1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

mối quan hệ giữa khả năng phục hồi và căng thẳng tâm lý ở học sinh trung học cơ sở

104 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Vì vậy, việc xác định đề tài “Mối quan hệ khả năng phục hồi và căng thẳng tâm lý ở học sinh trung học cơ sở” để làm rõ mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến KNPH và CTTL của học sinh TH

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

HOÀNG THỊ PHƯƠNG THANH

MỐI QUAN HỆ GIỮA KHẢ NĂNG PHỤC HỒI VÀ CĂNG THẲNG TÂM LÝ Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

HOÀNG THỊ PHƯƠNG THANH

MỐI QUAN HỆ GIỮA KHẢ NĂNG PHỤC HỒI VÀ CĂNG THẲNG TÂM LÝ Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

CHUYÊN NGÀNH TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN

Mã số: 8310401.03

(Yêu cầu bìa 2 (bìa lót) : giấy trắng, trình bày như mẫu này, chú ý cân đối giữa các phần

trong trang bìa, không viết tắt tên đề tài, đóng khung nhạt)

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hồng Thuận

HÀ NỘI – 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN, tới các thầy, cô giáo trong Chương trình Tâm lý học Lâm sàng đã trực tiếp giảng dạy và các cán bộ quản lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường

Xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô PGS TS Nguyễn Hồng Thuận –cô giáo hướng dẫn khoa học đã luôn đồng hành, tận tâm, nhiệt tình và nghiêm túc trong việc định hướng cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này Cảm ơn cô đã luôn sẵn sàng dành thời gian quý báu của mình để góp ý, giúp đỡ cho tôi

Tôi cũng xin được cảm ơn một cách chân thành chị Nguyễn Minh Hằng đã chia sẻ, hỗ trợ và hướng dẫn tôi kinh nghiệm về thang đo READ, em Nguyễn Hải Yến đã hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu

Xin bày tỏ lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu và cán bộ bộ phận tâm lý học đường các trường THCS&THPT Lê Quý Đôn, THCS&THPT Lương Thế Vinh, THCS Tân Lập, THCS Liên Hà cùng các em học sinh đã tham gia và hợp tác trong nghiên cứu này

Cuối cùng, xin được cảm ơn gia đình, bạn bè K13 lâm sàng của tôi đã luôn ở bên, ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện luận văn của mình

Hà Nội, tháng 12 năm 2023

Tác giả

Hoàng Thị Phương Thanh

Trang 4

DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

Trang 5

DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG ANH

PSS-14 Perceived stress scale-Thang đo nhận thức căng thẳng READ The Resilience Scale for Adolescents- Thang đo khả

năng phục hồi cho trẻ vị thành niên SD Standard Deviation- Độ lệch chuẩn SPSS Statistical Package for the Social Sciences – Phần mềm

thống kê cho ngành khoa học xã hội

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT 2

DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG ANH 3

3 Giả thuyết nghiên cứu 5

4 Câu hỏi nghiên cứu 5

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

7 Phương pháp nghiên cứu 6

8 Cấu trúc luận văn 8

CHƯƠNG 1CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9

1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 9

1.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về khả năng phục hồi ở học sinh 91.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về căng thẳng tâm lý ở học sinh 161.1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu về mối quan hệ khả năng phục hồi và căng thẳng tâm lý của học sinh 21

1.2.Một số khái niệm công cụ 23

1.2.1.Khả năng phục hồi 23

1.2.2.Căng thẳng tâm lý 27

1.2.3 Học sinh trung học cơ sở 29

1.3 Khả năng phục hồi và căng thẳng tâm lý ở học sinh trung học cơ sở 30

1.3.1 Các yếu tố và cơ chế, quá trình trong khả năng phục hồi 30

1.3.2 Các yếu tố và cơ chế hình thành căng thẳng tâm lý 43

1.3.3 Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi THCS 48

Trang 7

CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 53

2.1 Tổ chức nghiên cứu 53

2.1.1 Sơ lược về địa bàn nghiên cứu 53

2.1.2 Mẫu nghiên cứu 54

2.3 Các phương pháp nghiên cứu 56

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 56

2.3.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 56

2.3.3 Phương pháp thống kê toán học 59

2.3.4 Phương pháp phỏng vấn sâu 59

2.4 Tiến trình triển khai nghiên cứu 60

2.4.1 Tiến trình nghiên cứu 60

2.4.2 Quy trình thu thập dữ liệu 60

2.4.3 Đạo đức nghiên cứu 62

CHƯƠNG 3KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 63

3.1 Thực trạng khả năng phục hồi ở học sinh THCS 63

3.1.1 Thực trạng khả năng phục hồi ở học sinh THCS 63

3.1.2 Sự khác biệt của các nhóm nhân khẩu học về KNPH ở học sinh THCS 66

3.2 Thực trạng căng thẳng tâm lý của học sinh THCS 72

3.2.1 Thực trạng căng thẳng tâm lý của học sinh THCS 72

3.2.2 Sự khác biệt của các nhóm nhân khẩu học về CTTL của học sinh THCS 75

3.3 Mối quan hệ giữa khả năng phục hồi và căng thẳng tâm lý của học sinh THCS 77

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 81

1 Kết luận 81

1.1 Kết quả nghiên cứu lý luận 81

1.2 Kết quả nghiên cứu thực tiễn 81

2 Khuyến nghị 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Các nhóm yếu tố trong khả năng phục hồi 30

Bảng 2.1 Bảng mô tả nhân khẩu học 56

Bảng 2.2 Tiến trình nghiên cứu 60

Bảng 3.1 Điểm trung bình và độ lệch chuẩn của thang đo READ 65

Bảng 3.2 Sự khác biệt về khả năng phục hồi theo giới tính 69

Bảng 3.3 Sự khác biệt giữa kinh tế gia đình, sức khoẻ thể chất và khả năng phục hồi ở học sinh THCS 71

Bảng 3.4 Điểm trung bình của tổng thang đo PSS-14 73

Bảng 3.5 Biểu hiện căng thẳng tâm lý ở học sinh 74

Bảng 3.6 Sự khác biệt giữa kinh tế gia đình, sức khoẻ thể chất và căng thẳng tâm lý ở học sinh THCS 76

Bảng 3.7 Tương quan giữa các tiểu thang đo READ và điểm số thang PSS14 ……….78

Bảng 3.8 Phân tích hồi quy tuyến tính để dự báo căng thẳng tâm lý……… 78

Trang 10

MỞ ĐẦU 1 Đặt vấn đề

Hàng năm, có hơn nửa tỷ người trên thế giới mắc các rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo âu (Vos và cộng sự, 2013) với các nguyên nhân khác nhau và thường bao gồm các yếu tố gây căng thẳng như: sự kiện đau thương, hoàn cảnh sống khó khăn hoặc các yếu tố phức tạp hàng ngày (Kalisch, Müller và Tüscher, 2015) Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF, 2018), ước tính tại VN có ít nhất 3 triệu thanh thiếu niên có các vấn đề về sức khỏe tâm thần Theo báo cáo của WHO, 10-20% trẻ em và vị thành niên đang mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần Trong đó, tỷ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh trong các quận nội thành là 19,45% (Bệnh viện tâm thần Mai Hương, 2005) Đặc biệt, sau đại dịch Covid, vấn đề sức khỏe tâm thần liên quan đến căng thẳng ngày càng diễn ra phổ biến, trầm trọng hơn ở lứa tuổi thanh thiếu niên khi các em bị hạn chế, thay đổi trong giao tiếp, hoạt động sinh hoạt, học tập Một nghiên cứu toàn cầu, đánh giá hệ thống 16 nghiên cứu định lượng, được thực hiện trong năm 2019–2021 với 40.076 người tham gia là thanh thiếu niên thuộc các hoàn cảnh khác nhau, có tỷ lệ lo lắng, trầm cảm và căng thẳng cao hơn do đại dịch (Jones, E A và cộng sự, 2021) Trong đại dịch COVID-19, tỷ lệ trẻ dưới 18 tuổi mắc các triệu chứng như: trầm cảm 48,2%, lo âu 36,7%, mất ngủ 48,2% Từ 10 đến 19 tuổi có ít nhất 13% trẻ được chẩn đoán mắc rối loạn sức khỏe tâm thần trong đại dịch (Hà Thị Thanh Hương, Nguyễn Thanh Trúc Quỳnh, Lê Hoàng Khang, 2021) Ở Việt Nam, vấn đề căng thẳng học đường đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm bởi những hệ quả tiêu cực do nó gây ra đối với học sinh, như: bị trầm cảm, có hành vi gây hấn hoặc thậm chí tự sát Vấn đề sức khỏe tâm thần ngày càng gia tăng, đặc biệt sau đại dịch Covid, với nhiều

Trang 11

nguyên nhân, được chia làm 3 nhóm: nguyên nhân về môi trường học tập, nguyên nhân tâm lý và nguyên nhân liên quan đến khả năng ứng phó (Nguyễn Hữu Thuận, 2019) Các rối loạn tâm thần liên quan đến căng thẳng là một trong những thách thức căn bản đối với hệ thống sức khỏe của chúng ta

