các hệ thống giáo dục nhưngđộng cơ để các bạn trẻ đến với nghề dạy học cũng như duy trì được động cơtrong quá trình đào tạo nghề nghiệp ngày càng giảm (Watt và Richardson,2007; Taylor, 2006; Moran và cộng sự, 2001)

Hiện nay có rất nhiều ngành nghề trong xã hội hiện đại bị mất cân đối,trong đó có những ngành sau khi tốt nghiệp sinh viên không biết xin việc ởđâu, định hướng ngành như thế nào Sức hút ngành sư phạm đang là mộttrong những vấn đề không được quan tâm nhiều Cũng có nhiều chuyên giagiáo dục đại học cho rằng các chính sách miên giảm học phí cho sinh viêntrường sư phạm không hấp dẫn và thường chỉ hấp dẫn sinh viên đi học chứkhông khuyến khích sinh viên sau khi tốt nghiệp đi dạy Năm 2016, Hội thảokhoa học Quốc gia đào tạo giáo viên (GV) tại các trường đại học đa ngành,

Trang 10

đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay vừa công bố, tính đến năm 2020,dự kiến Việt Nam sẽ thừa khoảng 70.100 sinh viên sư phạm tốt nghiệp(41.000 GV cấp Tiểu học, 12.200 cấp THCS và 16.900 cấp THPT) (Dũng,2016) Con số này cho biết cử nhân sư phạm khi ra trường sẽ rất khó khăn đểtìm được công việc đúng với chuyên ngành, đăc biệt là ở các thành phố lớn.Từ năm 2021 sinh viên sư phạm có thêm khoản sinh hoạt phí, được bảo đảmđầu ra sau tốt nghiệp, đăc thù công việc khá ổn định, số lượng đào tạo khôngnhiều là những yếu tố khiến nhóm ngành đào tạo giáo viên trở nên hấp dẫn(Hiên, 2021).

Một yếu tố khác khi sinh viên cân nhắc lựa chọn ngành sư phạm là nềngiáo dục Việt Nam còn một số hạn chế Cụ thể công tác quy hoạch, sắp xếpmạng lưới trường, lớp học ở một số địa phương còn chưa phù hợp Tình trạngthừa, thiếu giáo viên cục bộ vẫn chưa được giải quyết triệt để Cuối cùng là cơsở vật chất, trường lớp học, trang thiết bị dạy học nhiều nơi còn thiếu hoăc bịxuống cấp; nguồn kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất còn hạn hẹp; công tác xãhội hóa giáo dục chưa thực sự hiệu quả

Bên cạnh đó, trong hai năm 2020 và 2021 đại dịch COVID-19 đã gâyra những thay đổi đột ngột và mạnh mẽ lên toàn thế giới Đây là cú sốc đốivới hệ thống giáo dục trong nhiều thập kỷ, với thời gian ngừng đi học dài nhấtkết hợp với suy thoái kinh tế rình rập Các cuộc khủng hoảng kinh tế trongnước và trên toàn cầu dẫn đến tình trạng cắt giảm chi tiêu tài chính, gia tăngtỷ lệ nghèo đói và có ít nguồn lực hơn để đầu tư ngành giáo dục Việc dạy họctrực tuyến mà không đứng lớp cũng chứng minh rằng ngoài các kỹ năng sửdụng công nghệ, giáo viên cũng cần được hỗ trợ để điều chỉnh phương phápsư phạm của họ để giảng dạy từ xa, do bối cảnh như vậy nên giáo viên và sinhviên phải thay đổi phương pháp dạy và học

Trang 11

Trong bối cảnh nền giáo dục ở Việt Nam kết hợp với tình cảnh dịchbệnh khó khăn như vậy, động cơ nào để sinh viên lựa chọn ngành sư phạm?Sau một đợt dài học trực tuyến, khi sinh viên được đi học trở lại thì sự gắn kếtcủa sinh viên với trường lớp như thế nào? Họ có nhận thức, hành vi tham gialớp học ở mức độ nào, có cảm thấy mình thuộc về trường lớp mà mình đangtheo học hay không? Cuối cùng, với mỗi nhóm động cơ thì sự gắn kết vớitrường lớp và kết quả học tập của họ đạt được như thế nào? Chính vì những lý

do và câu hỏi trên nên tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Mối quan hệ giữa

động cơ lựa chọn nghề nghiệp, sự gắn kết và kết quả học tập của sinh viênngành sư phạm” để làm rõ những vấn đề trên Trong nghiên cứu, tác giả đã

chỉ ra những động cơ để chọn nghề dạy học và sự gắn kết lớp học của cácsinh viên, sau đó lấy kết quả học tập của các sinh viên đó tham chiếu, cuốicùng đưa ra mối quan hệ giữa động cơ lựa chọn ngành nghề sư phạm, sự gắnkết và kết quả học tập Đã có rất nhiều bài báo nghiên cứu sâu rộng về nộidung các yếu tố ảnh hưởng đến thành tích học tập, nhưng các biến số động cơlựa chọn nghề, sự gắn kết tác động đến thành tích học tập của sinh viên sưphạm chỉ có một số ít bài báo nghiên cứu và còn nhiều hạn chế (Cazan, 2015;Wen và cộng sự, 2014) Mô hình hóa các biến số về động cơ và sự gắn kếtảnh hưởng đến thành tích học tập sinh viên sư phạm sẽ góp phần can thiệp vàbổ sung nội dung của các chương trình đào tạo để phù hợp với những nhómđộng cơ khác nhau qua đó nâng cao kết quả học tập của họ trong quá trìnhgiáo dục đại học Cuối cùng, cùng với mục tiêu nâng cao chất lượng cácchương trình đào tạo giáo viên thì mục tiêu sau cùng của nghiên cứu để nângcao năng lực và chất lượng của các sinh viên sư phạm - những giáo viên trongtương lai

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu này nhằm mục đích phân tích mối quan hệ giữa động cơ

Trang 12

lựa chọn ngành sư phạm với sự gắn kết và kết quả học tập của sinh viên.

3 Câu hỏi nghiên cứu

1) Sinh viên lựa chọn ngành sư phạm do những động cơ nào?2) Mức độ gắn kết vào quá trình học tập của sinh viên sư phạm hiện nay như

thế nào?3) Mối quan hệ giữa động cơ chọn nghề sư phạm, sự gắn kết và kết quả học

tập của sinh viên sư phạm thể hiện như thế nào?

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu.

4.1 Khách thể nghiên cứu

Động cơ lựa chọn nghề nghiệp, Sự gắn kết, Kết quả học tập

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Sinh viên sư phạm trường Đại học Giáo dục- Đại học Quốc gia Hà Nội

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn này sử dụng phương pháp định lượng: Nghiên cứu tươngquan Nghiên cứu sử dụng phiếu khảo sát để thu thập dữ liệu

6 Phạm vi nghiên cứu

Mẫu khảo sát là sinh viên các ngành sư phạm của Trường Đại học Giáodục, Đại học Quốc gia Hà Nội

7 Cấu trúc luận văn

Cấu trúc luận văn gồm 5 phần:- Phần 1: Mở đầu

- Phần 2: Chương I: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết về Động cơ lựachọn nghề nghiệp, sự gắn kết và kết quả học tập

Trang 13

- Phần 3: Chương II: Phương pháp nghiên cứu.- Phần 4: Chương III: Kết quả nghiên cứu- Phần 5: Kết luận và khuyến nghị về mối quan hệ giữa Động cơ lựa chọnnghề nghiệp, sự gắn kết và kết quả học tập của sinh viên sư phạm.

8 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để hoàn thành đề tài nghiên cứu, tác giả đã thực hiện 07 nhiệm vụBước 1: Lựa chọn đề tài nghiên cứu (lý do, mục đích, các giả thuyết ban đầu)Bước 2: Tổng quan đề tài nghiên cứu về động cơ lựa chọn nghề nghiệp, sựgắn kết và kết quả học tập

Bước 3: Thiết kế nghiên cứu (lựa chọn phương pháp nghiên cứu định lượng,công cụ thu thập dự liệu bảng hỏi khảo sát)

Bước 4: Thu thập dữ liệuBước 5: Phân tích dữ liệu (sử dụng phần mềm SPSS để phân tích thống kê môtả Dùng phần mềm SmartPLS 4 phân tích mô hình PLS-SEM)

Bước 6: Tổng hợp kết quả và thảo luận (khái quát hóa các kết quả để trả lờicác câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết)

Bước 7: Kết luận và khuyến nghị

9 Ý nghĩa của nghiên cứu

Nghiên cứu này là cơ sở đề xuất những định hướng giá trị nghềnghiệp sư phạm cho sinh viên để tăng mức độ gắn kết và kết quả học tậptrong quá trình đào tạo Thông qua cách phân loại và ảnh hưởng của 3 nhómđộng cơ, các nhà giáo dục đưa ra các chương trình đào tạo phù hợp với mỗinhóm động cơ chọn ngành

Trang 14

Nghiên cứu này có thể giúp các nhà hoạch định chính sách và các nhàlãnh đạo trường sư phạm sẽ điều chỉnh các chính sách tuyển dụng và thực tiênnghề nghiệp giảng dạy Với việc xác định rõ động cơ lựa chọn ngành sư phạm,các trường học có thể bổ sung một số các học phần nhỏ để giúp sinh viên cócái nhìn đa chiều về ngành học trong quá trình đào tạo.

