1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thiết kế module dạy học trực tuyến học phần phương pháp dạy học đại cương môn toán trên hệ thống moodle

146 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết kế module dạy học trực tuyến học phần phương pháp dạy học đại cương môn toán trên hệ thống moodle
Tác giả Vũ Tiến Đạt
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Tiến Trung
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Phương pháp dạy học đại cương môn Toán
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 146
Dung lượng 3,16 MB

Nội dung

Mức độ tác động của các hoạt động trong Module dạy học trực tuyến học phần: Phương pháp dạy học đại cương môn Toán theo đánh giá của sinh viên.. Sơ đồ liên kết các Module thành phần tro

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

MÔN TOÁN HỌC Mã số: 8140209.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Tiến Trung

HÀ NỘI – 2023

Trang 3

i

LỜI CẢM ƠN

Nhờ sự quan tâm, động viên và hỗ trợ từ nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân khác nhau, tôi đã có thể thực hiện và hoàn thành luận văn này Đặc biệt, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến PGS TS Nguyễn Tiến Trung, người đã dành nhiều thời gian và công sức để trực tiếp hướng dẫn khoa học cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Để hoàn thành nghiên cứu, tôi đã tham khảo và học hỏi từ nhiều kết quả nghiên cứu liên quan, các sách, báo chuyên ngành của nhiều tác giả từ các trường Đại học và tổ chức nghiên cứu Tôi cũng muốn cảm ơn sự hợp tác của các cán bộ giảng viên và sinh viên tại trường Đại học Thủ Đô và Đại học Hà Nội

Tuy đã có nhiều nỗ lực, nhưng luận văn của tôi vẫn còn thiếu sót và hạn chế Tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ quý thầy cô, các chuyên gia, nhà khoa học và những người quan tâm đến đề tài để luận văn được hoàn thiện hơn

Trang 4

CNTT&TT Công nghệ thông tin và truyền thông

GD&ĐT Giáo dục và đào tạo

Trang 5

2 Bảng 1.2 Thời gian học tập trực tuyến của sinh viên

3 Bảng 1.3 Mức độ tiếp cận đến hệ thống LMS 50 4 Bảng 1.4 Mức độ sử dụng LMS trong dạy học trực

5 Bảng 1.5 Đánh giá về tính hiệu quả và khó khăn, trở

Bảng 2.2 Phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá

kết quả học tập học phần: Phương pháp dạy học đại cương môn Toán

71

8 Bảng 3.1 Bảng thống kê mức độ tham gia/hoàn thành

9

Bảng 3.2 Mức độ tác động của các hoạt động trong

Module dạy học trực tuyến học phần: Phương pháp dạy

học đại cương môn Toán theo đánh giá của sinh viên

112

10

Bảng 3.3 Đánh giá về tính hiệu quả và khó khăn, trở

ngại của Modulde dạy học trực tuyến học phần: Phương

pháp dạy học đại cương môn Toán trên hệ thống Moodle

114

Trang 6

iv

DANH MỤC BIỂU VÀ SƠ ĐỒ

1 Sơ đồ 1.1 Tương tác trong dạy học trực tuyến 22

3 Sơ đồ 1.3 Khung thiết kế và phát triển module dạy

6 Biểu đồ 1.3 Mức độ hỗ trợ của các hệ thống LMS nói

chung và hệ thống Moodle cho việc học tập trực tuyến 53

7 Biểu đồ 1.4 Đánh giá tính khả thi của việc xây dựng

khóa học trực tuyến theo dạng Module

54

8 Sơ đồ 2.1 Quy trình thiết kế Module dạy học trực

9

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ liên kết các Module thành phần trong

Module dạy học trực tuyến học phần: Phương pháp dạy học đại cương môn Toán trên hệ thống Moodle

98

Trang 7

2 Hình 1.2 Hình ảnh một số tính năng chính của Moodle

(trang web được xây dựng bởi trường Đại học Hà Nội) 32 3 Hình 1.3 Khung thiết kế và phát triển module dạy học 44 4 Hình 2.1 Giao diện Module trong hệ thống Moodle 75 5 Hình 2.2 Giao diện tổng quan bên trong module 75 6 Hình 2.3 Module 1: Thông tin chung - Phần 1 “Không

7 Hình 2.4 Module 1: Thông tin chung - Phần 2 “Thông

8 Hình 2.5 Module 1: Thông tin chung - Phần 3 “Thông

9 Hình 2.6 Module 1: Thông tin chung - Phần 4 “Tài liệu

11 Hình 2.8 Module 2 - Phần 2: “Tài liệu chương 1” 81 12 Hình 2.9 Module 2 - Phần 3: “Nội dung luyện tập

13 Hình 2.10 Giao diện các phần Module 3 83 14 Hình 2.11 Module 3 - Phần 2: “Tài liệu chương 2” 83 15 Hình 2.12 Module 3 - Phần 3: “Nội dung luyện tập

16 Hình 2.13 Module 3 - Phần 4: “Hoạt động tự luyện tập

Trang 8

vi

17 Hình 2.14 Giao diện các phần Module 4 86 18 Hình 2.15 Module 4 - Phần 2: “Tài liệu chương 3” 87 19 Hình 2.16 Module 3 - Phần 3: “Nội dung luyện tập

29 Hình 2.26 Module 6 - Phần 4: “Nội dung luyện tập

31 Hình 2.28 Module 7 - Phần 1: “Nội dung đánh giá tổng

Trang 9

vii

35 Hình 3.4 Mức độ tham gia/hoàn thành các hoạt động tự

36 Hình 3.5 Mức độ tham gia/hoàn thành các hoạt động

37 Hình 3.6 Mức độ tham gia/hoàn thành các hoạt động tra

38 Hình 3.7 Mức độ tham gia/hoàn thành các trang thông

39 Hình 3.8 Mức độ tham gia/hoàn thành các liên kết tham

40 Hình 3.9 Mức độ tham gia/hoàn thành các hoạt động

41 Hình 3.10 Phổ điểm đề kiểm tra đánh giá 110 42 Hình 3.11 Báo cáo cấu trúc đề kiểm tra đánh giá 110 43 Hình 3.12 Báo cáo xử lí kết quả kiểm tra đánh giá trực

Trang 10

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Câu hỏi nghiên cứu 3

5 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4

6 Giả thiết nghiên cứu 4

7 Phạm vi nghiên cứu 4

8 Phương pháp nghiên cứu 4

9 Cấu trúc của luận văn 4

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1 Lịch sử nghiên cứu trên thế giới 6

1.1.2 Lịch sử nghiên cứu tại Việt Nam 10

1.2 Dạy học trực tuyến 12

1.2.1 Một số khái niệm liên quan 12

1.2.2 Dạy học trực tuyến 14

1.2.3 Đặc điểm của dạy học trực tuyến 17

1.2.4 Ưu điểm và hạn chế của dạy học trực tuyến 19

1.2.5 Một số nguyên tắc và mô hình thiết kế khóa học trực tuyến 19

1.2.6 Cấu trúc của khóa học trực tuyến 24

1.3 Hệ thống Moodle 26

1.3.1 Tổng quan về Moodle 26

1.3.2 Một số đặc điểm nổi bật của Moodle 27

1.3.3 Ưu điểm và hạn chế của Moodle 28

Trang 11

ix

1.3.4 Một số chức năng chính của hệ thống Moodle 30

1.4 Thiết kế và tổ chức dạy học theo Module 32

1.4.1 Khái niệm Module 32

1.4.2 Khái niệm Module dạy học 32

1.4.3 Cấu trúc của Module dạy học 34

1.4.4 Các đặc trưng và chức năng cơ bản của Module dạy học 35

1.4.5 Khái niệm thiết kế Module dạy học 38

1.4.6 Các nguyên tắc khi thiết kế Module dạy học 39

1.4.7 Quy trình thiết kế Module dạy học 43

1.5 Thực trạng dạy học trực tuyến và sử dụng hệ thống Moodle ở trường Đại học 47

1.5.1 Thực trạng dạy học trực tuyến ở trường Đại học 47

1.5.2 Thực trạng sử dụng hệ thống LMS và Moodle trong dạy học trực tuyến ở trường Đại học 49

KẾT LUẬN CHƯƠNG I 58

CHƯƠNG II BIỆN PHÁP THIẾT KẾ MODULE DẠY HỌC TRỰC TUYẾN HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐẠI CƯƠNG MÔN TOÁN TRÊN HỆ THỐNG MOODLE 60

2.1 Một số nguyên tắc thiết kế Module dạy học trực tuyến 60

2.2 Quy trình thiết kế Module dạy học trực tuyến 60

2.3 Phân tích học phần Phương pháp dạy học đại cương môn Toán 64

2.3.1 Thông tin chung về học phần 65

2.3.2 Chuẩn đầu ra của học phần 65

2.3.3 Tóm tắt nội dung của học phần 69

2.3.4 Nhiệm vụ của sinh viên và phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn học 69

Trang 12

x

2.5.2 Module 2: Chương 1: Định hướng quá trình dạy học môn Toán

80

2.5.3 Module 3: Chương 2: Nội dung môn Toán 82

2.5.4 Module 4: Chương 3: Phương pháp dạy học môn Toán 85

2.5.5 Module 5: Chương 4: Những tình huống điển hình trong dạy học môn Toán 89

2.5.6 Module 6: Chương 5: Phương tiện dạy học - Đánh giá việc học tập – Kế hoạch dạy học 92

3.2.1 Đối tượng thực nghiệm 102

3.2.2 Thời gian thực nghiệm 102

3.2.3 Tiền thực nghiệm 102

3.2.4 Các bước tiến hành thực nghiệm 103

3.3 Thực nghiệm và thống kê và phân tích số liệu 104

3.4 Nhận xét đánh giá 115

KẾT LUẬN CHƯƠNG III 116

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 117

TÀI LIỆU THAM KHẢO 119

PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LMS VÀ HỆ THỐNG MOODLE TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN

PHỤ LỤC 2 TỔNG HỢP CÁC NỘI DUNG LUYỆN TẬP

PHỤ LỤC 3 NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT

PHỤ LỤC 4 KHẢO SÁT TỔNG KẾT HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐẠI CƯƠNG MÔN TOÁN

Trang 13

1

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay, Số hóa – tiền đề để chuyển đổi số đang là xu hướng phát triển mới được rất nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm Tăng cường số hóa sẽ góp phần thúc đẩy năng suất lao động, tăng cường đổi mới sáng tạo và quan trọng nhất là nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các quốc gia Đặc biệt, trong giai đoạn 2020 – 2022, sau đại dịch COVID – 19, số hóa và chuyển đổi số càng thường xuyên được nhắc tới như một xu hướng phát triển tất yếu Ngay cả ở Việt Nam, chuyển đổi số cũng rất được chú trọng, điển hình nhất là “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được phê duyệt vào tháng 6 năm 2020 (749/QĐ-TTg) Và trong số rất nhiều khía cạnh được nhắc tới thì số hóa và chuyển đổi số trong giáo dục cũng đang là vấn đề rất được quan tâm

“Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng các công nghệ số trong công tác quản lý, học tập và giảng dạy; số hóa giáo trình, tài liệu; xây dựng các nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.” đều là những nhiệm vụ quan trọng của vấn đề số hóa trong giáo dục Trên thế giới cũng có rất nhiều nghiên cứu cho thấy việc dạy học trực tuyến mang lại những hiệu quả nhất định, có thể xóa bỏ khoảng cách về không gian, tiết kiệm chi phí, cho phép người dạy và người học chủ động về mặt thời gian, cũng như tạo ra những không gian, tài nguyên chia sẻ được (Moore J L, Dickson-Deane C, Galyen K ,2011; Rosenberg M.J., 2001) “Quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục” (09/2021/TT-BGDĐT) do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 16 tháng 5 năm 2021, là hành lang pháp lý giúp các cơ sở giáo dục có thể triển khai cũng như phát triển việc dạy học trực tuyến

Trang 14

2 Đặc biệt vấn đề này đang rất được quan tâm ở bậc giáo dục Đại học Một trong những đơn vị tiên phong xây dựng và triển khai hệ thống hỗ trợ giảng dạy và học tập trực tuyến đồng loạt cho tất cả các chương trình đào tạo chính quy tập trung là Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP HCM, với hệ thống hỗ trợ dạy và học trực tuyến “Bách khoa e-Learning” (BkeL) ngay từ năm học 2008-2009 [8] Sau đó hàng loạt các trường đại học khác cũng xây dựng các hệ thống dạy và học trực tuyến cho riêng mình có thể kể đến như trường Đại học Hà Nội (http://e.hanu.vn), trường đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng (http://lms3.ufl.udn.vn), Đại học Huế (http://elearning.hueuni.edu.vn) Mặc dù có đã có rất nhiều hệ thống được xây dựng và học liệu được chuyển hóa như vậy nhưng đa phần vẫn còn rải rác chưa được đồng bộ và thống nhất

Theo Spring, Graham, & Hadlock (2016), dạy học trực tuyến là một phương pháp giảng dạy hiệu quả vì nó cung cấp nhiều lợi ích như tiết kiệm thời gian, độ linh hoạt cao, giúp người học có thể học tập ở bất kỳ đâu Nguyen V.A (2017) cũng chỉ ra rằng, phương pháp dạy học trực tuyến giúp cải thiện kết quả học tập của người học và tăng khả năng học tập độc lập Phương pháp này cũng giúp người học phát triển kỹ năng tự học và tăng cường khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề Phương pháp dạy học trực tuyến đang trở nên ngày càng phổ biến trên toàn thế giới, đặc biệt là trong giáo dục đại học [41]

Một điều quan trọng nữa là việc thiết kế nội dung thành các module dạy học sẽ giúp việc đóng gói và chuyển hóa lên hệ thống quản lí học tập trực tuyến (learning management system – LMS) dễ dàng và hiệu quả hơn Chính

từ tất cả những điều kể trên tôi quyết định chọn đề tài “Thiết kế Module dạy học trực tuyến học phần: Phương pháp dạy học đại cương môn Toán trên hệ thống Moodle”

2 Mục đích nghiên cứu

Trang 15

3

Nghiên cứu lý luận và thực tiễn, xây dựng nguyên tắc, quy trình, “Thiết kế Module dạy học trực tuyến học phần: Phương pháp dạy học đại cương môn Toán trên hệ thống Moodle” Góp phần ứng dụng trong hiện

trạng thực tiễn

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trong luận án này, tôi sẽ thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

- Nghiên cứu các cơ sở lý luận:

+ Dạy học trực tuyến và các khái niệm liên quan + Module dạy học

+ Quy trình xây dựng Module dạy học + Hệ thống Moodle

- Nghiên cứu chương trình học phần: Phương pháp dạy học đại cương môn Toán

- Nghiên cứu thực trạng sử dụng hệ thống Moodle trong dh trực tuyến

- Đề xuất phương án xây dựng Module và đưa nội dung nên hệ thống Moodle

- Xây dựng Module minh họa cho đề xuất

- Thực nghiệm sư phạm từ đó đánh giá tính khả thi và hiệu quả của đề tài nghiên cứu

4 Câu hỏi nghiên cứu

- Tại sao cần phải thiết kế odule dạy học trực tuyến học phần: Phương pháp dạy học đại cương môn Toán trên hệ thống Moodle

- Có thể chuyển hóa nội dung và thiết kế module dạy học trực tuyến học phần: Phương pháp dạy học đại cương môn Toán trên hệ thống Moodle hay không?

- Khi thiết kế module dạy học trực tuyến học phần: Phương pháp dạy học đại cương môn Toán trên hệ thống Moodle và áp dụng vào dạy

Trang 16

4 học trực tuyến hoặc kết hợp dạy học trực tiếp và trực tuyến có thể đảm bảo kết quả học tập của sinh viên hay không?

5 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách thể: Module dạy học trực tuyến học phần: Phương pháp dạy

học đại cương môn Toán

- Đối tượng:

+ Dạy học trực tuyến + Hệ thống Moodle + Module dạy học + Học phần: “Phương pháp dạy học đại cương môn Toán”

6 Giả thiết nghiên cứu

Nếu thiết kế Module dạy học trực tuyến học phần: Phương pháp dạy học đại cương môn Toán trên hệ thống Moodle và ứng dụng vào thực tế giảng dạy sẽ hỗ trợ sinh viên có không gian học, luyện tập trực tuyến và đảm bảo duy trì kết quả học tập

7 Phạm vi nghiên cứu

Hệ thống Moodle và học phần: Phương pháp dạy học đại cương môn Toán ở giáo dục Đại học

8 Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn này, tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây:

- Phương pháp nghiên cứu lí luận và thực tiễn; - Phương pháp quan sát;

- Phương pháp điều tra khảo sát bằng bảng hỏi; - Phương pháp thực nghiệm sư phạm;

9 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết thúc, Mục lục, Tài liệu tham khảo Luận văn gồm 3 chương:

Trang 17

5

- Chương I Cơ sở lý luận và thực tiễn

- Chương II Biện pháp thiết kế Module dạy học trực tuyến học phần: Phương pháp dạy học đại cương môn Toán trên hệ thống Moodle

- Chương III Thực nghiệm sư phạm

Trang 18

Cũng theo nghiên cứu của Mallon D: “quá trình phát triển hệ thống DHTT trên thế giới đã trải qua 3 giai đoạn phát triển chính bắt đầu từ những năm 1990:

- Giai đoạn 1: Bắt đầu từ những năm 1990, hệ thống DHTT là các hệ thống tự động quá trình đào tạo nghiệp vụ theo hướng dẫn, được ứng dụng hiệu quả ở các doanh nghiệp và mang lại nhiều lợi ích đáng kể

- Giai đoạn 2: Trong những năm đầu thế kỉ XXI, với mục đích bổ trợ cho các khóa học truyền thống, những hệ thống DHTT này cung cấp các cổng đào tạo lấy người dùng làm trung tâm cho phép mọi người tìm kiếm các khóa học, đăng ký học và theo học nhằm bồi dưỡng và nâng cao trình độ

- Sau thời gian đó, vào giữa những năm 2000, các hệ thống DHTT đã phát triển và được xây dựng lớn hơn trước, cung cấp các khả năng mở rộng để sắp xếp, phát hành và phân phối các khóa học, các chương

Trang 19

7 trình học tập iCác hệ ithống DHTT trở nên dễ dàng truy cập và sẵn sàng phục vụ nhu cầu của người ihọc.”

