1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng các thước phim ngắn nhằm phát triển kỹ năng nói cho sinh viên năm thứ nhất ngành sư phạm tiếng anh, trường đại học hồng đức

122 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sử Dụng Các Thước Phim Ngắn Nhằm Phát Triển Kỹ Năng Nói Cho Sinh Viên Năm Thứ Nhất Ngành Sư Phạm Tiếng Anh
Tác giả Lê Viết Hoài Nam, Nguyễn Quốc Anh, Lê Thị Hà, Lê Thị Minh Hòa
Người hướng dẫn ThS. Hoàng Thị Minh
Trường học Trường Đại Học Hồng Đức
Chuyên ngành Sư Phạm Tiếng Anh
Thể loại báo cáo tổng kết
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 2,76 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: MỞ ĐẦU (12)
    • 1. Lý do chọn đề tài (12)
    • 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu (13)
      • 2.1. Mục tiêu nghiên cứu (13)
      • 2.2. Câu hỏi nghiên cứu (13)
    • 3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu (14)
      • 3.1. Đối tượng nghiên cứu (14)
      • 3.2. Khách thể nghiên cứu (14)
    • 4. Nhiệm vụ nghiên cứu (14)
    • 5. Phương pháp nghiên cứu (15)
    • 6. Phạm vi nghiên cứu (16)
  • PHẦN 2: NỘI DUNG (17)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC THƯỚC (17)
    • 1.1. Cơ sở lý luận (17)
      • 1.1.1. Phát triển kỹ năng nói tiếng Anh (17)
        • 1.1.1.1. Khái niệm kỹ năng nói tiếng Anh (17)
        • 1.1.1.2. Sự cần thiết của việc phát triển kỹ năng nói tiếng Anh (17)
        • 1.1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng nói tiếng Anh của sinh viên (19)
        • 1.1.1.4. Các tiêu chí đánh giá kỹ năng nói tiếng Anh (20)
      • 1.1.2. Sử dụng các thước phim ngắn trong dạy học tiếng Anh (22)
        • 1.1.2.1. Định nghĩa về phim (22)
        • 1.1.2.2. Vai trò của việc sử dụng các thước phim ngắn trong dạy học tiếng Anh (22)
        • 1.1.2.3. Một số các hoạt động có sử dụng các thước phim ngắn trong dạy học tiếng (23)
    • 1.2. Cơ sở thực tiễn (25)
      • 1.2.1. Thực trạng về việc sử dụng các thước phim ngắn để phát triển kỹ năng nói tiếng Anh trong dạy học, trường Đại học Hồng Đức (25)
        • 1.2.1.1. Thực trạng về kỹ năng nói tiếng Anh của sinh viên năm thứ nhất ngành Sư phạm tiếng Anh, trường Đại học Hồng Đức (25)
        • 1.2.1.2. Thực trạng về việc sử dụng các thước phim ngắn để phát triển kỹ năng nói của sinh viên năm thứ nhất ngành Sư phạm tiếng Anh, trường Đại học Hồng Đức 25 1.2.1.3. Thực trạng sử dụng các thước phim ngắn trong giảng dạy để phát triển kỹ năng nói cho sinh viên năm thứ nhất của giảng viên trường Đại học Hồng Đức (27)
  • CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG QUY TRÌNH SỬ DỤNG CÁC THƯỚC PHIM NGẮN NHẰM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NÓI CHO SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT NGÀNH SƯ PHẠM TIẾNG ANH (36)
    • 2.1. Cơ sở xây dựng quy trình sử dụng các thước phim ngắn trong dạy học (36)
    • 2.2. Tiêu chí chọn phim (36)
      • 2.2.1. Tính giáo dục (37)
      • 2.2.2. Tính chân thực (37)
      • 2.2.3. Tính dễ hiểu (37)
      • 2.2.4. Tính thuần phong mỹ tục (38)
      • 2.2.5. Tính phù hợp với chương trình dạy học (38)
    • 2.3. Quy trình sử dụng các thước phim ngắn nhằm phát triển kỹ năng nói cho sinh viên năm thứ nhất ngành Sư phạm tiếng Anh (0)
  • CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VIỆC SỬ DỤNG CÁC THƯỚC (41)
    • 3.1. Mục đích thực nghiệm Sư phạm (41)
    • 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm Sư phạm (41)
    • 3.3. Nội dung thực nghiệm (41)
    • 3.4. Tổ chức thực hiện (59)
      • 3.4.1. Đối tượng và phương pháp thực nghiệm (59)
        • 3.4.1.1. Đối tượng thực nghiệm (59)
        • 3.4.1.2. Phương pháp thực nghiệm (60)
      • 3.4.2. Các bước tiến hành thực nghiệm (64)
      • 3.4.3. Tiến trình thực nghiệm (65)
    • 3.5. Kết quả thực nghiệm (79)
      • 3.5.1. Hiệu quả của việc sử dụng các thước phim ngắn đến mức độ tham gia vào các hoạt động nói (79)
      • 3.5.2. Hiệu quả của việc sử dụng các thước phim ngắn đến kỹ năng nói tiếng Anh 78 1. Khả năng phát âm (pronunciation) (80)
        • 3.5.2.2. Khả năng sử dụng từ vựng (lexical resources) (0)
        • 3.5.2.3. Khả năng sử dụng ngữ pháp (grammar) (0)
        • 3.5.2.4. Khả năng nói trôi chảy (fluency) (84)
        • 3.5.2.5. Khả năng liên kết và phát triển ý (cohesion and coherence) (86)
        • 3.5.2.6. Hiệu quả của việc sử dụng các thước phim ngắn đến khả năng nói tiếng (87)
  • PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (89)
    • 1. Kết luận (89)
    • 2. Kiến nghị (90)

Nội dung

Thực trạng sử dụng các thước phim ngắn trong giảng dạy để phát triển kỹ năng nói cho sinh viên năm thứ nhất của giảng viên trường Đại học Hồng Đức .... LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC THƯỚC

Cơ sở lý luận

1.1.1 Phát triển kỹ năng nói tiếng Anh

1.1.1.1 Khái niệm kỹ năng nói tiếng Anh

Kỹ năng nói là kỹ năng dùng âm thanh để diễn tả ý nghĩ, ý kiến, lời nói của mình nhằm mục đích bày tỏ ý kiến, trò chuyện, giao tiếp với người nghe Thông qua cuộc trò chuyện người nói với người nghe trao đổi thông tin lẫn nhau Theo Florez

(1999, tr.98), nói là một quá trình tương tác mà người học sản sinh thông tin và tiếp nhận thông tin để tạo ra ý nghĩa Thornbury (2005, tr.78) cũng khẳng định rằng sự khác nhau về các quy tắc ngữ pháp và từ vựng giữa hai ngôn ngữ khác nhau có thể gây ra khó khăn trong quá trình nói bằng ngôn ngữ thứ hai khác với nói bằng ngôn ngữ mẹ đẻ do người học thiếu vốn từ vựng và kiến thức ngữ pháp; quá trình sắp xếp ngữ pháp và các từ không tự động trong việc tạo ra ngôn ngữ thứ hai Theo Trương Trần Minh Nhật (2018), tất cả những kiến thức liên quan về ngôn ngữ ít nhiều ảnh hưởng đến quá trình luyện tập và tiến bộ của sinh viên, bởi vì học một ngoại ngữ không chỉ đơn thuần là học từ vựng và các cấu trúc ngữ pháp, mà sinh viên còn phải biết cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp với văn cảnh và mục đích của hoạt động nói

1.1.1.2 Sự cần thiết của việc phát triển kỹ năng nói tiếng Anh

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, tiếng Anh là một phần không thể thiếu trong quá trình hội nhập của mỗi quốc gia, tổ chức, và mỗi cá nhân Kỹ năng nói tiếng Anh là một trong những kỹ năng quan trọng và không thể thiếu trong quá trình đó Một người có kỹ năng nói tốt sẽ có khả năng truyền tải thông tin bằng lời nói tốt hơn, giúp người nghe có thể hiểu được những gì người nói muốn truyền tải một cách rõ ràng và mạch lạc Do vậy, người học cần phải phát triển kỹ năng nói tiếng Anh để có thể thành công hơn trong các giao thiệp trên bất kì lĩnh vực nào mà

Rao (2019) khẳng định rằng khi người học có kỹ năng nói tiếng Anh tốt thì họ cũng có thể phát triển được nhiều các kỹ năng khác như kỹ năng trả lời phỏng vấn, kỹ năng tranh biện, kỹ năng thảo luận nhóm, kỹ năng diễn thuyết trước đám đông, kỹ năng thuyết trình để phát triển toàn diện cho bản thân và đem lại lợi thế trong công việc Có kỹ năng nói tốt cũng đồng nghĩa với việc mức độ tự tin được gia tăng, người học có cơ hội phát triển các mối quan hệ trong công việc tốt hơn

Trong bối cảnh ở Việt Nam hiện nay, càng ngày càng có nhiều các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam Theo ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) năm 2023 có thể đạt từ 36-38 tỷ USD, cao hơn mức gần 28 tỷ USD của năm 2022 Do đó, nhiều cơ quan, doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực và ngành nghề yêu cầu nhân viên của mình phải biết giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh Vì vậy, việc phát triển kỹ năng nói Tiếng Anh là vô cùng cần thiết, đặc biệt là đối với các ngành nghề liên quan đến việc tiếp xúc với người nước ngoài như tiếp viên, nhân viên tư vấn, phiên dịch viên Việc có khả năng nói tiếng Anh tốt sẽ giúp chúng ta có được đánh giá cao từ các nhà tuyển dụng

Rõ ràng, việc phát triển kỹ năng nói tiếng Anh là vô cùng cần thiết đối với công cuộc toàn cầu hóa cũng như đối với sự phát triển bản thân và sự nghiệp của

Hình 1.1 Tầm quan trọng của kỹ năng nói

17 mỗi con người Việc phát triển kỹ năng nói tiếng Anh không chỉ hỗ trợ người học trong học tập mà còn là tấm vé giúp họ có được những cơ hội việc làm tốt hơn cũng như hoàn thiện bản thân hơn

1.1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng nói tiếng Anh của sinh viên

Theo Prayuda (2021), có 6 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nói tiếng Anh của người học, đó là điều kiện thực hiện (performance condition), nhân tố cảm xúc (affective factors), khả năng nghe hiểu (listening ability), kiến thức về chủ đề (topical knowledge), phản hồi trong các hoạt động nói (feedback during speaking activities), và thói quen tự học ở nhà (study habit at home) Điều kiện thực hiện (performance condition): Sinh viên thực hiện yêu cầu luyện tập nói trong nhiều điều kiện đa dạng mà Nation & Newton (2009) tin rằng có thể ảnh hướng tới khả năng nói tiếng Anh Những điều kiện này có thể bao gồm những áp lực về thời gian, việc lên kế hoạch, tiêu chuẩn thực hiện và những sự hỗ trợ được cung cấp từ bên ngoài

Nhân tố cảm xúc (affective factors): Theo Krashen (1982), các biến số đa dạng trong cảm xúc của người học có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của việc học ngôn ngữ thứ hai Những nhân tố cảm xúc này thường được tập trung vào 3 phạm trù: động lực, sự tự tin và sự lo lắng

Khả năng nghe hiểu (listening ability): Doff (1998, tr.199) khẳng định người học phải hiểu những gì người khác nói với họ thì họ mới có được một cuộc hội thoại hiệu quả Cũng đồng tình với quan điểm đó, Shumin (1997) cho rằng khi một người nói, người còn lại phản ứng qua quá trình nghe hiểu của họ Trên thực tế, mỗi người tham gia vào đàm thoại đều đóng vai trò vừa là người nghe vừa là người nói

Vì vậy, một người chắc chắn không thể phản hồi lại được nếu họ không hiểu người khác nói gì Hay nói cách khác, kỹ năng nghe có liên quan trực tiếp đến hiệu quả của kỹ năng nói

Kiến thức về chủ đề (topical knowledge): Bachman & Palmer (1996) nhận định rằng kiến thức về chủ đề là những kiến thức được đọng lại trong bộ nhớ dài hạn giúp người học liên hệ được với thế giới mà họ đang sống khi nói về bất kì một chủ đề gì Do đó những người thiếu kiến thức nền về chủ đề mà họ đang nói sẽ khó

18 tham gia đàm thoại hơn và bị ảnh hưởng nhất định tới khả năng nói của mình

Phản hồi trong các hoạt động nói (feedback during speaking activites): Hầu hết sinh viên đều mong muốn giảng viên sẽ đưa ra những phản hồi cho phần thể hiện trong quá trình nói của họ Tuy nhiên, mỗi phần thể hiện nên được xử lý theo những cách khác nhau Theo Harmer (1991), mọi quyết định giáo viên đưa ra về cách phản ứng với phần thể hiện của học sinh sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn của bài học, các hoạt động cụ thể, những kiểu lỗi mà học sinh mắc phải và đặc điểm tâm sinh lý của từng học sinh Baker & Westrup (2003) cho rằng giáo viên luôn phải sửa lỗi cho học sinh một cách tích cực kèm theo những lời động viên để tạo động lực học tập cho học sinh

Thói quen tự học ở nhà (study habit at home): Thói quen tự học được Prayuda (2021) đánh giá là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học ngôn ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng Việc kiên trì và tự giác học ở nhà, tìm bạn để luyện tập cùng, tham gia các khóa học online có người bản ngữ giảng dạy, tự luyện tập nói và ghi âm để xem lại lỗi sai của mình… sẽ giúp học sinh thành công hơn trong việc phát triển kỹ năng nói

1.1.1.4 Các tiêu chí đánh giá kỹ năng nói tiếng Anh

Hiện nay, kỹ năng nói tiếng Anh được đánh giá theo nhiều bộ tiêu chí khác nhau nhưng tất cả đều dựa trên những khía cạnh của kỹ năng nói như phát âm, từ vựng, ngữ pháp, độ trôi chảy, và khả năng phát triển cũng như liên kết ý (Brown,

Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Thực trạng về việc sử dụng các thước phim ngắn để phát triển kỹ năng nói tiếng Anh trong dạy học, trường Đại học Hồng Đức

1.2.1.1 Thực trạng về kỹ năng nói tiếng Anh của sinh viên năm thứ nhất ngành

Sư phạm tiếng Anh, trường Đại học Hồng Đức Để tìm hiểu thực trạng khả năng nói tiếng Anh của sinh viên năm thứ nhất ngành Sư phạm tiếng Anh trường Đại học Hồng Đức, nhóm nghiên cứu đã thực

Tự đánh giá kỹ năng nói tiếng Anh của sinh viên năm thứ nhất

Tốt Khá Trung bình Yếu

Tự đánh giá trình độ tiếng Anh của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Hồng Đức

Tốt Khá Trung bình Yếu hiện một cuộc khảo sát trên 70 sinh viên ở hai lớp K25C và K25D ngành Sư phạm tiếng Anh

Khi tự đánh giá trình độ tiếng Anh hiện tại, chỉ có hơn 10% sinh viên tự đánh giá trình độ tiếng Anh ở mức tốt, trên một phần tư tổng số sinh viên tự đánh giá ở mức khá Trong khi đó, mức độ trung bình chiếm gần một nửa và có tới hơn 15% sinh viên đánh giá trình độ tiếng Anh ở mức yếu (Hình 1.2)

Khi trả lời câu hỏi đánh giá về kỹ năng nói tiếng Anh, số liệu ở hình 1.3 cho thấy có tới hơn nửa số sinh viên tham gia khảo sát thừa nhận kỹ năng nói tiếng Anh ở mức trung bình - yếu, gần 40% sinh viên tự nhận thấy kỹ năng tiếng Anh ở mức khá, và chỉ có 7 trong 70 sinh viên tự tin đánh giá tốt kỹ năng nói tiếng Anh

Hình 1.3 Tự đánh giá kỹ năng nói tiếng Anh của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Hồng Đức

Hình 1.2 Tự đánh giá trình độ tiếng Anh của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Hồng Đức

Kết quả bài kiểm tra đánh giá năng lực đầu vào của sinh viên

Khi đánh giá kết quả bài kiểm tra đánh giá năng lực đầu vào, có tới gần 35% sinh viên đạt điểm yếu (dưới 5.5 điểm), chỉ có 7/70 sinh viên đạt điểm tốt (từ 8.5 điểm trở lên) Tỷ lệ sinh viên đạt điểm khá chỉ chiếm 1 phần 5 tổng số sinh viên (7.0 – 8.4 điểm), trong khi gần 30% sinh viên đạt điểm trung bình (5.5 – 6.9 điểm) Nguyên nhân dẫn đến là do phát âm chưa thực sự tốt; từ vựng của các em còn hạn chế; ngữ pháp còn sử dụng sai; khi nói còn ngập ngừng và ít khi có các ví dụ và giải thích để phát triển ý (Hình 1.4)

Từ số liệu khảo sát cho thấy, sinh viên chuyên ngữ năm thứ nhất trường Đại học Hồng Đức có kỹ năng nói chưa thực sự tốt

1.2.1.2 Thực trạng về việc sử dụng các thước phim ngắn để phát triển kỹ năng nói của sinh viên năm thứ nhất ngành Sư phạm tiếng Anh, trường Đại học Hồng Đức

Số liệu ở hình 1.5 cho thấy, việc sử dụng phim nói tiếng Anh để phát triển khả năng nói của sinh viên còn hạn chế Gần 35% sinh viên xem phim có nói tiếng Anh thường xuyên hoặc tương đối thường xuyên nhưng chỉ có gần một phần tư tổng số sinh viên sử dụng để phát triển kỹ năng nói tiếng Anh ở mức thường xuyên và tương đối thường xuyên Trong khi đó, số lượng sinh viên ít khi hoặc không bao giờ xem phim tiếng Anh chiếm tới một nửa Chỉ có hơn 15% sinh viên không bao giờ xem phim nói tiếng Anh nhưng tỷ lệ sinh viên không sử dụng phim để phát triển kỹ năng nói tiếng Anh gần gấp đôi

Hình 1.4 Kết quả bài kiểm tra đánh giá năng lực đầu vào của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Hồng Đức

Thỉnh thoảng Ít khi sử dụng

Mức độ sử dụng phim nói tiếng Anh và sử dụng phim tiếng Anh để phát triển khả năng nói của sinh viên

Xem phim nói tiếng Anh

Sử dụng phim tiếng Anh để nâng cao kỹ năng nói

Nhóm nghiên cứu đã khảo sát các hoạt động được sinh viên cảm thấy có thể hứng thú sử dụng nếu xem phim để phát triển kỹ năng nói Trong các hoạt động được nêu ra thì hoạt động lồng tiếng, đóng vai nhân vật phim (Dub and Role play) được hơn 60% sinh viên xác nhận là có hứng thú sử dụng trong khi xem phim để phát triển kỹ năng nói Tất cả các hoạt động còn lại đều chiếm tỉ lệ chưa đến 10% (Hình 1.6)

Hình 1.5 Mức độ sử dụng phim nói tiếng Anh và sử dụng phim tiếng

Anh để phát triển khả năng nói của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Hồng Đức

Các hoạt động sinh viên có hứng thú sử dụng nếu xem phim tiếng Anh để phát triển kỹ năng nói

Hoạt động đoán sự kiện phim (Guess what happen next) Hoạt động lồng tiếng, đóng vai nhân vật phim (Dub and Role play) Hoạt động sắp xếp trật tự các sự kiện phim (Order the Events) Hoạt động làm video ngắn cho chủ đề phim (Short video) Hoạt động miêu tả địa điểm phim (Describe the place) Các hoạt động khác

Khi được hỏi về quan điểm về mức độ hiệu quả khi xem phim tiếng Anh để phát triển kỹ năng nói, hầu hết các sinh viên đánh giá có hiệu quả tương đối cao trở lên (94%), chỉ có gần 5% sinh viên đánh giá ít hiệu quả, và tỷ lệ sinh viên đánh giá xem phim tiếng Anh không có hiệu quả lên khả năng nói của họ không đáng kể (Hình 1.7)

Hình 1.6 Các hoạt động sinh viên có hứng thú sử dụng khi xem phim tiếng Anh để phát triển kỹ năng nói

Rất hiệu quả Hiệu quả Tương đối hiệu quả Ít hiệu quả Không hiệu quả

Quan điểm của sinh viên về mức độ hiệu quả của việc xem phim tiếng Anh để phát triển khả năng nói

Khi khảo sát về các yếu tố mà sinh viên nghĩ có thể cải thiện trong quá trình xem phim, số liệu hình 1.8 cho thấy, tất cả sinh viên chọn phát âm (pronunciation) là yếu tố họ có thể phát triển nhiều nhất, từ vựng (lexical resources) và ngữ pháp (grammar) là yếu tố có thể được cải thiện nhiều tiếp theo với lần lượt 67 và 61 sinh viên lựa chọn Ít hơn 60 bạn sinh viên cho rằng họ có thể cải thiện độ trôi chảy (fluency) và cách phát triển ý – liên kết ý (cohesion - coherence) khi học với phim

Hình 1.7 Quan điểm của sinh viên về mức độ hiệu quả của việc xem phim tiếng Anh để phát triển khả năng nói

Phát âm (pronuniation) Từ vựng (lexical resources) Độ trôi chảy (fluency)

Cách liên kết và phát triển ý (cohesion và coherence) Ngữ pháp (grammar)

Các yếu tố được sinh viên năm thứ nhất trường Đại học

Hồng Đức cho rằng có thể phát triển khi xem phim

Hình 1.8 Các yếu tố được sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Hồng Đức cho rằng có thể phát triển khi xem phim

Khi được hỏi về các vấn đề có thể và đang gặp phải khi sử dụng phim ngắn để phát triển kĩ năng nói tiếng Anh, Khoảng 1/3 số sinh viên cho rằng không tìm thấy phim phù hợp với nhu cầu kiến thức của bài học trong khi không có sinh viên nào cho rằng xem phim không đem lại hiệu quả hơn trong việc phát triển kỹ năng nói so với các nguồn tài liệu truyền thống Hơn một phần tư tổng số sinh viên cho rằng vấn đề họ gặp phải là phim tiếng Anh khó nên xem không hiểu Chỉ có hơn 10% sinh viên thừa nhận rằng không thích phim tiếng Anh (Hình 1.9)

Từ các số liệu ở trên ta có thể thấy rằng, sinh viên năm thứ nhất ngành Sư phạm tiếng Anh trường Đại học Hồng Đức đánh giá cao hiệu quả của việc áp dụng các thước phim ngắn để nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh, tuy nhiên, vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận Sử dụng phim để phát triển kỹ năng nói vẫn đang

Không đem lại hiệu quả hơn trong việc phát triển kỹ năng nói so với các nguồn tài liệu truyền thống

Bản thân không thích xem phim tiếng

Phim tiếng Anh khó nên khi xem hầu như không hiểu

Không thấy phim phù hợp với nhu cầu kiến thức cần học theo bài học

Các vấn đề sinh viên có thể hoặc đang gặp phải khi xem phim tiếng Anh để phát triển kỹ năng nói

Hình 1.9 Các vấn đề sinh viên có thể hoặc đang gặp phải khi xem phim tiếng

Anh để phát triển kỹ năng nói

30 là một vấn đề mới đối với sinh viên Bên cạnh đó, hầu hết tất cả sinh viên (trên 95%) đều có mong muốn tham gia vào lớp có áp dụng phim vào dạy học

1.2.1.3 Thực trạng sử dụng các thước phim ngắn trong giảng dạy để phát triển kỹ năng nói cho sinh viên năm thứ nhất của giảng viên trường Đại học Hồng Đức Để tìm hiểu sâu hơn về việc sử dụng các thước phim ngắn trong giảng dạy để phát triển kỹ năng nói cho sinh viên năm thứ nhất của giảng viên khoa Ngoại ngữ trường Đại học Hồng Đức, nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát với 10 giảng viên trong bộ môn phát triển kỹ năng tiếng Anh khoa Ngoại ngữ trường Đại học Hồng Đức, là những người đang trực tiếp giảng dạy học phần Nghe – nói

Dữ liệu từ hình 1.10 cho thấy, không có giảng viên nào chưa từng sử dụng phim để phát triển kỹ năng nói cho sinh viên và cũng không có giảng viên nào thực hiện thường xuyên Chỉ có 1 giảng viên sử dụng ở mức độ tương đối thường xuyên,

3 giảng viên thỉnh thoải có sử dụng và hơn một nửa ít khi sử dụng

XÂY DỰNG QUY TRÌNH SỬ DỤNG CÁC THƯỚC PHIM NGẮN NHẰM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NÓI CHO SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT NGÀNH SƯ PHẠM TIẾNG ANH

Cơ sở xây dựng quy trình sử dụng các thước phim ngắn trong dạy học

Cùng với giáo trình, tài liệu tham khảo và các học liệu bổ trợ khác, các thước phim ngắn được sử dụng trong lớp học như một tài liệu dạy học bổ trợ Để lựa chọn, xây dựng và sử dụng các học liệu này, giáo viên cần phải dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như mục tiêu của chương trình học, mục tiêu của mỗi bài học, đặc điểm và mong muốn của người học (McDonough và cộng sự, 2013) Tomlinson

(2012) khẳng định quy trình phát triển tài liệu dạy học là một quy trình chặt chẽ với nhiều bước từ thiết kế học liệu, phát hành học liệu, đánh giá học liệu, sử dụng học liệu và cải biên nếu cần thiết Ông cũng xây dựng 6 nguyên tắc cơ bản trong việc phát triển tài liệu dạy học: (1) ngôn ngữ được cung cấp trong học liệu phải phong phú, có ý nghĩa và dễ hiểu; (2) học liệu phải giúp người học có những trải nghiệm về ngôn ngữ cả về tình cảm và nhận thức; (3) học liệu phải đảm bảo những người học đạt hiệu quả tích cực hơn trong quá trình học cũng sẽ có năng lực giao tiếp tốt hơn; (4) học liệu có giá trị hữu ích cho người học ngay cả với ngôn ngữ thứ nhất của họ; (5) các ngữ liệu đầu vào của học liệu có các đặc điểm nổi bật có giá trị đối với người học; (6) người học phải có cơ hội để sử dụng ngôn ngữ để đạt được các mục đích giao tiếp của mình

Trên vai trò là một học liệu bổ trợ, các thước phim ngắn cũng cần có những quy trình lựa chọn phim, thiết kế hoạt động sử dụng phim trong dạy học cũng cần tuân thủ những nguyên tắc và yêu cầu như trên của quy trình phát triển tài liệu dạy học Đồng thời các thước phim ngắn cũng phải đảm bảo được những tiêu chí phù hợp với các yêu cầu sẵn có trong khung chương trình.

Tiêu chí chọn phim

Do tính chất đa dạng của phim về thể loại và thời lượng, không phải thước phim nào cũng phù hợp để áp dụng cho dạy học Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu sử dụng các thước phim ngắn từ 5-7 phút có chủ đề và ngôn ngữ phù hợp với trình độ tiếng Anh bậc 2 tương ứng với các

35 chủ đề bài học trong giáo trình được sử dụng cho sinh viên năm thứ nhất ngành Sư phạm tiếng Anh ở học phần Kỹ năng Nghe Nói 1, trường Đại học Hồng Đức Việc chiếu một bộ phim dài có thể dẫn đến tình trạng quá tải về nhận thức và thường không thể thực hiện được do hạn chế về thời gian Các thước phim ngắn có độ dài dưới 10 phút có thể được xem nhiều lần trong giờ học nên có khả năng sử dụng cho nhiều hoạt động khác nhau cho mỗi lần xem, điều này có thể giúp phát triển các kỹ năng tổng hợp (Cooper và Dancyger, 2005; Chan và Herrero, 2010; Kadabayi,

2012) Hơn nữa mỗi bộ phim ngắn dưới 10 phút thường đưa ra một ý tưởng không quá phức tạp nên có thể tăng khả năng ghi nhớ và tư duy phản biện của người học (Cooper và Dancyger, 2005)

Hiện nay chưa có nghiên cứu nào đưa ra một bộ tiêu chí đầy đủ để lựa chọn các thước phim phù hợp vào dạy học, vì vậy, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp từ nhiều tài liệu khác nhau để thống nhất xây dựng một số tiêu chí lựa chọn các thước phim ngắn có thể lồng ghép trong quá trình dạy học nhằmphát triển kỹ năng nói cho sinh viên năm thứ nhất ngành Sư phạm tiếng Anh trường Đại học Hồng Đức như sau:

Bất kì một tài liệu nào muốn đưa vào chương trình giảng dạy thì tiêu chí đầu tiên cần đảm bảo được chính là tính giáo dục vì mục đích chính của dạy học là phải giúp người học rút ra được một bài học hoặc thông điệp ý nghĩa nào đó liên quan đến cuộc sống Do đó, phim cần có ngôn ngữ trong sáng và có tính giáo dục cao

Sherman (2003) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tính chân thực vì giá trị bối cảnh và tính chân thực của phim có thể mang lại nguồn cảm hứng cho người học ngôn ngữ mà không loại tài liệu học tập nào làm được Những bối cảnh này có thể giống như trong cuộc sống hàng ngày của sinh viên giúp các bạn hiểu tình huống tốt và có nhiều động cơ học tập tốt hơn

Việc khác biệt về văn hoá và cách diễn đạt ngôn từ khác với tiếng mẹ đẻ có thể gây nên sự khó hiểu trong quá trình xem phim đối với sinh viên Do đó, tính dễ

36 hiểu của bộ phim là một trong những yếu tố quan trọng khi chọn phim để chiếu cho sinh viên Sinh viên cần hiểu bộ phim để hoàn thành các nhiệm vụ học tập liên quan, nếu không nó sẽ không là nguồn cảm hứng mà còn là gánh nặng cho người học (Stoller, 1988)

2.2.4 Tính thuần phong mỹ tục

Sự khác biệt về văn hóa trong bối cảnh phim với nền tảng văn hóa của người học có thể sẽ gây ra xung đột dẫn đến những phản ứng ngược của người học Do đó, các thước phim đưa vào dạy học phải có chủ đề, hoàn cảnh, ngôn từ trong sáng với nội dung lành mạnh và phù hợp với nếp sống hằng ngày, thuần phong mỹ tục của Việt Nam Chỉ có như vậy thì việc áp dụng phim vào dạy học mới vừa góp phần cải thiện được kỹ năng nói mà vừa có giá trị làm đẹp, làm giàu thêm vốn sống của họ

2.2.5 Tính phù hợp với chương trình dạy học

Mỗi một chương trình dạy học đều có mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể trong mỗi bài học khác nhau dựa theo trình độ, lứa tuổi và các đặc điểm của người học cũng như môi trường dạy học Do đó, các thước phim được lựa chọn cũng bắt buộc phải phù hợp với những mục tiêu và đặc điểm này để mang lại giá trị và hiệu quả giáo dục thực sự

2.3 Quy trình sử dụng các thước phim ngắn nhằm phát triển kỹ năng nói cho sinh viên năm thứ nhất ngành Sư phạm tiếng Anh

Dựa theo những nguyên tắc như trên, nhóm nghiên cứu đã xây dựng quy trình sử dụng các thước phim ngắn nhằm phát triển kỹ năng nói cho sinh viên năm thứ nhất ngành Sư phạm tiếng Anh như sau:

Bước 1: Nghiên cứu chương trình giảng dạy và giáo trình dùng trong học phần Kỹ năng nghe nói tiếng Anh cho sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Hồng Đức để nắm vững điều kiện thực hiện hoạt động, mục tiêu dạy học của học phần và mục tiêu của từng bài học

Bước 2: Nghiên cứu năng lực, mong muốn cũng như một số đặc điểm về thói quen tự học, nhân tố cảm xúc của sinh viên trong quá trình dạy học để từ đó lựa

37 chọn những thước phim và xây dựng hoạt động có thể thu hút và có giá trị giáo dục cho người học

Bước 3: Dựa trên những đặc điểm về điều kiện thực hiện hoạt động dạy học, mục tiêu của học phần và mục tiêu cụ thể của từng bài học cũng như những đặc điểm và nhu cầu của người học đã nghiên cứu và phân tích ở trên, nhóm tiến hành tìm kiếm và chọn lọc những thước phim ngắn phù hợp

Bước 4: Thiết kế các hoạt động cụ thể cho các tuần học và chuẩn bị tài liệu hỗ trợ giáo viên và sinh viên để khai thác, sử dụng các thước phim đã lựa chọn vào phát triển kỹ năng nói cho sinh viên nhóm thực nghiệm

Trong mỗi bài học, nhóm đều thiết kế bốn hoạt động:

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VIỆC SỬ DỤNG CÁC THƯỚC

Mục đích thực nghiệm Sư phạm

• Khẳng định hướng đi đúng đắn của đề tài nghiên cứu trên cơ sở lý luận và thực tiễn

• Kiểm nghiệm ảnh hưởng của việc sử dụng các thước phim ngắn đến mức độ tham gia học tập của sinh viên năm thứ nhất ngành Sư phạm tiếng Anh trường Đại học Hồng Đức

• Kiểm nghiệm hiệu quả của việc sử dụng các thước phim ngắn trong việc nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên năm thứ nhất ngành Sư phạm tiếng Anh trường Đại học Hồng Đức.

Nhiệm vụ thực nghiệm Sư phạm

• Xây dựng các hoạt động sử dụng các thước phim ngắn và các bài kiểm tra thực nghiệm Sư phạm

• Kiểm tra – đánh giá, phân tích và xử lý kết quả thực nghiệm Sư phạm để rút ra kết luận về:

- Ảnh hưởng của việc sử dụng các thước phim ngắn đến mức độ tham gia học tập của sinh viên năm thứ nhất ngành Sư phạm tiếng Anh trường Đại học Hồng Đức

- Hiệu quả của việc sử dụng các thước phim ngắn trong việc nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên năm thứ nhất ngành Sư phạm tiếng Anh trường Đại học Hồng Đức.

Nội dung thực nghiệm

Như đã đề cập ở trên, nhóm nghiên cứu căn cứ theo khung chương trình học phần Nghe Nói 1 để chọn lọc những thước phim ngắn và xây dựng các hoạt động phù hợp với mục đích phát triển kỹ năng nói cho sinh viên năm thứ nhất ngành Sư phạm tiếng Anh trường Đại học Hồng Đức Trong 12 tuần thực nghiệm, tuần đầu

40 dành cho việc giới thiệu cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt động, yêu cầu và nhiệm vụ sinh viên cần làm, tuần 6 dành thời gian cho sinh viên ôn thi giữa kì Ở 10 tuần còn lại, nhóm nghiên cứu đã xây dựng hoạt động với 4 tuần học trên lớp (tuần 2, 5, 8,

12), 6 tuần tự học ở nhà (tuần 3, 4, 7, 9, 10, 11) (nội dung ở bảng 3.1), đi kèm là những hoạt động đa dạng và các thước phim ngắn phù hợp, nhằm đảm bảo sinh viên vừa có thể trải nghiệm phương pháp học tập mới vừa theo kịp với tiến độ trong khung chương trình sẵn có

Bảng 3.1 Nội dung dạy học kỹ năng nói theo các tuần

Tuần Chủ đề học Nội dung dạy học

2 Vui chơi giải trí - Mời, chấp nhận lời mời, từ chối lời mời đến các hoạt động giải trí

3 Sức khỏe - Nói về các vấn đề sức khỏe và đưa ra lời khuyên

- Nói về đồ ăn & đồ uống

- Phục vụ và gọi món trong nhà hàng

- Thanh toán cho bữa ăn

- Nói về một bữa ăn

5 Miêu tả phòng ở và đồ vật - Miêu tả một căn hộ

7 Du lịch - Nói về một kì nghỉ đáng nhớ

- Luyện tập tư vấn cho khách hàng khi mua quần áo

- Luyện tập hỏi và trả lời về các sản phẩm trong cửa hàng

- Luyện tập hỏi và trả lời về giá tiền sản phẩn

9 Gia đình và mọi người - Miêu tả một người

10 Người quen và bạn bè - Luyện tập xin lỗi và trả lời

11 Nghề nghiệp - Miêu tả một nghề nghiệp

12 Các địa điểm và chỉ đường

- Luyện tập miêu tả các địa điểm

- Luyện tập hỏi và chỉ đường Nhóm nghiên cứu đã xây dựng chương trình cụ thể cho từng tuần học như sau:

Work in pairs, discuss with your partner and arrange the following expressions in the correct categories: invitation, acceptance, refusal

- Another time, maybe - I’m down with it

- Do you fancy/feel like …? - Shall we …?

- I don’t fancy/feel like … - That sounds great/good/…

- I don’t like the sound of… - That’s a pity/ shame

- I was wondering if … - Why don’t we …?

- Yes, that will be great - Would you like to….?

- Sorry, I love to but I can’t - Yes, I’d love to

1 Watch the video and answer the following questions a What are they planning to do? b How do people invite others? what expression do they use? c How does the woman accept the invitation, what expression does she use?

42 d Why does the man refuse to go, what expression does he use?

2 Work in pairs, fill in the blanks using the expression of your own choice, then practice the dialogue with your partner a Inviting and accepting

A: Are you doing anything on _ ?

A: I was wondering if you want to

A: Cool, I’ll see you on _ b Inviting and refusing

B: Would you like to come to ?

A: _ (I don’t feel like/ I’d love to, but I can’t, ) B: That’s a pity!

A: Would you like to meet another time ?

A: That’s sounds great, let’s meet there then

Work in groups of 3-4 Practice giving an invitation, accept and refuse the invitation

• What you are going to do

• When you want to do it

• What time and where to meet

1 Look at the pictures and guess what they are doing

1 Watch the video and answer the questions a What is the couple trying to do? b How many rooms are there in the flat? c Does the man like this flat? Why or why not? d What are they going to do at the end? Why?

2 Discuss with your partner: What are the disadvantages and advantages of the flat?

Do you want to buy it? Why or why not?

- It looks great/ nice/ fantastic/ …

- That is super/ neat / not bad/ …

Make a conversation using the adjectives and expressions above about selling and finding a house

- What do they want to buy?

Discuss with your partner and answer the following questions a What did the woman buy? Why did she buy it? b How much did it cost?

46 c Which size of shirt did the man take?

2 Watch the video again and answer the questions a If you were that woman, did you buy that dress? Why and why not? b If you were that man, did you buy that shirt? Why and why not?

• Would you like any help?

= What can I do for you?

• What size do you wear?

• Just let me know if you need a different size

• Would you like to try it on?

• How would you like to pay?

• Would you like your receipt in the bag?

• The fitting room is over there

• Do you have this item in stock?

• Do you have this in a different color?

• Have you got this shot in a medium, please?

Role-play: make a conversation about buying something in a shop

1 revise some vocabulary on asking and giving direction a Vocabulary

Walk along/ walk straight down:

Take the first/second left/right turn:

In front of c Asking for direction

Excuse me, could you tell me how to get to …?

Excuse me, do you know where the … is?

I'm sorry, I don't know d Giving direction

You're going in the wrong direction

Take the first on the left

Take the second on the right

Continue straight ahead for about a mile

Have you ever ask anyone for direction/ give direction?

1 Answer the following questions? a Where are they going?

48 b What did the man use to show them the direction?

2 Describe the direction to the destination in each picture

3 What do you think about the last man? Where was he going? How many people did he ask to get to the destination? Did he get there easily?

If you were him, would it take you long to reach the destination?

1 Role-play: Work in pairs, you are in your university, one of you will ask for the direction of a building/classroom, the other will give the direction

1 Match the sentence with the correct expressions:

Are you all alright? A bit better

Have you got a temperature? Not really

Have you taken anything for your flu yet? I’ve only taken aspirin this morning

How are you feeling? You should see a doctor

My head feels awful My temperature keeps going up and down

1 Watch the video and answer the following questions a) Can you guess who in those characters is having an illness? What is he/she having (a flu, a headache, a stomachache, etc)?

- Name of the illness: _ b) Did Helen really have a flu? o Yes o No c) What did Matt, Jane and David do to help her get better?

You are one of Helen's friends and you are worrying about her sickness:

- What can you do to help Helen feel better?

- What advice would you give Helen to get rid of the flu?

Ex: - You have to drink a lot when you have flu

Work in group of 3-4, make a short video of this situation: You are having an illness, your friend will take care of you and give you advice

Students answer the following questions:

• Do you usually eat out?

• What restaurants do you often go to?

• What do you usually order?

1 Watch the video and answer the following questions a Did the customer go to the restaurant alone or with somebody else? b What did the first waiter ask him? c What did the customer order? d Did the find the meal delicious? e How much money did the meal cost? How much did he give to the waitress?

1 Role play: you and your friends will be customers and waiter/waitress, practice ordering food in the restaurant and paying for the meal

• Could you bring me the menu, please?

• Yes, can I see the dessert menu please?

• I’ll have the soup as a starter

• I’ll have the steak for the main course

• May I have some water, please?

• That’ll be all for now

• Yes, please May I get a glass of lemonade?

• I would like to order my food now

• We’ll have the chicken with vegetables and the vegetable pasta, please

• Can I take your order, Sir/

• Are you ready to order?

• Are you ready to order yet?

• What would you like to start with?

• Do you want a salad with it?

• How would you like your steak done?

• Do you want vegetables with it?

• Can I start you off with anything to drink?

• May I get you anything to drink?

• Can I get you anything else?

• Would you like some dessert?

- Guess the man’s purpose when he go to the hotel

1 Watch the video and decide whether your guess is correct or not

2 Watch again and answer the following questions?

What room did the guest book?

How many night is he going to stay?

What problems did he have and how did the receptionist solve the problem?

- Record a video (3-5 minute) about the steps of checking in in a hotel

- Can you guess: Did the man has a good vacation or not? Why?

- Students answer the following questions:

• How was the man’s vacation?

• Why is he happy even though things go badly during his vacation?

• Discuss about the memorable vacations of the 3 people in scene 2 What kind of experiences did they have?

Pair work: Work in pairs, record a video (3–5-minute) about 1 student is having a problem and the other student gives 2 tips and explains why Then switch roles

1 Can you guess: Why does the woman go to the police station?

1 Watch the video and answer the question: a What is the woman talking about? b What does her daughter look like?

Make a short video talking about the person that you admire

1 Watch the video and answer the questions a What was the man’s attitude at first? How was it changed after he saw the woman? b What did he do to solve the problem? What was the woman’s reaction?

Apologizing Saying you won’t accept an apology Making offers

• You should really be more careful

• You say you’re sorry but I don’t think you are

• What’s the matter with you?

• Are you saying it’s my fault?

• Is there anything I can do to make it up for you?

Make a short video about apologizing and making offers

- Have you ever refused any offer? How did you do that?

- How will you feel if someone rejects your idea?

1 Watch the video and answer the questions

56 a How many offers did they mention? Did they accept or refuse? b What did they decide in the end? c Why did she call her friend?

MAKE SUGGESTIONS AGREE & REJECT GIVE ADVICE

• Yes, that sounds like a great idea

• Yes, that's not a bad idea

Make a short video about making offers, accepting or refusing and giving advices

Tổ chức thực hiện

3.4.1 Đối tượng và phương pháp thực nghiệm

Khách thể nghiên cứu là 70 sinh viên đến từ hai lớp K25C và K25D chuyên ngành Sư phạm Tiếng Anh do cùng 1 giảng viên dạy học phần kỹ năng Nghe Nói 1 Tất cả 70 sinh viên này đều ở độ tuổi từ 17 – 20 tuổi, đến từ thành phố và các huyện khác nhau ở Thanh Hóa 70 sinh viên này được yêu cầu hoàn thành bài kiểm tra đánh giá năng lực đầu vào từ đầu học kỳ trước khi bắt đầu tiến hành nghiên cứu Bài kiểm tra đánh giá năng lực đầu vào này được thiết kế dựa trên mẫu bài kiểm tra đầu vào của giáo trình Face2Face, Nhà xuất bản Đại học Cambridge nhằm đánh giá khả năng nói tiếng Anh của sinh viên 2 lớp trên Kết quả bài kiểm tra cho thấy sinh viên hai lớp K25C và K25D Đại học Sư phạm Tiếng Anh có trình độ tiếng Anh khá tương đồng Vì vậy, 70 sinh viên đến từ 2 lớp này đều được lựa chọn để tham gia chương trình thực nghiệm và được chia thành 2 nhóm: nhóm thực nghiệm (35 sinh viên) ở lớp K25C Đại học Sư phạm tiếng Anh và nhóm đối chứng (35 sinh viên) ở lớp K25D Đại học Sư phạm tiếng Anh

Kết quả bài kiểm tra cho thấy hai lớp có sự tương đồng về mức điểm của sinh viên, với phần lớn sinh viên đạt dưới 7 điểm, chỉ có khoảng 1/3 sinh viên đạt mức điểm khá, giỏi và chỉ từ 2-3 sinh viên mỗi lớp đạt mức điểm dưới 4

Bảng 3.2 Điểm bài kiểm tra đầu vào của sinh viên hai lớp K25C và K25D Đại học

Sư phạm Tiếng Anh Điểm Số lượng sinh viên lớp

Số lượng sinh viên lớp

Nhóm nghiên cứu đã xây dựng 3 bộ câu hỏi khảo sát gồm:

Bộ câu hỏi thứ nhất là câu hỏi khảo sát thực trạng sử dụng phim trong dạy kỹ năng nói cho sinh viên chuyên ngữ trường đại học Hồng Đức (phụ lục 1): nhóm nghiên cứu đã xây dựng bảng khảo sát giảng viên với đối tượng trả lời khảo sát là

10 giảng viên ở bộ môn phát triển kỹ năng tiếng Anh là những người trực tiếp giảng dạy các học phần kỹ năng nghe nói – đọc viết cho sinh viên chuyên ngữ Bộ câu hỏi gồm tổng cộng 5 câu nhằm xác định quan điểm của giảng viên về việc sử dụng các thước phim ngắn trong giảng dạy để phát triển kỹ năng nói cho sinh viên năm thứ nhất, Trường Đại học Hồng Đức Các câu hỏi tìm hiểu về mức độ thường xuyên sử dụng các thước phim ngắn, trong dạy học của giảng viên, các hoạt động được giảng viên áp dụng để phát triển kỹ năng nói khi sử dụng phim, mức độ hiệu quả mà giảng viên đánh giá đối với việc sử dụng phim để phát triển kỹ năng nói, cùng với các yếu tố mà giảng viên đánh giá rằng có thể được cải thiện trong kỹ năng nói của sinh viên khi xem phim

Bộ câu hỏi thứ hai là câu hỏi khảo sát thực trạng sử dụng phim trong việc học kỹ năng nói của sinh viên chuyên ngữ trường đại học Hồng Đức (phụ lục 2)

Nhóm nghiên cứu xây dựng bảng khảo sát khách thể để biết rõ hơn thực trạng về kỹ năng nói tiếng anh của 70 sinh viên học lớp K25C và K25D Đại học Sư phạm Tiếng Anh cũng như thực trạng về việc sử dụng các thước phim ngắn để phát triển kỹ năng nói của nhóm sinh viên này Bộ câu hỏi có tổng cộng 14 câu hỏi, được chia làm 4 phần: phần đầu gồm 5 câu hỏi tìm hiểu về thông tin cá nhân của sinh viên như tuổi, quê quán, số năm học tiếng Anh Phần thứ 2 bao gồm 2 câu hỏi tìm hiểu về việc sinh viên tự đánh giá khả năng tiếng Anh và kỹ năng nói tiếng Anh của mình với 4 mức: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu Phần thứ 3 gồm 6 câu hỏi khảo sát về thực trạng sử dụng các thước phim ngắn đối với sinh viên, sinh viên tự đánh giá hiệu quả của việc xem phim tiếng Anh mức độ sử dụng phim nói tiếng Anh và mức độ thường xuyên sử dụng để phát triển kỹ năng nói, các hoạt động khi xem phim hiện

59 nay được sinh viên sử dụng để phát triển kỹ năng nói, tự đánh giá các yếu tố mà sinh viên cho là đã phát triển được sau khi sử dụng phim để phát triển kỹ năng nói Phần thứ 4 gồm có 1 câu hỏi khảo sát sinh viên về mong muốn tham gia các lớp học có sử dụng phim

Bộ câu hỏi thứ ba là câu hỏi khảo sát tự đánh giá khả năng nói tiếng Anh của sinh viên chuyên ngữ năm thứ nhất trường đại học Hồng Đức sau khi kết thúc học phần kỹ năng Nghe Nói 1 có sử dụng các thước phim ngắn trong dạy học (phụ lục 3): Bảng khảo sát được nhóm nghiên cứu xây dựng nhằm xác định quan điểm của sinh viên về hiệu quả của việc sử dụng phim phát triển kỹ năng nói Tiếng Anh của mình cũng như mức độ tham gia của sinh viên sau quá trình thực nghiệm Bộ khảo sát gồm 9 câu hỏi, với đối tượng trả lời là 35 sinh viên nhóm thực nghiệm Sinh viên tự đánh giá về khả năng phát triển kỹ năng nói tiếng Anh theo 5 tiêu chí: 1) Phát âm (pronunciation); 2) Từ vựng (lexical resource); 3) Ngữ pháp (grammar); 4) Độ trôi chảy (fluency), 5) Liên kết, phát triển ý (cohesion and coherence) Sinh viên đánh giá về hiệu quả chung đối với việc phát triển kỹ năng nói tiếng Anh của sinh viên, mức độ tham gia mà sinh viên tự đánh giá, cùng với đó là việc sinh viên có cảm thấy dễ dàng hơn không sau khi được học qua phim

Nhóm nghiên cứu thực hiện quan sát 4 buổi học trên lớp có sử dụng phim vào dạy học ở nhóm thực nghiệm và 4 buổi học thông thường ở nhóm đối chứng

Cả hai nhóm đều được quan sát lớp học với cùng bài dạy vào tuần 2, tuần 4, tuần 8 và tuần 11 Trong mỗi buổi, nhóm nghiên cứu sử dụng phiếu quan sát mức độ tham gia của sinh viên trong giờ học (phụ lục 4) để quan sát và ghi chú lại mức độ tham gia của học sinh vào các hoạt động nói qua mức độ tập trung vào bài học; tần suất tương tác của học sinh đối với giáo viên, nhất là khi không hiểu câu hỏi; tần suất giơ tay phát biểu; mức độ tham gia tích cực vào các hoạt động cá nhân, cặp và nhóm Từ những thu thập, ghi chép ở phiếu quan sát lớp học, nhóm nghiên cứu sau đó có thể tiến hành phân tích và đánh giá mức độ tham gia của sinh viên trong quá trình dạy học ở hai nhóm này

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 5 sinh viên ngẫu nhiên từ nhóm thực nghiệm Bộ câu hỏi phỏng vấn (phụ lục 5) gồm 7 câu hỏi Câu hỏi thứ nhất hỏi về mức độ tham gia của sinh viên nhằm tìm hiểu xem sinh viên có cảm thấy mình tham gia tích cực hơn vào các hoạt động trên lớp hay không Câu hỏi thứ hai hỏi về cảm nhận của sinh viên đối với việc phát triển kỹ năng nói tiếng Anh sau quá trình áp dụng với mục đích đánh giá hiệu quả chung của việc sử dụng phim để phát triển kỹ năng nói 5 câu hỏi tiếp theo tìm hiểu về mức độ hiệu quả của việc cải thiện kĩ năng nói theo 5 tiêu chí: 1) Phát âm (pronunciation); 2) Từ vựng (lexical resource);

3) Ngữ pháp (grammar); 4) Độ trôi chảy (fluency); 5) Liên kết, phát triển ý (cohesion and coherence) Kết quả phỏng vấn cũng được ghi âm lại để phục vụ cho việc xử lý số liệu Từ câu trả lời của sinh viên, nhóm nghiên cứu đánh giá mức độ tham gia và hiệu quả phát triển kỹ năng nói tiếng Anh mà sinh viên có thể nhận thấy được sau quá trình thực nghiệm

Phương pháp phân tích, đánh giá các bài kiểm tra Để xác định đúng trình độ đầu vào và so sánh khả năng nói trước và sau thực nghiệm của sinh viên nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, nhóm đã tiến hành 3 bài kiểm tra, đánh giá năng lực

Bài thứ nhất là bài kiểm tra đánh giá năng lực đầu vào (placement test) (phụ lục 9) Nhóm nghiên cứu đã sử dụng bài kiểm tra năng lực nói tiếng Anh được dùng để đánh giá về kỹ năng của khách thể nghiên cứu ở 2 lớp để đảm bảo hai nhóm tham gia thực nghiệm có trình độ tương đồng nhau Bài kiểm tra có tổng cộng 5 câu hỏi với 2 câu ở trình độ bậc 1, 2 câu ở trình độ bậc 2, 1 câu ở trình độ bậc 3 Các câu hỏi được lấy ngẫu nghiên trong ngân hàng đề được nhóm nghiên cứu xây dựng dựa trên mẫu bài kiểm tra đầu vào của giáo trình Face2Face, Nhà xuất bản Đại học Cambridge với tổng cộng 20 câu hỏi trong đó 7 câu ở trình độ Bậc 1 (dựa theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam), 7 câu ở trình độ Bậc 2, 6 câu ở trình độ Bậc 3 Ngân hàng đề gồm 8 câu đánh giá ngữ pháp, 9 câu đánh giá từ vựng,

11 câu đánh giá khả năng phát triển ý (trong đó có 3 câu đánh giá cả ngữ pháp và khả năng phát triển ý, 3 câu đánh giá cả ngữ pháp và từ vựng, 3 câu đánh giá cả từ vựng và khả năng phát triển ý) Nội dung câu hỏi xoay quanh những chủ đề gắn liền với chương trình học của học phần Nghe Nói 1 (giới thiệu bản thân, miêu tả

61 người, miêu tả nơi ở, sức khỏe, mua sắm, ) để thuận tiện cho việc đánh giá sau này

Bài kiểm tra trước và sau khi tiến hành thực nghiệm (pre-test, post-test) (phụ lục 10 và phụ lục 11): nhóm nghiên cứu đã sử dụng 2 bài kiểm tra có cùng định dạng và mức độ khó tương đồng nhau để tiến hành kiểm tra, đánh giá khả năng nói tiếng Anh của sinh viên năm thứ nhất ngành Sư phạm Tiếng Anh trước và sau khi tiến hành thực nghiệm Hai bài kiểm tra này được thiết kế theo định dạng bài kiểm tra hết học phần đang được dùng để đánh giá năng lực tiếng Anh áp dụng cho học phần kỹ năng Nghe Nói 1 cho sinh viên chuyên ngữ năm thứ nhất trường Đại học Hồng Đức (dựa theo định dạng bài kiểm tra nói trình độ A2 theo khung tham chiếu châu Âu) Hai bài kiểm tra này được chấm bởi 2 giảng viên có kinh nghiệm trong bộ môn Phát triển kỹ năng tiếng Anh và được ghi âm lại làm tài liệu phân tích cho nghiên cứu

Kết quả thực nghiệm

3.5.1 Hiệu quả của việc sử dụng các thước phim ngắn đến mức độ tham gia vào các hoạt động nói

Nhóm nghiên cứu đánh giá mức độ tham gia của sinh viên vào các hoạt động trên lớp dựa trên bảng đánh giá hành vi của người học trên lớp của Fredricks,

Blumenfield và Paris (2004) Bảng đánh giá này đánh giá nhiều hành vi khác nhau, trong đó sự tham gia vào các hoạt động trên lớp chỉ là một nhóm hành vi, và nhóm nghiên cứu chỉ sử dụng những tiêu chí đánh giá nhóm hành vi này Nhóm hành vi liên đến sự tham gia của người học và các hoạt động trên lớp trong nghiên cứu của

Fredricks, Blumenfield và Paris (2004) bao gồm các hành vi như sự tập trung vào bài giảng; giơ tay phát biểu, xây dựng; thảo luận bài sôi nổi Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đã bổ sung thêm một tiêu chí là nỗ lực đặt câu hỏi khi chưa hiểu bài

Các tiêu chí này sẽ được dùng để đánh giá về mức độ tham gia của 2 nhóm thực nghiệm (K25C) và đối chứng (K25D) nhằm nghiên cứu về độ hiệu quả của việc sử dụng các thước phim ngắn đến mức độ tham gia của sinh viên

Kết quả phân tích từ số liệu bảng 3.5 cho ta thấy hầu hết sinh viên ở cả hai nhóm đều rất tích cực tham gia vào các hoạt động trong lớp học, và số lượng sinh viên tham gia tích cực ở nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng Đặc điểm nổi bật nhất là phần lớn các sinh viên ở hai lớp đều rất tích cực tham gia hoạt động thảo luận bài, đặc biệt là nhóm thực nghiệm Có tới gần 95% sinh viên nhóm thực nghiệm và 90% nhóm đối chứng tham gia thảo luận bài một cách sôi nổi Số sinh viên ít tham gia hoặc không tham gia vào hoạt động này chỉ chiếm hơn 5% ở nhóm thực nghiệm và 10% ở nhóm đối chứng

Tuy nhiên, lại chỉ có 60% sinh viên nhóm thực nghiệm và gần một nửa sinh viên nhóm đối chứng thực sự chủ động đặt câu hỏi với giảng viên khi chưa hiểu bài

Số sinh viên không hỏi ở nhóm thực nghiệm chỉ chiếm 3%, thấp hơn rất nhiều so với mức 20% ở nhóm đối chứng

Số lượng sinh viên rất tập trung vào bài giảng và tích cực giơ tay phát biểu, xây dựng bài của nhóm thực nghiệm cũng cao hơn so với đối chứng khoảng 5% mặc dù số lượng sinh viên không giơ tay phát biểu, xây dựng bài là như nhau

Bảng 3.5 Kết quả khảo sát mức độ tham gia học tập trên lớp của sinh viên

Hành vi được khảo sát để đánh giá mức độ tham gia vào các hoạt động

Không tham gia Ít tham gia Tích cực tham gia

Tập trung vào bài giảng 2% 4% 13% 17% 85% 79% Giơ tay phát biểu, xây dựng bài 2% 2% 28% 32% 70% 66%

Thảo luận bài sôi nổi 1% 2% 5% 8% 94% 90% Đặt câu hỏi cho giảng viên khi chưa hiểu bài 3% 20% 37% 31% 60% 49% Khi được phỏng vấn, các bạn sinh viên nhóm thực nghiệm đều khẳng định rất tự tin và hứng thú hơn để tích cực tham gia hơn vào các hoạt động trên lớp sau khi được xem phim, và nhất là khi được tham gia đóng vai, xây dựng hội thoại hay thảo luận về phim

"… khi có các bài giảng mới này, em thấy em cũng chịu khó giơ tay nhiều hơn trước và không ngại nói vì không biết nên nói gì khi thảo luận với các bạn nữa, xung quanh các bạn trong lớp cũng giơ tay nhiều hơn giống em vậy.'' (sinh viên 2)

Từ kết quả trên cho thấy khi được áp dụng các thước phim ngắn vào dạy học, sinh viên đã tích cực tham gia các hoạt động nói trên lớp nhiều hơn

3.5.2 Hiệu quả của việc sử dụng các thước phim ngắn đến kỹ năng nói tiếng Anh

3.5.2.1 Khả năng phát âm (pronunciation)

Khi tiến hành khảo sát sau thực nghiệm để sinh viên tự đánh giá về mức độ phát triển khả năng phát âm tiếng Anh của mình, hơn một nửa số sinh viên hoàn toàn đồng ý rằng phát âm của họ đã cải thiện hơn sau khi được học ở lớp có áp dụng

79 phim trong dạy học Kết quả thu được cũng rất khả quan khi không có sinh viên nào không đồng ý

Khi trả lời phỏng vấn về vấn đề này, tất cả các bạn đều rất tự tin và lạc quan về sự phát triển âm của mình sau quá trình học

Sau khi được sử dụng phim để phát triển kỹ năng nói tiếng Anh, phần phát âm của em được cải thiện rõ rệt Em đã phát âm đúng các âm đơn, phát âm rõ các trọng âm của các từ, chú ý phát âm các âm cuối hơn và cũng cố gắng bắt chước ngữ điệu tự nhiên của các nhân vật trong phim Vì vậy nên so với trước đây thì em có thể tự tin hơn về phần phát âm của mình (Sinh viên 1)

Kết quả điểm kiểm tra sau thực nghiệm cũng cho thấy kết quả hoàn toàn tương đồng Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy, ở nhóm thực nghiệm, tỷ lệ sinh viên đạt từ 1.7 đến 2.0 tăng đáng kể từ 8% lên gần 15%, trong khi đó tỷ lệ sinh viên ở nhóm đối chứng chỉ tăng 1% Tỷ lệ sinh viên ở nhóm thực nghiệm đạt điểm 0.9 – 1.2 giảm gần 10% nhưng tăng gần gấp đôi ở mức điểm 1.3 – 1.6, trong khi ở nhóm đối chứng, tỷ lệ sinh viên đạt 0.9 – 1.2 giảm tương tự như nhóm thực nghiệm nhưng sinh viên đạt điểm 1.3 – 1.6 chỉ tăng nhẹ ở mức khoảng 5% Ở nhóm thực nghiệm, tổng số sinh viên đạt điểm từ 0 – 0.8 giảm xuống từ hơn một phần tư còn hơn 15% còn ở nhóm đối chứng lại tăng 5%

Bảng 3.6 Điểm phát âm của sinh viên ở các nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng

Những ghi chú trong quá trình kiểm tra đánh giá đầu kỳ và cuối kỳ cũng cho thấy, sinh viên ở nhóm thực nghiệm phát âm các âm đơn chuẩn hơn, nhất là phụ âm Điểm Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng

Trước áp dụng Sau áp dụng Đầu kỳ Cuối kỳ

Ngày đăng: 02/04/2024, 15:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w