Trang 15

CHƯƠNG 1TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG CƠLỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP, SỰ GẮN KẾT, KẾT QUẢ HỌC TẬP1.1 Tổng quan nghiên cứu

Tổng quan tài liệu trình bày tổng quan về các nghiên cứu học thuật liênquan đến nghiên cứu đang tiến hành (Creswell, 2007) Xây dựng bối cảnh cácnghiên cứu từ trước tới nay, nội dung chỉ ra trong các tài liệu liên quan về chủđề chính, bổ sung và mở rộng các nghiên cứu trước đây (Marshall & Rossman,2014) Tổng quan tài liệu trong chương này cũng đưa ra bối cảnh hiện tại đểxác định tầm quan trọng của nghiên cứu, cũng như tiêu chuẩn để so sánh kếtquả của nghiên cứu này với các nghiên cứu đã có Chương này tóm tắt cácnghiên cứu liên quan đến các động cơ lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên,bao gồm cả tài liệu liên quan đến mối quan hệ giữa kết quả học tập, và độngcơ lựa chọn nghề nghiệp Tổng quan thứ hai về sự gắn kết của sinh viên vàolớp học và kết quả học tập Cuối cùng là tổng quan tài liệu mối quan hệ giữaba vấn đề: Động cơ chọn nghề, sự gắn kết và kết quả học tập

1.1.1 Mối quan hệ giữa động cơ lựa chọn nghề nghiệp và kết quả học tập

Kết quả học tập là khía cạnh quan trọng đối với mỗi học sinh, sinh viênvà từ lâu đã trở thành mối quan tâm lớn của các nhà giáo dục Mối quan hệđược giải thích qua các lý thuyết, cuối cùng tìm ra thực tế ứng dụng vào lĩnhvực giáo dục Động cơ của sinh viên ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tậpcủa sinh viên (Martin, 2003), không những thế có nghiên cứu nhận định rằngđộng cơ đăc biệt quan trọng để học tập hiệu quả, sinh viên có động cơ caohơn thường có kết quả học tập tốt hơn trong các lớp học (Pintrich, 2003).Williams and Williams (2011) cũng nhấn mạnh rằng động cơ có lẽ là yếu tố

Trang 16

quan trọng nhất mà các nhà giáo dục có thể nhắm đến để nâng cao trình độ vàkết quả học tập.

Các lý thuyết hiện đại về động cơ cho thấy rằng các mức độ nỗ lựckhác nhau được quan sát thấy ở các lớp khác nhau sẽ có những kết quả họctập khác nhau, một phần do mục đích cốt lõi để thực hiện các hoạt động họctập và khả năng nhận thức của sinh viên (Pajares, 1996) Các lý thuyết sẽ làmrõ mối quan hệ giữa động cơ và kết quả học tập

Từ góc độ Lý thuyết giá trị và kỳ vọng, động cơ của sinh viên là mộtchức năng của kỳ vọng cho sự thành công trong học tập (kết quả học tập cao)của họ Eccles và đồng nghiệp xác định kỳ vọng cho thành công như niềm tinvề việc bản thân họ sẽ làm tốt như thế nào trong các nhiệm vụ học tập sắp tới,bao gồm nhận thức của họ về khả năng thành công trong học tập và trên cáclĩnh vực rộng hơn (Eccles & Wigfield, 2002; Wigfield & Eccles, 2000, 2002).Giá trị này bao gồm một tập hợp các niềm tin về điều gì là quan trọng, hữuích đối với bản thân họ Những niềm tin này xuất hiện cả từ các chuẩn mựccủa xã hội và ý thức của cá nhân về bản thân (Eccles & Wigfield, 2002) Giátrị của mỗi cá nhân ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của các đối tượng mục tiêukhác nhau, dẫn đến động cơ để đạt được những kết quả (Eccles & Wigfield,2002) Cách tiếp cận chủ yếu để hình thành khái niệm và vận hành lý thuyếtgiá trị và kỳ vọng là mối quan hệ cộng hưởng giữa kỳ vọng và các giá trị saocho cả hai đều có tương quan thuận và dẫn đến kết quả học tập tích cực (ví dụ,Eccles & Wang, 2012; Eccles & Wigfield, 2002; Wigfield & Eccles, 2000;Wigfield và cộng sự, 2004; Nagengast et al, 2011)

1.1.2 Mối quan hệ giữa động cơ lựa chọn nghề nghiệp và sự gắn kết

Khi tìm cách làm rõ mối liên hệ giữa động cơ và sự gắn kết, Skinner vàPitzer (2012) khẳng định rằng trong khi lý thuyết động cơ liên quan đến các

Trang 17

quá trình tâm lý làm nền tảng cho mục đích và tính bền bỉ của hành động Sựgắn kết là biểu hiện rõ ràng hơn tính duy trì của các quá trình đó Vì vậy,động cơ được coi là tiền đề sự gắn kết của sinh viên, qua đó chất lượng vàmức độ sự gắn kết có thể được dự đoán bởi chất lượng và mức độ động cơcủa sinh viên (Skinner & Pitzer, 2012) Các nhà tâm lý học coi sự gắn kết củasinh viên là con đường chính mà các quá trình tạo động cơ góp phần vào việchọc tập và phát triển của sinh viên Sinh viên có sự gắn kết học tập sẽ tự điềuchỉnh việc học của mình, lập kế hoạch cho các nhiệm vụ học tập sắp tới vàkiên trì khi găp trở ngại và thách thức.

Trong khi động cơ nghề nghiệp đề cập đến các mục tiêu, giá trị và niềmtin trong nghề nghiệp thì sự gắn kết đề cập đến việc thể hiện hành vi về nỗ lực,thời gian và sự kiên trì trong việc đạt được kết quả mong muốn (Guthrie,Wigfield, & You, 2012) Ví dụ, động cơ của sự hiệu quả của bản thân (đượcđịnh nghĩa là niềm tin vào khả năng thành công của một người trong mộtnhiệm vụ nhất định và làm tăng nỗ lực và sự bền bỉ trong việc thực hiệnnhiệm vụ học tập Sự bền bỉ này như một khía cạnh của sự gắn kết làm tăngmức độ hoàn thành và đạt được kết quả cao trong một nhiệm vụ học tập.Trong chương tổng quan về mối quan hệ của động cơ, sự gắn kết và kết quả,Eccles và Wang (2012) chỉ ra mối liên hệ và có cả quan hệ nhân quả giữa cáccấu trúc này Hơn nữa, dựa trên các lý thuyết về động cơ nhận thức-xã hội,người ta cho rằng niềm tin về động cơ của sinh viên làm trung gian cho mốiquan hệ giữa môi trường lớp học được nhận thức của sinh viên và sự gắn kếtcủa họ (Li, 2013) Nói cách khác, động cơ thúc đẩy sự gắn kết, từ đó tạo điềukiện thuận lợi cho thành tích

Trong lý thuyết giá trị và kì vọng, động cơ chọn nghề của sinh viên làmột chức năng của kỳ vọng cho sự thành công trong học tập và sự nghiệp.Eccles và đồng nghiệp (Eccles & Wigfield, 2002; Wigfield & Eccles, 2000)

Trang 18

đã định nghĩa những kỳ vọng để thành công là niềm tin của các cá nhân vềviệc bản thân họ sẽ làm tốt như thế nào trong các nhiệm vụ sắp tới, bao gồmnhận thức về khả năng thành công trong học tập và nghề nghiệp tương lai củahọ Giá trị này liên quan đến nhận thức trong sự gắn kết và động cơ Lý thuyếtvề giá trị và kỳ vọng phù hợp quan niệm của các tác giả này về động cơ Hơnnữa, các hành vi của sự gắn kết như hoàn thành bài tập về nhà và tham giatrong các lớp học có thể được coi là biểu hiện tích cực có thể nhìn thấy củađộng cơ và nghỉ học như một biểu hiện dê thấy của động cơ học tập tiêu cựchoăc thấp Trong một nghiên cứu kiểm tra về nhận thức, tương tác cảm xúc vàhành vi, Anderman và Patrick (2012) cho rằng động cơ (dưới dạng các mụctiêu) có trước sự tự điều chỉnh và nỗ lực Các sinh viên chán nản, lo lắng vàcô đơn sẽ không cũng có động cơ học tập cao Theo đó, cảm xúc tiêu cực luônluôn tỉ lệ nghịch với động cơ học tập và kết quả học tập tích cực.

Lý thuyết về tính tự quyết là một lý thuyết về động cơ của con ngườiđược xây dựng và phát triển bởi các nhà tâm lý học người Mỹ E Deci và R.Ryan vào giữa những năm 80 của thế kỷ trước Lý thuyết này đưa ra mối liênhệ giữa động cơ với sự nhận thức và hành vi của sinh viên Lý thuyết phânloại động cơ thành 3 loại, trong đó, động cơ bên ngoài gồm 4 mức được sắpxếp theo mức độ tự chủ (autonomous) từ thấp đến cao Lý thuyết tự quyết chorằng tất cả con người đều có ba nhu cầu tâm lý cơ bản: quyền tự chủ, năng lựcvà sự gắn kết làm nền tảng cho sự phát triển Ba nhu cầu này kích thích sựtham gia của người học (Gagné & Deci 2005) Môi trường học tập đáp ứng banhu cầu có khả năng nâng cao động lực bên trong của sinh viên, dẫn đến tháiđộ tích cực đối với việc học và tăng cường sự tham gia (Gagné & Deci 2005).Khi những nhu cầu này được hỗ trợ tối ưu, bằng chứng cho thấy mọi người tựchủ hơn trong các hành vi của họ, có nhiều khả năng kiên trì với hành vi củahọ và cảm thấy tốt thực hiện nhiệm vụ

Trang 19

Bên trên đã đưa ra các nghiên cứu để xác định mối quan hệ giữa độngcơ và sự gắn kết Có ba thành phần trong sự gắn kết là nhận thức, cảm xúc vàhành vi, các nghiên cứu đa số đi sâu vào mối quan hệ giữa phần nhận thức vàhành vi của sự gắn kết và động cơ (Fredericks, Blumenfeld & Paris, 2004).Hầu hết các quan điểm mới về động cơ đều nhấn mạnh đến nhận thức của cánhân (Eccles và cộng sự, 1998; Pintrich & Schunk, 2002) Động cơ là mộttrong những thành phần quan trọng để nhận thức, nó đóng một vai trò quantrọng trong quá trình thay đổi khái niệm của tư duy phản biện, chiến lược họctập Cùng với Nhận thức, mối quan hệ giữa thành phần “cảm xúc” và động cơcũng được nhiều nghiên cứu chỉ ra, với phần cảm xúc khai thác yếu tố “cảmgiác thuộc về” Môi trường, sự tương tác và cảm giác thuộc về trường học phùhợp với các dự đoán theo lý thuyết mục tiêu và quyền tự quyết định (Ryan &Deci, 2000) Ý thức cộng đồng ảnh hưởng đến ý thức về bản thân và động cơcủa các bạn trẻ Trong môi trường giáo dục, Becker và Luthar (2002) chorằng yếu tố quan trọng để nâng cao động cơ bằng cách thông qua việc thúcđẩy cảm giác thân thuộc trong trường học Sự lạc lõng có thể được khái niệmhóa, không chỉ trong các thuật ngữ quan hệ với các cá nhân khác mà còntrong các thuật ngữ học thuật (tức là không thấy mình liên quan đến nội dungtrong bài học hoăc cách trình bày nội dung đó) Ban đầu có nhiều bài báotranh luận mối quan hệ giữa cảm xúc của sự gắn kết với kết quả học tập vàđộng cơ Sau đó, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng yếu tố cảm xúc trong sựgắn kết (Shouse, 1996) và cảm giác thuộc về (được nhận thức thuộc về sinhviên ) có liên quan đáng kể đến động cơ và kết quả học tập (Goodenow, 1993).

