Nếu xác định đúng khung lý luận, đánh giá xác đáng thực trạng các vấn đề nghiên cứu, có thể đề xuất được các biện pháp có tính cấp thiết và khả thi: xây dựng văn hoá nhà trường gắn với c
Trang 63 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu 3
7 Phạm vi nghiên cứu 4
8 Cấu trúc luận văn 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ C NG TÁC XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNGỞ CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 5
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 5
1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài 5
1.1.2 Những nghiên cứu trong nước 6
1.2 Các khái niệm chính của đề tài 11
1.2.1 Quản lý 11
1.2.2 Quản lý giáo dục 12
1.2.3 Văn hoá nhà trường 12
1.2.4 Xây dựng văn hoá nhà trường 15
1.2.5 Quản lý xây dựng văn hoá nhà trường 16
1.3 Công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung học cơ sở 16
1.3.1 Xây dựng văn hoá nhà trường gắn với sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu phát triển của nhà trường 16
1.3.2 Xây dựng các giá trị cốt lõi của văn hoá nhà trường 17
1.3.3 Xây dựng các quy tắc, chuẩn mực văn hoá trong nhà trường 17
1.3.4 Xây dựng văn hoá nhà trường ở cấp độ bề mặt (cơ sở vật chất, các biểu trưng của nhà trường) 18
1.3.5 Xây dựng các lễ nghi truyền thống trong nhà trường 19
1.3.6 Xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp trong nhà trường 20
Trang 71.4 Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung học cơ sở 22
1.4.1 Quản lý xây dựng văn hoá nhà trường gắn với sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu phát triển nhà trường 22
1.4.2 Quản lý xây dựng các giá trị cốt lõi của văn hoá nhà trường 23
1.4.3 Quản lý xây dựng các quy tắc, chuẩn mực văn hoá trong nhà trường 23
1.4.4 Quản lý xây dựng văn hoá nhà trường ở cấp độ bề mặt (cơ sở vật chất, các biểu trưng của nhà trường) 24
1.4.5 Quản lý xây dựng các lễ nghi truyền thống trong nhà trường 25
1.4.6 Quản lý xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp trong nhà trường 26
Tiểu kết chương 1 26
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN VẠN NINH, TỈNH KHÁNH HÒA 28
2.1 Khái quát về phương pháp khảo sát thực trạng 28
2.1.1 Mục đích khảo sát 28
2.1.2 Đối tượng khảo sát 28
2.1.3 Nội dung khảo sát 28
2.1.4 Thời điểm khảo sát 29
2.1.5 Phương pháp khảo sát và xử lý kết quả 29
2.2 Khái quát về đặc điểm địa lý, dân cư, kinh tế - xã hội, tình hình giáo dục huyện
2.3.1 Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh về xây dựng văn hoá nhà trường 33
2.3.2 Thực trạng xây dựng văn hoá nhà trường gắn với sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu phát triển nhà trường 37
2.3.3 Thực trạng xây dựng các giá trị cốt lõi của nhà trường 38
2.3.4 Thực trạng xây dựng các quy tắc, chuẩn mực trong nhà trường 39
2.3.5 Thực trạng xây dựng văn hoá nhà trường ở cấp độ bề mặt (cơ sở vật chất, các biểu trưng của nhà trường) 41
2.3.6 Thực trạng xây dựng các lễ nghi truyền thống trong nhà trường 42
Trang 82.3.7 Thực trạng xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp trong nhà trường 43
2.4 Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THCS huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa 44
2.4.1 Quản lý xây dựng văn hoá nhà trường gắn với sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu phát triển nhà trường 44
2.4.2 Quản lý xây dựng các giá trị cốt lõi của nhà trường 45
2.4.3 Quản lý xây dựng các quy tắc, chuẩn mực trong nhà trường 47
2.4.4 Quản lý xây dựng văn hoá nhà trường ở cấp độ bề mặt (cơ sở vật chất, các biểu trưng của nhà trường) 48
2.4.5 Quản lý xây dựng các lễ nghi truyền thống trong nhà trường 49
2.4.6 Quản lý xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp trong nhà trường 50
CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN VẠN NINH, TỈNH KHÁNH HÒA 55
3.1 Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường 55
3.1.1 Nguyên tắc bảo đảm tính mục tiêu phát triển nhà trường 55
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 55
3.1.3 Nguyên tắc bảo đảm tínhkế thừa và phát triển 55
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo phát huy vai trò chủ thể của GV và HStrong xây dựng văn hoá nhà trường 56
3.2 Các biện pháp quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THCS huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa 56
3.2.1 Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho giáo viên, nhân viên và học sinh về văn hóa nhà trường và ý nghĩa của công tác xây dựng văn hóa nhà
Trang 93.2.5 Biện pháp 5: Xây dựng cơ sở vật chất và các biểu trưng của nhà trường
đảm bảo tính văn hoá 63
3.2.6 Biện pháp 6: Đổi mới cách thức tổ chức các nghi lễ truyền thống trong nhà trường thúc đẩy động cơ tích cực xây dựng nhà trường 64
3.2.7 Biện pháp 7 Thúc đẩy các mối quan hệ tích cực trong nhà trường thể hiện thông qua văn hoá giao tiếp 66
3.2.8 Mối quan hệ giữa các biện pháp 68
3.3 Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 69
3.3.1 Mục đích khảo nghiệm 69
3.3.2 Nội dung khảo nghiệm 70
3.3.3 Phương pháp khảo nghiệm 70
3.3.4 Tiêu chí và thang đánh giá kết quả 70
3.3.5 Kết quả khảo nghiệm 71
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
2.2 Thang đánh giá các nội dung theo giá trị trung bình 30
2.4 Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của xây dựng VHNT 34
2.6 Thực trạng xây dựng VHNT gắn với sứ mạng, tầm nhìn và mục
2.8 Thực trạng xây dựng các quy tắc, chuẩn mực trong nhà trường 40
2.10 Thực trạng xây dựng các lễ nghi truyền thống trong nhà trường 42 2.11 Thực trạng xây dựng các các lễ nghi truyền thống trong nhà
2.12 Thực trạng quản lý xây dựng VHNT gắn với sứ mạng, tầm
2.13 Thực trạng quản lý xây dựng các giá trị cốt lõi của nhà trường 46 2.14 Thực trạng quản lý xây dựng các quy tắc, chuẩn mực trong nhà
3.1 Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp 71 3.2 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 74
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trên con đường tự chủ và để khẳng định tên tuổi của mình, mỗi con người hình thành cho mình một cá tính, và cũng như vậy, mỗi nhà trường hình thành cho mình một bản sắc văn hóa Văn hóa nhà trường nằm trong mối quan hệ của nhiều tầng bậc văn hóa, trong đó có sự gắn kết chặt chẽ với văn hóa của từng lớp học, với sự đóng góp, hội nhập của từng người dạy và người học Điều quan trọng là văn hóa nhà trường phải luôn song hành với sứ mạng và mục tiêu đào tạo mà nhà trường đã đặt ra, hướng tới sự phát triển và bền vững của nhà trường
Văn hóa nhà trường là một tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử…đặc trưng của một trường học, tạo nên sự khác biệt giữa trường học với các tổ chức khác và giữa các nhà trường với nhau Văn hóa nhà trường liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của một nhà trường Văn hóa nhà trường biểu hiện trước hết ở trong tầm nhìn, sứ mạng, triết lý, mục tiêu, các giá trị, phong cách lãnh đạo, quản lý, trong bầu không khí tâm lý của nhà trường Văn hóa nhà trường thể hiện thành hệ thống các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin, quy tắc ứng xử…được xem là tốt đẹp và được trong nhà trường chấp nhận
Văn hóa là tài sản vô giá của bất kỳ một tổ chức nào Nó có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt đối với nhà trường vì nhà trường là một môi trường văn hóa, là nơi bảo tồn và lưu truyền các giá trị văn hóa nhân loại, là nơi giáo dục và đào tạo con người theo đúng những quy tắc chuẩn mực và yêu cầu của thời đại
Văn hóa của một nhà trường có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với chất lượng và hiệu quả hoạt động của trường đó:
- Đối với giáo viên, văn hóa nhà trường tích cực sẽ khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau giữa các giáo viên; tạo bầu không khí tin cậy, thúc đẩy giáo viên quan tâm đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập; bồi dưỡng tình yêu và sự tâm huyết với nghề, qua đó góp phần cải thiện chất lượng giáo dục của nhà trường
- Đối với học sinh, văn hóa nhà trường tạo ra môi trường giáo dục có lợi nhất cho học sinh, khiến học sinh cảm thấy thoải mái, vui vẻ, ham học Học sinh thấy rõ trách nhiệm của mình, tích cực khám phá, liên tục trải nghiệm và tích cực tương tác với giáo viên và nhóm bạn Văn hóa nhà trường còn tạo ra môi trường thân thiện cho học sinh với mối quan hệ ứng xử tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau giữa thầy với trò, giữa trò với trò Học sinh cảm nhận được ở nhà trường một cảm giác an toàn, một bầu không khí cởi mở Các yếu tố tích cực của văn hóa nhà trường góp phần
Trang 13quan trọng phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh
Như vậy, văn hóa nhà trường có tác động trực tiếp đến chất lượng giáo dục nhà trường Xây dựng văn hóa nhà trường tích cực là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục
Bên cạnh đó, văn hóa nhà trường chứa đựng những yếu tố tích cực nhưng cũng có không ít những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục Trong khi đó, vấn đề xây dựng văn hóa nhà trường nhằm thúc đẩy và hỗ trợ cho hoạt động giáo dục hiệu quả hơn chưa được quan tâm đúng mức Các trường đã quan tâm xây dựng môi trường học tập thân thiện cho học sinh theo các tiêu chuẩn mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra Môi trường học tập thân thiện cũng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tuy nhiên đây mới chỉ là một số biểu hiện của văn hóa nhà trường Để có thể xây dựng văn hóa nhà trườngcòn là một khoảng cách rất xa, đòi hỏi quá trình lâu dài với sự tham gia của tất cả các thành viên trong nhà trường
