Và một trong những yếu tố đó đó chính là lợi nhuận, “hình thái của giá trị thặng dư”.Vìvậy việc nghiên cứu quá trình chuyển hóa từ giá trị thặng dư thành lợi nhuận cũng như vai trò quan
Trang 1BỘ TÀI CHÍNHHỌC VIỆN TÀI CHÍNH
-**** -Họ và tên: Nguyễn Trần Ngân Hà Mã sinh viên: 2173404050082Khóa/Lớp: (tín chỉ) 59.41.03_LT1 (Niên chế):
BÀI THI MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊHình thức thi: Tiểu luận
Thời gian thi: 3 ngày
ĐỀ BÀI: Phân tích sự chuyển hóa giá trị thặng dư thành lợi nhuận Vì sao tỷ suất
lợi nhuận trở thành động cơ quan trọng nhất của hoạt động cạnh tranh tư bản chủ nghĩa Liên hệ sự vận dụng vào thực tiễn của các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay
Trang 2MỤC LỤC
TrangMỤC LỤC
I Một số vấn đề lý luận về giá trị thặng dư
II Một số vấn đề lý luận về lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận và phân tích 3
sự chuyển hóa của giá trị thặng dư thành lợi nhuận.
1 Khái niệm về chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa 32 Khái niệm về lợi nhuận và phân tích sự chuyển hóa giá trị thặng dư 3 thành lợi nhuận
III Các yếu tố khiến tỷ suất lợi nhuận trở thành yếu tố quan trọng nhất 5
của hoạt động cạnh tranh tư bản chủ nghĩa.
1 Tỷ suất lợi nhuận thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển 52 Tỷ suất lợi nhuận thúc đẩy quan hệ sản xuất phát triển 63 Tỷ suất lợi nhuận là động lực phát triển của doanh nghiệp, 6 đặc biệt là trong việc cạnh tranh giữa các ngành
IV Vấn đề về áp dụng, liên hệ lợi nhuận cũng như tỷ suất lợi nhuận 8
của nước ta hiện nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Đối với chủ nghĩa tư bản, giá trị thặng dư chính là biểu tượng, điều kiện để tồntại cũng như là cơ sở để phát triển nền sản xuất tư bản chủ nghĩa Đúng vậy, Mác đã nhận định “Giá trị thặng dư, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước, mang hình thái chuyển hóa là lợi nhuận” Đó chính là một trong những phát biểu của Mác về học thuyết giá trị thặng dư, phát kiến đã làm thay đổi nhận thức của nhân loại
Đối với nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì vấn đề nhận thứcvề việc áp dụng các học thuyết của Mác, đặc biệt là học thuyết về giá trị thặng dự để làm kim chỉ nam cho nền kinh tế nước nhà là một việc vô cùng quan trọng Xuấtphát từ nhận thức trên, với nền kinh tế chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sangnền kinh tế thị trường thì nước ta phải tự tìm cho chính mình đường lối phát triển kinh tế phù hợp với sự phát triển hiện nay Yêu cầu đặt ra cho chúng ta phải hiểu rõđược yếu tố nào là quan trọng nhất để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Và một trong những yếu tố đó đó chính là lợi nhuận, “hình thái của giá trị thặng dư”.Vìvậy việc nghiên cứu quá trình chuyển hóa từ giá trị thặng dư thành lợi nhuận cũng như vai trò quan trọng của lợi nhuận đối với hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp là một việc quan trọng và có ý nghĩa lý luận thực tiễn đối với nền kinh tế quốc gia
Page | 1
Trang 4NỘI DUNGI Một số vấn đề lý luận về giá trị thặng dư
1 Nguồn gốc của giá trị thặng dư
- Để tiến hành sản xuất, nhà tư bản phải mua sức lao động và tư liệu sản xuất Vì tưliệu sản xuất và sức lao động bị mua nên người lao động phải làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản và sản phẩm làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản.- Sản xuất tư bản chủ nghĩa là quá tình tạo ra giá trị tăng thêm cho nhà tư bản khi năng suất của người lao động đạt đến trình độ nhất định, chỉ cần một phần của ngàylao động người công nhân làm thuê đã tạo ra giá trị bằng giá trị sức lao động của mình
- Bằng lao động cụ thể của mình, công nhân sử dụng các tư liệu sản xuất và chuyểngiá trị của chúng vào sản phẩm; và bằng lao động trừu tượng, công nhân đã tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động, phần lớn hơn được gọi là giá trị thặng dư.Như vậy, ta có thể nói rằng, lao động sống chính là nguồn gốc của giá trị thặng dư
2 Khái niệm của giá trị thặng dư
Giá trị thặng dư là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra, là kết quả của lao động không công của công nhân cho nhà tư bản
Ta có thể lấy ví dụ về sản xuất sợi:Tư bản ứng trước Giá trị của sản phẩm mới (20kg sợi) - Tiền mua bông: 20 USD
- Hao mòn máy móc: 4 USD- Tiền mua sức lao động của công nhântrong 1 ngày: 3 USD
- Giá trị của bông chuyển vào sợi: 20 USD- Giá trị của máy móc chuyển vào sợi: 4 USD- Giá trị do lao động của người công nhân tạo ra trong 12 giờ: 6 USD
Page | 2
Trang 5=> Tổng chi phí: 27 USD
=> Tổng chi phí: 30 USDNhư vậy toàn bộ chi phí của nhà đầu tư để mua tư liệu sản xuất và sức lao động là 27 USD Trong 12 giờ lao động, công nhân tạo ra 1 sản phẩm mới (20kg sợi) có giá trị bằng 30 USD, lớn hơn giá trị ứng trước là 3 USD Vậy 3 USD dôi ra đó chính là giá trị thặng dư
II Một số vấn đề lý luận về lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận và phân tích sự chuyển hóa của giá trị thặng dư thành lợi nhuận.
1 Khái niệm về chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa
Trước hết, để làm rõ bản chất của lợi nhuận, C.Mác bắt đầu phân tích làm rõ chi phí sản xuất Khái niệm chi phí sản xuất xuất hiện trong vấn đề làm sao phải thuhồi được giá trị tư bản đã ứng ra từ giá trị hàng hóa đã bán được của các nhà tư bản.Muốn tạo ra giá tị hàng hóa thì tất yếu phải chi một khoản chi phí một số lao động nhất định là lao đông quá khứ và lao động hiện đại
Ta có:Lao động quá khứ tức là giá trị tư liệu sản xuất là cLao động hiện tại tức là lao động tạo ra giá trị mới là v + m
Theo quan điểm xã hội thì chi phí thực tế để tạo ra giá trị hàng hóa là c + v + m Nhưng trên thực tế, nhà tư bản chỉ ứng ra một số tư bản để mua tư liệu sản xuất (C) và mua sức lao động (V) Do đó, nhà tư bản chỉ xem hao phí bao nhiêu tư bản chứ không xem hao phí bao nhiêu lao động xã hội C.Mác gọi đó là chi phí sản xuấttư bản chủ nghĩa và ký hiệu bằng k (k = c + v) Khi đó, giá trị hàng hóa với công thức ban đầu là g = c + (v + m) sẽ được biểu hiện thành: g = k + m
2 Khái niệm về lợi nhuận và phân tích sự chuyển hóa giá trị thặng dư thành lợi nhuận.
Page | 3
Trang 6Trong thực tế sản xuất kinh doanh, giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất cómột khoảng chênh lệch Vì thế, sau khi bán hàng hóa (bán ngang giá), nhà tư bản không những bù đắp đủ số chi phí đã ứng ra mà còn thu được số chên lệch bằng giátrị thặng dư Số chênh lệch này C.Mác gọi đó là lợi nhuận, ký hiệu là p.
Vậy, đối với nhà tư bản, lợi nhuận còn được quan niệm là do tư bản ứng trước sinh ra, hay C.Mác đã khái quát: giá trị thặng dư, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước, mang hình thái chuyển hóa thành lợi nhuận
Điều đó có nghĩa là, lợi nhuận chẳng qua chỉ là hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư trên bề mặt nền kinh tế thị trường Khi đó giá trị hàng hóa (k + m) sẽ chuyển dịch thành k + p
Vậy p và m có điểm gì khác nhau?Về mặt lượng: nếu hàng hóa bán đúng giá trị thì m = p; m và p giống nhau ở chỗ chúng đều có nguồn gốc là kết quả lao động không công của người lao động làm thuê
Về mặt chất: m phản ánh nguồn gốc sinh ra từ v, còn p được xem như toàn bộ tư bản ứng trước đề ra Do đó p đã che dấu quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa, che dấu nguồn gốc thực sự của nó
3 Khái niệm về tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận và toàn bộ giá trị của tư bản ứng trước, ký hiệu là p ’
Tỷ suất lợi nhuận được tính theo công thức:
P’ = p
c+vx 100 %Tỷ suất lợi nhuận chỉ cho nhà tư bản biết được chi phí tư bản của họ đầu tư vào đâu thì có lợi hơn P cao hay thấp là tùy thuộc vào nhiều nhân tố khách quan ’
Page | 4
Trang 7như: tỷ suất giá trị thặng dư, sự tiết kiệm tư bản bất biến, cấu tạo hữu cơ của tư bản;tốc độ chu chuyển tư bản.
III Các yếu tố khiến tỷ suất lợi nhuận trở thành yếu tố quan trọng nhất của hoạt động cạnh tranh tư bản chủ nghĩa.
Như chúng ta đã biết, tỷ suất lợi nhuận là tỷ số tài chính cơ bản và được sử dụng rộng rãi nhất trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp Nó dùng để đánh giá tình hình sinh lợi (tỷ lệ phần trăm của tổng doanh thu còn lại sau khi khấu trừ hết tất cả các chi phí, thuế và các chi phí khác) của một sản phẩm, dịch vụ, một công ty, doanh nghiệp hay một dự án nào đó Tỷ suất lợi nhuận được biểu thị dưới dạng phần trăm; số càng cao, kinh doanh càng lãi Vì vậy, thật đúng khi nói rằng tỷ suất lợi nhuận chính là chìa khóa quyết định cho doanh nghiệp, bởi dựa vào yếu tố đó, các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp có thể theo dõi doanh nghiệp của mình đang làm ăn có lời hay trong tình trạng thua lỗ Từ đó đưa ra những chiến lược phù hợp cho sản phẩm hoặc dịch vụ
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân dẫn đến tỷ suất lợi nhuận trở thành yếu tố quan trọng nhất của hoạt động cạnh tranh tư bản chủ nghĩa:
1 Tỷ suất lợi nhuận thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển
Các nhà tư bản, doanh nghiệp đầu tư để tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh với mục tiêu là thu được càng nhiều lợi nhuận càng tốt và cũng chính khoản lợi nhuận này là yếu tố quyết định sự tồn tại phát triển hay phá sản của doanh nghiệp.Vì vậy các nhà tư bản, chủ doanh nghiệp phải tìm mọi cách để tạo ra lợi nhuận càng nhiều càng tốt Để đạt được điều đó,ban đầu, họ kéo dài thời gian lao động của công nhân nhưng phương pháp này có nhiều hạn chế và ngay sau đó bị sựphải đối gay gắt của giai cấp công nhân Do vậy, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật chính là phương án tốt nhất để tăng năng suất lao động cũng như hiệu quả công việc mà các ông chủ tư bản đã sử dụng Chính việc áp dụng những tiến bộ
Page | 5
Trang 8khoa học kỹ thuật này vào sản xuất đã giúp cho các nhà tư bản không chỉ thu được lợi nhuân đơn thuần mà còn thu được lợi nhuận siêu ngạch Như vậy, để có thể vận hành các loại máy móc tân tiến nhất, người công nhân – người trực tiếp sử dụng chúng phải có trình độ nhất định Vì thế mà mỗi người công nhân cần phải tự học hỏi để nâng cao trình độ, nâng cao tay nghề nếu không họ sẽ bị đào thải Qua đó, trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao và nó đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển lên một tầm cao mới.
2 Tỷ suất lợi nhuận thúc đẩy quan hệ sản xuất phát triển.
Quan hệ sản xuất xã hội là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội: sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng Quan hệ sảnxuất bao gồm quan hệ kinh tế xã hội và quan hệ kinh tế - tổ chức Quan hệ sản xuấtvà lực lượng sản xuất có mối quan hệ biện chứng với nhau thông qua quy luật quanhệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.Như đã trình bày ở trên, thu được lợi nhuận tối đa chính là mục tiêu hàng đầu của các nhà sản xuất và nó không chỉ thúc đẩy sự phát triển của lực lượng lao động mà nó còn kéo theo sự phát triển của quan hệ sản xuất cho phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Và từ đây, sẽ có một bài toán khó dành cho các nhà doanh nghiệp làm sao vừa để tối đa hóa lợi nhuận, vừa không phải bỏ ra quá nhiều chi phí Điều đó đồi hỏi phải có tính chuyên môn hóa cao trong công tác tổ chức quản lý Các doanh nghiệp sản xuất bắt đầu cắt giảm biên chế, thu gọn bộ máy quản lý làm cho bộ máy hoạt động gọn nhẹ hơn nhưng vẫn hiệu quả kết hợp với kế hoạch phân bố lực lượng lao động một cách cân đối, làm ít hưởng ít, làm nhiều hưởng nhiều Sự phân chia lợi nhuận diễn ra theo nhiều hình thức khác nhau ngày một chặt chẽ giữa các bên tham gia, từ đó làm cho chế độ sở hữu ngày càng củng cố và phát triển
3 Tỷ suất lợi nhuận là động lực phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là trong việc cạnh tranh giữa các ngành.
Page | 6
Trang 9Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các nhà tư bản kinh doanh trong các ngành sản xuất khác nhau, nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn Biện phápcạnh tranh là tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác, tức là tự phân phối tư bản (v và c) vào các ngành sản xuất khác nhau Kết quả của cuộc cạnh tranhnày là hình thành dần tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá trị hàng hóa chuyển thành giá trị sản xuất Như chúng ta đã biết, do các xí nghiệp trong nội bộ từng ngành, cũng hư giữa các ngành có cấu tạo hữu cơ của tư bản không giống nhau, cho nên đểthu được nhiều lợi nhuận thì các tư bản phải chọn những ngành nào có tỷ suất lợi nhuận cao để đều tư vốn
Ta xét ví dụ về 3 ngành sản xuất sau:Ngành sản xuất Chi phí sản xuất Giá trị thặng dư
Page | 7
Trang 10nhằm thu được lợi nhuận cao đồng thời việc thu được lợi nhuận cao sẽ làm đòn bẩygiúp các doanh nghiệp phục vụ tốt hơn nhu cầu thị trường
IV Vấn đề về áp dụng, liên hệ lợi nhuận cũng như tỷ suất lợi nhuận của nước ta hiện nay.
Sau cuộc cải cách kinh tế (12/1986), Đảng và nhà nước ta đã thay đổi quan điểm về vấn đề lợi nhuận Đảng ta đã khẳng định rằng lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh Để đạt được mục tiêu này thì Đảng và nhà nước đã chuyển đổi cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, quy định lại quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp để đảm bảo cho mục tiêu theo đuổi lợi nhuận của các doanh nghiệp Với những thay đổi đó thì chúng ta đã gặt háiđược nhiều thành công
Với việc mở cửa nền kinh tế thì số lượng hàng hóa nhập khẩu vào ngày càng gia tăng kể cả số lượng và chủng loại, đi kèm với đó là bài toán khó về việc đảm bảo chất lượng hàng hóa Đứng trước tình hình đó, để đảm bảo cho việc tồn tại và phát triển của mình thì các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất trong nước đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại đi cùng với đó là tập trung vào khâu đào tạocán bộ công nhân viên chức Bên cạnh đó, nhiều trường đại học và cao đẳng được hình thành nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước Việc chú trọng đến lợi ích là thúc đẩy đội ngũ cán bộ khoa học trong nước không ngừng tìm tòi sáng tạo và đã có rất nhiều phát minh sáng chế ra đời đã mang lại nhiều lợi ích cho cả nhà nước và doanh nghiệp
Cùng với doanh nghiệp nhà nước thì nước ta đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ từ khối doanh nghiệp tư nhân trong những năm trở lại đây, nhiều hình thức doanh nghiệp tư nhân đã ra đời, góp phần đáng kể vào tổng thu nhập quốc dân
Page | 8
Trang 11Việc xóa bỏ mô hình hợp tác xã tập trung thực hiện giao đất, giao ruộng cho nông dân đã khuyến khích bà con công dân hăng say sản xuất, điều đó đã biến nướcta từ một nước thiếu lương thực trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên thế giới.
Bên cạnh đó, nước ta đã mở rộng quan hệ sản xuất với các nước trên thế giới và đã ký kết được nhiều hợp đồng xây dựng các công trình nổi tiếng như Cầu Nhật Tân,…
Tuy nhiên, trong 2 năm trở lại đây, nền kinh tế nước ta có phần chững lại trước ảnh hưởng của đại dịch COVID – 19 Mặc dù nhiều doanh nghiệp vẫn đạt lợi nhuận nhưng các khó khăn do đại dịch này gây ra đã phần nào làm giảm tỷ suất sinh lời bình quân Đại dịch COVID – 19 đã kéo giảm tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân của các doanh nghiệp (ROA) so với năm trước Cụ thể, ROA bình quân khu vực FDI giảm nhẹ từ 12,5% trong năm 2020 xuống 12,4% trong năm 2021; khu vực kinh tế tư nhân ghi nhận ROA bình quân năm 2021 giảm còn 9,4% so với 9,8% của năm trước Đặc biệt, khu vực Nhà nước bị ảnh hưởng nặng nề nhấtkhi giảm 11,7% trong năm 2020 xuống còn 8,4% trong năm nay Trước tình hình đó, nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh đầu tư chuyển đổi số để đối phó trước những tác động của đại dịch Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn lựa chọn các chiến lược ưu tiên để tăng lợi nhuận như: tăng cường các hoạt động PR, tăng dường giảm/khuyến mãi, tìm kiếm và mở rộng thị trường,…
Page | 9
Trang 12KẾT LUẬN
Như vậy, tỷ suất lợi nhuận là chìa khóa và là động cơ quan trọng cho hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như là sự phát triển của nền kinh tế Nóthúc đẩy các yếu tố trong doanh nghiệp như quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất phát triển, từ đó là đòn bẩy giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn Bên cạnh đó, nó còn có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế nước nhà; nhờáp dụng đúng các kĩ năng quản lý kinh tế, nắm bắt được tình hình tỷ suất lợi nhuận mà nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trong kinh tế, đời sống xã hội của nhân dânđã được nâng cao Tuy nhiên, đối mặt với những khó khăn do dịch COVID – 19 gây nên cho nền kinh tế khiến cho tỷ suất lợi nhuận biến động, Đảng, nhà nước và các doanh nghiệp nước ta cần chú trọng những biện pháp để bình ổn giá và thị trường Như vậy, kinh tế nước ta mới có thể phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng
Page | 10