1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thu hoạch quản lý hoạt Động kinh tế

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý hoạt động kinh tế của UBND thị trấn Lịch Hội Thượng
Tác giả Nguyễn Quyết Chiến
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Văn A
Trường học Trường Chính Trị
Chuyên ngành Nhà Nước Và Pháp Luật
Thể loại Bài thu hoạch
Năm xuất bản 2015 - 2016
Thành phố Sóc Trăng
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 138 KB

Nội dung

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNGTRƯỜNG CHÍNH TRỊ ------BÀI THU HOẠCH Đề tài: Quản lý hoạt động kinh tế của Uỷ ban nhân dân thịtrấn Lịch Hội Thượng – Huyện Trần Đề - tỉnh Sóc Trăng Kho

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ

- -BÀI THU HOẠCH

Đề tài: Quản lý hoạt động kinh tế của Uỷ ban nhân dân thịtrấn Lịch Hội Thượng – Huyện Trần Đề - tỉnh Sóc Trăng

Khoa: NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Môn: QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Giảng viên hướng dẫn:

Học viên thực hiện: NGUYỄN QUYẾT CHIẾN Lớp: TCLLCT – HC K47

Năm học: 2015 - 2016

Trang 2

CHƯƠNG I: LỜI MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Sau 30 năm đổi mới toàn diện, Việt Nam đã vượt qua nhiều thử thách gâygo Mặc dù có rất nhiều những khó khăn, trở ngại trong những hoàn cảnh hếtsức phức tạp nhưng Đảng và nhân dân Việt Nam không những đã đứng lên vữngmà còn vượt lên đạt những thắng lợi nổi bật trên nhiều mặt Những thắng lợi đóđã đưa Việt Nam ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, cơ bản hoàn thànhnhiệm vụ chuẩn bị các tiền đề cho phép đất nước chuyển sang thời kỳ mới Đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nguyên nhân cơ bản đưa đến thắng lợi đólà Đảng và Nhà nước Việt Nam đã kiên quyết chuyển đổi từ nền kinh tế kếhoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thànhphần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và địnhhướng xã hội chủ nghĩa Đây là một bước ngoặt quan trọng thể hiện một quyếtđịnh sáng suốt của Đảng và Nhà nước ta, làm thay đổi mọi mặt đời sống xã hộicủa đất nước

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, hoạt động của hệ thống chính trịnói chung và công tác quản lý hoạt động kinh tế của các cấp chính quyền nóiriêng đã có nhiều chuyển biến tích cực, chức năng và hoạt động của các cấpchính quyền có nhiều thay đổi tiến bộ, đóng vai trò thực hiện thắng lợi các mụctiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, áp dụng khoa họccông nghệ vào quá trình sản xuất, kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vậtnuôi, phát triển cơ sở hạ tầng, sử dụng và quản lý ngân sách hợp lý có kế hoạchcụ thể, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống sinhhoạt của nhân dân góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đó việc quản lý hoạt độngkinh tế của chính quyền cơ sở còn tồn tại nhiều bất cập, hiệu lực hiệu quả quảnlý chưa cao, công tác quản lý hoạt động kinh tế của chính quyền cơ sở còn bịbuông lỏng ở nhiều khâu, đời sống của người dân còn nghèo, thiếu vốn sản xuất,hệ thống giao thông đi lại giao lưu trao đổi hàng hóa của người dân còn gặp

nhiều khó khăn Trên cơ sở đó, em chọn đề tài “Quản lý hoạt động kinh tế của

Uỷ ban nhân dân thị trấn Lịch Hội Thượng – huyện Trần Đề - tỉnh SócTrăng”, đây là đề tài khoa học xã hội đề cập đến một vấn đề ý nghĩa lý luận và

thực tiễn quan trọng, cần thiết với công tác quản lý hoạt động kinh tế ở cơ sởcủa Nhà nước trên địa bàn thị trấn Lịch Hội Thượng hiện nay

2 Mục tiêu nghiên cứu

Dựa vào thực trạng tình hình quản lý hoạt động kinh tế của Uỷ ban nhândân thị trấn Lịch Hội Thượng – huyện Trần Đề - tỉnh Sóc Trăng hiện nay, đánhgiá những ưu khuyết điểm, tìm ra nguyên nhân tồn tại, yếu kém, rút ra những bàihọc kinh nghiệm, đề ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu lực và hiệuquả trong công tác quản lý hoạt động kinh tế trong thời gian tới

Trang 3

3 Giới hạn về thời gian và không gian nghiên cứu của đề tài3.1 Thời gian

Nghiên cứu thực tế tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động kinhtế của Ủy ban nhân dân thị trấn Lịch Hội Thượng năm 2015; mục tiêu phươnghướng nhiệm vụ và những giải pháp cần thực hiện trong năm 2016

3.2 Không gian

Đề tài được nghiên cứu thực tế tại Ủy ban nhân dân thị trấn Lịch HộiThượng – huyện Trần Đề - tỉnh Sóc Trăng

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn tất báo cáo được dựa trên cơ sởphương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lốichủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về quản lý hoạt độngkinh tế của nhà nước ta, phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với phươngpháp phân tích, so sánh, liệt kê, tổng hợp đánh giá

Trang 4

CHƯƠNG II: NỘI DUNG1 Cơ sở lý luận

1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện sâu sắc về nhữngvấn đề cơ bản của cách mạng Việt nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triểnsáng tạo của chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa vàphát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóanhân loại

Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế được hình thành rất sớm - từ đầu nhữngnăm 20 của thế kỷ XX Mặc dù không có một tác phẩm riêng biệt nào tập trungnói về tư tưởng kinh tế, nhưng thông qua các bài viết, phát biểu, nói chuyện củaNgười đã thể hiện nhiều luận điểm sâu sắc về kinh tế

Theo Người, để phát triển các đơn vị kinh tế, các ngành, các địa phương,các đơn vị kinh tế cần phải:

Phải xây dựng tốt kế hoạch phát triển kinh tế dài hạn và hàng năm: Chămlo mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, coi trọng hạch toánkinh doanh, hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh trên thị trường;Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, phát triển ngành nghề, mặt hàng và địabàn hoạt động đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường nội địa Chú trọngxuất khẩu những sản phẩm là thế mạnh của địa phương

Gắn sản xuất với tiêu thụ, làm tốt công tác thông tin thị trường để tiêu thụsản phẩm địa phương trong môi trường hội nhập, mở cửa; Quan tâm xây dựngcơ sở hạ tầng, trang bị máy móc, công cụ sản xuất ngày càng tiên tiến; Đưa tiếnbộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh và quản lý,tăng giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hoá làm ra; Quản lý lao động khoa học,phù hợp với từng loại hình sản xuất, công việc, đảm bảo năng suất, chất lượng,hiệu quả Cải tiến cơ chế khoán quản và phân phối tiền lương, thu nhập

Tổ chức tốt phong trào thi đua ở xã, phường, cơ quan, đơn vị: Làm tốtcông tác khen thưởng, thưởng đúng người, đúng việc, kịp thời phát hiện, biểudương, nhân rộng các điển hình tiên tiến tập thể và cá nhân

Coi trọng bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, chăm lo xây dựngMặt trận và các đoàn thể quần chúng vững mạnh: Chăm lo toàn diện đời sốngvật chất và văn hoá tinh thần của nhân dân Đảm bảo việc làm và từng bướcnâng cao thu nhập người lao động; Xây dựng tinh thần làm chủ quê hương, đấtnước, làm chủ cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác cho cán bộ công nhân viên vànhân dân Người căn dặn Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, ở xã phường,cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã; Chăm lo xây dựng khối đoàn kết nội bộ,đoàn kết giữa cán bộ với nhân dân, đoàn kết công nông, đoàn kết toàn dân trênđịa bàn Đoàn kết tạo ra sức mạnh tổng hợp để hoàn thành các mục tiêu phát

Trang 5

triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; chú trọng công tác đào tạo cánbộ, đào tạo nghề cho công nhân, nông dân lao động.

Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, vai trò quản lý điều hành củachính quyền trong kinh tế, thực hiện tốt quy chế phối hợp Đảng- Chính quyền -Mặt trận và các Đoàn thể nhân dân Phát huy vai trò gương mẫu của đảng viên,đoàn viên trong công tác, học tập và lao động

Làm tốt công tác vận động quần chúng trong tình hình mới: Coi trọngđoàn kết và giúp đỡ đồng bào địa phương Tích cực tham gia công tác xã hội,giúp địa phương phát triển

Về sự quản lý của nhà nước: Nhà nước điều tiết thị trường thực hiện chứcnăng quản lý vĩ mô nền kinh tế cần phải: Tôn trọng tính khách quan của cơ chếthị trường và coi trọng tính tự chủ về kinh tế của các chủ thể kinh tế, sự hìnhthành của giá cả thị trường Nhà nước quản lý vĩ mô đó là một sự cần thiết vì cơchế thị trường ngoài những ưu điểm còn có những khuyết điểm sự quản lý củanhà nước nhằm phát huy những mặt tích cực của kinh tế thị trường và khắc phụcnhững mặt trái của nó Đây là mục tiêu của Nhà nước

Vai trò quản lý của nhà nước rất quan trọng được thể hiện ở các chứcnăng

Chức năng định hướng cho kinh tế thị trường phát triển theo định hướngxã hội chủ nghĩa Việc định hướng này thông qua các chiến lược, quy hoạch, kếhoạch phát triển Đầu tư các dự án để nền kinh tế phát triển đúng định hướng

Ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường hay bị khủng hoảng gây thất nghiệpvà lạm phát

Nhà nước phải sửa chữa những thất bại của kinh tế thị trường và khắcphục nó

Nhà nước phải đứng ra phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân.Quản lý tài sản quốc gia như đất đai, rừng, biển nhằm khai thác nó hợplý

Nhà nước phải thực hiện chứng năng xây dựng hệ thống pháp luật để tạora môi trường pháp lý cho các thành phần kinh tế hoạt động

Để thực hiện các chức năng trên thì nhà nước phải sử dụng một hệ thốngcác công cụ như:

Sử dụng pháp luật để quản lý kinh tế - xã hội, kiểm tra việc thi hành luật.Sử dụng kế hoạch hóa nền kinh tế

Sử dụng chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, coi đó là hai công cụquản lý vĩ mô mạnh mẽ

1.2 Quan điểm của Đảng và nhà nước ta

- Phát triển kinh tế nhiều thành phần : thể chế kinh tế thị trường tạo ra

Trang 6

khung pháp luật để thực hiện quyền của mỗi công dân được tự do kinh doanhnhững gì mà pháp luật không cấm , mưu cầu lợi ích của mình mà không xâmphạm đến lợi ích của người khác.

Trong nền kinh tế nhiều thành phần kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạobảo đảm cho nền kinh tế quốc dân phát triển ổn định và bền vững

Vấn đề rất quan trọng trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa là phát huy được tiềm năng của các thành phần kinh tế khác,ngoài khu vực kinh tế nhà nước

Kinh tế cá thể, tiểu chủ được nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ để pháttriển

Kinh tế tư bản nhà nước phát triển dưới các hình thức liên doanh liên kếtgiữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư bản tư nhân trong và ngoài nước

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển hướng vào sản xuất các sảnphẩm xuất khẩu , tăng khả năng cạnh tranh và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tếxã hội

Đảng và nhà nước khuyến khích sự liên kết giữa các thần phần kinh tếnhất là kinh tế nhà nước với các thành phần kinh tế khác

-Tiếp tục tạo lập và phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường cơ bản theocơ chế cạnh tranh phát triển hàng hóa và dịch vụ, phát huy vai trò nồng cốt, điềutiết và định hướng của nền kinh tế nhà nước trên thị trường Mở rộng thị trườngmới ở nước ngoài hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh

Mở rộng thị trường lao động trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu lao độngtạo cơ hội bình đẳng trong việc làm cho ngư ời lao động

Khẩn trương tổ chức thị trường khoa học và công nghệ thực hiện tốt bảohộ sở hữu trí tuệ

Phát triển nhanh và bền vững thị trường vốn, thị trường chứng khoán, thịtrường bảo hiểm

Hình thành và phát triển thị trường bất động sản bao gồm cả quyền sửdụng đất

- Đổi mới và nâng cao nâng lực quản lý kinh tế của nhà nước: trong nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vai trò của nhà nước đòi hỏi nhànước quản lý một cách có hiệu lực, hiệu quảhơn cụ thể là:

Đổi mới sâu rộng cơ chế quản lý thị trường phát huy những yếu tố tíchcực của cơ chế thị trường, triệt tiêu để xóa bỏ bao cấp trong kinh doanh, tăngcương vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước; tạo môi trường pháp lý thuận lợi,bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh, họp tác để phát triển

Đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước Bao gồm :đổi mới cáccoonmg tác kế hoạch hóa, nâng cao chất lượng xây dựng chiến lược, quy hoạch,kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, tăng cường thông tin kinh tế, ứng dụng khoa

Trang 7

hoc và công nghệ trong dự báo, kiểm tra Bảo đảm minh bạch công bằng trongthu chi ngân sách, nâng cao hiệu quả các chương trình quốc gia.

Xây dựng hệ thống ngân hàng thương mại Nhà nước thành các doanhnghiệp kinh doanh tiền tệ tự chủ, tự chịu trách nhiệm, có uy tính đủ sức cạnhtranh; thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt

- Giải quyết tốt việc làm là một vấn đề chính sách xã hội cơ bản, cải cáchchế độ tiền lương, thực hiện tốt chương trình xóa đói giảm nghèo, thực hiện tốtchính sách với người có công, gia đình chính sách; Xây dựng các công trìnhgiao thông nông thôn; chủ động kiểm soát quy mô và tăng cường chất lượng dânsố phù hợp; thực hiện đồng bộ chính sách bảo vệ và chăm sóc sức khỏe chonhân dân…

1.3 Vận dụng kiến thức đã học1.3.1 Khái niệm

Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động của các cơ quan nhà nước cóthẩm quyền vào hoạt động của nền kinh tế nhằm đạt được những mục tiêu nhấtđịnh

1.3.2 Nội dung quản lý nhà nước về kinh tế của chính quyền cơ sởa Xác định phương hướng, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triểnkinh tế trên địa bàn

Mục tiêu của việc xác định phương hướng, xây dựng quy hoạch, kế hoạchphát triển kinh tế trên địa bàn xã, phường, thị trấn

- Xác định các chỉ tiêu cần đạt được trên lĩnh vực kinh tế.- Xác định các lĩnh vực kinh tế cụ thể cần khuyến khích.Việc xác định phương hướng, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triểnkinh tế trên địa bàn được thực hiện căn cứ vào:

- Các chủ trương, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triểnkinh tế của cấp trên (tỉnh, huyện)

- Điều kiện cụ thể và các nguồn lực của địa phương

b Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân trên địa bànlàm kinh tế theo định hướng

Việc tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân trên địa bàn xã,phường, thị trấn làm kinh tế theo định hướng chung của địa phương sẽ làm chomọi công dân quan tâm nắm được định hướng phát triển kinh tế của địa phương,từ đó có cơ sở phát triển kinh tế, góp phần vào việc hoàn thành các mục tiêukinh tế của địa phương

Việc tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân được thực hiệnthông qua các hình thức:

- Thông qua hệ thống phát thanh

Trang 8

- Qua hội nghị nhân dân.- Thông qua các đại biểu Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn.

c Thực hiện các biện pháp để hỗ trợ nhân dân tham gia các chươngtrình phát triển kinh tế trên địa bàn

Chính quyền cơ sở hỗ trợ nhân dân tham gia các chương trình phát triểnkinh tế trên địa bàn xã, phường, thị trấn thông qua các biện pháp như:

- Tổ chức hoặc phối hợp với các tổ chức khác mở các hướng nghiệp, dạynghề

- Thực hiện các hoạt động khuyến nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp, công nghiệp

- Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý.- Các biện pháp khác

d Hỗ trợ về mặt pháp lý để thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh tế trênđịa bàn

- Giải quyết nhanh chóng các thủ tục có liên quan trong phạm vi thẩmquyền của chính quyền cơ sở

- Tiếp nhận các hoạt động sản xuất, kinh doanh được giao cho xã,phường, thị trấn quản lý

- Phân cồn cán bộ, công chức cấp xã phụ trách theo dõi các hoạt độngkinh tế nhằm giúp các đơn vị kinh tế giải quyết khó khăn

đ Giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh của các chủ thể kinh tếtrên địa bàn

- Lập sổ theo dõi.- Giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh của các chủ thể kinh tế trên địabàn xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật và theo ủy quyền của cấptrên

e Tổ chức phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất

Chính quyền cơ sở tổ chức phát triển các cơ sở hại tầng cơ bản phục vụhoạt động sản xuất, kinh doanh như: hệ thống điện, hệ thống giao thông vận tải,hệ thống thủy lợi, hệ thống chợ, v.v Phát triển cơ sở hạ tầng ở địa phương theophương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm

f Quản lý các yếu tố nhầm thúc đẩy kinh tế

- Thống kê và quản lý sử dụng đất công.- Các di tích lịch sử, văn hóa góp phần phát triển kinh tế du lịch.- Cho thuê hoặc tổ chức khai thác các công trình phúc lợi

Trang 9

1.3.3 Phương thức quản lý nhà nước về kinh tếa Phương thức hành chính trực tiếp

Thực hiện phương thức hành chính trực tiếp, Nhà nước bằng quyền lựccủa mình với mệnh lệnh hành chính trực tiếp ban hành hệ thống văn bản phápluật quy định các điều kiện cho các hoạt động kinh tế, các loại hình doanhnghiệp hình thành và vận động Đồng thời thực hiện thanh tra, kiểm tra các hoạtđộng kinh tế

b Phương thức gián tiếp thông qua thị trường

Thực hiện phương thức gián tiếp thông qua thị trường, Nhà nước bằng cơchế chính sách, công cụ kinh tế vĩ mô,v.v tác động vào thị trường, điều chỉnh sựvận động của thị trường Thị trường tác động vào các hoạt động kinh tế Các đơnvị kinh tế điều chỉnh hoạt động đáp ứng được yêu cầu của thị trường Từ đó, cácđường lối, chủ trương, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế củaNhà nước được thực hiện Ở đây đòi hỏi hệ thống công cụ, chính sách vĩ mô củaNhà nước phải đồng bộ và thường xuyên hoàn thiện cho phù hợp với điều kiệnđổi mới của đất nước trong từng thời kỳ

2 Thực trạng quản lý hoạt động kinh tế của Uỷ ban nhân dân thịtrấn Lịch Hội Thượng - huyện Trần Đề - tỉnh Sóc Trăng

2.1 Đặc điểm tình hình2.1.1 Đặc điểm chung

Thị trấn Lịch Hội Thượng có diện tích tự nhiên 2.078,8ha, với 3.344 hộ,gồm 14.670 khẩu, có 03 dân tộc sinh sống, gồm: kinh 7.498 khẩu, chiếm 51,1%;hoa 1.378 khẩu, chiếm 9,40%; Khmer 5.794 khẩu, chiếm 39,50% Có 05 đơn vịấp trực thuộc, gồm: ấp Giồng Giữa, Hội Trung, Châu Thành, Phố Dưới B và ấpSóc Lèo B Có vị trí như sau:

- Đông giáp xã Trung Bình.- Tây giáp xã Liêu Tú.- Nam giáp xã Lịch Hội Thượng.- Bắc giáp xã Đại Ân II

Thị trấn có cơ cấu kinh tế đa dạng theo hướng công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp, thương mại, dịch vụ và sản xuất nông nghiệp

2.1.2 Đặc điểm tình hình quản lý hoạt động kinh tế

Trong những năm qua tình hình kinh tế của thị trấn luôn phát triển khá ổnđịnh, mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước Với diện tích 1.620ha đấttrồng lúa cùng với việc áp dụng cơ giới hóa cũng như ứng dụng kỹ thuật trongcanh tác nên năng suất lúa mỗi vụ của thị trấn đạt từ 6,4 – 7,0 tấn/ha, sản lượnglúa hàng năm đạt trên 20.000 tấn

Diện tích đất trồng màu của thị trấn là 410 ha, trong đó chủ yếu màu thực

Trang 10

phẩm Qua theo dõi thực tế thì mô hình trồng hành lá, trồng ớt và đậu bắp nhậtcó năng suất, giá bán và đầu ra tiêu thụ tương đối ổn định mang lại hiệu quảkinh tế cao, tạo nguồn tăng thu nhập hộ gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèotại địa phương.

Tính đến nay thị trấn có 727 cơ sở sản xuất, kinh doanh, thương mại dịchvụ Nhìn chung các cơ sở luôn hoạt động khá nhộn nhịp, nhất là trong các dịptết, lễ hội đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất cũng như phục vụ tiêu dùng chonhân dân tại địa phương và các xã lân cận

Về điện: tổng số hộ có điện sử dụng là 3.336 hộ chiếm 99,76%.Về sử dụng nước: thị trấn có 3.312/3.344 hộ được cung cấp nước hợp vệsinh đạt 99,04%

Vấn đề môi trường cũng đặc biệt được quan tâm, tính đến nay trên địa bànthị trấn có 1.572/3.344 hộ đăng ký thu gom rác chiếm 47,03% hộ dân, những nơichưa có điều kiện thu gom mỗi hộ gia đình đều tự xây dựng hố rác tự hoại, có122/130 cơ sở sản xuất kinh doanh đạt chuẩn môi trường đạt 93,84%, tỷ lệ thugom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt đô thị, công nghiệp dịch vụ đạt 90%

Nhìn chung, việc hoạt động kinh tế của thị trấn cơ bản toàn diện, lĩnh vựccông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ có nhiều bước đột phá,cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất kinh doanh được quan tâm đầu tư, nhiềunguồn lực được huy động và phát huy có hiệu quả Việc chuyển đổi cây trồngvật nuôi trên lĩnh vực nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng được quan tâm, gópphần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân

2.1.3 Thuận lợi và khó khăn trong quản lý kinh tếa Thuận lợi

Đời sống nhân dân của thị trấn ngày càng một nâng cao, do tư duy củangười dân đã có nhiều đổi thay, biết sáng tạo trong kinh doanh, các ngành nghềsản xuất tiểu thủ công nghiệp và ngày càng mở rộng và phát triển Trong nôngnghiệp đã áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào lao động sản xuất,chăn nuôi Nhân dân tin tưởng tuyệt đối sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành củachính quyền Ổn định về chính trị, vững mạnh về kinh tế, cơ sở vật chất khangtrang với diện mạo mới, đây là điều kiện hết sức quan trọng để thúc đẩy pháttriển kinh tế tại địa phương và góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển trong thờikỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước

b Khó khăn

Tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôiluôn tiềm ẩn, giá cả vật tư nông nghiệp và hàng hóa tiêu dùng thường xuyênbiến động theo hướng tăng cao, trong khi giá nông sản, chăn nuoi thường haygiảm, cho nên chưa thật sự làm cho bà con nông dân an tâm sản xuất

Việc đầu tư cho kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội hàngnăm tuy có nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương Chất lượng

Ngày đăng: 03/09/2024, 09:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w