1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức các hoạt động phát triển kỹ năng nói tiếng anh cho học sinh lứa tuổi 8 10 thông qua truyện cười tiếng anh

69 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH CHO HỌC SINH LỨA TUỔI 8-10 THÔNG QUA TRUYỆN CƯỜI TIẾNG ANH Thuộc nhóm ngành khoa học: Giáo dục Sinh viên thực hiện: Lê Minh Anh Nam

Trang 1

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH CHO HỌC SINH LỨA TUỔI 8-10 THÔNG QUA

TRUYỆN CƯỜI TIẾNG ANH

Thuộc nhóm ngành khoa học: Giáo dục

THANH HÓA, THÁNG 04/2023

Trang 2

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH CHO HỌC SINH LỨA TUỔI 8-10 THÔNG QUA

TRUYỆN CƯỜI TIẾNG ANH

Thuộc nhóm ngành khoa học: Giáo dục

Sinh viên thực hiện: Lê Minh Anh Nam, Nữ: Nữ

Lớp, khoa: K23B SPTA - Khoa Ngoại ngữ Năm thứ: 3/Số năm đào tạo: 4 Ngành học: Đại học sư phạm Tiếng Anh

Người hướng dẫn: Nguyễn Thị Hà Chức danh khoa học, học vị: Thạc sĩ

THANH HÓA, THÁNG 04/2023

Trang 3

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

SPTA

Xây dựng và bảo vệ đề cương, viết cơ sở lý luận, viết báo cáo tổng kết, nghiệm thu đề tài

2 ĐỖ THỊ PHƯƠNG LINH

K23B SPTA

Xây dựng và bảo vệ đề cương, viết báo cáo kết quả điều tra và TNSP, nghiệm

Xây dựng và bảo vệ đề cương, điều tra khách thể, xử lý số liệu phiếu điều tra và TNSP, nghiệm thu đề tài

SPTA

Xây dựng và bảo vệ đề cương, điều tra khách thể, xử lý số liệu phiếu điều tra và TNSP, nghiệm thu đề tài

5 NGUYỄN THỊ HOÀI THƯƠNG

K23B SPTA

Xây dựng và bảo vệ đề cương, điều tra khách thể, xử lý số liệu phiếu điều tra và TNSP, nghiệm thu đề tài

Trang 4

MỤC LỤC

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT vi

LỜI CẢM ƠN vii

THÔNG TIN NGHIÊN CỨU viii

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

1 Sự cần thiết của đề tài 13

2 Mục tiêu nghiên cứu 14

3 Đóng góp mới của đề tài 14

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14

4.1 Đối tượng nghiên cứu 14

4.2 Phạm vi nghiên cứu 15

5 Khách thể nghiên cứu 15

6 Phương pháp nghiên cứu 15

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 15

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 16

6.3 Phương pháp nghiên cứu thống kê toán học 16

7 Cấu trúc của đề tài 16

PHẦN II: NỘI DUNG 17

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÍ THUYẾT 17

1.1 Khái niệm Kỹ năng nói và tầm quan trọng của Kỹ năng nói đối với việc học tiếng Anh 17

Trang 5

1.2 Phương pháp TPRS và cách vận dụng vào việc tổ chức các hoạt động

cải thiện kĩ năng nói cho học sinh lứa tuổi 8-10 18

1.3 Truyện cười tiếng Anh và tác dụng của yếu tố hài hước trong việc giảng dạy kỹ năng nói tiếng Anh 22

1.4 Sơ lược về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề chọn nghiên cứu 25

1.4.1 Các nghiên cứu trong nước 25

1.4.2 Các nghiên cứu ngoài nước 26

Tiểu kết chương 1 28

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 29

2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 29

2.2.1 Quan sát 29

2.2.2 Điều tra bằng trò chuyện (Đàm thoại) 30

2.2.3 Thực nghiệm khoa học (Thực nghiệm tự nhiên) 30

2.3 Phương pháp nghiên cứu thống kê toán học 30

2.4 Thực trạng học Kỹ năng nói tiếng Anh hiện nay của học sinh lứa tuổi 8-10 30

2.5 Thực trạng học Kỹ năng nói tiếng Anh của học sinh lứa tuổi 8-10 tại trung tâm Quinn's English 32

Tiểu kết chương 2 39

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 40

3.1 Nghiên cứu các hoạt động tóm tắt truyện, đóng vai dựa trên nội dung truyện cười tiếng Anh 40

3.1.1 Phân tích các truyện cười bằng tiếng Anh và phương pháp dạy TPRS cải thiện kĩ năng nói thông qua nội dung truyện 40

3.1.2 Áp dụng các hoạt động tóm tắt truyện, đóng kịch để học sinh lứa tuổi 8-10 phát triển kỹ năng nói tiếng Anh 41

3.3.2 Thời gian thực nghiệm: từ tháng 01/2023 đến tháng 03/2023 43

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 1 Danh mục các bảng

1 Khảo sát việc học kỹ năng nói tiếng Anh của học sinh lứa tuổi 8-10 tại trung tâm Quinn's English trước khi áp dụng phương pháp mới

2 Kết luận về việc học kỹ năng nói tiếng Anh của học sinh lứa tuổi

8-10 tại trung tâm Quinn's English trước khi áp dụng phương pháp mới

3 Câu hỏi khảo sát về mức độ hứng thú của học sinh đối với các hoạt

động mới

4 Kết luận sau khi khảo sát về mức độ hứng thú của học sinh đối với

các hoạt động học tập mới

5 Tóm tắt kiến thức cần học trong một buổi học kỹ năng nói tiếng Anh

theo phương pháp mới

6 Hoạt động của giáo viên và học sinh tại trung tâm Quinn's English

trong một buổi học kỹ năng nói tiếng Anh theo phương pháp mới

7 Hoạt động của giáo viên và học sinh tại trung tâm Quinn's English

trong một buổi học kỹ năng nói tiếng Anh theo video truyện "It's coconut"

8 Sự tiến bộ về khả năng nói tiếng Anh của học sinh lứa tuổi 8-10 tại

trung tâm Quinn's English sau khi áp dụng phương pháp học mới

Trang 8

2 Danh mục biểu đồ

1 Mức độ yêu thích việc nói tiếng Anh của học sinh lứa tuổi 8-10 tại trung tâm Quinn's English

2 Nguyên nhân hạn chế khả năng nói tiếng Anh của học sinh lứa tuổi 8-10 tại trung tâm Quinn's English

3 Mức độ yêu thích việc học nói tiếng Anh của học sinh lứa tuổi 8-10 tại trung tâm Quinn's English

4 Nguyên nhân khiến học sinh lứa tuổi 8-10 tại trung tâm Quinn's English không thích học từ vựng

5 Nguyên nhân khiến học sinh lứa tuổi 8-10 tại trung tâm Quinn's English không thích học ngữ pháp

6 Đánh giá khả năng vận dụng tiếng Anh vào hoạt động tóm tắt truyện của học sinh lứa tuổi 8-10 tại trung tâm Quinn's English trước và sau khi thực nghiệm

7 Đánh giá khả năng vận dụng tiếng Anh vào hoạt động đóng vai nói tiếng Anh của học sinh lứa tuổi 8-10 tại trung tâm Quinn's English trước và sau khi thực nghiệm

8 Sự tiến bộ về khả năng nói tiếng Anh của học sinh lứa tuổi 8-10

sau khi áp dụng phương pháp học mới

Trang 9

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

TPRS Teaching Proficiency through Reading and Storytelling SLA Second-language Acquisition

Trang 10

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu khoa học này, thay mặt nhóm tác giả, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Hội đồng nghiên cứu khoa học trường Đại học Hồng Đức, các thầy cô giáo trong khoa Ngoại ngữ và đặc biệt là cô giáo hướng dẫn đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ để chúng em có cơ hội học hỏi, trải nghiệm và hoàn thành được đề tài nghiên cứu này Cảm ơn các giáo viên và học sinh tại trung tâm Quinn's English đã giúp đỡ để nhóm tác giả hoàn thành tốt quá trình thực nghiệm Trong quá trình học tập, nghiên cứu có thể vẫn còn nhiều thiếu sót Vì vậy rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành của quý vị!

Trân trọng!

Trang 11

THÔNG TIN NGHIÊN CỨU

1 Tên đề tài: ''TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH CHO HỌC SINH LỨA TUỔI 8-10 THÔNG QUA TRUYỆN CƯỜI TIẾNG ANH''

4 Giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Thị Hà

5 Thời gian thực hiện: 8 tháng (từ tháng 8/2022 đến tháng 3/2023) 6 Cơ quan quản lý đề tài: Trường Đại học Hồng Đức

7 Đơn vị chủ trì đề tài: Khoa Ngoại ngữ

Trang 12

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Hiện nay, việc học tiếng Anh ở Việt Nam còn tồn đọng rất nhiều vấn đề Điển hình trong số đó là chương trình học còn đặt nặng ngữ pháp và chưa thực sự chú trọng tới việc sử dụng kỹ năng nói để giao tiếp Đây là một kỹ năng vô cùng quan trọng trong việc giúp người học có thể thông hiểu và vận dụng được ngôn ngữ Để giải quyết vấn đề này, các cơ sở đào tạo cần phải thay đổi phương pháp học sao cho sinh động, đặc biệt là lứa tuổi tiếp cận ngôn ngữ 8-10 tuổi Nhận thức rõ tầm quan trọng của kỹ năng nói, chúng tôi đã nghiên cứu và tiến hành tổ chức các hoạt động dạy học như tóm tắt truyện, đóng vai thông qua truyện cười tiếng Anh nhằm phát triển kỹ năng nói cho học sinh lứa tuổi 8-10 tại trung tâm

Trang 13

13

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 Sự cần thiết của đề tài

Hiện nay, tiếng Anh được coi là ngôn ngữ chính thức của hơn 53 quốc gia và vùng lãnh thổ, và là ngôn ngữ chính thức của khối E.U, là ngôn ngữ thứ ba được nhiều người sử dụng nhất chỉ sau tiếng Trung Quốc và Tây Ban Nha Tiếng Anh được sử dụng trong các lĩnh vực của đời sống Có khoảng hàng chục triệu trang web cùng rất nhiều các tờ báo, tạp chí, tài liệu nghiên cứu tham khảo được viết bằng Tiếng Anh Đất nước ta ngày càng phát triển đỏi hỏi chúng ta phải nhanh chóng bắt kịp với những thay đổi, những xu hướng chung của thời đại công nghệ thông tin Do đó, để trở thành con người tri thức, con người hiện đại của thế giới hội nhập thì việc học Tiếng Anh là vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta

Kỹ năng Nói là một trong bốn kỹ năng chính cần có khi học ngoại ngữ Theo nhà ngôn ngữ học Martin Bygate, kĩ na ng nói là mọ t trong những kĩ na ng mang tính phản xạ, giúp ngu ời học sử dụng đu ợc ngoại ngữ để bày tỏ

ý kiến, suy nghĩ và cảm xúc với ngu ời đối di n, ngu ời nghe [Bygate M

(1987) Speaking Oxford University Press] Nhu vạ y, có thể kh ng định

rằng, chính kĩ na ng nói giúp ngo n ngữ tiếng Anh thực hi n đu ợc chức na ng giao tiếp của chính mình Ho n thế nữa, kĩ na ng nói cũng góp phần củng cố the m kĩ na ng nghe của ngu ời học, giúp ta ng cu ờng vốn từ vựng và luy n tạ p các kĩ na ng có lie n quan

Ở Việt Nam, chúng ta đang thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh nhằm phát triển nhân cách của con người đáp ứng với những yêu cầu của thời đại Lứa tuổi 8-10 là học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 (theo chương trình giáo dục phổ thông) Đây là độ tuổi có những mốc phát triển vượt bậc về thể chất, cảm xúc, xã hội và nhận thức Do đó, trẻ bắt đầu hiểu được nhiều thứ hơn nên cũng sẽ có nhiều câu hỏi hơn để có thể khám phá thế giới Vậy nên, đây là khoảng thời gian quan trọng để các em có thể làm quen với ngoại ngữ Bộ môn Tiếng Anh góp phần không nhỏ vào việc phát triển trí tuệ và năng lực tư duy, sự hiểu biết xã

Trang 14

hội của học sinh Các em mới bước đầu làm quen với viêc học tiếng Anh nên rất hào hứng và thích thú Tuy nhiên việc sử dụng ngôn ngữ Anh văn mà các em đã được học vào trong giao tiếp còn hạn chế dù các em rất hiểu bài và nắm được cấu trúc câu Để giải quyết vấn đề này, các cơ sở đào tạo cần phải thay đổi phương pháp học sao cho sinh động, đặc biệt là cho lứa tuổi tiếp cận ngôn ngữ từ 8-10 tuổi Việc học kỹ năng nói ở lứa tuổi này giúp các em trở nên tự tin hơn, mạnh dạn hơn Phương pháp dạy tiếng Anh hiệu quả ở lứa tuổi 8-10 là những hoạt động vừa học vừa chơi, trò chuyện cùng bạn bè Khi đó, các em vừa được khám phá thế giới, vừa kết nối với những người xung quanh và học thêm nhiều kiến thức ngôn ngữ Qua đó, trẻ được nâng cao kỹ năng giao tiếp và không còn cảm thấy e ngại trước mọi người

Vì vậy, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu các hoạt động như đóng vai, tóm tắt truyện với mục đích cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh lứa tuổi 8-10 thông qua việc sử dụng các truyện cười bằng tiếng Anh, tạo tiền đề để các em có thể phát triển hơn về kĩ năng này cũng như có khả năng vận dụng nó trong tương lai

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Áp dụng thành công các hoạt động tóm tắt truyện, nhập vai dựa trên nội dung truyện cười tiếng Anh nhằm nâng cao khả năng nói tiếng Anh cho học sinh lứa tuổi 8-10

3 Đóng góp mới của đề tài

- Sau khi áp dụng các phương pháp, học sinh lứa tuổi 8-10 có thể phát triển khả năng nói tiếng Anh của mình, vận dụng các kĩ năng đã học để áp dụng

vào thực tiễn (giao tiếp tiếng Anh)

- Có thể đánh giá chính xác, khách quan về các kỹ năng, kiến thức cơ bản trong việc nói tiếng Anh của học sinh

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các hoạt động nhằm phát triển kĩ năng nói tiếng Anh cho học sinh lứa

Trang 15

- Trong nghiên cứu này, chúng tôi quan tâm chủ yếu tới các phân tích các truyện cười bằng tiếng Anh, phương pháp dạy TPRS cải thiện kĩ năng nói thông qua nội dung truyện, từ đó nghiên cứu, áp dụng các hoạt động đóng kịch, tóm tắt truyện để học sinh phát triển kỹ năng nói tiếng Anh

TPRS (Teaching Proficiency through Reading and Storytelling) là phương pháp giảng dạy ngôn ngữ kết hợp ngôn ngữ hình thể, đọc và kể chuyện, giúp tạo niềm vui, năng lượng cao và hứng thú khi học tiếng Anh

Phương pháp này được Blaine Ray phát triển vào những năm 1990 dựa theo lý thuyết Thụ đắc ngôn ngữ (Language Acquisition) của Stephen Krashen

5 Khách thể nghiên cứu

- Học sinh lứa tuổi 8-10 tại trung tâm Quinn's English

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

6.1.1 Nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu về PPDH kỹ năng Nói, các mẩu chuyện ngắn bằng tiếng Anh, tài liệu về Tâm lý học và Giáo dục học; đặc điểm tâm lý, sự phát triển tư duy của học sinh lứa tuổi từ 8-10

6.1.2 Nghiên cứu phương pháp TPRS (Teaching Proficiency through Reading and Storytelling) để áp dụng vào phát triển kĩ năng nói cho học sinh lứa tuổi 8-10

6.1.3 Chọn lọc các truyện cười bằng tiếng Anh sao cho phù hợp với học sinh lứa tuổi 8-10

Trang 16

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6.2.1 Quan sát: Tiến hành thêm phương pháp quan sát sau một thời gian học khi áp dụng các hoạt động, tức là thực sự chứng kiến xem học sinh tiến bộ trong kỹ năng nói như thế nào khi thực hiện những yêu cầu cả trong giờ học và ngoài giờ lên lớp

6.2.2 Điều tra bằng trò chuyện (Đàm thoại): Trò chuyện cùng các em mỗi ngày đến lớp trong các khoảng thời gian nhất định: trước khi vào học bài mới, khi giải lao, trao đổi cùng phụ huynh khi ra về

6.2.3 Thực nghiệm khoa học (Thực nghiệm tự nhiên): Hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động diễn kịch, tóm tắt truyện vào mỗi giờ học Thực hiện phương pháp ở một số lớp So sánh sự khác nhau giữa lớp thực hiện các hoạt động và lớp không thực hiện

6.3 Phương pháp nghiên cứu thống kê toán học

6.3.1 Phương pháp phân tích tổng hợp 6.3.2 Phương pháp thống kê, xử lí số liệu

7 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mục lục, tài liệu tham khảo, đề tài gồm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận

Phần nội dung gồm 03 chương: - Chương 1: Cơ sở khoa học

- Chương 2: Nghiên cứu các hoạt động cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh lứa tuổi 8-10

Trang 17

PHẦN II: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÍ THUYẾT

Ở chương này, chúng tôi sẽ hệ thống cơ sở khoa học của đề tài cùng các khái niệm cơ bản về Kỹ năng nói và tầm quan trọng của nó trong việc học ngoại ngữ, cụ thể là tiếng Anh cũng sẽ được nêu trong chương Đồng thời, dựa trên các nguồn tài liệu tham khảo được và tìm hiểu về những nghiên cứu khác liên quan đến đề tài, chúng tôi chọn lọc và vận dụng từng kiến thức thu được (phương pháp TPRS, các truyện cười tiếng Anh, các nghiên cứu trong và ngoài nước, ) để áp dụng vào việc nghiên cứu các hoạt động dạy học cải thiện kỹ năng nói cho học sinh lứa tuổi 8-10

1.1 Khái niệm Kỹ năng nói và tầm quan trọng của Kỹ năng nói đối với việc học tiếng Anh

1.1.1 Khái niệm kỹ năng nói

Trước hết, ta tìm hiểu khái niệm về “kỹ năng” Theo từ điển tiếng Việt, từ “kỹ năng” được hiểu là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế

Tiếp đó là khái niệm “kỹ năng nói” Cũng theo từ điển tiếng Việt, “nói” có nghĩa là “trao đổi, tiếp xúc với nhau” Trong phạm vi của bài nghiên cứu khoa học, nghĩa của từ này có thể hiểu theo phương diện là trò chuyện, trao đổi bằng ngôn ngữ nói và cử chỉ của người với người Ví dụ như khi một người được cho là nói tốt tức là anh ta có khả năng trò chuyện trao đổi với nhiều đối tượng khác nhau, phán đoán và nắm được ý tưởng của đối tượng mình tiếp xúc, khiến cho đối tượng sẵn sàng hợp tác phải trò chuyện lại. (*Ngô Thị Hoà - ''Rèn luyện kỹ

năng nói tiếng Anh cho sinh viên Trường ĐHSP Nghệ thuật TW thông qua hoạt động thảo luận theo chủ đề''*)

Nói một cách ngắn gọn, kỹ năng nói là kỹ năng dùng âm thanh để diễn tả ý

nghĩ, ý kiến, lời nói của mình nhằm mục đích bày tỏ ý kiến, trò chuyện, giao tiếp với người nghe Thông qua cuộc trò chuyện người nói với người nghe trao đổi

thông tin lẫn nhau

1.1.2 Tầm quan trọng của kỹ năng nói đối với việc học tiếng Anh

Nhà ngo n ngữ học người Thái Lan Khamkhien Attapol cho rằng, nói là mọ t

Trang 18

trong những kĩ na ng quan trọng nhất khi học mọ t ngoại ngữ, trong đó có

ngo n ngữ tiếng Anh (However, speaking, as a productive skill, seems intuitively the most important of all the four language skills because it can distinctly show the correctness and language errors that a language learner

makes.) [*Khamkhien A (2010) - ''Teaching English speaking and English

speaking tests in the Thai context: A reflection from Thai perspectives English Language Journal'', Vol 3(1), pp 184-200.] Theo nhà ngôn ngữ học Martin

Bygate, kĩ na ng nói là mọ t trong những kĩ na ng mang tính phản xạ, giúp ngu ời học sử dụng đu ợc ngoại ngữ để bày tỏ ý kiến, suy nghĩ và cảm xúc với

ngu ời đối di n, ngu ời nghe [Bygate M (1987) Speaking Oxford

University Press] Nhu vạ y, có thể kh ng định rằng, chính kĩ na ng nói giúp

ngo n ngữ tiếng Anh thực hi n đu ợc chức na ng giao tiếp của chính mình Ho n thế nữa, kĩ na ng nói cũng góp phần củng cố the m kĩ na ng nghe của ngu ời học, giúp ta ng cu ờng vốn từ vựng và luy n tạ p các kĩ na ng có

lie n quan

1.2 Phương pháp TPRS và cách vận dụng vào việc tổ chức các hoạt động cải thiện kĩ năng nói cho học sinh lứa tuổi 8-10

1.2.1 Phương pháp TPRS là gì?

TPRS (Teaching Proficiency through Reading and Storytelling) là phương pháp giảng dạy ngôn ngữ kết hợp ngôn ngữ hình thể, đọc và kể chuyện, giúp tạo

niềm vui, năng lượng cao và hứng thú khi học tiếng Anh, dựa theo lý thuyết Thụ đắc ngôn ngữ (Language Acquisition) của Stephen Krashen

Thuyết Thụ đắc ngôn ngữ (Language Acquisition) được Stephen Krashen được ra đời vào những năm 1980, trở thành mô hình nổi bật trong SLA (Second-language Acquisition) Trong các lý thuyết của mình, thường được gọi

chung là Giả thuyết đầu vào, Krashen cho rằng việc tiếp thu ngôn ngữ chỉ được thúc đẩy bởi đầu vào dễ hiểu, đầu vào ngôn ngữ mà người học có thể hiểu được Mô hình của Krashen có ảnh hưởng trong lĩnh vực SLA và cũng có ảnh hưởng lớn đến việc giảng dạy ngôn ngữ, nhưng nó không giải thích được một số quy trình quan trọng trong SLA.

Tiếp thu những thành tựu nghiên cứu của thuyết Thụ đắc ngôn ngữ trực

tiếp của Krashen, vào những năm 1990, Blaine Ray đã phát triển thành công

Trang 19

19

phương pháp TPRS Đây là một cách dạy ngoại ngữ độc đáo trong môi trường lớp học Bản thân là một giáo viên tiếng Tây Ban Nha, ông đã thiết kế một chiến lược tương tác để thu hút sự quan tâm của học sinh và học các bài học ngôn ngữ nhanh hơn so với cách dạy truyền thống Các giáo viên khắc sau khi áp dụng phương pháp này đã tuyên bố rằng học sinh của họ có thể nói trôi chảy hơn trong thời gian ngắn hơn trước.

Với TPRS, giáo viên đều là những người biểu diễn trong các buổi học khi họ có thể kể chuyện, diễn kịch, hát và đọc, mô phỏng sự hòa nhập của cộng đồng, trong đó học sinh tương tác trong một quá trình giao tiếp để thông hiểu, nói và thực hiện những hoạt động khác Phương pháp này có lợi ích:

- Tạo không khí năng động, hào hứng và năng lượng cao cho cả lớp

- Có tính tương tác rất cao, và tạo hứng thú thông qua việc liên hệ rất nhiều đến cuộc sống của từng bạn.

- Giúp học ngữ pháp khi nói một cách dễ hiểu, tức thời

Các lớp học ngoại ngữ sử dụng phương pháp TPRS có kết quả đánh giá cao hơn so với các lớp học sử dụng phương pháp đầu vào lý thuyết truyền thống Điều này là do TPRS thực hành các bước sau để nâng cao khả năng ghi nhớ ngôn ngữ thứ hai:

Bước 1: giáo viên giới thiệu các cấu trúc từ vựng mới bằng cách kết hợp

cử chỉ và bản dịch Các từ vựng mục tiêu được viết bằng các phương tiện trực quan, thẻ ghi chú hoặc trên bảng Giáo viên kiểm tra mức độ thông hiểu của học sinh bằng cách đặt câu hỏi Các từ vựng đó sẽ có trong câu chuyện được đọc hoặc thảo luận trong lớp

Bước 2: Những cấu trúc từ vựng đó sau đó được sử dụng trong một câu

chuyện ngắn phát triển khi các câu hỏi và câu trả lời được trao đổi qua lại Bằng cách sử dụng phương pháp đặt câu hỏi vòng tròn, việc làm quen với từ hoặc cụm từ được thực hiện thông qua các câu hỏi lặp đi lặp lại xung quanh ngôn ngữ đích Học sinh được khuyến khích tham gia vào các câu chuyện bằng cách đóng kịch hoặc ca hát

Trang 20

Bước 3: Cả lớp đọc các cấu trúc đã sử dụng cho buổi học đó Giáo viên sẽ

đọc từ một cuốn sách và học sinh sẽ dịch nó bằng tiếng m đẻ Ngược lại, học sinh cũng đọc một cuốn sách có bộ từ vựng quen thuộc và thảo luận về câu chuyện với những người còn lại trong nhóm Giáo viên sẽ chỉ định bài đọc ở nhà

a) Quy trình dạy TPRS

Để có bài học TPRS thật vui, chất lượng, năng lượng cao, giáo viên cần chuẩn bị:

- Sức khỏe tốt, năng lượng dồi dào

- Câu chuyện ngắn (ministory) dễ hiểu, ngữ pháp đơn giản và lặp lại nhiều

- Các câu hỏi ngắn, câu hỏi yes/no để tương tác

b) Trình tự dạy

Trong một buổi học với phương pháp TPRS, quá trình sẽ diễn ra cụ thể như sau:

Bước 1: Giáo viên cho cả lớp cầm script (phiên bản chữ in ra) của

ministory và đứng thành vòng tròn (hạn chế ngồi)

Bước 2: Giáo viên đọc từng câu ngắn trong câu chuyện Sau mỗi câu, cả

lớp phải la thật lớn phản ứng “Oh!”, “Oh my god!”, “Ah!”,…

Bước 3: Sau mỗi câu, giáo viên đặt 2-5 câu hỏi ngắn và dễ, cho cả lớp hô

thật lớn câu trả lời ngắn và đúng ngữ pháp (không dài quá 5 từ) “Yes, it is.”, “No, he didn’t.”, “He went to school.”, “She is beautiful.”,… Ngay cả khi các bạn không biết câu trả lời, giáo viên vẫn bắt các bạn phải hô thật to “I don’t know.”, “I have no idea.”,…

Bước 4: Sau khi kết thúc câu chuyện, giáo viên đọc lại câu chuyện một lần

nữa cho cả lớp nghe và cho hoạt động hoặc đặt câu hỏi ôn lại nội dung câu chuyện

c) Tiêu chuẩn cần đạt

- Học viên hiểu hết và nhớ được nội dung chính câu chuyện - Giáo viên kể chuyện một cách sinh động, truyền cảm

- Học viên trả lời liên tục các câu hỏi ngắn để ôn lại nội dung câu chuyện trong suốt bài học

- Giáo viên tương tác liên tục với học viên qua các câu hỏi ngắn - TPRS diễn ra nhanh, dứt khoát, mạnh mẽ và không dài quá 30 phút

Trang 21

21

1.2.2 Vận dụng phương pháp TPRS vào việc tổ chức các hoạt động cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh lứa tuổi 8-10

Với đề tài này, chúng tôi chọn lọc và vận dụng kĩ năng Kể chuyện (S - Storytelling) của phương pháp TPRS để tổ chức các hoạt động hướng dẫn học sinh đóng kịch, tóm tắt, phân vai từ những truyện cười tiếng Anh, giúp các em tự tin hơn và cải thiện khả năng nói tiếng Anh của bản thân

Kể chuyện (Storytelling) Storytelling đã được áp dụng rất nhiều trong lĩnh vực đào tạo-giáo dục Hình thức này giúp người học cảm thấy sự kết nối, không bị rời rạc nhờ những câu chuyện theo chuỗi Storytelling là một phần rất tự nhiên khi bạn muốn truyền tải thông điệp hay nội dung giáo dục cho người học Storytelling có sức mạnh thu hút người học, giúp người học nhập vai và thực sự là người đang tham gia vào chính câu chuyện mà mình đang được kể Qua đó, tính truyền đạt và hiểu được nội dung sẽ cải thiện khá rõ rệt Storytelling đánh trực tiếp vào tâm lý và cảm xúc của người học, tạo ra một sự ghi nhớ mạnh cho các học sinh.Khả năng kể một câu chuyện thú vị và cuốn hút là một kĩ năng sư phạm quan trọng Bởi một câu chuyện hay không chỉ giàu tính giải trí, nó còn có khả năng thu hút sự chú ý của học sinh trong khi các em tiếp thu những kiến thức, thái độ và kĩ năng quan trọng

Đối với Nhập vai (Role play), người học sắm vai một nhân vật nào đó Với hoạt động này, người học sẽ hoá thân vào nhân vật để nói, đưa ra quan điểm hoặc tranh luận về một vấn đề nào đó Để có thể tạo ra một hoạt động Đóng vai, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách tạo tình huống, phát triển nội dung, chuẩn bị lời thoại, Jeremy Harmer - tác giả của nhiều cuốn sách về giáo dục đã từng nói trong nhiều cuốn sách của ông rằng phương pháp này giúp người học được đóng vai các nhân vật mà mình yêu thích, tạo hứng thú cho việc học, đặc biệt là đối với việc học ngoại ngữ Học sinh sẽ được sống trong tiếng Anh và cảm nhận nó Đây là cách học ngôn ngữ một cách tự nhiên và tạo được hiệu quả cao Hoạt động này cũng giúp học sinh có thể làm quen với ngữ âm và ngữ điệu của người bản ngữ Trong đề tài này, với các video kể chuyện do người bản ngữ đọc, hoặc giáo viên trực tiếp đọc với phát âm chuẩn thì học sinh sẽ có hứng thú học hơn, không còn cảm thấy nhàm chán, khô khan như chỉ học mình ngữ pháp

Trang 22

Ngoài ra, chúng tôi tổ chức thêm hoạt động tóm tắt truyện để học sinh có thể tóm tắt ngắn gọn một câu chuyện, từ đó, các em có thể rèn luyện kĩ năng ghi nhớ và ghi chú những nội dung quan trọng, sẽ giúp ích không chỉ đối với việc học ngoại ngữ Khi nghe truyện, các em sẽ rèn luyện thêm kỹ năng nghe vô cùng quan trọng trong việc học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng Biết chắt lọc những nội dung quan trong của bài học cũng giúp học sinh ghi nhớ nhanh hơn, việc học cũng hiệu quả hơn

1.3 Truyện cười tiếng Anh và tác dụng của yếu tố hài hước trong việc giảng dạy kỹ năng nói tiếng Anh

''Tác dụng đầu tie n của thể loại va n học này là mang cho học sinh những hứng cảm tức thời, tạo điều ki n để các em có dịp giải trí theo kiểu “học - vui, vui - học” Nói cách khác, vi c na ng cao kiến thức về cuọ c sống, xã họ i và chính bản tha n qua truy n cu ời chu a đu ợc ngu ời học đạ t le n hàng đầu Điều này cũng phù hợp với ta m lí, nhạ n thức của lứa tuổi các em, ở đó sự ye u thích, hứng thú khi lựa chọn đối tu ợng bao giờ cũng đến tru ớc những ca n nhắc về lợi ích, ý nghĩa thừa tính thực dụng mà thiếu sự

sinh đọ ng thu ờng gạ p trong thế giới ngu ời lớn'' [*Bùi Thanh

Truyền (2015), Truyện cười với hiệu quả dạy học ở trường tiểu học hiện nay,

Tạp chí khoa học Trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh, Số 6 (70)]

Về phía học sinh, đa số đều thích đọc truy n cu ời Tùy theo trình đọ nhạ n thức, có em phát hi n ra ngay cái cu ời của truy n, có em phải mất mọ t thời gian nhất định mới nghĩ ra, nhất là khi đọc hay nghe truyện bằng một ngôn ngữ khác

Trong đề tài này, truyện cười là một văn bản hài hước ngắn, có thể là một đoạn văn, một đoạn đàm thoại, một dạng câu hỏi - trả lời hoặc một câu bình luận, nhận xét, có câu kết gây ra tiếng cười vui, hài hước Truyện cười chứa đựng trong nó những yếu tố của thuyết hài hước (Theory of humour), trong đó có tính phi lý (Incongruity) Tính phi lý là yếu tố cơ bản gây nên tiếng cười [*Trần Thị Ái Hoa (2015) Yếu tố hài hước trong truyện cười tiếng Anh: Từ văn bản đến

ứng dụng cho lớp học ngoại ngữ]

Cũng theo giảng viên Trần Thị Ái Hoa ''Hài hước đem lại tiếng cười và

truyện cười là công cụ để tạo ra tiếng cười qua sự cảm nhận của người đọc/nghe

Trang 23

23

nên truyện cười được sử dụng tốt cho người Việt học tiếng Anh trong các lớp ngoại ngữ Khi được học các loại truyện cười có yếu tố gây cười thuộc ngôn ngữ, người học được tiếp cận nhiều loại truyện cười chơi chữ để tích lũy phong phú từ vựng Học truyện cười có yếu tố gây cười thuộc ngữ dụng, người học được tiếp cận với cách diễn đạt và cách dùng ngôn từ trong cuộc sống hàng ngày của người bản ngữ Khi học truyện cười có yếu tố gây cười văn hóa, người học được tiếp xúc với văn hóa cười của người bản ngữ

Ziv [1988 Davies (2011)] đã nghiên cứu và tìm ra hiệu quả của sử dụng tài liệu

hài hước dùng kèm với tài liệu dạy tiếng Anh trong lớp học Nghiên cứu của ông đã phát hiện rằng: hài hước thông qua những truyện cười giúp học sinh nhớ bài học nhiều hơn so với các tài liệu dạy tiếng Anh không có hài hước (non-humorous) và các tài liệu này càng có nội dung gần sát với nội dung giảng dạy càng tốt John Robert Schmitz (2002) [R Schmitz, 2002.Humor as a pedagogical tool in foreign language and translationcourses Humor 15(1), pp 89–113] đề

nghị các loại truyện cười tiếng Anh đều có thể được sử dụng cho người học ở

mọi cấp độ từ sơ cấp (elementary) đến cao cấp (advanced)

Ví dụ: Truyện ''Em bé và mẹ'' - ''The child and his mother''

A curious child asked his mother: “Mommy, why are some of your hairs turning grey?”

The mother tried to use this occasion to teach her child: “It is because of you, dear Every bad action of yours will turn one of my hairs grey!”

The child replied innocently: “Now I know why grandmother has only grey hairs on her head.”

Văn bản trên là một cuộc đối thoại giữa m và con Sau câu hỏi của con

"Vì sao mấy sợi tóc của mẹ lại bạc đi vậy?" Người đọc/nghe chờ xem người m sẽ trả lời như thế nào Với mục đích giáo dục con, người m đã trả lời ''because of your bad action'' (vì con không ngoan nên tóc mẹ mới bạc) Tuy nhiên, khi đọc đến câu trả lời của người con "Now I know why grandmother has only grey hairs on her head.'' (Giờ thì con biết vì sao bà ngoại chỉ toàn tóc bạc rồi) thì đỉnh

Trang 24

điểm của sự bất ngờ làm tiếng cười nổ ra Sự liên tưởng của người con tạo sự phi lý bất ngờ làm cho người đọc/nghe bật cười

Việc sử dụng truyện cười tiếng Anh trong giảng dạy kỹ năng nói tiếng Anh là điều cần thiết Bởi lẽ, đây là công cụ hữu ích để phát triển khả năng ngôn ngữ của người học, nhất là ở học sinh lứa tuổi 8-10 đang trong giai đoạn muốn tìm hiểu, học hỏi Việc tiếp xúc với những điều hài hước sẽ kích thích sự hứng thú của học sinh khi các em đang trong độ tuổi ''thích chơi'', ''thích vui vẻ'', việc học cũng trở nên dễ dàng hơn

- Phát triển khả năng phát âm, ngữ pháp, từ vựng: Các loại truyện cười

có yếu tố gây cười thuộc ngôn ngữ giúp học sinh tiếp thu được nhiều kiến thứ về

ngữ pháp, biết thêm nhiều từ vựng, thành ngữ Ví dụ, với truyện ''The child and

his mother'', học sinh sẽ học được cấu trúc ngữ pháp "because of + noun'' để chỉ

nguyên nhân của sự việc Bên cạnh đó, học sinh cũng luyện khả năng phát âm

một cụm từ dài với các âm đuôi nối nhau (because of you, bad action of yours, has only grey hairs on her head, )

- Phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh: Trong đề tài

này, chúng tôi đề cập đến việc cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh, tuy nhiên, phương pháp này còn có khả năng phát triển các kỹ năng ngôn ngữ khác như nghe, đọc, viết Học sinh có thể dựa vào nội dung truyện cười để phát triển các ý tưởng mới trong việc viết bay hay đọc hiểu được nội dung truyện Bên cạnh đó, khi trình chiếu video, học sinh có thể luyện nghe, tiếp xúc với tiếng Anh một cách tự nhiên

Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng truyện cười tiếng Anh, là nguồn ngữ liệu dạy học có độ dài vừa phải để phù hợp với khả năng, trình độ của học sinh lứa tuổi 8-10 Đây là độ tuổi có sự thay đổi rõ rệt về mặt thể chất, tinh thần Do đó, các nhà giáo dục vẫn đang tiến hành nghiên cứu những phương pháp để có thể phát triển khả năng học tiếng Anh cho học sinh tiểu học Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các hoạt động, cụ thể là hoạt động đóng vai, tóm tắt truyện dựa trên các truyện cười bằng tiếng Anh nhằm cải thiện kĩ năng nói cho học sinh lứa tuổi 8-10 tại trung tâm Quinn's English

Trang 25

25

1.4 Sơ lược về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề chọn nghiên cứu

1.4.1 Các nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về việc sử dụng truyện cười làm

công cụ giảng dạy như: "Truyện cười với hiệu quả dạy học ở trường tiểu học hiện nay" trong chương trình tiểu học[*PGS.TS Bùi Thanh Truyền (2015), Tạp

chí khoa học Trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh, Số 6 (70)], hay sử dụng

yếu tố hài hước trong truyện cười tiếng Anh để dạy tiếng Anh cho các lớp học ngoại ngữ [*Trần Thị Ái Hoa (2015) Yếu tố hài hước trong truyện cười tiếng

Anh: Từ văn bản đến ứng dụng cho lớp học ngoại ngữ], và một số đề tài

nghiên cứu, sáng kiến kinh nghiệm về việc tổ chức các hoạt động dạy học nhằm cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh THCS, THPT

Theo PGS.TS Bùi Thanh Truyền: ''Truyẹ n cu ời à món a n tinh thần sát hợp của tr tho ho m nay, à nha n tố quan trọng tham gia vào hoạt đọ ng dạy học của cả thầy và tr tru ờng tiểu học ới nhiều co ng na ng t ch cực của m nh, mảng sáng tác này đ tr thành ng iẹ u sát hợp để giáo vie n s dụng, àm sinh đọ ng, hấp d n giờ dạy Đó c ng à co họ i th vị để thầy co trải nghiẹ m nh ng t nh huống su phạm đa dạng, phong ph và ổ ch nhằm tạo đu ợc vị thế của mọ t ngu ời thầy - nghẹ sĩ tre n ục giảng'' Hay giảng viên Trần Thị Ái Hoa trong bào báo nghiên cứu của mình đã nói: '' ngôn ng và văn hóa không c n à vấn đề khó khăn đối với người học tiếng Anh khi họ được tiếp x c với văn ản hài hước ằng việc thường xuyên học truyện cười để uyện kỹ năng ngôn ng , hiểu iết văn hóa qua nh ng yếu tố hài hước về ngôn ng , về ng dụng và về văn hóa'' Có thể thấy rằng, việc tìm hiểu

về các thể loại truyền cười hay ảnh hưởng của yếu tố hài hước trong đó đã được các nhà giáo dục thực hiện trong suốt thời gian qua Đây cũng là nguồn tài liệu giảng dạy hữu ích cho giáo viên và là tài liệu học tập dễ phổ biến và gây hứng thú cho học sinh Tuỳ vào trình độ và khả năng thông hiểu của học sinh mà giáo viên sẽ tổ chức các hoạt động phù hợp.

Hình thức sử dụng các truyện cười bằng tiếng Anh có thể được áp dụng với tất cả mọi đối tượng học viên, đặc biệt là lứa tuổi từ 8-10 Đây là độ tuổi có sự thay đổi rõ rệt về mặt thể chất, tinh thần Do đó, các nhà giáo dục vẫn đang

Trang 26

tiến hành nghiên cứu những phương pháp để có thể phát triển khả năng học tiếng Anh cho học sinh tiểu học Tuy nhiên, cho đến hiện tại, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng các phương pháp hay tổ chức các hoạt động cụ thể để cải thiện kĩ năng nói tiếng Anh cho lứa tuổi này Hầu như các đề tài chỉ xoanh quanh học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông Với lứa tuổi 8-10, các em đang trong độ tuổi ham tìm tòi nhưng cũng còn phần ham chơi Vì vậy, các hoạt động dạy và học cần phải gây được sự hứng thú cho học sinh, mà truyện cười hay các hoạt động nhập vai, tóm tắt truyện đều là những thứ có thể kích thích sự hứng thú đó khi các em học sinh là người trực tiếp tham gia trải nghiệm

1.4.2 Các nghiên cứu ngoài nước

Trên thế giới có rất nhiều các bài nghiên cứu về các phương pháp giảng dạy và những yếu tố có thể giúp người học ngoại ngữ cải thiện khả năng nói của mình Như Stephen Krashen với thuyết Thụ đắc ngôn ngữ hay Braine Ray với phương pháp TPRS, Các nghiên cứu đều đi đến thành công khi các học viên sau khi áp dụng phương pháp đều có thể nói trôi chảy hơn trước

Phó Giáo sư Hayriye Kayi-Aydar của Viện Đại học Arizona, Mỹ đã từng có bài báo về việc nghiên cứu các hoạt động cải thiện khả năng nói tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai Bà cho rằng "Mặc dù mọi người biết tầm quan trọng của việc nói tiếng Anh, nhưng trong nhiều năm, việc dạy nói đã bị đánh giá thấp và các giáo viên dạy tiếng Anh vẫn tiếp tục dạy nói chỉ như một sự lặp lại các bài

tập hoặc ghi nhớ các đoạn hội thoại.'' [Hayriye Kayi, Introduction Teaching Speaking: Activities to Promote Speaking in a Second Language] Trong bài

nghiên cứu của bà, có 13 hoạt động được đánh giá là có thể thúc đẩy khả năng nói tiếng Anh của học sinh bao gồm:

- Thảo luận (Discussion) - Đóng vai (Role play) - Mô phỏng (Simulations) - Kể chuyện (Storytelling) - Phỏng vấn (Interviews) - Động não (Brainstorming)

- Tạo khoảng cách thông tin (Information Gap) - Hoàn thành một câu chuyện (Story Completion)

Trang 27

27

- Báo cáo/Làm bản tin (Reporting) - Trò chơi thẻ bài (Playing Cards)

- Tưởng thuật hình ảnh (Picture Narrtaing) - Miêu tả hình ảnh (Picture Describing) - Tìm điểm khác nhau (Find the Difference)

Trong số các hoạt động đó phải nói đến Kể chuyện (Storytelling) và Đóng vai (Role play) Kể chuyện bồi dưỡng tư duy sáng tạo Nó cũng giúp học sinh thể hiện ý tưởng theo định dạng mở đầu, phát triển và kết thúc, bao gồm các nhân vật và thiết lập một câu chuyện phải có Học sinh cũng có thể kể câu đố hoặc truyện cười Ví dụ, vào đầu mỗi buổi học, giáo viên có thể gọi một vài học sinh kể câu đố ngắn hoặc truyện cười như một phần mở đầu Đây là một phương pháp hữu hiệu, giáo viên không chỉ giải quyết được khả năng nói của học sinh mà còn thu hút được sự chú ý của cả lớp Tiến sĩ A.J.Hoge - tác giả của chương trình

luyện nói tiếng Anh như người bản ngữ Effortless English nổi tiếng thế giới đã

sử dụng các truyện tiếng Anh như những bài học chính trong mổi buổi học Nếu như Kể chuyện cho phép học sinh có thể tạo ra những câu chuyện của riêng mình để kể cho các bạn cùng lớp, hay như trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các em học sinh kể lại truyện cười mà mình vừa học, thì Nhập vai giúp học sinh có thể làm quen thêm nhiều mẫu câu mới Bên cạnh đó, giáo viên sẽ là người giám sát quá trình học sinh dựng lại đoạn hội thoại hoặc nội dung truyện, đồng thời chỉnh sửa kịp thời về phát âm và cách dùng từ, ngữ pháp cho học sinh Từ đó, các em có thể vận dụng được những kiến thức đã học, rèn luyện khả năng phản xạ với ngôn ngữ Ví dụ, sau khi nói được một đoạn hội thoại, học sinh có thể biết được khi nào nên dùng mẫu câu nào, từ nào cho phù hợp

Trang 28

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, ngoài việc hệ thống tổng quan lý thuyết, chúng tôi đã giới thiệu về phương pháp TPRS (Teaching Proficiency through Reading and Storytelling) làm nền tảng qua đó có thể chọn lọc về kỹ năng Kể chuyện (Storytelling), Đóng vai (Role play) cùng việc tìm hiểu về hiệu quả của việc sử dụng truyện cười tiếng Anh làm nguồn tư liệu dạy học để áp dụng vào việc phát triển các hoạt động dạy học cải thiện kỹ năng nói cho học sinh lứa tuổi 8-10

Trang 29

29

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong chương này, chúng tôi trình bày các phương pháp được sử dụng để thực hiện việc nghiên cứu và thực nghiệm đề tài Đồng thời, nêu lên thực trạng về việc học kỹ năng nói tiếng Anh của học sinh lứa tuổi 8-10 nói chung và học sinh tại trung tâm Quinn's English nói riêng để rút ra được phương pháp phù hợp trong việc giảng dạy

2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu về PPDH kỹ năng Nói, các mẩu chuyện ngắn bằng tiếng Anh, tài liệu về Tâm lý học và Giáo dục học; đặc điểm tâm lý, sự phát triển tư duy của học sinh lứa tuổi từ 8-10

- Nghiên cứu phương pháp TPRS (Teaching Proficiency through Reading and Storytelling) để áp dụng vào phát triển kĩ năng nói cho học sinh lứa tuổi 8-10

- Nghiên cứu, chỉnh sửa các truyện ngắn bằng tiếng Anh sao cho phù hợp với học sinh lứa tuổi 8-10

2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Điều tra, quan sát thực tiễn năng lực vận dụng kiến thức kỹ năng Nói tiếng Anh vào thực tiễn của học sinh lứa tuổi từ 8-10 tuổi

2.2.1 Quan sát

*Mục đ ch: Để có một cái nhìn thực tế và sâu sắc hơn về tính hiệu quả

của việc áp dụng các hoạt động tương ứng với các truyện ngắn tiếng Anh, chúng tôi tiến hành thêm phương pháp quan sát sau một thời gian học khi áp dụng các hoạt động, tức là thực sự chứng kiến xem học sinh tiến bộ trong kỹ năng nói như thế nào khi thực hiện những yêu cầu cả trong giờ học và ngoài giờ lên lớp

*Phương pháp tiến hành: Chúng tôi sẽ cho học sinh làm việc dựa trên kế

hoạch có sẵn (sẽ được trình bày cụ thể ở chương tiếp theo)

Trang 30

2.2.2 Điều tra bằng trò chuyện (Đàm thoại)

*Mục đ ch: Để làm sáng tỏ những điều chưa rõ trong quá trình quan sát,

thu lượm các tài liệu bổ sung, tìm hiểu sơ bộ về tình hình học tập kĩ năng nói tiếng Anh của các em trong giai đoạn đầu Do đó chúng tôi tiến hành phương pháp đàm thoại, trò chuyện cùng học sinh lứa tuổi 8-10 với một không khí thoải mái, tự do

*Phương pháp tiến hành: Trò chuyện cùng các em mỗi ngày đến lớp

trong các khoảng thời gian nhất định: trước khi vào học bài mới, khi giải lao, trao đổi cùng phụ huynh khi ra về

2.2.3 Thực nghiệm khoa học (Thực nghiệm tự nhiên)

*Mục đ ch: làm sáng tỏ các mối liên hệ, sự phụ thuộc, giữa các hiện

tượng nghiên cứu và sự thể hiện các giả định, kiểm định các giả thuyết mà nhóm nghiên cứu đã đặt ra (nguyên nhân làm hạn chế khả năng nói tiếng Anh của học sinh lứa tuôi 8-10, hiệu quả của các hoạt động đóng kịch, tóm tắt truyện vào việc cải thiện kỹ năng nói cho học sinh, )

*Phương pháp tiến hành: Hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động

diễn kịch, tóm tắt truyện vào mỗi giờ học thông qua các bước Thực hiện phương pháp ở một số lớp So sánh sự khác nhau giữa lớp thực hiện các hoạt động và lớp không thực hiện

2.3 Phương pháp nghiên cứu thống kê toán học

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích các câu hỏi khảo sát, biểu đồ khảo sát để đưa ra kết luận

- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Phân tích các số liệu khảo sát, tỉ lệ có trong biểu đồ khảo sát

2.4 Thực trạng học Kỹ năng nói tiếng Anh hiện nay của học sinh lứa tuổi 8-10

Hiện nay, việc học tiếng Anh ở Việt Nam còn đặt nặng ngữ pháp và chưa thực sự chú trọng tới giao tiếp Rèn luyện kỹ năng nói tốt thì mới có thể giao tiếp trôi chảy, đồng thời đó cũng là đích đến quan trọng của việc học ngoại ngữ nói

Trang 31

31

chung và tiếng Anh nói riêng Nhìn chung, tình trạng học kỹ năng nói tiếng Anh của học sinh lứa tuổi 8-10 sẽ gồm cả thuận lợi và khó khăn:

a) Thuận lợi:

- Học sinh sẵn sàng tham gia các hoạt động của giờ học tiếng Anh khi bị cuốn hút

- Học sinh được làm quen với công nghệ thông tin, thuận lợi trong việc tìm kiếm các nguồn tài liệu, mẩu chuyện hay

b) Khó khăn:

- Trong việc dạy kỹ năng nói, rất khó để duy trì kỷ luật tốt trong một lớp học đông người Giáo viên phải cung cấp cho nhiều trẻ em ở các độ tuổi khác nhau với trình độ khác nhau, và theo những cách khác nhau Bên cạnh đó, giáo viên không thể quan tâm đến từng học sinh

- Sĩ số một số lớp khoảng 40 -50 học sinh Do đó, giáo viên gặp khó khăn trong việc giảng dạy khi học sinh ồn ào, thiếu tập trung, cư xử không tốt hoặc dễ thấy nhất là mất kiểm soát, ch ng hạn như đánh nhau trong lớp, quên làm bài tập, trêu chọc bạn khác, nhai k o cao su, ngủ quên trong giờ học, v.v sớm Những trường hợp vi phạm nội quy lớp học này thường khiến giáo viên gặp khó khăn khi phải tạm dừng giảng dạy để xử lý và việc xử lý từng trường hợp vi phạm có thể mất rất nhiều thời gian của lớp Hậu quả là giáo viên không thể hoàn thành kế hoạch giảng dạy của mình Những vấn đề này thực sự gây phiền hà cho giáo viên

- Học sinh có thể rất dễ cảm thấy buồn chán, đặc biệt là khi chúng không hiểu mục ngôn ngữ mới hoặc kỹ năng đang được dạy hoặc khi chúng không được giáo viên lắng nghe đầy đủ Đôi khi, giáo viên không thể tìm ra các chủ đề, hoạt động và kỹ thuật khiến tất cả học sinh hứng thú Khi họ mất hứng thú, họ thường trở thành kẻ gây rối trong lớp Những điều này ngăn cản và làm sao lãng những người khác thực hiện các hoạt động ngôn ngữ của họ một cách nghiêm túc và trôi chảy Ngoài ra, chỉ một số học viên thành thạo và tự tin hơn mới dám tham gia các hoạt động thực hành hoặc đáp lại giáo viên, số còn lại dường như không đủ can đảm và cơ hội để nói bất cứ điều gì trong lớp Những học viên này thường giữ im lặng và dần dần sẽ mất hứng thú học tiếng Anh nếu giáo viên không có

Trang 32

cách nào kích thích họ tham gia vào các hoạt động ngôn ngữ trên lớp Đây thực sự là một nhiệm vụ khó khăn đối với giáo viên

- Tiếng Anh là một môn học mới và rất khó đối với học sinh ở lứa tuổi này, còn một số học sinh phát âm Tiếng Việt chưa được chuẩn Nhiều học sinh chưa có điều kiện tiếp xúc nhiều với tiếng Anh và gần gũi thực tế xung quanh còn hạn chế

- Phần lớn các em học sinh chưa chú tâm và đầu tư cho môn ngoại ngữ,

chuẩn bị bài một cách sơ sài Trong các giờ học, đa số các em thường thụ động,

thiếu sự linh hoạt, ngại việc đọc - nói Tiếng Anh và ít tham gia phát biểu để tìm hiểu bài học

- Nhà trường chưa có phòng chức năng riêng phục vụ cho việc học ngoại ngữ Vì vậy việc tổ chức các hoạt động học tập trong tiết học gặp nhiều khó khăn

- Các trang thiết bị, đồ dùng dạy học chưa phong phú và chưa hiện đại - Đa số phụ huynh học sinh chưa nhận ra được tầm quan trọng của việc học nói Tiếng Anh đối với con em họ

Do vậy đòi hỏi người dạy phải có phương pháp sư phạm tốt, chủ động sáng tạo, luôn cải tiến phương pháp luyện tập bằng nhiều hình thức khác nhau, nhiều dạng bài tập khác nhau phù hợp cho từng nội dung bài học để gây hứng thú và động viên tất cả học sinh nhiệt tình luyện tập

2.5 Thực trạng học Kỹ năng nói tiếng Anh của học sinh lứa tuổi 8-10 tại trung tâm Quinn's English

Để nằm rõ hơn về tình hình học tập kỹ năng nói tiếng Anh của học sinh lứa tuổi 8-10, nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phương pháp Đàm thoại - tức là hỏi chuyện một cách tự nhiên với các học sinh, đồng thời trao đổi thêm thông tin với giáo viên đứng lớp trước khi tiến hành thực nghiệm, dựa theo bảng câu hỏi dưới đây:

Bảng 1: Khảo sát việc học kỹ năng nói tiếng Anh của học sinh lứa tuổi 8-10 tại trung tâm Quinn's Eng ish trước khi áp dụng phương pháp mới

Trang 33

33

1 Các con có thích học nói tiếng Anh không?

2 Tại sao con lại thích/không thích học nói tiếng Anh? 3 Tại sao con lại thấy mình nói/không nói được tiếng Anh? 4 Các con thích học ngữ pháp hơn hay học từ vựng hơn? 5 Tại sao các con lại thích/không thích học ngữ pháp/từ vựng?

Các biểu đồ dưới đây thể hiện tình trạng việc học kĩ năng nói tiếng Anh của học sinh lứa tuổi 8-10 tại trung tâm Quinn's English sau khi được nhóm nghiên cứu hỏi một số câu hỏi khảo sát trước khi bắt đầu phương pháp mới

Câu hỏi 1: Con có thích học nói tiếng Anh không?

Biểu đồ 1: Mức độ yêu thích của học sinh lứa tuổi 8-10 tại trung tâm Quinn's English đối với việc nói tiếng Anh

Ở biểu đồ 1, có thể thấy 54% - hơn một nửa số học sinh lứa tuổi 8-10 có hứng thú với việc học kỹ năng nói tiếng Anh Đây là một điều tốt bởi chỉ khi có hứng thú với môn học thì khả năng tiếp thu kiến thức mới có thể tăng lên Nhất là khi học ngoại ngữ, học sinh sẽ có thể tiếp nhận trong môi trường ngôn ngữ tốt hơn mà không cần phải cố gắng ép mình phải hiểu Trong khi đó, 40% học sinh

Trang 34

cảm thấy bình thường, các em không thích cũng không ghét khi học kỹ năng này Điều này cho thấy, học sinh đang không có hứng thú khi học Hiển nhiên, lượng kiến thức mà các em tiếp thu được về kỹ năng nói hay khả năng sử dụng tiếng Anh để giao tiếp sẽ không bằng những bạn có động lực trong học tập Chỉ 6% học sinh còn lại trả lời rằng không thích những buổi học nói tiếng Anh cho lắm Để làm rõ điều này, nhóm nghiên cứu đã hỏi thêm những câu hỏi khác

Câu 2,3: Tại sao con lại thích/không thích học nói tiếng Anh? Tại sao con lại

thấy m nh không nói được tiếng Anh?

Biểu đồ 2: Nguyên nhân hạn chế khả năng nói tiếng Anh của học sinh lứa tuổi 8-10 tại trung tâm Quinn's English

Ở biểu đồ 1, có 6% học sinh không thích học kỹ năng nói tiếng Anh Lí do là bởi các em cảm thấy mình không nói được, dẫn đến tâm lí ngại, sợ xấu hổ Qua đó, nhóm nghiên cứu đã hỏi thêm lí do vì sao các em cảm thấy mình không nói được Dựa vào biểu đồ 2, có thể tìm ra được bốn nguyên nhân chính làm hạn chế khả năng nói tiếng Anh của học sinh Đa phần các em còn rất ngại ngùng (58% học sinh), dè dặt, không dám thể hiện nhiều, nhất là khi nói trước nhiều người 23% tiếp theo là do không biết từ vựng mình cần nói là gì, nên nếu nói thì chỉ có thể ấp úng Điều này còn có thể dẫn đến việc học sinh ngại nói do không biết từ, sợ sai nên không dám nói 10% học sinh vì không nắm chắc ngữ pháp

[PERCENTAGE] [PERCENTAGE]

[PERCENTAGE] [PERCENTAGE]

Nguyên nhân làm hạn chế khả năng nói tiếng Anh của học sinh

Ngày đăng: 05/04/2024, 14:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w