1.1.3 Mối quan hệ giữa sự gắn kết và kết quả học tập

Nhiều nghiên cứu kết luận rằng sự gắn kết như một yếu tố dự báo kếtquả học tập (Reyes, Brackett, Rivers, White & Salovey, 2012; Storlie &Toomey, 2020) Thuật ngữ sự gắn kết được sử dụng rộng rãi không để chỉ

Trang 20

mỗi sự gắn kết của sinh viên vào các hoạt động học tập và hoạt động ngoạikhóa, mà còn đối với thái độ của sinh viên đối với việc học Furrer và Skinner(2003) chỉ ra rằng sự gắn kết cải thiện hiệu quả học tập và xác nhận những kỳvọng tích cực về khả năng học tập Hơn nữa, sự gắn kết dường như đóng vaitrò là một tín hiệu xã hội quan trọng; khi sinh viên tham gia, họ được giáoviên hỗ trợ nhiều động cơ hơn Không có gì ngạc nhiên khi sự gắn kết là mộtyếu tố dự báo mạnh mẽ về kết quả học tập lâu dài của sinh viên và cuối cùngsinh viên hoàn thành khóa học (Furrer và Skinner 2003) Sự gắn kết nhận thứclà một thước đo hiệu quả về mức độ học tập và kết quả học tập (Pintrich &Schrauben, 1992) Mức độ học tập và thành tích của sinh viên có mối quan hệchăt chẽ với sự gắn kết nhận thức, những sinh viên có kết quả cao thườngtham gia một cách có ý thức với nhiệm vụ học tập hơn sinh viên kết quả họctập thấp Ngoài ra, Fredericks et al (2004) chỉ ra rằng các sinh viên có sự gắnkết nhận thức có xu hướng sử dụng các chiến lược học tập, những chiến lượcnày là tác nhân cần thiết cho thành tích của sinh viên bởi vì chúng giúp sinhviên học hiệu quả các môn học mà họ học.

Sự gắn kết trong học tập đã được phát hiện để dự đoán nhiều kết quảquan trọng như sự chăm chỉ, thành tích và điểm số (Greene et al, 2004), sựgắn kết cũng liên quan tiêu cực đến bỏ học (Archambault et al 2009;Fredricks, Blumenfeld và Paris, 2004) Ngoài ra, Chan (2006) phát hiện rarằng động cơ bên trong, vị tha để bước vào giảng dạy sự nghiệp liên quanđáng kể đến duy trì giảng dạy và xu hướng ở lại làm nghề dạy học Tuy nhiên,chưa có nghiên cứu chỉ rõ liệu động cơ chọn nghề giáo viên bên ngoài có ảnhhưởng tới sự gắn vào quá trình kết học tập và tình trạng bỏ học giữa các giáoviên sinh viên Trên thực tế ảnh hưởng lâu dài của học tập tích cực khi sinhviên tự tin vào bản thân rõ ràng lên đến 10 năm sau (kết quả học tập, dự đoáncác mục tiêu giáo dục và nghề nghiệp sau trung học phổ thông, và thậm chí cả

Trang 21

các khóa học được lựa chọn tại trường đại học) Ngược lại, niềm tin vào bảnthân trong học tập thấp có những tác động có hại tiêu cực làm giảm kết quảgiáo dục trong tương lai Đăt câu hỏi trong tiết học là một ví dụ khác về việctham gia lớp học được thể hiện với thái độ tích cực học tập (Li, 2013), khisinh viên chủ động hỏi kiến thức thì việc đó không chỉ giúp cho họ có câu trảlời mà cũng có thể giúp các sinh viên khác hiểu bài học (Nelson, 2015).Tương tự, tìm kiếm sự trợ giúp của giáo viên và bạn học là một khía cạnhkhác của việc tham gia lớp học Newman (2002) định nghĩa tìm kiếm trợ giúpthích ứng như yêu cầu giúp đỡ để tạo điều kiện học tập độc lập và không chỉđơn giản là để có được câu trả lời Trong trường học, sinh viên chắc chắn phảiđối măt với những nhiệm vụ khó khăn mà họ không thể vượt qua của riêng họ.Những nhiệm vụ như vậy đòi hỏi phải tìm kiếm sự hỗ trợ từ những bạn họchiểu biết hơn hoăc giảng viên Bằng cách đó, tìm kiếm sự trợ giúp có khảnăng ngăn chăn hiệu suất kém, hỗ trợ sinh viên để duy trì sự gắn kết và thúcđẩy khả năng làm chủ lâu dài, học tập tự chủ và cuối cùng đạt được kết quảhọc tập cao (Newman, 2002).

Sự gắn kết là một cấu trúc được tạo thành từ các phần riêng biệt nhưngtích hợp: nhận thức, hành vi,và cảm xúc (Fredricks et al, 2004 ) Trong mỗithành phần của sự gắn kết đều có mối quan hệ với kết quả học tập Nhiềunghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa Nhận thức của sự tham gia và kết quảhọc tập (Sedaghat, Abedin, Hejazi, & Hassanabadi, 2011; Yumuşak, 2006).Sự gắn kết nhận thức là một thước đo cho mức độ tiếp thu và kết quả học tập.Nghiên cứu được thực hiện bởi Fredericks, Blumenfeld và Paris (2004) đãđưa ra rằng sinh viên có nhận thức cao có xu hướng sử dụng các chiến lượchọc tập khác nhau Những chiến lược này là các tác nhân tới kết quả học tậpcủa sinh viên vì chúng cho phép sinh viên thực hiện các hoạt động học tập vìthấy những nội dung đó có ý nghĩa (Yumuşak, 2006) Sự gắn kết nhận thức là

Trang 22

một yếu tố dự đoán mạnh mẽ về kết quả học tập, tức là những sinh viên có sựgắn kết nhận thức có khả năng thực hiện tốt các nhiệm vụ (Paris và cộng sự,2001) Greene, Miller, Crowson, Duke và Akey (2004) đã xác định lại sựtham gia nhận thức với kết quả học tập và họ nhận thấy rằng sự gắn kết nhậnthức có liên quan đáng kể đến kết quả học tập Nhận thức thể hiện qua cácchiến lược học tập Diên tập (ghi nhớ chủ đề bằng cách tự lăp lại các từ), xâydựng (liên kết những kiến thức bài học mới với kiến thức cũ) và chiến lược tổchức (bài tập được phân loại theo mức độ) và tư duy phản biện (nhìn nhậnvấn đề theo chiều hướng mới) là các ví dụ về chiến lược nhận thức Nhữngsinh viên sử dụng các chiến lược như xây dựng, tổ chức và tư duy phản biệnsẽ cho thấy kết quả học tập tốt hơn so với những sinh viên học tập rập khuôn(Pintrich, 2003; Sedaghat et al., 2011) Nhận thức về năng lực của bản thânảnh hưởng đến sự lựa chọn nhiệm vụ của sinh viên, nỗ lực, kiên trì (Wigfield& Eccles, 2000) Sinh viên cảm thấy tự tin ngoài cuộc sống cũng là nhữngngười có xu hướng tham gia vào môi trường học tập, sử dụng các chiến lượcđể theo dõi tiến độ và đăt mục tiêu học tập (Schunk & Pajares, 2009) Do đó,kỳ vọng thành công thấp là dự báo của các hành vi làm giảm kết quả học tậpcủa sinh viên (hỗ trợ cho luận điểm trọng tâm của nghiên cứu hiện tại).Schunk và Mullen (2012) cho rằng sự gắn kết vào việc học của bản thân đóngmột vai trò quan trọng đối với các điểm số Trước khi bắt đầu nhiệm vụ họctập, sinh viên có niềm tin về kết quả họ có thể đạt được, những niềm tin nàyđược chứng minh khi sinh viên thực hiện các nhiệm vụ và quan sát sự tiến bộcủa họ đối với các mục tiêu đã đăt ra, do đó hiệu quả bản thân giúp duy trì vớinhiệm vụ học tập Trường hợp sinh viên cảm thấy rằng họ không tiến bộ đầyđủ hướng tới mục tiêu của mình, sinh viên có hiệu quả bản thân cao sẽ thựchiện các điều chỉnh để cải thiện kết quả học tập chẳng hạn như sử dụng cáchành vi tìm kiếm sự giúp đỡ khác nhau (ví dụ: yêu cầu hỗ trợ làm bài tập vềnhà hoăc đăt câu hỏi trong lớp) và sửa đổi chiến lược hoăc môi trường học tập

Trang 23

(Schunk & Mullen, 2012) Theo thời gian, nhưng sinh viên gắn kết trong họctập thấp là những sinh viên dê bị bỏ học (Ackerman, 2013) Nhiều sinh viên ởJamaica có kết quả học tập dưới mức năng lực thực sự của họ (Hunt, 2015).Nghiên cứu nhằm khám phá mối quan hệ giữa sự gắn kết và kết quả học tậpvới mục đích xây dựng phù hợp với nền giáo dục Jamaica Sự gắn kết củasinh viên có thể hình thành từ nhận thức từ bé hoăc điểm số khi họ trải qua từtiểu học đến trung học và cao hơn là đại học (Ackerman, 2013) Trải nghiệmtham gia ban đầu của sinh viên có thể dự đoán kết quả học tập Theo nghĩanày, mỗi trải nghiệm tương tác bổ sung, thúc đẩy để đạt được kết quả học tậpcao hơn nữa (và ngược lại) (Ackerman, 2013) Do đó, một nguyên tắc cơ bảncủa sự gắn kết là sự gắn kết cao sẽ dự đoán cho kết quả học tập cao và sự gắnkết thấp sẽ dự đoán kết quả học tập thấp (Skinner & Belmont, 1993) Từ gócđộ này, mức độ tương tác thấp có nhiều khả năng liên quan đến thành tíchthấp, đăc biệt là trong những năm thanh thiếu niên (Ackerman, 2013; Skinneret al, 2009) Trong khi phần lớn các nghiên cứu trước đây tham gia và đạtđược thành tựu đã được thực hiện ở các khu vực có nền kinh tế phát triển,nghiên cứu này liên quan đến việc khám phá các mối quan hệ thực nghiệmgiữa sự gắn kết và kết quả học tập của sinh viên Jamaica (bối cảnh xã hội pháttriển kém phát triển hơn) Một lý thuyết quan trọng khác liên quan đến nhậnthức và kết quả học tập là Lý thuyết kỳ vọng và giá trị Eccles và cộng sự,1983 đã định nghĩa giá trị của một hoạt động là tầm quan trong trong nhậnthức của mỗi cá nhân về tính lợi ích, sự quan tâm về một hoạt động Giá trịđạt được có liên quan đến tầm quan trọng của hoạt động đối với giá trị cánhân và đề cập đến cảm nhận và nhận thức của các cá nhân từ đó tác độngđến kết quả hoạt động trong trường hợp bài nghiên cứu này là kết quả học tập.Nhìn chung, các nghiên cứu nói trên cho thấy mối tương quan tích cực giữanhận thức tham gia và thành tích trong các lĩnh vực học tập khác nhau.

Trang 24

Phần thứ hai của sự gắn kết là cảm xúc, rất nhiều nghiên cứu ghi nhậnvai trò quan trọng của “mối quan hệ xung quanh” (sự gắn kết cảm xúc) đốivới kết quả học tập (ví dụ, Field, Diego, & Sanders, 2002; Martin, Marsh,McInerney, Green, & Dowson, 2007) Định nghĩa cốt lõi về mối quan hệ là“trạng thái gắn bó giữa con người với nhau, đăc biệt là mối liên hệ tình cảm”(Từ điển Trực tuyến của Webster, 2007), tác giả cũng cố gắng chứng minhrằng sự gắn kết cảm xúc (cảm giác thuộc về) càng lớn thì động cơ và kết quảhọc tập càng lớn Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh tầm quan trọng củacác mối quan hệ tích cực giữa các cá nhân đối với hoạt động lành mạnh củacon người (ví dụ, De Leon, 2000), các mối quan hệ là nguồn hạnh phúc chínhvà là bước đệm chống lại căng thẳng Thông qua các mối quan hệ, các cánhân nhận được sự giúp đỡ cụ thể cho các nhiệm vụ và thách thức, hỗ trợ tinhthần trong cuộc sống hàng ngày và sự đồng hành trong các hoạt động chung(Gutman, Sameroff, & Eccles, 2002; ) Mối quan hệ giữa các cá nhân cũng rấtquan trọng đối với sự phát triển xã hội và tình cảm (Abbott & Ryan, 2001) Vídụ, trong thời thơ ấu và thanh thiếu niên, các khía cạnh chính của sự phát triểnliên quan và dựa vào các mối quan hệ tích cực.

Phần thứ ba của sự gắn kết là hành vi, sự gắn kết hành vi trong lớp họcphản ánh động cơ bên trong của sinh viên cũng như định hướng mục tiêu họctập Qua đó, giúp định hướng hành vi của họ hướng tới nhu cầu học tập tronglớp (Valiente, Lemery-Chalfant, Swanson & Reiser, 2008) Tuy nhiên, trongnghiên cứu của Willms (2003) đã phân tích về sự gắn kết của trường học (từkết quả PISA 2000) giải thích rằng việc đo lường sự gắn kết khác nhau giữacác quốc gia và chắc chắn cũng khác nhau giữa các nền văn hóa địa phương.Điều này gây khó khăn cho việc đo lường các chỉ số về sự gắn kết của sinhviên (chẳng hạn như sự gắn kết hành vi) Tuy nhiên, tương tự như những khảosát bài tập về nhà, nghiên cứu thực nghiệm thường chỉ ra mối quan hệ tích cực

Trang 25

giữa sự gắn kết và kết quả học tập của sinh viên Ví dụ, Nelson (2015) nhậnthấy rằng sự liên kết tích cực giữa việc tham gia lớp học của sinh viên và kếtquả bài kiểm tra, 40% sự khác biệt về điểm số bài kiểm tra tăng lên cũng cóthể là do sự gắn kết vào quá trình học tập của lớp Do đó, các hành vi có sựgắn kết của sinh viên trong lớp học dưới dạng tương tác với các bạn học khác(ví dụ: tìm kiếm trợ giúp và đăt câu hỏi) là những yếu tố dự đoán tích cực vềkết quả học tập của họ Ngược lại, việc sinh viên không tham gia lớp học cóthể dẫn tới kết quả học tập đi xuống Thật vậy, Fredricks et al (2004) chỉ rarằng sự gắn kết hành vi rất quan trọng đối với thành tích và ngăn chăn việc bỏhọc của sinh viên và khi sinh viên không có sự gắn kết sẽ khiến kết quả họctập kém hơn kỳ trước Valiente và cộng sự (2014) đề xuất thêm rằng bằnghành vi tự giác và tự định hướng của bản thân sinh viên trong lớp học (thôngqua các hành vi hợp tác tích cực trong các nhóm đồng đẳng và thảo luậnnhóm) thúc đẩy kết quả học tập bằng cách thúc đẩy các hành động và tạo điềukiện cho thành tích tăng lên; ngược lại, các hành vi không có sự gắn kết cónguy cơ giảm thành tích trong học tập Điều này đã được chứng minh quanghiên cứu của Finn (1993) cho rằng sinh viên không thường xuyên tham giavào các lớp học có nguy cơ đạt kết quả kém Nghiên cứu đã lấy số liệu ởnhiều quốc gia, dân tộc, ngôn ngữ.

Thêm một số ví dụ nữa về nghiên cứu chỉ ra sự gắn kết hành vi của sinhviên cũng có liên quan đến kết quả học tập theo môn học, cụ thể trong toánhọc và tiếng Anh Trong nghiên cứu này chỉ ra sự gắn kết càng cao thì kết quảhọc tập của sinh viên đạt được cũng sẽ tăng lên (Buhs & Ladd, 2001) Tiếptheo nghiên cứu của Buhs và Ladd (2001) đánh giá hai loại sự gắn kết tronglớp học, đó là gắn kết tự chủ và hợp tác Đối với 2 tác giả đó, sự gắn kết làmột chỉ số đánh giá hành vi tham gia của sinh viên trong xã hội và bối cảnhgiáo dục của lớp học Hành vi thừa thãi trong lớp học thể hiện không có sự

Trang 26

gắn kết của sinh viên, măt khác đó là bằng chứng về việc không tham gia cáchoạt động và sinh viên đó cũng có nhiều khả năng dành ít thời gian hơn dànhcho nhiệm vụ học tập và dự đoán kết quả học tập kém (Buhs & Ladd, 2001).Buhs và Ladd (2001) cũng chỉ ra mối tương quan tích cực giữa sự gắn kết hợptác, tự chủ của sinh viên và các kỹ năng toán học của họ Sử dụng sự kết hợpcủa cả hai chỉ số (sự gắn kết hợp tác và tự chủ) để tạo thành một yếu tố thamgia lớp học tiềm ẩn, các phát hiện cho thấy thêm rằng sự gắn kết trong lớp họcdự đoán tích cực về kết quả học tập của sinh viên Điều này cho thấy rằngnhững sinh viên sử dụng kết hợp các hành vi có sự gắn kết trong lớp học sẽgăt hái được nhiều thành tựu về điểm số trong học tập.

Ngược lại, trong một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng mệt mỏi,chán nản của sinh viên gây ra nhiều kết quả tiêu cực từ góc độ giáo dục Cáckết quả tiêu cực đó là kết quả học tập sa sút (Salmela-Aro, Savolainen &Holopainen, 2009), thiếu động cơ đến lớp và trường học (McCoach & Siegle,2001), phát triển thái độ tiêu cực đối với lớp học và trường học (Salmela-Aro,Savolainen & Holopainen, 2009), suy giảm hiệu quả học tập của bản thân(Lee, Puig, Kim, Shin, Lee & Lee, 2010), tỷ lệ bỏ học tăng (Yang & Farn,2005) và giảm sự gắn kết của sinh viên (Fiorilli, De Stasio, Di Chiacchio,Pepe & Salmela-Aro, 2017) Theo các kết quả của các nghiên cứu trên, có thểnói rằng mệt mỏi, chán nản ảnh hưởng đăc biệt đến sự gắn kết và kết quả họctập của sinh viên Tình trạng kiệt sức của sinh viên được mô tả là sự mệt mỏi,chán nản của sinh viên do nhu cầu học tập, nhận thức về học lực kém, thái độtiêu cực đối với trường học và các hoạt động của trường học và xuất hiện cảmgiác không đủ năng lực để theo kịp chương trình (Lee và cộng sự, 2010;Salmela -Aro và cộng sự, 2009) Kiệt sức theo quan điểm của sinh viên làcảm thấy mệt mỏi, chán nản do nhu cầu học tập và cảm thấy bản thân khôngđủ năng lực (Schaufeli, Martinez, Pinto, Salanova & Bakker, 2002) Sự kiệt

Trang 27

sức của sinh viên có thể được định nghĩa là hội chứng cho thấy sự kiệt sứccủa sinh viên , khiến bản thân sinh viên căng thẳng về trường học, nghĩa vụvà trách nhiệm liên quan đến trường học và tình trạng kiệt sức do áp lực(Aypay, 2012) Có thể nói rằng sinh viên đại học nói chung và các sinh viênsư phạm nói riêng bị mệt mỏi, chán nản vì nhiều lý do khác nhau như lo lắngvề tương lai, bắt đầu làm việc, dự án, nhiệm vụ, xa gia đình, cải thiện bản thân,mối quan hệ bạn bè và các vấn đề kinh tế.

Kết quả học tập của bản thân cũng ảnh hưởng đến mức độ nỗ lực vềtinh thần và thể chất dành cho các hoạt động học tập, mức độ duy trì sự tậptrung khi xuất hiện thách thức (Schunk & Mullen, 2012) Sinh viên có mụctiêu cao thường có xu hướng tìm kiếm những mục tiêu đầy thách thức, kiên trìkhi đối măt với khó khăn và lấy lại được tự tin khi bị điểm thấp (Schunk &Mullen, 2012) Ngược lại, sinh viên có nhận thức thấp về năng lực của bảnthân sẽ đăt mục tiêu dê dàng hơn, không kiên trì với thử thách, ít nỗ lực và trởnên chán nản khi điểm kém (Schunk & Mullen, 2012) Trải nghiệm điểm kémcó hậu quả tiêu cực đối với niềm tin về năng lực bản thân, sự gắn kết vào quátrình học tập trong tương lai và kết quả học tập (Ackerman, 2013) Trong mộtnghiên cứu về mối liên hệ giữa sự hỗ trợ của trường học tới các sinh viên vàkết quả cao trong học tập, Schaps (2005) đưa ra rằng ý thức cộng đồng ởtrường ảnh hưởng tích cực đến việc sinh viên thích đến trường và ảnh hưởngtới cả động cơ học tập Theo Schaps (2005) kết quả tích cực có thể dẫn đếncác mức kết quả học tập cao hơn, như đo bằng điểm số và điểm kiểm trachuẩn hóa

1.3.4 Mối quan hệ giữa động cơ chọn nghề đến sự gắn kết và kết quả họctập

Trong nghiên cứu về động cơ và sự gắn kết, có sự tương quan qua lạigiữa động cơ và sự gắn kết Ví dụ, trong vấn đề kiểm tra nhận thức và tương

Trang 28

tác cảm xúc và hành vi, Anderman và Patrick (2012) cho rằng động cơ (dướidạng các mục tiêu) có trước sự tự điều chỉnh và nỗ lực Sự gắn kết có thểđược khái niệm hóa như một vấn đề trung gian để đạt được thành tích(Fredricks et al, 2004) Nhiều nhà nghiên cứu cũng xác định rằng trong độngcơ để kết nối các tương tác, sự gắn kết được coi là một trung gian cho mốiliên hệ giữa động cơ và kết quả học tập (ví dụ, Ainley, 2006; Reeve, 2012).Theo cách này, động cơ là tiền đề của sự gắn kết và thành tích (kết quả họctập) là kết quả của sự gắn kết Phù hợp với điều này, luận án hiện tại xây dựngdựa trên nền tảng mà (a) động cơ dự đoán sự tương tác và (b) sự tương tác dựđoán thành tích (kết quả học tập) Cụ thể, động cơ chọn nghề của sinh viên(được xác định ở đây là ngành sư phạm) dự đoán các hành vi tham gia nhưhoàn thành bài tập về nhà, tham gia lớp học, và (ngược lại) nghỉ học Sau đócác hành vi sẽ dự đoán được kết quả học tập của sinh viên Trong một nghiêncứu khác, Dowson và cộng sự, (1998) đã khám phá cách tạo động cơ (học tậpvà các mục tiêu xã hội) và các biến nhận thức (sự gắn kết) định hình kết quảhọc tập môn toán và tiếng Anh của học sinh trung học cơ sở Có 602 sinh viêntrung học cơ sở Úc (328 nữ và 274 nam) được nghiên cứu Kết quả nghiêncứu cho thấy điểm môn toán của sinh viên liên quan đáng kể đến việc giámsát, điều tiết và sử dụng chiến lược nhận thức và điểm môn Tiếng Anh cũngvậy Các nhà nghiên cứu kết luận rằng điểm toán học và tiếng Anh có thể liênquan tới nhận thức (sự gắn kết) Họ cũng nhấn mạnh rằng khác nhau các lĩnhvực chủ đề yêu cầu sử dụng các chiến lược đa dạng vì tính hữu ích của mỗichiến lược có thể thể hiện các thay đổi theo các đăc điểm của lĩnh vực chủ đềliên quan mà sinh viên đã nghiên cứu.

Động cơ và sự gắn kết được coi là rất quan trọng để thúc đẩy tốt hơnkết quả học tập (Eccles & Wang, 2012; Skinner & Pitzer, 2012) EVT chorằng hành vi có động cơ phụ thuộc vào kỳ vọng kết quả tốt mà sinh viên có

Trang 29

thể đạt được, và tầm quan trọng hoăc lợi ích của kết quả đó (Wigfield &Eccles, 2002) Nhiều sinh viên học lực cao ở Jamaica là đối tượng của nhiềunhà nghiên cứu (Davis, 2004; Thwaites, 2015) Trong các nghiên cứu trên,sinh viên đạt được điểm số cao do có động cơ học tập cao Nghiên cứu hiệntại mở rộng nghiên cứu này tập trung vào một quốc gia đang phát triển ViệtNam Nó xem xét vai trò của động cơ (nhận thức của sinh viên về mô hìnhđộng cơ chọn ngành nghề của họ và động cơ của bản thân dưới dạng kỳ vọngvà giá trị) và sự gắn kết (hành vi, nhận thức, cảm xúc) trong việc dự đoán kếtquả học tập của sinh viên Schunk và Mullen (2012) cho rằng động cơ củabản thân đóng một vai trò chi phối điểm và sự gắn kết trong học tập Trướckhi bắt đầu nhiệm vụ học tập, sinh viên có niềm tin về tính hiệu quả về sự họchỏi của họ Những niềm tin này được chứng minh khi được thực hiện cácnhiệm vụ và quan sát sự tiến bộ của họ đối với các mục tiêu đã đăt ra Do đó,động cơ của bản thân giúp duy trì, kiên trì với học tập Trường hợp sinh viêncảm thấy rằng họ không tiến bộ để tới mục tiêu của mình, những sinh viên cóthành tích cao sẽ thực hiện các điều chỉnh để cải thiện kết quả học tập chẳnghạn như tìm kiếm sự giúp đỡ, chủ động học hỏi (ví dụ: yêu cầu hỗ trợ làm bàitập về nhà hoăc đăt câu hỏi trong lớp) và thực hiện các thay đổi đối với chiếnlược hoăc môi trường học tập (Schunk & Mullen, 2012) Theo thời gian, cácsinh viên có ít động cơ dẫn đến không tham gia được các hoạt động của lớpvà cuối cùng phải bỏ học (Ackerman, 2013) Nhận thức về năng lực của bảnthân ảnh hưởng đến sự lựa chọn nhiệm vụ của sinh viên và dẫn đến sự nỗ lực,bền bỉ (Wigfield & Eccles, 2000) Sinh viên cảm thấy có thể giải quyết đượccác nhiệm vụ là những người tham gia vào môi trường học tập, sử dụng cácchiến lược để theo dõi tiến độ và đăt mục tiêu học tập (Schunk & Pajares,2009) Do đó, kỳ vọng thành công thấp là dự báo cho cho sự gắn kết thấp (hỗtrợ cho luận điểm trọng tâm của nghiên cứu hiện tại) Kết quả học tập bị ảnhhưởng bởi nhiều yếu tố dựa trên cá nhân và môi trường (Atik & Özer, 2020).

Trang 30

Theo kết quả của các nghiên cứu được thực hiện với các sinh viên sư phạm,một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của họ là: động cơ (Wurf &Croft-Piggin, 2015), sự gắn kết (Daniels, Radil & Goegan, 2017).

Hơn nữa, sinh viên quan tâm đến nhiệm vụ học tập và nhận thức đượcvề tầm quan trọng của các nhiệm vụ học tập là tín hiệu về mức độ tham gianhận thức và kết quả học tập (Adebayo, 2015) Nói cách khác, nếu một sinhviên có mức độ quan tâm cao đối với nhiệm vụ học tập và nhận thức về tầmquan trọng của nhiệm vụ học tập, sinh viên sẽ có nhiều khả năng thể hiện sựgắn kết nhận thức nhiều hơn và đạt được kết quả tốt hơn kết quả học tập

Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu mối liên hệ giữa động cơ chọn nghề, sựgắn kết và kết quả học tập của sinh viên ở Việt Nam Trong trường hợp đầutiên, giả thuyết rằng cha mẹ, giáo viên và bạn bè (mô hình động cơ) là yếu tốảnh hưởng đến động cơ chọn nghề của bản thân sinh viên Như được xác địnhtừ EVT, nhận thức của sinh viên về kỳ vọng và giá trị quan trọng của ngườikhác đối với họ tác động đến kỳ vọng của bản thân và ý kiến cá nhân vềnhững gì được đánh giá cao và có giá trị Khi họ thực hiện các hoạt động mới,kỳ vọng thành công và giá trị được định hình bởi kết quả của chính nỗ lực củahọ, quan sát những người khác nhận định là thành công hay thất bại, và bởinhững người quan trọng bên cạnh họ khuyến khích hoăc đề nghị Năng lực vàniềm tin đáng giá này dẫn đến các hành vi tham gia học tập, mối quan hệ thựcchất thứ hai được nghiên cứu ở đây Ngoài ra, việc tìm ra mối quan hệ giữaviệc tham gia lớp học và năng lực học tập của sinh viên, Valiente và các đồngnghiệp (2008) nhận thấy có ý nghĩa mối tương quan giữa sự gắn kết trong lớphọc của cả sinh viên và giáo viên và điểm trung bình (GPA) Phù hợp với cácgiả thuyết về nghiên cứu đã đề cập ở trên, nghiên cứu trên chỉ ra thêm rằng sựgắn kết của lớp học làm trung gian cho mối quan hệ giữa động cơ và kết quảhọc tập của sinh viên

Trang 31

Khái niệm động cơ được sử dụng để giải thích vì sao con người hànhđộng, duy trì hành động và giúp họ hoàn thành công việc (Pintrich, P R.2003) Với các yếu tố thường được hiện diện trong mô hình động cơ: kì vọng,giá trị, cảm xúc Trong đó, kì vọng: biểu thị niềm tin về khả năng hay kĩ năngđể hoàn thành công việc; Giá trị: thể hiện niềm tin về tầm quan trọng, sự thíchthú và lợi ích của công việc; Cảm xúc: thể hiện cảm xúc của con người thôngqua phản ứng mang tính cảm xúc về công việc Có năm nguyên tắc nhận thứcxã hội về động cơ sinh viên, năm nguyên tắc tạo động cơ này là: niềm tin vềnăng lực và hiệu quả thích ứng của bản thân; quy định thích ứng và niềm tinkiểm soát; mức độ quan tâm cao hơn và động cơ bên trong; các mức giá trịthành tích cao hơn; đạt được các mục tiêu thúc đẩy và định hướng (Pintrich,2003) Còn trong lĩnh vực tâm lý học, động cơ cung cấp năng lượng và định

Trang 32

hướng hành vi tới một mục tiêu (Schunk, D H., 2005) Trong đó động cơđược nhấn mạnh từ các khía cạnh khác nhau: động cơ là một kỹ năng, “ý chíhọc hỏi” và “phấn đấu có mục đích” Nói chung đối với sinh viên, động cơ làmong muốn hoàn thành một nhiệm vụ, thực hiện hoàn thành các yêu cầu củakhóa học Ngôn ngữ học nghiêng về định nghĩa động cơ là nhận thức đượcthay đổi và bổ sung tích cực và kích thích, và hai yếu tố này có thể thúc đẩyngười học duy trì (trí tuệ và thể chất) cho một mục tiêu cố định (Yang, 2011).

Trong Lý thuyết Tự quyết định (Deci & Ryan, 1985), tác giả phân biệtgiữa các loại động cơ khác nhau dựa trên các lý do hoăc mục tiêu khác nhaudẫn đến hành động Trong khi động cơ bên trong xuất phát từ trong bản thânnhư sở thích hoăc cảm thấy thích thú và động cơ bên ngoài được tạo ra từ cácyếu tố bên ngoài như môi trường và những người xung quanh Lý thuyết vềtính tự quyết là một lý thuyết về động cơ của con người được xây dựng vàphát triển bởi các nhà tâm lý học người Mỹ E Deci và R Ryan vào giữanhững năm 80 của thế kỷ trước Lý thuyết này giới thiệu một cách phân loạiđộng cơ, thành 3 loại, trong đó, động cơ bên ngoài gồm 4 mức được sắp xếptheo mức độ tự chủ (autonomous) từ thấp đến cao

Động cơ bên ngoài gắn với việc thực hiện một hành động nhằm đạtđược một kết quả không có liên quan đến hành động (Ryan & Deci, 2000).Mức độ tự chủ thấp nhất là điều chỉnh bên ngoài (external regulation) Tiếptheo là điều chỉnh nội nhập (introjected regulation), đây là một loại động cơ bịkiểm soát Tiến tới một mức độ tự chủ cao hơn, đó là điều chỉnh đồng nhất(identified regulation) Loại động cơ bên ngoài có mức độ tự chủ cao nhất đólà điều chỉnh hợp nhất (integrated regulation) Ở loại động cơ này, các hành viđược thực hiện bởi vì nó hoàn toàn phù hợp với cá nhân

Động cơ bên trong gắn với việc thực hiện hành vi bởi những hứng thúliên quan trực tiếp đến hành động chứ không phải bởi một kết quả không có

Trang 33

liên quan (Ví dụ: Một sinh viên đi học đầy đủ và tích cực một lớp học tiếngAnh bởi vì em thấy thích thú với những kiến thức em học được sau mỗi buổihọc) Đó là sự phân biệt cơ bản nhất giữa động cơ bên trong với động cơ bênngoài.

Cuối cùng, các trường hợp không có động cơ là trạng thái không cómong muốn và không có ý định thực hiện hành động Đối với những ngườikhông có động cơ, hành động của họ không bắt nguồn từ ý muốn chủ quannên họ không cảm thấy mình có năng lực và vì thế mà không đạt được kết quảnhư mong đợi (Ví dụ: Tôi chẳng hiểu tại sao phải làm bài tập ở nhà) Theo lýthuyết này, chỉ ở động cơ bên trong và hai loại động cơ bên ngoài (điều chỉnhđồng nhất và điều chỉnh hợp nhất) là những loại động cơ mang tính tự quyết

Vấn đề gây tranh cãi nhất là mối quan hệ giữa động cơ bên trong vàđộng cơ bên ngoài; đăc biệt là ảnh hưởng đến động cơ bên trong nếu động cơbên ngoài có sự tác động Nhiều nhà nghiên cứu đã lập luận rằng bất kỳ hìnhthức nào của động cơ bên ngoài sẽ giảm hoăc thậm chí triệt tiêu động cơ bêntrong Đã có các bài đánh giá và phân tích tổng hợp nhiều thử nghiệm về cácloại động cơ để cố gắng trả lời câu hỏi liệu động cơ bên trong có phải là giảmdần do biểu hiện của động cơ bên ngoài Động cơ bên trong không bị hạn chếhoăc được thúc đẩy bởi các điều kiện chẳng hạn như khen ngợi, phần thưởngtích cực Các điều kiện bên ngoài như trừng phạt, sự giám sát chăt chẽ hoăcphần thưởng không cần thiết có nhiều khả năng làm giảm bên trong động cơ.Điều này khẳng định rằng động cơ bên ngoài là đối tượng khiến động cơ bêntrong bị suy giảm (Deci, Ryan, 1985)

Động cơ nói chung và động cơ học tập, động cơ chọn nghề nói riêng lànhững vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiên cơ bản trong tâm lí học Động cơhọc tập đúng đắn hay lệch lạc có ý nghĩa quyết định sự thành bại của hoạtđộng và chiều hướng phát triển nhân cách của con người (Deci và cộng sự,

Trang 34

2001) Vì vậy, vấn đề động cơ và động cơ học tập, động cơ chọn nghề đã vàđang thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học Trên thế giới, cónhiều lí thuyết tâm lí học khác nhau như phân tâm học, tâm lí học hành vi,tâm lí học nhận thức…giải thích hiện tượng tâm lí phức tạp này Một số lýthuyết về động cơ được phát triển qua thực nghiệm trên động vật ở trongphòng thí nghiệm, một số khác dựa trên các nghiên cứu ở con người trongnhững tình huống trò chơi hay trong các phòng khám bệnh…Trong luận vănnày, tác giả sẽ đề cập một số hướng tiếp cận cơ bản trong nghiên cứu động cơhọc tập và động cơ chọn nghề ở phần trình bày dưới đây.

1.2.1.2 Động cơ lựa chọn nghề sư phạm

Hai thập kỷ qua đã chứng kiến sự quan tâm ngày càng tăng trong việckhám phá động cơ của một cá nhân ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề dạyhọc Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều yếu tố động cơ khác nhau để giảngdạy và cung cấp các loại động cơ khác nhau dựa trên kết quả nghiên cứu củahọ Phần lớn các nghiên cứu về động cơ lựa chọn nghề giáo viên xuất hiệnđầu tiên từ Hoa Kỳ Brookhart & Freeman đã nghiên cứu đề tài này từ năm1960 đến 1990, nghiên cứu đó đã chỉ ra: các động cơ vị tha, động cơ bênngoài và động cơ bên trong là những lý do chính khiến các giáo viên đượckhảo sát chọn nghề dạy học (Brookhart & Freeman, 1992) Trong một nghiêncứu đã xác định có sáu loại động cơ trong nghiên cứu của họ với 215 giáosinh từ Hoa Kỳ (Thomson và cộng sự, 2012) Các nhân tố này bao gồm độngcơ bên trong, lợi ích công việc, dê tạo mối quan hệ, động cơ vị tha, tố chất cánhân và cơ hội phát triển nghề nghiệp thông qua giảng dạy Nghiên cứu từSlovenia với 237 sinh viên sư phạm được xác định năm nhóm lý do khácnhau để chọn nghề dạy học (Krečič & Grmek, 2005); yêu thích môn học, lòngvị tha, lý do vật chất liên quan đến động cơ bên ngoài và dựa trên các hệ quảkinh tế xã hội của công việc, nguyện vọng, cuối cùng các động cơ bên ngoài

Trang 35

thay thế như giảng dạy như một nghề nghiệp lựa chọn thứ hai Trong bối cảnhtương tự, nghiên cứu của Lortie (1975/2002) chỉ ra rằng yếu tố thu hút quantrọng nhất đối với việc giảng dạy do các giáo sinh đưa ra là “mong muốn làmviệc với những người trẻ tuổi” Các nghiên cứu đưa ra nhiều động cơ để sinhviên tham gia ngành sư phạm nhưng được tóm tắt dưới ba nguồn động cơchính: lý do bên trong, vị tha và bên ngoài Măc dù có nhiều loại động cơkhác nhau, nhưng ba động cơ chính đều phổ biến đối với hầu hết các nghiêncứu trên, các động cơ bên trong, vị tha và ở mức độ thấp hơn là các động cơbên ngoài (Lai etal., 2005) cũng đề xuất phân loại các động cơ bao gồm cácđộng cơ bên ngoài, động cơ bên trong, động cơ vị tha Với mục đích của đềtài nghiên cứu này, các động cơ thúc đẩy sự nghiệp giảng dạy được xem xétdựa trên khung lý thuyết được đa số sử dụng là động cơ vị tha, động cơ bêntrong và động cơ bên ngoài.

