1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đặc điểm văn học hiện đại hàn quốc thông qua tác phẩm về chiến tranh hai đời thọ nạn của tác giả ha geun chan

21 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc điểm văn học hiện đại Hàn Quốc thông qua tác phẩm về chiến tranh “ Hai đời thọ nạn” của tác giả Ha Geun Chan
Tác giả Lê Thúy Quỳnh, Trần Thị Ngọc Hoa
Trường học Hanoi University
Chuyên ngành Korean Language
Thể loại Report
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hanoi
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 2,83 MB

Nội dung

Các tác giả văn học thường tập trung đi sâu vào những mất mát, nỗi đau mà cỗ máy chiến tranh đã đem lại cho mỗi người dân Hàn Quốc nhưng cũng đồng thời thể hiện ý chí, tinh thần kiên cườ

Trang 1

하노이대학교 한국어학과

한국문학 보고서 기말고사

Trang 2

3 Mục đích nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 4

II Giải quyết vấn đề 5

1 Giới thiệu chung 5

1.1 Tác gi Ha Geun Chan ả 1.2 Tác ph m "ẩ Hai đời thọ nạn" a B i c nh l ch s ố ả ị ử b C m h ng sáng tác ả ứ c Ý nghĩa tên tác ph m ẩ d Tóm t t tác ph m ắ ẩ2 Phân tích tác ph m 6 ẩ 2.1 Vết thương chiến tranh gây ra cho hai cha con Mando 6

2.2 Di n bi n tâm lý c a hai cha con 8 ễ ế ủ 2.3 Ý chí, ni m tin s ng mãnh li t c a hai cha con Mando 9 ề ố ệ ủ 3 Đặc điểm văn học hiện đại Hàn Qu c nhố ững năm 1950II Kết luận 11

Trang 3

2.1 만도 아버지와 아들의 전쟁으로 인한 상처 15

2.2 아버지와 아들의 심리적 발전 17

2.3 만도의 아버지와 아들의 강한 의지와 삶의 신념 18

3 1950년대 한국 현대 문학의 특징III 결론 21

IV 참고문헌 21

Trang 4

Đối với Hàn Quốc một đất nước trải qua nhiều nỗi đau và nỗi hận từ chiến tranh thì - đề tài chiến tranh cũng là một chủ đề được các tác giả thường xuyên khai thác Văn học chiến tranh Hàn Quốc thường lấy bối cảnh từ hai cuộc chiến tranh Nhật trị và chiến tranh Nam Bắc Triều Các tác giả văn học thường tập trung đi sâu vào những mất mát, nỗi đau mà cỗ máy chiến tranh đã đem lại cho mỗi người dân Hàn Quốc nhưng cũng đồng thời thể hiện ý chí, tinh thần kiên cường đứng lên vượt qua khó khăn của họ Nổi bật trong các tác phẩm văn học, phải kể đến tác phẩm “ Hai đời thọ nạn” của nhà văn Ha Geun chan Đây cũng là tác phẩm -được giới thiệu sớm nhất trong Truyện ngắn hiện đại Hàn Quốc (Hà Minh Thành dịch, NXB Hội Nhà văn) ra mắt bạn đọc Việt Nam đầu năm 2007 Tác phẩm “ Hai đời thọ nạn” kể về cuộc sống của hai cha con hậu chiến tranh với những mất mát và đau thương nên tôi mong thông qua tác phẩm này sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về đặc điểm văn học Hàn Quốc thời kì này

2. Phạm vi nghiên cứu

Trong bài tiểu luận này chúng tôi sẽ đi sâu vào phân tích tác phẩm “Hai đời thọ nạn” từ đó rút ra được những đặc điểm nổi bật của văn học hiện đại Hàn Quốc những năm 1950

3. Mục đích nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Thông qua bài tiểu luận này, chúng tôi mong muốn mọi người sẽ thấu hiểu hơn về những nỗi đau, những vết thương mà chiến tranh đã gây ra cho người Hàn Quốc đồng thời có thể hiểu thêm phần nào về những đặc điểm của văn học hiện đại Hàn Quốc thời bấy giờ Từ đó có thể mang văn học Hàn Quốc đến gần hơn với các độc giả Việt Nam những người - quan tâm và có mong muốn tìm hiểu về văn học Hàn Quốc Chúng tôi thực hiện bài tiểu luận này dưới hình thức: thu thập, thống kê, phân tích tổng hợp so sánh thông tin và kết luận có sử dụng tài liệu trong sách và internet

II. Giải quyết vấn đề

Trang 5

Văn học của Ha Geun chan có thể nói là một tác phẩm lịch sử ở chỗ nó chủ yếu lấy đề tài từ lịch sử, và có thể nói nó là một tác phẩm văn học dân gian chủ yếu đề cập đến những đau khổ của người dân

-Những con người bị nạn xuất hiện trong văn học của Ha Geun Chan đặc trưng ở chỗ họ là những người có ý chí tiến về phía trước mà không gục ngã cho dù họ đang rất đau đớn và tuyệt vọng Văn học của Ha Geun Chan là văn học chứa đựng những hy vọng và ý chí -vươn lên từ nỗi đau và nỗi buồn

-Các giải thưởng: Giải thưởng Văn học Hàn Quốc (1970), Giải thưởng Văn học Jo Yeon-hyeon (1983), Giải thưởng Văn học Yosan (1984), Giải thưởng Văn học Yu Ju-hyeon (1989), và Huân chương Văn hóa (1998)

Một số tác phẩm chính: “Hai đời thọ nạn”, ”Chuyện trên một chuyến phà”, ”Chòm râu bạc”, “Ngôi mộ Hoàng gia và quân đồn trú”,

1.2 T ác phẩm

a Bối cảnh lịch sử

Tác phẩm “Hai đời thọ nạn” lấy bối cảnh thời gian là hai cuộc chiến tranh Nhật trị và cuộc chiến tranh Triều Tiên ngày 25 tháng 6 Và bối cảnh không gian là một vùng nông thôn ở tỉnh Gyeongsang, nổi bật là một nơi tập trung những người đã phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề của chiến tranh

b Cảm hứng sáng tác

Có hai lý do để tác giả Ha Geun-chan viết nên cuốn tiểu thuyết này Một là trải nghiệm của tác giả khi ông thường xuyên bắt gặp những người lính với cơ thể không còn lành lặn bán hàng rong ở trên đường hay trên tàu điện ngầm Và lý do thứ hai đó là trải nghiệm trong một chuyến du lịch ở Châu Âu của tác giả Trong chuyến đi đó tác giả đã gặp một ông già bị mất một chân đang cắm cúi ngồi khâu giày bên lề đường, tác giả đã hỏi và được ông cụ kể rằng ông bị mất một chân trong đại chiến thế giới lần thứ 1 và người con trai của ông đã tử trận trong đại chiến thế giới lần thứ 2 Đây là một câu chuyện hết sức thương xót nhưng lại được ông cụ kể lại với một nụ cười lạc quan đã trở thành cảm hứng để để Ha Geun Chan cho ra đời tác phẩm đầu tay của mình – “Hai đời thọ nạn”

Trang 6

6

c Ý nghĩa tên tác phẩm

Không phải tự nhiên tác giả đặt tên cho tác phẩm là “Hai đời thọ nạn” Nếu như tựa đề được viết một cách dễ hiểu hơn thì nó sẽ là “Câu chuyện về hai thế hệ cùng chịu đựng gian khổ” “Thọ nạn” ở đây đề cập đến sự thống trị thuộc địa của Nhật Bản, nơi Mando phải chịu đựng những tổn thương, đau khổ và mất mát cụ thể là ông đã bị mất đi một bên tay, và cuộc chiến tranh Triều Tiên ngày 25 tháng 6 khi Jinsu quay trở lại với cơ thể tàn tật chỉ còn một bên chân Còn “Hai đời” ở đây tất nhiên dùng để chỉ hai thế hệ của người cha Mando và người con trai Jinsu

Nghe tiếng còi tàu hỏa từ xa, Man Do hồi hộp đứng bật dậy Khi tàu hỏa vào ga, mọi người bắt đầu xuống tàu Nghó nghiêng một hồi nhưng ông vẫn không nhìn thấy bóng dáng con trai ông đâu cả Trong khi ông đang đi đi lại lại và nhìn ngó xung quanh thì nghe thấy từ đằng sau tiếng gọi “Bố” Vào khoảnh khắc đó, Man Do quay lại, há hốc miệng và mở to mắt ngạc nhiên không nói nên câu Đúng như ông lo lắng, con trai ông không còn nguyên vẹn nữa rồi, anh đang đứng cùng một chiếc nạng, một bên chân của anh đã không còn nữa, ống quần bay bay trong gió Ông im lặng không còn biết phải nói gì nữa cả Hai cha con với dáng vẻ mệt mỏi, người trước người sau hướng về nhà

Trên đường về, Jinsu cố gắng kìm nước mắt, thở dài nói rằng với một chân thế này thì làm sao sống được đây Tuy nhiên Man Do đã động viên con trai: Nhìn bố đây, mất đi một cánh tay mà vẫn sống tốt đây này, có thể sẽ bất tiện thật đấy nhưng chỉ cần chúng ta dựa vào nhau thì đều sẽ sống được Trên đường có một cây cầu độc mộc bắc qua suối Jinsu vì bị mất một chân nên không thể qua cầu được Nhìn đứa con trai đang ngập ngừng, Man Do quay lại và cõng con trên lưng, chầm chậm từng bước qua cầu Và con đèo hình đầu rồng đang đợi họ ở phía trước

2 Phân tích tác phẩm

2.1 Vết thương chiến tranh gây ra cho hai cha con Mando

Những người lính trực tiếp tham gia vào chiến trường là những người chịu những hậu quả nặng nề nhất Những hậu quả đó đã trở thành những vết sẹo lưu lại mãi trong tâm trí của những người lính Trong tác phẩm “ Hai đời thọ nạn” tác giả đã tập trung thể hiện cuộc sống sau chiến tranh của hai cha con Mando Không cầm súng, không ra chiến trường họ chỉ là

Trang 7

7

những người dân lương thiện, chăm chỉ làm việc, kiếm sống qua ngày Nhưng vì chiến tranh khốc liệt đã tước đi một phần thân thể của họ, khiến cuộc sống hằng ngày trở nên bất tiện hơn

Lúc bấy giờ, Nhật Bản hoàn toàn thôn tính Triều Tiên và cố gắng xóa bỏ Triều Tiên với tư cách là một quốc gia Đương nhiên nhân dân Triều Tiên lúc này cũng bị Nhật Bản áp bức bóc lột Nhân vật Mando từ một người dân bình thường đã bị bắt đi làm binh dịch và trong một tai nạn đã bị mất một cánh tay

Tác phẩm mở đầu bằng hình ảnh Mando ra nhà ga để đón đứa con trai duy nhất từ cuộc chiến tranh Triều Tiên trở về Lúc này ông hồi tưởng lại quá khứ bị bắt đi làm binh dịch Khi lên tàu để đi làm binh dịch Mando còn không hề biết nơi mình phải đến và những gì mình sắp phải đối mặt Nhân vật Mando chính là sự đại diện cho vô số những người dân Triều Tiên khác, bị quân Nhật bắt đi mà không có quyền được thông báo về việc tính mạng của mình sắp bị đe dọa Thậm chí ông còn cảm thấy vui vẻ và hào hứng vì lần đầu được thấy biển và đi thuyền Những người dân vô tội phải tạm rời xa bố mẹ, vợ con nhưng lại không biết những gì mình phải đối mặt phía trước “Tuy nhiên, tôi cảm thấy bớt vui hơn chút vì vợ tôi đang đứng đó, dưới gốc cây anh đào ở góc nhà vệ sinh đằng kia không hề liếc nhìn sang

bên này Vì vậy, ngay cả khi để diêm trong túi, tôi vẫn lén lút quay sang và hỏi mượn lửa người bên cạnh Khi đi ra sân ga, tôi quay lại nhìn thì thấy vợ tôi đứng bên ngoài hàng rào và đang dùng khăn để lau mũi Mando nghẹn ngào Khi tàu bắt đầu kêu lách cách và di chuyển thì thực sự cảm giác không tốt lắm Trước mắt mờ mờ mờ ảo, tôi không thể làm được gì.” Để rồi có những người mãi mãi không thể quay trở về, có những người mất đi một phần cơ thể

Mando đã phải sống trong hoàn cảnh cơ cực, thiếu thốn dưới cái nắng nóng ngột ngạt, làm những công việc mệt nhọc "Đó là lau sân bay trên đảo Gãi gãi chỗ bị muỗi cắn, bất chấp mồ hôi như mưa, từ sáng đến khi mặt trời lặn, vận chuyển đất, cơ thể cứng đờ vì công việc đồng áng ở quê cũng không vất vả như thế Nước cũng không vừa miệng, thức ăn cũng thường thay đổi nhanh chóng nên dường như không thể chịu đựng được.” Tuy nhiên công việc còn diễn ra vào ban đêm Khi tiếng còi không kích phát ra tất cả phải nằm im cho đến khi máy bay đi xa Làm việc ở mỗi trường khốc liệt, với những chiếc máy bay chứa đầy bom trên đầu, những người dân có thể mất mạng bất cứ lúc nào Mando trong một lần làm việc đã gặp máy bay của địch nên phải chui vào hang chứa thuốc nổ để trốn Chính vì tai nạn đó đã cướp đi một cánh tay của ông và để lại một vết thương lớn không thể hàn gắn Và điều đau đớn hơn là sự mất mát của Mando là sự mất mát gây ra bởi một cuộc chiến tranh vô nghĩa, một cuộc chiến tranh không đem lại bất cứ vinh quang nào mà chỉ toàn là nỗi đau Đây chính là bằng chứng rõ ràng nhất về những gì người dân Triều Tiên phải chịu đựng trong cuộc chiến tranh Nhật trị

Nếu nhân vật Mando đại diện cho thế hệ những người dân trong cuộc chiến tranh Nhật trị thì người con trai Jinsu đại diện cho thế hệ sau trong cuộc nội chiến Nam Bắc Triều 6.25 Jinsu cũng phải tham gia vào cuộc chiến tranh và bị mất một bên chân Đó không chỉ là một sự mất mát lớn đối với một chàng trai tuổi đôi mươi mà còn là tấm bi kịch cho một gia đình Bởi người cha Mando cũng vì chiến tranh mà bị mất một chân, và cũng vì chiến tranh mà người con trai duy nhất cũng đã bỏ lại một phần thân thể của mình ở chiến trường Hơn ai hết Mando mong muốn người con trai sẽ bình an trở về Ông đã hy vọng và cầu mong trong suốt quãng đường đi đến nhà ga để đón con trai Nhưng hiện thực tàn khốc đã khiến cho người cha già đau đớn, thất vọng Khi đoàn người tấp nập trên tàu đi xuống, ông chỉ chăm chú tìm những người khỏe mạnh cho đến khi con trai gọi “ Bố”, ông mới nhận ra Jinsu Ông

Trang 8

8

thậm chí còn không tin vào mắt mình khi thấy chàng trai chống nạng chính là người con trai mà ông luôn mong ngóng Tạo hóa như đang trêu đùa với hai số phận trong cùng một gia đình Còn gì đau đớn hơn khi cả hai thế hệ trong cùng một gia đình đều bị chiến tranh cướp đi một phần thân thể Tấm bi kịch này chính là bằng chứng tố cáo tội ác mà chiến tranh gây ra không thể biến mất theo thời gian mà sẽ lưu lại mãi trên thân thể, tâm trí của mỗi người dân thời bấy giờ Tấm bi kịch của hai cha con Mando chính là đại diện cho nỗi đau của biết bao gia đình người dân Triều Tiên lúc bấy giờ

2.2 Diễn biến tâm lý của hai cha con

Khi biết tin con trai từ chiến tranh trở về, Mando đã rất vui mừng Vì Mando cũng là người tham gia vào chiến tranh nên ông hiểu được những nguy hiểm nơi chiến trường Có những người may mắn sống sót trở về nhưng có những người mãi mãi nằm lại nơi chiến trường lạnh lẽo Chính vì thế dù thời gian còn rất sớm nhưng ông vẫn đến ga tàu để đón

người con trai duy nhất của mình “ Jin su đang về Jin su còn sống trở về! Có nhà đã nhận -

-tin báo tử, có nhà chẳng biết con sống chết ra sao Nhưng Jin su của ta sẽ trở về nhà hôm

-nay Cứ nghĩ đến cảnh đấy là lại càng thấy vui!” Trên đường đến nhà ga, Mando vào chợ để mua cá thu cho con trai Dù chỉ là một chi tiết nhỏ nhưng tác giả đã thể hiện được tình yêu thương của người cha già và niềm mong ngóng con trai từng ngày

Là một người bị mất một tay do chiến tranh nên Mando hiểu rất rõ về những khó khăn bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày Vì vậy ông hy vọng Jinsu sẽ lành lặn trở về Nhưng trớ trêu thay người con trai duy nhất mà ông thương yêu lại bị mất một chân và phải chống nạng Hiện thực hiện ra trước mắt quá tàn nhẫn và đau đớn đến mức Mando không thể bình tĩnh Bao hy vọng mong mỏi đã biến thành nỗi thất vọng lớn "Lúc đó, hai mắt Man Do mở to hết cỡ, kinh ngạc đến nỗi miệng cũng không ngậm lại được Đúng là con trai Jinsu của mình, không sai chút nào Jinsu đứng đó chống nạng hai bên, một cơn gió thổi qua làm một bên ống quần bay phần phật theo gió Man Do đứng chết lặng một lúc mà không nói nổi một câu nào" Tác giả không trực tiếp nhắc đến việc Jinsu bị mất một chân mà chỉ miêu tả bằng hình ảnh “một cơn gió thổi qua làm một bên ống quần bay phần phật theo gió” Nhưng cũng chính nhờ hình ảnh đó mà sự mất mát của cả Mando và Jinsu hiện lên chân thật hơn

Có lẽ vì không thể chấp nhận được sự thật nên Mando sau khi gặp lại Jinsu chỉ thằng thừng nói “ Đi thôi nào!” rồi một mình bước về phía trước Cảm xúc của Mando lúc này chính là thất vọng, kinh ngạc, đau đớn và tức giận Sự tức giận của Mando không phải dành cho Jinsu mà dành cho chiến tranh tàn khốc đã gây ra nỗi đau này cho cả hai cha con

Về phần Jinsu, khi thấy người cha đối xử lạnh lùng với mình cậu chỉ biết im lặng cúi đầu, cắn chặt miệng để không bật khóc “Jinsu liếm những giọt nước mắt rơi trên môi vào

trong… Anh cắn chặt hai hàm răng như đang cố kìm nén mọi cảm xú đang chực trào ra c

ngoài” Khi bị mất một bên chân, chính Jinsu cảm nhận rõ nhất nỗi bất hạnh này, không chỉ có thế cậu còn cảm thấy mình đã trở thành một gánh nặng cho người cha già Cậu chỉ biết chống nạng, bước những bước đi khó khăn theo sau người cha

Sau khi đến quán trọ hai cha con mới cởi mở và giải tỏa được những thắc mắc trong lòng Đây cũng là nơi tình cảm cha con được thể hiện rõ nhất qua việc Mando nhắc bà chủ cho thêm vừng vào bát mì, qua việc ông hỏi con trai có muốn ăn thêm không Đây cũng là nơi ông có đủ dũng khí đối mặt với sự thật và hỏi Jinsu lý do mất một chân Từ sự thất vọng, kinh ngạc, tức giận Mando đã trở nên bình tĩnh và mạnh mẽ hơn với tư cách là một người

cha Chính Mando là người tiếp thêm sức mạnh và vực dậy tinh thần cho Jinsu “ “Sống thế

Trang 9

9

nào là thế nào Chỉ cần còn thở thì còn phải sống… Nhìn đây này, kẻ mất một cánh tay mà vẫn sống tốt đấy thôi… Có gì mà không sống được” Đây chính là lời động viên từ một người đã trải qua sự mất mát do chiến tranh, từ một người cha yêu thương con hết mực Có thể đó không chỉ là lời động viên dành cho Jinsu mà còn là lời động viên dành cho chính bản thân Mando để có thể tiếp tục sống tiếp

2.3 Ý chí, niềm tin sống mãnh liệt của hai cha con Mando

Cho dù chiến tranh đã gây ra nhiều tổn thương cho hai cha con Mando nhưng ở họ vẫn luôn tồn tại một ý chí sống mạnh mẽ Khi trở về với cuộc sống hằng ngày với một cơ thể không lành lặn nhưng Mando vẫn thể hiện một tinh thần lạc quan vui tươi Trên đường đến nhà ga đón con trai, ông đã hồi tưởng lại những chuyện trong quá khứ Từ việc bị ngã xuống suối đến việc ghé vào quán rượu uống vài chén và trò chuyện cùng bà chủ “Có lần sau khi vào ấp uống rượu xong, trên đường trở về nhà, mình bước đi loạng choạng rồi ngã cả xuống suối May mà khi ấy không có ai đi qua, chứ không chắc mình thành trò cười cho thiên hạ mất… Mỗi khi có việc phải vào ấp, nơi mà Man Do nhất định phải ghé qua chính là quán rượu nhỏ Ở đó, Man Do thường hay nói chuyện bông đùa với bà chủ quán có hàng lông mày dày” Thay vì sống trong đau khổ Mando vẫn luôn lạc quan và sống như những người bình thường khác Ông vẫn chăm chỉ làm việc và thỉnh thoảng đến quán rượu trò chuyện cùng mọi người

Chính nhờ niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống của mình Mando mới có thể truyền thêm sức mạnh cho Jinsu Hình ảnh hai cha con cõng nhau qua cầu độc mộc chính là sự tượng trưng cho ý chí sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn thử thách của hai cha con Chỉ cần hai cha con cùng ở bên nhau thì cuộc sống sẽ không còn khó khăn nữa Khi được sống trong thời bình, không còn lo lắng về cái chết thì họ chỉ quyết tâm tiến về phía trước bỏ lại những mất mát đằng sau lưng Ở đây, cầu độc mộc đóng vai trò là điều kiện thiết yếu để tham gia tích cực vào việc cấu thành cao trào của câu chuyện chứ không chỉ là chất liệu nền Trong tác phẩm này, tác giả không chỉ muốn xác nhận lại bi kịch lịch sử mà còn là sự hợp tác để vượt qua bi kịch lịch sử từ cảnh hai thế hệ mất tay và chân lần lượt giúp đỡ lẫn nhau đi qua cây cầu Đây chính là hình ảnh sáng nhất trong chuỗi những bi kịch mà hai cha con Mando phải trải qua đồng thời cũng thể hiện ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm qua tác phẩm Truyện kết thúc bằng hình ảnh “ Phía trước là con đèo hình đầu rồng sừng sững đang lặng lẽ nhìn xuống hai cha con” Đây cũng là hình ảnh tượng trưng cho những khó khăn thử thách trong cuộc sống mà hai cha con Mando sẽ phải đối mặt Nhưng chỉ cần họ luôn ở bên nhau cùng nhau khắc phục khó khăn và tiếp tục tiến về phía trước thì dù có bao nhiêu khó khăn thì hai cha con cũng sẽ vượt qua

Thông qua bi kịch gia đình của hai cha con Mando, tác giả Ha Geun Chan đã thể hiện chân thật những nỗi đau mà chiến tranh đã gây ra cho người dân Hàn Quốc Đó là nỗi đau kéo dài từ thế hệ này sang thế hệ khác Bằng cách tập trung vẽ ra nỗi đau của hai cha con Mando, tác phẩm này đã trở thành tác phẩm kịch hóa nỗi đau của dân tộc đã sống trong thời đại khó khăn Ngoài ra, tác giả không chỉ cho thấy bi kịch trải qua 2 thế hệ mà còn chứa đựng quá trình khắc phục bi kịch lịch sử này Hình ảnh người cha mất cánh tay và người con trai mất chân băng qua cây cầu gỗ một mình cũng là hình ảnh dân tộc chúng ta vượt qua lịch sử khó khăn

3 Đặc điểm văn học hiện đại Hàn Quốc những năm 1950

Trang 10

10

Những năm 1950 bắt đầu với Chiến tranh Nam Bắc Triều 6.25 cuộc nội chiến quan - trọng đối với người dân Hàn Quốc Chính vì vậy mà cuộc chiến tranh này gây ảnh hưởng rất lớn đến nền văn học Hàn Quốc Các tiểu thuyết thời kì này được chia thành 2 phần Một trong số đó là cái gọi là văn học thời chiến ( 1950 1953), văn học nói về việc tham gia chiến - tranh Cái khác là cái gọi là văn học hậu chiến ( 1954-1959)

Văn học thời chiến ( 1950 1953) thường đề cập đến sự thù địch và chống chủ nghĩa cộng sản thông qua các hình thức văn học báo cáo Văn học hậu chiến ( 1953 1959) lại tập -trung vào cuộc sống của người dân Triều Tiên lúc bấy giờ và thể hiện sự tàn phá kinh tế và tinh thần của con người do chiến tranh, vấn đề nhân văn , nỗi đau bị chia cắt đất nước và sự tuyệt vọng trước thời đại Tác phẩm “ Hai đời thọ nạn” thuộc về văn học hậu chiến, thể hiện cuộc sống của người dân sau chiến tranh Vì vậy tôi sẽ đi sâu vào tìm hiểu rõ về đặc điểm văn học hậu chiến ( 1953-1959)

Đặc điểm quan trọng nhất của văn học hậu chiến là ý thức mất mát được hình thành thông qua chiến tranh Đây luôn là một chủ đề ám ảnh trong lịch sử văn học Hàn Quốc Tiếp theo là sự khởi đầu của chủ nghĩa nhân văn Điều đó có nghĩa là, bằng cách trải nghiệm những cảnh tàn sát của con người, chúng ta có thể nhìn nhận phẩm giá của con người Thứ ba là các khuynh hướng hiện sinh Điều này cũng có thể nói là sự ủng hộ bảo vệ cho những người chịu sự đau khổ dựa trên những tàn tích do chiến tranh để lại Đây là xu hướng đã được ủng hộ chủ yếu bởi 'thế hệ nhà văn mới' xuất hiện trong thời kỳ hậu chiến

Về ý thức mất mát, vốn là đặc điểm quan trọng nhất của văn học hậu chiến, trước hết, có những cuốn tiểu thuyết phát triển thông qua những trải nghiệm chiến tranh Các tác phẩm chủ yếu thể hiện cuộc sống của những nhân vật đã thay đổi như thế nào và chiến tranh đã ảnh hưởng đến họ như thế nào Tương tự như vậy, giá trị của cuộc sống cũng thay đổi hoặc các tác phẩm liên quan đến sự biến đổi cách sống của người dân sau chiến tranh cũng được sản xuất hàng loạt Bên cạnh đó các tác giả thời kì này cũng tập trung thể hiện nỗi đau về sự mất mát, sự hỗn loạn và mất phương hướng do những hậu quả của chiến tranh để lại Đọc tác phẩm “ Hai đời thọ nạn” ta cũng có thể thấy rõ sự ảnh hưởng của chiến tranh đã làm thay đổi nhận thức và cuộc sống của hai cha con Mando Họ không cần phải lo sợ về chiến tranh nhưng sẽ phải thay đổi cách sống để thích nghi với thời đại Tác giả Ha Geun Chan đã xây dựng bi kịch của hai con người trong một gia đình, một người mất chân, một người mất tay để giúp người đọc nhận thức được nỗi mất mát mà chiến tranh đem lại

Đặc điểm quan trọng thứ hai trong văn học những năm 50 là "văn học theo chủ nghĩa nhân đạo" Văn học theo chủ nghĩa này được biểu hiện qua sự thông cảm, thấu hiểu cho số phận con người; khám phá và tôn vinh vẻ đẹp con người; tố cáo, phê phán những thế lực chà đạp lên con người; nâng niu ước mơ của con người hay mở ra một tương lai tươi sáng cho con người Trong tác phẩm “ Hai đời thọ nạn” chúng ta có thể thấy được sự tố cáo chiến tranh vô nhân đạo của tác giả thông qua bi kịch của hai thế hệ Chính chiến tranh đã chà đạp lên số phận của con người, kéo họ vào những cuộc chiến vô nghĩa và gây nên những nối bất hạnh Song, tác giả không chỉ dừng lại ở việc tố cáo chiến tranh mà còn thể hiện tôn vinh ý chí nghị lực sống của những người dân bình thường Chiến tranh có thể đã cướp đi gia đình, bạn bè, tài sản, của họ nhưng lại không thể cướp đi nghị lực sống tiếp của họ Đây chính là vẻ đẹp, giá trị nhân đạo mà tác phẩm đem lại

Đặc điểm thứ ba của văn học thập niên 50 là sự du nhập của chủ nghĩa hiện sinh Chủ nghĩa hiện sinh, đề cập đến sự tồn tại của con người, ý nghĩa của nó, thách thức và khắc phục

Ngày đăng: 30/08/2024, 15:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w