Tuổi vị thành niên là thời kỳ nhạy cảm, được đặc trưng bởi tính dễ bị tổn thương cao: phần lớn các rối loạn sức khỏe tâm thần xuất hiện trong giai đoạn phát triển này, thanh thiếu niên tiếp xúc với căng thẳng sớm hơn trong cuộc sống có nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần cao hơn (McLaughlin và cộng sự, 2012) Sự trưởng thành đồng thời của chức năng thần kinh, sinh học và tâm lý xã hội khiến tuổi vị thành niên trở thành một thời kỳ nhạy cảm cao độ đối với cả những trải nghiệm tiêu cực và tích cực, mức độ trải nghiệm tính căng thẳng bị nâng cao Tuy nhiên, tuổi vị thành niên cũng là khoảng thời gian có nhiều cơ hội, khi tính dẻo dai được nâng cao và trạng thái não bộ đang phát triển mang đến những sức mạnh riêng để đối phó với căng thẳng (Sisk và cộng sự, 2022) Nghiên cứu trên 420 học sinh trung học cơ sở ở địa bàn TP Đà Nẵng cho thấy bị căng thẳng tâm lý ở với độ vừa phải, có một tỷ lệ nhỏ bị stress ở mức độ nặng, tuy không nhiều nhưng cần được khám và điều trị (Hoàng Thế Hải, Lê Văn Hiền, Lê Thị Hiền, 2020) Nghiên cứu trên 1.111 học sinh tại 2 trường trung học cơ sở công lập ở nội thành Hà Nội cho thấy, nguy cơ mắc trầm cảm, lo âu và stress ở khối lớp cuối cấp (lớp 8 và 9) cao gấp 1,7 lần so với với khối đầu cấp (lớp 6 và 7) Yếu tố căng thẳng chiếm 33% với học sinh nữ có nguy cơ mắc trầm cảm gấp 1,6 lần so với học sinh nam (Ngô Anh Vinh và cộng sự, 2022) Nghiên cứu 639 học sinh Trung học cơ sở tại Hưng Yên, tỉ lệ học sinh mắc rối loạn trầm cảm là 17,7%, lo âu là 35,4% và stress là 20,3% Tỉ lệ mắc ít nhất một trong 3 rối loạn chiếm 42,2% trong đó mắc chỉ 1 rối loạn là 20,8%, 2 rối loạn là 11,7% và cả 3 rối loạn là 9,7% Khối lớp 9 có tỷ lệ rối loạn trầm cảm và stress cao nhất so với các khối

Trang 12

khác (Ngô Anh Vinh và cộng sự, 2021) Trầm cảm - lo âu - stress là các rối loạn tâm thần học đường thường gặp ở trẻ vị thành niên Đặc biệt là học sinh khối lớp cuối cấp, lớp 8 và 9 Vì vậy việc tập trung vào các giải pháp để nâng cao sức tính dẻo dai nói riêng, sức khỏe tâm thần nói chung của trẻ vị thành niên là hết sức cần thiết

Khả năng phục hồi có thể giảm thiểu tác động bất lợi của căng thẳng (Poole và cộng sự, 2017) Những người có khả năng phục hồi thành công sau căng thẳng, ít có khả năng bị rối loạn chức năng tâm thần do các tác nhân gây căng thẳng (Rodríguez-Rey và cs 2016) Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng khả năng phục hồi tâm lý là yếu tố trung gian giữa căng thẳng và tình trạng sức khỏe tâm thần (Howell và cộng sự, 2017) Vì vậy, khả năng phục hồi là một bước đệm cần thiết cho căng thẳng hoặc một sự cố đau thương và có thể bảo vệ chống lại sự đau khổ tâm lý Theo WHO, 2001, sức khỏe tâm thần bao gồm sự vắng mặt của rối loạn tâm thần và sự hiện diện của sự an lạc (well-being) (Bratman và cộng sự, 2009) Trong đó, sự hiện diện của sự an lạc bao gồm các yếu tố: hạnh phúc, tự thực hiện, khả năng phục hồi và mối quan hệ lành mạnh (Bratman và cs., 2019) Khả năng phục hồi là thứ mang lại cho con người sức mạnh tinh thần để đương đầu với chấn thương, nghịch cảnh và khó khăn Những người có khả năng phục hồi sử dụng các nguồn lực, sức mạnh và kỹ năng của họ để vượt qua thử thách và vượt qua những thất bại Những người thiếu khả năng phục hồi có nhiều khả năng cảm thấy quá tải hoặc bất lực và dựa vào các chiến lược đối phó không lành mạnh (chẳng hạn như tránh né, cô lập và tự dùng thuốc) Nghiên cứu Môi trường và Sức khỏe Cộng đồng (2022) cho thấy rằng những người có khả năng phục hồi, khả năng đối phó và trí tuệ cảm xúc tốt thường có sức khỏe tổng thể tốt hơn và hài lòng với cuộc sống hơn những người có khả năng phục hồi thấp Một nghiên cứu khảo sát 1.032 sinh viên đại học tại Mỹ cho thấy khả năng phục hồi có liên

Trang 13

quan đến việc giảm căng thẳng và hài lòng hơn về cuộc sống nói chung (Tạp chí Tâm lý, Sức khỏe & Y học tháng 2 năm 2022) Những người có khả năng phục hồi thành công sau căng thẳng, ít bị rối loạn chức năng tâm thần do các tác nhân gây căng thẳng (Rodríguez-Rey, Alonso-Tapia, & Hernansaiz-Garrido, 2016) Một số nhà nghiên cứu xem khả năng phục hồi là yếu tố thúc đẩy hạnh phúc (Toland & Carrigan, 2011) cũng như các chỉ số về sự phát triển của thanh thiếu niên (Masten & Tellegen, 2012) Điều đó có nghĩa là, khả năng phục hồi có thể dự đoán chất lượng cuộc sống ở một mức độ nào đó Từ đó hỗ trợ xây dựng, lập kế hoạch can thiệp phù hợp để nâng cao chất lượng sức khỏe tâm thần của học sinh Việc nghiên cứu, đánh giá khả năng phục hồi của thanh thiếu niên sẽ là bước đệm trung gian để giảm thiểu ảnh hưởng của căng thẳng cũng như dự đoán được mức độ sức khỏe tâm thần diễn ra để kịp thời hỗ trợ và can thiệp

Vì vậy, việc xác định đề tài “Mối quan hệ khả năng phục hồi và căng thẳng tâm lý ở học sinh trung học cơ sở” để làm rõ mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến KNPH và CTTL của học sinh THCS; từ đó, đề xuất các biện pháp, chương trình phòng ngừa và can thiệp về căng thẳng tâm lý cho học sinh là hết sức cần thiết và có tính thực tiễn sâu sắc, là tiền đề cho các nghiên cứu trong tương lai

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về mối quan hệ khả năng phục hồi và căng thẳng tâm lý; đề xuất các biện pháp nâng cao khả năng phục hồi hiệu quả cho học sinh THCS thông qua các hoạt động phòng ngừa và can thiệp; góp phần nâng cao sức khỏe tâm thần cho học sinh phổ thông

Trang 14

3 Giả thuyết nghiên cứu

Giữa khả năng phục hồi và căng thẳng tâm lý của học sinh THCS có mối quan hệ theo chiều nghịch

Yếu tố năng lực cá nhân và năng lực xã hội và sự gắn kết gia đình hiểu và nhận diện cảm xúc của bản thân, mối quan hệ bạn bè tốt và sự hỗ trợ, lắng nghe chia sẻ từ cha mẹ có tác động lớn đến khả năng phục hồi với các căng thẳng tâm lý của học sinh

Nếu xác định được mối quan hệ giữa khả năng phục hồi và căng thẳng tâm lý và các nguyên nhân cơ bản, sẽ đề xuất được các biện pháp phù hợp để học sinh tìm được cách thức nâng cao chất lượng sức khỏe tâm thần cho bản thân

4 Câu hỏi nghiên cứu

(1) Khả năng phục hồi và căng thẳng tâm lý có mối quan hệ gì và mức độ như thế nào?

(2) Yếu tố nào có khả năng tác động lớn đến căng thẳng tâm lý và khả năng phục hồi của học sinh

(3) Một số biện pháp phù hợp để năng cao chất lượng sức khoẻ tâm thần cho học sinh là gì?

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu lý luận Tổng quan một số vấn đề lý luận về khả năng phục hồi và căng thẳng tâm lý của học sinh THCS

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phục hồi và căng thẳng tâm lý Mối quan hệ khả năng phục hồi và căng thẳng tâm lý của học sinh trên thế giới và ở Việt Nam

5.2 Nghiên cứu thực tiễn

Trang 15

Phỏng vấn sâu học sinh để tìm hiểu thêm về khả năng phục hồi và căng thẳng tâm lý Tìm kiếm thêm các ý tưởng xây dựng phiếu khảo sát

Xây dựng bảng khảo sát thu thập thông tin nghiên cứu Đảm bảo các vấn đề về đạo đức trước khi triển khai nghiên cứu Thu thập phiếu điều tra và xử lý số liệu

Tổng hợp, phân tích và báo cáo số liệu

6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

6.1 Đối tượng và khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa khả năng phục hồi và căng thẳng tâm lý ở học sinh THCS

Khách thể nghiên cứu: 1108 học sinh THCS trên địa bàn Hà Nội 6.2 Phạm vi nghiên cứu

Địa bàn: Hà Nội Thời gian: Tháng 10/2022- tháng 12/2023

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp nghiên cứu lý luận là nhóm các phương pháp thu nhập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có và bằng các thao tác tư duy để rút ra mối quan hệ giữa khả năng phục hồi và căng thẳng tâm lý đối với học sinh Đồng thời tích lũy những tri thức lý luận về mối quan hệ giữa khả năng phục hồi và căng thẳng tâm lý từ đó xây dựng một số khái niệm công cụ đề tài, làm cơ sở cho nghiên cứu thực tiễn

7.2 Phương pháp xử lý số liệu

Trang 16

Sử dụng một số công thức toán học để xử lý kết quả nghiên cứu nhằm đưa ra đánh giá khách quan về khả năng phục hồi và căng thẳng tâm lý phù hợp ở học sinh

Các thông số và phép toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích sử dụng thống kê mô tả với các chỉ số:

- Điểm trung bình cộng (mean) - Độ lệch chuẩn (standardizied devation) - Hệ số tương quan (Correlation coeficient) - Phân tích hồi quy tuyến tính (Multiple Linear Regression)

7.3 Phương pháp điều tra bảng hỏi

- Thang đo khả năng phục hồi cho trẻ vị thành niên (Resilience Scale for Adolescents: READ) được sử dụng để đánh giá khả năng phục hồi tác giả Hjemdal (2006) Hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thang là 0.91 Gồm 28 mục của bao gồm các mục được diễn giải tích cực, với cấu trúc kiểu Likert 5 điểm, trong đó 1 có nghĩa là Hoàn toàn không đồng ý và 5 Hoàn toàn đồng ý Điểm càng cao thì mức độ phục hồi càng cao Thang đo ban đầu bao gồm 5 yếu tố: Năng lực cá nhân; Năng lực xã hội; Tính tổ chức; Sự gắn kết gia đình và Nguồn lực xã hội

- Thang đo căng thẳng tâm lý của trẻ vị thành niên (PSS-14) để đánh giá mức độ căng thẳng tâm lý của nhóm tác giả Cohen S, Kamarck T, Mermelstein R xây dựng và phát triển từ năm 1983 PSS là thang gồm 14 câu hỏi theo điểm năm mức (1 = Rất không đồng ý, 2 = Không đồng ý, 3 = Trung lập, 4 = Đồng ý, 5 = Rất đồng ý)

7.4 Phương pháp phỏng vấn sâu

Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu dạng bán cấu trúc để thác sâu hơn góc nhìn, quan điểm dựa trên kết quả nghiên cứu định lượng đã được thu thập

Trang 17

8 Cấu trúc luận văn

Trừ phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận 1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1.2 Một số khái niệm công cụ

1.3 Khả năng phục hồi và căng thẳng tâm lý Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu 2.1 Sơ lược về địa bàn nghiên cứu

2.2 Mẫu nghiên cứu 2.3 Các phương pháp nghiên cứu 2.4 Quy trình thu thập dữ liệu Chương 3: Kết quả nghiên cứu 3.1 Thực trạng khả năng phục hồi của học sinh THCS 3.2 Thực trạng vấn đề căng thẳng tâm lý học sinh THCS 3.3 Mối quan hệ giữa khả năng phục hồi nói chung và căng thẳng tâm lý học sinh THCS

Kết luận và khuyến nghị

Trang 18

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về khả năng phục hồi ở học sinh

Nghiên cứu về khả năng phục hồi được xuất hiện từ những năm 1970 Nghiên cứu nhóm khách thể có vấn đề về tâm thần phân liệt (Garmezy, 1970; Zigler & Glick, 1986) chỉ ra rằng những bệnh nhân tâm thần phân liệt có năng lực xã hội cao hơn sẽ có kết quả chữa trị tốt hơn, tương ứng với thời gian chữa và tái khám bệnh ngắn hơn Mặc dù khả năng phục hồi không phải là nghiên cứu trọng tâm trong nghiên cứu này, nhưng năng lực xã hội được xem là một trong các khía cạnh dự báo khả năng phục hồi ở người bệnh Nghiên cứu về khả năng phục hồi có tiềm năng trong việc nâng cao hiểu biết về các cách thức, quá trình ảnh hưởng đến sức khoẻ của mỗi cá nhân (Luthar, 2000)

Hướng nghiên cứu hiện tại được chia thành 3 hướng nghiên cứu chính:

- Hướng thứ nhất: Những nghiên cứu, tìm hiểu các yếu tố liên quan và yếu tố

bảo vệ KNPH

Đầu tiên, hướng nghiên cứu này tập trung vào xác định các yếu tố liên quan đến KNPH Có hai cách tiếp cận được sử dụng để xác định các yếu tố này là phương pháp tập trung vào yếu tố cá nhân (Peson-focused method) và phương pháp tập trung vào các biến số (Variable-focused method) (Wright và cộng sự, 2013)

Phương pháp tập trung vào yếu tố cá nhân nghiên cứu yếu tố đặc trưng

của nhóm người có KNPH tốt so với nhóm còn lại trong cùng hoàn cảnh Các nghiên cứu về con cái của những bà mẹ bị tâm thần phân liệt cho thấy có một nhóm trẻ phát triển tốt trong tình trạng rủi ro cao Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ có trải nghiệm tiêu cực có khả năng phục hồi cao hơn khi có các mối quan hệ tích cực với người lớn Những trẻ này sẽ có khả năng học tập tốt, giải

Trang 19

quyết vấn đề giỏi, hoà đồng với người khác và có các năng lực cá nhân hay năng lực xã hội cao (Garmezy, 1974; Garmezy & Streitman, 1974; Masten và cộng sự 1990) Nghiên cứu này là bước đánh dấu trong việc chuyển sự chú ý nghiên cứu các triệu chứng giống như các mô hình y học sang việc tập trung vào khám phá những kết quả tích cực và các yếu tố đóng góp vào sự phát triển lành mạnh, phục hồi trong hoàn cảnh cuộc sống khó khăn (Luthar, 2006)

Nghiên cứu về đặc điểm khả năng phục hồi của thanh niên sống ở hoàn cảnh khó khăn tiến hành ở 155 trẻ đến từ các gia đình thu nhập thấp đã chỉ ra điểm khác biệt giữa trẻ có KNPH cao Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ có kỹ năng tự điều chỉnh bản thân, lòng tự tôn nhiều hơn, đồng thời nhận được nhiều sự giám sát của cha mẹ hơn thì có KNPH cao hơn (Buckner và cộng sự, 2003)

Phương pháp tập trung vào các biến số tập trung vào nghiên cứu mối

quan hệ giữa các đặc điểm cá nhân và môi trường để xây dựng KNPH bao gồm sống trong nghịch cảnh Nghiên cứu trường diễn Kauai (Werner, 1993) theo dõi 698 trẻ em sinh năm 1955 ở từ những tuần tuổi đầu tiên đến các thời điểm 1 tuổi, 2 tuổi, 10, 18, và 32 tuổi Nghiên cứu tìm hiểu về sự phát triển của những cá nhân trong điều kiện khó khăn như đói nghèo, căng thẳng, và môi trường gia đình có vấn đề (gia đình bất hòa hoặc bố mẹ có vấn đề về tâm bệnh ) Các yếu tố liên quan đến KNPH được tìm thấy bao gồm: Tính khí dễ thích nghi giúp trẻ tạo ra phản ứng tích cực từ người chăm sóc Cha mẹ hoặc người chăm sóc đã nuôi dưỡng lòng tự trọng, lòng tin cho trẻ Các kỹ năng, giá trị và năng lực để phát triển các mục tiêu giáo dục và nghề nghiệp một cách thực tế Không chỉ vậy, cá nhân có KNPH còn tìm kiếm những môi trường mang tính củng cố và khen thưởng cho những năng lực của mình, giúp họ thành công vượt qua các thay đổi trong cuộc đời (Werner, 1993)

Trang 20

Nghiên cứu trên nhóm trẻ em bị ngược đãi trong 3 năm liên tiếp của Cicchetti và Rogosch (1997) chỉ ra lòng tự trọng tích cực, khả năng phục hồi cái tôi và khả năng kiểm soát cái tôi có thể dự đoán được KNPH ở trẻ bị ngược đãi KNPH của trẻ không bị ngược đãi chịu nhiều ảnh hưởng từ mối quan hệ Phát hiện này là cơ sở để hỗ trợ tăng KNPH ở trẻ bị ngược đãi và không bị ngược đãi (Cicchetti & Rogosch, 1997) Điều này cho thấy các yếu tố trong KNPH có thể khác nhau ở hoàn cảnh hay điều kiện khác nhau Ví dụ, mặc dù các kỳ vọng tương lai tích cực và sự nhận thức về năng lực bản thân thường được xem là yếu tố bảo vệ, nhưng trong nghiên cứu này, hiệu ứng tích cực đó chỉ ứng với những khách thể có nhận thức thực tế Vị thành niên có nhận thức không thực tế về các năng lực của bản thân có liên hệ với nguy cơ vấn đề hành vi cao Đồng thời, kỳ vọng tương lai tích cực nhưng thiếu thực tế có mối liên hệ với việc bỏ học ở những em gặp vấn đề hành vi Do vậy, các đặc điểm cá nhân của trẻ như lòng tự trọng cao và các kỳ vọng tương lai tích cực liên quan đến KNPH của một số trẻ, nhưng không phải với tất cả (Wright, 2013)

Nghiên cứu theo chiều dọc Rochester trên nhóm trẻ từ 4 đến 18 tuổi cho thấy những trẻ có nguy cơ cao, năng lực cao ở tuổi lên 4 lại có kết quả tệ hơn so với các trẻ nguy cơ thấp, năng lực thấp ở tuổi 18 Từ đó cho thấy, KNPH có thể thay đổi, các năng lực xuất hiện sớm ở trẻ nguy cơ cao trong một thời điểm không có nghĩa sẽ dự báo được cho thời điểm khác (dẫn theo Vanderbilt-Adriance, 2008) Điều này được lý giải do có sự thay đổi đáng kể về cách trẻ đón nhận, diễn giải các kinh nghiệm cá nhân theo các độ tuổi khác nhau Khi đó, ý nghĩa và tác động của các trải nghiệm sang chấn có thể thay đổi theo thời gian Chẳng hạn, một số nạn nhân bị lạm dụng tình dục thời thơ ấu lúc còn rất nhỏ chưa hiểu được ý nghĩa của sự kiện ấy một cách đầy đủ; nhưng khi lớn hơn, mức độ cảm giác xấu hổ, nhục nhã, bị lừa dối có thể gia tăng và làm tính căng thẳng của trải nghiệm tăng lên (Wright, 2013)

Trang 21

Nghiên cứu trong dân số nói chung (Pinheiro và Matos 2013) hay ở các chuyên gia chăm sóc sức khỏe (Koen và cộng sự, 2011) cho thấy khả năng phục hồi đã được báo cáo có liên quan chặt chẽ đến tất cả các khía cạnh hạnh phúc, có mối tương quan chặt chẽ với ảnh hưởng tích cực (Huppert và cộng sự, 2013), sức khỏe thể chất (Montross và cộng sự, 2006), sự lạc quan (Lee và cộng sự, 2008), sự hài lòng với cuộc sống (Abolghasemi và Varaniyab, 2010), chánh niệm (Keyes & Pidgeon, 2013) Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sức khoẻ tâm thần và khả năng phục hồi của sinh viên cho thấy có mối quan thuận Để nâng cao sức khoẻ tinh thần cho sinh viên cần nâng cao KNPH bằng cách cung cấp nguồn lực hỗ trợ xã hội (Manvir và cộng sự, 2023)

Nghiên cứu sử dụng thang đo Connor-Davidson về KNPH với mối quan hệ với trí thông minh cảm xúc và mức độ hài lòng trong cuộc sống ở 484 sinh viên 18-19 tuổi cho thấy giới tính và vị trí địa lý không có mối tương quan với KNPH, nhưng KNPH có mối tương quan mạnh với trí thông minh cảm xúc và mức độ hài lòng trong cuộc sống (Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh và Đinh Thị Hồng Vân, 2022) Trí thông minh cảm xúc và mức độ hài lòng trong cuộc sống có thể dự đoán KNPH ở sinh viên (Nguyen Q-AN và cộng sự, 2022)

Tiếp theo, nghiên cứu tập trung vào yếu tố duy trì và bảo vệ khả năng phục hồi Hai phương pháp nghiên cứu tập trung vào yếu tố cá nhân và tập trung vào biến số đã khai thác được một số yếu tố liên quan đến KNPH về đặc điểm tính cách, các yếu tố môi trường hỗ trợ có liên quan để xây dựng KNPH tốt hơn Đây là bước đệm cho các nghiên cứu về yếu tố bảo vệ và thúc đẩy KNPH Trọng tâm nghiên cứu chuyển sang phát triển các yếu tố thúc đẩy KNPH và bảo vệ khỏi sự rủi ro đến từ nghịch cảnh (Vella và Pai, 2019)

Nghiên cứu về sự hài lòng trong cuộc sống với căng thẳng học tập, trầm cảm (Hồ Thị Trúc Quỳnh và cộng sự, 2022) trên 1336 học sinh THCS,

Trang 22

trong việc sự hài lòng trong cuộc sống tác động gián tiếp đến căng thẳng học tập và vấn đề trầm cảm Từ đó nghiên cứu gợi ý rằng các biện pháp phòng ngừa và can thiệp rối loạn trầm cảm cho thanh thiếu niên cần xem xét đến việc tăng cường khả năng phục hồi và sự hài lòng trong cuộc sống (Ho, T.T.Q và cộng sự, 2022) Hai nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Đạt và Nguyễn Văn Lượt năm 2022 đã công bố nghiên cứu về vai trò của KNPH đối với trẻ không sống cùng bố mẹ trên 792 học sinh Kết quả nghiên cứu cho thấy KNPH là yếu tố bảo vệ trẻ không sống cùng bố mẹ chống lại các vấn đề về sức khỏe tinh thần thể hiện qua các yếu tố: lập kế hoạch mục tiêu, kiểm soát ảnh hưởng, hỗ trợ gia đình và tìm kiếm sự giúp đỡ

Vậy các nghiên cứu theo hướng này đã tập trung vào việc xác định các yếu tố trong KNPH của cá nhân theo nhiều bối cảnh, điều kiện cụ thể trong hệ thống sinh thái và phát triển KNPH có thể thay đổi theo thời gian dựa vào trải nghiệm của mỗi cá nhân Nhiều yếu tố đa dạng đã được chứng minh gồm các yếu tố thuộc về cá nhân, gia đình hay xã hội Từ đó, giúp đưa ra bằng chứng cho thấy tác động của các yếu tố trong KNPH đa dạng theo bối cảnh và theo thời gian

- Hướng thứ hai: Những nghiên cứu tìm hiểu các cách thức, biện pháp nâng

cao khả năng phục hồi

Từ hướng nghiên cứu thứ nhất, xu hướng nghiên cứu thứ hai phát triển với mong muốn xây dựng, bồi dưỡng KNPH Các nhà nghiên cứu bắt đầu sử dụng các biện pháp can thiệp để thúc đẩy sự thích ứng tích cực từ cá nhân có nguy cơ cao khi gặp phải môi trường không thuận lợi Những biện pháp can thiệp chủ yếu được xây dựng dựa trên lý thuyết sau đó thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng

Nghiên cứu hiệu quả dài hạn của Dự án Seattle Socail Development Project (Hawkins, 2005) nhằm thúc đẩy KNPH, bao gồm các can thiệp liên

Trang 23

quan tới yếu tố bảo vệ thuộc về cá nhân, gia đình và trường học Nghiên cứu này được thực hiện trên 18 trường tiểu học tại các khu phố có tỷ lệ tội phạm cao ở Seattle và Wash (Hawkins, J D, 2005) Sau khi triển khai các can thiệp trong dự án, đã có những hiệu quả đáng kể lên hoạt động của nhà trường và sức khỏe tâm thần Những kết quả tích cực của dự án này góp phần chứng minh các chương trình tăng KNPH nên có sự kết hợp cả ba yếu tố cá nhân, gia đình và xã hội để đem lại hiệu quả tối ưu

Nghiên cứu thích ứng chương trình Resourceful Adolescent Program (RAP) (Thạch Trần và cộng sự, 2020) thực nghiệm có đối chứng tại trường học Việt Nam nhằm mục đích thích ứng chương trình để xây dựng KNPH, tăng khả năng ứng phó trước các vấn đề trầm cảm, lo âu trên 1204 học sinh lớp 10 tại 8 trường phổ thông khu vực miền bắc, Việt Nam Học sinh được tham gia 90 phút chương trình can thiệp trong 6 tuần

- Hướng thứ ba: Những nghiên cứu tập trung vào cơ sở sinh học và khoa học

thần kinh của KNPH

Nghiên cứu liên quan đến KNPH liên tục phát triển và chuyển sang hướng nghiên cứu thứ ba nhờ sự phát triển, tiến bộ trong phương pháp và công nghệ nghiên cứu như tiến bộ trong đo lường gen và chức năng não khác nhau, sự phát triển nghiên cứu dựa trên hành vi động vật, các kỹ thuật thống kê, phân tích dữ liệu khác nhau Masten và Obradovic (2006) đã xác định chắc chắn hướng nghiên cứu thứ ba có khả năng thu thập được các hiểu biết sâu sắc hơn về KNPH, đồng thời có tiềm năng trong việc củng cố và tích hợp nghiên cứu và lý thuyết của hai hướng nghiên cứu trước đó Đồng thời, ông nhấn mạnh phải luôn xem KNPH là một hiện tượng đa chiều bao gồm các bối cảnh: cá nhân, gia đình, trường học, cộng đồng, xã hội Theo Rutter (2016), KNPH có thể bị hạn chế bởi cơ chế sinh học hoặc các tác động căng thẳng, nghịch cảnh lên cấu trúc thần kinh Quá trình phản ứng (resistance) với các

Trang 24

rủi ro từ môi trường có thể xuất phát từ quá trình ứng phó tâm sinh lý hơn là những rủi ro bên ngoài hoặc các yếu tố bảo vệ

Vì vậy, cho đến thời điểm hiện tại có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đang được triển khai để tìm hiểu về KNPH dựa trên lý thuyết và thực nghiệm qua nhiều thập kỷ, nhưng điều này không có nghĩa là các lĩnh vực nghiên cứu đã được nghiên cứu hoàn toàn Cần phải có các nghiên cứu tích hợp toàn diện các khía cạnh của KNPH ở nhiều cấp độ

Đồng thời, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam cũng bắt đầu quan tâm đến KNPH và bắt đầu hiệu lực hóa các thang đo về KNPH Ví dụ thang đo Brief Resilience Scale (BRS) (Nguyễn Minh Thành và cộng sự, 2023; Lê Minh, 2022) trong mẫu sinh viên đại học Việt Nam thông qua ba nghiên cứu, nghiên cứu 1 cỡ mẫu 304 sinh viên, nghiên cứu 2 cỡ mẫu 301 sinh viên và nghiên cứu 3 cỡ mẫu 48 sinh viên Thành quả của nghiên cứu là thước đo về KNPH tốt cho đối tượng sinh viên ở Việt Nam Thang đo Connor–Davidson resilience scale (CD-RISC-10) (Vũ Thị Minh Uyên, 2020) trên 414 sinh viên ở miền nam Việt Nam gồm 10 items, kết quả nghiên cứu CD-RISC-10 có thể là một công cụ đánh giá hợp lệ, đáng tin cậy và thuận tiện cho các nhà tâm lý học và bác sĩ tâm thần học đường sử dụng trong các khóa đào tạo, dịch vụ tư vấn hoặc các chương trình can thiệp phục hồi

Như vậy, sơ lược tình hình nghiên cứu cho thấy các hướng nghiên cứu chính đối với KNPH đang có trên thế giới hiện nay là: tìm hiểu các yếu tố trong KNPH và KNPH trong các bối cảnh, điều kiện cụ thể; xây dựng các chiến lược, biện pháp nâng cao KNPH Một xu hướng mới mở ra và phát triển nghiên cứu gắn liền KNPH với cơ sở sinh học và khoa học thần kinh Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu tìm hiểu về KNPH và các yếu tố như: sự hài lòng trong cuộc sống, trí thông minh xã hội, yếu tố xã hội, nhưng còn ít đề tài nghiên cứu về các yếu tố xây dựng KNPH đối với học sinh, sinh viên, đặc biệt đối với nhóm học sinh trung học cơ sở Lĩnh vực nghiên cứu về KNPH

Trang 25

bắt đầu có những sự quan tâm và công trình nghiên cứu, tuy nhiên còn tương đối mới mẻ, cần có thêm các đề tài để khai thác sâu về thực tiễn và lý luận

1.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về căng thẳng tâm lý ở học sinh

Trong suốt 100 năm qua, nghiên cứu về căng thẳng đã thu hút sự quan tâm của nhiều ngành khoa học, từ sinh lý học, y học, hoá học, di truyền, nội tiết hay khoa học thần kinh cho đến tâm thần học và tâm lý học Căng thẳng được chính thức nhắc đến từ năm 1872 dưới công bố khoa học liên quan đến khái niệm về căng thẳng của nhà sinh lý học người Pháp Claude Bernard thông qua lý thuyết môi trường bên trong “The enviroment within” Bernard đã phát hiện soát sự co giãn của các mạch máu liên quan đến việc kiểm soát nhiệt độ bên trong và chức năng chất Glycogen trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu Từ hai quan sát này, Bernard đã phát triển giả thuyết về môi trường điều hoà bên trong, là nền móng cho cơ chế cân bằng nội môi, là nền tảng nghiên cứu về stress, bước đầu trong nghiên cứu hiện đại về khả năng thích nghi của cơ thể con người Từ đó, nghiên cứu về căng thẳng được phát triển và tập trung chia thành ba hướng nghiên cứu chính:

Hướng nghiên cứu thứ nhất, tiếp cận căng thẳng dưới góc độ sinh học

Trong tiếp cận sinh học, tác động của yếu tố căng thẳng thể hiện thông qua sự mất cân bằng của hệ thống sinh lý, sự điều chỉnh của hệ thống nội môi và sự trao đổi chất Tiếp cận về mặt sinh học cho rằng những thay đổi về mặt sinh lý cung cấp sự hỗ trợ để cơ thể thích ứng và tạo ra những đối phó phù hợp trong thời gian ngắn, nhưng sẽ gây phản ứng kém thích nghi và tăng nguy cơ mắc bệnh nếu kéo dài

Sự phổ biến trong khái niệm căng thẳng trong khoa học phần lớn bắt nguồn từ công trình nghiên cứu của bác sĩ Hans Selye Thông qua thực nghiệm trên động vật với nhiều sự kiện kích thích khác nhau (Ví dụ: nóng, lạnh, chất độc hại) nhằm tạo ra những ảnh hưởng chung Ông nhận thấy dù ở

Trang 26

những sự kích thích khác nhau vẫn tạo nên những khuôn mẫu phản ứng của căng thẳng mang tính chất hệ thống Hans Selye đã định nghĩa căng thẳng này là một trạng thái được biểu hiện bởi một hội chứng bao gồm tất cả những thay đổi không đặc trưng trong hệ thống sinh học (Selye, 1976) Khuôn mẫu phản ứng này được gọi là hội chứng thích ứng chung “General Adaptation Syndrome” (GAS) nhằm giúp cơ thể thích nghi với môi trường thay đổi, tiến hành thành ba giai đoạn

- Giai đoạn báo động Giai đoạn này bao gồm giai đoạn sốc ban đầu và giai đoạn chống lại sốc Giai đoạn sốc ban đầu thể hiện tính dễ bị kích thích tự chủ, sự gia tăng chất adrenaline và loét dạ dày, làm mất đi trạng thái cân bằng của cơ thể Giai đoạn chống lại sốc là bước đầu của quá trình phòng thủ, được đặc trưng bởi sự gia tăng hoạt động của vỏ thượng thận, cơ thể huy động tất cả phản ứng sinh lý, nội tiết để bảo vệ cơ thể Nếu tiếp tục bị kích thích tiêu cực sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo

- Giai đoạn chống đỡ Ở giai đoạn này, các triệu chứng ở giai đoạn báo động sẽ biến mất, biểu hiện giống với sự thích nghi của sinh vật với căng thẳng Tuy nhiên, trong khi chống lại các kích thích độc hại, sức đề kháng với các tác nhân gây căng thẳng đồng thời giảm xuống Nếu kích thích khó chịu tiếp tục tiếp diễn sẽ chuyển sang giai đoạn kiệt sức

- Giai đoạn kiệt sức Đây là giai đoạn mà khả năng thích ứng của sinh vật với các tác nhân gây căng thẳng bị cạn kiệt, các triệu chứng ở giai đoạn báo động xuất hiện trở lại nhưng không thể thích ứng hay ứng phó được Cơ thể sinh vật xuất hiện các tổn thương ở phần mô không thể phục hồi, và nếu kích thích kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sự sống

Hướng tiếp cận này xuất hiện trong tâm sinh học thực nghiệm và y học, sự căng thẳng xem là sự kích hoạt mãn tính của trục thần kinh nội tiết chính của cơ thể dưới trục hạ đồi- tuyến yên- tuyến thượng thận (HPA axis)

Trang 27

(Cannon, 1932; Mason, 1971; Weiner, 1992) Các chỉ số căng thẳng được đo thường bao gồm hormon có nguồn gốc từ HPA, cortisol và chất trung gian giao cảm (SAM), epinephrine and norepinephrine, các chỉ số sinh lý như nhịp tim, huyết áp Mô hình phản ứng trên các thông số sinh lý này thường phụ thuộc vào kích thích kích hoạt, khi xảy ra quá mức hoặc quá dai dẳng, lặp lại thường xuyên thì sẽ được xem là biểu hiện sinh học của căng thẳng (Cohen và cộng sự 1995; Smyth, Zawadzki, & Gerin, 2013) Một vấn đề theo hướng tiếp cận này đó là chưa có sự thống nhất nào trong việc xác định ngưỡng mức độ căng thẳng theo các thống số sinh lý trên (Kagan, 2016)

Ngoài ra, tiếp cận dựa trên sinh học nghiên cứu căng thẳng theo sự ổn định khác biệt mang tính cá nhân với phản ứng sinh lý do tác nhân căng thẳng gây ra, đặc biệt là phản ứng miễn dịch tim mạch, HPA và hệ thống miễn dịch với căng thẳng cấp tính (Krantz & Manuck, 1984; Manuck, 1994; Marsland và cộng sự, 2002) Cái nhìn rộng hơn về căng thẳng với các hệ thống sinh học khác trong cơ thể một lần nữa khẳng định vai trò của căng thẳng đối với sức khoẻ con người Ví dụ, nghiên cứu về phản ứng HPA gợi ý rằng trong khi cortisol tăng khi bị căng thẳng cấp tính thì HPA phản ứng với các tác nhân gây căng thẳng mãn tính có thể phức tạp hơn, bao gồm giảm giải phóng cortisol, mất nhạy cảm với glucocorticoid hoặc thay đổi nồng độ cortisol hàng ngày (Miller, Chen, & Zhou, 2007; Miller, Cohen, Ritchey, 2002)

Những nghiên cứu gần đây liên quan đến căng thẳng dựa trên tiếp cận sinh học đã mô tả đặc điểm của hệ thống não đánh giá các yếu tố căng thẳng tâm lý và xã hội cũng như tạo ra các phản ứng sinh lý liên quan đến nguy cơ mắc bệnh Trong nghiên cứu “Não bộ hoạt động liên kết với căng thẳng tâm lý và thể chất” đã sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI) để đo lường hoạt động thần kinh khi con người hoàn thành nhiệm vụ mang tính chất khó chịu hoặc đe doạ đã chỉ ra rằng các yếu tố căng thẳng tâm

Trang 28

lý xã hội liên quan đến một mạng lưới các vùng vỏ não, hệ viền và đặc biệt là vùng trán trước và hai bên (Gianaros và Wager, 2015)

Hướng nghiên cứu thứ hai, tiếp cận căng thẳng dưới góc độ tác động

từ môi trường Trong hướng tiếp cận này, các nhà nghiên cứu đánh giá mức

độ căng thẳng dựa trên các sự kiện xảy ra trong cuộc sống của mỗi cá nhân Một sự kiện cụ thể trong đời sống tạo ra một mức độ căng thẳng chung cho mọi cá nhân Quy chuẩn về mức độ căng thẳng dựa trên đo lường mức độ căng thẳng chung trong cộng đồng

Nghiên cứu của Grinker và Spiegal năm 1945 sau chiến tranh thế giới thứ 2 đã cho thấy ngoài môi trường chiến tranh khốc liệt, căng thẳng còn được gây ra bởi các sự kiện ít nghiêm trọng hơn, chúng tích luỹ lại và gây hại cho sức khoẻ con người Hướng nghiên cứu trên xem căng thẳng là yếu tố xuất phát từ các sự kiện bên ngoài

Trong tiếp cận ban đầu, Holmes và Rahe (1967) đề xuất rằng càng có nhiều thay đổi trong việc thích ứng với một sự kiện trong cuộc sống thì mức độ căng thẳng liên quan càng cao Điều này cho thấy rằng căng thẳng được tích luỹ, với mỗi sự kiện bổ sung sẽ làm tăng gánh nặng cho khả năng thích ứng của mỗi cá nhân Các sự kiện căng thẳng đơn lẻ trong cuộc sống cũng có thể tạo ra sự đe doạ tới sức khoẻ như thất nghiệp, ly hôn, tang chế, kinh tế, chăm sóc người bệnh mãn tính, Lý thuyết này là cơ sở phát triển cho các thang đo sự kiện căng thẳng trong cuộc sống Ví dụ như thang Social Readjustment Rating Scales (Holmes & Masuda, 1974)

Hướng nghiên cứu được đẩy mạnh nhằm dự đoán tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở người dưới các tính toán liên quan đến căng thẳng Nghiên cứu về sự kiện khó khăn trong cuộc sống của Brown và Harris đã chỉ ra rằng Một sự kiện nghiêm trọng duy nhất cũng có thể dự đoạn được các giai đoạn trầm cảm hoặc tăng nguy cơ mắc một loạt các rối loạn tâm thần và thể chất khác (Brown & Harris, 1989) Nhìn chung nghiên cứu về căng thẳng thay đổi theo

Trang 29

thời gian, nghiên cứu tiếp cận từ góc độ môi trường đã tổng hợp, đánh giá mức độ căng thẳng từ các tác động tiêu cực của các sự kiện trong cuộc sống Sự thành công này hỗ trợ dự đoán tỷ lệ mắc bệnh (Ví dụ: trầm cảm, nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh tim mạch vành) hay sự tiến triển bệnh (HIV-AIDS, hệ miễn dịch) (Cohen và cộng sự, 2007)

Tuy nhiên quan điểm tiếp cận này bị phê phán bởi lý thuyết và quan điểm của nhà nghiên cứu khác Họ cho rằng các sự kiện không gây căng thẳng giống nhau ở các cá nhân khác nhau Mức độ căng thẳng phụ thuộc vào ý nghĩa của sự kiện, tiềm năng ứng phó của mỗi cá nhân Lazarus, Homikos và Rankin đã nêu quan điểm tiếp cận từ sự kiện môi trường là chưa toàn diện và cần tiếp cận căng thẳng dưới góc nhìn cách thức mỗi cá nhân ứng phó với căng thẳng đó

Hướng nghiên cứu thứ ba, tiếp cận căng thẳng dưới góc độ tâm lý

Quan điểm tâm lý bắt nguồn từ việc quan sát cùng một trải nghiệm có thể gây ra mức độ căng thẳng cho mỗi cá nhân Vì vậy không thể đánh giá mức độ căng thẳng dựa trên một trải nghiệm cụ thể Căng thẳng cần được đánh giá dựa trên nhận thức, cách một cá nhân hiểu về sự kiện căng thẳng xảy ra Công trình nghiên cứu về căng thẳng và khả năng ứng phó của Lazarus và Folkman về đánh giá căng thẳng bằng cách cá nhân đánh giá mức độ đe doạ tiềm ẩn do các sự kiện gây ra và sự có sẵn của các nguồn lực cần thiết để ứng phó (Lazarus, 1966; Lazarus & Folkman, 1984) Việc đánh giá mức đe doạ của sự kiện bằng mức độ tổn hại sắp xảy ra theo cường độ, thời gian và khả năng kiểm soát vấn đề cũng như niềm tin của mỗi cá nhân về giá trị bản thân, môi trường, cam kết Đánh giá khả năng ứng phó có thể tập trung vào các hành động trực tiếp thay đổi nhận thức về sự kiện đe doạ hoặc suy nghĩ hoặc hành động để thay đổi phản ứng cảm xúc hành vi trước sự kiện Việc đánh giá các mối đe doạ không dựa trên sự có sẵn các phản ứng đối phó hiệu quả sẽ gây ra

Trang 30

sự căng thẳng, liên quan đến các phản ứng cảm xúc bao gồm lo lắng, sợ hãi, lo âu

Năm 1981, Karasek, Baker, Marxer và cộng sự đã thiết kế bảng hỏi kiểm soát công việc Karasek (JCQ), nghiên cứu cho rằng nhận thức căng thẳng trong công việc là khi chính mỗi cá nhân đánh giá nhu cầu công việc ở mức cao nhưng khả năng kiểm soát đối với công việc lại thấp Hay đánh giá sự căng thẳng của mỗi cá nhân trong vai trò xã hội cụ thể như công việc, hôn nhân, làm cha mẹ (Lepore, 1995)

Thang đo nhận thức căng thẳng của Cohen tập trung vào tự đánh giá mức độ cảm nhận về các yếu tố vượt quá khả năng đáp ứng hiệu quả của mỗi cá nhân trong một tháng vừa qua dựa trên tiếp cận dựa trên nhận thức đánh giá về căng thẳng ở mỗi cá nhân (Cohen, 1983)

Nhìn chung, các nhà nghiên cứu theo quan điểm tâm lý học thường định nghĩa căng thẳng là một trải nghiệm xảy ra khi các cá nhân đồng thời đánh giá các sự kiện như là mối đe doạ hoặc gây hại đồng thời không đủ nguồn lực để có cách ứng phó hiệu quả

Qua nhiều năm, quan điểm nghiên cứu về căng thẳng đã có nhiều sự thay đổi và cách tiếp cận khác nhau từ vấn đề sinh học, môi trường cho đến tâm lý Ngày nay, căng thẳng ngày càng được quan tâm với tính thực tiễn cao mang tính chất liên ngành

1.1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu về mối quan hệ khả năng phục hồi và căng thẳng tâm lý của học sinh

Nghiên cứu trên 145 thanh thiếu niên giữa nam và nữ từ 14 đến 19 tuổi từ thành phố Pasto, Colombia trong bối cảnh của Đại dịch Covid-19 cho thấy các biến, sự kiện gây căng thẳng trong cuộc sống có tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê với khả năng phục hồi (p = -0,250) (Harvey Narvaez và cộng sự, 2021) Nghiên cứu về khả năng phục hồi có tiềm năng cao trong tăng

Trang 31

cường sự hiểu biết về quá trình ảnh hưởng đến những cá nhân có nguy cơ về vấn đề sức khỏe tâm thần (Suniya S Luthar, 2000) Nghiên cứu định tính từ 59 trẻ từ 13 đến 16 tuổi sống ở thành thị và nông thôn từ hai cơ sở chăm sóc chính của Canada cho thấy căng thẳng phát sinh từ bài tập ở trường và xung đột với bạn bè hoặc gia đình, hơn là từ các bất lợi kinh tế xã hội Đa số người tham gia cảm thấy có thể kiểm soát tốt những căng thẳng, tìm thấy sức mạnh thông qua (1) kết nối xã hội với gia đình hoặc bạn bè; (2) các hoạt động tự lực bao gồm tập thể dục, âm nhạc hoặc vẽ; và (3) các thuộc tính cá nhân như lạc quan, bình tĩnh và năng lực Họ đã sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau để vượt qua căng thẳng, nhiều cách trong số đó phù hợp với các lĩnh vực chính của khả năng phục hồi (Phillips, SP và cộng sự, 2019) Khảo sát 6.401 thanh thiếu niên (độ tuổi: 9-15 tuổi) tại Trung Quốc cho thấy chất lượng cuộc sống của thanh thiếu niên bị ảnh hưởng gián tiếp bởi cảm xúc tiêu cực thông qua khả năng phục hồi, và bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi khả năng phục hồi với sự cải thiện của hỗ trợ xã hội Các nghiên cứu khác cũng chứng minh rằng khả năng phục hồi có thể dự đoán đáng kể chất lượng cuộc sống hoặc một số lĩnh vực chất lượng cuộc sống (Calvete, Las, & Gómez, 2018) Một số nhà nghiên cứu xem khả năng phục hồi là yếu tố thúc đẩy hạnh phúc (Toland & Carrigan, 2011) cũng như các chỉ số về sự phát triển của thanh thiếu niên (Masten & Tellegen, 2012) Điều đó có nghĩa là, khả năng phục hồi có thể dự đoán chất lượng cuộc sống ở một mức độ nào đó Nghiên cứu tổng hợp tài liệu về khả năng phục hồi ở trẻ em và thanh thiếu niên là nạn nhân của căng thẳng sớm và bị ngược đãi thời thơ ấu kết luận rằng sự phát triển khả năng phục hồi ở trẻ em và thanh thiếu niên là nạn nhân của lạm dụng có thể đóng vai trò như một yếu tố bảo vệ những người này (Camargo, I M D L và cộng sự, 2017)

Nghiên cứu thực chứng có nhóm đối chứng với 92 học sinh trung học tại Trung Quốc cho thấy khả năng phục hồi có chức năng trung gian trong

Trang 32

việc sử dụng can thiệp chánh niệm (Mindfulness-based Intervention) vào làm giảm căng thẳng tâm lý của học sinh (Liu, X, 2023)

Tại Việt Nam, khả năng phục hồi là yếu tố được nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác nhau từ y tế, kinh tế, môi trường Tuy nhiên trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần lại chưa thực sự có nhiều nghiên cứu về khả năng phục hồi, đặc biệt là mối quan hệ khả năng phục hồi và căng thẳng tâm lý ở học sinh Vì vậy nghiên cứu này thực sự cần thiết để có thể dự đoán, xây dựng chương trình phòng ngừa, can thiệp phù hợp nhằm nâng cao sức khỏe tâm thần cho học sinh

1.2 Một số khái niệm công cụ

1.2.1 Khả năng phục hồi

Khả năng phục hồi là trọng tâm của nghiên cứu thực nghiệm, tâm lý học ứng dụng và sức khỏe cộng đồng trong nhiều thập kỷ (Salisu & Hashim, 2017) Khả năng phục hồi là một thuật ngữ có cách hiểu đa dạng, được giới thiệu lần đầu từ những năm 1960, 1970 của thế kỉ trước (Luthar, S S, 2006) Với nhiều nghiên cứu được triển khai, khả năng phục hồi có nhiều khái niệm khác nhau Khái niệm về khả năng phục hồi có xuất phát điểm từ việc không có sự đồng nhất trong phản ứng của mỗi người với mỗi nghịch cảnh môi trường (Rutter M, 2012)

Nhìn chung, có thể được chia thành một số tiếp cận như sau:

- Xem KNPH là các đặc điểm, nét cá nhân

Trong các nghiên cứu ban đầu về KNPH, một số tác giả quan tâm và tìm hiểu các nét tính cách hoặc đặc điểm của các trẻ em trong môi trường nguy cơ cao mà có hoạt động chức năng tốt, xem các em là “không thể bị tổn thương/bất khả xâm phạm” (tiếng Anh: Invulnerable) (Wright, M O, 2013) Các em đó được cho là không bị căng thẳng nhờ có các phẩm chất kiên

Trang 33

cường, mạnh mẽ, nghị lực bên trong Đặc biệt công trình nghiên cứu Jeanne và Jack Block (1980) đã xây dựng cấu trúc về KNPH bản ngã (tiếng Anh: “ego-resiliency”), liên quan đến các đặc điểm cá nhân của mỗi người KNPH bản ngã là một tập hợp các nét cá nhân phản ánh sự tháo vát, ổn định và linh hoạt trong việc đáp ứng các điều kiện khác nhau của môi trường (Luthar, S S, 2006)

Tuy nhiên, việc nhìn nhận KNPH theo khía cạnh này gây nhiều tranh cãi vì nó đề cập đến các đặc điểm ổn định, khó thay đổi và dễ mang tính định kiến, đổ lỗi cho những cá nhân vì các kết quả phát triển tiêu cực Bên cạnh đó, mặc dù các đặc điểm cá nhân (như trí thông minh, khí chất…) có thể ảnh hưởng đến kết quả phát triển của cá nhân trong bối cảnh khó khăn, nhưng chúng vẫn thường chịu tác động mạnh của yếu tố thuộc sinh học hoặc môi trường Không chỉ vậy, nếu xem KNPH chỉ đơn giản là thuộc tính của cá nhân thì sẽ dễ gây hiểu nhầm rằng cá nhân không cần phải làm gì cũng có thể vượt qua nghịch cảnh Điều đó có thể cản trở việc thiết kế các chiến lược can thiệp vì các nhà hoạch định chính sách có thể từ chối cung cấp các dịch vụ quan trọng cho nhóm trẻ em nguy cơ cao bằng việc lập luận rằng KNPH đến từ bên trong mỗi cá nhân (Luthar, S 2000)

- Xem KNPH là kết quả

Các tác giả theo tiếp cận này xem KNPH như kết quả phát triển tích cực hoặc “sự phát triển bình thường dưới các điều kiện khó khăn” (Fonagy, P,1994) Các nghiên cứu với định hướng này nhấn mạnh đến việc duy trì chức năng hoặc kết quả phát triển (như các năng lực, sức khỏe tâm thần tốt) Tuy nhiên, điều này không phù hợp vì có rất nhiều định nghĩa khác nhau về KNPH trong các lĩnh vực khác nhau và các công cụ đo KNPH khác nhau Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng cá nhân thể hiện KNPH ở một lĩnh vực này mà không thể hiện KNPH ở lĩnh vực khác Đồng thời, việc định nghĩa như vậy đã bỏ qua

Trang 34

những yếu tố đóng góp tới sự phát triển bình thường mà chỉ tập trung vào kết quả, mất đi tính toàn diện

- Xem KNPH là quá trình

“KNPH phản ánh một tập hợp các quá trình khác nhau, quá trình đó làm điều chỉnh các tương tác của trẻ với các điều kiện sống khó khăn để giảm tiêu cực và thúc đẩy việc làm chủ các nhiệm vụ phát triển thông thường” (Wyman, 2003) (Wyman, P A 2003) Khả năng chịu đựng, thích ứng tích cực và chống lại nghịch cảnh được xem là khả năng phục hồi (Luthar và Cicchetti, 2001) Khả năng phục hồi là khả năng của một hệ thống xã hội (tức là tổ chức, cộng đồng hoặc xã hội) để thích ứng một cách chủ động và phục hồi từ những bất ổn bên trong hệ thống không mong đợi và không bình thường (Connor & Davidson, 2003) Ở cùng một môi trường, nghịch cảnh tương đương, một số cá nhân có kết quả ứng phó tốt hơn với cá nhân khác Trải nghiệm tiêu cực có tác dụng tôi luyện, tăng cường sự nhạy cảm, khả năng ứng phó với căng thẳng hoặc nghịch cảnh trong tương lai Nghiên cứu về tương tác giữa gen và môi trường lưu ý rằng có một số bằng chứng cho thấy ảnh hưởng di truyền liên quan đến khả năng đáp ứng với tất cả các môi trường, cả môi trường tốt và môi trường xấu Các ảnh hưởng từ trải nghiệm cuộc sống làm tăng cơ hội và tăng cường khả năng đối phó Đây là những đặc điểm thúc đẩy khả năng phục hồi (Rutter, M 2012)

Việc định hình KNPH là quá trình còn cho thấy hiệu ứng của những yếu tố bảo vệ sẽ đa dạng và linh hoạt tùy theo bối cảnh, khi hoàn cảnh thay đổi, KNPH cũng sẽ thay đổi Cách nhìn nhận này tương đối phù hợp vì nhiều kết quả nghiên cứu trước đó đã ủng hộ quan điểm cho rằng KNPH là khả năng mà phát triển qua thời gian trong bối cảnh tương tác giữa cá nhân-môi trường (Fletcher, D, 2013)

- Xem KNPH là tổng hợp của đặc điểm, quá trình, kết quả

Trang 35

Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, khả năng phục hồi là quá trình và kết quả của việc thích nghi thành công với những trải nghiệm khó khăn hoặc thử thách trong cuộc sống, đặc biệt là thông qua sự linh hoạt về tinh thần, cảm xúc và hành vi cũng như điều chỉnh các nhu cầu bên ngoài và bên trong Một số yếu tố góp phần vào việc con người thích nghi với nghịch cảnh tốt nổi bật trong số đó là (a) cách thức mà các cá nhân nhìn nhận và tương tác với thế giới, (b) sự sẵn có và chất lượng của các nguồn lực xã hội, và (c) các chiến lược đối phó cụ thể Nghiên cứu tâm lý chứng minh rằng các nguồn lực và kỹ năng liên quan đến sự thích ứng tích cực hơn (nghĩa là khả năng phục hồi cao hơn) có thể được trau dồi và thực hành Còn được gọi là khả năng phục hồi tâm lý (Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, 2015)

Đi sâu vào lĩnh vực học tập, khả năng phục hồi trong học tập là quá trình cá nhân thích ứng với các yếu tố hoặc sự kiện mà cá nhân đánh giá là tác nhân gây căng thẳng có khả năng cản trở và làm giảm chất lượng hoạt động học của mình, bằng cách thay đổi nhận thức, cảm xúc-thái độ, và hành vi theo hướng tích cực nhằm tăng cường các nguồn lực cá nhân và bảo vệ cá nhân đó trước những ảnh hưởng tiêu cực có thể có đến từ tác nhân gây căng thẳng (Nguyễn Hồng Huân, Đỗ Tất Thiên, 2022)

Tất cả các định nghĩa về khả năng phục hồi đều tập trung vào khả năng phục hồi sau nghịch cảnh hoặc khả năng thích nghi thành công (Singh và cộng sự, 2016) Có nghĩa là khả năng phục hồi không chỉ dừng lại ở nghĩa tồn tại và thích nghi với các thử thách, mà bao gồm duy trì, phát triển và trở nên tốt hơn (Jakovljevic, 2018) Trong đề tài nghiên cứu này, sử dụng định nghĩa tương đối đầy đủ về KNPH đã được Hjemdal và cộng sự (2006) đề xuất là:

“Khả năng phục hồi là những yếu tố bảo vệ, các quá trình hoặc cơ chế mà giúp cá nhân, dù gặp tác nhân căng thẳng mang lại nguy cơ phát triển tâm bệnh đáng kể, vẫn tạo ra kết quả tốt” (Hjemdal, O, 2006)

Trang 36

Ở Việt Nam hiện nay, chưa có cách dịch chính thức cho thuật ngữ tiếng Anh là “Resilience” Một vài tác giả đã dịch từ này là “khả năng tự phục hồi”, “khả năng hồi phục”, “Sự kiên trì” Trong nghiên cứu này, “Resilience” được tạm dịch là “Khả năng phục hồi”

1.2.2 Căng thẳng tâm lý

Trước khi căng thẳng được sử dụng như một thuật ngữ tâm lý, nó được dung để mô tả các loại áp lực vật lý khác nhau tác động lên một khối cấu trúc Từ căng thẳng xuất phát từ tiếng la tính “Strictus” có nghĩa là thắt chặt, và được đưa vào tiếng Pháp cổ với tên “Estresse” biểu thị cho sự chật hẹp, gò bó và áp lực, trong tiếng Anh thời Trung cổ được biểu thị là sự khó khăn hoặc áp lực đè lên một người Tuy nhiên, căng thẳng chỉ được khám phá và nghiên cứu một cách có hệ thống vào thế kỷ XIX (Alexandra M Robinson, 2018)

Trong suốt 50 năm qua, thuật ngữ “stress” đã được nghiên cứu rộng rãi trong khoa học sức khoẻ và hành vi Phần lớn các tiếp cận cho thấy thuật ngữ “stress” là quá trình được tạo ra bởi hoàn cảnh về nhu cầu thể chất, tâm lý đối với một cá nhân (Selye, 1976) và các yếu tố tác động bên ngoài lên cơ thể gọi là các tác nhân gây căng thẳng (McGrath, 1982)

Các lý thuyết nghiên cứu về căng thẳng tập trung với mối quan hệ cụ thể giữa nhu cầu bên ngoài (yếu tố gây căng thẳng) và quá trình căng thẳng trong cơ thể có thể tiếp cận dưới hai hình thức: các cách tiếp cận mang tính hệ thống căng thẳng dựa trên sinh lý học và tâm sinh học (Selye 1976) và các phương pháp tiếp cận “căng thẳng tâm lý” được phát triển trong lĩnh vực tâm lý học nhận thức (Lazarus 1966, 1991, Lazarus và Folkman 1984, McGrath 1982)

Theo S Hans (1936), căng thẳng tâm lý là nhịp sống luôn luôn có mặt ở bất kỳ thời điểm nào trong sự tồn tại của chúng ta, một tác động bất kỳ đến một cơ quan nào đó đều gây CTTL Căng thẳng tâm lý không phải lúc nào

Trang 37

cũng là kết quả của sự tổn thương… S Hans cảnh báo rằng không cần tránh căng thẳng, tự do hoàn toàn khỏi stress tức là chết L Richard (1993) đã đưa ra một cách nhìn hoàn toàn mới về CTTL: Căng thẳng tâm lý như một quá trình tương tác đặc biệt giữa con người với môi trường Trong đó chủ thể nhận thức sự kiện từ môi trường như là sự thử thách, sự hẫng hụt hoặc như một đòi hỏi mà chủ thể không thể ứng phó được - chủ thể đối mặt với nguy hiểm Ông cho rằng CTTL là một diễn tả chủ quan, từ trong tâm trí, nên nó xuất hiện tùy theo cách nhìn của con người với sự việc Vì thế, cùng một sự việc người này cho là căng thẳng, người khác cho là bình thường Theo Phạm Minh Hạc, Lê Khanh và Trần Trọng Thủy (1998), căng thẳng tâm lý là những xúc cảm nảy sinh trong những tình huống nguy hiểm, hẫng hụt hay trong tình huống phải chịu đựng nặng nhọc về thể chất và tinh thần hoặc trong những điều kiện phải quyết định hành động nhanh chóng và trọng yếu Nguyễn Văn Nhậm, Nguyễn Bá Dương và Nguyễn Sinh Phúc (1998) cho rằng: Khái niệm CTTL vừa để chỉ tác nhân công kích, vừa để chỉ phản ứng của cơ thể trước các tác nhân đó

Theo từ điển tâm lý học, căng thẳng là sự tăng lên đòi hỏi sự tập trung chú ý và sức mạnh, cũng là sự không yên ổn, bất an, đầy nguy hiểm hoặc bất hoà, va chạm (tình trạng của mối quan hệ nào đó) hay là sự không bình yên, chuẩn bị bùng lên một chuyện gì đó khó chịu CTTL là trạng thái tâm lý được chế định bởi sự đoán định trước các sự kiện không thuận lợi Căng thẳng tâm lý xảy ra kèm theo cảm giác lo lắng, không thuận tiện (Vũ Dũng, 2012)

Thông qua lý thuyết chuyển đổi của căng thẳng của Lazarus RS (1984) định nghĩa căng thẳng là một sự tương tác năng động giữa cá nhân và môi trường, để đưa ra đánh giá về một tình huống hoặc sự kiện mà sau đó xác định các chiến lược đối phó và kết quả các kết quả tiêu cực/ tích cực khác nhau Do đó, theo mô hình, các cá nhân sẽ thực hiện đánh giá chính khi đối mặt với các

Trang 38

yếu tố gây căng thẳng và đánh giá mức độ phù hợp của họ, và đánh giá thứ cấp khi đánh giá nguồn lực của chính họ để đối phó với những yếu tố gây căng thẳng đó Sự thay đổi trong cách mọi người phản ứng với những trải nghiệm căng thẳng có thể được giải thích bởi những khác biệt cá nhân có thể ảnh hưởng đến đánh giá nhận thức và chiến lược đối phó (Panourgia, C và cộng sự, 2022)

Căng thẳng sinh lý và tâm lý phát sinh do những tình huống, sự kiện, trải nghiệm khó có thể chịu đựng hoặc vượt qua như những biến cố nghề nghiệp, kinh tế, xã hội Tổng hợp các quan điểm khác nhau về CTTL, chúng tôi cho rằng căng thẳng tâm lý là một trạng thái không thoải mái về sinh lý, nhận thức, cảm xúc và hành vi mà mỗi chủ thể gặp phải khi phản ứng lại những kích thích hoặc tình huống do tác động từ môi trường bên ngoài, có thể ảnh hưởng tới thể chất hoặc tinh thần của cá nhân đó

Đề tài sử dụng khái niệm căng thẳng tâm lý theo Lazarus và Folkman

(1986) là “Căng thẳng tâm lý (Psychological stress) là sự tự nhận thức có ý nghĩa về mối quan hệ môi trường với sức khoẻ của một cá nhân, khi mà nhu cầu vượt quá khả năng ứng phó của cá nhân đó” Khái niệm này chỉ

ra hai quá trình trung gian giữa cá nhân và môi trường, đó là quá trình đánh giá nhận thức và quá trình ứng phó

1.2.3 Học sinh trung học cơ sở

1.2.3.1 Khái niệm học sinh THCS

Căn cứ điều 28, luật giáo dục 2019, quy định về độ tuổi học sinh THCS bắt đầu vào lớp 6 là 11 tuổi và kết thúc vào lớp 9 là 15 tuổi Cấp THCS thực hiện trong 4 năm, học sinh vào lớp 6 phải hoàn thành chương trình tiểu học Đối với các trường học học vượt lớp hoặc học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định bao gồm học sinh học vượt lớp có phát triển sớm về trí tuệ hoặc học sinh có độ tuổi cao hơn độ tuổi quy định với các trường hợp học sinh lưu ban, học

Trang 39

sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về trí tuệ, học sinh thuộc hộ nghèo, hoặc học sinh từ nước ngoài về Giáo dục trung học cơ sở củng cố, phát triển nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp

Vậy học sinh THCS là những học sinh đang theo học trường THCS trong độ tuổi từ 11-15 tuổi

1.3 Khả năng phục hồi và căng thẳng tâm lý ở học sinh trung học cơ sở

1.3.1 Các yếu tố và cơ chế, quá trình trong khả năng phục hồi

1.3.1.1 Các yếu tố bảo vệ trong khả năng phục hồi

Những nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng các yếu tố bảo vệ trong KNPH bao gồm 3 nhóm: (1) Các đặc điểm cá nhân; (2) Các khía cạnh của gia đình; (3) Các đặc điểm của môi trường xã hội Olsson (2003) đã tổng hợp lại những yếu tố theo 3 nhóm này cùng các cơ chế bảo vệ liên quan, được trích dẫn ở bảng sau

Bảng 1.1 Các nhóm yếu tố trong khả năng phục hồi Các nhóm

yếu tố Các yếu tố cụ thể Cơ chế bảo vệ

Các yếu tố thuộc về cá nhân

Thể chất + Tính khí tích cực;

+Thần kinh khỏe mạnh; Tính xã hội + Quan tâm tới người khác;

+ Thái độ xã hội tích cực; + Gắn bó với mọi người;

Trang 40

Trí thông minh + Thành tích học tập;

+ Lên kế hoạch và ra quyết định; Kỹ năng giao tiếp + Ngôn ngữ phát triển;

+ Đọc tốt; Thuộc tính cá nhân + Khoan dung với các tác động tiêu

cực; + Cảm nhận về sự hiệu quả của bản thân;

+ Ý niệm cơ bản về cái tôi; + Sự kiểm soát bên trong cá nhân; + Tính hài hước;

+ Niềm hi vọng; + Các giai đoạn ứng phó với căng thẳng;

+ Tập hợp các giá trị bền vững; + Nhìn nhận về các trải nghiệm một cách cân bằng;

+ Linh hoạt; + Kiên trì, Có niềm tin, Quyết tâm; + Tính tổ chức;

Các yếu tố thuộc về gia

đình

Gia đình mang tính hỗ trợ

+ Sự hỗ trợ, khuyến khích, nồng ấm của cha mẹ;

+ Sự quan tâm chăm sóc và tính cố kết trong gia đình;

+ Mối quan hệ gần gũi với một người trưởng thành biết quan tâm; + Niềm tin vào trẻ;

Ngày đăng: 04/09/2024, 10:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN