CHIA TÀI SẢN CHUNG VỢ, CHỒNG LÀ BẤT ĐỘNG SẢN
Điều kiện để thoả thuận chia bất động sản trong thời kỳ hôn nhân của vợ, chồng có hiệu lực pháp luật
1.1.1 Quy định pháp luật Điều kiện có hiệu lực của việc thoả thuận chia bất động sản trong thời kỳ hôn nhân của vợ, chồng có hiệu lực pháp luật bao gồm: điều kiện về ý chí, điều kiện về hình thức.
Thứ nhất, điều kiện về ý chí của vợ và chồng để thoả thuận phân chia bất động sản trong thời kì hôn nhân có hiệu lực pháp luật. Điều kiện có hiệu lực về ý chí cho biết ý chí của chủ thể hoặc những chủ thể nào sẽ làm phát sinh việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân Khoản 1 Điều
219 BLDS 2015 quy định trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung Vì sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia nên vợ và chồng đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung Luật HNGĐ 2014 khẳng định vợ chồng được trao quyền tự do định đoạt việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân Khoản 1 Điều 38 Luật HNGĐ 2014 quy định “Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết”.
Có thể thấy rằng, pháp luật HNGĐ vẫn bảo vệ quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu của mình nhưng theo hướng đề cao sự thống nhất ý chí của các chủ sở hữu Quy định như vậy là hợp lý vì hành vi chia tài sản chung chính là một trường hợp định đoạt tài sản chung của vợ chồng và theo nguyên tắc luật định thì việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung phải do vợ chồng thoả thuận 1 Mặt khác, việc phân chia dựa trên thoả thuận giữa vợ chồng sẽ phù hợp với tính chất của tài sản chung hợp nhất, do phần quyền của mỗi chủ sở hữu không được xác định theo tỷ lệ nên khó có thể cho rằng một bên được tuỳ ý đơn phương tách riêng phần tài sản thuộc sở hữu của mình ra khỏi khối tài sản chung Khác với chủ sở hữu chung theo phần được pháp luật trao quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình, chủ sở hữu chung hợp nhất chỉ được định đoạt tài sản theo thoả
1Khoản 1 Điều 35 Luật HNGĐ 2014 thuận với các chủ sở hữu chung khác hoặc theo quy quy định của pháp luật Việc khuyến khích sự thống nhất ý chí từ cả hai phía, một mặt tôn trọng quyền tự quyết của vợ chồng, mặt khác hướng đến bảo đảm tính ổn định, bền vững của gia đình thể hiện qua sự kiện vợ chồng đồng thuận.
Luật HNGĐ 2014 không đặt ra yêu cầu về lý do phân chia tài sản chung nói chung và bất động sản nói riêng trong thời kỳ hôn nhân Đây là nội dung tiến bộ so với quy định của Luật HNGĐ 2000 Điều 29 Luật HNGĐ 2000 giới hạn điều kiện chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân trong ba trường hợp luật định, bao gồm: đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng và có lý do chính đáng khác 2 Với Luật HNGĐ 2000, khi tranh chấp diễn ra, vợ chồng phải luôn chứng minh được lý do chính đáng cho việc phân chia bất động sản trong thời kỳ hôn nhân Trong khi đó, về nguyên tắc, chủ sở hữu có quyền tự do định đoạt tài sản của mình, miễn là không trái pháp luật và không gây thiệt hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác 3 Bản chất việc phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là một quan hệ dân sự, mà cốt lõi trong quan hệ dân sự là ý chí đồng thuận của các bên tham gia Việc giới hạn các trường hợp được tiến hành phân chia tài sản chung khi hôn nhân đang tồn tại đã phủ nhận phần lớn quyền tự định đoạt của chủ sở hữu và quyền tự thoả thuận của các chủ thể trong quan hệ dân sự So với pháp luật HNGĐ giai đoạn trước, quy định hiện nay đảm bảo tốt hơn quyền lợi của chủ sở hữu tài sản cũng như thể hiện đúng bản chất quyền sở hữu trong pháp luật dân sự Chỉ cần nội dung thoả thuận không vi phạm các trường hợp vô hiệu luật định thì vợ chồng - với tư cách là chủ sở hữu tài sản - được toàn quyền định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình.
Thứ hai, điều kiện về hình thức của thoả thuận phân chia bất động sản của vợ, chồng trong thời kì hôn nhân có hiệu lực pháp luật.
Việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể được thể hiện dưới dạng văn bản thoả thuận hoặc bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án Trừ trường hợp một bên đơn phương yêu cầu Toà án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, việc phân chia này chỉ có thể tiến hành khi có sự thoả thuận giữa vợ và chồng Thỏa thuận chia tài sản chung khi hôn nhân đang tồn tại là một trong những giao dịch dân sự mà pháp luật quy định hình thức là điều kiện để giao dịch phát sinh hiệu lực.
Theo khoản 2 Điều 38 Luật HNGĐ 2014: “Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật” Việc chia tài sản chung được ưu tiên thực hiện theo hình thức thoả thuận giữa vợ chồng Tuy nhiên để đảm bảo tính hợp pháp, Luật HNGĐ 2014 quy định thoả thuận này phải được lập thành văn bản.