1.2.1.2.1 Động cơ bên trong

Động cơ bên trong bao gồm các yếu tố như sự thích thú với việc giảngdạy, sự hài lòng với công việc, sáng tạo và quan tâm đến (các) môn học.Những yếu tố đó liên quan đến đăc điểm của công việc giảng dạy Được xácđịnh là động cơ có ảnh hưởng lớn nhất đến sinh viên lựa chọn ngành sư phạm,được chỉ ra trong nhiều nghiên cứu ở các quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ,Úc, Miền Bắc Ireland, Cộng hòa Ireland, Na Uy, Canada, Caribe, Slovenia,Trung Quốc, Vương quốc Anh, Malaysia và Hong Kong Trong một nghiêncứu gần đây hơn ở Vương quốc Anh, 88% thực tập sinh đã xác định “yêuthích môn học” là một yếu tố quyết định của họ theo khóa học Chứng chỉ SauĐại học về Giáo dục (PGCE) (Younger etal, 2004) Tuy nhiên, Younger vàcác đồng nghiệp cũng chỉ ra những động cơ liên quan đến môn học nhưng vớiviệc dạy học là cơ hội để tiếp tục nghiên cứu kiến thức trong môn học đó (giátrị bên trong được nhận thức của chính đối tượng) đã thu hút họ đến với việc

Trang 36

giảng dạy, trong khi những người khác, ngoài tình yêu của họ đối với mônhọc, dạy học là cơ hội để chia sẻ sự đam mê môn học này cùng với nhữngngười khác (Younger, Brindley, Pedder & Hagger, 2004) Sự thích thú vớimôn học mà họ sẽ dạy cũng là lý do thường xuyên nhất để chọn một sựnghiệp giảng dạy của các giáo viên tiếng Anh người Slovenia (Kyriacou &Kobori, 1998) Kyriacou, C., Hultgren, Å., & Stephens, P (1999) đã khảo sát217 sinh viên sư phạm ở Anh và Na Uy để nghiên cứu động cơ trở thành giáoviên trung học của họ Tất cả những người tham gia khảo sát đã trả lời mộtbảng hỏi và phỏng vấn 24 người Đa số xác định sự thích thú mà họ có đượctừ môn học mà họ muốn dạy và truyền tải niềm đam mê môn học của họ tớicác sinh viên Wadsworth (2001) đã thực hiện một nghiên cứu đối với 914giáo viên ở Hoa Kỳ, sử dụng bảng hỏi và phỏng vấn Các câu trả lời có kếtquả: 96% giáo viên quan tâm đến động cơ bên trong; nói cách khác, họ muốngắn bó với chính việc dạy học Thật vậy, 85% nói rằng họ sẽ chọn giảng dạynếu họ đã bắt đầu một nghề nghiệp mới Gần đây, Nghiên cứu Ireland khámphá động cơ nghề nghiệp của sinh viên sư phạm cấp hai, yếu tố bên trong“Tình yêu môn học” đạt được giá trị trung bình cao thứ ba (Clarke, 2009).

1.2.1.2.2 Động cơ vị tha

Động cơ vị tha là một trong những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đếnviệc lựa chọn theo nghề giảng dạy (Pop & Turner, 2009) Động cơ vị tha baogồm việc xem dạy học là một công việc giúp tạo ra giá trị xã hội và quantrọng mong muốn giúp đỡ trẻ em và thanh thiếu niên, cuối cùng là để cải thiệnxã hội (Struyven, K., Jacobs, K., & Dochy, F., 2013) Nghiên cứu của Al-Yaseen (2011) là một nghiên cứu khác cho thấy động cơ vị tha và động cơbên trong là những động cơ chính dẫn tới lý do tại sao sinh viên chọn nghềdạy học Nghiên cứu này tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọnnghề nghiệp giáo viên, Al-Yaseen đã khảo sát 400 sinh viên sư phạm tham

Trang 37

gia khóa học mùa hè tại Trường Cao đẳng Giáo dục- Đại học Kuwait Cuộckhảo sát của ông ấy để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến sinh viên sư phạmKuwait để tham gia trường Cao đẳng Giáo dục Nghiên cứu cho thấy rằngtrong việc quyết định nghề nghiệp của họ, sinh viên đã bị ảnh hưởng chủ yếubởi các động cơ vị tha và động cơ bên trong, trong khi các yếu tố bên ngoài ítảnh hưởng hơn đến quá trình ra quyết định của họ Valentine (1934) vàTudhope (1944) đã nghiên cứu ở Anh, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng “lòngyêu mến trẻ em” là một trong những lý do quan trọng nhất để sinh viên đăngkí vào ngành sư phạm Những nghiên cứu của Valentine và Tudhope cho thấyrằng động cơ vị tha phù hợp đối với phụ nữ, sự yêu thích và mong muốn đượclàm việc với trẻ em được lựa chọn nhiều hơn đáng kể so với nam giới(Valentine, 1934) và các đối tượng giáo viên mầm non và tiểu học đã lựachọn động cơ vị tha cao hơn hơn các đối tượng giáo viên cấp trung học(Tudhope, 1944) Sự khác biệt giới tính do Valentine đề xuất liên quan đếngiá trị vị tha trong giảng dạy (Clarke, 2009) Các nghiên cứu với nhiều nềntảng phương pháp luận khác nhau và các quốc gia khác nhau chỉ ra vai trò củalòng vị tha trong quá trình lựa chọn theo nghề giáo viên Một nghiên cứu địnhlượng với sinh viên ở Hồng Kong, nghiên cứu chỉ ra rằng sinh viên bị thu hútđối với việc giảng dạy bởi quan niệm mang lại ý nghĩa và giá trị cho ngườikhác (Lai et al, 2005) Phát hiện này được mở rộng bởi một phương phápnghiên cứu hỗn hợp ở Thổ Nhĩ Kỳ, nghiên cứu này đưa ra rằng một trongnhững lý do khiến sinh viên bị thu hút vào việc giảng dạy là để được phục vụnhững người khác (Yüce et al.,2013) Ở Caribe, nghiên cứu của Brown (1992)cho rằng “tình yêu và muốn giúp đỡ trẻ em” là lý do quan trọng thứ hai màsinh viên sư phạm quyết định theo nghề giáo viên Richardson và Watt (2006)đã phân tích mức độ của một số các yếu tố thúc đẩy động cơ vị tha khác nhau,được tác giả phân loại là “các giá trị lợi ích xã hội” Theo đó, giáo viên ngườiÚc đã chứng tỏ mong muốn mạnh mẽ “định hình tương lai của trẻ em / thanh

Trang 38

thiếu niên”, để “nâng cao công bằng xã hội”, “đóng góp cho xã hội” và “đượclàm việc với trẻ em và thanh thiếu niên.” Trong bối cảnh Ireland, một độngcơ mạnh mẽ về việc chăm sóc trẻ em là động cơ lựa chọn nghề của các sinhviên sư phạm cấp 1 và cấp 2 (Heinz, 2013a) Động cơ vị tha hiếm khi tồn tạibiệt lập và thường gắn liền với động cơ bên trong (Clarke, 2009).

1.2.1.2.3 Động cơ bên ngoài

Trở lại với ba nguồn động cơ chính ảnh hưởng đến quyết định nghềnghiệp của sinh viên sư phạm, loại thứ ba là động cơ bên ngoài Động cơ bênngoài thường liên quan đến các đăc điểm của bản thân công việc như ngàynghỉ, tiền lương, môi trường công việc an toàn và các điều kiện làm việc cólợi khác (Struyven etal, 2013) Trong hầu hết mọi bối cảnh tổ chức, nơi làmviệc luôn thay đổi và với tốc độ dường như ngày càng tăng Hầu hết nhân viênlàm việc nhiều giờ, thường không được trả lương xứng đáng (Dollard, 2006).Nhiều nghiên cứu đã xác định được căng thẳng, sự rã rời, khối lượng côngviệc năng nề, ít hỗ trợ và doanh thu thấp trong nghề giáo viên (McCormack,Gore & Thomas, 2006; Richardson & Watt, 2006), đó là các yếu tố cản trởđáng kể việc thực hiện công việc và sự phát triển nghề nghiệp Điều quantrọng cần lưu ý là những yếu tố như vậy cũng dẫn đến tỷ lệ giáo viên ít đi vàthậm chí khó khăn trong việc thu hút đủ số lượng học sinh sinh viên tham giahọc ngành sư phạm (Smithers & Robinson, 2003) Trong nghiên cứu xã hộihọc của mình về giáo viên trong trường, Lortie (1975/2002) đã xác định “lợiích vật chất” và “sự tương thích về thời gian” là hai yếu tố hấp dẫn của độngcơ bên ngoài Hầu hết các nghiên cứu quốc tế đã chỉ ra rằng sinh viên sưphạm cấp tiểu học cũng như cấp hai ít coi trọng giá trị bên ngoài của côngviệc tương lai của họ Lortie (1975/2002) lập luận rằng giáo viên có thể đánhgiá thấp vai trò của các yếu tố bên ngoài và vật chất do áp lực của tiêu chuẩn,giáo viên sẽ bị coi là thực dụng và ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp khi

Trang 39

coi động cơ bên ngoài là động cơ chính để làm giáo viên, qua đó yêu cầu giáoviên phải nhấn mạnh hơn nữa sự cống hiến và vai trò phục vụ của họ Một sốnghiên cứu xem xét các trường hợp chuyển nghề khác sang nghề giáo viên đãnhận thấy rằng, trong khi các yếu tố bên ngoài như lợi ích tài chính và uy tínnghề nghiệp không phải là ưu tiên cao của các đối tượng nguyện vọng hai,lịch làm việc đăc biệt của giáo viên và đảm bảo việc làm liên quan đến giảngdạy đóng một vai trò quan trọng trong các quyết định của nhiều người đượckhảo sát (Richardson & Watt, 2005, Watt & Richardson, 2008b) Theo báocáo của Richardsonvà Watt (2005), phụ nữ và nam giới tham gia vào nghiêncứu ở Úc muốn tìm những nghề nghiệp cho phép có thời gian để có một cuộcsống gia đình chất lượng với số giờ hợp lý và nhiều người đã đánh đổi mứclương cao hơn để đảm bảo thu nhập (Richardson & Watt, 2005) Trái ngượcvới những phát hiện từ nhiều nước Châu Âu, Bắc Mỹ và Úc, các nghiên cứuđược thực hiện trong các bối cảnh văn hóa xã hội rất khác nhau như ở TrungQuốc (Su etal., 2001); Thổ Nhĩ Kỳ (Watt & Richardson, 2012), Brunei (Yong,1995), Zimbabwe (Chivore, 1988), Malaysia (Yaakub, 1990) và Jamaica(Bastick, 2000) đã phát hiện ra rằng các giá trị bên ngoài như lương giáo viên,hỗ trợ tài chính trong quá trình nghiên cứu giáo dục của giáo viên, tình trạngnghề nghiệp, đảm bảo việc làm hoăc các cơ hội để chuyển từ giảng dạy sangcác ngành nghề khác được coi là quan trọng hoăc thậm chí là những lý do cóảnh hưởng lớn nhất đến việc lựa chọn nghề dạy học Động cơ bên ngoài nhưtiền lương, thu nhập thêm, điều kiện việc làm và cơ hội thăng tiến cũng là mộtảnh hưởng quan trọng đến những sinh viên sư phạm chọn nghề Nam Phi(Mwamwenda, 2010) và Thổ Nhĩ Kỳ (Yüce et al., 2013) Hơn nữa, nghiêncứu từ Đài Loan đã chỉ ra rằng giảng dạy mang lại một cuộc sống đơn giảnnhưng ổn định, một mức lương khá, cơ hội có công việc cao, học phí thấphoăc miên học phí và có kỳ nghỉ hè (Chung & Yi-Cheng, 2012), khi ở HồngKông, ổn định nghề nghiệp, kỳ nghỉ dài và mức lương tương đối cao được coi

Trang 40

là những ảnh hưởng quan trọng đến quyết định chọn nghề dạy học (Gu & Lai,2012) Chivore's (1988) đã nghiên cứu 255 giáo viên trung học, yếu tố đượcxếp hạng cao nhất của sự hấp dẫn của nghề dạy học là mức lương của giáoviên trung học hấp dẫn (Chivore, 1988) Chivore (1988) chỉ ra rằng trong số15 yếu tố được đánh giá là tương đối quan trọng trong nghiên cứu này, bảy đềcập đến thù lao tài chính hoăc tiền lương Ở Malaysia, Yaakub (1990) nhậnthấy rằng 88% trong số 210 người được khảo sát đã đồng ý hoăc rất đồng ýrằng việc giảng dạy sẽ tạo cho họ một công việc an toàn trong khi 70% đồngý rằng rất dê dàng để có việc làm sau khi đào tạo giáo viên Tương tự, nghiêncứu với quy mô lớn ở Jamaica xác nhận rằng các động cơ bên ngoài được coilà quan trọng hơn hơn động cơ vị tha và động cơ bên trong của sinh viên sưphạm (Bastick, 2000) Đối với các nước phát triển, lựa chọn nghề giáo viên đểgiờ làm việc thuận lợi, linh hoạt và có kỳ nghỉ dài vào mùa hè hoăc mùa đông(Struyven và cộng sự, 2013) Các nghiên cứu khác chỉ ra rằng điều kiện làmviệc tốt (Sinclair, 2008; Yüce và cộng sự, 2013) và triển vọng nghề nghiệp(Bruinsma & Jansen, 2010) là những yếu tố động cơ bên ngoài ảnh hưởng đếnviệc lựa chọn nghề nghiệp giảng dạy Tại Brunei Darussalam, một nghiên cứumô tả những lý do chính được đưa ra bởi 133 sinh viên sư phạm liên quan đếnsự lựa chọn nghề nghiệp của họ (Yong, 1995) cho thấy rằng động cơ của họtrước hết là các yếu tố bên ngoài, bên trong thứ hai và cuối cùng là vị tha Lýdo nổi bật nhất được lựa chọn theo động cơ bên ngoài là “không có sự lựachọn nào khác”, theo đó, gần 15% học viên bước vào giảng dạy như một lựachọn cuối cùng sau khi không trúng tuyển nguyện vọng một Động cơ bênngoài và ảnh hưởng của nó đối với nghề nghiệp giảng dạy khác nhau giữa cácquốc gia Đối với các quốc gia phương Tây, động cơ bên ngoài bao gồm điềukiện công việc an toàn, giờ làm việc và thu nhập đáng tin cậy không phải làquan trọng như động cơ bên trong và vị tha cho việc giảng dạy (Struyven vàcộng sự, 2013) Các nghiên cứu từ các quốc gia không thuộc phương Tây chỉ

Ngày đăng: 04/09/2024, 17:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1 trình bày khung lý thuyết của luận văn - mối quan hệ giữa động cơ lựa chọn nghề nghiệp sự gắn kết và kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm
Hình 1 trình bày khung lý thuyết của luận văn (Trang 64)
Bảng 2.1. Thống kê mô tả dữ liệu mẫu - mối quan hệ giữa động cơ lựa chọn nghề nghiệp sự gắn kết và kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm
Bảng 2.1. Thống kê mô tả dữ liệu mẫu (Trang 69)
Bảng 2.2. Độ tin cậy nhóm câu hỏi EM - mối quan hệ giữa động cơ lựa chọn nghề nghiệp sự gắn kết và kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm
Bảng 2.2. Độ tin cậy nhóm câu hỏi EM (Trang 71)
Bảng 2.3. Độ tin cậy nhóm câu hỏi IM - mối quan hệ giữa động cơ lựa chọn nghề nghiệp sự gắn kết và kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm
Bảng 2.3. Độ tin cậy nhóm câu hỏi IM (Trang 72)
Bảng 2.4. Độ tin cậy nhóm câu hỏi AM - mối quan hệ giữa động cơ lựa chọn nghề nghiệp sự gắn kết và kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm
Bảng 2.4. Độ tin cậy nhóm câu hỏi AM (Trang 73)
Bảng 2.5. Độ tin cậy nhóm câu hỏi CE (lần 1) - mối quan hệ giữa động cơ lựa chọn nghề nghiệp sự gắn kết và kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm
Bảng 2.5. Độ tin cậy nhóm câu hỏi CE (lần 1) (Trang 74)
Bảng 2.6. Độ tin cậy nhóm câu hỏi CE (lần 2) - mối quan hệ giữa động cơ lựa chọn nghề nghiệp sự gắn kết và kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm
Bảng 2.6. Độ tin cậy nhóm câu hỏi CE (lần 2) (Trang 75)
Bảng 2.7. Độ tin cậy nhóm câu hỏi AM - mối quan hệ giữa động cơ lựa chọn nghề nghiệp sự gắn kết và kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm
Bảng 2.7. Độ tin cậy nhóm câu hỏi AM (Trang 76)
Bảng 2.8. Độ tin cậy nhóm câu hỏi BE (lần 1) - mối quan hệ giữa động cơ lựa chọn nghề nghiệp sự gắn kết và kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm
Bảng 2.8. Độ tin cậy nhóm câu hỏi BE (lần 1) (Trang 77)
Bảng 2.10. Số lượng câu hỏi trong Phiếu khảo sát - mối quan hệ giữa động cơ lựa chọn nghề nghiệp sự gắn kết và kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm
Bảng 2.10. Số lượng câu hỏi trong Phiếu khảo sát (Trang 78)
Bảng 3.1. Bảng mã hóa các nhân tố về Động cơ và Sự gắn kết - mối quan hệ giữa động cơ lựa chọn nghề nghiệp sự gắn kết và kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm
Bảng 3.1. Bảng mã hóa các nhân tố về Động cơ và Sự gắn kết (Trang 84)
Bảng 3.4. Thống kê mô tả động cơ vị tha - mối quan hệ giữa động cơ lựa chọn nghề nghiệp sự gắn kết và kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm
Bảng 3.4. Thống kê mô tả động cơ vị tha (Trang 87)
Bảng 3.5. Thống kê mô tả sự gắn kết nhận thức - mối quan hệ giữa động cơ lựa chọn nghề nghiệp sự gắn kết và kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm
Bảng 3.5. Thống kê mô tả sự gắn kết nhận thức (Trang 88)
Bảng 3.7. Thống kê mô tả sự gắn kết hành vi - mối quan hệ giữa động cơ lựa chọn nghề nghiệp sự gắn kết và kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm
Bảng 3.7. Thống kê mô tả sự gắn kết hành vi (Trang 90)
Hình 3.1. Đồ thị Histogram Bảng 3.8. Thống kê mô tả GPA - mối quan hệ giữa động cơ lựa chọn nghề nghiệp sự gắn kết và kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm
Hình 3.1. Đồ thị Histogram Bảng 3.8. Thống kê mô tả GPA (Trang 91)
Bảng 3.9. Chất lượng biến quan sát Outer Loading - mối quan hệ giữa động cơ lựa chọn nghề nghiệp sự gắn kết và kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm
Bảng 3.9. Chất lượng biến quan sát Outer Loading (Trang 93)
Bảng 3.10. Độ tin cậy và AVE - mối quan hệ giữa động cơ lựa chọn nghề nghiệp sự gắn kết và kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm
Bảng 3.10. Độ tin cậy và AVE (Trang 94)
Bảng 3.13. Mức độ giải thích của biến độc lập cho phụ thuộc - mối quan hệ giữa động cơ lựa chọn nghề nghiệp sự gắn kết và kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm
Bảng 3.13. Mức độ giải thích của biến độc lập cho phụ thuộc (Trang 96)
Bảng 3.14. Giá trị f 2 - mối quan hệ giữa động cơ lựa chọn nghề nghiệp sự gắn kết và kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm
Bảng 3.14. Giá trị f 2 (Trang 97)
Bảng 3.15. Đánh giá các mối quan hệ tác động - mối quan hệ giữa động cơ lựa chọn nghề nghiệp sự gắn kết và kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm
Bảng 3.15. Đánh giá các mối quan hệ tác động (Trang 98)
Hình 3.2. Kết quả mối liên hệ giữa các biến - mối quan hệ giữa động cơ lựa chọn nghề nghiệp sự gắn kết và kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm
Hình 3.2. Kết quả mối liên hệ giữa các biến (Trang 101)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN