1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tổ chức dạy học đọc hiểu truyện thơ trong bài thơ và truyện thơ sách giáo khoa ngữ văn 11 tập 1 bộ cánh diều theo định hướng phát triển năng lực

160 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ chức dạy học đọc hiểu truyện thơ trong bài “Thơ và truyện thơ” (Sách giáo khoa Ngũ văn 11, tập 1 - Bộ Cánh Diều) theo định hướng phát triển năng lực
Tác giả Nguyễn Thị Thu Trang
Người hướng dẫn TS. Diêu Thị Lan Phương
Trường học Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Luận văn Thạc sĩ sư phạm Ngữ văn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 160
Dung lượng 9,37 MB

Cấu trúc

  • 2. Lịch sủ' nghiên cún vấn đề (11)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (15)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (15)
  • 6. Những đóng góp của đề tài (16)
  • 7. Cấu trúc luận văn (16)
  • CHƯƠNG 1: CO SỞ LÝ LUẬN VÀ THỤC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ (17)
    • 1.1. Cơ sở lí luận (17)
    • 1.2. Co’ sỏ’ thực tiễn (40)
  • CHƯƠNG 2: ĐÊ XUẤT QUY TRÌNH TÓ CHÚC DẠY HỌC ĐỌC (61)
    • 2.2. Thiết kế quy trình tổ chức dạy học đọc hiểu truyện tho’ (77)
      • 2.2.2. Hoạt động dạy học trên lóp (79)
  • Nhóm 1: Hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu những tri thức đọc hiểu văn bản (82)
  • Nhóm 2: Hướng dẫn HS đọc, hiểu văn bản (83)
    • A. Truyện thơ của dân tộc Thái (90)
    • D. Tất cẳ các ý trên Câu 4 : Câu nào không chính xác khi nhận xét về hình ảnh thiên nhiên (90)
    • B. Thiên nhiên biếu tượng cho sự thử thách con người, cho những thế (91)
    • D. Khát vọng tình yêu và hạnh phúc lứa đôi (91)
      • 3. Tổ chức kiểm tra đánh giá (93)
      • I. ĐỌC HIẾU (6.0 điểm) (94)
      • II. VIẾT (4.0 điểm) (98)
  • CHUÔNG 3: THỤC NGHIỆM su PHẠM (103)
    • 3.2. Đối tượng thực nghiệm (104)
    • 3.3. Thòi gian, địa điểm thực nghiệm (104)
    • 3.4. Ke hoạch bài dạy thực nghiêm (104)
    • 3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm (105)
  • KẾT LUẬN (110)
  • PHỤ LỤC (118)
    • I. MỤC TIÊU 1. về kiến thúc (134)
      • 2. về năng lực (134)
      • 3. về phẩm chất (134)
    • II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV (134)
      • 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi (135)
    • III. TIÉN TRÌNH DẠY HỌC (135)
      • 2. Tâm trạng của chàng trai khi (144)
    • III. Tổng kết (147)
      • 2. Nghệ thuật (148)
    • D. Tất cả các ý trên (149)
    • B. Thiên nhiên biêu tượng cho sự thử thách con người, cho những thế (150)
    • D. Khát vọng tình yêu và hạnh phúc lứa đôi (151)
    • Bài 1: Đọc văn bản sau và trả lòi các (151)
    • Bài 2: Viết bài luận ngắn nêu suy nghĩ của em về vấn đề khát khao (152)

Nội dung

rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; có hệ thống kiến thức phô thông nền tảng về tiếng Việt và văn học, phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành học vấn

Lịch sủ' nghiên cún vấn đề

2.1 Những nghiên cứu về truyện thơ

Nói tới khái niệm truyện thơ, hiện nay chưa có một định nghĩa bao quát chính xác, bởi quan niệm và tên gọi của nó ở từng quốc gia là chưa thống nhất.

Trong đề tài nghiên cứu khoa học Truyện thơ một số nước ở Đông Nam Á Nguồn gốc và đặc trưng thê loại, tác giả Trần Thúc Việt đã đưa ra cho người đọc cái nhìn toàn diện về truyện thơ và truyện thơ Đông Nam Á Khi đề cập đến khái niệm về truyện thơ, nghiên cứu có viết: “Ở 'Việt Nam có 3 khái niệm truyện thơ, truyện Nôm, truyện thơ Nôm Truyện thơ chủ yếu nói về các tác

3 phâm của các dân tộc ỉt người ở Việt Nam (như truyện thơ Mường, truyện thơ Tùy - Nùng, truyện thơ Thái Từ điển vãn học bộ mới) Truyện Nôm (hay truyện thơ Nôm) chủ yếu nói về các tác phẩm của dân tộc Việt (Kinh) và đó là những tác phâm viết bằng chữ Nôm (không phải chữ Hán).” [37]

Trong Từ điên thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên thì truyện Nôm được định nghĩa “Thê loại tự sự bằng thơ dài rất tiêu biêu cho văn học cô điên Việt Nam, nở rộ vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, do viết bằng chữ Nỏm nên được gọi là “truyện Nôm [7]

Trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam đầu tiên của thời hiện đại, tác giả Dương Qưáng Hàm đã đưa ra định nghĩa về truyện Nôm hết sức ngắn gọn:

“Truyện Nôm là tiếu thuyết bằng thơ” [8]

Trong chương nghiên cứu về Truyện thơ một dấu nối giữa văn học truyền thống và văn học thành văn, tác giả Võ Quang Nhơn đưa ra kết luận “Truyện thơ một mặt kế thừa và phát triển truyền thống tự sự và trữ tình của truyện cố và thơ ca dân gian, một mặt tiếp thu ảnh hưởng của nền văn hóa bác học và đặc biệt là của văn học bác học Việt Từ những kế thừa và chịu ảnh hưởng nhiều mặt đó, các nghệ nhân dân gian và các trí thức dân tộc đã sáng tạo nên một thê loại văn học dân gian với nội dung bề thế hơn về mặt dung lượng, với nghệ thuật được trau chuốt và hoàn thiện hơn Ó một sổ dân tộc ít người, thể loại truyện thơ đánh dấu bước phát triển mới của vãn học dân gian ” [20]

2.2 Những nghiên cửu về dạy học đọc hiểu truyện thơ

Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục Dạy học chủ đề “Truyện thơ Nỏm ” cho HS lớp 9 theo định hướng tích hợp kĩ năng đọc, viết, nói, nghe của tác giả Đinh Thị Yến, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội đã hệ thống những đặc điểm cơ bản của truyện thơ Nôm, chỉ ra cách thức xây dựng dạy học chủ đề truyện thơ Nôm ở lớp 9 theo định hướng phát triển năng lực.

Luận văn Tổ chức hoạt động dạy đọc - hiểu tác phẩm tự sự Việt Nam theo đặc trưng thể loại trong CT Ngữ văn lóp 11, tác giả Nguyễn Thị Yến Trinh

4 Đặng Thùy Trang (2017), Dạy học truyện thơ dân gian dán tộc Thái Tây

Bắc cho HS trung học phô thông vùng Tây Nam Bộ, Tạp chí giáo dục - khoa học giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã nêu lên một cách hiểu về truyện thơ; xác định vị trí của truyện thơ dân gian trong CT văn học dân gian ở nhà trường; những thuận lợi, khó khăn trong việc giảng dạy và học tập truyện thơ dân gian; đưa ra những biện pháp cụ thể, thiết thực và hiệu quà để nâng cao chất lượng giờ dạy học truyện thơ dân gian trong nhà trường THPT để có thể đáp ứng được những yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học văn trong nhà trường phổ thông theo tinh thần Nghị quyết số 29 - NQ/TW về Đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của HS.

Trong bài viết Dạy học tác phàm truyện theo đặc trưng thi pháp thể loại, tác giả Nguyễn Hữu Đình đã chỉ ra việc dạy học tác phẩm truyện ở trường THPT chưa thật sự bám sát đặc trưng thi pháp của thể loại truyện Tác giả chỉ ra hạn chế trong giờ giảng dạy các trích đoạn truyện Kiều Lí do của những hạn chế được tác giả đưa ra như sau “về hình thức thê loại đây là tác phẩm truyện nhưng lại được diễn đạt bằng ngôn ngữ thơ lại cộng thêm giọng thơ lục bát mượt mà, tài hoa của thi hào Nguyễn Du nên các thầy cô coi trọng việc tìm hiểu tâm trạng nhân vật mà chưa đề cập tới các yếu tổ khác của truyện Nên cốt truyện, hình tượng nhân vật, giọng kể, ngôn ngữ bị bỏ qua ” [41]

Tác giả cũng nêu ra “việc tìm hiểu văn bản truyện thường được thực hiện theo 4 bước: tìm hiểu xuất xứ, phân tích cốt truyện, phân tích nhân vật, xác định giá trị tư tưởng nghệ thuật Đảy cũng chính là cách dạy học bám sát đặc trưng thi pháp thê loại của văn bản truyện Bên cạnh đỏ ứng với mỗi bước lại phải có những vận dụng linh hoạt với từng văn bản truyện ”. Điềm lại một số công trình nghiên cứu của một số tác giả liên quan tớì dạy học truyện thơ để thấy những công trình nghiên cứu trên có những đóng goáp nhất định cho việc tìm hiểu, giảng dạy và học tập truyện thơ của GV và HS.

Các công trình trên cũng là nguôn tài liệu quý báu đôi với chúng tôi khi làm luận văn này Tuy nhiên, chưa thật sự có một công trình nghiên cứu nào đi sâu vào việc chỉ ra cách thức tổ chức dạy học văn bản truyện thơ ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực người học Việc nghiên cứu thành công đề tài sẽ mang lại những đóng góp nhất định cho việc tố chức dạy đọc hiếu truyện thơ ở trường THPT, tiếp tục cùng những nghiên cứu đồng dạng trước đó, nâng cao chất lượng dạy và học đọc hiểu truyện thơ.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cún • • •

3.1 Mục đích Đưa ra những hướng dẫn/ biện pháp tối ưu khi tổ chức dạy học đọc hiểu văn bản truyện thơ trong bài “Thơ và truyện thơ’’, SGK Ngữ văn 11 (bộ Cánh diều).

Góp phần nâng cao chất lượng dạy học đọc hiểu văn bản truyện thơ, bồi dưỡng căm xúc, rung cảm thẩm mĩ, nhu cầu thẩm mĩ, và tư duy của người học.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Đề đạt được mục đích đề ra, luận văn sẽ cần thực hiện những nhiệm vụ chính sau:

- Nghiên cứu cơ sờ lí luận: Hệ thống hóa những vấn đề lí luận về dạy học theo định hướng phát triển năng lực nói chung và dạy học đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực trong môn Ngữ văn nói riêng.

Phương pháp nghiên cứu

về phương diện phương pháp tiếp cận, chúng tôi vận dụng lí thuyết thi pháp học và lí thuyết loại hình làm cơ sở lí thuyết. về mặt phương pháp và thao tác khoa học, chúng tôi sử dụng những phương pháp sau đây:

- Phương pháp phân tích tổng họp: Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài đặc biệt là các tài liệu viết về truyện thơ và dạy học đọc hiểu truyện thơ trong bài “Thơ và truyện thơ” (Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1 - bộ Cánh diều) cho HS cho HS, từ đó xây dựng căn cứ là cơ sở lí luận cho việc thực hiện đề tài; Nghiên cứu nhũng chủ trương chính sách của Nhà nước, của ngành Giáo dục có liên quan tới đề tài nghiên cứu; Phân tích các số liệu thu thập được để từ đó đánh giá kết quả, đưa ra kết luận cần thiết khi nghiên cứu để tài.

- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành dự giờ các tiết dạy đọc hiểu truyện thơ trong bài “Thơ và truyện thơ” (Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1 - bộ Cánh diều); Sử dụng phiếu phỏng vấn điều tra, lấy thông tin càn thiết cho đề tài từ GV và HS; Khảo sát SGK, SGV, tài liệu tham khảo nhằm bổ sung cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn cho đề tài.

- Phương pháp thống kê: Sử dụng đế thống kê các bài viết, các công trình nghiên cứu về lí luận văn học, phương pháp giảng dạy; Thống kê ý kiến của GV và HS trên các phiếu điều tra

- Phương pháp so sảnh đối chiếu: Dùng để so sánh luận điểm của tác giả này với tác giả khác trên cùng một vấn đề, so sánh cách tố chức giờ học của GV này với GV khác, so sánh giữa mục tiêu cần đạt với hiệu quả giờ học Từ đó đưa ra những nhận xét cần thiết phục vụ đề tài nghiên cứu.

Những đóng góp của đề tài

- Khẳng định vai trò, tầm quan trọng của việc dạy học đọc hiểu văn truyện thơ trong trường THPT hiện nay

- Hệ thống hóa được cơ sở lí luận của việc tổ chức dạy đọc hiểu truyện thơ trong bài “Thơ và truyện thơ" (Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1 - bộ Cánh diều)

- Đánh giá được thực trạng tố chức dạy học đọc hiểu truyện thơ trong bài

“Thơ và truyện thơ" (Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1 - bộ Cánh diều)

- Đề xuất cách tồ chức dạy học đọc hiểu truyện thơ trong bài “Thơ và truyện thơ" (Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1 - bộ Cánh diều) theo định hướng phát triển NL

Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, danh mục các kí hiệu, chữ viết tắt, phụ lục, danh mục bảng biểu thì nội dung chính của luận văn này được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu Chương 2: Đề xuất quy trình tổ chức dạy học đọc hiểu truyện thơ trong bài “Thơ và truyện thơ" theo định hướng phát triển năng lực

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

CO SỞ LÝ LUẬN VÀ THỤC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ

Cơ sở lí luận

1.1.1 Dạy học đọc hiểu trong môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực 1.1.1.1 Đọc hiểu văn bản a Một số quan niệm về đọc hiểu vãn bán

Nước ngoài Đọc là gì? Khi câu hỏi này đến với chúng ta, những người hàng ngày, hàng giờ tiếp xúc với rất nhiều loại văn bản khác nhau thì hiển nhiên, câu trả lời chúng ta đưa ra cũng vô cùng phong phú:

- Đọc là phát âm các chữ cái và tô hợp chúng thành từ ngữ - Đọc là hiếu những gì trên trang giấy

Những câu trả lời trên đây đưa ra cái hiểu khá đơn giản về việc đọc Trên thực tế hoạt động tạo ý nghĩa từ các kí hiệu trên trang sách phức tạp hơn rất nhiều Nếu chỉ hiểu ở mức độ ấy có lẽ người ta không cần quá trình học tập đến cả chục năm thời phổ thông, sau đó là đại học, học suốt đời, đọc suốt đời.

Hãy điểm qua một số quan niệm tiêu biểu của các nhà nghiên cứu đọc hiểu để sáng rõ khái niệm.

- “Đọc là quá trình phức tạp bao gồm sự kết hợp của các khả năng cảm nhận, tâm lí ngôn ngữ và nhận thức ’’ (Adam, 1990).

- “Mục đích chính của việc đọc là thu nhận và kiến tạo ý nghĩa từ văn bản ” (Sweet & Snow, 2002).

- “Đọc hiểu là năng lực nhận thức phức tạp yêu cầu khả năng tích hợp thông tin trong văn bản với ý thức có trước của người đọc’’ (Anderson &

Pearson, 1984, Afflrbach, 1990, Meneghetti, Carrett & De Bern 2006).

- "Đọc hiêu là một quá trình tương tác xảy ra giữa một người đọc và một văn bản" (Rumelhart, Ỉ994) Trong suốt quá trình tương tác này, người đọc mang tới những mức độ khác nhau về sự trải nghiệm đời sống, về kĩ năng, trong đó bao gồm các kì năng ngôn ngữ, về những nguồn tài nguyên nhận thức và trì thức của họ về thế giới nói chungQuan điểm này cũng được Smith đồng thuận khi ông cho rằng: "Đọc là một quả trình tương tác, trong quả trình đó, tri thức có trước về thế giới của người đọc tương tác với thông điệp được truyền đạt một cách trực tiếp hoặc gián tiếp bằng văn bản

- Đọc hiểu còn được xác định là "một quá trình tư duy cỏ chủ tâm, trong suốt quá trình này, ỷ nghĩa được kiến tạo thông qua sự tương tác giữa văn bán là người đọc” (Durkm, 1993).

Nhìn chung, tất cả những quan niệm trên đây đều chú ý đến các nhân tố gắn kết xung quanh hoạt động đọc Đó là văn bản, người đọc và mối quan hệ tương tác giữa văn bản và người đọc nhằm mục đích kiến tạo nghĩa từ văn bản.

Vấn đề “hiểu” trong đọc tưởng như là một kết quả tất yếu bởi thông thường chúng ta vẫn nghĩ đọc là để hiểu, hiểu là mục đích của việc đọc Tuy nhiên, kết quả khảo sát của nhiều nhà nghiên cứu về đào tạo đọc đã chỉ ra rằng không phải cứ có A là tất yếu dẫn đến B Nhiều bằng chứng được dẫn ra cho thấy HS có thể đọc trôi chảy, thậm chí đọc bằng chất giọng rất tốt, rất phù hợp với văn bản (đọc diễn cảm) Thế nhưng khi làm các bài test về hiểu lại cho kết quả không tương xứng, họ tỏ ra rất khó khăn để diễn giải những hiểu biết của mình về văn bản Từ những nghiên cứu này, khoảng hơn 30 năm trở lại đây, vấn để hiểu như là một quá trình nhân thức bắt đầu nhận được sự chú ý của khoa học Người đặt vấn đề quan tâm đến “hiểu” trong khi đọc, theo tổng kết của NRP, là Markman trong các cuốn sách ông viết vào năm 1978, 1981 Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đồng thuận với ý kiến: hiểu là “cốt lõi của việc đọc” (Durkin, 1993) Mục đích chính của đọc là để hiểu những ý tưởng, những thông điệp trong đó Không

10 hiểu, việc đọc sẽ trở nên trống rồng và vô nghĩa giống như chúng ta nhìn mà không thấy vậy. Để đạt đến mức độ hiểu văn bản không thể không tính đến việc hiểu ngữ âm, từ vựng, sự trôi chảy trong khi đọc Tuy vậy các mức độ đó không đảm bảo chắc chắn dẫn đến có thể hiểu thấu đáo điều mình đang đọc Chính vì vây các nhà nghiên cứu đã tạm thời phân chia ra ba thành tổ, cũng có thể xem là ba mức độ cơ bản của hoạt động đọc Đó là sự chính xác (accuracy), sư trôi chảy (fluency), và sự hiếu (comprehension) Việc phân chia này đã giúp các nhà nghiên cứu kiểm tra mối quan hệ giữa các thành phần đọc khác nhau và cách thức chúng được kết nối lại với nhau, từ đó mà đặt cơ sở khoa học cho việc dạy đọc hiểu.

Nhìn chung, có rất nhiều quan niệm khác nhau về đọc hiểu văn bản được các nhà nghiên cứu đưa ra Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, chúng tôi lựa chọn quan niệm về đọc hiểu của PISA là căn cứ triển khai luận văn Quan niệm về đọc hiểu của PISA đưa nền giáo dục trên thế giới xích lại gần nhau hơn khi thống nhất một quan niệm và những yêu cầu chung về đọc hiểu văn bản PISA khẳng định như sau: “Định nghĩa về năng lực đọc hiểu đã thay đôi theo tlỉời gian cùng với những thay đối trong xã hội, kinh tế, văn hóa Khái niệm về học tập, đặc biệt là học tập suốt đời (lifelong learning) đã mở rộng tri thức về năng lực đọc hiểu Năng lực không còn là một khả năng chỉ có trong thời thơ ấu ở những năm đầu đi học Thay vào đó, năng lực được xem như miền mở rộng kiến thức, kỹ năng và chiến lược mà cá nhân xây dựng suốt cuộc đời ở nhiều ngữ cảnh khác nhau, thông qua sự tương tác với bạn bè và cộng đồng lớn hơn

[45J Quan điểm trên của PISA cho thấy việc đọc hiểu và năng lực đọc hiểu của một cá nhân chịu tác động của thời gian, bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội

“Năng lực đọc hiểu không chỉ là một yêu cầu suốt thời kì tuổi thơ trong nhà trường phổ thông, mà nó còn trở thành một nhân tố quan trọng trong việc xây dựng, mở rộng kiến thức, kĩ năng và chiến lược của mỗi cá nhân trong suốt

11 cuộc đời khi học tham gia vào các hoạt động ở những tình huông khác nhau trong moi quan hệ với người xung quanh, cũng như trong cả cộng đồng rộng lớn [45]

Trong nước Ở Việt Nam, đọc hiểu đã thu hút sự quan tâm của một số nhà nghiên cứu khoảng hai thập kỉ gần đây, và thuật ngừ “đọc hiểu” (reading comprehension) được đưa vào nhà trường Việt Nam cho đến nay vừa qua một thập kỉ Đọc hiểu là tư tưởng dạy học văn gắn liền với sự thay đổi CT, sách giáo khoa từ tiểu học đến hết THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai bắt đầu từ năm 2000,2002

Cho đến nay, khái niệm đọc hiểu ít nhiều trở nên gần gũi, quen thuộc, “thuận miệng” với đa số các thầy cô giáo và các em HS.

GS Trần Đình Sử đã trích dẫn giải thích của Đại bách khoa toàn thư Trung

Quốc, quyên Giáo dục “Đọc là một quá trình hoạt động tâm lí nhằm tiếp nhận ỷ nghĩa từ kí hiêu ngôn ngữ được in hay được viết Trên cơ sở đó, tác giả chì ra một số nội dung then chốt về việc đọc: Đọc là quá trình tiếp nhận ý nghĩa từ văn bản, phải dựa vào tính tích cực của chủ thể và tác động qua lại giữa chủ thề và vãn bản Đọc là quá trình giao tiếp và đối thoại với người tạo ra văn bản đọc là quá trình tiêu dùng văn hoá văn bản Đọc là quá trình tạo ra các năng lực người Quan niệm này đã tính đến vai trò tích cực của chủ thể đọc, mối quan hệ của họ với văn bản, hoạt động đọc trong mối tương quan với quá trình sản sinh văn bản và chỉ ra vai trò, ý nghĩa to lớn của hoạt động đọc đối với cuộc sống của con người Đi tìm hiểu bản chất của khái niệm, tác giả cũng chỉ ra quan niệm của mình về vấn đề hiểu trong đọc Theo ông, đây là một khái niệm có nội hàm rất rộng Dần M Bakhtin với Con người trong the giới ngôn từ, tác giả chỉ ra hiểu trong đọc hiếu bao gồm nhiều hành động gắn với nhau “7, Cảm thụ (tiếp nhân) kí hiệu vật chất (màu sắc, con chữ, ) 2, Nhận ra kí hiệu quen hay lạ, hiểu ỷ nghĩa của nó được lập lại trong ngôn ngữ 3, Hiểu ỷ nghĩa của nó trong ngữ cảnh 4, Đổi thoại với ỷ nghĩa đó (tán thành, phản đổi), trong

12 nhân thức bao gôm cả sư đánh giá vê chiêu sâu và chiêu rộng Bản chât tâm lí của sư hiêu lù biến cái của người khác thành cái vừa của mình - vừa của người khác Hiểu bao giờ cũng là tự hiểu, nghĩa là biến cái được hiểu thành kiến thức, quan điểm, niềm tin của mình ” Như vậy là ở đây biên độ cùa hiểu đã được đẩy ra mọi chiều kích, từ mức độ đơn giản nhất là nhận biết cho tới mửc độ cao nhất là đánh giá, vận dụng Nốu hiểu như vậy chúng ta sẽ không thấy có mâu thuẫn gì giữa đọc hiểu và đọc sáng tạo - tư tưởng mà các giáo trình dạy học văn thường nhấn mạnh - như một số người lo lắng Người ta không thể sáng tạo từ con số không Mọi sự sáng tạo suy đến cùng trước hết bắt đầu từ sự sáng tạo lại, nghĩa là phải được đặt trên nền tảng cúa sự nhận thức, tiếp thu những gì đã được nhân loại bàn đến Thực ra đọc sáng tạo cần được nhấn mạnh nhiều hơn • • • • • • • trong đọc các văn bản văn chương Ở đó thông điệp không tồn tại sằn có ở bất cứ một câu văn hay một hình ảnh nào Nhưng đồng thời, cũng ở đó, tất cả các câu văn, hình ảnh đều ít nhiều thấp thoáng hoặc nhấn mạnh, hé mở với người đọc để họ, bằng toàn bộ con người tinh thần của mình, nỗ lực tiếp nhân và hiến tạo ý nghĩa Tuy nhiên, đọc sáng tạo như vậy thực ra cũng bắt đầu từ chuyện hiểu câu chữ, hình ảnh, hiểu con người, cuộc đời, hiểu chính bản thân ta.

Bàn về đọc hiểu, GS Nguyễn Thanh Hùng cho rằng “Đọc hiểu là một khái niệm khoa học chỉ ra mức độ cao nhất của hoạt động học, đọc hiểu đồng thời cũng chỉ ra năng lực văn học của người đọc Hiểu là phát hiện và nắm vững mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng, đối tượng nào đỏ và ý nghĩa của các mối quan hệ đó Hiểu là hao quát hết nội dung và có thê vận dụng vào đời sống

Co’ sỏ’ thực tiễn

1.2.1 Dạy học đọc hiểu truyện thơ trong bài “Thơ và truyện thơ” trong

Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1 (Bộ sách Cánh Diều) 1.2.1.1 Vị trí và đặc điểm truyện thơ trong CT Ngữ vãn 2018

Trong CT Ngừ văn ở nhà trường phổ thông hiện nay, truyện thơ dân gian chưa có được vị trí đáng kế như giá trị vốn có của nó Điều đó không chỉ thế hiện ở số lượng tác phẩm được đưa vào giảng dạy mà còn ở cả thời lượng các tiết dạy dành cho nó.

Trong SGK Ngữ văn 11, tập 1, bộ Cánh Diều, các văn bản truyện thơ được đưa vào sách như sau: 1 Văn bản “Lòi tiễn dặn ” (trích Tiễn dặn người yêu), 2

Văn bản “Nỗi niềm tương tư’’ (trích Bích Câu kì ngộ, Vũ Quốc Trân)

1.2.1.2 Nội dung dạy học đọc hiểu truyện thơ

Bám sát yêu cầu cần đạt cùa CT Ngữ văn 2018, nhóm tác giả sách bộ sách Cánh Diều đã thiết kế, và đưa vào SGK Ngữ văn lớp 11 (tập 1), bài 1 với tên gọi “Thơ và truyện thơ’’.

- Thời gian thực hiện: 11 tiết - Bài học được cấu trúc như sau:

Các phần cua bài học Nội dung

TÊN BÀI HỌC YÊU CÀU CÀN ĐẠT

THƠ VÀ TRUYỆN THƠ + Nhận biết và vận dụng những hiểu biết về thơ trữ tình (giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố như ngôn từ, hình thức bài thơ thể hiện trong văn bản; ý nghĩa, tác dụng của yếu tố tự sự trong thơ; ) và đặc điểm của truyện thơ dân gian, truyện thơ Nôm (cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, độc thoại nội tâm, bút pháp, ngôn ngữ, ) để đọc hiểu các bài thơ và đoạn trích truyện thơ.

+ Nhận biết, phân tích được đặc điểm, tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong viết và nói tiếng Việt.

+ Viết được bài nghị luận xã hội và trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một tư tưởng, đạo

+ Trân trọng những giá trị nhân văn; góp phân giữ gìn, phát huy băn sắc cúa di sản văn học dân tộc.

KIÊN THỨC NGỮ VÀN 1 Truyện thơ dân gian

2 Truyện thơ Nôm 3 Biện pháp lặp cấu trúc ĐỌC

SÓNG (Xuân Quỳnh) LÒI TIỀN DẶN (trích Tiễn dặn người yêu) TÔI YÊU EM (Pu-skin)

NỎI NIỀM TƯƠNG TƯ (trích truyện thơ Bích

Biện pháp lặp cấu trúc VIẾT Viết bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí NÓI VÀ NGHE Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một tư tưởng, đạo lí

Tự ĐÁNH GIÁ Văn bản: HÔM QUA TÁT NƯỚC ĐẦU ĐÌNH HƯỚNG DẪN Tự HỌC 1 Tìm đọc thêm một số đoạn trích từ các truyện thơ Tiễn dặn người yêu, Bích Câu kì ngộ, các câu ca dao và một số bài thơ hiện đại viết về tình yêu.

2 Tìm đọc một số bài phân tích và đánh giá về các tác phẩm đã đọc hiểu trong bài 1.

3 Sưu tầm một số bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí có nội dung gần gũi, thiết thực với tuổi trẻ học đường, ghi lại các mở bài và kết bài hay, độc đáo.

Như vậy, nhìn vào cấu trúc bài học ở trên có thể thấy, SGK Ngữ văn (bộ sách Cánh Diều) thiết kế bài học một cách hệ thống, và thống nhất từ các cấp

THCS đến THPT Việc lựa chọn các đon vị kiến thức đưa vào bài học đảm bảo

2 • 1 1 bám sát quan điêm, mục tiêu xây dựng và yêu câu cân đạt của CT Ngữ văn 2018.

Có thể thấy, dù kết cấu bài học theo hướng thể loại, thì các tác giả sách Cánh Diều vẫn nồ lực hết sức trong việc lựa chọn ngữ liệu phù hợp cả trong nước lẫn nước ngoài, từ bộ phận văn học dân gian cho tới văn học viết Và điểm

34 đặc biệt đó là những văn bản đọc hiếu được đưa vào bài học đều hướng về đề tài tình yêu.

Trong phạm vi luận văn, chúng tôi tập trung vào nội dung dạy học đọc - hiểu truyện thơ trong bài “Thơ và truyện thơ" với hai văn bản: "Lời tiền dặn ” (trích Tiễn dặn người yêu) và “Nỗi niềm tương tư’’ (trích Bích Câu kì ngộ, Vũ Quốc Trân)

Các nội dung dạy học càn được xây dựng bám sát những yêu cầu cần đạt về đọc hiểu văn bản truyện thơ cho HS lớp 11 theo CT giáo dục phổ thông môn

1 2.1.3 Yêu cầu cần đạt trong dạy học đọc hiếu truyện thơ cho HS lớp 11 theo định hướng phát triển năng lực

Truyện thơ thể hiện những quan niệm đạo đức truyền thống được giữ gìn chủ yếu ở những nơi thôn xóm và nguyện vọng của nhũng người bình dân về lẽ công bằng trong khuôn khổ xã hội phong kiến Nhân vật trong truyện thơ được khắc họa chủ yếu qua hành động, ngôn ngữ, cử chỉ Ngôn ngữ trong truyện thơ bình dị, nôm na, mang chất dân dã đời thường Khi tồ chức dạy học đọc hiểu truyện thơ cho HS lớp 11, Gv cần nắm vững những đặc trưng cơ bản của truyện thơ, lấy đó làm căn cứ để đưa ra cách tiếp cận văn bản phù họp.

Bên cạnh việc nắm vững đặc trưng thể loại, GV còn cần nắm vững những yêu cầu cần đạt trong dạy học đọc hiểu truyện thơ Dựa vào CT Ngữ văn 2018, chúng tôi đưa ra một số yêu cầu cần đạt trong dạy học đọc hiểu truyện thơ như sau:

Thứ nhất, về đọc hiểu nội dung: Văn bản thể hiện qua các yêu Cầu HS sau khi đọc phải hiểu được chi tiết, đề tài, chủ đề, tư tưởng, thông điệp có trong văn bản, cả nội dung bề nổi (hiển ngôn, tường minh, nghĩa đen, cái biểu đạt ) và nội dung bề sâu (hàm ngôn, hàm ẩn, nghĩa bóng, cái được biểu đạt ) Đọc hiểu hình thức thể hiện qua việc yêu cầu HS khi đọc phải hiểu (nhận biết, phân tích, nhận xét, đánh giá) được đặc điểm các kiểu văn bẳn và thể loại,

35 các thành tố của mỗi kiểu văn bản và thể loại (câu chuyện, cốt truyện, truyện kể, nhân vật, không gian, thời gian, người kể chuyện, điểm nhìn, vần thơ, nhịp thơ, lí lẽ, bằng chứng ), ngôn ngữ biểu đạt

Liên hệ, so sánh, kết nổi là các yêu cầu cần đạt hướng tới kĩ năng biết liên hệ, so sánh giữa các văn bản, kết nối văn bàn với trải nghiệm cá nhân người đọc, để hiểu thêm văn bản Ngoài ra còn có yêu Cầu cần đạt về đọc hiểu văn bản đa phương thức Đây chính là một trong những điểm mới của CT môn Ngữ văn 2018. Đọc mở rộng, học thuộc lòng một số đoạn, văn bản văn học chọn lọc Đây là yêu cầu nhằm khuyến khích văn hoá đọc, ý thức đọc và niềm say mê đọc sách trong nhà trường. về đọc hiểu hình thức:

ĐÊ XUẤT QUY TRÌNH TÓ CHÚC DẠY HỌC ĐỌC

Thiết kế quy trình tổ chức dạy học đọc hiểu truyện tho’

Tố chức dạy đọc hiểu truyện thơ trong bài "Thơ và truyện thơ", Ngữ văn 11, tập 1 - bộ Cánh Diều, chúng tôi tập trung thiết kế quy trình tố chức dạy học đọc hiểu văn bản gồm 3 hoạt động lớn: Hoạt động chuẩn bị; Hoạt động trên lóp; Hoạt động ngoài giờ học Các hoạt động học sẽ gồm các bước sau:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập • • • • X - GV: Giao nhiệm vụ cụ thể cho HS - HS: Nhận nhiệm vụ từ GV

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ • • • • - HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Dự kiến sản phẩm học tập của HS, những khó khăn HS có thể gặp phải; Quan sát, hồ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV: Tổ chức, điều hành HS báo cáo sản phẩm học tập, thảo luận - HS: Báo cáo sản phẩm học tập, thảo luận theo định hướng của GV Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV: Nhận xét và đánh giá kết quả, chuẩn hóa kiến thức; Liên hệ, so sánh, bình giảng (nếu cần)

- HS: Ghi nội dung kiến thức bài học Kĩ năng đọc chính xác, đọc phân tích, đọc sáng tạo, đọc tích lũy Đọc chính xác là bước đầu tiên của quá trình đọc hiếu, HS đọc Đọc phân tích, đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả của quá trình đọc hiểu, đọc kĩ, nhiểu lần, đọc toàn bộ tác phấm, đọc hiểu, đọc đối thoại Đọc sáng tạo, không có nghĩa là thoát li hoàn toàn khởi văn bản, mô phỏng là sáng tạo, cải biên cũng là sáng tạo, và làm mới là sáng tạo ở mức cao hơn nhưng hiếm vô cùng

Hoạt động này gồm việc thiết kế kế hoạch bài dạy và hướng dần HS soạn bài trước khi bước vào tiết học Khi lựa chọn tiếp cận văn bản đọc hiểu theo thi pháp thể loại thì kế hoạch bài dạy và câu hòi hướng dẫn soạn bài phải chú trọng khai thác các yếu tố thể loại.

Ke hoạch bài dạy cần thể hiện rõ cách tổ chức dạy học làm sao để HS chiếm lĩnh được tri thức, hướng vào hình thành kĩ năng, phát triển năng lực đọc hiểu của HS, phải xây dựng được hệ thống những công việc cần làm của GV và HS, đặc biệt là hệ thống các câu hỏi nhàm dẫn dắt, định hướng HS thu thập và phân tích thông tin, tìm hiểu và khám phá, phát hiện và trao đồi để tự rút ra kết luận cho bài học Và cuối cùng phải hướng tới việc hình thành cho HS cách đọc hiểu văn bản khác cùng thể loại, hướng tiếp cận và khai thác vấn đề, vận dụng vào thực tế cuộc sống.

Việc hướng dẫn HS soạn bài có thề kết hợp hoặc thực hiện một trong các cách sau:

- Yêu cầu HS đọc văn bản và trả lời các câu hỏi trong phần câu hỏi cuối bài học

- Chuẩn bị thêm những câu hỏi xoay quanh các vẩn đề bài học mà GV dự kiến sẽ khai thác ở HS Khi xây dựng câu hởi, cần chú ý tới mối liên hệ của những câu hởi này với những câu hỏi trong SGK

- Sử dụng phiếu học tập

Trước giờ học: GV yêu cầu HS soạn bài theo chỉ dẫn sau:

(1) Đọc kiến thức ngữ văn nêu

(2) Đọc phần chuẩn bị (SGK/ ), nêu những điều cần chú ý khi đọc

Những điều tôi biết về văn bản Những suy nghĩ, phỏng đoán ban đâu của tôiA

Nhan đề, thể loại, tác giả

(3) Đọc văn bản ờ nhà (ít nhât 2 lân), trong quá trình đọc, gạch chân những từ ngữ khó, chưa hiếu chia văn bản thành các phần và nêu nội dung chính của từng phần

(4) Chỉ ra các yếu tổ hình thức, nội dung của văn bản đọc hiểu (5) Trả lời một số câu hỏi gắn với việc tổ chức dạy học

GV có thể chuyển hóa câu hởi học tập thành dạng phiếu Các hoạt động này góp phần trang bị cho HS công cụ sử dụng vào việc giải mã văn bản Khi yêu cầu HS chuẩn bị bài, GV phải có động thái kiếm tra phần chuẩn bị bài của HS trước khi bước vào tiết học.

2.2.2 Hoạt động dạy học trên lóp

Từ những dự kiến đã được cụ thể hóa trong kế hoạch bài dạy, GV tiến hành giờ dạy học trên lóp.

2.2.2.7 Hoạt động 1: Xác định vẩn đề/ nhiệm vụ học tập/ mở đầu

Hoạt động này diễn ra ngay đầu tiết học đọc hiểu, trước khi HS đọc hiểu văn bản trên lớp Mục tiêu của hoạt động này là tạo tâm thế sẵn sàng để HS bước vào bài học, khơi dậy được hứng thú học tập của HS, ôn tập kiến thức cũ, kích hoạt kiến thức nền liên quan tới bài học hoặc cũng có thể là gợi mở về những đơn vị kiến thức HS sẽ được học trong tiết học Mục tiêu của hoạt động này xuất phát từ hai lí do Thứ nhất, về phía lí luận dạy học: Muốn giúp HS hình thành kiến thức mới, ta phải khơi gợi từ những gì HS đã biết Thứ hai

Nhìn từ phía lí thuyết tiếp nhận: Quá trình tiếp nhận văn học có tính chủ động sáng tạo, việc đọc, giải mã, chiếm lĩnh văn bản phụ thuộc vào từng người đọc trên nhiều phương diện như hiểu biết, kinh nghiệm sống, sở thích, ý thức hệ

Do đó, khi thiết kế các hoạt động mở đầu, GV cần lưu ý tới việc kích hoạt tri thức nền trước tiên. Đi từ mục tiêu, hoạt động mở đầu cho tiết dạy đọc hiểu truyện thơ có thể xoay quanh hai nội dung kiến thức chính Một là những kiến thức cần có để đọc hiểu truyện thơ: tác giả, tác phẩm, thể loại, nhan đề, thời điểm ra đời Hai

71 là những trải nghiệm cần có, để đọc hiểu văn bản truyện thơ Ví dụ để đọc hiểu hai văn bản truyện thơ trong SGK Ngữ văn 11, tập 1, xoay quanh chủ đề tình yêu đôi lứa, GV cần khơi gợi trong các em tình cảm đó thông qua những tình huống giả định để HS hình dung, tưởng tượng, đặt mình sống trong hoàn cảnh của nhân vật.

Có nhiều hình thức GV có thề lựa chọn tổ chức cho hoạt động mở đầu này Dù lựa chọn hình thức nào thì thời gian cũng chỉ từ 5-7 phút, không sử dụng quá nhiều thời gian, tránh gây sao nhãng cho HS, làm ảnh hưởng tới những hoạt động tiếp theo.

Mở đầu bằng tổ chức trò chơi

Một số trò chơi quen thuộc có thế sử dụng trong hoạt động khởi động: đuổi hình bắt chữ, mảnh ghép bí mật, ai là triệu phú, chiếc nón kì diệu

GV có thể thiết kế trò chơi trên Power Point, tạo câu hỏi trên các ứng dụng, phần mềm trực tuyến như Quizz, Kahoot, Palet, Wondershare Quiz Creator

Hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu những tri thức đọc hiểu văn bản

Gv sẽ tố chức các hoạt động huớng tới việc trang bị những tri thức cơ bản nhất cho HS về tác giả, tác phẩm, đoạn trích (nếu văn bản đọc hiểu là đoạn trích), thể loại Ngoài ra, GV còn có thể hướng HS chú ý đến hoàn cành lịch sử của văn bản, HS hiếu vấn đề thời đại liên quan đến văn bản góp phần hiểu thông điệp, trăn trở mà tác giả gửi gắm. Ở hoạt động này, GV nên giao cho HS tìm hiểu trước ở nhà thông qua bài tập nhóm hoặc dự án học tập, sử dụng phiếu học tập, câu hỏi hay bài tập được thiết kế một cách dễ hiểu, sinh động Thời gian trên lóp, GV tổ chức cho HS báo cáo, thảo luận, nhận xét và đưa ra kết luận.

Tất cả phiếu học tập, dự án học tập GV cần hướng dẫn HS lưu lại thành hồ sơ học tập, làm căn cứ cho việc đánh giá HS.

Ví dụ: GV hướng dẫn HS tìm hiểu tri thức đọc hiểu văn bản Tiễn dặn người yêu

GV: yêu cầu HS tìm hiểu phần Kiến thức ngữ văn (tr.l 1) và phần chuẩn bị bài, vẽ sơ đồ tư duy ( hình thức tự do sáng tạo) tìm hiểu đặc trưng thể loại theo các ý:

+ Đặc điểm chung + Đề tài, chủ đề

+ Cốt truyện + Nhân vật + Ngôn ngừ

- HS: thực hiện nhiệm vụ; Báo cáo, thảo luận qua câu hỏi Truyện thơ khác gì với truyện / thơ?

Truyện thơ dân gian khác gì với các thể loại truyện thơ khác?

Chỉ ra yếu tố tự sự / trữ tình trong truyện thơ?

Khi đọc hiểu truyện thơ dân gian, cần thực hiện như thế nào?

GV: Kết luận, nhận định

Hướng dẫn HS đọc, hiểu văn bản

Truyện thơ của dân tộc Thái

B Truyện thơ của dân tộc Ê-đê c Sử thi của dân tộc Mường.

D Truyện thơ của dân tộc Tày Nùng.

Câu 3 : Việc nhắc dến cái chết trong đoạn thơ mang ý nghĩa chủ yếu là?

A Dù phải chết, hỏa thành gì, anh vẫn quyết tâm ở bên người yêu.

B Cái chết là sự thử thách tột cùng, tình yêu mãnh liệt của anh vượt qua cả sự thử thách đó. c Nói đến cái chết chính là nói đến khát vọng mãnh liệt được sống cùng nhau.

Tất cẳ các ý trên Câu 4 : Câu nào không chính xác khi nhận xét về hình ảnh thiên nhiên

A Thiên nhiên vừa là những hình ảnh quen thuộc đối với nếp cảm, nếp nghĩ của con người, vừa góp phần thể hiện tâm tư tình cảm nhân vật.

Thiên nhiên biếu tượng cho sự thử thách con người, cho những thế

lực ngăn trờ tình yêu c Thiên nhiên vừa là những hình ảnh tượng trưng vừa là những hình ảnh phóng đại.

D Thiên nhiên không chỉ thể hiện tâm trạng, tình cảm của nhân vật mà còn thấm đẫm màu sắc dân tộc trong tác phẩm.

Câu 5 : Vẻ đẹp tình yêu của cô gái và chàng trai trong đoạn trích là gì?

A Tình yêu gắn liền với hôn nhân.

B Tình yêu gắn với cuộc sống lao động. c Tình yêu đau khổ nhưng tràn đầy khát vọng.

D Tình yêu gắn với tình cảm quê hương.

Câu 6 : Chủ đề nổi bật trong truyện thơ là gì?

A Tình yêu giữa những người cùng hoàn cảnh.

B Chế độ hôn nhân gả bán.

C Số phận đáng thương của người phụ nữ.

Khát vọng tình yêu và hạnh phúc lứa đôi

Ví dụ: Ở phần luyện tập bài đọc hiểu văn bản '"Bích câu kĩ ngộ ”

GV yêu câu HS so sánh 2 đoạn thơ nói vê tâm trạng tương tư của Tú Uyên trong Nỗi niềm tương tư - Bích Câu kì ngộ và của Kim Trọng trong Truyện Kiều

Lần trăng ngơ ngẩn ra về, Đèn thông khêu cạn, giấc hòe chưa nên

Nồi nàng canh cánh nào quên, vẫn còn quanh quấn người tiên khéo là?

Chàng Kim từ lại thư song Nồi nàng canh cánh bên lòng biết khuây

Sầu đong càng lắc càng đầy Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.

So sánh Tú Uyên Kim Trọng Điểm giống Điểm khác

2.2.3 Hoạt động ngoài giờ lên lóp

Trong tiến trình bài dạy thì hoạt động ngoài giờ lên lớp có thể gọi là hoạt động động vận dụng Đây là hoạt động nằm ngoài thời lượng trong phân phối CT, diễn ra sau tiết học, cần có sự tham gia hỗ trợ của nhiều bộ phận trong nhà trường như GV bộ môn, GV chủ nhiệm, bộ phận thư viện, tổ chức Đoàn thanh niên và phải có kế hoạch rõ ràng, cụ thể Trong hoạt động này, GV là người giữ vai trò tổ chức, dẫn dắt, hướng dẫn, gợi ý HS thực hiện các nhiệm vụ HS sẽ nộp báo cáo để trao đổi, chia sẻ và đánh giá vào các thời điểm phù họp trong kế hoạch giáo dục của GV.

Hoạt động ngoài giờ lên lớp có thề vận dụng một số hình thức sau:

- Thuyết trình, hùng biện rp Ậ _ 1 _ ' _ 4- • Ậ _1 ~

- TÔ chức điên dã - Sân khấu hóa

- Sưu tầm tài liệu, đọc mở rộng Ví dụ:

Sau khi đọc hiểu văn bản “Lời tiễn dặn ”, GV yêu cầu HS đọc mở rộng theo những hướng sau:

- Tìm đọc toàn bộ tác phẩm Tiễn dặn người yêu - Tìm đọc những tác phẩm truyện thơ dân gian khác của đồng bào dân tộc thiểu số

- Tìm đọc những tác phẩm khác thể loại nhưng cùng để tài, hoặc cùng thể loại, khác đề tài, hoặc cùng thể loại, cùng đề tài

- GV cũng có thể để HS liên hệ và trao đổi với nhau về vấn đề khát khao đoàn tụ của đôi lứa thời xưa và nay.

GVlinh hoạt sử dụng sản phẩm của HS

- Các vấn đề về hôn nhân đồng giới - Các vấn đề về tự do hôn nhân, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy Chúng ta thấy được khát khao về tự do yêu thương và hạnh phúc lứa đôi của trai gái người Thái ngày xưa Họ là những nạn nhân đau khố của chế độ hôn nhân bán gả, khiến cho tình yêu tan vỡ đau khố Tuy nhiên từ đó khiến ta thấy được thứ tình cảm chân thành họ dành cho nhau: cùng nhau vượt qua, thoát khỏi cảnh ngộm có thể chết cùng nhau hoặc sống hạnh phúc bên nhau.

Tóm lại, những hoạt động ngoài giờ học cần phải được lựa chọn và tổ chức chu đáo cả về nội dung lần hình thức, cân bằng tính chất vui chơi giải trí và học tập nhiên cứu, phải hướng tới phát triển, hoàn thiện kĩ năng, năng lực cần có cho HS, và phải xem hoạt động này như một nội dung để đánh giá chất lượng học tập.

3 Tổ chức kiểm tra đánh giá

3.1 Mục đích đánh giả Để đánh giá kết quà đọc hiểu truyện thơ trong bài “Thơ và truyện thơ’’ cùa HS, chúng tôi thiết kế đề kiểm tra 02 tiết, sừ dụng sau khi HS đọc hiểu văn bản “Lời tiễn dặn ” (trích Tiễn dặn người yêu). Đề kiểm tra hướng tới đánh giá khả các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng của HS Yêu cầu HS sử dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để đọc hiểu một ngữ liệu ngoài SGK, cùng thể loại, và cùng đề tài với vãn bản đã học

- Mức độ: Hệ thống câu hỏi được thiết kế theo các mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng (vận dụng thấp, vận dụng cao)

- Đồ kiểm tra bao gồm các câu hởi trắc nghiệm khác quan và tự luận

3.3 Công cụ đánh giá Đề kiểm tra 90 phút

I ĐỌC HIẾU (6.0 điểm) Đọc văn bẳn sau:

KHUN LÚA - NÀNG ỦA (CHÀNG LÚA - NÀNG ỦA)

(Truyện thơ dân tộc Thái)

Nùng rời chàng buồn đau theo mẹ Đường về quê vắng vẻ quạnh buồn

Vời trông nào thấy người thương Trời âm thầm tỏa màn sương mịt mùng

Vào cánh rừng trông chừng xa khuất Nàng như cuồng ngã vật nằm queo

Bà Nàng cuống sợ nhào theo Ôm con nhớn nhác giữa đèo nhờ ai?

Nhờ chim Én cánh dài tìm Lú Kê ngọn ngành, Chàng sợ đi ngay Đây rồi Chàng gọi, Chàng lay -Hỡi ôi, Vía ủa có hay chăng về

Anh đây mà, dậy đi Em hỡi

Ngượi vợ yêu anh đợi anh mong

"Hà hơi” Chàng bế Chàng bồng

Giật mình choàng tỉnh Nàng bừng cơn mê

-Anh yêu quí, chết đi cho khuất Sống chia lìa, lay lắt anh oi!

Van Nàng, Mẹ mới nên lời:

- Sợ Cha bắt "chém” cả đôi chằng ne!

Khun Lú mới VO về Nàng ủa:

Gắng hãy về chớ quá buồn đau

Mặc cho kẻ lượn bên rào Có trời chứng giám ta nào phụ nhau!

Nàng về những âu sầu buồn bã Nước mắt thì lã chã kêu gào

Người Cha sôi giận tuôn trào - He mày còn bướng thì tao chặt đầu!

- Vừa lúc Tạo thăm Dâu đã đến Mẹ mắng con, im ỉm trong buồng

Nàng ủa xinh đẹp ngậm buồn

Khóc thương Chàng Lú chẳng còn thiết chi.

(Bản diễn Nôm “Khun Lủ - Náng ủa ” của Nguyễn Khôi dài 452 câu thơ đã được NXB

Vãn Hóa Dân Tộc in và phát hành 1100 cuốn, tại Hà Nội tháng 9 - 1997)

(Tóm tắt tác phẩm: Tích truyện cố Chàng Lú - nàng ủa có ở các dân tộc Kháng (Xá), Khơ Mủ, Thải, Chàng Lủ và nàng ủa yêu nhau tha thiết từ nhỏ Lớn lên, ủa bị cha mẹ ép gả cho một tù trưởng có thế lực Cả hai cùng tự vẫn, kiện lẻn đến Trời Nhưng chỉnh Trời lại là người chủ mưu trong mọi chuyện Họ hị đày thành hai ngôi sao (sao Khun Lủ và sao Nàng ủa), mỗi ngôi sao đứng một góc trời, mãi mãi trông đợi nhau mà không được gần nhau

Tích khác: Câu chuyên duyên trời, tình đất thiếu đạo lý, chia lìa đôi lứa vĩ ép duyên, nên họ rủ nhau quyên sinh (chết) lên Mường Trời, mong được xum họp; nào ngờ Then (Trời) háo sắc lại tranh Vợ lấy làm tỳ thiếp, nạt Chồng làm oan hồn lân khuất trong không gian; chưa thôi, Then (Trời) lại bắt họ trở thành 2 ngôi sao Khun Lú - Náng ủa (Sao Hôm- Sao

Maỉ) chỉ cho nhìn nhau mà không được gặp Đoạn trích: Lú - ủa không thê đến được với nhau và tâm trạng của nàng ủa đang theo mẹ về nhà )

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1 Đặc điểm của truyện thơ trong văn bản trên là:

A Có sự việc, cốt truyện, được kể bằng văn vần B Có sự việc, cốt truyện, nhân vật và được kể bằng văn vần c Có sự việc, cốt truyện và được kể bằng ngôi thứ ba

D Có sự việc, cốt truyện và có lời đối thoại

Câu 2 Tâm trạng của cô gái được thể hiện trong đoạn truyện thơ trên là:

A Buồn đau khổ sở, âu sầu, nước mắt lã chã rơi khi không thể ở bên cạnh người mình yêu

B Nhẹ nhõm như trút được gánh nặng lay chàng trai nghèo khó c Suy nghĩ về tương lai của chính mình

D Gào khóc thảm thiết, mong muốn ở bên người mình yêu

Câu 3 Đoạn thoại sau thể hiện nội dung gì:

Giật mình choàng tỉnh Nàng bừng cơn mê

Anh yêu quí, chết đi cho khuất Sống chia lìa, lay lắt anh ơi!

A Nàng úa mong chàng Lú quên mình đi B Nàng úa quyết định tìm tới cái chết đế bảo vệ tình yêu của hai người c Nàng ủa gửi lời tới chàng Lú thà rằng mình chết đi còn phải chịu cảnh sổng chia lìa, lay lắt

D Nàng ủa không còn cách nào khác ngoài việc tìm đến cái chết để chửng minh tình yêu

Câu 4 Người cha thể hiện sự ngăn cấm quyết liệt cuộc hôn nhân của Nàng ủa

Chàng Lú như thế nào?

A Người cha quyết từ mặt con B Người cha dọa sẽ chặt đầu nếu không nghe lời c Người cha sẽ bỏ nhà ra đi

D Người cha sẽ giết chàng Lú

Câu 5 Tâm trạng của chàng trai thể hiện qua câu thơ sau là gì?

- Hỡi ôi, Vỉa ủa có hay chăng về

Anh đây mà, dậy đi Em hỡi

- Ngượi vợ yêu anh đợi anh mong

“Hà hơi’’ Chàng bế Chàng bồng

A Thất vọng vì sự dại dột của nàng ủa B Lo lắng sợ rằng nàng ủa không bao giờ tỉnh lại c Hoảng loạn, lo sợ vì nghĩ mình đã khiến nàng ủa bất tỉnh

D Xót xa, lo lắng, đầy yêu thương gọi nàng ủa tỉnh dậy

Câu 6 Những hành động trong đoạn thơ cho thấy được tình cảm của chàng Lú dành cho nàng ủa là:

A Sợ đi tìm ngay, chàng gọi, chàng lay, vỗ về nàng, khuyên nhủ nàng chớ quá buồn đau

B Sợ đi tìm ngay, vồ về nàng, khuyên nhủ nàng và cùng nàng về xin phép gia đình một lần nữa c Vỗ về nàng, chăm sóc nàng tận tình khi nàng bị ngất đi

D Vồ về, khuyên nhủ và an ủi nàng, hẹn gặp lại nàng duyên ở kiếp sau

Câu 7 Theo kết cấu của truyện thơ dân gian, đoạn trích trên nằm ở phần nào?

A Gặp gỡ, yêu nhau và kết duyên B BỊ gia đình ngăn cấm, đôi lứa chia lìa c Trái qua nhiều khó khăn, trấc trở

Trả lòi câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 8 Cảm nhận của em về tâm trạng của nàng úa qua đoạn thơ

Nàng rời chàng buồn đau theo mẹ Đường về quê vẳng vẻ quạnh buồn

Vời trông nào thấy người thương

Nàng như cuông ngã vật năm queo

Nàng về những âu sầu buồn bã Nước mắt thì lã chã kêu gào

Người Cha sôi giận tuôn trào - He mày còn bướng thì tao chặt đầu!

- Vừa lúc Tạo thăm Dâu đã đến 9

Mẹ mang con, im im trong buồng Nàng ủa xinh đẹp ngậm buồn Khóc thương Chàng Lủ chẳng còn thiết chi.

Câu 9 Mặc dù cũng đau đớn buồn khổ như nàng ủa nhưng chàng Lú vẫn khuyên nàng ủa trở về và đừng quá buồn đau Theo em, vì sao lại như vậy?

Câu 10 Bằng đoạn văn khoảng 10 câu, em hãy phân tích và cảm nhận tình cảm của chàng Lú và nàng ủa trong đoạn trích trên.

Viết bài văn khoảng 2/3 trang giấy từ nội dung đoạn trích trên, em hãy bàn luận về: Ý nghĩa của một tình yêu son sắt, thủy chung đối với mồi người.

Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 6.0

- Tâm trạng buồn khổ, đau đớn của cô gái khi không thể ở bên người mình yêu r 9

- Liệt kê một sô biêu hiện:• • • Đường về quê vắng vẻ quạnh buồn Vời trông nào thấy người thương Nàng về những âu sầu buồn bã

Nước mắt thì lã chã kêu gào Nàng ủa xinh đẹp ngậm buồn Khóc thương Chàng Lủ chẳng còn thiết chì.

9 HS trình bày các lí do tuy nhiên có thể nhắc đến lí do: 1.0

Chàng Lú không muốn làm khó người mình yêu, khuyên nàng về để tránh cho cha nàng tức giận, dù có thể nào thì vẫn luôn yêu và hết lòng thủy chung với nàng ủa

10 HS nêu được cảm nhận về tình cảm son sắt, bền chặt của 1.0

THỤC NGHIỆM su PHẠM

Đối tượng thực nghiệm

- Đối tượng tham gia thực nghiệm là những HS lớp 11, GV dạy Ngừ văn Hở trường THPT Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội

- Số HS tham gia thực nghiệm là 84 em, trong đó: 45 em ở lớp 11A1 và 45 em ở 11A7; chất lượng HS lớp thực nghiệm với lớp đối chứng phải tương đương nhau

- Địa bàn thực nghiệm đáp ứng được những yêu cầu: Đảm bảo cơ sở vật chất cho việc dạy học

Thòi gian, địa điểm thực nghiệm

- 05/2023 - 09/2023: Biên soạn tài liệu- 09/2023 - 10/2023: Tổ chức dạy thực nghiệm- 11/2023 - 12/2023: Đánh giá kết quả thực nghiệm

Ke hoạch bài dạy thực nghiêm

Phụ lục 5 3.5 Tiến trình tổ chức thực nghiệm

Gồm 6 bước Bước 1: Tham khảo ý kiến của GV và HS về dự kiến bài dạy Bước 2: Gặp gỡ, trao đổi với GV giảng dạy trực tiếp ở trường phố thông

Nêu nhiệm vụ, trao đối về bài dạy, kế hoạch bài dạy; phương pháp, cách thức tổ chức dạy học đọc hiểu truyện thơ trong bài Thơ và truyện thơ, SGK Ngữ văn 11, tập 1, bộ Cánh Diều theo hướng phát triển năng lực, đề xuất xin được dạy tác phẩm ở lớp của GV.

Bước 3: Tiến hành dạy thực nghiệm và đối chứng

Bước 4: Kiểm tra cùng một đề để đánh giá việc tiếp thu bài của HS sau mỗi tiết học ờ cả lớp thực nghiệm và đối chứng

Bước 5: Thống kê, phân tích và xử lí kết quả thực nghiệm.

Bước 6: Nhận xét về quá trình thực nghiệm

Đánh giá kết quả thực nghiệm

Đe có được kết quả đánh giá khách quan, nghiêm túc, chúng tôi sử dụng nhiều biện pháp và tiến hành đánh giá ở nhiều đối tượng khác nhau.

3.6.1 Đánh giá qua giờ dạy

Sau khi quan sát giờ học thực nghiệm, các GV đều cho rằng đây là một giờ học thực nghiệm được triển khai một cách chủ động, linh hoạt, sáng tạo Điều đó thể hiện sự chuẩn bị chu đáo trong khâu thiết kế kế hoạch bài dạy của GV và sự làm việc tích cực, chủ động, sáng tạo của HS thông qua các sản phẩm học tập, những câu trả lời bài học Suốt tiết học, GV luôn chú trọng vào việc phát huy năng lực đọc hiểu của HS bám sát đặc trưng thể loại, khai thác triệt để những chi tiết, biểu hiện thể loại truyện thơ nói chung, truyện thơ dân gian nói riêng Điều này góp phần làm cho không khí giờ học rất sôi nổi, hấp dẫn, tạo được những hứng thú học tập, trí tò mỏ, tìm hiểu của HS, giúp HS hiểu rõ hơn về đặc điểm thể loại truyện thơ dân gian, hình thành cách đọc hiểu văn bản truyện thơ dân gian. Đây là những điểm mới trong thiết kế và triển khai kế hoạch bài dạy mà trước đây trong khi xây dựng kế hoạch bài dạy, các GV chưa chú ý đến Được học tập trong môi trường như vậy, HS sẽ cảm thấy bản thân chủ động trong việc tìm tòi và tiếp nhận tri thức Điều đó làm cho giờ học đạt hiệu quả cao.

Như vậy, dù truyện thơ được đánh giá là một thể loại khó, cho cả người dạy lẫn người học, thì nay, khi tố chức dạy học truyện thơ trong bài "Thơ và truyện thơ", SGK Ngừ văn 11, tập 1 - bộ Cánh Diều theo định hướng phát triển năng lực đã tạo được hứng thú cho HS Trong tiết học, các em đã mạnh dạn phát biểu, thể hiện những cảm nhận về cái hay, cái mới của văn bản truyện thơ

97 và của chính tư duy văn học bản thân Sự hợp tác, cộng hưởng tích cực từ phía người học góp phần giảm bớt một phần khó khăn trong việc đọc hiểu truyện thơ.

3.6.2 Đánh giá qua bài kiêm tra

Thông qua kết quả bài kiểm tra, chúng tôi đánh giá hiệu quả của kế hoạch bài dạy thực nghiệm

Sau khi kiểm tra, chúng tôi tiến hành thống kê, đối chiếu kết quả ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Ket quả thực nghiệm sư phạm Ở lóp đối chúng

Bảng: 3.1 Ket quả thực nghiệm sư phạm ở lớp đối chứng

STT Trường Lóp Sĩ số Giỏi

Kêt quă Đạt yêu cầu

Bảng: 3.2 Kêt quả thực nghiêm sư phạm ở lớp thực nghiệm

STT T rường Lóp Sĩ số

Kết quả Đạt yêu cầu

GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH YẾU KÉM

□ lớp thực nghiệm □ lớp đối chứng

Biêu đồ: 3.1 Kết quả bài kiêm tra

Kết quả thống kê bài kiểm tra cuối giờ của HS cho thấy: Lớp thực nghiệm thu được kết quả tốt hơn lớp đối chứng Cụ thế là: Điếm khá, giỏi ở lớp thực

99 nghiệm chiếm 76%, cao hơn lớp đối chứng 28%, điểm trung bình ở lớp thực nghiệm là 23%, thấp hon lỏfp đối chứng 9%, điếm yếu, kém ở lớp thực nghiệm là 1%, thấp hơn lóp đối chứng 10% số HS đạt yêu cầu của lớp thực nghiệm là 99%, cao hơn 10% so với lớp đối chứng.

Như vậy nội dung kế hoạch bài dạy thực nghiệm đã đạt được yêu cầu đề ra Việc tổ chức dạy học đọc hiểu truyện thơ theo ba giai đoạn kết hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp đã phát huy năng lực của người học

Tuy nhiên, kết quả thu được sau tiết dạy không chỉ phụ thuộc vào GV mà còn phụ thuộc và HS Trong giờ dạy đọc hiểu văn bản, GV phải biết kết họp và sử dụng linh hoạt, hiệu quả các phương pháp, phương tiện dạy học, chiến thuật đọc hiểu để tổ chức dạy học cho HS Ngoài ra, GV càn phải thực sự tâm huyết với nghề, chuẩn bị thật kĩ kế hoạch dạy học, hiểu được đặc điểm, tâm lí của HS trước khi lên lớp, thường xuyên trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao kỳ năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

Trong dạy học, không có một phương pháp, phương tiện dạy học nào là vạn năng Vì vậy, khi tổ chức dạy đọc hiểu truyện thơ cho HS, GV cần phải linh hoạt sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp.

Trên đây là một số biện pháp, hình thức, phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực cho HS trong tổ chức dạy học đọc hiểu truyện thơ trong bài “Thơ và truyện thơ’’, SGK Ngữ văn 11, tập 1 - bộ Cánh Diều mà chúng tôi đã đề ra và tiến hành thực nghiệm trong luận văn này Tuy nhiên cũng phải khẳng định rằng, không có một biện pháp hay phương pháp nào là vạn năng có the đáp ứng mọi yêu cầu của dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học đọc hiểu truyện thơ trong bài “Thơ và truyện thơ’’, SGK Ngữ văn 11, tập 1 - bộ Cánh Diều nói riêng Mồi một biện pháp đều có những nét hay riêng, điều quan trọng là GV cần biết sâu sắc về các biện pháp, lựa chọn sử dụng, phối hợp các biện pháp như thể nào trong một bài dạy để phù hợp với từng đổi tượng HS để cho ra kết quả tối ưu nhất.

Ngày đăng: 04/09/2024, 14:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn đỏi mới kiểm tra đánh giả theo hướng tiếp cận năng lực học sinh các môn học, Vụ Giáo dục Trung học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn đỏi mới kiểm tra đánh giả theo hướng tiếp cận năng lực học sinh các môn học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2014
4. Nguyễn Viết Chữ (2005), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể
Tác giả: Nguyễn Viết Chữ
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2005
5. Trần Thanh Đạm (1968), vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể
Tác giả: Trần Thanh Đạm
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1968
7. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phu (Chủ biên) (1997), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phu (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1997
9. Nguyễn Thái Hòa (2004), vấn đề đọc - hiểu và dạy học đọc - hiểu, Thông tin khoa Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: vấn đề đọc - hiểu và dạy học đọc - hiểu
Tác giả: Nguyễn Thái Hòa
Năm: 2004
10. Phạm Thị Thu Hiền (Chủ biên) (2023), Dạy học đọc hiểu văn bản trong môn Ngữ văn ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học đọc hiểu văn bản trong môn Ngữ văn ở trường phổ thông
Tác giả: Phạm Thị Thu Hiền (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2023
11. Phạm Thị Thu Hiền (2014), Một sổ đề xuất đê đôi mới dạy học đọc hiểu văn bản trong nhà trường phô thông, Tạp chí Khoa học ĐHSP TP.HCM,sổ 56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một sổ đề xuất đê đôi mới dạy học đọc hiểu văn bản trong nhà trường phô thông
Tác giả: Phạm Thị Thu Hiền
Năm: 2014
12. Phạm Thị Thu Hiền (2014), So sánh vẩn đề đọc hiểu văn bản trong CTGDPT môn Ngữ văn của Việt Nam và một số nước trên thế giới, Luận ánrtiên sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: So sánh vẩn đề đọc hiểu văn bản trong CTGDPT môn Ngữ văn của Việt Nam và một số nước trên thế giới," Luận án "r
Tác giả: Phạm Thị Thu Hiền
Năm: 2014
13. Bùi Mạnh Hùng (2013), Chuẩn CT cốt lõi cùa Mĩ và một số liên hệ với việc đôi mới CT Ngữ văn của Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn CT cốt lõi cùa Mĩ và một số liên hệ với việc đôi mới CT Ngữ văn của Việt Nam
Tác giả: Bùi Mạnh Hùng
Năm: 2013
14. Nguyễn Thanh Hùng (2008), Đọc - hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc - hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường
Tác giả: Nguyễn Thanh Hùng
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2008
15. Nguyễn Thanh Hùng (1996), Định hướng phưong pháp giảng dạy tác phẩm trữ tình, NXB Văn học Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng phưong pháp giảng dạy tác phẩm trữ tình
Tác giả: Nguyễn Thanh Hùng
Nhà XB: NXB Văn học Hà Nội
Năm: 1996
16. Phạm Thị Thu Hương (2012), Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ thông
Tác giả: Phạm Thị Thu Hương
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2012
17. Vũ Thị Thu Hương (2020), Khởi động để kích hoạt kiến thức nền cho học sinh khi dạy học Đọc hiểu văn bàn thông tin, Tạp chí Giáo dục, Số 470 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khởi động để kích hoạt kiến thức nền cho học sinh khi dạy học Đọc hiểu văn bàn thông tin
Tác giả: Vũ Thị Thu Hương
Năm: 2020
18. Phan Trọng Luận (2012), Phương pháp dạy học văn, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học văn
Tác giả: Phan Trọng Luận
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2012
19. Nguyễn Thị Hồng Nam (chủ biên), Dương Thị Hồng Hiếu (2022), Giáo trình phương pháp dạy đọc văn bản, NXB Đại học cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phương pháp dạy đọc văn bản
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Nam (chủ biên), Dương Thị Hồng Hiếu
Nhà XB: NXB Đại học cần Thơ
Năm: 2022
21. Nguyễn Kim Phong (2008), Kĩ năng đọc - hiểu văn bản Ngữ văn, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kĩ năng đọc - hiểu văn bản Ngữ văn
Tác giả: Nguyễn Kim Phong
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2008
22. Hoàng Phê chủ biên - Viện ngôn ngữ học (2000), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nằng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê chủ biên - Viện ngôn ngữ học
Nhà XB: NXB Đà Nằng
Năm: 2000
23. Diêu Lan Phương (2017), Trường ca Việt Nam hiện đại, diễn trình và thi pháp, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trường ca Việt Nam hiện đại, diễn trình và thi pháp
Tác giả: Diêu Lan Phương
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2017
24. Trần Đình Sử (1998), Dần luận thi pháp vãn học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dần luận thi pháp vãn học
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 1998
25. Trần Đình Sử (2012), Từ giảng văn qua phân tích tác phẩm đến dạy học đọc hiểu văn bản văn học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ giảng văn qua phân tích tác phẩm đến dạy học đọc hiểu văn bản văn học
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2012

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w