1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản lý hoạt động đảm bảo trường học an toàn tại các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông tỉnh sơn la trong bối cảnh hiện nay

149 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý hoạt động đảm bảo trường học an toàn tại các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông tỉnh Sơn La trong bối cảnh hiện nay
Tác giả Chu Tuấn Long
Người hướng dẫn PGS.TS Dương Thị Hoàng Yến
Trường học Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý giáo dục
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 149
Dung lượng 2,48 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC CHU TUẤN LONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO TRƯỜNG HỌC AN TOÀN TẠI CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ TRUNG HỌC PHỔ TH

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

CHU TUẤN LONG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO TRƯỜNG HỌC AN TOÀN TẠI CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ

TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH SƠN LA TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

CHU TUẤN LONG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO TRƯỜNG HỌC AN TOÀN TẠI CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ

TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH SƠN LA TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8140114.01

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS DƯƠNG THỊ HOÀNG YẾN

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tác giả đã nhận được sự động viên, khuyến khích và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, của các thầy giáo, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và gia đình

Với tình cảm chân thành, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: - PGS.TS Dương Thị Hoàng Yến, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn

- Khoa Quản lý giáo dục Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy cô giáo đã giảng dạy lớp Cao học Quản lý QH-2020-S11, các phòng chuyên môn của Trường Đại học Giáo dục đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

- Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh và học sinh các trường PTDT nội trú THCS và THPT cấp huyện của tỉnh Sơn La đã nhiệt tình cộng tác, cung cấp thông tin, số liệu, góp ý và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu thực tế để làm luận văn

Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để luận văn này có giá trị thực tiễn

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 04 năm 2023

Tác giả

Chu Tuấn Long

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ANTT: An ninh trật tự ATTH: Trường học an toàn

GDPT: Giáo dục phổ thông GDTC: Giáo dục thể chất

GVCN: Giáo viên chủ nhiệm HĐTT: Hoạt động thể thao PCCC: Phòng cháy chữa cháy

Trang 5

1.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan 6

1.1.1 Các nghiên cứu về đảm bảo trường học an toàn 6

1.1.2 Các nghiên cứu về quản lý hoạt động đảm bảo trường học an toàn 7

1.2 Hoạt động đảm bảo trường học an toàn tại trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện trong bối cảnh hiện nay 9

1.2.1 Khái niệm trường học an toàn và hoạt động đảm bảo trường học an toàn 9

1.2.2 Đặc trưng của trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện 11

1.2.3 Đặc điểm học sinh của trường phổ thông dân tộc nội trú 13

1.2.4 Bối cảnh hiện nay và yêu cầu đặt ra cho trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện về đảm bảo trường học an toàn 13

1.2.5 Các loại hoạt động đảm bảo trường học an toàn cho trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện 17

1.2.6 Những yếu tố tác động đến đảm bảo trường học an toàn 20

1.3 Quản lý hoạt động đảm bảo trường học an toàn tại trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện 21

1.3.1 Quản lý hoạt động đảm bảo an trường học 21

1.3.2 Hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện trong quản lý hoạt động đảm bảo trường học an toàn 22

1.3.3 Nội dung quản lý hoạt động đảm bảo trường học an toàn tại trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện 22

Trang 6

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động đảm bảo trường học an

toàn tại trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện 27

1.4.1 Yếu tố của chủ thể quản lý 27

1.4.2 Yếu tố của đối tượng quản lý 27

1.4.3 Yếu tố về môi trường quản lý 28

Kết luận Chương 1 31

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO TRƯỜNG HỌC AN TOÀN TẠI CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH SƠN LA TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 32

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, giáo dục của tỉnh Sơn La 32

2.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục THCS, THPT tỉnh Sơn La 32

2.1.2 Khái quát về giáo dục của các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT tỉnh Sơn La 33

2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng 37

2.2.1 Mục đích khảo sát 37

2.2.2 Nội dung khảo sát 37

2.2.3 Đối tượng khảo sát 38

2.2.4 Phương pháp khảo sát 38

2.2.5 Cách thức xử lý số liệu khảo sát 39

2.3 Thực trạng hoạt động đảm bảo trường học an toàn của các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT tỉnh Sơn La trong bối cảnh hiện nay 39

2.3.1 Thực trạng nhận thức của học sinh và cha mẹ học sinh 39

2.3.2 Thực trạng các lĩnh vực đảm bảo an toàn cho học sinh trong trường PTDT nội trú 42

2.3.3 Thực trạng hoạt động đảm bảo trường học an toàn của các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT tỉnh Sơn La 45

2.4 Thực trạng quản lý hoạt động đảm bảo trường học an toàn của các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT tỉnh Sơn La trong bối cảnh hiện nay 61

2.4.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của quản lý hoạt động đảm bảo trường học an toàn 61

Trang 7

2.4.2 Thực trạng xây dựng kế hoạch đảm bảo trường học an toàn 62

2.4.3 Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch đảm bảo trường học an toàn 64

2.4.4 Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch đảm bảo trường học an toàn 66

2.4.5 Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch đảm bảo trường học an toàn 68

2.4.6 Thực trạng phối hợp các bên liên quan trong đảm bảo trường học an toàn 71

2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đảm bảo trường học an toàn tại các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT tỉnh Sơn La trong bối cảnh hiện nay 74

2.6 Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đảm bảo trường học an toàn tại các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông của tỉnh Sơn La trong bối cảnh hiện nay 76

3.1 Định hướng phát triển giáo dục trung học tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu yêu cầu đổi mới giáo dục 81

3.1.1 Định hướng chung 81

3.1.2 Định hướng phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Sơn La năm học 2022-2023 và những năm tiếp theo 81

3.2 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 87

3.2.1 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 87

3.2.2 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 88

3.2.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 88

3.3 Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động đảm bảo trường học an toàn của các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông tỉnh Sơn La trong bối cảnh hiện nay 88

Trang 8

3.3.1 Chỉ đạo đa dạng hóa các con đường để nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường phổ thông dân tộc nội trú về

hoạt động đảm bảo trường học an toàn 88

3.3.2 Tổ chức đa dạng, phù hợp các hoạt động đảm bảo an toàn thể chất cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông tỉnh Sơn La 91

3.3.3 Phối hợp với các lực lượng thực hiện hoạt động đảm bảo an toàn tinh thần một cách phù hợp, kịp thời cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông tỉnh Sơn La 95

3.3.4 Xây dựng môi trường nội trú an toàn trong các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông tỉnh Sơn La 98

3.4 Mối quan hệ giữa các biện pháp 103

3.5 Khảo nghiệm về mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất 105

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Thống kê số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường phổ thông

dân tộc nội trú THCS và THPT toàn tỉnh, năm học 2021 – 2022 34 Bảng 2.2 Thống kê số lượng học sinh các trường PTDT nội trú THCS và

THPT toàn tỉnh, năm học 2021 – 2022 35 Bảng 2.3 Thống kê về học lực, hạnh kiểm của học sinh các trường PTDT

Nội trú THCS và THPT toàn tỉnh, năm học 2021 – 2022 35 Bảng 2.4 Thực trạng nhận thức của học sinh và cha mẹ học sinh về tầm

quan trọng của hoạt động đảm bảo trường học an toàn trong các trường PTDT nội trú THCS và THPT cấp huyện của tỉnh Sơn La (n=120) 40 Bảng 2.5a Thực trạng đánh giá của CBQL và GV về các lĩnh vực đảm bảo

an toàn cho học sinh trong trường PTDT nội trú THCS và THPT cấp huyện của tỉnh Sơn La (n=45) 42 Bảng 2.5b Thực trạng đánh giá của CMHS và HS về các lĩnh vực đảm bảo

an toàn cho học sinh trong trường PTDT nội trú THCS và THPT cấp huyện của tỉnh Sơn La (n=120) 42 Bảng 2.6a Thực trạng đánh giá của CBQL và GV về hoạt động đảm bảo an

toàn thể chất cho học sinh trường PTDT nội trú THCS và THPT cấp huyện của tỉnh Sơn La (n=45) 45 Bảng 2.6b Thực trạng đánh giá của CMHS và HS về kết quả hoạt động đảm

bảo an toàn thể chất cho học sinh trường PTDT nội trú THCS và THPT cấp huyện của tỉnh Sơn La (n=120) 49 Bảng 2.7a Thực trạng đánh giá của CBQL và GV về hoạt động đảm bảo an

toàn tinh thần cho học sinh trường PTDT nội trú THCS và THPT cấp huyện của tỉnh Sơn La (n=45) 50 Bảng 2.7b Thực trạng đánh giá của CMHS và HS về kết quả hoạt động đảm

bảo an toàn tinh thần cho học sinh trường PTDT nội trú THCS và THPT cấp huyện của tỉnh Sơn La (n=120) 56 Bảng 2.8 Thực trạng các lực lượng tham gia đảm bảo trường học an toàn

của trường PTDT nội trú THCS và THPT cấp huyện của tỉnh Sơn La (n= 45) 57

Trang 10

Bảng 2.9 Nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của quản lý hoạt

động đảm bảo trường học an toàn tại các trường PTDT nội trú tỉnh Sơn La (n=45) 61 Bảng 2.10 Thực trạng đánh giá việc xây dựng kế hoạch đảm bảo trường học

an toàn tại các trường PTDT nội trú THCS và THPT cấp huyện tỉnh Sơn La (n=45) 62 Bảng 2.11 Thực trạng đánh giá việc tổ chức thực hiện kế hoạch đảm bảo

trường học an toàn tại các trường PTDT nội trú THCS và THPT cấp huyện tỉnh Sơn La (n=45) 64 Bảng 2.12 Thực trạng đánh giá việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch đảm bảo

trường học an toàn tại các trường PTDT nội trú THCS và THPT cấp huyện tỉnh Sơn La (n=45) 66 Bảng 2.13 Thực trạng đánh giá việc kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch

đảm bảo an toàn tại các trường PTDT nội trú THCS và THPT cấp huyện tỉnh Sơn La (n=45) 68 Bảng 2.14 Thực trạng đánh giá việc phối hợp với các bên liên quan trong

