1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh lớp 7 theo chương trình giáo dục phổ thông môn ngữ văn 2018

142 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh lớp 7 theo chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018” với mong muốn góp một phần côn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Thị Thanh Phượng

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Luận văn tốt nghiệp cao học được hoàn thành tại Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội Có được kết quả này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, phòng đào tạo sau đại học, Khoa Sư phạm, đặc biệt là TS Phạm Thị Thanh Phượng đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tác giả với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài “Dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh lớp 7 theo chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018”

Qua đây tác giả cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các quý thầy cô giáo là giảng viên đã dạy học tại lớp cao học Ngữ văn khóa QH 2021S trong hai năm học vừa qua, mỗi bài dạy của thầy cô đều là những bài học quý giá cho tác giả thực hiện đề tài này

Xin ghi nhận công sức và những đóng góp quý báu và nhiệt tình của các bạn học viên lớp cao học, các đồng chí giáo viên đồng nghiệp

Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp, phê bình của quý thầy cô, các nhà khoa học, độc giả và các bạn đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn và có thể áp dụng rộng rãi hơn trong thực tế

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 01 năm 2024

Tác giả

Mẫn Thị Kiều Trang

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Bảng yêu cầu cần đạt khi đọc hiểu văn bản thông tin trong chương

trình tiếng Anh Singapore 20

Bảng 1.2 Bảng yêu cầu cần đạt của việc dạy học VBTT lớp 7 23

Bảng 1.3 Bảng hệ thống văn bản thông tin trong chương trình ngữ văn 7 25

(Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống; Bộ sách Cánh Diều; Bộ sách Chân trời sáng tạo) 25

Bảng 2.1 Bảng tóm tắt quy trình thiết kế bài học Dạy học theo dự án 42

Bảng 2.2 Tiêu chí đánh giá bài báo cáo 48

Bảng 2.3 Tiêu chí đánh giá cá nhân 50

Bảng 2.4 Bảng kế hoa ̣ch da ̣y ho ̣c trải nghiệm trong da ̣y ho ̣c đo ̣c hiểu VBTT 53

Bảng 2.5 Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm hoạt động trải nghiệm của HS 59

Bảng 2.6 Rubric tiêu chí đánh giá sản phẩm học tập trải nghiệm [26] 60

Bảng 3.1 So sánh trình độ học sinh trước khi dạy thực nghiệm 75

Bảng 3.2 Trình độ học sinh sau thực nghiệm 106

Trang 6

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1 Phương pháp dạy học văn bản thông tin trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở 28 Biểu đồ 1.2: Khảo sát mức độ hứng thú của học sinh cấp THCS khi học văn bản thông tin 30 Biểu đồ 1.3 Phương pháp và cách thức học tập của học sinh đối với văn bản thông tin 31 Biểu đồ 3.1 So sánh trình độ học sinh trước khi dạy thực nghiệm 75 Biểu đồ 3.2 So sánh trình độ học sinh sau khi dạy thực nghiệm 106

Trang 7

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Mẫu thiết kế Lưu ý khi tham gia lễ hội 65 Hình 2.2 Giao diện làm việc của phần mềm Canva 65 Hình 2.3 Các thiết kế mẫu có sẵn của phần mềm Canva 65 Hình 2.4 Ảnh bìa văn bản Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân - SGK Ngữ văn 7 - Cánh diều 67 Hình 2.5 Giao diện phần mềm Easelly 69 Hình 2.6 Giao diện lựa chọn mẫu có sẵn để có thể tiết kiệm được thời gian, công sức mà vẫn mang lại được giá trị và hiệu quả 69 Hình 2.7.Phiếu học tập dạy đọc hiểu văn bản Hội Lồng Tồng - SGK Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống 70 Hình 2.8 Sơ đồ tóm tắt văn bản Hội Lồng Tồng - SGK Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống 71

Trang 8

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 9

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

6 Phương pháp nghiên cứu 10

7 Cấu trúc của luận văn 11

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 12

1.1 Cơ sở lí luận của đề tài 12

1.1.1 Khái quát về đọc hiểu và dạy học đọc hiểu văn bản 12

1.1.2 Văn bản thông tin 15

1.1.3 Dạy học đọc hiểu văn bản thông tin 19

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 25

1.2.1 Đặc điểm các bài học đọc hiểu VBTT trong các bộ SGK Ngữ văn 7 25

1.2.2 Thực trạng dạy học văn bản thông tin cho HS lớp 7 hiện nay 28

Tiểu kết chương 1 33

CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC DẠY HỌC VĂN BẢN THÔNG TIN CHO HỌC SINH LỚP 7 THEO CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 2018 34

Trang 9

2.1.2 Bám sát đối tượng người học 35

3.2 Đối tượng thực nghiệm 74

3.3 Nội dung thực nghiệm 75

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nghi ̣ quyết số 88/2014/QH13 ngày 21/11/2017 của Quốc hội và Quyết đi ̣nh số 404/QĐ – TTg ngày 27/03/2015 của Thủ tướng chính phu ̣, Bộ Giáo du ̣c và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 32/2018 TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018, ban hành kèm theo Thông tư là chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình các môn ho ̣c và các hoa ̣t động thay thế cho Chương trình giáo du ̣c phổ thông hiện hành Thông tư xác đi ̣nh rõ: mu ̣c tiêu, yêu cầu cần đa ̣t, nội dung chương trình của từng môn, từng cấp ho ̣c cu ̣ thể, phương pháp giáo du ̣c, đánh giá kết quả giáo du ̣c, giải thích và đi ̣nh hướng thực hiện chương trình

Văn bản thông tin là loại văn bản mới được đưa vào dạy học trong chương trình Ngữ văn 2018 Đó là loại văn bản vô cùng quan trọng và gần gũi với thực tế, cung cấp thông tin tới người đọc Và việc tiếp thu thông tin được đúng, tối đa lượng thông tin mà văn bản muốn truyền đạt thì còn dựa vào kĩ năng đọc hiểu của người đọc Tuy nhiên trên thực tế, việc dạy học đọc hiểu văn bản thông tin vẫn chưa được coi trọng, vẫn còn nhiều bất cập Khi dạy ho ̣c văn bản thông tin giáo viên còn chưa truyền tải hết yêu cầu đổi mới của chương trình đối với loa ̣i văn bản này GV chưa tìm hiểu về đặc thù của VBTT dẫn đến việc vẫn da ̣y VBTT theo lối mòn khai thác kiến thức thông thường, chưa khai thác triệt để theo đặc trưng loại văn bản theo yêu cầu hướng tớ i chủ thể và khách thể của VBTT Và cũng chính từ việc khai thác văn bản sai cách dẫn đến việc ho ̣c sinh khi đo ̣c hiểu VBTT còn cảm thấy khô khan, nhà m chán và không yêu thích loa ̣i văn bản này Có nhiều học sinh vẫn coi VBTT là những văn bản phụ và chỉ tập trung chủ yếu vào văn bản văn ho ̣c và văn bản nghi ̣ luận vì đó mới là trọng tâm thi HS nghĩ rằ ng VBTT chứa nhiều

Trang 11

cần thiết để giúp học sinh có thể đọc hiểu được văn bản thông tin và tiếp thu những thông tin cần thiết trong cuộc sống hàng ngày

Năm học 2022 – 2023, bộ sách giáo khoa lớp 7 mới đã được đưa vào giảng dạy Đây là năm đầu tiên giảng dạy bộ sách mới đối với khối lớp 7, từ phía người dạy và người học đều có những khó khăn nhất định Cần có những khảo sát, đánh giá để rút ra kinh nghiệm và đề xuất biện pháp dạy học hiệu quả đối với bộ Ngữ văn lớp 7 mới nói chung và với văn bản thông tin nói riêng Từ đó từng bước nâng cao chất lượng dạy học

Từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh lớp 7 theo chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018” với mong muốn góp một phần công sức trong việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn đáp ứng yêu cầu của chương trình Ngữ văn 2018

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

2.1 Nghiên cứu về dạy học đọc hiểu văn bản thông tin ở nước ngoài

Xã hội đã đang trong thời đại công nghệ 4.0, con người có những “bước tiến” nhanh hơn về nhu cầu tìm kiếm thông tin, tiếp xúc với văn bản thông tin ở các hình thức khác nhau Tuy nhiên, văn bản thông tin vẫn là một khái niệm còn mới mẻ, và thâm chí là gây nhiều tranh cãi ở các quan điểm khác nhau của cá nhà nghiên cứu Dưới dây là một số những quan điểm về văn bản thông tin và dạy đọc hiểu văn bản thông tin của các nhà nghiên cứu nước ngoài:

Nhóm các nhà nghiên cứu: Nell K Duke, I wai Y, Katie Surber, Andrew Sedillo cho rằng văn bản thông tin (VBTT) là một da ̣ng của văn bản phi hư cấu (non-fiction texts):

“VBTT là một tập hợp con của các pha ̣m trù rộng lớn phi hư cấu Mục đích chính của nó là để thông báo cho người đo ̣c về thế giới tự nhiên hay xã hội” [46]

“Các VBTT là một loa ̣i phi hư cấu, đề cập đến các vấn đề thực tiễn” (Katie Surber) [48]

Trang 12

Nell K Duke và nhóm nghiên cứu (2003) đã đưa ra ý kiến rằ ng có những loại văn bản khác là văn bản phi hư cấu, nhưng không phải là VBTT, ví du ̣ như tiểu sử hoặc văn bản mô tả các quy trình [46]

VBTT bao gồ m nhiều loại văn bản khác nhau, trong đó có cả văn bản phi hư cấu

Văn bản phi hư cấu: Loa ̣i văn bản này bao gồ m các tài liệu thực tế, không chứ a các yếu tố hư cấu, tưởng tượng Ví du ̣ về văn bản phi hư cấu có thể là các sách li ̣ch sử, bài báo, ta ̣p chí, tiểu thuyết đương đa ̣i, lý luận xã hội, và nhiều tác phẩm khác Các loa ̣i văn bản này thường được viết cho nhiều đố i tượng khác nhau, nhưng mu ̣c đích chính là truyền đa ̣t thông tin hoặc kiến thức

Văn bản thuyết trình là một da ̣ng văn bản được sử du ̣ng để trình bày, giới thiệu hoặc truyền đạt thông tin, ý kiến, ý tưởng hoặc kết quả nghiên cứu một cách rõ ràng và hấp dẫn Nó thường được sử du ̣ng trong các buổi thuyết trình, hội thảo, cuộc ho ̣p hay các sự kiện công khai khác Văn bản thuyết trình thường phải có cấu trúc logic, sử du ̣ng ngôn ngữ ma ̣ch la ̣c và hình ảnh sinh động để thu hú t sự chú ý và hiểu quả từ người nghe

Văn bản thủ tu ̣c là một loa ̣i văn bản được sử du ̣ng để hướng dẫn, mô tả hoặc đề xuất các quy trình, quy đi ̣nh và quyền lợi pháp lý Nó thường được sử dụng trong các tổ chức, công ty, cơ quan hoặc tổ chức chính phủ để đảm bảo việc thực hiện các quy trình và thủ tu ̣c theo đúng quy đi ̣nh

Trong nghiên cứ u về văn bản, Langer (1992) đã phân loa ̣i văn bản thành hai loại là văn bản văn chương và VBTT (Langer, J.A) [49]

Không giố ng như văn bản văn ho ̣c, VBTT được sử du ̣ng để truyền đa ̣t nội dung hoặc tri thứ c Người đo ̣c khi tiếp cận loa ̣i văn bản này thường thực hiện quá trình chuyển hóa thông tin hoặc kiến thức trong văn bản thành tri thức của riêng mình để sử du ̣ng trong ho ̣c tập, đời số ng hoặc lưu giữ làm tư liệu cho

Trang 13

phi hư cấu", tức là các văn bản thông tin và kiến thức không chứa yếu tố hư cấu, tưởng tượng và mu ̣c đích của chúng chủ yếu là cung cấp thông tin

Trái la ̣i, quan điểm thứ hai khẳng đi ̣nh rằ ng VBTT bao chứa cả văn bản phi hư cấu, tức là trong VBTT cũng có thể xuất hiện các yếu tố tưởng tượng, hư cấu nhưng mu ̣c đích chính vẫn là truyền đa ̣t thông tin hoặc kiến thức Điều này có nghĩa là không phải tất cả các VBTT đều hoàn toàn mang tính thực tế và không có yếu tố tưởng tượng, nhưng vẫn giữ nguyên mu ̣c đích chính là cung cấp thông tin Dù có sự đố i lập trong các quan điểm, các tác giả vẫn thố ng nhất về một số điểm chung của VBTT: không sử du ̣ng yếu tố hư cấu và tưởng tượng, mục đích chính là cung cấp thông tin VBTT tồn ta ̣i dưới nhiều da ̣ng khác nhau như văn bản li ̣ch sử, báo cáo khoa ho ̣c, sách giáo trình, hướng dẫn sử du ̣ng, tin tứ c, ta ̣p chí và nhiều loa ̣i tài liệu khác

Trong Chiến lược da ̣y và ho ̣c cốt lõi chung của Hội đồ ng Giáo du ̣c tiểu Bang Illinois: Công trình này nghiên cứu và đề xuất các chiến thuật da ̣y ho ̣c đo ̣c hiểu VBTT trong môn tiếng Anh và nghệ thuật từ lớp 6-12 [42]

Những bài báo "Informational text and young children: When, Why, What, Where, and How?" và "Essential Elements of Fostering and Teaching Reading Comprehension" của tác giả Nell K Duke và cộng sự là những công trình quan tro ̣ng trong lĩnh vực đo ̣c hiểu văn bản thông tin (VBTT) Các bài báo này giới thiệu cách tiếp cận VBTT với trẻ em thông qua các khía ca ̣nh quan trọng như sau: Khi nào, Ta ̣i sao, Cái gì, Ở đâu, Như thế nào? [46]

Joan Barnatt và nghiên cứu "Using informational text to support literacy in special populations" Nghiên cứ u này tập trung vào việc sử du ̣ng văn bản thông tin và kiến thức (VBTT) như một công cu ̣ hỗ trợ giúp nhóm đặc biệt trong việc phát triển kỹ năng đo ̣c hiểu và kiến thức [47]

Công trình "Informational texts: ''Organizational Feature & Structures" của tác giả Surber tập trung vào việc công bố những đặc trưng của văn bản thông tin và kiến thức (VBTT) Nghiên cứu này chú tro ̣ng đến các yếu tố về tổ

Trang 14

chứ c và cấu trúc của các văn bản thông tin, nhằ m giúp người đo ̣c hiểu được cách thông tin được sắp xếp và trình bày trong VBTT Thông qua việc phân tích tổ chức và cấu trúc của VBTT, người ho ̣c có thể hình dung được cách thông tin được chia nhỏ thành các phần, đoa ̣n văn, chủ đề, và các thông tin chính Từ những nghiên cứu trên có thể thấy, dù VBTT đã được phổ biển khá lâu trên thế giới những vẫn có những nhận định khác nhau về loại văn bản này Đầu tiên là VBTT là một dạng văn bản phi hư cấu Thứ hai, VBTT gồm nhiều loại văn bản khác nhau, trong đó có cả văn bản phi hư cấu Và cuối cùng, các nhà nghiên cứu cho rằng VBTT được xem là một trong hai loa ̣i văn bản chính trong việc xem xét phương diện nội dung

2.2 Nghiên cứu về dạy học đọc hiểu văn bản thông tin ở Việt Nam

Trong bài viết "Đề xuất về việc da ̣y đo ̣c hiểu VBTT ở trường trung ho ̣c của Việt Nam trong thời gian tới" [14], tác giả Pha ̣m Thi ̣ Thu Hiền đã đề xuất việc dạy đo ̣c hiểu văn bản thông tin và kiến thức (VBTT) ở trường trung ho ̣c ở Việt Nam trong thờ i gian tới Tác giả đánh giá rằng việc này là cực kỳ quan trọng để phát triển kỹ năng đọc hiểu cho học sinh, giúp họ nắm bắt thông tin từ các văn bản và áp dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày Theo tác giả, điều này là không thể thiếu để đáp ứng yêu cầu của thực tế và hướng dẫn quốc tế trong việc giảng dạy và học tập đọc hiểu văn bản Tác giả nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc đưa văn bản thực tế vào giảng dạy để nâng cao khả năng đọc hiểu, tư duy phản biện và cung cấp kiến thức cho học sinh trung học Việc tích hợp văn bản thực tế vào chương trình học được xem là một xu hướng phát triển giáo dục hiện đại và mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển toàn diện của học sinh

Từ khảo sát tư liệu, chúng ta có thể thấy rằng vấn đề đo ̣c hiểu văn bản thông tin (VBTT) là một chủ đề quan tro ̣ng được nhiều tác giả và nhà nghiên

Trang 15

đo ̣c hiểu VBTT trong nhà trường phổ thông như: " Bài viết "Xây dựng hệ thống câu hỏ i đánh giá năng lực đo ̣c hiểu VBTT của ho ̣c sinh trong môn Ngữ văn (lớ p 12)" của Nguyễn Thế Hưng [19]

Trong bài viết "Đề xuất một khái niệm VBTT gắ n với phong cách ngôn ngữ của văn bản cho chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông" của tác giả Tri ̣nh Thi ̣ Lan [23] đã tổng hợp và đề xuất một khái niệm mới về VBTT, kết hợp với phong cách ngôn ngữ của văn bản, nhằm cung cấp các phương pháp giảng da ̣y hiệu quả cho môn Ngữ văn ở trường phổ thông Tác giả tập trung vào việc vận dụng kiến thức ngôn ngữ ho ̣c để giúp ho ̣c sinh hiểu và tìm hiểu văn bản một cách chính xác và sâu sắc

Từ những nghiên cứu và tư liệu trên, có thể thấy VBTT là một loa ̣i văn bản khác văn bản văn ho ̣c, và đòi hỏi những phương pháp da ̣y ho ̣c đo ̣c hiểu mới để phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và xu thế quốc tế Việc quan tâm và đào tạo cho ho ̣c sinh khả năng đo ̣c hiểu VBTT là rất cần thiết trong quá trình đổi mớ i chương trình Ngữ văn của Việt Nam Trong thời gian gần đây, với cách thay đổi kiểm tra đánh giá các đề thi tốt nghiệp THPT đã có phần đo ̣c hiểu với ngữ liệu là các văn bản ngoài SGK, đặc biệt có sự xuất hiện của các VBTT

Trong bài báo của tác giả Trần Thi ̣ Ngo ̣c về "Văn bản đa phương thức và tầ m quan trọng của đo ̣c hiểu văn bản" [26] đã thể hiện tính đa da ̣ng và phong phú của văn bản thông tin (VBTT) trong đời số ng và giáo du ̣c Theo tác giả, văn bản thông tin có nhiều hình thức và đa da ̣ng phương tiện truyền thông như báo chí, sách, ta ̣p chí, các trang web và nền tảng truyền thông xã hội Các văn bản này chứa đựng thông tin và kiến thức quan tro ̣ng, và đo ̣c hiểu văn bản là khả năng cơ bản để ho ̣c sinh và người dùng có thể tận du ̣ng những thông tin này một cách hiểu biết và chính xác Việc đánh giá và phân loa ̣i các đặc điểm của văn bản thông tin là cần thiết để hiểu và đáp ứng tốt hơn yêu cầu đo ̣c hiểu trong môn Ngữ văn và các môn ho ̣c khác VBTT có vai trò cung cấp thông tin đa da ̣ng và phong phú, giúp ho ̣c sinh phát triển khả năng đo ̣c hiểu và tư duy

Trang 16

Ngoài ra, tác giả cũng nhấn ma ̣nh sự cần thiết của việc da ̣y VBTT trong quá trình giáo du ̣c Kỹ năng đo ̣c hiểu văn bản không chỉ giúp HS nắ m bắt kiến thức một cách chính xác và sâu sắc, mà còn phát triển khả năng suy luận, tư duy logic và trình bày ý kiến cá nhân Việc giới thiệu và thúc đẩy VBTT trong chương trình ho ̣c tập giúp HS tiếp cận và làm quen với các loa ̣i văn bản đa dạng, từ đó nâng cao khả năng đo ̣c hiểu và tư duy

Tác giả Bùi Ma ̣nh Hùng đã chỉ ra bố n nội dung cần tổ chức đồ ng bộ để đổi mới hoa ̣t động da ̣y ho ̣c ĐHVB trong bài viết ''Phác thảo chương trình Ngữ văn theo đi ̣nh hướng phát triển năng lực''[17] Các yếu tố này nhằ m đáp ứng yêu cầ u thực tiễn và bắt ki ̣p xu thế quốc tế trong lĩnh vực giáo du ̣c Ngữ văn Các yếu tố này là: Mu ̣c tiêu đo ̣c hiểu: Cần có đi ̣nh hướng mới, tập trung vào việc phát triển bố n kĩ năng nghe, nói, đo ̣c, viết thông qua cách tiếp cận năng lực, thay vì tập trung chỉ cung cấp kiến thức như chương trình trước đây Văn bản đo ̣c hiểu: Văn bản đo ̣c hiểu cần được mở rộng và phong phú hơn, không bi ̣ giớ i ha ̣n theo phân phố i giảm dần như chương trình trước đó Chuẩn đo ̣c hiểu: Cần xây dựng chuẩn đo ̣c hiểu với những mu ̣c tiêu cu ̣ thể về kiến thức và kỹ năng thông qua việc sử du ̣ng những động từ cu ̣ thể, tránh lỗi diễn đa ̣t chung chung và mơ hồ như trong chương trình trước đó Phương pháp da ̣y ho ̣c đo ̣c hiểu: Cầ n đổi mớ i phương pháp da ̣y ho ̣c đo ̣c hiểu, tập trung vào việc da ̣y phương pháp đo ̣c cho HS và lấy người ho ̣c làm trung tâm của quá trình ho ̣c tập Điều này đảm bảo ho ̣c sinh được phát triển khả năng đo ̣c hiểu một cách hiệu quả Cuố i cùng, đánh giá kết quả đo ̣c hiểu là khâu quan tro ̣ng trong quá trình dạy ho ̣c, giúp thu thập thông tin phản hồi từ HS và giáo viên để nắm bắt chất lượng giảng da ̣y và từ đó có điều chỉnh phù hợp để cải thiện quá trình da ̣y ho ̣c đo ̣c hiểu văn bản.[17]

Luận án tiến sĩ khoa ho ̣c giáo du ̣c có tựa đề "Da ̣y ho ̣c đo ̣c hiểu VBTT

Trang 17

bản thông tin và kiến thức (VBTT) cho ho ̣c sinh dân tộc Mông trong môn Ngữ văn ở trường trung ho ̣c cơ sở Tác giả nhấn ma ̣nh tầm quan tro ̣ng của VBTT và đề xuất những phương pháp thực tiễn để giảng da ̣y đo ̣c hiểu VBTT cho học sinh dân tộc Mông, nhằ m nâng cao khả năng đo ̣c hiểu và sự tiếp thu kiế n thứ c của ho ̣ Bằ ng việc nghiên cứu này, tác giả đã chứng minh rằ ng VBTT là một vấ n đề đáng quan tâm và cần đươ ̣c chú tro ̣ng trong quá trình giả ng da ̣y và ho ̣c tập [22]

Trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn mới (2018) [2], có đề cập tới kiểu văn bản thông tin và những yêu cầu đọc hiểu kiểu văn bản này Để giúp HS nhận thức và tiếp nhận VBTT theo đúng đặc trưng kiểu loại thì việc đọc hiểu cũng cần có những điều chỉnh nhất định cho phù hợp với đối tượng

Bài viết của tác giả Trần Thị Ngọc được in trên Tạp chí Giáo dục số 64

(số đặc biệt) tháng 4/2016 viết về Văn bản đa phương thức và tầm quan trọng của đọc hiểu văn bản này[26], nhận thấy rằng trong văn bản thông tin còn

tồn tại ở dạng văn bản đa phương thức, nghĩa là văn bản thông tin hình thành dưới nhiều dạng/loại khác nhau trong đời sống như: văn bản thuần túy (ngôn ngữ), văn bản kết hợp ngôn ngữ với hình ảnh, văn bản kết hợp hình ảnh với âm thanh, hoặc chỉ mỗi hình ảnh hay âm thanh, Văn bản thông tin với đặc trưng cung cấp thông tin nhưng trong đời sống thông tin có thể chứa đựng ở nhiều dạng/loại khác nhau mà vẫn đạt được mục đích giao tiếp vì vậy chúng tôi đồng tình khi tác giả đã chỉ ra những đặc điểm, phân loại văn bản đa phương thức Từ đó tác giả đánh giá tầm quan trọng của việc đọc hiểu văn bản đa phương thức trong đời sống xã hội, trong giáo dục để đáp ứng xu thế quốc tế của các nước có nền kinh tế, giáo dục phát triển như Mĩ, Úc, Anh, Hàn Quốc

