1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản lý hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ theo quan điểm montessori tại các lớp mẫu giáo độc lập quận bắc từ liêm thành phố hà nội

144 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ THEO QUAN ĐIỂM MONTESSORI TẠI CÁC LỚP MẪU GIÁO ĐỘC LẬP QUẬN BẮC

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ THEO QUAN ĐIỂM MONTESSORI

TẠI CÁC LỚP MẪU GIÁO ĐỘC LẬP QUẬN BẮC TỪ LIÊM,

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ THEO QUAN ĐIỂM MONTESSORI

TẠI CÁC LỚP MẪU GIÁO ĐỘC LẬP QUẬN BẮC TỪ LIÊM,

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8140114.01

Người hướng dẫn khoa học: TS NGHIÊM THỊ ĐƯƠNG

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của bản thân Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, không trùng lặp với các đề tài và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, tháng 6 năm 2023

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phương Thảo

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo thuộc trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã luôn tận tình chỉ bảo, góp ý cho tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Nghiêm Thị Đương, người hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài

Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới các anh/chị công tác tại Phòng Giáo dục Quận Bắc Từ Liêm, UBND Phường Cổ Nhuế 1, chủ các cơ sở, giáo viên và phụ huynh của các cơ sở mầm non sau đã nhiệt tình giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn này:

1/ LMGĐL Nhà Hát Nhỏ Hà Nội 2/ LMGĐL trải nghiệm Amon Kindercare 3/ LMGĐL Mặt trời nhỏ

4/ LMGĐL Ý Việt 5/ LMGĐL Hà Nội Tokyo 2 6/ LMGĐL Nụ cười trẻ thơ 2 7/ LMGĐL Việt Pháp

Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã luôn ở bên động viên, đồng hành cùng tác giả trong suốt thời gian qua

Luận văn sẽ không tránh khỏi những sai sót và hạn chế, tác giả rất mong nhận được nhiều góp ý quý báu từ các thầy cô giáo, bạn đọc để luận văn thêm hoàn thiện

Trân trọng!

Hà Nội, ngày 26 tháng 06 năm 2023

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phương Thảo

Trang 6

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 8

1.2 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 13

1.2.1 Quản lý 13

1.2.2 Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 14

1.2.3 Hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 16

1.2.4 Quản lý hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm Montessori 17

1.3 Hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm Montessori tại các trường mầm non 18

1.3.1 Vài nét khái quát về quan điểm Montessori 18

1.3.2 Đặc điểm tình cảm, kỹ năng xã hội của trẻ mẫu giáo 22

1.3.3 Các thành tố của hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm Montessori 24

1.4 Quản lý hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm Montessori tại các trường mầm non 33

Trang 7

1.4.1 Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm Montessori tại các

1.5 Những yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm Montessori tại các trường mầm non 37

2.1 Khái quát về các lớp mẫu giáo độc lập quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội 42

2.1.1 Giới thiệu về các lớp mẫu giáo độc lập quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội 42

2.1.2 Lịch sử hình thành 43

2.1.3 Sứ mạng 43

2.1.4 Quy mô trường lớp 43

2.1.5 Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên 45

2.1.6 Điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị 45

2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng 46

Trang 8

2.2.1 Mục đích khảo sát 46 2.2.2 Quy mô, địa bàn khảo sát 46 2.2.3 Tiêu chí và thang đánh giá 47

2.3 Thực trạng hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ theo quan điểm Montessori tại các lớp mẫu giáo độc lập quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội 488

2.3.1 Thực trạng thực hiện mục tiêu hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ theo quan điểm Montessori 488 2.3.2 Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ theo quan điểm Montessori 51 2.3.3 Thực trạng sử dụng phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ theo quan điểm Montessori 56 2.3.4 Thực trạng sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ theo quan điểm Montessori 57 2.3.5 Thực trạng hoạt động của giáo viên giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm Montessori 58 2.3.6 Thực trạng hoạt động học phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội theo quan điểm Montessori của trẻ mẫu giáo 60 2.3.7 Thực trạng xây dựng môi trường giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ theo quan điểm Montessori 61 2.3.8 Thực trạng kết quả phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ theo quan điểm Montessori 64

2.4 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ theo quan điểm Montessori tại các lớp mẫu giáo độc lập quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội 67

2.4.1 Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ theo quan điểm Montessori 67 2.4.2 Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ theo quan điểm Montessori 69

Trang 9

2.4.3 Thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và

kỹ năng xã hội cho trẻ theo quan điểm Montessori 71

2.4.4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ theo quan điểm Montessori 722

2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ theo quan điểm Montessori tại các lớp mẫu giáo độc lập quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội 74

2.5.1 Thực trạng về sự ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan 74

2.5.2 Thực trạng về sự ảnh hưởng của các yếu tố khách quan 75

2.6 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ theo quan điểm Montessori tại các lớp mẫu giáo độc lập quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội 77

2.6.1 Thành công và nguyên nhân 77

2.6.2 Hạn chế và nguyên nhân 78

Kết luận chương 2 800

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ THEO QUAN ĐIỂM MONTESSORI TẠI CÁC LỚP MẪU GIÁO ĐỘC LẬP QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 822

3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 822

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu của giáo dục mầm non 822

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển 822

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 833

3.1.4 Đảm bảo tính thực tiễn 833

3.1.5 Đảm bảo tính hiệu quả 844

3.2 Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ theo quan điểm Montessori tại các lớp mẫu giáo độc lập quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội 844

3.2.1 Xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ theo quan điểm Montessori bám sát điều kiện thực tiễn của từng nhóm lớp mẫu giáo độc lập 844

Trang 10

3.2.2 Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên về hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo theo

quan điểm Montessori 877

3.2.3 Tổ chức phối hợp chặt chẽ với gia đình giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm Montessori 911

3.2.4 Đầu tư hệ thống giáo cụ trong lớp đầy đủ, phù hợp với 5 lĩnh vực giáo dục Montessorri cho các lớp mẫu giáo độc lập 933

3.2.5 Tổ chức kiểm tra, đánh giá định kỳ và đột xuất hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm Montessori 944

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ theo quan điểm Montessori tại các lớp mẫu giáo độc lập quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội 966

3.4 Khảo nghiệm mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất 99

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Quy mô lớp học, đội ngũ CBQL và GV 45 Bảng 2.2: Trình độ đội ngũ CBQL và GV tại các cơ sở 45 Bảng 2.3: Thực trạng thực hiện mục tiêu hoạt động giáo dục phát triển

tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ theo quan điểm Montessori 488 Bảng 2.4: Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động giáo dục phát triển

tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ theo quan điểm Montessori 511 Bảng 2.5: Thực trạng sử dụng phương pháp tổ chức hoạt động giáo

dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ theo quan điểm Montessori 56 Bảng 2.6: Thực trạng sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động giáo

dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ theo quan điểm Montessori 577 Bảng 2.7: Thực trạng hoạt động của giáo viên phát triển tình cảm và

kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm Montessori 59 Bảng 2.8: Thực trạng hoạt động học phát triển tình cảm và kỹ năng xã

hội theo quan điểm Montessori của trẻ mẫu giáo 600 Bảng 2.9: Thực trạng xây dựng môi trường giáo dục phát triển tình

cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ theo quan điểm Montessori 62 Bảng 2.10: Thực trạng kết quả phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội

cho trẻ theo quan điểm Montessori 644 Bảng 2.11: Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục phát triển

tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ theo quan điểm Montessori 677 Bảng 2.12: Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục phát triển tình

cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ theo quan điểm Montessori 69 Bảng 2.13: Thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục phát triển tình cảm

và kỹ năng xã hội cho trẻ theo quan điểm Montessori 71 Bảng 2.14: Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phát triển tình

Trang 12

cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ theo quan điểm Montessori 722 Bảng 2.15: Thực trạng về sự ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến

quản lý hoạt động giáo dục PTTC và KNXH cho trẻ theo quan điểm Montessori 744 Bảng 2.16: Thực trạng về sự ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến

quản lý hoạt động giáo dục PTTC và KNXH cho trẻ theo quan điểm Montessori 76 Bảng 3.1: Kết quả đánh giá về tính cấp thiết của các biện pháp 1000 Bảng 3.2: Kết quả đánh giá về tính khả thi của các biện pháp 1022 Bảng 3.3: Mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các

biện pháp 1055

Trang 13

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Kết quả đánh giá về tính cấp thiết của các biện pháp 1022 Biểu đồ 3.2: Kết quả đánh giá về tính khả thi của các biện pháp 1044 Biểu đồ 3.3: Mức độ tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các

biện pháp 1066

Trang 14

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục không chỉ đóng vai trò truyền đạt những kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức… đã đúc kết từ các thế hệ trước mà còn đóng vai trò vô cùng quan trọng, định hướng cho cuộc sống trong tương lai của học sinh Giáo dục phải giúp trẻ thích nghi và phát triển tốt trong môi trường của nhiều năm sau khi trẻ lớn lên, trưởng thành Để làm được điều đó, giáo dục trẻ mầm non phải chú trọng nhiều lĩnh vực, trong đó hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội đóng vai trò vô cùng quan trọng

Hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ là một trong các lĩnh vực giáo dục quan trọng đối với sự phát triển của trẻ mầm non, điều này được thể hiện rõ không chỉ trong thực tiễn mà còn ở cả các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam Luật Giáo dục Việt Nam 2019 đã chỉ mục tiêu của giáo dục mầm non là: “Giáo dục mầm non nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một” [19] Chương trình giáo dục mầm non (Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 13/4/2021) cũng đã nêu rõ yêu cầu nội dung giáo dục mầm non: “Phù hợp với phát triển tâm lý, sinh lý của trẻ em… cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo, yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học”; Chương trình giáo dục mẫu giáo cũng đã nêu rõ mục tiêu, nội dung, kết quả mong đợi trong hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội [7]

Phát triển tình cảm và KNXH là một trong những nhiệm vụ thiết yếu nhất và đầy thử thách của thời thơ ấu Những năng lực cơ bản này là viên gạch đặt nền tảng cho sự phát triển thể chất và tinh thần của mỗi cá nhân và

Trang 15

sự gắn kết của xã hội Những năm đầu tiên của cuộc đời được đặc trưng bởi sự phát triển nhanh chóng và sâu sắc về tinh thần, nhận thức, tâm lý, xã hội và thể chất

Giáo dục phát triển tình cảm và KNXH góp phần phát triển các mối quan hệ tích cực của trẻ với thế giới xung quanh, tăng cường khả năng ứng phó với sự căng thẳng và khó khăn trong cuộc sống Giáo dục phát triển tình cảm và KNXH giúp trẻ biết cảm thông, chia sẻ với mọi người; biết yêu thương trân trọng những giá trị văn hóa, đạo đức xã hội, là nền tảng, là cơ sở để trẻ trở thành người có trách nhiệm và có cuộc sống hài hòa trong tương lai

Giáo dục phát triển tình cảm và KNXH góp phần tăng cường khả năng sẵn sàng vào lớp 1 và thành công trong tương lai của trẻ Phát triển tình cảm và KNXH là tiền đề quan trọng cho việc học tập và phát triển toàn diện của trẻ Tình cảm, KNXH có mối quan hệ có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả học tập và sự phát triển toàn diện của trẻ em Phát triển tình cảm và KNXH là nền tảng vững chắc cho sự phát triển nhận thức ở trẻ em cũng như khả năng tham gia hiệu quả vào các công việc của nhóm hay trách nhiệm của trẻ với xã hội Thành công trong công việc, đời sống phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng xã hội và thái độ sống Nếu trẻ vừa có kiến thức, vừa có kỹ năng xã hội và thái độ sống tốt sẽ giúp trẻ có được cuộc sống bình an, đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng Kể cả khi trẻ tiếp nhận kiến thức hạn chế hơn những người khác thì kỹ năng xã hội và thái độ sống tốt cũng giúp trẻ dần hoàn thiện trong tương lai để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội Do vậy, giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội ở trẻ mầm non là cần thiết cho tương lai sau này của trẻ

Quan điểm giáo dục Montessori thể hiện phương pháp sư phạm giáo

dục trẻ em dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ và nhà giáo dục Ý Maria Montessori (1870–1952) Đây là phương pháp với tiến trình giáo dục đặc biệt dựa vào việc học qua cảm giác Theo quan điểm của bà, mỗi đứa trẻ

Trang 16

sinh ra đều mang “hạt giống tinh thần” và để thúc đẩy sự phát triển này cần tạo ra sự tương tác với môi trường, tràn đầy tình yêu và sự tự do Bà đã hướng dẫn giáo viên thay đổi cách tương tác với trẻ và tạo ra một hệ thống giáo cụ để trẻ học tập Theo quan điểm của bà, giáo viên là người quan sát trẻ, đưa ra các bài học thích hợp để hỗ trợ trẻ trong các thời kỳ “nhạy cảm” Bà đã tạo ra hệ thống giáo cụ trực quan, sinh động nhằm phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội khi trẻ tương tác với nhau trong môi trường, thực hành các bài học cá nhân Lớp học, theo quan điểm của Montessori, là nơi trẻ được lao động và hình thành phẩm chất, năng lực

Hiện nay, ở các lớp mẫu giáo độc lập quận Bắc Từ Liêm, có nhiều nhóm lớp đã ứng dụng quan điểm của Montessori vào hoạt động giáo dục, trong đó có hoạt động giáo dục PTTC&KNXH cho trẻ mẫu giáo Từ thực tế triển khai, các lớp mẫu giáo độc lập đã nhận thấy có những thuận lợi như: trẻ tự tin, phát huy được tính tự lập, tự giác, chủ động trong giao tiếp, đàm phán với các bạn, biết thể hiện cảm xúc của bản thân cho những người xung quanh hiểu được…Tuy nhiên, cũng có những khó khăn trong quá trình triển khai như: trình độ giáo viên, cách tổ chức lớp học theo trộn độ tuổi, sự không nhất quán trong giáo dục trẻ giữa gia đình và nhà trường…

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề: “Quản lý hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ theo quan điểm Montessori tại các lớp mẫu giáo độc lập quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ theo quan điểm Montessori nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ tại các lớp mẫu giáo độc lập quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Trang 17

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu

giáo theo quan điểm Montessori tại các trường mầm non

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ theo quan điểm Montessori tại các lớp mẫu giáo độc lập quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

4 Câu hỏi nghiên cứu

Hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm Montessori tại các lớp mẫu giáo độc lập quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội được thực như thế nào và có những hạn chế gì? Cần có những biện pháp quản lý nào để nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ theo quan điểm Montessori tại các lớp mẫu giáo độc lập quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục mầm non hiện nay?

5 Giả thuyết khoa học

Hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ theo quan điểm Montessori tại các lớp mẫu giáo độc lập quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội vẫn còn có những hạn chế do công tác quản lý tồn tại một số bất cập Nếu đề xuất và áp dụng đồng bộ các biện pháp quản lý phù hợp hơn thì hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ theo quan điểm Montessori sẽ đạt được hiệu quả cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ tại các lớp mẫu giáo độc lập quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phát triển

Trang 18

tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm Montessori tại các trường mầm non

- Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ theo quan điểm Montessori tại các lớp mẫu giáo độc lập quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ theo quan điểm Montessori tại các lớp mẫu giáo độc lập quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

7 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

7.1 Giới hạn về khách thể khảo sát

- Khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục PTTC và KNXH; quản lý hoạt động giáo dục PTTC và KNXH cho trẻ theo quan điểm quan điểm Montessori tại các lớp mẫu giáo độc lập quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Đề tài khảo sát lấy ý kiến 86 khách thể là cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh ở 7 nhóm lớp mẫu giáo độc lập quận Bắc Từ Liêm

- Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục PTTC và KNXH cho trẻ theo quan điểm quan điểm Montessori

Đề tài khảo sát lấy ý kiến 80 cán bộ quản lý, giáo viên làm việc tại 7 nhóm lớp mẫu giáo độc lập quận Bắc Từ Liêm