đảm bảo trường học an toàn tại các trường PTDT nội trú THCS và THPT cấp huyện tỉnh Sơn La (n=45) 71 Bảng 2.15 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đảm bảo

trường học an toàn tại các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT tỉnh Sơn La (n=45) 74 Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm về mức độ cấp thiết của các biện pháp quản

lý đề xuất (n=45) 106 Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm về mức độ khả thi của các biện pháp quản

lý đề xuất (n=45) 108

Trang 11

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 So sánh đánh giá của CBQL, GV và CMHS, HS về các lĩnh vực

đảm bảo an toàn cho học sinh trong trường PTDT nội trú THCS và THPT cấp huyện của tỉnh Sơn La 58 Biểu đồ 2.2 So sánh đánh giá của CBQL, GV và CMHS, HS về kết quả hoạt

động đảm bảo an toàn tinh thần cho học sinh tại các trường PTDT nội trú tỉnh Sơn La 59 Biểu đồ 2.3 So sánh đánh giá của CBQL, GV và CMHS, HS về kết quả hoạt

động đảm bảo an toàn thể chất cho học sinh tại các trường PTDT nội trú tỉnh Sơn La 60 Biểu đồ 2.4 So sánh 05 nội dung của hoạt động đảm bảo an toàn về thể chất

và tinh thần cho học sinh trường PTDT nội trú THCS và THPT của tỉnh Sơn La 60 Biểu đồ 2.5 So sánh kết quả đánh giá các nội dung quản lý hoạt động đảm

bảo trường học an toàn tại các trường PTDT nội trú tỉnh Sơn La 76 Biểu đồ 3.1 Mối tương quan giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của

các biện pháp quản lý đề xuất 109

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

“Trường học an toàn” là mục tiêu được các nước quan tâm và nỗ lực đạt được để bảo đảm sự an toàn về thể chất và tinh thần cho học sinh, giáo viên và các cán bộ nhà trường trong bất kỳ hoàn cảnh nào Đối với học sinh từ 11 đến 18 tuổi, lứa tuổi có sự biến động về tâm sinh lý sâu sắc và phức tạp với điểm nổi bật ở lứa tuổi này là ham tìm hiểu nhiều điều mới lạ, nhận thức chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố cảm tính, dễ xúc động, dễ bị kích động, vui buồn chuyển hóa dễ dàng, chưa ổn định Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, sự xuất hiện ngày càng nhiều các trang mạng xã hội như facebook, zalo, youtobe, twiter, instagram với những thông tin khó kiểm chứng tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực hoạt động và sinh hoạt của con người, nhất là thanh thiếu niên, gây sự thu hút đối với lứa tuổi này Vì vậy các trường trung học, đặc biệt là các trường PTDT nội trú THCS và THPT do thường được xây dựng ở khu vực có điều kiện địa lý và kinh tế khó khăn, văn hoá xã hội đa dạng và đang biến đổi, cần đảm bảo môi trường an toàn về thể chất và tinh thần, lành mạnh để nhân dân tin tưởng nhất và gửi gắm con em mình; cần được coi là một nhiệm vụ trọng tâm của các cấp quản lý trường PTDT nội trú THCS và THPT

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã nhấn mạnh đến mục tiêu cụ

thể của đổi mới căn bản toàn diện giáo dục phổ thông là “Tập trung phát triển trí

tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh…”

Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ đã quy định: “Môi trường giáo dục an toàn là môi trường giáo dục mà người học được

bảo vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần” Theo đó, trường học an toàn là

trường học mà ở đó người học được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và được bảo vệ để chống lại những hành vi, những mối nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tinh thần, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người học [11]

Trang 13

Đối với tỉnh Sơn La, cũng như các tỉnh thành khác, đang có những biến đổi về kinh tế, tăng cường hợp tác, giao lưu văn hóa đưa đến những thuận lợi để nâng cao thu nhập, mức sống, mức độ hưởng thụ cho các thành viên trong gia đình Nhưng mặt trái của sự biến đổi ấy cũng gây ra không ít tác động tiêu cực tới đời sống gia đình hiện đại như nhiều gia đình do quá chú trọng vào việc kiếm tiền, tăng thu nhập, tranh giành địa vị xã hội mà ít quan tâm đến con cái, tình trạng ly hôn, tệ nạn xã hội, hành vi lệch chuẩn… có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng tới sự phát triển của gia đình, từng cá nhân, đặc biệt là thanh thiếu niên Tất cả những yếu tố đó tác động đến học sinh trường PTDT nội trú THCS và THPT, đặt ra những yêu cầu cho quản lý nhà trường trong việc xây dựng, đảm bảo môi trường an toàn để đảm bảo quyền được học tập của người học, bảo đảm việc học không bị gián đoạn, chia cắt, hạn chế, tước bỏ bởi những lý do, nguyên nhân ngoài ý chí chủ quan của người học An toàn trường học là vấn đề khá cấp thiết hiện nay, trên địa bàn tỉnh Sơn La chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về vấn đề này

Với những lý do đó, đề tài: “Quản lý hoạt động đảm bảo trường học an

toàn tại các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông của tỉnh Sơn La trong bối cảnh hiện nay” được lựa chọn nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động đảm bảo trường học an toàn tại các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông cấp huyện của tỉnh Sơn La trong bối cảnh hiện nay, đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm tạo lập và đảm bảo môi trường giáo dục an toàn cho học sinh dân tộc ở nội trú, góp phần đảm bảo quyền được đi học của học sinh và chất lượng

giáo dục của các Nhà trường

3 Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động đảm bảo trường học an toàn ở trường PTDT nội trú

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động đảm bảo trường học an toàn tại các trường phổ thông dân

Trang 14

tộc nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông cấp huyện của tỉnh Sơn La trong bối cảnh hiện nay

4 Câu hỏi nghiên cứu

Để đảm bảo trường học an toàn ở trường PTDT nội trú cần phải bao gồm những hoạt động gì?

Hiệu trưởng trường PTDT nội trú THCS và THPT cấp huyện của tỉnh Sơn La cần có những biện pháp quản lý nào để tạo nên trường học an toàn cho học sinh của Nhà trường trong bối cảnh hiện nay?

5 Giả thuyết khoa học

Quản lý hoạt động đảm bảo trường học an toàn tại các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông cấp huyện của tỉnh Sơn La đã được Ban giám hiệu và các cấp quản lý, giáo viên trong nhà trường quan tâm, nhưng còn có những khó khăn như học sinh nội trú chủ yếu là người dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, 100% các em học tập và sinh hoạt tại trường; tình hình mất an toàn trường học hiện nay đang có chiều hướng gia tăng về dịch bệnh, thiên tai, mất an ninh mạng, các tai tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông… chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn giáo dục và mong muốn của người dân trong bối cảnh hiện nay Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý phù hợp với thực tiễn giáo dục thì góp phần tạo lập và đảm bảo môi trường giáo dục an toàn cho học sinh dân tộc ở nội trú, góp phần đảm bảo quyền được đi học của học sinh và chất lượng giáo dục của các Nhà trường

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đảm bảo trường học an toàn tại

các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông cấp

huyện trong bối cảnh hiện nay

6.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đảm bảo trường học an toàn tại

các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông cấp huyện của tỉnh Sơn La trong bối cảnh hiện nay và phân tích các yếu tố ảnh hưởng

đến thực trạng quản lý

Trang 15

6.3 Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động đảm bảo trường học an toàn tại các trường

phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông cấp huyện của

tỉnh Sơn La trong bối cảnh hiện nay

7 Phạm vi nghiên cứu

7.1 Về nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý

đảm bảo trường học an toàn bao gồm an toàn cả về thể chất và tinh thần cho học sinh và giáo viên, nhân viên của nhà trường

7.2 Về địa bàn nghiên cứu: Đề tài tập trung khảo sát 3/11 trường PTDT nội trú

THCS và THPT cấp huyện của tỉnh Sơn La Đây là ba trường đều đạt trường học an toàn và có chất lượng về học lực và hạnh kiểm trong năm học 2021-2022, các tiêu chí đạt được đều chiếm tỉ lệ cao so với các trường PTDT nội trú THCS và THPT trên địa bàn tỉnh Đội ngũ giáo viên 100% đạt chuẩn, có năng lực chuyên môn vững,

có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, giáo dục và nuôi dưỡng học sinh

7.3 Về khách thể điều tra: Khảo sát trên nhóm mẫu gồm:

03 đại diện chính quyền và cộng đồng địa phương trên địa bàn Thị Trấn huyện Sông Mã

09 cán bộ quản lý của 03 trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT 03 quản sinh 03 trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT

30 giáo viên của 03 trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT 90 học sinh thuộc khối THPT của 03 trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT

30 đại diện cha mẹ học sinh của 03 trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu lý luận về quản lý giáo dục và quản lý hoạt động đảm bảo trường học an toàn tại trường phổ thông dân tộc cấp huyện trong bối cảnh hiện nay để xây dựng khung lý thuyết cho đề tài

8.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: nhằm khảo sát nhận thức, kết quả

Trang 16

đánh giá của các khách thể điều tra về thực trạng lĩnh vực đảm bảo an toàn, thực trạng hoạt động đảm bảo an toàn và quản lý hoạt động đảm bảo trường học an toàn tại các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông cấp huyện của tỉnh Sơn La trong bối cảnh hiện nay

9 Cấu trúc của luận văn

Nội dung chính của luận văn được cấu trúc gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đảm bảo trường học an toàn

tại trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông cấp huyện trong bối cảnh hiện nay

Chương 2 Thực trạng quản lý hoạt động đảm bảo trường học an toàn tại các

trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông cấp huyện của tỉnh Sơn La trong bối cảnh hiện nay

Chương 3 Biện pháp quản lý hoạt động đảm bảo trường học an toàn tại các

trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông cấp huyện của tỉnh Sơn La trong bối cảnh hiện nay

Ngoài ra luận văn còn có phần Mở đầu; Kết luận và Khuyến nghị; Tài liệu tham khảo; Phụ lục

Trang 17

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO TRƯỜNG HỌC AN TOÀN TẠI TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC

NỘI TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

CẤP HUYỆN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

1.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan

1.1.1 Các nghiên cứu về đảm bảo trường học an toàn

Trong cuốn “Tài liệu kỹ thuật quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với biến

đổi khí hậu” (2011) do Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai (DMC) đã chỉ

ra Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, biến đổi khí hậu toàn cầu đã và đang làm thiên tai ở nước ta có chiều hướng ngày càng phức tạp, gia tăng nhiều hơn so với những thập kỷ trước về cả quy mô cũng như chu kỳ lặp lại kèm theo những

đột biến khó lường [26]

Trong cuốn “Hướng dẫn thực hiện trường học an toàn” do Tổ chức Hợp tác quốc tế

Đức (GIZ), Tổ chức Tổng hợp lao động đức (DEUTSCHE ZUSAMMENARBEIT), Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (VNRC) (2014) đã cung cấp kết quả thống kê: Tương tự như Việt Nam, nhiều nước ở châu Á cũng bị tác động mạnh bởi thiên tai Trong thời gian từ năm 2009 đến 2012, hơn 11.000 trường học đã bị phá hỏng, tốc mái ở các nước ASEAN Theo thống kê, hơn 100 triệu trẻ em ở các nước ASEAN có thể gặp nguy hiểm do trường học nằm trong khu vực dễ bị động đất Hằng trăm triệu trẻ em phải đối mặt thường xuyên với lũ lụt, sạt lở đất, gió lốc và rủi ro do cháy nổ; tử vong ở trẻ em thường chiếm tới 30-50% số người chết do thiên tai; và trong thập kỷ tới, dự báo có khoảng 175 triệu trẻ em có khả năng bị ảnh hưởng bởi thiên tai mỗi năm Học sinh là nhóm dễ bị tổn thương và là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất khi thiên tai/thảm họa xảy ra

Để nâng cao năng lực phòng ngừa, thích nghi và ứng phó cho giáo viên và học sinh đối với thiên tai, nhiều nước ở châu Á đã xây dựng mô hình Trường học an toàn trong hoạt động phòng, tránh thiên tai như Myanmar, Indonesia, Sri Lanka, Bangladesh, Ấn Độ, Nhật, v.v

Trang 18

Các trường học, đặc biệt là các trường ở khu vực nông thôn thường được sử dụng như là trung tâm của cộng đồng và nhiều hoạt động cộng đồng được tổ chức tại đây Ngoài ra, các trường học thường là nơi trú ẩn an toàn cho cộng đồng trong suốt thời gian xảy ra thảm họa Nếu trường học bị hư hại hoặc tàn phá thì sẽ gây khó khăn cho các hoạt động sơ tán và cứu trợ Bên cạnh đó, nếu các trường học bị hư hại thì sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch giảng dạy và học tập của trường Mặt khác, do trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất trong thảm họa và cần được hỗ trợ về mặt tâm lý- xã hội Mở lại trường học một cách nhanh chóng sau thảm họa là một việc quan trọng để hỗ trợ cho trẻ em và giúp các em nhanh chóng hòa nhập với bạn bè, trường lớp [25, tr 6-7]

Trong bài viết “Tổ chức giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học

sinh ở các trường tiểu học huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng nhằm xây dựng trường học an toàn”, tác giả Nguyễn Thị Lan Hương (2019), qua nghiên cứu

đã rút ra kết luận: Trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc, bảo vệ, được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng…,vì vậy đảm bảo an toàn cho HS trong nhà trường mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc, nâng cao chất lượng giáo

dục tiểu học [18, tr 60]

Như vậy, các nghiên cứu về đảm bảo trường học an toàn có thể thấy chưa được quan tâm nhiều, các nghiên cứu đã làm rõ vai trò của trường học an toàn đối với sự phát triển của trẻ em, học sinh và cộng đồng Tuy nhiên, các nghiên cứu còn tập trung vào vấn đề đảm bảo an toàn cho học sinh trong phòng, chống thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh; còn những vấn đề đảm bảo an toàn cho học sinh khi đối diện với các vấn đề xã hội, công nghệ còn đang bỏ ngỏ

1.1.2 Các nghiên cứu về quản lý hoạt động đảm bảo trường học an toàn

Hội thảo “Sáng kiến trường học an toàn khu vực ASEAN” được tổ chức

trong 3 ngày từ 18-20/6/2019, tại thành phố Jakarta, Indonesia, tập trung vào các nội dung gồm xây dựng cơ chế giám sát, báo cáo tiến độ thực hiện trường học an toàn khu vực ASEAN, xây dựng chiến lược huy động nguồn lực bền vững cho việc thực hiện trường học an toàn khu vực ASEAN Hội thảo nhằm thúc đẩy sự cam kết, chia sẻ thông tin về tiến độ thực hiện trường học an toàn, qua đó xác định những

Trang 19

khoảng trống để có thể phân tích và xây dựng chiến lược thực hiện Trường học an toàn khu vực ASEAN ở cấp quốc gia và khu vực một cách bền vững cho giai đoạn

2021- 2025 [7]

Trong chuyên đề “Khung trường học an toàn phòng, chống thiên tai” của Sở

Giáo dục và đào tạo tỉnh Điện Biên, đã tập trung vào định hướng, chỉ đạo huy động các lực lượng tham gia vào xây dựng và triển khai thực hiện mô hình trường học an toàn phòng, chống thiên tai, đó là: Trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích là trường học mà các yếu tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho học sinh được phòng, chống và giảm thiểu tối đa hoặc loại bỏ Xây dựng và triển khai thực hiện mô hình trường học an toàn phòng, chống thiên tai nhằm đạt được các mục tiêu: bảo vệ học sinh, giáo viên và nhân viên của đơn vị khỏi thương tích, các rủi ro khác do thiên tai và các tác động của biến đổi khí hậu; tăng cường khả năng chống chịu, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu thông qua giáo dục, nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh cũng như huy động sự tham gia của cộng đồng; thúc đẩy việc xây dựng, thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả của thiên tai tại mỗi cơ sở giáo dục nhằm hạn chế tối đa sự giãn đoạn các hoạt động dạy và học; đảm bảo việc thiết kế, xây dựng cơ sở vật chất trường học được thực hiện theo các tiêu chuẩn xây dựng của nhà nước, có khả năng chống chịu với các loại hình thiên tai đặc thù tại khu vực xây

dựng trường học [23]

Bùi Thị Tường Vi (2019) trong bài viết “Quản lý hoạt động đảm bảo an

toàn về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tại trường mầm non Thị xã Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương” trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng đã đề xuất

năm biện pháp quản lý hoạt động đảm bảo an toàn về phòng tránh tai nạn thương

tích cho trẻ em [37, tr 21]

Phan Thị Thọ (2020) trong bài “Thực trạng quản lý quản lí hoạt động đảm

bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm non quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh” đã

kết luận: trong thực tế, công tác đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non trên cả nước nói chung, địa bàn quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh nói riêng vẫn còn nhiều bất cập, từ đó cần tập trung vào ba biện pháp quản lý: 1) Việc xây dựng kế hoạch cụ thể về

Trang 20

đảm bảo an toàn cho trẻ trong tổ chức hoạt động vui chơi và trong hoạt động lễ hội; phòng tránh các tai nạn thường gặp ở trẻ đầu năm học và lồng ghép trong kế hoạch giáo dục của nhà trường; đánh giá chất lượng trang thiết bị y tế; 2) Tổ chức phân công trách nhiệm cho từng bộ phận, cá nhân trong thực hiện kế hoạch hoạt động vui chơi và phòng chống tại nạn thương tích cho trẻ; lấy ý kiến xây dựng nội dung, hình thức lao động phù hợp với lứa tuổi của trẻ; bồi dưỡng GV về khả năng phát hiện nguyên nhân, xử lí tình huống trong chống dịch bệnh ở trẻ mầm non; hoạt động đảm bảo an toàn trong tổ chức môi trường giáo dục; 3) Kiểm tra, đánh giá hoạt động vui chơi và phòng tránh tai nạn thương tích của trẻ; sử dụng kết quả để đánh giá xếp loại và khen thưởng cá nhân, tập thể; kiểm tra, đánh giá hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ trong hoạt động lễ, hội và chăm sóc sức khỏe ở trường; so sánh kết

quả đánh giá với kế hoạch đặt ra [24, tr 44-49]

Như vậy, các nghiên cứu nêu trên đã có đóng góp nhất định trong việc nêu rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về yêu cầu của việc đảm bảo trường học an toàn và các tác động của thiên tai và ngoại cảnh, các nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan dẫn tới mất trường học an toàn Các nghiên cứu đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau của quản lý trường học an toàn như cần xây dựng chiến lược đảm bảo trường học an toàn, cần huy động cộng đồng trong và ngoài trường tham gia vào hoạt đông này…, và các nghiên cứu tập trung nhiều hơn vào quản lý đảm bảo an toàn trường mầm non Tuy nhiên, vấn đề quản lý hoạt động đảm bảo trường học an toàn ở các trường PTDT nội trú THCS và THPT còn rất ít được đề cập đến, đặc biệt trong bối cảnh nhà trường có sự đa dạng về văn hoá, về lứa tuổi học sinh trung học, về bối cảnh xã hội và công nghệ đang có nhiều tác động phức tạp và biến

đổi nhanh chóng đến học sinh Do vậy, vấn đề quản lý hoạt động đảm bảo trường

học an toàn tại trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện trong bối cảnh hiện nay

cần phải tiếp tục được đặt ra để nghiên cứu

1.2 Hoạt động đảm bảo trường học an toàn tại trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện trong bối cảnh hiện nay

1.2.1 Khái niệm trường học an toàn và hoạt động đảm bảo trường học an toàn

1.2.1.1 Khái niệm trường học an toàn

Một số quan điểm về trường học an toàn:

Trang 21

Tài liệu “Hướng dẫn trường học an toàn dành cho ban giám hiệu và các

giáo viên” quan niệm: “Trường học an toàn được hiểu là một quá trình nỗ lực để bảo đảm sự an toàn về thể chất và tinh thần cho học sinh, giáo viên và các cán bộ nhà trường trong bất kỳ thảm họa nào” [16]

Tài liệu “Hướng dẫn thực hiện trường học an toàn” định nghĩa: “Trường

học an toàn là môi trường giáo dục có đủ điều kiện để đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên, các cán bộ công nhân viên trong trường (và những người đang làm việc trong trường) và cơ sở vật chất phục vụ dạy và học trong mọi điều kiện của thiên tai và tác động của biến đổi khí hậu” [25]

Tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 80/2017/NĐ-CP quy định: “Môi trường

giáo dục an toàn là môi trường giáo dục mà người học được bảo vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần” [11]

Theo đó, đề tài quan niệm, trường học an toàn là trường học tạo lập được

môi trường giáo dục mà ở đó người học được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và được bảo vệ để chống lại những hành vi, những mối nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tinh thần, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người học

Các tiêu chí đánh giá các lĩnh vực đảm bảo an toàn cho học sinh trong trường học bao gồm:

1.2.1.2 Hoạt động đảm bảo trường học an toàn

An toàn có thể được hiểu là trạng thái mà con người, thiết bị, môi trường được bảo vệ, phòng chống lại những tác nhân nguy hại có thể phát sinh (hoặc tiềm ẩn) do các nguyên nhân chủ quan, khách quan trong cuộc sống

Với quan niệm đó, hoạt động đảm bảo trường học an toàn là những hoạt

động chủ động của nhà trường việc giữ gìn sự bình yên cho học sinh, tránh những

Trang 22

tai nạn, những thiệt hại, rủi ro, những sự cố, những tác động ngoại cảnh bên ngoài mang tính nguy hiểm lên thân thể và có hại về mặt tinh thần cho học sinh, đồng thời đảm bảo quyền được học tập của người học không bị gián đoạn, chia cắt, hạn chế, tước bỏ bởi những lý do, nguyên nhân ngoài ý chí chủ quan của người học

Hoạt động đảm bảo an toàn cho học sinh trong trường học luôn được các cơ sở giáo dục quan tâm, đặc biệt là các trường PTDT nội trú bởi các em học sinh được ăn, ở, học tập và sinh hoạt tại trường

Hoạt động đảm bảo trường học an toàn được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau: lồng ghép trong các hoạt động học tập, thông qua nội quy nhà trường, nội quy nội trú, chế độ sinh hoạt hàng ngày, các quy định trong hoạt động TDTT, trong lao động, trong PCCC và cứu nạn cứu hộ Hoạt động đảm bảo trường học an toàn sẽ hình thành những kiến thức và những kỹ năng cơ bản cho học sinh để phòng tránh những tai nạn thương tích, phòng chánh ngộ độc thực phẩm, phòng chánh đuối nước, điện giật, thiên tai… Đồng thời, nó tác động đến tình cảm của học sinh, nhất là học sinh các trường nội trú, giúp cho việc đảm bảo an toàn trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống, trong học tập và sinh hoạt hàng của các em khi trẻ tham gia vào các hoạt: vui chơi, học tập, lao động…từ đo giúp các em phát triển toàn diện

1.2.2 Đặc trưng của trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện

Trường Phổ thông DTNT nằm trong hệ thống các trường công lập của cả nước, là nơi tạo nguồn cho các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp để đào tạo cán bộ cho các dân tộc mà trước hết là giáo viên (GV), cán bộ y tế, cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý (CBQL), cán bộ chuyên môn khoa học kỹ thuật, đồng thời đào tạo lực lượng lao động có trình độ văn hóa, kỹ thuật, có sức khỏe và phẩm chất tốt để tham gia vào công cuộc đổi mới xây dựng quê hương miền núi, vùng dân tộc

Thông tư số 01/2016/TT-BGDĐT ngày 15/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt đông của trường phổ thông dân tộc nội trú đã quy định rất rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của trường nội trú Trường PTDTNT được Nhà nước thành lập cho con em dân tộc thiểu số, con em gia

Trang 23

đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực có chất lượng cho vùng này; Trường PTDTNT có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh, quốc phòng ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số; Trường PTDTNT là loại hình trường chuyên biệt mang tính chất phổ thông, dân tộc và nội

trú Ngoài nhiệm vụ chính là giảng dạy văn hóa thì còn giáo dục kỹ năng sống và kỹ năng hoạt động xã hội phù hợp với học sinh PTDTNT…, hướng nghiệp và dạy nghề truyền thống phù hợp với năng lực của học sinh…

Về chế độ chính sách học sinh, cho thầy cô giáo học tập công tác tại trường PTDT nội trú cấp huyện: Tại Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 29 tháng 05 năm 2009 của liên Bộ Tài chính- Bộ GD và ĐT

Nhà trường có nhân viên quản sinh, nhân viên bảo vệ, nhân viên y tế ở trực tiếp trong trường, có giáo viên trực theo ca nên thường xuyên quan tâm đến việc ăn, ở, học tập của các em Ngoài ra nhà trường sắp xếp thêm các hoạt động ngoại khóa đa dạng như hoạt động thể thao, kỹ năng sống, năng khiếu Các hoạt động trên nhằm đem đến cho các em một cơ thể khỏe mạnh, thể chất phát triển, tăng sự sáng tạo và tư duy tốt hơn Trọng tâm mang tính đặc thù của học sinh nội trú là hoạt động

tự học, tự rèn luyện Do việc học nội trú tại trường thì các em sẽ được tiếp xúc cũng

như trao đổi thường xuyên với giáo viên trực tiếp Điều này nói lên rằng những thầy cô không chỉ đơn giản là một giáo viên mà còn là một người bạn để chia sẻ, đồng hành với các em Thầy cô có nhiệm vụ làm người hướng dẫn, huấn luyện khi các em tham gia các hoạt động của trường Thầy cô là người giám sát tính kỷ luật của các em và cũng sẽ phạt các em nếu vi phạm Trường nội trú cấp huyện có quy định là học sinh không được phép rời khỏi trường nếu không có sự đồng ý của thầy cô hay phụ huynh, học tập và sinh hoạt phải đúng giờ giấc; mọi học sinh sẽ được học tập, sinh hoạt với sự đảm bảo an ninh cao, sinh hoạt có chọn lọc, có tính kỷ luật, văn minh và lành mạnh Tất cả để giúp các em tránh xa những cái xấu, độc hại và những cám dỗ khó lường

Tuy nhiên, cơ sở vật chất của nhiều trường nội trú còn thiếu, chưa đáp ứng đủ cho học sinh ở, nhiều em phải ngủ ghép, thiếu nhà ký túc học sinh, thiếu nhà đa năng để học sinh sinh hoạt tập trung, sân chơi bãi tập còn chật chội thiếu thốn…

Trang 24

1.2.3 Đặc điểm học sinh của trường phổ thông dân tộc nội trú

- học sinh trường nội trú 100% là người dân tộc ở vùng điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn của tỉnh Sơn La

- 100% học sinh ăn, ở tập trung trong trường nên triển khai các hoạt động tập thể rất thuận lợi; bên cạnh đó các em đều là người dân tộc thiểu số, sống tập trung tại trường từ lớp 6 đến lớp 12 cho nên các em đều ngoan, sinh hoạt có kỷ cương nề nếp

- Học sinh ăn và ở tại trường nên học sinh được phụ đạo và truy bài thường xuyên Việc học nội trú sẽ giúp các em học sinh tiếp cận được các phương pháp học, phương pháp ôn tập mới với các trang thiết bị hiện đại, đầy đủ và đa dạng nhất Những kiến thức và kỹ năng mà các em được học, sẽ là hành trang vững chắc cho các em khi có định hướng như vào Cao đẳng, Đại học, học nghề hay bước vào xã hội để lao động sản xuất

- Việc học các em học sinh học ở trường nội trú cấp huyện sẽ nhận hỗ trợ từ phía các thầy cô giàu kinh nghiệm và hết lòng quan tâm đến học sinh, coi học sinh như con em của mình, điều này sẽ giúp các em hình thành nên những đức tính tốt, có những định hướng về tương lai rõ ràng hơn

- Khi theo học tại các trường nội trú cấp huyện các em học sinh sẽ được rèn luyện các đức tính tốt sau: kỷ luật, kiên trì, đoàn kết, tự lập, sẻ chia, trách nhiệm,… nhờ vậy các em sẽ tự chủ hơn, độc lập hơn và trưởng thành hơn

- Các em được làm quen với nhiều bạn bè, học được cách làm việc nhóm, tăng khả năng thích nghi với cộng đồng nhờ tham gia các chương trình ngoại khóa, kỹ năng mềm, chương trình thể thao, chương trình văn nghệ sẽ xây dựng cho học sinh tính tư duy, sáng tạo và sự đoàn kết

- Học sinh chủ yếu là người dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, mỗi vùng tuy cùng dân tộc nhưng có những phong tục, tập quán khác nhau, nhiều em nhận thức chậm, chưa thành thạo tiếng phổ thông, sắp xếp nội vụ, vệ sinh cá nhân, vệ sinh nội trú còn gặp nhiều khó khăn

1.2.4 Bối cảnh hiện nay và yêu cầu đặt ra cho trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện về đảm bảo trường học an toàn

1.2.4.1 Bối cảnh hiện nay về đảm bảo trường học an toàn ở Việt Nam

Unicef khẳng định nỗ lực xây dựng trường học an toàn ở Việt Nam, cần đảm

Trang 25

bảo thực hiện được 3 trụ cột: cơ sở vật chất an toàn; quản lý trường học an toàn; và

giáo dục phòng chống và giảm nhẹ thiên tai trong trường học

Thời gian gần đây, đã liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn thương tích; các vụ bạo hành, xâm phạm thân thể, sức khỏe, tinh thần trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, có trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng…; một số cơ sở giáo dục vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ Tình trạng báo động về sự mất trường học

an toàn mà nổi cộm ở các vấn đề sau đây:

Bạo lực học đường: Hiện nay bạo lực học đường có xu hướng gia tăng Cụ

thể là, tình trạng học sinh thành lập các phe nhóm đánh nhau, thực hiện các hành vi bạo lực, bắt nạt người học yếu thế vì các lý do liên quan đến sự khác biệt về chính kiến, quan điểm cá nhân, tình bạn, tình yêu ; thậm chí còn có cả giáo viên đánh nhau với học sinh; giáo viên có lời nói, hành vi bạo lực với học sinh; phụ huynh,

học sinh có hành vi vô lễ, bạo lực với thầy cô giáo…

Sự xuất hiện và thâm nhập của các chất ma túy, chất gây nghiện: Hiện tượng

cá nhân, tổ chức tội phạm đưa các chất ma tuý, chất gây nghiện được “chế biến” có hình dạng hấp dẫn, đẹp mắt như những viên kẹo hoặc có hình trái cây hấp dẫn hoặc pha trộn vào các loại nước giải khát xâm nhập vào nhà trường và các cơ sở giáo dục

để dụ dỗ, lừa đảo hoặc bán cho học sinh

Tình trạng mất an ninh trật tự xung quanh môi trường giáo dục: như cờ bạc,

cá độ, ma tuý, đá gà, nhậu nhẹt, đặc biệt là tình trạng mất an ninh trật tự xung quanh trường học, cơ sở giáo dục; không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong bữa cơm của học sinh nhất là các trường bán trú; thiếu an toàn trong công tác phòng, chống tai nạn dẫn đến người học bị chết hoặc bị thương tích nghiêm trọng, cháy nổ,

thiên tai ở một số cơ sở giáo dục…

Tai nạn thương tích: một số tai nạn thường gặp ở học sinh bao gồm bỏng,

ngộ độc, chấn thương, điện giật, đuối nước…

Tác động tiêu cực của công nghệ như: trò chơi trên mạng, trang mạng tiêu

cực, mạng xã hội…

Trang 26

1.2.4.2 Yêu cầu đặt ra cho trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện về đảm bảo trường học an toàn

Những phân tích ở trên cho thấy, môi trường học tập an toàn là môi trường học tập mà người học được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm và được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tốt nhất phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội của từng vùng miền Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra cho trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện về trường học an toàn thì các nhà trường phải bảo đảm được các yếu tố sau đây:

- Đối với chính quyền địa phương:

Trước hết, vị trí để xây dựng nhà trường không nằm cạnh cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc vùng cảnh báo nguy hiểm có nhiều khả năng gánh chịu các sự cố thiên tai như: sạt lở đất, lũ lụt, lũ quét, lũ ống, triều cường, động đất Chính quyền địa phương nơi có trường PTDT nội trú phải có trách nhiệm bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội để người học yên tâm học tập, không bị ảnh hưởng, “lây nhiễm” bởi các tệ nạn xã hội từ bên ngoài như sử dụng ma tuý, mại dâm, cờ bạc, đua xe, trộm cắp, cướp giật… Trách nhiệm của chính quyền địa phương thể hiện ở cả hai cấp độ dự báo và xử lý các tình huống phát sinh Cụ thể, chính quyền địa phương phải trù liệu được những nguy cơ, khả năng và tác động xấu của xã hội nói chung và địa phương nói riêng đối với môi trường giáo dục để có phương án hành động phù hợp gồm: kế hoạch bảo vệ an ninh, trật tự ở địa phương; phòng chống tội phạm; phòng chống thiên tai; phòng chống dịch bệnh; các phương án bảo vệ, phương án xử trí khi có thiên tai, thảm họa, dịch bệnh…; lực lượng bảo vệ; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị hữu quan để bảo đảm an toàn cho trường PTDT nội trú cấp huyện

- Xây dựng các công trình trong phạm vi nhà trường: khu Ký túc xá học

sinh, khu giảng đường lớp học, khu bếp ăn và khu vực sơ chế, khu Nhà đa năng, khu sân chơi, bãi tập, các công trình vệ sinh, các công trình điện, nước trong và xung quanh trường, giao thông cổng trường…

Cơ sở vật chất của các trường nội trú phải có khuôn viên, cổng trường, tường

Trang 27

rào, cây xanh bảo đảm an toàn, vệ sinh, phù hợp cảnh quan, môi trường; có bãi tập, sân chơi, khu để xe phù hợp và thân thiện với người học; phòng học, phòng học bộ môn…bảo đảm đủ ánh sáng, thoáng mát, có bàn ghế phù hợp với lứa tuổi; nhà ăn, ký túc xá, công trình vệ sinh, nước sạch và các công trình xây dựng khác bảo đảm an toàn, thân thiện, dễ tiếp cận, phù hợp với nhu cầu đa dạng của người học; thiết bị dạy học, đồ dùng phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh; được sắp xếp hợp lý, an toàn và dễ tiếp cận

- Ban hành các văn bản quy định đảm bảo an toàn của nhà trường: Nội quy

Trường PTDT nội trú, nội quy ký túc xá của trường PDTD nội trú, nội quy bếp ăn trong trường PTDT nội trú, nội quy và các tiêu lệnh về PCCC và CNCH trong nhà

trường, quy định về giờ giấc học tập, sinh hoạt, lao động, vệ sinh khu nội trú và các hoạt động TDTT trong ngày…

- Sự tham gia của các lực lượng trong nhà trường: Để đảm bảo an toàn của

trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện thì phải huy động toàn thể CBGV, NV, phụ huynh học sinh và học sinh trong trường cùng tham gia công tác đảm bảo trường học an toàn Đặc biệt rất phụ thuộc vào thầy cô giáo, các nhân viên phục vụ, nhân viên bảo vệ, nhân viên nuôi dưỡng, đặc biệt là đạo đức và nhân cách của người thầy Bởi lẽ, nếu người thầy không đạt chuẩn về đạo đức, và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thì người học sẽ bị ảnh hưởng xấu hoặc trở thành nạn nhân trực tiếp của các hành vi đánh đập, phân biệt đối xử, xúc phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự nhân phẩm

- Sự tham gia của các cơ quan chức năng liên quan:

+ Sự tham gia của Công an huyện, Công an Thị trấn trên cơ sở Quy chế phối hợp đảm bảo ANTT trong và ngoài nhà trường

+ Sự tham gia của Bệnh viện Đa khoa huyện, Trung tâm Y tế huyện, Trạm y tế Thị trấn trên cơ sở Kế hoạch phối hợp liên ngành để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, phòng chống dịch bệnh trong nhà trường, khám và kiểm tra kỳ sức định khỏe cho học sinh, phối hợp điều trị bệnh thông thường và cấp cứu trường hợp ốm đau nặng

+ Sự phối hợp của Công an huyện, công an thị trấn và các phòng ban chức năng của huyện trong thực hiện phương án PCCC và CNCH trong nhà trường

Trang 28

+ Sự phối hợp của Bệnh viện đa khoa huyện, của Trung tâm Y tế và các phòng ban chức năng huyện trong thực hiện phương án xử lý ngộ độc thực phẩm tập thể, dịch bệnh tại nhà trường

+ Ngoài ra còn có sự tham gia của UBND thị trấn, Tổ dân phố trên địa bàn trường đóng chân để đảm bảo an toàn trường PTDT nội trú huyện

1.2.5 Các loại hoạt động đảm bảo trường học an toàn cho trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện

1.2.5.1 Hoạt động đảm bảo an toàn thể chất của học sinh

(1) Mục tiêu

- Đảm bảo sức khoẻ thể chất cho từng học sinh

- Đảm bảo an toàn cho học sinh khi tham gia hoạt động học tập, thể thao, lao động và sinh hoạt tập thể của nhà trường

- Đảm bảo về điều kiện CSVC và trang thiết bị an toàn cho học sinh tham gia hoạt động và sinh hoạt trong trường nội trú

(2) Nội dung

- Dạy học môn thể dục trong nhà trường

- Tích hợp nội dung hoạt động đảm bảo an toàn về thể chất cho học sinh vào các môn gần

- Tổ chức cho học sinh lao động, vệ sinh nội trú hàng ngày tại nhà trường

- Tổ chức hội khỏe phù đổng cấp trường và giải điền kinh cấp trường

- Tham gia thi đấu Hội khỏe phù đổng và điền kinh các cấp

(3) Phương pháp

- Thông qua phương pháp dạy học môn thể dục tại nhà trường

- Thông qua phương pháp tích hợp vào các môn gần

- Phương pháp tổ chức thể dục buổi sáng và thể dục giữa giờ hàng ngày

- Phương pháp tuyên truyền, giáo dục qua hoạt động dưới cờ, sinh hoạt nội trú, lao động, thể dục buổi sáng…

(4) Hình thức tổ chức hoạt động đảm bảo an toàn thể chất cho học sinh

- Hoạt động thông qua khám sức khỏe đầu năm, cuối năm cho học sinh

- Hoạt động thông qua kiểm tra thường xuyên, định kỳ môn thể dục

Trang 29

- Hoạt động thông qua hội khỏe phù đổng và các giải điền kinh

- Tổ chức hoạt động học tập, lao động và sinh hoạt trong trường nội trú

(5) Kết quả đảm bảo an toàn thể chất cho học sinh

- Kết quả đánh giá sức khỏe định kỳ đầu năm và cuối năm của học sinh

- Kết quả kiểm tra thường xuyên, định kỳ môn thể dục

- Kết quả tham gia hội khỏe phù đổng và các giải điền kinh các cấp

- Hạn chế tối đa các thương tích trong quá trình học sinh tham gia hoạt động và sống trong môi trường nội trú

1.2.5.2 Hoạt động đảm bảo an toàn tinh thần của học sinh

(1) Mục tiêu của hoạt động

- Đảm bảo về sức khoẻ tinh thần của học sinh

- Đảm bảo cho học sinh yên tâm và chủ động khi tham gia hoạt động học tập và sinh hoạt tập thể của nhà trường

- Đảm bảo các điều kiện CSVC và trang thiết bị giám sát để học sinh yên tâm và chủ động tham gia hoạt động và sinh hoạt nội trú

(2) Nội dung của hoạt động

- Xây dựng các quy tắc ứng xử trong môi trường nội trú đảm bảo môi trường không có bạo lực, bạo hành

- Tư vấn tâm lý cho học sinh gặp khó khăn

- Xây dựng Chương trình giáo dục, tài liệu giáo dục để trang bị cho học sinh kiến thức và khả năng chủ động tự đảm bảo an toàn cho bản thân

- Xây dựng môi trường đầy đủ các tiện nghi về điện, nước, khu vệ sinh riêng, sạch sẽ, an toàn, dễ tiếp cận, phân theo giới tính/đối tượng

- Tăng cường hoạt động giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, hướng dẫn tư vấn sức khỏe và tâm lý, tôn trọng sự khác biệt

- Xây dưng quy chế phối hợp với các lực lượng y tế, công an, chính quyền địa phương trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh

- Xây dựng tình bạn đẹp giữa các học sinh trong môi trường nội trú

Trang 30

(3) Phương pháp của hoạt động

- Tuyên truyền, giáo dục qua hoạt động dưới cờ, sinh hoạt nội trú, hoạt động văn hóa văn nghệ, TDTT, vui chơi lành mạnh, bổ ích

- Giáo dục qua môn học trải nghiệm, hướng nghiệp

- Giáo dục của quản sinh nhà trường

- Giáo dục thông qua tổ hỗ trợ tâm lý

- Giáo dục qua nội quy nhà trường, nội quy nội trú

(4) Hình thức tổ chức hoạt động

- Tổ chức sinh hoạt nội trú, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt đoàn, sinh hoạt đội

- Tổ chức giáo dục chính trị tư tưởng của Đoàn thanh niên nhà trường, công an và bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng

- Thông qua hoạt động của tổ hỗ trợ tâm lý cho học sinh

- Giảng dạy của GVBM, sinh hoạt lớp của GVCN, tuyên truyền, giáo dục của quản sinh nhà trường

- Thông qua các hoạt động văn hóa văn nghệ, TDTT, vui chơi lành mạnh, bổ ích của nhà trường

- Thông qua phối hợp với cha mẹ học sinh và các tổ chức đoàn thể địa phương

(5) Kết quả hoạt động

- Phát huy được tính chủ động trong học tập của học sinh, chủ động trong các hoạt động tập thể và rèn luyện tại nhà trường nội trú, tư tưởng luôn yên tâm học tập

- Hoạt động hiệu quả của tổ hỗ trợ tâm lý nhà trường

- Kết quả tư vấn, hỗ trợ của GVCN, quản sinh, y tế trường học, cha mẹ học sinh

1.2.5.3 Các lực lượng tham gia vào đảm bảo an toàn cho học sinh

(1) Tổ trưởng chuyên môn (2) Đoàn thanh niên nhà trường (3) GVBM, GVCN, Quản sinh nhà trường (4) Tổ hỗ trợ tâm lý nhà trường

(5) Cha mẹ học sinh (6) Chính quyền địa phương, bộ đội, công an, huyện đoàn, y tế

Trang 31

1.2.6 Những yếu tố tác động đến đảm bảo trường học an toàn

Có ba nhóm yếu tố tác động đến đảm bảo trường học an toàn, đó là:

Thứ nhất, các yếu tố đến từ điều kiện vật chất của nhà trường bao gồm các

yếu tố bên ngoài (yếu tố xã hội) như: vị trí xây dựng trường và cơ sở giáo dục (gần chợ, trung tâm thương mại, giải trí, khu cai nghiện, khu vực sản xuất có chất thải và môi trường độc hại; khu dân cư mất trật tự an toàn, nhiều người nghiện ma tuý, trộm cắp, cướp giật, đua xe, cờ bạc, mại dâm…) Các yếu tố bên trong liên quan đến cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc dạy học tập như: phòng học, bàn ghế, bảng, cửa phòng học, cửa sổ, hệ thống điện nước, quạt, máy lạnh… bị hư hỏng, xuống cấp hoặc bị sụt lún, nứt vỡ, phòng học quá nhỏ, quá thấp, quá chật chội, quá nóng, quá lạnh… Khi các điều kiện này không đảm bảo tiêu chuẩn thì người học luôn có nguy cơ đối mặt với những rủi ro đối với tính mạng, sức khoẻ, trí tuệ và nhân cách

Thứ hai, các yếu tố từ người chăm sóc, nuôi dạy và giáo dục liên quan đến

đạo đức, nhân cách, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên phục vụ, thầy cô giáo, người quản lý nhà trường Những yếu tố trên thể hiện qua hành vi, cử chỉ, lời nói, nội dung, phương pháp, kỹ năng giảng dạy và quản lý Với nhóm yếu tố này, môi trường học tập sẽ không an toàn nếu nhân viên phục vụ, thầy cô giáo, nhà quản lý giáo dục không đạt chuẩn về đạo đức, trình độ và chuyên môn nghiệp vụ Biểu hiện của không đạt chuẩn đạo đức đó là thầy cô giáo, nhân viên phục vụ, người quản lý có hành vi đánh đập, sỉ nhục, lạm dụng, phân biệt đối xử với người học hoặc chăm sóc, nuôi dạy bằng phương pháp phản khoa học, chỉ dựa vào kinh nghiệm thực tế hoặc theo quan điểm phản khoa học “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” làm ảnh hưởng, tổn thương cả về tính mạng, sức khoẻ danh dự và nhân phẩm của người học Những hành vi này là một yếu tố làm cho người học không được hưởng quyền “học tập trong môi trường an toàn”

Thứ ba, các yếu tố đến từ chính người học mà điển hình là bạo lực học

đường, một biểu hiện cụ thể của hành vi hung tính Hành vi này mang tính thù địch, có liên quan đến cảm giác tuyệt vọng và hẫng hụt, được biểu hiện rõ ràng bằng cường độ biểu đạt lời nói, hành vi và thái độ như đe dọa, chỉ trích, chửi bới, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, đánh đập, kết bè phái, phe nhóm có tính chất bạo lực…

Trang 32

những hành vi này làm cho người học không có môi trường an toàn để học tập, rèn luyện tại các nhà trường hoặc cơ sở giáo dục

1.3 Quản lý hoạt động đảm bảo trường học an toàn tại trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện

1.3.1 Quản lý hoạt động đảm bảo an trường học

Quản lý có nhiều cách định nghĩa:

Tác giả Nguyễn Phương Huyền và nhóm tác giả quan niệm: “Quản lý là quá

trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (các chức

năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra” [15]

Từ các quan niệm trên, đề tài quan niệm: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có

hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu của tổ chức

Xu hướng hiện nay ở Việt Nam là tăng cường phân cấp quản lý trong nhà trường theo định hướng tăng cường quyền tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm cho các nhà trường, với các nội dung sau:

- Tăng cường phân cấp quản lý cho các nhà trường, các cơ quan quản lý giáo dục chuyển từ làm giáo dục sang quản lý nhà nước về giáo dục như: xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật một cách đồng bộ; định hướng phát triển đội ngũ thông qua xây dựng, quản lý, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển

- Tăng cường cơ chế tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm của các trường công lập theo hướng giao quyền tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm về chuyên môn, tổ chức, nhân sự, tài chính một cách toàn diện, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao

Quản lý trường PTDT nội trú bao gồm quản lý quá trình dạy học, giáo dục, tài chính, nhân lực, hành chính và môi trường xã hội, trong đó quản lý quá trình dạy

học là trọng tâm

Với phân tích trên, đề tài xác định: Quản lý hoạt động đảm bảo trường học

an toàn là quá trình các chủ thể quản lý huy động các nguồn lực và các lực lượng xã hội khác nhằm tạo lập môi trường học tập và giáo dục an toàn, mà ở đó người học được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và được bảo vệ để chống lại những hành vi, những mối nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tinh thần, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người học

Trang 33

1.3.2 Hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện trong quản lý hoạt động đảm bảo trường học an toàn

Thông tư 32/2020/TT- BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định: “Hiệu trưởng trường trung học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường.”

Nhiệm vụ và quyền của hiệu trưởng

- Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; tổ chức thành lập hội đồng trường; Tổ chức xây dựng chiến lược, tầm nhìn, mục tiêu… tổ chức và hoạt động của nhà trường… xây dựng kế hoạch giáo dục hằng năm của nhà trường

- Thực hiện các quyết định hoặc kết luận của hội đồng trường Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà…

- Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức…; - Quản lý tài chính và tài sản của nhà trường;

- Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh…Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động…

- Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn; tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý; được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo và các chính sách ưu đãi theo quy định; tham gia dạy học theo quy định về định mức giờ dạy đối với hiệu trưởng;

- Được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đào tạo nâng cao trình độ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật [8]

Ngoài các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều lệ trường trung học hiện hành, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường PTDTNT còn có nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Thông tư Số 01/2016/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 01 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế Tổ chức và Hoạt đông của trường phổ thông dân tộc nội trú

1.3.3 Nội dung quản lý hoạt động đảm bảo trường học an toàn tại trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện

1.3.3.1 Xây dựng kế hoạch đảm bảo trường học an toàn

Để triển khai nhiệm vụ quản lý đảm bảo trường học an toàn tại trường phổ

Trang 34

thông dân tộc nội trú cấp huyện, hiệu trưởng phối hợp cùng các CBQL trong nhà trường cần thực hiện xây dựng một loạt các kế hoạch sau nhằm mục tiêu đảm bảo trường học an toàn cho học sinh nội trú Cụ thể:

(1) Xây dựng Kế hoạch đảm bảo ANTT của nhà trường (2) Xây dựng Kế hoạch công tác nội trú

(3) Xây dựng Kế hoạch PCCC và CNCH (4) Xây dựng Kế hoạch phòng chống dịch bệnh trong trường học (5) Xây dựng Kế hoạch đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm (6) Xây dựng Kế hoạch lao động, vệ sinh, sửa chữa CSVC đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp và an toàn

(7) Xây dựng Kế hoạch phối hợp với Trung tâm Y tế huyện, Trạm y tế thị trấn trong tuyên truyền, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm trong trường học

(8) Xây dựng Kế hoạch phối hợp khám sức khỏe định kỳ cho học sinh nhà trường

(9) Xây dựng Kế hoạch tăng cường CSVC, trang thiết bị đảm bảo môi trường học tập an toàn

1.3.3.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch đảm bảo trường học an toàn