Theo pháp luật về công chứng và chứng thực thì không có quy định về việc bắt buộc phải công chứng, chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất 4
Theo Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định về việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất phải công chứng, chứng thực thì không có quy định đối với văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
Theo quy định của Luật Đất đai 2013, đối với văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì không thuộc trường hợp bắt buộc phải công chứng, chứng thực khi thực hiện quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Sự khác nhau giữa những giao dịch phải công chứng, chứng thực theo Luật Đất đai 2013 và thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất không bắt buộc phải công chứng, chứng thực như sau: Các giao dịch bắt buộc phải công chứng, chứng thực theo quy định của Luật Đất đai
2013 là những giao dịch thực hiện giữa một bên là người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất và một bên không phải là người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất Do đó, các giao dịch này cần được công chứng, chứng thực để phòng ngừa rủi ro trong giao dịch chuyển quyền; để xác định một bên có quyền hợp pháp với tài sản và một bên có quyền nhận chuyển quyền hợp pháp với tài sản đó. Đối với giao dịch thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (không bắt buộc phải công chứng, chứng thực theo quy đinh của Luật Đất đai 2013), đây là giao dịch giữa hai bên cùng là người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đang cùng có quyền hợp pháp đối với tài sản chung được pháp luật công nhận và bảo vệ Vì vậy, họ có quyền tự thỏa thuận với nhau phân chia quyền lợi của mình trong khối tài sản sản chung đó
4Luật Công chứng 2014, Nghị định số 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/02/2015 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch mà không bắt buộc phải công chứng, chứng thực Ngoài ra, trong thành phần hồ sơ để thực hiện thủ tục thành chính đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp thỏa thuận hợp nhất hoặc phân chia quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ và chồng tại Điều 84 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và tại khoản 5 Điều 9 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT cũng không có quy định bắt buộc văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải công chứng, chứng thực.
Như vậy, từ những căn cứ pháp lý trên có thể nhận định rằng, thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất không bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực Quyền sử dụng đất là bất động sản, thuộc loại tài sản phải đăng ký, vì vậy mặc dù pháp luật không quy định bắt buộc việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân phải được công chứng, chứng thực nhưng với đối tượng là bất động sản thì việc công chứng là cần thiết. Đây cũng là căn cứ trong trường hợp có tranh chấp cần phải giải quyết tại Toà án.
1.1.2 Bất cập và kiến nghị hoàn thiện
Hậu quả pháp lý của việc thoả thuận chia bất động sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
1.2.1 Về quan hệ tài sản của vợ chồng
Sau khi chia bất động sản chung trong thời kỳ hôn nhân, quan hệ tài sản của vợ chồng có những thay đổi nhất định liên quan đến hình thức sở hữu một số loại tài sản Các nguyên tắc xác định tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng tại Điều
33, Điều 43 Luật HNGĐ 2014 cũng mất hiệu lực một phần Riêng chế độ tài sản của vợ chồng không thay đổi, gồm cả bất động sản, trước hay sau khi chia tài sản chung thì chế độ tài sản của vợ chồng luôn là chế độ tài sản theo luật định.
(i) Chia bất động sản chung trong thời kỳ hôn nhân không làm thay đổi chế độ tài sản giữa vợ và chồng.
Dù vợ, chồng tiến hành chia toàn bộ bất động sản chung thì chế độ tài sản của vợ chồng vẫn là chế độ tài sản theo luật định Việc chia bất động sản chung khi hôn nhân đang tồn tại chỉ thay đổi hình thức sở hữu từ chung sang riêng Những tài sản còn lại không nằm trong thoả thuận vẫn thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng. Khối tài sản chung của vợ chồng mang tính chất mở, chừng nào hôn nhân còn tồn tại thì khối tài sản đó còn tiếp tục phát sinh và phát triển Do đó ngay cả trong trường hợp vợ chồng phân chia toàn bộ tài sản chung thì cũng không làm thay đổi chế độ tài sản trong tương lai Pháp luật HNGĐ cũng đã luật hoá nội dung này thông qua quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 126/2014/NĐ-CP: “Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định”.
(ii) Hình thức sở hữu một số loại tài sản thay đổi sau khi phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Khoản 1 Điều 40 Luật HNGĐ 2014 xác định hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là “phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác; phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng” Điều luật này được hướng dẫn rõ hơn tại văn bản hướng dẫn thi hành, theo đó, khoản 2 Điều 14 Nghị định số 126/2014/NĐ-
CP liệt kê những tài sản sau sẽ trở thành tài sản riêng của vợ chồng do hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, bao gồm: phần tài sản được chia;hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác của vợ, chồng So sánh với pháp luật giai đoạn trước, phạm vi tài sản bị tác động bởi sự kiện chia tài sản chung khi hôn nhân đang tồn tại đã có một số thay đổi đáng kể Cụ thể, Nghị định 70/2001/NĐ-CP quy định: sau khi chia tài sản chung nếu vợ chồng không có thoả thuận khác thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản được chia và thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và thu nhập hợp pháp khác sẽ là tài sản riêng của vợ, chồng Điểm giống nhau giữa các văn bản pháp luật kể trên là đều công nhận phần tài sản được chia và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó là tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng.
Việc thay đổi hình thức sở hữu của những tài sản được chia (từ sở hữu chung hợp nhất trở thành sở hữu riêng) là đương nhiên, vì đây là những tài sản chịu tác động trực tiếp nhất và rõ ràng nhất từ hành vi phân chia tài sản chung Trong đa số trường hợp, hệ quả này là mục đích quan trọng mà các bên hướng đến khi tiến hành chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân Nếu phần bất động sản được chia phát sinh hoa lợi, lợi tức thì những hoa lợi, lợi tức này cũng thuộc về tài sản riêng của một bên.
Dễ thấy, những quy tắc chung về thành phần cấu tạo nên khối tài sản chung và khối tài sản riêng của vợ, chồng đã có sự thay đổi Sự kiện phân chia tài sản chung khi hôn nhân đang tồn tại làm cho một bộ phận tài sản đáng lẽ sẽ là tài sản chung nay lại trở thành tài sản riêng Cũng cần lưu ý là hệ quả này chỉ áp dụng cho hoa lợi, lợi tức phát sinh sau khi đã chia bất động sản chung, những hoa lợi, lợi tức có trước đó vẫn thuộc tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân Theo quan điểm của tác giả, sự thay đổi này là hợp lý Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và thu nhập hợp pháp khác là nhóm tài sản chủ yếu tạo dựng nên khối tài sản chung của vợ chồng, thực tế nhiều cặp vợ chồng cũng chỉ sở hữu nguồn tài sản này trong thời kỳ hôn nhân Nghĩa là, trong một chừng mực nào đó, hệ quả này sẽ tạo nên những thay đổi lớn trong mối quan hệ tài sản giữa vợ chồng mà dễ nhận thấy nhất là sự ràng buộc vợ chồng về tài sản càng trở nên suy yếu Điều này cũng đồng thời tạo những ảnh hưởng không tốt đến đời sống vật chất của gia đình khi mà có thể vợ, chồng phải tính toán phần đóng góp của mình vào việc duy trì gia đình sao cho không thua thiệt với bên còn lại.
Về mặt lý luận, hệ quả này tạo ra sự bất hợp lý do việc phân chia bất động gây tác động đến những tài sản không liên quan khác Trừ trường hợp vợ chồng ghi nhận cụ thể trong thoả thuận, không có mối liên hệ nào giữa “thu nhập do lao động,hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác” với những tài sản được phân chia Việc mặc nhiên xác định thu nhập hợp pháp phát sinh sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng là chưa thật sự phù hợp với quy đinh về căn cứ xác định tài sản chung được thể hiện tại khoản 1 Điều 27 Luật HNGĐ 2000:
“Tài sản chung của vợ chồng gồm thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh” Hậu quả pháp lý khi phân chia bất động sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân chỉ nên tác động đến những bất động sản mà vợ chồng thoả thuận phân chia và tài sản khác có liên quan Đối với những tài sản còn lại cần được áp dụng các căn cứ xác định tài sản chung và tài sản riêng một cách thống nhất Hơn nữa, nếu vợ chồng chỉ tiến hành phân chia một phần bất động sản chung, theo logic thông thường, họ sẽ không nghĩ và cũng không mong muốn toàn bộ thu nhập làm ra sau này đều là tài sản riêng Có quan điểm nhận định rằng: “Sẽ có nhiều người thật sự bất ngờ nếu biết rằng sau khi chia tài sản chung để trả một món nợ riêng thì tiền lương, thu nhập do lao động của mình không còn là tài sản chung nữa mà là tài sản riêng do quy định của pháp luật” 7 Để tránh hiện tượng này, vợ chồng buộc phải ghi nhận thêm trong văn bản thoả thuận nội dung ngược lại.
Từ những phân tích trên, có thể thấy việc pháp luật hiện hành không đưa nhóm tài sản “thu nhập do hoạt động sản xuất, kinh doanh và thu nhập hợp pháp khác” vào khối tài sản riêng của một bên sau khi chia tài sản chung là hoàn toàn hợp lý Hơn nữa, văn bản hướng dẫn còn quy định minh thị: “Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng mà không xác định được đó là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng” 8 Rõ ràng đã có sự thay đổi tư duy pháp lý, lúc này thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh luôn thuộc sở hữu chung hợp nhất, bất kể có nguồn gốc từ tài sản riêng hay tài sản chung Sự kiện phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân hoàn toàn không ảnh hưởng đến hình thức sở hữu của nhóm tài sản này Quy định trên cũng phù hợp với nguyên tắc suy đoán pháp lý: tài sản không chứng mình được là tài sản riêng của một bên thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng Điểm tiến bộ trong pháp luật hiện hành còn nằm ởviệc bổ sung sự điều chỉnh đối với nhóm tài sản dường như bị “bỏ quên” khi xây dựng Luật HNGĐ 2000, đó là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác của vợ, chồng (những tài sản thuộc sở hữu riêng không phải do việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân) Việc bổ sung thêm nhóm tài sản này giúp các bên quản lý
7Nguyễn Ngọc Điện (2004), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Tập II: Các quan hệ tài sản giữa vợ chồng, NXB Trẻ, tr 27
8Khoản 4 Điều 44, Khoản 2 Điều 45 Luật HNGĐ 2014 và xác định tài sản chung - riêng dễ dàng hơn Mục đích của việc chia tài sản chung là tạo sự độc lập nhất định về tài chính, vì vậy thừa nhận hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng cũng là tài sản riêng sẽ phù hợp với mong muốn của các bên Hơn nữa, suy cho cùng, tài sản gốc làm phát sinh hoa lợi, lợi tức vốn là tài sản riêng, nếu không có sự kiện kết hôn thì những hoa lợi, lợi tức này sẽ thuộc sở hữu riêng Dễ nhận thấy, sau khi chia tài sản chung, tính chất “riêng” của các tài sản riêng trở nên
“triệt để” hơn khi mà hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng lại trở về thuộc sở hữu riêng Pháp luật hiện hành ghi nhận khả năng vợ chồng có thoả thuận khác về hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.
Tuy nhiên, việc xác định hậu quả phân chia tài sản chung không nên được hiểu theo hướng mở rộng để vợ chồng có thể “thoả thuận khác” đối với mọi loại tài sản 9 mà chỉ nên giới hạn trong phạm vi “tài sản được chia; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác” Nói cách khác, “thoả thuận khác” của vợ chồng sẽ mang tính chất một chiều là giảm bớt khối lượng tài sản chuyển từ sở hữu chung hợp nhất sang sở hữu riêng mà không có chiều ngược lại.
(iii) Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba được xác lập trước thời điểm việc chia bất động sản sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý
Khoản 2 Điều 40 Luật HNGĐ 2014 khẳng định: “Thoả thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba.” Điều này có nghĩa là, trước khi thoả thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ, chồng có quyền tài sản, nghĩa vụ tài sản như thế nào với chủ thể thứ ba khác thì sau việc phân chia, những quyền và nghĩa vụ đó vẫn giữ nguyên không thay đổi Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, giá trị pháp lý của thoả thuận chia bất động sản chung trong thời kỳ hôn nhân sẽ không làm ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của quyền, nghĩa vụ tài sản giữa vợ, chồng với bên thứ ba đã phát sinh trước thời điểm thoả thuận phân chia có hiệu lực Khi giao dịch tài sản với vợ, chồng, bên thứ ba không có nghĩa vụ phải dự đoán vợ chồng sẽ tiến hành phân chia bất động sản chung trong thời kỳ hôn nhân dẫn đến những thay đổi về khả năng thực hiện quyền, nghĩa vụ tài sản Pháp luật một mặt đảm bảo vợ chồng có quyền tự do định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của mình (vợ chồng không cần sự đồng ý hay giám sát từ bên thứ ba mà mình có nghĩa
Chấm dứt hiệu lực của việc thỏa thuận phân chia bất động sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
1.3.1 Điều kiện để thoả thuận chấm dứt việc phân chia bất động sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có hiệu lực
Thứ nhất, điều kiện về ý chí của vợ và chồng để thoả thuận chấm dứt việc phân chia bất động sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân có hiệu lực.
Khoản 1 Điều 41 Luật HNGĐ 2014 quy định: “Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung” Khác với khi chia tài sản chung, để chấm dứt hiệu lực của việc phân chia thì cần sự đồng thuận của cả vợ và chồng, Toà án không còn khả năng can thiệp dù một bên có yêu cầu Điểm khác biệt này được giải thích dựa trên tính chất tài sản trước và sau khi phân chia Khi tiến hành chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng đều là chủ sở hữu tài sản Mặc dù không xác định cụ thể phần quyền sở hữu của mỗi người nhưng mỗi người đều có quyền thể hiện ý chí định đoạt của mình đối với tài sản chung Pháp luật bảo vệ quyền này của chủ sở hữu tài sản chung thông qua quy định
“mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung” 15 Ngược lại, sau khi đã tiến hành phân chia, tài sản chung trở thành tài sản riêng và do một bên toàn quyền định đoạt Điều đó có nghĩa là bên vợ hoặc chồng còn lại không còn khả năng tác động đến những tài sản riêng của bên kia, không có quyền đơn phương yêu cầu thay đổi hình thức sở hữu của tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản chia hay tài sản riêng khác Pháp luật không cho phép một bên vợ hoặc chồng yêu cầu Toà án giải quyết việc chấm dứt thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhằm bảo vệ tối đa quyền của chủ sở hữu tài sản Như vậy, việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân chỉ có thể chấm dứt dựa trên sự đồng thuận của vợ chồng Điều này không chỉ áp dụng trong trường hợp vợ chồng tự thoả thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân mà còn đúng khi việc phân chia tài sản được thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực của Toà án.
Thứ hai, điều kiện về hình thức để văn bản thoả thuận chấm dứt việc phân chia bất động sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân có hiệu lực.
Luật HNGĐ năm 2014 xác định hình thức của thoả thuận chấm dứt hiệu lực việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bằng cách dẫn chiếu về điều luật quy định hình thức của thoả thuận phân chia tài sản chung Cụ thể, theo khoản 1 Điều 41 Luật HNGĐ 2014 thì “hình thức của thoả thuận được thực hiện theo quy định tại
15 Khoản 1 Điều 219 BLDS 2015 khoản 2 Điều 38 của Luật này” Điều đó có nghĩa là thoả thuận chấm dứt hiệu lực việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân phải được lập thành văn bản và được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật So với pháp luật giai đoạn trước, quy định của Luật HNGĐ năm 2014 tiến bộ hơn vì đã ghi nhận rõ hình thức có hiệu lực của thoả thuận chấm dứt hiệu lực việc chia tài sản chung nếu việc phân chia do Toà án giải quyết Khoản 4 Điều 41 Luật HNGĐ năm
2014 quy định: “Trong trường hợp việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thì thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung phải được Tòa án công nhận.” Nhờ vậy, không còn trường hợp bản án, quyết định của Toà án về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đang có hiệu lực pháp luật mà việc phân chia tài sản chung đã chấm dứt hiệu lực do vợ chồng thoả thuận.
1.3.2 Thời điểm có hiệu lực và hậu quả của việc chấm dứt việc phân chia bất động sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Thứ nhất, thời điểm việc chấm dứt việc phân chia bất động sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có hiệu lực
Pháp luật hiện hành không hướng dẫn khi nào thoả thuận chấm dứt hiệu lực việc chia tài sản chung có hiệu lực pháp luật Tuy nhiên từ sự tương tự về hình thức của hai loại thoả thuận, có thể suy ra thời điểm phát sinh hiệu lực của thoả thuận chấm dứt hiệu lực chia bất động sản chung cũng giống như thoả thuận chia bất động sản chung Nội dung này đã được quy định trong văn bản hướng dẫn thi hành Luật HNGĐ 2000 16 , chỉ thiếu trường hợp thoả thuận chấm dứt hiệu lực phải được Toà án công nhận Như vậy, kế thừa quy định trước đây và kết hợp với điểm mới trong pháp luật hiện hành, thời điểm có hiệu lực của thoả thuận chấm dứt chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được xác định như sau: Thời điểm có hiệu lực của việc chấm dứt hiệu lực chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung được công chứng thì văn bản thỏa thuận chấm dứt hiệu lực việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm văn bản đó được công chứng Trong trường hợp việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật thì thoả thuận chấm dứt hiệu lực việc chia tài sản chung có hiệu lực từ thời điểm Toà án công nhận.
16 Điều 10 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP
Thứ hai, hậu quả của việc chấm dứt hiệu lực việc phân chia bất động sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Theo khoản 2 Điều 41 Luật HNGĐ 2014, “kể từ ngày thoả thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này có hiệu lực thì việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được thực hiện theo quy định tại Điều 33 và Điều 43 của Luật này” Điều đó có nghĩa là các quy định đặc biệt xác định quyền sở hữu đối với tài sản không còn khả năng áp dụng; thay vào đó, những nguyên tắc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng tại Điều 33 và Điều 43 Luật HNGĐ năm 2014 sẽ khôi phục hiệu lực. Như vậy, những tài sản sẽ bị tác động bởi việc chấm dứt hiệu lực chia tài sản chung bao gồm: hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản được chia và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác Cần lưu ý là nguyên tắc luật định về xác định tài sản chung - riêng của vợ chồng chỉ có hiệu lực trở lại từ thời điểm thoả thuận chấm dứt hiệu lực việc chia tài sản chung có hiệu lực pháp luật Vì vậy, những hoa lợi, lợi tức có được do khai thác tài sản riêng đã hình thành trước đó vẫn thuộc tài sản riêng mà không bị thay đổi hình thức sở hữu trở thành tài sản chung Riêng đối với những tài sản đã được chia cho mỗi bên vợ hoặc chồng thì việc có thay đổi hình thức sở hữu hay không phụ thuộc vào ý chí của vợ chồng Nếu vợ chồng không có thoả thuận khác, những tài sản đã được chia vẫn thuộc sở hữu riêng của một bên vợhoặc chồng 17
Ngoài ra, khoản 3 Điều 41 Luật HNGĐ 2014 cũng quy định: “Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.” Điều luật này được áp dụng trong mối quan hệ tài sản giữa vợ và chồng cũng như quan hệ tài sản giữa vợ, chồng với chủ thể thứ ba Cũng như quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật HNGĐ 2014, quy định trên nhằm bảo vệ quyền lợi của những chủ thể xác lập giao dịch với vợ, chồng, bao gồm cả bên vợ, chồng còn lại và những chủ thể thứ ba khác Việc thay đổi quy tắc xác định tài sản chung -riêng của vợ chồng sẽ tác động phần nào đến khả năng thanh toán của các bên nhưng không vì vậy mà quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể thứ ba bị ảnh hưởng Một lần nữa, pháp luật chỉ bảo vệ quyền tự do định đoạt của chủ sở hữu trên cơ sở không xâm phạm quyền lợi của người khác.
Tóm lại, việc chấm dứt hiệu lực chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không đương nhiên làm chấm dứt quyền sở hữu riêng của vợ, chồng đối với tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức có nguồn gốc từ tài sản riêng phát sinh trước khi thoả thuận chấm dứt hiệu lực việc phân chia tài sản chung có giá trị pháp lý Tương tự,
17 Khoản 2 Điều 41 Luật HNGĐ 2014 quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ, chồng vẫn giữ nguyên Hậu quả pháp lý của thoả thuận trên chỉ là những nguyên tắc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được áp dụng như trước khi việc phân chia tài sản diễn ra Các quy định đặc biệt về hình thức sở hữu hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng chấm dứt hiệu lực.
1.3.3 Bất cập và kiến nghị hoàn thiện
Thứ nhất, hình thức của thoả thuận chấm dứt hiệu lực việc chia bất động sản chung trong thời kỳ hôn nhân trong trường hợp văn bản thoả thuận chia bất động sản chung được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng
Hiện nay, pháp luật HNGĐ chỉ mới quy định hai trường hợp văn bản thoả thuận chấm dứt hiệu lực việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân phải tuân theo thủ tục bắt buộc: một là công chứng nếu pháp luật có quy định và hai là được Toà án công nhận nếu việc phân chia thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực của Toà án Các nhà làm luật không hướng dẫn trường hợp thoả thuận chia bất động sản chung được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng thì thoả thuận chấm dứt hiệu lực có buộc phải công chứng hay không Luật Công chứng năm 2014 chỉ cho biết thời điểm có hiệu lực của văn bản công chứng là ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng 18 mà không quy định thời điểm hay điều kiện hết hiệu lực Để chấm dứt hiệu lực của văn bản thoả thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì các bên phải công chứng việc huỷ bỏ giao dịch (bản chất việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân cũng là một giao dịch dân sự) Điều kiện, thủ tục công chứng việc huỷ bỏ giao dịch được thực hiện theo quy định của Điều 51 Luật Công chứng năm 2014.
Thực chất, huỷ bỏ giao dịch dân sự chỉ là một trong các hình thức chấm dứt hiệu lực của giao dịch dân sự Theo quy định tại Điều 422 BLDS năm 2015, hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây: hợp đồng đã được hoàn thành; theo thoả thuận của các bên; cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện; hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện; hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn; hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này; và trường hợp khác do luật quy định.
Thoả thuận phân chia bất động sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân vô hiệu
1.4.1 Các trường hợp thoả thuận phân chia bất động sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân vô hiệu
Thứ nhất, vô hiệu theo quy định trong Luật HNGĐ năm 2014 Điều 42 Luật HNGĐ năm 2014 liệt kê những nguyên nhân dẫn đến việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân bịvô hiệu Các trường hợp vô hiệu được chia thành hai nhóm lớn, gồm: vô hiệu do việc phân chia làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình, quyền và lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc mất khảnăng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; và vô hiệu do mục đích của việc phân chia là nhằm trốn tránh các nghĩa vụ luật định Với tư cách là chủ sở hữu tài sản chung, vợ chồng có quyền tự do định đoạt tài sản của mình Tuy nhiên, việc định đoạt tài sản của vợ chồng không được không xâm phạm đến lợi ích chung, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác Nguyên tắc này sẽ không được đảm bảo nếu mục đích của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản đối với Nhà nước hay cá nhân, tổ chức cụ thể; hoặc việc phân chia là nguyên nhân dẫn đến lợi ích của con và gia đình bị suy giảm nghiêm trọng Lợi ích của chủ thể thứ ba đã bị xâm phạm do việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Lúc này, hành vi định đoạt tài sản của chủ sở hữu đã vượt ra ngoài khuôn khổ pháp luật cho phép, dẫn đến các giao dịch phát sinh sau đó đều không được pháp luật công nhận Vì vậy, nếu việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân rơi vào những trường hợp được quy định tại Điều 42 Luật HNGĐ năm 2014 thì sẽ vô hiệu.
Trường hợp thứ nhất, việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân vô hiệu vì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình, quyền và lợi ích của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc mất khả năng lao động và không có tài sản đểtựnuôi mình 19 Quy định này mới được bổ sung trong Luật HNGĐ năm 2014, cho thấy ý chí của các nhà làm luật là ưu tiên bảo vệ lợi ích gia đình và quan hệ hôn nhân dù vợ chồng đã tiến hành chia tài sản chung.
Sự bổ sung này là hợp lý, bởi lẽ điểm khác biệt lớn nhất giữa quy định chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân với các trường hợp chia tài sản chung khác là hôn nhân của vợ chồng vẫn tồn tại và tiếp diễn Quan hệ nhân thân hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi sự kiện chia tài sản chung Do đó, vợ chồng vẫn giữ nguyên nghĩa vụ đối với gia đình và con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc mất khảnăng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình Trách nhiệm đảm bảo đời sống gia đình, nuôi dưỡng con được xem là mối quan tâm lớn nhất và là nghĩa vụ quan trọng nhất của vợ chồng Bất kể vợ chồng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân vì lý do gì và đem lại lợi ích cho vợ, chồng ra sao nhưng nếu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện nghĩa vụtrên thì sự phân chia đó vẫn trở nên vô hiệu. Tuy nhiên, việc quy định điều luật một cách định tính như trên (không giải
19 Khoản 1 Điều 42 Luật HNGĐ 2014 thích mức độ ảnh hưởng như thế nào được xem là “nghiêm trọng”) đã gây khó khăn khi xác định phạm vi vô hiệu của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Nếu cho rằng đây là trường hợp vô hiệu từng phần thì sẽ phải xác định phần bị vô hiệu đủ để lợi ích của con và gia đình không còn bị ảnh hưởng nữa Tuy nhiên, lợi ích gia đình, quyền lợi của con chung là những lợi ích khó đong đếm bằng con số cụ thể, lại dễ biến động qua từng thời kỳ Có thể tham khảo một số phương pháp sau đây để quyết định phạm vi vô hiệu của việc chia tài sản chung:
Phương pháp thứ nhất là phần thỏa thuận bị vô hiệu phải đủ để khôi phục lợi ích của gia đình và con chung như trước khi chia tài sản chung;
Phương pháp thứ hai là chỉ vô hiệu một phần sao cho đời sống gia đình không còn bị ảnh hưởng ở mức “nghiêm trọng”.
Pháp luật hiện nay chỉ can thiệp khi sự ảnh hưởng lên đến độ “nghiêm trọng” nếu lựa chọn phương pháp thứ nhất thì dường như không phù hợp với câu chữ điều luật Nhưng phương pháp thứ hai lại tạo cảm giác lợi ích gia đình, quyền và lợi ích hợp pháp của con bị đặt dưới lợi ích riêng của vợ, chồng khi tiến hành chia tài sản chung, bằng chứng là gia đình hay con chung đều có thể bị xâm phạm lợi ích, miễn sao không đến mức “nghiêm trọng” Điều này đã đi ngược lại nguyên tắc ưu tiên hàng đầu lợi ích gia đình của pháp luật HNGĐ Như vậy, cả hai phương pháp xác định phần bị vô hiệu đều không hợp lý Hơn nữa, xét bản chất, không phải những tài sản trong thoả thuận phân chia mà chính việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân mới là nguyên nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích gia đình, quyền và lợi ích hợp pháp của con, dẫn đến hệ quả là toàn bộ việc chia tài sản chung phải bị vô hiệu thì mới có thể khôi phục những lợi ích được pháp luật ưu tiên bảo vệ. Trường hợp thứ hai, việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân vô hiệu do mục đích chia tài sản nhằm trốn tránh các nghĩa vụ sau: nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng; nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản; nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức; nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước; nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật HNGĐ năm 2014, BLDS và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Dễ thấy các nghĩa vụ được liệt kê trong Luật HNGĐ năm 2014 đều là nghĩa vụ về tài sản Hiện nay pháp luật HNGĐ không điều chỉnh hành vi phân chia tài sản chung nhằm trốn tránh những nghĩa vụ liên quan đến mối quan hệ nhân thân, ví dụ như chia tài sản chung để độc lập tách khỏi đời sống gia đình, không thực hiện nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, quan tâm, đối với bên vợ hoặc chồng còn lại Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các bên được phép chia tài sản chung nhằm mục đích vi phạm các nghĩa vụ tinh thần, tình cảm, bởi lẽ nếu việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân làm cho mối quan hệ nhân thân bị ảnh hưởng đến mức vi phạm các điều cấm khác của luật hoặc trái đạo đức xã hội thì thoả thuận phân chia đó vẫn không hợp pháp theo quy định chung trong BLDS năm 2015 Chủ thể có quyền phản đối việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân và khởi kiện ra Toà án yêu cầu tuyên vô hiệu là bên có quyền trong các mối quan hệ kể trên Vì quyền phản đối việc phân chia phát sinh từquyền tài sản đối với vợ, chồng (quyền được nuôi dưỡng, cấp dưỡng; quyền được bồi thường thiệt hại; quyền được trả nợ; ) nên nghĩa vụ tài sản phải là nghĩa vụ có thực Nghĩa là nghĩa vụ đã được xác định chắc chắn, bên có nghĩa vụ đồng ý với bên có quyền về những nghĩa vụ mình phải thực hiện Như vậy, nếu nghĩa vụ còn đang tranh chấp, bên được cho là có quyền sẽ không thể phản đối việc chia tài sản chung của vợ chồng với lý do mục đích phân chia là nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ Việc tranh chấp nghĩa vụ tài sản cũng không ngăn cản vợ chồng tiến hành chia tài sản chung, vì suy cho cùng, tranh chấp ở đây là có hay không có nghĩa vụ tài sản của vợ, chồng đối với bên thứ ba chứ không phải tranh chấp quyền sở hữu tài sản.
Thứ hai, vô hiệu do vi phạm điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung
Việc phân chia tài sản chung sẽ bị xem là không hợp pháp nếu vi phạm các điều kiện có hiệu lực được quy định trong BLDS năm 2015, cụ thể:
-Vi phạm điều kiện về chủ thể: một bên hoặc cả hai bên vợ chồng không có năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
-Vi phạm điều kiện về sự tự nguyện: có sự nhầm lẫn, giả tạo, lừa dối, đe dọa khi tiến hành chia tài sản chung, các bên tiến hành phân chia trong lúc không nhận thức và không làm chủ được hành vi;
-Vi phạm điều kiện về nội dung, mục đích: nội dung, mục đích của việc chia tài sản chung vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội;
-Vi phạm điều kiện về hình thức của việc chia tài sản chung: thỏa thuận phân chia không được lập thành văn bản hoặc văn bản không đáp ứng hình thức bắt buộc trong trường hợp pháp luật có quy định.
1.4.2 Hậu quả của việc chia bất động sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị tuyên bố vô hiệu
Giống như giao dịch dân sự nói chung, việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập; các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Thời điểm vô hiệu của việc chia bất động sản chung trong thời kỳ hôn nhân không phải là lúc chủ thể có quyền yêu cầu hay Toà án tuyên bố vô hiệu mà được xác định ngay từ thời điểm xác lập việc phân chia Nếu vợ chồng chưa thực hiện các nghĩa vụ được thoả thuận trong văn bản phân chia tài sản chung thì không thực hiện nữa; ngược lại, nếu việc phân chia đã được tiến hành thì vợ và chồng phải khôi phục lại tình trạng sở hữu chung hợp nhất cho những tài sản đã được chia Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ thời điểm chia bất động sản chung cũng không còn thuộc sở hữu riêng mà trở về khối tài sản chung, dù hoa lợi, lợi tức đó có nguồn gốc từ tài sản được chia hay tài sản riêng khác Trong trường hợp không thể trả về khối tài sản chung tài sản đã nhận ban đầu (ví dụ như tài sản là vật đã bán đi) thì các bên phải tính trị giá thành tiền để bổ sung vào khối tài sản chung.
Như vậy, hậu quả pháp lý khi vô hiệu việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là hình thức sở hữu chung hợp nhất được khôi phục đối với phần tài sản được chia Những nguyên tắc đặc biệt dùng để xác định tài sản chung-riêng không có hiệu lực ngay từ thời điểm thoả thuận phân chia tài sản chung, dẫn đến hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản được chia; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác của vợ, chồng đều thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng.
CHIA TÀI SẢN CHUNG VỢ, CHỒNG LÀ BẤT ĐỘNG SẢN
Chủ thể có quyền yêu cầu Toà án chia tài sản chung vợ, chồng là bất động sản trong thời kỳ hôn nhân
Luật HNGĐ năm 2014 đề cao sự thoả thuận của vợ chồng khi phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhưng không có nghĩa là phủ nhận quyền yêu cầu chia tài sản chung của một bên vợ hoặc chồng Theo khoản 3 Điều 38 Luật HNGĐ năm 2014: “Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Toà án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này” Điều này cho thấy quyền yêu cầu Toà án chia tài sản chung không chỉ được trao cho cả hai vợ chồng mà còn trao riêng cho từng cá nhân vợ hoặc chồng.
Trong trường hợp vợ chồng không thể thoả thuận chia tài sản chung là quyền sử dụng đất hoặc thoả thuận chia tài sản bị vô hiệu thì toà án tiến hành thụ lý và giải quyết chia tài sản chung theo đơn yêu cầu của vợ, chồng (khoản 1 Điều 38, khoản 1 Điều 59 Luật HNGĐ 2014) Thẩm quyền giải quyết việc chia tài sản chung của vợ, chồng của Toà án được ghi nhận tại khoản 9 Điều 27, khoản 2 Điều 28, khoản 2 Điều 29 Bộ luật TTDS 2015, theo đó, toà án có thẩm quyền giải quyết “yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án và yêu cầu khác theo quy định của Luật Thi hành án dân sự”, “tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân”, “yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thoả thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn” Đối với tài sản là quyền sử dụng đất, theo điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật TTDS 2015 quy định chỉ Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chia tài sản chung của vợ, chồng, trường hợp vợ chồng có tài sản chung là quyền sử dụng đất ở nhiều nơi thì vợ hoặc chồng có yêu cầu chia tài sản được lựa chọn toà án nơi có một trong các bất động sản để giải quyết (điểm i khoản 1 Điều 40 BLTTDS 2015).
Khi nhận được đơn yêu cầu của vợ hoặc chồng về chia tài sản và nhận thấy đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo đầy đủ nội dung, hình thức đáp ứng theo quy định và đúng thẩm quyền giải quyết, toà án tiến hành thụ lý giải quyết yêu cầu sau khi người khởi kiện đã đóng tạm ứng án phí đầy đủ theo quy định.
Trong quá trình giải quyết vụ án và chuẩn bị xét xử về chia tài sản chung của vợ, chồng, Thẩm phán tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ thông qua các hoạt động lấy lời khai của các đương sự, và những người có liên quan; yêu cầu các bên cung cấp tài liệu chứng cứ … (Điều 94, 95 BLTTDS 2015) Bên cạnh đó, để bảo vệ quyền lợi của mình, vợ chồng hay những người có quyền và lợi ích liên quan đến vụ án có quyền giao nộp các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình. Thẩm phán tiến hành tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải, tạo điều kiện cho các bên vợ, chồng có điều kiện tiếp tục thoả thuận giải quyết vụ án Đặc biệt với các vụ án hôn nhân gia đình có liên quan đến tranh chấp về tài sản, việc tiến hành hoà giải là rất cần thiết để các bên hiểu và hướng tới thoả thuận được với nhau, tránh hoặc hạn chế tối đa xung đột ảnh hưởng đến tình cảm gia đình.
Trong trường hợp công tác hoà giải không đem lại hiệu quả, vợ chồng không thể thoả thuận được với nhau về các tranh chấp đã yêu cầu toà án giải quyết, Thẩm phán tiến hành ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm Dựa trên các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được và được các bên cung cấp, Thẩm phán sẽ đưa ra quyết định cuối cùng để giải quyết vụ án Trong trường hợp các bên đương sự có kháng cáo hoặc Viện kiểm sát có kháng nghị, vụ án tiếp tục được giải quyết ở cấp phúc thẩm. Đối với trường hợp vụ án chia tài sản chung của vợ, chồng có liên quan đến ngừoi thứ ba mà ngừoi này có yêu cầu độc lập thì Toà án có thể xem xét việc xét xử trong cùng một vụ án hoặc chuyển sang vụ án khác để giải quyết nếu ngừoi này có yêu cầu (Điều 73 BLTTDS 2015).
2.1.2 Bất cập và kiến nghị
Có thể thấy sự kiện chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân luôn có sự hiện diện ý chí của vợ chồng hoặc ít nhất một bên vợ hoặc chồng Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 219 BLDS 2015 thì “Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” Nếu áp dụng điều luật trên vào mối quan hệ tài sản giữa vợ và chồng thì không chỉ vợ, chồng được chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân mà một bên thứ ba cũng có quyền này Theo một số quan điểm, “pháp luật cần quy định rõ: Trong trường hợp người có quyền có đủ chứng cứ cho rằng, vợ chồng không có thoả thuận hoặc không yêu cầu Toà án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản, thì người có quyền có thể yêu cầu Toà án chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân để lấy phần tài sản của người vợ hoặc người chồng có nghĩa vụ thực hiện thanh toán các khoản nợ” 20 Song song đó cũng tồn tại những ý kiến phản đối theo hướng không nên công nhận quyền khởi kiện của bên thứ ba vì người thứ ba khó thực hiện được nghĩa vụ chứng minh khi khởi kiện 21
Như vậy, bên thứ ba có quyền yêu cầu Toà án phân chia bất động sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân hay không vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau.
Tác giả ủng hộ quan điểm không công nhận bên thứ ba có quyền yêu cầu phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Khi quy định về việc người thứ ba có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, khoản 2 Điều 219 BLDS năm 2015 còn kèm theo điều khoản loại trừ “trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” Theo tác giả, Điều 38 Luật HNGĐ 2014 chỉ đề cập đến những chủ thể có quyền chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là vợ và chồng mà không trao quyền này cho bên thứ ba có thể xem là “trường hợp pháp luật có quy định khác” Do đó, việc phủ nhận quyền yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của bên thứ ba không mâu thuẫn với quy định chung trong pháp luật dân sự Mặt khác, không cần thiết trao cho người thứ ba quyền khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân vì những lý do sau đây:
Thứ nhất, người thứ ba được khởi kiện yêu cầu bên vợ hoặc chồng có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ tài sản với mình Trong quá trình thi hành án, nếu tài sản riêng không đủ thì hoàn toàn có thể cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng Chủ nợ sẽ không bị xâm phạm quyền lợi vì một bên vợ hoặc chồng cố ý không chia tài sản chung để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ.
Thứ hai, dù người thứ ba khởi kiện yêu cầu Toà án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân và được chấp nhận thì tài sản sau khi chia cũng không trực tiếp thuộc sở hữu của người đó Trước hết, tài sản sẽ thuộc sở hữu riêng của bên vợ hoặc chồng có nghĩa vụ và bên có quyền vẫn phải tiếp tục khởi kiện để buộc vợ hoặc chồng thực hiện nghĩa vụ tài sản với mình, dẫn đến việc kiện tụng phức tạp và lòng vòng Hơn nữa, hành vi yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng không đem đến cho chủ nợ quyền ưu tiên được thanh toán hơn các chủ nợ khác Nói cách khác, tài sản một bên nhận được sau khi chia tài sản chung sẽ có ý nghĩa bảo đảm cho tất cả
20 Nguyễn Hồng Hải (2003), “Bàn thêm về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành”, Tạp chí Luật học, số 5, tr 27
21 Phan Duy Đô (2009), “Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân: người thứ ba có quyền khởi kiện”, Tạp chí Nghề Luật, số 5, tr 18 nghĩa vụ của vợ hoặc chồng Đặt trường hợp chủ nợ không kịp thực hiện các thủ tục cần thiết và tài sản được chia đã dùng để thanh toán cho các chủ nợ khác thì người đó xem như bỏ công sức giúp người khác mà bản thân không thu được lợi ích nào.
Thứ ba, tác giả đồng ý với quan điểm cho rằng rất khó để chủ nợ chứng minh tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng không đủ thanh toán nợ Bởi lẽ chỉ có bản thân vợ, chồng biết rõ phần nào trong khối tài sản của mình thuộc sở hữu riêng, còn phần nào thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng.
Bộ luật TTDS 2015 quy định: đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp, trừ một số ngoại lệ; 22 mà trường hợp này không thuộc ngoại lệ luật định Do đó, nếu chủ nợ không thực hiện được nghĩa vụ chứng minh thì dù có quy định cho người thứ ba quyền khởi kiện, quy định cũng chỉ tồn tại trên lý thuyết mà không có tác dụng thực tiễn.
Tác giả cho rằng, để đảm bảo tính thống nhất giữa các văn bản pháp luật, đồng thời tránh nhiều luồng quan điểm trái chiều, các văn bản hướng dẫn Luật HNGĐ 2014 cần khẳng định minh thị: Người có quyền yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là vợ chồng hoặc vợ, chồng Người yêu cầu vợ hoặc chồng thực hiện nghĩa vụ thanh toán không có quyền này.
2.2 Nguyên tắc phân chia bất động sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân