Do đó, đề tài “Gidi guyết tranh chấp về người trực tiếp nuôi convà cấp dưỡng cho con trong trường hop cha mẹ ly hôn theo quy định củaLuật Hôn nhân và gia đình năm 2014” được chọn làm đề
MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VE GIẢIQUYET TRANH CHAP VE NGUOI TRUC TIEP NUOI CON VA CAP
DUONG CHO CON KHI CHA ME LY HON
1.1 Một số van dé lý luận về giải quyết tranh chap về người trực tiếp nuôi con và cap dưỡng cho con khỉ cha mẹ ly hôn
1.1.1 Khái niệm giải quyết tranh chấp về người trực tiếp nuôi con và cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn Nêu như kết hôn là sự kiện tạo dựng nên môi quan hệ vợ chông thì ly hôn là sự kiện pháp ly cham dứt mối quan hệ đó Ly hôn là việc cham dứt mối quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án!
Hạnh phúc gia đình là điều mà bat kỳ ai cũng mong muốn, tuy nhiên do nhiều yếu tố khác nhau tác động mà các cặp vợ chồng buộc phải đi đến quyết định ly hôn Con cái là kết tinh tình yêu của bố mẹ, là món qua vô giá mà thượng dé ban tặng cho các cặp vợ chồng Chính vi thế, van đề nuôi dưỡng, giáo dục con là một trong những mục tiêu hàng đầu của các cặp vợ chồng Khi cha mẹ ly hôn thì trong bat cứ trường hợp nào, đối tượng dé bị ton thương nhất không ai khác chính là người con, đặc biệt là những người con còn phụ thuộc vào sự nuôi dưỡng, chăm sóc cua cha mẹ Do do, việc giải quyết các van dé liên quan đến con chung khi cha mẹ ly hôn có ý nghĩa rat quan trong, tac động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người con Khi giải quyết vấn đề con chung trong các vụ án ly hôn, việc xác định người trực tiếp nuôi dưỡng con và van dé cấp dưỡng cho con sau ly hôn là hai van dé cấp thiết, quan trọng và được quan tâm hàng đầu.
* Van đề tranh chấp người trực tiếp nuôi con khi cha mẹ ly hôn
! khoản 14 Điều 3 Luật HN&GD 2014.
Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản dé tự nuôi minh’.
Khi ly hôn, cha mẹ không còn chung sống với nhau, mỗi người sinh sống tại những nơi khác nhau Điều đó dẫn đến hệ quả con không thể cùng lúc chung song với cả cha va mẹ Do đó, đặt ra van dé con sé song cùng với ai, hay nói cách khác, ai sẽ có quyền trực tiếp nuôi con.
Vấn đề xác định người trực tiếp nuôi con không phải bắt buộc trong mọi vụ án ly hôn, mà chỉ đặt ra trong một số trường hợp nhất định như: con chưa thành niên và con đã thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình Đây là các trường hợp yếu thé, dé bi ton thương va cần được chăm sóc, nuôi đưỡng Các trường hợp còn lại như con đã thành niên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự hoặc có khả năng lao động hoặc có tài sản dé tự nuôi minh thì việc xác định người trực tiếp nuôi dưỡng con không còn quá quan trọng, con cái đã có khả năng tự lo cho bản thân và đủ khả năng dé tự quyết định minh sẽ ở với ai, không cần sự can thiệp của Tòa án.
Việc ly hôn không làm triệt tiêu quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con nhưng do cha mẹ không còn chung sống nên phát sinh vấn đề phải xác định được người có quyền trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con Thông thường, người trực tiếp nuôi con sẽ là cha hoặc mẹ của người con bởi đây là những người gắn bó nhất với con và có nghĩa vụ với con theo quy định của pháp luật Tuy nhiên, trong một SỐ trường hợp đặc biệt, khi nhận thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện để nuôi con thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho người giám hộ chăm sóc, nuôi dưỡng (Khoản 4 Điều 84 Luật HN&GD
? Khoản 1 Điều 81 Luật HN&GD 2014
Mục đích cuối cùng của việc giải quyết tranh chấp quyền nuôi con là việc xác định người trực tiếp nuôi con là vợ hoặc chồng Người trực tiếp nuôi con là người hàng ngày chung sống, tham gia mọi sinh hoạt đời sống cùng con và có tác động lớn nhất đến quá trình trưởng thành của con Mặc dù sau khi ly hôn cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nhưng rõ ràng người trực tiếp nuôi đưỡng con sẽ có nhiều quyền, nghĩa vụ với con và có sức ảnh hưởng đến con hơn là người không trực tiếp nuôi con Người trực tiếp nuôi con sẽ có đầy đủ các quyền của cha mẹ với con như khi chưa ly hôn.
Giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con bên cạnh việc xác định người trực tiếp nuôi con, nó còn là căn cứ xác định quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con sau khi ly hôn Qua đó, đảm bảo các quyên và lợi ích hợp pháp của con, đảm bảo các con có một môi trường tốt nhất dé trưởng thành, đặc biệt là những đối tượng con chưa thành niên, con đã thành niên mà mat nang luc hanh vi dan sự hoặc không có khả năng lao động hoặc không có tài san dé tự nuôi mình Dé tránh những hậu quả không tốt tới con từ việc ly hôn của cha mẹ, pháp luật về giải quyết tranh chấp người trực tiếp nuôi con được quy định cụ thẻ, thấu đáo, đảm bảo tốt nhất quyên lợi của con trong mọi trường hợp Như vậy, giải quyết tranh chấp người trực tiếp nuôi con là quá trình xác định người có quyên trực tiếp nuôi đưỡng, chăm sóc, giáo dục con trong trường hợp con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mắt năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản dé nuôi sống bản thân.
* Van đề tranh chấp cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn Cấp dưỡng là việc một người đóng góp một khoản tiền hoặc tài sản dé đáp ứng nhu cầu của người mà mình có nghĩa vụ nuôi dưỡng khi không cùng chung sống với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản dé tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu Cấp dưỡng là một nghĩa vụ về tài sản, thé hiện mối quan hệ gắn bó giữa những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng ngay cả khi những quan hệ này không tồn tại nữa Cấp dưỡng chi đặt ra khi người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng không sống chung hoặc khi người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng bang việc cung cấp, chu cấp cho người được cấp dưỡng một khoản tiền hoặc tài sản nhất định nhằm đảm bảo nhu cầu sống thiết yếu của người được cấp dưỡng.
Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con là một nghĩa vụ pháp lý quan trọng, bắt buộc phải thực hiện để đảm bảo quyên lợi và nhu cầu sống thiết yếu của con Điều này áp dụng khi cha mẹ không sống chung với con, không trực tiếp nuôi dưỡng con, hoặc khi cha mẹ bi han chế quyền đối với con và con được giao cho người giám hộ Nghĩa vụ cấp dưỡng bao gồm việc cung cấp tiền hoặc tài sản tương ứng với khả năng của cha mẹ dé đáp ứng nhu cau sống cơ bản của con Điều này đảm bảo rằng con sẽ không bị thiếu thốn và có một cuộc sống ôn định và phát triển Nếu cha mẹ không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, họ có thé phải chịu trách nhiệm pháp lý và bị yêu cầu bồi thường hoặc áp đặt các biện pháp phòng ngừa khác nhau Điều này là dé đảm bảo rằng quyền lợi của con được bảo vệ và thúc day trách nhiệm phụ huynh đối với việc chăm sóc và nuôi dưỡng con Giải quyết tranh chấp cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn là quá trình xác định nghĩa vụ cấp dưỡng của cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng con và các van đề về mức, phương thức cấp dưỡng.
Trong giải quyết tranh chấp ly hôn thì vấn đề con chung là một trong những vấn đề trọng tâm Trên thực tế, việc mâu thuẫn trong van dé nuôi con va các van đề xoay quanh thường xuyên xảy ra và hết sức gay gat Việc thỏa thuận
3 Khoản 24 Điều 3 Luật HN&GD 2014 giải quyết vẫn đề con chung rất dễ đi vào bế tắc và từ đó đặt ra vấn đề phải quy định hướng giải quyết loại tranh chấp này.
Vợ, chồng có quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án căn cứ vào quyền lợi của con quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi Trường hợp con từ đủ 07 tuổi trở lên thì khi quyết định, Tòa án sẽ phải xem xét nguyện vọng của con’.
