1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chất Điện Ảnh trong tiểu thuyết của vladimir nabokov

196 16 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chất Điện Ảnh trong Tiểu Thuyết của Vladimir Nabokov
Tác giả Nguyễn Thị Bích
Người hướng dẫn PGS.TS. Phạm Gia Lâm, TS. Nguyễn Thị Thu Thủy
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Văn học
Thể loại Luận án Tiến sĩ Văn học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 196
Dung lượng 2,12 MB

Nội dung

Chất điện ảnh trong tiểu thuyết của Vladimir Nabokov Chất điện ảnh trong tiểu thuyết của Vladimir Nabokov Chất điện ảnh trong tiểu thuyết của Vladimir Nabokov

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM GIA LÂM TS NGUYỄN THỊ THU THỦY

HÀ NỘI - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng Các kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Bích

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin được cảm ơn hai thầy cô hướng dẫn của mình là PGS.TS Phạm Gia Lâm và TS Nguyễn Thị Thu Thủy Thầy và cô đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như quá trình thực hiện luận án này Những tài liệu, kiến thức mà các thầy cô đã dịch và cung cấp cho tôi là những nền tảng quan trọng nhất để tôi thực hiện luận án này

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô thuộc khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tận tình giảng dạy cho tôi trong thời gian học nghiên cứu sinh tại Khoa

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới TS Hoàng Cẩm Giang vì đã giúp tôi rất nhiều trong việc tìm kiếm thêm những tài liệu tiếng Anh mà nếu không có chúng, luận án này sẽ khó có thể thực hiện với kết quả như mong muốn được

Xin cảm ơn Ban chủ nhiệm và các thầy cô, anh chị em đồng nghiệp ở Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã luôn động viên, giúp đỡ, san sẻ công việc với tôi để tôi có thể hoàn thành luận án này

Do kiến thức và khả năng của bản thân tôi còn hạn chế nên luận án còn nhiều thiết sót Kính mong các thầy, cô góp ý để luận án của tôi được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Bích

Trang 5

Tôi không tƣ duy bằng bất cứ ngôn ngữ nào

Tôi tƣ duy bằng hình ảnh (I don’t think in any language I think in images.)

(Vladimir Nabokov (1990), Strong Opinions, Vintage Books, New York, pp.14)

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 10

4 Phương pháp nghiên cứu 11

5 Đóng góp mới của luận án 12

6 Cấu trúc của luận án 13

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ V.NABOKOV VÀ CHẤT ĐIỆN ẢNH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA ÔNG 14

1.1 Các hướng nghiên cứu về V Nabokov 15

1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu theo hướng tiếp cận tiểu sử 17

1.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu theo hướng tiếp cận thi pháp học 19

1.1.3 Nhóm công trình nghiên cứu theo hướng tiếp cận liên văn bản 27

1.1.4 Nhóm công trình nghiên cứu theo hướng tiếp cận kí hiệu học 30

1.1.5 Nhóm công trình nghiên cứu theo hướng tiếp cận liên ngành 31

1.1.6 Nhóm công trình nghiên cứu theo hướng tiếp cận nữ quyền luận 35 1.1.7 Nhóm công trình khác 37

1.2 Tình hình nghiên cứu về chất điện ảnh trong tiểu thuyết và chất điện ảnh trong tiểu thuyết của V Nabokov 38

1.2.1 Tình hình nghiên cứu chất điện ảnh trong tiểu thuyết 38

1.2.2 Tình hình nghiên cứu chất điện ảnh trong tiểu thuyết của V Nabokov 50

Tiểu kết chương 1: 53

Chương 2 CHẤT ĐIỆN ẢNH TRONG TIỂU THUYẾT V.NABOKOV: NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 55

2.1 Xu hướng vận động của văn học nghệ thuật nửa đầu thế kỉ XX 55

2.2 Tiểu thuyết V Nabokov trong dòng chảy của tiểu thuyết thế kỉ XX 60

Trang 7

2.3 Sự phát triển của điện ảnh đầu thế kỉ XX và mối liên hệ giữa đời sống

của Nabokov với điện ảnh 62

2.3.1 Sự phát triển của điện ảnh đầu thế kỉ XX 62

2.3.2 Mối liên hệ giữa đời sống của Nabokov với điện ảnh 74

2.4 Mối liên hệ cốt truyện của Phòng thủ Luzhin, Tiếng cười trong bóng tối, Lolita với điện ảnh 82

Tiểu kết chương 2: 90

Chương 3: CỐT TRUYỆN KIỂU KỊCH BẢN PHIM VÀ KẾT CẤU KIỂU MONTAGE TRONG TIỂU THUYẾT CỦA V.NABOKOV 92

3.1 Cốt truyện kiểu kịch bản phim trong tiểu thuyết V Nabokov 92

3.1.1 Cốt truyện kiểu kịch bản phim Noir 92

3.1.2 Cốt truyện kiểu kịch bản phim tâm lý tình cảm kinh dị bi kịch Nga đầu thế kỉ XX 99

3.1.3 Cốt truyện kiểu kịch bản phim Hollywood 103

3.1.4 Cốt truyện theo hình thức kịch bản phim 106

3.2 Kết cấu kiểu montage trong tiểu thuyết V Nabokov 113

3.2.1 Kết cấu montage giữa các chương, đoạn 115

3.2.2 Kết cấu montage giữa các câu văn 125

3.2.3 Kết cấu montage trong mỗi câu văn 127

Tiểu kết chương 3: 132

Chương 4: NGƯỜI KỂ CHUYỆN – ĐIỂM NHÌN KIỂU CAMERA VÀ KHÔNG GIAN KIỂU MISE-EN-SCENE TRONG TIỂU THUYẾT CỦA V.NABOKOV 134

4.1 Người kể chuyện và điểm nhìn kiểu camera trong tiểu thuyết V.Nabokov 134

4.1.1 Người kể chuyện phân thân như camera đối diện với nhân vật 134

4.1.2 Điểm nhìn camera với phối cảnh thường xuyên thay đổi 143

4.2 Không gian kiểu mise-en-scene trong tiểu thuyết V Nabokov 160

Trang 8

Tiểu kết chương 4: 169 KẾT LUẬN 171 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 175 TÀI LIỆU THAM KHẢO 176

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thế kỉ XIX-XX chứng kiến sự ra đời và phát triển nhanh chóng của loại hình điện ảnh Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thường chỉ chú ý đến sự tác động của các loại hình nghệ thuật cũ như văn học, sân khấu, hội họa, nhiếp ảnh… đến điện ảnh mà chưa quan tâm nhiều đến sự tác động ngược lại Vì vậy, thông qua nghiên cứu dấu ấn của điện ảnh trong văn học, luận án muốn góp thêm ý kiến về mối quan hệ rất phức tạp giữa điện ảnh và văn học

Từ thế kỉ XX đến nay, sự làm mờ ranh giới loại hình/thể loại đã và đang là một hiện tượng phổ biển trong nghệ thuật thế giới Các loại hình/thể loại, vốn thường mang dấu vết của loại hình/thể loại khác (“…media inevitably bear one another‟s traces”)[Geiger J, 2013, 1], lại càng trở nên gần gũi với nhau Điều này đã góp phần tạo nên tính chất hậu hiện đại cho nghệ thuật thời gian này Đồng thời, sau sự xuất hiện của hiện tượng này, nhiều thể loại lai ghép đã ra đời, làm cho nghệ thuật thế kỉ XX phát triển phong phú, đa dạng hơn Do đó, việc nghiên cứu chất điện ảnh trong văn chương, tức là sự hiện diện của loại hình này trong loại hình khác, là một việc làm phù hợp và cần thiết; tạo tiền đề cho những nghiên cứu về các thể loại lai ghép Đồng thời, việc làm này cũng giúp hiểu rõ hơn về khuynh hướng phát triển của nghệ thuật thế kỉ XX nói chung và sự phát triển của tiểu thuyết thế kỉ XX nói riêng

Thực hiện luận án này, chúng tôi cũng muốn xem xét lại quan niệm về chất/tính điện ảnh – khái niệm thường được nhắc đến trong nghiên cứu chuyển thể thời gian gần đây Trong nghiên cứu chuyển thể văn học - điện ảnh, các nhà nghiên cứu thường cho rằng tính điện ảnh của một tác phẩm văn học, đặc biệt là tiểu thuyết, thường hấp dẫn các nhà làm phim và khiến họ tìm cách chuyển thể tác phẩm đó Tuy nhiên, gần đây, có ý kiến cho rằng hầu như các tác phẩm văn học đều có thể chuyển thể [Đào Lê Na, 2017, 149] Vì vậy, thông qua luận án này, chúng tôi muốn tìm câu trả lời cho các vấn đề: tính điện ảnh có hoàn toàn gắn với vấn đề chuyển thể

Trang 10

và là một yếu tố hấp dẫn các nhà làm phim? Liệu có phải chỉ những tác phẩm có tính điện ảnh mới có thể chuyển thể? Tính điện ảnh trong tác phẩm văn chương có giúp tác phẩm dễ dàng được chuyển thể hay không?

Trong luận án này, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu các tiểu thuyết của V.Nabokov, bởi ông là một nhà văn hàng đầu của văn học Nga hải ngoại, một hiện tượng của văn chương thế giới thế kỉ XX Ông thành công trong việc sáng tác song ngữ, bằng tiếng Nga – tiếng mẹ đẻ, và bằng cả tiếng Anh Thậm chí, những sáng tác bằng tiếng Anh của ông còn được xếp vào hàng những tác phẩm kinh điển của văn học Anh ngữ ở nhiều thể loại Kể từ khi ra đời cho đến nay, các tác phẩm của ông luôn thu hút sự chú ý đặc biệt của giới nghiên cứu bởi tính phức tạp của chúng Thực hiện luận án này, chúng tôi đọc các tiểu thuyết của Nabokov từ các kĩ thuật điện ảnh, cách tư duy và quan niệm thẩm mỹ của điện ảnh Qua đó, chúng tôi hy vọng có thể góp thêm một cách đọc mới cho các tiểu thuyết vốn rất phức tạp này: giúp người đọc giải mã được sự phá vỡ đại tự sự, thủ pháp trò chơi, kiểu người kể chuyện không đáng tin… Từ đó, luận án giúp người đọc hiểu hơn về tài năng, vị trí của Nabokov trong văn học nghệ thuật thế kỉ XX

Xuất phát điểm ban đầu của các nghiên cứu về chất điện ảnh thường gắn với vấn đề chuyển thể Vì vậy, luận án chọn nghiên cứu về Nabokov bởi ông cũng là tác giả có nhiều tác phẩm được làm thành phim Hơn 10 phim đã được làm từ các tác phẩm của ông, đưa nhà văn vào nhóm các tác giả được chuyển thể nhiều của thế kỉ XX [Mazierska E., 2011, 1]

Luận án chọn nghiên cứu 3 tiểu thuyết của V Nabokov là Phòng thủ Luzhin (1930), Tiếng cười trong bóng tối (1932) và Lolita (1955) Lí do thứ nhất,

đây là ba tiểu thuyết đặc sắc của Nabokov, đại diện cho những giai đoạn sáng

tác, các ngôn ngữ sáng tác khác nhau của ông Phòng thủ Luzhin và Tiếng cười trong bóng tối là các tiểu thuyết sáng tác bằng tiếng Nga, được Nabokov viết khi

sống ở châu Âu Hai tác phẩm này thể hiện rõ đặc điểm của tiểu thuyết Nabokov

thời kì đầu Tiếng cười trong bóng tối được Nabokov viết bằng tiếng Nga, nhưng

Trang 11

sau đó được chính ông dịch sang tiếng Anh Chính vì vậy, đây sẽ là một trường hợp thú vị để nghiên cứu sự vận động trong tư duy, quan niệm sáng tác của

Nabokov, trong đó có sự vận động do chịu sự tác động của điện ảnh Phòng thủ Luzhin là một tiểu thuyết tương đối phức tạp được kể từ góc nhìn của một người tự kỷ có tài năng và đam mê môn cờ vua Tiếng cười trong bóng tối là một tiểu thuyết có đề tài độc đáo Đây cũng là một tiểu thuyết được chính Nabokov tiết lộ

rằng ông viết nó như viết một kịch bản phim [Appel A Jr., 1974, 258-259]

Lolita là tác phẩm được viết bằng tiếng Anh khi Nabokov sống ở Mỹ Chúng tôi chọn tìm hiểu tác phẩm Lolita vì đây là tiểu thuyết tiêu biểu nhất của ông, là cầu

nối giữa chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại [Danglli G., 2010], [Couturier M (ed.), 1995] Năm 1962, khi trả lời phỏng vấn của đài BBC, chính V Nabokov đã

thừa nhận rằng: “Lolita là tác phẩm tôi đặc biệt yêu thích” [Nabokov V., 1990,

15] Độc giả và các nhà phê bình cũng rất ca ngợi tiểu thuyết này

Lí do thứ hai để chúng tôi lựa chọn nghiên cứu ba tiểu thuyết này là cả ba đã được chuyển thể thành phim Bởi lẽ, theo quan niệm thông thường, các tác phẩm được lựa chọn chuyển thể trước hết là có tính/chất điện ảnh [Đào Lê Na, 2017]

Phòng thủ Luzhin được Marleen Gorris chuyển thể thành phim năm 2000 Tiếng cười trong bóng tối được Tony Richardson chuyển thể năm 1969 (phim Anh-Pháp) Thực

tế, từ giữa những năm 1930, tức là chỉ sau khi tiểu thuyết xuất hiện vài năm, diễn viên người Đức nổi tiếng và tài năng Fritz Kortner đã từng có ý định chuyển thể tiểu thuyết này Nabokov từng trả lời phỏng vấn rằng, ông đã đến London để gặp Kortner nhưng việc làm phim không thành Vài năm sau, một công ty khác ở Paris cũng có dự định này, nhưng chưa thể thực hiện được [Nabokov V., 1990, 162] Năm 1986, Laszlo Papas dự định làm lại bộ phim này Tuy nhiên, vì một số lí do mà dự án chưa được triển khai Tháng 12/2020, Soctt Rank – đạo diễn của seri phim ngắn nổi tiếng

trên Netflix The Queen‟s Gambit (Thí quân Hậu) - và diễn viên Taylor-Joy cũng vừa tuyên bố sẽ cùng nhau chuyển thể Tiếng cười trong bóng tối thành một phim Noir

trong thời gian tới [Lewis I., 2020]

Trang 12

Lolita thậm chí còn được chuyển thể thành phim tới hai lần Chỉ 3 năm sau khi Lolita được xuất bản lần đầu ở Pháp (1955), Stanley Kubrick đã có ý định chuyển thể

tác phẩm này thành phim, và điều này đã trở thành sự thật vào năm 1962 Đạo diễn Stanley Kubrick (1928 – 1999) là một trong những đạo diễn vĩ đại nhất thế kỷ XX với một lối làm phim rất riêng, độc đáo; để lại cho loại hình nghệ thuật thứ bảy nhiều

tác phẩm đặc sắc Hơn 30 năm sau, năm 1997, tác phẩm lại được chuyển thể lần thứ

hai Đạo diễn Adrian Lyne (1941) của phiên bản thứ hai này cũng là một tên tuổi lớn của điện ảnh đương đại với nhiều bộ phim có phong cách riêng về chủ đề tình dục

Theo Nabokov, Lolita cũng từng được xem xét chuyển thể thành phim ca nhạc với

đội ngũ sáng tạo tài năng: nhà viết ca từ Alan Jay Lerner sẽ đảm nhiệm phần chuyển thể và phần lời, nhà soạn nhạc John Barry sẽ phụ trách phần âm nhạc, họa sĩ vẽ phối

cảnh Boris Aronson sẽ phụ trách phần bối cảnh [Nabokov V., 1990, 166]

2 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu mà chúng tôi tìm hiểu trong luận án này là chất điện ảnh trong các tiểu thuyết của Nabokov Khái niệm chất điện ảnh mà chúng tôi nói tới ở đây là những dấu ấn, đặc trưng của điện ảnh trong tác phẩm văn chương Chất điện ảnh được tạo nên bởi việc dùng các yếu tố ngôn ngữ điện ảnh (ánh sáng, montage, vị trí máy quay, cỡ cảnh…), việc sử dụng cách tư duy kiểu điện ảnh (tư duy bằng hình ảnh), hay sự vận dụng các cách thức điện ảnh tác động đến khán giả (khán giả như đối diện với nhân vật, khán giả bị động…) (Chúng tôi sẽ giới thiệu khái niệm này kĩ hơn trong chương 1)

Trong quá trình nghiên cứu, ở một số trường hợp, chúng tôi cũng đề cập đến việc chuyển thể ba tiểu thuyết này thành phim như một sự kiểm chứng về chất điện ảnh của chúng Đôi chỗ, chúng tôi cũng đề cập đến các tác phẩm khác của Nabokov, hay các sáng tác của các nhà văn cùng thời… để đối chiếu với các đối tượng nghiên cứu của luận án, từ đó đưa các các kết luận khả dĩ hợp lý và thuyết phục về chất điện ảnh trong tiểu thuyết của Nabokov

Phạm vi nghiên cứu của luận án chất điện ảnh thể hiện trong các yếu tố thi

pháp của ba tiểu thuyết của Nabokov: Tiếng cười trong bóng tối, Lolita, Phòng

Trang 13

thủ Luzhin Phòng thủ Luzhin là tiểu thuyết được Nabokov sáng tác bằng tiếng

Nga, năm 1930, trong thời kì ông ở Berlin, Đức Trong luận án, chúng tôi sử dụng bản dịch tiếng Việt của Thiên Lương Bản tiếng Việt này được dịch giả công bố rằng ông dịch từ bản tiếng Nga Năm 1964, tiểu thuyết được Michael Scammell kết hợp cùng Nabokov dịch sang tiếng Anh Do không thể sử dụng tiếng Nga, nên ngoài bản tiếng Việt, chúng tôi cũng sử dụng bản dịch tiếng Anh, do nhà xuất bản Putnam Publishing Group phát hành năm 1980 để đối chiếu Bản dịch tiếng Anh này được xuất bản lần đầu năm 1964, đã có sự can thiệp, thẩm định của chính Nabokov nên chúng tôi cho rằng đó là một bản dịch đáng tin cậy

Tiếng cười trong bóng tối là tiểu thuyết ngắn (short novel) được Nabokov sáng tác bằng tiếng Nga với nhan đề Камера обскура (Phòng tối) Ban đầu, tiểu thuyết được in thường kì trên Современные записки (Văn bút hiện đại) – một tờ

báo chuyên về chính trị và văn chương của người Nga ở Paris – từ tháng 5/1932 đến tháng 5/1933 Tiểu thuyết được xuất bản thành sách vào tháng 12/1933 tại Berlin Sau đó, Winifred Roy đã dịch tác phẩm này sang tiếng Anh, và nhà in Johnathan Long (nhà xuất bản Hutchinson) xuất bản năm 1936 tại London với

nhan đề Camera obscura (Phòng tối) Tuy nhiên, do không hài lòng với chất

lượng bản dịch, năm 1938, đích thân Nabokov tự dịch tiểu thuyết này sang tiếng

Anh với nhan đề Laughter in the dark (Tiếng cười trong bóng tối) Theo chúng

tôi, một bản dịch do chính tác giả tự tay dịch cũng có thể coi là một tác phẩm mới Nhà văn, dịch giả nổi tiếng Jorge Luis Borges từng phát biểu rằng: “Tôi nghĩ rằng có hai cách dịch hợp lý Một cách là cố gắng dịch theo nghĩa đen, cách kia là sáng tạo lại”1 [Di Giovanni N.T., 1973, 104] Borges cho rằng khi dịch tác phẩm, dịch giả cần cân nhắc sự khác biệt văn hóa giữa quốc gia của văn bản gốc và văn bản dịch để dịch cho phù hợp Như vậy, cách dịch của Nabokov cũng có thể coi là “sáng tạo lại” (re-creation) như cách nói của Borges Trong trường hợp

1

“I think there are two legitimate ways of translating One way is to attempt a literal translation, the other is to try a re-creation”

Trang 14

Nabokov và Laughter in the dark lại càng đúng, bởi lẽ khi chuyển sang tiếng

Anh, nhà văn đã có nhiều thay đổi trong tác phẩm

Năm 2014, bản tiếng Anh này được dịch giả Đặng Xuân Thảo dịch sang tiếng Việt, do Nhã Nam phát hành Ngoài bản này, tiểu thuyết còn có một bản

dịch từ tiếng Nga sang tiếng Việt với nhan đề Tiếng cười trong bóng tối của dịch giả Nguyễn Thị Kim Hiền, do nhà xuất bản Văn học phát hành năm 2000 Chúng

tôi không sử dụng bản dịch của Kim Hiền mà sử dụng bản dịch của Đặng Xuân Thảo Nguyên nhân là do, như chúng tôi đã trình bày ở trên, chúng tôi coi bản tiếng Anh cũng là một tác phẩm của Nabokov, thậm chí là một tác phẩm đã được nhà văn nghiền ngẫm và suy nghĩ kĩ hơn Tất nhiên, chúng tôi cũng sử dụng bản dịch từ tiếng Nga để đối chiếu với bản dịch từ tiếng Anh, từ đó hiểu hơn về chất điện ảnh của tiểu thuyết sau khi Nabokov điều chỉnh Ngoài bản dịch tiếng Việt, do không thể đọc bản gốc tiếng Nga, nên chúng tôi dùng bản tiếng Anh do chính Nabokov dịch, do New Direction in năm 1960 Luận án không sử dụng bản dịch của Winifred Roy bởi lẽ chính Nabokov cũng không hài lòng vào chất lượng bản dịch này

Lolita là tiểu thuyết Nabokov sáng tác trong thời kì ở Mỹ, được viết bằng

tiếng Anh Năm 2014, dịch giả Thiên Lương dịch tác phẩm này sang tiếng Việt Trong luận án của mình, chúng tôi sử dụng bản dịch này Ngoài bản dịch của Thiên Lương, cuốn sách còn có một bản dịch tiếng Việt của Dương Tường được in năm 2012 Tuy nhiên, chúng tôi chọn bản dịch sau bởi lẽ xung quanh bản dịch của Dương Tường có khá nhiều lỗi gây tranh cãi Thêm nữa, vốn là bản dịch ra đời sau nên bản của Thiên Lương đã có sự điều chỉnh, tránh các lỗi như trong bản của Dương Tường Dù văn phong có thể chưa mượt mà, nhưng bản dịch này sát nghĩa với bản tiếng Anh Ngoài ra, chúng tôi cũng kết hợp sử dụng bản tiếng Anh của tác phẩm, do Everyman‟s Library phát hành năm 1992

Việc đọc và tìm hiểu tác phẩm của V.Nabokov bằng nguyên bản tiếng

Anh gặp rất nhiều khó khăn do các tác phẩm này, đặc biệt là Lolita, được viết

bằng thứ tiếng Anh vô cùng phức tạp, trong khi trình độ tiếng Anh của người viết lại có hạn Tuy nhiên, nó cũng tạo nhiều thuận lợi cho việc tìm hiểu những

Trang 15

yếu tố khó chuyển ngữ khi dịch như: các thì, cách chơi chữ, gieo vần… Đồng thời, nếu chỉ nghiên cứu bản dịch tiếng Việt thì có thể có khó khăn vì trong bản

dịch (ví dụ như bản dịch Phòng thủ Luzhin) có đôi chỗ dễ gây hiểu lầm (do câu

tiếng Việt đôi khi không thể hiện rõ mối tương quan ngữ pháp giữa các vế trong câu như trong tiếng Anh)

Trong quá trình triển khai luận án, chúng tôi thường viết về Phòng thủ Luzhin trước, sau đó là Tiếng cười trong bóng tối, và cuối cùng là Lolita; do các

tác phẩm này ra đời lần lượt theo trình tự thời gian Có nhiều ý tưởng trong

Phòng thủ Luzhin, Tiếng cười trong bóng tối tiếp tục được phát triển trong Lolita; nên cách trình bày này sẽ tạo ra một cái nhìn hệ thống về 3 tiểu thuyết

này nói riêng và về các tác phẩm của Nabokov nói chung Cũng có khi, nếu thấy cả ba đối tượng nghiên cứu có chung một đặc điểm nào đó thì chúng tôi sẽ trình bày phần phân tích cả ba tác phẩm đan xen với nhau

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận án là xác định chất điện ảnh là một đặc điểm thi

pháp trong tiểu thuyết của Nabokov, đồng thời cũng phản ánh xu hướng vận động của tiểu thuyết thế kỷ XX nói chung

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Nhiệm vụ trước tiên của luận án là tìm hiểu mối liên hệ của tiểu thuyết Nabokov với điện ảnh, khám phá những biểu hiện của chất điện ảnh trong tiểu thuyết của Nabokov

Trên cơ sở xác định đặc điểm và phương thức thể hiện chất điện ảnh trong tiểu thuyết của V.Nabokov, luận án đưa ra một cách đọc mới cho các tác phẩm này, đồng thời định vị giá trị cách tân của các tiểu thuyết này trong dòng chảy tiểu thuyết thế kỉ XX Trước đây, có một số nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về chất điện ảnh trong sáng tác của Nabokov So với các nghiên cứu đó, luận án của chúng tôi muốn xác định chất điện ảnh có phải là đặc điểm riêng của một tiểu thuyết của Nabokov hay là đặc điểm chung trong nhiều sáng tác của ông thông qua nghiên cứu 3 tác phẩm tiêu biểu của ông

Trang 16

Cũng từ việc nghiên cứu chất điện ảnh, chúng tôi muốn mở rộng tìm hiểu về mối quan hệ của văn học với điện ảnh; vị trí của điện ảnh trong bối cảnh văn hóa đại chúng, bối cảnh nghệ thuật hiện đại và hậu hiện đại của thế kỉ XX Chúng tôi cũng muốn tìm hiểu về mối quan hệ qua lại phức tạp giữa điện ảnh và các loại hình nghệ thuật khác Qua đó, luận án cho thấy điện ảnh mặc dù là nghệ thuật ra đời sau nhưng có nhiều ảnh hưởng đến loại hình ra đời trước là văn học Luận án cũng muốn xác định được đặc điểm của nghệ thuật thời kì chuyển từ nghệ thuật hiện đại sang nghệ thuật hậu hiện đại: ở đó có sự mờ nhòa ranh giới thể loại, tính chất liên phương tiện (intermediality) để từ đó tạo ra các thể loại tiểu thuyết lai ghép (hybrid novel, intermedial novel, multi-modal novel)

Đồng thời, từ việc tìm hiểu về chất điện ảnh trong tiểu thuyết của Nabokov, chúng tôi muốn xem xét lại một quan niệm mà các nhà nghiên cứu chuyển thể thường thừa nhận bấy lâu nay Đó là quan niệm: một tác phẩm văn học có chất điện ảnh sẽ hấp dẫn các nhà làm phim và có thể dễ dàng chuyển thể thành phim [Đào Lê Na, 2017, 150] Chúng tôi muốn tìm hiểu liệu chất điện ảnh có hoàn toàn khiến cho việc làm phim dễ dàng hay thậm chí đôi lúc nó gây khó khăn cho nhà làm phim chuyển thể

4 Phương pháp nghiên cứu

Thực hiện luận án, chúng tôi sử dụng hai phương pháp nghiên cứu là thi pháp học và trần thuật học; trong đó, phương pháp thi pháp học và trần thuật học của văn học là chủ yếu Ngoài ra, luận án cũng sử dụng phương pháp thi pháp học và trần thuật học điện ảnh Các phương pháp này được dùng như là những phương pháp có nguyên tắc tương đồng, thể hiện phương pháp tiếp cận mang tính liên ngành của luận án Chúng sẽ giúp định tính chất điện ảnh và các phương thức thể hiện chất điện ảnh trên cơ sở tham chiếu những yếu tố của ngôn ngữ điện ảnh bao gồm: những yếu tố vĩ mô (thể loại, trần thuật) và vi mô (quay phim, dựng phim, dàn cảnh, âm thanh, hiệu ứng đặc biệt)

Chúng tôi cũng kết hợp sử dụng các phương pháp tiếp cận khác như: tiểu sử, xã hội – lịch sử, liên văn bản… khi phân tích và đưa ra các luận điểm Phương pháp xã hội-lịch sử và phương pháp tiểu sử giúp chúng tôi tìm hiểu bối cảnh xã

Trang 17

hội, nghệ thuật đầu thế kỉ XX cũng như mối liên hệ của Nabokov với điện ảnh trong chương 2 để làm cơ sở cho các phân tích về chất điện ảnh trong chương 3 và 4 Phương pháp liên văn bản giúp chúng tôi xác định mối liên hệ giữa các tác phẩm của Nabokov với các tác phẩm điện ảnh trước và cùng thời để chỉ rõ chất điện ảnh của chúng

Đồng thời, trong luận án này, chúng tôi cũng sử dụng các thao tác thống kê, tổng hợp, miêu tả, so sánh… trong việc tìm và phân tích dẫn chứng, để các luận điểm được chứng minh một cách logic và hợp lý

Tất cả những hướng tiếp cận, phương pháp và thao tác này phải được dùng kết hợp với nhau Bởi lẽ, mỗi phương pháp, thao tác chỉ giải quyết được một số khía cạnh của vấn đề Chỉ khi liên kết chúng lại với nhau thì mới có thể đưa ra được những kết luận chính xác và toàn vẹn

5 Đóng góp mới của luận án

Là một trong số những công trình đầu tiên nghiên cứu về chất điện ảnh trong tiểu thuyết ở Việt Nam, luận án sẽ mang đến một quan niệm mới về khái niệm “chất điện ảnh”, khác với quan niệm của các nhà nghiên cứu chuyển thể Luận án cho rằng chất điện ảnh của tác phẩm không chỉ nằm ở việc sử dụng các kĩ thuật điện ảnh mà còn nằm ở việc sử dụng cách tư duy kiểu điện ảnh Chất điện ảnh không chỉ được tạo nên nhờ cốt truyện, nhân vật, ngôn từ giàu hình ảnh… mà còn được tạo ra bởi kết cấu montage Chất điện ảnh không hoàn toàn gây thuận lợi, thậm chí còn gây khó khăn cho việc chuyển thể

Sử dụng góc nhìn từ nghệ thuật điện ảnh, luận án kết nối các nghiên cứu về tiểu thuyết của Nabokov trước đó và đưa ra một cách đọc mới, giúp loại bỏ những tranh cãi về các tác phẩm này Qua nghiên cứu, luận án kết luận rằng kiểu người kể chuyện không đáng tin, điểm nhìn thường xuyên thay đổi trong tiểu thuyết của Nabokov được tạo nên nhờ vận dụng nguyên tắc hoạt động của máy quay phim; cốt truyện mang màu sắc đại chúng được hình thành từ việc học tập và giễu nhại các cốt truyện của một số thể loại, trường phái phim phát triển vào đầu thế kỉ XX; kết cấu dòng ý thức được tạo nên từ cách montage (dựng phim) trong điện ảnh; việc tổ chức không gian được học từ các dàn cảnh của điện

Trang 18

ảnh… Chất điện ảnh đã tạo nên tính trò chơi, tính đại chúng, màu sắc hậu hiện đại cho các tiểu thuyết của Nabokov Luận án cũng cho rằng chất điện ảnh đã góp phần thể hiện quan niệm của Nabokov về thế giới: con người không thể nắm bắt được sự thực mà chỉ có thể biết được một phần của sự thực Thông qua việc xác định đặc điểm tiểu thuyết của Nabokov, luận án góp phần khẳng định vị trí đặc biệt của Nabokov trong việc cách tân thể loại tiểu thuyết trong thế kỉ XX

6 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về V Nabokov và chất điện ảnh trong tiểu thuyết của ông

Chương 2: Xu hướng vận động của văn học nghệ thuật nửa đầu thế kỉ XX và những mối liên hệ của V Nabokov với điện ảnh

Chương 3: Cốt truyện kiểu kịch bản phim và kết cấu kiểu montage trong tiểu thuyết V Nabokov

Chương 4: Người kể chuyện - điểm nhìn kiểu camera và không gian kiểu en-scene trong tiểu thuyết của V Nabokov

Trang 19

mise-Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ V.NABOKOV

VÀ CHẤT ĐIỆN ẢNH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA ÔNG

Vladimir Vladimirovich Nabokov (1899 – 1977) sinh ra trong một gia đình quý tộc giàu có Nga ở St Petersburg Tuổi thơ của ông trôi qua êm ả tại đây Năm 1919, do cuộc nội chiến ở Nga, gia đình ông phải sống lưu vong Thời gian đầu, ông học tại đại học Cambridge, chuyên ngành Ngôn ngữ và văn học Slav và Roman Năm 1920, gia đình ông chuyển đến Berlin, nơi cha ông làm biên tập

viên cho một tờ báo tiếng Nga Rul‟ (The Ruddler) Tờ báo này đã xuất bản

những tác phẩm văn xuôi, những bản dịch các tác phẩm tiếng Anh, Pháp sang tiếng Nga đầu tiên của Nabokov Sau khi tốt nghiệp đại học, năm 1922, ông chuyển qua Đức cùng gia đình Tại đây, ông làm việc với các báo, tạp chí tiếng Nga với tư cách một nhà thơ, nhà văn, dịch giả, tác giả kịch bản Tháng 3 năm này, bố ông bị bắn chết do cố gắng che chắn cho chính trị gia lưu vong Pavel Nikolaevich Miliukov Năm 1923, mẹ ông sang sinh sống ở Praha Năm 1925, Nabokov kết hôn với Vera Yevseyevna Slonim Do lo sợ hiểm họa Phát xít vì vợ ông vốn là người Do Thái, năm 1937, gia đình Nabokov chuyển sang Pháp, đến 1940 thì chuyển sang Mỹ Một người em trai của Nabokov, Sergey, ở lại và bị giết trong trại tập trung của phát xít Đức tháng 1 năm 1945 Năm 1945, Nabokov chính thức trở thành công dân Mỹ Từ 1948 đến 1958, Nabokov làm giáo sư Văn học Nga và châu Âu tại đại học Cornell Năm 1959, Nabokov quay trở lại châu Âu Ông sống ở Thụy Sĩ cho đến khi qua đời vào ngày 2 tháng 7 năm 1977

Nhìn toàn bộ tiểu sử, có thể thấy cuộc đời của Nabokov trải qua rất nhiều sóng gió: từ một quý tộc có cuộc sống sung sướng, tương lai vững chắc; ông phải sống lưu vong hết nơi này đến nơi khác ở nhiều vùng đất xa lạ; phải đối diện với cái chết của cha, của em và sự suy tàn của gia đình… Có thể, đó chính là một nguyên nhân khiến cho các sáng tác của Nabokov đầy những ám ảnh và luôn có kết thúc đau buồn

Trang 20

Từ nhỏ, Nabokov đã sử dụng thành thạo cả ba thứ tiếng Nga, Anh, Pháp Sau này, ông cũng sáng tác song ngữ, cả tiếng Nga và tiếng Anh, và đều thành công ở cả hai mảng này Ông đã để lại cho nhân loại 19 tiểu thuyết, 68 truyện ngắn, 9 tập thơ, 3 vở kịch và rất nhiều bản dịch tác phẩm của mình cũng như các tác giả nổi tiếng khác từ tiếng Nga sang tiếng Anh và ngược lại Ông được coi là một

trong những nhà văn nổi tiếng nhất thế kỉ XX Tiểu thuyết Lolita (1955) của ông

được coi là một trong số những tiểu thuyết hay nhất mọi thời đại và là một trong

những cuốn sách bán chạy nhất ở Mỹ Truyện ngắn Signs and Symbols (Kí hiệu và biểu tượng) của ông cũng được coi là truyện ngắn hay nhất của văn chương

Anh ngữ hiện đại Có những bản dịch từ tiếng Anh, Pháp sang tiếng Nga của ông

cho đến nay vẫn được coi là những bản dịch tốt nhất, ví dụ như bản dịch Alice in Wonderland (Alice ở xứ sở thần tiên) (Lewis Caroll)

Ngoài văn chương, ông đam mê môn cờ vua và việc nghiên cứu côn trùng Không chỉ thành công trong lĩnh vực văn chương, ông còn là một nhà nghiên cứu bướm với bộ sưu tập đồ sộ và nhiều phát hiện quan trọng Hai lĩnh vực này cũng tác động nhiều đến văn chương của Nabokov: bướm và cờ vua trở thành hai nội dung, hai biểu tượng quan trọng trong tiểu thuyết và truyện ngắn của ông

Dưới đây, chúng tôi tổng quan những công trình Anh ngữ và Việt ngữ liên quan đến vấn đề nghiên cứu Do không có khả năng sử dụng Nga ngữ nên chúng tôi mới chỉ khảo sát được một số tài liệu tiếng Nga dưới sự hỗ trợ của người hướng dẫn Trong khi đó, Nabokov vốn là một nhà văn Nga, nên số công trình nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của ông bằng tiếng Nga khá nhiều, ở tất cả

các nhóm vấn đề như chúng tôi trình bày sau đây 1.1 Các hướng nghiên cứu về V Nabokov

Kể từ khi Nabokov còn sống cho đến gần đây, nhiều công trình nghiên cứu về hiện tượng Nabokov đã được thực hiện Trên thế giới thậm chí còn có ngành Nabokov học (Nabokov Studies), có những nhóm nhà nghiên cứu chuyên tìm hiểu về tác giả này như Hội Nabokov Quốc tế (The International Vladimir Nabokov Society2) Hội là tập hợp các nhà nghiên cứu về Nabokov trên toàn thế

2

The Nabokovian - International Vladimir Nabokov Society https://thenabokovian.org/

Trang 21

giới, được thành lập từ năm 1978 Hội có tạp chí riêng, bắt đầu xuất bản từ năm

1978, với tên gọi Vladimir Nabokov Research Newsletter (Bản tin tình hình nghiên cứu về Vladimir Nabokov); nay chuyển thành The Nabokovian (Thế giới

Nabokov) Tính đến mùa xuân 2020, tạp chí đã xuất bản được 79 số Hội cũng có một diễn đàn trực tuyến Nabokv-L, được thành lập từ 1993, để các đối tượng quan tâm đến nghiên cứu về Nabokov có thể trao đổi, chia sẻ những nghiên cứu của mình Một tạp chí khác dành riêng cho nghiên cứu về Nabokov cũng được

Donald Barton Johnson thành lập từ năm 1994, với tên gọi Nabokov Studies Journal (Tạp chí nghiên cứu Nabokov) Không phải là quê hương hay nơi

Nabokov đã sống, nhưng Nhật Bản cũng có một cộng đồng các nhà nghiên cứu về Nabokov

Các công trình nghiên cứu về Nabokov vẫn xuất hiện đều đặn từ khoảng những năm 1960 cho đến tận ngày nay Theo thống kê của Hội Nabokov quốc tế, tính đến nay, Hội sưu tầm được khoảng 2847 tài liệu nghiên cứu về Nabokov3, trong đó có khoảng 60 luận án so sánh Nabokov với các tác giả khác4

, và khoảng 150 luận án dành riêng cho nghiên cứu về Nabokov5 Có thể phân loại các công trình nghiên cứu này theo nhiều cách: theo thời gian, theo khu vực địa lý, theo nội dung…

Trong luận án này, chúng tôi lựa chọn phân loại các công trình nghiên cứu về Nabokov theo hướng tiếp cận Do luận án hướng đến tìm hiểu những đặc điểm điện ảnh trong tiểu thuyết của V Nabokov nên chúng tôi sẽ tập trung vào các công trình có liên quan/đề cập đến tình điện ảnh hoặc những vấn đề có liên quan đến tính điện ảnh trong sáng tác của nhà văn này Với các công trình khác, chúng tôi chỉ điểm qua Trước khi thực hiện công việc này, người viết cũng muốn nhấn mạnh rằng một công trình nghiên cứu thường có một hướng tiếp cận chính và

Trang 22

https://thenabokovian.org/sites/default/files/2017-các phương pháp tiếp cận phụ trợ, nên có thể xếp cùng lúc vào nhiều nhóm khác nhau Do vậy, việc phân loại đôi chỗ chỉ mang tính tương đối

1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu theo hướng tiếp cận tiểu sử

Công trình nghiên cứu đầu tiên về tiểu sử của Nabokov là cuốn Nabokov: His Life in Art (Nabokov: Cuộc đời nghệ thuật) của Andrew Field [Field A., 1967]

Cuốn sách đã cung cấp toàn cảnh các sáng tác của Nabokov6

Tiêu biểu nhất của nhóm công trình này là hai cuốn Vladimir Nabokov: The American Years (Vladimir Nabokov: Những năm ở Mỹ) và Vladimir Nabokov: The Russian Years (Vladimir Nabokov: Những năm ở Nga) của Brian Boyd

[Boyd B., 1993a], [Boyd B., 1993b] Hai cuốn sách khảo sát rất kĩ tiểu sử của Nabokov trong từng giai đoạn sống ở Nga và Mỹ, hoàn cảnh ra đời từng tác phẩm của ông, nhấn mạnh những dấu ấn trong cuộc sống có thể làm chìa khóa giải mã những tác phẩm của nhà văn này Ông cũng tập hợp và phân tích những bài phỏng vấn, thư, thơ, truyện ngắn, kịch, những bài phê bình của Nabokov; phỏng vấn vợ của Nabokov… để tăng tính thuyết phục cho nghiên cứu của mình Có thể nói, Brian Boyd là nhà nghiên cứu hàng đầu về tiểu sử của Nabokov

Một công trình tương đối đồ sộ thuộc nhóm này là cuốn The Garland Companion to Vladimir Nabokov (Về Nabokov: Tuyển tập) do Vladimir E

Alexandrov biên tập [Alexandrov V.E., 2014] Cuốn sách dày 848 trang, là tập hợp những bài viết của rất nhiều tác giả chuyên nghiên cứu về Nabokov Cuốn sách bao gồm những tư liệu quan trọng về cuộc đời và tác phẩm của Nabokov, được viết dưới dạng các bài giới thiệu về các tác phẩm của Nabokov, về mối quan hệ của ông với các tác giả nổi tiếng thế giới như Bergson, Chekhov, Dostoevsky, Puskin, Tolstoy, Kafka, Proust, Freud Xuất bản lần đầu năm 1995, cuốn sách đưa đến cho các nhà nghiên cứu Anh ngữ cái nhìn mới lạ về Nabokov từ một nhà nghiên cứu người Nga

Ngoài ra, có thể kể đến những công trình khác như:

6 Đến 1977, Field lại xuất bản cuốn Nabokov: His Life in Part và năm 1986 là cuốn VN: The Life and Art of

Vladimir Nabokov Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng có nhiều thông tin trong hai cuốn sách này bị sai

Trang 23

- Vladimir Nabokov, A Reference Guide (Vladimir Nabokov, sách tra cứu

tham khảo) [Schuman S., 1979]

- Understanding Vladimir Nabokov (Hiểu Vladimir Nabokov) [Parker S.J.,

1987]

- Vladimir Nabokov, a Tribute: His Life, His Work, His World (Vladimir

Nabokov: cuốn sách dành tặng: cuộc đời, tác phẩm và thế giới của ông) [Quennell P (ed.), 1980]

- Vladimir Nabokov: A Descriptive Bibliography (Vladimir Nabokov: thư

mục mô tả) [Juliar M, 1986] Bên cạnh những công trình nghiên cứu tiểu sử của Nabokov, còn có nghiên

cứu so sánh tiểu sử của nhà văn với tác giả khác Đó là cuốn Marvell, Nabokov: Childhood and Arcadia (Marvell, Nabokov: Tuổi thơ và miền quê thanh bình) [Long M., 1984] Cuốn sách so sánh tuổi thơ ở một miền quê thanh bình của

Nabokov với một nhà thơ có tuổi thơ tương tự ở thế kỉ XVII là Marvell Michael Long nhận thấy trong sáng tác của hai tác giả này có nhiều điểm giống nhau về chủ đề, hình ảnh, tình cảm… và ông đã lý giải điều đó qua việc so sánh thời niên thiếu của hai tác giả Cuối cùng, ông nhận thấy rằng việc tìm hiểu Marvell sẽ giúp ích cho việc nghiên cứu thi pháp tác phẩm của Nabokov và ngược lại

Nhiều nhà nghiên cứu cũng khảo sát các thư từ, phỏng vấn, phát biểu của Nabokov và nghiên cứu về mối quan hệ của Nabokov với những tác giả khác D

Barton Johnson có bài viết The Nabokov-Sartre Controversy (Tranh luận giữa Nabokov và Sartre) đề cập đến những tranh luận giữa Nabokov và Sartre

[Johnson D.B., 1994] Johnson cho rằng quan điểm của Sartre về Nabokov được

thể hiện trong bài điểm sách Despair (Tuyệt vọng) của Sartre năm 1939 Đáp lại,

Nabokov cũng có bài phê bình cái nhìn của Sartre về văn chương, chính trị và triết học Cùng với Johnson, các tác giả chuyên nghiên cứu về Nabokov là Brian Boyd và Andrew Field cũng có những phần viết về các tranh luận của Nabokov và Sartre trong các cuốn sách của mình Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng, mâu thuẫn giữa Nabokov và Sartre vẫn không thể so sánh với mâu thuẫn giữa

Trang 24

Nabokov và Wilson Với các tác giả nữ, Nabokov có khá nhiều định kiến không tốt Trong thư gửi Edmund Wilson, ông đã nói rằng mình có định kiến chống lại tất cả các tác giả nữ, ông cho rằng họ thuộc tầng lớp khác Nhà nghiên cứu Maxim D Shrayer cũng có bài điểm lại các phê bình tiêu cực của Nabokov về các nhà văn, nhà thơ nữ Nga và Anh-Mỹ [Shrayer M.D., 2000] Gần đây, Mariya

D Lomakina lại trở lại với đề tài này trong một chương của luận án Vladimir Nabokov and Women Writers (Vladimir Nabokov và các nhà văn nữ) [Lomakina

M.D., 2014]

1.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu theo hướng tiếp cận thi pháp học

Nabokov là một nhà văn rất dụng công trong việc sáng tạo ra các hình thức thể hiện mới trong tác phẩm của mình Chính vì thế, các công trình nghiên cứu theo hướng thi pháp cũng là nhóm có số lượng đông đảo nhất trong số các nghiên cứu về sáng tác của Nabokov Các công trình nghiên cứu loại này đã khảo sát rất kĩ những yếu tố thi pháp trong các tác phẩm của Nabokov, trong đó đặc biệt chú ý đến các yếu tố như cấu trúc, thời gian, màu sắc, người kể chuyện, giễu nhại, trò chơi…

Một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên tiến hành khảo sát các sáng tác của

Nabokov ở góc độ thi pháp học là Mary McCarthy Năm 1962, với bài Bolt from the Blue (Tiếng sét ngang tai), bà đã tiến hành nghiên cứu thủ pháp ẩn dụ trong tiểu thuyết Pale Fire (Lửa nhạt) vừa ra đời của Nabokov [McCarthy M., 1962]

Đến nay, bài viết này vẫn được lấy làm lời mở đầu cho cuốn sách này in tại nhà

xuất bản Penguin

Alfred Appel Jr – học trò cũ của Nabokov cũng là một trong những người khơi nguồn việc nghiên cứu Nabokov từ góc độ thi pháp học Bài viết đầu tiên

của ông theo hướng này là “Lolita”: The Springboard of Parody (“Lolita”: Khởi

đầu của giễu nhại) nghiên cứu các thủ pháp giễu nhại, trò chơi, truyện lồng trong

truyện… trong tiểu thuyết Lolita của Nabokov [Appel A Jr., 1967] Sau này, ông tiếp tục xuất bản cuốn The Annotated Lolita (Lolita chú giải) cung cấp những chú thích và gợi ý cho việc giải mã Lolita [Appel A Jr., 1970]

Trang 25

Tiếp sau đó, công trình Escape into Aesthetics: The Art of Vladimir Nabokov

(1966) (Trốn vào mỹ học: Nghệ thuật của Nabokov) của Page Stegner nghiên cứu cách xây dựng nhân vật nghệ sĩ, cách lựa chọn chủ đề… trong các tiểu

thuyết Bend Sinister (Bước ngoặt sai lầm), The Real Life of Sebastian Knight (Cuộc đời thực của Sebastian Knight), Pnin, Pale Fire, Lolita của Nabokov Từ

đó, ông rút ra rằng: mỹ học là yếu tố quan trọng nhất trong các sáng tác của Nabokov; nhà văn chú ý đến phong cách hơn là chuyện đúng-sai trong sáng tác

của mình [Stegner P., 1966] Tương tự như vậy, cuốn Crystal Land: Artifice in Nabokov‟s English Novels (Mảnh đất pha lê: Mẹo trong các tiểu thuyết Anh ngữ

của Nabokov) (1972) của Julia Bader đi tìm hiểu cách xây dựng chủ đề, những ám chỉ về nghệ thuật, việc xây dựng nhân vật về nghệ sĩ… trong các tiểu thuyết của Nabokov [Bader J., 1972]

Về cách xây dựng nhân vật nghệ sĩ, cũng phải kể đến luận văn Image of The Artist in Two of Nabokov's Russian novels (Hình ảnh người nghệ sĩ trong hai tiểu

thuyết tiếng Nga của Nabokov) [Anderson T.P., 1971] Ngoài ra, còn có công trình nghiên cứu về cách xây dựng nhân vật nữ theo motif câu chuyện của nàng

Eurydice thần thoại Hy Lạp trong bài Replication or Recreation? The Eurydice Motif in Nabokov‟s Russian Oeuvre (Mô phỏng hay sự tiêu khiển? Motif

Eurydice trong tác phẩm viết bằng tiếng Nga của Nabokov) [Masing-Delic I., 2011] Sớm phát hiện ra những yếu tố đặc biệt như thư, trò chơi, mê cung, câu đố, cờ vua… trong các tiểu thuyết của Nabokov, Donald Barton Johnson đã tập

trung nghiên cứu những vấn đề này trong cuốn Worlds in Regression: Some Novels of Vladimir Nabokov (Những thế giới thoái lui: Một số tiểu thuyết của

Vladimir Nabokov) [Johnson D.B., 1985]

Nabokov đặc biệt chú ý đến vấn đề thời gian trong các sáng tác của mình Chính vì thế, những bài viết về thời gian trong các sáng tác của ông rất phong

phú Đầu tiên, phải kể đến bài Time in Lolita (Thời gian trong Lolita) [Tekiner

C., 1979], trong đó tác giả chỉ ra những điểm chưa hợp lý về mặt thời gian, từ đó kết luận những nội dung trong 9 chương cuối là tưởng tượng của Humbert và

Trang 26

Humbert đem lòng yêu Lolita tưởng tượng của mình Sau đó, cuốn Problems of Nabokov's Poetics: A Narratological Analysis (Vấn đề thi pháp của Nabokov: một phân tích trần thuật) [Tammi P., 1985] và bài viết Nabokov's Poetics of Dates (Thi pháp ngày tháng của Nabokov) của Pekka Tammi tiếp tục tìm hiểu

thi pháp trong các tác phẩm của Nabokov Trong đó, tác giả đặc biệt quan tâm tìm hiểu việc sử dụng ngày tháng trong tiểu thuyết của Nabokov Tammi nhắc tới một tuyên bố của Nabokov rằng giống như Pushkin, cả đời ông luôn bị hấp dẫn bởi những ngày tháng mang tính tiên tri Điều đó giải thích tại sao các dòng thơ của Puskin lại thường xuất hiện đều đặn trên các trang tác phẩm của Nabokov Những ngày tháng thường là số đếm, có chức năng là sợi dây bên trong văn bản nằm bên trong từng tác phẩm riêng lẻ và là mối liên hệ liên văn bản giữa những tác phẩm với nhau Theo Tammi, những ngày tháng mà Nabokov sử dụng thường là những mốc thời gian liên quan đến các nhân vật huyền thoại của nghệ thuật Nga và Anh Mỹ Từ đó, việc sử dụng những ngày tháng này tạo ra các mối liên hệ liên văn bản mang tính huyền thoại, những ẩn dụ… cho tác phẩm của Nabokov [Tammi P., 1995] Tetyana Lyaskovets cũng

đóng góp một bài viết rất thú vị về đề tài này Time, Photography, and Optical Technology in Nabokov's Speak, Memory (Thời gian, nhiếp ảnh và công nghệ thị giác trong cuốn Nói đi, kí ức của Nabokov) [Lyaskovets T., 2014]

Bên cạnh thời gian, không gian cũng là yếu tố Nabokov dụng công sáng tạo Các nhà nghiên cứu nhanh chóng nhận ra điều đó và tiến hành nghiên cứu về

yếu tố này Một trong số đó là Space and Stage Design in Nabokov‟s Works

(Không gian và thiết kế sân khấu trong sáng tác của Nabokov) [Tompa A., 2004] Đây là nghiên cứu về việc sắp xếp không gian theo kiểu thiết kế sân khấu, đưa người quan sát và đối tượng quan sát lại gần nhau

Tương tự những nghiên cứu về thời gian, không gian, có những công trình

khác tìm hiểu từng yếu tố thi pháp trong sáng tác của Nabokov Cuốn Nabokov's Otherworld (Thế giới bên kia của Nabokov) của Vladimir Alexandrov nghiên

cứu chủ đề trong các tiểu thuyết viết bằng tiếng Nga và tiếng Anh của nhà văn

Trang 27

[Alexandrov V.E., 1991] Lấy gợi ý từ một lời nói đầu mà Vera Nabokov viết cho một tập thơ của chồng, tác giả cho rằng, chủ đề “thế giới bên kia” (otherworld) chính là chủ đề trung tâm mà các sáng tác của Nabokov muốn thể hiện Thế giới khác đó có một quan điểm thẩm mỹ và chuẩn mực đạo đức riêng Thế giới đó không có thời hạn, bất tử và chỉ được cảm nhận bằng trực giác Từ quan niệm về thế giới khác, Alexandrov đi giải mã những mô-tip trong 7 tiểu thuyết của Nabokov, ví dụ: những sự kiện ngẫu nhiên xuất hiện rất nhiều lần trong tiểu thuyết của Nabokov được nhà nghiên cứu coi là quan niệm siêu hình về định mệnh, hay vấn đề song trùng trong các sáng tác của Nabokov… Ý tưởng về thế giới khác mà Alexandrov miêu tả cũng đã từng được Tammi đề xuất năm

1985 trong công trình Problems of Nabokov's Poetics: a narratological analysis

(Những vấn đề thi pháp của Nabokov: một phân tích trần thuật) nghiên cứu về các thi pháp kể chuyện trong sáng tác của Nabokov [Tammi P., 1985]

Tương tự như nghiên cứu của Alexandrov là cuốn sách của Leona Toker

với nhan đề Nabokov: The Mystery of Literary Structure (Nabokov: Sự huyền bí của cấu trúc văn xuôi) [Toker L., 1989] Trong công trình này, tác giả kết hợp

nghiên cứu vấn đề hình thức và chủ nghĩa nhân văn trong 10 tiểu thuyết của Nabokov Bà cho rằng các nhà nghiên cứu trước đây thường tìm hiểu chủ đề, hoặc các yếu tố kĩ thuật trong tác phẩm của Nabokov Trong khi, theo bà, sự kết hợp giữa kĩ thuật và chủ đề chính là chìa khóa để giải mã các tiểu thuyết của Nabokov7

Các nhà nghiên cứu Nga cũng quan tâm đến chủ đề này trong các sáng tác

của Nabokov Trong bài Художественный мир В В Набокова (Thế giới nghệ

thuật của V.V Nabokov), Agenosov V.V cũng khẳng định rằng, trong thế giới nghệ thuật của Nabokov, có một thế giới khác mang tính tưởng tượng, hư cấu, phi hiện thực, đối lập với thế giới thực [Агеносов В.В., 2017] Chúng tôi cũng đồng tình với quan điểm của các nhà nghiên cứu trên về vấn đề chủ đề trong các

7 Sau này, trong bài viết “Nabokov‟s Critics: A Review Article”, Modern Philology 91.3 (1994): 326-338,

nhà nghiên cứu Priscilla Meyer cho rằng các công trình của Alexandrov và Leona Toker mù mờ và không rõ ràng

Trang 28

sáng tác của Nabokov Những công trình nghiên cứu về chủ đề thế giới khác trên chính là những tài liệu giúp ích rất nhiều cho việc thực hiện luận án này

Người kể chuyện, nhân vật trong tiểu thuyết của Nabokov cũng là một đối

tượng được các nhà nghiên cứu quan tâm Luận văn The Other and Narrative Framing in Nabokov's „The Real Life of Sebastian Knight‟, „Lolita‟, and „Pnin‟ (Cái khác và khung trần thuật trong tiểu thuyết Cuộc đời thực của Sebastian Knight, Lolita và Pnin của Nabokov) [Overend S.V., 1998] Luận văn đã tìm

hiểu về việc sử dụng khung kể chuyện trong việc xây dựng kiểu người Khác không đáng tin trong ba tiểu thuyết của Nabokov Giữa những năm 90, Olga

Skonechnaia có bài báo People of the Moonlight: Silver Age Parodies in Nabokov's „The Eye‟ and „The Gift‟ (Người đồng tính: Giễu nhại về Thế kỷ Bạc trong tiểu thuyết The Eye và The Gift của Nabokov) “People of the moonlight”

là một khái niệm để chỉ người đồng tính, do nhà triết học Vasily Rozanov đề xuất Bài viết đãkhảo sát kiểu nhân vật đồng tính trong các cuốn tiểu thuyết The Eye và Gift [Skonechnaia O., 1996]

Về những biểu tượng thường được Nabokov sử dụng, Galinskaya có bài “Исследовательские изыскания в сфере поэтики Набокова” (Những tìm tòi nghiên cứu trong lĩnh vực thi pháp Nabokov) [I Галинская И.Л., 2005] Bài viết đã chỉ ra những kí hiệu thường được Nabokov sử dụng là hình xoắn ốc, vòng tròn, tấm gương và kéo theo nó là sự phản chiếu/sự đảo chiều/song trùng… Theo tác giả, kiểu nhân vật song trùng hiển hiện trong rất nhiều sáng tác của Nabokov

như Mashenka, Tiếng cười trong bóng tối, Despair, Lolita… Ngoài ra, bài viết

cũng cho rằng đồng hồ cát là một biểu tượng quan trọng trong tiểu thuyết của Nabokov Nhà nghiên cứu này cũng không quên đề cập đến một thủ pháp được

Nabokov sử dụng rất thường xuyên, thủ pháp giễu nhại Theo tác giả, Gift (Món

quà) chứa đầy những giễu nhại với các sách, văn xuôi, thơ, tiểu sử đã được

truyện hóa Lolita cũng là sự giễu nhại nhiều văn bản khác Thậm chí việc

thường xuyên sử dụng các tên như Maria, Magdalina còn chứng tỏ Nabokov giễu nhại cả Kinh thánh

Trang 29

Một số bài viết lựa chọn tìm hiểu yếu tố thi pháp tương đối đặc biệt Bài

The Art of Persuasion in Nabokov's Lolita [Tamir-Ghez N, 1979]; Rhetorical Manipulation in Nabokov's Lolita (Thao tác tu từ trong Lolita của Nabokov)

[Tamir-Ghez N, 1980] của Nomi Tamir-Ghez chọn phân tích các thủ pháp hùng biện mà nhân vật Humbert sử dụng trong lời tự thú của mình để lời tự thú đạt hiệu quả nhất Ngoài ra, có thể xếp vào nhóm này một bài viết về sự sáng tạo

trong tiểu thuyết Gift với nhan đề Nabokov's Gift: An Apprenticeship in Creativity (Tiếu thuyết Món quà của Nabokov: học nghề trong sáng tạo) [Salehar

A.M., 1974] Trong bài, tác giả đã tìm ra những bài thơ ẩn giấu (hidden poems) và cho rằng có bài là chủ âm cho toàn bộ tiểu thuyết Cũng phân tích những đặc điểm thi pháp trong sáng tác của Nabokov, nhưng khác với các nhà nghiên cứu

khác, Nataša Govedić trong bài When the Eye Refuse to Blind Itself: Nabokov‟s Writing on Literature (Khi đôi mắt không chịu bị mù: những bài viết của

Nabokov về văn học) chọn cách điểm lại những bài giảng, bài viết của Nabokov về văn chương, từ đó rút ra những đặc điểm trong quan niệm sáng tác của ông, và phân tích các tác phẩm của Nabokov dựa trên những đặc điểm vừa rút ra được [Govedić N.]

Khi phân tích thi pháp các tác phẩm của Nabokov, đa số các nhà nghiên cứu chọn phân tích thi pháp văn xuôi Trong các sáng tác văn xuôi, họ cũng tập trung chủ yếu vào các tiểu thuyết Tuy nhiên, cũng có nhiều công trình tìm hiểu các

yếu tố thi pháp trong truyện ngắn của ông Cuốn The World of Nabokov's Stories (Thế giới truyện ngắn Nabokov) của Maxim D Shrayer là một trong

số đó Trong sách, tác giả đi tìm hiểu các yếu tố kí ức, hành hương, thế giới khác, lưu đày… và vai trò của chúng trong các truyện ngắn của Nabokov [Shrayer M D., 2000]

Từ việc phân tích các đặc điểm thi pháp, các tác giả thường đi đến những kết luận về khuynh hướng sáng tác, đặc điểm tác phẩm của Nabokov: một số bài viết đi đến nhận định về màu sắc hiện đại và hậu hiện đại, một số bài viết lại đi đến nhận định về chất Nga hay chất Phương Tây nổi trội Rất nhiều tác giả của các

Trang 30

bài viết nghiên cứu thi pháp trên đi đến kết luận rằng các sáng tác của Nabokov mang đầy màu sắc hậu hiện đại Những công trình này rất quan trọng, là cơ sở trực tiếp của luận án này

Một số bài viết chỉ nói về đặc điểm hiện đại, hậu hiện đại này ở kết luận; nhưng cũng có những bài viết đưa đặc điểm hậu hiện đại lên ngay nhan đề của bài, coi đó là đặc điểm chính trong tác phẩm của Nabokov Từ năm 1995, tạp

chí Cynos số 12.2 đã dành một số đặc biệt với nhan đề Nabokov at the Crossroads of Modernism and Postmodernism (Nabokov ở những điểm giao

nhau giữa chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại) để nói về tính chất hiện đại, hậu hiện đại trong sáng tác của Nabokov Số này bao gồm 19 bài viết, trong đó có nhiều bài nổi bật như:

- A Prize for the (Post-)Modernist Nabokov (Giải thưởng cho tác giả hiện

đại/hậu hiện đại Nabokov) của Herbert Grabes

- Beyond Modernism and Postmodernism: Vladimir Nabokov‟s Fiction of Transcendent Perspective (Vượt lên chủ nghĩa Hiện đại và chủ nghĩa Hậu

hiện đại: tiểu thuyết có phối cảnh siêu việt của Vladimir Nabokov) của Geoffrey Green

Gần đây, bài viết nổi bật khác được công bố, là bài Vladimir Nabokov as a Bridge between Modernism and Postmodernism (Vladimir Nabokov như là cầu

nối giữa chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại) [Abazaj (Danglli) G., 2010] Nghiên cứu này lại một lần nữa nhấn mạnh đến vị trí cầu nối giữa chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại của Nabokov Ngoài ra, rất nhiều luận văn khác cũng chọn tìm hiểu tính chất hiện đại, hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Nabokov8

Cũng xem xét về các yếu tố thi pháp mang màu sắc hậu hiện đại trong sáng tác của Nabokov, có một công trình rất đặc biệt xem xét phong cách Gothic được

hậu hiện đại hóa trong tác phẩm của ông Đó là bài viết Vladimir Nabokov‟s „Lolita‟: A Case of Postmodernized Gothicism (Lolita của Vladimir Nabokov:

8

Xem thêm tại https://www.globethesis.com/?t=2155360182497975

Trang 31

một trường hợp về lối Gotic hậu hiện đại) [Pilińska A., 2013] Trong đó, tác giả chỉ ra rằng Nabokov đã Gotic hóa kiểu hậu hiện đại tiểu thuyết của mình bằng cách đưa vào đó nhà văn Edgar Poe (một tác giả nổi tiếng về truyện trinh thám, hình sự), xây dựng bối cảnh theo phong cách Gotic, và đặc biệt là sử dụng các mô-tip Gotic như: sự điên rồ, khiêu dâm, năng lượng ma quỷ, đứa trẻ mồ côi mẹ…

Lolita là tác phẩm được các học giả quan tâm nhất của Nabokov khi nghiên cứu về đặc điểm hậu hiện đại Các tác phẩm khác của Nabokov cũng đều được

các nhà nghiên cứu tiếp cận ở góc độ nghiên cứu thi pháp và đi đến kết luận về

tính hậu hiện đại trong đó, tuy có ít công trình hơn so với Lolita Một số nghiên

cứu tiêu biểu nghiên cứ về đặc điểm hậu hiện đại trong các tiểu thuyết khác là

Playing a Game of Worlds": Postmodern Time and the Search for Individual Autonomy in Vladimir Nabokov's „Pale Fire‟ (Chơi trò chơi về các thế giới: thời gian hậu hiện đại và nghiên cứu về tự trị cá nhân trong tiểu thuyết Lửa nhạt của Vladimir Nabokov) [LeRoy-Frazier J., 2003]; và bài Nabokov's Postmodernism: The Matter of Discourse and Survival in Pale Fire (Chủ nghĩa hậu hiện đại của Nabokov: Vấn đề diễn ngôn và sống sót trong Lửa nhạt) [Abbasi P., 2013] Về tiểu thuyết Ada, có công trình Nabokov's „Ada‟: The Place of Consciousness (Tiểu thuyết Ada của Nabokov: vị trí của ý thức) [Boyd B., 1985]

Có nhiều công trình lại đi từ phân tích thi pháp đến kết luận về chất Nga/chất Âu-Mỹ trong sáng tác của Nabokov Tranh luận về việc có hay không chất Nga trong các sáng tác của Nabokov là tranh luận kéo dài bấy lâu nay Qua phân tích những hình ảnh ẩn dụ về nước Nga, việc sử dụng tiếng Nga một cách thuần thục, việc sử dụng thi pháp văn học cổ điển Nga…, phần lớn các nhà nghiên cứu đồng ý rằng: có tồn tại chất Nga trong các sáng tác của Nabokov

Nhà nghiên cứu Yu Levin cho rằng đề tài khước từ trong tiểu thuyết Mashenka

của Nabokov là một đề tài rất đặc trưng của Nga Ông cho rằng nhân vật Garin trong tiểu thuyết này là một kiểu “con người thừa” của văn học Nga Một số nhà nghiên cứu lại so sánh các sáng tác của Nabokov với các tác phẩm của

Trang 32

Dostoevsky, và cho rằng các sáng tác của hai tác giả này đều có kiểu đề tài trò chơi số phận, đề tài tự thú; nhân vật song trùng, nhân vật dị nhân; cốt truyện hình

sự… [Phạm Gia Lâm, 2015, 273]

Đồng thời, cũng có một số công trình nghiên cứu cho rằng các sáng tác của Nabokov thiếu vắng chất Nga (un-Russianness), thay vào đó là chất Âu Mỹ Các tác giả là các nhà nghiên cứu người Nga cho rằng sáng tác của Nabokov mang tính cá nhân hóa chứ không mang tính cộng đồng vốn có trong văn hóa Nga Các nhà nghiên cứu Âu Mỹ cũng nhấn mạnh đến tính Âu Mỹ trong sáng tác của Nabokov (Chúng tôi sẽ phân tích thêm ở phần “Các công trình nghiên cứu theo hướng tiếp cận liên văn bản”)

Đứng từ góc nhìn trung gian, nhà nghiên cứu Phạm Gia Lâm trong chương sách “Đối thoại văn hóa trong sáng tác của Vladimir Nabokov” đã phân tích các yếu tố thi pháp trong tác phẩm của Nabokov, từ đó nhận định về chất Nga và sự thiếu vắng chất Nga cũng như sự đối thoại với văn hóa Mỹ trong tác phẩm của nhà văn này [Phạm Gia Lâm, 2015]

1.1.3 Nhóm công trình nghiên cứu theo hướng tiếp cận liên văn bản

Trong các sáng tác của mình, Nabokov thường xuyên đề cập và chịu ảnh hưởng của những tác gia, tác phẩm khác Nabokov cũng đồng thời có tác động đến nhiều tác giả khác của văn chương thế giới Do đó, hướng tiếp cận liên văn bản cũng là một hướng được nhiều công trình nghiên cứu lựa chọn để giải mã những sáng tác của V.Nabokov

D Barton Johnson, Brian Boyd dẫn đầu một nhóm các nhà nghiên cứu tìm hiểu về sự liên hệ giữa văn học Nga, Anh, Pháp trong các sáng tác bằng tiếng Nga và tiếng Anh của Nabokov Các nhà nghiên cứu Leona Toker, Suellen Stringer-Hye, Herbert Grabes, John Burt Foster… cũng đều có những bài viết về vấn đề này Priscilla Meyer cũng khẳng định có mối liên hệ giữa văn học Nga và Mỹ trong các sáng tác của Nabokov Những công trình này cũng có liên hệ với các công trình theo hướng tiếp cận thi pháp học mà chúng tôi đã phân tích ở trên,

Trang 33

tiếp tục xoay quanh các tranh luận về chất Nga/chất Âu Mỹ trong các sáng tác của Nabokov

Một công trình tiêu biểu trong số những công trình theo hướng tiếp cận này là

cuốn Nabokov‟s Palace: The American Novels (Lâu đài của Nabokov: Những

tiểu thuyết Mỹ) [Pellérdi M., 2010] Đi tìm hiểu về những tiểu thuyết Nabokov sáng tác sau khi di cư đến Mỹ, tác giả Márta Pellérdi cho rằng các tiểu thuyết

này đều có liên hệ với những sáng tác của các tác giả Anh ngữ đi trước: The Real Life of Sebastian Knight (Cuộc đời thực của Sebastian Knight) có quan hệ với Twelfth Night (Đêm thứ mười hai) của Shakespeare, Lolita có liên hệ với The Marble Faun (Tượng thần đồng áng bằng đá cẩm thạch) của Hawthorne trong

việc sử dụng khái niệm “nữ thần” (nymph), ba tiểu thuyết cuối cùng của Nabokov có liên hệ với những sáng tác của Edgar Allan Poe Quả thực, như chính con trai của nhà văn tiết lộ, Nabokov đặc biệt yêu thích Shakespeare Từ việc so sánh các tác phẩm của Nabokov với những tác phẩm văn học Anh Mỹ kinh điển, Marta cho rằng những tác phẩm của Nabokov là sự tiếp nối truyền thống của văn học Anh Mỹ, từ việc sử dụng chủ đề, motip đến mê cung của những ám chỉ

Priscilla Meyer và Rachel Trousdale cũng có một bài nghiên cứu khá sâu về

mối quan hệ của Nabokov và Virginia Woolf với nhan đề Vladimir Nabokov and Virginia Woolf [Meyer P., 2013] Trong đó, các tác giả nghiên cứu so sánh

những điểm tương đồng trong tiểu sử, những mối quan tâm chung trong quá trình sáng tác của hai tác giả (thể loại tiểu sử, tự truyện, vấn đề thời gian trong tác phẩm) Tác giả cũng so sánh các sáng tác của hai nhà văn để những điểm

chung trong đó Ví dụ, tác giả cho rằng cuốn Mrs Dalloway (Bà Dalloway) (1925) và Phòng thủ Luzhin (1929) có nhiều điểm chung trong chủ đề, cốt

truyện, phong cách Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng tìm hiểu về ảnh hưởng của nữ nhà văn Woolf đến các sáng tác của Nabokov – người vốn luôn có những định kiến tiêu cực về nhà văn nữ Cùng nghiên cứu ảnh hưởng của các tác giả đi trước đến sáng tác của Nabokov, phải kể đến bài viết không dài nhưng rất có giá trị

Trang 34

How Dickens‟s dwarf inspired Nabokov (Chú lùn của Dicken đã truyền cảm hứng

cho Nabokov như thế nào) [Goroshkova R., 2018] Theo tác giả bài viết, mặc dù thường công khai bày tỏ sự ngưỡng mộ với Dickens, dù một số tác phẩm của hai tác giả này có cùng quan tâm đến chủ đề trẻ em, cũng như cả hai có lối xử lý văn bản thông minh, nhưng ảnh hưởng của Dickens đến Nabokov không nhiều Ảnh hưởng

lớn nhất là hình ảnh chú lùn trong Going into Society (Vào xã hội) (1858) đến The Potato Elf (Yêu tinh khoai tây) (1929)

Donald Barton Johnson cũng đóng góp bài viết Belyj and Nabokov: A Comparative Overview (Belyj và Nabokov: một mô tả so sánh) [Johnson D.B.,

1981] Trong bài, tác giả cho rằng Nabokov rất coi trọng các sáng tác của nhà phê bình văn học, tiểu thuyết gia Boris Nikolaevich Bugaev (Andrei Bely hoặc Biely) và học tập cách sử dụng ngữ điệu tiếng Nga của ông Ngoài ra, có thể kể đến khoảng 60 luận án tiến sĩ, bài nghiên cứu tìm hiểu về các sáng tác của Nabokov và sáng tác của các tác giả khác Franz Kafka, John Hawkes, Alain Robbe-Grillet, Sartre, Mann, J Joyce, Samuel Beckett, Roland Barthes, Charles Baudelaire, John Barth, Flann O‟Brien, Gabriel Garcia Marquez, Milan Kundera, Conrad, Henry James, Ivan Turgenev, Ivan Bunin, Mikhail Sholokov, Mikhail Bulgakov, Boris Pasternak, Lev Tolstoy, George Eliot, Robert Frank, Salman Rushdie

Các công trình này so sánh Nabokov với các tác giả khác từ nhiều góc độ khác nhau: có thể là những so sánh xung quanh những vấn đề về tiểu sử, ký ức, gia đình…; có thể là những so sánh về chủ đề của tác phẩm như: cái chết và sự hài hước, tuổi thơ, lưu đày, căn tính Mỹ, văn hóa đại chúng…; cũng có thể là những so sánh về thi pháp như: việc sử dụng thế giới gương soi, giễu nhại, kỹ thuật tự ám chỉ đến chính mình, người kể chuyện, thủ pháp trò chơi, thủ pháp tự thú như là phản tự thú, song trùng… Về ám chỉ trong các văn bản của Nabokov so với các tác phẩm của tác giả khác, hoặc ám chỉ của Nabokov so với ám chỉ trong các bản chuyển thể từ tác phẩm của ông,

phải kể đến luận án Nabokovilia: References to Vladimir Nabokov in British and American Literature and Culture, 1960-2009 (Thế giới Nabokov: Ám chỉ về

Trang 35

Nabokov trong văn học và văn hóa Anh Mỹ) [Martinez J., 2011] Có những công trình lại chọn so sánh thể loại, như việc sử dụng thể loại trinh thám… Bên cạnh đó, cũng có những công trình so sánh các hiện tượng đặc biệt như: việc Nabokov là tác giả tự chuyển thể tiểu thuyết của mình thành kịch bản phim, việc tự dịch sách của mình sang các ngôn ngữ khác… Thậm chí, có những công trình nghiên cứu về hình ảnh các trường đại học trong các tiểu thuyết Mỹ những năm 1960, trong đó có các tiểu thuyết của Nabokov [Turner T.B., 1974]

Một số bài viết lại chọn nghiên cứu sự tác động của Nabokov đến các tác giả khác; ví dụ như bài viết nghiên cứu về tác động của Nabokov và Pamuk đến

David Boratav; cụ thể là sự tác động của các tiểu thuyết The Real Life of Sebastian Knight (Cuộc đời thực của Sebastian Knight) (1941), Lolita (1955), và Istanbul (2003) đến cuốn Murmures à Beyoğlu (Thì thầm với Beyoğlu) Tác giả

Caterina Calafat cho rằng chính sự ảnh hưởng của hai tác giả này khiến cho tác phẩm của David Boratav có dấu ấn riêng [Calafat C., 2018]

Cùng với giới nghiên cứu Tây Âu và Mỹ, giới nghiên cứu ở Nga cũng có những công trình nghiên cứu liên văn bản các sáng tác của Nabokov và các tác giả khác Có thể kể đến một chuỗi công trình về sự gần gũi kì lạ của Nabokov

với tác giả khác: Sự gần gũi kì lạ - Nabokov và Esenin, Sự gần gũi kì lạ giữa Nabokov và Remarque [Галинская И.Л., 2005]…

1.1.4 Nhóm công trình nghiên cứu theo hướng tiếp cận kí hiệu học

Các tác phẩm của Nabokov chứa đầy những mã văn hóa Vì thế, các nhà kí hiệu học rất quan tâm đến các sáng tác của nhà văn này Yuri Leving đã từng

dùng một cuốn sách chỉ để nghiên cứu kí hiệu trong truyện ngắn Signs and Symbols (Kí hiệu và biểu tượng) của Nabokov Cuốn sách có nhan đề Anatomy of a Short Story: Nabokov's Puzzles, Codes, "Signs and Symbols" (Giải phẫu một

truyện ngắn: các câu đố, mã, “Kí hiệu và biểu tượng”) [Leving Y., 2012] Năm

1990, Paul J Thibault đã xuất bản cuốn Social Semiotics as Praxis: Text, Social Meaning Making, and Nabokov's Ada (Kí hiệu học xã hội như là thói quen: văn bản, tạo nghĩa xã hội và Ada của Nabokov) Paul đã đưa ra khái niệm mới “kí

Trang 36

hiệu học xã hội” và nghiên cứu cách trích dẫn, cách tường thuật trực tiếp – gián tiếp [Thibault P.J., 1990]

Công trình gần đây nhất phải kể đến là cuốn The Models of Space, Time and Vision in V Nabokov‟s Fiction: Narrative Strategies and Cultural Frames9

(Mô

hình không gian, thời gian, cái nhìn trong tiểu thuyết của V.Nabokov: chiến lược trần thuật và khung văn hóa) (2012) của Marina Grishakova thuộc trường phái kí hiệu học Tartu Cuốn sách đi tìm hiểu các kí hiệu… để giải mã mô hình không gian, thời gian, cách nhìn trong các tiểu thuyết của Nabokov Theo tác giả, thời gian ở đây là thời gian rỗng, mơ hồ Không gian ở đây có chiều kích mới, có kiểu chuyển động mới; còn cái nhìn thì mang tính điện ảnh [Grishakova M., 2012]

1.1.5 Nhóm công trình nghiên cứu theo hướng tiếp cận liên ngành

Nabokov là một trong những tác gia hàng đầu của văn chương thế kỉ XX và có một tầm ảnh hưởng rộng lớn đến văn hóa, nghệ thuật thế giới Chính vì vậy, xu hướng nghiên cứu về Nabokov ở góc độ liên ngành rất phát triển

Trong nhóm những công trình nghiên cứu về Nabokov theo hướng liên ngành, có thể kể đến những công trình nghiên cứu mối quan hệ của Nabokov với phân tâm học và tìm hiểu các sáng tác của Nabokov từ góc độ phân tâm học Có khá nhiều những công trình theo hướng tiếp cận này, bởi lẽ Nabokov nhiều lần công khai chế giễu Freud và lý thuyết phân tâm học của ông trong các cuộc trả lời phỏng vấn cũng như trong chính các sáng tác của mình Dù vậy, chính trong những sáng tác của ông lại có dấu ấn của Freud Một điểm đặc biệt là các quan điểm của Nabokov thường được nói đến một cách không chắc chắn, không đáng tin (do người kể chuyện), nên việc xác định sự ảnh hưởng của Freud với các sáng tác của Nabokov trở nên khó khăn Trong số các công trình nghiên cứu về mối quan hệ của phân tâm học với các sáng tác của Nabokov, đầu tiên, phải kể

đến cuốn The Magician‟s Doubts: Nabokov and the Risks of Fiction (Những

nghi ngờ của nhà ảo thuật: Nabokov và những rủi ro của tiểu thuyết) của Michael Wood Trong đó, Wood cho rằng Nabokov ngầm đồng ý và ngưỡng mộ

9

Xuất bản lần đầu năm 2006

Trang 37

Freud [Wood M, 1994, 121] Theo ông, nhân vật Humbert của Lolita là một

nhân vật kiểu Freud Sau này, có nhiều công trình bàn đến vấn đề mối quan hệ của Nabokov với phân tâm học, nhưng không có bài viết nào đồng tình với quan

điểm của Wood Richard Rorty trong bài The Barber of Kasbeam: Nabokov on Cruelty (Thợ cạo ở Kasbeam: Nabokov trong sự độc ác) thì cho rằng Nabokov

bực tức với Freud theo kiểu người đi sau bực tức với người đi trước vì đã viết ra

những thứ quá xuất sắc [Rorty R., 1989] Tiếp theo cuốn sách của Wood là cuốn The Anxiety of Influence A Theory of Poetry (Nỗi lo của sự ảnh hưởng Một lý thuyết về thơ) [Harold B., 1997] Trong

công trình này, Bloom đã đề xuất rằng Nabokov có một nỗi lo sợ bị ảnh hưởng (the anxiety of influence) từ Freud Tương tự như vậy, Jenefer Shute trong bài

viết Nabokov and Freud (Nabokov và Freud) cũng khẳng định có thể giải thích

mối quan hệ của Nabokov và Freud là “một tình trạng lo sợ bị ảnh hưởng kinh điển” [Alexandrov V.E., 2014, 416] Tác giả cho rằng Nabokov rất muốn tránh bước vào bước chân của Freud

Trái với những nhà nghiên cứu trên, Brian Boyd, một nhà nghiên cứu hàng đầu về tiểu sử của Nabokov, thì cho rằng Nabokov có sự độc lập của mình, và không chịu ảnh hưởng gì từ Freud Cùng quan điểm với Brian là rất nhiều nhà nghiên cứu khác như Page Stegner, Andrew Field, Alfred Appel Jr và Leland De la Durantaye [De la Durantaye L., 2005] Họ cho rằng Freud chỉ là một nhà tâm lý học có nhiệm vụ khái quát hóa, trong khi mỗi đối tượng thực tế lại vô cùng phức tạp

Trong một công trình nghiên cứu gần đây, nhà nghiên cứu Herner Sæverot tiếp tục tìm hiểu về chủ đề này, và cho rằng Nabokov đã vẽ lên một hình ảnh vừa đúng lại vừa không đúng về Freud: đúng ở chỗ Nabokov đã nhận ra sự khái quát hóa và lý luận về biểu tượng của Freud; sai ở chỗ Nabokov đã nói quá về những vấn đề đó Bề ngoài, Nabokov chế giễu Freud là kẻ ngốc, nhưng đằng sau đó lại chịu ảnh hưởng của nhà phân tâm học này [Sæverot H, 2011]

Trang 38

Gần đây, cùng với các nghiên cứu khác hướng đến mục tiêu định vị rõ hơn

các sáng tác của Nabokov, Stephen Blackwell đã công bố cuốn The Quill and the Scalpel: Nabokov and the Worlds of Science (Lông chim và dao mổ: Nabokov và

thế giới khoa học) Công trình này đã tìm hiểu mối liên hệ giữa những sở thích khoa học và mỹ học của Nabokov [Blackwell S., 2009]

Một nhánh quan trọng của hướng tiếp cận này là tìm hiểu mối quan hệ của Nabokov và điện ảnh Trong số những công trình này, nhiều nhất là những công trình nghiên cứu việc chuyển thể các sáng tác của Nabokov thành phim Số công

trình thuộc nhóm này không quá nhiều Trước tiên phải kể đến cuốn Nabokov‟s Cinematic Afterlife (Kiếp sau về điện ảnh của Nabokov) [Mazierska E., 2011] Cuốn sách tìm hiểu mối quan hệ giữa tiểu thuyết Lolita; Tiếng cười trong bóng tối; King, Queen and Knave (Vua, hoàng hậu và kẻ bất lương); Despair (Tuyệt

vọng)… với các bản chuyển thể của chúng Ngoài cuốn sách viết về việc chuyển

thể tiểu thuyết Nabokov nói chung trên, có thể kể đến một cuốn viết về chuyển

thể Lolita như Lolita between Adaptation and Interpretation: From Nabokov‟s Novel and Screenplay to Kubrick‟s Film (Lolita giữa chuyển thể và giải thích: từ

tiểu thuyết và kịch bản của Nabokov đến phim của Kubrick) [Pilińska A., 2015] Trong công trình này, Anna Pilińska đã tìm hiểu cốt truyện của sách và phim, việc nhà văn và đạo diễn xử lý vấn đề nhân vật, cũng như các trò chơi mang màu sắc hậu hiện đại

Có một số nghiên cứu khác, nhỏ hơn, ví dụ như:

- Bài về việc chuyển thể Lolita trong cuốn Stanley Kubrick and the Art of Adaptation (Stanley Kubrick và nghệ thuật chuyển thể) [Jenkins G., 1997] - Bài “Novel into film, frame to window: Lolita as text and image” (Tiểu

thuyết thành phim, khuôn thành cửa: Lolita như là văn bản và hình ảnh) [Burke K., 2001]

- Bài “Lolita: Fiction into Film without Fantasy” (Lolita: Tiểu thuyết thành phim không còn mộng tưởng) [Watts S.M., 2001]

Trang 39

- Bài “Film and Narration: Two Versions of Lolita” (Phim và trần thuật: hai phiên bản của Lolita) 2007) của Robert Stam in trong cuốn Twentieth-Century American Fiction on Screen (Các tiểu thuyết Mỹ thế kỉ 20 trên màn ảnh) [Palmer R.B (ed.), 2007]

- Một luận văn có dung lượng vừa phải Narrator, Intertextuality and Humor in Vladimir Nabokov's Lolita and Its Film Adaptations (Người kể chuyện, liên văn bản, hài hước trong Lolita của Nabokov và phim chuyển thể) [Kovačević D., 2014]

Các bài viết nghiên cứu việc chuyển thể tiểu thuyết của Nabokov chủ yếu

xoay quanh việc chuyển thể tiểu thuyết Lolita Trong nhóm này, cũng phải kể

đến các công trình nghiên cứu về tính điện ảnh trong các sáng tác của Nabokov Nhóm các công trình này liên quan trực tiếp đến đề tài, nên chúng tôi sẽ trình bày thành một mục riêng ở phần sau

Ngoài ra, có thể xếp những công trình nghiên cứu về Nabokov và kịch vào

nhóm công trình này Trước tiên, phải kể đến cuốn sách Nabokov's Theatrical Imagination (Tưởng tượng sân khấu của Nabokov) [Frank S., 2012] Cuốn sách

cung cấp nhiều tư liệu quý giá, và phân tích cách Nabokov nghĩ và viết theo kiểu

kịch Tiếp đó, luận án Nabokov and Play (Nabokov và kịch) của Thomas

Karshan cũng là công trình tiêu biểu thuộc nhóm này [Karshan T., 2006] Tác giả của công trình này cho rằng sau tháng 12 năm 1925, kịch là ý tưởng chính của Nabokov và các tiểu thuyết của Nabokov sau thời gian này đều mang màu sắc của kịch Sáu chương của luận án đã khảo sát qua hầu hết các tiểu thuyết của

Nabokov để tìm ra dấu ấn của kịch trong đó Bài viết Space and Stage Design in Nabokov‟s Works (Không gian và thiết kế sân khấu trong tác phẩm của Nabokov) mà chúng tôi đã đề cập trong phần nhóm các công trình theo hướng thi pháp học cũng có thể xếp vào nhóm này Trong bài viết đó, tác giả đi tìm hiểu

cách sắp xếp không gian theo kiểu dàn cảnh sân khấu trong một số tiểu thuyết và

truyện ngắn của Nabokov [Tompa A., 2004]

Trang 40

Không chỉ nghiên cứu về tính kịch trong sáng tác của Nabokov mà các nhà nghiên cứu còn quan tâm đến việc chuyển thể tiểu thuyết của tác giả này

thành kịch Về nội dung này, Andrea Tompa có bài Staging Nabokov (Dàn

dựng sáng tác của Nabokov) bàn về các vấn đề khi chuyển thể các tiểu

thuyết và truyện ngắn của Nabokov thành kịch [Tompa A., 2008] Gần đây, Bryan Karetnyk cũng công bố bài viết Staging Lolita (and „Saving‟ Humbert): Nabokov, Shchedrin and the Art of Adaptation (Dàn dựng Lolita

(và “cứu” Humbert): Nabokov, Shchedrin và nghệ thuật chuyển thể) nghiên

cứu bản nhạc kịch chuyển thể của Rodion Shchedrin từ tiểu thuyết Lolita [Karetnyk B., 2016]

Do tác phẩm của Nabokov có nhiều tính hình ảnh, nên các nhà nghiên cứu không chỉ tìm hiểu chúng trong tương quan với điện ảnh, sân khấu mà còn cả hội

họa Cuốn Vladimir Nabokov and the Art of Painting (Vladimir Nabokov và

nghệ thuật hội họa) là kết quả của việc tìm hiểu đó [De Vries G., 2006] Trong cuốn sách, tác giả trình bày những liên hệ giữa các tác phẩm của Nabokov với các tác phẩm hội họa nổi tiếng

1.1.6 Nhóm công trình nghiên cứu theo hướng tiếp cận nữ quyền luận

Hướng tiếp cận nữ quyền cũng là một hướng quan trọng trong nghiên cứu về Nabokov Chính vì vậy, trong các hội thảo thường kì của Hiệp hội ngôn ngữ hiện đại (MLA) thường có các phiên làm việc về vấn đề nữ quyền trong sáng tác

của Nabokov Phiên làm việc năm 1983 có nhan đề Lovers, Muses, and Nymphets: Women in the Art of Nabokov (Tình nhân, nàng thơ và tiểu nữ thần: Phụ nữ trong nghệ thuật của Nabokov) Hội thảo năm 1989 có phiên Sexuality in Nabokov's Narrative (Bản năng giới tính trong truyện của Nabokov) Năm 1991,

một phiên khác nghiên cứu sáng tác của Nabokov theo hướng tiếp cận nữ quyền

lại xuất hiện tại hội thảo với tên là Feminist Approaches to Nabokov (Tiếp cận

nữ quyền đối với Nabokov) Trong các phiên làm việc này, những nghiên cứu về giới trong sáng tác của Nabokov được giới thiệu

Ngày đăng: 01/09/2024, 21:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bordwell D. –Thompson K. (2007), Lịch sử điện ảnh thế giới (nhiều người dịch) Tập 1,2, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử điện ảnh thế giới
Tác giả: Bordwell D. –Thompson K
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2007
2. Bordwell D. – Thompson K. (2008), Nghệ thuật điện ảnh (nhiều người dịch), NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật điện ảnh
Tác giả: Bordwell D. – Thompson K
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2008
3. Chevalier J. và Gheerbrant A. (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới (tái bản lần 2), NXB Đà Nẵng - Trường Viết văn Nguyễn Du Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới
Tác giả: Chevalier J. và Gheerbrant A
Nhà XB: NXB Đà Nẵng - Trường Viết văn Nguyễn Du
Năm: 2002
4. Corrigan T. (2013), Điện ảnh và văn học: Dẫn luận và nghiên cứu, NXB Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điện ảnh và văn học: Dẫn luận và nghiên cứu
Tác giả: Corrigan T
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 2013
5. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại
Tác giả: Đặng Anh Đào
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2001
6. Frensham R. (2011), Tự học viết kịch bản phim, NXB Tri thức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự học viết kịch bản phim
Tác giả: Frensham R
Nhà XB: NXB Tri thức
Năm: 2011
7. Trần Hinh (2016), “Khuynh hướng tiểu thuyết-điện ảnh qua tác phẩm của M.Duras”, in trong Tiểu thuyết phương Tây thế kỉ XX: Khuynh hướng – Tác giả - Tác phẩm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khuynh hướng tiểu thuyết-điện ảnh qua tác phẩm của M.Duras”, in trong "Tiểu thuyết phương Tây thế kỉ XX: Khuynh hướng – Tác giả - Tác phẩm
Tác giả: Trần Hinh
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2016
8. Phùng Ngọc Kiên (2016), “Tiểu thuyết Pháp hiện đại nhìn từ giải Goncourt 2013”, Lý luận phê bình văn học nghệ thuật (3/2016), tr. 76-81 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết Pháp hiện đại nhìn từ giải Goncourt 2013”, "Lý luận phê bình văn học nghệ thuật
Tác giả: Phùng Ngọc Kiên
Năm: 2016
9. Phạm Gia Lâm (2012), “Sự tiếp nhận tiểu thuyết „Lolita‟ của V.Nabokov: Những khía cạnh văn hóa”, Nghiên cứu văn học (3), tr. 3-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự tiếp nhận tiểu thuyết „Lolita‟ của V.Nabokov: Những khía cạnh văn hóa”, "Nghiên cứu văn học
Tác giả: Phạm Gia Lâm
Năm: 2012
10. Phạm Gia Lâm (2013), “Tương tác văn hóa trong sáng tác của Vladimir Nabokov”, Nghiên cứu văn học (12), tr. 91-102 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tương tác văn hóa trong sáng tác của Vladimir Nabokov”", Nghiên cứu văn học
Tác giả: Phạm Gia Lâm
Năm: 2013
11. Phạm Gia Lâm (2015), Văn học Nga hải ngoại: Quá trình – Đặc điểm – Tiếp nhận, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Nga hải ngoại: Quá trình – Đặc điểm – Tiếp nhận
Tác giả: Phạm Gia Lâm
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2015
12. Lotman I. (1997), “Ký hiệu học và mỹ học điện ảnh”, Bạch Bích dịch, in trong Kí hiệu học nghệ thuật sân khấu và điện ảnh, Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ký hiệu học và mỹ học điện ảnh”, Bạch Bích dịch, in trong "Kí hiệu học nghệ thuật sân khấu và điện ảnh
Tác giả: Lotman I
Năm: 1997
13. Nabokov V. (2000), Tiếng cười trong bóng tối (Nguyễn Thị Kim Hiền dịch), NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng cười trong bóng tối
Tác giả: Nabokov V
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 2000
14. Nabokov V. (2012), Lolita (Dương Tường dịch), NXB Hội nhà văn – Nhã Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lolita
Tác giả: Nabokov V
Nhà XB: NXB Hội nhà văn – Nhã Nam
Năm: 2012
15. Nabokov V. (2014a), Lolita, Thiên Lương dịch, NXB Andi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lolita
Nhà XB: NXB Andi
16. Nabokov V. (2014b), Tiếng cười trong bóng tối, Đặng Xuân Thảo dịch, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng cười trong bóng tối
Nhà XB: NXB Văn học
17. Nabokov V. (2016), Mỹ nhân Nga, Thiên Lương dịch, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹ nhân Nga
Tác giả: Nabokov V
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 2016
18. Nabokov V. (2017a), Mây hồ tháp, Thiên Lương dịch, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mây hồ tháp
Nhà XB: NXB Văn học
19. Nabokov V. (2017b), Pnin, Thiên Lương dịch, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pnin
Nhà XB: NXB Văn học
20. Nabokov V. (2018), Thanh âm, Thiên Lương dịch, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thanh âm
Tác giả: Nabokov V
Nhà XB: NXB Hội Nhà văn
Năm: 2018

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. With my Tougue in my Cheek (Marcel Duchamp) - Chất Điện Ảnh trong tiểu thuyết của vladimir nabokov
Hình 2.1. With my Tougue in my Cheek (Marcel Duchamp) (Trang 63)
Hình 2.2: Thí nghiệm Kuleshov - Chất Điện Ảnh trong tiểu thuyết của vladimir nabokov
Hình 2.2 Thí nghiệm Kuleshov (Trang 72)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w