ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ THÚY NGA QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NA
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ THÚY NGA
QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ THÚY NGA
QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8140114.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ HƯƠNG
HÀ NỘI - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiêncứu trong luận văn này là trung thực và chưa được côngbố trong bất kỳ công trình nào khác
Hà Nội, tháng 8 năm 2023
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thúy Nga
Trang 4-Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Trang 5DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
CBQL: Cán bộ quản lýGD&ĐT: Giáo dục và Đào tạo
THCS: Trung học cơ sởUBND: Ủy ban nhân dânVHNT: Văn hóa nhà trườngVHNT: Văn hóa nhà trường
Trang 61.1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7
1.1.1 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG 7
1.1.2 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂNHOÁ NHÀ TRƯỜNG THCS 10
1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 12
1.2.1 KHÁI NIỆM VĂN HÓA 12
1.2.2 XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG 13
1.2.3 QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG 15
1.3 LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀTRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 15
1.3.1 XÂY DỰNG VĂN HOÁ NHÀ TRƯỜNG TRONG BỐICẢNH HIỆN NAY 15
1.3.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNGHỌC CƠ SỞ HIỆN NAY 18
1.3.3 VAI TRÒ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCSTRONG VIỆC QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀTRƯỜNG 231.4 NỘI DUNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HOÁ NHÀ
Trang 7TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CỦA HIỆU TRƯỞNG 24
1.4.1 LẬP KẾ HOẠCH XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀTRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 24
1.4.2 TỔ CHỨC XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG ỞCÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 26
1.4.3 CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG ỞCÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 28
1.4.4 KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀTRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 29
1.5 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ XÂYDỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNGHỌC CƠ SỞ 31
2.1 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ GIÁODỤC THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI 36
2.1.1 ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN THÀNH PHỐYÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI 36
2.1.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ YÊNBÁI, TỈNH YÊN BÁI 38
2.1.3 ĐẶC ĐIỂM, QUY MÔ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤCTHÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI 40
2.1.4 CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞTHÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI 42
Trang 82.1.5 BỐI CẢNH HIỆN NAY ĐỐI VỚI QUẢN LÝ XÂYDỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG THCSTHÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI 482.2 TỔ CHỨC KHẢO SÁT THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂYDỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG THCSTHÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI 50
2.2.1 MỤC ĐÍCH KHẢO SÁT THỰC TRẠNG QUẢN LÝXÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNGTHCS THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI 502.2.2 NỘI DUNG KHẢO SÁT THỰC TRẠNG QUẢN LÝXÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNGTHCS THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI 502.2.3 ĐỊA BÀN, THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁTTHỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀTRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ YÊN BÁI,TỈNH YÊN BÁI 502.2.4 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ XỬLÝ KẾT QUẢ 512.3 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG ỞCÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ YÊN BÁI,TỈNH YÊN BÁI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 52
2.3.1 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NỘI QUY, QUY TẮCLÀM VIỆC 52TẠI ĐƠN VỊ CÔNG TÁC 532.3.2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CÁC CHUẨN MỰC, GIÁTRỊ, NIỀM TIN 552.3.3 THỰC TRẠNG TẠO MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC,CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ GIÁO VIÊN
Trang 9NHÀ TRƯỜNG 602.4 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀTRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐYÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 64
2.4.1 LẬP KẾ HOẠCH XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀTRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNHPHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI 642.4.2 TỔ CHỨC THỰC HIỆN XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀTRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNHPHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI 682.4.3 CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN XÂY DỰNG VHNT Ở CÁCTRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI 712.4.4 KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ XÂY DỰNG VĂNHÓA NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐYÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI 732.5 THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝXÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG THCSTHÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI TRONG BỐI CẢNHHIỆN NAY 74
2.5.1 CÁC YẾU TỐ KHÁCH QUAN ẢNH HƯỞNG ĐẾNQUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở CÁCTRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI 742.5.2 CÁC YẾU TỐ CHỦ QUAN ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢNLÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNGTHCS THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI 762.6 ĐÁNH GIÁ THỰC VỀ TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂNHÓA NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐYÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 78
2.6.1 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 78
Trang 102.6.2 HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN 79
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 82
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓANHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNHPHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 83
3.1 NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÂYDỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG THCSTRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 83
3.1.1 NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO TÍNH MỤC TIÊU 83
3.1.2 NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO TÍNH HỆ THỐNG 83
3.1.3 NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO TÍNH HIỆU QUẢ 84
3.1.4 NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO TÍNH KHẢ THI 84
3.2 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀTRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNHYÊN BÁI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 85
3.2.1 TUYÊN TRUYỀN, NÂNG CAO NHẬN THỨC CÁNBỘ, GIÁO VIÊN VÀ TOÀN THỂ HỌC SINH VỀ QUẢN LÝXÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRONG BỐI CẢNHHIỆN NAY 85
3.2.2 LẬP KẾ HOẠCH XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀTRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÁPỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC TRONG BỐI CẢNHHIỆN NAY 87
3.2.3 ĐỔI MỚI CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG VĂNHÓA NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠSỞ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 903.2.4 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁVIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG
Trang 11THCS TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 95
3.2.5 TỔ CHỨC PHỐI HỢP GIỮA CÁC LỰC LƯỢNGTRONG VÀ NGOÀI NHÀ TRƯỜNG ĐỂ XÂY DỰNG VĂNHÓA NHÀ TRƯỜNG TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 99
3.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP 102
3.4 KHẢO SÁT TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦACÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀTRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG THCS Ở THÀNH PHỐ YÊN BÁITRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 103
3.4.1 CÁC BƯỚC KHẢO NGHIỆM 103
3.4.2 KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM 103
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 107
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
PHỤ LỤC
Trang 12DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
BẢNG 2.1 QUY MÔ GIÁO DỤC CỦA THÀNH PHỐ YÊN BÁI 41BẢNG 2.2 QUY MÔ GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ YÊN BÁI 42BẢNG 2.3 CHẤT LƯỢNG HỌC SINH THCS NĂM HỌC 2021 -
2022 44BẢNG 2.4 Ý NGHĨA CỦA THANG ĐO 51BẢNG 2.5 ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG MỤC TIÊU XÂY
DỰNG VHNT CHO HỌC SINH TẠI ĐƠN VỊ CÔNG TÁC 53BẢNG 2.6 ĐÁNH GIÁ VỀ GIÁO DỤC VĂN HÓA NHÀ
TRƯỜNG VỚI THẦY CÔ GIÁO TRONG NHÀ TRƯỜNG 55BẢNG 2.7 ĐÁNH GIÁ VỀ GIÁO DỤC VĂN HÓA NHÀ
TRƯỜNG VỚI BẠN BÈ 57BẢNG 2.8 ĐÁNH GIÁ VỀ GIÁO DỤC VĂN HÓA NHÀ
TRƯỜNG VỚI NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH 59BẢNG 2.9 ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC ĐỐI VỚI
CBGV 60BẢNG 2.10 .ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH XÂY
DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ YÊN BÁI 64BẢNG 2.11 .ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN
XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ YÊN BÁI 69BẢNG 2.12 .ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN
XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ YÊN BÁI 72
Trang 13BẢNG 2.13 .ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ XÂY DỰNG
VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ YÊN BÁI 73BẢNG 2.14 .ĐÁNH GIÁ VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ KHÁCH
QUAN ĐẾN XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ YÊN BÁI 75BẢNG 2.15 .ĐÁNH GIÁ VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ CHỦ QUAN
ĐẾN XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ YÊN BÁI 77BẢNG 3.1 KHẢO NGHIỆM TÍNH CẦN THIẾT CỦA CÁC BIỆN
PHÁP ĐỀ XUẤT 104BẢNG 3.2 KHẢO NGHIỆM TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN
PHÁP ĐỀ XUẤT 105
Hình 2.1 Cấu trúc văn hóa nhà trường của các trường THCS trên địa
bàn thành phố Yên Bái 64
Trang 14MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài
Văn hóa có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển bền vững đất nướctrong thời kỳ đổi mới, điều này đã một lần nữa được khẳng định trong Vănkiện Đại hội XIII của Đảng: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nềnvăn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trởthành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”
Ở nước ta hiện nay, văn hóa nhà trường đang là một trong những tâmđiểm chú ý của dư luận và ngày càng xuất hiện nhiều trên các diễn đàn, trêncác phương tiện thông tin đại chúng Nhưng bàn luận về văn hóa nhà trườngtrong nhà trường cũng rất đáng báo động, tình trạng thầy đánh trò, trò đánhthầy đã xẩy ra, khiến dư luận và xã hội lo ngại Hành vi bạo lực học đườngdiễn biến phức tạp, … Chính vì vậy, việc xây dựng văn hóa ở các nhà trườngđã trở thành nhiệm vụ cấp bách trong giai đoạn hiện nay
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóaXI đã nêu: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất,hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu,định hướng nghề nghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượng giáo dục toàndiện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống”; “Nâng caonhận thức về vai trò quyết định chất lượng Giáo dục và Đào tạo của đội ngũnhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục; người học là chủ thể trung tâm của quátrình giáo dục; gia đình có trách nhiệm phối hợp với nhà trường và xã hộitrong việc giáo dục nhân cách, lối sống cho con em mình” Chính vì vậy, vănhóa nhà trường là một nội dung quan trọng của quản lí và lãnh đạo nhà trườngnhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, giáo dục tư tưởng, tri thức, đạo đức, lốisống đúng đắn cho người học Xây dựng văn hóa nhà trường sẽ góp phầncủng cố hệ thống các giá trị của nhà trường, hoàn thành sứ mệnh của chiếnlược phát triển giáo dục
Trang 15Sau hơn 35 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam có nhiều bước nhảyvọt, tuy nhiên khoảng cách phát triển về KT- XH, khoa học và công nghệ,GD-ĐT giữa nước ta và các nước tiên tiến trong khu vực, trên thế giới có xuhướng gia tăng, hội nhập quốc tế và sự phát triển của kinh tế thị trường đanglàm nảy sinh nhiều nguy cơ tiềm ẩn như sự thâm nhập lối sống không lànhmạnh, làm lu mờ bản sắc văn hóa dân tộc; sự thâm nhập của các loại dịch vụgiáo dục kém chất lượng,… Điều này làm ảnh hưởng lớn tới xây dựng VHNTtrong các trường học phổ thông.
Trong nhiều năm qua, các trường THCS trên địa bàn thành phố YênBái luôn ý thức và phấn đấu không ngừng cho mục tiêu chất lượng đào tạo,nhằm đáp ứng nguồn nhân lực có đủ phẩm chất chính trị, có chuyên mônvững vàng, có khả năng hội nhập vào thị trường lao động Văn hóa nhàtrường ở các trường THCS thành phố Yên Bái đã tạo ra một môi trường làmviệc lành mạnh, giúp hình thành các mối quan hệ tốt đẹp giữa các cán bộ, giáoviên, nhân viên và học sinh, trở thành động lực tinh thần cho sự sáng tạo củamỗi cá nhân trong nhà trường trong thực hiện các hoạt động dạy học và giáodục nhằm phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh Tuy nhiên, vẫn còn tồntại tình trạng học sinh chạy theo lối sống phương Tây, nghiện game online,nghiện internet dẫn đến học tập sút kém, tình trạng bạo lực học đường, tìnhtrạng học sinh đánh nhau, nói tục xuất hiện và có xu hướng phát triển; Một sốgiáo viên thiếu tâm huyết, chưa ý thức được đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụcủa mình đối với việc xây dựng văn hóa nhà trường … CBQL chưa xây dựngkế hoạch và nội dung cụ thể về VHNT, vì vậy các tổ, ban, đoàn thể trong nhàtrường chưa quan tâm đến các chỉ tiêu, các biện pháp thực hiện xây dựngVHNT trong nhà trường CBQL các trường THCS chưa lập kế hoạch xâydựng phát triển văn hóa tổ chức trong nhà trường, những nội dung xây dựngvăn hóa quản lý, văn hóa giảng dạy và văn hóa học tập chỉ mang tính hìnhthức, chưa cụ thể hóa thành văn bản, chưa phân công người thực hiện và chưa
Trang 16có nội dung cụ thể cho từng nội dung Vì vậy, công tác giám sát các hoạtđộng xây dựng văn hóa tổ chức, kịp thời điều chỉnh chưa diễn ra thườngxuyên.
Xuất phát từ những lý do trên, học viên lựa chọn vấn đề: “Quản lý xâydựng văn hóa nhà trường ở các trường trung học cơ sở thành phố Yên Bái,tỉnh Yên Bái trong bối cảnh hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của luận văn tốt
nghiệp
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý xây dựng văn hóa nhàtrường ở các trường THCS của thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái, từ đó đềxuất một số biện pháp quản lý xây dựng văn hóa nhà trường góp phần nângcao chất lượng dạy học cấp THCS thành phố Yên, tỉnh Yên Bái trong bốicảnh hiện nay
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung học cơ sở
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THCS của thànhphố Yên Bái, tỉnh Yên Bái trong bối cảnh hiện nay
4 Câu hỏi nghiên cứu
- Việc xây dựng văn hóa nhà trường được tiếp cận từ quan điểm khoahọc nào? Cơ sở lý luận của quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trườngTHCS là gì?
- Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THCSthành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái trong bối cảnh hiện nay như thế nào?
- Cần làm gì để quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trườngTHCS thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái trong bối cảnh hiện nay?
Trang 175 Giả thuyết nghiên cứu
Xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THCS thành phố Yên Bái,tỉnh Yên Bái mặc dù đã được quan tâm thực hiện nhưng vẫn còn nhiều hạnchế mà một trong những nguyên nhân cơ bản là do công tác quản lý Nếu đềxuất được những biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường một cách khoa học,phù hợp với điều kiện thực tiễn của các trường THCS thành phố Yên Bái, tỉnhYên Bái sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo ở các trườngTHCS trong hành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:- Đánh giá thực trạng quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở cáctrường THCS thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái trong bối cảnh hiện nay
- Đề xuất biện pháp quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trườngTHCS thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái trong bối cảnh hiện nay
7 Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp quản lý xây dựngvăn hóa nhà trường ở các trường THCS thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Báitrong bối cảnh hiện nay
+ Về phạm vi, đối tượng khảo sát- Cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) các trường THCSthành phố Yên Bái
- Giáo viên Trung học cơ sở ở các trường THCS thành phố Yên Bái.+ Về thời gian: Nghiên cứu số liệu từ năm 2019 - 2022
8 Phương pháp nghiên cứu
8.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
- Đọc sách, báo, tạp chí và thu thập các tài liệu thực tế, tìm hiểu đặctrưng, tính chất có liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận cho việcnghiên cứu
Trang 18Đề tài nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê nin, tưtưởng Hồ Chí Minh và quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam vềgiáo dục và quản lý giáo dục Đồng thời vận dụng quan điểm hệ thống-cấutrúc, lịch sử-logic và quan điểm thực tiễn để nghiên cứu đề tài.
8.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Các phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Phương pháp này được sửdụng để thu thập ý kiến của các khách thể điều tra thông qua việc trưng cầu ýkiến Các nội dung trưng cầu ý kiến là các vấn đề liên quan đến thực trạngquản lý từ cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng giáo dục khác
- Các phương pháp quan sát: Phương pháp này nhằm theo dõi và thunhập những số liệu đặc trưng về quản lý xây dựng văn hóa nhà ở trườngTHCS trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường
- Các phương pháp phỏng vấn: Phương pháp này nhằm thu thập các ýtưởng, các kinh nghiệm thực tiễn của các cán bộ quản lý và giáo viên đượcchọn làm người được phỏng vấn
8.3 Nhóm phương pháp thống kê toán học và xử lý số liệu để phân tích
Dùng phương pháp thống kê toán học để xử lí số liệu đã thu thập đượctừ các phương pháp khác nhau để cho các kết quả nghiên cứu trở nên chínhxác và đảm bảo độ tin cậy Thống kê tất cả các số liệu từ bảng biểu, phiếuđiều tra, sau đó tổng hợp rồi sử dụng rồi dùng toán định lượng, tính trung bìnhcủa số liệu, so sánh với chuẩn đặt ra rồi kết luận
9 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận văn được trình bàytrong ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở
các trường THCS
Chương 2: Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các
trường THCS thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái trong bối cảnh hiện nay
Trang 19Chương 3: Biện pháp quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các
trường THCS thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái trong bối cảnh hiện nay
Trang 20Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓANHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Các nghiên cứu về văn hóa nhà trường
Theo Keup, Jennifer R.Walker, Arianne A Astin, Helen S.Lindholm,Jennifer A trong Nghiên cứu văn hóa tổ chức trong việc tạo ra sự thay đổi chonhà trường” đã nhấn mạnh đến vai trò của văn hóa tổ chức về việc tạo ra sựchuyển biến và thay đổi của nhà trường với những thành tố cơ bản sau: 1) Sựsẵn sàng cho thay đổi và đáp ứng với sự đổi mới của nhà trường, 2) Sự phảnkháng đối với những thay đổi được đề ra theo kế hoạch, và 3) Kết quả của quátrình tạo ra thay đổi
Theo Barbara Fralinger (2007) đã dựa trên bộ công cụ đánh giá văn hóatổ chức để đánh giá thực trạng văn hóa tổ chức của trường đại học (OCAI).Tác giả đưa ra 3 yếu tố để xây dựng văn hóa tổ chức gồm các giá trị tánthành, những vật được tạo tác, những giả định ngầm ẩn Tác giả cho rằng đểtạo ra một môi trường học thuật tốt cần có sự phối hợp hành động của cácthành viên trong tổ chức nhà trường, từ đó xây dựng một môi trường họcthuật tốt tạo môi trường để sinh viên học tập “Công cụ Đánh giá Văn hóa Tổchức (The Organisational Culture Assessment Instrument - OCAI) được vậndụng để xác định xem văn hóa của khoa trong nhà trường đã ảnh hưởng nhưthế nào đến tâm lý sinh viên (nhận thức, suy nghĩ và tình cảm) và chính sinhviên mong muốn văn hóa ấy sẽ là như thế nào trong vòng năm năm sắp tới.Phương pháp nghiên cứu sử dụng công cụ đánh giá văn hóa tổ chức (OCAI)là một phương pháp được sử dụng khá phổ biến trong nghiên cứu văn hóa nhàtrường Công cụ này có thể được dùng như một cách để chẩn đoán và đềxướng những thay đổi bước đầu trong văn hóa tổ chức của trường đại học
Trang 21Theo Cameron & Quinn (1999), cũng đã sử dụng Bộ Công cụ đánh giávăn hóa tổ chức (OCAI) để tổ chức khảo sát văn hóa nhà trường Bộ công cụ nàybao gồm sáu nội dung cơ bản: 1) Đặc điểm nổi bật nhất của nhà trường; 2) Sựlãnh đạo nhà trường; 3) Hoạt động quản lý nhân viên trong nhà trường; 4) Cácyếu tố kết dính các cá nhân trong tổ chức; 5) Những điểm quan trọng nhất củachiến lược phát triển của nhà trường; 6) Tiêu chí thành công của nhà trường).
Tháng 01 năm 1996 Trung tâm Lãnh đạo và học tập tại Đại họcCalgary ở Alberta, Canada đã tổ chức một cuộc Hội thảo về vấn đề "Tìm hiểuvăn hoá học" Những người tham gia đã có quan điểm đa dạng về VH họcnhư Smith và Stolp (1995) khẳng định rằng: có lẽ cách tốt nhất để bắt đầu làkhuyến khích một bầu không khí nơi các nhân viên và HS thấy những ýtưởng, đó là cung cấp tầm nhìn xa trông rộng thoải mái
Tác giả Phạm Minh Hạc (1991), đã công bố cuốn sách Giáo dục ViệtNam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI Trong cuốn sách này tác giả đã phân tíchsâu về giáo dục nếp sống văn hóa cho sinh viên trong học tập, sinh hoạt, vănhóa, tiêu dùng và trong ứng xử
Luận án tiến sĩ của Nguyễn Mạnh Cường (2008) về “Phát triển nhàtrường Trung học phổ thông ở Việt Nam theo quan điểm nhà trường hiệuquả” đã nêu một số quan điểm về xây dựng văn hóa nhà trường trong nhàtrường Theo tác giả, văn hóa nhà trường gồm văn hóa dạy, văn hóa học, vănhóa quản lý, phục vụ Tác giả có nêu ra văn hóa nhà trường thời phong kiến ởnước ta là “Tiên học lễ, hậu học văn” - Học ứng xử trước rồi mới học nghề,học chữ Văn hóa nhà trường ngày này gắn với khoa học công nghệ, gắn hiệnđại với truyền thống Tác giả cũng nêu ra một số biểu hiện tiêu cực của vănhóa nhà trường hiện nay ở nước ta là: Bạo lực học đường, bệnh giáo điều rậpkhuôn, hình thức chủ nghĩa, bảo thủ, bình quân chủ nghĩa,… Văn ứng xử phảilà văn hóa mở, phải kích thích sáng tạo, vừa hướng tới hiện đại, mang tínhdân tộc
Trang 22Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến giáo dục "cáinền” đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ để họ trở thành những người “vừahồng vừa chuyên” được thể hiện qua khẩu hiệu “Tiên học Lễ, hậu học Văn”,“Lễ” chính là văn hoá, là đạo đức, một trong những nội dung cốt lõi của vănhoá nhà trường.
Đề tài cấp Bộ của tác giả Nguyễn Tiến Hùng (2008) về “Lý luận pháttriển văn hóa nhà trường phổ thông”, khi nghiên cứu văn hóa nhà trường chorằng Văn hoá tổ chức của một nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩnmực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhàtrường, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thểhiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng chomỗi tổ chức sư phạm Xây dựng văn hóa nhà trường cần chú ý đến các vai tròcủa người lãnh đạo (Hiệu trưởng): “Người lãnh đạo và yếu tố thời gian”;“Những giá trị trong văn hóa tổ chức của nhà trường không phải chỉ làphương tiện mà còn là mục đích của bản thân trường đại học”; cũng theo tácgiả thì văn hóa tổ chức của nhà trường còn được xây dựng theo lối tiếp cậngiao tiếp đa chiều thông tin “từ trên xuống” hoặc “từ dưới lên” Những chínhsách hay quy định có thể buộc người ta hành động theo một cách nào đó,nhưng không thể buộc người ta phải chia sẻ một niềm tin, suy nghĩ và cảmxúc theo một cách nào đó Văn hóa tổ chức thực sự không thể hình thành nếuthiếu niềm tin bên trong của các thành viên Hành vi của từng thành viên đềucó tác động củng cố hay phá hoại văn hóa của tổ chức, nhưng hành vi củangười lãnh đạo thì có một tác động đặc biệt lớn Cũng từ góc độ tổ chức đểnghiên cứu VHNT, tác giả bài viết “Văn hóa tổ chức trong nhà trường vàphương hướng xây dựng” khẳng định rằng: Xây dựng văn hóa tổ chức trongnhà trường là vấn đề rất có ý nghĩa, nhất là trong bối cảnh đổi mới căn bản vàtoàn diện nhà trường hiện nay Trên cơ sở tìm hiểu những hình thái và cấp độthể hiện của văn hoá tổ chức trong nhà trường, bài báo phân tích làm rõ tầm
Trang 23quan trọng của xây dựng văn hoá tổ chức trong nhà trường với các biểu hiện:Văn hoá là một thứ tài sản lớn của bất kỳ một tổ chức nhà trường nào; Vănhoá tạo động lực làm việc cho mọi thành viên; Văn hoá hỗ trợ việc điều phốivà kiểm soát, hạn chế tiêu cực và xung đột; Văn hoá góp phần nâng cao chấtlượng các hoạt động giáo dục của nhà trường Cuối cùng, bài báo đề xuấtphương hướng và các bước tiến hành cụ thể nhằm xây dựng, phát triển vănhóa tổ chức trong nhà trường.
1.1.2 Các nghiên cứu về quản lý xây dựng văn hoá nhà trường THCS
Giáo trình của Nguyễn Thị Mỹ Lộc; Nguyễn Vũ Bích Hiền (2019) về“Quản lý văn hóa nhà trường”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội tập trung vàokhái quát các vấn đề lý luận cơ bản của văn hóa nhà trường và quản lý vănhóa nhà trường, trên cơ sở lý thuyết này, nhóm tác giả bước đầu tìm hiểu vàđưa ra những đặc trưng cơ bản của văn hóa nhà trường ở Việt Nam nói chungvà văn hóa nhà trường đại học nói riêng Đây là những nội dung tương đốimới trong các nghiên cứu về văn hóa nhà trường và quản lý văn hóa nhàtrường ở Việt Nam hiện nay Cuốn sách cũng giới thiệu sơ lược một số đặctrưng cơ bản của xã hội hiện đại có ảnh hưởng trực tiếp đến nhà trường, từ đónhận định xu hướng phát triển của văn hóa nhà trường trong thời đại mới
Theo Nguyễn Đức Thịnh (2018) trong công trình luận văn thạc sỹ về“Quản lý phát triển văn hóa tổ chức ở trường THCS Hồng Đức, huyện NinhGiang, tỉnh Hải Dương” đã đề cập đến các biện pháp như nâng cao nhận thứccho cán bộ quản lý, giáo viên về phát triển văn hóa tổ chức, phát triển quy tắcvăn hóa nhà trường của cán bộ, giáo viên, xây dựng môi trường cảnh quanvăn hóa, khuôn viên trong nhà trường, nâng cao chất lượng giảng dạy và họctập của giáo viên và HS…
Nghiên cứu của Hoàng Quốc Đạt (2018) trong công trình luận văn thạcsỹ về “Quản lý xây dựng văn hoá nhà trường trung học cơ sở thành phố HồChí Minh” Nghiên cứu góp phần bổ sung và làm sáng tỏ hơn một số vấn đề
Trang 24lý luận về quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trung học cơ sở như: Xâydựng được các khái niệm công cụ quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trunghọc cơ sở; Trên cơ sở tiếp cận văn hoá tổ chức kết hợp với chức năng quản lýluận án đã xác định được 4 nội dung quản lý hoạt động này; Xác định đượccác yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến quản lý xây dựng văn hóanhà trường trung học cơ sở Luận án đã nêu và phân tích thực trạng quản lýxây dựng văn hóa nhà trường trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh hiệnnay ở mức trung bình; Đề cập mức độ ảnh hưởng của yếu tố ảnh hưởng tớiquản lý xây dựng văn hóa nhà trường trung học cơ sở; Đưa ra các giải phápquản lý xây dựng văn hóa nhà trường trung học cơ sở thành phố Hồ ChíMinh.
Nghiên cứu của Nguyễn Quang Luân trong công trình luận văn thạc sỹvề “Quản lý xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở thành phốSông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” Kết quả nghiên cứu cho thấyvăn hóa tổ chức trong nhà trường có tác động lớn đến thương hiệu, uy tín vàchất lượng giáo dục của nhà trường Tuy nhiên, công tác xây dựng văn hóa tổchức ở các trường trung học cơ sở thành phố Sông Công hiện nay chưa tạo rađộng lực cho các nhà trường phát triển bền vững và ổn định, vẫn còn nhữnghạn chế nhất định về cơ sở vật chất, về môi trường văn hóa… để đáp ứng yêucầu đổi mới giáo dục Vì vậy, nếu đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng vănhóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở thành phố Sông Công phù hợp thì sẽkhắc phục được những hạn chế đang tồn tại và nâng cao hơn nữa chất lượngvăn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công hiện nay
Các công trình nghiên cứu trên đã khái quát được nội hàm của kháiniệm văn hóa tổ chức; vai trò của văn hóa tổ chức đối với việc thay đổi vàphát triển tổ chức Đặc biệt xét ở phương diện nhà trường là một tổ chức hànhchính - sư phạm thì văn hóa nhà trường mang đầy đủ những đặc trưng củamột văn hóa tổ chức đồng thời mang những nét đặc thù riêng Chính văn hóa
Trang 25là thước đo hai chiều đánh giá những hoạt động mà các thành viên trong tổchức nhà trường đạt được nhưng đồng thời văn hóa cũng phản ánh được nhucầu của các thành viên trong nhà trường Nhà trường phải có văn hóa đặctrưng để đáp ứng được sự thay đổi của chính tự thân nhà trường đó cũng nhưsự thay đổi của xã hội Kết quả của sự thay đổi sẽ đánh giá được hiệu quả củahoạt động xây dựng văn hóa tổ chức nhà trường.
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Khái niệm văn hóa
Hơn nửa thế kỷ trước, trong một số ghi chép ở trang cuối cùng củatập thơ “Nhật ký trong tù” lãnh tụ Hồ Chí Minh viết “ý nghĩa của văn hóa:Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạovà phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,văn hóa, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ởvà các phương thức sử dụng, toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức làvăn hóa” Từ nhận thức ấy, Hồ Chí Minh đưa ra khái niệm về văn hóa:“Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiệncủa nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với những nhu cầu củađời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” Có thể nói, đây là một cách tiếp cậnvăn hóa từ ý nghĩa khái quát, đặc trưng nhất của nó, một định nghĩa côđọng và chính xác về văn hóa
Theo từ điển Tiếng Việt văn hóa được định nghĩa là tổng thế nói chungnhững giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trìnhlịch sử
Theo UNESCO (2002) cho rằng văn hóa là tổ hợp các đặc điểm tinhthần, vật chất, trí tuệ, tình cảm nổi bật của xã hội hay nhóm xã hội, bao hàmcả nghệ thuật, văn học, lối sống, cùng với đường đời, hệ giá trị, truyền thốngvà niềm tin [13]
UNESCO cũng đưa ra khái niệm rất khái quát về văn hóa: Văn hóa là
Trang 26toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần.
Theo tác giả Nguyễn Văn Dân (2006): Văn hóa là những giá trị vật chấtvà tinh thần của nhân loại, là kinh nghiệm của lịch sử xã hội loài người đãđược hệ thống hóa, tích lũy lại qua nhiều thế kỷ và có thể truyền lại cho cácthế hệ sau [10]
Dựa trên những quan niệm và những cách tiếp cận nêu trên có thể hiểu:
Văn hóa là sự sáng tạo của con người, tích lũy lại trong quá trình hoạt độngthực tiễn - xã hội, được đúc kết thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội, biểuhiện thông qua vốn di sản văn hóa và hệ văn hóa nhà trường của cộng đồng,làm nên bản sắc riêng của một cộng đồng xã hội Văn hóa không chỉ bao gồmcác tác phẩm nghệ thuật mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của conngười, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng.
1.2.2 Xây dựng văn hóa nhà trường
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Xây dựng là làm cho hình thành một tổchức hay một chỉnh thể về xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa theo một phươnghướng nhất định” [23]
Văn hoá nhà trường là một dòng chảy ngầm của những chuẩn mực, giátrị, niềm tin, truyền thống và nghi lễ được hình thành theo thời gian do conngười làm việc cùng nhau, giải quyết các vấn đề và đối mặt với các tháchthức,… định hình suy nghĩ, cảm xúc và hành động của con người trong nhàtrường,… tạo cho nhà trường sự khác biệt [18]
Từ các khái niệm văn hóa, xây dựng, có thể hiểu: Xây dựng văn hóanhà trường là việc hình thành các chuẩn mực xã hội về ứng xử có tác dụngđịnh hướng cho thái độ, hành vi của con người trong những tình huống ứngxử nảy sinh với bản thân, với người khác, với thế giới xung quanh Cụ thể làxây dựng nề nếp hành chính, nề nếp dạy học, xây dựng mối quan hệ và vănhóa nhà trường, xây dựng văn hóa quản lý và xây dựng môi trường sư phạm,cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo
Trang 27Mục tiêu chung của việc xây dựng VHNT trường THCS là:- Hướng tới xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh, có tínhchuyên nghiệp trong từng hoạt động của CBQL, GV, NV và HS; Tạo cơ hội,động lực, niềm tin, kích thích sự sáng tạo của mỗi thành viên trong nhà trường;Giúp mỗi người xây dựng tinh thần, thái độ làm việc đúng đắn, nắm rõ nhiệmvụ, mục tiêu, và vai trò của cá nhân trong nhà trường VHNT tạo ra môi trườngsư phạm lành mạnh, trở thành công cụ vô hình điều phối, kiểm soát hành độngcủa mỗi cá nhân, tập thể trong hoạt động chung của nhà trường.
- Giúp Hiệu trưởng, các thành viên trong trường xác định rõ sứ mạng,tầm nhìn, mục tiêu, những giá trị vật chất, tinh thần của nhà trường đang có,cũng như đảm bảo tuân thủ nghiêm túc các yêu cầu về đổi mới giáo dục vàđào tạo, các yêu cầu của địa phương sở tại
- Giúp huy động và phát huy mặt mạnh của mọi thành viên trong nhàtrường, cũng như huy động được các nguồn lực (vật chất, tinh thần) của xãhội tham gia vào các hoạt động của nhà trường Hướng tới các thành viên,học sinh trong nhà trường, cảm thấy tự hào, hãnh diện vì được làm việc,học tập tại trường
- Giúp hỗ trợ điều phối và kiểm soát các hoạt động, tạo ra những dưluận tích cực nhằm hạn chế những biểu hiện tiêu cực trái với quy tắc, chuẩnmực của nhà trường, hạn chế xung đột, rủi ro trong nhà trường
- Tạo được hành lang pháp lý, đạo lý phù hợp để góp phần khắc phục,giải quyết xung đột trên nguyên tắc không để phá vỡ tính chỉnh thể của tổchức nhà trường
Do vậy, trong nhà trường, xây dựng VHNT chính là xây dựng nét đặctrưng, đặc thù cơ bản nhất của nhà trường, là cơ sở để nâng cao uy tín, hìnhảnh tạo “thương hiệu” của nhà trường, thể hiện năng lực, uy tín của Hiệutrưởng và các thành viên trong nhà trường và duy trì sự ổn định và phát triểnbền vững của nhà trường
Trang 281.2.3 Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường
Khái niệm quản lý được nghiên cứu trong nhiều công trình và nhiềulĩnh vực khác nhau, Theo Nguyễn Văn Điềm (2004) đưa ra khái niệm như
sau: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có mục đích, của chủ thể quản lýlên đối tượng quản lý bằng các quyết định, các cơ chế chính sách và phẩmchất uy tín của cơ quan quản lý hay của người quản lý nhằm sử dụng có hiệuquả nhất các tiềm năng, các điều kiện (nhân lực, vật lực, tài lực, ) và tậndụng các cơ hội nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức trong một môitrường luôn biến động” [14].
Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường là sự tác động có định hướng,có mục đích, có hệ thống thông tin của chủ thể quản lý tới khách thể quảnlý nhằm tạo ra hoặc gìn giữ, phát triển các giá trị vật chất và các giá trị tinhthần của nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục và truyền lại cho cácthế hệ sau
1.3 Lí luận về quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trunghọc cơ sở
1.3.1 Xây dựng văn hoá nhà trường trong bối cảnh hiện nay
Toàn cầu hóa đã mang vào Việt Nam bức tranh hấp dẫn của các nềngiáo dục tiên tiến Bức tranh ấy lôi cuốn các nhà quản lý giáo dục, làm cho họthấy cần phải thay đổi giáo dục Việt Nam cho thật nhanh, thay đổi cùng mộtlúc tất cả
Trong bối cảnh hiện nay, xu thế toàn cầu hóa, cạnh tranh quốc tế đangdiễn ra trên tất cả các lĩnh vực và ngày càng trở nên gay gắt, đòi hỏi mọi loạihình thiết chế tổ chức xã hội phải tái cấu trúc lại chính mình để thích nghi vàphát triển, dựa trên cơ sở phát huy nguồn lực nội sinh và tìm kiếm, dung nạpcác nguồn lực ngoại sinh Lý luận và thực tiễn cho thấy, văn hóa là một nguồnlực nội sinh có thể tạo nên sự phát triển đột phá và bền vững cho một tổ chức,khi tổ chức đó biết khai thác, vận dụng các yếu tố văn hóa vào hoạt động của
Trang 29mình Với những lý do như vậy, các loại hình tổ chức ngày càng nhận thứcđược vai trò quan trọng của việc xây dựng văn hóa phù hợp để nâng cao sứccạnh tranh và tạo ra khả năng phát triển bền vững Vì vậy, nhà trường là một tổchức cũng cần phải xây dựng văn hóa cho riêng mình, đó là văn hoá ứng xử.
Xây dựng văn hóa trong trường THCS sẽ tạo ra văn hóa học đường vàđộng lực để hoàn thiện, phát triển nhân cách, đạo đức, trí tuệ và lối sống tốtđẹp của cán bộ quản lý, nhà giáo, học sinh Cụ thể như sau:
* Xây dựng văn hoá ở nhà trường tác động đến hoạt động sư phạm, tạođộng lực làm việc
Động lực sư phạm được tạo nên bởi nhiều yếu tố, trong đó văn hoá ứngxử là một động lực vô hình nhưng có sức mạnh kích thích hơn cả các biệnpháp kinh tế Cụ thể:
- Văn hoá ứng xử giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bảnchất công việc mình làm
- Văn hoá ứng xử ở nhà trường phù hợp, tích cực tạo ra các mối quanhệ tốt đẹp giữa các cán bộ, GV, nhân viên trong tập thể sư phạm, giữa GV vàHS; đồng thời tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ, lành mạnh.Đó là nền tảng tinh thần cho sự sáng tạo, điều vô cùng quan trọng đối với hoạtđộng sư phạm mà đối tượng là tri thức và con người
- Văn hoá ứng xử ở nhà trường tích cực giúp cho người dạy, người họcvà mỗi người trong lực lượng xã hội xung quanh có cảm giác tự hào, hãnhdiện vì được là thành viên của tổ chức nhà trường, được làm việc vì nhữngmục tiêu cao cả của nhà trường
Muốn tạo động lực cần khơi dậy nhu cầu và đáp ứng nhu cầu chínhđáng của mọi người Khi khả năng đáp ứng nhu cầu thấp, động lực với ngườilao động sư phạm là đồng lương, thu nhập và những giá trị vật chất Khi thunhập đạt đến một mức nào đó, nhu cầu vật chất thoả mãn một mức độ nào đó,người lao động nói chung, nhà sư phạm nói riêng sẵn sàng đánh đổi, chọn
Trang 30mức thu nhập thấp hơn để được làm việc ở một môi trường hoà đồng, thânthiện, thoải mái, được cống hiến, sáng tạo và được thừa nhận và tôn trọng.
* Xây dựng văn hoá ở nhà trường nhằm hỗ trợ điều phối và kiểm soáthành vi của cá nhân
Văn hóa nhà trường hỗ trợ điều phối và kiểm soát hành vi của các cánhân bằng các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc và bằng dư luận donhững thế hệ con người trong tổ chức nhà trường xây dựng lên
Khi nhà trường phải đối mặt với một vấn đề phức tạp, chính văn hóa tổchức là điểm tựa tinh thần, giúp các nhà quản lý trường học và đội ngũ GVhợp tác, phát huy trí lực để có những quyết định và sự lựa chọn đúng đắn
* Xây dựng văn hoá hạn chế tiêu cực và xung đột
“Văn hóa nhà trường giúp các thành viên tổ chức thống nhất về cáchnhận thức vấn đề, cách đánh giá, lựa chọn, định hướng và hành động Nó tựanhư chất keo gắn kết các thành viên lại thành một khối, tạo ra những dư luậntích cực hạn chế những biểu hiện tiêu cực trái với quy tắc, chuẩn mực thôngthường của tổ chức Nó hạn chế những nguy cơ mâu thuẫn và xung đột; vàkhi xung đột là không thể tránh khỏi thì VHNT tạo ra hành lang pháp lý, đạolý phù hợp để góp phần khắc phục, giải quyết xung đột trên nguyên tắc khôngđể phá vỡ tính chỉnh thể của tổ chức nhà trường” (Phạm Minh Hạc, 2010)
* Xây dựng văn hóa nhà trường để nâng cao chất lượng các hoạt độngcủa nhà trường
Tổng hợp tất cả các yếu tố trên, từ sự gắn kết, tạo động lực, điều phốikiểm soát và hạn chế những nguy cơ làm giảm sức mạnh của tổ chức, rõ rànglà, văn hoá ứng xử trong nhà trường đã làm tăng hiệu quả các hoạt động trongnhà trường, trên cơ sở đó mà dần dần tạo nên những phẩm chất đặc trưngkhác biệt cho tổ chức trường học Đó là cơ sở nâng cao uy tín, “thương hiệu”của nhà trường, tạo đà cho các bước phát triển tốt hơn
1.3.2 Đặc điểm của văn hóa nhà trường trung học cơ sở hiện nay
Trang 311.3.2.1 Xác định tầm nhìn, sứ mạng, hệ giá trị
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của trường THCS và chính sách pháttriển kinh tế xã hội của địa phương, Hiệu trưởng, CBQL, GV, NV trườngTHCS có trách nhiệm xây dựng kế hoạch chiến lược nhà trường (đây chính làkế hoạch dài hạn phát triển nhà trường, thông thường có khung thời gian 5năm và phải thể hiện tầm nhìn phát triển thêm 5 đến 15 năm) Kế hoạch chiếnlược chú trọng tới mục tiêu tổng thể và sự phát triển tương lai của nhà trường
Hiệu trưởng có vai trò quyết định trong việc chỉ đạo xây dựng kế hoạchchiến lược của trường THCS
Sứ mạng (mision), tầm nhìn (vision) của trường THCS được phản ánhtrong việc xây dựng kế hoạch chiến lược của nhà trường
Sứ mạng của trường THCS phải được tuyên bố sao cho thu hút đượctâm trí, tình cảm của mọi thành viên trong trường; của nhân dân cộng đồngmà nhà trường gắn bó; của cha, mẹ HS Sứ mạng của trường THCS phảingắn, gọn, dễ nhớ; chỉ rõ việc của tổ chức nhà trường; đủ rộng để linh hoạtmềm dẻo khi thực hiện, có độ hẹp cần thiết để đi vào trọng tâm việc cần làm;là kim chỉ nam cho hành động; phản ánh niềm tin và VHNT; tiếp lực chotrường THCS hoạt động; không bị hạn chế thời gian và khái quát được mụctiêu cần đạt của trường THCS
Tầm nhìn của trường THCS là trạng thái tương lai có thể xảy ra màtrường THCS phải nuôi dưỡng để đạt tới Tầm nhìn chỉ rõ viễn cảnh hiện thựcđược nêu ra các kì vọng tương lai mà hiện tại là các mốc đầu tiên để tiến tới.Tầm nhìn của trường THCS phải tạo ra viễn cảnh, hoài bão cho mọi thànhviên trong nhà trường hướng tới; hấp dẫn thuyết phục nên tạo niềm tin chothành viên; thể hiện tôn trọng với truyền thống quá khứ; thể hiện được camkết, đồng thuận vượt qua thách thức
Trường THCS phải xác định được hệ giá trị hành động, điều này phảnánh văn hóa của nhà trường Đây là nguyên tắc hướng dẫn hành động, xác
Trang 32định phong cách làm việc của nhà trường Hệ giá trị hành động trong trườngTHCS được xây dựng thông qua: Hoạt hoạt động DẠY HỌC - hệ giá trị trongthực hiện công việc của CBQL, GV, NV, HS trong trường; QUẢN LÍ - hệ giátrị trong phong cách quản lý của người đứng đầu các bộ phận trong trường vàỨNG XỬ - hệ giá trị trong ứng xử các mối quan hệ nội bộ và ứng xử với môitrường bên ngoài Các giá trị này được chia sẻ bởi các thành viên của trường,đóng góp cho sự phát triển của trường, làm nền tảng cho việc thực hiện sứmạng, tầm nhìn của nhà trường.
Đối với hệ giá trị thực hiện công việc cần đảm bảo các tiêu chí: Năngxuất, chất lượng, hiệu quả; Đối với hệ giá trị trong phong cách quản lí cầnđảm bảo các tiêu chí: Dân chủ lắng nghe, quyết đoán, bồi dưỡng nhân tài; Đốivới hệ giá trị trong các mối quan hệ nội bộ cần đảm bảo các tiêu chí: Kỷcương, nhân ái (tình thương) và trách nhiệm (tính đồng đội); Đối với hệ giá trịtrong ứng xử với môi trường bên ngoài cần đảm bảo các tiêu chí: Phòng vệ;tận dụng thời cơ; thi đua, hợp tác
1.3.2.2 Xây dựng nề nếp hành chính, nề nếp dạy học
Xây dựng nề nếp hành chính ở trường THCS là trạng thái vận động củatrường THCS đảm bảo tính kỷ luật, thể hiện khi mọi thành viên trong trườngtuân thủ nội quy, giờ giấc làm việc, chế độ họp, thủ tục giải quyết các côngviệc hành chính, mức độ hoàn thành các mệnh lệnh hành chính,… Các nộidung cơ bản của nề nếp hành chính là: Tuân thủ nội quy, quy chế làm việccủa trường THCS, thời gian làm việc của CBQL, GV, NV, HS; chế độ báocáo, hội họp, mối liên kết giữa các bộ phận trong nhà trường để thực hiện cácquyết định hành chính, mức độ hoàn thành các mệnh lệnh hành chính của cấptrên Phong cách thi hành nhiệm vụ của CBQL, GV, NV, cách ứng xử vớingười đến làm việc tại nhà trường,
Xây dựng nề nếp dạy học là trạng thái vận động thực tiễn của hoạtđộng dạy học diễn ra có tổ chức, có trình tự, có kế hoạch và mang tính chất sư
Trang 33phạm, hành chính trong trường THCS, đảm bảo cho hoạt động dạy và họcdiễn ra đúng kế hoạch.
“Xây dựng nề nếp dạy học là những tác động có mục đích, có kế hoạchcủa hiệu trưởng nhà trường nhằm chuyển hoá những yêu cầu khách quanmang tính chất hành chính của quá trình dạy học thành ý thức tự giác, tự chủvà tự chịu trách nhiệm, trở thành hành vi, thói quen làm việc có tổ chức, có kỷluật, tuân theo pháp luật và các quy chế, quy định của nhà trường Xây dựngnề nếp dạy học là xây dựng tập thể nhà trường ổn định về mặt tổ chức hoạtđộng sư phạm, về tinh thần, đời sống, tạo sự đoàn kết gắn bó, cộng đồng tráchnhiệm trong công việc, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ dạy học Bên cạnh đó,xây dựng nề nếp dạy học là xây dựng môi trường làm việc mô phạm, xanh,sạch, đẹp; giúp xoá bỏ những nề nếp lạc hậu, xây dựng những nề nếp mới,cần thiết góp phần thực hiện tốt nội quy, quy chế dạy, học, quy chế kiểm tra,đánh giá trong công tác chuyên môn, nề nếp sinh hoạt chuyên môn…” [13]
1.3.2.3 Xây dựng mối quan hệ và văn hóa nhà trường
VHNT trong nhà trường đòi hỏi mọi thành viên trong trường đều cónhận thức, hành vi và thái độ tích cực đối với nhà trường (nơi đang làm việc),đối với cơ quan quản lý nhà nước (phường, xã, thành phố nơi trường đóngchân), đối với cơ quan quản lý cấp trên (phòng giáo dục),… góp phần làm chonhà trường phát triển vì mục tiêu chung VHNT góp phần tạo môi trường thânthiện, lành mạnh, tạo động lực cho sự phát triển mỗi cá nhân và nhà trường
Bài toán đặt ra đổi với nhà trường, cần có lời giải thỏa đáng trong quátrình xây dựng mối quan hệ và văn hóa nhà trường là:
- Nhà trường có trách nhiệm như thế nào đối với xã hội, đối với môitrường, đối với cộng đồng, đối với sự tiến bộ hằng ngày và phát triển toàndiện của học sinh?
- Quan hệ ứng xử của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đối với họcsinh (đối tượng phục vụ, khách hàng, lí do tồn tại nhà trường) như thế nào?
Trang 34- Xây dựng mối quan hệ ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường(Quan hệ giữa cán bộ quản lý với cán bộ, giáo viên; giữa giáo viên, nhân viênvới giáo viên, nhân viên; giữa thầy, cô, nhân viên với học sinh; giữa học sinhvới nhau trong nhà trường) như thế nào để đạt mục tiêu chung, phát huy mặtmạnh, hạn chế xung đột, giảm thiểu rủi ro.
- Quan hệ ứng xử của nhà trường với các thành phần, các bên liên quan:như: Phụ huynh học sinh, lãnh đạo địa phương, quản lý chuyên môn cấp trên,các thành phần liên quan trong xã hội, các cơ quan chức năng ở địa phương,…
- Các quan niệm của nhà quản lý, giáo viên, nhân viên về chất lượnggiáo dục và đánh giá chất lượng giáo dục: Đảm bảo chất lượng giáo dục (baogồm cả chất lượng bên trong và chất lượng bên ngoài) Đánh giá chất lượnggiáo dục (tự đánh giá và đánh giá ngoài)
- Các quan niệm về hợp tác và cạnh tranh trong giáo dục Chẳng hạngiữa trường này với trường kia trên cùng địa bàn, cùng cấp độ (sau khi đượckiểm định chất lượng),… giữa nhà trường với các tổ chức văn hoá, sản xuất,kinh doanh, cơ quan tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước
Tóm lại, xây dựng mối quan hệ và văn hóa nhà trường đòi hỏi mọithành viên trong nhà trường ứng xử với nhau một cách thân thiện, dựa trên sơsở chia sẻ quyền lực và trách nhiệm cùng thực hiện sứ mạng, tầm nhìn và mụctiêu chung của nhà trường
1.3.2.4 Xây dựng văn hóa quản lý
Như đã nêu, xây dựng VHNT trong nhà trường là một quá trình, vớivai trò tiên phong, là "chim đầu đàn", của Hiệu trưởng, trước hết là tiênphong trong việc thực hiện đổi mới giáo dục, tức là đổi mới tư duy quản lý,biết biết chia sẻ quyền lực với nhân viên dưới quyền và huy động mọingười trong nhà trường cùng tham gia quản lý, điều hành Quá trình xâydựng văn hóa quản lý cần đáp ứng ba thành tố cơ bản của quá trình thayđổi như sau: 1) Sự sẵn sàng cho thay đổi và đáp ứng với sự đổi mới của nhà
Trang 35trường, 2) Sự phản kháng đối với những thay đổi được đề ra theo kế hoạch,và 3) Kết quả của quá trình tạo ra thay đổi.
Xây dựng văn hóa quản lý trong nhà trường phải đảm bảo nguyên tắctoàn diện, cụ thể với các nội dung cụ thể sau:
1) Tạo được sự thống nhất các thành viên trong trường về quan điểmgiáo dục, về truyền thống nhà trường, về các giá trị nhân văn, các yếu tố vănhóa trong nhà trường
2) Loại bỏ những biểu hiện về suy thoái đạo đức, hình thành phẩmchất đạo đức, phong cách lãnh đạo chuẩn mực, mô phạm, kỷ cương
3) Xây dựng truyền thống tốt đẹp của nhà trường, xây dựng văn hóaquản lý, văn hóa giảng dạy và văn hóa học tập vào trong nhà trường
4) Phát huy năng lực quản lý nhà trường hiệu quả.5) Xây dựng cách thức giao tiếp, ứng xử văn minh, lịch sự.6) Đặt học sinh ở vị trí trung tâm, tạo điều kiện để học sinh trảinghiệm và phát huy năng lực của học sinh
7) Chủ động thực hiện đổi mới giáo dục đào tạo, hình thành nề nếpchuyên môn, tác phong làm việc khoa học
8) Tạo không khí dân chủ, sử dụng quyền lực hiệu quả, hợp lí, côngkhai về chất lượng giáo dục, công khai tài chính,…
1.3.2.5 Xây dựng môi trường sư phạm, cơ sở vật chất
- Xây dựng không gian nhà trường, lớp học thân thiện với môi trường,đa dạng và phong phú, sử dụng được nhiều mục đích khác nhau Bàn, ghế đầyđủ, cơ động và linh hoạt, thuận lợi cho tổ chức học tập theo nhóm
- Các phương tiện nghe, nhìn, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, họctập, thực hành,… đầy đủ, chất lượng
- Thư viện được đặt ở nơi thuận tiện trong nhà trường, đảm bảo đủ tàiliệu giảng dạy, học tập, tổ chức sắp xếp, lưu trữ, bảo quản, ngăn nắp, gọngàng, dễ tra cứu Công tác phục vụ tận tình, hiệu quả
Trang 36- Có sân vận động hoặc khu tập luyện thể thao cho học sinh.- Có phòng lớn hoặc hội trường là nơi tổ chức hội họp, học tập cộngđồng, sinh hoạt câu lạc bộ và các hoạt động giao lưu văn hoá, văn nghệ.
- Trang thiết bị tối thiểu cho các hoạt động thể dục, thể thao và văn hoávăn nghệ: Hệ thống âm thanh, ánh sáng, phông màn, bàn ghế, các dụng cụ thểdục thể thao và các nhạc cụ phù hợp
- Đảm bảo yêu cầu về an toàn và kỹ thuật trong phòng chống cháy nổ
1.3.3 Vai trò của Hiệu trưởng trường THCS trong việc quản lý xây dựngvăn hóa nhà trường
Để phát triển bản sắc văn hóa nhà trường, Hiệu trưởng vừa thực hiện vaitrò của một nhà quản lý vừa thực hiện vai trò của một nhà lãnh đạo Với vai tròlãnh đạo nhà trường, Hiệu trưởng chính là người định hướng và là tiêu biểu chovăn hóa nhà trường, là tâm điểm thống nhất các giá trị trong trường học
Trong quá trình phát triển văn hóa nhà trường, việc nêu gương, tuân thủcác giá trị chung của hiệu trưởng có vai trò vô cùng quan trọng Hiệu trưởngtrở thành một biểu tượng nhân cách văn hóa tiêu biểu trong việc thực hànhcác giá trị văn hóa nhà trường để mọi thành viên tin tưởng đi theo con đườngđã được lựa chọn
Trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế, người đứng đầu cầnphải xây dựng hệ thống quản lý theo phương thức hiện đại trên cơ sở quytrình hóa và tiêu chuẩn hóa để có thể kiểm soát được quá trình và chất lượngđầu ra Hiệu trưởng phải là người có khả năng nhạy bén, phản ứng nhanh vàthích nghi với sự đổi thay của môi trường trong phạm vi quốc gia và quốc tế.Để xây dựng văn hóa nhà trường trong điều kiện xã hội hiện nay, trước hếtHiệu trưởng phải là tấm gương sáng về đạo đức văn hóa nhà giáo, đồng thờicần phải hướng tới những giá trị văn hóa có tính biểu tượng, thể hiện mụctiêu, khát vọng mà tập thể nhà trường hướng tới
1.4 Nội dung quản lý xây dựng văn hoá nhà trường trung học cơ sở của
Trang 37Hiệu trưởng trường THCS có vai trò to lớn đối với hoạt động giáo dụccủa nhà trường, đối với sự phát triển của nhà trường Hiệu trưởng cũng là chủthể và là người có vai trò quyết định đối với hoạt động quản xây dựng VHNTnhà trường Vì vậy, để xây dựng VHNT, việc đầu tiên phải đẩy mạnh côngtác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xây dựng văn hóa tổ chức ở cáctrường THCS.
Xây dựng văn hóa tổ chức ở nhà trường THCS thể hiện ở việc Hiệutrưởng tạo sự đồng thuận trong tập thể cán bộ, giáo viên về sứ mạng, tầmnhìn, mục tiêu chiến lược của nhà trường trong từng giai đoạn phát triển, xácđịnh thuận lợi, khó khăn, tồn tại cần khắc phục, biết khơi dậy tiềm năng vàhoạch định chiến lược phát triển nhà trường ở từng giai đoạn
Xác định được hệ giá trị trong quan hệ ứng xử, tạo sự đồng thuận trongtập thể cán bộ, giáo viên về những chiến lược, mục tiêu của nhà trường trongtừng giai đoạn phát triển và quan tâm đến vấn đề chất lượng, thực hiện dânchủ hóa bằng cách tổ chức cho các tổ, ban, đoàn thể trong nhà trường bàn bạcvề các chỉ tiêu, các biện pháp thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục nhàtrường như xây dựng cơ sở vật chất trong nhà trường, xây dựng nề nếp họctập, xây dựng văn hóa nhà trường,…
“Hiệu trưởng cần cụ thể hoá các chương trình hành động về xây dựngVHNT trong nhà trường, yêu cầu cán bộ, giáo viên bổ sung và điều chỉnh kếhoạch cho phù hợp với đặc điểm của nhà trường và yêu cầu đổi mới giáo dục
Trang 38Mặt khác, phải nêu gương trong học tập, tự học tập cho cán bộ, giáo viên noitheo Cán bộ, giáo viên phải xây dựng kế hoạch học tập của mình trong từngnăm học: Kế hoạch học tập phải xuất phát từ nhu cầu và mục đích, phải có nộidung cụ thể, phải có phương pháp và những dự định hoàn thành việc học mộtcái gì đó, ở mức độ nào đó” [13].
Kế hoạch là bản mô tả những mục tiêu cần đạt được và cách thức thựchiện để hoàn thành mục tiêu Dựa trên mục tiêu xây dựng văn hóa tổ chức ởcác trường trung học cơ sở bản kế hoạch cần triển khai những hoạt động đểthực hiện mục tiêu đó Quản lý kế hoạch xây dựng những nội dung mới củavăn hóa nhà trường cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
Kế hoạch xây dựng văn hóa tổ chức ở nhà trường phải được xây dựngđồng bộ, gắn với kế hoạch chung của nhà trường
Trong kế hoạch, phải nêu rõ nội dung, mục tiêu đạt được, những thuậnlợi, khó khăn, các thách thức cũng như các con đường triển khai thực hiện xâydựng VHNT ở các trường trung học cơ sở Để lập kế hoạch xây dựng văn hóanhà trường, Hiệu trưởng phải tuyên truyền, vận động, thuyết phục và tập hợpđược cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia Điều này đóng vai tròquan trọng thúc đẩy công tác xây dựng VHNT nhà trường đi tới thành công
Kế hoạch chỉ rõ các mốc thời gian thực hiện và dự kiến nguồn nhânlực, các điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất, con người…
Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch tuyên truyền về mục tiêu, nộidung thực hiện xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở
Xây dựng kế hoạch tập huấn cho giáo viên và cán bộ nhà trường vềnhững nội dung xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở
Xây dựng kế hoạch phối hợp với cha mẹ học sinh, cộng đồng… trongviệc xây dựng thực hiện xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở
Xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra về thực hiện xây dựng văn hóatổ chức ở các trường trung học cơ sở
Trang 39Như vậy, kế hoạch xây dựng văn hóa tổ chức ở trường THCS phảiđược xây dựng dựa trên sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu dài hạn, ngắn hạn đãđược thống nhất trong cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường; căn cứtrạng thái xuất phát của nhà trường trước khi bước vào các năm học mới;những thuận lợi, khó khăn, thách thức của nhà trường trong việc xây dựngmục tiêu, nội dung, các con đường xây dựng văn hóa tổ chức để đạt đến trạngthái mong đợi vào cuối năm học; các nguồn lực cần có và hệ thống các biệnpháp để thực hiện các mục tiêu đề ra Kế hoạch hoạt động phải mang tínhpháp quy, tức là được Hội đồng Sư phạm nhà trường thông qua và được Hiệutrưởng phê duyệt Kế hoạch phải nhằm chương trình hoá hành động của nhàtrường trong suốt năm học, tức là đưa lịch thời gian và bộ phận thực hiện vàonội dung kế hoạch.
Bên cạnh đó, Hiệu trưởng phải quan tâm đến các nhân tố triển khaithực hiện kế hoạch, đó chính là đội ngũ GV, nhân viên trong nhà trường.Chính vì thế, trước khi hoàn thiện, kế hoạch phải được thảo luận, đóng góp ýkiến và có sự thống nhất của đội ngũ GV, nhân viên qua sinh hoạt chuyênmôn cũng như trong Hội nghị viên chức đầu năm học để việc triển khai xâydựng và thực hiện văn hóa tổ chức ở nhà trường tạo được sự đồng thuận, dễđạt mục tiêu trong quá trình thực hiện
1.4.2 Tổ chức xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung học cơ sở
Đây là nội dung công việc Hiệu trưởng thiết lập cấu trúc bộ máy, bố trínhân lực và xây dựng cơ chế hoạt động, ấn định chức năng, nhiệm vụ cho cácbộ phận và cá nhân; huy động, sắp xếp và phân bố nguồn lực nhằm thực hiệnkế hoạch đã có
“Đây là khâu quan trọng bởi trong khâu này đã xác định con người cụthể, các bộ phận cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ mà kế hoạch đã nêu ra.Hiệu trưởng phải thiết lập được một cấu trúc tổ chức tối ưu của hệ thống quảnlý Cấu trúc này được thiết lập trên cơ sở: Bố trí sắp đặt các bộ phận, cá nhân
Trang 40và sự phân công phân nhiệm đến từng người về từng mặt hoạt động của nhàtrường; sự phân bổ các nguồn lực và việc xác định các cơ chế quản lý nhằmđảm bảo cho sự hoạt động có hiệu quả của hệ thống quản lý theo mục tiêu đềra Trong quá trình thực hiện các hoạt động của nhà trường, Hiệu trưởng cầnphải xác lập mối quan hệ giữa các bộ phận bên trong nhà trường để xây dựngvăn hóa tổ chức” [12].
Tổ chức xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở gồmcác nội dung sau:
- Thành lập các bộ phận của nhà trường chịu trách nhiệm chính trongthực hiện xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở
- Huy động tất cả giáo viên, nhân viên nhà trường tham gia vào xâydựng mục tiêu, nội dung, các con đường thực hiện xây dựng văn hóa tổ chứcở các trường trung học cơ sở
- Huy động tối đa nỗ lực của các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổngphụ trách trong xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng nề nếp hành chính, nề nếpdạy học, xây dựng cách thức giao tiếp, ứng xử phù hợp
- Chỉ đạo để nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội nhàtrường trong việc phát huy nề nếp hành chính, nề nếp dạy học, cách thức giaotiếp, ứng xử phù hợp
Tổ chức nhiều hoạt động, phong trào để phát huy tinh thần học tập vàtự học, sáng tạo của giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ Có thể theo cáchình thức sau: Viết chuyên đề chuyên môn, về sử dụng phương tiện dạy học,chuyên đề về giáo dục như: Hình thành thái độ và kĩ năng tự học cho họcsinh, tổng kết kinh nghiệm về giáo dục học sinh, xây dựng nề nếp học tập choHS… Khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên thử nghiệm những sángkiến của mình Khi giáo viên có những sáng kiến tác động tích cực đến chấtlượng nhà trường, Hiệu trưởng phải có chủ trương, ủng hộ và động viên, tạo