Trước tiên, pháp luật hôn nhân gia đình thừa nhận quyền thỏa thuận giải quyết của hai bên Việc này được khuyến khích sử dụng bởi nó xuất phát từ chính sự tự nguyện của hai bên đương sự Với ưu điểm là nhanh chóng, tiết kiệm, không gây ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người con mà van đảm bảo cho con một môi trường tốt dé trưởng thành Việc thỏa thuận giữa hai bên có thể diễn ra ngay từ trước thời điểm nộp đơn khởi kiện hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, các bên tự đi đến thống nhất thì Tòa án cũng sẽ tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên đương sự Trong trường hợp hai bên trong thé thống nhất với nhau về một thỏa thuận chung, Tòa án sẽ căn cứ vào nội dung yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, các tài liệu chứng cứ do các bên đương sự cung cấp và tài liệu chứng cứ do Tòa án tự thu thập dé giải quyết tranh chấp.
Giải quyết tranh chấp về người trực tiếp nuôi con và cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn là việc Tòa án căn cứ vào các quy định của pháp luật hôn nhân gia đình, xem xét, xác minh tài liệu chứng cứ các bên cung cấp dé dua ra phan quyết về người có quyên trực tiếp nuôi con và giải quyết các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con nhằm bảo vệ quyên và lợi ích tốt nhất cho con.
1.1.2 Y nghĩa của việc giải quyết tranh chấp về người trực tiếp nuôi con và cấp dưỡng cho con khi cha me ly hôn
* Khoản 2 Điều 82 Luật HN&GD 2014
THỰC TIEN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHAP VE NGƯỜI TRỰC TIẾP NUOI CON VA CAP DUONGCHO CON KHI CHA ME LY HON VA MOT SO KIEN NGHI HOAN
THIEN PHAP LUAT, NANG CAO HIEU QUA AP DUNG
2.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp về người trực tiếp nuôi con và cap dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn
2.1.1 Nhận xét chung vé tình hình áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp
VỀ người trực tiếp nuôi con và cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn
Sau hơn gan 10 nam triển khai thực hiện Luật HN&GD 2014 thực tế cho thấy các vụ việc về hôn nhân và gia đình ngày càng tăng về số lượng và độ phức tạp Độ tuổi ly hôn của các cặp vợ chồng có xu hướng trẻ hóa và ngày càng nhiều vụ ly hôn xảy ra khi các bên mới kết hôn chưa tới 05 năm Tính chất phức tạp không chỉ còn ở van đề tranh chấp tài sản chung, mà van đề tranh chấp con chung cũng trở lên hết sức khó lường, với nhiều tình huống, dạng tranh chấp mới Điều này bắt nguồn từ nhiều yếu tố, mà tác động lớn nhất đến tự mặt tối của quá trình phát triển kinh tế, lối sống thay đổi, áp lực cuộc sống tăng cao.
Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao về thụ lý, giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình của ngành tòa án trong 03 năm trở lại đây (từ ngày 01/01/2021 đến ngày 20/12/2023): tổng số vụ, việc hôn nhân gia đình thụ ly là 567.655 vụ, giải quyết 479.925 vu’ Tại địa bàn thành phố Từ Sơn, Tòa án nhân dân Từ Sơn đã thụ lý 694 vụ án hôn nhân gia đình, giải quyết 670 vụ án (trong đó đưa vụ án ra xét xử 77 vu)’ Căn cứ vào số liệu thống kê, số vụ án hôn nhân gia đình có chiều hướng tăng dan theo các năm Bên cạnh những tranh chấp về tài sản thì tranh chấp về con chung cũng khá phổ biến, do mâu thuẫn của vợ và chồng ngày một gay gắt đến mức không thể hàn gắn, mục đích hôn nhân không đạt được.
8 Công thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao
? Báo cáo công tác năm của Viện kiêm sát nhân dân thành phô Từ Sơn
Trước sự gia tăng cả về số lượng và độ phức tạp, ngành Tòa án vẫn đảm bảo giải quyết nhanh chóng, kịp thời, đúng quy định pháp luật Tỷ lệ bản án hôn nhân gia đình bị kháng cáo, kháng nghị, bị hủy, sửa khá thấp Điều này cho thấy việc áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình có độ chính xác cao, các quy định được giải thích rõ ràng và áp dụng một cách thống nhất.
Có thé dẫn chứng việc áp dụng pháp luật của tòa án bằng các bản án như sau:
* Ban án số 04/2023/HNGD-ST ngày 29/12/2023 về việc “Ly hôn, tranh chấp nuôi con” của TAND thành phố Từ Son, tinh Bac Ninh.
Tranh chấp xảy ra giữa nguyên đơn: chị Nguyễn Thị Luyến và bị đơn: anh Phan Đình Lượng Anh chị kết hôn hợp pháp ngày 01/03/2019 Sau một thời gian chung sống, anh chị phát sinh mâu thuẫn do bất đồng quan điểm sống.
Từ 03/2019, chị Luyén đã về nhà bố me đẻ sống và anh chị ly thân từ đó đến nay không có quan hệ tình cảm gì Anh chị có một người con chung là cháu
Phan Thảo Linh, sinh ngày 18/01/2020, hiện cháu đang sống cùng bố Chị Luyén khởi kiện yêu cầu Tòa án xử cho anh chị được ly hôn, giao cháu Linh cho chị trực tiếp nuôi dưỡng, chị không yêu cau chia tài sản, không yêu cầu anh Lượng cấp dưỡng nuôi con.
Trên cơ sở tài liệu chứng cứ thu thập được, Tòa án nhận định như sau:
Về quan hệ hôn nhân: Trong thời kỳ hôn nhân đời sống tình cảm giữa anh chị không hạnh phúc, cuộc song chung không thể kéo dai, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Về con chung: Quá trình giải quyết vụ án, cả chị Luyến và anh Lượng đều có mong muốn được nuôi con Xét thấy chị Luyến tuy có công việc nhưng không 6n định, thường xuyên thay đổi việc làm, ban thân chị không có nha riêng, phải chung sống với bố mẹ Về phía bị đơn, anh Lượng là hộ sản xuất kinh doanh, thu nhập bình quân hàng tháng từ 20 đến 30 triệu đồng, anh có nhà riêng và hiện đang trực tiếp nuôi con Như vậy, xét các điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì anh Lượng tốt hơn chị Luyén Nhu vay, anh Lượng yêu cau trực tiếp nuôi con là thỏa đáng, cần chấp nhận Anh Luong không yêu cầu cấp dưỡng nên Tòa án không xem xét giải quyết.
Trên cơ sở nhận định trên, Tòa án quyết định giải quyết cho anh chị được ly hôn, giao cháu Linh cho anh Lượng trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục.
Trong tranh chấp nuôi con trên, cháu Linh sinh ngày 18/01/2020, đến thời điểm khởi kiện giải quyết tranh chấp là 17/10/2023, cháu đã hơn 36 tháng tuổi, do đó không buộc phải giao cháu cho mẹ như quy định tại khoản 3 Điều 81 Luật HN&GD 2014 Ngoài ra cháu chưa đủ 07 tuôi nên không cần thiết phải xem xét nguyện vọng của cháu Trường hợp này, việc quyết định giao con chung cho ai chăm sóc sẽ phụ thuộc vào sự đánh giá của Thâm phán xem ai sẽ nuôi dưỡng cháu Linh tốt hơn Như nội dung trong nhận định của bản án, anh Lượng rõ ràng có điều kiện chăm sóc cháu tốt hơn với công việc ôn định, thu nhập cao hơn, có chỗ ở riêng, không phụ thuộc vào bố mẹ Hơn nữa, trong thời gian chị Luyến bỏ về nhà mẹ đẻ, cháu Linh do anh Lượng trực tiếp nuôi dưỡng và cháu phát triển bình thường trong thời gian này Do đó, có thể thấy quyết định giao con chung cho anh Lượng trực tiếp nuôi dưỡng là quyết định đúng dan va hợp pháp của Thâm phán.
* Ban án 08/2022/HNGD-ST ngày 17/05/2022 về thay đôi người trực tiếp nuôi con của TAND thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình:
Tranh chấp xảy ra giữa nguyên đơn chị Nguyễn Thị Lan P với bị đơn anhNguyễn Hoài L Chị P kết hôn hợp pháp và tự nguyện với anh Nguyễn Hoài L vào năm 2009 Do mâu thuẫn gia đình nên đến năm 2017 thì TAND thành phốHòa Bình giải quyết cho vợ chồng ly hôn giao cho anh L nuôi cháu Nguyễn
Bảo L (sinh ngày 13/5/2010) và giao cho chị được nuôi cháu Nguyễn Bảo A (sinh ngày 24/4/2016) (Theo Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự số 205/QDST-HNGD ngày 11/10/2017 của TAND thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) Tuy nhiên, từ sau khi ly hôn cho tới nay, cả hai con chung đều sinh sống cùng chị tại tô 04, phường T, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình Toàn bộ việc chăm sóc, nuôi dạy các con đều do một mình chị thực hiện Anh L ở tại nhà cũ của hai vợ chồng tại khu tập thé chuyên gia, tổ 13, phường H, TP Hòa Bình và không có đóng góp, thăm hỏi con Nam 2020, anh
L bị Tòa án nhân dân thành phố Hòa Bình xử phạt 30 tháng tù về tội Cố ý gây thương tích Đầu năm 2022, anh L chấp hành xong hình phạt nhưng thường xuyên không có mặt ở nhà, không quan tâm gì tới cháu L Nay để đảm bảo quyền lợi của cháu L, chị đề nghị Tòa án giao cho chị được trực tiếp nuôi dưỡng cháu L Việc cấp dưỡng nuôi con chị không đề nghị Tòa án giải quyét!”.
Nhận định của Tòa án về yêu cầu của chị P Hội đồng xét xử xét thấy: Anh L không quan tâm, chăm sóc cháu Nguyễn Bảo L, bị xử lý hình sự về hành vi Cô ý gây thương tích Như vậy, anh L đã vi phạm nghĩa vụ và quyền của cha mẹ nên dé đảm bảo quyên lợi về mọi mặt của cháu Nguyễn Bảo L, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thé chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần của cháu, cần chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị P, giao cho chị P được trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục cháu L tới khi cháu trưởng thành, đủ 18 tuổi.
Trên cơ sở nhận định trên, Tòa án quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi cháu Nguyễn Bảo L, giao cháu cho chị P trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục.
CUA HỘI DONG DANH GIÁ LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌCTính cấp oe của = tai, ý neni Tìm TY lê tiệc tiễn của luận văn (pat tai có ph hep ;nội dung, mã số chuyên ngành không? có trùng lặp với tên đề tài và nội dung của các luận văn đã NÓ hay không? ý pew khoa sie: va thực tiễn ee đề tai) ’ ng _ See eG
Tin nhấp nghiên cứu He xét 5 độ tin cậy, abs hep lý và hiện đạtNHAN XÉT PHAN BIEN LUẬN VAN THAC SĨ LUẬT HỌC Đề tài: Giải quyết tranh chấp về người trực tiếp nuôi con và cấp dưỡng cho con trong trường hợp cha mẹ ly hôn theo qui định của Luật HN&GD năm
Người thực hiện: Nguyễn Tài Hà - CH29 UD Người hướng dẫn: TS Bùi Thị Mừng
Người phản biện: TS Nguyễn Phuong Lan — phản biện 2
Nơi công tác: Trường Đại học Mở Hà Nội ils ấu ch ee ý ae pues oy va Huy, tiễn của đề tài
Eating phap neh lên 6y cứuTác giả đã sử dụng các phương pháp
"các phương pháp: phân tích, tong he tiếp cận phân tích nội dung của dé
"na 3 hoặc phải tác riêng nội dung mục 1.2.3 thành mục ự thủ tục giải quyết mới hợp lý.
2 dài va lủng củng, thừa cum từ “về giải quyết tranh chấp” uc 1.2.2.1 (tr 25) va 1.2.2.2 (tr.30) chưa phù hợp với yêu cầu Đề tài:
Giải quyết tranh chấp về người trực tiếp nuôi con và cấp dưỡng cho con trong trường hợp cha me ly hôn theo quy định của.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 Học viên: Nguyễn Tài Hà
Người phản biện: PGS.TS Nguyễn Văn Cừ ;
Don vị công tác: Khoa Pháp luật dân sự, Trường Dai hoc Lu Hà
1 Tính cấp thiết của đề tài, ý nghĩa khoa học và th én khi cha mẹ ly hôn.
- Trong Chương 1, Tác giả đã xây dựng được khái niệm cơ bản để triển khai các nội dung của dé tài (khái niệm giải quyết tranh chấp về DEƯỜI trực tiếp nuôi con ve sập dưỡng cho con khi cha me tứ bon, by ae va các yeu to anh