PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài : Ở Việt Nam,trong những năm gần đây tình trạng ly hôn diễn ra ngày càng phức tạp Khi quan hệ hôn nhân chấm dứt thì theo nguyên tắc quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng cũng chấm dứt theo Bên cạnh đó, khi vợ chồng li hôn người phải chịu nhiều thiệt thòi nhất không ai khác là các con của họ.
Vì hoàn cảnh, vì những bất đồng của cha mẹ mà những người con không thể cùng lúc nhận sự quan tâm,chăm sóc, nuôi dưỡng của cả cha lẫn mẹ Đôi khi ứng xử của người lớn đã vô tình làm tổn thương đến con trẻ.Nổi buồn của người lớn rớt xuống tâm hồn non nớt của con trẻ, khiến chúng lớn trước tuổi, thậm chí khiến cho con trẻ bị chấn động tâm lí và có hành vi tiêu cực Mặc khác, trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, khi đạo đức xã hội ở một bộ phận cộng đồng đang bị xuống dốc, đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.
Hôn nhân và gia đình là một vấn đề nhạy cảm vì liên quan đến con người.
Nên các qui định của pháp luật về hôn nhân và gia đình từ năm 1945 đến nay đã đảm bảo quyền và lợi ích của các cặp vợ chồng khi họ kết hôn Trong đó, vấn đề chia tài sản khi ly hôn của vợ chồng là một vấn đề quan trọng Theo thống kê của tòa án thì việc tranh chấp chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn chiếm gần một nữa trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình Với mong muốn tìm hiểu rỏ hơn về vấn đề chia tài sản khi ly hôn giữa vợ và chồng nên học viên chọn đề tài “ chia tài sản khi ly hôn tại UBND thị trấn A”.
Mục đích nghiên cứu: Nhằm giải quyết các vụ tranh chấp về tài sản khi ly hôn một cách có hiệu quả góp phần làm hạn chế đi các vụ tranh chấp trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình
- Tìm ra nguyên nhân phát sinh, và đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề chia tài sản khi ly hôn để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên trong vấn đề chia tài sản.
Về phương pháp nghiên cứu : Học viên tập trung nghiên cứu vấn đề chia tài sản tại UBND thị trấn A cả về phương diện lý luận và thực tiễn Sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh dựa trên các tài liệu đã thu thập được.
Mặc dù đã cố gắng nhưng do thời gian thực tập ngắn , giữa lý thuyết được học ở trường và thực tế khác nhau Đồng thời do quá trình nhận thức của bản thân còn hạn chế nên bài báo cáo không tránh khỏi những thiếu xót do đó học viên mong được sự thông cảm và giúp đở của quý thầy cô. Ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của đề tài: Giải quyết tài sản khi ly hôn có ý nghĩa quan trọng trong việc chia tài sản của vợ chồng trong việc ly hôn.
Một mặt giúp phân chia tài sản của vợ chồng một cách hợp lý nhất, mặt khác giúp bảo vệ được quyền và lợi ích của của vợ và chồng khi xảy ra tranh chấp về tài sản trong việc ly hôn Giải quyết tốt việc chia tài sản khi ly hôn còn giúp cho các cơ quan nhà nước hạn chế các vụ tranh chấp, khiếu nại phát sinh trong xã hội, góp phần bảo vệ được trật tự, an toàn xã hội.
Bố cục của bài báo cáo: gồm 3 chương Chương 1 : Cơ sở pháp lý về chia tài sản của vợ và chồng khi ly hôn.
Chương 2: Thực tiển giải quyết các vụ việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn và tác hại của ly hôn.
Chương 3 : Một số kiến nghị và giải pháp rút ra từ vấn đề chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn
PHẦN NỘI DUNG
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIA TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
- Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn.
- Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân (về mặt pháp lý) ngay trong lúc cả vợ và chồng đều còn sống Đây là biện pháp cuối cùng mà luật cho phép thực hiện trong trường hợp cuộc sống vợ chồng lâm vào tình trạng khủng hoảng mà không thể được khắc phục bằng bất kỳ biện pháp nào khác
1.1.2 Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn
- Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.
- Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:
Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
C Ơ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIA TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI
Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
- Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn.
- Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân (về mặt pháp lý) ngay trong lúc cả vợ và chồng đều còn sống Đây là biện pháp cuối cùng mà luật cho phép thực hiện trong trường hợp cuộc sống vợ chồng lâm vào tình trạng khủng hoảng mà không thể được khắc phục bằng bất kỳ biện pháp nào khác
1.1.2 Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn
- Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.
- Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:
Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.
- Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.
1.1.3 Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn
- Trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thoả thuận với gia đình; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.
- Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia.
1.1.4 Chia quyền sử dụng đất của vợ, chồng khi ly hôn
- Quyền sử dụng đất riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.
- Việc chia quyền sử dụng đất chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:
+ Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thoả thuận của hai bên; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định tại Điều 95 của Luật này.
+ Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;
+ Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này;
+ Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 95 của Luật này;
+ Việc chia quyền sử dụng đối với các loại đất khác được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật dân sự.
+ Trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 96 của Luật này.
1.1.5 Chia nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng
Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng có thể chia để sử dụng thì khi ly hôn được chia theo quy định tại Điều 95 của Luật này; nếu không thể chia được thì bên được tiếp tục sử dụng nhà ở phải thanh toán cho bên kia phần giá trị mà họ được hưởng.
1.1.6 Giải quyết quyền lợi của vợ, chồng khi ly hôn trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên
Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên đã được đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn, nhà ở đó vẫn thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà, nhưng phải thanh toán cho bên kia một phần giá trị nhà, căn cứ vào công sức bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa nhà.
1.2 Hậu quả của ly hôn ảnh hưởng đến con cái
Từ luật định đến thực tế , trong các vụ án ly hôn người ta chỉ xem xét quyền về chia tài sản của vợ chồng, mà quên mất rằng những đứa trẻ trong các gia đinhKhi cha mẹ ly hôn, con cái là người chịu nhiều ảnh hưởng và thiệt thòi về mặt tâm lý, tình cảm, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của đứa trẻ Con sinh ra là con chung, do đó cả hai vợ chồng đều có quyền ngang nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái.
Nguyên nhân
Thị trấn A là trung tâm văn hóa của huyện mỹ xuyên ranh giới hành chính được xác định như sau:
- Phía bắc giáp sóc trăng - Phía tây giáp xã C - Phía đông giáp xã D - Phía nam giáp xã E
Huyện B nói chung và thị trấn A nói riêng nằm trong vùng đất cổ xưa ,có truyền thống lịch sử - văn hóa lâu đời, Thị trấn A được chia thành 5 ấp với 5179 hộ gồm :dân tôc Kinh: 4296 hộ, Hoa:587 hộ, Khmer: 306 hộ sống đang sen với nhau.
Diện tích tự nhiên 1475,49, trong đó đất nông nghiệp 1.170,86ha, chiếm 79,35% tổng diện tích tự nhiên, đất phi nông nghiệp 303,79ha chiếm 20,59% tổng diện tích tự nhiên, đất chưa sử dụng 0,84ha, chiếm 0,06% tổng diện tích tự nhiên.
Thị trấn A luôn là vùng đất có truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước vá cách mạng Nhân dân các dân tộc trong thị trấn có tinh thần đoàn kết yêu quê hương có đức tín cần cù, chăm chỉ nổ lực vượt qua mọi khó khăn để vững bướcđi lên Đó là những nhân tố cơ bản và sức mạnh tinh thần đề hướng tới sự phát triển kinh tế, xã hội trong xu hướng hội nhập cả nước trong khu vực là thuận lợi, để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong Thị trấn vững bước đi lên trong sự nghiệp công nghiệp hóa và xây dựng Thị trấn A giàu đẹp văn minh.