Sau khi nhà trường đã xây dựng kế hoạch và phê duyệt các kế hoạch đó, Hiệu trưởng và các CBQL tiếp tục chuẩn bị các điều kiện cần và đủ để triển khai kế hoạch đã phê duyệt và chuẩn bị những phương án phòng bị Các công việc bao gồm:

(1) Huy động nguồn lực tài chính để đảm bảo điều kiện hoạt động an toàn của trường nội trú

(2) Tăng cường công tác xã hội hóa nhằm phát triển hoạt động giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trường học

(3) Nhà trường thiết kế nơi học tập, ăn ở, sinh hoạt tập thể hợp lý nhằm đảm bảo an toàn sức khoẻ, tính mạng, sự riêng tư, kín đáo phù hợp với tâm lý lứa tuổi, giới tính của học sinh

(4) Thành lập Tổ tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho học sinh, hiệu quả hoạt động của tổ

(5) Nhà trường bố trí phòng để phục vụ cho công tác tư vấn nhằm đảm bảo

sự riêng tư, kín đáo theo tâm lý học sinh

Trang 35

(6) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ, giáo viên làm công tác tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho học sinh tại nhà trường

(7) Tổ chức cho giáo viên GDTC tham gia tập huấn và nâng cao năng lực nhân viên y tế trường học

(8) Tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho CBGV, NV, quản sinh về PCCC, CNCH, phòng chống thiên tai…

1.3.3.3 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch đảm bảo trường học an toàn

Trong triển khai kế hoạch đã phê duyệt và chuẩn bị đủ những điều kiện để triển khai kế hoạch, Hiệu trưởng và các CBQL chỉ đạo bộ máy đã được phân công ở khâu tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao, hướng dẫn giáo viên, quản sinh các nội dung cần thiết, động viên kịp thời các lực lượng thực hiện nhiệm vụ Các công việc cụ thể gồm:

(1) Chỉ đạo thực hiện Kế hoạch số 105/KH-UBND ngày 08/4/2022 của UBND tỉnh Sơn La về việc thực hiện Chương trình “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021 - 2030”

(2) Thực thi đúng quy định và các văn bản pháp quy về trường học an toàn (3) Chỉ đạo tổ chức thực hiện hiệu quả chương trình môn học lồng ghép nội dung giáo dục đảm bảo an toàn cho học sinh

(4) Triển khai các văn bản của Bộ, của tỉnh Sơn La, của Sở GD và ĐT Sơn La về công tác hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông

(5) Chỉ đạo tổ chức các hoạt động thể thao gắn liền với nội dung môn học GDTC, duy trì việc tập luyện thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ, dạy các bài tập phát triển kỹ năng tự vệ, kỹ năng an toàn

(6) Thực hiện Chương trình Y tế trường học giai đoạn 2021- 2025 và “Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025”

(7) Chỉ đạo giáo dục giới tính và sức khoẻ sinh sản vị thành niên trong trường nội trú

(8) Chỉ đạo sử dụng hiệu quả tài liệu “Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp với tăng cường hoạt động thể lực cho học sinh trong các cơ sở giáo dục”

Trang 36

(9) Chỉ đạo tổ chức hoạt động ngoại khoá xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường

(10) Chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng chống ma tuý, an toàn giao thông, mua bán người, an ninh mạng, bạo lực học đường

(11) Chỉ đạo tích cực phòng, chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác trong trường học

1.3.3.4 Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch đảm bảo trường học an toàn

Khi triển khai thực hiện kế hoạch và kết thúc học kỳ, năm học, Hiệu trưởng và CBQL cần bám sát vào kế hoạch đã phê duyệt và những quy định của Ngành, của nhà trường để giám sát các lực lượng thực hiện nhiệm vụ, kiểm tra, đánh giá các hoạt động đảm bảo trường học an toàn của nhà trường, bao gồm:

(1) Kiểm tra, giám sát quá trình và kết quả thực hiện Kế hoạch đảm bảo trường học an toàn theo năm học

(2) Kiểm tra, giám sát quá trình và kết quả thực hiện Kế hoạch đảm bảo an toàn các phương tiện, thiết bị, CSVC đảm bảo an toàn môi trường học tập

(3) Kiểm tra, giám sát quá trình và kết quả thực hiện Kế hoạch đảm bảo an toàn giáo dục thể chất

(4) Kiểm tra, giám sát quá trình và kết quả thực hiện Kế hoạch đảm bảo ANTT của nhà trường

(5) Kiểm tra, giám sát quá trình và kết quả thực hiện Kế hoạch công tác nội trú trong trường học

(6) Kiểm tra, giám sát quá trình và kết quả thực hiện Kế hoạch PCCC và CNCH (7) Kiểm tra, giám sát quá trình và kết quả thực hiện Kế hoạch phòng chống dịch bệnh trong trường học

(8) Kiểm tra, giám sát quá trình và kết quả thực hiện Kế hoạch đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm

(9) Kiểm tra, giám sát quá trình và kết quả thực hiện Kế hoạch lao động, vệ sinh, sửa chữa CSVC đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp và an toàn

(10) Kiểm tra, giám sát quá trình và kết quả thực hiện Kế hoạch phối hợp với Trung tâm Y tế huyện, Trạm y tế thị trấn trong tuyên truyền, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm trong trường học

Trang 37

(11) Kiểm tra, giám sát quá trình và kết quả thực hiện Kế hoạch phối hợp khám sức khỏe định kỳ cho học sinh nhà trường

(12) Kiểm tra, giám sát quá trình và kết quả thực hiện Kế hoạch tăng cường CSVC, trang thiết bị đảm bảo môi trường học tập an toàn

(13) Kiểm tra, giám sát quá trình và kết quả phối hợp với các bên liên quan đến đảm bảo trường học an toàn cho học sinh

1.3.3.5 Phối hợp các bên liên quan trong đảm bảo trường học an toàn

Trong quá trình quản lý hoạt động đảm bảo trường học an toàn cho học sinh nội trú, các trường THCS và THPT PTDT nội trú cấp huyện cần phối hợp được với các lực lượng, các bên liên quan ngoài nhà trường để đồng bộ và ủng hộ nhà trường

thực hiện nhiệm vụ Cụ thể việc phối hợp với các bên liên quan trong đảm bảo an

toàn cho học sinh trường PTDT nội trú bao gồm:

(1) Phối kết hợp với các cơ quan chức năng trong việc xây dựng các phương án và kế hoạch đảm bảo môi trường giáo dục an toàn

(2) Phối hợp với chính quyền địa phương trong bảo vệ anh ninh trật tự trên địa bàn trường nội trú

(3) Phối hợp với Huyện đoàn trong giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp

(4) Phối hợp với Công an thị trấn trong tuyên truyền phòng chống tội phạm, tuyên truyền phòng chống ma tuý, tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em, tuyên truyền giáo dục ATGT

(5) Phối hợp với Ban chỉ huy quân sự huyện và các đồn biên phòng trong tuyên truyền việc di dịch cư tự do, tuyên truyền đạo trái phép ở đồng bào dân tộc ít người trên địa bàn

(6) Phối hợp với Trung tâm Y tế huyện, Trạm Y tế thị trấn, Bênh viện Đa khoa huyện trong đảm bảo an toàn cho học sinh trường nội trú

(7) Phối hợp với cha mẹ học sinh để trao đổi thông tin và nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh về đặc điểm phát triển tâm sinh lý lứa tuổi và tác động của những thay đổi đối về tâm lý và tinh thần đến học sinh

(8) Phối hợp với các chuyên gia, cá nhân, cơ quan, tổ chức có chức năng để

Trang 38

tổ chức hoạt động tư vấn, hỗ trợ tâm lý phù hợp với nhu cầu của học sinh và yêu cầu giáo dục của nhà trường

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động đảm bảo trường học an toàn tại trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện

1.4.1 Yếu tố của chủ thể quản lý

Việc nhận thức đầy đủ của CBQL nhà trường về hoạt động đảm bảo trường học an toàn tại trường phổ thông dân tộc nội trú là yếu tố quan trọng để tổ chức hoạt động quản lý phù hợp, tạo điều kiện cho học sinh được học tập, sinh hoạt trong môi trường an toàn nhất, lành mạnh nhất

Đội ngũ CBQL có năng lực lãnh đạo, quản lý là yếu tố có tính chất quyết định định hướng, xây dựng bộ máy, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá, huy động các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động đảm bảo trường học an toàn tại trường phổ thông dân tộc nội trú

Bên cạnh đó, năng lực tổ chức hoạt động đảm bảo trường học an toàn của nhà trường với tính mục đích, kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục tác động một cách tự giác, tích cực nhất đến sự hình thành, phát triển nhân cách nói chung cũng như hình thành và phát triển kỹ năng phòng chống thiên tai, thảm họa, tệ nạn xã hội và các vấn đề liên quan đến mất trường học an toàn cho học sinh Các hoạt động đảm bảo trường học an toàn trong trường PTDT nội trú sẽ giúp học sinh có điều kiện tham gia trải nghiệm để hình thành và phát triển các năng lực phòng chống thiên tai, thảm họa và các nguy cơ mất an toàn trong trường học có thể xảy ra

1.4.2 Yếu tố của đối tượng quản lý

100% học sinh các trường PTDT nội trú là con em các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn của các huyện trong tỉnh, mỗi vùng tuy cùng dân tộc nhưng có những phong tục, tập quán, văn hóa khác nhau; nhiều em học sinh chưa thành thạo tiếng phổ thông, còn gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày; việc chấp hành nội quy trường lớp, nội vụ phòng ở, vệ sinh cá nhân, vệ sinh nội trú còn gặp nhiều khó khăn

Do các em đều là học sinh dân tộc ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nên hầu như chưa được tham gia các hoạt động đảm bảo trường học an

Trang 39

toàn, chưa tham gia nhiều vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp nên khi tham gia các hoạt động của nhà trường còn nhiều bỡ ngỡ, phải mất nhiều thời gian để đưa các em đi vào nề nếp