Với sự phổ biến của VBTT và đánh giá được tầm quan trọng của VBTT trong đời sống, trong giáo dục, sự đáp ứng xu thế quốc tế của các nước có

Trang 18

nền kinh tế, giáo dục phát triển thì có thể thấy VBTT được các nhà nghiên cứu đề cao và đặc biệt chú trọng để phát triển Trong đề tài này chúng tôi muốn cụ thể hóa những gợi ý, định hướng trong DH VBTT của các nhà nghiên cứu đi trước vào việc Dạy học VBTT cho học sinh lớp 7 theo CTGDPT môn Ngữ văn 2018

3 Mục đích nghiên cứu

Đề tài hướng đến mục đích đề xuất quy trình, biện pháp dạy đọc hiểu VBTT theo yêu cầu của Chương trình Ngữ văn 2018 cho học sinh lớp 7, từ đó nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn nói chung

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích đề ra, đề tài thực hiện những nhiệm vụ chính sau: - Nghiên cứu những vấn đề lí luận dạy học đọc hiểu; khái niệm; đặc trưng của văn bản thông tin

- Khảo sát sách giáo khoa và thực tế dạy học các văn bản thông tin trong Chương trình Ngữ văn lớp 7 năm 2018

- Đề xuất quy trình và biện pháp dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh lớp 7 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018

- Thực nghiệm sư phạm dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh lớp 7 ở trường THCS

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài hướng vào việc tìm hiểu quá trình DH đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh lớp 7 theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài: - Các văn bản thông tin thuộc 3 bộ sách Ngữ văn lớp 7:

Trang 19

 Hội thi thổi cơm (Theo dulichvietnam.org.vn)  Ghe xuồng Nam Bộ (Theo Minh Nguyen)  Tổng kiểm soát phương tiện giao thông (Theo infographics.vn)

+ Sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, tập 2) – Bộ Kết nối tri thức

 Hội Lồng Tồng  Thuỷ tiên tháng Một  Lễ rửa làng của người Lô Lô

+ Sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, tập 2) – Bộ Chân trời sáng tạo

 Chúng ta có thể đọc nhanh hơn? - A - đam Khu  Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học - Du Gia Huy  Trò chơi cướp cờ - Nguyễn Thị Thanh Thuỷ

 Cách gọt củ hoa thuỷ tiên - Giang Nam - Tổ chức thực nghiệm tại trường THCS: + Trường THCS Tam Giang – Yên Phong – Bắc Ninh

6 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp chính sau:

6.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận

- Nghiên cứu thu thập tổng quan các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài - Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa… trong nghiên cứu tổng quan các tài liệu lí luận có liên quan đã thu thập

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra, khảo sát: thực hiện phỏng vấn, phát phiếu khảo sát để điều tra được thực tra ̣ng da ̣y và ho ̣c văn bản thông tin cho HS lớp 7

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: xử lý thông tin đi ̣nh lượng và đi ̣nh tính, phương pháp này được sử du ̣ng trong quá trình phân tích, tổng hợp cơ sở

Trang 20

lí luận và thực tiễn, đánh giá khả năng ứng du ̣ng của những phương pháp, đề xuất xây dựng chủ đề, phát huy năng lực tự ho ̣c cho HS lớp 7

- Phương pháp thố ng kê: thố ng kê kết quả thu được từ việc khảo sát nhằ m đưa ra những kết luận khách quan nhất về thực tra ̣ng da ̣y và ho ̣c văn bản thông tin, làm cơ sở thực tiễn của đề tài

- Thực nghiệm sư phạm theo kế hoạch đề ra để khẳng định tính khả thi và hiệu quả các biện pháp

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài Chương 2: Tổ chức dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh lớp 7 theo chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 21

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Cơ sở lí luận của đề tài 1.1.1 Khái quát về đọc hiểu và dạy học đọc hiểu văn bản

* Khái quát về đọc hiểu

Khi nhắc đến “đọc hiểu” thì có khá nhiều quan điểm khác nhau bàn luận về vấn đề này Và để làm rõ được “đọc hiểu” thì các nhà nghiên cứu tiến hành tách bạch giữa “đọc” và “hiểu” để làm rõ được tận cùng gốc rễ của vấn đề Đọc là khái niệm có tính lịch sử, là biểu hiện sự tiến hóa ngôn ngữ của con người mang bản chất văn hóa nhận thức bằng ngôn từ để giao tiếp và phát triển cá thể cùng toàn thể xã hội Đồng thời đọc để khôi phục và phát huy những cảm giác tinh tế liên quan tới âm thanh bằng ngôn ngữ và âm điệu, giọng điệu của người đọc hẳn tạo nghĩa tốt hơn việc đọc bằng mắt, đọc thầm

Theo PISA 2018 (Chương trình Đánh giá ho ̣c sinh Quốc tế) đi ̣nh nghĩa ''đo ̣c hiểu như một quá trình mà ho ̣c sinh không chỉ đơn thuần là hiểu và tìm hiểu nội dung của văn bản, mà còn sử du ̣ng, phản ánh, đánh giá và kết nố i với văn bản để đa ̣t được những mu ̣c tiêu cu ̣ thể, phát triển hiểu biết và tiềm năng của bản thân, và tham gia vào xã hội'' [31, Tr 8]

Bàn về đọc hiểu, tác giả Nguyễn Thanh Hùng cho rằng: “Đọc – hiểu là một khái niệm khoa học chỉ ra mức độ cao nhất của hoạt động học; đọc – hiểu đồng thời cũng chỉ ra năng lực của người đọc Hiểu là phát hiện và nắm vững mối quan hệ đó Hiểu là bao quát hết nội dung và có thể vận dụng vào đời sống Hiểu là phải trả lời được các câu hỏi Cái gì? Như thế nào? Vì sao? Làm như thế nào? Đó là biết và làm được trong đọc hiểu Hiểu là quá trình nhận thức văn bản toàn vẹn.” [18;77]

Bên cạnh đó, tác giả Trầ n Đình Sử cho rằ ng hoa ̣t động đo ̣c chính là ''hoa ̣t động cơ bản của con người để chiếm lĩnh văn hóa'' và hiểu bắt đầu từ: ''hiểu từ, hiểu câu, hiểu đoạn, hiểu liên kết, hiểu nghĩa toàn bài'' và muốn hiểu đúng thì

Trang 22

trước hết cần: ''tôn tro ̣ng tính chỉnh thể toàn ve ̣n, tính liên kết, đích của văn bản'' [54] Theo đó, đo ̣c hiểu để tìm ra ý nghĩa, thông điệp của văn bản, thậm chí lớp nghĩa này nằ m ngoài tầm kiểm soát của tác giả - chính là đo ̣c sáng ta ̣o là mu ̣c đích cao nhất của đo ̣c hiểu văn bản [54]

Có thể thấy trên thực tế có khá nhiều quan niệm khác nhau về việc đọc hiểu văn bản Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đưa ra quan điểm về đọc hiểu như sau: Đọc hiểu là một quá trình người học tương tác với văn bản, là hoạt động diễn ra đồng thời, thể hiện sự lĩnh hội, nhận thức và khám khá cả về nội dung, hình thức văn bản Mục đích của đọc hiểu chính là người đọc hiểu rõ được ý nghĩa của văn bản, bao gồm cả nghĩa tường minh và nghĩa ẩn, từ đó có thể diễn giải và áp dụng nó vào cuộc sống hàng ngày

* Dạy học đọc hiểu văn bản

Đọc hiểu văn bản là quá trình tìm hiểu và hiểu đúng ý nghĩa của một đoạn văn hoặc một tác phẩm văn bản Nó bao gồm việc xác định ý chính, nhận biết thông tin chi tiết, phân loại và tổ chức thông tin, hiểu cấu trúc của văn bản, và đôi khi là việc suy luận và kết luận từ thông tin đã đọc Đọc hiểu không chỉ giới hạn trong việc hiểu về nội dung, mà còn liên quan đến việc hiểu sâu về ý đồ của tác giả, ngữ cảnh và mục đích sử dụng ngôn ngữ

Dạy học đọc hiểu là quá trình giảng dạy nhằm hướng dẫn học sinh phát triển khả năng hiểu nghĩa văn bản và xây dựng khả năng tổ chức thông tin từ các đoạn văn mà họ đọc Trong quá trình này, giáo viên sử dụng các phương pháp và kỹ thuật để giúp học sinh xác định ý chính, nắm bắt chi tiết, phân loại thông tin, và phân tích cấu trúc văn bản Đồng thời, giáo viên cung cấp điều kiện để học sinh phát triển kỹ năng suy luận, áp dụng kiến thức, và tư duy phản biện trong quá trình đọc hiểu văn bản Mục tiêu của việc dạy đọc hiểu không chỉ là giúp học sinh hiểu và phản ánh về nội dung của văn bản, mà còn là để

Trang 23

sống và học tập Điều này giúp học sinh trở nên tự tin và thành công trong việc đọc hiểu và sử dụng thông tin từ nhiều nguồn văn bản khác nhau

Trong quá trình dạy học đọc hiểu văn bản, GV giảng dạy và hướng dẫn học sinh cách hiểu và tương tác với các đoạn văn, bài viết, hoặc tác phẩm văn học Quá trình này thường bao gồm nhiều bước và phương pháp để phát triển kỹ năng đọc hiểu của học sinh Dưới đây là một số yếu tố quan trọng trong quá trình dạy học đọc hiểu văn bản:

+ Phân tích văn bản + Phương pháp đọc hiểu + Thực hành đọc hiểu + Giao tiếp văn bản + Phản hồi

+ Áp dụng vào thực tế + Xác định mục tiêu học tập Trong nhiều năm trở lại đây, các nước trên thế giới và đặc biệt là Việt Nam rất chú trọng vào kĩ năng đọc hiểu văn bản, coi đây là một kĩ năng tất yếu để người học có thể liên hệ và ứng dụng ra ngoài thực tiễn Việc đọc hiểu văn bản đã không còn bị tách biệt ra như một môn học chỉ sử dụng trong nhà trường

Ở nước ta, vấn đề da ̣y ho ̣c đo ̣c hiểu gắn liền với quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) Theo Trần Đình Sử, da ̣y văn giúp ho ̣c sinh phát triển năng lực và kỹ năng đo ̣c để có thể đo ̣c và hiểu bất kỳ văn bản nào cùng loại Đồ ng thời, việc da ̣y văn cũng giúp hình thành một cách đo ̣c riêng, mang lại cá tính riêng cho ho ̣c sinh [54] Quá trình da ̣y ho ̣c đo ̣c hiểu văn bản không chỉ đơn thuần da ̣y cho ho ̣c sinh năng lực đo ̣c hiểu mà còn rèn kỹ năng đo ̣c hiểu để ho ̣c sinh có thể tiếp nhận văn bản thông qua trải nghiệm của cá nhân từ đó vận dụng vào thực tiễn cuộc sống

Trang 24

Từ những vấn đề đã được đề cập, chúng tôi thấy rằng giảng dạy kỹ năng đọc hiểu văn bản không chỉ là một phần quan trọng của môn học Ngữ văn trong hệ thống giáo dục mà còn có vai trò quan trọng trong thực tế xã hội Mục tiêu chính của việc giảng dạy này là để học sinh phát triển khả năng đọc hiểu, bao gồm khả năng phân tích, suy luận và tự chủ trong việc hiểu ý nghĩa của các thông tin, thông điệp, quan điểm, tư tưởng cũng như tình cảm và cảm xúc được thể hiện trong văn bản Trong quá trình giảng dạy theo chương trình Ngữ văn 2018, giáo viên trở thành người hướng dẫn trong hoạt động đọc hiểu, trong khi học sinh trở thành chủ thể chính trong quá trình đọc, sử dụng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để tiếp nhận và hiểu văn bản Văn bản trở thành trung tâm của quá trình đọc hiểu, là đối tượng mà học sinh tương tác trực tiếp, nhằm mục tiêu cuối cùng là phát triển năng lực, phẩm chất và nhân cách cho học sinh, bao gồm cả quá trình giảng dạy kỹ năng đọc hiểu văn bản

1.1.2 Văn bản thông tin

Tác giả Đỗ Ngo ̣c Thố ng cũng đã đi ̣nh nghĩa văn bản thông tin là văn bản chủ yếu dùng để cung cấp thông tin về nhiều khía ca ̣nh của cuộc sống, từ con người, sự vật, đến các hiện tượng tự nhiên và xã hội Đồ ng thời, tác giả cũng đề cập đến khái niệm văn bản đa phương thức (multimodal text), ám chỉ rằng văn bản thông tin có thể kết hợp nhiều hình thức như văn bản, hình ảnh, âm

Trang 25

Chương trình Ngữ văn của một số nước đã dùng những tên gọi khác nhau để chỉ loại văn bản có nội dung liên quan trực tiếp đến thế giới hiện thực, không sử dụng những yếu tố hư cấu, tưởng tượng, thực hiện chức năng chủ yếu là cung cấp thông tin Chẳng hạn như:

– Trong chuẩn Chương trình chung cốt lõi của bang California coi văn bản thông tin “là kiểu văn bản trình bày về lịch sử, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và nghệ thuật”, “là các văn bản chuyên môn, bao gồm các định hướng, hình thức và thông tin được trình bài dưới dạng biểu đồ, đồ thị hoặc bản đồ”, ‘là nguồn dữ liệu số trong một phạm vi nhiều chủ đề” [3]

– Khung Chương trình Tiếng Anh ở bậc Tiểu học và Trung học năm 2010 của Singapore (sau đây xin gọi là Chương trình Tiếng Anh của Singapore)

xác định rõ hai loại văn bản chính được giảng dạy là văn bản văn chương (literary text) và văn bản thông tin (informational text) hay còn được gọi là văn bản chức năng (functional text)

Từ việc điểm qua hệ thống khái niệm văn bản được sử dụng trong Chương trình Ngữ văn của một số nước trên thế giới, chúng tôi nhận thấy một điểm chung là ở tất cả các nước, khung Chương trình Ngữ văn đều sử dụng đa dạng loại văn bản trong dạy học đọc hiểu Ít nhất là có hai hệ thống văn bản cùng tồn tại trong chương trình, một hệ thống liên quan đến những tác phẩm

văn chương, tạm gọi là văn bản văn chương và một hệ thống khác có nhiệm vụ cung cấp và truyền tải thông tin, tạm gọi là văn bản thông tin

Từ định nghĩa về các khái niệm, người viết nhận thấy tuy chương trình của các nước sử dụng những tên gọi khác nhau để định danh cho loại văn bản ấy nhưng nhìn chung các tên gọi đều được dùng để chỉ một loại văn bản có nội dung liên quan trực tiếp đến thế giới thực (không chứa những yếu tố của sự hư

cấu, tưởng tượng) Trong đó được sử dụng rộng rãi nhất là hai khái niệm văn bản phi hư cấu (non-fiction) và văn bản thông tin (informational text)

Trang 26

Vấn đề về tên gọi của loại văn bản này đang gây tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu Tuy nhiên, trong các chương trình giáo dục của các quốc gia, loại văn bản này thường được gọi bằng nhiều thuật ngữ khác nhau, nhưng đều phản ánh những sự kiện thực tế trong thế giới, không giống như văn bản văn chương, được coi là sản phẩm của trí tưởng tượng

Tại Việt Nam, văn bản thông tin vẫn còn khá mới mẻ, các thông tin về loại văn bản này tại Việt Nam chưa phổ biến, tuy nhiên qua quá trình nghiên cứu các định nghĩa, tài liệu chúng tôi có thể đưa ra một định nghĩa chung, bao quát nhất cho văn bản thông tin là: VBTT là loại văn bản không sử dụng các yếu tố hư cấu, tưởng tượng và mục đích chính của VBTT là để cung cấp thông tin VBTT có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như: Sách giáo khoa, báo chí, tạp chí, áp phích, tờ rơi quảng cáo, bảng chỉ dẫn, nội quy,… Từ các dạng tồn tại khác nhau của VBTT cũng phần nào hình dung được tầm quan trọng của VBTT đối với cuộc sống của con người, qua đó khẳng định được tầm quan trọng đặc biệt của việc đọc hiểu VBTT trong chương trình GDPT 2018

1.1.2.2 Đặc điểm

Mục đích chính của VBTT là để cung cấp thông tin, liên hệ trực tiếp vào đời sống có thể kể tới một số loại văn bản như: báo cáo, bản tin, thông báo, thư từ, diễn văn, tiểu luận,…

Về thể loại: văn bản thông tin đa dạng về thể loại và rất thông dụng trong

Về ngôn từ: văn bản thông tin sử dụng chủ yếu là ngôn ngữ đơn nghĩa, ít dùng các ẩn dụ, biểu tượng, ngôn ngữ mang sắc thái trung hòa về cảm xúc Ở một số văn bản thông tin, người đọc có thể gặp những từ ngữ phức tạp là các thuật ngữ chuyên môn, ngôn ngữ có tính chính xác, cụ thể Cùng với sử dụng ngôn từ, văn bản thông tin còn sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

Trang 27

Về thành phần thể thức và cách trình bày: văn bản thông tin bao gồm nhiều thể loại, mỗi thể loại có những cách trình bày khác nhau nhưng cũng có những điểm chung là hầu hết các văn bản thông tin đều sử dụng các yếu tố hình thức đi kèm ngôn ngữ như sa pô, đề mục in đậm, số thứ tự, chú thích, kí hiệu, số liệu, tranh ảnh, sơ đồ, bảng biểu Ngoài bố cục ba phần, văn bản thông tin thường được tổ chức theo các mô hình như: nguyên nhân và kết quả, nguyên nhân và ảnh hưởng, trật tự thời gian, so sánh và phân loại, vấn đề và giải pháp

1.1.2.3 Phân loại

Văn bản thông tin thể hiện cụ thể trên các thể loại như: Thư từ, hợp đồng, bản hướng dẫn, quảng cáo, tạp chí, bản tin, tài liệu tham khảo… dưới 2 dạng là in truyền thống trên giấy và dạng điện tử Các biểu hiện cụ thể của văn bản thông xuất hiện mọi nơi trong cuộc sống hàng ngày

Dựa vào những đặc điểm của các thể loại nêu trên có thể chia văn bản thông tin thành hai loại: Loại thứ nhất, văn bản đa phương thức - văn bản này có phạm vi rộng và có tính sử dụng thực tế cao Loại thứ hai, văn bản nhật dụng - những văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: môi trường, trẻ em, quyền công dân, thiên nhiên,…

Từ những thông tin về khái niệm và đặc điểm của văn bản thông tin, ta có thể nhận thấy vai trò cực kỳ quan trọng và không thể phủ nhận của loại văn bản này trong việc phát triển năng lực cho học sinh:

+ Học sinh phát triển khả năng đọc hiểu các thể loại văn bản thông tin phong phú trong cuộc sống, từ đó họ có thể tự tiếp thu tri thức mới và cập nhật thông tin

+ Loại văn bản này giúp xác định mục tiêu giáo dục và nâng cao hiểu biết của học sinh về các vấn đề của xã hội hiện đại, đặc biệt là trong thời đại công nghệ số

Trang 28

+ Qua việc tiếp nhận và hiểu biết từ văn bản thông tin, học sinh có thể dễ dàng thích ứng với cuộc sống và phát triển khả năng giao tiếp thông qua nhiều phương tiện như ngôn ngữ, hình ảnh, kí hiệu, âm thanh, v.v

1.1.3 Dạy học đọc hiểu văn bản thông tin

Trong quá trình nghiên cứu về dạy học đọc hiểu văn bản thông tin của các nước khác nhau, chúng tôi nhận thấy Chương trình của Singapore đã xác định rõ những kỹ năng, chiến lược, thái độ và hành vi cần phải đạt được khi đọc và quan sát văn bản thông tin ở bậc trung học như sau:

Trang 29

Bảng 1.1 Bảng yêu cầu cần đạt khi đọc hiểu văn bản thông tin trong Chương

trình tiếng Anh Singapore [43,7]

Bố cục văn bản

- Xác định những đặc điểm thuộc về kỹ thuật in ấn và trực quan (tiêu đề, đề mục, hình ảnh minh họa, sử dụng logo, ) văn bản

- Xác định những đặc điểm của văn bản (nhan đề/tiêu đề, đề mục lớn, đề mục nhỏ, lời chú thích và tên của hình vẽ, biểu đồ, bảng biểu, )

- Nhận diện mô hình cấu trúc của văn bản (liệt kê chuỗi sự việc, nguyên nhân – kết quả, )

- Dự đoán nội dung của văn bản dựa vào: + Kiến thức nền

+ Những đặc điểm thuộc về kỹ thuật in ấn và trực quan + Mô hình tổ chức văn bản

+ Cấu trúc tổ chức văn bản (Cấu trúc theo mô hình một câu chuyện, định hướng – mâu thuẫn – cao trào – giải quyết mâu thuẫn, )

Sự phản hồi đối với văn bản

- Giải thích những dự đoán về nội dung của văn bản có thể chấp nhận được không hay phải thay đổi, điều chỉnh Tại sao? - Trình bày lại ý tưởng chính và những chi tiết quan trọng - Kiểm tra/ nghiên cứu những ý kiến tranh luận, trái chiều đối với một vấn đề, bao gồm cả chất lượng của những tranh luận ấy

- Xác định và đưa ra những bằng chứng chứng minh cho những tranh luận, gồm có:

+ Sự kiện

Trang 30

Tiêu chí Nội dung

+ Nguyên nhân + Yêu cầu đặt ra đối với những người có thẩm quyền + Sử dụng phương pháp logic trong tranh luận

- Nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả (VD: cách lựa chọn từ ngữ, câu hỏi tu từ, ) đã thay đổi như thế nào cho phù hợp với mục đích và đối tượng hướng đến của văn bản để đạt được hiệu quả như mong muốn

Theo Chương trình GDPT môn Ngữ văn 2018, Chương trình sẽ tập trung vào ba kiểu loại văn văn bản chính: Văn bản văn học, Văn bản nghị luận và Văn bản thông tin Chương trình cũng hướng dẫn và đưa ra yêu cầu cần đạt với từng kiểu loại văn bản ở từng cấp học riêng Mỗi kiểu văn bản được xác định yêu cầu cần đạt cụ thể rõ ràng thông qua bốn kĩ năng (Đọc - Viết - Nghe & Nói) Việc đọc hiểu được thực hiện cụ thể với những tiêu chí: Đọc hiểu nội dung; Đọc hiểu hình thức; Liên hệ, so sánh, kết nối; Đọc mở rộng

Trong cuốn Dạy học phát triển năng lực Ngữ văn THCS [37;28] nhóm tác giả Đỗ Ngọc Thống và cộng sự có trình bày các bước cơ bản của việc dạy học VBTT như sau:

Tìm hiểu, thu thập, lựa chọn thông tin về văn bản: GV cần tìm hiểu, thu thập thông tin về người viết/tác giả, đề tài/ chủ đề, cách thức và phương tiện trình bày, nguồn in xuất bản văn bản Những thông tin này rất quan trọng, giúp GV hiểu được mục đích sử dụng của văn bản và có cách thức hướng dẫn HS đọc văn bản cho phù hợp

Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của bài học: Giúp ho ̣c sinh hiểu và tìm hiểu ý nghĩa của thông tin được truyền đa ̣t trong văn bản Điều này bao gồ m việc

Trang 31

tiêu của bài ho ̣c nên phù hợp với khả năng và đố i tượng ho ̣c sinh và hướng tới việc phát triển các năng lực chuyên biệt và năng lực chung cho ho ̣c sinh

Xây dựng kế hoạch dạy học: GV xây dựng kế hoạch dạy học dựa trên mục tiêu đã xác định Kế hoạch dạy học phải đảm bảo được: các hoạt động GV tổ chức để HS đạt được mục tiêu bài học; các phương pháp, phương tiện dạy học tích cực; các phương án kiểm tra đánh giá quá trình và đánh giá kết quả học tập của HS, Trong đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đọc hiểu kiểu văn bản này là rất cần thiết và là công cụ hỗ trợ GV đắc lực

Kế hoạch da ̣y ho ̣c văn bản thông tin đã cu ̣ thể hóa rất chi tiết và chặt chẽ Các bước và quy trình đã được đề ra nhằ m giúp giáo viên tổ chức bài ho ̣c một cách hiệu quả và đảm bảo ho ̣c sinh có thể hiểu và ứng du ̣ng thành công các kỹ năng đọc hiểu văn bản thông tin như sau:

Chuẩn bị cho bài dạy

- Tìm hiểu, thu thập, lựa chọn thông tin về văn bản: GV cần tìm hiểu, thu thập, lựa chọn thông tin về người viết/tác giả, đề tài/chủ đề, cách thức và phương tiện trình bày, nguồn in/xuất bản văn bản,

- Xác định mục tiêu và nhiệm vụ của bài học

+ Cho HS quan sát tranh ảnh, clip, âm thanh, (đã chọn lọc, cắt ghép phù hợp thời gian, phù hợp lứa tuổi) có nội dung liên quan đến thông tin văn bản dẫn dắt

+ Yêu cầu học sinh phát biểu ngắn gọn vấn đề đời sống có liên quan đến nội dung văn bản thông tin thể hiện

Trang 32

+ Cung cấp cho học sinh các nguồn tư liệu lấy từ nhiều nguồn khác nhau + Định hướng cách đọc cho học sinh đối với những tiểu loại của văn bản thông tin hoặc những lưu ý khi đọc những văn bản thông tin đó

- Tổ chức cho học sinh đọc hiểu văn bản thông tin + Hướng dẫn học sinh xem xét các đặc điểm của văn bản về hình thức + Hướng dẫn học sinh xem xét các đặc điểm của văn bản về nội dung + Hướng dẫn học sinh đánh giá về hình thức và nội dung của văn bản + Hướng dẫn học sinh rút ra các lưu ý về cách đọc và gợi mở những vấn đề cần tiếp tục suy nghĩ, đọc thêm để củng cố, phát triển kĩ năng đọc

Thiết kế bài giảng: có sử dụng các công cụ, phương tiện hỗ trợ bài giảng

và thực hiện giảng dạy đọc hiểu VBTT tại lớp học thực tế

Như vậy, qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy việc dạy học VBTT đã được đề cập, nghiên cứu trong và ngoài nước Các tác giả đã đưa ra những yêu cầu, lưu ý và quy trình chung để thực hiện dạy học đọc hiểu VBTT Tất cả sẽ là những gợi ý giúp chúng tôi nghiên cứu và đưa ra những biện pháp cụ thể để dạy học VBTT dựa trên tình hình thực tế

1.1.4 Yêu cầu cần đạt của DH đọc hiểu VBTT cho HS lớp 7 theo CTNV 2018

Bảng 1.2 Bảng yêu cầu cần đạt của việc dạy học VBTT lớp 7

Văn bản thông tin Đọc hiểu nội dung

– Nhận biết được thông tin cơ bản của văn bản

– Nhận biết được vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản

– Văn bản thông tin: Cước chú và tài liệu tham khảo; bài thuyết minh dùng để giải thích một quy tắc hay luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động; văn bản tường trình; văn bản tóm tắt với độ dài khác nhau 4.1 Ngôn ngữ của các vùng miền: hiểu và trân trọng sự

Trang 33

Yêu cầu cần đạt Nội dung

– Nhận biết được đặc điểm văn bản giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động, chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó

– Nhận biết và hiểu được tác dụng của cước chú, tài liệu tham khảo trong văn bản thông tin

– Nhận biết được cách triển khai các ý tưởng và thông tin trong văn bản (chẳng hạn theo trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, mức độ quan trọng, hoặc các đối tượng được phân loại)

Liên hệ, so sánh, kết nối

– Nhận biết được tác dụng biểu đạt của một kiểu phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản in hoặc văn bản điện tử

Đọc mở rộng

Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 18 văn bản thông tin (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có kiểu văn bản và độ dài tương đương với các văn bản đã học

khác biệt về ngôn ngữ giữa các vùng miền

Yêu cầ u cầ n đạt về đo ̣c hiểu văn bản thông tin lớp 7 trong chương trình Ngữ văn 2018 có tính tích hợp và tính ứng du ̣ng cao, tập trung vào phát triển

Trang 34

phẩm chất, năng lực người ho ̣c, về những vấn đề quan tro ̣ng cần thiết cho cuộc số ng

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 1.2.1 Đặc điểm các bài học đọc hiểu VBTT trong các bộ SGK Ngữ văn 7

Để có cái nhìn khái quát về nội dung dạy học VBTT trong Chương trình Ngữ văn 7, chúng tôi lập bảng hệ thống bài học đọc hiểu VBTT trong các bộ SGK Ngữ văn 7 tương ứng với các nội dung, chủ đề liên quan như sau:

Bảng 1.3 Bảng hệ thống văn bản thông tin trong Chương trình ngữ văn 7 (Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống; Bộ sách Cánh Diều; Bộ sách Chân

trời sáng tạo)

Ngữ văn 7 - Cánh diều

- Ca Huế (Theo dsvh.gov.vn) - Hội thi thổi cơm (Theo dulichvietnam.org.vn)

- Ghe xuồng Nam Bộ (Theo Minh Nguyen)

- Tổng kiểm soát phương tiện

infographics.vn)

- Văn hoá vùng miền - Giới thiệu một quy tắc hay luật lệ

Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống

- Hội Lồng Tồng - Thuỷ tiên tháng Một - Lễ rửa làng của người Lô Lô

- Lễ hội truyền thống - Văn hoá địa phương - Giới thiệu một quy tắc hay luật lệ

Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạo

- Chúng ta có thể đọc nhanh hơn? - A - đam Khu

- Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học - Du Gia Huy

- Giới thiệu một quy tắc hay luật lệ

- Giới thiệu một quy tắc hay luật lệ trong trò chơi

Trang 35

Lớp Tên văn bản Nội dung/ chủ đề văn bản

- Cách gọt củ hoa thuỷ tiên - Giang Nam

Qua thống kê ở trên, có thể thấy, so với văn bản văn học, số lượng văn bản thông tin được dạy đọc hiểu trong các bộ sách giáo khoa Ngữ văn 7 chiếm khoảng 20% so với các loại văn bản khác Hơn nữa, các văn bản cũng đã có sự thay đổi đa dạng về giao diện, nội dung

Về hình thức, văn bản thông tin ở bộ sách lớp 7 có sự đa dạng về hình thức, ví dụ như: Dạng văn bản, dạng infographics, dạng bảng biểu, số liệu,… Các văn bản được trích dẫn từ nhiều nguồn khác nhau, từ nguồn tài liệu giấy đến tài liệu điện tử,…việc bổ sung thể loại và đa dạng hóa nguồn văn bản để việc dạy học đọc hiểu trong nhà trường phổ thông đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và xu hướng quốc tế

Về nội dung, văn bản thông tin ở bộ sách lớp 7 có sự thống nhất về nội dung dựa theo yêu cầu cần đạt của Chương trình Ngữ văn 2018 Nội dung gần gũi vớ i đời số ng và tâm lí lứa tuổi ho ̣c sinh, là những ngữ liệu phù hợp đáp ứng tố t yêu cầ u dạy ho ̣c phát triển năng lực ho ̣c sinh được quy đi ̣nh trong chương trình Trong Chương trình đã quy định về văn bản thông tin đối với khối 7 đạt được các yêu cầu liên quan đến các quy tắc, luật lệ của trò chơi hoặc hoạt động; văn hoá vùng miền Từ bảng thống kê các văn bản của 3 bộ sách Ngữ văn 7 có thể thấy đã có sự thống nhất theo chuẩn chung của Chương trình Ngữ văn 2018 Về dung lượng, các văn bản thông tin ở bộ sách Ngữ văn 7 có sự đồng nhất và có thể đánh giá là phù hợp với đối tượng học sinh lớp 7

Từ việc thống kê và đánh giá các văn bản thông tin trong bộ sách Ngữ văn 7 chúng tôi rút ra kết luận như sau: So với bộ sách Ngữ văn 6 đã được triển khai ở năm học trước thì bộ sách 7 đã có sự kế thừa và phát huy trên một số phương diện Về số lượng văn bản thông tin ở bộ sách Ngữ văn 7 có sự tương

Trang 36

đồng với bộ sách của khối 6 Về dung lượng của văn bản thì đã có sự nâng cấp để phù hợp với đối tượng học sinh lớp 6 hơn Về hình thức, các văn bản cũng đã được đa dạng hơn về thể loại Nếu như ở khối lớp 6 các văn bản chỉ tập trung nhiều ở dạng “truyền thống”, chưa đa dạng về các loại bảng biểu, các định dạng khác nhau thì ở lớp 7 đã khắc phục được điều đó, biểu hiện cụ thể ở văn bản: Tổng kiểm soát phương tiện giao thông (Theo infographics.vn) ở bộ sách Cánh diều Về nội dung, các văn bản đã có sự phức tạp hơn và yêu cầu người học phải sử dụng đa dạng các kiến thức liên quan tới đọc hiểu thể loại và đồng thời liên hệ với kiến thức đời sống để đọc hiểu văn bản

Về cách triển khai hướng dẫn đọc hiểu các văn bản thông tin Ngữ văn 7: Các văn bản đều được hướng dẫn triển khai theo quá trình: Trước khi đọc => Đọc văn bản => Sau khi đọc Ở mục trước khi đọc, tác giả đưa ra những câu hỏi gợi mở để huy động tri thức của học sinh liên quan đến bài học, và là vấn đề được mở ra để HS tiếp tục đi đọc văn bản Tiếp theo, đến quá trình đọc văn bản, trong phần này có những hướng dẫn đi kèm từng mục, Ví dụ như: Theo dõi Phần sa-pô với những dòng chữ in đậm,… Cuối cùng là sau khi đọc, triển khai hệ thống câu hỏi hướng dẫn người học đọc hiểu và lĩnh hội tri thức

Dù đã có những sự thay đổi nhưng điều cốt lõi ở việc dạy và học đọc hiểu văn bản thông tin ở cả hai khối 6, 7 thì đều hướng đến việc người học ứng dụng được kiến thức nhà trường ra ngoài thực tiễn, truyền tải, duy trì được những nét đẹp của dân tộc Trong CTGDPT mới việc dạy học đọc hiểu văn bản thông tin được hướng dẫn rất cụ thể Về cơ bản, chúng ta đọc loại văn bản này để chuyển hóa các thông tin, kiến thức trong văn bản thành tri thức của mình với mục đích sử dụng trong học tập và đời sống hoặc làm tư liệu cho mai sau Chỉ nguyên mục đích đó đã làm cho việc đọc văn bản thông tin trở nên khác với đọc văn bản văn học

Trang 37

1.2.2 Thực trạng dạy học văn bản thông tin cho HS lớp 7 hiện nay

- Mục đích khảo sát: đánh giá thực trạng dạy học và thực tế rèn luyện năng lực đọc hiểu văn bản thông tin cho HS lớp 7 trường THCS

- Đối tượng và phạm vi khảo sát: Cụ thể chúng tôi khảo sát trên 158 HS và 20 GV thuộc 3 trường

- Nội dung khảo sát: Thực tế giảng dạy văn bản thông tin; Hứng thú học tập của HS; Cách thức và phương pháp dạy học với những văn bản thông tin trong Chương trình; Phiếu hỏi; Khảo sát giáo án; Phỏng vấn

- Phương pháp khảo sát: dùng phiếu hỏi, quan sát - Kết quả khảo sát:

+ Về phía GV: Một con số đáng mừng là 100% GV được khảo sát nhận thức rõ vai trò, tầm trọng của văn bản thông tin trong hệ thống nội dung học tập của HS THCS

Tiếp theo chúng tôi khảo sát về phương pháp dạy học văn bản thông tin của GV Chúng tôi sử dụng câu hỏi: “Thầy/cô có những biện pháp gì để phát triển năng lực cho HS khi dạy học văn bản thông tin?” và nhận được kết quả như sau:

Biểu đồ 1.1 Phương pháp dạy học văn bản thông tin trong Chương trình Ngữ

văn Trung học cơ sở

Trang 38

Dựa trên những số liệu chúng tôi thu thập được đa phần GV sử dụng phương pháp làm việc nhóm, phương pháp thuyết trình, vấn đáp để dạy học kiểu văn bản này Những phương pháp dạy học trên của GV vẫn còn mang tính truyền thống, chưa có tính đặc trưng cho loại văn bản thông tin GV có thể cung cấp thông tri thức về bài một cách dễ dàng và nhanh chóng nhưng mang tính một chiều, sẽ dẫn tới việc HS thụ động trong việc tiếp nhận kiến thức Vì vậy, đây cũng chính là một thực tế đòi hỏi chúng tôi phải nghiên cứu đưa ra những biện pháp góp phần cải thiện thực trạng dạy học VB thông tin như hiện nay

Một trong những vấn đề chúng tôi quan tâm tiếp theo là nhận định của GV về những thuận lợi và khó khăn của GV khi dạy học văn bản thông tin trong chương trình Ngữ văn THCS

Đa phần GV cho rằng việc DH các văn bản thông tin cho HS sẽ có những thuận lợi như sau: HS có kiến thức, thông tin về các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội, dễ dàng đọc hiểu các loại văn bản thông tin khác trong cuộc sống HS sẽ sử dụng thành thạo CNTT để hệ thống hoá kiến thức, trình bày kết quả thảo luận, HS hiện nay có kĩ năng tìm kiếm thông tin tốt Bên cạnh đó cũng còn tồn tại không ít những khó khăn như: Khó xây dựng, thiết kế giáo án phù hợp với bài học, đối tượng HS; Khó kiểm soát sự chuẩn bị của HS; Các văn bản không có tính liên kết

+ Về phía HS: Học tập là một hoạt động có tính hệ thống bao gồm cả tư tưởng, nhận thức, kĩ năng Để đưa ra những biện pháp và định hướng dạy học VB thông tin cho HS, trước hết chúng tôi khảo sát mức độ hứng thú của HS với kiểu văn bản trên và nhận được kết quả sau:

Trang 39

Biểu đồ 1.2: Khảo sát mức độ hứng thú của học sinh cấp THCS khi học văn

bản thông tin

Có khoảng 66,7% HS cảm thấy thích và rất thích khi được học những VB cung cấp thông tin, kiến thức về đời sống xã hội, tự nhiên và con người Ngoài ra, có 30,7% HS cảm thấy bình thường vì kiến thức trong văn bản nhàm chán, không hấp dẫn, lôi cuốn và ít liên hệ thực tiễn đời sống Cá biệt là có 2,6 % HS cảm thấy không yêu thích học văn bản thông tin Đó cũng là một thực tế khô khăn và yêu cầu chúng tôi trong quá trình nghiên cứu

Tiếp theo, chúng tôi quan tâm đến những phương pháp và thao tác học tập của HS đối với văn bản thông tin để từ đó đánh giá về cách học, đọc hiểu văn bản thông tin, tạo cơ sở định hướng, đề xuất nhóm biện pháp ở chương II Sau khảo sát chúng tôi nhận được kết quả như sau:

Trang 40

Biểu đồ 1.3 Phương pháp và cách thức học tập của học sinh đối với văn bản

thông tin

Kết quả khảo sát ở biểu đồ 1.3 cho thấy: Đa số HS sử dụng phương pháp thực hiện việc tìm kiếm thêm thông tin về nội dung văn bản trên Internet, mạng xã hội; Đọc và trả lời câu hỏi cuối bài; Tóm tắt văn bản, thống kê thông tin, sự kiện tiêu biểu; Trao đổi thảo luận nhóm để giải quyết một vấn đề nào đó; Ứng dụng CNTT, hệ thống hoá kiến thức, trình bày thảo luận Đây là những thao tác học tập thường xuyên được vận dụng Nó gắn liền với những yêu cầu trong SGK, những định hướng cơ bản trong việc tìm kiếm xây dựng mối quan hệ giữa các kiến thức thông tin trong văn bản Từ đó cung cấp những tri thức xã hội cho HS Tuy nhiên, kết quả cũng cho thấy, việc liên hệ nội dung trong văn bản với các tình huống sự kiện trong thực tế chưa được chú trọng Điều này có thể lí giải bởi nhiều yếu tố như điều kiện nhà trường, thời lượng tiết học, số lượng bài học trong chương trình, mức độ quan tâm của GV – HS với kiểu văn bản này Qua đó ta có thể đánh giá việc học của HS vẫn còn thụ động, việc đổi mới phương pháp vẫn còn hạn chế Đặc biệt, việc thực hiện các sản phẩm khoa

Ngày đăng: 04/09/2024, 10:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN