1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non huyện sơn dương tỉnh tuyên quang đáp ứng yêu cầu trường học an toàn

111 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đáp ứng yêu cầu trường học an toàn
Tác giả Hà Thị Hồng Nhung
Người hướng dẫn PGS.TS Phạm Thị Thu Hoa
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Giáo dục
Chuyên ngành Quản lý Giáo dục
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 1,96 MB

Nội dung

Chính vì thế để quản lý tốt hoạt động an toàn cho trẻ đáp ứng yêu cầu trường học an toàn tại các cơ sở giáo dục mầm non, yêu cầu đặt ra cho người cán bộ quản lý là làm thế nào để đổi mới

Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non, Huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang đáp ứng yêu cầu trường học an toàn nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu

Quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng yêu cầu trường học an toàn

Quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non, Huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang đáp ứng yêu cầu trường học an toàn.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn là:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng yêu cầu trường học an toàn

- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non, Huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang đáp ứng yêu cầu trường học an toàn

- Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non, Huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang đáp ứng yêu cầu trường học an toàn.

Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học

Thực trạng quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non, Huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang hiện nay như thế nào?

Những biện pháp quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non, Huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang ?

Hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non, Huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang đáp ứng yêu cầu trường học an toàn hiện nay đã đạt những kết quả nhất định, đáng được ghi nhận Tuy nhiên, hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non, Huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang vẫn còn những hạn chế do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do công tác quản lý còn nhiều những bất cập; Xây dựng kế hoạch; Nhận thức của đội ngũ chăm sóc trẻ về mục tiêu, yêu cầu đảm bảo an toàn cho trẻ; Công tác y tế; sự phối hợp đồng bộ các lực lượng trong và ngoài nhà trường còn nhiều hạn chế Cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngành học còn thiếu nhiều cả về lượng và chất, diện tích phòng học chưa đảm bảo theo quy định, số lượng học sinh trên nhóm, lớp còn vượt quá quy định tại Điều lệ Trường mầm non, bếp ăn chưa đảm bảo theo quy chuẩn bếp một chiều Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý một cách phù hợp, có tính khả thi sẽ giúp nâng cao được hiệu quả quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non, Huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang đáp ứng yêu cầu trường học an toàn.

Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ từ 03 tháng đến 72 tháng tuổi tại các cơ sở giáo dục mầm non, Huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang đáp ứng yêu cầu trường học an toàn

Nghiên cứu 05 cơ sở giáo dục mầm non Huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang: Trường mầm non Đại Phú, trường mầm non Hợp Hòa, trường mầm non Ninh Lai, trường mầm non Thiện Kế, trường mầm non Tân Thanh

Khảo sát trên 201 khách thể bao gồm 10 CBQL, 06 chuyên viên phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sơn Dương, 130 giáo viên, 05 nhân viên, 50 phụ huynh của 05 trường Mầm non: Đại Phú, Ninh Lai, Thiện Kế, Tân Thanh, Hợp Hòa huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu tài liệu, phân tích, khái quát hóa, so sánh, tổng hợp các thông tin, tư liệu có liên quan đến đề tài để làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng yêu cầu trường học an toàn

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Mục đích của phương pháp là khảo sát thực trạng hoạt động đảm bảo an toàn và thực trạng quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non, Huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang

- Phương pháp quan sát: Mục đích của phương pháp này nhằm thu thập thêm tư liệu để hiểu rõ hơn về thực trạng hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ, quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non, Huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang, bổ sung thông tin cho phương pháp điều tra để phân tích, đánh giá thực trạng được khách quan hơn

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn CBQL,GV: 02 người, phụ huynh: 02 người; Nhân viên Y tế: 01 người của 05 trường mầm non Huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang nhằm thu thập thêm thông tin có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Phân tích quá trình theo dõi sức khỏe của trẻ, biểu đồ tăng trưởng, sổ tính khẩu phần ăn cho trẻ theo từng độ tuổi, sổ theo dõi nhật kí hàng ngày của các nhóm, lớp; sổ theo dõi công tác y tế học đường

7.3 Phương pháp xử lý số liệu

Luận văn sử dụng các công thức toán thống kê để xử lý số liệu thu được từ bảng hỏi

Cấu trúc luận văn

Phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được thiết kế trong 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng yêu cầu trường học an toàn

Chương 2 Thực trạng quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non, Huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang đáp ứng yêu cầu trường học an toàn

Chương 3 Biện pháp quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non, Huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang đáp ứng yêu cầu trường học an toàn.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO AN TOÀNTổng quan nghiên cứu vấn đề

Các cơ sở giáo dục an toàn là yếu tố hàng đầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ Yếu tố đảm bảo cho việc thực hiện thành công ngôi trường an toàn cho trẻ chính là cộng đồng xã hội, gia đình và nhà trường Bởi vì nhà trường là nơi gắn liền với mọi hoạt động học tập vui chơi và rèn luyện nhân cách của trẻ

Các nghiên cứu đều đề cao vai trò của môi trường giáo dục đối với thành tích học tập và sự phát triển của trẻ em Qua một số nghiên cứu đã nêu ra nguyên tắc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện: Bắt đầu từ đứa trẻ, vì sự khỏe mạnh của trẻ em, an toàn cho trẻ, bảo vệ trẻ em (UNICEF (2006)

Nghiên cứu về trình độ đào tạo của giáo viên với chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của 2 tác giả Ramela Kelley và Gregory Camilly (2007) đã cho thấy rằng, những giáo viên có trình độ cao hơn (trình độ cử nhân) thì có tác động tích cực đến chất lượng CSGD trẻ [32] Nghiên cứu của 2 tác giả Andrew j và Robert C Pianta cũng chỉ ra mối quan hệ giữa đặc điểm của giáo viên và điều kiện lớp học với hoạt động chăm sóc trẻ [1]

Theo tác giả Makoto Shichida trong cuốn "Phương pháp Shichida" đã nói về tầm quan trọng của dinh dưỡng Tác giả cho rằng, dinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất và nhân cách của trẻ Đây cũng là phương pháp của giáo dục cân nhắc đến những tác động, kích thích tích cực để giúp não bộ phát triển một cách toàn diện mà không tạo ra sự chênh lệch giữa não trái và não phải Các bán cầu não sẽ được chú trọng kích thích sự phát triển theo đúng giai đoạn phát triển sinh học của trẻ nhằm phát triển hết tiềm năng của trẻ Đặc biệt hơn, phương pháp giáo dục Shichida đặt mục tiêu giáo dục toàn bộ nhân cách và nuôi dưỡng tâm hồn trẻ lên hàng đầu Cụ thể là dạy bé những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, cách bé suy nghĩ độc lập, các quy tắc xã hội, cũng như việc phát triển những cảm xúc và tinh thần cộng đồng

Phương pháp giáo dục này sẽ giúp trẻ phát triển động cơ học tập, cũng như niềm vui tò mò, khám phá những điều mới và thế giới xung quanh trẻ [25]

Cuốn sách Duke, Daniel L (2002), Creating Safe Schools for All Children, ISBN: ISBN-0-205-32018-X, tr.252 xem xét các vấn đề về an toàn trường học và các vấn đề về an toàn đã phát triển như thế nào trong những năm gần đây, trình bày các cuộc thảo luận chuyên sâu về từng tiêu chuẩn trong bảy tiêu chuẩn về an toàn trường học, đồng thời nêu ra nhiều câu hỏi về pháp lý, chính sách và an toàn cụ thể mà các nhà giáo dục và công dân có thể đặt ra Cuốn sách xem xét sáu quan điểm hoặc cách suy nghĩ về an toàn trường học, từ khía cạnh giáo dục và tâm lý đến khía cạnh tổ chức, chính trị, văn hóa và thiết kế Ngoài ra còn đề cập đến các vấn đề liên quan đến chi phí và lợi ích của các biện pháp khuyến khích hành vi, kỷ luật học sinh trong giáo dục đặc biệt, giá trị của các chính sách không khoan nhượng và vị trí thích hợp của trách nhiệm liên quan đến an toàn trường học [33]

Trong những năm gần đây có một số tác giả trong nước tiến hành nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và GD trẻ mầm non cũng như các biện pháp quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non Các nghiên cứu này đã cung cấp nhiều kiến thức lý luận và thực tế cho các nhà quản lý GD mầm non Cụ thể:

Tham khảo từ những công trình nghiên cứu đã được áp dụng Như:

Cuốn sách "Kỹ năng và bài tập thực hành quản lý trường mầm non của hiệu trưởng" (2001) của tác giả Trần Bích Liễu [23]

Sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương đã đề xuất 05 biện pháp để nâng cao hiệu quả phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non Theo tác giả, việc áp dụng các biện pháp đó sẽ mang lại 03 lợi ích: Giúp giáo viên hiểu sâu hơn về một số tai nạn thường xảy ra cho trẻ để từ đó có kỹ năng trong việc sơ cứu ban đầu cũng như cách phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ; Giúp trẻ có những hiểu biết cơ bản về một số loại tai nạn thương tích, đồ dùng đồ chơi, một số nơi có nguy cơ xảy ra tai nạn thương tích cũng như có một số kỹ năng trong việc phòng tránh tai nạn thương tích xảy ra cho bản thân và bạn bè xung quanh; Tăng cường nhận thức của phụ huynh về vấn đề này, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm cùng kết hợp với giáo viên và nhà trường giáo dục trẻ phòng tránh tai nạn thương tích [31]

Trong bài viết “Một số biện pháp quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ tại các trường mầm non công lập Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả Hoàng Thị Nhân chỉ ra rằng “việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ là nhiệm vụ quan trọng nhất của trường mầm non tổ chức giáo dục Tuy nhiên, tại các trường mầm non công lập quận 1, TP Hồ Chí Minh, hoạt động này còn nhiều bất cập Nguyên nhân chính là do sự quản lý thiếu chặt chẽ, thống nhất của hiệu trưởng các trường Vì vậy, bài viết đề xuất 05 giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ quản lý nuôi dưỡng trong các trường mầm non công lập quận 1, TP.HCM Mỗi biện pháp đều có vai trò quan trọng nhất định đối với toàn bộ quá trình quản lý và phải cùng nhau thực hiện, không được coi thường, không được bỏ qua để phát huy đầy đủ hiệu quả của hệ thống các biện pháp” [26, tr 42-46]

Nghiên cứu tổng quan về các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau có thể thấy rằng các nhà khoa học cũng đã quan tâm và dành thời gian để nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến trẻ mầm non Tuy nhiên, còn quá ít các nghiên cứu về hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ và và quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non, đặc biệt là nghiên cứu ở một địa phương cụ thể Đây chính là những khoảng trống để chúng tôi tiếp cận vấn đề khá mới mẻ này ở cấp học mầm non tại địa bàn miền núi tỉnh Tuyên Quang của Việt Nam.

Một số khái niệm cơ bản của đề tài

Quản lý chỉ đạo, điều khiển, hoạt động chung của con người, phối hợp các hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân hình thành hoạt động chung thống nhất của tập thể hướng tới mục tiêu đã định trước Để thực hiện tốt hoạt động quản lý cần phải có tổ chức và quyền uy

Cho nên quản lý là một quá trình tác động giữa chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý có chủ đích

Như vậy quá trình tác động có định hướng, có kế hoạch, có chủ trương, đường lối, hoạch định nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức

Quản lý là hoạt động cần thiết cho tất cả các lĩnh vực của đời sống con người là một nhân tố của sự phát triển Quản lý là một phạm trù tồn tại khách quan được ra đời từ bản thân nhu cầu của mọi xã hội, mọi quốc gia và trong mọi thời đại Có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý:

Theo tác giả Trần Kiểm thì cho rằng: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được những mục đích của nhóm Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất Với tư cách thực hành thì quản lý là một nghệ thuật, còn kiến thức có tổ chức về quản lý là một khoa học” [20]

Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội”, “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực trong và ngoài tổ chức một cách tối ưu nhằm đạt được mục đích của tổ chức

Như vây, có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý, song tựu chung đều thể hiện:

Quản lý bao giờ cũng là một tác động có hướng đích, có mục tiêu xác định

Quản lý vừa là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với quy luật khách quan

Quản lý vừa là khoa học vừa là nghệ thuật

Do vậy có thể khái quát:“ Quản lý là một quá trình tác động có chủ đích, có định hướng của chủ thể quản lý tới khách thể trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích đã đề ra

Trường học là một tổ chức, tiến hành quá trình dạy học Hoạt động đặc trưng của nhà trường là hoạt động dạy học

Theo tác giả M.I.Kondacov đã khái quát “Không đòi hỏi một định nghĩa hoàn chỉnh, chúng ta hiểu quản lý nhà trường (công việc nhà trường là một hệ thống xã hội- sư phạm chuyên biệt)

Hệ thống nhà trường là những tác động có ý thức, kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý đến tất cả các mặt trong nhà trường, nhằm đảm bảo sự vận hành tối ưu về các mặt xã hội- kinh tế, tổ chức- sư phạm của quá trình dạy- học và GD thế hệ đang lớn lên” [30]

Theo tác giả Thái Duy Tuyên: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục- đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh”

Như vậy, quản lý nhà trường chính là quản lý giáo dục nhưng trong một phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục mà nền tảng nhà trường Quản lý nhà trường về cơ bản khác với quản lý các lĩnh vực khác

Quản lý nhà trường là phải biết vận dụng tất cả các nguyên lý chung của quản lý giáo dục để đẩy mạnh hoạt động của nhà trường theo mục tiêu đào tạo

Quản lý nhà trường là phải quản lý một cách toàn diện nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách của thế hệ trẻ một cách hợp lý, khoa học và hiệu quả, do vậy muốn thực hiện có hiệu quả công tác quản lý giáo dục phải xem xét đến những điều kiện đặc thù của mỗi nhà trường, phải chú trọng thực hiện việc cải tiến công tác quản lý giáo dục đối với nhà trường, nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân

Tóm lại, quản lý nhà trường là một bộ phận của quản lý giáo dục quản lý nhà trường là một hệ thống những tác động sư phạm khoa học và có tính định hướng của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm làm cho nhà trường vận hành theo đúng chủ trương, đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng trong thực tiễn Việt Nam

1.2.3 Đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non Đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non là nhiệm vụ rất quan trọng và là nhiệm vụ hàng đầu mà bất cứ một trường mầm non nào cũng cần trú trọng quan tâm Đây không chỉ là công tác bảo vệ sức khỏe và sự an toàn cho các cháu mà còn là nhiệm vụ, trách nhiệm và thể hiện mức độ uy tín của nhà trường đối với các cháu học sinh, với các bậc phụ huynh cũng như toàn thể cộng đồng

Các cơ sở giáo dục mầm non được đánh giá là môi trường học tập khá an toàn là nơi trẻ em được bảo đảm an toàn về thể chất và tinh thần Tuy nhiên, sự an toàn này chỉ mang tính chất tương đối bởi bất cứ tình huống nào cũng có thể bất ngờ xảy ra Chúng ta cần ý thức được điều đó và phải chuẩn bị để sẵn sàng ứng phó trong mọi trường hợp xảy ra ngoài ý muốn của chủ thể, do tác nhân bên ngoài, gây nên những tổn thương về thể chất và tinh thần Đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non là chúng ta đang đáp cách lành mạnh, an toàn dưới sự giám sát và hướng dẫn của đội ngũ giáo viên cũng như của toàn thể nhà trường Bên cạnh đó, uy tín của nhà trường có được giữ vững và củng cố hay không cũng còn phụ thuộc vào tinh thần trách nhiệm của nhà trường đối với các em Trẻ em được đảm bảo an toàn trong mọi hoạt động ở trường, vậy đòi hỏi môi trường mà trẻ hoạt động phải đảm bảo an toàn tuyệt đối Đảm bảo an toàn cho trẻ là việc giữ gìn sự yên ổn cho trẻ, tránh những tai nạn, rủi ro, những sự cố, những tác động bên ngoài mang tính nguy hiểm lên thân thể và có hại về mặt tinh thần cho trẻ ở trường mầm non

Trường học an toàn là một trong những yếu tố hàng đầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ Xây dựng trường học an toàn góp phần xây dựng một nền giáo dục mở và liên thông, có khả năng hội nhập với nền giáo dục chung của thế giới

Hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ tại các cơ sở giáo mầm non đáp ứng yêu cầu trường học an toàn

1.3.1 Yêu cầu về trường học an toàn cho trẻ mầm non đáp ứng yêu cầu trường học an toàn

- Tiến hành các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ

- Xây dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện, bảo đảm cho trẻ được an toàn tuyệt đối cả về thể chất lẫn tinh thần

- Kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi, một cách thường xuyên Phát hiện kịp thời và chỉ đạo khắc phục nhanh chóng các yếu tố có nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ khi trẻ tham gia các hoạt động tại trường, lớp

- Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục trẻ

- Thực hiện chế độ ăn cấn đối, hợp lý, đa dạng, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu cho từng nhóm tuổi của các bé

- Kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc của các loại thực phẩm dùng chế biến bữa ăn cho trẻ, thực hiện nghiêm túc các quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn trường mầm non

1.3.2 Một số đặc điểm về phát triển và sự tăng trưởng của trẻ mầm non 1.3.2.1 Đặc điểm phát triển và sự tăng trưởng của trẻ nhà trẻ a Sự phát triển và tăng trưởng về thể chất

Trong năm đầu tiên của cuộc đời, đây là thời kì tăng trưởng và phát triển thể chất nhanh nhất, ta có thể quan sát thấy từng ngày, từng tuần, từng tháng.Trọng lượng trung bình của trẻ mới sinh ra từ 3,0 đến 3,5kg Ba tháng đầu, trung bình mỗi tháng tăng từ 600 - 900g (Một số trẻ có thể tăng từ 1000 đến 1500g);

Năm đầu của trẻ: Chiều cao trung bình của trẻ lúc mới sinh chỉ vào khoảng 45 - 50cm, trong năm đầu đời mỗi tháng trung bình trẻ cao được từ 2 - 3cm/tháng, đến cuối năm đầu trẻ cao từ 75 - 80cm (gấp rưỡi so với khi mới sinh ra).Chiều cao của trẻ em tăng lên khá nhanh sau đó chậm dần lại Bước sang năm thứ hai: Chiều cao của trẻ chỉ tăng khoảng 1cm/tháng Bước sang năm thứ ba: Chiều cao của trẻ chỉ tăng khoảng 0,5cm/ tháng b Phát triển vận động

Khả năng vận động của trẻ cũng được tiến triển rất nhanh ta có thể quan sát được từng tuần, từng tháng Cuối độ tuổi nhà trẻ, các vận động như:

Trườn, bò, chạy, nhảy ngày càng trở nên hoàn thiện hơn Trẻ đang chạy, trẻ có thể quay được sang trái, sang phải; trẻ có thể leo trèo, xoay tròn người trên hai mũi chân của mình, nhảy chụm chân, nhảy lò cò, lên xuống cầu thang một cách khéo léo

Trẻ đã biết kết hợp vận động của tay và chân trở nên dễ dàng và nhịp nhàng hơn Như trẻ có thể vận động theo nhạc (Phối kết hợp chân bước, tay múa theo bài nhạc vận động phù hợp)… Đôi tay trẻ càng trở nên linh hoạt:

Trẻ biết xoay tròn cổ tay khá thành thạo; tự mặc áo, đi giầy dép, cầm bút vẽ theo ý thích… Nhiều trẻ hiếu động, đứng ngồi không yên: Tháo lắp, xếp dỡ, đào bới, thỏa mãn tính tò mò ham hiểu biết của mình, hoặc bắt chước hành động của người khác c Phát triển đời sống tâm lí của trẻ - Sự phát triển nhận thức: Sự xuất hiện cảm giác cùng với hệ thống phản xạ, tai trẻ phân biệt được tiếng nói của người mẹ với tiếng nói người khác; mắt nhìn phân biệt được hình thù, màu sắc, Ở giai đoạn này cùng với sự xuất hiện cảm giác phân hoá là sự phát triển của trí nhớ: Trẻ có thể nhận ra được người lạ, người quen, nhận ra những đồ chơi quen thuộc và hoạt động có đối tượng được hình thành

Tư duy trực quan hành động được hình thành và phát triển: Trong quá trình tiếp xúc với thế giới đồ vật, trẻ nhận ra được mối quan hệ giữa các đồ vật như (hình dạng, kích thước…) qua thử và sai (bằng tay): Xếp gỗ, lắp thử, đậy thử…; trẻ có thể phân loại được đồ chơi (đồ vật) theo một dấu hiệu nổi bật nào đó (màu sắc hoặc hình dạng…)

- Sự phát triển xúc cảm - tình cảm xã hội: Cuối tháng đầu tiên của cuộc đời, là sự xuất hiện (phức cảm hớn hở) đứa trẻ đã mỉm cười với người lớn

Lúc đầu không có sự phân biệt lạ - quen: Mỉm cười với tất cả những người nhìn nó âu yếm Sau đó (6 - 7 tháng) trẻ bắt đầu phân biệt được người lạ - người quen (phân biệt được mẹ với người khác) Trẻ theo, chơi, chịu dỗ nín với những người quen

Sang năm thứ hai và thứ ba, tình cảm của trẻ vẫn mang nặng màu sắc xúc cảm và gắn với những tình huống cụ thể, chưa ổn định Ở tuổi này, trẻ vừa muốn lệ thuộc, kết giao với mọi người vừa muốn được độc lập: Thích chơi với người lớn và các bạn cùng trang lứa nhưng lại không muốn ai sử dụng đồ dùng, đồ chơi của mình chỉ thích một mình mò mẫm với đồ chơi

- Sự phát triển ngôn ngữ: Bước sang tháng thứ 2 trẻ biết “Hóng chuyện”, thích nhìn mặt người lớn khi nói chuyện Cuối năm đầu trẻ biết dùng ngôn ngữ nói kết hợp với cử chỉ để giao tiếp và yêu cầu người lớn giúp đỡ trẻ thoả mãn nhu cầu Bước sang năm thứ 2, trẻ tiếp xúc với thế giới đồ vật, nhu cầu giao tiếp phát triển làm cho vốn từ ngày một phong phú và khả năng phát âm của trẻ ngày càng tốt hơn Trẻ không chỉ hiểu ngôn ngữ của người mà còn nói được những câu đơn giản Mới đầu là câu một từ, dần là câu 2, 3 từ kết hợp với cử chỉ, hành vi để bày tỏ nhu cầu, mong muốn của mình với người lớn Bước sang năm thứ 3, sự phát triển ngôn ngữ diễn ra ngày càng mạnh mẽ Để thoả mãn nhu cầu giao tiếp của trẻ, người lớn phải luôn luôn tìm câu trả lời sao cho trẻ hiểu được Trẻ biết diễn đạt bằng lời để người lớn hiểu được ý muốn của mình Câu nói của trẻ đơn giản, ngắn gọn song thường đúng ngữ pháp Và mọi giao tiếp của trẻ đã tách dần ra khỏi những tình huống, tâm cảnh (nghĩa là trẻ có thể giao tiếp hoàn toàn bằng lời)

1.3.2.2 Đặc điểm phát triển và tăng trưởng của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo a Sự phát triển và tăng trưởng về thể chất

Trẻ em bước sang lứa tuổi mẫu giáo sự phát triển thể chất diễn ra nhanh nhưng không đều: Chiều cao diễn ra nhanh hơn trọng lượng, trẻ như gầy đi, dài ra, mất vẻ tròn trĩnh đã có ở tuổi nhà trẻ Tuy nhiên, sự phát triển cơ thể ở lứa tuổi này chưa ổn định, vì thế không nên vì sự phát triển mất cân đối giữa chiều cao và trọng lượng mà tăng chế độ dinh dưỡng quá mức b Sự tăng trưởng và phát triển vận động Độ tuổi mẫu giáo, trẻ có thể trườn, bò, leo trèo một cách linh hoạt ở mọi địa hình với sự phối hợp chính xác giữa tay và chân, khả năng vận động của trẻ ngày càng hoàn thiện hơn Trẻ đi, chạy, nhảy, ném, bắt, chuyền nhanh, chính xác, khéo léo với sự phối hợp của thị giác với vận động của tay, chân,… Tuy nhiên khả năng làm việc của hệ thần kinh còn yếu, hệ xương của trẻ chưa hoàn toàn cốt hoá, hệ cơ còn yếu,… do vậy, việc tổ chức cho trẻ vận động mạnh, kéo dài dễ gây cho trẻ trạng thái mệt mỏi c Phát triển đời sống tâm lí của trẻ

Nội dung quản lý hoạt động bảo đảm an toàn cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng yêu cầu trường học an toàn

1.4.1 Xây dựng kế hoạch bảo đảm an toàn cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng yêu cầu trường học an toàn

Xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non đáp ứng yêu cầu trường học an toàn là việc dự kiến những công việc cần làm, thời gian phải thực hiện, nguồn lực có thể huy động và kết quả cần đạt được của hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ

Xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn cho trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng yêu cầu trường học an toàn được xây dựng dựa trên các văn bản quy định của các cấp, nhiệm vụ trọng tâm của ngành và chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục phù hợp với lứa tuổi

Xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non đáp ứng yêu cầu trường học an toàn cần đảm bảo các yêu cầu cụ thể như sau:

Các cơ sở giáo dục mầm non căn cứ vào hướng dẫn nhiệm vụ năm học, căn cứ tình hình thực trạng của nhà trường, xác định được những điểm mạnh và những điểm còn hạn chế của hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ của nhà trường đáp ứng yêu cầu trường học an toàn sau:

+ Căn cứ vào hướng dẫn nhiệm vụ năm học, căn cứ tình hình thực trạng của nhà trường, xác định được những điểm mạnh và những điểm còn hạn chế của hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ của nhà trường đáp ứng yêu cầu trường học an toàn

+ Xác định lựa chọn mục tiêu bảo đảm an toàn cho trẻ đáp ứng yêu cầu trường học an toàn

+ Lựa chọn những nội dung bám sát với yêu cầu trường học an toàn để xây dựng kế hoạch thực hiện có chất lượng và hiệu quả

+ Xác định những điều kiện đảm bảo an toàn cho trẻ đáp ứng yêu cầu trường học an toàn

+ Xác định các biện pháp tổ chức thực hiên kế hoạch đảm bảo an toàn cho trẻ đáp ứng yêu cầu trường học an toàn

+ Lập kế hoạch phù hợp, đảm bảo an toàn cho trẻ đáp ứng yêu cầu trường học an toàn

+ Phổ biến kế hoạch tới cán bộ giáo viên nhân viên trong cơ sở mầm non nhằm thực hiện tốt hoạt động bảo đảm an toàn cho trẻ trong nhà trường

1.4.2 Tổ chức triển khai hoạt động bảo đảm an toàn cho trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng yêu cầu trường học an toàn

Muốn kế hoạch hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non đáp ứng yêu cầu trường học an toàn trở thành hiện thực, mục tiêu trở thành kết quả thì việc tổ chức triển khai hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ có ý nghĩa vô cùng quan trọng Đây là một nội dung cơ bản tạo ra được mối quan hệ giữa các đơn vị trong trường mầm non, các bộ phận liên quan được liên kết thành bộ máy thống nhất, chặt chẽ và tạo ra hiệu quả thực sự của hoạt động quản lý Về bản chất chính là thực hiện sự phân công lao động hợp lý, để phát huy cao nhất khả năng nguồn nhân lực nhằm đạt được mục tiêu của hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ nói riêng, hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ nói chung

Hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non đáp ứng yêu cầu trường học an toàn là một trong những hoạt động quan trọng tạo ra uy tín, thương hiệu của nhà trường Bởi lẽ, nếu hoạt động này được thực hiện tốt góp phần vào việc phát triển thể chất và tinh thần cho trẻ mầm non Tổ chức hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng yêu cầu trường học an toàn bao gồm các nội dung cụ thể sau:

+ Tổ chức triển khai đầy đủ các văn bản về đảm bảo an toàn cho trẻ đáp ứng yêu cầu trường học an toàn tới toàn thể giáo viên, nhân viên trong nhà trường

+ Phân công nhiệm vụ, qui định rõ trách nhiệm của các bộ phận trong nhà trường, của giáo viên, nhân viên trong hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ

+ Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ hoạt động quản lý đảm bảo an toàn của các bộ phận trong nhà trường thực hiện hoạt động bảo đảm an toàn cho trẻ

+ Phối hợp với trung tâm y tế huyện để hướng dẫn công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh và kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn của trường

+ Phối hợp với chính quyền địa phương và các ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện hoạt động bảo đảm an toàn cho trẻ

+ Phối hợp cùng cha mẹ phòng, chống bạo hành, tai nạn thương tích cho trẻ, bảo đảm an toàn cho trẻ

1.4.3 Chỉ đạo hoạt động bảo đảm an toàn cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng yêu cầu trường học an toàn

Chỉ đạo hoạt động hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng yêu cầu trường học an toàn có vai trò vô cùng quan trọng dẫn đến chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ Công tác chỉ đạo có vai trò quan trọng kết nối hai nội dung lập kế hoạch và tổ chức triển khai hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ.Để thực hiện được mục tiêu đảm bảo an toàn cho trẻ, công tác chỉ đạo hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng yêu cầu trường học an toàn bao gồm các nội dung sau:

+ Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn cho trẻ đáp ứng yêu cầu trường học an toàn

+ Chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng, nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, tình yêu thương trẻ trong đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý về việc đảm bảo an toàn cho trẻ đáp ứng yêu cầu trường học an toàn

+ Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, kiến thức, kĩ năng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, phòng tránh tai nạn thương tích cho giáo viên, nhân viên, các bậc cha mẹ

+ Đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, không gây áp lực phát huy tính tích cực của trẻ

Các yếu tố ảnh hưởng quản lý hoạt động bảo đảm an toàn cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non

Công tác chỉ đạo của các cấp quản lý về đảm bảo hoạt động an toàn cho trẻ trong trường mầm non đáp ứng yêu cầu trường học an toàn

Nhận thức của CBQLGV, nhân viên về quản lý hoạt động bảo đảm an toàn cho trẻ trong trường

Phẩm chất, năng lực của cán bộ quản lý về hoạt động quản lý đảm bảo an toàn

Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của giáo viên, nhân viên trong nhà trường

Cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị, của trường trong và ngoài lớp học bảo đảm trường học an toàn Điều kiện, làm việc của giáo viên, nhân viên Sự phối hợp của cha mẹ với nhà trường trong quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ

Sự phối hợp của bộ phận chức năng trong nhà trường thực hiện hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ

Sự tham gia, hỗ trợ, giám sát của các lực lượng ngoài nhà trường thực hiện hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các tài liệu lý luận, đề tài luận văn đã tổng quan được những vấn đề nghiên cứu về quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng yêu cầu trường học an toàn và xác định được các vấn đề lí luận cơ bản sau: Đảm bảo an toàn cho trẻ là việc giữ gìn sự yên ổn cho trẻ, tránh những tai nạn, rủi ro, những sự cố, những tác động bên ngoài mang tính nguy hiểm lên thân thể và có hại về mặt tinh thần cho trẻ ở cơ sở giáo dục mầm non

Quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ đáp ứng yêu cầu trường học an toàn là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, có định hướng của người cán bộ quản lý cơ sở GDMN đối với giáo viên, nhân viên trong trường nhằm phòng, chống và giảm tối đa hoặc loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích, rủi ro, những sự cố, những tác động bên ngoài mang tính nguy hiểm lên thân thể và có hại về mặt tinh thần cho trẻ; để đảm bảo cho trẻ được nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trong một môi trường an toàn, thân thiện giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đảm bảo an toàn cho trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng yêu cầu trường học an toàn bao gồm: Sự chỉ đạo của các cấp quản lý về hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng yêu cầu trường học an toàn; nhận thức của CBQL và GV, nhân viên; Phẩm chất, năng lực của cán bộ quản lý; Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của trường trong và ngoài lớp học

Cơ sở lý luận ở chương này là khung lý thuyết quan trọng để tác giả thiết kế bảng hỏi nhằm điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng yêu cầu trường học an toàn.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO AN TOÀNKhái quát về Huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang

2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, giáo dục của Huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang

* Vị trí địa lý tự nhiên, dân số của Huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang

Huyện Sơn Dương Tỉnh Tuyên Quang là một huyện miền núi Sơn Dương cách Thành phố Tuyên Quang 30km về phía Đông Nam, cách Thành phố Thái Nguyên 54 km Phía đông của Sơn Dương giáp với Tỉnh Thái Nguyên; phía Tây giáp Tỉnh Phú Thọ; Phía Nam giáp Tỉnh Vĩnh Phúc Sơn Dương có đặc thù của vùng chuyển tiếp giữa trung du và miền núi, rừng núi chiếm ắ diện tớch đất tự nhiờn

Thành phố Tuyên Quang tiếp giáp với Huyện Yên Sơn và Huyện Sơn Dương và nằm cận về phía Nam của Tỉnh Tuyên Quang, cách Thủ đô Hà Nội 165 km, cách trung tâm Tỉnh Hà Giang về phía Bắc 154 km

Sơn Dương với tổng diện tích đất tự nhiên là 78.795,2 ha, với dân số có 232.230 người; 22 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Cao Lan chiếm 68%

Huyện Sơn Dương có 01 thị trấn, 32 xã và được chia thành 5 cụm mỗi cụ với 5 đơn vị hành chính cấp xã Sơn Dương có vị vị trí địa lý thuận lợi về giao thông Huyện Sơn Dương có hai tuyến quốc lộ chạy qua là Quốc lộ 37;

Quốc lộ 2C và các tuyến đường tỉnh lộ, huyện lộ, đường liên xã đã được bê tông hóa tạo điều kiện thuận lợi trong liên kết, giao thương hàng hóa, phát triển kinh tế với các tỉnh có nền kinh tế phát triển như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ

* Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang năm 2021

+ Về phát triển kinh tế của Huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang năm 2021

Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn Huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang năm 2021 được duy trì, các nhà máy công nghiệp tập trung triển khai sản xuất ngay từ đầu năm, một số sản phẩm công nghiệp của huyện đảm bảo tiến độ, sản lượng đề ra

Năm 2021 Huyện Sơn Dương duy trì hoạt động của 30/30 chợ Chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý về thương mại, giá cả hàng hóa, đảm bảo số lượng, chất lượng hàng hóa phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân Hoạt động xuất khẩu hàng hóa tuy chịu ảnh hưởng của Covid -19 nhưng vẫn đảm bảo kế hoạch đề ra

Một số sản phẩm chủ yếu của Huyện Sơn Dương năm 2021 như: Bột fenspat nghiền đạt 179.299 tấn; bột giấy đạt 114.813 tấn, giấy in viết đạt 87.703 tấn, hàng dệt may đạt 462.000 sản phẩm, giày da 3,0 triệu đôi và một số sản phẩm công nghiệp mới của huyện như: Bao bì PP container đạt 320.000 sản phẩm Cây lúa thực hiện 11.438,5 ha sản lượng ước đạt 69.267,4 tấn

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang hàng năm đều đạt mức cao cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế trong thời gian qua, là một trong những địa phương có số thu ngân sách đạt mức cao của tỉnh Tổng thu ngân sách của Huyện Sơn Dương năm 2021 đạt 867,55 tỷ đồng Chi ngân sách đã đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh Tổng chi ngân sách trên địa bàn huyện năm 2021 là 406,38 tỷ đồng

Thu nhập bình quân đầu người hàng năm tăng đáng kể: Năm 2019 là 26,8 triệu đồng/người/năm; năm 2020 là 27 triệu đồng/người/năm, năm 2021 là 28,3 triệu đồng/người/năm

Trong giai đoạn tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng đến hoạt động chung của tỉnh, nhưng với sự tập chung, quyết tâm, quyết liệt, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo đạt hiệu quả cao các nhiệm vụ phát triển văn hóa - xã hội, thực hiện hiệu quả mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe người dân, vừa duy trì, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và bảo đảm an sinh xã hội

Huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang luôn chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho Huyện, Đảng Bộ huyện ban hành Đề án phát triển nguồn nhân lực Huyện giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 và các kế hoạch: Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn Huyện; kế hoạch sắp xếp lại trường, điểm trường, lớp học giai đoạn 2021 - 2025; đề án nâng cao chất lượng giáo dục đại trà Huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang; kế hoạch nâng cao chất lượng học sinh giỏi trên địa bàn Huyện; kế hoạch đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông giai đoạn 2021 - 2025

Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân; kịp thời giải quyết vướng mắc trong công tác khám chữa bệnh, nhất là việc hỗ trợ cấp bảo hiểm y tế nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, tổng số lượt người khám chữa bệnh là 810.724 lượt người; cấp thẻ bảo hiểm y tế đạt 66,4% kế hoạch

Mục tiêu về văn hóa - xã hội của Huyện Sơn Dương năm 2021 đã đề ra cần: Tổ chức triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo thích ứng với dịch Covid-19 Tăng cường quản lý, phát huy bảo vệ các giá trị các di tích lịch sử, giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc gắn với phát triển du lịch, nhất là du lịch cộng đồng Tiếp tục xây dựng một số công trình tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào (Công trình Bảo tàng Tân Trào, khu đón tiếp tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào)

Làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, nhất là dịch Covid-19, triển khai tiêm vắc xin Covid-19 theo kế hoạch bảo đảm an toàn, hiệu quả; chuẩn bị chủ động các phương án, điều kiện cơ sở vật chất, lực lượng, phương tiện và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm cho việc cách ly, điều trị, kịp thời ứng phó trường hợp có dịch bệnh xảy ra

Duy trì tốt công tác tuyên truyền, giới thiệu về văn hóa, con người, du lịch và tiềm năng về du lịch của huyện trên các phương tiện thông tin đại chúng

2.1.2 Khái quát về tình hình giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non, Huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang

Tình hình giáo dục mầm non Huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang:Theo báo cáo tổng kết năm học 2021-2022, Huyện Sơn Dương có tổng số: 34 trường (trong đó: Công lập 33, tư thục 01), 144 điểm trường và 141 nhóm trẻ độc lập tư thục (giảm 03 điểm trường so với năm học 2020- 2021).Tổng số 489 nhóm, lớp: Công lập 479 nhóm, lớp; tư thục 10 nhóm, lớp (trong đó: Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục 10 nhóm):

+ Mẫu giáo: 348 lớp Tổng số trẻ có 13.891cháu + Nhà trẻ: 3.287/ 8.520 cháu tỷ lệ huy động đạt 38,6% (So với năm học

+ Mẫu giáo: 10.604/10.615 cháu tỷ lệ huy động đạt 99,9% (Có 11 trẻ khuyết tật không hòa nhập) Trẻ 5 tuổi 2.519 cháu

Tổ chức khảo sát thực trạng

Khảo sát nhằm phát hiện thực trạng hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ và quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non tại các cơ sở giáo dục mầm non Huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang đáp ứng yêu cầu trường học an toàn Trên cơ sở đó, luận văn đánh giá những ưu điểm, hạn chế, cơ hội và thách thức cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ đáp ứng yêu cầu trường học an toàn nhằm xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non ở chương sau

Chúng tôi tiến hành khảo sát một số nội dung cụ thể sau:

Thực trạng hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non Huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang đáp ứng yêu cầu trường học an toàn

Thực trạng quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non Huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang đáp ứng yêu cầu trường học an toàn

Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non Huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang đáp ứng yêu cầu trường học an toàn

- Điều tra bằng bảng hỏi: Để khảo sát thực trạng hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ và quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non Huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang đáp ứng yêu cầu trường học an toàn, tác giả đề tài xây dựng 3 mẫu phiếu trưng cầu ý kiến:

+ Mẫu 1: Bảng trưng cầu ý kiến về thực trạng hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non tại 05 cơ sở giáo dục mầm non Huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang đáp ứng yêu cầu trường học an toàn

+ Mẫu 2: Bảng trưng cầu ý kiến về thực trạng quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non tại 05 cơ sở giáo dục mầm non Huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang đáp ứng yêu cầu trường học an toàn

+ Mẫu 3: Bảng trưng cầu ý kiến về các yếu tố ảnh hưởng quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non tại 05 cơ sở giáo dục mầm non Huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang đáp ứng yêu cầu trường học an toàn

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn một số cán bộ quản lý, giáo viên nhằm tìm hiểu rõ hơn về thực trạng hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ và quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non Huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang đáp ứng yêu cầu trường học an toàn

- Phương pháp dùng để xử lý số liệu: Dùng toán thống kê để xử lý số liệu điều tra, phân tích, so sánh các dữ liệu thu được từ phương pháp phỏng vấn, điều tra bảng hỏi

Khảo sát trên 201 khách thể bao gồm 10 CBQL, 06 chuyên viên phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sơn Dương, 130 giáo viên, 05 nhân viên, 50 phụ huynh của 05 trường Mầm non: Đại Phú, Ninh Lai, Thiện Kế, Tân Thanh, Hợp Hòa huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

2.2.5 Tiêu chí và thang đánh giá động đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non tại các cơ sở giáo dục mầm non Huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang đáp ứng yêu cầu trường học an toàn chúng tôi chia thành các mức: Thường Xuyên, Thỉnh thoảng, Hiếm khi, Không bao giờ

+ Thỉnh thoảng: 3 điểm + Hiếm khi: 2 điểm + Không bao giờ: 1 điểm + Cách tính điểm trung bình được thực hiện theo công thức sau:

Trong đó: là giá trị điểm trung bình i là các mức độ đạt

SL i là số lượng người đánh giá theo mức độ thứ i

Sau khi tính điểm trung bình, chúng tôi qui ước các mức độ thực hiện quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ như sau:

Tốt: X = 3,25 - 4,0 Khá: X = 2,5 - 3,24 Trung bình: X = 1,75 - 2,49 Yếu: X

Ngày đăng: 04/09/2024, 14:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w