Hotline:0918755356-0936260633 Chuyên thực hiện các dịch vụ - Tư vấn lập dự án vay vốn ngân hàng -Tư vấn lập dự án xin chủ trương - Tư vấn lập dự án đầu tư - Tư vấn lập dự án kêu gọi đầu tư - Tư vấn giấy phép môi trường - Lập và đánh giá sơ bộ ĐTM cho dự án -Thiết kế quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 - Tư vấn các thủ tục môi trường http://lapduandautu.vn/ http://duanviet.com.vn/ Dịch vụ lập dự án kinh doanh: Công ty Cổ Phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt | Trụ sở : 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh. | Website : www.duanviet.com.vn | Hotline: 0918755356
ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN
I.1 Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án
Vị trí địa lý Đồng Tháp là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.
Vị trí địa lý Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và là tỉnh duy nhất có địa bàn ở cả hai bờ sông Tiền Lãnh thổ của tỉnh Đồng Tháp nằm trong giới hạn tọa độ 10°07’ - 10°58’ vĩ độ Bắc và 105°12’ - 105°56’ kinh độ Đông Tỉnh có vị trí địa lý:
Phía đông giáp với tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang Phía tây giáp tỉnh An Giang
Phía nam giáp với tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ Phía bắc giáp tỉnh Prey Veng của Campuchia và tỉnh Long An.
Tỉnh Đồng Tháp có đường biên giới quốc gia giáp với Campuchia với chiều dài khoảng 50 km từ Hồng Ngự đến Tân Hồng, với 4 cửa khẩu là Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước Hệ thống đường Quốc lộ 30, 80, 54 cùng với Quốc lộ N1, N2 gắn kết Đồng Tháp với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực. Điều kiện tự nhiên Địa hình Đồng Tháp tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1–2 mét so với mặt biển Địa hình được chia thành 2 vùng lớn là vùng phía bắc sông Tiền và vùng phía nam sông Tiền Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, đồng nhất trên địa giới toàn tỉnh, khí hậu ở đây được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Độ ẩm trung bình năm là 82,5%, số giờ nắng trung bình 6,8 giờ/ngày Lượng mưa trung bình từ 1.170 – 1.520 mm, tập trung vào mùa mưa, chiếm 90 – 95% lượng mưa cả năm Những đặc điểm về khí hậu như trên tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện. Đất đai của Đồng Tháp có kết cấu mặt bằng kém bền vững lại tương đối thấp, nên làm mặt bằng xây dựng đòi hỏi kinh phí cao, nhưng rất phù hợp cho sản xuất lượng thực Đất đai tại tỉnh Đồng Tháp có thể chia làm 4 nhóm đất chính là nhóm đất phù sa (chiếm 59,06% diện tích đất tự nhiên), nhóm đất phèn
(chiếm 25,99% diện tích tự nhiên), đất xám (chiếm 8,67% diện tích tự nhiên), nhóm đất cát (chiếm 0,04% diện tích tự nhiên) Nguồn rừng tại Đồng Tháp chỉ còn quy mô nhỏ, diện tích rừng tràm còn dưới 10.000 ha Động vật, thực vật rừng rất đa dạng có rắn, rùa, cá, tôm, trăn, cò, cồng cộc, đặc biệt là sếu cổ trụi. Đồng Tháp là tỉnh rất nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu có: Cát xây dựng các loại, phân bố ở ven sông, cồn hoặc các cù lao, là mặt hàng chiến lược của tỉnh trong xây dựng Sét gạch ngói có trong phù sa cổ, trầm tích biển, trầm tích sông, trầm tích đầm lầy, phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh với trữ lượng lớn Sét cao lanh có nguồn trầm tích sông, phân bố ở các huyện phía bắc tỉnh Than bùn có nguồn gốc trầm tích từ thế kỷ thứ IV, phân bố ở huyện Tam Nông, Tháp Mười với trữ lượng khoảng 2 triệu m3. Đồng Tháp Mười ở đầu nguồn sông Cửu Long, có nguồn nước mặt khá dồi dào, nguồn nước ngọt quanh năm không bị nhiễm mặn Ngoài ra còn có hai nhánh sông Sở Hạ và sông Sở Thượng bắt nguồn từ Campuchia đổ ra sông Tiền ở Hồng Ngự Phía nam còn có sông Cái Tàu Hạ, Cái Tàu Thượng, sông Sa Đéc… hệ thống kênh rạch chằng chịt Đồng Tháp có nhiều vỉa nước ngầm ở các độ sâu khác nhau, nguồn này hết sức dồi dào, mới chỉ khai thác, sử dụng phục vụ sinh hoạt đô thị và nông thôn, chưa đưa vào dùng cho công nghiệp.
I.2 Điều kiện kinh tế xã hội vùng thực hiện dự án
Theo kết quả công bố của Tổng Cục Thống kê, tăng trưởng tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) của tỉnh Đồng Tháp trong 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt5,89%, tăng cao hơn cùng kỳ năm trước 1,26% (6 tháng đầu năm 2022 đạt4,63%) Trong đó, Khu vực Nông, Lâm - Thủy sản tăng 5,38%, cao hơn cùng kỳ5,83% (6 tháng 2022 đạt - 0,45%); Khu vực Công nghiệp - Xây dựng tăng5,53%, cao hơn cùng kỳ 1,14% (6 tháng 2022 đạt 4,39%); Khu vực Thương mại- Dịch vụ (kể cả thuế sản phẩm) tăng 6,48%, thấp hơn cùng kỳ 2,44% (6 tháng
2022 đạt 8,92%); Nếu tính riêng khu vực Thương mại - dịch vụ thì mức tăng là 7,41%.
Sản xuất nông nghiệp của Tỉnh trong 6 tháng đầu năm chủ yếu là tập trung chăm sóc và thu hoạch cây trồng vụ Đông xuân và xuống giống cây trồng vụ Hè thu Diện tích xuống giống lúa vụ Đông xuân 2022-2023 đạt 190.174 ha với sản lượng thu hoạch 1.390.055 tấn.
Trồng trọt: Vụ Đông xuân 2022-2023, cả tỉnh đã xuống giống được202.682 ha, tăng 1,59% so với vụ Đông xuân 2021-2022 Trong đó: diện tíchLúa đạt 190.174 ha, tăng 0,48% (tăng 910,10 ha) so với vụ Đông xuân năm trước Tuy diện tích xuống giống lúa vụ Đông xuân 2022-2023 có tăng so với vụ trước nhưng năng suất lúa bình quân chung toàn vụ giảm 0,71 tạ/ha (đạt 73,09 tạ/ha) so với vụ Đông xuân năm trước, nên sản lượng lúa vụ Đông xuân 2022- 2023 đạt1.390.055 tấn, chỉ tăng 0,38% (tăng 5.303,20 tấn) so với vụ Đông xuân 2021- 2022 Nguyên nhân năng suất lúa vụ Đông xuân 2022-2023 giảm so với vụ trước, do ảnh hưởng thời tiết trong toàn vụ không thuận lợi, nắng nóng kéo dài làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 6/2023 ước tăng 11,46% so với tháng trước, tăng 23,09% so với tháng cùng kỳ năm trước Trong đó, ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,55% so với tháng trước và tăng 23,01% so với cùng kỳ; Sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước tăng 12,25% so với tháng trước và tăng 23,50% so với cùng kỳ; Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước thải, rác thải tăng 5,62% so với tháng trước và tăng 37,09% so với cùng kỳ; ngành hai khoáng tăng 26,55% so với tháng trước nhưng giảm 34,04% so với cùng kỳ.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, IIP ước tăng 5,69% so với cùng kỳ năm trước Trong đó, mức tăng của các ngành cấp I như sau: hai khoáng giảm 63,09%; Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,47%; Sản xuất và phân phối điện tăng 1,45%; Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 11,10%.
Khu vực dịch vụ Đây là khu vực có tỷ trọng lớn trong cơ cấu GRDP, có ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng chung của nền kinh tế Ước tính khu vực này có mức tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm 6,48% (cùng kỳ năm trước tăng 8,92%) Nguyên nhân khu vực này có mức tăng trưởng GTTT thấp hơn mức tăng 6 tháng đầu năm2022 là do kinh tế tăng trưởng mạnh sau dịch bệnh
Một số ngành thương mại - dịch vụ có mức tăng trưởng không cao hoặc không tăng trưởng do các nguyên nhân: tiêu dùng yếu, các ngành sản xuất tăng trưởng chậm, sau dịch bệnh người dân có tâm lý tiết kiệm, giảm chi tiêu.
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Đồng Tháp đạt 1.599.504 người, mật độ dân số đạt 495 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt 290.201 người, chiếm 18,1% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 1.309.303 người, chiếm 81,9% dân số Dân số nam đạt 799.230 người, trong khi đó nữ đạt 800.274 người Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương giảm 0,41 ‰ Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2020 đạt 18%.
Hệ thống giao thông trên địa phận tỉnh Đồng Tháp khá phong phú với quốc lộ 30 giáp quốc lộ 1A tại ngã 3 An Hữu (Cái Bè - Tiền Giang) chạy dọc theo bờ Bắc sông Tiền, quốc lộ 80 từ cầu Mỹ Thuận nối Hà Tiên đi qua các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ và Kiên Giang, quốc lộ 54 chạy dọc theo sông Hậu nối Đồng Tháp với Vĩnh Long và Trà Vinh, tuyến đường N2 nối quốc lộ 22 và quốc lộ 30 xuyên qua khu vực Đồng Tháp Mười là một phần của tuyến đường Hồ Chí Minh xuyên suốt Bắc Nam Mạng giao thông thủy trên sông Tiền, sông Hậu nối Đồng Tháp với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực, tạo điều kiện thuận lợi trong giao thương với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long và mở rộng đến các tỉnh của Vương quốc Campuchia
Quốc lộ: Quốc lộ 30; Quốc lộ 54; Quốc lộ 80; Tuyến đường N2; Tuyến đường N2B Đường tỉnh:
-ĐT.841 (từ QL30, thành phố Hồng Ngự - cửa khẩu Thường Phước)-ĐT.842 (từ QL30, thành phố Hồng Ngự - ranh Long An)
-ĐT.843 (từ QL30, thị trấn Sa Rài - DT842 An Phước) -ĐT.844 (từ QL30, An Long - Trường Xuân)
-ĐT.845 (từ QLN2, thị trấn Mỹ An - Trường Xuân) -ĐT.846 (từ QLN2, thị trấn Mỹ An - Phong Mỹ)
-ĐT.846 mới (từ QL30, Đường 30 tháng 4 - xã Mỹ Tân, Thành phố CaoLãnh - Ngã ba DT846 xã Tân Nghĩa)
ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG
I.3 Nhu cầu ngành lúa gạo
Sản xuất lúa gạo đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam Khoảng 80% trong tổng số 11 triệu hộ nông dân tham gia sản xuất lúa gạo, chủ yếu dựa vào phương thức canh tác thủ công truyền thống Do sản xuất lúa gạo là nguồn thu nhập và cung cấp lương thực chính của các hộ nông dân, nên chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn gắn liền với phát triển ngành hàng lúa gạo.
Trong gần ba thập kỷ qua nhờ có đồi mới cơ chế quản lý, Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn trong sản xuất lúa gạo, không những đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà hàng năm còn xuất khẩu được 3-4 triệu tấn gạo.
Tuy nhiên ngành lúa gạo Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt là dưới sức ép cạnh tranh ngày một tăng của quá trình hội nhập quốc tế Hiện nay năng suất lúa bình quân chung của cả nước đạt khoảng 4,5 tấn/ha, song giữa các vùng sinh thái khác nhau lại có sự chênh lệch đáng kể về năng suất lúa ở các vùng đồng bằng một số hộ nông dân trồng lúa đã đạt được năng suất rất cao, 10- 12 tấn/ha, trong khi đó năng suất lúa ở các vùng trung du miền núi và các vùng đất cát duyên hải thường lại rất thấp, chỉ đạt bình quân khoảng trên 2 tấn/ha.
Lượng gạo tham gia vào lưu thông chủ yếu từ hai nguồn cung cấp chính là Đồng Bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) Trên thực tế, các vùng sản xuất nông nghiệp nằm ngoài các châu thổ lớn đều không có gạo dư thừa, ngoại trừ một vài năm gần đây ở một số địa phương vùng cao, nông dân được mùa do thời tiết thuận lợi, nên lượng gạo sản xuất đã vượt mức tiêu dùng địa phương.
Sản xuất lúa gạo ở các vùng duyên hải và trung du miền núi chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ, mang tính tự cung tự cấp, và vẫn còn tình trạng một số hộ nông dân không đủ lương thực cho gia đình từ một đến hai tháng trong năm Thiếu việc làm để đảm bảo thu nhập ổn định và thiếu vốn để mua vật tư thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp đang là những trở ngại lớn trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam.
Số liệu thống kê của Ban chỉ đạo Phát triển thị trường nông sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, tổng lượng lúa hàng hóa quy ra gạo của cả nước trong năm 2023 ước đạt 26,347 triệu tấn Trong đó, quí 1 đạt 10,222 triệu tấn; quí 2 là 5,24 triệu tấn; con số của quí 3 và quí 4 lần lượt là 4,589 và 6,287 triệu tấn.
Trong tổng lượng gạo của quí 1-2023 như nêu trên, nhu cầu tiêu thụ của người dân là 4,594 triệu tấn; phục vụ chăn nuôi và làm giống lần lượt đạt 1,598 và 0,5 triệu tấn Riêng phục vụ cho chế biến (bao gồm cả chế biến các sản phẩm sau gạo và phục vụ cho xuất khẩu) là 3,53 triệu tấn.
Tương tự, đối với quí 2-2023, nhu cầu tiêu thụ của người dân là 2,294 triệu tấn; phục vụ chăn nuôi là 918.000 tấn và phục vụ chế biến là 2,028 triệu tấn.
Trong quý 3, nhu cầu tiêu thụ của người dân được dự báo là 2,307 triệu tấn, phục vụ chăn nuôi là 714.000 tấn và phục vụ nhu cầu chế biến là 1,577 triệu tấn; ở quí 4-2023, các con số phản ánh nhu cầu lần lượt là 2,796 triệu tấn, 1,088 và 2,403 triệu tấn.
Như vậy, sau khi trừ đi phần phục vụ nhu cầu tiêu thụ của người dân, chăn nuôi và làm giống, thì tổng lượng gạo có khả năng phục vụ cho nhu cầu chế biến (chế biến sau gạo và xuất khẩu) trong năm 2023 ước đạt khoảng 9,538 triệu tấn.
Tuy nhiên, ông Lê Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, những con số thống kê về tình hình tiêu thụ gạo nêu trên cũng chỉ ở mức tương đối.
Trong một sự diễn tiến có liên quan, số liệu của Bộ Công Thương Ấn Độ cho biết, 5 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã nhập khẩu từ quốc gia này khoảng 370.000 tấn gạo Trong khi đó, theo một nguồn tin của KTSG Online, đến thời điểm này, lượng lúa từ Campuchia bán sang Việt Nam đạt khoảng 2 triệu tấn, tương đương khoảng 1,2 triệu tấn gạo.
Như vậy, nếu cân đối cả lượng gạo từ Ấn Độ và Campuchia bán vào Việt Nam (đến thời điểm hiện tại) để phục vụ cho các nhu cầu, thì lượng gạo dư ra có thể phục vụ cho nhu cầu chế biến và xuất khẩu có thể lên đến khoảng 11,1 triệu tấn.
Trong khi đó, báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, kết thúc quí 2-2023, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 4,27 triệu tấn, với trị giá đạt 2,3 tỉ đô la Mỹ, tăng 22,2% về khối lượng và 34,7% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Tình hình nguồn cung lúa gạo trong nước được đặc biệt quan tâm sau khi Ấn Độ- quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới hiện nay- chính thức áp dụng lệnh cấm xuất khẩu đối với tất cả các loại gạo trắng (trừ Basmati) kể từ ngày 20- 7-2023.
Phản ứng trước động thái nêu trên, Cục xuất nhập khẩu (Bộ CôngThương) đã có văn bản hỏa tốc yêu cầu các doanh nghiệp phải đảm bảo dự trữ lưu thông tối thiểu đạt tương đương 5% số lượng gạo mà thương nhân đã xuất khẩu trong 6 tháng trước đó nhằm bình ổn thị trường và đảm bảo an ninh lương thực. Đồng thời, doanh nghiệp cũng được yêu cầu đảm bảo cân đối xuất khẩu và tiêu dùng trong nước; theo dõi sát tình hình thị trường, tổ chức phương án sản xuất, xuất khẩu phù hợp và có hiệu quả; nghiêm túc thực hiện báo cáo định kỳ về lượng lúa gạo tồn kho, tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo theo quy định tại Nghị định 107 về kinh doanh xuất khẩu gạo
I.4 Thị trường xuất khẩu gạo năm 2023
QUY MÔ CỦA DỰ ÁN
III.1 Các hạng mục xây dựng của dự án Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục như sau:
Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị
Diện tích sàn ĐVT I Xây dựng (hiện trạng, mua lại) 18.823,6 m 2
1 Nhà máy lau bóng gạo 919,5 1 919,5 m 2
5 Sân phơi, đường nội bộ 6.112,0 - m 2
II Thiết bị (Hiện trạng, mua lại)
1 Chi phí mua dây chuyền sản xuất Trọn Bộ
I.5 Định giá chi phí mua nhà máy(Đơn vị tính: đồng) Định giá nhà máy Theo chứng thư Theo định giá của HĐTĐ
1.Định giá đất và công trình xây dựng 167.449.291.000 117.214.503.700
2.Định giá máy móc, thiết bị 49.120.700.000 34.384.490.000
I.6 Chi phí vốn lưu động (Đơn vị tính: 1000 đồng)
STT NỘI DUNG SỐ LƯỢNG ĐVT ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN
1 Chi phí mua nguyên vật liệu (gạo lức) 11.000,0 tấn 9.800 107.800.000
2 Chi phí cải tạo nhà xưởng 18.824,0 m2 710 13.372.285
3 Chi phí sửa chữa, bổ sung máy móc thiết bị TT 10.315.410
4 Chi phí khác (điện, nước, lương, vận hành…) 1 tháng 8.512.305
5 Tiền mặt lưu động 1 tháng 10.000.000
III.2 Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư(ĐVT: 1000 đồng)
Ghi chú: Dự toán sơ bộ tổng mức đầu tư được tính toán theo chứng thư tháng 08/2023, đồng thời dựa trên tình hình khảo sát thực tế nhà máy, địa hình, các nhà máy lân cận Do biến động giá đất hiện tại tại khu vực Đồng Tháp tuy tiềm năng nhưng vẫn chưa có khởi sắc, dây chuyền sản xuất được sản xuất từ năm 2013, tính khấu hao, hư hại và cần nâng cấp thêm để phục vụ cho hoạt động kinh doanh sắp tới Vì vậy, HĐTĐ giảm tỷ lệ so với chứng thư là 30% mỗi mục.
ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
IV.1 Địa điểm xây dựng Dự án “Đầu tư nhà máy gạo” được thực hiệntại Tỉnh Đồng Tháp.
Thửa đất số 181, tờ bản đồ số 37 thuộc xã Tân Dương, diện tích là 1.497,1 m2
Thửa đất số 184, tờ bản đồ số 37 thuộc xã Tân Dương, diện tích là 2.828,7 m2
Thửa đất số 28, tờ bản đồ số 37 thuộc xã Tân Dương, diện tích là 872,6 m2
Thửa đất số 157, tờ bản đồ số 37 thuộc xã Tân Dương, diện tích là 13.625,2 m2
IV.2 Hiện trạng khu đất:
Nguồn gốc sử dụng: Nhận chuyển nhượng đất được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất Diện tích 6.712,5 m2 tới thời hạn 10/2043 và 12.111,1 m2 là đất sử dụng lâu dài Tổng diện tích sử dụng là 18.823 m2, với tiếp cận như sau:
Phía Bắc giáp : Giáp khu vực nhà dân
Phía Nam giáp : Giáp khu vực nhà dân
Phía Đông giáp : Giáp Sông
Phía Tây giáp : Giáp đường tỉnh lộ 852
Hiện trạng tài sản gắn liền trên đất:
Nhà máy đã xây dựng hoàn chỉnh và đi vào hoạt động bình thường và theo thoả thuận với đối tác khi chuyển nhượng nhà máy sẽ đi kèm với hệ thống kho bãi, chi tiêt như sau:
IV.3 Hình thức đầu tư Dự ánđược đầu tư theo hình thức mua lại, cải tạo.
V NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO V.1 Nhu cầu sử dụng đất
Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất
TT Nội dung Diện tích (m 2 ) Tỷ lệ (%)
1 Nhà máy lau bóng gạo 919,5 4,88%
5 Sân phơi, đường nội bộ 6.112,0 32,47%
V.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời. Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện.
THUẬT CÔNG NGHỆ
PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ
I.7 Nguồn nguyên liệu Đồng Tháp là tỉnh đứng thứ 3 cả nước về diện tích và sản lượng lúa gạo, không những vậy, tỉnh còn tập trung sản xuất lúa chất lượng cao, lúa sạch theo hướng hữu cơ để phục phục thị trường xuất khẩu Nhà máy nằm giáp con sông Hậu nên việc vận chuyển, thu mua nguyên liệu từ người dân trong địa bàn tỉnh Đồng Tháp và trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long vô cùng thuận lợi.
I.8 Quy trình xay xát, gia công hạt gạo
Lúa tươi thu mua với ẩm độ 27 –28% được đưa vào hệ thống sấy tuần hoàn, lúa sau khi sấy đạt ẩm độ 14,5% cho vào sàng tạp chất, gàu tải sẽ đưa lúa sạch qua cối lứt để tách thóc Sau đó, gàu sẽ phân loại gạo lứt và tiếp tục đưa thóc vào cối ru-lô để bóc vỏ trấu Gạo lứt được đưa vào dây chuyền đánh bóng, cuối quá trình này chúng ta thu được gạo thành phẩm các loại.
Quy trình này được thực hiện dưới sự trợ giúp của rất nhiều trang thiết bị hiện đại, công nghệ cao và trong quá trình vận hành máy cho ra lò những hạt gạo khô và bóng, lọc hạt tấm riêng và trấu dập ép thành khuôn dùng làm than không bụi.
Dây chuyền công nghệ sản xuất
Nhà máy sẽ được trang bị dây chuyền sấy có công suất lau bóng: 300 tấn/ ngày Công suất tách màu: 280 tấn/ngày Với năng suất như vậy, nhà máy có thể sản xuất khoảng 88.000 tấn gạo lứt/ năm, nguyên liệu tương đương với hơn56.000 tấn gạo thành phẩm mỗi năm (cụ thể là: 56.337,6 tấn gạo thành phẩm/năm)
Sau khi thu hoạch lúa tại cánh đồng mẫu lớn, Công ty vận chuyển lúa về nhà máy sấy khô đạt độ ẩm theo quy cách kỹ thuật của nhà máy Lưu trữ bảo quản lúa mới sấy ở nơi khô thoáng để tiến hành xay xát theo quy trình từ đó loại bỏ sạn đá và phân loại các phụ phẩm như tấm, trấu, cám để tiến hành sản xuất khác như củi trấu, trấu viên hay cám nguyên liệu.
Gạo đã xây xát được băng tải chuyển tách màu theo từng loại để xử lý cho ra chất lượng hạt gạo màu đẹp và đồng đều theo yêu cầu phần trăm tấm lẫn của khách hàng rồi tiến hành lau bóng để tăng cường độ bảo quản và làm cho hạt gạo sáng bóng hơn.
Hạt gạo luôn được ví như hạt ngọc trời bởi vẻ đẹp tinh khôi và đóng góp to lớn trong đời sống hàng ngày Ít ai biết được rằng, để tạo ra những hạt ngọc ấy, người trồng và sản xuất gạo đã phải vất vả, khó khăn đến nhường nào Sau khi lúa đã chín vàng bông, thu hoạch xong, hạt lúa còn trải qua quy trình xay xát chỉnh chu.
Có thể tóm gọn quy trình xay xát lúa gạo trong 4 bước đơn giản sau:
Bước 1: Bóc vỏ và sàng lọc gạo
- Đổ thóc vào máy tách, máy sẽ tự động tách hết lớp trấu bên ngoài Qua công đoạn sàng lọc, thành phẩm thu được là gạo lứt (gạo màu).
(Sơ đồ công nghệ bóc tách vỏ lúa thu được gạo lứt và trấu)
(Gạo lứt thu được sau khi trải qua quá công đoạn sàng lọc)
(Mô tả nguyên lý hoạt động của máy xát trắng gạo thu được thành phẩm gạo xát trắng và cám)
- Nhờ có giai đoạn này, hạt gạo mới có vẻ người trắng sáng, bắt mắt trước khi đến tay người tiêu dùng Nguyên lý hoạt động của quy trình này dựa trên sự ma sát bào mòn vỏ ngoài của hạt gạo, nên sẽ không hề gây suy giảm giá trị dinh dưỡng của gạo Mặt khác, hương vị của gạo vẫn sẽ được giữ nguyên.
- Màu trắng tinh khôi tuy đẹp nhưng vẫn chưa thực sự ánh nhìn Bên cạnh sắc trắng, hạt gạo cần phải bóng đẹp, lóng lánh dưới ánh mặt trời Như vậy, người mua sẽ cảm thấy hấp dẫn hơn Do đó người sản xuất sẽ tiếp tục đưa gạo đi đánh bóng để tạo nên vẻ ngoài thu hút và giúp kéo dài thời gian bảo quản gạo.
- Lau bóng gạo đơn giản là quá trình cho hạt gạo còn cám đi qua máy phun nước Nước sẽ được phun lên gạo với một lượng vừa đủ và trong công nghệ hiện đại Nếu lượng nước phun vào quá nhiều, lớp cám gạo trên bề mặt sẽ tạo keo kết dính Còn lượng nước quá ít, sẽ gây khó khăn cho lớp cám giai đoạn tách khỏi hạt.
(Mô tả nguyên lý hoạt động của máy đánh bóng gạo)
- Đồng thời với công đoạn phun nước, máy sẽ lau khô từng hạt gạo, đảm bảo gạo bóng nhưng khô ráo, không ẩm mốc.
Với những giống lúa chất lượng thì chỉ cần thực hiện 3 bước cơ bản trên là hạt gạo thu về đã bóng đẹp, hấp dẫn. Để tạo ra hạt gạo ngon, chất lượng, thì 3 bước cơ bản trên đây trong quy trình xay xát lúa gạo là 3 giai đoạn không thể thiếu Nhờ vậy, người tiêu dùng mới có bát cơm trắng ngần, dẻo thơm trong mỗi bữa ăn.
Sau quá trình xay xát và đánh bóng tạo ra gạo trắng thô thành phẩm, lượng lúa còn dư thừa sẽ được đưa vào hệ thống sấy để bảo quản, chuẩn bị cho quy trình xay xát và đánh bóng mới.
(Cấu tạo hệ thống lò sấy vỉ ngang)
(Hệ thống lò sấy vỉ ngang)
I.9 Các thành phẩm, phụ phẩm khác
Lúa thóc sau khi trải qua quy trình xay xát và gia công tạo ra thành phẩm là hạt gạo trắng, bên cạnh đó còn sản xuất được thêm các phụ phẩm khác bao gồm cám, tấm, trấu Tỷ lệ thành phần các thành phẩm, phụ phẩm được ước tính trên 01 đơn vị lúa như sau:
Thành phẩm và phụ phẩm Tỷ lệ/1kg Tỷ lệ/1kg lúa khô gạo lứt
- Gạo lứt, còn gọi là gạo rằn, gạo lật là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được xát bỏ lớp cám gạo Đây là loại gạo rất giàu dinh dưỡng đặc biệt là các sinh tố và nguyên tố vi lượng.
- Tấm là phần gạo vỡ vụn thành mảnh nhỏ sau quá trình xay xát, thực hiện thêm bước đánh bóng, đóng gói là có thể mang ra thị trường tiêu thụ.
- Trấu là phần vỏ lúa được tách ra từ hạt lúa ban đầu Trấu có thể được sử dụng làm phân bón, điều chế thuốc bảo vệ thực vật
CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN
PHƯƠNG ÁN CHUẨN BỊ MẶT BẰNG VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
II.1 Chuẩn bị mặt bằng
Dự án mua lại quyền sử dụng đất theo chứng thư thẩm định giá, trao đổi và thương lượng, phối hợp với chủ sở hữu để thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật.
II.2 Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Cơ sở hạ tầng của nhà máy đã có sẵn, dự án chỉ cải tạo lại cơ sở hạ tầng bị xuống cấp.
I.1 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật:
- Hệ thống cấp điện: Khu vực được cấp điện từ lưới điện quốc gia trong hệ thống phân phối điện của Huyện Lai Vung.Hệ thống cấp điện ổn định, đảm báo quá trình hoạt động.
+ Để cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, nguồn nước từ sông Hậu qua hệ thống lắng lọc đảm bảo vệ sinh phù hợp sử dụng cho người.
+ Do công trình cạnh sông nguồn nước dồi dào quanh năm, để phục vụ công tác chữa cháy, công trình sẽ được trang bị thêm hệ thống chữa cháy vách.
- Thông tin liên lạc: Sử dụng tổng đài huyện Lai Vung và các dịch vụ thông tin liên lạc khác như Internet, điện thoại di động.
- Vệ sinh môi trường: Đã có hệ thống thu gom chung và xử lý của nhà máy.
Cây xanh quy hoạch tập trung và nhân rộng, một phần là đất rẫy và đất ruộng của dân.
PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN
II.1 Phương án tổ chức thực hiện
Dự ánđược chủ đầu tư trực tiếp tổ chức triển khai, tiến hành xây dựng và khai thác khi đi vào hoạt động.
Dự án chủ yếu tiếp tục sử dụng lao động đang làm việc tại nhà máy Đối với lao động chuyên môn nghiệp vụ, chủ đầu tư sẽ tuyển dụng thêm và lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho con em trong vùng để từ đó về phục vụ trong quá trình hoạt động sau này.
Bảng tổng hợp Phương án nhân sự dự kiến (ĐVT: 1000 đồng)
Mức thu nhập bình quân/tháng
2 Ban quản lý, điều hành 2 15.000 360.000 77.400 437.400
3 Công nhân viên văn phòng 20 8.000 1.920.000 412.800 2.332.800
II.2 Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý Thời gian hoạt động dự án: 20 năm kể từ ngày cấp Quyết định đầu tư nhà máy gạo.
Tiến độ thực hiện của dự án: 12 tháng kể từ ngày cấp Quyết định đầu tư nhà máy gạo.
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/11/2020;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/06/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013;
- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 22/11/20013;
- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2006;
- Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20/11/2019;
- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của BTNMT Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng:
- TCVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;
- QCVN 01:2021/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;
- TCVN 7957:2008 - Tiêu chuẩn Thiết kế thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình;
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;
- QCVN 40:2011/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;
- QCVN 24/2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;
- QCVN 26:2016/BYT - Quy chuẩn giá trị cho phép vi khí hậu nơi làm việc;
- QCVN 27/2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung - Giá trị cho phép tại nơi làm việc;
- QCVN 02:2019/BYT được ban hành kèm Thông tư số 02/2019/TT-BYT quy định về bụi – giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép 05 yếu tố bụi tại nơi làm việc;
- QCVN 03:2019/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc.
- Tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động,05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.
NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNGVỚI MÔI TRƯỜNG
II.1 Giai đoạn thi công xây dựng công trình
Dự án mua lại nhà máy hiện hữu nên không thi công, xây dựng công trình.
II.2 Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng
Tác động do bụi và khí thải: Đối với dự án, bụi và khí thải sẽ phát sinh do các nguồn chính:
Từ hoạt động giao thông (các phương tiện vận chuyển ra vào dự án);
Từ quá trình hoạt động:
Bụi phát sinh từ quá trình vận chuyển, bốc dở, nhập liệu;
Bụi phát sinh từ dây chuyền sản xuất;
Hoạt động của dự án luôn gắn liền với các hoạt động chuyên chở hàng hóa nhập, xuất kho và nguyên liệu Đồng nghĩa với việc khi dự án đi vào hoạt động sẽ phát sinh ô nhiễm không khí từ các phương tiện xe chuyên chở vận tải chạy bằng dầu DO Trong dầu DO có các thành phần gây ô nhiễm như Bụi, CO, SO2, NOx, HC…
Mức độ ô nhiễm này còn tùy thuộc vào từng thời điểm có số lượng xe tập trung ít hay nhiều, tức là còn phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa nhập, xuất kho. Đây là nguồn gây ô nhiễm di động nên lượng chất ô nhiễm này sẽ rải đều trên những đoạn đường mà xe đi qua, chất độc hại phát tán cục bộ Xét riêng lẻ, tuy chúng không gây tác động rõ rệt đối với con người nhưng lượng khí thải này góp phần làm tăng tải lượng ô nhiễm cho môi trường xung quanh Cho nên chủ dự án cũng sẽ áp dụng các biện pháp quản lý nội vi nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng do ô nhiễm không khí đến chất lượng môi trường tại khu vực dự án trong giai đoạn này.
Bụi: Tác hại chủ yếu là hít thở không khí có bụi gây tác hại đến phổi.
Ngoài ra bụi còn gây tổn thương lên mắt, da, hệ tiêu hóa Các hạt bụi có kích thước < 10àm cũn lại sau khi bị giữ phần lớn ở mũi tiếp tục đi sõu vào cỏc ống khí quản Đại diện cho nhóm bụi độc dễ tan trong nước là các muối của Pb Bụi Pb thâm nhập chủ yếu qua con đường hô hấp Bụi Pb gây tác hại cho quá trình tổng hợp
- COCO là khí độc, có tính chất hóa học gần giống nitơ, ít tan trong nước, có tính khử mạnh CO có phản ứng rất mạnh với hồng cầu hình thành cacboxyl hemoglobin (-COHb), làm hạn chế sự trao đổi, vận chuyển oxy của máu đi nuôi cơ thể Áp lực của CO đối với hồng cầu cao gấp 200 lần so với oxy Tuy nhiênCO không để lại hậu quả bệnh lý lâu dài Người bị nhiễm CO khi rời khỏi nơi ô nhiễm thì nồng độ COHb trong máu giảm dần do CO được thải ra ngoài qua đường hô hấp CO còn là chất khí có khả năng gây hiệu ứng nhà kính cao.
SO2 là chất khí dễ tan trong nước, được hấp thu rất nhanh khi hít thở ở đoạn trên của đường hô hấp Khi hít thở SO2 nồng độ cao, [SO2] = 10 ppm, có thể làm cho đường hô hấp bị co thắt nghiêm trọng, gây khó thở SO2 còn gây hiện tượng ăn mòn hóa học cho vật thể xung quanh, gây ra tình trạng mưa axít.
Gồm khí NO, NO2 NO2 là khí độc, có mùi hăng, gây kích thích, có tác động mãn tính NO2 hấp thu ánh sáng mặt trời và tạo ra hàng loạt các phản ứng quang hóa NOx còn có khả năng gây hiện tượng mưa axít.
Tác động do nước thải
Nước thải phát sinh tại dự án bao gồm:
+ Nước thải sinh hoạt Trong nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật Theo WHO, khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày thải vào môi trường (nếu không xử lý) được thể hiện ở bảng sau:
Các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
TT Chất ô nhiễm Đơn vị Giá trị
7 Dầu mỡ động thực vật g/người/ngày 10 – 30
Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 1993 *: Nguyễn Xuân Nguyên, Nước thải và công nghệ xử lý nước thải, năm 2003
Nếu nước thải sinh hoạt không được thu gom và xử lý thích hợp thì chúng sẽ gây ô nhiễm môi trường nước mặt, đất, nước ngầm và là nguy cơ lan truyền bệnh cho con người và gia súc.
+ Nước mưa chảy tràn Vào những hôm trời mưa, nước mưa chảy tràn qua khu vực của dự án sẽ cuốn theo đất, cát, chất cặn bã, dầu mỡ rơi rớt xuống kênh mương của khu vực.
Nếu lượng nước này không được quản lý tốt cũng sẽ gây tác động tiêu cực lớn đến nguồn nước mặt, nước ngầm và đời sống thủy sinh trong khu vực Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì nồng độ các chất ô nhiễm được dự báo như ở bảng sau:
Nồng độ một số chất ô nhiễm trong nước mưa
TT Thông số Đơn vị Nồng độ
2 Chất rắn lơ lửng Mg/l 10-20
Tác động do chất thải rắn
Các loại chất thải phát sinh tại dự án bao gồm:
+ Chất thải rắn sinh hoạt: Phát sinh từ hoạt động của công nhân viên phần rác thải chủ yếu là thực phẩm thừa, bao bì đựng thức ăn hay đồ uống như hộp xốp, bao cà phê, ly sinh tố, hộp sữa tươi, đũa tre, ống hút, muỗng nhựa, giấy,…; cành, lá cây phát sinh từ hoạt động vệ sinh sân vườn trong khuôn viên của nhà máy Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 1993), thì hệ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt là 0,5 kg/người/ngày
+ Chất thải nguy hại: Các chất thải rắn nguy hại phát sinh dính hóa chất trong quá trình hoạt động Xăng xe, sơn, dầu mỡ tra máy trong quá trình bảo dưỡng thiết bị, máy móc; vỏ hộp đựng sơn, vecni, dầu mỡ; chất kết dính, chất bịt kín là các thành phần nguy hại đối với môi trường và con người.
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ, CÔNG NGHỆ SẢN XUẤTCÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
Căn cứ quá trình tham quan, khảo sát công nghệ trên địa bàn cả nước đối với các phương pháp đã giới thiệu trên, phương án công nghệ áp dụng tại dự án là công nghệ hiện đại phù hợp với quy mô dự án, đảm bảo các quy chuẩn môi trường, bên cạnh đó, công nghệ sản xuất, máy móc đã có sẵn trong nhà máy nên không cần phải chuyển giao công nghệ Máy móc sản xuất đáp ứng các tiêu chí yêu cầu sau:
- Phù hợp với tất cả các loại sản phẩm đầu vào - Sử dụng tiết kiệm quỹ đất.
- Chi phí đầu tư hợp lý.
BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG
IV.1 Giai đoạn xây dựng dự án
Dự án mua lại nhà máy hiện hữu nên không thi công, xây dựng.
IV.2 Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng a Giảm thiểu ô nhiễm không khí
Các biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải từ phương tiện vận chuyển ra vào dự án gồm:
- Sử dụng các loại xe đã được đăng kiểm theo đúng quy định của Nhà nước.
- Sử dụng các xe chuyên dụng, có nắp kín vận chuyển chất thải đến tận chân công trình hố tập kết chất thải rắn
- Không chở quá tải trọng cho phép của các phương tiện, hạn chế rơi vãi và bụi phát sinh.
- Các xe vận chuyển được rửa xe trước khi ra khỏi khu vực
- Tiến hành tưới nước giảm thiểu bụi trên các tuyến đường nội bộ khu vực.
Tần suất tưới: 2 lần/ngày (phụ thuộc vào tình hình thời tiết thực tế có thể điều chỉnh tần suất tưới nước cho hợp lý)
- Bố trí diện tích trồng cây xanh, thảm cỏ theo đúng diện tích đất đã quy hoạch trồng cây xanh thảm cỏ của dự án
- Bố trí lao động dọn vệ sinh tại khu vực dự án, các khu xử lý và các tuyến đường nội bộ, cổng ra vào, hạn chế bụi phát sinh ảnh hưởng đến sức khỏe CBCNV làm việc.
- Thường xuyên kiểm tra và bảo trì phương tiện vận chuyển, đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt.
- Quy định tốc độ của xe chạy trong khu vực đường giao thông nội bộ từ 10-15km/h.
- Tắt máy phương tiện khi không tiến hành di chuyển.
- Quy định nghiêm ngặt về thời gian đổ, số lượng xe và các xe vận chuyển phải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường
Giảm thiểu tác động bụi, khí thải phát sinh từ quá trình sản xuất
Thông thoáng nhà xưởng sản xuất, lắp đặt hệ thống thông gió, quạt hút và hệ thống làm mát phù hợp với đặc thù sản xuất của nhà máy;
Thực hiện quét dọn, vệ sinh ngay trường hợp để rơi vãi nguyên vật liệu, thành phẩm.
Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân, tất các công nhân làm việc tại nhà máy đều được trang bị bảo hộ lao động phù hợp theo đặc thù của công đoạn sản xuất;
Giám sát sự tuân thủ an toàn trong lao động tại nhà máy; Định kỳ khám sức khỏe cho công nhân; b Giảm thiểu tác động nước thải
Ngăn 2 Ngăn 3
Nước thải từ nhà vệ sinh được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn.Bể tự hoại là công trình đồng thời làm 2 chức năng gồm: lắng và phân huỷ cặn lắng Cặn lắng được giữ lại trong bể từ 2-3 năm, dưới ảnh hưởng của các sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ sẽ bị phân huỷ từ từ Hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại đạt 60 - 65% cặn lơ lửng SS và 20 - 40% BOD.
Cấu tạo của bể tự hoại
Nước thải được đưa vào ngăn thứ nhất của bể, có vai trò lắng, lên men kỵ khí Ở những ngăn tiếp theo, nước thải chuyển động theo chiều từ dưới lên trên, tiếp xúc với các vi sinh vật kỵ khí trong lớp bùn hình thành ở đáy bể trong điều kiện động Các chất bẩn hữu cơ được các vi sinh vật hấp thụ và phân hủy, nước thải sau đó được dẫn ra hệ tiếp nhận.
Giảm thiểu tác động nước mưa chảy tràn:
- Thiết kế xây dựng và vận hành hệ thống thoát nước mưa tách biệt hoàn toàn với với hệ thống thu gom nước thải;
- Định kỳ nạo vét các hố ga và khai thông cống thoát nước mưa;
- Quản lý tốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn sản xuất và chất thải nguy hại, tránh các loại chất thải này rơi vãi hoặc bị cuốn vào hệ thống thoát nước mưa.
Giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn
Chủ đầu tư cam kết sẽ tuân thủ đúng pháp luật hiện hành trong công tác thu gom, lưu trữ và xử lý các chất thải rắn, cụ thể là tuân thủ theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường vàThông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của BTNMT Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
Các tác động từ hoạt động của dự án tới môi trường là không lớn và hoàn toàn có thể kiểm soát được Đồng thời, các sản phẩm mà dự án tạo ra đóng vai trò rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường Hoạt động của dự án mang lại lợi ích đáng giá và đặc biệt có hiệu quả về mặt xã hội lớn lao, tạo điều kiện công việc làm cho người lao động tại địa phương.
Trong quá trình hoạt động của dự án, các yếu tố ô nhiễm môi trường phát sinh không thể tránh khỏi Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, mối quan hệ giữa phát triển sản xuất và giữ gìn trong sạch môi trường sống, Chủ đầu tư sẽ thực hiện các bước yêu cầu của công tác bảo vệ môi trường Bên cạnh đó, vấn đề an toàn lao động trong sản xuất cũng được chú trọng.
HIỆNVÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN
TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN
Nguồn vốn: vốn chủ sở hữu 30%, vốn vay 70% Chủ đầu tưsẽ làm việc với các ngân hàng thương mại để vay dài hạn Lãi suất cho vay các ngân hàng thương mại theo lãi suất hiện hành.
Tổng mức đầu tư xây dựng công trình được lập dựa theo quyết định về Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình của Bộ Xây dựng; giá thiết bị dựa trên cơ sở tham khảo các bản chào giá của các nhà cung cấp vật tư thiết bị.
Nội dung tổng mức đầu tư
Mục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng dự án “ Đầu tư nhà máy gạo” làm cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án
Tổng mức đầu tư bao gồm: Chi phí mua lại nhà máy và chi phí vốn lưu động.
Chi phí mua lại nhà máy
Chi phí mua lại các công trình xây dựng có sẵn, máy móc, thiết bị và quyền sử dụng đất của nhà máy gạo.
Chi phí vốn lưu động
Chi phí vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích sản xuất kinh doanh, đảm bảo vận hành cho nhà máy.
HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN
II.1 Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án.
Tổng mức đầu tư của dự án: 301.598.994.000 đồng
(Ba trăm linh một tỷ, năm trăm chín mươi tám triệu, chín trăm chín mươi bốn nghìn đồng)
+ Vốn vay - huy động (70%) : 211.119.295.000 đồng.
II.2 Dự kiến nguồn doanh thu vàcông suất thiết kế của dự án:
+ Số lượng gạo lức (nguyên liệu): 88.000 tấn/năm + Thành phẩm và phụ phẩm:
Gạo thành phẩm 56.337,6 tấn/năm
Nội dung chi tiết được trình bày ở Phần phụ lục dự án kèm theo.
II.3 Các chi phí đầu vào của dự án:
Chi phí đầu vào của dự án % Khoản mục
1 Chi phí marketing, bán hàng 2% Doanh thu 2 Chi phí khấu hao TSCĐ "" Khấu hao 3 Chi phí bảo trì thiết bị 3% Tổng mức đầu tư thiết bị 4 Chi phí nguyên vật liệu 84% Doanh thu
5 Chi phí quản lý vận hành 4% Doanh thu 6 Chi phí lãi vay "" Kế hoạch trả nợ
7 Chi phí lương "" Bảng lương
8 Phân bổ chi phí thuê đất "" Bảng tính
• Lãi suất,phí : Tạmtínhlãisuất12%/năm(tùytừngthờiđiểmtheo lãisuất ngânhàng).
• Tài sản bảo đảm tín dụng: thế chấp toàn bộ tài sản hình thành từ vốnvay.
Lãi vay, hình thức trả nợgốc
1 Thời hạn trả nợ vay 10 năm
2 Lãi suất vay cố định 12% /năm 3 Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (tạm tính) 15% /năm 4 Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC 11,22% /năm
(1: trả gốc đều; 2: trả gốc và lãi đều; 3: theo năng lực của dự án)
Chi phí sử dụng vốn bình quân được tính trên cơ sở tỷ trọng vốn vay là 70%; tỷ trọng vốn chủ sở hữu là 30%; lãi suất vay dài hạn 12%/năm; chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (tạm tính) là15%/năm.
V.2 Các thông số tài chính của dự án
V.2.1 Kế hoạch hoàn trả vốn vay
Kết thúc năm đầu tiên phải tiến hành trả lãi vay và trả nợ gốc thời gian trả nợ trong vòng 10 năm của dự án, trung bình mỗi năm trả 36,3 tỷ đồng Theo phân tích khả năng trả nợ của dự án (phụ lục tính toán kèm theo) cho thấy, khả năng trả được nợ là rất cao, trung bình dự án có khả năng trả được nợ, trung bình khoảng trên 122% trả được nợ.
V.2.2 Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn
Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.
KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao + lãi vay)/Vốn đầu tư.
Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 3,81 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 3,81 đồng thu nhập Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.
Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận thấy đến năm thứ 7 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 6 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.
Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.
Như vậy thời gian hoàn vốn giản đơn của dự án là 6 năm 5 thángkể từ ngày hoạt động.
V.2.3 Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu
Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án Như vậy PIp = 1,47 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 1,47 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 11,22%).
Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 10 đã hoàn được vốn và có dư.
Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 9.
Như vậy thời gian hoàn vốn có chiết khấu của dự án là 9 năm 9 thángkể từ ngày hoạt động.
V.2.4 Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV)
- P: Giá trị đầu tư của dự án tại thời điểm đầu năm sản xuất.
- CFt : Thu nhập của dự án = lợi nhuận sau thuế + khấu hao.
Hệ số chiết khấu mong muốn 11,22%/năm.
Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 142.030.559.000 đồng Như vậy chỉ trong vòng 20 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần 142.030.559.000 đồng> 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao.
V.2.5 Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) là tỷ suất chiết khấu mà tại đó hiện giá ròng NPV bằng 0 Hay nói cách khác, IRR là suất chiết khấu mà khi dùng nó để
NPV =−P + ∑
CFt ( P / F , i %, t ) quy đổi dòng tiền tệ thì giá trị hiện tại của dòng thu nhập cân bằng với giá trị hiện tại của chi phí.
- C 0 : là tổng chi phí đầu tư ban đầu (năm 0) - Ct: là dòng tiền thuần tại năm t
- n: thời gian thực hiện dự án.
Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 17,83% > 11,22% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời.