(Luận văn thạc sĩ) Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại thành phố Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại thành phố Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại thành phố Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại thành phố Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại thành phố Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại thành phố Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại thành phố Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại thành phố Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại thành phố Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại thành phố Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại thành phố Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại thành phố Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại thành phố Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại thành phố Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại thành phố Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại thành phố Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại thành phố Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại thành phố Đà Nẵng
Mục tiêu nghiên cứu
Phạm vỉ nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là công tác phát triển NNL CNTT của thành phố Đà Nẵng gồm các đối tượng là: nhân lực đào tạo về CNTT và nhân lực chuyên nghiệp CNTT ¡ dung: Đề t tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến phát triển nguồn nhân lực trong ngành CNTT
+ Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung trên tại thành phố Đà Nẵng
+ Về thời gian: Thực trạng trong giai đoạn 2012-2016 và giải pháp đề xuất trong luận văn có ý nghĩa trong những năm trước mắt. Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung của khoa học kinh tế như: Phương pháp phân tích tài liệu; phương pháp tổng hợp; so sánh; phương pháp điều tra xã hội học Bằng các phương pháp này tác giả có thê thu nhận được những số liệu thực chứng chính xác, phù hợp Nguồn dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài bao gồm cả nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp
~ Phương pháp phân tích tài liệu: Được sử dụng để phân tích lý thuyết cùng các công trình nghiên cứu có liên quan đến phát triển NNL, hệ thống hóa để làm rõ cơ sở lý luận về nhân lực và phát triển NNL
~ Phương pháp tổng hợp, so sánh: Ngoài những tài liệu thu thập được từ
Cục thống kê, Sở Thông tin-Truyền thông thành phố Đà Nẵng Số liệu thứ cấp còn được thu thập từ nhiều công trình nghiên cứu trước có liên quan đến vấn đề phát triển NNL CNTT như: Đề tài nghiên cứu khoa học, sách tham khảo, bài tạp chí khoa học chuyên ngành, bài viết mang tính nghiên cứu và trao đôi trên các diễn đàn internet, văn bản pháp luật, v.v Các tài liệu thu thập được tổng hợp, phân tích và so sánh nhằm tìm ra những đặc điểm cơ bản của phát triển NNL CNTT Thông tin, số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách điều tra khảo sát trực tiếp người lao động trong lĩnh vực CNTT tại thành phố Đà
Các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để tổng kết, đánh giá thực trạng, trên cơ sở đó thấy được nguyên nhân, kết quả và rút ra những bài học kinh nghiệm liên quan đến nguồn nhân lực và chất lượng nhân lực, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng NNL nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển NNL CNTT tại thành phố Đà Nẵng
- Phương pháp điều tra xã hội học: Nghiên cứu tiến hành việc xây dựng bảng hỏi và điều tra mẫu Việc phân tích, đánh giá chất lượng NNL CNTT tại thành phố Đà Nẵng được thực hiện dựa trên 150 phiếu điều tra khảo sát ý kiến của người lao động trong lĩnh vực CNTT (kỹ su CNTT trong các doanh nghiệp; chuyên viên phụ trách CNTT tại cơ quan nhà nước) Thời gian tiến hành điều tra là từ 05/2017 đến 06/2017 Quy mô mẫu và nội dung bảng hỏi được trình bày dưới đây:
+ Về mẫu bảng hỏi: Việc điều tra, khảo sát để thu thập thông tin dự kiến 150 mẫu hướng vào đối tượng là các kỹ sư CNTT Việc chọn mẫu điều tra, khảo sát được thực hiện bằng phương pháp phi ngẫu nhiên Với kích thước mẫu khảo sát trên, về phương diện nghiên cứu khoa học, có thẻ khẳng định, mẫu điều tra này là phù hợp
+ Về nội dưng bảng hỏi: Đối với các câu hỏi trong bảng hỏi được thiết kế có liên quan đến thực trạng kỹ năng của người lao động CNTT: Đánh giá về chất lượng đào tạo của các trường hiện nay; Mức độ hài lòng của người lao động với môi trường làm việc tại các doanh nghiệp; Mức độ hài lòng của người lao động với chế độ lương, thưởng, phúc lợi xã hội Nội dung bảng hỏi gồm hai phần: Phần giới thiệu của tác giả và phân trả lời câu hỏi dành cho các đối tượng khảo sát
Phần giới thiệu của tác giả về đề tài nghiên cứu được thiết kế nhằm đảm bảo thông tỉn tin cậy và tính minh bạch của việc khảo sát
Phần trả lời gồm các câu hỏi được thiết kế với nội dung riêng nhằm thu thập thông tin theo định hướng của tác giả Việc thiết kế bảng hỏi được thực hiện dựa trên nguyên tắc khoa học Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, tác giả đặt ra các câu hỏi khảo sát và hoàn thiện bảng hỏi cả vẻ hình thức và nội dung trước khi đưa vào sử dụng chính thức
~ Về nội dung phỏng vấn: Đối tượng phỏng vấn là chủ/quản lý của một số doanh nghiệp có sử dụng nhiều nguồn lao động là các kỹ sư CNTT trên địa bàn thành phó Tác giả đến khu vực nghiên cứu và gặp gỡ thành viên dự kiến lựa chọn, đưa ra các câu hỏi đã chuẩn bị trước và ghi chép các câu trả lời của người được phỏng vấn một cách trung thực về những vấn đề có liên quan tới nội dung nghiên cứu Nội dung các câu hỏi trong khi phỏng van được thiết kế có liên quan đến chất lượng NNL; Mức độ hài lòng của doanh nghiệp về nhân lực CNTT: Giải pháp để nâng cao trình độ kỹ năng NNL CNTT
Sau khi thu thập các dữ liệu trên, đối với dữ liệu thứ cấp, tác giả thực hiện việc sắp xếp, phân loại theo thời gian, theo từng nội dung cụ thẻ có liên quan đến các phần, mục trong đề tài và tiến hành mã hóa các dữ liệu này theo chủ đề Đối với dữ liệu sơ cấp, tác giả làm sạch dữ liệu bằng cách loại bỏ những phiếu không hợp lệ và sử dụng phần mềm Spss để thực hiện việc mã hóa các loại dữ liệu trên Tác giả sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tông hợp để lượng hóa mức độ đánh giá của các đối tượng trả lời nhằm làm sáng tỏ thực trạng NNL CNTT trên địa bàn thành phố Từ đó có được những thông tin đầy đủ nhất về thực trạng NNL CNTT tại thành phó Đà Nẵng
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1 Về lý luận
Luận văn nghiên cứu, phân tích có hệ thống những nội dung cơ bản về công tác phát triển nguồn nhân lực CNTT như: Khái niệm, đặc điểm, nội dung phát triển NNL CNTT, các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển NNL
CNTT
Chương 3: Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại thành phố Đà Nẵng
8 Tổng quan tài liệu nghiên cứu Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn, tác giả sử dụng các giáo trình, sách tham khảo, để tài khoa học, luận văn, luận án, bài báo và các văn bản pháp luật đi sâu vào lĩnh vực này, cụ thể như:
- Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực của Mai Quốc Chánh và Trần Xuân Cầu (2008), nhà xuất bản đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Tác giả đã đưa ra quan điểm của mình về khái niệm nhân lực, nguồn nhân lực, khái niệm phát triển nguồn nhân lực Theo đó, tác giả khẳng định phát triển chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất trong vấn đề phát triển nguồn nhân lực
- Sách Quản lý và phát triển nguôn nhân lực xã hội của Bùi Văn Nhơn
(2004), nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội Cuốn sách viết về dân số, cơ sở tự nhiên hình thành nguồn nhân lực xã hội; nguồn nhân lực và những đặc điểm của nguồn nhân lực Việt Nam; phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực xã hội; tổ chức tiền lương và bảo hiểm xã hội trong nền kinh tế quốc dân; phân bố dân cư và nguồn nhân lực xã hội
- Giáo trình Nguồn nhân lực của Nguyễn Tiệp (năm 2005), nhà xuất bản Lao động — Xã hội, Hà Nội, thuộc khoa Quản lý lao động trường Đại học
Lao động — Xã hội thực hiện Giáo trình đi sâu vào các vấn đề lý luận va thực tiễn của nguồn nhân lực thuộc khía cạnh vĩ mô, phân tích theo hệ thống các yếu tố cầu thành, đặc điểm và các nhân tó tác động đến số lượng, chất lượng và cơ cầu nguồn nhân lực, đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy sự hoàn thiện và phát triển nguồn nhân lực
- Giáo trình Quản trị nguôn nhân lực của Trần Kim Dung (2015), nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh Tác giả đã giới thiệu các kiến thức, tư tưởng và kỹ năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực và việc làm thế nào để quản trị nguồn nhân lực có hiệu quả trong nên kinh tế thị trường hiện nay
- Giáo trình Phát huy nguôn lực con người để công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiển Việt Nam của Vũ Bá Thể (2005), nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội Tác giả đã nêu lên những thực trạng NNL ở nước ta trong những năm qua, làm rõ thực trạng số lượng và chất lượng NNL nước ta thời điểm đó, trong đó tập trung phân tích những ưu điểm, hạn chế và xu hướng phát triển của NNL Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của nước ta; đồng thời từ đó, rút ra những thành tựu, hạn chế và những nguyên nhân của chúng Từ đó có những định hướng và những giải pháp phát huy nguôn lực con người để công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong thời gian tới
- Tác giả Võ Xuân Tiến, Một số vấn đề đào tạo và phát triển nguôn nhân lực, tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng số 5(40).2010 Bài báo đã trình bày cơ sở lý luận của nguồn nhân lực, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, năng lực người lao động, từ đó đưa ra động cơ thúc đây người lao động và những yêu cầu của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Tác giả làm sáng tỏ được nguồn nhân lực là nguồn lực quý giá nhất của các tổ chức, đơn vị, là yếu tố quyết định sự thành bại của họ trong tương lai Bởi vậy, các tổ chức, đơn vị luôn tìm cách để duy trì và phát triển nguồn nhân lực của mình Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất nhằm thực hiện mục tiêu trên là đào tạo và phát triển NNL.
Qua đó, bài báo da làm rõ các nội dung của phát triển NNL và được tham khảo để xây dựng hệ thống cơ sở lý luận cho đề tài
- Tác giả Nguyễn Văn Long, Phát huy nguén nhân lực bằng động lực thúc đẩy, Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng (Số 4(39).2010)
Bài viết đề cập đến vấn đề thúc đây lao động làm việc hiệu quả là vấn đề hết sức quan trọng trong các tổ chức Người lao động làm việc nhiệt tình, năng suất và hiệu quả công việc cao thì các mục tiêu của tổ chức sẽ dễ dàng đạt được hơn, từ đó tạo thuận lợi không ngừng phát triển
~ Tác giả Nguyễn Duy Viên, luận văn thạc sĩ Phát triển nguôn nhân lực
Kho bạc Nhà nước tỉnh Đắc Lắc Luận văn nghiên cứu tương đối đầy đủ các nội dung về phát triển nguồn nhân lực Từ đó, tác giả có cơ sở phân tích thực trạng nguồn nhân lực tại Kho bạc Nhà nước tại địa phương và đưa ra các giải pháp thiết yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực cho đơn vị này Tuy nhiên, những kết luận cũng mang tính đại khái, chưa làm rõ nguyên nhân của các hạn chế yếu kém Những giải pháp đề xuất còn chung chung, thiếu nội dung cu thể và thiếu kế hoạch thực hiện Chưa có những giải pháp có tính đột phá, đặc biệt các giải pháp đề xuất, kiến nghị đối với Nhà nước mới hoàn thiện, đổi mới các cơ chế, chính sách đã ban hành nhưng chưa phù hợp hoặc kém hiệu quả
- Tác giả Trần Văn Thắng, Luận văn thạc sĩ Phát triển nguôn nhân lực công nghệ thông tin ở Hải Phòng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
(2015) Luận văn này đưa ra cơ sở lý luận về nguồn nhân lực cũng như làm sáng tỏ được vấn đề phát triển NNL CNTT cho địa phương trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nội dung phân tích thực trạng có sự chỉ tiết, cụ thé va có thực chứng rõ ràng nhưng vẫn còn khá cảm tính, chưa làm tốt việc nhận định, đánh giá và bình luận kết quả nghiên cứu Điểm hạn chế nữa là ở đề tài này những giải pháp được đưa ra vẫn còn mang tính chất chung chung, chưa đi sâu phân tích những giải pháp mang tính thiết thực phù hợp với thực tiễn nhằm phát triển NNL CNTT tại địa phương
- Tác giả Dinh Quốc Triều, Luận văn thạc sĩ Phát triển nguôn nhân lực ngành công nghệ thông tin tai thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định (2014) Luận văn nêu lên được khung lý thuyết để làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu thực trạng một cách tông quát, khá toàn diện Luận văn cũng đưa ra các giải pháp nhằm phát triển NNL ngành CNTT đến năm 2020 Tuy nhiên, ở đẻ tài này phần phân tích thực trạng chỉ dựa trên những số liệu thứ cấp dẫn tới việc đánh giá thực trạng có thể sẽ chưa phản ánh hết được thực tiễn khách quan đẻ từ đó đưa ra các định hướng phát triển NNL cho ngành CNTT Tác giả đã chưa chỉ ra được những hạn chế trong kết quả nghiên cứu của mình và hướng giải quyết cho các nghiên cứu sau này
- Nguyễn Đăng Khoa, Lê Kim Long, Một số định hướng phát triển nguôn nhân lực khoa học công nghệ ở Đại học Quốc gia Hà Nội, tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội (2014) Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ bằng phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thống kê, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm định
hướng phát triển NNL khoa học và công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Bài viết góp phần tăng cường khả năng thu hút cán bộ khoa học có trình độ cao trên thế giới về làm việc tại Đại học Quốc gia Hà Nội
- Ngô Gia Lưu và Nguyễn Thị Thanh Liên, Phát triển nguôn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao ở thành phó Hô Chí Minh, tạp chí phát triển nhân lực, Hồ Chí Minh (2011) Bài viết đánh giá được thực trạng phát triển NNL CNTT ở thành phố Hồ Chí Minh đang rất thiếu nguồn NNL có trình độ chuyên ng Anh thành thạo để phục vụ ngành công nghiệp phần môn sâu, trình độ mềm, dịch vụ nội địa và gia công xuất khẩu có hàm lượng chất xám cao Từ đó đưa ra các giải pháp phát triển nguồn nhân lực CNTT ở thành phó Hồ Chí Minh như thực hiện đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tao với cơ chế đặc thù để đáp ứng nhu cầu đào tạo NNL CNTT chất lượng cao, trong đó chú trọng việc liên kết đào tạo với các trường đại học nước ngoài Hình thành cơ chế liên kết và phối hợp chặt chẽ *3 nhà”: nhà doanh nghiệp-nhà trường-nhà nước trong quá trình đào tạo và sử dụng nguồn lực CNTT Và tăng cường sự quản lý nhà nước để phát triển NNL CNTT chất lượng cao
Kết luận: Trên cơ sở kế thừa những công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước và các văn bản pháp luật Trong luận văn này, tác giả hệ thống hóa cơ sở lý luận phát triển nguồn nhân lực trong phần nghiên cứu của mình, đánh giá thực trạng phát triển NNL ngành CNTT trong thời gian qua trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Từ đó, đưa ra những chính sách phát triển NNL CNTT tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.
NGUÒN NHÂN LỰC
TONG QUAN VE PHAT TRIEN NGUON NHAN LUC
Nhân lực là nhân tố quyết định nhất đối với sự phát triển của mỗi quốc gia Trình độ phát triển của nguồn nhân lực là một thước đo chủ yếu sự phát triển của các quốc gia Vì vậy, các quốc gia trên thế giới đều rất coi trọng phát triển nguồn nhân lực Trong thế kỷ XX, đã có những quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, nhưng do phát huy tốt nguồn nhân lực nên đã đạt được thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành công nghiệp hóa và hiện đại hóa chỉ trong vài ba thập kỷ
Theo định nghĩa từ giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực của tác giả Mai
Quốc Chánh và Trần Xuân Cầu thì: “Nhân lực là sức lực con người, nằm trong mỗi con người và làm cho con người hoạt động Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể con người và đến một mức độ nào đó, con người đủ điều kiện tham gia vào quá trình lao động - con người có sức lao dng” [4, tr.12]
Ngoài ra, nhân lực còn là nguồn lực của mỗi người bao gồm cả thể lực và trí lực, nó phản ánh khả năng lao động của con người và là điều kiện tiên quyết trong mọi quá trình lao động sản xuất của xã hội
Nhu vậy, chúng ta có thể hiểu một cách ngắn gọn như sau: “Nhân lực là nguồn lực của mỗi con người, gồm thể lực, trí lực và nhân cách” Trong đó:
~ Thể lực chỉ sức lực của cơ thể người Thẻ lực giúp cho con người có khả năng làm các công việc liên quan đến sức vóc, cơ bắp hay nói cách khác là con người có sức lao động Thể lực phụ thuộc vào sức khỏe, về chế độ ăn uống, nghĩ ngơi, về mức sống, về chế độ y tế của từng người Hiện nay, sự nghiệp CNH - HĐH của đắt nước gắn liền việc áp dụng phổ biến các phương pháp sản xuất công nghiệp, các thiết bị và công nghệ hiện đại, do đó đòi hỏi người lao động phải có sức khỏe, thẻ lực cường tráng và tỉnh thần thoải mái để tham gia vào quá trình lao động một cách hãng say hơn
- Trí lực chỉ năng lực trí tuệ của con người Trí lực là khả năng phân tích và giải quyết vấn đề, đồng thời cũng là năng lực nhận thức thế giới và cải tao thé giới Trí lực ảnh hưởng đến khả năng tư duy, tiếp thu khoa học — công nghệ, năng lực sáng tạo trong công việc
~ Nhân cách là hệ thống những phẩm giá của một người được đánh giá từ mối quan hệ qua lại của người đó với những người khác, với tô chức, với xã hội và cả với thế giới tự nhiên xung quanh trong mọi cái nhìn xuyên suốt quá khứ cho đến tương lai Nhân cách là một thứ giá trị được xây dựng và hình thành trong toàn bộ thời gian con người tồn tại trong xã hội, nó đặc trưng cho mỗi con người, thể hiện những phẩm chất bên trong con người nhưng lại mang tính xã hội sâu sắc b Nguôn nhân lực m “Nguồn nhân lực” được sử dụng từ những năm 60 của thế kỷ XX ở nhiều nước phương Tây và một số nước Châu Á và giờ đây khá thịnh hành trên thế giới dựa trên quan điểm mới về vai trò, vị trí của con người trong sự phát triển Ở nước ta, khái niệm này được sử dụng rộng rãi kể từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay Hiện nay có nhiều khái nhau về NNL, tùy theo cách tiếp cận và cách hiểu khác nhau của mỗi tác giả mà có quan niệm khác nhau về NNL Có thể nêu một số quan niệm như sau:
Theo cách tiếp cận của Liên Hợp Quée thi: “NNL la tất cả kiến thức, kỹ năng và năng lực của con người có quan hệ tới sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước ”
Theo Begg, Ficher va Dornbush, khác với nguồn lực vật chất khác,
“NNL dueoc hiéu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích lity được, nó được đánh giá cao vì tiém năng đem lại thu nhập trong tương lai”
Ngân hàng thế giới (WB) cho rằng: “Nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao gôm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp của mỗi cá nhân ”
Như vậy, ở đây nguồn lực con người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác: vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên
Theo tổ chức quốc tế (ILO) thì: “MNL của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động”
"Theo giáo trình “Nguồn nhân lực” của nhà xuất bản Lao động — Xã hội:
NNL bao gém toàn bộ dân cư có khả năng lao động, không phân biệt người đó đang được phân bố vào ngành nghệ, lĩnh vực, khu vực nào và có thé coi đây là nguôn nhân lực xã hội { L7, tr.7]
Như vậy, khái niệm NNL theo nghĩa rộng tức là xét trên toàn bộ nền kinh tế có thể được hiểu ngắn gọn là: Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của con người của một quốc gia, một vàng lãnh thổ, một địa phương đã được chuẩn bị ở mức độ nào đó, có khả năng huy động vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (hoặc một vùng, một địa phương cụ thể) Với cách tiếp cận này, NNL như một bộ phận cấu thành các nguồn lực của quốc gia như nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính
Theo pham vi hep hon thi NNL ngành được hình thành trên cơ sở của các cá nhân có vai trò khác nhau và được liên kết với nhau theo những mục tiêu nhất định NNL khác với các nguồn lực do chính bản chất của con người Ở mỗi người đều có năng lực, đặc điểm cá nhân khác nhau, có tiềm năng phát triển, có khả năng hình thành các nhóm hội, các tô chức công đoàn bảo vệ quyền lợi của họ, có thể đánh giá và đặt câu hỏi đối với hoạt động của người lãnh đạo, hành vi của họ có thể thay đổi phụ thuộc vào chính bản thân họ hoặc sự tác động của môi trường xung quanh
Nguồn nhân lực của một ngành là chất lượng, năng lực của toàn bộ con. người hiện có và tiềm năng của ngành phù hợp và đáp ứng yêu cầu của chiến lược phát triển ngành, địa phương đó trong một thời kỳ nhất định Tiềm năng đó bao hàm tổng hòa tiềm năng về thể lực, trí lực và tâm lực của mỗi người lao động có thể đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của ngành, địa phương đó
khá cao so với nữ giới Nam giới không chỉ chiếm tỷ lệ lớn lao động trong
CAC NHAN TO ANH HUONG ĐỀN VIỆC PHÁT TRIÊN NGUÒN
Các nhân tô ảnh hưởng đến việc phát triển nguồn nhân lực như sau:
1.3.1 Nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên của từng địa phương có ảnh hưởng nhất định đến phát triển NNL CNTT trên địa bàn đó Vị trí địa lý, diện tích tự nhiên, khí hậu, thời tiết và nguồn tài nguyên thiên nhiên vừa là yếu tố thuận lợi, đồng thời cũng là yếu tố khó khăn trong việc phát triển NNL NNL tập trung vào những đất nước, những thành phố phát triển có điều kiện giao lưu, hội nhập và tiếp thu được những điều kiện tốt nhất về cơ sở hạ tầng kỹ thuật thì sẽ nhanh chóng nâng cao được trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phát huy được những kỹ năng, kỹ xảo một cách tốt nhất Ngược lại ở những vùng khó khăn thì rất khó phát huy được năng lực, trình độ chuyên môn của NNL
Mặt khác, NNL ở những vùng, những địa phương không có điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi nó ảnh hưởng rất lớn đến thể lực và trí lực thì sẽ tạo lực cản rất lớn trong quá trình phát triển NNL
Về mặt lịch sử nó cũng tạo ra nhân cách con người, quan điểm nhìn nhận về sự phát triển NNL, ở các địa phương coi trọng khoa học công nghệ thì nơi đó tắt yếu có nhiều NNL trình độ chuyên môn cao về khoa học công nghệ, hoặc là yếu tố lịch sử phát huy được truyền thống con người trong địa phương đó, luôn luôn khẳng định giá trị bản thân thì quá trình phát triển NNL ở đó sẽ hiệu quả hơn Sự phát triển ngày càng nhanh và mạnh mẽ của khoa học công nghệ có ảnh hưởng không nhỏ đến yêu cầu phát triển NNL CNTT
1.3.2 Nhân tố thuộc về kinh tế - xã hội a Tốc độ phát triển kinh tế-xã hội Điều kiện kinh tế bao gồm các yếu tố như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế, tỷ lệ lạm phát, cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp CNTT
Những biến động của các yếu tố về kinh tế có thể mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp, cũng có thể là thách thức đối với doanh nghiệp Để doanh nghiệp phát triển một cách bền vững đòi hỏi các nhà quản lý, người chủ doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi, phân tích và dự báo những biến động của các yếu tố về kinh tế, từ đó đưa ra những phương án sản xuất kinh doanh phù hợp với từng thời điểm, nhằm tận dụng tốt những cơ hội hoặc hạn chế những rủi ro khi biến động kinh tế diễn ra
Trong những yếu tố về kinh tế thì yếu tố về cơ sở hạ tầng và tốc độ tăng trưởng giữ vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển của doanh nghiệp CNTT Nếu một địa phương có cơ sở hạ tầng tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm chỉ phí đầu ra, đầu vào, góp phần giảm giá thành sản phầm, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp và ngược lại Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng thể hiện xu hướng phát triển chung của nên kinh tế liên quan đến khả năng mở rộng hay thu hẹp qui mô kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Do vậy, một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và ồn định sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động ồn định, đồng thời là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp ngày càng phát triển Điều kiện xã hội: Nhân tố xã hội có ảnh hưởng sâu sắc đến các hoạt động quản trị và kinh doanh của doanh nghiệp Ở mỗi địa phương khác nhau thì nhân tố xã hội cũng khác nhau, nhân tố xã hội bao gồm: dân số, mật độ dân số, lực lượng lao động, phong tục tập quán, thị hiếu khách hàng Tùy thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực và chiến lược phát triển kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà các nhà đầu tư đưa ra quyết định lựa chọn b Yếu tố dân số, lực lượng lao động Viét Nam là một nước nặng về nông nghiệp, nền kinh tế đang hướng dần đến nên kinh tế thị trường tuy nhiên chưa đủ mạnh để trở thành một nước công nghiệp mới Trong khi đó dân số của nước ta lại phát triển rất nhanh.
Lực lượng lao động hàng năm cần việc làm ngày càng đông Khi có sự gia tăng nhanh về dân số sẽ dẫn đến nhu cầu vật chất và các dịch vụ cũng ngày một tăng, ảnh hưởng lớn đến nguồn đầu tư cho học tập, đào tạo, nâng cao trình độ người lao động có trình độ thấp chiếm số đông trong lực lượng lao động toàn xã hội, không đáp ứng được với trình độ sản xuất chuyên môn cao e Yếu tố chính sách của Nhà nước
Trong quá trình xây dựng, phát triển nguồn nhân lực CNTT cũng như các hoạt động nhằm đảo bảo chất lượng nguồn nhân lực, tổ chức, doanh nghiệp luôn phải tuân theo các chính sách, luật lệ của chính phủ Cơ chế chính sách ấy là sự cụ thể hóa, thể chế hóa chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng về phát triển nhân lực khoa học và công nghệ Qua cơ chế, chính sách, Đảng, Nhà nước định hướng sự phát triển nhân lực ngành CNTT phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phù hợp với xu hướng phát triển của dân tộc d Yếu tố văn hóa, xã hội
'Văn hóa xã của một nước ảnh hưởng rất lớn đến phát triển nguồn nhân lực Trong một nền văn hóa xã hội có quá nhiều đẳng cấp, nắc thang giá trị xã hội không theo kịp đà phát triển của thời đại, nó có thể gây kìm hãm việc cung cấp nhân tài cho các tổ chức Sự thay đổi các giá trị văn hóa của một nước cũng làm ảnh hưởng đến công tác phát triển nguồn nhân lực Hiện nay tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội ngày càng tăng Điều này cũng tác động không nhỏ đến các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực là nữ trong tô chức vì các tổ chức phải đưa thêm các ưu đãi đối với phụ nữ trong quá trình làm việc, tạo môi trường làm việc phù hợp với tâm lý và sức khỏe của lao động nữ
Sự thay đổi về văn hóa-xã hội cũng tạo nên những thuận lợi và khó khăn đến công tác phát triển NNL, các yếu tố ảnh hưởng như: chất lượng và số lượng lao động (nếu lực lượng lao động được tuyển dụng có trình độ văn hóa, trình độ nghề nghiệp và được trang bị các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc thì quá trình phát triển đó chỉ cần hướng dẫn, bổ sung, đào tạo nâng cao các kỹ năng khác), các chuẩn mực về đào tạo và sự thay đôi trong lối sống các tác động lớn đến công tác phát triển NNL e Yếu tố sự phát triển của khoa học công nghệ
Sự phát triển ngày càng nhanh và mạnh của khoa học công nghệ có ảnh hưởng không nhỏ đến yêu cầu phát triển nguồn nhân lực CNTT Khoa học kỹ thuật phát triển cao đòi hỏi nguồn nhân lực CNTT phải có trình độ, đủ khả năng làm chủ công nghệ, vận hành các máy móc, thiết bị hiện đại Bên cạnh đó, sự phát triển của các máy móc hiện đại, sự ra đời của các dây chuyền tự động sản xuất sẽ khiến một số công việc hay một số kỹ năng không còn cần thiết nhưu trước đây nữa và một số lực lượng lao động sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắt việc làm ứ Sự phỏt triển của cỏc cơ sở đào tạo, phỏt triển NNL
Khi các cơ sở cung cấp các dịch vụ đào tạo và phát triển sẵn sàng thiết kế các chương trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp thì các doanh nghiệp CNTT sẽ dễ dàng tìm kiếm được các tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo tốt trên thị trường để tô chức đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý hay người lao động của họ Nếu trên thị trường có nhiều tổ chức cung ứng các dịch vụ đào tạo, phát triển NNL, tư vấn cho các doanh nghiệp CNTT thì sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển NNL và ngược lại
1.3.3 Nhân tố thuộc về lao động a Thi trường lao động
Nếu thị trường lao động phát triển thì người chủ doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm được người lao động có trình độ, kỹ năng đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Người lao động cũng dễ dàng tim kiếm việc làm phù hợp với năng lực và sở trường của mình Sự phát triển của hệ thống thông tin thj trường lao động, của trung tâm giới thiệu việc làm sẽ là cầu nối giữa người sử dụng lao động và bản thân người lao động b Nhân tố con người
Nhân tố con người ở đây chính là nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp Trong doanh nghiệp mỗi người lao động là một thế giới riêng biệt, họ khác nhau về năng lực quản trị, về nguyện vọng, về sở thích Vì vậy họ có những nhu cầu ham muốn khác nhau Đào tạo nhân sự phải nghiên cứu kỹ vấn để này đề đề ra các biện pháp tuyển dụng phù hợp nhất Cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật thì trình độ của người lao động cũng được nâng cao, khả năng nhận thức cũng tốt hơn Điều này ảnh hưởng tới cách nhìn nhận của họ với công việc, nó cũng làm thay đổi những đòi hỏi, thỏa mãn, hài lòng với công việc và phần thưởng của họ Trải qua các thời kỳ khác nhau thì nhu cau, thị hiếu, sở thích của mỗi cá nhân cũng khác đi, điều này tác động rất lớn đến đào tạo nhân sự Nhiệm vụ của công tác đào tạo là phải nắm được những thay đổi này để sao cho người lao động cảm thấy thỏa mãn, hài lòng, gắn bó với doanh nghiệp bởi vì thành công của doanh nghiệp trên thương trường phụ thuộc rất lớn vào con người xét về nhiều khía cạnh khác nhau Tiền lương là thu nhập chính của người lao động, nó tác động trực tiếp đến người lao động
Mục đích của người lao động là bán sức lao động của mình để được trả công
Vi vậy vấn đề tiền lương thu hút được sự chú ý của tắt cả mọi người, nó là công cụ để thu hút lao động Muốn cho công tác đào tạo nhân sự được thực hiện một cách có hiệu quả thì các vấn đề về tiền lương phải được quan tâm một cách thích đáng.
NGHE THONG TIN TAI THANH PHO DA NANG
TINH HINH CO BAN CUA THANH PHO DA NANG ANH HUONG DEN PHAT TRIEN NGUON NHAN LUC CONG NGHE THONG TIN
2.1.1 Đặc điểm về tự nhiên a Vị trí địa lý
Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng quần đảo trên biển Đông, có diện tích rộng 1.283,42 km Nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không Ngoài ra, Đà Nẵng còn là trung điểm của 4 di sản văn hoá thế giới nỗi tiếng là cố đô Huế, Phó cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào,
Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa Nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững b Tài nguyên
Thanh phé Đà Nẵng là nơi tập trung rất nhiều các loại tài nguyên như:
~ Tài nguyên khoáng sản gồm các loại: cát trắng, đá hoa cương, đá xây dựng, cát, cuội sỏi, đất sét, nước khoáng
~ Tài nguyên đất: Đà Nẵng có các loại đất khác nhau như cồn cát và đất cát ven biển, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất xám bạc màu và đất xám, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng
+ Biển: Đà Nẵng có bờ biển dài 92km, có vùng lãnh hải lớn với ngư trường rộng trên 15.000 km” Hàng năm, Đà Nẵng có khả năng khai thác trên
150.000-200.000 tắn hải sản các loại Vợi lợi thế này, nếu biết khai thác tốt và nâng cao chất lượng nguồn lao động thì Đà Nẵng sẽ phát triển mạnh nhờ kinh tế thủy sản Biển Đà Nẵng có nhiều bãi tắm đẹp và cảnh quan kỳ thú như:
Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô,
Cảng Đà Nẵng là một trong những cảng biển quan trọng của miền Trung - Tây Nguyên và là cửa ngõ phía đông của hành lang kinh tế Đông -
+ Sông: Da Nẵng có hai sông chính đỏ ra vịnh Đà Nẵng, đó là sông
Hàn (diện tích lưu vực 5.180km2) và sông Cu Đê (diện tích lưu vực 472km2), là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt và sản xuất của thành phó e Khí hậu Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9%C; Độ âm không khí trung bình là 83,4% Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504.57 mn/năm Số giờ nắng bình quân trong năm là
Khí hậu ở Đà Nẵng ít ảnh hưởng đến sự phát triển của lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ nên lực lượng lao động được thu hút nhiều vào 2 lĩnh vực này Chất lượng lao động trong hai lĩnh vực này tương đối cao, các vấn đề về cải thiện điều kiện lao động và nâng cao chất lượng nguồn lao động cũng có nhiều thuân lợi hơn so với nông nghiệp d Địa hình Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp Địa hình đổi núi chiếm diện tích lớn nên dân cư tập trung phân lớn ở vùng đồng bằng ven biển để làm ăn, sinh sống Điều này dẫn đến mắt cân đối về phân bổ dân cư và mức sống giữa đồng bằng và miền núi; dẫn đến nhiều khó khăn trong quản lý dân cư, lao động đô thị Chất lượng nguồn lao động cũng bị ảnh hưởng bởi địa hình tự nhiên Những yếu tố ảnh hưởng cụ thể đó là: Tập quán sinh hoạt khác nhau, cơ cấu nguồn lao động mất cân đối cả về mặt phân bố theo vùng, phân bổ theo trình độ văn hóa và phân bổ theo trình độ chuyên môn nghề nghiệp, việc tô chức, quản lý đào tạo nguồn lao động gap nhiều khó khăn
Nhìn chung điều kiện tự nhiên của thành phố Đà Nẵng khá thuận lợi cho phát triển kinh tế, đặc biệt là công nghiệp, dịch vụ NNL tập trung những thành phố phát triển có điều kiện giao lưu, hội nhập và tiếp thu được những điều kiện tốt nhất về cơ sở hạ tầng kỹ thuật thì sẽ nhanh chóng nâng cao được trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phát huy được những kỹ năng, kỹ xảo một cách tốt nhất Thành phố Đà Nẵng là nơi thu hút đáng kể các dòng di dân từ các nơi khác đỏ về, đặc biệt là dòng di dân từ các tỉnh phía Bắc Đó vừa là cơ tốt về nguồn nhân lực và lao động ở tất cả các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực CNTT, vừa là thách thức đặt ra đối với việc quản lý và nâng cao chất lượng lao động trong hiện tại và tương lai Là một trong 3 thành phố lớn được ưu tiên nguồn lực để thực hiện các dự án trọng điểm về thúc đẩy công nghiệp
CNTT với mục tiêu trở thành một trong những đô thị lớn, là trung tâm kinh tế-xã hội, trung tâm công nghiệp phần mềm của khu vực miền Trung và cả nước Trong tương lai nhu cầu nhân lực về ngành CNTT ở thành phố Đà Nẵng chắc chắn sẽ tăng cao
2.1.2 Đặc điểm xã hội a Đặc điễm về dân số
Co cấu dân số theo giới tính và dân số phân bổ theo thành thị - nông thôn giai đoạn từ 2010 2015 như sau:
Băng 2.1: Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị,
Năm| Tổngsố Phân theo gới tính | Phân theo thành thị, nông thôn|
Nam Nữ Thành thị Nông thôn
(Nguôn số liệu: Niên giám thống kê Đà Nẵng)
Quy mô dân số và tốc độ tăng dân số omen) 2
‘sa000 san emo AM 204 HA 20M 2m o iu: Niên giám thống kê Đà Nẵng) Hình 2.1 Quy mô dân số và tốc độ tăng dân số trong năm 2010 - 2015
Tình hình dân số và lao động của thành phố có nhiều chuyển biến cả về
(Nguôi số lượng và chất lượng Quy mô dân số trung bình năm 2015 toàn thành phó
có 1.028.838 người (522.873 nữ), trong đó dân số thành thị 897.993 người
chiếm 87,28%, nông thôn 130.845 người chiếm 12,72% Mật độ dân số khoảng 801 người/km”, quy mô dân số thành phố có sự mở rộng trong giai đoạn 2010-2015 với tốc độ tăng bình quân 2,13%/năm Dân số phân bố không đều, tập trung ở các quận trung tâm thành phó b Đặc điỗi Đà Nẵng với vai trò là một trung tâm giáo dục đào tạo lớn nhất của é lao động miền Trung- Tây Nguyên và thứ 3 cả nước Hiện nay, Đà Nẵng có l5 trường đại học, học viện, 17 trường cao đăng; nhiều trường trung cấp chuyên nghỉ trung tâm dạy nghề Điển hình Dai học Da Nẵng hiện có 1.890 cán bộ, công chức, trong số đó có 1.300 cán bộ giảng dạy Chất lượng đội ngũ không ngừng được nâng cao Hiện nay, 20% cán bộ giảng dạy của trường có trình độ tiến sĩ và 70% có trình độ thạc sĩ Để tăng cường đội ngũ cán bộ giảng dạy đủ sức đảm đương nhiệm vụ dạy học nghiên cứu ứng dụng trong tương lai, những năm gần đây đại học Đà Nẵng đã tuyển dụng thêm nhiều giảng viên mới và gởi ra nước ngoài đào tạo sau đại học bằng các nguồn kinh phí khác nhau Có thể nói giáo dục đào tạo tại thành phố Đà Nẵng ngày càng phát triển đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập và phát triển nguồn nhân lực
Hơn nữa, lực lượng lao động có trình độ khá cao và có truyền thống cần cù, hiếu học, tỉnh thần chịu khó, sáng tạo đây là tài nguyên vô cùng quý giá, là nội lực quan trọng để thúc đây phát triển kinh tế - xã hội của thành phó Đà Nẵng
Bảng 2.2 Lao động và việc làm của thành phố Đà Ning ĐVT: Người, %
Năm Lực lượng Lao động có ,Tỷ lệ lao động việc làm thất nghiệp
(Ngudn sé liéu: Nién gidm thong ké Da Nang)
Qua số liệu ở trên ta thấy, nguồn lao động Đà Nẵng rất dồi dào, tỷ lệ độ tuổi lao động và số lao động đang làm việc trong nền kinh tế tương đối lớn là điều kiện thuận lợi về nguồn nhân lực
2.1.3 Đặc điểm kinh tế a Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Kinh tế thành phố Đà Nẵng về cơ bản tăng trưởng đều qua các năm Đến năm 2015, GDP theo giá hiện hành đạt 63.328 tỷ đồng tăng hơn gấp 2 lần so với năm 2010, GDP theo giá so sánh với năm 2010 đạt 49.429 tỷ đồng tăng gần gấp 2 lần so với năm 2010 Điều này cho thấy tổng sản phẩm kinh tế GDP đều đã tăng cả về giá và lượng
Quy mô GDP và tăng trưởng kinh tế 88880
(Nguôn số liệu: Niên giám thông kê Đà Nẵng) Hình 2.2: Quy mô GDP và tăng trưởng kinh tế thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 — 2015
Góp một vai trò hết sức quan trọng trong sự tăng trưởng này, trước hết phải kể đến cơ cấu ngành của thành phố Đà Nẵng đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng “Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp” sang “Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp”.
Chuyên dịch cơ câu wn 90% |
J (Nguôn số liệu: Niên giám thống kê Đà Nẵng) Hình 2.3: Cơ cấu GDP theo nhóm ngành kinh tế của thành phố Đà Nẵng
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp theo hướng giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ trong đó ngành công nghiệp xây dựng giữ vai trò chủ đạo trong chiến lược phát triển kinh tế của thành phó Đặc biệt, ngành du lịch trong những năm qua phát triển mạnh, thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước Chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát được kiềm chế ở mức ôn định Nguồn lao động của thành phố dồi dào, lao động chất lượng chiếm phần lớn Khả năng giải quyết việc làm cho lao động đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp Tuy nhiên, kinh tế địa phương vẫn còn hạn chế ở quy mô tăng trưởng nhỏ, năng lực cạnh tranh thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của thành phố,chưa tận dụng hết cơ hội do hội nhập quốc tế mang lại, nhất là trong việc tăng cường xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài Quy mô thu hút đầu tư nước ngoài thấp, chưa có các nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất b Ngân sách Để có được như ngày hôm nay, thành phố Đà Nẵng đã vận dụng rất nhiều chủ trương, chính sách nhưng thành công nhất phải nói đến khai thác quỹ đất đề đầu tư làm hạ tầng.
sacl 21 3Q 10900 8543 11389 13154
®# Thutữ dất (ty đồng) SI00 1300 1938 1750 1952
(Nguôn số liệu: Niên giám thống kê Đà Nẵng) Hình 2.4: Tổng thu ngân sách và nguôn thu từ đất của Đà Nẵng Nhìn vào số thu ngân sách Đà Nẵng qua từng năm, có thẻ thấy tiền thu từ đất đóng góp phần lớn cho ngân sách của thành phó Cụ thể, nếu như từ năm 2011 trở về trước thu tiền đất 5.000 - 5.500 tỷ thì năm 2014 và 2015 tiền thu từ đất chỉ khoảng 1.500 tỷ đồng/năm Đặc biệt, năm 2012, lần đầu tiên sau 15 năm, thu ngân sách thành phố Đà Nẵng không đạt dự toán do thu tiền sử dụng đất quá thấp, nhiều doanh nghiệp nợ dây chuyền đã ảnh hưởng đến khả năng trả nợ thuế Với mức tổng thu ngân sách như hiện nay, cùng với việc chỉ ngân sách xấp xỉ với mức thu thì Đà Nẵng sẽ gặp khó khăn trong đầu tư phát triển Đà Nẵng do vậy chỉ còn nguồn lực về con người là nguồn tài nguyên quan trọng nhất Đề khai phá được sức lực con người, Đà Nẵng phải phát triển lực lượng kinh tế tư nhân bởi lực lượng kinh tế tư nhân là nguồn lực phát triển thành phó trong thời gian tới
Da Nẵng được xác định là một trong những trung tâm kinh tế với tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục ở mức cao và khá ổn định Cơ sở hạ tầng tương đối nghiệp CNTT phát triển nhanh, đầu tư khá đồng bộ cùng với môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, có sức cạnh tranh cao trong khu vực là điều kiện dy đủ hoàn chỉnh và tiếp tục được quan tâm phát triển: hạ tầng công thuận lợi cho ngành CNTT phát triển Thành phố cũng đã triển khai xây dựng chính quyền điện tử, công thông tin điện tử, cổng giao tiếp thương mại điện tử của thành phố hiện đại, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp quen với thương mại điện tử, quảng bá hình ảnh, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư Đà Nẵng đã và đang thúc đẩy sự phát triển về văn hóa, văn minh đô thị theo hướng xây dựng thành phố Đà Nẵng “an toàn”, “thân thiện”, “đáng sống” với các chương trình “Thành phố 5 không, 3 có”, “Năm văn hóa văn minh đô thị năm 2015”, các chủ trương xây dựng thành phố môi trường mang đậm tính nhân văn và dần định hình nét văn hóa nhằm góp phần gia tăng hình ảnh thương hiệu và thu hút con mắt của các nhà đầu tư
2.1.4 Thực trạng của ngành công nghệ thông tin thành phố Đà
Theo báo cáo tình hình ứng dụng và phát triển CNTT thành phố Đà Nẵng năm 2016 của Sở Thông tin ~ Truyền thông thành phố Đà Nẵng a Về hạ tầng CNTT Hạ tầng CNTT dùng chung tại thành phố Đà Nẵng gồm Mạng đô thị,
“Trung tâm dữ liệu, Hệ thống kết nối không dây công cộng, Trung tâm thông tin dịch vụ công, Trung tâm đào tạo và nghiên cứu ứng dụng CNTT đã được đầu tư hiện đại, đồng bộ: hoạt động ôn định, an toàn và hiệu quả, đáp ứng tốt các hoạt động của chính quyền thành phó
* Đối với cơ quan nhà nước Trong năm 2016, thành phó đã đầu tư mở rộng, kết nối mạng đô thị
“Trung tâm lưu trữ thành phó; hoàn thiện kết nói và truyền dữ liệu dùng riêng cho các Văn phòng và chỉ nhánh đăng ký quyền sử dụng đất toàn thành phố: triển khai Hệ thống dự phòng cho Trung tâm dữ liệu thành phố; tổ chức thống nhất đường dây nóng các cơ quan qua Tổng đài 1022, chia sẻ hạ tầng tổng đài cho đường dây nóng HĐND Thành phố (3888 888) Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn triển khai các thiết bị bộ đàm HF, VHE (do Bộ Tư lệnh Thái
Bình Dương Hoa Kỳ tài trợ gần 300.000 đô là Mỹ) để hoàn thiện hệ thống thông tin bộ đàm phục vụ điều hành phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
Tại các cơ quan hành chính nhà nước, 100% cán bộ công chức, viên chức (CBCCVC) được trang bị máy tính; 100% cơ quan có mạng LAN và kết nối vào mạng đô thị thành phó, truy cập Internet tốc độ cao, sẵn sàng và an toàn; 100% cơ quan được trang bị đầy đủ máy in, máy quét, máy chiếu, điện thoại IP, màn hình tra cứu; 100% khu vực 01 cửa có máy cắp số tự động, màn hình hướng dẫn, thiết bị hỗ trợ đánh giá mức độ hài lòng [14]
* Đối với các doanh nghiệp, cộng đằng Ứng dụng CNTT trong hoạt động của doanh nghiệp và cộng đồng của thành phố Đà Nẵng đang ngày càng có nhiều tiến bộ Theo thống kê vào cuối năm 2015, tỉ lệ hộ gia đình có máy tính trên địa bàn thành phố đạt 86%, 100% doanh nghiệp có trang bị máy tính để bàn, máy tính xách tay và kết nối internet băng rộng: tổng số thuê bao internet các loại hơn 1.000.000 thuê bao, trong đó phần lớn là thuê bao 3G, cáp quang Ứng dụng CNTT trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các doanh nghiệp bao gồm: Thương mại điện tử, sử dụng các phần mềm để quản lý, điều hành doanh nghiệp như phần mềm kế toán tài chính, phần mềm quản lý nhân sự, quản lý khách hàng (CRM), website giới thiệu về hoạt động của doanh nghiệp Một số doanh nghiệp lớn đã đầu tư các hệ thống phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) v kinh phí hàng chục tỷ đồng
(Công ty cô phần cao su Đà Nẵng, Công ty cỗ phần dược Danapha, ) Đặc biệt, các doanh nghiệp trong những lĩnh vực đòi hỏi sự cạnh tranh cao như viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, điện lực, thuế, hải quan, đã có đầu tư các hệ thống CNTT hỗ trợ công tác quản lý và phục vụ người dân sử dụng dịch vụ nhanh chóng, an toàn và hiệu quả Tắt cả các doanh nghiệp đều tham gia sử dụng các ứng dụng do cơ quan nhà nước trên địa bàn thành phố cung cấp như: kê khai và nộp thuế điện tử, hải quan điện tử.[ 14] b Công nghiệp CNTT thành phố Đà Nẵng Tính đến nay, toàn thành phố có gần 700 doanh nghiệp CNTT, tập trung trên các lĩnh vực: Sản xuất, gia công phần mềm, mua bán thiết bị, máy tính, thiết kế vi mạch, tư vấn tích hợp giải pháp, đào tạo, kinh doanh dịch vụ CNTT Doanh thu trung bình của ngành CNTT thành phố Đà Nẵng những năm gần đây giữ được tốc độ tăng trưởng cao qua từng năm, năm 2015 dat
11.887 tỷ đồng, năm 2016 ước đạt 13.035 tỷ Ngành CNTT thành phố Đà
Nẵng đã tạo việc làm cho hàng chục ngàn lao động, với thu nhập cao; thu hút NNL chất lượng cao, thu hút đầu tư từ các địa phương trong nước và nước ngoài Thành phố Đà Nẵng đang dần trở thành một địa chỉ đầu tư, kinh doanh đáng tin cậy cho cộng đồng doanh nghiệp CNTT trong và ngoài nước, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội bền vững của thành phố.[14] e Các chính sách của thành phố Đà Nẵng về phát triển CNTT
Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XXI nhiệm kỳ nhiệm kỳ
2015 - 2020, một trong ba đột phá về phát triển kinh tế - xã
2015 - 2020 có nội dung “Thu hút đầu tư vào công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin”
“Thành phố Đà Nẵng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ tối đa sự phát triển của ngành công nghiệp CNTT, thu hút đầu tư vào các khu CNTT tập trung như: chính sách hỗ trợ, giá thuê đắt, thuê mặt bằng và hạ tầng cho các nhà đầu tư đầu tư vào các khu CNTT tập trung của thành phố; chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm trên địa bàn thành phó, các cơ chế, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh
“Thành phó cũng thường xuyên tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp, trực tuyến với doanh nghiệp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hỗ trợ tìm kiếm đối tác, khách hàng và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chuyển giao các sản phẩm CNTT như gặp mặt doanh nghiệp ngành TT&TT; Hội nghị liên kết CNTT Đà Nẵng - Nhật Bản (ICT Day 2016)
Thành phố cũng đã quan tâm, làm việc với các trường đại học, cao đăng để nâng cao số lượng, chất lượng đầu ra sinh viên đẻ phục vụ nền công nghiệp CNTT Đến nay, một số trường đã triển khai liên kết đào tạo kỹ sư CNTT với trường đại học nước ngoài, tổ chức đào tạo chương trình CNTT bằng tiếng Anh, tiếng Nhật, [14]
Các cơ sở đào tạo trên địa bàn thành phố rất chú trọng đẩy mạnh liên kết hợp tác đào tạo với nhiều trường nỗi tiếng quốc tế như: Đại học Bách khoa Đà Nẵng hợp tác với Đại học Washington, Đại học Porland State, Mỹ; Đại học Bách khoa thành phố Grenoble, Marseille, Pháp; Đại học Duy Tân liên kết đào tạo với Đại học Carnegie Mellon (Mỹ); Trường Cao đăng CNTT Hữu nghị Việt ~ Hàn hợp tác với những chương trình tiên tiến của Hàn Quốc và Nhật Bản; Các chương trình liên kết đào tạo như Trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế NIT, Softech-Aptech (An D6), DUT-Microsoft, nhằm nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp và trao đổi chương trình đào tạo, thực hiện nghiên cứu chung
UBND thành phố đã ban hành các cơ chế, chính sách để thu hút, phát triển NNL CNTT như triển khai thực hiện đề án phát triển NNL chất lượng cao; Ban hành Kế hoạch tông thê phát triển NNL CNTT - TT thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 (Quyết định số 733/QĐ-UBND ngày 24/01/2011); Ban hành Đề án Phát triển NNL chất lượng cao khu vực công thành phó Đà Nẵng đến năm 2020, trong đó có nội dung thu hút, đào tạo nâng cao chất lượng NNL CNTT (Quyết định số 13100-QĐ/TU ngày 23/4/2015) Thành phố Đà Nẵng đã có các chương trình đào tạo NNL CNTT tại nước ngoài bằng vốn ngân sách thành phố (Đề án 393).[23]
Nhằm đổi mới, nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng
chức 02 hội nghị kết nối doanh nghiệp CNTT Đà Nẵng với doanh nghiệp
CNTT Nhật Bản (ngày hội ICT Day) Qua hội nghị đã có doanh nghiệp
CNTT Nhật Bản quyết định mở chỉ nhánh tại Đà Nẵng, ký hợp tác với Đà Nẵng; Tham mưu UBND thành phố có ý kiến với Bộ giáo dục và Đào tạo và làm việc với các trường Cao đẳng, Đại học trên địa bàn để tăng số lượng tuyển sinh CNTT và nâng cao chất lượng đầu ra Kết quả, năm 2016 số lượng tuyển sinh về CNTT đã tăng và một số trường đưa vào dạy môn CNTT bằng tiếng Anh, tiếng Nhật; Liên kết, chủ động cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp Nhật Bản, Hoa Kỳ Với mong muốn gia tăng số lượng nhân lực có chất lượng, công ty FPT Software Đà Nẵng đã hợp tác với Đại học FPT Đà Nẵng triển khai cấp bách mô hình đào tạo mới Theo mô hình này, Đại học
FPT Đà Nẵng sẽ đào tạo nhân lực, việc tô chức thi, đánh giá kết quả có đủ điều kiện vào làm việc không sẽ do FPT Software Đà Nẵng quyết định
Tuy nhiên, hiện tại Đà Nẵng vẫn trong trong tình trạng thiếu hụt trầm trọng NNL CNTT có chất lượng Đà nẵng với 700 doanh nghiệp CNTT và truyền thông, gần 250 doanh nghiệp phần mềm vẫn chưa được đáp ứng về nguồn nhân lực Riêng đối với doanh nghiệp phần mềm, với tỷ lệ tăng trưởng từ 25- 35%, nhu cầu tuyển dụng là rất lớn Theo ý kiến từ việc khảo sát được
khoảng 5 năm trở lại đây, các doanh nghiệp về CNTT
trong và ngoài nước liên tục đầu tư vào Đà Nẵng, nhất là Nhật Bản Mỗi năm, từ các doanh nghỉ
các doanh nghiệp này có nhu cầu tuyển dụng hàng ngàn nhân lực nhưng đa số
phải “hút” từ các tỉnh thành khác về vì Đà Nẵng không đủ đáp ứng.
Bảng 2.4 Cơ cấu NNL CNTT theo lĩnh vực ngành
DVI: %
Tir 41 tudi dén 50 tudi 12,35 1246| 1336| 1422| 1597
( Nguôn số liệu: Cục thống kê TP Đà Nẵng) Từ số liệu ở bảng trên ta thấy: Số lượng và tỷ lệ người lao động trong độ tuôi dưới 30 là chiếm tỷ lệ cao nhất trong 4 nhóm tuổi gần 50% Lợi thế của nhóm tuổi này là có đầy đủ sức trẻ, năng động, sáng tạo, sự nhiệt huyết với công việc, khả năng tiếp cận công nghệ mới dễ dàng hơn, khả năng tiếp thu kiến thức trong công tác đào tạo, bồi dưỡng tốt hơn Thế nhưng người lao động trong độ tuôi này thường thiếu kinh nghiệm thực tiễn và tính ồn định trong công việc không cao Lao động trong nhóm tuổi từ 30 đến 40 tuổi là nhóm cao thứ hai Lợi thế của nhóm tuổi này là có độ chín về mặt chuyên môn, kinh nghiệm trong công tác, tính ôn định trong công việc, kinh nghiệm thực tiễn có vì vậy sẽ nâng cao được kết quả công việc Có thể nói lực lượng lao động CNTT tại thành phố Đà Nẵng có độ tuổi khá phù hợp với đặc điểm của ngành Do đó việc nâng cao chất lượng NNL là việc hoàn toàn có thể thực hiện tốt e Cơ cấu nguồn nhân lực CNTT theo giới tính
Nhân lực CNTT luôn luôn là nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn so với nữ giới Số lượng và tỷ lệ NNL CNTT thành phố Đà Nẵng phân theo giới tính được thể hiện ở bảng 2.7.
Bảng 2.7 Nguôn nhân lực CNTT Đà Nẵng phân theo giới tính ĐVT: Người, %
Năm Số lượng, tỷ lệ Nam Nữ Tổng
(Nguôn số liệu: Cục thống kê TP Đà Nẵng) liệu ở bảng có thể thấy tỉ lệ nam giới trong ngành CNTT qua các năm luôn chiếm trên 70%, mặc dù tỉ lệ này có giảm qua các năm nhưng nhìn chung phần lớn người lao động trong ngành CNTT thì nam giới chiếm tỷ lệ rất cao Nam giới không chỉ chiếm tỷ lệ lớn lao động trong ngành mà còn đảm nhiệm các vị trí quan trọng Đa số nữ giới còn có cảm giác e ngại khi theo học ngành CNTT vì cho rằng đây là ngành không thích hợp với mình Và việc một số công ty máy tính không tuyển dụng phụ nữ là một cản trở để phụ nữ tham gia vào lĩnh vực này Những điều này dẫn tới việc mất cân bằng giới tính trong ngành d Cơ cấu nguồn nhân lực CNTT theo địa bàn công tác NNL CNTT thành phố Đà Nẵng phân bố không đồng đều giữa các quận, huyện Lực lượng này tập trung chủ yếu ở những nơi trung tâm của thành phố và nơi có các khu công nghiệp tập trung.
Bang 2.8 Nguồn nhân lực CNTT Đà Nẵng phân theo địa bàn công tác ĐVT: Người Noi cong tac 2012 | 2013 | 2014 | 2015 2016
(Nguôn số liệu: Cục thống kê TP Đà Nẵng) Qua các số liệu ta nhận thấy, quận Hải Châu là nơi tập trung nguồn lực cao nhất Số lượng NNL CNTT ở mỗi quận, huyện tăng dần qua các năm Điều này cho ta thấy ngành CNTT tại thành phó Đà Nẵng là một ngành đang phát triển và thu hút nhân lực Toàn thành phố Đà Nẵng hiện có 03 khu CNTT đang hoạt động và 03 khu đang triển khai đầu tư xây dựng Khu công viên phần mềm Đà Nẵng tại địa chỉ số 02 và 15 Quang Trung, quận Hải Châu, được đưa vào sử dụng từ tháng 10/2008 Tòa nhà phần mềm FPT Đà Nẵng được khánh thành đưa vào sử dụng từ năm 2010 tại phường An Hải Bắc (Sơn Trà) và Khu đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng (Ngũ Hành Sơn) do Tập đoàn FPT làm chủ đầu tư xây dựng, trở thành cơ sở hoạt động chính của Công ty
Phần mềm FPT Đà Nẵng với trên 2.000 kỹ sư, chuyên gia đang làm
Ngoài ra còn có: Khu công viên phần mềm số 2 dự kiến sẽ xây dựng tại quận
Hải Chau; Khu CNTT tập trung Đà Nẵng được khởi công xây dựng vào ngày 06/4/2013 và đang làm thủ tục chuyển nhượng cỗ phần dé huy động vốn, đẩy nhanh tiến nay đã triển khai san lắp mặt bằng gần 50% (của giai đoạn 1) độ triển khai; Khu CNTT tập trung số 2 tại xã Hòa Sơn và Hòa Ninh, huyện
Hòa Vang hiện đã hoàn thành một số nội dung chuẩn bị đầu tư như: khảo sát địa hình, định vị cắm mốc, lập quy hoạch tông mặt bằng, lập dự án đầu tư
Với việc đầu tư cho hạ tầng CNTT như thế, Đà Nẵng sẽ là nơi thu hút các doanh nghiệp và người lao động ở nhiều nơi.[14]
Tuy nhiên, trong 6 khu CNTT tập trung của Da Nẵng có 2 khu đang hoạt động và đã đầy, các khu còn lại vẫn dang trong giai đoạn triển khai đầu tư xây dựng, vẫn chưa đáp ứng nhu cầu mặt bằng cho doanh nghiệp Hiện tại, giá thuê văn phòng tại Khu công viên phần mềm số 1 của thành phố khá cao, các doanh nghiệp CNTT hiện đang gặp khó khăn về mặt bằng và văn phòng cho thuê do đó, chính quyền thành phố cần có chính sách ưu đãi, khuyến khích hơn nữa cho doanh nghiệp CNTT
2.2.2 Thực trạng phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ nguồn nhân lực công nghệ thông tin Đánh giá thực trạng phát triển trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của
NNL CNTT để ta có thể nắm được chất lượng NNL của ngành, đồng thời từ đó có kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực a Thực trạng về trình độ đào tạo Đà Nẵng là nơi tập trung nhiều tô chức khoa học, các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng Trong nhiều năm, thành phó đã hình thành hệ thống các cơ sở đào tạo CNTT mạnh trên địa bàn thành phố như: Đại học
Bách Khoa, Đại học Sư Phạm, Đại học Duy Tân, Đại học FPT, Cao đẳng
CNTT, Cao đẳng hữu nghị Việt Hàn, các cơ sở đào tạo Lập trình viên quốc tế Softech-Aptech, NITT Các cơ sở đào tạo này là nguồn cung cấp nhân lực CNTT chủ yếu cho ngành công nghiệp CNTT của thành phố Đà Nẵng Để nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực CNTT, các cơ sở đào tạo đã xúc tiến các chương trình hợp tác với nhiều trường Đại học và tô chức thế giới, như chương trình hợp tác của Đại học Bách khoa Đà Nẵng với Đại học Washington, Dai hoc Porland State, MY; Dai học Bách khoa thành phố
Grenoble, Marseille, Phap; Dai hoc Duy Tân liên kết đào tạo với Đại học Camegie Mellon (Mỹ); Trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt — Hàn hợp tác với những chương trình tiên tiến của Hàn Quốc và Nhật Bản; Các chương trình liên kết đào tạo như Trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế NIIT,
Softech-Aptech (An D6), DUT-Microsoft mỗi năm đào tạo hơn 700 lập trình viên cung cấp cho các doanh nghiệp phần mềm trong nước và quốc tế
Thành phố Đà Nẵng đã có các chương trình đào tạo nhân lực CNTT tại nước ngoài bằng nguồn ngân sách thành phố (Đề án 393), đến nay đã đào tạo
được 3 tiến sỹ, 11 thạc sÿ, 26 kỹ sư và cử nhân trong lĩnh vực CNTT
Bảng 2.9 Nguằn nhân lực CNTT Đà Nẵng phân theo trình độ đào tạo ĐVT: Người
"Trên đại học 813 395 983| 1125| 1335 Đại học 3.803 4.919 6.215 7.579 8.842
(Nguôn số liệu: Sở TT và TT TP Đà Nẵng)
NNL CNTT có trình độ đại học đã tăng nhanh theo từng năm, hoàn toàn phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội Trong giai đoạn 2012-2016 có những thay đổi đáng kể về trình độ đào tạo của nguồn nhân lực Qua số liệu cho thấy: Trình độ của NNL không ngừng tăng qua các năm, cụ thể: trình độ trên đại học và đại học tăng từ 4.616 người năm 2012 lên 5.814 người năm 2013, 7.198 người năm 2014, 8.704 người năm 2015 và 10.177 người năm
2016 Trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp số lượng cũng tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với trình độ đại học Điều này cho thấy, số lượng nhân lực được đào tạo có chất lượng tăng cao.
Bang 2.10 Co cdu NNL CNTT Da Nang phan theo trinh d6 dao tao
Trên đại học 632 5,61 3,01 461 4,65 Đại học 2955 30,83 3167| 3108| 3079
(Nguôn số liệu: Sở TT và TT TP Đà Nang)
"Từ bảng trên cho thấy, về cơ cấu trình độ đại học của đội ngũ lao động
CNTT nam 2016 chiếm 30,79% cao nhất so với các bậc trình độ khác Sự gia tăng về nguồn lực có trình độ cao là tín hiệu đáng mừng cho các nhà tuyển dụng Tuy vậy, theo nhận xét của các nhà tuyển dụng trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thực tiễn của đội ngũ lao động sau khi ra trường vẫn còn
Thực tế, các doanh nghiệp thường phải đào tạo nhân sự mới khoảng 3 tháng đến 1 năm vi nhiều lý do, trong đó có nguyên nhân chủ quan và khách quan Chủ quan là do cá nhân nhân lực đó thiếu năng chế so với yêu cầu công động, ít va chạm dẫn tới khi tham gia công việc còn nhiều ngỡ ngàng Khách quan là do hệ thống giáo dục đào tạo của chúng ta chưa xây dựng đủ các kỹ năng đề một sinh viên tra trường có thể trở thành thợ lành nghề ngay Vì thế, để thích nghỉ và đảm nhiệm được công việc được giao đòi hỏi người lao động phải chủ động tự học tập, tự nghiên cứu thêm và tham gia các lớp tập hudn, các buổi đối thoại về ngành mới đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao b Thực trạng về công tác đào tạo, phát triển nguôn nhân lực
* Khái quát về mẫu điều tra khảo sát Việc phân tích đánh giá chất lượng NNL CNTT tại thành phó Da Ning được thực hiện dựa trên kết quả 150 phiếu điều tra khảo sát ý kiến của các đối tượng là người lao động ở: các doanh nghiệp sử dụng lao động trong lĩnh vực CNTT, các doanh nghiệp sử dụng lao động có sử dụng CNTT, đội ngũ chuyên trách CNTT tại các cơ quan nhà nước
Bảng 2.11 Thống kê mẫu điều tra, khảo sát NNL CNTT
Tiêu thức phân loại Số lượng (người) [ Tỷ trọng (%)
Theo trình độ đào tạo 150 100
Theo vị trí công tác 150 100
Theo cơ sở công tác 150 100
Theo thời gian công tác 150 100
Mẫu điều tra nhóm NNL CNTT gồm 150 phiếu thu được có 79,3% là nam giới và 20,7% là nữ giới trả lời phiếu điều tra Theo nhóm tuổi, theo trình độ đào tạo, theo vị trí công tác, theo cơ sở công tác, theo thời gian công tác và mức lương được thể hiện tỉ lệ cu thé theo bang 2.11
* Đánh giá về chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo và công tác đào tạo, nâng cao kỹ năng làm việc của các doanh nghiệp đối với NNL CNTT
Số lượng các cơ sở đào tạo NNL CNTT cho thành phố có 6 trường đại học và 38 cơ sở đào tạo có chức năng đào tạo CNTT, thống kê cho thấy bình quân hàng năm, quy mô đào tạo nhân lực CNTT là trên 7.000 người/năm Đội ngũ nhân lực phục vụ đào tạo CNTT tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và các cơ sở đào tạo đạt tổng số 1.313 người Để đánh giá chất lượng đào tạo NNL CNTT của các cơ sở đào tạo tại thành phố Đà Nẵng, tác giả tiền hành điều tra đánh giá dựa trên kết quả 150 phiếu khảo sát được chỉ tiết trong bảng câu hỏi thành 8 tiêu chí và đo lường ở 6 mức độ từ hoàn toàn không tốt đến rất tốt Kết quả tổng hợp khảo sát được thể hiện ở bảng 2.12
Bảng 2.12 Thực trạng về chất lượng đào tạo NNL CNTT tại các cơ sở đào tạo
1 | Nội dung giảng dạy 150| 2 6 2 | Phương phápgiảngdạy | 150} | 5
+ |Họclệuvàphươngtện |150| 2| 6 hỗ trợ dạy ~ học
4_ | Trách nhiệm, sự nhiệt 50 2| 6| 389 0,909 tình của giảng viên
5 | Năng lực của giảng viên | 150} 3 6| 411 0,799 6 | Kiểm tra, đánh giá 150| 2 6| 325 1,130 z_ | Tác phong sư phạm, quan | 150| 3| 6| 438 0910 hệ thầy trò ạ | Môi trường thực tập-phát | 150| 2 5| 336 0,900 triển
(Nguồn số liệu: khảo sát của học viên)
Kết quả khảo sát về chất lượng đào tạo NNL CNTT của các cơ sở đào tạo cho thấy người được điều tra đánh giá cao về tính trách nhiệm, sự nhiệt tình của giảng viên; Năng lực của giảng viên và tác phong sư phạm, quan hệ thầy trò được người lao động đánh giá rất cao Điều này cho thấy, lực lượng giảng viên trong lĩnh vực CNTT được đánh giá khá cao về đạo đức nghề nghiệp cũng như năng lực Đây là một điểm sáng trong việc phát triển NNL
Tuy nhiên người trả lời đánh giá ở mức trung bình dưới về Nội dung giảng dạy (305): Phương pháp giảng dạy (3,1); Kiểm tra, đánh giá (3.25);
Môi trường thực tập-phát triển (3.36) Như vậy có thể nhận thấy nội dung cũng như phương pháp giảng dạy tại các cơ sở đào tạo vẫn còn rất hạn chế Điều này có thể giải thích một phần về chất lượng đội ngũ NNL trong lĩnh vực CNTT ở địa phương và giải thích tại sao NNL CNTT sau khi ra trường thường không được đánh giá cao khi làm việc cho các doanh nghiệp Các doanh nghiệp hầu như phải tổ chức đào tạo lại mới có thể đáp ứng yêu cầu của đơn vị Kết quả điều tra khá phù hợp với đánh giá chung của những người quản lí trong các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT Tại hội nghị phát triển công nghiệp CNTT và truyền thông tháng 3/2017, đại diện FPT ông
Nguyễn Khánh phó giám đốc FPT Polytechnic Đà Nẵng cho bié lao động trong lĩnh vực CNTT không thiếu, nhưng trình độ chuyên môn chưa
"Hiện tại đáp ứng nhu cầu của xã hội Bởi vì, các chương trình đào tạo CNTT ở Đà
Nẵng chủ yếu kế thừa từ các chương trình đào tạo chung của cả nước, chưa có tính đột phá vì thế mà chất lượng giảng dạy chưa có nhiều thay đổi, mặc dù đã có nhiều đổi mới về cơ sở vật chất.”
Dưới đây là kết quả khảo sát người lao động về công tác đào tạo, nâng cao kỹ năng cho NNL CNTT tại các doanh nghiệp được thể hiện ở bảng 2.13.
Bảng 2.13 Thực trạng về công tác đào tạo, nâng cao kỹ năng NNL CNTT tại các doanh nghiệp
STT Nội dung khảo sát N |Min | Max |Mean|_ Deviation ` ˆ ¡_ | Lao động tự nghiên cứu 150[ 1Ị 6| 350 1,085 + [Hỗ trợ người lao động tham [150 1[ 6| 315 0981 gia các khóa học nâng cao Tô chức đào tạo tại chỗ
3 | (người có kinh nghiệm hướng | 150| 1[ 5 | 314 0,949 dẫn cho người mới vào) 4_ | Thuê chuyên giatô chức trong |150| 1[ 4| 225| 0802 nước về đào tạo cho nhân viên Thuê chuyên gia/tô chức nước | 5 [ngoài về đạo tạo cho nhân | l3 1Ị 5| 225 0,876 viên
(Nguôn số liệu: khảo sát của học viên)
Có thể thấy bản thân người lao động tự đánh giá mức độ tự nghiên cứu trong quá trình làm việc là cao nhất so vớ các chỉ tiêu khác (3,5) Điều này phát triển và đòi hỏi sự sáng tạo cao Vì thế mà người lao động phải không độ hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của ngành CNTT, là một ngành có t ngừng tự nghiên cứu và học hỏi để bắt kịp được với nhu cầu của xã hội
Băng 2.15: Thực trạng về mức độ nhận thức của NINL CNTT
STT Nội dung khảo sát N |Min| Max|Mean|_ Deviation St:
1 Hiéu biệt vê môi trường hoạt 150 động Doanh nghiệt 2 6] 347 1,085
3 | Mức độ tuân thủ nội quy, quy | so chế, quy định 2| 6| 365 1,158 y_ | Khả năng lãng nghe, tiép thu |< ý kiên 2 6 | 3.28 1,254
4 Thai độ nhiệt tình, tích cực 150 trong công việc 2] 6| 416 1,093
2 _ | Khả năng tự học tap, ren 150 luyện nâng cao trình độ 2 6 | 406 0,978
(Nguôn số liệu: khảo sát của học viên)
Trong các tiêu chí đánh giá về mức độ nhận thức của người lao động tại doanh nghiệp thì tiêu chí thái độ nhiệt tình, tích cực trong công việc (4,16);
Khả năng tự học tập, rèn luyện nâng cao trình độ được người lao động (4.06) được người lao động tuân thủ tốt và đánh giá cao hơn cả; Các tiêu chí mức độ tuân thủ nội dung, quy chế, quy định; Hiểu biết về môi trường hoạt động doanh nghiệp được người lao động đánh giá tương đối tốt Về tiêu chí Khả năng lắng nghe, tiếp thu ý kiến có mức đáp ứng thấp nhất (3,28) Đây là một điểm yếu mà người lao động cần phải khắc phục nếu như muốn phát triên, biết lắng nghe và tiếp thu có chọn lọc ý kiến của người khác sẽ góp phần hoàn thiện bản thân mỗi người hơn
Như vậy, ta có thể nhận thấy theo đánh giá khảo sát người lao động tại doanh nghiệp về các nội dung và mức độ đáp ứng về chuyên môn, nghiệp vụ; kỹ năng và nhận thức của người lao động thì nhận thức của người lao động có mức độ đáp ứng cao nhất, cơ bản người lao động luôn có ý thức trách nhiệm đối với công việc được giao, tuân thủ mọi nội quy, quy định mà doanh nghiệp đặt ra
Tóm lại, kết quả khảo sát cho thấy mức độ đáp ứng công việc của NNL
CNTT chỉ đạt ở mức trung bình khá Qua việc phỏng vấn chủ các doanh nghiệp cũng cho biết sinh viên khi ra trường hầu hết chưa đáp ứng được nhu cầu như mong đợi của các doanh nghiệp Vì thế công tác đào tạo tại chỗ, thông qua các khóa học hoặc có sự truyền đạt của người có kinh nghiệm đi trước về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng trong công việc giúp người lao động có những kiến thức cần thiết và bỗ ích, giúp họ hoàn thành tốt hơn công việc được giao
2.2.5 Thực trạng nâng cao động lực thúc đẩy nguồn nhân lực công nghệ thông tin a Thực trạng trong việc nâng cao động lực thúc đẩy NNL bằng yếu tố vật chất
Chính sách tiền lương đúng là không thẻ thiếu trong việc tạo động luc để người lao động làm việc Trong đó, trả lương hợp lý là thước đo biểu hiện rõ ràng nhất lợi ích kinh tế của mỗi người Tiền lương phải đủ đảm bảo tái sản xuất mở rộng sức lao động của mỗi người
Việc đánh giá về mức độ hài lòng của người lao động đối với chế độ lương, thưởng, phúc lợi, tác giả điều tra bằng 150 phiếu khảo sát được chỉ tiết trong bảng câu hỏi thành 3 tiêu chí và đo lường ở 6 mức độ từ hoàn toàn không tốt đến rất tốt Kết quả tổng hợp khảo sát được thể hiện ở bảng 2.16.
Băng 2.16: Đánh giá mức độ hài lòng của người lao động đối với chế độ
STT Nội dung khảo sỏt ẹ_|Min | Max | Mean
+ | Thụ nhập tăng thêm và các | sy | 2| khoản phúc lợi 6] 3,31] 0837
3_ | Chế độ đãi ngộ khác 1550| 2] 6| 325 0,837 Nguôn số liệu: khảo sát của học viên
TTừ kết quả khảo sát ở bảng trên cho thấy người lao động tương đối hài lòng với mức lương cố định (3,76) nhưng mức độ không cao, nhiều người chưa thực sự hài lòng với chế độ phúc lợi (3,31) và đãi ngộ (3.25) hiện tại
Qua khảo sát cho thấy ở các doanh nghiệp nước ngoài thì người lao động hau hết đánh giá tốt về việc thực hiện chế độ lương, thưởng, phúc lợi và chế độ đãi ngộ Khi làm việc tại doanh nghiệp nước ngoài, ngoài lương cố định thì doanh nghiệp còn có thêm các khoản thưởng sau khi hoàn thành dự án, thưởng vượt tiến độ, mua bảo hiểm quốc tế cho người lao động và người thân, tổ chức du lịch hàng năm, tổ chức các khóa học cho nhân viên miễn phí Tuy nhiên, với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước, người lao động chưa thực hế độ phúc lợi Việc thu hút và giữ chân nhân tài phụ sự hài lòng về c; thuộc rất nhiều vào độ hài lòng đối với chế độ lương, thưởng, đãi ngộ Đây cũng là động lực quan trọng nhất trong việc thúc đẩy người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao b Thực trạng trong việc nâng cao động lực thúc đẩy NNL bằng yếu tố tỉnh thần
Ngoài việc nâng cao động lực thúc đẩy NNL bằng yếu tố vật chất thì yếu tố về tinh thần cũng rất quan trọng Đây là một việc làm rất ý nghĩa trong việc khơi dậy tỉnh thần hăng say lao động, tạo động lực để người lao động có thê làm việc Đó là việc trọng dụng nhân tài, tạo điều kiện để người có đức, có tài phát triển và phát huy hết khả năng đề đề cống hiến cho nơi mình công tác
Khen thưởng kịp thời những cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác, trong nghiên cứu khoa học tạo bầu không khí dân chủ, tôn trọng, tin tưởng, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong tập thể
Hầu hết các tổ chức công đoàn của các doanh nghiệp và các cơ quan đều đã có nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả như: tổ chức quyên góp thăm hỏi giúp đỡ kịp thời đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn, đau ốm kéo dài Hàng năm các tô chức Công đoàn, Đoàn thanh niên đều tổ chức các hoạt động, chương trình thể dục thể thao như giải bóng đá, bóng bàn, cầu lông, tennis để qua đó góp phần nâng cao ý thức rèn luyện thân thẻ, nâng cao thể lực cho người lao động Hàng năm tạo điều kiện cho nhân viên tham gia thăm quan, nghỉ mát, tổ chức giao lưu các ngày lễ, tết để giao lưu giữa các nhân viên với nhau thể hiện tỉnh thần đoàn kết và trách nhỉ nâng cao đời sống tỉnh thần cho mọi người sau những giờ làm việc căng thẳng
Các chính sách khen thưởng hợp lý, kịp thời, đúng lúc đã mang lại đông lực rất lớn cho nhân viên trong khi thực hiện công việc của mình Đặc thù của ngành CNTT là công việc tương đối căng thẳng và áp lực do đó việc nâng cao các yếu tố về mặt tỉnh thần là điều vô cùng cần thiết để có thể nâng cao được năng suất lao động và có thể giữ chân được nguồn lao động có chất lượng cao làm việc được lâu dài e Thực trạng trong việc nâng cao động lực thúc đẩy NNL bằng yếu tố cải thiện điều kiện làm việc
Trong những năm qua, cơ sở hạ tầng CNTT được thành phố Đà Nẵng quan tâm đầu tư từ nhiều nguồn lực Để quy tụ các doanh nghiệp CNTT, tạo môi trường liên kết, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có không gian hoạt động với hạ tầng tốt và chỉ phí ưu đãi, thành phó Đà Nẵng đã và đang hình thành các khu Công viên phần mềm và khu CNTT tập trung Hạ tằng CNTT trong cơ quan Nhà nước đã cơ bản đáp ứng được các nhu cầu tin học hóa hoạt đông của các cơ quan: 100% cán bộ, công chức đã được trang bị máy tính sử dụng phục vụ công việc và kết nối mạng internet Tuy nhiên thì hiệu quả sử dụng trang thiết bị, hạ tầng CNTT tại một số đơn vị, đặc biệt là các phường xã còn thấp Trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phó thì 100% doanh nghiệp có trang bị máy tính để bàn, máy tính xách tay và kết nối internet băng rộng Các doanh nghiệp đã ứng dụng CNTT trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của mình việc làm này đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người lao động trong công việc và tiết kiệm được thời gian khá nhiều Để đánh giá về mức lòng của người lao động đối với điều kiện việc làm tại thành phố Đà Nẵng, tác giả đã tiền hành điều tra đánh giá bằng phiếu khảo sát được chỉ tiết trong bảng câu hỏi thành 4 tiêu chí và đo lường ở
6 mức độ từ hoàn toàn không tốt đến rất tốt Kết quả tổng hợp khảo sát được
Bảng 2.17 Đánh giá mức độ hài lòng của người lao động về điều kiện làm việc trong lĩnh vực CNTT
STT| — Nội dung khảo sát 8 N |Min| Max | Mean} Deviation St@
1 | Cơ sở ha tầng về CNTT 150] 2] 6| 392 0,917 + | Tốc độ phát triển của ngành |¡so| 1| s5 | 303 1,184
^ _ | so với 2 đầu đất nước
3 | Nguồn nhân lực cấp cao 150 2| 6| 32! 0,813 4 | Môi trường phát triển trình độ Iso| 1 6| 333 1173 chuyên môn
(Nguồn số liệu: khảo sát của học viên)
Qua khảo sát 150 người lao động CNTT về điều kiện làm việc lĩnh vực
CNTT tại thành phố Đà Nẵng cho thấy: Đối với mục cơ sở hạ tầng về CNTT với sự quan tâm và đầu tư của thành phố đã tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho người lao động ở mức khá với đánh giá 3,62 điểm Theo đánh giá của Bộ
Thông tin và Truyền thông, trong 7 năm liên tục từ 2009-2015 thành phó Đà Nẵng dẫn đầu cả nước về chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT
Ngoài ra Đà Nẵng có môi trường sống thoải mái, chất lượng dịch vụ tốt và chính quyền thành phố chân thành mời gọi nhà đầu tư Do đó ngành CNTT tại Đà Nẵng mặc dù sinh sau đẻ muộn so với một số địa phương ở hai đầu đất nước, tốc độ phát triển của ngành chưa thể theo kịp được Nhưng hiện tại Đà
Nẵng cũng đã được nhiều nhà đầu tư quyết định chọn làm địa điểm dé mở chỉ nhánh hoặc công ty riêng
Tiêu chí về NNL cấp cao được người lao động đánh giá ở mức điểm thấp (3,28) Từ đó có thể thấy NNL cấp cao tại Đà Nẵng vẫn còn yếu, chưa thực sự phát huy được vai trò và trách nhiệm của mình Mặc dù công tác thu hút NNL chất lượng cao đã được triển khai từ lâu nhưng nó vẫn chưa mang lại hiệu quả thực sự Còn về tiêu chí môi trường phát triển trình độ chuyên môn của bản thân người lao động thì đa số cho rằng tại nơi công tác chưa giúp
Chính vì điều này mà bản thân phát triển về trình độ chuyên môn được nhiề một số lao động sau thời gian làm việc tại Đà Nẵng đã bỏ việc và Nam tiến để tìm kiếm một nơi làm việc có thể nâng cao được tay nghề hơn nữa cho bản thân Để tìm hiểu về mức độ hài lòng của người lao động đối với một số yếu tố liên quan đến công việc hiện tại, tác giả điều tra đánh giá bằng 150 phiếu khảo sát được chỉ tiết trong bảng câu hỏi thành 4 tiêu chí và đo lường ở 6 mức độ từ hoàn toàn không tốt đến rất tốt Kết quả tổng hợp khảo sát được thể hiện ở bảng 2.18
Bang 2.18: Đánh giá mức độ hài lòng của người lao động với một số yếu tố liên quan đến công việc hiện tại a sọ sá : Std
STT Nội dung khảo sát N [Min | Max | Mean | 1) tion
2 _ | Tốc đô cập nhật thông tin iso] 2| 5| 38 0,986
3 | Trang thiết bị phục vụ công|jsọo| 2| 6| 40s[ 116
4 _ | Đội ngũ quản lý/lãnh đạo 1s0| 1] 6| 322 1181
(Nguôn số liệu: khảo sát của học viên)
Qua số liệu khảo sát ta thấy: Về văn hóa công ty (4.1); Trang thiết bị phục vụ công việc (4,05); Tốc độ cập nhật thông tin (3,82) có khá nhiều người lao động thực sự hài lòng Nhìn chung các doanh nghiệp đã phần nào đáp ứng tốt về điều kiện làm việc cho người lao động của mình
Về đội ngũ quản lý/lãnh đạo (3,22) người lao động đánh giá cho rằng lực lượng này chưa tốt, điều này cho thấy các vị trí này không thực sự phát huy được trách nhiệm và khả năng của mình, chưa thực sự mang lại sự tín nhiệm và nề phục của cấp dưới Vì vậy cần phải rà soát và xây dựng quy trình bổ nhiệm hợp lý để NNL này có thẻ phát huy hết năng lực của bản thân mang lại lợi ích nhìu hơn cho doanh nghiệp
4 Thực trạng trong việc nâng cao động lực thúc đây NNL bằng sự thăng tiến
Thăng tiến là một bước phát triển đi lên trong sự nghiệp của mỗi cá nhân, là sự bổ nhiệm một vị trí mới cao hơn vị trí cũ Nói chung là sự ghi nhận của cơ quan, tổ chức đối với năng lực của cá nhân đó
MOT SO GIAI PHAP DE PHAT TRIEN NGUON NHAN LUC CONG NGHE THONG TIN TAI THANH PHO DA NANG
QUAN DIEM, MUC TIEU, DINH HUONG PHAT TRIEN NGUON NHAN LUC CONG NGHE THONG TIN TAI THANH PHO DA NANG
3.1.1 Quan điểm phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại thành phố Đà Nẵng
Từ các lý luận về phát triển NNL và các yêu cầu về phát triển NNL đối với ngành CNTT trong những năm tới, phát triển NNL CNTT cần xuất phát từ nhiều quan điểm
Các quan điểm được căn cứ theo Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 1/6/2009 phê duyệt tổng thể phát triển NNL CNTT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 liên quan đến quan điểm phát triển NNL CNTT như sau:
Một là, phát triển NNL CNTT là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển và ứng dụng CNTT, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của thành phố
Hai là, phát triển NNL phải đảm bảo phát triển đồng bộ cả về chất lượng lẫn số lượng, trong đó chất lượng là quan trọng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội; Sử dụng một cách toàn diện, khoa học và đồng bộ nhiều giải pháp để thực hiện các nội dung phát triển NNL
Ba là, phát triển NNL CNTT phải gắn kết chặt chẽ với quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đổi mới giáo dục đại học Đổi mới cơ bản và toàn diệ đào tạo nhân lực CNTT theo hướng hội nhập và đạt trình độ khu vực và quốc tế, tạo được chuyển biến cơ bản về chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển CNTT của đất nước, của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Bồn là, xác định rõ quy mô, cơ cấu, chương trình đào tạo, công tác biên soạn, cung cấp giáo trình, tài liệu phục vụ đào tạo ở các cấp học, trình độ đào tạo, tuyển sinh đáp ứng theo nhu cầu của xã hội và của thị trường trong nước và ngoài nước Lấy năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động của người học khi tốt nghiệp, làm việc tại các cơ quan, tô chức, doanh nghiệp làm căn cứ đánh giá kết quả, chất lượng đào tạo NNL CNTT
Năm là, chú trọng phát triển lực lượng CNTT chuyên sâu, đặc biệt là đội ngũ chuyên gia phần mềm, nội dung số Bằng những hình thức thích hợp, đào tạo bồi dưỡng kiến thức về CNTT cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức
Sáu là, đẩy mạnh xã hội hóa và hợp tác quốc tế, phát huy mọi nguồn lực trong nước và thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài cho phát triển NNL
CNTT.[18]
CÁC GIẢI PHÁP CỤ THẺ
Theo mục tiêu cụ thể đến năm 2020 của Nghị quyết số 36-NQ/TW: ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị (khóa VI) về đây mạnh ứng dụng, phát triển
CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, trong ba khâu đột phá chiến lược, có nội dung: “Tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới nội dung, phương thức dạy và học, thúc đây xã hội học tập, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước” Việc thực hiện và nâng cao chất lượng NNL CNTT cả nước nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng đòi hỏi cần có sự phối hợp chặt chẽ từ các đơn vị quản lý nhà nước, các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác
3.2.1 Hoàn thiện cơ cấu nguồn nhân lực Để phát triển NNL đảm bảo đủ về cơ cấu, số lượng lao động CNTT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng: cần xác định nhu cầu NNL theo cơ cấu cụ thể đối với từng lĩnh vực cụ thể như phần cứng, phần mềm, nội dung số, dịch vụ CNTT Trong đó cần tập trung chú ý đến mội số nội dung:
- Sở Thông tin và truyền thông chủ trì thực hiện việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực CNTT đặc biệt là thông tin chỉ tiết về NNL cho ngành CNTT thành phó Đà Nẵng Đây là công cụ hết sức cần thiết giúp cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ sở đào tạo cũng như doanh nghiệp hoạch định kế hoạch phát triển kinh doanh và đào tạo NNL Đồng thời cũng là cơ sở để kết nối hiệu quả giữa sinh viên tốt nghiệp đang tìm việc làm với các doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng
- Xây dựng chính sách thu hút lao động hợp lý: Nhằm giảm áp lực cạnh tranh từ các vùng kinh tế trọng điểm như Bình Dương, Đồng Nai, thành phố
Hồ Chí Minh và Hà Nội cũng như các thị trường lao động CNTT thế giới trong việc thu hút lao động CNTT, thành phó Đà Nẵng cần có chính sách thu hút hợp lý
+ Thứ nhất, thành phó tiếp tục khuyến khích đầu tư vào CNTT, hình thành các trung tâm CNTT, thu hút nhiều hơn các tập đoàn CNTT thế giới đến thành phố Điều này cho phép thành phố không chỉ thu hút lao động CNTT trong giai đoạn ngắn hạn mà còn tạo điều kiện cho thành phố phát triển đôi ngũ chuyên nghiệp trong tương lai
+ Thứ hai, thành phó Đà Nẵng và bản thân các doanh nghiệp cần có các chính sách tiền lương hấp dẫn, các chế độ đãi ngộ tốt với lao động CNTT
Các doanh nghiệp thực hiện những chính sách để lôi kéo nhân viên về phía lên kết đào tạo, cho sinh viên kiến tập, thực tập, cam kết hỗ trợ
- Đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước về phát triển nhân lực CNTT
Cần tập trung vào việc hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nhân lực
CNTT, đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý về phát triển nhân lực CNT Đổi mới các chính sách, cơ chế, công cụ phát triển nhân lực (bao gồm các nội dung về môi trường làm việc, chính sách việc làm, thu nhập, bảo hiểm, bảo trợ xã hội, điều kiện nhà ở và các điều kiện sinh sống, định cư, chú ý các chính sách đối với bộ phận nhân lực chất lượng cao, nhân tài) Cải tiến và tăng cường sự phối hợp giữa các cấp các ngành, các chủ thể tham gia phát triển nhân lực CNTT
- Bảo đảm nguôn lực tài chính cho phát triển nhân lực CNTT
Tăng đầu tư phát triển nhân lực cả về giá trị tuyệt đối và tỷ trọng trong tông nguồn vốn đầu tư toàn xã hội Cần xây dựng kế hoạch phân bỗ ngân sách nhà nước theo hướng tập trung chỉ để thực hiện các chương trình, nhiệm vụ dự án đào tạo theo mục tiêu ưu tiên và thực hiện công bằng xã hội Nghiên cứu đổi mới cơ chế phân bỗ và hỗ trợ bằng ngân sách nhà nước cho phát triển nhân lực từ hỗ trợ cho các đơn vị cung ứng sang hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng và bảo đảm công bằng giữa các cơ sở công lập và ngoài công lập
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách + Ban hành một số cơ chế đặc thù và chính sách đột phá: Về đất đai, ưu đãi về giá thuê đắt, văn phòng tại các khu CNTT tập trung Ưu đãi về nguồn vốn Ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp đầu tư trong khu CNTT tập trung
+ Ban hành các văn bản liên quan đến chính sách để thu hút NNL, nguồn chất xám của các chuyên gia CNTT-TT là kiều bào đang làm việc, học tập từ các quốc gia có nền công nghiệp CNTT-TT phát triển, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, ưu tiên sử dụng các sản phẩm CNTT của các doanh nghiệp của thành phố
+ Bồ sung, hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư phù hợp với đặc thù lĩnh vực CNTT-TT tạo môi trường pháp lý thông thoáng và thuận lợi cho việc đầu tư của các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước phù hợp với các cam kết hội nhập của ngành
+ Thống kê khảo sát đánh giá lại nguồn lực hiện có, chú ý đến số lượng sinh viên đang học tại các trường đại học nước ngoài và những người đang làm việc, giảng dạy về CNTT tại các quốc gia Tiếp tục đâu mạnh chương trình đào tạo và thu hút chuyên gia CNTT có chất lượng cao, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo CNTT (CIO)
3.2.2 Phát triển trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nguồn nhân lực Lĩnh vực chủ yếu tạo nguồn và có ảnh hưởng trực tiếp quyết định việc phát triển trình độ chuyên môn NNL CNTT chính là công tác đào tạo NNL Đây là giải pháp cơ bản nhất và có ý nghĩa lâu dài đối với quá trình phát triển NNL của ngành Để đào tạo thực sự là phương tiện đắc lực nhất tạo ra NNL CNTT có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành theo hướng hội nhập quốc tế, ngành CNTT Đà Nẵng cần tập trung vào giải quyết một số van dé sau: a Đối với các cơ sở đào tạo NNL CNTT Một là, tăng cường cơ sở vật chất đặc biệt là cơ sở thực hành cho các cơ sở đào tạo NNL CNTT
ết bị phục vụ dạy học tối thiểu cho các ngành nghề đào tạo
Hai là, nâng cao chất lượng đào tạo CNTT bằng cách đổi mới phương pháp và nội dung đào tạo
Thực hiện đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo với cơ chế đặc thù để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của xã hội Cập nhật về công nghệ nên được tích hợp vào chương trình day CNTT trén toàn quốc Cần nhanh chóng chuẩn hóa các trình độ đào tạo nhân lực CNTT, bài giảng được cập nhật với sự thay đổi nhanh chóng của CNTT, có những biện pháp đột phá trong hợp tác và nhập khâu chương trình đào tạo của đại học tiên tiến hàng đầu trên thế giới, tăng cường dạy tiếng Anh, tiếng Nhật và dạy CNTT bằng tiếng Anh, tiếng Nhật và các ngoại ngữ khác Nhân rộng mô hình như công ty
FPT Software Đà Nẵng đã hợp tác với Đại học FPT Đà Nẵng triển khai loại hình đào tạo mới Trong đó Đại học FPT Đà Nẵng sẽ đào tạo nhân lực, nội dung chương trình do FPT Software đề xuất xuất phát từ những yêu cầu thực tế của ngành công nghiệp CNTT Hàng tuần ngoài kiến thức chuyên môn, chuyên ngành; sinh viên được đào tạo các kỹ năng mềm, đạo đức nghề nghiệp, giáo dục thể chất, văn hóa và ngoại ngữ theo tiêu chuẩn của Đại học FPT và việc tổ chức thi, đánh giá kết quả có đủ điều kiện vào làm việc không sẽ do FPT Software Đà Nẵng quyết định Việc làm này sẽ nâng cao được chất lượng đầu ra và rút ngắn được thời gian đào tạo lại NNL khi đã được tuyển dụng
CNTT là một lĩnh vực đòi hỏi người học phải có một trình độ ngoại ngữ Vì vậy, điều quan trọng của việc đào tạo CNTT là phải đi kèm đào tạo ngoại ngữ hay nói cách khác là nên sử dụng ngoại ngữ trong đào tạo CNTT
Hiện nay, một trong những điểm của nhân lực CNTT nước ta nói chung và thành phố nói riêng là trình độ ngoại ngữ phần lớn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc Có thể điều chỉnh tăng thời lượng giảng dạy ngoại ngữ, giảm bớt thời lượng của các môn cơ bản Ngoài ra, thực hiện phương pháp giảng bài mới như hướng dẫn cơ bản về nội dung bài học và giới thiệu tài liệu cho học viên tìm hiểu cũng là một biện pháp giúp học viên nâng cao ngoại ngữ
Huy động các chuyên gia, giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo tại các cơ sở đào tạo cùng sự tham gia của doanh nghiệp phối hợp trong việc xây dựng chương trình đào tạo, nhằm đảm bảo tính thực tiễn, khả dụng và tiên tiến Đặc biệt phải đảm bảo tính thống nhất trên toàn thành phố để các cơ sở đào tạo thực hiện một cách đồng bộ
Các cơ sở đào tạo và các cơ quan chức năng quản lý về đào tạo nhân lực CNTT của thành phố cần thường xuyên rà soát về nội dung, chương trình đào tạo để cập nhật điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của thực tiễn Tăng cường các chương trình đào tạo chuyên sâu về ngành nội dung số
Gắn liền nghiên cứu khoa học, áp dụng thành tựu khoa học, công nghệ mới trong giảng dạy Tăng ngân sách nghiên cứu khoa học cho các trường đại học, cao đẳng và có cơ chế phối hợp giữa nhà trường và Sở Khoa học và Công nghệ trong các chương trình nghiên cứu khoa học, các Hội thi Sáng tạo Khoa học Kỹ thuật
Ba là, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ giảng dạy ở các cơ sở có đào tạo nhân lực CNTT trong thành phố
Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, chuẩn về chất lượng dé đáp ứng nhu cầu đào tạo, tăng quy mô và nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng nhân lực CNTT Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và giáo viên cho các cơ sở đào tạo CNTT bằng nhiều hình thức, cả ở trong nước và ngoài nước; thu hút các công chức, viên chức, các nhà quản lý, các nhà khoa học có trình độ, các doanh nhân, chuyên gia và sử dụng hiệu quả đội ngũ này trong đào tạo nhân lực ngành CNTT
Bồn là, phân luồng sớm để đào tạo nâng cao chất lượng nghẻ Công tác hướng nghiệp dạy nghề, phân luồng sớm về đào tạo nên được triển khai một cách tích cực Thay cho việc lo con cái vào đại học bằng mọi giá thì nay việc phân luồng sớm đã có xuất hiện ở các bậc phụ huynh có con học phô thông Nếu những người con không có khả năng học giỏi văn hóa, nhiều bậc phụ huynh nên chủ động cho con em học ở các trường nghề hoặc các trung tâm đào tạo về CNTT tại thành phố Đà Nẵng như trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế NIIT, Softech-Aptech (An D6), DUT-
Microsoft ngay sau khi tốt nghiệp phô thông Học nghề chẳng những giúp các em sớm lập thân lập nghiệp mà khắc phục được thực trạng “thừa thầy thiếu thợ” đáp ứng NNL qua đào tạo nghề Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, phải có giải pháp phân luồng sớm từ phía bậc học phô thông Thực hiện công tác này không dễ, phải có sự chung tay của toàn xã hội, đặc biệt là có sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhà trường, phụ huynh học sinh Hiện nay, Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích học nghề Trong đó có chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chỉ phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm 2020-2021 theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ; Chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên cao đẳng, trung cấp theo Quyết định số 53/2015/QĐ-Ttg ngày 20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ, vừa học nghề vừa học văn hóa Nếu phân luồng sớm, sẽ tiết kiệm được thời gian, tiết kiệm nguồn kinh phí rất lớn cho gia đỉnh và xã hội Bởi thực trạng đã có các em sinh viên sau khi đã tốt nghiệp đại học đã quay lại học cao đẳng nghề hoặc các trung tâm đào tạo
Năm là, tăng cường thu hút đầu tư trong, ngoài nước và hợp tác quốc tế trong đào tạo
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên kết giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp hoạt động trong công nghiệp CNTT tại địa phương: thu hút, khuyến khích đầu tư từ các tập đoàn doanh nghiệp và Việt Kiều từ các nước cho công cuộc đào tạo NNL CNTT
Trong thời gian tới, các cơ sở đào tạo cần tăng cường các chương trình hợp tác doanh nghiệp và hợp tác quốc tế, hướng đến kiểm định chất lượng chuẩn quốc tế, mở chuyên ngành an toàn thông tin, xây dựng Quỹ sáng tạo và khởi nghiệp CNTT Thành phó cần thực hiện vai trò là đầu mối, mở rộng quan hệ hợp tác giữa các cơ sở đào tạo trong nước và các đối tác nước ngoài trong việc đào tạo NNL CNTT Thành phó cần tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách cho các tập đoàn CNTT lớn như Intel, IBM, Microsoft (Mỹ)
CICC, AOTS (Nhật) mở rộng các chương trình đào tạo NNL CNTT b Đối với các tổ chức chính quyền, các tổ chức xã hội nghề nghiệp và doanh nghiệp
~ Thực hiện liên kết nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà trường
+ Hình thành cơ chế liên kết và phối hợp chặt chẽ “3 nhà”: Nhà doanh nghiệp - nhà trường - nhà nước trong quá trình đào tạo và sử dụng NNL CNTT Hiện nay, tại thành phó các cơ sở đào tạo vẫn chưa quan tâm đến việc tìm hiểu nhu cầu lao động CNTT của các doanh nghiệp mà chỉ đào tạo theo số lượng chỉ tiêu từ trên giao xuống hoặc theo nhu cầu của người lao động Hậu quả là nhà trường đã đào tạo ra những lao động có trình độ không đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng hiệu quả sử dụng NNL CNTT không cao
+ Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo liên kết, hợp tác, thành phó mà đại diện là Sở TT và TT, cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực CNTT, phải là cầu nối Thông qua việc phối hợp với các đơn vị khác như Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở kế hoạch - Đầu tư và các trường Đại học trên địa bàn thành phố, Sở TT và TT tổ chức các hoạt động như hội thảo về phát triển nhân lực, ngày hội việc làm CNTT và thị trường lao động CNTT trên mạng để cung cấp các thông tin về nhu cầu và khả năng đào tạo CNTT
+ Khuyến khích các đơn vị sử dụng NNL CNTT tạo điều kiện để sinh viên các cơ sở đào tạo NNL được thực hành, thực tập ngay từ còn học ở nhà trường nhằm tạo điều kiện cho người học có thể bắt nhịp được công việc sau này tại các đơn vị sử dụng NNL CNTT Thông tin từ phía nhu cầu sử dụng
khó khăn rất lớn là thiếu thông tin, tài liệu, ngày nay nhờ mạng internet, kho
MỘT SÓ KIÊN NGHỊ
Căn cứ vào việc phân tích thực trạng và các giải pháp NNL CNTT tại thành phố Đà Nẵng ở trên, tác giả có những kiến nghị với các cấp chính quyền của thành phố như sau: a Đối với cơ sở đào tạo nguồn nhân lực CNTT Tại các cơ sở đào tạo cần xây dựng kế hoạch đào tạo từ nay đến năm 2020 đảm bảo đáp ứng nhu cầu về CNTT của xã hội Các trường nên để xuất tư duy mới, cập nhật ứng dụng thực tiễn địa phương để xây dựng chương trình đào tạo một cách hiệu quả nhất kể cả việc đổi mới phương pháp dạy và học phù hợp, tạo điều kiện tối đa để sinh viên có thể thực hành nhiều hơn và tiếp cận với các tài liệu, phần mềm hỗ trợ cần thiết như giáo trình điện tử, kho học liệu Các cơ sở đào tạo cần được điều chỉnh theo hướng hỗ trợ tối đa cho người học những kỹ năng nghề nghiệp (các kỹ năng mềm), kỹ năng ngoại ngữ cần thiết để có thể đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng b Chính quyền và các tổ chức xã hội Các cơ quan quản lý nhà nước về CNTT cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ứng dụng, phát triển CNTT Tiến hành khảo sát hạ tầng kỹ thuật,
NNL CNTT tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp nhà nước, doanh nghiệp Từ đó, nắm rõ hiện trạng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT, tình hình ứng dụng các phần mềm CNTT, đặc biệt là trình độ CNTT của cán bộ, công chức, người lao động của từng cơ quan, đơn vị; phân tích và đưa ra các dự báo chính xác về nhu cầu NNL trên địa bàn thành phố theo hàng năm
“Thường xuyên tổ chức hội thảo đào tạo NNL theo nhu cầu xã hội, hội thảo việc làm và cơ hội nghề nghiệp cấp thành phố hàng năm giữa các cơ sở đào tạo và sở, ban, ngành, doanh nghiệp trong thành phố và khu vực Miền trung - Tây nguyên Hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho các đơn vị chưa có kinh nghiệm đào tạo trong lĩnh vực CNTT về đội ngũ giảng dạy, chương trình tiên tiến, hạ tầng kỹ thuật CNTT
Cần có tiêu chuẩn bắt buộc về ứng dụng CNTT đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ, công chức nói chung khi tuyển dụng, điều động và đề bạt trong các cơ quan Đảng và Nhà nước e Các doanh nghiệp và tổ chức nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Các doanh nghiệp cần cung cấp các thông tin cần thiết về nhu cầu của mình đối với lĩnh vực CNTT và phối hợp với các cơ sở đào tạo để đào tạo mới hoặc đào tạo lại người lao động hiện có Các doanh nghiệp đề xuất về chương trình đào tạo theo thực tiễn và hỗ trợ cho các cơ sở đào tạo về môi trường thực tập, thực hành giúp sinh viên có thêm nhiều kiến thức thực tế
Các tổ chức nghề nghiệp cần phải đóng vai trò quan trọng và đi tiên phong trong việc cấp và kiểm soát các giấy chứng nhận nghề nghiệp, việc phát triển các chương trình đào tạo phù hợp nhất cho mình (là những chương trình đào tạo, bồi dưỡng không cấp bằng chính thức trong lĩnh vực CNTT).
Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông
Trén co sở kế hoạch tổng thể phát triển NNL CNTT Việt Nam đến năm
2015 và định hướng đến năm 2020, Chính phủ cần quan tâm hỗ trợ đầu tư cho vùng kinh tế miền Trung — Tây nguyên nói chung và thành phó Da Nẵng nói riêng về các dự án đào tạo NNL CNTT, nhằm có tác dụng lan tỏa, phát triển ngành CNTT trở thành ngành mũi nhọn và NNL ngành CNTT có chất lượng cao, ngang tầm quốc tế Chính phủ cần quan tâm xem xét, chú trọng nhiều hơn nữa đến phát triển NNL chất lượng cao trong ngành CNTT Chi dao cho
Bộ Giáo dục - Đào tạo trong việc nghiên cứu các chương trình giảng dạy, đào tạo tiên tiền trên thế giới, từng bước áp dụng vào đào tạo CNTT tại Việt Nam
Chính phủ ưu tiên các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực CNTT được tham gia các hoạt động hỗ trợ của Chính phủ, như: Vay vốn từ Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Quyết định số 601/QĐ-TTg ngày 17/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Bảo lãnh tín dụng theo Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Ưu tiên nguồn vốn khoa học công nghệ, nguồn vốn từ các Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao, Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia để thực hiện sản phẩm, dịch vụ CNTT
Bộ TT - TT cần đề xuất với Chính phủ đây mạnh hơn nữa việc ưu tiên, các nhiệm vụ, dự án phát triể tập trung đầu tư phát triển một số lĩnh vực mũi nhọn trong công nghiệp CNTT, đặc biệt là công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung số và công nghiệp vi mạch điện tử Tập trung đầu tư cho việc nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm vi mạch điện tử, sản phẩm phần mềm mang thương hiệu Việt Nam, có thể cạnh tranh với các sản phẩm quốc tế Xác định ngành công nghiệp CNTT là ngành kinh tế tri thức, tạo giá trị gia tăng cao, tạo nhiều công ăn việc làm và thu nhập cao cho thế hệ trẻ Do đó, đầu tư cho ngành công nghiệp CNTT là đầu tư cho thế hệ tương lai của đất nước.
KET LUAN
Luận văn đã phản ánh được thực trạng phát triển NNL CNTT trên
các mặt số lượng, cơ cấu, chất lượng NNL, công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển NNL CNTT tại thành phó Đà Nẵng
3 Trên cơ sở đánh giá những tồn tại hạn chế và phân tích nguyên nhân, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng NNL như hoàn thiện cơ cấu nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đào tạo bằng cách đổi mới phương pháp và nội dung đào tạo, phát triển kỹ năng, trình độ nhận thức và nâng cao động lực thúc đây nguồn nhân lực
Tuy nhiên, với khả năng và thời gian có hạn, chắc chắn Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng, các thầy cô và các độc giả quan tâm đề Luận văn được hoàn chỉnh về mặt lý luận cũng như thực tiễn.
PHIEU PHONG VAN
Anh/chị vui lòng tự đánh giá về các kỳ năng trong công việc của bản
STT Nội dung khảo sát 1Ị2]3]4|]5]s Mức độ đánh giá
1 | Tỡnh độ chuyờn mụn ủln|mn|nlnln
2ˆ [ Kỹ năng mềm, khả năng làm việc nhúm ủnịn|n|n|ln|lnm
3 | Khả năng tiếp cận thụng tin ủln|n|n|ln|ln
4 [Khả năng xử lý thụng tin ủn†n|m|n|mlm
5 " thich ứng với sự thay đồi của cụng | ơ | OT OT Gl gla
6 | Khả năng chịu ap lực đụi với cụng việc ủmịn|n|n|ln|ln
7_ | Trinh d6 ngoai ngữ o/ojo/sojosa
Anh/chị vui lòng cho biết mức độ hài lòng đôi với các yêu tô sau đây
liên quan đến công việc hiện tại?
- Si Mức độ đánh giá
STT Nội dung khảo sát 1Ị 2 T3[4]5TS
2 _ | Tốc độ cập nhật thông tin mịn |mlnlnln
3 _| Trang thiét bi phuc vu cong việc mịn |m|ninln 4ˆ | Đội ngũ quân lý/lãnh đạo mịn|nlnlnln đãi ngộ, thu nhập tại công ty/cơ quan mình đang công tác?
3 Anh/chị vui lòng cho biết mức độ hài lòng của anh/chị đôi với ° ° 5 °
STT Nội dung khảo sát ™]2]3]4]3)]6 Mức độ đánh giá
2 [Thu nhập tăng thờm và cỏc khoản phức lợi | ủ |đ|H|n|nln 3 | Chế độ đói ngộ khỏc ủIn|n|nInin việc cho lao động CNTT
STT Nội dung khảo sát
1 | Lao động tự nghiờn cứu ủnịn|n|inlnln
Hỗ t ười lao động thị ia các khó: a_ | Hồ tơ người lao động tham gia cỏc khúa | ơ | ơ | | | |G học nâng cao
Tô chức đào tạo tại chỗ (người có kinh
3 nghiệm hướng dẫn cho người mới vào) 2m hướng đã Na n|n|n|nl|nln
Thuê chuyên gia/ tô chức trong nước về
4] dao tao cho nhân viên a a o}ojojojolo
“Thuê chuyên gia/tô chức nước ngoài về đào
5 tạo cho nhân viên ~ o}ojojojolo
Anh/chị vui lòng đánh giá về môi trường làm việc trong lĩnh vực
CNTT tại thành phó Đà Nẵng
Mức độ đánh giá STT Nội dung khảo sát
1 Co so ha tang ve CNTT o7oy;ayoyjosa
Téc độ phát triên của ngành so với 2 đầu
3 | Nguồn nhân lực cấp cao nịln|nlninln
4 | Mụi trường phỏt triển trỡnh độ chuyờn mụn | 1ủ ủn|n|nl|n
Anh/chị vui lòng đánh giá về chất lượng đào tạo NNL CNTT tại các
cơ sở đào tạo trên địa bàn thành phó Da Ning
Mức độ đánh giá STT Nội dung khảo sát
1 [Nội dung giảng dạy ủịn|nl|nlnln
2 | Phương phỏp giảng dạy ủln|nl|nlnln
3 [Học liệu và phương tiện hỗ trợ dạy - học ủnln|nl|nlnln
4 “Trỏch nhiệm, sự nhiệt tỡnh của giảng viờn ủỊn|n|nl|nl|ln
5 _ | Năng lực của giảng viên ninl|lnl|inlnlin
6 | Kiộm ra, đỏnh giỏ ủịn|n|nl|lnln
'Tỏc phong sư phạm, quan hệ thõy trũ ủlịủ|n|nl|ili 8 —— [Mãi trường thực tập-phát tiên ofolofojoja của bản thân?
7 Anh/chị đánh giá về mức độ nhận thức của mình đôi với công việc
STT Nội dung khảo sát
1|2|3|4|s|s 1 | Hiểu biết về môi trường hoạt động Doanh nghiệp |1|1||n|n|n
2 | Mức độ tuân thủ nội quy, quy chế, quy định Ojojojojojo 3 | Khả năng lắng nghe, tiếp thu ý kiến n|n|n|lnIn|n
4 | Thái độ nhiệt tinh, tích cực trong công việc ojojojojojo Š_ | Khả năng tự học tập, rèn luyện nâng cao tình độ | 1| 1||a|n|n
8 Anh/chị có dự định gì đề phát triển bản thân tốt hơn?
I9 Bộ chính trị (2014), Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 1/7/2014, Hà Nội
'Bộ chính trị (2000), Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 vé đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hà Nội
Bộ Thông tin - Truyền Thông (2007), Quyết định 05/2007/QĐ-BTTTT về việc quy hoạch phát triển nguôn nhân lực CNTT Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội
Mai Quốc Chánh và Trần Xuân Cầu (2008), Giáo trình Kinh tế nguôn nhân lực, nhà xuất bản đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
Tran Kim Dung (2015), Quản trị nguồn nhân lực, nhà xuất bản tông hợp thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh
Nguyễn Đăng Khoa và Lê Kim Long (2014), Một số định hướng phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở Đại học Quốc gia Hà
Nội, tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội
Nguyễn Văn Long (2010), “Phát huy nguồn nhân lực bằng đông lực thúc day”, Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng (Số
Luật công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006
Ngô Gia Lưu và Nguyễn Thị Thanh Liên (2011), “Phát triển nguôn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao ở thành phố Hồ Chí Minh”, tạp chí phát triển nhân lực, Hồ Chí Minh
[10] Sở thông tin và truyền thông (2017), Báo cáo kết quả hoạt động năm
2016 và kế hoạch công tác năm 2017, Đà Nẵng
[11] Sở Thông tin- Truyền thông (2017), Báo cáo tình hình ứng dụng và phát triển CNTT thành phố Đà Nẵng năm 2016 của Ban chỉ đạo ứng dung va phát triển CNTT, Đà Nẵng. nghệ thông tin ở Hải Phòng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hà Nội
[13] Vũ Bá Thể (2005), Phát hưy nguồn lực con người để công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội
[14] Thủ tướng Chính phủ (2010) Quyết định 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 về phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về
CNTT và TT”, Hà Nội
[15] Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định 698/QĐ-TTg ngày 01/06/2009 của Thú tướng chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và định hướng đến năm
[16] Võ Xuân Tiến (2010), “Một số vần đề đào tạo và phát triển NNL”, Tạp chí
Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng (Số 2(40).2010)
[17] Nguyễn Tiệp (2005), Giáo trình nguôn nhân lực, nhà xuất bản Lao động
[18] Đinh Quốc Triều (2014), Luận văn thạc sĩ Phát triển nguôn nhân lực ngành công nghệ thông tin tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Đà Năng
[19] UBND thành phố Đà Nẵng (2015), Quyết định 5269/QĐ-UBND ngày
22/7/2015 của thành phố Đà Nẵng về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị Quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phú ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 36-
NỌ/TW của Bộ Chính trị, Đà Nẵng
[20] UBND thành phố Đà Nẵng (2014), Quyết định 8878/QĐ-UBND ngày
06/12/2014 về việc phê duyệt đề án phát triển công nghiệp CNTT và yên thông trên địa bàn thành phó Đà Nẵng giai đoạn 2015-2020, Đà Nẵng
26/11/2012 về việc ban hành kế hoạch phát triển công nghiệp CNTT tại thành phố Đà Nẵng năm 2013 và giai đoạn 2013-2015, Đà
[22] UBND thành phố Đà Nẵng (2012), Kế hoạch phát triển công nghiệp
CNTT thành phó Đà Nẵng năm 2013 và giai đoạn 2013-2015 ban hành kèm theo Quyết định 9749/QĐ-UBND ngày 26/11/2012, Đà
[23] Nguyễn Duy Viên (2016), Luận văn thạc sĩ Phát triển nguồn nhân lực
Kho bạc Nhà nước tỉnh Đắc Lắc, Đà Nẵng
Websites http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/thieu-hut-nhan-luc-cong-nghe- thong-tin-o-mue-bao-dong-do-3241056.html Ngày truy cập ngày 19/01/2017 http://www.tienphong.vn/gioi-tre/da-nang-khat-nhan-luc-cong-nghe- thong-tin Ngày truy cập ngày 21/01/2017 httpz//awvww.cucthongke.danang.gov.vn Ngày truy cập ngày 12/02/2017 http:/www.tttt.danang.gov.vn Ngay truy cp ngay 15/03/2017
TRUONG DAI HOC KINA TE Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 4628 /QĐ-ĐHKT Đà Nẵng, ngày 26 tháng 42 năm 2016
QUYẾT ĐỊNH
VỀ việc giao đề tài và phân công người hướng dẫn luận văn thạc sĩ
HIEU TRUONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE Can cứ Nghị định số 32/CP ngày 04 tháng 4 năm 1994 của Chính phủ về việc
Điều 2 Học viên cao học và người hướng dẫn có tên ở Điều 1 được hưởng các quyền lợi và thực hiện nhiệm vụ đúng theo Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ do Bộ
học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng Điều 3 Các Ông (Bà) Trưởng các Phòng, Trưởng các Khoa có liên quan, người hướng dẫn luận văn và học viên có tên ở Điều 1 căn cứ Quyết định thi hành, y sits têU TRUONG
~ Lưu: VT, Phòng Đào tạo
GIAY ĐÈ NGHỊ BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
- Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế;
'Tên tôi là: THAI THI PHƯƠNG THẢO
Chuyén nganh: Quản lý kinh tế
Số điện thoại: 0986425453 'Tên đề tai luận văn:
Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại thành phố Đà Nẵng
Sau khi nghiên cứu kỹ Quychề đảo tạo thạc sĩ của Bộ Giáo dục và Đảo tạo và của
“Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng, tôi nhận thấy mình có đủ điều kiện dể được bảo vệ luận văn thạc sĩ
Vì vậy tôi làm đơn này kính đề nghị Quý cấp Lãnh đạo Nhà trườngchấp thuận cho tôi được bảo vệ luận văn thạc sĩ
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bắt kỳ công trình nào khác Đà Nẵng, ngày 10 thắng 7 năm 2017 í kiến đồng ý của người hướng dẫn Học viờn ký tờn
(ký, ghỉ rõ họ tên) a xi
(tỳ Thái Thị Phương Thảo
'Ghỉ chú: Liọc viên nộp toàn bộ hỗ sơ về Khoa Ln lý chuyên ngành ĐI-ThS.LVI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỌP HỘI ĐÒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Danh sách các thành viên Hội đồng
STT Hạ và tên Tnhh ng 6 | Chữký }
1 |PGS.TS Đào Hữu Hòa Chủ tịch Hội đồng | /7⁄⁄⁄ƒ HH:
3 |GS.TS Võ Xuân Tiến Ủy viên Phản biện 1 UR =
4 |TS Ngô Sỹ Trung Ủy viên Phản biện 2 5 |PGS.TS Bùi Thị Tắm Ủy viên = a Thanh viên có mặt: b Thành viên vắng mặt:
8 Thư ký Hội đồng báo cáo quá trình học tập, nghiên cứu của học viên và đọc lý lịch khoa học (có văn bản kèm theo).
Học viên trình bày luận văn trước Hội đồng
10 Thành viên phản biện đọc nhận xét và nêu câu hỏi (có văn bản kèm theo), các thành viên của Hội đồng nhận xét và nêu câu hỏi, đại biểu tham dự nêu câu hỏi.
Kết luận của Hội đồng
O Dat OKhéng dat b) Yờu 7 chia sửa về nội dung: ơ
MÃ — hô a Mi Ne Clack by ay
NF ©) Chủ tịch Hội đồng uỷ quyén cho Thư ký kiểm tra và ký vào báo cáo giải _ rị § § X trình chỉnh sửa luận văn (đối với “ae hop Chủ tịch ở ngoài DHBN) d) Diém dénh gid: Bing sé: HY Bằng chữ: bes, ốc.
Chủ tịch Hội đồng tuyên bố bế mạc
THƯ ie DONG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG |
Lê Bảo PGS.TS Đào Hữu s đ NI U
PGS.TS.LE VAN HUY
TRUONG DAL HQC KINH TE Doc Kip - Ty do - Hạnh phúc
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Về hình thức của luận văn
1.1 Về cấu trúc của luận văn
~ Cấu trúc của luận văn đáp ứng được yêu cầu theo quy định của Nhà trường Tỷ trọng dung lượng giữa các chương hợp lý
- Bế cục của luận văn tương đối hợp lý, có sự lô gic giữa nội dung lý luận, phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp
- Luận văn được trình bày rõ rằng, khoa học, mạch lạc
- Ngôn ngữ sử dụng tương đối tốt, ít lỗi chính tả (một số lỗi chính tả:
Dòng thứ nhất của mục 2.1, trang 4; lỗi ngất đoạn ở dòng 2 của đoạn 2, trang 6; thay cụm từ “niêm giám” bằng cụm từ “niên giám” tại phần nguồn trích dẫn ở dưới một số bảng biểu)
Một sổ cụm từ viết tắt được sử dụng không nhất quán: Ví dụ “nguồn nhân lực” và “NNL”, “công nghệ thông tin” và “CNTT”, v.v
- Các bảng biểu, biểu đồ được trình bày đúng quy cách
- Luận văn có khối lượng nội dung phù hợp, đáp ứng được yêu cầu về trình bày luận văn thạc sĩ theo quy định của Nhà trường š
- Tác giả trích dẫn 10/27 tài liệu đã liệt kê trong Danh mục tài liệu tham khảo, gồm: Tài liệu số 4, 9, 10, 14, 16, 17, 18, 19, 21, 23
Một số tài liệu trích dẫn chưa rõ ràng, Đó là các tài liệu sách xuất bản (tài liệu số 4, 16, 21) nhưng không thấy trích dẫn số trang
Một số nội dung trích dẫn đưa vào trong ngoặc kép nhưng không thấy kèm theo tài liệu trích dẫn Ví dụ, ở cuối trang 15, đầu trang 16, cuối trang 17
Một số chỗ có trích dẫn tài liệu nhưng lại không đưa nội dung trích dẫn vào trong ngoặc kép Ví dụ, ở trang 18 có đoạn 2, 3 và 4
Xem lại việc trích dẫn tài liệu số 17 ở đoạn 2, trang 18 khi tác giả nêu về quan điểm của Liên hợp quốc, trong khi tài liệu số 17 lại là Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Về nội dung của luận văn
2.1 Sự phù hợp của đề tài luận văn với ngành/chuyên ngành đào tạo
Phát triển nguồn nhân lực là một trong những nội dung quan on toa quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, một địa phương Do đó, tên đề tài luận văn phù hợp với chuyên ngành đào tạo của Nhà trường - Chuyên ngành Quản lý kinh tế,
2.2 Về vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
~ Vấn đề và mục tiêu nghiên cứu được xác định cụ thể, rõ rằng
- Đối tượng nghiên cứu được xác định khá cụ thể Đó là nguồn nhân lực công nghệ thông tin và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin
~ Pham vi nghiên cứu về nội dung chưa được xác định cụ thẻ, Tác giả cần xác định rõ nội dung “nghiên cứu các vấn đề liên quan đến phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin” - như đã đề cập trong phạm vi nội dung nghiên cứu, bao gồm những nội dung nào, cái nào là trọng tâm
- Nội dung nghiên cứu của đề tài không trùng lặp với công trình đã công bố trước,
2.3 Về tổng quan tài liệu
~ Luận văn có phần tổng quan tài liệu
- Tác giả chủ yếu mô tả tóm tắt nội dung của các công trình nghiên cứu trước có liên quan Tuy nhiên, tác giả lại chưa có sự phân tích, phê phán tài liệu; chưa chỉ ra được những khoảng trống trong nghiên cứu của các tài liệu đã nêu
2.4 Về cơ sở lý thuyết
Mặc dù trong nội dung lý thuyết, tác giả chủ yếu tiếp cận dựa trên khoa học về quản trị nhân lực Thế nhưng, tác giả lại chưa nêu và phân tích rõ được rằng với chủ đề nghiên cứu của luận văn thì cần phải sử dụng cơ sở lý thuyết của
2 trường phát lý thuyết Ví dụ như: Quản trị nhân lực, quản lý kinh tế, quản trị học, V.V
2.5 Về phương pháp nghiên cứu
- Tác giả mô tả khá rõ các phương pháp nghiên cứu được sử dụng, gồm:
Phương pháp tổng hợp, so sánh; phương pháp điều tra xã hội học
- Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng phù hợp với chủ đề nghiên cứu của luận văn
2.6 Về kết quả nghiên cứu và bàn luận
~ Về cơ bản, kết quả nghiên cứu là đáng tin cậy
~ Một số nội dung tác giả chưa làm sáng tỏ được:
+ Chưa xây dựng được khái niệm nguồn nhân lực công nghệ thông tin mà mới chỉ trích dẫn quy định của pháp luật (Quyết định 698/QĐ-TTg); Chưa xây dựng được khái niệm phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin, trong khi đây là đối tượng nghiên cứu của đề tài
._ + Chưa xây dựng được nội dung và tiêu chí đánh giá phát phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin mà mới chỉ dừng lại ở tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực nói chung
+ Chưa thực sự phân tích làm sáng tỏ được các yếu tô ảnh hưởng đến việc phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin
~ Nội dung phân tích thực trạng có sự chỉ tiết, cụ thể và minh chứng khá rõ rằng, Tuy nhiên, phần đánh giá thực trạng vẫn rất cảm tính Tác giả cần đưa ra nhận định về thực trạng, sau đó phân tích, chimg minh va bình luận những, nhận định đó
„_ - Tác giả chưa thực sự khái quát được những kết quả nghiên cứu chính của đề tài
- Cần bỏ nội dung cảm ơn trong phần kết luận
~ Tác giả chưa chỉ rõ được những hạn chế trong kết quả nghiên cứu của dé tài và gợi ý hướng giải quyết cho các nghiên cứu sau
2.8 Đóng góp mới của đề tài
- Về lý luận, luận văn chưa có đóng góp mới do tác giả chưa thực sự làm sáng tô những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và cũng không thấy đề cập trong mục tiêu nghiên cứu
- Về thực tiễn, luận văn góp phần làm sáng tỏ thực trạng phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại thành phố Đà Nẵng va de xuất một số giải pháp có tính khả thi; cung cấp thông tin khoa học cho các nhà lãnh đạo thành phố để các nhà lãnh đạo nhận diện thực tế và có những điều chỉnh chính
3, Những hạn chế của luận văn 3.1 Hạn chế về hình thức
Một số cụm từ viết tắt được sử dụng không nhất quán, vẫn còn lỗi chính tả Một số tài liệu là trích dẫn chưa rõ ràng
3.2 Hạn chế về nội dung,
- Phạm vi nghiên cứu về nội dung chưa được xác định cụ thé
~ Tác giả lại chưa có sự phân tích, phê phán tài liệu trong quá trình tổng quan tài liệu; chưa chỉ ra được những khoảng, trống trong nghiên cứu của các tài liệu đã nêu trong phần tổng quan
- Tác giả lại chưa nêu và phân tích rõ được cơ sở lý thuyết khoa học được vận dụng khi nghiên cứu đề tài luận văn
- Tác giả chưa thực sự làm sáng tỏ những, vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tỉn
~ Tác giả chưa làm tốt việc nhận định, đánh giá và bình luận kết quả nghiên cứu
~ Tác giả chưa thực sự khái quát được những, kết quả nghiên cứu chính của đề tài; chưa chỉ rõ được những hạn chế trong kết quả nghiên cứu của đề tài và gợi ý hướng giải quyết cho các nghiên cứu sau.
Về bài báo khoa học, kết quả nghiên cứu được áp dụng
._ Tác giả chưa có bài báo khoa học được công bố từ kết quả nghiên cứu đề tài luận văn Luận văn cũng chưa được áp dụng trong thực tiễn công tác quản lý phát triển địa phương của thành phố Đà Nẵng.
KẾT LUẬN
- Kết quả nghiên cứu đề tài luận văn đạt yên cầu Tuy nhiên, tác giả cần nghiêm túc rà soát lại những nội dung góp Ý về những hạn chế nêu trên
~ Xếp loại sơ bộ luận văn: Loại giỏi Đà Nẵng, ngày 25 tháng 8 năm 2017
TS Ngô Sỹ Trung ĐỀ tài: Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại thành phố Đà Nẵng
Học viên: Thái Thị Phương Thảo
Chuyên ngành: Quản lí kinh tế Người nhận xét: GS TS Võ Xuân Tiến
1 Tính cấp thiết của đề tài Đề tài mang tính cấp thiết cả về lí luận lẫn thực tiễn Bởi lẽ:
Về lí luận, nguồn nhân lực, sử dụng hợp lí nguồn nhân lực, đặc biệt phát triển tài nguyên đó bao giờ cũng là những, vấn đề lớn của các ngành và các địa phương, nhất là trong điều kiện hiện nay Hơn thế nữa, quan niệm về phát triển
NNL, vẫn còn có những ý kiến khác nhau
Trên thực tế, ngành CNTT thành phé DN thời gian qua mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong việc phát triển NNL, tuy nhiên đến nay tài nguyên quí giá này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế Đội ngũ NNL của ngành chưa thật sự có điều kiện tham gia vào các hoạt động học tập để nâng cao nghiệp vụ, trình độ chuyên môn do đó chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Từ đó cho thấy, việc tác giả đưa ra đề tài trên là một sự lựa chọn hợp lí
‘Tén dé tài Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại thành phố Đà Nẵng, với mục tiêu đánh giá thực trạng Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của thành phố Đà Nẵng, đề xuất một số giải pháp để phát triển NNL của TP thời gian đến là phù hợp với chuyên ngành quản lí kinh tế, Ở đây cần bàn thêm, tên của đề tài là Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại thành phố Đà Nẵng, trong khi đó, mục tiêu NC là CỦA TP ĐN đã tao ra một sự vênh.
Đề tài được trình bày gần 104 trang, hệ thống số liệu được thể hiện ở 18 biểu, 4 hình, có nêu rõ nguồn gốc phán ánh được quá trình chịu khó tìm hiểu
3 Phần cơ sở lí luận được tác giả trình bày với qui mô 27 trang, đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu, thực sự là cơ sở cho các nội dung các chương sau Từ chỗ trình bày các khái niệm liên qua đến vấn đề nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực, vai trò của phát triển nguồn nhân lực, đến việc đi sâu làm rõ những nội dung của phát triển nguồn nhân lực, như xác định cơ cấu, phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao kĩ năng, nâng cao nhận thức, nâng cao động lực thúc đẩy, đã làm cho người đọc nhận rõ tính hệ thống về lí luận và sự mạch lạc của cách bố cục trình bay
Nhìn chung, chương 1 được tiến hành tương đối tốt, đề cập được nhiều vấn đề cần có của phát triển nguồn nhân lực Tuy nhiên, cũng cần nói rằng phần lí
1 được tác giả nêu lên, tuy nhiên không thể hiện chính kiến của mình Hơn thế nữa, khái niệm PT NNL, PT NNL CNTT chưa đúng đắn Ví dụ, trang 19 viết:
Từ những vấn đề trên cho thấy, phát triển NNL là quá trình tạo ra sự biến đổi về số lượng và chất lượng NNL Thêm vào đó, khi trình bày nội dung thì phần nâng ego động lực nói quá nhiều Tiếp, việc hiểu các nội dung của PT NNL có chổ chưa đúng, nhằm lấn giữa kỹ năng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ (tr 68), chưa hiểu đúng chất lượng đào tạo và nhân tô ảnh hưởng đến chất lượng đào tạa đã ảnh hưởng rất lớn đến việc thu thập thông tin dé phan tích
Việc trích dẫn được tuân thủ theo qui định, tuy nhiên chỗ có chỗ không
Danh mục tài liệu tham khảo còn thiếu chọn lọc.
Chương 2 Sau khi nêu lên những vấn đề liên quan đến phát triển nguồn
nhân lực công nghệ thông tin tại thành phố Đà Nẵng, tác giả đã phân tích thực trạng này thới gian qua Án tượng người đọc cảm nhận tiếp theo, là những ví dụ thực tế được dẫn chứng khi phân tích, chứng tỏ tác giả cố gắng tìm hiểu tình hình Tác giả đã công phu khi tập hợp, xữ lí được nhiều số liệu, tư liệu phán ánh tình hình phát triển nguồn nhân lực CNTT thành phố ĐN Trên cơ sở phân tích các số liệu có được và so sánh đối chiếu với tình hình chung, luận văn đã đưa ra những ý kiến nhận xét về thực trạng NNL và phát triển nguôn nhân lực công nghệ thông tin tại thành phố Đà Nẵng những bắt hợp lí về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ; cảnh báo về kỹ năng, nhận thức của NNL là những nhận xét mà các nhà quản lí ngành nên quan tâm và tìm hướng giải quyết trong tương lai
Với các căn cứ đưa ra khi phân tích và các nhận định khái quát được rút ra, chúng tôi nhận thấy tác giả vận dụng tương đối tốt kiến thức đã học vào việc giải quyết vấn đề thực tế Và, đây cũng là đóng góp của tác giả trong việc đánh giá tình hình
Tuy nhiên, cũng cần nói rằng, chương 2 phần tình hình cơ bản trình bày chưa gắn kết với những nội dung phân tích của thực trạng Lẽ ra phải chỉ ra những ảnh hưởng từ đặc điểm cơ bản mà nguồn nhân lực CNTT phải lưu ý
'Việc phân tích còn trình bày mang tính mô tả thiếu sự so sánh, khái quát hóa, chỉ ra cái phát triển và chưa phát triển của các nội dung phát triển Số liệu phần này quá nghèo chưa thể hiện được trong các nội dung PT NNL, cái nào được cái nào chưa được; loại cán bộ nào được loại nào chưa được; những khiếm khuyết mà
NNL CNTT hay mắc phải; Mức độ đảm nhận công việc? Và, đặc biệt chưa bám sát các nhiệm vụ, đặc điểm của của địa phương (đặc biệt trình độ nhận thức, dân trí, hủ tục„ ) để phân tích, do vậy các nhận xét rút ra chưa thật sự mang tính thuyết phục cao
Tiếp, việc đu tra của tác giả không được mô tả rõ ràng về qui mô, cơ cấu mẫu, cách chọn, Việc phát hành 150 phiếu, thu về 150 phiếu làm cho người làm cho các nhận xét của tác giả thiếu tính thuyết phục Rất cần thiết về sự lí giải cách thu thập thông tỉn và làm sạch dữ liệu của tác giả?
5, Hệ thống các giải pháp nêu lên trong luận văn, theo chúng tôi, là tương, đối tốt về tên giải pháp và mang tính thực tiễn Các giải pháp đề cập đến HN nội dung cần giải quyết khi phát triển nguồn nhân lực, nếu thực hiện tốt có thị giúp Phát triển nguôn nhân lực công nghệ thông tin tại thành phố Đà Nẵng
Người đọc đưa ra nhận xét trên bởi lẽ, trước khi đi vào các giải pháp, luận văn đã phân tích các tiền đề Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại thành phố Đà Nẵng và đặc biệt là những quan điểm phát triển nguồn nhân lực thời gian tới Chúng tôi đồng tình với tác giả khi cho rằng, phát triển NNL phải nhằm vào đáp ứng mục tiêu của ngành, giải pháp đưa ra phải mang tính khả thi,
Chúng tôi nhất trí với tác giả khi thiết kế giải pháp bám sát các nội dung và kết luận rút ra từ phân tích Những nội dung ở đây đã có sự lựa chọn và sắp xếp tương đối hợp lí Đáng tiếc, có chỗ tác giả chỉ mới dùng lại ở những nội dung có tính Ii thuyết, sơ sài do vậy làm cho tính thuyết phục của đề tài chưa cao
Danh myc tai liệu tham khảo thiếu chọn lọc
- Bồ cục của luận văn hợp lí, phương pháp trình bày được, thể hiện được sự phù hợp giữa bản luận văn với bản tóm tắt
KẾt luận chung, Luận văn của tác giả về cơ bản đã giải quyết những mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra và đạt yêu cầu của luận văn thạc sĩ chuyên ngành QLKT Đề nghị các cấp có thẩm quyền cho phép tác giả tiến hành bảo vệ, nếu lí giải được các câu hỏi trên Đà Nẵng, ngày 24 8 2017
GS TS Võ Xuân Tiến Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN
Thông tin chung của học viên
Họ và tên học viên: THÁI THỊ PHƯƠNG THẢO
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Ngày bảo v 26/08/2017 khan, Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại thành
Tên đề tài: phố Đà Nẵng
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYEN TH] MY HUONG
2 Ý kiến đóng góp và nội dung sửa chữa
- Vi tri tham ei Ý kiến đóng góp ‘ean nd aint “ ph chiếu trong của Hội đồng giải trình) y luận văn đã chỉnh sửa Đã làm rõ hơn mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu theo hướng trọng tâm vào thực trạng công tác phát triển | Trang4, 5 nguồn nhân lực công nghệ thông tỉn tại thành phố Đà
Nẵng Đã điều chỉnh phẫn tổng quan và trích dẫn tải liệu bằng cách lọc trích dẫn các tài liệu | Trang 9, Danh Lam rõ mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu chỉnh tổng quan tải
2: |e Th nghiên cứu, trích dẫn tài liệu | mục tải liệu
Hiệu và ích đẫn tả liệu Í mo sách rõ ràng; logi bỏ bót |_ tham khảo các tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo mà khụng ơ
Ghi cha: Mẫu DT-ThS-LV17
~ Học viên đồng làn cuốn luận văn để nộp uu chỗ ở Thư viện bản sao cóc tài liệu sau: Bin gi rình sửa chữa, Biên bản .ọp Hội đằng đánh giá luôn văn, Bán nhận xế ca lai phản iện = Saw hi đồ nộp lu chiu, Học viên nộp về Phòng Đùo too hân sao Bin giải tình sửa chữa kèm eo hai giấy vóc nhận nộp nghiên cứu trong luận văn
Chuẩn xác khái niệm phát| Đã chỉnh sửa khái niệm } triển nguồn nhân lực phát triển nguồn nhân lực Te
| - ng —— | Đã điều chỉnh một số lỗi h Trang 4, 45,
4 | Điều chỉnh lỗi trình bày chính tủ, đồng nhất một số 46,47, 48, 49 cụm từ viết tắt
; Đã chỉnh sửa nội dung tình tra ‘nee inh hình co bản của thành phổ Đà
|3 gắn kết với những nội dung | ic tah a tage tae xe BY Nẵng ảnh hưởng đến phát| Trang 44, 49 triển nguồn nhân lực công
= Da bd sung thêm những đánh giá về thực trạng nâng
Phần thực trạng: Đỏnh giỏ "ơ “ on tae kp chất lượng và đánh giá tiến ng ae an Ha Ì sông | Trang 62, 68, 6 | trình phát triển nguồn nhân os ieton ‘ened We is 64, 70, 71 lực công nghệ thông tin, | Nin, Hiệu)
~_ Bỗ sung các đánh giá tiến trình phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tỉn Đã chỉnh sửa các giải pháp theo hướng trọng tâm dựa vào
" các nội dung đánh giá thực 7 1 giải pháp cần có trọng trạng đã được phân tích về ta
phát triển nguồn nhân lực du công nghệ thông tin tai thành phố Đà Nẵng Đà Nẵng, ngày Š.tháng 9 năm 2017
Ghi chú: Mẫu ĐT-ThS-LV17
- Học iên đồng lềm cuẩn luận văn để nộp li chid ở Thư viện bản sao cúc tài lu sau: Bản giả trình sửa chữa, Điền bàn hop Hot dg din i luận văn, Bản niện xế của ai phòn bi -
= Sau thi dandy ha chiễu, Học viên nộp về Phòng Đào tạo hăn sao Hi giải tình sửa chữa kèm eo lai giấy xúc nhận nộp
Nguytr Eh Ao Hường Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận vã
Khoa Quần lý chuyên ngành đã kiểm tra và xác nhận:
Luận văn được trình bày theo đúng quy định về hình thức và đã được chỉnh sửa theo kết luận của Hội đồng
'Ghỉ chú: Méu DT-THS-LVI7
- Hạc viên đồng làm cuỗn luận vẫn để nập lu chiếu ở Thư iện bản sao cóc tài ệu sau: Bản giải trình sửa chữa, điên bản
“ạp Hi đẳng đảnh giá luận vẫn, Bản nhộn xế của hai phản biện
~ Sar hi đã nộp lu ciễ, Học viên nộp về Phòng Đo tạo bản sao Bản giải rình sửa chữu kèm eo bơi giếy óc nhận nộp tu chẫu luận văn, (rang thông tt luận đn để hoàn (hành th tực tốt nghềp