Hiện nay, DHTT đã có nhiều bước iphát triển nổi bật, cùng với sự phát triển mạnh mẽ khả năng tích ihợp và các giải pháp quản lý thông minh Nhiều tác giả trên thế giới đã bắt iđầu nghiên cứu phát triển các hệ thống DHTT về chức năng quản lý inăng ilực, quản lý kết quả, lập kế hoạch [31] Trong khoảng i15 năm trở lại đây, nghiên cứu phát triển các hệ thống học tập trực tuyến iđã thích nghi và trải qua những thay đổi đáng kể Các nghiên cứu về việc thiết kế, xây dựng các hệ thống học tập hiện nay cơ bản đề cập đến việc thay đổi môi trường học tập theo ba cách:

- Một là phát triển các môi trường học tập thông thường

- Hai là iphát triển các giải pháp cho việc hỗ trợ phân phối khóa học

- Ba là phát triển các môi trường học tập thích nghi dựa trên tiêu chuẩn Có thể kể đến imột số nghiên cứu như Paramythis A và Loidl-Reisinger S ở Đại học Johannes Kepler, Linz, Áo giới thiệu các kĩ thuật xây dựng các môi trường ihọc tập thích nighi [38] Đặc biệt trong các nghiên cứu này, đi sâu hơn về phát triển hệ thống theo các đặc trưng của người học trực tuyến có luận án tiến sĩ Graif, S [29]

Về phát triển môi trường học tập theo cách thay đổi thứ ba - thích ngihi tiêu chuẩn thì trên tihế giới hiện nay cũng đã có các dự án lớn ở tầm khu vực điển hình như diự án aLFanet của cộng đồng chung châu Âu được thực hiện tại Tây Ban Nha với biốn tranig wieb thử ngihiệm là “Environiment and Electrical Distribution”; “How to teach through the Internet”; “Communication technology”; “Spanish course for German Learners”

Ngoàii ra còn có nhiều nghiên cứu tổng hợp lại những kết quả về DHTT trên toàn thế giới như một nghiên cứu của Bộ Giáo dục Hoa Kì, phân tích so sánh 99 công trình công bố từ 1996 đến 2008 (trong đó có 9 công trình liên quan đến bậc giáo dục phổ thông) [33], hay một nghiên cứu siêu phân tích

Trang 20

8 (meta-analysis) để so sánh 232 công trình công bố các kết quả nghiên cứu so sánh hoạt động DHTX, DHTT với hoạt động dạy học trên lớp từ 1985 đến 2002 của Bernard và cộng sự (2004) [24] Các nghiên cứu tổng hợp chỉ ra rằng có thể nói DHTT hoàn toàn có thể đạt được hiệu quả và chất lượng từ ngang bằng đến cao hơn so với dạy học truyền thống Nhưng để đạt được điều đó thì quan trọng là làm sao để mỗi thành viên trong hệ thống giáo dục hiểu đúng và áp dụng đúng phương thức DHTT

Đối với khái niệm module trong GD&ĐT thì đã được nhắc tới và nghiên cứu từ rất lâu Từ những năm 1869 khái niệm này đã xuất hiện bắt nguồn từ Đại học Harvard – Mỹ và từ đó đến nay module đã được nghiên cứu và ứng dụng không chỉ theo hướng xây dựng, phát triển hệ thống lý thuyết mà còn cả ứng dụng module trong dạy học [9] Trong suốt thời gian phát triển hệ thống các lý thuyết về module dạy học đã được nghiên cứu và chỉ ra rất đầy đủ, hệ thống bao gồm những khái niệm; cấu trúc; ưu, nhược điểm và cả quy trình thiết kế Có thể nói lí luận về module dạy học tính đến hiện nay là tương đối hoàn thiện Có thể kể đến các tác giả như: Jerry W Robinson và William B (1972), Brown, J.W (1977), Chanrill, O (1982) Mặc dù vậy nhưng vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về module dạy học trực tuyến, hay chuyển hóa module dạy học lên môi trường trực tuyến

Ngoài ra cũng có rất nhiều cơ sở giáo dục trên thế giới nghiên cứu và sử dụng hệ thống Moodle vào việc DHTT Điều này thể hiện ở việc có 244 quốc gia và vùng lãnh thổ đang sử dụng moodle, tập trung ở nhiều quốc gia phát triển mạnh về CNTT&TT như Mỹ, một số nước châu Âu, Pháp, Đức… hay

Trang 21

9 cả ở Ấn Độ và Nga (theo thống kê trên trang Moodle.org [41]) Qua đó có thể thấy Moodle đã và đang là một nền tảng được tin dùng trên thế giới

Hình 1.1 Top 10 từ 244 quốc gia có số lượt đăng ký trên Moodle lớn nhất

Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu về ứng dụng Moodle nhưng chưa có nghiên cứu cụ thể nào về xây dựng hay phát triển Moodle, một phần cơ bản vì Moodle là phần mềm mã nguồn mở có thể tùy chỉnh và cá nhân hóa linh hoạt theo người dùng Ngoài ra bản thân Moodle cũng đã được điều chỉnh cập nhật dựa trên những đóng góp trực tiếp từ phía người dùng trong một khoảng thời gian hoạt động rất dài từ 1999 – nay

Như vậy, các nghiên cứu trên thế giới đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc nghiên cứu về DHTT Mặc dù vậy nhu cầu tiếp tục phát triển dạy học trực tuyến vẫn mạnh mẽ và cần thiết Nhất là dưới bối cảnh đại dịch đặc thù vừa qua, việc kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu về dạy học trực tuyến trên thế giới để thiết kế các khóa học trực tuyến mang tính cá thể hóa, phù hợp với từng người học theo điều kiện của Việt nam là một trong những bài toán rất thực tế, góp phần nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo

Trang 22

10 1.1.2 Lịch sử nghiên cứu tại Việt Nam

Việc triển khai DHTT và ứng dụng CNTT&TT để đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập trong các trường đại học Việt Nam đã được triển khai từ khá lâu Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia TP.HCM là một trong những đơn vị tiên phong xây dựng và triển khai hệ thống hỗ trợ giảng dạy và học tập trực tuyến đồng loạt cho tất cả các chương trình đào tạo chính quy tập trung ngay từ những năm 2008 – 2009 với hệ thống hỗ trợ dạy và học trực tuyến “Bách khoa e-Learning” (BkeL) [8]

Trong thập niên 2010, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông trong nước cũng như sự đa dạng phong phú của các hệ thống mạng xã hội và công cụ, phần mềm, ứng dụng cùng các loại phương tiện thiết bị công nghệ số, ngày càng có nhiều trường đại học tăng cường xây dựng, triển khai các sáng kiến đổi mới hoạt động đào tạo ở nhiều cấp độ và lĩnh vực khác nhau Đặc biệt là DHTT và các nền tảng liên quan Moodle cũng là một trong những hệ thống được nhiều trường đại học ở Việt

Nam nghiên cứu và sử dụng Các công trình nghiên cứu có thể kể đến như:

Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng xây dựng hệ thống bài giảng thí nghiệm Vật lý Đại cương B theo phương thức e-learning trên hệ thống Moodle [17]; Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin - Đại học Đà Nẵng phát triển hệ thống phòng học trực tuyến trên nền tảng BigBlueButton [19]; hay Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trường Đại học Cần Thơ

triển khai các phòng máy tính và hệ thống Moodle phục vụ e-learning [13]

Mặc dù có nhiều lựa chọn về hệ thống quản lí học tập trực tuyến (learning management system – LMS) nhưng đối với các trường đại học ở Việt Nam, dường như Moodle là lựa chọn phổ biến nhờ đặc trưng mã nguồn mở (miễn phí), đa dụng và cộng đồng phát triển đông đảo với nguồn tài liệu hỗ trợ rất phong phú Đối với các trường đại học trong nước, dường như Moodle là lựa chọn phổ biến nhờ tính chất miễn phí, đa dụng và cộng đồng phát triển đông

Trang 23

11 đảo với nguồn tài liệu hỗ trợ rất phong phú Phạm vi ứng dụng không chỉ dừng lại các môn học khoa học tự nhiên hay kĩ thuật, mà còn cả môn toán (Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên) [20], và đặc biệt là các môn ngoại ngữ như tiếng Pháp (Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng) [11], tiếng Anh (Trường Đại học Kinh tế TP HCM) ,… Kể cả đối với việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho giảng viên thì đây cũng là một lựa chọn ưu tiên, như tại Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội [6]

Ngoài ra, cũng có nhiều nghiên cứu về dạy học theo Module có thể kể đến hai công trình nghiên cứu khá đầy đủ là Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục của Bùi Văn Quân (2001): “Thiết kế nội dung môn học theo module (thực hiện trên môn GD dân số trong các trường cao đẳng sư phạm, – Trường đại học Sư phạm Hà Nội.” [18] Hay gần đây hơn là Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục “Tổ chức dạy học theo Module học phần Giáo dục học trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Đại học - Trường đại học Sư phạm Hà Nội.” của Trần Lương năm 2016 [14] Nhưng chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về việc xây dựng một Module dạy học trực tuyến trên nền tảng Moodle ở Việt Nam cả

Tuy đã có nhiều nỗ lực xây dựng hệ thống kĩ thuật và sản xuất nội dung, về mặt quy trình và phương pháp tổ chức thì phần lớn các trường vẫn chỉ dừng lại ở mức độ mô phỏng phương thức đào tạo truyền thống (mang y nguyên hoạt động học tập từ trực tiếp lên hệ thống DHTT Chính vì vậy việc xây dựng Module dạy học trực tuyến có tiềm năng và nhu cầu nghiên cứu mạnh mẽ Trong các phần tiếp sau đây, Luận văn sẽ đề cập làm rõ một số khái niệm cơ bản như sau

Trang 24

12

1.2 Dạy học trực tuyến

1.2.1 Một số khái niệm liên quan Trước khi tìm hiểu về khái niệm DHTT, trước tiên cần làm rõ một số khái niệm khác liên quan

Thứ nhất là “công nghệ giáo dục” (CNGD) Có thể coi CNGD dùng để chỉ mọi phương thức sử dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề giáo dục, giảng dạy, học tập, đánh giá trong suốt tiến trình lịch sử loài người Đặc biệt trong thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI, sự bùng nổ về mặt khoa học công nghệ khiến cho khái niệm này được đề cập tới thường xuyên hơn ở cả những nước phát triển cũng như ngay tại Việt Nam Các tiến bộ công nghệ ở từng giai đoạn phát triển đã từng được kì vọng để thay thế “công nghệ” bảng đen phấn trắng trong dạy học truyền thống, bao gồm điện ảnh, truyền thanh, truyền hình và Internet, nhưng cho đến nay chưa có sự kì vọng nào kể trên mang đến sự thay đổi thực sự bùng nổ [25]

Thứ hai là khái niệm “đào tạo từ xa” (ĐTTX), vốn là một trong những lĩnh vực ứng dụng CNGD được quan tâm nhất Theo đà phát triển công nghệ và kinh tế-xã hội, ĐTTX thường chịu áp lực thay đổi theo chu kì khoảng 10-15 năm (hoặc có khi kéo dài đến 20 năm), trong khi các mô hình và phương pháp giáo dục truyền thống tương đối ổn định Từ giữa những năm 1990 đến đầu những năm 2000, sự lan tỏa mạnh mẽ của Internet đã tạo ra cơ hội để ĐTTX phát triển bứt phá thông qua các công cụ giao tiếp trực tuyến, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của mọi thành phần xã hội Từ đó có khái niệm “đào tạo trực tuyến” (ĐTTT), là phương thức ĐTTX với các công cụ làm việc chủ yếu dựa trên nền tảng Internet và Web [27]

Tại Việt Nam, “đào tạo” là một khái niệm hay dành cho bậc giáo dục đại học (gồm cả cao đẳng và sau đại học) Và trong quá trình hội nhập và giao lưu quốc tế, “đào tạo” trong tiếng Việt được xem là tương ứng với “training” hay “higher education” trong tiếng Anh và “formation” trong tiếng Pháp

Trang 25

13 Tuy nhiên, ở các nước phương Tây khi đề cập đến ứng dụng CNGD thì “online education” (giáo dục trực tuyến) và “distance education” (giáo dục từ xa) trong tiếng Anh có phạm vi rất rộng, có thể bao gồm cả giáo dục phổ thông

Bên cạnh đó, nền giáo dục phương Tây chú trọng vai trò người học nên trong các ấn bản tiếng Anh thường gặp từ “learning” thay cho “education” (giáo dục), mà khái niệm tương ứng trong tiếng Việt là “học tập” được sử dụng khá hạn chế Việc sử dụng các phương tiện giao tiếp điện tử, thường được gắn với tiếp đầu ngữ “electronic”, hoặc trực tuyến (online) để đa dạng hóa các hoạt động học tập từ xa dẫn đến sự ra đời của các khái niệm “e-learning” (học tập điện tử), “distance learning” (học tập từ xa) và “online learning” (học tập trực tuyến), với sự phân biệt đôi khi rất mơ hồ [34]

Ngay cả trong tiếng Pháp nhiều tác giả cũng sử dụng trực tiếp learning” vì không tìm được từ tương đương (Các vấn đề liên quan đến E-learning sẽ được đề cập đến ở phần sau vì Khái niệm E-learning liên hệ trực tiếp đến khái niệm DHTT)

“e-Ở Việt Nam cũng nhiều tác giả sử dụng khái niệm Online learing với ý nghĩa là Dạy học trực tuyến nhằm nhấn mạnh hơn quá trình tổ chức điều hành, thực thi hoạt động dạy và hoạt động học Vì thế trong phạm vi luận văn này chúng tôi cũng chủ yếu sử dụng khái niệm Dạy học trực tuyến (Online learing)

Trong phạm vi luận văn này, nhằm thống nhất về mặt thuật ngữ, các khái niệm chính sẽ được định nghĩa như sau:

- Đào tạo từ xa: là phương thức, hình thức đào tạo ở bậc giáo dục sau trung học có cấp văn bằng, chứng chỉ Đào tạo từ xa thực hiện hoàn toàn từ xa và độc lập so với phương thức đào tạo truyền thống;

- Đào tạo trực tuyến: là phương thức, hình thức đào tạo cấp văn bằng, chứng chỉ ở bậc giáo dục sau trung học, với các hoạt động dạy và học

Trang 26

14 được thực hiện trên nền tảng Internet và Web, có kết hợp ở mức độ nhiều hay ít với phương thức đào tạo truyền thống;

1.2.2 Dạy học trực tuyến Dựa trên khái niệm về đào tạo có thể định nghĩa khái niệm về dạy học như sau:

- Dạy học từ xa (DHTX): là quá trình ứng dụng CNGD trong tổ chức, điều hành, quản lí, thực thi các hoạt động dạy và học từ xa, ở mọi bậc học

- Dạy học trực tuyến: là quá trình tổ chức, điều hành, quản lí, thực thi các hoạt động dạy và học thông qua nền tảng Internet và Web, ở mọi bậc học;

Như đã đề cập thì có thể thấy khái niệm về dạy học được sử dụng ở mọi bậc học Chính vì thế luận văn này sẽ tập trung vào tìm hiểu, nghiên cứu cũng như phân tích tập trung vào Dạy học trực tuyến

Phân tích cụ thể hơn về DHTT, có thể thấy DHTT là sản phẩm tất yếu của sự phát triển CNDH Hiện nay, khi mà CNTT, Internet phát triển và ngày càng được ứng dụng nhiều hơn vào quá trình dạy học thì E - learning và DHTT thường được thay thế cho nhau khi nhắc đến hình thức DH có sử dụng các tiện ích CNTT&TT này Do đó, trước làm rõ khái niệm DHTT, trước tiên sẽ phải đề cập tới các định nghĩa về e-learning

Theo Rosenberg M.J (2001) có đề xuất thì khái niệm về e - learning là: “Quá trình dạy học mà trong đó sử dụng các ứng dụng CNTT và mạng viễn thông để phân phối các giải pháp nâng cao kiến thức và hiệu quả đào tạo Nó dựa trên ba tiêu chuẩn cơ bản sau [39]:

- E - learning cho phép cập nhật, lưu trữ hay phục hồi, phân phối và chia sẻ kiến thức hoặc thông tin thông qua mạng máy tính Một điều quan tirọng là khả năng này nhanh chóng trở thành ưu điểm tuyệt đối icủa E - liearning Khác với hình thức phân phối thông tin và kiến thiức sử

Trang 27

15 dụing băng đĩa CD-ROM và DVD, E - learning là hình thức thông qua kết nối mạngi máy tínih sẽ cho phép phân phối và cập nhật thông tin được diễn ra tứci thời (real time) khiông bị chênh lệch về mặt thời gian.

- E-ilearning được phân phối tới người dùng cuối cùng thông qua một miáy tính có dùng công nghệ Internet tiêu ichuẩn Tiêu chuẩn này xuất phát từi sự thay đổi nhanh chóng của máy tiính Việc sử dụng các công nghệ Initernet chuẩn và các trình duyệt Weib điều này cho phép tạo ra một hệi thống kết nối toàn cầu không bị giiới hạn về mặt không gian

- E-ilearning dựa trên các mô hình đàio tạo truyền thống và tập trung vào các giải pháp học tập Tiêu chuẩn này iđáp ứng mục đích của e-learning là inâng cao hiệu quả đào tạo thông qiua quá trình phân phối kiến thức vài thông tin.” i

Tươnig tự như vậiy, theo quan điểm của Naidu S (2006): “E - learining đề cập đến iviệc sử dụnig CNTT&TT có nối mạng vào trong quá trình idạy và học Nhiều thuật ngữ khác tương tự cũng được dùng để môi tả loại hình dạy

và học này inhư học tập ảo; học tập trực tuyến; học tập phâin phối; học tập diựa trên webi và mạng hay học tập qua mạng Về cơ bản, tất cả các thuật ngữ trêni đều đề cập tới cáic tiến trình igiáo dục, giảng dạy sử dụng CNTT&TT để ciung cấp các hoạt động dạy họic đồng bộ và không đồng bộ Tuy nhiên, nếu

xem xét kĩ bản chất của từng tihuật ngữ thì các tiến trình dạy học này sẽ khác viới thuật ngữ E - learning Thiuật ngữ E - learning có phạm vi rộng hơn học tiập trực tuyến, học tập ảo, học tập phân phối hay học tập dựa trên web và mạnig Chữ cái “e” trong e-learning viết tắt cho từ “electronic” (đã đề cập ở phầin trên), e-learning sẽ bao gồm tất cả các hoạt động GD được tiến hành bởii các cá nhân hoặc nhóm làm việc xét đến cả trực tuyến (online) hoặc ngoiại tuyến (offline), và đồng bộ hoặc không đồng bộ thông qua các máy tính nối mạng hoặc làm việc độc lập và các thiết bị điện tử khác nhau” [35]

Trang 28

16 Còn tại Việt Nam, theo quan điểm của Bộ GD&ĐT có mô tả tại các cuộc thi thiết kế bài giảng e-learning (2009-2012), “e-learning (học tập điện tử) là việc học tập hay đào tạo dựa trên CNTT&TT (công nghệ mạng, kĩ thuật mô phỏng, kĩ thuật đồ họa…) và được phân phối, truyền tải qua Internet hoặc CD-ROM, DVD, TiVi, hay các thiết bị cá nhân (điện thoại di động) để đến người học.”[3] Có thể coi đây là một định nghĩa có tính chất phổ quát về E - learning, đồng thời nhấn mạnh được vai trò của CNTT&TT trong việc cho phép thực hiện, tổ chức, vận hành E - learning

Như vậy, từ những quan điểm trên E - learning có thể hiểu là một khái niệm bao quát, rộng hơn DHTT bởi khái niệm trực tuyến liên quan đến việc sử dụng Internet hoặc Intranet (hay còn gọi là mạng nội bộ, là một mạng có cấu trúc thượng tầng tương tự như mạng LAN)

Trong khi E - learning có thể sử dụng nhiều tài nguyên, công cụ như ROM và DVD để cung cấp tài liệu học tập cho người học, các khóa học trực tuyến được phân phối qua Internet và có thể được truy cập từ một máy tính hoặc qua điện thoại di động hay máy tính bảng có cài trình duyệt web (chẳng hạn như Internet Explorer, Google Chrome) Nhờ mạng Internet có phạm vi hoạt động toàn cầu, người học có thể truy cập nội dung học tập mọi lúc, mọi nơi khi có nhu cầu học tập Do đó, DHTT sẽ bỏ qua các trở ngại về mặt thời gian, địa lí và trở thành hình thức DH “theo nhu cầu” hoặc trong tính chất đặc thù Các khóa học trực tuyến có thể diễn ra theo phương thức không đồng bộ - được phân phối thuận tiện bất cứ lúc nào, bất kì nơi đâu Hoặc các khóa học trực tuyến cũng có thể diễn ra đồng bộ - người học trực tuyến học ở một thời điểm cụ thể, các nội dung học tập được phân phối theo thời gian thực Do đó, khái niệm DHTT được định nghĩa như sau:

CD-DHTT (còn gọi là HTTT – online learning) là quá trình tổ chức, điều hành, quản lí, thực thi các hoạt động dạy và học thông qua nền tảng Internet và Web, ở mọi bậc học Hình thức DH này tích hợp những ứng dụng của

Trang 29

17 công nghệ, trong đó các hoạt động học tập sẽ được tổ chức bằng cách sử dụng Internet và máy tính (hoặc các thiết bị di động)

1.2.3 Đặc điểm của dạy học trực tuyến Theo Nguyễn Thị Hương Giang, Nguyễn Thị Việt Hương (2010), dạy học trực tuyến có một số đặc điểm:

- “Linh hoạt và thuận tiện về cả thời gian và địa điểm

- Sử dụng các cơ sở dữ liệu (knowledge database) như: audio, video, TV, CD-ROM, computer – based learning, internet/intranet

- Sử dụng các dịch vụ hỗ trợ trực tuyến (online support): diễn đàn, hội họp, tin nhắn, …

- GV đóng vai trò hỗ trợ, có sự tương tác giữa GV và SV, SV với SV, SV với nội dung theo 2 hình thức: Đào tạo không theo thời gian thực (Asyschronous training): tự học trong môi trường trực tuyến và có hỗ trợ của GV và đào tạo theo thời gian thực (Syschronous training): trao đổi trực tiếp với GV, giữa SV với nhau” [10]

Ngoài ra một số bài báo trong nước và ngoài nước khác cũng có nhiều ý tương đồng với quan điểm nêu trên Cụ thể để làm rõ ràng hơn đặc điểm của Dạy học trực tuyến, có thể so sánh với dạy học trực tiếp

So với dạy học trực tiếp (dạy học giáp mặt, Face to face) thì dạy học trực tuyến có một số điểm khác biệt như sau:

Trang 30

18

Đặc điểm Dạy học trực tiếp Dạy học trực tuyến

Thời gian học

Cố định, thường có lịch biểu, thời gian xác định Việc học thường diễn ra đồng thời

Linh hoạt, tùy thuộc vào từng đối tượng, dễ điều chỉnh Việc học có thể diễn ra đồng thời hoặc không đồng thời Hình thức

tương tác Trực tiếp

Gián tiếp hoặc Trực tiếp một phần kết hợp gián tiếp

Phương tiện tương tác Lời nói, hành vi, cử chỉ…

Lời nói, viết, chat, thảo luận trên diễn đàn, email, tin nhắn, điện thoại…

Vai trò của GV

Là người giảng chính, truyền thụ kiến thức, tạo không gian tương tác trực tiếp

Vừa là người truyền thụ vừa hỗ trợ, thúc đẩy các hình thức thảo luận và thúc đẩy việc tự học Vai trò của

SV

Học tập và tương tác dưới sự hướng dẫn trực tiếp

chủ động tự học; tham gia lớp học với sự hướng dẫn gián tiếp Tài liệu sử

Yêu cầu công nghệ Không yêu cầu quá cao

Có kiến thức nhất định về công nghệ thông tin (phần mềm, công cụ, email, internet, …)

Bảng 1.1 Điểm khác biệt của dạy học trực tuyến so với dạy học trực tiếp

Như vậy có thể thấy đặc điểm nổi bật của Dạy học trực tuyến cũng là ưu điểm chính của hình thức này đó là sự linh hoạt về không gian, thời gian cũng như sử dụng được nguồn lực, nguồn tài nguyên lớn thông qua nền tảng Internet và Web cũng như ứng dụng của CNTT&TT

Trang 31

19 1.2.4 Ưu điểm và hạn chế của dạy học trực tuyến

- Ưu điểm: + Không bị giới hạn về không, thời gian Có thể diễn ra mọi nơi; có thể diễn ra tại mọi thời điểm; từ đó chủ động thời gian, công việc và tiết kiệm được thời gian, tiền bạc, công sức

+ Có tính hỗ trợ và tương tác cao, không bị giới hạn việc tương tác và hình thức trao đổi Kết hợp sử dụng những bài viết, bài thảo luận và khả năng tiếp cận với nhiều nguồn tài liệu từ đó vai trò SV được nâng cao và thúc đẩy tính chủ động tích cực và sáng tạo của SV

- Hạn chế: + Không có hoặc ít có sự tương tác trực tiếp giữa SV với GV và SV với SV

+ Yêu cầu cao đối với người học và người dạy, bộ phận quản lý cần có kỹ năng quản lý thời gian, hiểu biết về công nghệ

+ Tùy theo đối tượng khác nhau, người học có thể khó tiếp thu kiến thức, thiếu động lực Do đó, khó giữ chân người học trong thời gian dài

1.2.5 Một số nguyên tắc và mô hình thiết kế khóa học trực tuyến

1.2.5.1 Các nguyên tắc thiết kế khóa học trực tuyến

Để đảm bảo khóa học được xây dựng giữ đúng bản chất cũng như phát huy những ưu điểm của một khóa học trực tuyến thì sẽ cần tuân thủ một số nguyên tắc như sau:

- Nguyên tắc 1: Nguồn tài nguyên, tài liệu học tập của khóa học phong phú, đa dạng nhưng đảm bảo tính hệ thống và chính xác

Nguyên tắc này đảm bảo tri thức truyền đạt trong khóa học đầy đủ, chính xác, tránh trường hợp người học không có đủ thông tin, hoặc tiếp nhận thông tin, tri thức sai lệch, không chính thống Nguyên tắc này được quán triệt và thể hiện trong suốt quá trình thiết kế, xây dựng khóa học Cụ thể các giáo trình tham khảo được lựa chọn để xây dựng bài giảng trực tuyến phải là tài

Trang 32

20 liệu chính thống, bài giảng sau khi số hóa cũng được đóng gói theo chuẩn nhất định (đa số là chuẩn SCORM) Các tài liệu là sách, sách giáo trình hay bài báo phải được xuất bản tại các nhà xuất bản uy tín và lưu hành hợp pháp Mỗi bài học (hay chủ đề) có thể có nhiều bài giảng khác nhau do nhiều thầy cô khác nhau tự biên soạn hoặc cùng biên soạn, tạo cơ hội cho người học tiếp cận tri thức từ nhiều nguồn, nhiều góc độ khác nhau

Các bài tập thực hành trực tuyến cung cấp cho người học cần kèm theo các bài thực hành có hướng dẫn chi tiết nhằm minh họa hoặc hướng dẫn làm bài hay tối thiểu cần có lời dẫn đầy đủ, dễ hiểu

Phần kiểm tra, đánh giá tự động cần được xây dựng linh hoạt, bao gồm nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá (trắc nghiệm khách quan, trắc nghiệm tự luận…) và được xây dựng đan xen trong quá trình học nhằm:

+ Đánh giá thường xuyên mức độ nhận thức, tiếp thu của người học cũng như gợi ý, định hướng nội dung trọng tâm, trọng điểm của mỗi bài giảng + Hướng dẫn người học hiểu rõ yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cho từng nội dung học tập

Cuối cùng, khi đưa vào các thông tin tài liệu tham khảo hữu ích cần có nguồn gốc rõ ràng như: Các tài liệu tham khảo liên quan đến kiến kiến thức học phần và việc học, bao gồm các công trình nghiên cứu khoa học, bài viết đăng trên các tạp chí, sách chuyên khảo…

- Nguyên tắc 2: Cung cấp các tiện ích hỗ trợ khai thác thuận lợi và thân thiện

Hệ thống quản lý dạy và học trực tuyến phải có giao diện dễ dùng, việc truy cập dễ dàng, tiện lợi các tiện ích hỗ trợ người dùng thân thiện (đảm bảo tính thẩm mỹ và tính sư phạm)

Đối với những phần mềm nhúng, hoặc những tài liệu tham khảo có dung lượng lớn, cần cho phép người học tải về (download) dễ dàng, nếu là phần mềm cần cài đặt nên có hướng dẫn sử dụng kèm theo

Trang 33

21

- Nguyên tắc 3: Phải tạo ra môi trường học tập có tính cộng đồng cao Khóa học trực tuyến phải tạo ra một không gian học tập tập thể, cho phép một số lượng người dạy, người học nhất định tham gia cùng lúc, hoặc có thể phân quyền theo vai trò, khu vực Trong không gian đó, người học được tạo cơ hội và được khuyến khích trình bày quan điểm, ý kiến cá nhân, ngoài chia sẻ có thể tranh luận và nhận xét với các ý kiến, quan điểm của khác

Khóa học trực tuyến cung cấp rất nhiều công cụ giao tiếp, bao gồm các diễn đàn thảo luận (forum) với phương thức trao đổi online dưới dạng đồng bộ, không đồng bộ và kết hợp giữa đồng bộ và không đồng bộ Được cụ thể hóa dưới dạng nhiều bài tập trực tuyến khác nhau Mặc dù là giao tiếp từ xa, nhưng sự giao tiếp vẫn có thể là trực diện (face to face) nhờ các phần mềm video conferencing (họp mặt trực tuyến) như: Google Meets, Zooms MS Teams…

Các giao tiếp có thể dưới dạng SV với SV, SV với GV (tập thể hoặc cá nhân) và có thể giao tiếp ẩn danh Nhờ điều này tùy mục định sử dụng người dùng có thể điều hướng và điều chỉnh nội dung, cách thức tranh luận một cách kín đáo và khách quan

- Nguyên tắc 4: Phải có tính tương tác cao Tương tác trong lớp học trực tuyến không giống tương tác ở lớp học trực tiếp Các tương tác trong lớp học trực tuyến diễn ra trên môi trường máy tính và mạng Internet Tương tác có thể xảy ra giữa GV và SV, giữa SV và SV, tương tác giữa GV và nội dung, tương tác giữa SV và nội dung, được thể hiện qua mô hình sau:

Trang 34

22

Sơ đồ 1.1 Tương tác trong dạy học trực tuyến

Tương tác giữa GV và SV không giáp mặt trực tiếp mà diễn ra thông qua các phương tiện CNTT&TT như: Gọi điện thoại, tạo diễn đàn, tổ chức hội họp trực tuyến, …

Như đã đề cập đến ở trên tương tác giữa SV và SV là điểm yếu của lớp học trực tuyến, SV không được tương tác với bạn học trong lớp nhưng có thể sử dụng một số hình thức thay thế như: tạo diễn đàn làm quen, tổ chức hội họp trực tuyến, tổ chức làm bài tập nhóm, …

Về tương tác giữa SV và nội dung, khi học tập trực tuyến SV có thể tích cực tiếp thu nội dung học tập mọi lúc, mọi nơi một cách tích cực, chủ động Để người học có thể tương tác hiệu quả cần có bài giảng trực quan sinh động; nhiều hình ảnh có thể bao gồm video, hệ thống bài kiểm tra đa dạng và phong phú về hình thức

Còn Tương tác giữa GV và nội dung diễn ra trong quá trình thiết kế và cả trong quá trình dạy học, GV có thể chủ động cung cấp bài giảng, ra đề kiểm tra, đánh giá, tổ chức hoạt động cá nhân, nhóm… Ngoài ra cần điều chỉnh nội dung (nếu cần) chấm bài và phản hồi kết quả học tập cũng như sửa chữa bài tập cho SV

Trang 35

23

1.2.5.2 Mô hình thiết kế khóa học trực tuyến

Trong số những mô hình thiết kế đã từng được nghiên cứu thì chủ yếu áp dụng hai mô hình ADDIE và ICARE Để có thể thiết kế được khóa học trực tuyến có hiệu quả thì sử dụng mô hình ADDIE để thiết kế là một trong những lựa chọn tối ưu ADDIE được hiểu như sau: A - Analysis - Phân tích, D - Design - Thiết kế, D - Development - Phát triển, I - Implementation - Thực hiện, E - Evaluation - Đánh giá Mô hình theo Sally J Baldwin (2017) mô tả như sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2 Mô hình thiết kế ADDIE

Cụ thể các bước vận dụng mô hình thiết kế ADDIE được thực hiện qua các bước như sau:

A: Analysis - Phân tích: Sau khi thu thập thông tin cần phải phân tích để đưa ra quyết định chiến lược giảng dạy, phương tiện truyền đạt, công nghệ sử dụng và đánh giá khả năng thành công của thiết kế Đối với một khóa học trực tuyến cần phải phân tích năm nội dung sau:

- Mục đích và mục tiêu của khóa học trực tuyến

- Yêu cầu về kết quả học tập cần đạt

- Đặc điểm của người học

Thực hiện

Phát triển

Thiết kế Đánh giá

Phân tích

Trang 36

24

- Môi trường học tập

- Hình thức quản lý lớp học trực tuyến D: Design - Thiết kế:

Khi thiết kế một khóa học trực tuyến cần lưu ý ba nội dung sau:

- Thiết kế hoạt động

- Thiết kế nội dung

- Thiết kế giao diện, đồ họa tài nguyên D: Development- Phát triển:

Xây dựng và phát triển các sản phẩm như: tài liệu, bài giảng điện tử, bộ câu hỏi trắc nghiệm hoặc các hoạt động trực tuyến dành cho người học I: Implementation - Thực hiện:

GV và SV sử dụng tài liệu và thực hiện khóa học E: Evaluation - Đánh giá:

Thu thập thông tin phản hồi đánh giá tính hiệu quả của thiết kế khóa học đáp ứng được mục đích và mục tiêu ban đầu của khóa học Nếu đạt kỳ vọng, có thể coi đây là bước kết thúc Có thể dựa vào các phản hồi này để chỉnh sửa, bổ sung thiết kế khóa học nếu cần

1.2.6 Cấu trúc của khóa học trực tuyến Trong khuôn khổ luận văn chúng tôi xin đề xuất cấu trúc của khóa học trực tuyến gồm 7 phần như sau:

- Lời chào mừng (Welcome): Xây dựng nhằm tạo tâm thế ban đầu cho SV khi tham gia khóa học Có thể bao gồm: Một lời chào mừng bắt đầu khóa học, giới thiệu sơ lược thông tin khóa học, thông báo về hình thức thực hiện khóa học (trực tuyến hay kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp, nếu kết hợp cần có tỉ lệ bao nhiêu phần trực tuyến, bao nhiêu phần trực tiếp) …

- Hỗ trợ kỹ thuật (Technical support): Cung cấp các phương thức liên hệ khi cần hỗ trợ và cung cấp thông tin số điện thoại hoặc email của

Trang 37

25 người hỗ trợ kỹ thuật (người hỗ trợ trong nhiều trường hợp có thể là chính GV giảng dạy)

- Mục đích và mục tiêu (Goals and Objectives): Mục đích cần đạt của khóa học và kết quả SV cần đạt sau khi kết thúc khóa học Đề ra những tiêu chuẩn hay định mức (bao gồm định tính và định lượng) mà SV cần đạt được sau khóa học, thể hiện rõ các điều kiện để SV đạt được các định mức đặt ra

- Yêu cầu khóa học (Course requirements): Cần đưa các yêu cầu cụ thể rõ ràng về khóa học như: Yêu cầu SV hoàn thành các loại bài tập (tỉ lệ đạt, tỉ lệ hoàn thiện…), yêu cầu về thiết bị, kiến thức đầu vào hay tần suất truy cập hệ thống (Ví dụ: 2 giờ/ngày hoặc 8- 10 giờ/tuần)

- Mô tả khóa học (Course descriptions): Các hoạt động yêu cầu trong khóa học (ví dụ như đọc tài liệu, diễn đàn thảo luận, tìm kiếm và đọc tài liệu, diễn đàn thảo luận, tìm kiếm và đóng góp vào kho dữ liệu chung, bài tập thực hành, …)

- Nội dung khóa học (Course content): Đây là phần chính của khóa học, bao gồm bài giảng, các dạng bài tập, các hoạt động giao tiếp, các đánh giá …

- Các chính sách khác (Other policies): Nếu có các chính sách và quy định khác của khóa học cần phải được thông báo tới SV ngay từ đầu khóa

Trang 38

26

1.3 Hệ thống Moodle

1.3.1 Tổng quan về Moodle Theo trang chủ chính thức (Moodle.org) [41], “Moodle là một hệ thống quản lý (quản trị) việc học tập (Learning Management System - LMS hoặc người ta còn gọi là Course Management System hoặc VLE - Virtual Learning Environment) Bên cạch đó Moodle là một phần mềm mã nguồn mở – OSS (có thể chỉnh sửa được mã nguồn và miễn phí), cho phép xây dựng các website học tập trực tuyến hay các khóa học trên mạng Internet

Moodle (viết tắt của Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment) được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas, người sau đó tiếp tục đảm nhiệm vai trò điều hành và phát triển chính của dự án Martin đã quyết tâm xây dựng một hệ thống LMS mã nguồn mở để hướng tới phát triển giáo dục và tối ưu trải nghiệm người dùng; do không hài lòng với hệ thống LMS/LCMS thương mại WebCT trong trường học Curtin của Úc Từ lúc thành lập đến năm 2022, Moodle có sự phát triển vượt bậc và thu hút được sự quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới”

Moodle cung cấp đầy đủ các chức năng cần có, phục vụ cho việc dạy và học trực tuyến: “Hệ thống này cho phép người dùng có thể nhanh chóng tạo ra một website dạy học trực tuyến (e-Learning) với sự tương tác cao và đăng tải lên internet Tính mã nguồn mở cùng độ linh hoạt của nó giúp người phát triển có khả năng thêm vào các hoạt động hoặc tài nguyên (dưới dạng module) cần thiết một cách dễ dàng Moodle cho phép khai thác nhiều authoring tool trên thế giới hoặc dễ dàng thêm các Plug-in được hỗ trợ, phát triển Tất nhiên các authoring tool hay plug-in phải tuân thủ theo chuẩn nhất định (SCORM, AICC, LAMS…) Một số plug-in có thể kể đến như: Hot Potatoes, BigBlueButton, H5P …”

Trang 39

27 Theo số liệu thống kê trên trang chủ thì hiện nay trên thế giới: Moodle được sử dụng tại 244 quốc gia và vùng lãnh thổ; có 174.284 trang web và trong đó đang vận hành khoảng 40.844.353 khóa học Ngoài ra cộng đồng moodle toàn thế giới tại moodle.org có 325.770.458 người dùng, xây dựng 356.646.859 các hoạt động và tài nguyên (trung bình 1 người dùng xây dựng 1 hoạt động hoặc tài nguyên trên hệ thống), và lượng tương tác trên diễn đàn là 717.964.276 bài đăng

(Số liệu thống kê vào tháng 7 năm 2022 theo moodle.org)

Dựa theo những số liệu nêu trên có thể thấy sự phổ biến của Moodle trên toàn thế giới, cũng như những đóng góp cho giáo dục, đặc biệt là dạy học trực tuyến là vô cùng lớn

1.3.2 Một số đặc điểm nổi bật của Moodle Cũng theo dữ liệu từ phần “Tài liệu tham khảo về Moodle” trên trang chủ [41], Moodle có một số điểm nổi bật như sau:

- “Moodlie nổi bật ngay từ khi xây dựng và trong suốt quá trình hoạt động, phát triển luôn là một thiết kế hướng tới giáo dục, đào tạo dành cho những người thuộc lĩnh vực giáo dục, đào tạo

- Moodle có hướng dẫn sử dụng chi tiết được xây dựng bởi sự kết hợp giữa nhà phát triển với người dùng Vì thế người dùng mới có thể dễ tiếp cận hơn Người dùng có thể tự xây dựng, cài đặt và nâng cấp Moodle

- iMoodle cho phép người dùng chỉnh sửa giao diện bằng cách dùng các

Trang 40

- Cộng đồng Moodle Việt Nam đưiợc thành lập từ tháng 3 năm 2005 với mục đích xây dựng phiên bản tiếnig Việt và hỗ trợ các trường triển khai Moodle Sau gần 20 năm, nhiều tirường đại học, tổ chức và cá nhân ở Việt Nam đã dùng Moodle Có thể kể đến như: Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên, trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, trường Đại học Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội… Có thể nói Moodle là một trong các LMS thông dụng nhất tại Việt Nam đặc biệt là ở giáo dục bậc cao (đại học, cao đẳng/trung cấp, sau đại học…)

- Theo một thống kê thú vị “tại http://www.ohloh.net/projects/25” kết luận nếu để xây dựng một hệ thống tương tự Moodle từ đầu thì sẽ mất khoảng 20 triệu USD”

1.3.3 Ưu điểm và hạn chế của Moodle

Ngày đăng: 04/09/2024, 14:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT về Quy chế đào tạo trình độ đại học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT
[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2008
[5]. Nguyễn Duy Anh, Bùi Hoài Thắng, & Trần Thiên Phúc. (2020). Hoạt động đào tạo blended-learning tại Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP. HCM hướng tới tương lai. Hội thảo “Phương pháp giảng dạy trực tuyến hiệu quả”, Đại học Quốc gia TP. HCM, 1–6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động đào tạo blended-learning tại Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP. HCM hướng tới tương lai." Hội thảo “Phương pháp giảng dạy trực tuyến hiệu quả
Tác giả: Nguyễn Duy Anh, Bùi Hoài Thắng, & Trần Thiên Phúc
Năm: 2020
[6]. Phạm Kim Chung & Tôn Quang Cường. (2018). Tổ chức khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên theo mô hình dạy học kết hợp. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Nghiên cứu Giáo dục, 34(3), 1–7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên theo mô hình dạy học kết hợp
Tác giả: Phạm Kim Chung & Tôn Quang Cường
Năm: 2018
[7]. Trần Kim Dung & Trần Trọng Thùy (2020). Động lực, sự hài lòng và ý định tiếp tục học trực tuyến: Ứng dụng thuyết sử dụng và thỏa mãn trong đại dịch Covid-19. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á, 31(1), 05–28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Động lực, sự hài lòng và ý định tiếp tục học trực tuyến: Ứng dụng thuyết sử dụng và thỏa mãn trong đại dịch Covid-19
Tác giả: Trần Kim Dung & Trần Trọng Thùy
Năm: 2020
[8]. Vũ Thế Dũng & Bành Thị Uyên Uyên. (2009). Đánh giá nhận thức của sinh viên Đại học Bách khoa đối với việc sử dụng hệ thống hỗ trợ giảng dạy và học tập (Bách khoa e-Learning—BkeL). Hội thảo “Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập”, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP. HCM, 25–35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá nhận thức của sinh viên Đại học Bách khoa đối với việc sử dụng hệ thống hỗ trợ giảng dạy và học tập (Bách khoa e-Learning—BkeL)." Hội thảo “Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập
Tác giả: Vũ Thế Dũng & Bành Thị Uyên Uyên
Năm: 2009
[9]. Nguyễn Tiến Đạt (2006), Kinh nghiệm và thành tựu phát triển GD và ĐT trên thế giới, Tập 1, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm và thành tựu phát triển GD và ĐT trên thế giới
Tác giả: Nguyễn Tiến Đạt
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2006
[11]. Lê Thị Ngọc Hà. (2016). Ứng dụng Moodle trong dạy và học tiếng Pháp tại Trường Đại học Ngoại ngữ—Đại học Đà Nẵng: Thực trạng và giải pháp.Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục Đại học Đà Nẵng, 6(4), 49–55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng Moodle trong dạy và học tiếng Pháp tại Trường Đại học Ngoại ngữ—Đại học Đà Nẵng: Thực trạng và giải pháp
Tác giả: Lê Thị Ngọc Hà
Năm: 2016
[13]. Nguyễn Văn Linh, Phan Phương Lan, Phan Huy Cường, & Trần Ngân Bình. (2016). Ứng dụng e-learning tại Khoa Công nghệ Thông tin & Truyền thông - Trường Đại học Cần Thơ. Hội thảo khoa học “Đào tạo trực tuyến trong nhà trường Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, Viện Nghiên cứu Giáo dục - Trường Đại học Sư phạm TP. HCM, 42–54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng e-learning tại Khoa Công nghệ Thông tin & Truyền thông - Trường Đại học Cần Thơ." Hội thảo khoa học “Đào tạo trực tuyến trong nhà trường Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
Tác giả: Nguyễn Văn Linh, Phan Phương Lan, Phan Huy Cường, & Trần Ngân Bình
Năm: 2016
[14]. Trần Lương. (2016). Tổ chức dạy học theo Module học phần Giáo dục học trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Đại học. Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục – Trường đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức dạy học theo Module học phần Giáo dục học trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Đại học
Tác giả: Trần Lương
Năm: 2016
[15]. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường
Tác giả: Phan Trọng Ngọ
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2005
[16]. Lữ Thị Mai Oanh & Nguyễn Thị Như Thuý. (2021). Đánh giá hiệu quả học tập trực tuyến của sinh viên trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Nghiên cứu Giáo dục, 37(1), 92–101 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiệu quả học tập trực tuyến của sinh viên trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19
Tác giả: Lữ Thị Mai Oanh & Nguyễn Thị Như Thuý
Năm: 2021
[17]. Nguyễn Nhật Quang. (2015). Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài giảng thí nghiệm vật lý đại cương B theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của sinh viên. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng, 2(87), 21–23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài giảng thí nghiệm vật lý đại cương B theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của sinh viên
Tác giả: Nguyễn Nhật Quang
Năm: 2015
[19]. Nguyễn Anh Tuấn. (2016). Nghiên cứu và phát triển hệ thống học trực tuyến trên nền tảng BigBlueButton (Đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở No. T2016-07–08; p. 34). Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin - Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu và phát triển hệ thống học trực tuyến trên nền tảng BigBlueButton
Tác giả: Nguyễn Anh Tuấn
Năm: 2016
[20]. Vũ Thị Thái. (2016). Thực trạng về mô hình đào tạo trực tuyến ở Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. Hội thảo khoa học “Đào tạo trực tuyến trong nhà trường Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, Viện Nghiên cứu Giáo dục - Trường Đại học Sư phạm TP. HCM, 66–69 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng về mô hình đào tạo trực tuyến ở Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên." Hội thảo khoa học “Đào tạo trực tuyến trong nhà trường Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
Tác giả: Vũ Thị Thái
Năm: 2016
[21]. Trương Tiến Tùng (2012), Viện Đại học Mở Hà nội, Triển khai e-learning tại Viện Đại học Mở Hà Nội, Hội thảo Giải pháp e-learning trong đào tạo và bồi dưỡng GV Tiếng Anh, 12- 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triển khai e-learning tại Viện Đại học Mở Hà Nội
Tác giả: Trương Tiến Tùng
Năm: 2012
[22]. Phan Thị Hồng Vinh (2007), Xây dựng, phát triển và quản lý chương trình dạy học, NXB ĐHQGHNDanh mục tài liệu nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng, phát triển và quản lý chương trình dạy học
Tác giả: Phan Thị Hồng Vinh
Nhà XB: NXB ĐHQGHN Danh mục tài liệu nước ngoài
Năm: 2007
[23]. Chanrill, O. (1982), Workshop to Develop Skills in Module Writing, March, 1982, Singapore: Colombo Plan Staff London: HMSO College. Cook Croft Committee Sách, tạp chí
Tiêu đề: Workshop to Develop Skills in Module Writing
Tác giả: Chanrill, O
Năm: 1982
[24]. Bernard RM, Abrami PC, Lou Y, Borokhovski E, Wade A, Wozney L, Wallet PA, Fiset M, Huang B. 2004. How does distance education compare with classroom instruction? A meta-analysis of the empirical literature. Review of Educational Research, 74(3): 379-439 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Review of Educational Research
[26]. Brown, J.W, R.B. Lewis and F.F. Harcteroad (1977), An Instructional Technology, Media and Methods. McGraw Hill Book Company New York, USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: An Instructional Technology, Media and Methods
Tác giả: Brown, J.W, R.B. Lewis and F.F. Harcteroad
Năm: 1977

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1  Sơ đồ 1.1. Tương tác trong dạy học trực tuyến  22 - thiết kế module dạy học trực tuyến học phần phương pháp dạy học đại cương môn toán trên hệ thống moodle
1 Sơ đồ 1.1. Tương tác trong dạy học trực tuyến 22 (Trang 6)
Hình 1.1. Top 10 từ 244 quốc gia có số lượt đăng ký trên Moodle lớn nhất - thiết kế module dạy học trực tuyến học phần phương pháp dạy học đại cương môn toán trên hệ thống moodle
Hình 1.1. Top 10 từ 244 quốc gia có số lượt đăng ký trên Moodle lớn nhất (Trang 21)
Hình thức  tương tác  Trực tiếp.  Gián tiếp hoặc Trực tiếp một - thiết kế module dạy học trực tuyến học phần phương pháp dạy học đại cương môn toán trên hệ thống moodle
Hình th ức tương tác Trực tiếp. Gián tiếp hoặc Trực tiếp một (Trang 30)
Sơ đồ 1.1. Tương tác trong dạy học trực tuyến - thiết kế module dạy học trực tuyến học phần phương pháp dạy học đại cương môn toán trên hệ thống moodle
Sơ đồ 1.1. Tương tác trong dạy học trực tuyến (Trang 34)
Sơ đồ 1.2. Mô hình thiết kế ADDIE - thiết kế module dạy học trực tuyến học phần phương pháp dạy học đại cương môn toán trên hệ thống moodle
Sơ đồ 1.2. Mô hình thiết kế ADDIE (Trang 35)
Hình 1.2. Hình ảnh một số tính năng chính của Moodle (trang web được - thiết kế module dạy học trực tuyến học phần phương pháp dạy học đại cương môn toán trên hệ thống moodle
Hình 1.2. Hình ảnh một số tính năng chính của Moodle (trang web được (Trang 44)
Hình 1.3. Khung thiết kế và phát triển module dạy học - thiết kế module dạy học trực tuyến học phần phương pháp dạy học đại cương môn toán trên hệ thống moodle
Hình 1.3. Khung thiết kế và phát triển module dạy học (Trang 56)
Sơ đồ 1.3. Khung thiết kế và phát triển module dạy học - thiết kế module dạy học trực tuyến học phần phương pháp dạy học đại cương môn toán trên hệ thống moodle
Sơ đồ 1.3. Khung thiết kế và phát triển module dạy học (Trang 57)
Bảng 1.3. Mức độ tiếp cận đến hệ thống LMS - thiết kế module dạy học trực tuyến học phần phương pháp dạy học đại cương môn toán trên hệ thống moodle
Bảng 1.3. Mức độ tiếp cận đến hệ thống LMS (Trang 62)
Bảng 1.4. Mức độ sử dụng LMS trong dạy học trực tuyến - thiết kế module dạy học trực tuyến học phần phương pháp dạy học đại cương môn toán trên hệ thống moodle
Bảng 1.4. Mức độ sử dụng LMS trong dạy học trực tuyến (Trang 64)
Sơ đồ 2.1. Quy trình thiết kế Module dạy học trực tuyến - thiết kế module dạy học trực tuyến học phần phương pháp dạy học đại cương môn toán trên hệ thống moodle
Sơ đồ 2.1. Quy trình thiết kế Module dạy học trực tuyến (Trang 74)
Bảng 2.2. Phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập - thiết kế module dạy học trực tuyến học phần phương pháp dạy học đại cương môn toán trên hệ thống moodle
Bảng 2.2. Phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập (Trang 83)
Hình 2.2. Giao diện tổng quan bên trong module - thiết kế module dạy học trực tuyến học phần phương pháp dạy học đại cương môn toán trên hệ thống moodle
Hình 2.2. Giao diện tổng quan bên trong module (Trang 87)
Hình 2.3. Module 1: Thông tin chung - Phần 1 “Không gian chung” - thiết kế module dạy học trực tuyến học phần phương pháp dạy học đại cương môn toán trên hệ thống moodle
Hình 2.3. Module 1: Thông tin chung - Phần 1 “Không gian chung” (Trang 88)
Hình 2.5. Module 1: Thông tin chung - Phần 3 “Thông tin học phần” - thiết kế module dạy học trực tuyến học phần phương pháp dạy học đại cương môn toán trên hệ thống moodle
Hình 2.5. Module 1: Thông tin chung - Phần 3 “Thông tin học phần” (Trang 90)
Hình 2.6. Module 1: Thông tin chung - Phần 4 “Tài liệu học tập” - thiết kế module dạy học trực tuyến học phần phương pháp dạy học đại cương môn toán trên hệ thống moodle
Hình 2.6. Module 1: Thông tin chung - Phần 4 “Tài liệu học tập” (Trang 91)
Hình 2.10. Giao diện các phần Module 3 - thiết kế module dạy học trực tuyến học phần phương pháp dạy học đại cương môn toán trên hệ thống moodle
Hình 2.10. Giao diện các phần Module 3 (Trang 95)
Hình 2.14. Giao diện các phần Module 4 - thiết kế module dạy học trực tuyến học phần phương pháp dạy học đại cương môn toán trên hệ thống moodle
Hình 2.14. Giao diện các phần Module 4 (Trang 98)
Hình 2.19. Giao diện các phần Module 5 - thiết kế module dạy học trực tuyến học phần phương pháp dạy học đại cương môn toán trên hệ thống moodle
Hình 2.19. Giao diện các phần Module 5 (Trang 102)
Hình 2.22. Module 5 - Phần 4: “Nội dung luyện tập chương 4” - thiết kế module dạy học trực tuyến học phần phương pháp dạy học đại cương môn toán trên hệ thống moodle
Hình 2.22. Module 5 - Phần 4: “Nội dung luyện tập chương 4” (Trang 104)
Hình 2.25. Module 6 - Phần 3: “Danh mục khái niệm chương 5” - thiết kế module dạy học trực tuyến học phần phương pháp dạy học đại cương môn toán trên hệ thống moodle
Hình 2.25. Module 6 - Phần 3: “Danh mục khái niệm chương 5” (Trang 107)
Hình 2.27. Giao diện Module 7 - thiết kế module dạy học trực tuyến học phần phương pháp dạy học đại cương môn toán trên hệ thống moodle
Hình 2.27. Giao diện Module 7 (Trang 108)
2.6. Sơ đồ liên kết giữa các module thành phần - thiết kế module dạy học trực tuyến học phần phương pháp dạy học đại cương môn toán trên hệ thống moodle
2.6. Sơ đồ liên kết giữa các module thành phần (Trang 110)
Hình 3.1. Danh sách tài khoản thành viên nhóm thực nghiệm. - thiết kế module dạy học trực tuyến học phần phương pháp dạy học đại cương môn toán trên hệ thống moodle
Hình 3.1. Danh sách tài khoản thành viên nhóm thực nghiệm (Trang 115)
Hình 3.4. Mức độ tham gia/hoàn thành các hoạt động tự luyện tập - thiết kế module dạy học trực tuyến học phần phương pháp dạy học đại cương môn toán trên hệ thống moodle
Hình 3.4. Mức độ tham gia/hoàn thành các hoạt động tự luyện tập (Trang 118)
Hình 3.7. Mức độ tham gia/hoàn thành các trang thông tin, tài liệu mở rộng - thiết kế module dạy học trực tuyến học phần phương pháp dạy học đại cương môn toán trên hệ thống moodle
Hình 3.7. Mức độ tham gia/hoàn thành các trang thông tin, tài liệu mở rộng (Trang 119)
Hình 3.6. Mức độ tham gia/hoàn thành các hoạt động tra cứu danh mục - thiết kế module dạy học trực tuyến học phần phương pháp dạy học đại cương môn toán trên hệ thống moodle
Hình 3.6. Mức độ tham gia/hoàn thành các hoạt động tra cứu danh mục (Trang 119)
Hình 3.8. Mức độ tham gia/hoàn thành các liên kết tham khảo - thiết kế module dạy học trực tuyến học phần phương pháp dạy học đại cương môn toán trên hệ thống moodle
Hình 3.8. Mức độ tham gia/hoàn thành các liên kết tham khảo (Trang 120)
Hình 3.10. Phổ điểm đề kiểm tra đánh giá - thiết kế module dạy học trực tuyến học phần phương pháp dạy học đại cương môn toán trên hệ thống moodle
Hình 3.10. Phổ điểm đề kiểm tra đánh giá (Trang 122)
Bảng 3.3. Đánh giá về tính hiệu quả và khó khăn, trở ngại của Modulde - thiết kế module dạy học trực tuyến học phần phương pháp dạy học đại cương môn toán trên hệ thống moodle
Bảng 3.3. Đánh giá về tính hiệu quả và khó khăn, trở ngại của Modulde (Trang 126)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w