1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Giải quyết tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu theo pháp luật Việt Nam

113 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải quyết tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu theo pháp luật Việt Nam
Tác giả Phạm Thị Hồng Vân
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Bích Thảo
Trường học Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Thể loại Luận văn thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 23,92 MB

Nội dung

Dé đạt được mục dich nghiên cứu nói trên, tác giả Luận văn đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp liên quanđến yêu cầu tu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

PHẠM THỊ HÒNG VÂN

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

PHẠM THỊ HÒNG VÂN

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

Mã số: 8380101.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYÊN BÍCH THẢO

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kếtquả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các

số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung

thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài

chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

Vậy tôi viết Lời cam đoan này dé nghị Khoa Luật xem xét dé tôi có thé bảo

vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Phạm Thị Hồng Vân

Trang 4

DANH MỤC CAC CHỮ VIET TAT

BLDS Bộ luật dân sự

BLTTDS Bộ luật tố tụng dân sự

CP Chính phủ

QH Quốc hội

TANDTC Tòa án Nhân dân Tối cao

VKSNDTC Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao

BTP Bộ Tư pháp

ii

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

989.9829900 ố iDANH MỤC CAC CHU VIET TẮTT - 6 tt SE EEEEEEEEEEEEEEEEEEESkrkrkskrkrxee ii

MUC LUC cccccccccccceeceseeeeseeeennea eee a aaa aa aaa aaa aa aaa eeeeeeee eee eeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeees 11

0902710000 ÔÒỎ |1.1 Tính cấp thiết của dé tài nghiên cứu - 52 ++c2x+EE£EezxzEerkerrkersrei 11.2 Tình hình nghiên cứu đề tài - 55c S212 SE E215 8212151211111 xe 2

1.3 Mục đích và nhiệm vụ nghién CỨU - ¿655 + 332k svEEEverreerrsseeerres 3

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - ¿5 2£ ++E££E+EE+EeE+Eerxrrrkersred 4

1.5 Phuong phap nghién CUU 0 4

1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn - +5 scc sec rxrscee 4

CHƯƠNG 1 NHỮNG VAN DE CHUNG VE GIẢI QUYÉT TRANH CHAP LIÊN

QUAN DEN YEU CAU TUYEN BO VĂN BẢN CÔNG CHUNG VÔ HIỆU 6

1.1 Khái quát về văn ban công chứng va văn ban công chứng vô hiệu - 6

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của văn bản công chứng 2 5 ss+s+seczcs¿ 61.1.2 Thời điểm có hiệu lực của văn ban công chứng -. -:5- 15

1.1.3 Giá trị pháp lý của văn bản công chứng - -cssscssss+sseessesreer 18

1.1.4 Khái niệm văn bản công chứng vô hiệu, yêu cầu tuyên bố văn bản công

M00 /900119) 00107 20

1.2 Khái niệm, đặc điểm của tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản

Mi 303i11550 000115) 22

1.2.1 Khái niệm tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng

1.2.2.Đặc điểm của tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công

chứng vô hiỆU - - - + 1 1119901119 vn nu ki 23

1.3 Phân biệt tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô

hiệu và một số tranh chấp khác có liên quan đến văn ban công chứng 27

iii

Trang 6

€800 0000 n8 30CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHAP LUAT VIỆT NAM VE GIẢI QUYẾT

TRANH CHAP LIÊN QUAN DEN YÊU CAU TUYEN BO VAN BAN CONG

CHUNG VÔ HIỆU E12 E113 1191515151511111E1EE511115111 11111111 EEEErrke 312.1 Thực trạng quy định về yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu theo

Luật công chứng va so sánh với các quy định của Bộ luật dân sự hiện hành 31

2.1.1 Chủ thể có quyền yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu 312.1.3 Tham quyền tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu - s5: 56

2.1.4 Hậu quả pháp lý khi Van bản công chứng vô hiệu - 58

2.2 Thực trang các quy định của pháp luật tố tung dân sự về giải quyết tranhchấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu 62

2.2.1 Quyền khởi kiện, thời hiệu khởi kiện và thâm quyền giải quyết tranh chấp

liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu - 622.2.2 Cơ sở xác định và phân biệt tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn

bản công chứng vô hiệu với yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiéu 69

2.2.3 Thủ tục tố tụng giải quyết tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn

I0/0:1589:1)5:150 085) 75

Kết luận chương 2 ¿52 52223 S2 121211 2121212111121111111111121111121211 12c 78

CHUONG 3 THUC TIEN GIẢI QUYẾT TRANH CHAP LIÊN QUAN DEN

YEU CAU TUYEN BO VAN BAN CONG CHUNG VO HIEU VA MOT SOKIEN NGHỊ ¿S211 111515151512 11 2 111111111110121 71212111111 re 79

3.1 Thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công

chứng vô hiỆU - - - E3 3221113321111 139111119 1111 1n vn kg 79

khôn 79

3.1.2 Ưu điểm, hạn chế trong thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan đến yêucầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu của các tòa án ở Việt Nam 803.1.3 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong thực tiễn giải quyết tranh chấpliên quan đến yêu cầu tuyên bố văn ban công chứng vô hiệu 913.2 Một số kiến nghị 5-52 SS E93 12121121 211121121212111 1111011111111 cee 93

iv

Trang 7

3.2.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật - - 2 5£ 2 E+E+E£EE£E£EczrxzEczrrxree 93

3.2.2 Kiến nghị nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp liên quan đến yêu cầu

tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu - ¿- ¿5525x252 +x+£++Evz+zxvzxervzxeree 98Két ludin Chong c8 Ốố 100

KET LUAN wececcececscscscscsesesesscecsvsvevsvsvevssvsssesusscasecacscsavsvavsvsesusesacasasacacacasavaes 101

DANH MỤC TAI LIEU THAM KHAO cececsssssssessssessesteseescescstsssateseaeseeess 103

Trang 8

MỞ DAU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu ký kết các giao dịch dân sự, kinh

doanh, thương mại ngày càng cao và tỷ lệ thuận với sự đa dạng, phức tạp trong nội

dung các giao dịch Để đảm bảo một giao dịch dân sự có hiệu lực trên thực tẾ,

trong nhiều trường hợp, các giao dịch phải tuân thủ yêu cầu về hình thức là được

lập thành văn bản có công chứng, chứng thực theo đúng quy định của pháp luật.

Không thể phủ nhận rằng việc công chứng, chứng thực văn bản là lá chắn hữuhiệu, đảm bảo an toàn pháp lý cho các giao dịch khi xảy ra tranh chấp Tuy nhiênkhông phải mọi trường hợp các văn bản được công chứng, chứng thực đều hợppháp và sẽ phát sinh hiệu lực Trong thực tiễn xảy ra rất nhiều tranh chấp liên

quan đến văn bản đã được công chứng, chứng thực mà hệ quả của nó xuất phát từ

việc những văn bản này được công chứng, chứng thực không đúng pháp luật Từ

đó, xuất hiện ngày càng nhiều vụ án mà chủ thể yêu cầu Toà án tuyên bố văn bản

công chứng vô hiệu với tính chất thường phức tạp, liên quan đến nhiều đương sự,

nhiều quan hệ pháp luật

Thực tiễn cho thấy các quy định về giải quyết tranh chấp liên quan đến yêucầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu trong pháp luật Việt Nam vẫn còn chưa

đầy đủ, mờ nhạt và mang tính hình thức, dẫn đến những khó khăn, vướng mắc củaTòa án trong việc đưa ra hướng giải quyết các vụ án này Đồng thời đây cũng là loại

tranh chấp dân sự tương đối mới (lần đầu tiên được ghi nhận chính thức tại Điều 25

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011) nên nhận thức và ápdụng pháp luật còn nhiều vấn đề chưa thống nhất

Do vậy, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết

tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu nhằm đánh

giá thực trạng pháp luật hiện hành, chỉ ra những hạn chế, vướng mắc và đề xuất giải

pháp khắc phục những hạn chế, vướng mắc đó là rất cần thiết Đây là cơ sở tiếp tụchoàn thiện các quy định của pháp luật về van dé này, góp phần đáp ứng yêu cầu caicách tư pháp, cải cách hành chính, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Trang 9

Việt Nam trong giai đoạn mới Vì những lý do nói trên, học viên đã lựa chọn dé

tài: “Giái quyết tranh chấp liên quan đến yên cầu tuyên bỗ văn bản công chứng

vô hiệu theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ luật học

của mình.

1.2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Mặc dù công chứng là thiết chế mới hình thành và phát triển ở Việt Namtrong vài thập ky gần đây nhưng trong thực tiễn, các vụ án trong đó các chủ thể khởikiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bảncông chứng vô hiệu xảy ra ngày càng nhiều Tuy nhiên, trong khoa học pháp lý ViệtNam, có rất ít công trình nghiên cứu chuyên sâu về dé tài này Qua khảo sát của họcviên, chưa có công trình nào ở cấp độ luân văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ luật học

nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về đề tài Tuy nhiên, cũng đã có một số

bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành và bài tham luận tại các hội thảo khoahọc dé cập ở mức độ nhất định một số nội dung liên quan đến đề tải, trong đó có thể

kê đến các công trình nghiên cứu sau đây:

- “Giá trị pháp lý của văn bản công chứng” luận văn Thạc sỹ Luật học

Nguyễn Thị Hồng Ngọc; Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, 2020

- “Giải quyết yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu ” của tác giả Chu

Xuân Minh đăng trên Tạp chí Toà án nhân dân điện tử ngày 26/3/2020;

- “Xác định giải quyết yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu theo

việc dân sự hay vụ án dân sự” của tác giả Lưu Tiến Dũng, Phạm Thị Thuý đăng

trên Tạp chí Toà án nhân dân, số 10/2020

- Hội thảo khoa học “Thực tiễn giải quyết tranh chấp yêu cầu tuyên bố văn

bản công chứng vô hiệu” của Học viện Tư pháp, tháng 7/2021

- Bài viết “Thủ tục yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu” của PGS

TS Nguyễn Thị Thu Hà tại Hội thảo khoa học về “Thủ tục giải quyết việc dân sự”

của Khoa Pháp luật dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nội, tháng 10/2021.