Đối với các em đầu cấp hai (lớp 6) còn bé, phải xa gia đình, xa người thân để đi học, chưa tự lo cho bản thân được, nhà trường phải chăm lo từng ly từng tí như một người cha, người mẹ ở gia đình để các em dần dần làm quen với nề nếp, nội quy, quy chế của nhà trường

Việc nhận thức đầy đủ của giáo viên, nhân viên và học sinh về hoạt động đảm bảo trường học an toàn là yếu tố quan trọng để thực hiện các hoạt động đảm bảo trường học an toàn ở trường PTDT nội trú Hoạt động đảm bảo trường học an toàn được thực hiện thông qua mọi hoạt động giáo dục của nhà trường, ở mọi môi trường sinh hoạt trong nhà trường Giáo viên nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tác dụng của hoạt động đảm bảo trường học an toàn, trong quá trình tổ chức các hoạt động đảm bảo trường học an toàn sẽ có các hình thức giáo dục phù hợp để tạo điều kiện cho CBQL, GV, NV và học sinh tham gia qua đó tạo ra cơ hội hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ nhau cùng vượt qua các nguy cơ mất trường học an toàn

Đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, thương yêu chăm sóc học sinh như con em của mình, có năng lực sư phạm tốt là yếu tố có tính chất quyết định hoạt động đảm bảo trường học an toàn ở trường PTDT nội trú

1.4.3 Yếu tố về môi trường quản lý

- Về mặt xã hội: Môi trường xã hội là yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển các kỹ năng tự bảo vệ bản thân của học sinh trước những tác động có nguy cơ làm mất an toàn trường học Những tác động xung quanh có thể làm nảy sinh những cách ứng phó, những nhóm bạn thực hiện những hành vi tiêu cực hoặc chống lại những hành vi tiêu cực từ bên ngoài

- Về môi trường: Môi trường sư phạm như các điều kiện trong nhà trường như cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện giáo dục, thư viện… là những yếu tố không thể thiếu, tạo nên môi trường vật chất cho hoạt động dạy và học của GV, HS Môi trường tinh thần

Trang 40

như bầu không khí, các mối quan hệ giao tiếp, ứng xử… tạo nên văn hóa nhà trường Vì vậy, cần xây dựng môi trường vật chất và tinh thần cho hoạt động đảm bảo trường học an toàn cho học sinh trường PTDT nội trú

Môi trường sinh hoạt của gia đình cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự an toàn về tinh thần của học sinh Những gia đình mà các thành viên gắn bó, yêu thương, tôn trong và biết chia sẻ sẽ làm cho con cái biết yêu thương, có ý thức cộng đồng trách nhiệm trong gia đình

Các hoạt động của các tổ chức đoàn thể xã hội trong và ngoài nhà trường có tác dụng thu hút học sinh vào các hoạt động chung, tạo cho học sinh biết gắn bó, chia sẻ, đoàn kết từ đó hình thành và phát triển kỹ năng hợp tác, thái độ tích cực trong phòng chánh các yếu tố làm mất trường học an toàn cho học sinh

- Về cơ sở vật chất: Nhà trường trang bị tương đối đầy đủ các dụng cụ tập luyện TDTT, đầu tư cải tạo và nâng cấp sân chơi bãi tập, ban hành nội quy về hoạt động TDTT trong ngày để đảm bảo tuyệt đối an toàn khi học sinh tham gia hoạt động TDTT

Trang bị đầy đủ các phương tiện PCCC và cứu nạn cứu hộ cho đội PCCC và CNCH của nhà trường đồng thời định kỳ tham gia tập huấn và huấn luyện sẵn sàng xử trí các tình huống phát sinh có nguy cơ gây mất an toàn trong học

Phòng y tế có tủ thuốc được trang bị đầy đủ cơ số thuốc thông thường và các phường tiện y tế đảm bảo cho khám và điều trị các bệnh thông thường cho học sinh Có quy chế phối hợp để khám sức khỏe định kỳ cho toàn thể học sinh nhà trường và phương án cấp cứu học sinh khi gặp tai nạn và các bênh nặng

- Cơ chế quản lý: + Ban quản lý nội trú nhà trường xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện kế hoạch công tác quản lý nội trú; thường xuyên kiểm tra việc chấp hành nội vụ, vệ sinh nội trú, vệ sinh trường lớp; kiểm tra việc đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị điện, nước của học sinh qua đó kịp thời nhắc nhở, sửa chữa để đảm bảo tuyệt đối an toàn

+ Hàng ngày, Ban Trường học an toàn tiến hành kiểm thực ba bước đối với nguồn thực phẩm được cung ứng cho bếp ăn nhà trường, tiến hành lưu mẫu thức ăn

Ngày đăng: 04/09/2024, 14:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Công an (2012), Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27/04/2012 của Bộ Công an Quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn "An toàn về an ninh trật tự”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: An toàn về an ninh trật tự
Tác giả: Bộ Công an
Năm: 2012
2. Bộ giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định số 4458/QĐ-BGDĐT ngày 22/8/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về xây dựng trường học an toàn và phòng, chống tai nạn thương tích trong trường phổ thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 4458/QĐ-BGDĐT ngày 22/8/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về xây dựng trường học an toàn và phòng, chống tai nạn thương tích trong trường phổ thông
Tác giả: Bộ giáo dục và Đào tạo
Năm: 2007
3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2016), Thông tư số: 01/2016/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 01 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường Phổ thông dân tộc nội trú, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số: 01/2016/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 01 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường Phổ thông dân tộc nội trú
Tác giả: Bộ Giáo dục và đào tạo
Năm: 2016
4. Bộ giáo dục và Đào tạo (2017), Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT ngày 26/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT ngày 26/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021
Tác giả: Bộ giáo dục và Đào tạo
Năm: 2017
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chỉ thị số 4316/CT-BGDĐT ngày 12/10/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT V/v tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong trường học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 4316/CT-BGDĐT ngày 12/10/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT V/v tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong trường học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2018
6. Bộ giáo dục và Đào tạo (2019), Chỉ thị số 933/CT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường các giải pháp phòng chống bạo lực học đường, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 933/CT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường các giải pháp phòng chống bạo lực học đường
Tác giả: Bộ giáo dục và Đào tạo
Năm: 2019
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Sáng kiến trường học an toàn khu vực ASEAN, Cổng thông tin điện tử, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sáng kiến trường học an toàn khu vực ASEAN
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2019
8. Bộ Giáo dục và đào tạo (2020), Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ GD và ĐT ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ GD và ĐT ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học
Tác giả: Bộ Giáo dục và đào tạo
Năm: 2020
9. Bộ giáo dục và Đào tạo (2021), Quyết định số 4501/QĐ-BGDĐT ngày 29/11/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2025, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 4501/QĐ-BGDĐT ngày 29/11/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2025
Tác giả: Bộ giáo dục và Đào tạo
Năm: 2021
10. Bộ Y tế - Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Thông tư Liên tịch của Bộ Y tế - Bộ Giáo dục và Đào tạo số 08/2008/TTLT-BYT –BGDĐT ngày 08 tháng 7 năm 2008 về việc Hướng dẫn công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư Liên tịch của Bộ Y tế - Bộ Giáo dục và Đào tạo số 08/2008/TTLT-BYT –BGDĐT ngày 08 tháng 7 năm 2008 về việc Hướng dẫn công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục
Tác giả: Bộ Y tế - Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2008
11. Chính phủ (2017), Nghị định số 80/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 80/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2017
12. Nguyễn Đức Chính (chủ biên), Trần Xuân Bách-Trần Thị Lan Phương (2019), Quản lý chất lượng trong giáo dục, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chất lượng trong giáo dục
Tác giả: Nguyễn Đức Chính (chủ biên), Trần Xuân Bách-Trần Thị Lan Phương
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2019
13. Đặng Xuân Hải (2017), Quản lý sự thay đổi trong giáo dục, Giáo trình, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý sự thay đổi trong giáo dục
Tác giả: Đặng Xuân Hải
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2017
14. Nguyễn Thụy Thái Hòa (2018), Quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non quận Bình Tân Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non quận Bình Tân Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Thụy Thái Hòa
Năm: 2018
15. Nguyễn Phương Huyền (chủ biên), Dương Thị Hoàng Yến - Nghiêm Thị Đương (2020), Kỹ năng lãnh đạo quản lý của Hiệu trưởng trường phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ năng lãnh đạo quản lý của Hiệu trưởng trường phổ thông
Tác giả: Nguyễn Phương Huyền (chủ biên), Dương Thị Hoàng Yến - Nghiêm Thị Đương
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2020
16. Hội chữ thập đỏ Việt Nam (2011), Tài liệu hướng dẫn trường học an toàn, Lưu hành nội bộ, Huế tháng 10 năm 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hướng dẫn trường học an toàn
Tác giả: Hội chữ thập đỏ Việt Nam
Năm: 2011
17. Đinh Đức Hợi, Nguyễn Danh Hoài, Đỗ Mạnh Hả (2020), “Thực trạng quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Giáo dục, (478), Kì 2 – 5, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”, "Tạp chí Giáo dục
Tác giả: Đinh Đức Hợi, Nguyễn Danh Hoài, Đỗ Mạnh Hả
Năm: 2020
18. Nguyễn Thị Lan Hương (2019), “Tổ chức giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng nhằm xây dựng trường học an toàn”, Tạp chí Giáo dục, (453), Kì 1 - 5, tr. 60, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng nhằm xây dựng trường học an toàn”, "Tạp chí Giáo dục
Tác giả: Nguyễn Thị Lan Hương
Năm: 2019
19. Nguyễn Thị Mỹ Lộc – Nguyễn Vũ Bích Hiền (Đồng chủ biên) (2019), Quản lý văn hóa nhà trường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý văn hóa nhà trường
Tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Lộc – Nguyễn Vũ Bích Hiền (Đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2019
20. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên), Dương thị Hoàng Yến - Nguyễn Phương Huyền (2022), Ứng dụng tâm lý học trong quản lý giáo dục tiếp cận theo hướng hành vi tổ chức, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng tâm lý học trong quản lý giáo dục tiếp cận theo hướng hành vi tổ chức
Tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên), Dương thị Hoàng Yến - Nguyễn Phương Huyền
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2022

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN