1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thuyết minh dự Án nhà máy chế biến gạo /ww.duanviet.com.vn

64 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mua nhà máy sản xuất gạo
Thể loại Dự án
Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 8,91 MB

Nội dung

Hotline:0918755356-0936260633 Chuyên thực hiện các dịch vụ - Tư vấn lập dự án vay vốn ngân hàng -Tư vấn lập dự án xin chủ trương - Tư vấn lập dự án đầu tư - Tư vấn lập dự án kêu gọi đầu tư - Tư vấn giấy phép môi trường - Lập và đánh giá sơ bộ ĐTM cho dự án -Thiết kế quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 - Tư vấn các thủ tục môi trường http://lapduandautu.vn/ http://duanviet.com.vn/ Dịch vụ lập dự án kinh doanh: Công ty Cổ Phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt | Trụ sở : 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh. | Website : www.duanviet.com.vn | Hotline: 0918755356

Trang 1

THUYẾT MINH DỰ ÁN

MUA NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠO

Địa điểm:

, Tỉnh An Giang

Trang 2

DỰ ÁN

MUA NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠO

Địa điểm: Tỉnh An Giang

CÔNG TY CỔ PHẦN

0918755356-0936260633

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 5

I GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ 5

II MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN 5

III SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ 6

IV CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ 7

V MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN 8

5.1 Mục tiêu chung 8

5.2 Mục tiêu cụ thể 9

CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN 10

I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN 10

1.1 Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án 10

1.2 Điều kiện kinh tế xã hội vùng thực hiện dự án 12

II ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG 13

2.1 Nhu cầu ngành lúa gạo 13

2.2 Thị trường xuất khẩu gạo năm 2023 16

III QUY MÔ CỦA DỰ ÁN 19

3.1 Các hạng mục xây dựng của dự án 19

3.2 Định giá chi phí mua nhà máy (Đơn vị tính: đồng) 21

3.3 Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư (ĐVT: 1000 đồng) 21

IV ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 23

4.1 Địa điểm xây dựng 23

4.2 Hình thức đầu tư 24

V NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO.25 5.1 Nhu cầu sử dụng đất 25

Trang 4

5.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án 25

CHƯƠNG III PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 26

I PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ 26

1.1 Nguồn nguyên liệu 26

1.2 Quy trình xay xát, gia công hạt gạo 26

1.3 Các thành phẩm, phụ phẩm khác 34

CHƯƠNG IV CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN 37

I PHƯƠNG ÁN CHUẨN BỊ MẶT BẰNG VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG 37

1.1 Chuẩn bị mặt bằng 37

1.2 Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật 37

1.3 Hệ thống điện 37

II PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN 37

2.1 Phương án tổ chức thực hiện 37

2.2 Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý 38

CHƯƠNG V ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 39

I CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG 39

II NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG 40

2.1 Giai đoạn thi công xây dựng công trình 40

2.2 Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng 40

III PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ, CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT 44

IV BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG 44

4.1 Giai đoạn xây dựng dự án 44

4.2 Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng 44

V KẾT LUẬN 47

Trang 5

CHƯƠNG VI TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ

HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN 48

I TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN 48

II HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN 48

2.1 Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án 48

2.2 Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án: 49

2.3 Các chi phí đầu vào của dự án: 49

2.4 Phương ánvay 49

2.5 Các thông số tài chính của dự án 50

KẾT LUẬN 53

I KẾT LUẬN 53

II ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 53

PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH 54

Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án 54

Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm 55

Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm 56

Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm 57

Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án 58

Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn 59

Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu 60

Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) 61

Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) 62

Trang 6

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU

I GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ

Tên doanh nghiệp/tổ chức: CÔNG TY CỔ PHẦN APG CAPITAL

Mã số doanh nghiệp: 0106795797- do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nộicấp thay đổi lần thứ 9 ngày 14/04/2022

Địa chỉ trụ sở: Số 132 Mai Hắc Đế, Phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng,Thành phố Hà Nội

Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức đăng ký đầu tư, gồm:

Họ tên: LÊ THỊ MAI HOA

Chức danh:Chủ tịch hội đồng quản trị

Giới tính: Nữ Sinh ngày: 16/11/1969

Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam

Chứng minh nhân dân số: 001169000012 Ngày cấp: 12/10/2012

“Mua nhà máy sản xuất gạo Bình Thành”

Địa điểm thực hiện dự án:Xã Bình Thành, Huyện Thoại Sơn, Tỉnh An Giang Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 24.631,2 m2 (2,46 ha).

Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác

Tổng mức đầu tư của dự án: 169.960.000.000 đồng

(Một trăm sáu mươi chín tỷ, chín trăm sáu mươi triệu đồng)

Trong đó:

+ Vốn tự có (30%) : 50.988.000.000 đồng

+ Vốn vay - huy động (70%) : 118.972.000.000 đồng

Trang 7

Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:

+ Số lượng lúa tươi: 120.000 tấn/năm

II SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ

Lúa gạo vừa là nguồn lương thực quan trọng, vừa là mặt hàng xuất khẩuchiến lược của Việt Nam Trung bình một năm, Việt Nam sản xuất khoảng 26 - 28triệu tấn gạo, sau khi dành cho tiêu thụ trong nước, khối lượng gạo xuất khẩukhoảng 6 - 6,5 triệu tấn gạo/năm, trong đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long -vựa lúa chính chiếm đến hơn 50% sản lượng và hơn 90% lượng gạo xuất khẩucủa cả nước

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), nhiều nămqua, Việt Nam luôn nằm trong top 3 quốc gia xuất khẩu gạo trên thế giới, chỉsau Ấn Độ và Thái Lan Sản lượng lúa của Việt Nam từ 42 - 45 triệu tấn/năm,sản lượng gạo từ 26 - 29 triệu tấn/năm Gạo Việt đã xuất khẩu tới khoảng 150quốc gia và vùng lãnh thổ, giá trị xuất khẩu đã tăng hơn so với trước

Tuy nhiên, những thay đổi ngày càng nhanh của thị trường thế giới đã chothấy sự “hụt hơi” trong việc tiếp cận xuất khẩu và phát triển thị trường lúa gạotrong nước Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, nhiều loại gạo Việt Nam vẫn chưađáp ứng được các tiêu chuẩn của Châu Âu và của một số thị trường nhập khẩulúa gạo khác

Vấn đề cấp bách đặt ra là cây lúa và người trồng lúa đang cần được tiếpsức trong cuộc chuyển đổi từ tư duy “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh doanhnông nghiệp” bằng các bài toán kinh tế

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang Trần Anh Thư cho biết: AnGiang là một trong 13 tỉnh, thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, làđịa phương có sản lượng lúa lớn đứng thứ hai cả nước (sau tỉnh Kiên Giang) vớitổng sản lượng gần 4 triệu tấn/năm, xuất khẩu đạt từ 500-550.000 tấn gạo/năm,

Trang 8

với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 250 triệu USD, góp phần phát triển kinh tế-xãhội và trở thành một trong bốn ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh.

Tuy nhiên việc hệ thống hóa cũng như tiêu chuẩn hóa chất lượng sảnphẩm gạo chế biến là vô cùng quan trọng và cần thiết Hiện An Giang đang tiếntới xây dựng một quy trình chế biến gạo bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượngtrong nước và quốc tế (từ nhà xưởng, kỹ thuật công nghệ, hệ thống máy móc,trang thiết bị, hệ thống quản lý chất lượng đến tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì đónggói…)

Tháng 7/2023 đến nay giá gạo tăng đột biến, thị trường gạo Ấn Độ dừngxuất khẩu, dẫn tới việc nguồn cung gạo sụt giảm đáng kể Công ty Cổ phần APGCapital ngoài việc đầu tư vùng trồng, vùng nguyên liệu sạch để sản xuất gạo,công ty còn kí kết rất nhiều hợp đồng thương mại trong và ngoài nước với một

số đối tác Dự kiến trong quý 2/2023, sản lượng gạo của công ty xuất sang Châu

Âu trung bình khoảng 100 tấn/ tháng Ngoài ra tới thời điểm quý 3 /2023, dự trùsản lượng tăng đột biến gấp 8 lần,rơi vào 800 tấn/ tháng.Lượng gạo sản xuất làmgạo dự trữ vô cùng quan trọng, dự trữ gạo hiện là điểm sáng trong thị trườnghiện nay

Với tình hình kinh doanh phát triển mạnh, kinh doanh và dự trữ gạo đượcđánh giá là một thị trường nông sản tiềm năng nhất trong mười năm trở lại đây,lợi nhuận từviệc kinh doanh, dự trữ, bán gạo nội địa, xuất khẩu sẽ chiếm tỷtrọng lớn, là mũi nhọn trong việc phát triển của Công ty

Trong tháng 7/2023, Hội đồng thẩm định giá của Công ty Cổ phần APGCapital (HĐTĐ) đã tiến hành khảo sát và nghiên cứu, tìm hiểu nhiều nhà máygạo trong khu vực đồng bằng Sông Cứu Long và nhận định đánh giá nhà máygạo tại xã Bình Thành, Huyện Thoại Sơn, Tỉnh An Giang là một nhà máy gạonằm ở vùng có vị trí thuận lợi, hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết để Công ty cóthể quyết định đầu tư

Vì vậy, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Mua nhà máy sản xuất gạo Bình Thành” của CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AN

GIANG ( ANGIMEX )tại Xã Bình Thành, Huyện Thoại Sơn, Tỉnh AnGiangnhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, phục vụ sản xuất kinhdoanh, trực tiếp sản xuất để chủ động nguồn hàng cung cấp cho hệ thống phân

Trang 9

phối bán buôn, bán lẻ của Công ty, đồng thời góp phần phát triểnngànhsản xuấtgạo củatỉnh An Giang.

 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của QuốcHộinước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 củaQuốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thunhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;

 Nghị định số 31/2021/NĐ-CPngày 26 tháng 03 năm 2021Quy định chitiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổsung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

 Nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 03 tháng 04 năm 2023 của Chính phủsửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;

 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021về quản lý chiphí đầu tư xây dựng;

 Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm

2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanhnghiệp;

IV MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN

IV.1 Mục tiêu chung

 Mua lại nhà máy sản xuất gạo của CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬPKHẨU AN GIANG ( ANGIMEX ) tại Xã Bình Thành, Huyện Thoại Sơn, Tỉnh

An Giangnhằm tiếp tục phát triển sản xuất lúa gạo theohướng chuyên nghiệp,hiện đại, cung cấp sản phẩmchất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm

Trang 10

nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngành sản xuất gạo, đảm bảo tiêu chuẩn, an toàn

vệ sinh thực phẩm, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầuthị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước  

 Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái củakhu vực tỉnh An Giang

 Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế,đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế củađịa phương, của tỉnh An Giang

 Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định chonhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoámôi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án

IV.2 Mục tiêu cụ thể

 Phát triển mô hình cung ứng sản phẩm liên quan đến lúa gạo tại khu vựctỉnh An Giang Mô hình đầu tư, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ và xây dựngnhằm đem lại sản phẩm từ lúa gạo đạt chất lượng, giá trị, có hiệu quả kinh tếcao

 Phục vụ sản xuất kinh doanh, trực tiếp sản xuất để chủ động nguồn hàngcung cấp cho hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ của chủ đầu tư

 Tổ chức nhà máy chế biến các sản phẩm từ lúa gạo sử dụng các hệ thống,máy móc thiết bị công nghệ cao, quy mô lớn tại tỉnh An Giang theo phươngchâm "năng suất cao - chi phí thấp - phát triển bền vững"

 Nâng cao chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng, giá thành sản phẩmthấp Xây dựng thương hiệu của chủ đầu tư lớn mạnh và có tầm cỡ trong nước

và trong khu vực

 Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau:

+ Số lượng lúa tươi: 120.000 tấn/năm

Trang 11

chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.

 Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nângcao cuộc sống cho người dân

 Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh AnGiangnói chung

Trang 12

CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN

I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN

- Phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp dài 107,628 km

- Phía tây giáp tỉnh Kiên Giang

- Phía nam giáp thành phố Cần Thơ dài 44,734 km

- Phía bắc giáp tỉnh Kandal và tỉnh Takéo, Vương quốc Campuchia vớiđường biên giới dài gần 104 km

Trang 13

An Giang là tỉnh duy nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long có địa bàn

ở cả hai bờ sông Hậu Điểm cực Bắc của tỉnh nằm ở vĩ độ 10°57'B (xã KhánhAn,huyện An Phú), cực Nam ở vĩ độ 10°10'60"B (xã Bình Thành, huyện ThoạiSơn), cực Tây ở 104°46'Đ (xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn), cực Đông trên kinh độ105°35'Đ (xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới)

Sông ngòi

Là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, có hệ thống giao thông thủy, bộ thuậntiện Giao thông chính của tỉnh là một phần của mạng lưới giao thông liên vùngquan trọng của quốc gia và quốc tế, có cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, Vĩnh Xương– Tân Châu và Long Bình – An Phú

An Giang có nguồn nước mặt và nước ngầm rất dồi dào Sông Tiền vàsông Hậu chảy song song từ Tây Bắc xuống Đông Nam trong địa phận của tỉnhdài gần 100 km, lưu lượng trung bình năm 13.800 m³/s Bên cạnh đó có 280tuyến sông, rạch và kênh lớn, nhỏ, mật độ 0,72 km/km² Chế độ thủy văn củatỉnh phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ nước của sông Mê Kông, hàng năm có gần70% diện tích tự nhiên bị ngập lũ, thời gian ngập lũ từ 3 – 4 tháng, vừa bồi đắpphù sa, vệ sinh đồng ruộng nhưng cũng đã gây ra những tác hại nghiêm trọng.Trong 30 năm qua đã có đến 5 lần ngập cao làm thiệt hại tính mạng, mùa màng,

cơ sở hạ tầng, nhà ở của cư dân

Tài nguyên thiên nhiên

An Giang có 37 loại đất khác nhau, hình thành 6 nhóm đất chính, trong đóchủ yếu là nhóm đất phù sa trên 151.600 ha, chiếm 44,5% phần lớn đất đai điềumàu mỡ vì 72% diện tích là đất phù sa hoặc có phù sa, địa hình bằng phẳng,thích nghi đối với nhiều loại cây trồng

Trên địa bàn toàn tỉnh có trên 583 ha rừng tự nhiên thuộc loại rừng ẩmnhiệt đới, đa số là cây lá rộng, với 154 loài cây quý hiếm thuộc 54 họ, ngoài racòn có 3.800 ha rừng tràm Sau một thời gian diện tích rừng bị thu hẹp, những

Trang 14

năm gần đây tỉnh đã chú ý nhiều tới việc gây lại vốn rừng Động vật rừng AnGiang cũng khá phong phú và có nhiều loại quý hiếm Rừng tập trung chủ yếu ởvùng Bảy núi tạo nên nhiều phong cảnh đẹp cùng với những di tích văn hóa –lịch sử, góp phần phát triển kinh tế địa phương tương đối đa dạng.

Nguồn lợi thủy sản trên hai con sông Tiền sông Hậu không nhỏ, và cùngvới hệ thống kênh, rạch, ao, hồ đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc pháttriển nghề nuôi cá bè, ao hầm, tôm trên chân ruộng mà từ lâu nó đã trở thànhnghề truyền thống của nhân dân địa phương – đây cũng là thế mạnh đặc trưng ở

An Giang

Ngoài ra, An Giang còn có tài nguyên khoáng sản khá phong phú, với trữlượng khá đá granít trên 7 tỷ m3, đá cát kết 400 triệu m3, cao lanh 2,5 triệu tấn,than bùn 16,4 triệu tấn, vỏ sò 30 – 40 triệu m3, và còn có các loại puzolan,fenspat, bentonite, cát sỏi…

Với những thế mạnh về đất đai và khí hậu An Giang được xem là tỉnh cótiềm năng du lịch Du lịch của tỉnh tập trung vào các lĩnh vực văn hoá, du lịchsinh thái, du lịch vui chơi giải trí và du lịch nghỉ dưỡng Tài nguyên khoáng sảncũng là lợi thế của tỉnh An Giang so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Longkhác, nguồn đá, cát, đất sét là nguyên liệu quý của ngành công nghiệp sản xuấtvật liệu xây dựng, đáp ứng nhu cầu rất lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long

kỳ, các khu vực đều có mức tăng trưởng cao hơn so với mức tăng cùng kỳ năm2022

Cụ thể, sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng ổn định, quy mô sảnxuất một số sản phẩm chủ lực của tỉnh như thủy sản đông lạnh, quần áo maymặc, xi măng, dược phẩm được mở rộng Tính chung 6 tháng đầu năm 2023,giá trị sản xuất (theo giá so sánh) ngành công nghiệp ước đạt 19.661 tỷ đồng, chỉ

số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 7,76% so với cùng kỳ

Trang 15

Về thương mại, dịch vụ, trong 6 tháng đầu năm 2023, doanh thu bán lẻhàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 42.637 tỷ đồng, tăng 17,40% so với cùngkỳ.

Tình hình xuất khẩu tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực, các mặt hàng chủlực đều tăng khá so với cùng kỳ cả về sản lượng và kim ngạch Ước kim ngạchxuất khẩu hàng hóa 6 tháng năm 2023 đạt 574 triệu USD, tăng 3,76% so vớicùng kỳ Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh như: xuất khẩu gạo ướcđạt gần 290,4 ngàn tấn, tương đương 158,7 triệu USD; xuất khẩu thủy sản đônglạnh ước đạt 60 ngàn tấn, tương đương 154,3 triệu USD; rau quả đông lạnh ướcđạt 6,1 ngàn tấn, tương đương 9,9 triệu USD; hàng may mặc ước xuất khẩu đạt76,7 triệu USD…

Đặc biệt, điểm sáng của xuất khẩu gạo là Công ty cổ phẩn Lộc Trời đãnhận được đơn đặt hàng đến 400 ngàn tấn gạo xuất sang thị trường EU trongnăm 2023

Tình hình phát triển du lịch có nhiều điểm tích cực so với cùng kỳ nhờdịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát, cả nước đã mở cửa hoàn toàn đón khách

du lịch trong và ngoài nước Đến hết tháng 6/2023, ước toàn tỉnh đón tổng số 6triệu lượt khách tham quan, du lịch, tăng 15% so với cùng kỳ và đạt 75% so với

kế hoạch năm 2023 Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 3.900 tỷ đồng,tăng 37% so với cùng kỳ và đạt 71% so với kế hoạch cả năm

Dân cư

Tính đến ngày 9 tháng 8 năm 2019, dân số toàn tỉnh An Giang là2.164.200 người, mật độ dân số 612 người/km².Đây là tỉnh có dân số đông nhấtkhu vực đồng bằng sông Cửu Long Trong đó, 31.6% dân số sống ở đô thị và68.4% dân số sống ở nông thôn Dân cư phân bố tập trung chủ yếu ở vùng đồngbằng, ven sông (dọc theo sông Tiền và sông Hậu) Huyện Chợ Mới và thành phốLong Xuyên là hai địa phương có dân số đông nhất tỉnh Tỷ lệ đô thị hóa tínhđến năm 2022 đạt 41%

II ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG

I.3 Nhu cầu ngành lúa gạo

Sản xuất lúa gạo đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tếnông nghiệp và nông thôn Việt Nam Khoảng 80% trong tổng số 11 triệu hộnông dân tham gia sản xuất lúa gạo, chủ yếu.dựa vào phương thức canh tác thủ

Trang 16

công truyền thống Do sản xuất lúa gạo là nguồn thu.nhập và cung cấp lươngthực chính của các hộ nông dân, nên chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp

và nông thôn gắn liền với phát triển ngành hàng lúa gạo

Trong gần ba thập kỷ qua nhờ có đồi mới cơ chế quản lý, Việt Nam đã đạtđược những thành tựu lớn trong sản xuất lúa gạo, không những đáp ứng.đủ nhucầu tiêu dùng trong nước mà hàng năm còn xuất khẩu được 3-4 triệu tấn gạo

Tuy nhiên ngành lúa gạo Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn và tháchthức, đặc biệt là dưới sức ép cạnh tranh ngày một tăng của quá trình hội nhậpquốc tế Hiện nay năng suất lúa bình quân chung của cả nước đạt khoảng 4,5tấn/ha, song giữa các vùng sinh thái khác nhau lại có sự chênh lệch đáng kể vềnăng suất lúa ở các vùng đồng bằng một số hộ nông dân trồng lúa đã đạt đượcnăng suất rất cao, 10- 12 tấn/ha, trong khi đó năng suất lúa ở các vùng trung dumiền núi và các vùng đất cát duyên hải thường lại rất thấp, chỉ đạt bình quânkhoảng trên 2 tấn/ha

Lượng gạo tham gia vào lưu thông chủ yếu từ hai nguồn cung cấp chính làĐồng Bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) Trênthực tế, các vùng sản xuất nông nghiệp nằm ngoài các châu thổ lớn đều không

có gạo dư thừa, ngoại trừ một vài năm gần đây ở một số địa phương vùng cao,

Trang 17

nông dân được mùa do thời tiết thuận lợi, nên lượng gạo sản xuất đã vượt mứctiêu dùng địa phương.

Sản xuất lúa gạo ở các vùng duyên hải và trung du miền núi chủ yếu nhằmđáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ, mang tính tự cung tự cấp, và vẫn còn tìnhtrạng một số hộ nông dân không đủ lương thực cho gia đình từ một đến haitháng trong năm Thiếu việc làm để đảm bảo thu nhập ổn định và thiếu vốn đểmua vật tư thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp đang là những trở ngại lớntrong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam

Số liệu thống kê của Ban chỉ đạo Phát triển thị trường nông sản thuộc BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, tổng lượng lúa hàng hóa quy ragạo của cả nước trong năm 2023 ước đạt 26,347 triệu tấn Trong đó, quí 1 đạt10,222 triệu tấn; quí 2 là 5,24 triệu tấn; con số của quí 3 và quí 4 lần lượt là4,589 và 6,287 triệu tấn

Trong tổng lượng gạo của quí 1-2023 như nêu trên, nhu cầu tiêu thụ củangười dân là 4,594 triệu tấn; phục vụ chăn nuôi và làm giống lần lượt đạt 1,598

và 0,5 triệu tấn Riêng phục vụ cho chế biến (bao gồm cả chế biến các sản phẩmsau gạo và phục vụ cho xuất khẩu) là 3,53 triệu tấn

Tương tự, đối với quí 2-2023, nhu cầu tiêu thụ của người dân là 2,294triệu tấn; phục vụ chăn nuôi là 918.000 tấn và phục vụ chế biến là 2,028 triệutấn

Trong quí 3, nhu cầu tiêu thụ của người dân được dự báo là 2,307 triệutấn, phục vụ chăn nuôi là 714.000 tấn và phục vụ nhu cầu chế biến là 1,577 triệutấn; ở quí 4-2023, các con số phản ánh nhu cầu lần lượt là 2,796 triệu tấn, 1,088

và 2,403 triệu tấn

Như vậy, sau khi trừ đi phần phục vụ nhu cầu tiêu thụ của người dân,chăn nuôi và làm giống, thì tổng lượng gạo có khả năng phục vụ cho nhu cầuchế biến (chế biến sau gạo và xuất khẩu) trong năm 2023 ước đạt khoảng 9,538triệu tấn

Tuy nhiên, ông Lê Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục trồng trọt thuộc BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, những con số thống kê về tìnhhình tiêu thụ gạo nêu trên cũng chỉ ở mức tương đối

Trong một sự diễn tiến có liên quan, số liệu của Bộ Công Thương Ấn Độcho biết, 5 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã nhập khẩu từ quốc gia này khoảng

Trang 18

370.000 tấn gạo Trong khi đó, theo một nguồn tin của KTSG Online, đến thờiđiểm này, lượng lúa từ Campuchia bán sang Việt Nam đạt khoảng 2 triệu tấn,tương đương khoảng 1,2 triệu tấn gạo.

Như vậy, nếu cân đối cả lượng gạo từ Ấn Độ và Campuchia bán vào ViệtNam (đến thời điểm hiện tại) để phục vụ cho các nhu cầu, thì lượng gạo dư ra cóthể phục vụ cho nhu cầu chế biến và xuất khẩu có thể lên đến khoảng 11,1 triệutấn

Trong khi đó, báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chothấy, kết thúc quí 2-2023, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 4,27 triệu tấn, với trịgiá đạt 2,3 tỉ đô la Mỹ, tăng 22,2% về khối lượng và 34,7% về giá trị so vớicùng kỳ năm ngoái

Tình hình nguồn cung lúa gạo trong nước được đặc biệt quan tâm sau khi

Ấn Độ- quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới hiện nay- chính thức áp dụnglệnh cấm xuất khẩu đối với tất cả các loại gạo trắng (trừ Basmati) kể từ ngày 20-7-2023

Phản ứng trước động thái nêu trên, Cục xuất nhập khẩu (Bộ CôngThương) đã có văn bản hỏa tốc yêu cầu các doanh nghiệp phải đảm bảo dự trữlưu thông tối thiểu đạt tương đương 5% số lượng gạo mà thương nhân đã xuấtkhẩu trong 6 tháng trước đó nhằm bình ổn thị trường và đảm bảo an ninh lươngthực

Đồng thời, doanh nghiệp cũng được yêu cầu đảm bảo cân đối xuất khẩu

và tiêu dùng trong nước; theo dõi sát tình hình thị trường, tổ chức phương án sảnxuất, xuất khẩu phù hợp và có hiệu quả; nghiêm túc thực hiện báo cáo định kỳ

về lượng lúa gạo tồn kho, tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạotheo quy định tại Nghị định 107 về kinh doanh xuất khẩu gạo

II.1 Thị trường xuất khẩu gạo năm 2023

Theo dự báo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), xuất khẩu gạo sẽtiếp tục thuận lợi trong năm 2023 bởi giá gạo trong ngắn hạn vẫn duy trì ở mứccao do những bất ổn về kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nhu cầu dự trữ lươngthực tăng lên

Với các chính sách hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ cùng các giải pháp khơithông thị trường, lưu thông hàng hóa, việc thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu đối với

Trang 19

mặt hàng gạo đã ghi nhận được một số kết quả đáng khích lệ, góp phần tiêu thụthóc, gạo hàng hóa với giá có lợi cho người nông dân.

Xuất khẩu gạo năm 2022 đạt 7,13 triệu tấn, mang lại kim ngạch 3,45 tỷUSD; tăng 13,8% về số lượng và tăng 5,1% về kim ngạch so với cùng kỳ; ViệtNam nằm trong top 3 nước xuất khẩu gạo lớn thế giới

Điều đặc biệt là gạo Việt Nam đã vươn sâu vào các thị trường có nhữngyêu cầu rất khắt khe về chất lượng như Nhật Bản, EU và gạo thơm ST24,ST25 xuất khẩu đã có giá trên 1.000 USD/tấn, gấp hơn 2 lần giá xuất khẩu gạotrắng thông thường

Doanh nghiệp kín đơn hàng

Theo VFA, trong năm 2022, có thời điểm giá xuất khẩu gạo 5% tấm củaViệt Nam vượt qua Thái Lan và đứng đầu thế giới Đơn cử, trong tháng11/2022, trong khi giá chào bán gạo 5% tấm của Thái Lan chỉ ở mức 440USD/tấn, còn Việt Nam ghi nhận mức 447 USD/tấn

Sự đột phá mới về thị trường đã giúp xuất khẩu gạo tăng mạnh cả về giátrị và số lượng

Ông Phạm Thái Bình - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệpCông nghệ cao Trung An - cho biết giá gạo thơm xuất khẩu tới thị trường Trung

Trang 20

Đông, châu Âu của doanh nghiệp này trong năm 2022 đạt mức bình quân 650USD/tấn, riêng gạo ST24, ST25 có giá trên 1.000 USD/tấn - mức giá xuất khẩucao đối với gạo trong nhiều năm nay.

Cũng khá thành công trong năm 2022, Tập đoàn Lộc Trời xuất khẩu gạotăng hơn 200% vào thị trường tiêu chuẩn cao châu Âu, doanh thu tăng hơn150% so với năm trước

Xuất khẩu gạo của Việt Nam dự kiến đạt kỷ lục mới

Không chỉ đạt được sự hấp dẫn về giá mà nhiều doanh nghiệp đã có đượcnhững đơn hàng đến quý 3/2023 Điển hình như Tập đoàn Lộc Trời là đơn vịđược chọn xuất khẩu đơn hàng gạo đầu tiên sang thị trường EU

Sau đơn hàng đầu tiên, các đối tác EU tiếp tục đặt hàng cho những lô gạotiếp theo Ngay từ tháng 10/2022, Tập đoàn Lộc Trời đã nhận được đơn đặt hànglên đến 400.000 tấn gạo cho thị trường EU vào năm 2023

Còn Công ty cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An nhận đượcgần như kín đơn hàng đến tháng 4/2023 Theo ông Phạm Thái Bình, giá gạo 5%tấm đang ở mức rất cao và dự báo sẽ còn tăng tiếp Giá gạo chất lượng cao xuấtkhẩu cũng ở mức 750-1.200 USD/tấn tùy loại - mức giá có lợi cho doanh nghiệpxuất khẩu gạo Việt

Nhiều doanh nghiệp đã kín đơn hàng đầu năm cùng những tín hiệu tíchcực của thị trường - điển hình việc Trung Quốc sẽ mở cửa sau một thời gian dàithực thi “zero COVID” - sẽ giúp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của ViệtNam sang quốc gia đang nhập khẩu lớn thứ hai này

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đánh giádoanh nghiệp đã biết hướng đến các thị trường cao cấp hơn để tạo ra được lợinhuận lớn hơn cho cả doanh nghiệp và người nông dân

Việc xuất khẩu gạo chất lượng cao sang thị trường châu Âu hay Nhật Bản

là minh chứng gạo Việt Nam đã hướng vào vấn đề chất lượng, hướng về yêu cầucủa từng loại thị trường khác nhau

Các yếu tố " thiên thời, địa lợi"

Nhiều nước nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam như Trung Quốc,Philippines, châu Phi… vẫn đang có nhu cầu nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam.Riêng Philippines - thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam đã có những

Trang 21

tín hiệu tích cực cho hoạt động xuất khẩu cho năm 2023 khi nước này quyếtđịnh duy trì thuế nhập khẩu ở mức 35%.

Ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương

dự báo hoạt động xuất khẩu gạo năm 2023 của Việt Nam có nhiều thuận lợi vềbối cảnh; trong đó ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình trạng hạn hán tại cácnước Mỹ, châu Âu, Trung Quốc đang đặt nguồn cung gạo vào tình trạng thiếuhụt Ấn Độ áp dụng lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm và áp dụng thuế 20% với chủngloại gạo trắng

Nhu cầu tại các thị trường truyền thống như: Indonesia, Bangladesh…tăng trở lại, cộng thêm Trung Quốc mở cửa thị trường sau dịch COVID-19, nhucầu nhập khẩu dự báo quay trở lại như các năm Cùng với đó, chất lượng gạoxuất khẩu của Việt Nam ngày càng được nâng cao, các nước đều có nhu cầunhập khẩu từ Việt Nam Do vậy, dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm

2023 khoảng 6,5-7 triệu tấn gạo

Về nguồn cung gạo, theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn, sản lượng gạo hàng hóa xuất khẩu chủ yếu tập trung ở các tỉnh vùngĐồng bằng sông Cửu Long, các vùng khác chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng nộiđịa

Diện tích gieo trồng của Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 ướckhoảng 3,83 triệu ha, năng suất bình quân khoảng 6,27 tấn/ha, sản lượng ước đạt

24 triệu tấn lúa Lúa hàng hóa dùng cho xuất khẩu năm 2023 ước khoảng 13,2triệu tấn, tương đương 6,6 triệu tấn gạo

Năm 2023, ngành lúa gạo Việt Nam được cho là sẽ hưởng lợi từ giá gạoduy trì ở mức cao vì nhu cầu tăng cao Biên lợi nhuận của doanh nghiệp gạocũng được mở rộng nhờ chi phí đầu vào hạ nhiệt

Theo chuyên gia từ Công ty trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán Ngânhàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCBS), ngành lúa gạo ViệtNam đang có yếu tố thiên thời và địa lợi Việc thời tiết thuận lợi đang tạo ra lợithế cho doanh nghiệp Việt Nam so với đối thủ cạnh tranh

Giới phân tích nhận định doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ thuậnlợi hơn trong năm 2023, trong bối cảnh giá gạo vẫn duy trì ở mức cao và nhiềuloại chi phí sản xuất, xuất khẩu gạo giảm dần giúp biên lợi nhuận doanh nghiệpngành gạo đi lên

Trang 22

III QUY MÔ CỦA DỰ ÁN

III.1 Các hạng mục xây dựng của dự án

Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục như sau:

Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị

I Xây dựng (Hiện trạng, mua lại) 24.631,2 m 2

Trang 23

III.2 Định giá chi phí mua nhà máy(Đơn vị tính: đồng)

III.3 Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư (ĐVT: 1000 đồng)

VAT

Trang 24

-TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau

Ghi chú: Dự toán sơ bộ tổng mức đầu tư được tính toán theo chứng thư tháng 08/2023, đồng thời dựa trên tình hình khảo sát thực tế nhà máy, địa hình, các nhà máy lân cận Do biến động giá đất hiện tại tại khu vực An Giang tuy tiềm năng nhưng vẫn chưa có khởi sắc, dây chuyền sản xuất được sản xuất từ năm 2013, tính khấu hao, hư hại và cần nâng cấp thêm để phục vụ cho hoạt động kinh doanh sắp tới Vì vậy, HĐTĐ giảm tỷ lệ so với chứng thư là 70% mỗi mục.

Trang 25

IV ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

IV.1 Địa điểm xây dựng

Dự án“Mua nhà máy sản xuất gạo Bình Thành” được thực hiệntại Xã

Bình Thành, Huyện Thoại Sơn, Tỉnh An Giang

Thửa đất số 11, tờ bản đồ số 24, xã Bình Thành, diện tích là 100 m2

Trang 26

Thửa đất số 3, tờ bản đồ số 24, xã Bình Thành, diện tích là 24.531,2 m2

Hiện trạng khu đất:

- Kho tọa lạc tại Xã Bình Thành, Huyện Thoại Sơn, Tỉnh An Giang

- Nguồn gốc: Lô đất này thuộc UBND huyện Thoại Sơn quản lý

- Tứ cận:

+ Đông giáp nhà dân

+ Tây giáp đất ruộng của dân

+ Nam giáp kênh Ba Thê

+ Bắc giáp đất ruộng của dân và kênh 300

Do giáp với kênh Long Xuyên – Rạch Giá và đặc biệt là nằm giữa vùng

Tứ giác Long Xuyên, vựa lúa của Đồng bằng sông Cửu Long, nên nhà máy trên

có nhiều thuận lợi trong việc thu mua lúa tươi và vận chuyển hàng hóa đi cácnơi

IV.2 Hình thức đầu tư

Dự ánđượcđầu tư theo hình thức mua lại, cải tạo

Trang 27

V NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO V.1 Nhu cầu sử dụng đất

Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất

1 Xưởng thiết bị và thùng chứa 2.000,0 8,12%

_ Diện tích để máy sấy lúa 800,0 3,25%_ Diện tích để máy xay, xát 400,0 1,62%_ Diện tích để máy lau bóng 400,0 1,62%

V.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án

Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu đều có bán tại địa phương và trongnước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là tương đối thuậnlợi và đáp ứng kịp thời

Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến tiếptục sử dụng nguồn lao động đang làm việc tại nhà máyvà thuê mới tại địaphương Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện

Trang 28

CHƯƠNG III PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ

ty được tổ chức từ khâu thu mua nguyên liệu, chế biến và xuất khẩu Sản phẩmđược tồn trữ trong kho đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu

I.5 Quy trình xay xát, gia công hạt gạo

Lúa tươi thu mua với ẩm độ 27 –28% được đưa vào hệ thống sấy tuầnhoàn, lúa sau khi sấy đạt ẩm độ 14.5% cho vào sàng tạp chất, gàu tải sẽ đưa lúasạch qua cối lứt để tách thóc Sau đó, gàu sẽ phân loại gạo lứt và tiếp tục đưathóc vào cối ru-lô để bóc vỏ trấu Gạo lứt được đưa vào dây chuyền đánh bóng,cuối quá trình này chúng ta thu được gạo thành phẩm các loại

Quy trình này được thực hiện dưới sự trợ giúp của rất nhiều trang thiết bịhiện đại, công nghệ cao và trong quá trình vận hành máy cho ra lò những hạtgạo khô và bóng, lọc hạt tấm riêng và trấu dập ép thành khuôn dùng làm thankhông bụi

Trang 29

Dây chuyền công nghệ sản xuất

Nhà máy sẽ được trang bị dây chuyền sấy có công suất 400 tấn lúa/ngày

và dây chuyền bóc vỏ, lau bóng có tổng năng suất 40 tấn gạo nguyên liệu/giờ

Trang 30

Với năng suất như vậy, nhà máy có thể sản xuất khoảng 120.000 tấn lúa/ năm,nguyên liệu tương đương với 60.000 tấn gạo thành phẩm mỗi năm.

Nhu cầu sức chứa kho trữ: 25.000 tấn lúa khô Do đó Công ty cần đầu tưxây dựng kho tàng, lắp đặt thùng chứa kết hợp xây dựng mới các cơ sở vật chấtphục vụ sản xuất kinh doanh như: Kho trữ lúa, sản xuất,kho trấu, nhà chứa cám,nhà văn phòng làm việc,… để thuận lợi trong việc kinh doanh hàng hóa

Sau khi thu hoạch lúa tại cánh đồng mẫu lớn, Công ty vận chuyển lúa vềnhà máy sấy khô đạt độ ẩm theo quy cách kỹ thuật của nhà máy Lưu trữ bảoquản lúa mới sấy ở nơi khô thoáng để tiến hành xay xát theo quy trình từ đó loại

bỏ sạn đá và phân loại các phụ phẩm như tấm, trấu, cám để tiến hành sản xuấtkhác như củi trấu, trấu viên hay cám nguyên liệu

Gạo đã xây xát được băng tải chuyển tách màu theo từng loại để xử lý cho

ra chất lượng hạt gạo màu đẹp và đồng đều theo yêu cầu phần trăm tấm lẫn củakhách hàng rồi tiến hành lau bóng để tăng cường độ bảo quản và làm cho hạtgạo sáng bóng hơn

Hạt gạo luôn được ví như hạt ngọc trời bởi vẻ đẹp tinh khôi và đóng góp

to lớn trong đời sống hàng ngày Ít ai biết được rằng, để tạo ra những hạt ngọc

ấy, người trồng và sản xuất gạo đã phải vất vả, khó khăn đến nhường nào Sau

Trang 31

khi lúa đã chín vàng bông, thu hoạch xong, hạt lúa còn trải qua quy trình xay xátchỉnh chu.

Có thể tóm gọn quy trình xay xát lúa gạo trong 4 bước đơn giản sau:

Trang 32

(Gạo lứt thu được sau khi trải qua quá công đoạn sàng lọc)

Bước 2: Xát trắng gạo

(Mô tả nguyên lý hoạt động của máy xát trắng gạo thu được thành phẩm gạo

xát trắng và cám)

Ngày đăng: 08/08/2024, 14:26

w