1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển kỹ năng nói và nghe cho học sinh lớp 7 trong dạy học trình bày ý kiến về một vấn đề theo chương trình môn ngữ văn

25 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC ĐẶNG THỊ PHƯƠNGPHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NÓI VÀ NGHE CHO HỌC SINH LỚP 7 TRONG DẠY HỌC TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT VẤN ĐỀ THEO CHƯƠ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH THANH HÓA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

ĐẶNG THỊ PHƯƠNG

PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NÓI VÀ NGHE CHO HỌC SINH LỚP 7 TRONG DẠY HỌC TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT VẤN ĐỀ

THEO CHƯƠNG TRÌNH MÔN NGỮ VĂN

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC C u uận và PPDH Bộ mô Vă - Tiếng Việt

M s 4

N ười ướ dẫ k oa ọc TS Phạm Thị Anh

THANH HÓA, NĂM 2 23

Trang 2

MỞ ĐẦU do c ọ đề t i

1.1 Nói và nghe là những kĩ năng cơ bản của năng lực giao tiếp, một năng lực chung, giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện nhân cách của cá nhân, đồng thời là cơ hội để mỗi cá nhân hòa nhập cộng động, thúc đẩy sự phát triển của xã hội Trong nhà trường, luyện KNN và nghe giúp HS tự phát huy được thế mạnh trong giao tiếp; là cơ sở để các em tự tin trước mọi hoàn cảnh, đồng thời cũng chính là điều kiện quan trọng để thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống Luyện KNN và nghe ở từng cấp học, từng lớp học có những yêu cầu về nội dung và PP thực hiện khác nhau

1.2 Trình bày ý kiến về vấn đề, trong Chương trình (CT) giáo dục môn Ngữ văn

phỏ thông, trong đó được cụ thể ở Ngữ văn 7 bao gồm: trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống (đươc gợi ra từ một tác phẩm văn học, từ một nhân vật văn học), trình bày ý kiến về về những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng, trình bày ý kiến về một vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại Đây là những đề tài – chủ đề mở, với mục tiêu rèn luyện cho HS KNN và nghe qua những nội dung cụ thể

Bên cạnh đó, nội dung nói và nghe với HS lớp 7 còn xoay xung quanh các vấn đề như: hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng; vấn đề về truyền thống trong xax hội hiện đại Đây cũng là những nội dung mới, cần có sự am hiểu đời sống, cần biết cách diễn đạt khi nói, tạo sự thuyết phục với người nghe Tuy nhiên, thực tế dạy học nôi dung này còn nhiêu bất cập Về phía GV, chưa xây dựng được các biện pháp hướng dẫn HS nói và nghe, việc kiểm tra, đánh giá còn chung chung, chưa xác định được các tiêu chí đo lường cụ thể Về phía HS, nội dung trình bày một vấn đề còn sơ sài, nói chưa đạt yêu cầu của quá trình giao tiếp Phát triển KNN và nghe cho HS lớp 7 trong dạy học kiểu bài trình bày ý kiến về một vấn đề, vì thế, cần có những đổi mới, đáp ứng mục tiêu của chương trình và nhu cầu của xã hội

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Phát triển KNN và nghe cho

HS lớp 7 trong dạy học trình bày ý kiến về một vấn đề theo Chương trình môn Ngữ văn làm đối tượng nghiên cứu của luận văn

Trang 3

2 ịc sử i cứu

2.1 Tình hình nghiên cứu về KNN và nghe

2.2 Tình hình nghiên cứu về phát triển KNN và nghe cho HS trong dạy học Ngữ văn

2.3 Tình hình nghiên cứu về phát triển KNN và nghe cho HS trong dạy học trình bày ý kiến về một vấn đề theo Chương trình môn Ngữ văn

3 Mục ti u i cứu

- Nghiên cứu xác định được các yêu cầu, tiêu chí cụ thể của KNN và nghe đối với HS lớp 7

- Đề xuất được nội dung, nguyên tắc, cách thức phát triển KNN và nghe cho HS lớp 7 trong dạy học trình bày ý kiến về một vấn đề

4 N iệm vụ i cứu

- Nghiên cứu, khái quát hóa những vấn đề lí luận về KNN và nghe; mối quan hệ giữa hai kĩ năng này cũng như mối quan hệ giữa hai kĩ năng này với kỹ năng đọc và viết

- Khảo sát thực trạng dạy và học phát triển KNN và nghe cho HS lớp 7 trong dạy học trình bày ý kiến về một vấn đề

- Khảo sát chương trình môn Ngữ văn năm 2018, xác định các yêu cầu, tiêu chí cụ thể của KNN mà HS cần đạt được trong dạy học môn Ngữ văn ở THCS

- Đề xuất mục tiêu, nội dung, cách thức, biện pháp phát triển KNN và nghe cho HS lớp 7 trong dạy học trình bày ý kiến về một vấn đề

- Thực nghiệm thiết kế giáo án và tổ chức dạy học trình bày ý kiến về một vấn đề theo CT Ngữ văn phổ thông

5 Đ i tƣợ v p ạm vi i cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: phát triển KNN và nghe cho HS lớp 7 trong dạy học trình bày ý kiến về một vấn đề theo CT Ngữ văn PT

5.2 Phạm vi nghiên cứu

- Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ tập trung phát triển KNN và nghe cho HS lớp 7 trong dạy học trình bày ý kiến về một vấn đề theo CT, SGK Ngữ văn 7, bộ

Trang 4

- Phạm vi khảo sát:

+ Trong đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu, khảo sát phát triển KNN

và nghe trong dạy học trình bày ý kiến về một vấn đề theo SGK Ngữ văn 7, Bộ sách Kết

nối tri thức với cuộc sống

+ Tập trung khảo sát thực trạng dạy học phát triển KNN và nghe cho HS lớp 7 trong dạy học trình bày một vấn đề tại một số trường THCS trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa như: trường THCS Lý Tự Trọng, trường THCS Điện Biên,

B cục, kết cấu của uậ vă

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục; nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở khoa học của việc phát triển KNN và nghe trong dạy học trình

bày ý kiến về một vấn đề theo Chương trình Ngữ văn Phổ thông

Chương 2: Tổ chức phát triển KNN và nghe trong dạy học trình bày ý kiến về

một vấn đề theo Chương trình Ngữ văn Phổ thông

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 5

C ươ

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG

NÓI VÀ NGHE CHO HỌC SINH ỚP 7 TRONG DẠY HỌC TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT VẤN ĐỀ THEO CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN

N ữ vấ đề c u về kỹ ă ói và nghe

1.1.1 Khái niệm về năng lực và kỹ năng

Hai khái niệm (năng lực và kỹ năng), trong những tình huống giao tiếp chung, trong các trường hợp nghiên cứu chung, được sử dụng tương đương với nhau Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng khái niệm “kỹ năng” trong “kỹ năng nói” và “kỹ năng nghe” với hàm nghĩa rộng, tiệm cận với khái niệm “năng lực” đã đề cập ở trên Điều này xuất phát từ thực tế: khi phát triển KNN và nghe cho HS, một yêu cầu bắt buộc là HS phải có kiến thức để nói, để nghe; đồng thời phải được rèn luyện thành thói quen, thành kỹ năng để nói và nghe đạt hiệu quả

1.1.2 Khái niệm KNN và nghe

1.1.2.1 Khái niệm KNN

- Nói được hiểu là trình bày một vấn đề nhằm trao đổi thông tin, thuyết phục người khác nghe theo ý tưởng, suy nghĩ, đề xuất của mình nhằm đạt được mục đích giao tiếp nhanh nhất, hiệu quả nhất

- Dựa vào Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018, chúng tôi quan niệm, KNN là khả năng thể hiện bằng lời nói để truyền đạt thông tin; kết hợp với các

yếu tố phi ngôn ngữ nhằm biểu đạt tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của người nói một cách mạch lạc, sinh động, có sức thuyết phục nhằm đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp

1.1.2.2 Kỹ năng nghe

Dựa trên CT giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018, chúng tôi quan niệm: Kỹ

năng lắng nghe là khả năng chủ động tập trung chú ý, không bị chi phối bởi những gì xảy ra xung quanh để tìm hiểu thông tin về người nói và những thông tin có liên quan như: tính cách, quan điểm, hoàn cảnh của đối tượng, v,v tìm hiểu tâm trạng, tình cảm của đối tượng; tìm hiểu mong muốn, động cơ, lý do; hiểu những gì ẩn chứa sau lời nói của đối tượng

1.1.2.3 Mối quan hệ giữa phát triển kỹ năng nói và kỹ năng nghe

Trang 6

1.1.3 Cấu trúc của KNN và nghe

1.1.3.1 Cáu trúc của kỹ năng nói

KNN của HS trong nhà trường thường được đánh giá qua bài nói Một bài nói được coi là hoàn chỉnh và thuyết phục người nghe khi thực hiện theo cấu trúc sau:

Bước 1: Giới thiệu nội dung và cấu trúc của bài nói Bước 2: Triển khai cụ thể nội dung nói theo trình tự sau: Bước 3: Kết thúc bài nói

1.1.3.2 Cấu trúc của kỹ năng nghe

Nghe liên quan trực tiếp đến nói Vì vậy, việc xác định cấu trúc của kỹ năng nghe liên quan đến nội dung, mục đích nói, người nói… Nhìn chung, cấu trúc của kỹ năng nghe gồm các bước sau:

- Bước 1 Xác định đề tài, mục đích nghe, thời gian, không gian nghe - Bước 2: Tập trung lắng nghe nội dung bài nói; kết hợp với ghi chép

- Bước 3: Phản hồi với người nói qua các ý kiến, các câu hỏi

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến KNN và nghe

1.1.4.1 Yếu tố con người 1.1.4.2 Nội dung nói và nghe 1.1.4.3 Các yếu tố ngoại cảnh

1.2 Tầm qua trọ của việc p át triể KNN v e c o HS tro dạ ọc trì b kiế về một vấ đề

1.2.1 Quan niệm trình bày ý kiến về một vấn đề

Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống là quá trình, là cách thức mà chủ thể nói năng muốn nói ra một cách rõ ràng và đấy đủ, thuyết phục cho người khác hiểu, tin và từ đó có những hành động phù hợp, thiết thực về một vấn đề nào đó có ý nghĩa trong đời sống: trình bày vấn đề trong đời sống gia đình, trình bày suy nghĩ về tình cảm với quê hương, trình bày vấn đề về văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại, trình bày vấn đề đời sống (được gợi ra từ một cuốn sách đã đọc…)

1.2.2 Ý nghĩa của việc trình bày ý kiến về một vấn đề

1.3 T ực trạ dạ ọc p át triể KNN v e c o HS ớp 7 tro trì b kiế về một vấ đề

Trang 7

1.3.1 Khái quát về quá trình khảo sát thực thực trạng

1.3.1.1 Mục đích khảo sát

1.3.1.2 Đối tượng, thời gian, địa bàn khảo sát 1,3.1.3 Nội dung khảo sát thực trạng

1.3.1.5 Tiêu chí đánh giá kết quả khảo sát thực trạng

1.3.2 Kết quả khảo sát thực trạng phát triển KNN và nghe cho HS lớp 7 trong dạy học trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống

1.3.2.1 Về chương trình, SGK 1.3.1.2 PP khảo sát thực trạng

1.3.2.2 Về thực trạng KNN và nghe của HS lớp 7

1.3.2.3 Thực trạng phát triển KNN và nghe cho HS lớp 7 trong dạy học trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống

a) Nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc phát triển KNN và nghe cho HS trong dạy học trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống

b) Thực trạng tổ chức rèn KNN và nghe cho HS lớp 7 khi dạy học trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống

Tiểu kết c ƣơ

Nói và nghe là những kỹ năng cơ bản cần rèn luyện và phát triển cho HS lớp 7 nói riêng, cho HS phổ thông nói chung Đây cũng chính là mực tiêu của Chương trình Ngữ văn phổ thông 2018, nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho HS Nói và kỹ năng nói; nghe và kỹ năng nghe; nói nghe tương tác có những yêu cầu khác nhau, căn cứ vào đối tượng và nội dung cần rèn luyện

Để phát triển các kỹ năng này, GV cần chú ý xác định rõ mục tiêu, cấu trúc, nội dung cần đạt được Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống là một trong những nội dung nhằm phát triển KNN và nghe cho HS lớp 7 Tuy nhiên, thực tế về việc phát triển KNN và nghe cho HS lớp 7 trong dạy học Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống còn nhiều bất cập: cấu trúc của các kỹ năng này chưa được xác đỉnh rõ ràng; các hình thức mà GV sử dụng để phát triển các kỹ năng này còn phiến diện… Vì vậy, KNN và nghe của HS chưa đạt yêu cầu: HS chưa tự tin khi nói; nội dung bài nói chưa sát hợp với chủ đề; nói và nghe chưa tương tác… Đây chính là những tồn tại, cần có những biện pháp khắc phục để nói và nghe đạt hiệu quả hơn

Trang 8

C ươ 2

TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NÓI VÀ NGHE

CHO HỌC SINH ỚP 7 TRONG DẠY HỌC TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT VẤN ĐỀ THEO CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN PHỔ THÔNG

2 N u tắc p át triể KNN v e c o HS ớp 7 tro dạ ọc trì b kiế về một vấ đề

2.1.1 Phát triển KNN và nghe phải bám sát chủ đề và nội dung trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống

2.1.2 Phát triển KNN và nghe trong dạy học trình bày về một vấn đề đời sống phải được tiến hành đồng thời với các kỹ năng ngôn ngữ khác

2.1.3 Phát triển KNN và nghe trong dạy học trình bày về một vấn đề đời sống cần đảm bảo tính tương tác và tránh tình trạng “nói như đọc”

2.2 Nội du p át triể KNN v e c o HS ớp 7 tro dạ ọc trì b kiế về một vấ đề

2.2.1 Hướng dẫn HS phát triển nội dung nói và nghe cho HS lớp 7 trong dạy học trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ một tác phẩm văn học đã đọc)

Theo chúng tôi, vấn đề đời sống (được gợi ra từ một tác phẩm văn hoc) đã học,

đã đọc gồm các nội dung sau:

- Vấn đề đời sống được gợi ra từ một nhân vật trong tác phẩm văn học

- Vấn đề đời sống được gợi ra từ một chi tiết, một sự việc tiêu biểu trong tác phẩm văn học

- Vấn đề đời sống được gợi lên từ tâm trạng nhân vật trong tác phẩm

- Vấn đề đời sống được gợi lên từ cốt truyện, từ tình huống trong tác phẩm văn học

- Vấn đề đời sống được gợi lên từ một hình ảnh, hình tượng thơ

- Vấn đề đời sống liên quan trực tiếp đến xã hội hiện đại (việc sử dụng công nghệ thông tin với trẻ - lợi ích và tác hại; tình yêu với gia đình, với truyền thống văn hóa của dân tộc; sự thấu hiểu, đồng cảm…)

Như vậy, vấn đề đời sống (được gợi ra từ một tác phẩm văn học) là một nội

Trang 9

dung mở, nhưng là một nội dung hay, giúp HS vừa củng cố được tri thức trong Đọc

hiểu Vì vậy, việc xác định các yêu cầu phát triển KNN và nghe cho HS trong dạy học

trình bày suy nghĩ về t vấn đề đời sống (được gợi ra từ một tác phẩm văn học đã đọc)

rất quan trọng, giúp GV triển khai giờ dạy đạt hiệu quả, đồng thời cũng giúp HS lựa chọn được các nội dung phù hợp để triển khai bài nói của mình

2.2.2 Hướng dẫn HS phát triển nội dung nói và nghe trong dạy học trình bày ý kiến về những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng

Hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng là một nội dung khá rộng Theo chúng tôi, với HS lớp 7, khi phục vụ cho việc phát triển KNN và nghe, có thể dựa trên một số nội dung chính sau:

- Giúp đỡ bạn, người già, trẻ mồ côi, những người có hoàn cảnh khó khăn - Hoạt động lao động công ích làm xanh sạch môi trường sống

- Hoạt động hiến máu nhân đạo, phục vụ, giúp đỡ những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

2.2.3 Hướng dẫn HS phát triển nội dung nói và nghe trong dạy học TBYKVVĐ văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại

2.2.3.1 Hướng dẫn HS hiểu khái niệm văn hóa truyền thống và văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại

2.2.3.2 Hướng dẫn HS xác định nội dung bài nói và nghe TBYKVVĐ văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại

Chúng tôi xin giới thiệu một số nội dung liên quan đến văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại, định hướng cho việc phát triển KNN và nghe của HS lớp 7:

1 Văn hóa đọc trong xã hội hiện đại

2 Nghệ thuật thư pháp và thú chơi chữ, xin chữ trong ngày xuân của người Việt

3 Tranh dân gian và thú chơi tranh dân gian trong xã hội hiện đại 4 Áo dài Việt Nam, truyền thống và hiện đại

5 Sản phẩm thủ công truyền thống ở địa phương em 6 Các loại hình nghệ thuật truyền thống, xưa và nay

7 Các lễ hội truyền thống trong ngày xuân ở quê hương em

Trang 10

8 Các di tích lịch sử văn hóa và sức hấp dẫn của các di tích lịch sử văn hóa truyền thống với du khách

9 Vai trò kết nối tình thân của những món ăn truyền thống địa phương

10 Vẻ đẹp của ngôn ngữ địa phương trong giao tiếp của người xứ Thanh

Thảo luận nhóm không phải là dạy học mới mẻ, vì đã được sử dụng trong tất cả các môn học trong nhà trường Tuy nhiên, để phát triển KNN và nghe, đặc biệt là nói- nghe tương tác thì thảo luận nhóm có vai trò quan trọng Để sử dụng kỹ thuật dạy học này trong trình bày một vấn đề đời sống, cần chú ý các bước sau:

- Lựa chọn vấn đề thảo luận:

Vấn đề thảo luận trong dạy học trình bày vấn đề đời sống chính là chủ đề của bài nói, liên quan đến các nội dung chủ yếu trong CT Ngữ văn Đó có thể là vấn đề về đời sống gia đình; là tình cảm với quê hương, là văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại; là vấn đề đời sống (được gợi ra từ một cuốn sách) như: tình bạn, tình mẫu tử, tình thầy cô, là quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng…HS có thể chia nhỏ các vấn đề

thành những chủ đề bộ phận, thuận lợi cho việc nói và nghe

- Chia nhóm, bố trí chỗ ngồi

Có hàng chục cách chia nhóm khác nhau, như chia ngẫu nhiên, chia theo vị trí chỗ ngồi, chia theo danh sách, chia theo đặc điểm chung, chia theo năng lực, chia theo kinh nghiệm, theo giới tính, sở thích, chia qua tình huống, qua trò chơi…

Nếu lớp không quá nhiều HS, vấn đề thảo luận có những ý kiến trái ngược nhau, tạo sự tranh luận, nên chia 2 nhóm Việc bố trí chỗ ngồi cũng ảnh hưởng tới

Trang 11

chất lượng cuộc thảo luận Nên bố trí để các thành viên trong nhóm ngồi quay mặt vào nhau, vị trí ngồi đủ gần để có thể trao đổi, chia sẻ với nhau một cách thuận lợi Nên có khoảng cách giữa các nhóm để sự trao đổi của các nhóm không bị ảnh hưởng tới nhau

- Giao nhiệm vụ và giới hạn thời gian thảo luận

Trước khi tiến hành thảo luận, GV phải giao nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng nhóm và phải có hướng dẫn cụ thể và định hướng cách thức thảo luận và trình bày Thời gian thảo luận cần được giới hạn và phải tương ứng với nội dung, yêu cầu vấn đề đặt ra Thời gian giới hạn phải đủ để HS suy nghĩ, trao đổi Nếu thời gian quá ít, thảo luận nhóm sẽ sơ sài, không đi vào cốt lõi vấn đề, có thể chỉ mang tính chất đối phó Thời gian quá dài sẽ tạo sự lơ đãng, phân tán và làm loãng không khí thảo luận

- Giám sát hoạt động thảo luận của từng nhóm

Khi HS tiến hành thảo luận, GV chuyển từ vị trí người hướng dẫn sang người giám sát GV phải di chuyển vòng quanh các nhóm, nắm bắt tình hình hoạt động của mỗi nhóm, quan sát, lắng nghe, nhắc nhở hoặc có thể xen lời gợi ý khi cần và kịp thời điều chỉnh

- Trình bày kết quả thảo luận

Hình thức trình bày, tùy điều kiện cụ thể có thể lựa chọn một hoặc kết hợp những cách sau: thuyết trình miệng, viết trên bảng, trình bày trên khổ giấy lớn, trình bày qua máy chiếu…

Người trình bày có thể do nhóm tự cử một đại diện hoặc GV cũng có thể cử một HS bất kỳ lên thuyết trình Tùy vào vấn đề, GV có thể cho các nhóm tham gia phản biện, tương tác lẫn nhau… GV phải sắp xếp thời gian để các nhóm được trình bày kết quả thảo luận của mình một cách công bằng

- Tổng kết, đánh giá

Đây là khâu cuối cùng nhưng khá quan trọng của hoạt động thảo luận GV là người chịu trách nhiệm đánh giá, nhưng trước khi kết luận, có thể yêu cầu các HS tự đánh giá kết quả làm việc của nhóm và các nhóm đánh giá kết quả làm việc của nhau GV tổng kết lại các vấn đề đã thảo luận, đánh giá những ý kiến và giải quyết mọi câu hỏi của HS xung quanh vấn đề đó Qua kết luận, chốt lại vấn đề sẽ giúp HS nắm bắt,

Trang 12

ghi nhớ được những nội dung cơ bản, cần thiết, đồng thời rút được kinh nghiệm khi nói, khi lắng nghe

2.4.2 Kỹ thuật đóng vai

Phát triển KNN và nghe khi dạy học trình bày một vấn đề đời sống có thể được thực hiện bằng kỹ thuật đóng vai Vai ở đây được hiểu là vị thế, là vai giao tiếp: phóng viên (khi trình bày về vấn đề văn hóa ẩm thực, về sản xuất đồ thủ công…), người bán hàng (khi trình bày về văn hóa ứng xử trong kinh doanh), nhân viên maketing (khi trình bày về việc chọn ngành nghề)…

* Quy trình thực hiện:

- GV chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm và quy định rõ thời gian chuẩn mực, thời gian đóng vai Ở mỗi tình huống đóng vai, cần có sự luân phiên vai diễn

- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai; Các nhóm lên đóng vai

- GV phỏng vấn HS đóng vai (Vì sao em lại ứng xử như vậy? Cảm xúc, thái độ của em khi thực hiện cách ứng xử? Khi nhận được cách ứng xử? )

- Lớp thảo luận, nhận xét: (Cách ứng xử của các vai diễn phù hợp hay chưa phù hợp? Chưa phù hợp ở điểm nào? Vì sao? )

- GV kết luận về cách ứng xử cần thiết trong tình huống * Những điều cần lưu ý khi sử dụng PP đóng vai:

- Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề bài học, phù hợp với lứa tuổi, trình độ HS và điều kiện, hoàn cảnh lớp học

- Tình huống phải có nhiều cách giải quyết; Tình huống cần để mở để HS tự tìm cách giải quyết, cách ứng xử phù hợp; không cho trước “kịch bản”, lời thoại (căn cứ vào chủ đề để HS dự kiến các tình huống xảy ra)

- Nên khích lệ cả những HS nhút nhát cùng tham gia, nhằm phát triển KNN trước đám đông; Nên có hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của tiểu phẩm đóng vai

2.4.3 Tổ chức cuộc thi hùng biện

Trình bày vấn đề đời sống là nội dung khá rộng, cho phép HS được phát triển nhiều kỹ năng, trong đó đặc biệt là KNN và nghe Vì vậy, tổ chức cuộc thi hung biện

Ngày đăng: 03/04/2024, 08:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w