- Chương 35 trong sách Giao dịch dân sự về bất động sản (tập 2) của GS TS

Đỗ Văn Đại (chủ biên), NXB Hồng Đức, 2022

Trang 10

Các công trình nghiên cứu nói trên nhìn chung đã chỉ ra được những vấn đề

chung về khái niệm, kết cấu, đặc điểm và giá trị pháp lý của văn bản công chứng,xác định yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu theo vụ án dân sự hay việc

dân sự, phân tích một số van đề pháp luật nội dung và pháp luật tố tung trong giải

quyết yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu Tuy nhiên hiện nay chưa có

công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu, toàn điện và có hệ thống về giải

quyết tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu theopháp luật Việt Nam Các công trình nêu trên cũng chưa đưa ra được các kiến nghị,

giải pháp góp phần khắc phục những hạn chế trong quy định pháp luật hiện hành và

trong thực tiễn giải quyết loại tranh chấp này

1.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Xuất phát từ bối cảnh ngày càng nhiều văn bản công chứng bị yêu cầu tuyên

bố vô hiệu, trong khi thực tiễn giải quyết tại Tòa án còn nhiều bất cập và chưa có

quan điểm thống nhất trong đường lối xét xử đối với loại tranh chấp này, người viết

lựa chon dé tài “Giải quyết tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công

chứng vô hiệu theo pháp luật Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ luật học với mục đích

góp phan làm rõ hơn những van dé lý luận và thực tiễn về giải quyết tranh chấp liên

quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, từ đó đề xuất một số kiến

nghị nhằm khắc phục hạn chế trong quá trình giải quyết các tranh chấp liên quanđến yêu cầu tuyên bố văn ban công chứng vô hiệu

Dé đạt được mục dich nghiên cứu nói trên, tác giả Luận văn đề ra các nhiệm

vụ nghiên cứu sau đây:

- Phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp liên quanđến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu như khái niệm, đặc điểm, phân

loại tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, phươngthức giải quyết tranh chấp này, hậu quả của việc Tòa án tuyên bố văn bản công

chứng vô hiệu.

- Phân tích các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành (pháp luật tố tụng dân

sự và pháp luật nội dung) về giải quyết tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố

Trang 11

văn bản công chứng vô hiệu, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế, bat cập.

- Phân tích thực trạng giải quyết tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố

văn bản công chứng vô hiệu ở Việt Nam, chỉ ra những hạn chế, khó khăn, vướngmắc và nguyên nhân của chúng

- Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng

cao hiệu quả giải quyết tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công

chứng vô hiệu ở Việt Nam hiện nay.

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận về giải quyết

tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, các quyđịnh pháp luật Việt Nam về vấn đề này và thực tiễn giải quyết của Tòa án

Về phạm vi nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp

luật Việt Nam hiện hành, chủ yếu là các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm

2015, Bộ luật dân sự 2015 và Luật công chứng năm 2014 và các văn bản khác có

liên quan về giải quyết tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công

chứng vô hiệu; đồng thời, luận văn nghiên cứu thực tiễn giải quyết tranh chấp liênquan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu tại các tòa án Việt Nam từ

năm 2016 đến nay

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Về phương pháp luận nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp luận củachủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử nhằm đảm bảo tính

khách quan và khoa học Về phương pháp nghiên cứu cụ thé, luận văn sử đụng chủyếu các phương pháp sau đây: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp,

phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương phápphân tích vụ việc điển hình

1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Luận văn “Giải quyết tranh chấp liên quan đến yên cầu tuyên bố văn bảncông chứng vô hiệu theo pháp luật Việt Nam” là đề tài nghiên cứu có tính hệthống và toàn điện về mặt lý luận về các quy định của pháp luật Việt Nam về giải

Trang 12

quyết tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, thực tiễngiải quyết tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu theo

pháp luật Việt Nam Từ đó, chỉ ra được một số hạn chế và đề xuất kiến nghị khắc phục

trong giải quyết tranh chấp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật

Luận văn cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập,

nghiên cứu pháp luật dân sự và tổ tụng dân sự, đồng thời góp phần cung cấp một số

luận điểm khoa học cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về giải quyếttranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu

1.7 Kết cấu của luận văn

Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của

luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về giải quyết tranh chấp liên quan đến yêu

cầu tuyên bó văn bản công chứng vô hiệu

Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp liên quanđến yêu cầu tuyên bố văn ban công chứng vô hiệu

Chương 3: Thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bốvăn bản công chứng vô hiệu ở Việt Nam và một số kiến nghị

Trang 13

CHƯƠNG 1

NHỮNG VAN DE CHUNG VE GIẢI QUYÉT TRANH CHAP LIÊN QUAN

DEN YEU CAU TUYEN BO VAN BAN CONG CHUNG VO HIEU1.1 Khái quát về văn ban công chứng và văn ban công chứng vô hiệu

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của văn bản công chứng

a) Khai niệm văn bản công chứng

Theo luật La Mã, công chứng viên là người ghi chép, thư ký, tốc ký, người

ghi chép các hoạt động trong nghị viện của tòa án, hoặc ghi chép theo lời người

khác đọc, người soạn các di chúc và giấy chuyên nhượng sở hữu Theo cách giảithích trên, xét về nguồn gốc, công chứng là nghề sớm xuat hiện trong lịch sử loàingười (từ thời La Mã cô đại), với vai trò ghi chép, soạn thảo văn bản và làm chứng

[35] Trên thế giới, định nghĩa về công chứng ở mỗi quốc gia, mỗi hệ thống pháp

luật có nhiều cách hiểu khác nhau Ví dụ: Theo Điều 2 của Luật công chứng số 39

năm 2014 của Trung Quốc, công chứng nghĩa là hoạt động được thực hiện bởi một

tổ chức hành nghề công chứng, theo đơn đề nghị của một cá nhân hoặc pháp nhânhoặc tổ chức khác, theo đúng quy trình luật định để chứng nhận tính xác thực và

hợp pháp của một hành vi pháp lý dân sự, một sự kiện pháp lý có thật hoặc một văn bản pháp lý quan trọng [36] Theo báo cáo của Hiệp hội công chứng viên Hàn

Quốc, “Công chứng là hệ thống lưu giữ chứng cứ dạng văn bản, nhằm ngăn ngừatranh chấp và tạo điều kiện để thực hiện các quyền của cá nhân” [38] Tại Pháp

định nghĩa về công chứng như sau: “Bên cạnh việc là các viên chức hòa giải và

phân xử các tranh chấp, và các viên chức đàm phán hoà bình khác, những ngườiđưa ra các tư vấn công tâm cho các bên, cũng như là người soạn thảo một cách chí

công vô tư theo ý chí của các bên, giúp cho các bên nhận thức được đầy đủ cácnghĩa vụ trong hợp đồng mà họ ký kết, soạn thảo các cam kết này một cách rõ ràng,

cung cấp cho họ bản chất xác thực của một hành động và sự phán đoán đáng tin cậynhư là phương sách tối ưu, lưu giữ sự kiện và hd sơ của họ một cách trung thực,ngăn ngừa tranh chấp có thể xảy ra giữa các bên có thiện chí và loại bỏ những bêntham lam có mục đích và hy vọng thành công trong việc tạo nên những tranh chấp

Trang 14

bất công Những chuyên viên tư vấn không vụ lợi, những người soạn thảo không

thiên vị này như những thâm phán tự nguyện mà ràng buộc các bên tham gia hợpđồng một cách không thể hủy ngang là những công chứng viên Thể chế này làchuyên môn nghề nghiệp của công chứng viên.”[37]

Có thé nhận thấy, mặc di các nước trên thế giới quy đinh phạm vi bao hoam

hoạt động công chứng không giống nhau nhưng những đặc điểm, nội dung, cơ bản

trong hầu hết các định nghĩa về công chứng, đó là việc “xác thực”, “ghi chép lạibằng văn bản”, “lưu giữ” và “được thực hiện bởi công chứng viên” Văn bản công

chứng là giải pháp hữu hiệu để Nhà nước kiểm soát tính hợp pháp của các hợp

đồng, giao dịch từ đó phòng ngừa và hạn chế tranh chấp xảy ra

Ở Việt Nam, công chứng được hình thành từ những năm 80 của thế kỷ

XIX Thuật ngữ “văn bản công chứng” được sử dụng lần đầu tiên tại thông tư số

858/QLTP ngày 15/10/1987 của Bộ Tư pháp hướng dẫn các việc làm đảm bảo

đúng quy định về thủ tục lập văn bản công chứng Mặc đù mới chỉ dừng lại ởviệc quy định các yêu cầu về thê thức của văn bản công chứng, quy định này đãđặt nền tang cho sự hình thành quy định về mặt hình thức của văn bản công

chứng sau nay— một loại văn bản đặc thù.

Hệ thống công chứng ở nước ta được xem là chính thức thành lập ké từ khi

Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 45/HĐBT ngày 27-2-1991 về Công

chứng nhà nước Tiếp đó, Chính phủ ban hành nghị định số 31/CP ngày 18-5-1996

về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước Nhìn chung, hầu hết các quy định

pháp luật trong thời kỳ này không có sự phân biệt rõ giữa hoạt động chứng thực và

hoạt động công chứng văn bản nên trong quá trình giải quyết những tranh chấp phát

sinh từ hai loại văn bản này, các tòa án thường có sự nhằm lẫn giữa các vụ án dân

sự và việc dân sự liên quan đến văn bản công chứng và văn bản chứng thực Đếnnăm 2000, Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 8/12/2000 mới bắt đầu có sự phânbiệt giữa công chứng và chứng thực, tại Điều 2 của Nghị định có quy định:

“1 Công chứng là việc phòng công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp

pháp của hợp đồng được giao kết hoặc giao dịch khác được xác lập trong quan hệ

Trang 15

dan sự, kinh tế, thương mại và quan hệ xã hội khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao

dịch) và thực hiện các việc khác theo quy định của nghị định này Chứng thực là

việc Uy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã xác nhận sao y giấy tờ, hop đẳng, giaodịch và chữ ký của cá nhân trong các giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện các giao

dịch của họ theo quy định của nghị định này ”

Quy định này phân biệt giữa công chứng và chứng thực căn cứ vào chủ thể

thực hiện mà không căn cứ đối tượng được chứng nhận

Khái niệm văn bản công chứng được đề cập đầu tiên tại Điều 4 Luật côngchứng 2006, theo đó quy định: “/ Hợp đồng, giao dich bằng văn bản da được công

chứng theo quy định của Luật này gọi là văn bản công chứng Văn bản công chứng

bao gốm các nội dung sau đây: a) Hợp đông, giao dịch; b) Lời chứng của công

chứng viên” Có thê nói, Điều 4 Luật công chứng 2006 dù chưa đưa ra khái niệm

văn bản công chứng cụ thể nhưng quy định này cũng có thể coi là đặt nền móng đểhoàn thiện chế định về văn bản công chứng sau này Đến năm 2014, khái niệm văn

bản công chứng chính thức được ghi nhận tại khoản 4 điều 2 Luật công chứng

2014: “Văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, ban dịch đã được công chứngviên chứng nhận theo quy định của Luật công chứng” Với quy định này, có thê

thấy nhà làm luật định nghĩa văn bản công chứng theo phương pháp liệt kê, theo đó

Văn bản công chứng bao gồm 03 nhóm văn bản: Hợp đồng, giao dịch và bản dịch

được công chứng viên chứng nhận.

Theo quan điểm của Ths Nguyễn Khắc Cường, định nghĩa pháp lý trên là

chưa thống nhất với Điều 116 BLDS 2015 Theo quy định này, “Giao địch dân sự

là hợp đông hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm

dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”, như vậy, giao dịch dân sự đã bao gồm hợp đồng hoặchành vi pháp lý đơn phương, trong khi đó khái niệm văn bản công chứng vừa đề cập

đến hợp đồng, giao dịch là chưa phù hợp [15]

Tuy nhiên, tác giả không hoàn toàn đồng ý với kiến nghị của Ths NguyễnKhắc Cường khi gom chung “Hợp đồng, giao dịch” thành “giao dịch dân sự” dé chorằng có sự mâu thuẫn giữa hai luật Theo ý kiến của tác giả, khái niệm “giao địch

Trang 16

dân sự” chi là khái niệm chung để quy định về chủ thé có năng lực hành vi dân sự

khi tham gia giao dịch dân sự, do vậy cụm từ “giao dịch dân sự” có tính trừu tượng,

khái quát chung, nhưng khi xác định thế nào là văn bản công chứng buộc phải địnhnghĩa rõ văn bản công chứng là loại văn bản như thế nào, tồn tại trên thực tế đưới

các dạng gi Do đó định nghĩa “Văn bản công chứng” theo phương pháp liệt kê quy

định tại khoản 4, Điều 2, Luật công chứng là phù hợp

Căn cứ các phân tích trên, để xác định được thé nao là văn bản công chứng,tác gia cho rằng phải đồng thời đáp ứng cả 02 điều kiện sau:

- Tén tại dưới hình thức văn bản: Hợp đồng, giao dịch, ban dịch Trong đó,

khái niệm Hợp đồng được định nghĩa theo Điều 385 của BLDS 2015

“Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc

chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”; “giao dịch” được hiểu là các giao dich

dân sự không bao gồm hợp đồng và bản dich được hiểu là giấy tờ/văn banđược dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài

sang tiếng Việt; và;

- Văn bản đã được công chứng: được hiểu là Văn bản đã được Công

chứng viên chứng nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội.

b) Đặc điểm văn bản công chứng

Văn bản công chứng có những đặc điểm riêng phân biệt với các loại văn bản

khác như văn bản chứng thực hay văn bản có người làm chứng thông thường

Xuất phát từ các quy định của pháp luật về văn bản công chứng, có thé thấy văn bancông chứng là loại văn ban đặc thù mang những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, văn bản công chứng đảm bảo tính chính xác về thông tin, điềukiện giao kết hợp đồng, giao dịch cúa chủ thé:

Hoạt động chính của công chứng viên là chứng nhận tính xác thực, hợp pháp

của hợp đồng, giao dịch, bản dịch bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật bắtbuộc phải công chứng hoặc cá nhân, tô chức tự nguyện yêu cầu công chứng (điều 2

Luật công chứng 2014) Chính vì vậy, mọi thông tin về chủ thé thé hiện trong văn

Trang 17

bản công chứng đều phải đảm bảo tính hợp pháp và chính xác về thông tin, điều

kiện của chủ thể đó khi giao kết hợp đồng giao dịch Chủ thể tham gia ký kết hợp

đồng giao dịch có thể là thể nhân hoặc pháp nhân Đối với chủ thể là cá nhân thìphải đảm bảo chủ thé đó có năng lực hành vi dân sự day đủ còn đối với chủ thé là

pháp nhân thì phải đảm bảo có năng lực pháp luật khi tham gia giao kết hợp đồng

giao dịch Chủ thé tự nguyện xác lập giao dịch mà không bị lừa đối de doa ép buộc,

nội dung hợp đồng giao dịch công chứng phải đúng theo yêu cầu của chủ thể tham

gia mà không trái quy định của pháp luật.

Thứ hai, văn bản công chứng bảo đảm tuân thủ về mặt hình thức

Như đã phân tích tại phần khái niệm văn bản công chứng, một văn bản côngchứng phải được tồn tại dưới hình thức “văn bán” Căn cứ theo Điều 119, BLDS

2015 thì giao dịch dân sự được thé hiện bằng “lời nói”, bằng “văn bản” hoặc bằng

“hành vi cụ thể” Theo BLDS 2005 và được tiếp tục kế thừa bởi BLDS 2015 thì

“Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu

theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn

bản” (Khoản 1, Điều 119, BLDS 2015) văn bản bao gồm cả văn bản điện tử theo

luật giao dịch điện tử Tuy nhiên, tại Khoản 2, Điều 119, BLDS 2015 cũng quyđịnh: “Truong hợp luật quy định giao dich dân sự phải được thể hiện bằng văn bản

có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định do” thì xác định

“văn bản” theo quy định của BLDS có thé là văn bản điện tử, văn ban công

chứng/chứng thực (nhóm này được hiểu là văn bản giấy)

Đối với văn bản công chứng, luật công chứng không quy định trực tiếp vềhình thức văn ban công chứng nhưng căn cứ theo khoản 8, Điều 40 Luật công

chứng năm 2014 quy định về việc ký vào văn bản công chứng bắt buộc các bên

tham gia giao dịch phải ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch và công chứng

viên sau khi hoàn thành việc đối chiếu giấy tờ, xác nhận tính hợp pháp, điều kiện

của giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch, ghi lời chứng Nhưvậy, hình thức của văn bản công chứng đòi hỏi trước hết đó phải là văn bản giấy

chứ không thể là văn bản điện tử

10

Trang 18

Văn bản công chứng là một văn bản được cấu thành bởi hai tài liệu: thứ nhắt,

hợp đồng, giao dịch hoặc bản dịch Thứ hai, lời chứng của công chứng viên đối với

hợp đồng, giao dịch hoặc bản dịch đó[18] Như vậy, ngoài quy định về hình thức

văn bản của văn bản công chứng, một văn bản công chứng đúng quy định luôn phải

đảm bảo kết cấu 02 phần gồm: phần nội dung của văn bản công chứng (Nội dunghợp đồng, giao dịch, bản dịch) và phần lời chứng của công chứng viên

Một là, đối với phan nội dung của văn bản công chứng: Phần này tuỳ thuộcvào đặc điểm của hợp đồng, giao dịch để xác định các nội cơ bản/bắt buộc phải cócủa loại văn bản đó Ví dụ, nếu văn bản công chứng có nội dung là công chứng hợpđồng thì phần nội dung của văn bản công chứng có thể có các nội dung cơ bản củahợp đồng quy định tại Điều 398, BLDS 2015 hoặc nếu văn bản công chứng có nội

dung là công chứng di chúc thì phần nội dung của văn bản công chứng có thê bao

gồm các nội dung cơ bản quy định tại Điều 631, BLDS 2015 Ngoài các nội dungnày, nếu các chủ thể tham gia giao dịch dân sự có yêu cầu bổ sung thêm các nội

dung khác vào phần nội dung của văn bản công chứng mà công chứng viên thấy

không trái đạo đức xã hội, không vi phạm điều cắm của pháp luật thì vẫn có thé ghi

nhận vào nội dung của văn bản công chứng.

Hai là, đối với phan lời chứng của văn bản công chứng: Lời chứng của công

chứng viên là phần thé hiện quan điểm, chứng nhận của công chứng viên đối vớiphần nội dung của văn bản công chứng Lời chứng của công chứng viên thể hiện

đầy đủ các nội dung thể hiện rõ sự chứng kiến của công chứng viên đối với nội

dung giao dịch, hợp đồng mà các chủ thể đã giao kết, khắng định của công chứngviên về tính hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của phần nội dung văn bản công

chứng Khoản 1, Điều 46, Luật công chứng quy định các nội dung bắt buộc củaphần lời chứng của c`ông chứng viên phải bao gồm:

(i) Ghi rõ thời điểm, địa điểm công chứng, họ, tên công chứng viên, tên tổ

chức hành nghề công chứng:

(ii) Chứng nhận người tham gia hợp đồng, giao dich hoàn toàn tự nguyện, có

năng lực hành vi dân sự, mục đích, nội dung của hợp đồng, giao dịch không vi

11

Trang 19

phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ trong hợp

đồng, giao dịch đúng là chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người tham gia hợp đồng,

giao dich;

(iii) Trách nhiệm của công chứng viên đối với lời chứng: có chữ ký của

công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng

Lời chứng của công chứng viên do Bộ Tư pháp ban hành mẫu để áp dụngthông nhất trên toàn quốc

Thư ba, Văn bản công chứng dam bảo có sự phù hợp quy định pháp luật, đạo đức xã hội.

Sự phù hợp của nội dụng văn bản công chứng với pháp luật, đạo đức xã hội

là điều kiện cơ bản, quan trọng dé văn bản công chứng có giá trị pháp lý [25] Phù

hợp với quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự quy định tại Điều

117 BLDS 2015, một giao dịch dân sự có hiệu lực ngoài điều kiện về chủ thé thì về

mục đích và nội dung của giao dịch dân sự đó phải đáp ứng điều kiện không vi

phạm điều cắm của luật và không trái đạo đức xã hội Nội dung văn bản công chứng

chính là các điều khoản, nội dung đã đã được thé hiện trong hợp đồng, giao dịch

Xác định nội dung giao dịch, hợp đồng hợp pháp phải dựa trên đánh giá từ nhiều

khía cạnh khác nhau như: các điều khoản thoả thuận trong giao dịch, hợp đồng cóphù hợp với quy định của pháp luật hay không, đối tượng của hợp đồng giao dịch

có ton tại thật hay không, nội dung yêu cầu công chứng có trái đạo đức xã hội haykhông (con yêu cầu từ mặt cha mẹ, cá nhân tiến hành bán tài sản của hộ gia dinh )

Công chứng viên bằng kiến thức, kinh nghiệm hành nghề và khả năng am hiểu pháp

luật của mình phải có trách nhiệm phải xem xét một cách kỹ lưỡng các điều khoản

mục đích, nội dung giao dịch mà các bên đã thoả thuận Trong trường hợp phát hiện sai sót, không phù hợp pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội thì công chứng viên phải

chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để họ sửa chữa Chỉ khi các vi phạm này được

khắc phục, phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên mới tiếp tục

thực hiện thủ tục công chứng.

Thứ tư, Văn bản công chứng đảm bảo tuân thú chặt chẽ các nguyên tắc,

trình tự, thủ tục công chứng, chính xác về thời gian và điểm diém công chứng:

12

Trang 20

- Tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc trình tự, thủ tục công chứng: Khi người yêucầu té chức công chứng chứng thực giao dịch, hợp đồng thì phải lập hồ sơ côngchứng (bao gồm: phiếu yêu cầu công chứng, dự thảo hợp đồng, giao dịch (nếu có),

cung cấp ban sao giấy tờ tuỳ thân và các giấy tờ liên quan đến hợp đồng giao dịch

theo quy định pháp luật ), sau khi lập hồ sơ công chứng thì công chứng viên kiểm

tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng

đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào số công chứng.Công chứng viên có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủđúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quanđến việc thực hiện hợp đồng, giao dịch; giải thích cho người yêu cầu công chứng

hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý củaviệc tham gia hợp đồng, giao dịch Nếu có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu

công chứng có van đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị dedọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi đân sự của người yêu cầu côngchứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì côngchứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo dé nghị của ngườiyêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định;

trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng [1, Điều 40] Công

chứng viên có trách nhiệm phải kiểm tra dy thảo hợp đồng, giao dich của người yêucầu công chứng; nếu trong dự thảo hợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp

luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy

định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng

dé sửa chữa Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứngviên có quyền từ chối công chứng Sau khi các bên đã thông nhất về toàn bộ nộidung văn ban yêu cầu công chứng thì người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự

thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng

nghe theo dé nghị của người yêu cầu công chứng Khi các bên tham gia giao dich,hợp đồng hoàn toàn đồng ý toàn bộ nội đung trong dự thảo hợp đồng, giao địch thì

ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu

13

Trang 21

công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ để đối chiếu trước khi ghi lời

chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch Đối với những giao dịch, hợpđồng bắt buộc có người làm chứng/phiên dịch thì người làm chứng/ phiên dich phải

là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không có

quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng

Tính chính xác về mặt thời gian: Khoản 2 Điều 45 Luật Công chứng 2014quy định: “Thời điểm công chứng phải được ghi cả ngày, tháng, năm; có thể ghi

giờ, phút nếu người yêu cầu công chứng đề nghị hoặc công chứng viên thấy cânthiết Các con số phải được ghi cả bằng số và chữ, trừ trường hợp pháp luật có quyđịnh khác” Từ quy định này cho thấy luật công chứng quy định rất cụ thể về thời

điểm công chứng Việc sửa chữa, đính chính các thông tin trong văn bản đã được

công chứng cũng phải được thực hiện theo đúng quy định.

Tính chính xác về địa điểm công chứng: theo quy định tại Điều 44 Luậtcông chứng 2014, về nguyên tắc địa điểm công chứng phải là trụ sở của tổ chức

hành nghề công chứng Dé đảm bảo yếu tố khách quan, các bên khi xác lập giao

dịch và công chứng đều phải trực tiếp đến tô chức hành nghề công chứng để làm thủ

tục công chứng văn bản Ngoại trừ trong những trường hợp đặc biệt vì lý do chính

đáng được pháp luật công chứng quy định như già yếu, không thể đi lại được, chủ

thể có liên quan đến giao dịch cần công chứng đang bị tạm giữ, tạm giam thì việccông chứng mới được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng

Tuy nhiên do pháp luật chưa có quy định cụ thể trong những trường hop nao được

xác định là có I do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghềcông chứng dẫn đến hiện nay tình trạng các văn phòng công chứng lợi dụng quy

định này dé thực hiện công chứng ngoài trụ sở rất phổ biến Trên thực tế cũng xuấthiện không ít các tranh chấp phát sinh liên quan đến nội dung giao dịch, hợp đồng

công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng mà chưa xác định được

có thuộc trường hợp có lý do chính đáng hay không Dẫn đến việc các chủ thé lợidụng quy định này dé thực hiện việc công chứng trái quy định gây ảnh hưởng đếnquyền và lợi ích của một bên làm nảy sinh tranh chấp liên quan đến giao dịch, hợp

14

Trang 22

đồng đã được công chứng Ngoài ra, đối với giao dịch bất động sản, luật thực địnhquy định công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được thực hiện

công chứng giao dịch, hợp đồng về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở Ngoại trừ công

chứng di chúc, văn ban từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản uy quyền

thực hiện các quyền liên quan đến bất động sản (theo quy định tại Điều 44 Luật

công chứng 2014).

Đối với bản dịch được công chứng cũng tương tự như hợp đồng, giao dịchcũng bao gồm 02 phần là nội dung bản dịch và phần lời chứng của công chứng viên.Phần nội dung bản dịch phải được cộng tác viên của tô chức hành nghề công chứngđáp ứng những điều kiện do pháp luật quy định, dịch chính xác từ tiếng nước ngoài

sang tiếng Việt hoặc ngược lại Và phần lời chứng của công chứng viên là một bộ

phận cấu thành nên văn bản công chứng Đối với nội dung bản dich, sau khi kiểmtra xong hồ sơ, đối chiếu giấy tờ, công chứng viên sẽ giao cho cộng tác viên dịch

thuật của tổ chức hành nghề công chứng tiễn hành phiên dich Người phiên dịch có

trách nhiệm dịch lại chính xác, khách quan toàn bộ nội dung văn bản, giấy tờ đó

Sau đó công chứng viên sẽ xem xét lại nội dung văn bản có phù hợp với quy định

của pháp luật và đạo đức xã hội hay không? Khác với nội dung của các hợp đồng,

giao dich công chứng viên chỉ có thé căn cứ vào ban dich do người phiên dich dich

ra dé xem xét nội dung và tính hợp pháp của ban dịch có đúng quy định của phápluật hay không, ngôn ngữ văn bản có đảm yếu tố thuần phong mỹ tục hay

không? Lời chứng của công chứng viên trong văn ban công chứng cũng phải théhiện đầy đủ, chỉ tiết thể hiện mức độ trách nhiệm cao của công chứng viên với văn

bản do mình thực hiện công chứng.

1.1.2 Thời điểm có hiệu lực của văn bản công chứng

Khoản | Điều 5 Luật công chứng năm 2014 quy định: “ Văn bán công chứng

có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghềcông chứng” Như vậy, theo quy định này thời điểm có hiệu lực của văn bản công

chứng được xác định là thời điểm mà công chứng viên ký tên, đóng dấu của tổ chức

15

Trang 23

hành nghề công chứng vào văn bản công chứng đó Tuy nhiên, khoản 1 Điều 401BLDS 2015 quy định “Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm

giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác”.Như vậy, có thê hiểu có ba thời điểm có hiệu lực của hợp đồng đó là: thời hiểm giao

kết hợp đồng: thời điểm do các bên có thỏa thuận trong hợp đồng hoặc thời điểm

luật liên quan có quy định khác.

Từ quy định trên có thể nhận thấy thời điểm có hiệu lực của văn bản côngchứng có thé trùng với thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, giao dịch hoặc cũng có

thé hai thời điểm đó là khác nhau Cụ thé:

- Trường hợp thứ nhất, thời điểm có hiệu lực của văn bản công chứng trùngvới thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, giao dich

Theo điều 400 của BLDS 2015 thì thời điểm giao kết hợp đồng đối với hợp

đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản Hiện nay, điều 401quy định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là “Hợp đẳng được giao kết hợp pháp

có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liênquan có quy định khác” Một vòng đời của hợp đồng thì bắt đầu từ: đề nghị ->chấp

nhận dé nghị -> giao kết hợp đồng -> thực hiện hợp đồng (bao gồm cả sửa đổi, bổsung) -> Cham dirt hiệu lực hợp đồng Đối chiếu với các nội dung trên có thé khang

định thời điểm giao kết hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng có thể khácnhau Vì căn cứ vào điều 401 nêu trên thì hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao

kết nhưng trừ hai trường hợp:

- Cac bên có thoả thuận khác hoặc;

- _ Luật liên quan có quy định khác.

Như vậy, khi và chỉ khi hoặc là các bên quy định rõ ràng một thời điểm khác

thời điểm giao kết hợp đồng, hoặc đã có luật chuyên ngành điều chỉnh thì thời điểm

giao kết hợp đồng không còn ý nghĩa trong việc xác định thời điểm có hiệu lực hợp

đồng Đối với văn bản công chứng, cần phải làm rõ chủ thể có ký kết vào văn bảncông chứng gồm các bên giao kết hợp đồng và công chứng viên Ý chí, nội dung,

mục đích giao kết Hợp đồng của các bên phải được công chứng viên chứng nhận là

16

Trang 24

hợp pháp, không trái đạo đức xã hội thì mới có thé xác lập văn bản công chứng,

luật công chứng quy định rằng nếu như các bên không đồng ý sửa đổi Hợp đồng

theo tư vấn, hướng dẫn của công chứng viên (nếu những nội dung của hợp đồng mà

công chứng viên thấy vi phạm điều cắm, trái dao đức xã hội ) công chứng viên

có quyền từ chối công chứng Một văn bản công chứng hợp pháp (hợp đồng, giao

dịch dân sự được công chứng hợp pháp) phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục,

đầy đủ các bên tham gia (thậm chí cả khi giao kết hợp đồng đó cần có người làmchứng, người phiên dịch) và công chứng viên Do đó, đối chiếu với Điều 400, 401

có thé thấy thời điểm người ký sau cùng vào văn ban mới là thời điểm giao kết hợp

đồng (thông thường sẽ là công chứng viên) Một văn bản công chứng hợp pháp để

có hiệu lực cũng phải một văn bản phải được thực hiện cho đúng trình tự thủ tục

công chứng Nên khi xác định quan hệ pháp luật chịu sự điều chỉnh của luật côngchứng thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng/giao dịch đó bắt buộc phải thoả mãn

điều kiện duy nhất là khi công chứng viên ký, đóng dấu của tô chức hành nghề côngchứng Sẽ có những trường hợp 02 bên chỉ dừng lại ở chấp nhận giao kết hợp đồng

với nhau (bằng lời nói, bằng văn bản thoá thuận đồng ý đề nghị giao kết hợp đồng

chẳng hạn), sau đó cùng nhau đến văn phòng công chứng và ký kết tại văn phòng

công chứng thì thời điểm có hiệu lực vẫn là thời điểm mà công chứng viên ký, đóng

dấu vào văn bản công chứng Tương tự giả định hai bên tự xác lập và ký kết hợp

đồng với nhau trước, mang hợp đồng đó đến văn phòng công chứng thì trách nhiệm

của công chứng viên sẽ phải kiểm tra hợp đồng (các điều kiện khoản 6, Điều 40Luật công chứng) vẫn phải hướng dẫn người yêu cầu công chứng huỷ bỏ hợp đồng

đã ký, và bắt buộc phải ký trước mặt công chứng viên, bản trình cho công chứng

viên phải là bản dự thảo, sau đó các bên ký (bao gồm cả công chứng viên) và chỉ có

hiệu lực khi công chứng viên ký, đóng đấu của văn phòng công chứng Và một khicác bên đã lựa chọn việc giao kết hợp đồng có công chứng thì phải chấp hành điều

kiện có hiệu lực được quy định theo Luật công chứng mới đảm bảo được giá trị pháp lý của văn bản công chứng

Ví dụ: Các hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở;

chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại trừ trường hợp tổ chức tặng

17

Trang 25

cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê, thuê mua nhà ở thuộc sở

hữu nhà nước; mua bán, cho thuê nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư; góp vốn bằng nhà

ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý nhà ở

thì căn cứ khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2020 các hợp đồng này bắt buộc phải có

công chứng, chứng thực Do đó thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chính là thời

điểm ký kết hợp đồng công chứng

- Trường hợp thứ hai, thoi điểm có hiệu lực của hợp đồng giao dịch khác vớithời điểm có hiệu lực của văn bản công chứng Một ví dụ dién hình minh chứng cho

trường hợp này việc xác định hiệu lực của di chúc Di chúc là sự thể hiện ý chí của

con người về việc chuyên giao tài sản của mình cho người khác sau khi chết nên di

chúc chỉ phát sinh hiệu lực tại thời điểm mở thừa kế - tức là thời điểm khi người đểlại di chúc chết Tuy nhiên di chúc bằng văn bản có công chứng thì xác định là di

chúc hợp pháp ngay tại thời điểm di chúc được công chứng viên kí xác nhận vàđóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng Hay một trường hợp khác quy định tai

Điều 47 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì thoả thuận về chế độ tài sản của vợ

chồng sẽ được lập trước khi đăng ký kết hôn và điều kiện bắt buộc để thoả thuận

này có hiệu lực là phải thực hiện việc công chứng hoặc chứng thực Theo như quy định thông thường, sau khi được công chứng viên công chứng thì văn bản thoả

thuận này đã có hiệu lực pháp lý nhưng riêng với chế độ tài sản giữa vợ và chồng

này lại chỉ phát sinh hiệu lực kê từ thời điểm hai bên đăng ký kết hôn Luật nhà ởcũng quy định đối với giao dịch không bắt phải công chứng thì thời điểm có hiệu

lực là do các bên có thỏa thuận, trong trường hợp không có thỏa thuận thì thời điểm

có hiệu lực là thời điểm ký hợp đồng (khoản 2 Điều 122 Luật nhà ở) Thực tiễn

cũng phát sinh trường hợp khi giao kết hợp đồng thì các bên có thỏa thuận về thờidiém có hiệu lực nhưng luật lại quy định thời điểm có hiệu lực khác so với thỏathuận của các bên tham gia hợp đồng Hiện nay, BLDS 2015 cũng chưa đưa ra ưu

tiên chọn thời điểm có hiệu lực trong trường hợp này như thế nào?

1.1.3 Giá trị pháp lý của văn bản công chứng

Văn bản công chứng khác với loại văn bản thông thường chưa được công

18

Trang 26

Điều 94, BLTTDS 2015 và nó được xác định là chứng cứ nếu việc công chứng

được thực hiện theo đúng thủ tục công chứng (khoản 10, Điều 95, BLTTDS 2015),

những tình tiết, sự kiện được ghi trong văn bản công chứng là những tình tiết, sự

kiện không phải chứng minh trong tố tụng dân sự (điểm c, khoản 1, Điều 92,

BLTTDS 2015) Khác với văn bản công chứng, những loại văn bản không được

công chứng cũng có thể coi là nguồn chứng cứ nhưng đương sự phải chứng minh

những tình tiết, sự kiện được ghi nhận trong văn bản đó

Ngoài các quy định về giá trị của văn bản công chứng được thừa nhận tronghoạt động tố tụng dân sự kể trên, Luật công chứng 2014 dành han một Điều luật để

quy định về giá trị pháp lý của Văn bản công chứng, cụ thể như sau:

(i) Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các

bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình

thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ

trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác

(ii) Hợp đồng, giao dịch được công chứng có gid tri chứng cứ; những tình

tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh,

trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu

(iii) Ban dịch được công chứng có giá tri sử dụng như giấy tờ, văn bản đượcdịch” [1, Điều 5]

Các quy định trên về giá trị pháp lý của văn bản công chứng được mặc định

thừa nhận khi và chỉ khi văn bản công chứng được thiết lập tuân thủ đầy đủ các đặc

điểm của một văn bản công chứng Tại mục 1.1.2 của Luận văn, tác giả đã phân tích

04 đặc điểm cơ bản của Văn bản công chứng có hiệu lực pháp luật là:

(1) Phải dam bảo tính chính xác về thông tin, điều kiện giao kết hợp đồng,

Comment [NBT1]: Không có khái niệm

“nguồn chứng cứ không phải chứng minh” m

chỉ có khái niệm “tình tiết, sự kiện không phả chứng minh”, cần dùng từ cho chính xác

Trang 27

Vậy khi một văn bản không đáp ứng đầy đủ đồng thời cả 04 điều kiện trên

thì có ảnh hưởng đến giá trị của văn bản công chứng? có khiến văn bản công chứng

vô hiệu? Theo đánh giá của tác giả, điều kiện có hiệu lực của văn bản công chứng(trong phạm vi luận văn đang phân tích chủ yếu văn bản công chứng là hợp đồng,

giao dịch) ngoài việc đáp ứng điều kiện có hiệu lực của một giao dịch đân sự đã quy

định tại Điều 117, BLDS 2015 của một văn bản thông thường, văn bản công chứng

còn phải đáp ứng các điều kiện riêng quy định về hình thức, thủ tục công chứng củaLuật công chứng Trong 04 đặc điểm cơ bản có hiệu lực của văn bản công chứng đã

phân tích ở trên, các điều kiện (1), (2), và (3) đều là các điều kiện trùng khớp với

khoản 1, Điều 117 của Bộ Luật Dân sự quy định về điều kiện có hiệu lực của hợpđồng, như vậy nếu như văn bản công chứng không đáp ứng được điều kiện (1), (2),

(3) nêu trên thì xác định văn bản công chứng không đủ các điều kiện dé có hiệu lực

pháp luật hay nói cách khác văn bản công chứng lúc này sẽ vô hiệu toàn bộ Đối vớiđiều kiện thứ (4) đây là điều kiện để một văn bản công chứng từ nguồn của chứng

cứ trở thành chứng cứ, do đó, nếu điều kiện thứ (4) không được đáp ứng thì theoquan điểm của tác giả văn bản công chứng lúc này sẽ vô hiệu phần công chứng (lời

chứng) của văn bản, các bên trong giao dịch dân sự buộc phải chứng minh các tình

tiết, sự kiện của văn bản công chứng như một văn bản thông thường Việc vi phạm

điều kiện thứ tư của văn bản công chứng không làm vô hiệu nội dung hợp đồng,

giao dịch dân sự của văn ban công chứng.

1.1.4 Khái niệm văn bản công chứng vô hiệu, yêu cầu tuyên bố văn bản công

chứng vô hiệu

Luật công chứng hiện hành không có định nghĩa pháp lý thế nào là văn bản

công chứng vô hiệu, mà chỉ quy định một văn bản công chứng vô hiệu khi bị Toà án

tuyên bố vô hiệu Rõ ràng, hiện nay không có định nghĩa pháp lý và hướng dẫn cáchhiểu cụ thể về một văn bản công chứng vô hiệu, thay vào đó Luật công chứng lạiquy định cơ quan có thâm quyền tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu thì xác định

là vô hiệu [1, Điều 5] Tương tự, đối với thuật ngữ “yêu cầu tuyên bố văn bản công

chứng vô hiệu” không được định nghĩa tại Luật công chứng, thuật ngữ này được sử

20

Trang 28

dụng tại khoản 11, Điều 26; khoản 6, Điều 27, từ Điều 398 đến Điều 400 BLTTDS

2015 dé xác định phân loại tranh chấp dân sự với việc dân sự và thủ tục yêu cầu giảiquyết việc dân sự “Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu” nhưng không có

định nghĩa pháp lý về khái niệm của thuật ngữ này

Tuy nhiên qua quy định tại Điều 122 BLDS về việc “giao địch dân sự không

có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 cua BLDS thì vô hiệu, trừtrường hợp BLDS có quy định khác”, đối chiếu với các quy định có liên quan vàqua đường lối giải quyết các trường hợp vô hiệu cụ thé của hợp đồng giao dịch thì

có thể khái quát hoá cách hiểu hai khái niệm trên như sau:

“Văn bản công chứng vô hiệu là văn bản công chứng không đáp ứng điều

kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự và việc công chứng văn bản công chứng đó không tuân thủ trình tự, thủ tục công chứng”.

“Yêu cau tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là việc chủ thể có liên quan

đến hoạt động công chứng có quyên dé nghị Toà án tuyên bố van bản công chứng

vô hiệu khi có căn cứ cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật ”

Theo Điều 52, Luật công chứng 2014 quy định các chủ thê có liên quan đến

hoạt động công chứng bao gồm: Công chứng viên, người yêu cầu công chứng,người làm chứng, người phiên dịch, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quannhà nước có thâm quyền đều có quyền dé nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng

vô hiệu Tuy nhiên căn cứ để đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệulại chưa rõ ràng, cụ thể khi điều luật mới chỉ quy định “khi có căn cứ cho rằng việc

công chứng có vi phạm pháp luật” Vậy thì nếu việc công chứng có vi phạm phápluật đó có cần điều kiện tiên quyết là ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của

chủ thé yêu cầu hay không? Việc công chứng có vi phạm pháp luật là do người yêu

cầu công chứng có vi phạm pháp luật hay công chứng viên có vi phạm? Yếu tố lỗicủa một bên dẫn đến vi phạm việc công chứng có làm văn bản công chứng vô hiệutoàn bộ hay không? Những vấn dé này sẽ được tác giả phân tích, cụ thé hơn khi đi

sâu vào thực trạng pháp lý tại Chương 2 của luận văn.

21

Trang 29

1.2 Khái niệm, đặc điểm của tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn

bản công chứng vô hiệu

1.2.1 Khái niệm tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bé van bản công chứng

vô hiệu

Theo từ điển Tiếng Việt [28] thì “Tranh chấp được hiểu là sự tranh giành,giảng co khi có ý kiến bat đông, thường là trong mỗi quan hệ mâu thuẫn quyển lợigiữa hai bên” Tại mục 1.2, Chương 1 tác giả đưa ra khái niệm yêu cầu tuyên bốvăn bản công chứng vô hiệu là yêu cầu của chủ thé có liên quan đến hoạt động côngchứng có quyền đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu khi chủ thểnày có căn cứ cho rằng việc công chứng đã vi phạm pháp luật Vậy tranh chấp cóliên quan đến việc yêu cầu tuyên bố văn ban công chứng vô hiệu có thé được hiểu là

những tranh chấp giữa các chủ thể có liên quan đến hoạt động công chứng có ý

kiến mâu thuần với nhau khi một bên dé nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng

vô hiệu Sự mâu thuẫn có thể là không thừa nhận phần nội dung của văn bản công

chứng, không thừa nhận phan thủ tục công chứng và/hoặc đã có những sự gian dối,

giả mạo (yếu tố lỗi cố ý) của người yêu cầu công chứng hoặc công chứng viên ngay

tại thời điểm xác lập văn bản công chứng

Các tác giả Lưu Tiến Dũng và Đặng Thanh Hoa đã đưa ra quan điểm về

tranh chấp có liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn ban công chứng vô hiệu bao gồm:

“tất cả các trường hợp khi người khởi kiện khởi kiện về bat kỳ tranh chấp

nào: theo hợp đồng (kế cả chính hợp đồng mà hợp đông đó được công chứng), giao

dịch dân sự, thừa kế, bồi thường thiệt hại mà khi khởi kiện hoặc trong quá trìnhgiải quyết tranh chấp có liên quan đến yêu câu tuyên bố văn bản công chứng vô

hiệu và việc tuyên bố hay không tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là can thiết

để giải quyết tranh chấp đó ”[ 17, tr157]

Theo tác giả, định nghĩa trên cũng phù hợp với thực tiễn áp dụng hiện nay.

Trên thực tế, các tòa án khó phân biệt giữa tranh chấp về hợp đồng dân sự, giaodịch dân sự (khoản 3, Điều 26, BLTTDS 2015) với tranh chấp có liên quan đến yêucầu tuyên bố Văn bản công chứng vô hiệu (khoản 11, Điều 26, BLTTDS 2015)

22

Trang 30

Mặc dù theo phân loại tranh chấp tại Điều 26 BLTTDS thì đây là hai nhóm tranh

chấp có tính chất khác nhau, độc lập với nhau nhưng về lý luận và thực tiễn, giữa

hai loại tranh chấp này có sự chồng lan và rất khó phân biệt rõ ràng Ví dụ, A và Bgiao kết hợp đồng chuyên nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng được công chứng

tại Văn phòng công chứng C, sau đó, giữa A và B có tranh chấp với nhau về việc

thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng như nghĩa vụ thanh toán và giao QSDĐ thì

Tòa án chỉ xác định đó là tranh chấp về hợp đồng dân sự theo Khoản 3, Điều 26BLTTDS, nhưng nếu như giữa A và B có tranh chấp với nhau về việc A bị B lừadối các thông tin, tài liệu, tình trang tài sản tại thời điểm giao kết hợp đồng, QSDĐ

do B chuyển nhượng đang được bảo dam nghĩa vụ dân sự với bên thứ ba mà theo

quy định pháp luật B không được chuyển nhượng khi tài sản đang bao đảm nghĩa

vụ với bên khác thì dé giải quyết triệt dé vụ án, A yêu cầu khởi kiện tranh chấp kèm

theo yêu cầu tuyên hủy hợp đồng chuyên nhượng QSDĐ đã ký kết với B tại VPCC

C do hợp đồng này vô hiệu Lúc này, Tòa án thụ lý tranh chấp này theo khoản 11,

Điều 26 BLTTDS và xác định đây là tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn

bản công chứng vô hiệu.

1.2.2 Đặc điểm của tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bé văn bản công

chứng vô hiệu

Điểm chung của các tranh chấp là có sự mâu thuẫn về lợi ích, khi có sự xungđột về lợi ích thì chắc chắn sẽ phát sinh tranh chấp Đối với tranh chấp liên quan

đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng cũng là một dạng của tranh chấp dân sự

Điểm khác nhau cơ bản của các tranh chấp chính là đối tượng tranh chấp, quan hệpháp luật điều chỉnh Mặt khác, điểm khác nhau giữa văn bản công chứng và văn

bản thông thường nằm ở việc văn bản công chứng có giá trị pháp lý cao hơn, việc

xem xét tính hợp pháp của một văn bản công chứng phải xem xét cả ở khía cạnh

trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng, giao dịch, thủ tục công chứng Nên tranh chấp

liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu có đầy đủ các đặc điểmcủa tranh chấp về hợp đồng, giao dịch dân sự thông thường nhưng đồng thời cũng

có những đặc điểm riêng Cụ thể:

23

Trang 31

Một là, về chủ thể tranh chấp: Thông thường các tranh chấp liên quan đến

yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu hầu hết diễn ra trong giao dịch, hợp

đồng có nhiều bên tham gia Các chủ thê trong tranh chấp này thường bao gồm: cácchủ thể tham gia giao dịch, hợp đồng, tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan nhà

nước có thâm quyền, cá nhân, tổ chức khác có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đếngiao dịch Nhiều vụ án có số lượng đương sự tham gia rất đông như các vụ án liênquan đến văn bản khai nhận di sản thừa kế, di chúc đã được công chứng, hợp đồngchuyển nhượng quyền sử dụng đất (đặc biệt là quyền sử dụng đất cấp cho hộ giađình), Chính vì sự đa dạng của các hợp đồng, giao dịch nên rất khó để xác địnhmối quan hệ giữa các bên cũng như động cơ, mục đích của mỗi bên khi tham gia

vào giao dịch, từ đó việc đánh giá mức độ lỗi của cá nhân hay lỗi liên đới của cácbên trong giao dịch trở lên khó khăn Việc giải quyết hậu quả của việc tuyên bố văn

bản công chứng vô hiệu cũng rất phức tạp vì nó không đơn thuần tác động đến lợiích của một chủ thé mà nó còn anh hưởng đến quyền lợi của nhiều chủ thé

Hai là, về nội dung tranh chấp: nội dung tranh chấp trong các vụ án tranhchấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu thường khá phứctạp Qua thực tiễn, tác giả thấy nội dung các bên thường tranh chấp với nhau liên

quan đến văn bản đã công chứng là do có sự giả mạo trong hoạt động công chứng,

do nội dung giao dịch, hợp đồng công chứng vi phạm điều cắm của pháp luật, docác giao dịch hợp đồng nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản, đo vi phạm trình tự thủ tục

công chứng Nội dung của từng hợp đồng giao dịch đa dạng, thuộc các lĩnh vực

trong cuộc sống do đó bị điều chỉnh bởi luật chuyên ngành khác nhau Mặt khác,chủ thé tham gia giao dịch, hợp đồng lại thường đa dạng, nhiều thành phan, dẫn đến

việc xác định mối quan hệ giữa các bên, động cơ mục đích của các bên tham gia

thường khó xác định do đó đường lối xét xử gặp nhiều vướng mắc

Ba là, về thời gian giải quyết vụ án liên quan đến văn bản công chứng vô

hiệu thường kéo dài Khi một văn bản công chứng vi phạm trình tự thủ tục, nội

dung, hình thức thường kéo theo rất nhiều vấn đề phát sinh Khi tranh chấp nảy

sinh, người được hưởng lợi ích vật chất từ giao dịch, hợp đồng được công chứng

24

Trang 32

thường vắng mặt, không tham gia tố tụng hay không còn khả năng thanh toán

dẫn đến khó khăn trong việc giải quyết vụ án đúng thời hạn Nội dung văn bản công

chứng có liên quan đến quyền lợi của nhiều đối tượng, chính vì vậy nếu giải quyếtkhông khéo léo sẽ tác động đến quyên và lợi ích hợp pháp của các chủ thé làm tăng

thêm những bat đồng, xung đột và kéo dai thời gian giải quyết

Bốn là, khó khăn trong việc giải quyết hậu quả pháp lý khi tòa án tuyên bố

văn bản công chứng vô hiệu: Một Hợp đồng, giao dịch dân sự thông thường khi vôhiệu thì xử lý theo Điều 131, BLDS 2015 Theo đó, điều luật quy định:

(vii) Hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh, thay đồi, chamdut quyền, nghĩa

vụ dân sự của các bên ké từ thời điểm hợp đồng được xác lập (Khoản 1 Điều 131)

(viii) Khoản 2 Điều 131 BLDS quy định: “Khi giao dich dan sự vô hiệu thicác bên khôi phục lại tình trạng ban dau, hoàn trả cho nhau những gì đã

nhận Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền

để hoàn trả” Theo quy định này thì ưu tiên việc trả lại hiện vật, khôngthể trả

bằng hiện vật thì mới trả tiền Trong thực tế, nhiều khi tài sản không còn nguyên

vẹn như khi giao nhưng tài sản chính vẫn còn thì vẫn phải trả, phải nhận và được

bổ sung bằng việc thanh toán cho nhau những chi phí hợp lý Đó là hướng xử lý

phù hợp với nguyên tắc quy định ở khoản 1 Điều 131 BLDS

(ix) Một quy định mới so với BLDS năm 2005 khi tại khoản 3 Điều 131

BLDS 2015 quy định: “Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó” Khái niệm hoa lợi, lợi tức được quy định tại

Điều 109 BLDS: hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại, lợi tức là khoảnlợi thu được từ việc khai thác tài sản Trên thực tế vẫn còn tồn tại sự nhầm lẫn

giữ lợi tức với giá trị tăng thêm của tài sản do thị trường Ví dụ: A bán một căn

hộ cho B B nhận nhà và trả đủ tiền mua nhà 3 tỷ đồng B cho thuê nhà trong

một năm được 100 triệu đồng.Sau một năm, A và B xác định hợp đồng mua bán

căn hộ vô hiệu, giá căn hộ tăng lên là 3.5 tỷ đồng Như vậy, lợi tức mà B được

hưởng khi giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu là 100 triệu đồng chứ không phải

là chênh lệch giá căn hộ 500 triệu đồng

25

Trang 33

(iv) Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

(v) Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến

quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định [2, Điều 131]

Quy định tại mục (iii), (iv) (v) là những quy định mới so với BLDS 2005 BLDS

năm 2015 đã có những quy định trong xử lý hậu qua của hợp đồng vô hiệu vừa

mang tính bao quát hơn, vừa mềm dẻo, phù hợp với thực tế hơn, giảm thiểu những

tốn thất lợi ích hợp pháp, chính đáng về vật chất, nhân thân và công bằng hơn chocác bên trong hợp đồng vô hiệu [21]

Đối với văn ban công chứng ngoài việc xử lý theo nguyên tắc chung đã quy

định tại Điều 131, BLDS 2015 thì chủ thể có trách nhiệm liên đới trong quá trìnhgiải quyết văn bản công chứng vô hiệu còn có thé liên quan đến công chứng viên, tổ

chức hành nghề công chứng Theo đó, Điều 38 Luật công chứng quy định tổ chức

hành nghề công chứng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người yêu cầucông chứng, và cá nhân, tổ chức khác do lỗi mà công chứng viên, nhân viên, người

phiên dịch là cộng tác viên của mình gây ra Sau đó công chứng viên, nhân viên,

người phiên dịch phải hoàn trả lại cho tổ chức hành nghề công chứng khoản tiềntương ứng mà tô chức hành nghề đã chi trả bồi thường

Nam là, về khả năng thi hành án: Đối với quan hệ pháp luật dân sự liên quan

đến tài sản, hầu hết sau khi hoàn tất thủ tục công chứng các bên đã thực hiện xongviệc đăng ký quyền sở hữu, thậm chí còn chuyền dịch tài sản cho người thứ ba nên

việc thi hành án trong những trường hợp này là rất khó khăn Khi công chứng các

giao dịch có đối tượng là nhà đất như chuyển nhượng, thế chấp, bảo lãnh hầu hếtcông chứng viên đều chỉ căn cứ vào lời trình bày của của người yêu cầu công chứng

mà không xem xét, thẩm định tại chỗ dẫn đến đối tượng giao dịch trong văn bản

công chứng khác với đối tượng nhà đất trên thực tế Dẫn đến việc cơ quan tiễn hành

tố tụng thưởng bỏ sót người tham gia tố tụng, có trưởng hợp khi bản án có hiệu lực

và được bên thi hành án tiến hành thủ tục thi hành bản án thì nhưng người này mớibiết nên việc thi hành các bản án trong trường hợp này khó thực thi khi quyền lợicủa người có quyền và nghĩa vụ liên quan chưa được giải quyết

26

Trang 34

Sáu là, các vụ án tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản côngchứng vô hiệu xuất phát từ các nguyên nhân như do làm giả giấy tờ, lừa dối do đó

thường có liên quan đến các dấu hiệu hình sự như: lừa đảo, lạm dụng tín nhiệmchiếm đoạt tài sản, sử dụng con dấu, chữ ký giả

Từ những đặc điểm cơ bản trên của loại án này có thé thấy tính chất của các

vụ án liên quan đến tranh chấp liên quan đến văn bản công chứng vô hiệu thường

phức tạp, kéo dai và khó thực thi Để làm rõ hơn về đặc điểm của tranh chấp liênquan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, cần phân biệt dạng tranhchấp này với các yêu cầu/tranh chấp khác liên quan đến văn bản công chứng, hoạt

động công chứng

1.3 Phân biệt tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng

vô hiệu và một số tranh chấp khác có liên quan đến văn bản công chứng

- Phân biệt tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bán công chứng vôhiệu và yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu (không có tranh chấp)

Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu (không có tranh chấp) là

trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người có quyền và lợi íchliên quan, cơ quan nhà nước có thâm quyền theo quy định của pháp luật công

chứng, các bên có quyền và nghĩa vụ liên quan đồng thuận về việc cho răng việc

công chứng có vi phạm pháp luật và cùng có yêu cầu Toà án tuyên bố văn bản côngchứng đó vô hiệu và tự giải quyết được về các hậu quả pháp lý phát sinh từ văn ban

công chứng vô hiệu đó Do vậy, đối với yêu cầu này, Tòa án thụ lý, giải quyết theo

thủ tục giải quyết việc dân sự bởi không có sự mâu thuẫn, xung đột, đối kháng về

quyền, lợi giữa các chủ thé Còn trường hợp các chủ thé này phát sinh tranh chấp,

không thống nhất được về việc tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu thì được coi là

tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu Điều này có

nghĩa là khi các bên không tự thỏa thuận được một phan hoặc tat cả các nội dung về

việc xác định văn bản công chứng vô hiệu và hậu quả pháp lý phát sinh thì Tòa án

phải thụ lý và giải quyết tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công

chứng vô hiệu theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự

27

Trang 35

Thủ tục giải quyết việc dân sự về yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô

hiệu đơn giản hơn so với thủ tục giải quyết vụ án dân sự về tranh chấp liên quan đến

yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu Quá trình giải quyết việc dân sựkhông có nguyên đơn, bị đơn mà chỉ có người yêu cầu Toà án giải quyết trên cơ sở

đơn yêu cầu giải quyết của họ và người có liên quan Thời gian giải quyết việc dân

sự thường ngắn hơn với thủ tục nhanh gọn hơn so với thủ tục giải quyết vụ án Sau

khi nhận đơn và thụ lý đơn yêu cầu, Tòa án sẽ tiến hành các công việc chuẩn bị xét

đơn yêu cầu và mở phiên họp công khai để xét đơn yêu cầu và ra quyết định giải quyết việc dân sự (chấp nhận đơn yêu cầu hoặc bác đơn yêu cầu) Còn tranh chấp

liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu sẽ được giải quyết theothủ tục giải quyết vụ án dân sự, do đó sẽ phức tạp hơn và thời gian kéo đài hơn

Điểm tương đồng giữa giải quyết tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố

văn bản công chứng vô hiệu và giải quyết yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vôhiệu là Tòa án đều căn cứ vào việc xác định có sự vi phạm trong quá trình công

chứng hay không để quyết định chấp nhận hay bác yêu cầu tuyên bố văn bản công

chứng vô hiệu.

- Phân biệt tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô

hiệu và tranh chấp khác liên quan đến hoạt động công chứng

Luật công chứng có quy định: “Trong trường hợp giữa người yêu cau côngchứng và công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng có tranh chấp liên quan

đến hoạt động hành nghề công chứng thì các bên có quyên khỏi kiện vụ việc ra Tòa

án dé giải quyết tranh chấp đó.” [1, Điều 76] Đây là những tranh chấp khôngthuộc phạm vi thâm quyền giải quyết tại khoản 11 Điều 26 BLTTDS 2015 mà nó

thuộc thẩm quyền quy định tại khoản 14 Điều 26 BLTTDS 2015 Quá trình giải

quyết vụ án tranh chấp yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu nếu có phát

sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì hiện nay nhà nước chỉ quy định tổ chức

hành nghề công chứng phải đứng ra chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại này dù

công chứng viên, nhân viên văn phòng công chứng là người có lỗi Tuy nhiên giữa

tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên, nhân viên sẽ phát sinh quan

28

Trang 36

hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Theo quy định tại Điều 597 BLDS 2015:

“Pháp nhân phải bôi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện

nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bi thường thiệt hai thì có quyényêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiễn theo quy

định của pháp luật” [2, Diéu 575] Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 38 Luật Công

chứng quy định:

“Công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên gây

thiệt hại phải hoàn trả lại một khoản tiền cho tổ chức hành nghề công chứng đã chỉtrả khoản tiền béi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật;trường hợp không hoàn trả thì tổ chức hành nghề công chứng có quyên yêu cau Tòa

án giải quyết” [1, Điều 38]

Như vậy, trách nhiệm dân sự hoàn trả cụ thé của công chứng viên, nhân viên,

người phiên dịch không được giải quyết ngay trong vụ án tuyên bố văn bản côngchứng vô hiệu nhưng đã có thể phát sinh từ việc giải quyết vụ án tuyên bố văn bản

công chứng vô hiệu, nên đây được coi là một loại tranh chấp khác về công chứng

Ngoài ra, loại tranh chấp này cũng có thể phát sinh trong trường hợp cá nhân / tổchức khởi kiện yêu cầu văn phòng công chứng bồi thường thiệt hại về hành vi từ

chối công chứng không đúng quy định của pháp luật; yêu cầu tổ chức hành nghề

công chứng mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên; yêu cầu

trả lại phí công chứng hoặc các chi phí khác thu vượt quy định

- Phân biệt tranh chấp tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu với trường hợp

huỷ bó văn bán công chứng quy định tại Điều 51 Luật công chứng 2014

Hủy bỏ văn bản công chứng xuất phát từ thoả thuận của các bên chứ không

xuất phát từ việc văn bản công chứng đó có vi phạm pháp luật Các bên có thê tự

thoả thuận dé huỷ văn bản đã công chứng ngay cả khi văn bản đó đáp ứng điều kiện

luật định và đang có giá trị pháp lý trên thực tế Trong khi đó, việc tuyên bố một

văn bản công chứng là vô hiệu xảy ra khi có sự vi phạm pháp luật về hình thức, nội

dung của văn bản công chứng.

29

Trang 37

Kết luận chương 1Trong Chương 1, tác giả đã phân tích khái niệm, đặc điểm, phân loại tranhchấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, phương thức giảiquyết tranh chấp này, hậu quả của việc Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô

hiệu Qua những phân tích trên có thể thấy rằng, hiện nay luật thực định chưa có bất

kỳ quy định nào cụ thé định nghĩa pháp lý thé nào là văn bản công chứng vô hiệu,

như thế nào là giải quyết tranh chấp liên quan đến văn bản công chứng vô hiệu, căn

cứ cụ thé xác định văn bản công chứng vô hiệu mà mới chỉ ghi nhận một văn bảncông chứng vô hiệu khi bị Toà án tuyên bố vô hiệu Tuy nhiên khi đối chiếu với cácquy định có liên quan, tác giả đã có thể khái quát hoá cách hiểu hai khái niệm vềvăn bản công chứng vô hiệu cũng như nêu những đặc điểm của tranh chấp liên quan

đến văn bản công chứng cô hiệu, phân biệt loại tranh chấp này với lại tranh chấp/

yêu cầu khác liên quan đến văn bản công chứng vô hiệu Những vấn đề chung này

là cơ sở dé tác giả đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp

liên quan đến văn bản công chứng vô hiệu tại chương 2 của luận văn này

30

Trang 38

quy định tại khoản 11 Điều 26 BLTTDS năm 2015 là loại tranh chấp mới, lần đầu

tiên được ghi nhận chính thức tại Điều 25 BLTTDS năm 2004, sửa đổi bổ sung năm

2011, và hiện nay được quy định tại khoản 11 Điều 26 BLTTDS năm 2015 Ngoàiquy định về thầm quyền giải quyết tranh chấp này thuộc về Tòa án trong BLTTDS,

luật thực định chưa có quy định cụ thể về VIỆC giải quyết loại tranh chấp ngày Tuy

nhiên, có thể nhận thấy các vụ án về tranh chấp yêu cầu tuyên bố văn bản côngchứng vô hiệu sẽ phải liên quan trực tiếp đến “văn bản đã được công chứng” Do

đó, khi giải quyết tranh chấp, Tòa án áp dụng Luật công chứng — luật nội dung điềuchỉnh về hoạt động công chứng, ngoài ra, các tranh chấp thường liên quan trực tiếpđến giao dịch dân sự nên quy định của Bộ luật dân sự về điều kiện có hiệu lực củagiao dịch dân sự và về giao dịch dân sự vô hiệu cũng sẽ được áp dụng Về trình tự

giải quyết tranh chấp liên quan đến văn bản công chứng vô hiệu sẽ được thực hiện

theo trình tự của BLTTDS 2015 và các văn bản hưỡng dẫn liên quan Trong phạm

vi luận văn này tác giả sẽ lần lượt phân tích thực trạng về yêu cầu tuyên bố văn bản

công chứng vô hiệu theo pháp luật nội dung (Luật công chứng và các quy định của

BLDS hiện hành) và pháp luật tố tụng quy định về trình tự thủ tục giải quyết loại

tranh chấp này

2.1 Thực trạng quy định về yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu theo

Luật công chứng và so sánh với các quy định của Bộ luật dân sự hiện hành

2.1.1 Chú thể có quyền yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu

Hoạt động công chứng được xác định thuộc nhóm “dịch vụ công” do Nhà

nước uỷ nhiệm trao quyền cho công chứng viên thực hiện, điều này được thé hiện rõtại Điều 3, Luật công chứng khi quy định về chức năng xã hội của công chứng viên

Do đó, trong quan hệ pháp luật công chứng các chủ thé có liên quan đến văn bản

31

Trang 39

công chứng tương đối rộng, bao gồm cả những người trực tiếp giao kết, thực hiệnvăn bản công chứng cho đến những người có liên quan gián tiếp như người chứng

kiến, người phiên dich, cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Luật công chứng 2014 quy định về quyền được đề nghị Tòa án tuyên bố văn

bản công chứng vô hiệu như sau: “Công chứng viên, người yêu cau công chứng,người làm chứng, người phiên dich, người có quyển lợi, nghĩa vụ liên quan, coquan nhà nước có thẩm quyên có quyền đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản côngchứng vô hiệu khi có căn cứ cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật”.[1,Diéu 52] So sánh cùng điều luật nay tại Luật công chứng 2014 với Điều 45 Luậtcông chứng 2006 thì nội hàm 02 điều luật cơ bản giống nhau, nhưng Luật côngchứng 2014 đã bé sung thêm đối tượng người yêu cầu có thé là “người phiên dich”

mà Luật công chứng 2006 không quy định Lý giải cho sự khác nhau này, xuất phát

từ việc phạm vi công chứng của Luật công chứng 2014 rộng hơn so với 2006, theo

đó Luật công chứng 2006 quy định công chứng là việc công chứng viên chứng nhận

tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng,

giao dịch) bằng văn bản, trong khi Luật công chứng 2014 bổ sung thêm ngoài Hợp

đồng, giao dịch thì có thêm ban dịch được công chứng.

Khi một trong các chủ thể trên có căn cứ cho rằng việc công chứng có vi

phạm pháp luật thì đều có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô

hiệu Cụ thẻ:

Công chứng viên là người chịu trách nhiệm chứng nhận tính xác thực, hợp

pháp của hợp đồng, giao dịch và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, chịu tráchnhiệm đối với người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng mà mình đã chứng

nhận, ký lời chứng Do vậy công chứng viên phải là người chịu trách nhiệm kiêm

tra, rà soát tất ca các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, giao dich, khang địnhđược việc giao kết hợp đồng, giao dịch đó là đúng quy định pháp luật, không trái

đạo đức xã hội mới chứng nhận và phát hành văn bản công chứng cho người yêu

cầu công chứng Tuy nhiên trên thực tế, việc rà soát, kiểm tra, xác nhận các điều

kiện hợp pháp của hợp đồng, giao dịch phụ thuộc vào các tài liệu, giấy tờ do người

32

Trang 40

yêu cầu công chứng cung cấp cho công chứng viên, khi một bên trong giao dịch cốtình cung cấp tài liệu giả mạo, cỗ ý không khai báo đầy đủ người có quyền/có nghĩa

vụ liên quan đến giao dịch (ví dụ: không cung cấp đầy đủ thông tin về những ngườithuộc hàng thừa kế để công chứng viên xác định đủ người có quyền lập văn bản

khai nhận di sản thừa kế; cung cấp giả mạo giấy ủy quyền, căn cước công dân v v ) dẫn đến công chứng viên không thê biết được tại thời điểm công chứng, đãchứng nhận vào hợp đồng, giao dịch không đủ điều kiện có hiệu lực pháp luật thìcông chứng viên có quyền đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu Sovới các hợp đồng, giao dịch dân sự thông thường, thì văn bản công chứng có liênquan trực tiếp đến tính đúng đắn trong quá trình hành nghề công chứng của công

chứng viên, nên Luật công chứng quy định công chứng viên có quyền yêu cầu tuyên

bố văn bản công chứng vô hiệu là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với Điều 4, Điều 186

Bộ luật tố tụng dân sự

Người yêu cầu công chứng là cá nhân, tô chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổchức nước ngoài có yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch theo Luật công chứng.Người yêu cầu công chứng có thể yêu cầu công chứng dự thảo sẵn hợp đồng, giaodịch của mình yêu cầu công chứng viên chứng nhận hoặc sử đụng dự thảo do công

chứng viên soạn thảo Tuy nhiên bản dự thảo hợp đồng, giao dịch này luôn phụ

thuộc vào ý chí chủ quan của công chứng viên, công chứng viên quan điểm nộidung nào của dự thảo chưa đúng quy định pháp luật thì có quyền chỉ rõ và đề nghị

người yêu cầu công chứng phải sửa chữa, nếu người yêu cầu công chứng không

đồng ý sữa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng Như vậy, bảnchất một văn bản công chứng được xác lập phụ thuộc vào ý chí của 03 bên, trong đó

02 bên trực tiếp giao kết hợp đồng với 01 bên là công chứng viên; 02 bên đối với

trường hợp là hành vi pháp lý đơn phương (di chúc) phụ thuộc vào ý chí của người

yêu cầu và cả của công chứng viên liên quan đến các nội dung của hợp đồng Do

việc xác lập văn bản công chứng phụ thuộc cả vào ý chí, quan điểm của công chứng

viên nên trong một số trường hợp việc xác lập văn bản công chứng vi phạm phápluật do lỗi của công chứng viên dẫn đến văn bản không đảm bảo điều kiện có hiệu

33

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w