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
Giải pháp
Công tác giải quyết tài sản khi ly hôn tại Uỷ ban nhân dân thị trấn A trong thời gian qua còn gặp nhiều hạn chế, khó khăn trong quá trình hoạt động Để khắc phục những hạn chế và nâng cao chất lượng giải quyết các tranh chấp hôn nhân gia đình mà cụ thể là giải quyết tài sản khi ly hôn, trong thời gian tới Uỷ ban nhân dân thị trấn Mỹ Xuyên cần có những giải pháp sau:
* Về công tác chỉ đạo điều hành.
Cần nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác giải quyết việc dân sự nói chung và giải quyết các tranh chấp về hôn nhân gia đình nói riêng mà cụ thể là giải quyết tài sản khi ly hôn để bố trí sắp xếp cán bộ có năng lực kinh nghiệm để công tác giải quyết các tranh chấp hôn nhân gia đình có chất lượng và đạt hiệu quả hơn.
Tăng cường kiểm tra công tác kiểm sát và chỉ đạo kịp thời để kháng nghị hoặc kiến nghị đối với những vi phạm nghiêm trọng trong công tác giải quyết tài sản khi ly hôn. Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp Uỷ ban nhân thị trấn cần tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo, điều hành trong quá trình thực hiện thực hiện chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân qua đó nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giải quyết tài sản khi ly hôn Có biện pháp phối hợp chặt chẽ với Tòa án trong việc thực hiện các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự Trong quá trình chỉ đạo, quản lý, điều hành về nghiệp vụ
Uỷ ban nhân dân thị trấn phải thường xuyên họp rút kinh nghiệm đối với những vụ án bị cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm hay tái thẩm bị hủy, sửa Việc họp rút kinh nghiệm này sẽ giúp phát hiện và tổng hợp những khó khăn cũng như thuận lợi trong việc giải quyết và rút kinh nghiệm cho giải quyết các vụ tiếp theo được tốt hơn.
* Về công tác cán bộ.
Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao năng lực công tác kiểm sát cho đội ngũ cán bộ, đổi mới phương thức kiểm sát để nâng cao hiệu quả công tác Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp Để thực hiện có hiệu quả công tác kiểm sát giải quyết tài sản khi ly hôn đòi hỏi Uỷ ban nhân dân phải có đội ngũ cán bộ có trình độ pháp luật, năng lực thực tiễn
Ngoài ra, cán bộ cần phải nghiên cứu kỹ các văn bản quyết định pháp lý cả về hình thức lẫn nội dung, đối chiếu với những căn cứ pháp luật mà văn bản tố tụng viện dẫn đến như: Thông báo thụ lý vụ án, các bản án, quyết định Sau đó,cán bộ cần đóng dấu ghi rõ ngày, tháng, năm công văn đến, tổ chức lưu trữ và chuyển hồ sơ kiểm sát
Cần quan tâm đến việc tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn chuyên sâu về công tác giải quyết các tranh chấp hôn nhân gia đình mà cụ thể là giải quyết tài sản khi ly hôn và các bản án, quyết định của Tòa án nói riêng để thực hiện quyền kháng nghị, kiến nghị, đồng thời phải cập nhật thường xuyên các văn bản pháp luật để mỗi cán bộ tự nâng cao kiến thức, trình độ công tác giải quyết tài sản khi ly hôn
* Về mối liên hệ với các cơ quan hữu quan.
Tăng cường sự phối hợp giữa Tòa án và Uỷ ba nhân dân, vì thực tế cho thấy khi có quy chế phối hợp với Tòa án thì những vướng mắc và khó khăn trong quá trình giải quyết tài sản khi ly hôn được giải quyết kịp thời Uỷ ban nhân dân cấp trên với Uỷ ban nhâ dân cấp dưới cần phải có sự chỉ đạo chặt chẽ, thông tin hai chiều đầy đủ để cùng nhau nắm bắt được Hàng năm,Uỷ ban nhân dân cấp trên cần có tổng kết để rút kinh nghiệm chung cho các Uỷ ban nhân dân cấp dưới về thực hiện công tác kiểm sát giải quyết tài sản khi ly hôn, đồng thời Uỷ ban nhân dân cấp dưới cần phải kịp thời thông tin, báo cáo cho Uỷ ban nhân dân cấp trên về các trường hợp cần kháng nghị, nhất là những vụ việc phức tạp có nhiều quan điểm khác nhau để Uỷ ban nhân dân có những biện pháp giải quyết, chỉ đạo kịp thời,góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát về việc giải quyết vụ án.
Thiết lập mối quan hệ tốt với Tòa án để đảm tốt chức năng xét xử của Tòa án và chức năng của Uỷ ban nhân dân Nên chủ động họp với Tòa án để giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ phát sinh, những bất đồng trong việc nhận thức và áp dụng pháp luật, tùy từng trường hợp.
Cần phải có sự liên kết và hợp tác với Tòa án để nắm chắc được tình hình thụ lý các yêu cầu về giải quyết tài sản khi ly hôn không chỉ nắm chắc số lượng vụ án cụ thể mà cần nắm tổng thể tình hình chung của việc thụ lý, từ đó có cái nhìn tổng quan về tình hình thụ lý các vụ tranh chấp và giải quyết tài sản ly hôn trên địa bàn Trên cơ sở nắm tình hình thụ lý chung để nắm được tình hình giải quyết tài sản khi ly hôn của Tòa án Thông qua công tác giải quyết tài sản khi ly hôn của Tòa án, qua đó ta có thể khái quát được những loại tranh chấp nào là chủ yếu và điển hình để có biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tài sản khi ly hôn.
* Về việc thông báo thụ lý và bản án, quyết định
Công tác thông báo thụ lý các tranh chấp về tài sản khi ly hôn có ý nghĩa quan trọng đối với công tác giải quyết tài sản khi ly hôn của Uỷ ban nhân dân; thông qua tiếp nhận, nghiên cứu thông báo thụ lý của Tòa án thì Uỷ ban nhân dân nắm chắc số vụ tranh chấp về tài sản khi ly hôn mà Tòa án thụ lý trên cơ sở đó đánh giá được tình hình giải quyết tài sản khi ly hôn trên địa bàn thị trấn.
Khi nhận được thông báo thụ lý vụ án cán bộ phải xem xét nội dung và hình thức thông báo thụ lý có đúng quy định của pháp luật Trong thông báo thụ lý vụ án Tòa án thường vi phạm và những nội dung như gửi thông báo thụ lý chậm; thông báo thụ lý không có số,ngày, tháng, năm thụ lý vụ việc; nội dung thông báo không nêu hết những vấn đề mà nguyên đơn yêu cầu; không ghi đầy đủ danh sách tài liệu kèm theo đơn khởi kiện Sau khi xem xét xong tiến hành đó đóng dấu công văn đến và lưu trữ để kiểm sát thời gian giải quyết vụ án của Tòa án
Khi nghiên cứu bản án, quyết định của Tòa án, phải thấy được tính mâu thuẫn trong bản án, quyết định đó Từ việc nghiên cứu những bản án, quyết định này sẽ tổng hợp được những những khó khăn trong việc giải quyết tài sản khi ly hôn và những vi phạm của Tòa án, từ đó sẽ đúc kết được những kinh nghiệm trong việc phát hiện vi phạm và giải quyết tài sản khi ly hôn của Tòa án.
Kiến nghị
Sau khi tìm hiểu về thực trạng và các giải pháp nâng cao chất lượng giải quyết tài sản khi ly hôn, cũng những thuận lợi và khó khăn trong công tác chỉ đạo điều hành Qua đây, em có một số kiến nghị như sau:
- Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình đến người dân một cách thiết thực nhất thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Qua báo đài, qua sinh hoạt câu lạc bộ,…từ đó sẽ góp phần năng cao dân trí nói chung và năng cao ý thức pháp luật nói riêng Bên cạnh đó tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của mình trong hôn nhân hạn chế mức thấp nhất vấn đề ly hôn kéo theo yêu cầu giải quyết tài sản khi ly hôn.
- Các cấp ủy đảng cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành đoàn thể và các hộ gia đình để xây dựng gia đình văn hóa Đẩy mạnh phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Bài học kinh nghiệm
- Qua thời gian thực tập tại Uỷ ban nhân dân thị trấn A đã giúp cho học viên học hỏi thêm được nhiều bài học kinh nghiệm trong quá trình giải quyết tài sản khi ly hôn cụ thể như sau:
Khi tiến hành giải quyết, không nên tập trung sâu toàn bộ những vụ án mà Tòa án thụ lý mà chúng ta tập trung sâu vào những vụ việc có tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều quy định của pháp luật, hoặc những tranh chấp dễ phát sinh vi phạm khi giải quyết Bên cạnh việc nắm bắt thông tin từ dư luận xung quanh, qua đơn khiếu nại của công dân, qua thông tin báo đài và sự phối hợp với các bộ phận có liên quan khác để nắm thông tin khi giải quyết tài sản khi ly hôn.
Bên cạnh đó những cán bộ tham gia việc quá trình giải quyết tài sản khi ly hôn phải có ý thức và trách nhiệm trong việc giải quyết, nghiên cứu học hỏi, nắm chắc các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện việc giải quyết tài sản khi ly hôn và đề xuất kháng nghị, kiến nghị có căn cứ, đúng pháp luật Muốn vậy, mỗi cán bộ, phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ lý luận và chuyên môn nghiệp vụ, tận tâm có trách nhiệm với công việc, không ngừng nâng cao ý thức học tập, phải lấy tự học là chính và luôn xác định việc học tập bổ sung kiến thức là nhiệm vụ thường xuyên nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng trong việc giải quyết để đáp ứng yêu cầu công tác. Đồng thời phải có quan điểm riêng của mình trong đường lối giải quyết án, phải xem xét tính có căn cứ đối với những nhận định của Hội đồng xét xử đối với vụ án Trước hết phải nghiên cứu kỹ những quy định của pháp luật về điều chỉnh lĩnh vực hôn nhân gia đình Kế đến là phải nghiên cứu kỹ những bản án, quyết định đã được giải quyết xong, đặc biệt là đối với những bản án, quyết định bị hủy, sửa.
- Trong quá trình giải quyết tài sản khi ly hôn đặc biệt là trong việc định giá tài sản bằng nhà ở và quyền sử dụng đất nên xác định đúng các giá trị của tài sản đó để đảm bảo cho việc giải quyết tài sản khi ly hôn một cách công bằng nhất góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cả hai vợ chồng.
PHẦN KẾT LUẬN
Ngày nay vấn đề ly hôn ở nước ta không phải là vấn đề hiếm Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu sống của con người càng cao Vì những lý do về mặc tình cãm, nhu cầu cuộc sống thậm trí cả nhu cầu kinh tế cho bản thân mà các vụ việc ly hôn xãy ra ngày càng nhiều Ly hôn không chỉ làm sức mẽ đi cuộc sống, tình cảm,tâm lý của các thành viên trong gia đình mà kéo theo đó còn biết bao vấn đề thường khó xứ , những tranh chấp tài sản Một trong vấn đề người ta quan tâm nhất Giải quyết tài sản khi ly hôn là hiện tượng xã hội, làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và tài sản của vợ chồng, cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội Từ những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua Uỷ ban nhân dân thị trấn nhờ sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Lãnh đạo cấp huyện, sự nổ lực của cán bộ trong công tác và có sự phối hợp với các cơ quan hữu quan trong công tác giải quyết các vụ ly hôn Bên cạnh những kết quả đạt được thì Uỷ ban nhân dân thị trấn cũng còn gặp không ít khó khăn trong quá trình kiểm sát giải quyết nhưng những khó khăn vướng mắt đã được khắc phục kịp thời Với kết quả đã đạt được trong giải quyết tài sản khi ly hôn thì Uỷ ban nhân dân thị trấn Mỹ Xuyên cần tiếp tục thực hiện, phát huy những ưu điểm và đồng thời khắc phục những hạn chế để giải quyết tài sản khi ly hôn ngày càng tốt hơn.