Ở nước ta hiện nay, văn hóa nhà trường đang là một trong những tâm điểm chú ý của dư luận, những bàn luận về vấn đề này ngày càng xuất hiện nhiều trên các diễn đàn, trên các phương tiện thông tin đại chúng Trong đó, những bàn luận về cơ sở vật chất lạc hậu, xuống cấp của các trường học trên địa bàn cả nước và đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa Những bàn luận về văn hóa ứng xử trong nhà trường cũng rất đáng báo động, tình trạng thầy đánh trò, trò đánh thầy đã xảy ra, khiến dư luận và xã hội lo ngại;hành vi bạo lực học đường diễn biến phức tạp… Chính vì vậy, việc xây dựng VHNT đã trở thành nhiệm vụ cấp bách trong giai đoạn hiện nay
Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh, mạnh của cả nước nói chung và huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa nói riêng cũng có những tác động tiêu cực nhất định tới VHNT Tình trạng học sinh nghiện game online, nghiện internet dẫn đến học tập sút kém; một số giáo viên thiếu tâm huyết, vi phạm đạo đức nghề nghiệp… Tình trạng trên đòi hòi các trường nói chung và các trường trung học cơ sở huyện Vạn Ninh nói riêng phải chú ý, quan tâm đến đổi mới hoạt động giáo dục và xây dựng văn hóa nhà trường Xây dựng văn hóa nhà trường và quản lý hoạt động này đồng nghĩa với việc loại bỏ những vấn đề còn tồn tại, tiêu cực, hạn chế, hướng tới nâng cao chất lượng đào tạo tri thức và nhân cách cho người học
Xuất phát từ những vấn đề trên, việc nghiên cứu quản lý xây dựng văn hóa nhà trường của các trường trung học cơ sở ở nước ta hiện nay cũng như ở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa có tính thời sự và thực tiễn tốt Do vậy, chúng tôi đã lựa chọn đề tài:
“Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung học cơ sở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa” để nghiên cứu
Trang 142 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về văn hóa nhà trường và khảo sát đánh giá thực trạng xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung học cơ sở cũng như những tác động của văn hóa nhà trường đến chất lượng giáo dục, luận văn đề xuất một số biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung học cơ sở huyện Vạn Ninh, tỉnh
4 Giả thuyết khoa học
Trong thời gian qua, các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa đã quan tâm xây dựng văn hóa nhà trường trên các bình diện bên ngoài (bề nổi, cấp độ bề mặt) và bên trong (bề chìm, cấp độ cộng hưởng và cốt lõi)
Tuy nhiên, công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung học cơ sở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa hiện nay vẫn chưa sâu sắc và cónhững khó khăn nhất định
Nếu xác định đúng khung lý luận, đánh giá xác đáng thực trạng các vấn đề nghiên cứu, có thể đề xuất được các biện pháp có tính cấp thiết và khả thi: xây dựng văn hoá nhà trường gắn với chiến lược phát triển nhà trường;xây dựng cácgiá trị cốt lõi; xây dựng các quy tắc và chuẩn mực văn hoá nhà trường; xây dựng cơ sở vật chất và các biểu trưng; xây dựng các nghi lễ truyền thống văn hoá và thúc đẩy các mối quan hệ tích cực trong nhà trường; từ đó góp phần thực hiện thành công chiến lược
phát triển nhà trường ở các trường trung học cơ sở huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa 5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác xây dựng văn hóa nhà trường
5.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung học cơ sở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
5.3 Đề xuất những biện pháp quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung học cơ sở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
6 Phương pháp nghiên cứu
6 N óm c c p ơn p p n n c u lý luận
Sử dụng các phương pháp như: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu, phân loại tài liệu nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác xây dựng văn hóa nhà trường
Trang 15của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở
6 N óm c c p ơn p p n n c u t ực t ễn
Sử dụng các phương pháp:điều tra, phỏng vấn, phương pháp chuyên gia, phương pháp tổng kết kinh nghiệm nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng về công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung học cơ sở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh
Hòa
6.3 P ơn p p t n k to n ọc
Sử dụng phương pháp thống kê toán học với phần mềm bảng tính điện tử Excel
và phần mềm thống kế SPSS nhằm xử lý số liệu thu thập được qua điều tra, khảo sát 7 Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về địa bàn nghiên cứu:Đề tài nghiên cứu và khảo sát tại 06 trường
trong tổng số 13 trường trung học cơ sở công lập trên các địa bàn xã, thị trấn thuộc huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
- Giới hạn về chủ thể quản lý: Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở trên địa
bàn huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
8 Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 3 phần chính:
- Mở đầu
- Nội dung: gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý xây dựng văn hóa nhà trườngở các trường
trung học cơ sở
Chương 2: Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung
học cơ sở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
Chương 3: Biện pháp quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung
học cơ sở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
- Kết luận và khuyến nghị
Trang 16* Nghiên cứu văn hóa nhà trường
Thuật ngữ “văn hóa tổ chức” (organisational culture) xuất hiện trên báo chí Mỹ
lần đầu tiên khoảng thập niên 1960 Theo Terrence Deal và Atlan Kennedy (tác phẩm
văn hóa công ty được xuất bản tại Mỹ năm 1982), văn hóa tổ chức là tập hợp các giá trị và quy tắc được các cá nhân và các nhóm trong một tổ chức chia sẻ với nhau Các giá trị và quy tắc này quy định cách thức ứng xử của mọi người với nhau và giữa những người trong tổ chức với các bên có liên quan nằm ngoài tổ chức [9]
Tác giả Farmer (1990) quan niệm văn hóa của một tổ chức là tổng hòa các giả
thiết được cho là đúng, các niềm tin và giá trị mà các thành viên của tổ chức ấy cùng chia sẻ và được diễn đạt thông qua cách nói ngắn gọn “làm gì, làm như thế nào, và ai sẽ làm việc ấy” Tuy nhiên, thành viên của một tổ chức thường coi văn hóa ấy là đương nhiên và không thực sự biết đánh giá tác động của nó đến các quyết định, hành vi, sự truyền thông giao tiếp, hay xem xét những biên giới có tính cấu trúc và biểu tượng của văn hóa tổ chức cho đến khi những lực lượng bên ngoài kiểm nghiệm nó
Theo Farmer, “sự thất bại trong việc hiểu biết những cách thức tương tác giữa văn hóa
tổ chức và chiến lược tạo ra những thay đổi đã dự định cũng đồng nghĩa với sự thất bại của chính những chiến lược ấy” [31]
Các nghiên cứu của tác giả Edgar H Schein (1996, 2004), một trong những nhà
nghiên cứu hàng đầu về văn hóa tổ chức, cho rằng vấn đề cốt lõi của văn hóa tổ chức là các nguyên tắc của tổ chức Các nguyên tắc này chi phối hoạt động của tổ chức, của các thành viên trong tổ chức đó.VHNT là văn hóa của một tổ chức VHNT gồm 3 thành tố cấu thành Đó là: 1) Những quá trình và cấu trúc hữu hình; 2) Hệ thống giá trị được tuyên bố; 3) Những quan niệm chung Ba thành tố này nằm trong mối quan hệ hữu cơ, tạo nên VHNT như một tổng thể Nói cách khác, VHNT gồm hai thành tố cơ bản: Thành tố vật chất và thành tố tinh thần [38] Theo quan niệm của ông, VHNT chính là văn hóa tổ chức
* Nghiên cứu về quản lý văn hóa nhà trường
Tác giả Sarason, S (1996) đã cho rằng các giải pháp phát triển VHNT đóng vai
trò quan trọng trong đổi mới và phát triển của nhà trường Chủ thể quản lý nhà trường cần phải có những giải pháp cụ thể để phát triển văn hoá trường mình theo đúng mục
Trang 17tiêu đã xác định Các giải pháp này phải có tính khả thi cao dựa trên việc xác định được chiến lược phát triển của nhà trường, mô hình VHNT mong muốn hướng tới
[36]…
Các tác giả Keup Jennifer R.; Walker, ArianneA.Astin; Helen S.; Lindholm,
Jennifer; A Julie Heifetz & Richard Hagberg nghiên cứu về chiến lược phát triển
VHNT, đã xác định một số vấn đề chính: Người lãnh đạo cần tìm hiểu môi trường và các yếu tố ảnh hưởng tới chiến lược phát triển của nhà trường trong hiện tại và tương lai; cần xác định đâu là giá trị cốt lõi (phải là các giá trị luôn có ảnh hưởng đến các thành viên trong nhà trường và ảnh hưởng đến uy tín xã hội của nhà trường) làm cơ sở cho sự thành công và sự phát triển của nhà trường; xây dựng tầm nhìn của nhà trường là một định hướng cơ bản để xây dựng VHNT; xác định vai trò của người lãnh đạo trong phát triển VNHT từ hoạch định chính sách, xác định tầm nhìn của nhà trường, gây dựng niềm tin của các thành viên; soạn thảo một kế hoạch, một phương án hành động cụ thể trong việc thực hiện chiến lược và mục tiêu phát triển VHNT
Tác giả Schlechty P (1997) cho rằng, cần có sự kết hợp giữa nhà trường và các
bậc cha mẹ học sinh trong việc xây dựng VHNT Ông cho rằng phải làm cho cha mẹ học sinh hiểu được sự cần thiết và trách nhiệm của mình trong xây dựng VHNT Nếu sự kết hợp này tốt thì sẽ có hiệu quả cao trong việc phát triển VHNT và ngược lại
[39]…
Các tác giả Deal, Terrence E.; Peterson, Kent D trong nghiên cứu "Shaping
School Culture: The Heart of Leadership" (1999) cho rằng những cải cách nhằm đạt
được thành công trong giáo dục sẽ thất bại trừ khi chúng được liên kết có ý nghĩa với nền văn hóa độc đáo của trường học và lãnh đạo nhà trường từ mọi cấp độ là chìa khóa để hình thành VHNT Hiệu trưởng định hướng giá trị, giáo viên củng cố giá trị trong hành động và lời nói, phụ huynh củng cố tinh thần khi tới thăm trường học… Các tác giả cũng đã mô tả cách các nhà lãnh đạo định hình nền văn hóa trong vai trò của họ như nhà sử học, nhà nhân chủng học, nhà thơ và người chữa bệnh; đồng thời xem xét cách thức lãnh đạo có thể xây dựng văn hóa trường học tích cực thông qua việc xem xét các mục đích cốt lõi, năng lượng và tất cả các yếu tố của văn hóa Các nhà lãnh đạo trường học muốn xây dựng và duy trì nền văn hóa thành công phải tận dụng các cơ hội khi chúng nảy sinh [30]
1.1.2 N ữn n n c u tron n ớc
* Nghiên cứu văn hóa nhà trường
Văn hóa nhà trường đã được các nhà nghiên cứu giáo dục trong nước coi là một yếu tố rất cơ bản của các nhà trường, là nền tảng và định hướng cho sự phát triển và tiến bộ của nhà trường Một số công trình nghiên cứu về VNHT tiêu biểu như:
Trang 18Tác giả Phạm Minh Hạc (2009), đã tìm hiểu một số vấn đề lý luận về VHNT
Theo tác giả, khái niệm văn hóa học đường xuất hiện đầu những năm 1990, được xem là hệ các chuẩn mực, giá trị giúp những người quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh có cách thức suy nghĩ, tình cảm và hành động tốt đẹp Nội dung của VNHT gồm: Làm cho các thành viên hiểu được mục tiêu và giá trị của nhà trường; Chuẩn học các bộ môn; Làm cho mọi người học cam kết có trách nhiệm học tập tốt; Xây dựng quan hệ hợp tác trong nhà trường; Tạo điều kiện để các nhà giáo và cán bộ bám sát thực tiễn, chia sẻ kinh nghiệm cho nhau; Các nhà giáo luôn có ý thức rèn luyện nâng cao tay nghề, đổi mới phương pháp giảng dạy Tác giả cũng chỉ ra một số giá trị trong xây dựng VHNT Các giá trị này trở thành chuẩn mực, thước đo sự phấn đấu của người thầy, người học trong nhà trường [5]
Từ năm 2008 đến 2010 theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện Quản lý giáo dục Việt Nam đã hợp tác với Học Viện Giáo dục Singapore tổ chức chương trình bồi dưỡng Hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam- Singapore giai đoạn 2008- 2010 Nội dung chương trình có 7 chuyên đề, trong đó có chuyên đề 3 “Văn hóa nhà trường” được rất nhiều nhà Lãnh đạo đánh giá cao về tầm quan trọng của VHNT và được coi là một trong những yếu tố hàng đầu làm nên sự thành công trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường [8]
Tác giả Trần Quốc Thành (2009) đã phân tích về một số biểu hiện của văn hóa
học đường Theo tác giả, văn hóa học đường gồm 2 phần lớn: Phần nổi là định hướng phát triển của nhà trường, mục tiêu phát triển, các giá trị mà nhà trường theo đuổi, khung cảnh của nhà trường (nhà, phòng học, phòng làm việc, cơ sơ vật chất, biểu trưng của nhà trường) Phần chìm của văn hóa học đường gồm các trạng thái tâm lý của các cá nhân, bầu không khí tâm lý của nhà trường, thương hiệu của nhà trường, sự
thừa nhận các giá trị của nhà trường [23]
Tác giả Phạm Thị Minh Hạnh (2009) đã phân tích bản chất của văn hóa học
đường là hình thành một môi trường giáo dục mà mỗi thành viên có điều kiện phát triển tốt nhất Các yếu tố cấu thành VHNT gồm: Kế hoạch, chiến lược phát triển của nhà trường (tầm nhìn, sứ mệnh, hệ thống giá trị, mục tiêu, định hướng phát triển); Hoạt động quản lý nhà trường, ảnh hưởng của các cấp lãnh đạo đến các thành viên; Các chính sách khuyến khích các hoạt động của nhà trường; Bầu không khí tâm lý, cách thức ứng xử trong nhà trường; Khung cảnh của nhà trường; Xây dựng thương
hiệu của nhà trường,…[6]
Một số tác giả khác cũng đã đề cập đến VHNT như: Phạm Quang Huân: “Văn
hóa tổ chức – hình thái cốt lõi của VHNT”; Nguyễn Thị Kim Ngân: “Văn hóa giao tiếp trong nhà trường”
Trang 19Nhân kỷ niệm 35 năm thành lập ngành sư phạm, ngày 8/10/1981, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã yêu cầu mỗi thầy cô giáo phải trả lời cho được các câu hỏi: “Dạy cái gì? Dạy để làm gì? Nhà trường phải coi trọng giáo dục toàn diện cho học sinh, cả đức dục và trí dục, thể dục và mỹ dục Phải làm và làm tốt giáo dục đạo đức cách mạng Phải xây dựng trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò, dạy ra dạy, học ra học” Từ sau năm 1981, mô hình này được triển khai trong toàn ngành GD-ĐT Các nhà trường trong cả nước đã tích cực vận dụng, xây dựng từng bước hoàn thiện các thành tố của môi trường GD này, góp phần bảo đảm chất lượng GD trong các nhà trường
Bộ GD&ĐT đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 theo Chỉ thị 40/2008/BGDĐT và tiếp tục triển khai thực hiện trong toàn ngành GD-ĐT trong những năm tiếp theo.[1]
Mục tiêu:
- Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội
- Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả
Nội dung:
- Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn;
- Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập;
- Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh;
- Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh;
- Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương
Trong những năm gần đây, quan điểm về đổi mới, phát triển Giáo dục và Đào tạo đã được Đảng ta đề ra từ Đại hội toàn quốc lần thứ VI và ngày càng cụ thể, hoàn thiện để sát hợp với thực tiễn và tiếp tục được khẳng định trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011) Ngày 14 – 05 – 2011, Bộ Chính trị khóa XI ban hành chỉ thị số 03-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Một trong những nội dung chủ yếu của Chỉ thị đó là “Coi trọng việc giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ” Ban chấp hành trung ương khóa VII đã khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, thể hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển của một dân tộc, là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp
Trang 20trong quan hệ giữa người với người, với xã hội và với thiên nhiên Đây là một trong những bước đi đầu tiên tiếp cận hiện đại trong giáo dục, đó là phát triển văn hóa nhà trường
Dự án Trường học hạnh phúc (Happy School) do UNESCO Bangkok khởi xướng vào tháng 6 năm 2014, nhằm mục đích thúc đẩy hạnh phúc và sự phát triển toàn diện trong các trường học Tại Việt Nam, mô hình Trường học hạnh phúc được triển khai thí điểm vào tháng 4/2018 ở một số trường học tại TP Huế (dựa vào mô hình Happy School của UNESCO), được nhân rộng trên địa bàn cả nước và nhiều trường đang phấn đấu xây dựng Trường học hạnh phúc
Ngày 22/4/2019, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã chủ trì Lễ phát động “Triển khai Kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một Trường học hạnh phúc”, chỉ ra các tiêu chí quan trọng, nòng cốt để xây dựng nên một THHP, đó là yêu thương, an toàn và tôn trọng, đồng thời xác định hoạt động nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo - người lao động là yếu tố quyết định để xây dựng nên một Trường học hạnh phúc Bộ GD&ĐT xác định việc xây dựng Trường học hạnh phúc là một trong những hoạt động trọng tâm của ngành giáo dục từ năm học 2018 - 2019 và những năm tiếp theo, đồng hành với lộ trình đổi mới giáo dục của nước nhà
Nhìn chung, các tài liệu nghiên cứu đã phác họa VHNT dưới nhiều góc độ lý luận nhưng chưa có công trình nào khảo cứu chuyên sâu lý luận về VHNT
* Nghiên cứu về quản lý văn hóa nhà trường
Quản lý VHNT là một nội dung quan trọng của quản lý và lãnh đạo nhà trường Có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước công bốnội dung này
Trần Kiểm (2008), đã nghiên cứu theo hướng áp dụng các vấn đề cơ bản của
văn hóa tổ chức vào giáo dục và quản lý giáo dục Tác giả chỉ ra bộ ba cấu thành nên văn hóa tổ chức đó là nhận thức – hành vi – thái độ và được xem xét trong mối quan hệ với các yếu tổ bên trong và với môi trường bên ngoài của tổ chức[11]
Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010) đã hệ thống lại các vấn đề cơ bản của văn hóa tổ
chức cũng như VHNT, từ đó đưa ra những gợi ý và những hướng vận dụng trong xây dựng VHNT đối với các nhà trường ở Việt Nam [13]
Đậu Thị Thu (2012), đã công bố nghiên cứu về vai trò của hiệu trưởng trường
phổ thông trong lãnh đạo xây dựng và phát triển VHNT Tác giả đã nghiên cứu các ảnh hưởng của VHNT đến GV và HS; Biểu hiện của VHNT lành mạnh và tích cực, trên cơ sở đó xác định vai trò của hiệu trưởng trong lãnh đạo xây dựng và phát triển VHNT [24]
Trang 21Nguyễn Đăng Cầu (2016), công bố nghiên cứu về “Tầm quan trọng của VHNT cho học sinh THCS”đã đề xuất 8 biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục VHNT cho
HS THCS[2]
Trong chương trình Tọa đàm “Hiệu trưởng thay đổi vì một trường học hạnh phúc” ngày 22/11/2019, GS.TS Phùng Xuân Nhạ đề cập tới 3 nhóm tiêu chí để xây dựng một môi trường học tập hạnh phúc Đó là:
- Xây dựng môi trường tôn trọng sự phát triển của mỗi cá nhân Ở đó, không có bạo lực học đường, học sinh được thể hiện cái riêng của mình, được đối xử thân thiện, không phân biệt đẳng cấp hay xếp hạng Ở đó, các em được phát triển tối đa năng lực của mình, được tôn trọng, không ai bị bỏ rơi
- Trong nhà trường giáo viên phải được sáng tạo, được đổi mới phương pháp DH, được dân chủ đóng góp ý kiến Học sinh đến trường bên cạnh việc học tập phải được vui chơi, trải nghiệm, sáng tạo Khi không phải chịu áp lực của bài tập, không bị phân biệt đối xử các em sẽ cảm thấy hạnh phúc khi đến trường
- Quan hệ của nhà trường với cộng đồng xã hội, trong đó có những cựu học sinh của nhà trường Cần tạo dựng được mối quan hệ này để làm cho giáo viên, học sinh tự hào về môi trường đã ươm tạo, nuôi dưỡng nhiều tài năng, là ngôi trường được cộng đồng xã hội tôn trọng [25]
Những tiêu chí được Bộ trưởng đề cập cũng là những tiêu chí để xây dựng VHNT Một khi các giá trị tinh thần và giá trị vật chất của nhà trường được nâng cao, chắc chắn đạt được nhà trường hạnh phúc Cũng tại buổi tọa đàm nay, Bộ trưởng cũng đã nhấn mạnh vai trò hiệu trưởng trong xây dựng nhà trường hạnh phúc và yêu cầu các hiệu trưởng năng động, sáng tạo triển khai xây dựng mô hình trường học hạnh phúc phù hợp với điều kiện của từng trường
Nhìn chung, các nghiên cứu nói trên tập trung vào hai hướng cơ bản: Thứ nhất, các vấn đề lý thuyết của VHNT (sự hình thành và phát triển của VHNT, cấu trúc, các cấp độ và biểu hiện của VHNT, vai trò của VHNT, vai trò của Hiệu trưởng trong xây dựng VHNT ); Thứ hai, nghiên cứu và xây dựng các công cụ, đưa ra các hướng dẫn để vận dụng vào thực tiễn nhằm đánh giá VHNT, định hình VHNT theo hướng tích cực; thực hiện những nghiên cứu cụ thể về đánh giá VHNT hay xây dựng các giá trị của trường học văn hóa như những gợi ý hay hướng dẫn để các nhà trường có thể áp dụng vào điều kiện thực tế của trường mình
Tuy nhiên, do điều kiện của từng địa phương và đặc điểm của trường THCS cũng như sự quan tâm của các nhà quản lý trong xây dựng và phát triển VHNT, trong những năm qua, hoạt động quản lý VHNT ở các trường THCS huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa chưa được chú trọng đúng mức Do đó, hoạt động quản lý
Trang 22này cần phải được nghiên cứu sâu nhằm đề ra những biện pháp phù hợp, đồng bộ, có tính khả thi cao, góp phần xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, tích cực nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GDPT trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT và hội nhập quốc tế hiện nay
1.2 Các khái niệm chính của đề tài
Quản lý
Qua nhiều thế hệ nghiên cứu và phát triển quản lý ở nước ngoài và trong nước, đã có nhiều định nghĩa về khái niệm này Có thể hiểu khái quát:
- Quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm phối hợp hành động của
một nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất[10]
- Quản lýlà sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lênđối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong môi trường luôn biến động[14]
Như vậy, quản lý là một hệ thống bao gồm những nhân tố cơ bản: Chủ thể quản lý; đối tượng quản lý; mục tiêu quản lý; công cụ, phương tiện quản lý; cách thức quản lý (có ý thức, bằng quyền lực, theo quy trình) và môi trường quản lý Những nhân tố đó có quan hệ và tác động lẫn nhau để hình thành nên quy luật và tínhquy luật quản lý
Luận văn sử dụng khái niệm “Quản lý là quá trình tác động có chủ đích của
chủ thể quản lý đến đối tượng và khách thể quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra”
* Các chức năng quản lý
Có bốn chức năng quản lý cơ bản:
- Lập kế hoạch có các nội dung chủ yếu đó là: xác định, hình thành mục tiêu
(phương hướng) đối với tổ chức; xác định và đảm bảo về các nguồn lực của tổ chức để đạt được các mục tiêu; quyết định xem những hoạt động nào là cần thiết để đạt được các mục tiêu đó và tiến trình thực hiện các hoạt động đó như thế nào
- Tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên,
giữa các bộ phận trong một tổ chức, cùng cơ chế hoạt động để đảm bảo triển khai tốt các kế hoạch đưa tổ chức đạt đến mục tiêu
- Chỉ đạo bao hàm việc liên kết, liên hệ với người khác và động viên, hướng
dẫn, chỉ đạo họ thực hiện những nhiệm vụ nhất định để hoàn thành những mục tiêu của tổ chức
- Kiểm tra là theo dõi, giám sát, đánh giá các thành quả hoạt động vàtiến hành
Trang 23các hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết
Quản lý o dục
Một số khái niệm “Quản lý giáo dục” được các nhà khoa học và nhà quản lý
giáo dục thường được vận dụng như theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: Quản lý giáo
dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến,
tiến lên trạng thái mới về chất [19, tr.31]
Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: Quản lý là quá trình tác động có kế
hoạch, có tổ chức của các cơ quan QLGD các cấp tới các thành tố của quá trình dạy học – giáo dục nhằm làm cho hệ giáo dục vận hành có hiệu quả và đạt tới mục tiêu
giáo dục nhà nước đề ra [12, tr.16]
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: Quản lý nhà trường hay nói rộng ra là quản lý
giáo dục là quản lý hoạt động dạy và học nhằm đưa nhà trường từ trạng thái này
sang trạng thái khác và dần dần đạt tới mục tiêu giáo dục đã xác định [4, tr.61]
Có thể xác định: Quản lý giáo dục dưới góc độ quản lý nhà trường (quản trị nhà
trường) thực chất là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình giáo dục (được tiến hành bởi tập thể GV và HS, với sự hỗ trợ của các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường) nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách HS theo mục tiêu đào tạo của nhà trường
Văn o n à tr ờn
1.2.3.1 Khái niệm văn hoá
Ở phương Tây trong thời cận hiện đại, khái niệm văn hóa được sử dụng phổ biến để chỉ trình độ học vấn, học thức, tri thức, phép lịch sự Do nhu cầu phản ánh các hoạt động xã hội, khái niệm này đã được mở rộng trên nhiều lĩnh vực của đời sống Ở phương Đông, khái niệm văn hóa được mở rộng vào đời sống tinh thần chỉ các phong tục, tập quán, lễ hội, sinh hoạt cộng đồng, nhân cách, sáng tạo nghệ thuật Cho đến nay có nhiều cách tiếp cận văn hóa theo những quan điểm khác nhau Theo quan niệm phương Tây hay phương Đông, văn hóa cũng gắn liền với giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, trí tuệ, đào tạo con người, một tập thể người để cho họ có phẩm chất tốt đẹp, cần thiết cho toàn thể cộng đồng [15]
Theo UNESCO (2002): Văn hóa là tổ hợp các đặc điểm tinh thần, vật chất, trí
tuệ, tình cảm nổi bật của xã hội hay nhóm xã hội, bao hàm cả nghệ thuật, văn học, lối
sống, cùng với đường đời, hệ giá trị, truyền thống và niềm tin UNESCO cũng đưa ra khái niệm rất khái quát về văn hóa: Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh
Trang 24thần [41]
Theo tác giả Thái Duy Tuyên: Văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần của
nhân loại, là kinh nghiệm của lịch sử xã hội loài người đã được hệ thống hóa, tích lũy
lại qua nhiều thế kỷ và có thể truyền lại cho các thế hệ sau [26]
Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người với xã hội Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa, được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người, là trình độ phát triển của con người và của xã hội biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà con người tạo ra [18]
Từ các khái niệm trên, luận văn xác định: "Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật
chất và tinh thần đã được hệ thống hóa, tích lũy lại qua thời gian và có thể truyền lại cho các thế hệ sau.”
Từ khái niệm này cho thấy văn hóa gồm hai thành tố cơ bản: các giá trị vật chất (văn hóa vật chất - văn hóa vật thể) và các giá trị tinh thần (văn hóa tinh thần - văn hóa phi vật thể)
1.2.3.2 Khái niệm văn hoá tổ chức
Schein được coi là một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về văn hóa tổ
chức Khái niệm văn hóa do Schein đưa ra được giới khoa học thừa nhận, đó là:
Văn hóa tổ chức là một tập hợp của những nguyên tắc cơ bản được công nhận là đúng mà một tập thể cùng chia sẻ, những nguyên tắc ấy được vận dụng để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong tổ chức khi cần phải thích nghi với những biến đổi bên ngoài cũng như để tạo ra sự gắn kết và hội nhập trong nội bộ tổ chức ấy Đó là những nguyên tắc đã tỏ ra có hiệu quả tốt, đủ để mọi người công nhận giá trị của nó, và do vậy, cần được truyền đạt, huấn luyện cho những nhân viên mới, để họ nhận thức, suy nghĩ và hành động phù hợp với những nguyên tắc ấy khi giải quyết công việc [38]
Như vậy, trong định nghĩa văn hoá tổ chức của Schein thì vấn đề cốt lõi của văn
hóa tổ chức là các nguyên tắc của tổ chức Các nguyên tắc này chi phối hoạt động của tổ chức, của các thành viên trong tổ chức đó
Trong tác phẩm “Quản lý hành chính – Lý thuyết và thực hành” các tác giả
Michel Amiel, Francis Bonnet và Joseph Jacobs đã cho rằng “Văn hóa tổ chức là toàn
bộ giá trị, niềm tin, truyền thống và thói quen có khả năng quy định hành vi của mỗi thành viên trong tổ chức, ngày càng phong phú thêm và có thể thay đổi theo thời gian, mang lại cho tổ chức một bản sắc riêng.” [33] Văn hóa tổ chức liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của một tổ chức Nó biểu hiện trước hết ở trong tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu, triết lý, các giá trị, phong cách lãnh đạo, quản lý…, bầu không khí
Trang 25tâm lý Thể hiện thành một hệ thống các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin, quy tắc ứng xử được xem là tốt đẹp và được mỗi người trong tổ chức chấp nhận
Văn hóa tổ chức là tập hợp các giá trị và chuẩn mực cụ thể được chia sẻ bởi con người, các nhóm trong một tổ chức, và kiểm soát cách thức họ tương tác lẫn nhau cũng như các đối tượng hữu quan bên ngoài tổ chức Các giá trị của tổ chức là các niềm tin và ý tưởng về các loại mục tiêu mà các thành viên của tổ chức nên theo đuổi, và các tiêu chuẩn hành vi mà các thành viên của tổ chức nên sử dụng để đạt được các mục tiêu này Từ các giá trị tổ chức phát triển các chuẩn mực tổ chức, đó là các hướng dẫn hay các kỳ vọng quy định các loại hành vi thích hợp của các nhân viên trong những tình huống cụ thể và kiểm soát hành vi của các thành viên tổ chức hướng tới các thành viên khác
Trong phạm vi nghiên cứu về quản lý văn hóa nhà trường, luận văn xác định "
Văn hóa tổ chức là các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần của tổ chức được các thế hệ xây dựng, tích lũy lại qua thời gian và có thể truyền lại cho các thế hệ sau"
1.2.3.3 Văn hóa nhà trường
Văn hóa nhà trường còn được gọi văn hóa học đường, một số khái niệm tiêu biểu như sau:
Theo tác giả Kent D Peterson và Terrence E Deal: Văn hoá nhà trường là một
dòng chảy ngầm của những chuẩn mực, giá trị, niềm tin, truyền thống và nghi lễ được hình thành theo thời gian do con người làm việc cùng nhau, giải quyết các vấn đề và đối mặt với các thách thức,… định hình suy nghĩ, cảm xúc và hành động của con
người trong nhà trường,… tạo cho nhà trường sự khác biệt [32] Peterson (2009) định
nghĩa: “VHNT là tập hợp các chuẩn mực, giá trị và niềm tin, các nghi lễ và nghi thức,
các biểu tượng và truyền thống tạo ra “vẻ bề ngoài” của nhà trường” [34]
Tác giả Vũ Dũng cho rằng: Văn hóa học đường là hành vi ứng xử của các chủ
thể tham gia hoạt động đào tạo trong nhà trường, là lối sống văn minh trong trường học Văn hóa học đường thể hiện ở một số khía cạnh sau: Ứng xử của người thầy với người học (Biết quan tâm đến người học, hết lòng yêu thương người học; Biết tôn trọng người học, biết phát hiện ra những ưu điểm và nhược điểm của người học; Gương mẫu trước học sinh); Ứng xử của người học đối với người thầy (Kính trọng, yêu quý thầy cô; Nhận thức và thực hiện những điều chỉ bảo, dạy dỗ của thầy cô); Ứng xử giữa người lãnh đạo nhà trường và giáo viên (Chú ý đến năng lực của các cá nhân trong tập thể, vị tha, độ lượng, công bằng, khách quan…); Ứng xử giữa các đồng
nghiệp (Tôn trọng, thân thiện, hợp tác…) [3]
Tác giả Nguyễn Vũ Bích Hiền (chủ biên): Văn hoá nhà trường là một tập hợp
các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử,…VHNT là những nét đặc
Trang 26trưng riêng biệt tạo nên sự khác biệt của nhà trường với các tổ chức khác và sự khác biệt giữa trường này với trường khác VHNT liên quan tới toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của một nhà trường VHNT là những giá trị tốt đẹp được hình thành bởi một tập thể và được mỗi cá nhân trong nhà trường chấp nhận VHNT tốt hướng tới
chuẩn chất lượng cao [7]
Theo Đỗ Tiến Sỹ (2016): “VHNT được coi là hệ thống các giá trị về tinh thần,
vật chất, thể hiện niềm tin, sự đánh giá về các chuẩn mực, sự kì vọng về các sứ mệnh,
tầm nhìn, kết quả đạt được của nhà trường” [22] Theo Vũ Thị Quỳnh (2018): “VHNT
là hệ thống những giá trị vật chất và tinh thần tồn tại trong nhà trường làm cho nhà trường có những nét riêng biệt, khác biệt để phân biệt nhà trường này với nhà trường khác Nó bao gồm từ bầu không khí nhà trường, các giá trị tồn tại trong các hoạt động giảng dạy, giáo dục, môi trường cảnh quan, cơ sở vật chất đến niềm tin, sự kì vọng của từng cá nhân ” [21]
Từ các khái niệm trên, tác giả luận văn cho rằng: Văn hóa nhà trường là các
giá trị vật chất và các giá trị tinh thần của nhà trường được các thế hệ xây dựng, tích lũy lại qua thời gian và có thể truyền lại cho các thế hệ sau
4 Xây dựn văn o n à tr ờn
Edgar H Schein (2004), khẳng định văn hoá tổ chức/VHNT được xây dựng
thông qua các quá trình học hỏi tương tác Có nghĩa là một tổ chức muốn xây dựng một nền văn hóa chung, mạnh thì các thành viên của tổ chức phải có cơ hội học tập
kinh nghiệm chung [37]
Bàn về khái niệm xây dựng văn hoá tổ chức hay VHNT, tác giả Nguyễn Vũ
Bích Hiền (chủ biên) cho rằng: Xây dựng văn hoá tổ chức là hướng đến sự thống nhất
về nhận thức/ý thức giữa các thành viên và phát triển năng lực hành động/hành vi thống nhất cho họ khi hành động Do đó, xây dựng văn hoá tổ chức thực chất là xây dựng và đạt được sự đồng thuận về một hệ thống các giá trị triết lí hành động và phương pháp ra quyết định đặc trưng cho phong cách của tổ chức và cần được tuân thủ
nghiêm túc [7]
Từ khái niệm xây dựng và khái niệm VHNT có thể nêu khái niệm xây dựng
VHNT: Xây dựng văn hóa nhà trường là hình thành các giá trị vật chất và các giá trị
tinh thần của nhà trường theo một phương hướng nhất định Quá trình này gồm việc hình thành các giá trị mới và bảo lưu, phát huy các giá trị đã có phù hợp
Một số điểm cần chú ý về xây dựng VHNT:
- Xây dựng VHNT là việc hình thành các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần của nhà trường Các trường tùy theo mục tiêu phát triển mà có thể xác định các giá trị vật chất và tinh thần cần xây dựng khác nhau
Trang 27- Văn hóa nói chung và VHNT nói riêng là những giá trị bền vững, nhưng không phải là những giá trị bất biến Hệ giá trị văn hóa của một trường có thể thay đổi để phù hợp với yêu cầu của thực tiễn
5 Quản lý xây dựn văn o n à tr ờn
Trên cơ sở các khái niệm liên quan, có thể xác định khái niệm quản lý xây
dựng VHNT: Quản lý xây dựng VHNT là sự tác động có định hướng, có mục đích, có
hệ thống thông tin của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm tạo ra hoặc gìn giữ, phát triển các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần của nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục và truyền lại cho các thế hệ sau
Từ khái niệm này cho thấy:
- Quản lý xây dựng VHNT là xây dựng mới các các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần của nhà trường khi nhà trường chưa có hoặc còn thiếu những giá trị này
- Quản lý xây dựng VHNT cũng có thể là bảo lưu hoặc phát triển những các các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần của nhà trường đã có nhằm bảo đảm yêu cầu mới về mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh
1.3 Công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung học cơ sở
Xây dựn văn o n à tr ờn ắn vớ s mạn , tầm n ìn và mục t u p t tr n của n à tr ờn
Sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu phát triển của nhà trường thuộc về các giá trị tinh thần là những yếu tố quan trọng cấu thành nên VHNT, mang tính định hướng của chiến lược phát triển nhà trường
- Sứ mạng của nhà trường gắn với mục đích tồn tại, hoạt động của nhà trường, liên quan đến các câu hỏi: Nhà trường tồn tại để làm gì? Giải quyết vấn đề gì? Thiếu nó sẽ ra sao? Ý thức về sứ mạng của nhà trường là một hợp phần quan trọng trong VHNT Nó sẽ phản ánh những gì nhà trường đề cao và mối quan hệ của nhà trường với cộng đồng Mục đích của nhà trường được thể hiện thành sứ mạng (do tự nhận thức), chức năng, nhiệm vụ (do được trao cho) Sứ mạng, mục đích lại được cụ thể hóa ở các mục tiêu chiến lược, mục tiêu cụ thể và kế hoạch hoạt động được cụ thể hóa ở dạng văn bản
Sứ mạng chủ yếu của trường THCS là phải xây dựng được môi trường giáo dục lành mạnh, văn minh, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục THCS một cách toàn diện, phấn đấu có những mặt giáo dục xuất sắc; bảo đảm cho tất cả HS đều phát triển phẩm chất, năng lực cá nhân, hoàn thiện nhân cách theo mục tiêu giáo dục THCS, là trung tâm văn hóa của cộng đồng, góp phần hiệu quả vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương
- Tầm nhìn và mục tiêu phát triển của nhà trường là mục đích mà nhà trường
Trang 28hướng đến trong một khoảng thời gian nào đó trong tương lai, được xem như là một bức tranh lí tưởng mà nhà trường sẽ vươn tới Tầm nhìn và mục tiêu có vai trò rất quan trọng, là định hướng phát triển của nhà trường trong hiện tại và tương lai
Khi xây dựng tầm nhìn và mục tiêu phát triển, nhà trường có thể xác định nhiều mục tiêu khác nhau với yêu cầu cao cần đạt, phù hợp với hiện trạng các nguồn lực (nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính) của nhà trường, sự quyết tâm, nỗ lực của toàn thể GV, HS, CBNV, các bậc cha mẹ học sinh và sự lãnh đạo, phối hợp, hỗ trợ của lực lượng chính quyền, đoàn thể, cộng đồng địa phương
Tầm nhìn, mục tiêu của trường THCS hướng đến việc xây dựng nhà trường đạt các danh hiệu, mức độ cụ thể như: Xây dựng nhà trường đạt chuẩn quốc gia; Xây dựng nhà trường chất lượng cao; Xây dựng nhà trường phát triển toàn diện; Xây dựng nhà trường tiên tiến, tiên tiến xuất sắc, lá cờ đầu cấp THCS của huyện, tỉnh…
1.3.2 Xây dựn c c trị c t lõ của văn o n à tr ờn
Hệ thống giá trị/hệ giá trị bao gồm các giá trị đơn lẻ hợp thành, thuộc về giá trị tinh thần cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng cấu thành văn hóa Mỗi dân tộc, mỗi nhóm xã hội, tổ chức có hệ thống giá trị của mình Trong một hệ thống giá trị có các giá trị cốt lõi UNESCO đã chia ra 4 nhóm giá trị: Nhóm 1- các giá trị cốt lõi gồm: Hòa bình, tự do, việc làm, gia đình, sức khỏe, an ninh, tự trọng, công lý, tình nghĩa, sống có mục đích, niềm tin, tự lập, nghề nghiệp, học vấn; Nhóm 2- các giá trị cơ bản: Sáng tạo, tình yêu, chân lý; Nhóm 3- Các giá trị có ý nghĩa: Cuộc sống giàu sang, cái đẹp; Nhóm 4 - các giá trị không đặc trưng: Địa vị xã hội [41]
Hệ giá trị của nhà trường ở nước ta thể hiện các giá trị truyền thống và hiện đại
nhưng vẫn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, tiêu biểu như: Yêu nước; Tôn sư trọng đạo; Tiên học lễ, hậu học văn; Nhân ái; Thân thiện; Hợp tác; Trách nhiệm; Kiên trì; Tôn trọng; Khách quan và công bằng; Trung thực; Năng động; Sáng tạo; Lấy HS làm trung tâm của quá trình giáo dục; Khẳng định chất lượng, hiệu quả GD-ĐT quyết định sự phát triển bền vững của nhà trường; Gắn nhà trường với cộng đồng…
Giá trị cốt lõi của nhà trường là những giá trị tồn tại lâu dài, không phai nhòa theo thời gian, được xem là trái tim và linh hồn của nhà trường Cần xác định các giá trị văn hóa nào của trường THCS là giá trị đích thực, cốt lõi đang tồn tại thể hiện đặc trưng phù hợp với mục tiêu giáo dục THCS, đồng thời tạo nên sự khác biệt về bản sắc với các trường khác để duy trì, nuôi dưỡng và vun trồng
Xây dựn c c quy tắc, c uẩn mực văn o tron n à tr ờn
Xây dựng hệ thống các quy tắc, chuẩn mực văn hóa chung và riêng của nhà trường là một việc làm cần thiết, là cơ sở cho việc thiết kế mục tiêu giáo dục mang tính bảo tồn văn hóa dân tộc cũng như nội dung giáo dục văn hóa trong nhà trường;
Trang 29góp phần tạo dựng một môi trường có văn hóa “trường ra trường,lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò” và các hoạt động giáo dục có tính định hướngvăn hóa
Xây dựng được các quy tắc, chuẩn mực văn hóa của nhà trường, trong đó có những chuẩn mực của các mối quan hệ hợp tác bên trong nhà trường và với bên ngoài nhà trường Tạo được không khí dân chủ, cởi mở bên trong nhà trường để giáo viên phản ánh, trao đổi với cấp trên, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp, có động lực và khát vọng phát triển nghề nghiệp; học sinh hứng thú say mê học tập, chủ động trong tìm kiếm kiến thức mới
Xây dựng các quy tắc, chuẩn mực văn hóa giao tiếp ứng xử trong các mối quan hệ trong nhà trường trước hết là xây dựng mối quan hệ giữa người với người, tiếp sau là mối quan hệ ứng xử của con người đối với thế giới xung quanh một cách có văn hóa
Việc xây dựng quy tắc ứng xử với mọi người thể hiện: Tôn trọng người khác; Tôn trọng lời hứa/sự cam kết; Trung thực; Tránh cách nói mỉa mai, làm thương tổn người khác; Luôn tìm và phát huy ưu điểm ở người khác; Đặt vị trí mình vào vị trí người khác để đối xử…
Việc xây dựng các quy tắc ứng xử với môi trường thể hiện: Bảo vệ sức khỏe;
Giữ gìn vệ sinh trường, lớp; Bảo vệ môi trường sống; Tiết kiệm năng lượng…
Giáo dục VHNT cho HS cần được đặt trong một môi trường giáo dục văn hóa với các hoạt động giáo dục có ý nghĩa, mang tính định hướng Xây dựng hệ thống chuẩn mực VHNT đóng một vai trò quan trọng và cần thiết được đặt ra trong tương lai sao cho sự du nhập văn hóa ngoại ở thế hệ trẻ nhưng vẫn luôn giữ được bản sắc dân tộc của mình Ở đây cũng cần xây dựng và giáo dục phương pháp tiếp nhận văn hóa có chọn lọc cho các thế hệ mai sau, bao gồm: Giáo dục đạo đức; giáo dục truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo; giáo dục kỹ năng giao tiếp và văn hóa ứng xử
4 Xây dựn văn o n à tr ờn ở cấp độ bề mặt (cơ sở vật c ất, c c b u tr n của n à tr ờn )
Cơ sở vật chất và biểu trưng của nhà trường là điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục toàn diện và công tác quản lý trong nhà trường, cần đảm bảo tính văn hóa,
khang trang, đồng bộ, hiện đại và thẩm mỹ, hình thành giá trị vật chất của nhà trường
- Mỗi trường học đều cố gắng xây dựng các biểu trưng của mình, biểu trưng của nhà trường trước hết biểu hiện qua logo của trường Logo của nhà trường được in trên các văn bản, tài liệu, khẩu hiệu trong trường, quảng cáo về nhà trường, được in trên trang phục của học sinh Một số trường có tượng đài về anh hùng lịch sử, dân tộc, danh nhân văn hóa đất nước mà nhà trường đặt tên trường cần có điểm nhấn về kiến trúc tạo nên một nét riêng của nhà trường Biểu trưng của nhà trường chỉ ra bản sắc
Trang 30của một trường, chỉ ra sự khác biệt của một trường này với trường khác
Logo, biểu tượng của nhà trường cần đáp ứng được các yêu cầu sau: Logo, biểu tượng của nhà trường đơn giản, hợp lý, có tính thẩm mỹ; Logo, biểu tượng của nhà trường phản ánh được tầm nhìn và sứ mệnh của nhà trường
Biểu trưng của nhà trường cần đáp ứng được các yêu cầu: Logo nên đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ và có tính đặc trưng khác biệt so với các trường khác; hình dáng, màu sắc hài hòa, thẩm mỹ; biểu tượng (tượng của anh hùng lịch sử, dân tộc, danh nhân văn hóa đất nước) của trường bảo đảm tính chân thực, kỹ thuật và mỹ thuật Logo, biểu tượng của nhà trường phản ánh được tầm nhìn và sứ mệnh của nhà trường
- Cơ sở vật chất của nhà trường cần được tăng cường theo hướng bảo đảm đầy đủ, đồng bộ, chuẩn hóa, và hiện đại phục vụ nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT mới
Kiến trúc của nhà trường cần đồng nhất, phản ánh được kiểu kiến trúc cổ điển hay hiện đại hoặc kết hợp giữa cổ điển và hiện đại; thể hiện sự hài hòa, thẩm mỹ; thuận tiện cho hoạt động dạy học, giáo dục và làm việc Quá trình tăng cường cơ sở vật chất cần theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ và bảo đảm cân đối không gian nhà trường theo tính chất hoạt động dạy học, giáo dục, quản lý của nhà trường
Không gian, cảnh quan của nhà trường rộng rãi, thoáng đãng, bài trí hợp lý, hài hòa, khoa học, an toàn và xanh-sạch-đẹp: có nhiều cây xanh, thảm cỏ, các loài hoa phù hợp với tính chất học đường; đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường trong khuôn viên nhà trường; các khẩu hiệu về các giá trị văn hóa cốt lõi, quan trọng cần treo nơi cao ráo, góc nhìn rộng; các bảng chỉ dẫn, bảng thông tin, thông báo đặt ở những vị trí thuận tiện, dễ dàng cho GV, CBNV, HS và người ngoài đến liên hệ công tác khi cần tìm hiểu
5 Xây dựn c c lễ n truyền t n tron n à tr ờn
Các lễ nghi truyền thống trong nhà trường là một trong những nét đặc trưng của VHNT, thuộc về giá trị tinh thần, có tác động đến nề nếp, kỹ cương, cảm xúc tích cực, niềm tự hào về VHNT nói riêng và về nhà trường, góp phần tạo dựng môi trường giáo dục mang bản sắc dân tộc và văn minh trong nhà trường Lễ nghi truyền thống cũng thể hiện giá trị và triết lý của VHNT Tính nghiêm túc, chu đáo, trọng thị trong thực hiện lễ nghi là biểu hiện nhận thức của các thành viên nhà trường về ý nghĩa và tầm quan trọng của các giá trị và triết lý VHNT
Việc xây dựng các lễ nghi truyền thống cần bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Trang trí lễ: Lễ đài được trang trí theo đúng hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch, phải thể hiện được tính chuẩn mực và trang trọng, phù hợp với điều kiện vật chất của nhà trường, chú ý chuẩn bị chu đáo, tươm tất: Cờ Đảng, Cờ Tổ quốc;
Trang 31Tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh; Tiêu đề buổi lễ thể hiện kiểu chữ chân phương, in hoa, đứng trên nền phông; Bục phát biểu cân đối; Hoa trang trí, lẵng hoa, cây cảnh phải phù hợp với không gian của lễ đài, bảo đảm mỹ quan Bên ngoài hội
trường trang trí cờ, băng rôn khẩu hiệu, tạo cảnh quan phù hợp với buổi lễ
Nếu tổ chức ngoài trời thì lễ đài phải thiết kế vững chắc, trang trí tương tự như tổ chức trong hội trường Trường hợp trước lễ đài đã có cột cờ thì Quốc kỳ được treo trên cột cờ và không treo Quốc kỳ trên lễ đài
- Hệ thống âm thanh phải bảo đảm thông suốt, đủ công suất phục vụ quy mô
người dự và không gian tổ chức lễ
- Trang phục của CBGVNV tham dự lễ và đại biểu mời lịch sự, phù hợp Đối
với HS trang phục đồng phục theo quy định nhà trường
- Nghi thức lễ: Thực hiện theo đúng hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch Chú ý việc điều hành trình tự các nghi thức (Chào cờ, hát Quốc ca; Tuyên bố lý do; Giới thiệu đại biểu) phải rõ ràng, mạch lạc và chính xác
- Các Bài phát biểu trong buổi lễ: diễn văn lễ, phát biểu của đại biểu (nếu có)
cần được chuẩn bị chu đáo
+ Diễn văn lễ là khâu chính, trọng tâm của buổi lễ, nội dung diễn văn phải truyền đạt cho người tham dự hiểu được mục đích, ý nghĩa, vai trò của sự kiện, giá trị của sự kiện đối với đất nước, địa phương, nhà trường, những thành tích hướng tới sự kiện, những nội dung chủ yếu cần tiến hành…
+ Ngôn từ, văn phong cần phải bảo đảm yêu cầu: rõ ràng với lối hành văn ngắn gọn, dễ hiểu, lịch sự, có sức thuyết phục, sinh động (có minh họa) nhằm gây được tâm lý hưng phấn, cảm xúc tích cực, tự hào cho CBGVNV và đại biểu tham dự
+ Phát biểu của đại biểu đề nghị cần chuẩn bị ngắn gọn, nội dung phù hợp với
chức danh, vai trò đảm nhận, tạo được sự đồng cảm, phấn khởi của người dự lễ
Chú ý: Đối với lễ truyền thống có dâng hương, lễ vật cần chuẩn bị chu đáo về
vật phẩm (vừa đủ, phù hợp với điều kiện, đặc điểm lễ), bài trí nơi dâng hương, vật phẩm trang trọng, sắp xếp trình tự đại biểu dâng hương, lễ vật hợp lý
6 Xây dựn c c m quan ệ t t đẹp tron n à tr ờn
Xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp trong nhà trường (thầy với thầy, thầy với trò, trò với trò; thầy và trò với cộng đồng) nhằm tạo bầu không khí tâm lý lành mạnh trên nền tảng văn hóa giao tiếp chuẩn mực, văn minh, thể hiện sự tôn trọng, bình đẳng nhân cách, tính dân chủ Đồng thời sẽ tạo môi trường làm việc, quan hệ thân thiện, cởi mở để giáo viên phản ánh, trao đổi với cấp trên, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp, có động lực và khát vọng phát triển nghề nghiệp; học sinh hứng thú say mê học tập, chủ động trong tìm kiếm kiến thức mới
Trang 32Việc xây dựngcác mối quan hệ tốt đẹp trong nhà trường thể hiệnchuẩn mực của các mối quan hệ hợp tác bên trong nhà trường và với bên ngoài nhà trường, bao gồm những yêu cầu cụ thể sau:
- Đối với cán bộ quản lý
+Giao tiếp với giáo viên, nhân viên:Ngôn ngữ chuẩn mực,tôn trọng, khích lệ,
động viên; Nghiêm túc, gương mẫu, đồng hành trong công việc; Bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm và phát huy năng lực của giáo viên và nhân viên; Đoàn kết, dân chủ, công bằng, minh bạch Không hách dịch, gây khó khăn, xúc phạm, định kiến, thiên vị, vụ lợi, né tránh trách nhiệm hoặc che giấu vi phạm, đổ lỗi
+Giao tiếp với học sinh:Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu; Yêu thương, trách
nhiệm, bao dung; Tôn trọng, đối xử công bằng, lắng nghe và động viên, khích lệ học sinh.Không xúc phạm, ép buộc, trù dập, bạo hành
- Đối với giáo viên
+Giao tiếp với học sinh:Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù
hợp với đối tượng và hoàn cảnh; Mẫu mực,bao dung, trách nhiệm, yêu thương; Tôn trọng, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ học sinh; Tích cực phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi Không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại; Không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi vi phạm của học sinh
+ Giao tiếp với cán bộ quản lý:Ngôn ngữ tôn trọng, trung thực, cầu thị, tham
mưu tích cực và thể hiện rõ chính kiến; Phục tùng sự chỉ đạo, điều hành và phân công của lãnh đạo theo quy định Không xúc phạm, gây mất đoàn kết; Không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi sai phạm của cán bộ quản lý
+Giao tiếp với đồng nghiệp và nhân viên:Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, thân
thiện, cầu thị, chia sẻ, hỗ trợ; Tôn trọng sự khác biệt; Bảo vệ uy tín, danh dự và nhân phẩm của đồng nghiệp, nhân viên Không xúc phạm, vô cảm, gây mất đoàn kết
- Đối với nhân viên
+ Giao tiếp với học sinh:Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, trách nhiệm, khoan
dung, giúp đỡ Không gây khó khăn, phiền hà, xúc phạm, bạo lực
+ Giao tiếp với cán bộ quản lý, giáo viên và đồng nghiệp: Ngôn ngữ đúng mực,
trung thực, tôn trọng, hợp tác; Chấp hành các nhiệm vụ được giao Không né tránh trách nhiệm, xúc phạm, gây mất đoàn kết, vụ lợi
- Đối vớihọc sinh
+Giao tiếp với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Kính trọng, lễ phép, trung
thực, chia sẻ, chấp hành các yêu cầu theo quy định Không bịa đặt thông tin; Không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm, bạo lực
Trang 33+ Giao tiếp với bạn: Ngôn ngữ đúng mực, thân thiện, trung thực, hợp tác, giúp
đỡ và tôn trọng sự khác biệt.Không nói tục, chửi bậy, miệt thị,xúc phạm, gây mất đoàn kết; Không bịa đặt, lôi kéo; Không phát tán thông tin để nói xấu, làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm học sinh khác
- Giao tiếp của thầy và trò với cộng đồng: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng, lịch
sự, trung thực thể hiện được vai trò của thầy, của trò trong giao tiếp ứng xử với cộng đồng
1.4 Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung học cơ sở
4 Quản lý xây dựn văn o n à tr ờn ắn vớ s mạn , tầm n ìn và mục t u p t tr n n à tr ờn
Quản lý xây dựng văn hoá trường THCS gắn với sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu phát triển nhà trường nhằm bảo đảm sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu phát triển nhà trường đưa ra thể hiện được vai trò là các giá trị tinh thần quan trọng của VHNT, thể hiện sự mong muốn, nỗ lực của nhà trường trong thực hiện mục tiêu giáo dục HS và phát triển toàn diện nhà trường, khẳng định vị trí của nhà trường trong hệ thống nhà trường THCS của địa phương Việc xây dựng và hoàn thiện các giá trị này sẽ là định hướng chính cho các nhiệm vụ, giải pháp thực thiện của chiến lược phát triển nhà trường và có tầm quan trọng góp phần quyết định sự phát triển bền vững của nhà trường về chất lượng giáo dục và các mục tiêu khác
Quản lý xây dựng VHNT gắn với sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu phát triển nhà trường gồm các bước sau:
- Triển khai xây dựng sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu phát triển nhà trường bảo đảm quy trình công khai, tham gia góp ý, tư vấn của GV, CBNV, HS, các bậc cha mẹ HS và các lực lượng xã hội, tham khảo ý kiến chuyên gia Trên cơ sở đó tập thể lãnh đạo (Cấp ủy Đảng, Ban Giám hiệu, lãnh đạo các đoàn thể) nhà trường xem xét quyết định
- Tổ chức đưa sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu phát triển nhà trường vào thực tế đời sống: Phổ biến rộng rãi dưới nhiều hình thức như trực tiếp quán triệt cho GV,CBNV, HS và cha mẹ HS, cộng đồng liên quan; Truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, Internet (Trang Web trường, mạng xã hội, online), tờ rơi ; trưng bày trên các khẩu hiệu, bảng tin trong khuôn viên nhà trường
- Đưa vào chiến lược phát triển nhà trường để bảo đảm cơ sở pháp lý và thực hiện đồng bộ các phương pháp quản lý (hành chính-tổ chức, tâm lý-giáo dục, kinh tế) triển khai thực hiện
- Định kỳ tổ chức đánh giá sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu phát triển nhà trường trên cơ sở tổng kết chuyên đề, tổng kết năm học hàng năm, vài năm, kịp thời điều
Trang 34chỉnh, bổ sung hoàn thiện phù hợp yêu cầu mới của ngành, của xã hội trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT và hội nhập quốc tế, tạo động lực mới cho các thành viên của nhà trường trong thực hiện VHNT, thực hiện tốt nhất nhiệm vụ GD-ĐT, quản lý và phục vụ theo chức trách đảm nhận
4 Quản lý xây dựn c c trị c t lõ của văn o n à tr ờn
Các giá trị cốt lõi của nhà trường nói chung và của trường THCS là giá trị đích thực, trung tâm thể hiện đặc trưng phù hợp với mục tiêu giáo dục THCS, đồng thời tạo nên sự khác biệt về bản sắc với các trường khác Đó là những giá trị tồn tại lâu dài, được xem là trái tim và linh hồn của nhà trường
Quản lý xây dựng các giá trị cốt lõi của VHNT cần chú ý thực hiện như sau : - Triển khai xây dựng, định hình các giá trị cốt lõi của VHNT cần có kế hoạch khảo sát, đánh giá các giá trị cá nhân, các giá trị văn hóa đang tồn tại trong nhà trường và các giá trị văn hóa mà các thành viên nhà trường mong muốn Trên cơ sở góp ý của các thành viên trong nhà trường, của đại diện cha mẹ HS và cộng đồng, tham khảo ý kiến chuyên gia để tập thể lãnh đạo nhà trường xác định các giá trị cốt lõi của VHNT - Tổ chức truyền thông giới thiệu rộng rãi dưới nhiều hình thức như: trực tiếp quán triệt cho GV,CBNV, HS và cha mẹ HS, cộng đồng; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, Internet (Trang Web trường, mạng xã hội, online), tờ rơi ; trưng bày trên các khẩu hiệu, bảng tin trong khuôn viên nhà trường
- Đưa vào chiến lược phát triển nhà trường để khẳng định tính pháp lý, làm cơ sở để định hướng các mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường; để tuyên truyền, quảng bá góp phần khẳng định thương hiệu nhà trường; để các thành viên nhà trường hiện thực hóa trong giao tiếp ứng xử, trong đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của HS và quá trình công tác của GV, CBNV nhà trường
- Định kỳ rà soát các giá trị cốt lõi để thay thế giá trị cốt lõi không cònphù hợp yêu cầu mới của xã hội trước bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Cần quan tâm vun trồng, phát huy các giá trị cốt lõi để luôn tạo được niềm tin, niềm tự hào, tạo động lực mới, khí thế mới trong thực hiện sứ mệnh, tầm nhìn và các mục tiêu giáo dục của nhà trường
4 Quản lý xây dựn c c quy tắc, c uẩn mực văn o tron n à tr ờn
Quản lý xây dựng hệ thống các quy tắc, chuẩn mực văn hóa chung và riêng của nhà trường nhằm thiết lập các quy tắc, chuẩn mực văn hóa của nhà trường, trong đó có những chuẩn mực của các mối quan hệ hợp tác bên trong nhà trường và với bên ngoài nhà trường, góp phần tạo dựng một môi trường có văn hóa “trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò” và các hoạt động giáo dục có tính định hướng văn hóa; là
Trang 35cơ sở cho việc thiết kế mục tiêu giáo dục mang tính bảo tồn văn hóa dân tộc cũng như nội dung giáo dục văn hóa trong nhà trường
Việc xây dựng các quy tắc, chuẩn mực văn hóa của trường THCS cần dựa trên cơ sở các quy định liên quan của ngành văn hóa và hướng dẫn của các cơ quan quản lý GD-ĐT cấp trên, đồng thời phải dựa những đặc thù và điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương
Triển khai xây dựng các quy tắc, chuẩn mực văn hóa của nhà trường theo quy trình chặt chẽ, dân chủ với sự tham gia của tập thể GV, CBNV, HS và đại diện cha mẹ HS, các lực lượng xã hội địa phương và tư vấn của các nhà chuyên môn Trên cơ sở tiếp thu chọn lọc, tập thể lãnh đạo nhà trường quyết định ban hành quy định về các quy tắc, chuẩn mực văn hóa của trường Có kế hoạch phổ biến, quán triệt quy định này đến tất cả GV,CBNV, HS, cha mẹ HS và cộng đồng bằng nhiều hình thức phong phú và phù hợp, bảo đảm tất cả thành viên liên quan đều hiểu rõ, nắm vững các quy tắc, chuẩn mực văn hóa theo quy định của nhà trường
Quá trình thực hiện quy định này phải gắn liền với việc thực hiện đồng bộ các phương pháp quản lý (Hành chính-Tổ chức, Tâm lý-Giáo dục, Kinh tế) và KT-ĐG thường xuyên và định kỳ Tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm chuẩn xác, kịp thời sau KT-ĐG nhằm phát huy các quy tắc, chuẩn mực VHNT tích cực và điều chỉnh các quy tắc, chuẩn mực VHNT không còn phù hợp; bổ sung các các quy tắc, chuẩn mực VHNT tiên tiến Đồng thời có biện pháp, chế tài nhằm tiếp tục tạo dựng niềm tin, tạo động lực mới và khí thế mới trong thực hiện VHNT
- Việc KT-ĐG các quy tắc và chuẩn mực VHNT cũng có thể phối hợp với các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và chính quyền địa phương tham gia hoặc KT-ĐG ngoài bởi các cơ quan quản lý văn hóa, giáo dục cấp trên Các hình thức KT-ĐG này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc xây dựng VHNT nói riêng và hoạt động GD-ĐT của nhà trường
1.4.4 Quản lý xây dựn văn o n à tr ờn ở cấp độ bề mặt (cơ sở vật c ất, c c b u tr n của n à tr ờn )
Quản lý xây dựng VHNT ở cấp độ bề mặt (cơ sở vật chất và biểu trưng của nhà trường) của trường THCS nhằm bảo đảm các điều kiện vật chất phục vụ hoạt động giáo dục toàn diện và công tác quản lý trong nhà trường đáp ứng yêu cầu của chương
trình GDPT cấp THCS và phát huy các giá trị vật chất của VHNT
- Quản lý cơ sở vật chất nhà trường phải xây dựng quy hoạch theo định hướng ngày càng bảo đảm: đầy đủ, đồng bộ, hiện đại và chuẩn hóa; kiến trúc của nhà trường hài hòa, thẩm mỹ; không gian, cảnh quan của nhà trường rộng rãi, thoáng đãng, thuận tiện cho hoạt động dạy học, giáo dục và làm việc, bảo đảm an toàn và xanh-sạch-đẹp;
Trang 36các khẩu hiệu, bảng chỉ dẫn, bảng thông tin, thông báo cần bảo đảm yêu cầu về nội dung và hình thức, cung cấp thông tin cần thiết cho GV, CBNV, HS và cộng đồng có nhu cầu
Huy động các nguồn lực nhà nước và xã hội hóa giáo dục để tăng cường CSVC ngày càng hoàn thiện theo định hướng trên với phương châm phục vụ điều kiện tốt nhất cho hoạt động giáo dục toàn diện HS nhà trường
Thường xuyên, định kỳ kiểm tra-đánh giá tình hình CSVC để kịp thời tu bổ, mua sắm, xây dựng mới Có biện pháp chế tài để chấn chỉnh, động viên việc sử dụng, bảo quản CSVC nhằm phát huy tinh thần tiết kiệm, sử dụng hiệu quả của CSVC phục vụ các hoạt động của nhà trường
- Quản lý xây dựng biểu trưng (logo, tượng đài) của trường THCS cần bảo đảm yêu cầu chung là thể hiện được bản sắc của trường mình, chỉ ra sự khác biệt của trường mình với trường khác, phản ảnh được sứ mệnh, tầm nhìn của trường THCS Logo và tượng đài được thiết kế như trình bày ở mục 1.3.4
- Triển khai xây dựng biểu trưng của nhà trường cần có sự tham gia ý kiến của GV, CBNV, HS, các bậc cha mẹ HS và các lực lượng xã hội, đặc biệt là tư vấn của các chuyên gia mỹ thuật Trên cơ sở đó tập thể lãnh đạo (Cấp ủy Đảng, Ban Giám hiệu, lãnh đạo các đoàn thể) nhà trường xem xét quyết định phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật của biểu trưng và yêu cầu, chuẩn mực văn hóa của nhà trường
4 5 Quản lý xây dựn c c lễ n truyền t n tron n à tr ờn
Quản lý xây dựng các lễ nghi truyền thống trong trường THCS bảo đảm tính chuẩn mực, trang trọng, chu đáo thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc kết hợp nét văn minh sẽ tác động tốt đến GV, CBNV, HS nề nếp kỹ cương, cảm xúc tích cực, tự hào về truyền thống VHNT và sự tin tưởng, ủng hộ của cộng đồng
Việc xây dựng và ban hành quy định tổ chức các lễ nghi truyền thống trong nhà trường cần theo sát hướng dẫn của ngành văn hóa, thể thao và du lịch và ngành GD-ĐT, đồng thời phù hợp với tình hình, đặc điểm của trường THCS và địa phương, có sự tham gia ý kiến của các thành viên nhà trường và tư vấn của các nhà chuyên môn
Phổ biến quán triệt quy định này đến toàn thể GV, CBNV, HS và đại diện cha mẹ HS để nắm được yêu cầu và trình tự của việc tổ chức lễ nghi truyền thống
Bố trí CB, GV phụ trách chương trình Lễ mang tính chuyên nghiệp, bảo đảm các nghi thức diễn ra nghiêm túc, trang trọng Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện vật chất bảo đảm chất lương phục vụ trang trí, âm thanh và khánh tiết trong buổi lễ
- Kiểm tra tình hình chuẩn bị chu đáo các điều kiện tổ chức lễ Tổ chức đánh giá sau lễ, kịp thời rút kinh nghiệm để việc thực hiện Nghi lễ ngày càng hoàn thiện, chuẩn mực, bảo đảm vai trò thúc đẩy động cơ tích cực của GV, CBNV và HS trong
Trang 37xây dựng nhà trường nói chung và VHNT
4 6 Quản lý xây dựn c c m quan ệ t t đẹp tron n à tr ờn
Quản lý xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp trong nhà trường bảo đảm yêu cầu chuẩn mực của các mối quan hệ hợp tác bên trong nhà trường và với bên ngoài nhà trường sẽ tạo được bầu không khí tâm lý lành mạnh, văn minh, thể hiện tính dân chủ; đồng thời sẽ tạo môi trường làm việc, quan hệ thân thiện để các thành viên nhà trường đoàn kết, thống nhất, hỗ trợ nhau, phát huy phẩm chất, năng lực nỗ lực hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của mình
Xây dựng quy định về văn hóa giao tiếp trong nhà trường trên cơ sở hướng dẫn của cơ quan liên quan và ý kiến tham gia của GV, CBNV, HS , cha mẹ HS và các lực lượng xã hội Phổ biến quán triệt nội dung quy định này đến toàn thể thành viên nhà trường và cha mẹ HS; đồng thời thông báo công khai trong nhà trường (Trang Web trường, Bảng thông báo trong khuôn viên trường…)
Huy động đóng góp nguồn vật chất cần thiết để kịp thời hỗ trợ cho GV, CBNV, HS gặp hoàn cảnh khó khăn; khen tặng thành tích nổi bật trong thực hiện nhiệm vụ của GV, CBNV, HS…
Tổ chức phong trào thi đua quan hệ tốt, người tốt, việc tốt do các đoàn thể chủ trì triển khai trong từng năm học; Thường xuyên theo dõi, đôn đốc việcthực hiện bằng các phương pháp quản lý (Hành chính-Tổ chức, Tâm lý-Giáo dục, Kinh tế) một cách đồng bộ; kịp thời kiểm tra- đánh giá, điều chỉnh hành vi không phù hơp, cũng như biểu dương cá nhân, tập thể có hành vi cao đẹp, tạo động lực mới thúc đẩy các mối quan hệ tích cực thông qua giao tiếp văn hóa giữa các thành viên trong và ngoài nhà trường
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, luận văn đã trình bày khái quát tổng quan vấn đề nghiên cứu về văn hóa nhà trường và quản lý văn hóa nhà trường của một số nhà khoa học, nhà
quản lý tiêu biểu ngoài nước và trong nước; hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác xây
dựng văn hóa nhà trường ở các trường THCS và công tác quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường THCS Trong đó, luận văn đã trình bày các khái niệm cơ
bản về: Quản lý; Quản lý giáo dục; Văn hoá nhà trường; Xây dựng văn hoá nhà trường; Quản lý xây dựng văn hoá nhà trường
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về công tác xây dựng văn hóa nhà trường và công tác quản lý xây dựng văn hóa nhà trường, luận văn tập trung nghiên cứu sáu vấn đề về
công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THCS: (1) Xây dựng văn hoá nhà
trường gắn với sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu phát triển của nhà trường; (2) Xây dựng
Trang 38các giá trị cốt lõi của văn hoá nhà trường; (3) Xây dựng các quy tắc, chuẩn mực văn hoá trong nhà trường; (4) Xây dựng văn hoá nhà trường ở cấp độ bề mặt (cơ sở vật chất, các biểu trưng của nhà trường); (5) Xây dựng các lễ nghi truyền thống trong nhà trường; (6) Xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp trong nhà trường; đồng thời nghiên cứu 6 vấn đề tương ứng về công tác quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường THCS
Nội dung cơ sở lý luận về công tác xây dựng và quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường THCS mà tác giả luận văn trình bày trong chương này có vai trò quan trọng làm cơ sở nghiên cứu, khảo sát thực trạng và đề xuất biện pháp quản lý công tác xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường THCS đáp ứng yêu cầu cơ bản của công tác quản lý nhà trường theo chương trình GDPT mới nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện hoàn thiện nhân cách học sinh
Trang 39CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN VẠN NINH,
TỈNH KHÁNH HÒA
2.1 Khái quát về phương pháp khảo sát thực trạng
Mục đíc k ảo s t
Khảo sát thực trạng nhằm mục đích tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng xây dựng VHNT, quản lý xây dựng VHNT của Hiệu trưởng và các yếu tổ ảnh hưởng đến quản lý xây dựng VHNT, làm cơ sở để đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý xây dựng VHNT ở các trường THCS huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
t n k ảo s t
Nghiên cứu thực hiện khảo trên mẫu gồm 514 đối tượng là CBQL, GV, NV và
HS tại 6 trường THCS ở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa (xem Bảng 2.1)
Bảng 2.1 Thống kê đối tượng khảo sát
TT TRƯỜNG THCS CBQL GV NV HS Tổng
Tổng cộng: 12 177 25 300 514
Nộ dun k ảo s t
Các nội dung điều tra phục vụ cho mục đích nghiên cứu bao gồm:
- Thực trạng xây dựng VHNTở các trường THCS thuộc địa bàn khảo sát;
- Thực trạng quản lý xây dựng VHNTở các trường THCS thuộc địa bàn khảo sát;
-Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng VHNTở các trường THCS thuộc địa bàn khảo sát;
Các nội dung khảo sát trên được thực hiện thông qua các Phiếu hỏi ý kiến gồm các câu hỏi dành cho 514 đối tượng Ngoài ra, để tìm hiểu thêm thực trạng và tăng tính xác thực của kết quả nghiên cứu, tác giả đã dành thời gian phỏng vấn sâu với một số CBQL và GV đại diện cho các trường THCS thuộc địa bàn nghiên cứu
Trang 40Khảo sát được tiến hành thông qua Phiếu khảo sát gồm các câu hỏi với nhiều phương án lựa chọn và phỏng vấn sâu một số CBQL và GV
* Tiến trình xây dựng Phiếu khảo sát và tiến hành khảo sát:
- Bước 1: Trên cơ sở phân tích lý luận và các nội dung quản lý quản lý xây dựng VHNTở các trường THCS đã xác định ở Chương 1, tác giả xây dựng Phiếu khảo sát
- Bước 2: Xin ý kiến của một số chuyên gia để hoàn thiện Phiếu khảo sát - Bước 3: Trực tiếp phát, hướng dẫn các đối tượng điều tra trả lời và thu Phiếu khảo sát
* Tiến trình xây dựng câu hỏi phỏng vấn và tiến hành phỏng vấn:
- Bước 1: Xây dựng câu hỏi phỏng vấn trên cơ sở nội dung quản lý xây dựng VHNTở các trường THCS đã xác định ở Chương 1 và Phiếu khảo sát
- Bước 2: Lựa chọn đối tượng phỏng vấn gồm 6 Hiệu trưởng/Phó Hiệu trưởngvà 6 giáo viên
- Bước 3: Thực hiện phỏng vấn các đối tượng đã lựa chọn thông qua gặp gỡ, trao đổi trực tiếp
2.1.5.2 Xử lý kết quả điều tra * Xử lý Phiếu khảo sát ý kiến:
Các Phiếu trưng cầu ý kiến thu về được lọc bỏ những phiếu không có giá trị (trả lời không đầy đủ các câu hỏi, có các phương án trả lời hoàn toàn giống nhau, trùng hoàn toàn với các phiếu khác) Kết quả thu được 502 phiếu có giá trị trên tổng số 514
Đối với các câu hỏi có 4phương án lựa chọn, mỗi phương án giá trị từ 1 đến 3tương ứng với các mức độ từ thấp đến cao.Đánh giá kết quả lựa chọn theo điểm trung bình như Bảng 2.2