7.2 Giới hạn về địa bàn khảo sát

Đề tài khảo sát quản lý hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ theo quan điểm Montessori tại 7 lớp mẫu giáo độc lập quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội: Lớp mẫu giáo độc lập Nhà Hát Nhỏ Hà Nội; Lớp mẫu giáo độc lập Trung tâm trải nghiệm Amon Kindercare; Lớp mẫu giáo độc lập Mặt trời nhỏ; Lớp mẫu giáo độc lập Ý Việt; Lớp mẫu giáo độc lập Hà Nội Tokyo 2; Lớp mẫu giáo độc lập Nụ cười trẻ thơ 2; Lớp mẫu giáo độc lập Việt Pháp

7.3 Giới hạn về thời gian

Thời gian khảo sát trong 3 năm học: năm 2020-2021, 2021-2022,

Trang 19

2022-2023

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp tổng hợp lí luận để xây dựng tư liệu khoa học, tìm hiểu những thành tựu lí luận đã có, hệ thống hóa các tài liệu, các văn bản có liên quan đến giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội, quản lý hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội

- Phương pháp phân tích lịch sử - logic để đánh giá, chọn lọc những quan niệm, quan điểm phù hợp với đề tài

- Phương pháp tổng hợp và khái quát hóa lí luận để xác định phương pháp luận, hệ thống khái niệm và quan điểm khoa học, logic và khung lí thuyết nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm quan điểm Montessori tại các trường mầm non

8.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Mục đích của phương pháp là khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm Montessori tại các lớp mẫu giáo độc

lập quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

- Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn CBQL, giáo viên và một số phụ huynh có con gửi tại 7 nhóm lớp mẫu giáo độc lập quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội nhằm thu thập thêm thông tin có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: nghiên cứu các kế hoạch, báo cáo, giáo án, hình ảnh các hoạt động của trẻ nhằm thu thập thêm thông tin có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: bằng các kĩ thuật phân tích dữ liệu thống kê, hồ sơ quản lý, tọa đàm… để đánh giá, chọn lọc và sử dụng

Trang 20

những bài học kinh nghiệm từ các trường về quản lý giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội

8.3 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng toán thống kê, các công thức toán thống kê để xử lý, định

lượng kết quả nghiên cứu 9 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục; luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phát triển tình

cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm Montessori tại các trường mầm non

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phát triển tình cảm

và kỹ năng xã hội cho trẻ theo quan điểm Montessori tại các lớp mẫu giáo độc

lập quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phát triển tình cảm

và kỹ năng xã hội cho trẻ theo quan điểm Montessori tại các lớp mẫu giáo độc lập quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Trang 21

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ MẪU GIÁO

THEO QUAN ĐIỂM MONTESSORI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non nói chung, trẻ mẫu giáo nói riêng là một trong các lĩnh vực giáo dục quan trọng đối với sự phát triển của trẻ mầm non Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu của các tác nước ngoài và trong nước về hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ

Các nghiên cứu (Đ.B Encônhin, A.N Leonchiev, A.Đ Liublinskaia, A.V Petrovxki, A.I Xorokina, A.V Zaporozet…) chỉ ra rằng, nếu đứa trẻ không đạt được sự phát triển tình cảm và xã hội tối thiểu vào khoảng 6 tuổi thì trẻ có thể gặp nhiều khó khăn trong học tập cũng như cuộc sống sau này Bên cạnh đó, thông qua việc quan sát các mối quan hệ trong cuộc sống, các kỹ năng như quan sát, tư duy của trẻ cũng được rèn luyện và phát triển Trẻ nhận thức được những tình huống khác nhau, từ đó phân tích, khái quát, đánh giá và có những hành vi, thái độ ứng xử phù hợp Từ đó tạo điều kiện cho sự phát triển nhận thức, hình thành và phát triển năng lực cá nhân [dẫn theo 2]

Theo Stephanie M Jones and Suzanne M Bouffard (2012), để giáo dục tình cảm xã hội đem lại hiệu quả giáo dục tốt cần tuân thủ 4 nguyên tắc phát triển như sau: Phát triển kỹ năng tình cảm xã hội một cách liên tục và nhất quán; Kết hợp việc học tập với kỹ năng xã hội; Phát triển kỹ năng tình cảm xã hội trong bối cảnh xã hội; Đảm bảo tính hệ thống trong việc giáo dục tình cảm xã

hội từ trong lớp học đến toàn trường và giáo dục trọng cộng đồng [dẫn theo 2]

Theo CASEL, giáo dục tình cảm xã hội được thể hiện thông qua 5 năng

lực cốt lõi, bao gồm [dẫn theo 2]:

Trang 22

+ Tự nhận thức (self-awareness): Khả năng nhận biết, gọi tên cảm xúc của bản thân cũng như suy nghĩ và hành vi của mình trong những tình huống khác nhau Điều này cũng bao gồm khả năng đánh giá chính xác điểm mạnh và hạn chế của mình cũng như thiết lập cảm giác tự tin có căn cứ

+ Tự quản lý (self-management): Khả năng điều chỉnh/ điều hòa cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của bản thân; duy trì sự hài lòng; kiểm soát căng thẳng hiệu quả; tự động viên bản thân; thúc đẩy và lên kế hoạch làm việc để đạt được mục đích

+ Nhận thức xã hội (social awareness): Khả năng nhìn nhận, đồng cảm với người khác từ những nền văn hoá và nguồn gốc khác nhau; điều này cũng bao gồm khả năng tiếp thu quan điểm của người khác, nhận biết và huy động sự hỗ trợ đa dạng và sẵn có

+ Các kĩ năng quan hệ (relationship skills): Khả năng thiết lập và duy trì các mối quan hệ lành mạnh và bổ ích với cá nhân, nhóm và tập thể Khả năng giao tiếp rõ ràng, lắng nghe tốt, hợp tác với người khác, tự bảo vệ bản thân bởi những áp lực xã hội không phù hợp, giải quyết xung đột bằng cách đàm phán và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần, đều là những ví dụ rõ ràng về kỹ năng này

+ Quyết định có trách nhiệm (responsible decisions-making): Khả năng đưa ra các lựa chọn dựa trên sự cân nhắc về cảm xúc, hành vi cá nhân, mục tiêu, kết quả và tương tác xã hội dựa trên các tiêu chuẩn đạo đức và chuẩn mực xã hội

Gần 100 năm được nghiên cứu, ứng dụng ở nhiều nước và hơn 10 năm có mặt tại Việt Nam, phương pháp giáo dục Montessori đã có những đóng góp không nhỏ trong việc giáo dục trẻ mầm non Có nhiều nhà giáo dục trong nước và nước ngoài nghiên cứu ứng dụng phương pháp này vào cuộc sống, trong giáo dục trẻ cụ thể:

E.M.Standing, trong cuốn “Maria Montessori-cuộc đời và sự nghiệp”,

Trang 23

NXB Phụ nữ năm 2018, Ông đã hệ thống những nội dung, dẫn chứng những tình huống cụ thể để hiểu rõ hơn tư tưởng, triết lý giáo dục của bà Trong chương VI-Những giai đoạn phát triển hay sự phát triển và những biến hóa, ông có nêu về sự PTTC&KNXH với các ý chính sau [10]:

+ Giai đoạn từ 0-3 tuổi, trẻ có năng lực “trí tuệ thẩm thấu” “Phân kỳ phụ thứ hai, từ 3 đến 6 tuổi… trẻ tiếp nhận một cách có ý thức những thứ từ môi trường… trẻ tiếp tục quá trình tự kiến tạo này nhưng phải sử dụng ý chí bản thân… cái Tôi của trẻ dẫn đường chỉ lối cho trẻ” nên trẻ cần người giáo viên là người chuẩn bị môi trường, trợ giúp trẻ một cách gián tiếp những nhu cầu của mình và không gây cản trở cho sự phát triển Trẻ cần hoàn thiện nhân cách thông qua việc sử dụng 2 bàn tay, lao động độc lập, trải nghiệm các giác quan, tự do lựa chọn và tự mình dần kiến tạo bản thân để PTTC&KNXH

+ Chương VII-“Thời kì nhạy cảm” trong sự phát triển, tác giả đề cập đến thời kì nhạy cảm với việc học cách ứng xử tốt khi trẻ từ 2,5-6 tuổi “Giai đoạn này, ngoài việc hứng thú với những ấn tượng cảm giác bên ngoài, sự chú ý của trẻ trong giai đoàn này cũng được tự nhiên định hướng vào những hoạt động cơ thể.” Giai đoạn này trẻ hứng thú và đặc biệt tiếp thu để học cách “ứng xử đúng đắn” Thời kì nhạy cảm này là “quyền năng của hiện tại”, nó không kéo dài mãi mãi nên “chúng ta phải để trẻ em được sống trọn vẹn trong hiện tại, sử dụng những món quà kỳ diệu của hiện tại”

+ Thông qua những bài học về đời sống thực tế (góc thực hành cuộc sống) và những bài học về tác phong ứng xử (lịch sự nhã nhặn) trong Chương XIII sẽ giúp cho trẻ “sử dụng một cách tự nhiên” các bài tập để thực hành và có được sự tự tin, bản lĩnh, biết yêu thương, tôn trọng người khác…

Carol Garhart Mooney, trong cuốn “Các lý thuyết về trẻ em của Dewey, Montessori, Erikson, Piaget và Vygotsky”-Nguyễn Bảo Trung dịch, NXB Lao động năm 2016, bà đã tổng kết lý thuyết của Maria Montessori như sau [8]:

Trang 24

+ Điểm nhấn của phương pháp Montessori là môi trường lấy trẻ làm trung tâm “Môi trường” không chỉ bao gồm không gian mà trẻ sử dụng, cùng những vật dụng, giáo cụ trong không gian đó, mà còn là việc người lớn và trẻ em cùng chia sẻ với nhau ngày làm việc, cũng như môi trường bên ngoài và những địa điểm khác mà trẻ có thể học được ở nơi đó

+ Montessori tin rằng trẻ học tốt nhất thông qua các trải nghiệm của giác quan và giáo viên trở thành “người canh giữ và bảo trợ cho môi trường học Bà tin rằng trẻ em muốn và cần được tự chăm sóc bản thân cũng như môi trường xung quanh vì người lớn đang dành quá nhiều thời gian để “phục dịch” đứa trẻ Đôi khi, làm thay trẻ việc gì đó dễ hơn là bỏ thời gian công sức ra để dạy các em tự làm nhưng để trẻ có thể trường thành và phát triển được

tình cảm kỹ năng xã hội thì người lớn cần tạo cho trẻ cơ hội để các em tự

mình làm những việc đó và làm đi làm lại

Tóm lại, thông qua việc được “lao động”, chỉ dẫn của người đồng hành là giáo viên, trẻ sẽ được trưởng thành và phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội tốt nhất

Quốc Tú Hoa trong cuốn “Cẩm nang nuôi dạy con theo phương pháp Montessori”- Bích Chuyên dịch, NXB Phụ nữ năm 2016, đã nêu ra các ví dụ rất cụ thể giúp giáo viên, phụ huynh hiểu được quan điểm của phương pháp nhằm ứng dụng vào thực tế chăm sóc, đồng hành cùng sự PTTC&KNXH cho trẻ mẫu giáo Trong Chương IX-Sự hình thành tính cách, lời tựa của chương tác giả đã nhận định “những hành động của trẻ nói với chúng ta rằng, chỉ có những nỗ lực của cá nhân mới có thể thúc đẩy sự phát triển tính cách Những nỗ lực mà trẻ có được không hề có quan hệ với những nhân tố bên ngoài, mà được quyết định bởi tiềm năng sáng tạo của trẻ và những trở ngại trẻ gặp phải trong cuộc sống thường ngày” Nếu như trẻ có thể tự mình quyết định những việc mình nên làm, từ đó hoàn thiện cá tính của bản thân, thì tính cách của chúng sẽ không thể gặp bất cứ vấn đề gì [12]

Trang 25

Ngô Hiểu Huy trong cuốn “Phương pháp giáo dục Montessori-phương pháp giáo dục tối ưu cho trẻ 0-6 tuổi”, NXB Phụ nữ Việt Nam năm 2022, bà đã thống kê lại và đưa ra 3 phát hiện mà bà coi là quan trọng của phương pháp: Tâm trí tiếp nhận (trí tuệ thẩm thấu); thời kỳ nhạy cảm; quá trình bình thường hóa Trong cuốn này, bà hệ thống lại các nguyên tắc, phương pháp để chỉ dẫn giáo viên, phụ huynh xử lý các tình huống và đưa ra ví dụ cụ thể về hoạt động giáo dục PTTC&KNXD cho trẻ mẫu giáo [13]

E.M.Standing, trong cuốn “Maria Montessori-cuộc đời và sự nghiệp”, NXB Phụ nữ năm 2018: Nội dung quản lý hoạt động PTTC&KNXH được đề cập trong các chương và có một vài ví dụ về thiết kế nội dung học, tổ chức hoạt động, đánh giá trẻ nhưng chưa có hệ thống [10]

Carol Garhart Mooney trong cuốn “Các lý thuyết về trẻ em của Dewey, Montessori, Erikson, Piaget và Vygotsky”-Nguyễn Bảo Trung dịch, NXB Lao động năm 2016: bà cũng đưa ra những nhận định cá nhân để có thể quản lý hoạt động PTTC&KNXH, tuy nhiên vẫn rời rạc chưa có hệ thống [8]

Mun Chan Suk, đại diện hiệp hội Montessori Hoa kì tại Hàn Quốc, trong bài “Khái quát về phương pháp giáo dục Montessori” đăng trên Tạp chí Giáo dục số đặc biệt kỳ 2 tháng 8/2017 [17]

Hiện nay, tại Việt Nam, có các nghiên cứu về phương pháp giáo dục Montessori, hoạt động giáo dục PTTC&KNXH cũng đã được đề cập đến, có thể kể đến một vài nghiên cứu sau:

Trần Phạm Huyền Trang, trường Cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu Nghị Việt-Hàn, nghiên cứu về “Phương pháp giáo dục Montessori-thực trạng và giải pháp” [20]

Trịnh Thị Xim, trường Cao đẳng Sư phạm Trung Ương, nghiên cứu về “Ứng dụng phương pháp Montessori trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non” [22]

Trần Thị Hằng, Nguyễn Thị Hồng Vân, trường Cao đẳng Sư phạm

Trang 26

Trung Ương, nghiên cứu về “Giáo dục kỉ luật cho trẻ mầm non theo phương pháp Montessori” [11]

Như vậy, có nhiều các công trình nghiên cứu về hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ và nghiên cứu về ứng dụng phương pháp Montessori trong giáo dục trẻ Tuy nhiên các nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục PTTC&KNXH chưa có nghiên cứu sâu nào chuyên biệt về quản lý hoạt động giáo dục PTTC&KNXH cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm của Montessori ở các cơ sở mầm non độc lập Đây cũng chính là những gợi mở cho tác giả tiếp cận nghiên cứu vấn đề “quản lý hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ theo quan điểm Montessori tại các lớp mẫu giáo độc lập quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội”

1.2 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài

1.2.1 Quản lý

Trong cuốn “ Đại cương khoa học quản lý”, tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc đã nêu: “ Hoạt động quản lý là các tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [9 tr9]

Tác giả Trần Kiểm, Nguyễn Xuân Thức trong giáo trình “ Đại cương khoa học quản lý và quản lý giáo dục” có đưa ra khái niệm: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [14 tr 32]

Tác giả Nguyễn Thành Vinh: “Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên thuộc hệ thống đơn vị và việc sử dụng nguồn lực phù hợp để đạt các mục tiêu đã định” [21]

Như vậy, từ những khái niệm trên có thể khái quát: Quản lý là sự tác động có kế hoạch, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý

Trang 27

nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, các thời cơ để đạt mục tiêu của tổ chức đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động

1.2.2 Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo

- Khái niệm tình cảm, kỹ năng xã hội Một trong những mặt quan trọng của đời sống tâm lý con người là hệ thống thái độ của họ đối với thế giới khách quan và bản thân Đó có thể là thái độ vui vẻ, hạnh phúc khi được chứng kiến một khung cảnh đẹp, được hít thở bầu không khí trong lành… Tất cả những hiện tượng phong phú trong cuộc sống như vậy, ta gọi chung đó là xúc cảm – tình cảm

Tình cảm cũng là thái độ rung động của một cá nhân nào đó Tình cảm với tư cách là một thuộc tính tâm lý ổn định, tiềm tàng của nhân cách con người

Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với những sự vật, hiện tượng, phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên quan với nhu cầu và động cơ cá nhân Tình cảm là sản phẩm cấp cao của sự phát

triển các quá trình cảm xúc trong điều kiện xã hội

Trong thời đại ngày nay, nếu kiến thức đóng vai trò là điều kiện cần thì kỹ năng chính là điều kiện đủ Trẻ có kỹ năng tốt sẽ tự tin hơn và có nhiều cơ hội rộng mở trong tương lai Một trong những kỹ năng đó, chính là kỹ năng xã hội

Kỹ năng xã hội là những cách thức giải quyết các vấn đề trong cuộc sống xã hội nhằm giúp con người thích nghi và phát triển tốt hơn Kỹ năng xã hội là một dạng hành động nhằm thực hiện các mối quan hệ của cá nhân với mọi người xung quanh trên cơ sở nắm vững phương thức thực hiện và sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm xã hội phù hợp với điêu kiện, hoàn cảnh Kỹ năng xã hội là tập hợp các kỹ năng giúp con người giao tiếp, tương tác, thích nghi, hòa nhập với xã hội, được những người xung quanh chấp nhận và là một phần trong cuộc sống hàng ngày của mỗi con người

Kĩ năng xã hội của trẻ là một dạng hành động của trẻ nhằm thực hiện

Trang 28

các mối quan hệ với mọi người xung quanh trên cơ sở nắm vững phương thức thực hiện và sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm xã hội phù hợp với điêu kiện, hoàn cảnh giúp trẻ giao tiếp, tương tác, thích nghi với trường lớp, cộng đồng dễ dàng hơn [18, tr.4]

- Khái niệm phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo PTTC và KNXH cho trẻ mẫu giáo là một trong 5 lĩnh vực quan trọng được thực hiện trong các trường mầm non Bằng nhiều hoạt động khác nhau, giáo viên mầm non giúp cho trẻ có ý thức hơn về bản thân, nhận biết và thể hiện cảm xúc phù hợp với chuẩn mực; phát triển các hành vi và quy tắc ứng xử xã hội…

PTTC cho trẻ mầm non cho trẻ bắt đầu từ những điều đơn giản gần gũi nhất như: trẻ hiểu bản thân mình, nhận biết các cảm xúc, tình cảm của mình và học cách thể hiện phù hợp; nhận biết được những biểu hiện cảm xúc của người khác để điều chỉnh các biểu hiện hành vi cho phù hợp…

Phát triển tình cảm là việc làm cho trẻ em có được hiểu biết không ngừng về về cảm xúc, khả năng thể hiện và kiểm soát cảm xúc [18, tr.5]

Phát triển tình cảm liên quan chặt chẽ đến phát triển kỹ năng xã hội Phát triển KNXH là giúp cho trẻ rèn luyện và dần có các kỹ năng như: kỹ năng ứng xử phù hợp với mọi người xung quanh; kỹ năng hợp tác; kỹ năng tuân thủ các quy tắc xã hội; kỹ năng giao tiếp lịch sự, lễ phép; kỹ năng kiểm soát cảm xúc; kỹ năng tự nhận thức về bản thân

Phát triển KNXH là phát triển năng lực hiểu bản thân, hiểu người khác, các qui tắc và mong đợi của xã hội, điều chỉnh và kiểm soát các hành vi của bản thân [18, tr.5]

PTTC và KNXH cho trẻ mẫu giáo, góp phần giúp đạt mục tiêu của giáo dục mầm non nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một

Trang 29

PTTC, KNXH là một quá trình mà trẻ em và người lớn trở nên ý thức hơn về cảm xúc của mình, học cách liên hệ hài hòa hơn với người khác, phát triển khả năng đưa ra các quyết định, có trách nhiệm và giải quyết thách thức một cách hiệu quả [18, tr.5]

Như vậy, qua phân tích trên có thể hiểu: phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo là quá trình giáo viên tác động đến trẻ giúp trẻ có ý thức hơn về bản thân, nhận biết và thể hiện cảm xúc phù hợp với chuẩn mực; phát triển các hành vi và quy tắc ứng xử xã hội, hòa nhập và thích nghi với môi trường xung quanh

1.2.3 Hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo

Hoạt động giáo dục PTTC và KNXD cho trẻ mầm non là một trong số các hoạt động giáo dục quan trọng trong ngày của trẻ tại trường mầm non

Thông qua các tiết dạy chuyên biệt về giáo dục PTTC và KNXH, giáo viên giúp trẻ hiểu được nhận biết các cảm xúc, biết cách bày tỏ mong muốn-từ chối của mình, học các quy tắc trong lớp học, trong môi trường trường học và trong môi trường xung quanh trẻ đang sống

Ngoài ra, hoạt động giáo dục PTTC và KNXH còn được tích hợp trong các hoạt động như tập thể dục buổi sáng, giờ ăn, giờ ngủ, vệ sinh… và tích hợp trong các hoạt động giáo dục khác như: giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất…

Hoạt động giáo dục PTTC và KNXH cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non là một hoạt động sư phạm của giáo viên tác động đến tâm lý, tình cảm của trẻ; giúp trẻ bộc lộ và điều chỉnh cảm xúc; sống có đạo đức, tự lập; có tư duy, kỹ năng trong giải quyết các tình huống hàng ngày

Hoạt động giáo dục PTTC và KNXH cho trẻ mẫu giáo có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ

Qua phân tích trên, có thể hiểu: hoạt động giáo dục PTTC và KNXH

Trang 30

cho trẻ mẫu giáo là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của giáo viên đến trẻ, nhằm giúp trẻ có ý thức hơn về bản thân, nhận biết và thể hiện cảm xúc phù hợp với chuẩn mực; phát triển các hành vi và quy tắc ứng xử xã hội, hòa nhập và thích nghi với môi trường xung quanh

1.2.4 Quản lý hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm Montessori

Quản lý hoạt động PTTC và KNXD cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm Montessori là sự tác động có mục đích, có kế hoạch, có định hướng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý; tác động đến mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp, tài liệu, thiết bị dạy và quá trình nâng cao năng lực cho giáo viên; tạo điều kiện giúp trẻ phát triển thể chất và tinh thần

Quan điểm giáo dục Montessori được xây dựng trên cơ sở hệ thống lý thuyết và triết lý được bác sĩ, nhà giáo dục Ý Maria Montessori (1870–1952) đưa ra cách đây hơn 100 năm Hiện nay đang phát triển rất phổ biến tại Mỹ, châu Âu và một số nước phát triển Châu Á như: Hàn Quốc, Singapore… được xem là phương pháp giáo dục đặc biệt dành cho trẻ mầm non từ 0-6 tuổi Triết lý dạy học của quan điểm Montessori được xây dựng trên nền tảng sự hứng thú và nhu cầu của trẻ nhằm khuyến khích sự phát triển tự nhiên, giúp trẻ khám phá và sáng tạo, từ đó dần hình thành tư duy độc lập và phát triển năng lực

Montessori đặt nền tảng tự do, nhu cầu, và hứng thú của trẻ trên hết Bên cạnh, môi trường học tập và học cụ giữ vai trò quan trọng, qua kinh nghiệm tiếp xúc với học cụ trẻ tự học và khám phá kiến thức và khả năng của mình Trong quá trình tiếp xúc với môi trường, trẻ học qua khám phá và đặc biệt trẻ học qua trải nghiệm và lỗi của mình Bản chất của quan điểm giáo dục Montessori chính là hoạt động tự do của trẻ trong môi trường đã được chuẩn bị với sự hướng dẫn trực tiếp rất hạn chế của giáo viên Hay nói cách khác, quan điểm giáo dục Montessori ưu tiên những điều kiện tốt nhất cho trẻ Các hoạt động giáo dục được thiết kế xuất phát từ nhu cầu, hứng thú, khả năng, trình độ và điều kiện cụ thể của từng trẻ

Trang 31

Quản lý hoạt động giáo dục PTTC và KNXD cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm Montessori tác động đến việc xây dựng các mục tiêu PTTC và KNXH cho từng trẻ trong từng thời kỳ, dựa trên quan sát của giáo viên để nắm bắt “thời kỳ nhạy cảm” riêng của mỗi trẻ Vì mỗi trẻ là đặc biệt và duy nhất nên không thể áp mục tiêu của bạn này sang cho bạn khác hay lấy mục tiêu riêng để áp dụng chung cho cả lớp trong suốt một năm học

Quản lý hoạt động giáo dục PTTC và KNXD cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm Montessori tác động đến nội dung dạy học cho cả lớp và cho từng trẻ vì mục tiêu xây dựng theo lứa tuổi giống nhau nhưng mục tiêu cho mỗi trẻ là khác nhau ở từng giai đoạn Mỗi mục tiêu xây dựng sẽ đi kèm với nội dung tương ứng

Tương tự, quản lý hoạt động giáo dục PTTC và KNXD cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm Montessori cũng tác động đến phương pháp, tài liệu, thiết bị dạy để phù hợp với mục tiêu, nội dung đã đề ra

Quản lý hoạt động giáo dục PTTC và KNXD cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm Montessori cũng tác động đến việc phát triển năng lực cho giáo viên để đảm bảo đủ điều kiện truyền đạt tư tưởng, nội dung, kiến thức cho trẻ

Tóm lại, quản lý hoạt động giáo dục PTTC và KNXH cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm Montessori là sự tác động có kế hoạch, có mục đích của chủ thể quản lý (hiệu trưởng) đến khách thể quản lý (giáo viên, trẻ) để thực hiện các hoạt động giáo dục cho trẻ xuất phát từ nhu cầu, hứng thú, khả năng, trình độ và điều kiện cụ thể của từng trẻ; nhằm giúp trẻ có ý thức hơn về bản thân, nhận biết và thể hiện cảm xúc phù hợp với chuẩn mực; phát triển các hành vi và quy tắc ứng xử xã hội, hòa nhập và thích nghi với môi trường xung quanh

1.3 Hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm Montessori tại các trường mầm non

1.3.1 Vài nét khái quát về quan điểm Montessori

Quan điểm giáo dục Montessori thể hiện phương pháp giáo dục do tiến

sĩ Maria Montessori nghiên cứu và khám phá ở trẻ Đây là phương pháp với tiến trình giáo dục đặc biệt dựa vào việc học qua cảm giác

Trang 32

- Trẻ em là một cá nhân độc lập, cần được người lớn tôn trọng-yêu thương đúng cách [15]

Mỗi em bé sinh ra đều là sự kì diệu của tạo hóa, là một và duy nhất, không có ai giống nhau nên cần được yêu thương-tôn trọng Yêu thương-tôn trọng không chỉ dừng ở cảm xúc, lời nói mà cần phải thay đổi trong tư duy và hành động cụ thể, ví dụ như ở trường học:

+ Cho trẻ một không gian phù hợp với mình: Môi trường trẻ đang học là môi trường “làm việc” của trẻ nên tất cả từ cách trang trí, giá kệ, bàn ghế, nhiệt độ, ánh sáng đều phải để phục vụ trẻ

Giáo dục trẻ trong lớp ghép lứa tuổi cũng là một cách để trẻ có môi trường xã hội tốt nhất để PTTC&KNXH Quan điểm này của Maria Montessori cũng trùng với quan điểm “Học thầy không tày học bạn” của dân tộc Việt Nam Môi trường xã hội đầy đủ là môi trường của những người không bằng tuổi nhau, nên trong môi trường thiết kế có các trẻ nhiều lứa tuổi sẽ giúp trẻ có thêm nhiều kỹ năng xã hội Trẻ lớn hơn trong 1 lớp sẽ biết cách hướng dẫn các em, thông qua đó sẽ củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng lãnh đạo, làm việc nhóm và biết yêu thương những em bé hơn, những người yếu thế hơn mình Trẻ bé hơn trong lớp trộn độ tuổi biết chia sẻ, yêu thương, ngưỡng mộ, biết ơn các anh chị chỉ bảo, biết nhường các em bé hơn và học được dần các kỹ năng của các anh chị lớn

+ Lao động là chìa khóa kiến tạo nên nhân cách của trẻ: Trẻ dù ở lứa tuổi nào cũng có những hoạt động “lao động” phù hợp Người lớn hãy tin rằng trẻ làm được mọi việc theo sức của mình Trẻ có thể tự đi giầy dép, tự chuẩn bị bàn ăn, tự xúc ăn Điều người lớn gieo những mầm mống tính cách “lệch lạc” cho trẻ đó là ngăn cản trẻ “lao động” Trẻ lao động không giống như người lớn để tạo ra sản phẩm, dịch vụ mà để “kiến tạo” ra “con người bên trong” của chính mình [15]

+ Trẻ được hoạt động theo sự lựa chọn (có kỷ luật) của chính mình: Trẻ

Trang 33

được góp phần xây dựng và tự nguyện tuân thủ các quy tắc do tập thể đưa ra (ví dụ: nói nhỏ vừa đủ nghe trong giờ học, không giẫm lên thảm, chờ đến lượt, chỉ được hoạt động với giáo cụ khi biết hoạt động đúng cách ) Khi trẻ tuân thủ các quy tắc chung, trẻ được tự do lựa chọn các hoạt động mình ưa thích, tự do trong việc đưa ra quyết định (có nhường bạn không, có chơi với bạn không, lựa chọn hoạt động với giáo cụ nào ) và cả chấp nhận các kết quả từ lựa chọn của mình

Một điều cần lưu ý ở đây khi tiếp cận với quan điểm của Maria Montessori đó là chỉ khi trẻ tuân thủ kỷ luật mới có tự do Nghĩa là chỉ khi trẻ tuân theo các nguyên tắc chung của lớp trẻ mới có tự do lựa chọn các hoạt động của mình Ví dụ trẻ không thể tự do hét khi làm ảnh hưởng đến các bạn trong giờ học vì quy tắc của lớp học là “nói vừa đủ nghe”

Một điều quan trọng không kém là trẻ tự do lựa chọn chỉ có tác dụng khi trẻ có kiến thức, kinh nghiệm để lựa chọn Vì vậy, giáo viên cần phải đồng hành, cung cấp kiến thức cần thiết để trẻ có thể đưa ra những lựa chọn mang tính chất có suy nghĩ về nó, chứ không phải dùng “quyền” lựa chọn để chọn bừa

+ Mỗi trẻ có một mùa xuân của riêng mình và có “thời kỳ nhạy cảm”

riêng: quan điểm của Maria Montessori là “lấy trẻ làm trung tâm” để xây dựng mục tiêu, kế hoạch, hoạt động học, đánh giá cho từng trẻ Bà tin rằng mỗi trẻ, ở trong những giai đoạn phát triển của mình sẽ có những thời khắc “nhạy cảm” với một điều gì đó (ngôn ngữ, toán, quan sát vật thể nhỏ, kéo ngăn tủ ) và ở mỗi trẻ không giống nhau Nhiệm vụ của người lớn không phải sốt ruột để nhanh chóng cho trẻ biết, giống cách bóc vỏ kén giúp con sâu đang lột xác để trở thành bướm có thể làm cho con sâu chết vì đau đớn Người lớn (giáo viên và những người sống xung quanh trẻ) phải quan sát để tìm xem trẻ đang “nhạy cảm” với điều gì để hỗ trợ trẻ một cách tinh tế

+ Dạy trẻ học thông qua trải nghiệm giác quan và trẻ là người tự rút ra kinh nghiệm cho mình để biết cách lựa chọn sau này Chỉ thông qua việc trải nghiệm, rút kinh nghiệm mới khiến cho trẻ nhận thức về mọi việc theo hướng

Trang 34

sống có trách nhiệm, cẩn trọng, biết lựa chọn cái đúng và hạn chế những sai sót nếu như đã từng mắc phải

+ Sự lặp đi lặp lại các bài tập, các hành động để trẻ rèn kỹ năng, sự tập trung, tìm quy luật và tự khám phá bản thân mình Đây là cách tốt để hình thành thói quen giúp trẻ rèn luyện tư duy và nhân cách Giống như một người thợ lành nghề, để “kiến tạo nên con người bên trong” của mình trẻ cần phải rèn luyện, lập đi lập lại cho đến khi thành thục các thao tác, kỹ năng, cách tư duy

+ Trẻ được quyền làm sai vì sai là cơ hội để giáo viên và người lớn hướng dẫn trẻ làm đúng Không thể vì nhân danh là người lớn để “bắt nạt” trẻ khi trẻ làm điều gì đó không đúng theo mong muốn chủ quan và ý chí của người lớn Trong các bộ giáo cụ của trẻ, Maria Montessori đã nhấn mạnh rằng khi trẻ sai, trẻ sẽ tự kiểm tra và làm lại cho đến khi thành thục Mỗi lần sai là một lần trẻ được rút kinh nghiệm để làm đúng những lần sau

+ Quan điểm “Bình thường hóa”: Maria quan điểm rằng đứa trẻ bình

thường là đứa trẻ yêu lao động, có sự tập trung, độc lập, sáng tạo, kỷ luật, biết vâng lời…chứ không phải như cách chúng ta nhìn thấy: bướng bỉnh, la hét, cáu giận…Bước đầu tiên trong giáo dục là giúp đứa trẻ được “bình thường hóa”

- Người lớn là “thân giáo”, là người hỗ trợ trong quá trình trẻ “kiến tạo bản thân”

Người lớn theo quan điểm của Montessori trong trường học bao gồm giáo viên và những người xung quanh trẻ như: cô Hiệu trưởng, bác bảo vệ, chú lái xe, cô văn phòng, bác bếp

Mỗi người trong ngôi trường đều là 1 “tấm gương” để trẻ noi theo “Tấm gương” đó phải tự mình lau sáng hàng ngày để “bụi” không bám bẩn Muốn dạy trẻ điều nhân nghĩa thì mỗi người trong trường đều phải đối xử với nhau hòa thuận, yêu thương, tôn trọng

Người lớn phải làm đúng vai trò của mình, là người “chuẩn bị” môi

Trang 35

trường cho trẻ như: chuẩn bị về không gian, về mùi hương thơm, tiếng nhạc du dương, khuôn mặt thân thiện, tươi tắn, giáo cụ xếp đúng quy định, Người lớn là người hướng dẫn trẻ thực hiện các hoạt động, không phải là người ra lệnh cho trẻ làm theo ý muốn của mình

Hệ thống giáo cụ là công cụ hỗ trợ, không mang tính quyết định và chỉ phát huy được tác dụng khi người giáo viên có nhân cách tốt, hiểu rõ được quan điểm của Maria Montessori [16]

Như vậy quan điểm Montessori nhấn mạnh đến vai trò của tính tự lập, tự do (trong khuôn khổ cho phép) trong việc hình thành nhân cách trẻ Ngoài

ra, phương pháp này rất tôn trọng sự phát triển tâm sinh lý tự nhiên của trẻ, cũng như trang bị đầy đủ cho học sinh các kiến thức khoa học công nghệ tiến bộ và hiện đại Dựa trên những gì quan sát được, Montessori cho rằng trẻ nếu được tự do chọn lựa và hoạt động trong một môi trường được chuẩn bị kỹ càng, phù hợp với khả năng và giai đoạn phát triển, thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có của mình Trẻ học thông qua các hoạt động trải nghiệm tích cực với vât cụ thể - vật cụ thể dẹt – thẻ hình – thẻ từ Tiếp cận cá nhân trong hướng dẫn và trong việc quan sát trẻ

- Yêu cầu khi vận dụng quan điểm Montessori vào quản lý hoạt động giáo dục PTTC&KNXH cho trẻ mầm non: Cần bồi dưỡng, đào tạo giáo viên hiểu về triết lý giáo dục của Montessori, thực hành cách sử dụng hệ thống giáo cụ Ngoài ra, cần đầu tư cơ sở vật chất, tạo môi trường giáo dục theo quan điểm của Montessori

1.3.2 Đặc điểm tình cảm, kỹ năng xã hội của trẻ mẫu giáo

- Đặc điểm tình cảm của trẻ mẫu giáo

Trẻ mẫu giáo có các đặc điểm tình cảm đặc thù sau: Trẻ 3-4 tuổi tình cảm chưa ổn định và bền vững nên trẻ hành động đều bị cảm xúc chi phối vì chưa biết kiềm chế cảm xúc Trẻ có thể nhận biết được cảm xúc, tình cảm và sự quan tâm, chăm sóc của người lớn đối với trẻ Trẻ

Trang 36

cũng biết biểu lộ cảm xúc của bản thân, bắt đầu biết rung động trước cái đẹp, yêu cái đẹp, thích tham gia các hoạt động như: hát, múa, đọc thơ…

Trẻ 4-5 tuổi, do ngôn ngữ của trẻ phát triển nên về đời sống tình cảm, trẻ có bước chuyển biến mạnh mẽ, phong phú và sâu sắc hơn Trẻ mong muốn nhận được tình cảm yêu thương, nhưng cũng thường lo sợ trước những thái độ thờ ơ, lạnh nhạt của người xung quanh Trẻ nhận biết và thể hiện được các trạng thái cảm xúc thông qua nét mặt, lời nói, cử chỉ Tình cảm của trẻ phát triển mãnh liệt, đặc biệt là tính đồng cảm và tính dễ xúc cảm với con người, cảnh vật xung quanh

Trẻ 5-6 tuổi, tình cảm của trẻ rõ nét và ổn định hơn so với lứa tuổi trước Trẻ nhận biết, bộc lộ nhiều cảm xúc và khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ cũng dần tốt hơn Tuy nhiên, trẻ chưa kiềm chế được một cách đầy đủ các xung động của mình và các xúc cảm trực tiếp nên trẻ có thể dễ dàng thất vọng, nản chí khi tự cảm nhận sự thất bại

- Đặc điểm kỹ năng xã hội của trẻ mẫu giáo

Trẻ 3-4 tuổi ít phụ thuộc vào người khác hơn so với trẻ lứa tuổi mẫu giáo Trẻ có thể tự chơi một khoảng thời gian dài hơn, có ý thức mạnh mẽ về đặc điểm của bản thân, phân biệt bản thân với người khác Trẻ muốn khẳng định mình, mong muốn đạt tới tính tự lực, tuy nhiên, nhu cầu độc lập, tự khẳng định đôi khi thái quá, dẫn đến bướng bỉnh, khóc hờn, ích kỷ và dễ bị thất vọng Ở độ tuổi này trẻ thích bắt chước người lớn, bạn chơi, bắt đầu nhận thức được và tuân thủ quy tắc, nhận biết được các hành vi đạo đức đơn giản trong mối quan hệ giữa người với người

Trẻ 4-5 tuổi có tính độc lập hơn, thích thú những trải nghiệm mới, có thể hợp tác với bạn trong các hoạt động và bắt đầu quan tâm đến bạn trong nhóm Lúc này, những động cơ đã xuất hiện trước đây như muốn được khẳng định, muốn được sống và làm việc như người lớn, muốn nhận thức sự vật và hiện tượng xung quanh đều phát triển mạnh mẽ Đặc biệt, những động cơ đạo

Trang 37

đức, thái độ của trẻ với những người xung quanh gắn liền với việc lĩnh hội có ý thức những chuẩn mực, quy tắc đạo đức, hành vi trong xã hội

Trẻ 5-6 tuổi đã hiểu-chấp nhận các quy tắc, thể hiện tính kiên trì thường xuyên và có ý thức hơn Trẻ đã có thể đánh giá các trở ngại một cách đúng hơn và biết lượng sức mình để khắc phục các trở ngại đó Sự động viên, khuyến khích của người lớn có ảnh hưởng tích cực và làm cho trẻ tin vào sức lực, khả năng của mình Ngược lại, sự đánh giá một cách gay gắt và tiêu cực sẽ khiến trẻ nản chí Trẻ ở lứa tuổi này có sự quan tâm đến các bạn trong nhóm, tình bạn ổn định bắt đầu nảy sinh và việc có bạn trở nên quan trọng, trẻ sẵn sàng chia sẻ với các bạn Hầu hết trẻ đều cảm thấy tự tin, muốn được khẳng định, muốn được sống, làm việc như người lớn và thể hiện mình thông qua những thành tích của bản thân

1.3.3 Các thành tố của hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm Montessori

1.3.3.1 Mục tiêu hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm Montessori

Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội là một trong những nhiệm vụ thiết yếu nhất và đầy thử thách của thời kỳ thơ ấu Những năng lực này viên gạch đặt nền tảng cho sự phát triển thể chất và tinh thần của mỗi cá nhân và sự gắn kết của xã hội Những năm đầu tiên của cuộc đời được đặc trưng bởi sự phát triển nhanh chóng và sâu sắc về tinh thần, nhận thức, tâm lý, xã hội và thể chất Giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ có vai trò quan trọng góp phần phát triển các mối quan hệ tích cực của trẻ với thế giới xung quanh, phát triển năng lực cá nhân và cộng đồng, tăng cường khả năng sẵn sàng vào lớp 1 và thành công trong tương lai của trẻ

Quan điểm Montessori thể hiện phương pháp giáo dục tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện cả về trí tuệ, thể chất và nhân cách Đặc điểm nổi trội trong quan điểm giáo dục Montessori chính là tôn trọng cá tính riêng biệt,

Trang 38

tính tự lập, tự do mang tính kỷ luật của mỗi trẻ, giúp trẻ tự đi trên đôi chân của mình trở nên chín chắn và trưởng thành hơn là một trong những tôn chỉ của Montessori Ngoài ra, phương pháp này rất tôn trọng sự phát triển tâm sinh lý tự nhiên của trẻ, cũng như trang bị đầy đủ cho trẻ các kiến thức thực tiễn

Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hoạt động giáo dục trẻ Hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm Montessori nhằm thực hiện các mục tiêu sau:

- Trẻ có ý thức về bản thân: Hiểu về bản thân (tên, tuổi, giới tính, sở thích, đặc điểm riêng biệt); Trách nhiệm trong công việc được giao; Tự do lựa chọn hoạt động; Mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến; Mong muốn trở thành người hoàn thiện; Thực hiện tốt các nghĩa vụ/chuẩn mực về đạo đức phù hợp với độ tuổi; Tôn trọng nhân phẩm của người khác

- Trẻ có khả năng nhận biết và thể hiện tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh: Có khả năng nhận biết cảm xúc (vui, buồn, yêu, ghét…); Có khả năng nhận biết con người, sự vật, hiện tượng xung quanh; Thể hiện được tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh

- Có một số kỹ năng xã hội: Tôn trọng, hợp tác, thân thiện, quan tâm, chia sẻ; Thực hiện một số quy tắc, quy định trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp mầm non; Thực hiện các quy tắc ứng xử xã hội nơi công cộng; Quan tâm, chăm sóc môi trường xung quanh

1.3.3.2 Nội dung hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm Montessori

Trẻ em là giai đoạn học, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách, do đó cần giáo dục các kĩ năng cốt lõi cho trẻ để trẻ có nhận thức đúng và có hành vi ứng xử phù hợp ngay từ khi còn nhỏ Để thực hiện tốt hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo, cần lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp với trẻ sẽ làm cho trẻ tiếp nhận thông tin một cách hào hứng, không bị gò bó, gượng ép

Trang 39

Montessori coi trọng việc học thông qua trải nghiệm các giác quan nên nội dung hoạt động giáo dục cho trẻ cũng nhấn mạnh thực hiện theo hướng này Nội dung hoạt động giáo dục PTTC&KNXH theo quan điểm Montessori đáp ứng nội dung quy định trong chương trình mầm non do Bộ Giáo dục ban hành, được thiết kế theo các tiết học đặc thù (giờ Circle) và nội dung hoạt động tại các góc của phương pháp Montessori: góc thực hành cuộc sống, góc giác quan…, cụ thể như sau:

- Ý thức về bản thân: + Giờ vòng tròn 1 và 2 giúp dạy trẻ các bài học về lịch sự nhã nhặn: đi bộ nhẹ nhàng, nói vừa đủ nghe, cách xì mũi, cách ho lịch sự, chờ đợi

+ Góc thực hành cuộc sống: cách không gây tiếng ồn/làm phiền người khác khi hoạt động với giáo cụ bằng thủy tinh, sứ

+ Góc ngôn ngữ: trẻ tìm hiểu về bản thân (tên, tuổi, giới tính, sở thích, gia đình), dạy trẻ các câu truyện, bài thơ về lòng nhân ái, tình yêu thương

+ Góc văn hóa (sinh học): Trẻ học về cấu tạo cơ thể, giới tính, vòng đời của 1 con người;

+ Góc toán, ngôn ngữ, văn hóa: trẻ tìm ra sở thích và sở trường của bản thân (giỏi ở lĩnh vực xã hội hay tự nhiên, năng khiếu hội họa hay âm nhạc…);

- Nhận biết và thể hiện tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh

+ Giờ vòng tròn 1 và 2: Nhận biết và biểu lộ cảm xúc của bản thân và người xung quanh; hướng dẫn trẻ sử dụng lời nói, cử chỉ lễ phép, lịch sự;

+ Góc ngôn ngữ: Nhận biết, biểu lộ cảm xúc của bản thân và người xung quanh qua nét mặt, cử chỉ và giọng nói, tranh ảnh Mạnh dạn, tự tin, bày tỏ ý kiến, suy nghĩ của mình;

+ Góc giác quan: dạy trẻ biết cách quan sát, lắng nghe ý kiến của người khác;

- Phẩm chất cá nhân: + Lớp học trộn độ tuổi để trẻ phát huy sự hỗ trợ, chăm sóc và yêu

Trang 40

thương giữa trẻ lớn với trẻ bé hơn; nuôi dưỡng lòng biết ơn, sự khâm phục và mong muốn được học hỏi giữa trẻ bé hơn với trẻ lớn hơn;

+ Góc thực hành cuộc sống: quét nhà, lau nhà, lau kính, giặt khăn, gấp khăn để trẻ nuôi dưỡng tình yêu đối với lao động;

+ Góc văn hóa: tìm hiểu con người, văn hóa địa phương; cấu tạo, vòng đời của con vật, cây cối và chăm sóc con vật, cây cối trong môi trường lớp học để nuôi dưỡng tình yêu thương, lòng nhân ái

- Kỹ năng sống: + Các bài tập làm theo nhóm trong các góc trau dồi cho trẻ sự tôn trọng, hợp tác, thân thiện, chia sẻ;

+ Góc thực hành cuộc sống: học về cách cởi/cất giầy dép, mặc quần áo, tự xúc ăn, rót nước, khâu vá, thái-gọt-nạo, chải tóc, rèn tính độc lập cho trẻ;

+ Giáo cụ trong 5 góc của Montessori đều có thể giúp trẻ trau dồi khả năng lựa chọn, thực hiện, tự kiểm tra và sửa sai giúp trẻ tự tin thể hiện mình;

- Thực hiện một số quy tắc, quy định trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi

+ Giờ vòng tròn 1 và 2 dạy trẻ các bài học về lịch sự nhã nhặn: cách chào hỏi, cách nói lời cảm ơn/xin lỗi, cách lắng nghe, cách ăn lịch sự, cách mời khách khi đến nhà

+ Góc thực hành cuộc sống: tưới cây, lau lá, vứt rác đúng nơi quy định, sử dụng nước tiết kiệm

+ Góc văn hóa: Tìm hiểu con người, văn hóa địa phương, các quy tắc ứng xử của cộng đồng nơi trẻ sống Hiểu và biết cách bảo vệ chăm sóc cây cối, vật nuôi

1.3.3.3 Phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm Montessori

Trẻ mẫu giáo đang học những điều đầu tiên trong cuộc đời Vì vậy, cùng với những mối quan hệ an toàn, trẻ nhỏ cần sự hướng dẫn từ người lớn

Ngày đăng: 04/09/2024, 14:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w