1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở tỉnh cao bằng

138 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở tỉnh Cao Bằng
Tác giả Phùng Thị Biên
Người hướng dẫn TS. Đỗ Lệ Hà
Trường học Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Quản lý giáo dục
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 2 MB

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHÙNG THỊ BIÊN QUẢN LÝ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH CAO BẰNG LUẬN VĂN TH

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHÙNG THỊ BIÊN

QUẢN LÝ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH

Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ

TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHÙNG THỊ BIÊN

QUẢN LÝ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH

Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ

TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH CAO BẰNG

Ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS ĐỖ LỆ HÀ

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Đỗ Lệ Hà Các số liệu thống kê, kết quả nghiên cứu, phát hiện mới là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây Luận văn có sử dụng, phát triển, kế thừa một số tư liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu từ các sách, giáo trình, tài liệu, liên quan đến nội dung đề tài

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2023

Tác giả luận văn Phùng Thị Biên

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu, điều tra, khảo sát và triển khai đề

tài: “Quản lý giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở tỉnh Cao Bằng” tác giả đã nhận được sự động viên,

khích lệ và tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, của các thầy giáo, cô giáo, anh chị em, bạn bè đồng nghiệp và gia đình

Với tình cảm chân thành tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo giáo Khoa Tâm lý - Giáo dục, bộ phận sau đại học Phòng Đào tạo - trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy và tư vấn giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện luận văn

Tác giả bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với: TS Đỗ Lệ Hà, giảng viên trực tiếp hướng dẫn, đã tận tình định hướng, chỉ dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả vượt qua những khó khăn trong suốt quá trình hoàn thành luận văn

Tác giả xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng,

Sở GD&ĐT tỉnh Cao Bằng; Ban giám hiệu và giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở tỉnh Cao Bằng; các bạn đồng nghiệp cùng gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ, đóng góp ý kiến và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận văn này

Mặc dù đã rất nỗ lực, cố gắng rất nhiều trong việc nghiên cứu, song do thời gian và kinh nghiệm thực tiễn của bản thân còn hạn chế, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy (cô), các bạn đồng nghiệp và các nhà khoa học để luận văn của tác giả được hoàn chỉnh hơn

Xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2023

Tác giả Phùng Thị Biên

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc luận văn 6

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ 7

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7

1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài 7

1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam 10

1.2 Một số khái niệm cơ bản 14

1.2.1 Quản lý 14

1.2.2 Giới tính, Giáo dục giới tính 16

1.2.3 Giáo dục giới tính cho học sinh phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở 18

1.2.4 Quản lý giáo dục giới tính cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở 19

Trang 6

1.3 Lý luận về giới dục giới tính cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc

nội trú Trung học cơ sở 21 1.3.1 Đặc điểm của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú Trung học

cơ sở 21 1.3.2 Mục tiêu của giáo dục giới tính cho học sinh ở trường phổ thông dân

tộc nội trú Trung học cơ sở 22 1.3.2 Nội dung của giáo dục giới tính cho học sinh ở trường phổ thông dân

tộc nội trú Trung học cơ sở 23 1.3.3 Phương pháp, hình thức giáo dục giới tính cho học sinh ở trường phổ

thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở 25 1.3.4 Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục giới tính cho học sinh ở trường

phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở 28 1.3.5 Các lực lượng giáo dục giới tính cho học sinh ở trường phổ thông

dân tộc nội trú Trung học cơ sở 29 1.4 Lý luận về quản lý giáo dục giới tính cho học sinh ở trường phổ thông

dân tộc nội trú Trung học cơ sở 31 1.4.1 Lập kế hoạch giáo dục giới tính cho học sinh ở trường phổ thông dân

tộc nội trú Trung học cơ sở 31 1.4.2 Tổ chức thực hiện giáo dục giới tính cho học sinh ở trường phổ thông

dân tộc nội trú Trung học cơ sở 32 1.4.3 Chỉ đạo thực hiện giáo dục giới tính cho học sinh ở trường phổ thông

dân tộc nội trú Trung học cơ sở 34 1.4.4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở

trường phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở 38 1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý giáo dục giới tính cho học

sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở 40 1.5.1 Nhận thức của CBQL, GV về GDGT 40 1.5.2 Đặc điểm tâm lý của học sinh PTDT nội trú THCS 40

Trang 7

1.5.3 Nhận thức, quan điểm và thái độ của phụ huynh HS về GDGT 41

1.5.4 Nội dung, chương trình giáo dục giới tính cho HS THCS 41

1.5.5 Trang thiết bị, tài chính, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động GDGT của nhà trường 42

Kết luận chương 1 42

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ -TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH CAO BẰNG 44

2.1 Khái quát về giáo dục THCS tỉnh Cao Bằng 44

2.2 Khái quát về khảo sát thực trạng 45

2.2.1 Mục đích khảo sát 45

2.2.2 Đối tượng khảo sát 46

2.2.3 Nội dung khảo sát 46

2.2.4 Phương pháp khảo sát 46

2.2.5 Tiêu chí và thang đánh giá 46

2.3 Thực trạng GDGT cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở tỉnh Cao Bằng 47

2.3.1 Thực trạng nhận thức về mục tiêu giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở tỉnh Cao Bằng 47

2.3.2 Thực trạng nội dung giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở tỉnh Cao Bằng 51

2.3.3 Thực trạng phương pháp, hình thức giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở tỉnh Cao Bằng 58

2.3.4 Thực trạng các lực lượng tham gia phối hợp giáo dục giới tính cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú Trung học sơ sở tỉnh Cao Bằng 62

2.4 Thực trạng quản lý giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở tỉnh Cao Bằng 64

Trang 8

2.4.1 Thực trạng lập kế hoạch giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường

phổ thông dân tộc nội trú Trung học sơ sở tỉnh Cao Bằng 64

2.4.2 Thực trạng tổ chức triển khai giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú Trung học sơ sở tỉnh Cao Bằng 67

2.4.3 Thực trạng chỉ đạo thực hiện giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở tỉnh Cao Bằng 70

2.2.4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả GDGT cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở tỉnh Cao Bằng 73

2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở tỉnh Cao Bằng 75

2.6 Đánh giá chung thực trạng quản lý giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở tỉnh Cao Bằng 76

2.6.1 Đánh giá chung về thực trạng 76

2.6.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 77

Tiểu kết chương 2 79

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH CAO BẰNG 81

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 81

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích của hoạt động giáo dục 81

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 81

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 82

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 82

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 82

3.2 Các biện pháp quản lý giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở tỉnh Cao Bằng 83

3.2.1 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở tỉnh Cao Bằng về vai trò, tầm quan trọng của giáo dục giới tính cho HS 83

Trang 9

3.2.2 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục giới tính cho học sinh

cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường phổ thông dân tộc

nội trú Trung học cơ sở 85

3.2.3 Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên tích hợp giáo dục giới tính thông qua dạy học các môn học chiếm ưu thế 87

3.2.4 Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp GDGT cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm 89

3.2.5 Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng giáo dục khác trong giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường PTDTNT THCS tỉnh Cao Bằng 91

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 93

3.4 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 94

3.4.1 Khái quát về khảo nghiệm 94

3.4.2 Kết quả khảo nghiệm 95

Tiểu kết chương 3 101

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO 106

PHỤ LỤC

Trang 10

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Bộ GD&ĐT Bộ giáo dục đào tạo

Trang 11

Viết tắt Nguyên nghĩa

TNTP HCM Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

Trang 12

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Nhận thức của CBQL, GV, HS về mục tiêu hoạt động GDGT

cho HS DTTS tại các trường PTDTNT THCS tỉnh Cao Bằng 47

Bảng 2.2 Thực trạng ND GDGT cho HS DTTS tại các trường PTDTNT THCS tỉnh Cao Bằng 51

Bảng 2.3 Ý kiến đánh giá của HS về thực trạng ND GDGT cho HS tại các trường PTDTNT THCS tỉnh Cao Bằng 55

Bảng 2.4 Đánh giá của CBQL, GV, HS về phương pháp và hình thức GDGT cho HS tại các trường PTDTNT THCS tỉnh Cao Bằng 58

Bảng 2.5 Đánh giá của CBQL, GV về các LL tham gia phối hợp GDGT cho HS tại các trường PTDTNT THCS tỉnh Cao Bằng 62

Bảng 2.6 Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng lập KH quản lý GDGT cho HS tại các trường PTDTNT THCS tỉnh Cao Bằng 64

Bảng 2.7 Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng tổ chức triển khai GDGT cho HS ở các trường PTDTNT THCS tỉnh Cao Bằng 67

Bảng 2.8 Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng CĐ thực hiện GDGT cho HS ở các trường PTDTNT THCS tỉnh Cao Bằng 70

Bảng 2.9 Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng KTĐG kết quả GDGT cho HS tại các trường PTDTNT THCS tỉnh Cao Bằng 73

Bảng 2.10 Thực trạng yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động GDGT cho HS ở các trường PTDTNT THCS tỉnh Cao Bằng 75

Bảng 3.1 Tính cần thiết và tính khả thi của các BP 95

Bảng 3.2 Kết quả đánh giá tính cần thiết của các BP 95

Bảng 3.3 Kết quả đánh giá tính khả thi của các BP 98

Trang 13

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Kết quả đánh giá tính CT của các BP 97 Biểu đồ 3.2 Kết quả đánh giá tính khả thi của các BP 100

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thực hiện giáo dục toàn diện trong phát triển nhân cách học sinh, thì giáo dục giới tính (GDGT) là nội dung không thể thiếu GDGT đề tác động đến các vấn đề về giới tính với mục đích trang bị cho học sinh những hiểu biết về giới tính phù hợp với lứa tuổi, cấp học, giúp người học tiến tới những giá trị “chân, thiện, mĩ”, là một nội dung quan trọng trong giáo dục con người giúp hình thành phát triển toàn diện nhân cách, thái độ, có hành vi ứng xử giới tính đúng đắn Thực tế hiện nay giáo dục giới tính vẫn còn là nội dung nhạy cảm, chưa được đề cập rộng rãi, là vấn đề hết sức tế nhị GDGT luôn là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm, đặc biệt là ở lứa tuổi học cấp học Trung học cơ

sở (THCS), các em ở lứa tuổi này (từ 11 đến 15 tuổi) có nhiều thay đổi về tâm sinh lý, đây là thời kỳ chuyển từ ấu thơ sang tuổi trưởng thành, là gian đoạn phát triển đặc biệt của cuộc đời con người, đòi hỏi mỗi người phải có những thay đổi để thích nghi Ngoài học tập, lĩnh hội kiến thức, các em được tham gia các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm thực tế, tìm hiểu các vấn đề xã hội, phát triển các năng lực chung cũng như năng lực đặc thù để đáp ứng được chương trình giáo dục Trên cơ sở các kiến thức, kỹ năng đạt được các em phát huy tính năng động, sáng tạo để nắm bắt kịp thời các thành tựu khoa học kỹ thuật, vận dụng linh hoạt các kỹ năng để giải quyết các tình huống trong thực tiễn

Sự phát triển mạnh mẽ của xã hội hiện nay, dẫn tới những thay đổi về môi trường học tập, điều kiện văn hóa và sự giáo dục của gia đình, xã hội và cũng

là đối tượng dễ mắc các tệ nạn xã hội, a dua theo những thói hư, tật xấu, cũng như có những hành vi không chuẩn mực đã tác động và ảnh hưởng tới HS Ở lứa tuổi học sinh THCS các em có xu hướng muốn thể hiện bản thân đã là người lớn, muốn được tự lập, không muốn sự che trở từ người lớn Các em bắt đầu có khả năng sinh sản, đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ về tâm sinh lý tuổi dậy thì ở cả nam và nữ Các em quan tâm đến những quan hệ khác giới,

Trang 15

tình yêu, sách báo, tranh ảnh, video không lành mạnh về vấn đề sinh dục, tình dục Nhu cầu kết bạn và ảnh hưởng từ bạn bè rất lớn đến đời sống tinh thần của các em

Các Trường phổ thông dân tộc nội trú Trung học sơ sở (PTDTNT THCS)

là nơi GD và DH dành cho con em các dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn ở độ tuổi từ 11-15 tuổi, các em được học tập và sinh hoạt tại trường, tự lập hoàn toàn với gia đình, hiểu biết của các em về giáo dục giới tính còn rất hạn chế, dưới sự tác động từ nhiều yếu tố trong cuộc sống tập thể, sự thay đổi mạnh về thể chất

và tâm lý khiến các em gặp nhiểu trở ngại: thay đổi về thể trạng (cân nặng, chiều cao, sự phát triển về giới, nữ xuất hiện kinh nguyệt, nam giọng khàn ), đồng thời các em cũng thay đổi về tâm sinh lý: có sự xáo trộn các trạng thái tâm lý, đam mê thần tượng, mơ mộng, thích làm dáng, xuất hiện những rung cảm, những suy nghĩ về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi, tò mò, muốn được làm người lớn, muốn tự khẳng định mình, muốn độc lập, tự lập trong công việc và các mối quan hệ, vv…, ảnh hưởng của bạn bè cùng trang lứa, nhu cầu tình bạn, tình bạn khác giới cao Ở thời kỳ này, các em gặp những khó khăn như lo lắng, bối rối về những sự chuyển đổi tâm lý, mặc cảm về sự thay đổi cơ thể, những bối rối nảy sinh từ tình bạn khác giới, nguy cơ về sức khỏe sinh sản, quan hệ tình dục sớm, mang thai ngoài ý muốn, vv các em rất cần người chia sẻ, định hướng và tư vấn về các vấn đề như tình bạn, tình bạn khác giới, tình yêu, về vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh vùng kín, tình dục an toàn, vv

Tuy nhiên, vấn đề GDGT trong trường PTDTNT THCS tỉnh Cao Bằng hiện nay vẫn chưa được coi trọng đúng mức, mà chỉ được lồng ghép giáo dục trong các môn học như Sinh học, Giáo dục công dân, Giáo dục thể chất, Ngữ văn, Việc đưa chương trình GDGT vào chương trình giáo dục phổ thông là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay khi mà xã hội ngày càng phát triển, sự bùng nổ thông tin, các phương tiện nghe nhìn, thông tin hiện đại không ngừng tác động đến các em

Trang 16

Xuất phát từ lí do trên, nhận thấy đây là mảng đề tài cần được nghiên cứu

đầy đủ và có hệ thống, chính vì vậy, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học

cơ sở tỉnh Cao Bằng” làm đề tài nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng quản lý GDGT cho

HS ở các trường PTDTNT THCS tỉnh Cao Bằng, luận văn đề xuất biện pháp quản lý giáo dục giới tính của Hiệu trưởng các trường PTDTNT trung học cơ

sở tỉnh Cao Bằng, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giới tính cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục các nhà trường

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường PTDTNT trung học cơ sở tỉnh Cao Bằng

3.2 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở trường PTDTNT trung học

cơ sở

4 Giả thuyết khoa học

Hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường PTDTNT trung học cơ sở tỉnh Cao Bằng trong thời gian qua đã được quan tâm thực hiện và đạt được một số kết quả nhất định Tuy nhiên còn một số tồn tại hạn chế, điều này

do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân thuộc về quản lý Nếu đề xuất

và thực hiện được các biện pháp quản lý giáo dục giới tính cho học sinh một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm HS và điều kiện thực tiễn các trường PTDTNT THCS thì sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục giới tính cho HS, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý giáo dục giới tính cho học sinh

ở trường PTDTNT trung học cơ sở

Trang 17

5.2 Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý giáo dục giới tính ở các trường PTDTNT Trung học cơ sở tỉnh Cao Bằng

5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường PTDTNT trung học cơ sở tỉnh Cao Bằng

6 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu

6.3 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu

Tỉnh Cao Bằng có hiện có 12 trường PTDTNT bậc THCS trên địa bàn, đảm bảo tính khách quan nghiên cứu và quy mô mẫu nghiên cứu chúng tôi lựa chọn khảo sát tại 07 trường PTDTNT bậc THCS trên địa bàn, cụ thể trường PTDTNT THCS Bảo Lâm, trường PTDTNT THCS Bảo Lạc, trường PTDTNT THCS Nguyên Bình, trường PTDTNT THCS Phục Hòa, trường PTDTNT THCS Quảng Uyên, trường PTDTNT THCS Hà Quảng, trường PTDTNT THCS Hạ Lang

7 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài, tác giả sử dụng nhóm phương pháp sau:

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Đọc và nghiên cứu tài liệu về quản lý, hoạt động giáo dục giới tính và quản lý hoạt động giáo dục giới tính, quản lý nhà trường, các tài liệu liên quan đến chính sách của Đảng và Nhà nước; các văn bản chỉ đạo, triển khai của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, Sở Giáo dục và đào tạo

Trang 18

Cao Bằng Trên cơ sở đó tiến hành phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa tài liệu để xây dựng khung lý luận nền tảng cho vấn đề nghiên cứu

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh các trường PTDTNT trung học cơ sở; cách quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động này để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài

- Phương pháp điều tra: Điều tra thực trạng hoạt động giáo dục giới tính

và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giới tính ở các trường PTDTNT trung học cơ sở tỉnh Cao Bằng thông qua hệ thống các bảng hỏi dành cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh của các nhà trường

- Phương pháp phỏng vấn: Nhằm bổ sung, làm rõ thêm những thông tin thu được thông qua phương pháp điều tra, làm căn cứ để nhận xét, đánh giá, khẳng định tính chính xác thực trạng các hoạt động giáo dục giới tính và quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường PTDTNT trung học cơ sở tỉnh Cao Bằng Đồng thời, những thông tin này cũng giúp người nghiên cứu có thêm căn cứ để khẳng định tính trung thực và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu Đối tượng phỏng vấn gồm: Lãnh đạo nhà trường, Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên, học sinh

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến của lãnh đạo, các chuyên gia để có thêm thông tin tin cậy đảm bảo tính khách quan của kết quả nghiên cứu Đặc biệt, xin ý kiến đóng góp cho những đề xuất biện pháp quản

lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở trường PTDTNT trung học cơ

sở tỉnh Cao Bằng

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu sản phẩm của giáo viên các trường PTDTNT trung học cơ sở tỉnh Cao Bằng như: kế hoạch, giáo án, phương tiện, thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục giới tính, kết quả lĩnh hội được của học sinh

Trang 19

- Phương pháp khảo nghiệm: Tiến hành khảo nghiệm về nhận thức các biện pháp quản lý đã đề xuất để khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đó

7.3 Nhóm phương pháp xử lý số liệu bằng Toán thống kê

Sử dụng phương pháp này để xử lý số liệu (tính %) thu được từ quá trình điều tra thực trạng và kết quả thực nghiệm làm cơ sở để phân tích thực trạng

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục giới tính cho học sinh ở trường PTDTNT trung học cơ sở

Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường PTDTNT trung học cơ sở tỉnh Cao Bằng

Chương 3: Biện pháp quản lý giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường PTDTNT trung học cơ sở tỉnh Cao Bằng

Trang 20

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH

CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ

TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài

Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đầu thế kỉ XX, các phương tiện truyền thông đại chúng trong xã hội liên tục phát triển dưới nhiều hình thức phong phú và nhất là sự bùng nổ của vấn đề gia tăng dân số ở tất cả các quốc gia, vì vậy vấn đề giáo dục giới tính (GDGT) được quan tâm, nhấn mạnh và nghiên cứu ngày càng nhiều Nhu cầu giáo dục giới tính được chú ý

và đề cao, ở nhiều nước phương Tây và sau đó ở Mỹ, người ta tiến hành giáo dục giới tính và nghiên cứu việc giáo dục giới tính Nhiều nhà khoa học nghiên cứu về giới tính và GDGT cho rằng cần phải tiến hành giáo dục giới tính từ trong nhà trường trên cơ sở khoa học sinh học về cơ thể và tâm lý con người và cần giáo dục giới tính ngay từ lứa tuổi mẫu giáo

Các chương trình hoạt động liên quan đến giáo dục giới tính ở các nước Châu Á cũng được quan tâm nghiên cứu với những mức độ phát triển rất khác nhau Như Hàn Quốc, Indonesia…và một số nước đã ban hành một loạt các chính sách hệ thống về việc đưa vấn đề giới và giới tính vào giảng dạy trong các trường học

Ở Trung Quốc vừa ra mắt “Sáng kiến Trung Quốc lành mạnh

(2019-2030)”, có một số yếu tố mới liên quan đến giáo dục giới tính toàn diện Để

đánh dấu dịp này, UNESCO đã tổ chức một cuộc đối thoại chính sách vào ngày 21/8/2019 tại Bắc Kinh, với sự tham gia của đại diện Liên hợp quốc, các tổ chức y tế, giáo dục, xã hội dân sự và các phương tiện truyền thông để thảo luận

về báo cáo GEM mới và tài liệu chính sách của UNESCO, “Đối mặt với sự thật: Giáo dục giới tính cần thay đổi” Josephine Sauvarin, cố vấn thanh niên

Trang 21

của UNFPA chia sẻ rằng chương trình không chỉ nói về khía cạnh tình dục Sự thiếu hiểu biết về bình đẳng giới, sự đồng thuận và quyền lợi sẽ dẫn đến phân biệt đối xử và bạo lực giới, cũng như những hệ lụy kiểu mang thai sớm và ngoài ý muốn, phá thai không an toàn, nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục…

Tại Singapore, ở các cấp học đều có chương trình GDGT của Bộ giáo dục Đối với cấp tiểu học, trẻ em được dạy về việc phát triển cơ thể và cách xây dựng các mối quan hệ lành mạnh Tại trung học và sau đó, học sinh được dạy

về sức khỏe và hành vi tình dục cũng như cách phòng tránh bệnh lây qua đường tình dục Bộ giáo dục Singapore cũng kêu gọi GDGT cũng phải bắt đầu

từ gia đình trong đó cha mẹ giữ vai trò quan trọng

Tại nước Anh, trẻ em bắt đầu được GDGT khi còn mầm non Pháp luật Anh quy định rất rõ rằng trẻ khi đủ 5 tuổi sẽ bắt đầu học về giới tính một cách bắt buộc Chương trình với tên gọi “Khóa học Nhà nước yêu cầu” được áp dụng cho tất cả học sinh tại các trường công lập hay tư thục cho đến khi tốt nghiệp trung học cơ sở Chương trình học được chia làm 4 phần tương ứng với

4 độ tuổi Ngoài ra, Vương quốc Anh còn đang áp dụng phương pháp “giáo dục đồng cấp” Thông qua sự phát triển của việc GDGT vị thành niên và việc

sử dụng hình ảnh tương tác, phương pháp này được áp dụng nhằm hạn chế tệ nạn và tình trạng xâm phạm tình dục ở vị thành niên

Tại Thụy Điển thực hiện việc GDGT qua kênh truyền hình, đây là một trong những quốc gia tiên phong trong việc giáo dục giới tính cho trẻ em Từ năm 1942, Thụy Điển đã yêu cầu và áp dụng giáo dục giới tính cho HS, trong

đó có chương trình được công nhận đầu tiên tại một trường học, đó là “Giáo dục phòng tránh thai”, nhằm trang bị kiến thức mang thai và sinh con, chương

trình này được giảng dạy cho trẻ em từ 7 tuổi trở lên Các học sinh sẽ được học

về đặc tính sinh lý của nam và nữ khi lên bậc trung học Một bước đột phá diễn

ra vào năm 1966, chương trình “Giáo dục phòng tránh thai” được Thụy Điển

Trang 22

chính thức đưa lên truyền hình để giúp phụ huynh giáo dục giới tính cho con, ngay từ nhỏ các em đã được trang bị kiến thức về phòng tránh thai Qua chương trình này, trẻ em Thụy Điển sẽ biết cách tự bảo vệ mình để không bị lạm dụng về tình dục cũng như mang thai ngoài ý muốn

Ở Đức, nội dung GDGT được triển khai từ những năm 1960-1974, đã xây dựng chi tiết kế hoạch về một chương trình GDGT, các HS từ lớp 8 bắt đầu học chương trình với 15 chủ đề khác nhau và trên 20 sách tham khảo được qui định Việc GDGT tại Mỹ lại được phân theo các cấp học Ở tiểu học, các em nhỏ được thầy cô giới thiệu sơ lược về những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể và

sự khác nhau giữa đàn ông và đàn bà Ở cấp THCS trở lên, kiến thức về giáo dục giới tính được nâng cấp lên đáng kể, trực diện và hướng dẫn chi tiết Học sinh được tìm hiểu về tình dục, giới tính, các căn bệnh truyền nhiễm, việc mang thai… Tuy nhiên, cách mà người Mỹ dạy cho trẻ em còn lồng ghép cả nội dung giáo dục tính người: Biết quý trọng mạng sống và yêu quý người khác giới Song song với việc giáo dục ở nhà trường, các bậc phụ huynh cũng luôn chia sẻ với con cái về vấn đề giới tính, tình dục một cách thẳng thắn và cởi mở

Họ giải thích cặn kẽ chứ không giấu diếm Lúc đầu bọn trẻ cảm thấy khá kỳ cục và ngượng ngùng, nhưng về sau lại rất chăm chú lắng nghe Theo Hội đồng thông tin và giáo dục giới tính Mỹ, 93% người lớn được khảo sát ủng hộ giáo dục giới tính ở trường trung học phổ thông và 84% ủng hộ tại các trường trung học cơ sở Vì bằng phương pháp này, họ cảm thấy dễ dàng và thoải mái hơn khi trò chuyện với con mình về tình dục

Tác giả J.P Masolova (Tiệp Khắc) đã nghiên cứu các vấn đề về giới tính cho rằng: “Nhiều người trong chúng ta biết rằng không nên để con cái phải tự lần mò tìm hiểu lấy chuyện tình dục, song lại không biết hướng dẫn, tác động, không biết khi nào cần nói và nói như thế nào Thế hệ trẻ ngày nay khác rất xa thế hệ chúng ta Vì vậy phải dẫn dắt họ theo kiểu khác”, “Mục đích của toàn bộ chương trình giáo dục tình dục từ tuổi ấu thơ tới tuổi trưởng thành không chỉ là

Trang 23

trang bị kiến thức, xây dựng ý thức tình dục mà điều quan trọng là xây dựng những quan niệm đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của người đàn ông và phụ

nữ trong cuộc sống vợ chồng, trong gia đình và trong xã hội”[1]

Các tác giả J Bachocen (Thuỵ Sỹ), J Mac Lennan (Anh), E Westermach (Phần Lan), Lewis Henry Morgan (Mĩ), X.M Kovalevxki (Nga)… đã gắn sự phát triển quan hệ tính dục với các dạng hôn nhân và gia đình với yếu tố khác của chế độ xã hội và văn hoá

Nghiên cứu về giáo dục giới tính, Makarenko đã nhấn mạnh đến việc học tập của thanh niên “học tập cách yêu đương, phải học tập để hiểu biết tình yêu, phải học tập cách sống hạnh phúc, học tập để biết tự trọng, học tập để biết cái

vinh hạnh được làm người” Ông khẳng định đạo đức giới tính liên quan đến

đạo đức xã hội, liên quan đến nghĩa vụ, trách nhiệm về mối quan hệ giữa con người với con người trong gia đình, xã hội: “Đạo đức xã hội đặt ra những vấn

đề về giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên Sinh hoạt giới tính của con người liên quan mật thiết với việc giáo dục về tình yêu, về đời sống gia đình tức là mối quan hệ giữa nam và nữ, mối quan hệ dẫn tới mục đích hạnh phúc của con người, không thể quên giáo dục loại tình cảm đặc biệt đó về giới tính” [2] Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đã tiếp cận giới tính và GDGT ở một số khía cạnh như: đạo đức giới tính liên quan đến đạo đức xã hội, liên quan đến nghĩa vụ, trách nhiệm về mối quan hệ giữa con người với con người trong gia đình, xã hội hay giáo dục giới tính nhằm chuẩn bị cho nam nữ bước vào đời sống hạnh phúc gia đình và cuộc sống hôn nhân

1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam

Tại Việt Nam, Bộ GD&ĐT đã phối hợp cùng Tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) soạn thảo chương trình thực nghiệm Giáo dục sống khỏe mạnh và kỹ năng sống cho học sinh THCS (năm 2000) với 9 chủ đề: Phòng tránh HIV/AIDS; Phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em; Phòng tránh và ứng phó với tình huống căng thẳng; Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên;

Trang 24

Quyền trẻ em; Bệnh lây qua đường tình dục; Phòng tránh ma túy; Phòng tránh thuốc lá rượu bia và sống khỏe mạnh Nội dung Chương trình thực nghiệm được đưa vào giảng dạy thí điểm ở một số trường THCS trong toàn quốc, thường sử dụng các tiết học ngoại khóa, ngoài giờ, và dạy lồng ghép vào các tiết dạy thuộc môn GDCD hoặc môn Sinh Theo chương trình mới bắt đầu thực hiện từ năm học 2003 các bài về giáo dục giới tính bắt đầu giảng dạy từ lớp 6 đến lớp 9

Nghiên cứu về vấn đề này, tác giả Bùi Ngọc Oánh đã xác định các đặc điểm của giới và giới tính, những nội dung cần quan tâm trong giáo dục giới tính cho học sinh [12] Tác giả cũng khẳng định sự cần thiết của GDGT trong nhà trường, ông nêu lên các vấn đề cần tập trung trong GDGT cho HS, như phong tục tập quán của nước ta, nhiều người chưa biết về GDGT, GV không có thời gian để dạy và GV chưa trải qua quá trình tập huấn, v.v Bên cạnh đó, tác giả chỉ ra khó khăn trong GDGT, đó là sự e ngại khi nói tới các vấn đề có tính chất nhạy cảm về GDGT, ông đưa ra các biện pháp đề xuất về sự chấp nhận GDGT của HS trong nhà trường

Tác giả Nguyễn Thanh Thủy đã trình bày cơ chế quá trình hình thành giới, các phương pháp xét nghiệm để chẩn đoán xác định giới tính trong trường hợp

mơ hồ về giới tính và đề xuất nội dung GDGT cho thanh thiếu niên [14]

Trong nghiên cứu của mình, tác giả Nguyễn Quang Dương cho rằng: “Trở ngại lớn trong việc giáo dục giới tính trẻ vị thành niên là do thầy cô và cha mẹ thường chỉ chú trọng việc giáo dục bằng sức ép từ trên dội xuống và tác động một chiều, không cởi mở, thiếu lắng nghe Điều đó càng tạo thêm hố sâu, khoảng cách giữa thầy cô, cha mẹ và con cái, làm giảm thiểu (có khi phản tác dụng) về hiệu quả giáo dục Chính vì vậy, mà việc liên kết giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong vấn đề này là vô cùng quan trọng” [17]

Tại hội thảo khoa học “Đề xuất và thử nghiệm giải pháp đưa giáo dục giới tính vào trường trung học tại Tp HCM” Tác giả Võ Hưng khẳng định: “Các bậc cha mẹ cần hiểu rõ mục đích giáo dục giới tính là giúp con em biết tự tin,

Trang 25

tự trọng và tự bảo vệ để sau này trở thành người có trách nhiệm với xã hội, biết tôn trọng nhau trong quan hệ nam nữ, tạo điều kiện để xây dựng cuộc sống hạnh phúc” [18]

Dự án VIE/97/P12 đã nghiên cứu về giáo dục SKSS-VTN cho rằng: “Vị thành niên và thanh niên là một giai đoạn trong cuộc đời con người Lớp thanh niên này được thông tri giáo dục về SKSS -VTN sẽ trưởng thành lên người lớn Lại có một lớp VTN mới cần được thông tri giáo dục về SKSS - VTN Và vì vậy, nhu cầu về thông tin giáo dục SKSS-VTN cho vị thành niên là một nhu cầu thường xuyên, liên tục” [6]

Dự án VIE/88/P09 đã nghiên cứu về kiến thức y học liên quan đến giới tính Đặc biệt là giáo dục sức khỏe sinh sản trong thanh niên [5]

Tác giả Phạm Thị Lệ Hằng, (2009), nghiên cứu về nhu cầu giáo dục giới tính cho học sinh THCS đã nghiên cứu về nhu cầu GDGT của HS ở nhận thức, thái

độ, mong muốn, sự say mê, hứng thú của HS về GDGT Tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả GDGT cho HS THCS ở Hòa Bình [7]

Tác giả Đỗ Hà Thế Bình với đề tài “Thực trạng việc quản lý giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường THCS tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương và

một số giải pháp” [4], trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn nhằm

đánh giá thực trạng giáo dục giới tính, phát hiện nhu cầu bồi dưỡng, nhu cầu người học ở các trường THCS trong huyện Thuận An - tỉnh Bình Dương và các kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ quản lý và giáo dục giới tính Từ đó đề nghị những biện pháp có tính khả thi góp phần nâng cao hiệu quả của việc giáo dục giới tính các trường THCS trong huyện Thuận An

Tác giả Phạm Thị Mai Hương (2014) với đề tài nghiên cứu về Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh trường THCS thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh

Tác giả Hà Thị Trang (2014) nghiên cứu về giáo dục giới tính cho học sinh trung học đã xây dựng cơ sở lý luận của giáo dục giới tính cho học sinh trung học,

Trang 26

khảo sát thực trạng GDGT cho HS trung học, đánh giá những kết quả đạt được và những khó khăn trong công tác này, tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm thực hiện hiệu quả việc giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên [10]

Tác giả Nguyễn Bích Điểm (2016), với đề tài nghiên cứu: “Một số suy nghĩ

về quan niệm tình dục của tuổi vị thành niên hiện nay đối với vấn đề tình dục” Năm 2018, đề tài nghiên cứu của Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Đồng Nai: “Hệ thống giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục giới tính trong các trường THPT trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai” do Hội Khoa học Tâm lý giáo dục chủ trì

Luận án “Một số biện pháp giáo dục giới tính cho sinh viên Đại học Sư

phạm”, trường Đại học văn hóa của tác giả Phan Thị Bích Ngọc, trên cơ sở

nghiên cứu các vấn đề về giới tính và GDGT, tác giả khảo sát thực trạng sử dụng biện pháp GDGT và đưa ra các biện pháp, nội dung GDGT dành cho sinh viên đại học sư phạm với đề tài “Giáo dục giới tình cho trẻ vị thành niên qua sách giáo khoa dành cho học sinh trung học” [11]

Tác giả Cao Thị Tuyết Mai với đề tài “Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giới tính tại các trường trung học cơ sở thuộc quận 4 thành phố Hồ Chí

Minh” [9], trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn quản lý hoạt động giáo dục giới tính tại các trường trung học cơ sở thuộc quận 4 thành phố

Hồ Chí Minh Từ đó đề nghị những biện pháp có tính khả thi góp phần nâng cao hiệu quả của việc giáo dục giới tính các trường trung học cơ sở thuộc quận

4 thành phố Hồ Chí Minh

Trên cơ sở nghiên cứu các công trình của nhiêu tác giả, tác giả thấy có khá nhiều nghiên cứu GDGT ở lứa tuổi THPT Còn ở lứa tuổi học sinh THCS, hầu như chưa có đề tài nghiên cứu nào, chỉ có một vài bài báo của các nhà nghiên cứu khoa học giáo dục đăng trên Tạp chí GD

Như vậy có thể thấy, giáo dục giới tính đã được cả thế giới và Việt Nam

đề cập nghiên cứu Tuy nhiên, vấn đề quản lý giáo dục giới tính chưa được

Trang 27

quan tâm nhiều, đặc biệt GDGT cho học sinh THCS các trường PTDTNT Trong thời gian tới, cần có những nghiên cứu sâu hơn về vấn đề GDGT để xây dựng một nội dung GDGT riêng, cụ thể cho lứa tuổi học sinh THCS các trường PTDTNT

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Quản lý

Công tác quản lý chính là vận dụng khái thác các nguồn lực để đạt được những kết quả mong muốn hay quản lý là các hoạt động được thực hiện nhằm bảo đảm sự hoàn thành công việc qua những nỗ lực của người khác, đó cũng là công tác phối hợp có hiệu quả của những người cộng sự khác cùng trong một

tổ chức

Theo từ điển Giáo dục học: “Quản lý là hoạt động hay tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” (dẫn theo [8])

Tác giả Taylor nhận định: “Làm quản lý là bạn phải luôn xác định được việc bạn muốn người khác làm gì và cách thức họ làm để khoa học, không tốn nhiều thời gian để đạt được những gì bạn muốn trong cách họ thực thi nhiệm

vụ của bạn”

Nghiên cứu về vấn đề này, tác giả Haroldkoontz lại cho rằng “quản lý là việc xây dựng và duy trì trong một môi trường làm việc tốt giúp cho con người hoàn thành một cách hiệu quả, hoàn thành các mục tiêu đã định”

Tác giả Trần Kiểm chỉ rõ: “Quản lý là những tác động có mục đích, có tính định hướng, có kế hoạch của nhà quản lí đến đối tượng chịu sự quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt được mục đích nhất định”, “Quản

lý nhằm kết hợp những nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành thành tựu của tổ chức, của xã hội” [8]

Từ việc phân tích, tổng hợp nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, có thể thấy rằng về bản chất thì công tác quản lý được hiểu:

Trang 28

Quản lý là một hoạt động rộng khắp, bao trùm các mặt của đời sống xã hội loài người, đóng vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình điều khiển mọi hoạt động lao động của con người và là phạm trù tồn tại khách quan

- đó chính là tính tất yếu của lịch sử

Công tác quản lý chính là cách thức tồn tại quan trọng nhất để đạt được mục tiêu chung, có chủ đích và kế hoạch của một nhóm người, một tổ chức, một cơ quan hoặc nói rộng hơn là một nhà nước Đối với nhà quản lý thì công việc của họ là một trong những điều tiên quyết làm cho xã hội loài người vận hành, tồn tại và phát triển không ngừng

Hoạt động quản lý luôn luôn tồn tại với tư cách là một hệ thống, trong đó bao gồm nhiều thành phần bao quanh hoạt động đó, cụ thể:

Chủ thể quản lý định hướng, đề ra mục tiêu, dẫn dắt, điều khiển các đối tượng quản lý để hướng tới đạt mục tiêu

Khách thể quản lý là những con người được hình thành có tổ chức theo hướng tập thể hoặc tồn tại dưới hình thức của một xã hội thu nhỏ

Mục tiêu quản lý được thực hiện chung cho cả chủ thể quản lý và đối

tượng được quản lý đó chính là những căn cứ cơ bản để chủ thể quản lý tạo ra các tác động quản lý với đối tượng được quản lý để thực hiện nhiệm vụ chung, mục tiêu chung Mục tiêu của quản lý GV là tạo dựng một môi trường mà trong đó mỗi thành viên có thể hoàn thành được mục đích, nhiệm vụ của mình, của nhóm với các giới hạn về thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn của cá nhân ít nhất

Từ những phân tích trên, tác giả cho rằng: “Quản lý là quá trình tác động

có mục đích, có kế hoạch, có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong một tổ chức nhằm tác động để tổ chức vận hành có hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra”

Trang 29

1.2.2 Giới tính, Giáo dục giới tính

Đời sống giới tính là toàn bộ những hiện tượng về mặt sinh lí cơ thể xuất hiện trong con người có liên quan đến hệ cơ quan sinh dục (đời sống tính dục), những hiện tượng tâm lí đặc trưng ở mỗi giới, những hiện tượng tâm lí người trong mối quan hệ với người khác giới (tình bạn khác giới, tình yêu… ), những hiện tượng trong đời sống xã hội như hôn nhân, gia đình… Gần đây còn xuất hiện những biểu hiện phức tạp hơn của đời sống giới tính như: các quan điểm yêu đương ngoài hôn nhân, tình dục ngoài hôn nhân, tình bạn và sự giao tiếp giữa những người khác giới…

Có thể thấy, khái niệm về giới tính cần được hiểu một cách đầy đủ, toàn diện về nhiều mặt sinh lí và tâm lí, cá nhân và xã hội, hôn nhân và gia đình, tình yêu và tình bạn, sự giao tiếp nam nữ

Từ những phân tích trên theo chúng tôi: giới tính có là các đặc điểm sinh học của nam, nữ, có sẵn từ khi sinh ra, đồng nhất và không biến đổi

1.2.2.2 Giáo dục giới tính

Nghiên cứu về vấn đề giáo dục giới tính có nhiều quan niệm, nhiều ý kiến khác nhau:

Trang 30

Tác giả A.G Khrivcova, D.V Kolexev, “GDGT là một quá trình hướng vào việc vạch ra những nét, những phẩm chất, những đặc trưng cũng như khuynh hướng phát triển của nhân cách, xác định thái độ xã hội cần thiết của con người đối với người khác” [3]

GDGT là một bộ phận hữu cơ của phức hợp các vấn đề giáo dục nhân cách, giáo dục con người mới, con người phát triển toàn diện, kết hợp một cách hữu cơ hài hoà sự phong phú về tinh thần, sự thuần khiết về đạo đức và sự hoàn thiện về thể xác Theo A.X Makarenko, “khi giáo dục cho đứa trẻ tính ngay thẳng, khả năng làm việc, tính chân thật, tôn trọng người khác, tôn trọng những cảm xúc và hứng thú của họ là chúng ta đã đồng thời giáo dục nó về quan hệ giới tính”

Tác giả Trần Trọng Thuỷ cho rằng, GDGT có phạm vi rất rộng lớn, tác động toàn diện đến tâm lí, đạo đức con người, “là hình thành tiêu chuẩn đạo đức của hành vi có liên quan đến lĩnh vực thầm kín của đời sống con ngưòi, hình thành những quan niệm đạo đức lành mạnh giữa em trai và em gái, thanh nam và thanh nữ, giáo dục những sự “kiềm chế có đạo đức”, sự thuần khiết và tươi mát về đạo đức trong tình cảm của các em” [15]

Theo tác giả Phạm Hoàng Gia, GDGT phải được xem xét như một bộ phận hợp thành của nền giáo dục xã hội Nó có mối liên hệ mật thiết với giáo dục dân số, kế hoạch hoá gia đình, hôn nhân-gia đình và với các mặt giáo dục khác trong nhà trường phổ thông Do vậy cần phải tiến hành công tác giáo dục giới tính một cách đồng thời, đồng bộ trong mối quan hệ có tính chất hệ thống với các mặt giáo dục khác [16]

Tác giả Bùi Ngọc Oánh đã nhận định: “GDGT là quá trình giáo dục con người (thanh thiếu niên), nhằm làm cho họ có nhận thức đầy đủ, có thái độ đúng đắn về giới tính và quan hệ giới tính, có nếp sống văn hoá giới tính, hướng hoạt động của họ vào việc rèn luyện để phát triển nhân cách toàn diện, phù hợp với giới tính, giúp cho họ biết tổ chức tốt nhất cuộc sống riêng cũng như xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội phát triển” [13]

Trang 31

Có thể thấy, GDGT phải gắn liền với giáo dục đạo đức, tư tưởng và phải tiến hành trên cơ sở của giáo dục đạo đức tư tưởng Giáo dục giới tính cũng phải gắn bó mật thiết với các mặt giáo dục khác trong nền giáo dục toàn diện Giáo dục giới tính là hệ thống các biện pháp y khoa và sư phạm nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ có nhận thức, thái độ, hành vi phù hợp với các vấn đề giới tính

Từ những quan niệm trên chúng tôi hiểu: “GDGT cho học sinh là quá trình trong đó dưới vai trò chủ đạo của giáo viên và nhà trường nhằm giúp cho học sinh có nhận thức, thái độ đúng đắn về giới tính và quan hệ giới tính, có nếp sống văn hoá giới tính, hướng hoạt động của các em vào việc rèn luyện để phát triển nhân cách toàn diện, phù hợp với giới tính và biết tổ chức cuộc sống hiện tại, tương lai”

1.2.3 Giáo dục giới tính cho học sinh phổ thông dân tộc nội trú Trung học

sống và đặc điểm tính cách của học sinh

Trang 32

GDGT cho học sinh DTTS là một nội dung giáo dục cơ bản, trọng tâm trong nhà trường PTDTNT Trung học cơ sở, vì vậy hoạt động GDGT đóng vai trò trọng yếu trong quản lý nhà trường, yêu cầu của hoạt động GDGT trong nhà trường là phải quản lý các thành tố cấu trúc của quá trình GDGT bao gồm mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức GDGT

GDGT cho học sinh DTTS là quá trình tác động có định hướng, mục đích,

có kế hoạch của giáo viên tới học sinh, là quá trình giáo dục của nhà trường và các lực lượng liên đới thông qua các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà nhằm đạt được mục tiêu đề ra, bước đầu hình thành các tri thức, kiến thức, thái độ và hành

vi của các em với mức độ căn bản, mục tiêu là hình thành cho các em có nhận thức đúng đắn về giới tính và ứng xử phù hợp trong đời sống và xã hội

Từ những phân tích trên, có thể thấy: GDGT cho học sinh PTDTNT trung học cơ sở là quá trình sư phạm, cần được sự quan tâm vào cuộc của toàn xã hội, trong đó người giáo viên và nhà trường là một kênh quan trọng và hiệu quả nhất nhằm trang bị cho các em học sinh các kiến thức và kỹ năng sống toàn diện, để giúp cho học sinh có nhận thức, hiểu biết toàn diện, thái độ đúng đắn

về giới tính và quan hệ giới tính, sự thay đổi tâm sinh lý Góp phần hình thành cho các em có nếp sống văn hoá giới tính, hướng hoạt động của các em vào việc rèn luyện để phát triển nhân cách toàn diện, phù hợp với giới tính và biết

tổ chức cuộc sống khoa học cho cá nhân các em, trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước

1.2.4 Quản lý giáo dục giới tính cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở

Quản lý GDGT tại trường PTDTNT trung học cơ sở là những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý nhà trường THCS tới quá trình giáo dục giới và những lực lượng liên đới nhằm tổ chức và điều hành có hiệu quả mục tiêu, nội dung GDGT đề ra góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách học sinh PTDTNT trung học cơ sở

Trang 33

Quản lý hoạt động GDGT cho học sinh DTTS tại trường PTDTNT bản chất là quá trình chủ thể quản lý lập kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, đánh giá hoạt động GDGT cho học sinh DTTS

Để quản lý tốt việc GDGT cho DTTS đòi hỏi người quản lý phải nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp, các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục giới tính, nắm các yêu cầu cần thiết, cơ bản, nguồn lực cần

có để thực hiện chương trình, hiểu đối tượng học sinh DTTS học tập tại trường PTDTNT, nắm vững các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá kết quả giáo dục, những yếu tố tác động tới quá trình giáo dục giới tính Trên cơ sở đó sắp xếp, bố trí nhân lực, vật lực, huy động các tổ chức xã hội cùng tham gia thực hiện quá trình giáo dục giới tính một cách đồng bộ, đạt hiệu quả tối ưu nhất

Như vậy “Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh DTTS tại trường PTDTNT trung học cơ sở là những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý nhà trường THCS tới quá trình giáo dục giới cho học sinh là người DTTS và những lực lượng liên đới góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách học sinh DTTS tại các trường PTDTNT trung học cơ sở”

Việc quản lý hoạt động GDGT trong nhà trường rất phong phú và đa dạng bao gồm rất nhiều nội dung từ việc nâng cao nhận thức và thái độ của giáo viên, cán bộ quản lý, cha mẹ học sinh và toàn xã hội nói chung cho đến việc xây dựng chương trình, việc nghiên cứu phương pháp giảng dạy, tổ chức giảng dạy, đào tạo và nâng cao trình độ giáo viên, Tuy nhiên, trước hết cần chú ý các vấn đề sau đây:

+ Cần tìm hiểu quan điểm của giáo viên, nhận thức và thái độ học tập của học sinh về GDGT và thực trạng GDGT của nhà trường để từ đó có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng giáo viên phân công giáo viên giảng dạy GDGT phù hợp

+ Quản lý về tài liệu, nội dung GDGT cho học sinh

+ Quản lý việc tổ chức hướng dẫn cho cha mẹ học sinh về GDGT và việc tham gia GDGT của các đoàn thể và cán bộ trong nhà trường

Trang 34

+ Quản lý việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện GDGT

1.3 Lý luận về giới dục giới tính cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở

1.3.1 Đặc điểm của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở

Học sinh trường PTDTNT trung học cơ sở có lứa tuổi từ 11-15 tuổi, xuất thân từ các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn của miền núi, chủ yếu là các xã thuộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa Địa hình hiếm trở, phân bố dân cư không đồng đều, giao thông đi lại hết sức khó khăn, nhiều hộ gia đình cách trung tâm xã

Thực tế đã cho thấy, khả năng tư duy trực quan hình ảnh của học sinh dân tộc tốt hơn khả năng tư duy trừu tượng - logic Vì đối tượng tri giác gần gũi của học sinh dân tộc chủ yếu là cây cối, thiên nhiên Do đó, việc tổ chức các hình thức học tập đa dạng như: tham quan, ngoại khoá, tăng cường cách dạy học trực quan sẽ giúp học sinh dễ hiểu, tạo tiền đề cho nhận thức ở mức độ cao hơn đó là nhận thức duy trừu tượng - logic

Học sinh dân tộc thiểu số chịu ảnh hưởng mạnh của cộng đồng nơi các em

cư trú, thông qua các hoạt động giao tiếp Cách nói, cách nghĩ và hành vi của học sinh dân tộc có những nét riêng Trong quan hệ cộng đồng, quan hệ xã hội, các em coi trọng tín nghĩa, trung thực, thẳng thắn Tình cảm, tính cách của học sinh dân tộc thiểu số bộc lộ một cách khá sâu sắc Tuy nhiên, tình cảm đó thường thầm kín, ít biểu hiện ra ngoài một cách mạnh mẽ Khi giao tiếp với người thân, với bạn là thẳng thắn, bình đẳng Giao tiếp với người lạ các em thiếu tự tin, kỹ năng diễn đạt chưa thực sự lưu loát, ngại trao đổi Do kỹ năng định hướng trong giao tiếp chưa được hình thành chắc chắn vì chịu ảnh hưởng

từ nhỏ của cộng đồng

Trong quá trình học tập tại trường, là môi trường giao tiếp sư phạm mới,

có ý nghĩa lớn đối với các em Khi được giao tiếp trong môi trường mới đa

Trang 35

dạng, phong phú về các hình thức tổ chức học tập, thời gian tiếp xúc của học sinh với các lực lượng giáo dục trong nhà trường nhiều hơn so với các môi trường khác Tuy nhiên, tính tích cực trong giao tiếp của học sinh chưa cao, kỹ năng sống, khả năng giao tiếp, còn nhiều hạn chế

Lứa tuổi học sinh THCS ở miền núi ngoài những đặc điểm chung ở trên các em còn có thêm các đặc điểm như nhút nhát, rụt rè, ngại giao tiếp, khả năng trình bày, diễn đạt hạn chế, thường gặp vấn đề khó thiết lập mối quan hệ với bạn mới, với thầy cô và người chưa quen Các em khó thích ứng với môi trường mới, ít nói, khó hòa đồng với bạn, hay mặc cảm, tự ti, cảm thấy mình thua kém các bạn, đặc biệt với các bạn vùng thấp hơn, nên hay giữ khoảng cách và chỉ chơi với các bạn cùng dân tộc với mình Các em thường không khéo léo trong giao tiếp, chưa có thói quen nói lời xin lỗi và xin sự cảm thông

từ người khác khi mắc sai lầm

1.3.2 Mục tiêu của giáo dục giới tính cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở

Với sự phát triển của cuộc sống hiện nay, GDGT cho học sinh nói chung

và học sinh người DTTS nói riêng không còn là câu chuyện “vẽ đường cho hươu chạy” nữa mà cần được quan tâm, đánh giá đúng tầm quan trọng hơn

Trong những năm qua công tác GDGT cho học sinh đã được các nhà trường quan tâm chú trọng, đặc biệt là đối với các trường PTDTNT trung học cơ sở ở vùng cao Mục tiêu của GDGT cho học sinh DTTS ở trường PTDTNT trung học cơ sở là:

+ Trang bị cho các em những kiến thức về giới tính, giúp HS có những hiểu biết đúng để có biện pháp biết tự phòng tránh, bảo vệ anh toàn cho bản thân

+ Giúp HS DTTS có cái nhìn toàn diện hơn về GDGT; HS được trang bị những kiến thức, tri thức khoa học, thái độ, quan niệm đúng về giới tính, đặc điểm sinh lý, cấu trúc và các chức năng của các cơ quan trên cơ thể

+ Giúp HS có khả năng làm chủ bản thân, có kỹ năng ứng xử phù hợp với người khác giới, ứng phó với những tình huống không an toàn trong thực tế

Trang 36

+ Giúp HS biết chủ động phòng chống trước những cạm bẫy trong xã hội, biết lên án, lựa chọn quan điểm sống đúng đắn, tránh xa những những lối sống thiếu tích cực trong tình bạn, tình yêu và tình dục

+ GD cho HS DTTS có thái độ sống đúng đắn, lối sống chuẩn mực, tôn trọng và trách nhiệm với mọi người trong công đồng và trong xã hội, biết tự hoàn thiện những phẩm chất thuộc giới mình

+ Giúp HS trở thành “tuyên truyền viên” hiệu quả nhằm hạn chế tình trạng tảo hôn trong đồng bào DTTS

1.3.2 Nội dung của giáo dục giới tính cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở

GDGT có quan hệ mật thiết với giáo dục nói chung, với việc phát triển nhân cách toàn diện của con người GDGT làm cho con người sống có văn hóa, biết làm chủ những hành vi và khát vọng của mình trong quan hệ với người khác giới; làm cho con người biết xử sự đúng mực với mọi người, có hành vi,

cử chỉ, tư thế tác phong phù hợp với giới tính của mình theo các chuẩn mực đạo đức, văn hóa, xã hội Việc lựa chọn nội dung GDGT phải phục vụ cho mục đích giáo dục chung, phải có tác dụng thúc đẩy sự phát triển toàn diện nhân cách cũng như phù hợp với hoàn cảnh, môi trường sống, giúp cho học sinh DTTS dễ tiếp thu tri thức, có thái độ đúng đắn và hành vi, kỹ năng phù hợp với chuẩn mực Đây chính là sự khác biệt quan trọng giữa GDGT với giáo dục các lĩnh vực khoa học khác Do đó việc xác định những nội dung GDGT phù hợp với từng thời kỳ, từng địa phương, đặc điểm riêng của đối tượng, điều kiện sống, kinh tế, xã hội, đặc biệt là phong tục tập quán của từng vùng miền được chấp nhận Dựa trên điều kiện, môi trường sống, phong tục tập quan, chương trình giáo dục hiện hành mà các nhà giáo dục lựa chọn nội dung GDGT cho học sinh DTTS tại trường PTDTNT trung học cơ sở:

+ Giáo dục về tri thức: Giáo dục học sinh DTTS ý thức trách nhiệm, ý thức tôn trọng của con người, biết quan tâm đến những đặc điểm giới tính của

Trang 37

người khác trong quá trình hoạt động chung; Giáo dục học sinh DTTS các vấn

đề về sức khỏe sinh sản và sức khỏe sinh sản vị thành niên Giáo dục học sinh DTTS đạo đức giới tính và nhu cầu giới tính, giáo dục văn hóa giao tiếp với người khác giới, giáo dục học sinh DTTS vấn đề kế hoạch hóa gia đình và gia đình hạnh phúc

+ Giáo dục về thái độ: Giáo dục học sinh DTTS thái độ trách nhiệm đối với sức khỏe của bản thân và sức khỏe của người khác, ý thức về tác hại nguy hiểm do quan hệ tình dục gây nên Giáo dục học sinh DTTS các vấn đề bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới, định kiến về giới và các biện pháp khắc phục hiện tượng vi phạm Luật Bình đẳng giới, vấn đề định kiến giới và phân biệt giới đang tồn tại hiện nay trong xã hội và trong gia đình và nhất là các hủ tục kết hôn sớm của văn hóa đồng bào DTTS dẫn đến tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống và những hệ lụy của tình trạng này

+ Giáo dục Kỹ năng, hành vi: Giáo dục học sinh DTTS khả năng tự đánh giá hành vi của mình trong quan hệ với người khác Biết phân biệt tốt xấu, đúng sai trong phạm vi quan hệ khác giới Đặc biệt các kỹ năng về hành vi cần tập trung làm rõ và những phương thức ứng xử phù hợp

Như vậy, nội dung giáo dục giới tính cho học sinh PTDTNT trung học cơ

sở tập trung vào các vấn đề sau:

+ Trang bị cho các em học sinh những tri thức quan trọng và cần thiết về giới và giới tính

+ Giáo dục ý thức trách nhiệm, ý thức tôn trọng của con người, biết quan tâm đến những đặc điểm giới tính của người khác trong quá trình tham gia hoạt động chung trong gia đình, nhà trường và xã hội

+ Giáo dục khả năng tự đánh giá hành vi của mình trong quan hệ với người khác Biết phân biệt tốt xấu, đúng sai trong phạm vi quan hệ khác giới Biết tôn trọng giới nữ

Trang 38

+ Giáo dục thái độ, trách nhiệm đối với sức khỏe của bản thân và sức khỏe của người khác, ý thức về tác hại nguy hiểm do quan hệ tình dục gây nên

Về căn bệnh thế kỷ lây qua đường tình dục HIV/AIDS

+ GD các vấn đề về sức khỏe sinh sản và sức khỏe sinh sản vị thành niên, các cơ quan sinh sản và chức năng của chúng; cuộc sống hôn nhân, mang thai

đề định kiến giới và phân biệt giới đang tồn tại hiện nay trong xã hội và trong gia đình

1.3.3 Phương pháp, hình thức giáo dục giới tính cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở

1.3.3.1 Phương pháp giáo dục giới tính cho học sinh tại các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở

(i) Phương pháp trò chuyện:

Là phương pháp mà nhà giáo dục hay người lớn tuổi có kinh nghiệm sẽ dùng lời nói của mình nhằm trả lời câu hỏi của học sinh về vấn đề giới tính hoặc dùng lời nói, hành động để giải thích, minh họa cho băn khoăn thắc mắc của học sinh về giới tính Vấn đề lưu ý khi thực hiện trò chuyện là nội dung câu trả lời phải đảm bảo khoa học, đúng sự thật; câu giải thích hoặc trả lời đúng lúc, đúng chỗ; thông tin trả lời đảm bảo ở mức học sinh hiểu và hiểu một cách tích cực cho học sinh; câu trả lời phải dí dỏm, theo kiểu câu chuyện nói của học sinh để học sinh cảm thấy vui vẻ, thoải mái khi nghe vấn đề được giải đáp Nếu các câu hỏi của HS ở các nội dung nhạy cảm cần giữ thái độ bình tĩnh, lắng nghe, trả lời khéo léo cho học sinh hiểu

Trang 39

(ii) Phương pháp diễn giải kết hợp với giải đáp và minh họa

Nhà GD dùng lời nói của mình để trình bày các vấn đề có liên quan đến giới tính một cách khái quát hóa, hệ thống hóa một cách logic, khoa học và chặt chẽ Bên cạnh đó, kết hợp với việc sử sụng hình ảnh minh họa nhằm giúp học sinh lĩnh hội được vấn đề một cách rõ ràng Những nội dung GDGT có phần liên quan đến vốn sống, kinh nghiệm của học sinh nên trong quá trình giảng giải các nhà giáo dục cần đưa ra câu hỏi mang tính chất gợi mở nhằm giúp trẻ lĩnh hội vấn đề một cách rõ ràng

(iii) Phương pháp đóng vai:

Giúp HS thực hành một số cách ứng xử, kỹ năng xử lý tình huống giả định nhằm đánh giá ứng xử với vấn đề giới tính Phương pháp này thường gây hứng thú và chú ý, nảy sinh óc sáng tạo cho học sinh, khích lệ sự thay đổi thái

độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức lối sống

(iv) Phương pháp tổ chức trò chơi:

Thực hiện việc tổ chức cho học sinh thực hiện thái độ, hành động và việc làm phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo đức giới tính đã được trang bị qua một trò chơi nào đó Phương pháp này nên được sử dụng nhiều trong các hoạt động giáo dục giới tính, bởi sự vui nhộn mà nó đem đến cho học sinh

(v) Phương pháp thảo luận nhóm:

Phương pháp này giúp cho mọi học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình giáo dục giới tính, tạo cơ hội cho học sinh được chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề có liên quan đến nội dung giáo dục giới tính

(vi) Phương pháp nghiên cứu điển hình:

Là phương pháp sử dụng câu chuyện có ý nghĩa giáo dục giới tính có thật trong cuộc sống nhằm mô tả những điều đã xảy ra và giúp đối tượng giáo dục phân tích vấn đề của câu chuyện và đưa ra biện pháp thích hợp với tình huống

Trang 40

1.3.3.2 Hình thức giáo dục giới tính cho học sinh tại các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở

(i) Hình thức tích hợp thông qua hoạt động dạy học

Thực hiện qua hình thức tích hợp nội dung giáo dục giới tính thông qua các môn học chiếm ưu thế như: Sinh học, Giáo dục công dân, Địa lý, Ngữ văn…

(ii) Hoạt động ngoại khóa:

Tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa cũng như phối hợp lồng ghép tuyên truyền nhằm trang bị thêm kiến thức, kỹ năng cần thiết cho các em nhằm tuyên truyền về giáo dục giới tính, sức khỏe cho học sinh Những hệ lụy về tảo hôn

và hôn nhân cận huyết thống tồn tại ở miền núi vùng giáp biên, cũng là nội dung được giáo viên chuyển tải để các em nắm bắt, mổ xẻ về các hệ lụy mà pháp luật nghiêm cấm trong các buổi ngoại khóa Từ các kiến thức được trang

bị, các em sẽ là nhân tố để về địa phương tuyên truyền cho gia đình và những người xung quanh hiểu biết và thực hiện không kết hôn cận huyết thống và tảo hôn Thông qua hoạt động các buổi ngoại khóa, thầy cô có chuyên môn tổ chức tuyên truyền học sinh một cách dễ hiểu

(iii) Tổ chức Truyền thông nâng cao nhận thức

Tổ chức truyền thông, tư vấn kỹ năng sống liên quan đến chăm sóc sức khỏe sinh sản, giáo dục giới tính cho học sinh DTTS Tại các buổi truyền thông, học sinh được tiếp thu những kiến thức, kỹ năng sống về giới tính, đặc điểm sinh lý, tâm lý của độ tuổi vị thành niên; kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho bản thân; biện pháp phòng tránh các bệnh lây nhiễm do liên quan đến vệ sinh sinh sản; các biện pháp phòng tránh thai an toàn; kỹ năng tự bảo vệ của trẻ vị thành niên trước nguy cơ bị xâm hại tình dục; tác hại, hậu quả của quan hệ tình dục sớm trong độ tuổi vị thành niên

(iv) Tổ chức cuộc sống, môi trường học tập thân thiện:

Tạo ra một môi trường thân thiện để giáo viên và học sinh nói chuyện và thảo luận thoải mái Cần có một không khí cởi mở và không căng thẳng để

Ngày đăng: 27/03/2024, 14:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w