1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng bảo hộ quyền tác giả tại việt nam bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trên thị trường số và các biện pháp bảo vệ

14 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Bảo Hộ Quyền Tác Giả Tại Việt Nam Bảo Hộ Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Âm Nhạc Trên Thị Trường Số Và Các Biện Pháp Bảo Vệ
Tác giả Nam Học
Chuyên ngành Mễn Pháp Luật Vẻ Sở Hữu Trí Tuệ
Thể loại Tiêu Luận
Năm xuất bản 2023 - 2024
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,78 MB

Nội dung

Đồng thời nhìn nhận những hạn chế của các quy định pháp luật hiện hành trong việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trên môi trường số thông qua việc phân tích thực trạng mộ

Trang 1

TIEU LUAN MÔN PHÁP LUẬT VẺ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Dé tai:

THUC TRANG BAO HO QUYEN TAC GIA TAI VIET NAM BAO HO QUYEN TAC GIA DOI VOI TAC PHAM AM NHAC TREN THI TRUONG SO VA CAC BIEN PHAP BAO VE

Nam hoc 2023 - 2024

Trang 2

MUC LUC

I Thực trạng các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

trên thị trường số ở Việt Nam set e3 hExvxEExExEETxE3n xu ghe raeee 3

II Các biện pháp bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc theo pháp luật

sở hữu trí tuệ Việt ÏNam cọ TH 4 TT TH 909 0 9 0094 6

"PA N¡IP uy 0 6

II Một số hạn chế trong việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

trên môi trường số và giải pháp -. s- se se ssessvxseEsersersersessessrkesersersrsee 9

3.1 Hạn chế trong việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trên môi

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc thực thi bảo hộ quyền tác giả đối

với tác phẩm âm nhạcC se s8 s£SsESsExeEEeSsExSESeSsESsESESeEseEsEssgasrerkrssrke 10

Trang 3

MO DAU

1 Ly do chọn đề tài

Vấn đề bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số ở Việt Nam vẫn còn là một vẫn đề khá mới mẻ và việc xây dựng cơ chế hoàn thiện để bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trên thị trường số

là một vẫn dé rat cần được quan tâm nghiên cứu Chính vì lẽ đó, nhóm đã quyết định lựa chọn đề tài “Báo hộ quyên tác giá đối với tác phẩm âm nhạc trên môi trường số °

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu nhằm làm rõ các quy định của pháp luật về bảo hộ quyền

tac giả đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam Đồng thời nhìn nhận những hạn chế

của các quy định pháp luật hiện hành trong việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm

âm nhạc trên môi trường số thông qua việc phân tích thực trạng một số hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trên môi trường số Từ đó, nhóm tác giả nêu ra những mặt còn thiếu sót và phương hướng hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực

thi bảo hộ quyền tác giá đối với tác phâm âm nhạc tại Việt Nam

3 Phạm vỉ nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phâm âm nhạc và thực trạng các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trên môi trường số trong phạm vi lãnh thỗ Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành bao gồm: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp

Trang 4

I Thực trạng các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

trên thị trường số ở Việt Nam

Cùng với sự phát triển của Internet toàn cầu và môi trường số, âm nhạc đã đến với khán giả đại chúng thông qua nhiều kênh khác nhau Hơn thế nữa, Internet là một không gian rộng lớn - nơi mà tất cả mọi người đều được tiếp cận một nguồn tài nguyên dữ liệu không lồ về âm thanh, âm nhạc của nhân loại Vì vậy mà giờ đây, âm

nhạc không còn bị giới hạn về thời gian, địa điểm nữa Chỉ bằng những thao tác đơn

giản và một thiết bị có khả năng kết nồi với mạng Internet, khán thính giả có thể nghe

nhac & bat cứ đâu, bất cứ khi nào họ muốn

Một mặt, toàn cầu hoá mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam tiếp cận với thị trường âm

nhạc toàn cầu, cũng như quảng bá các quốc gia biết đến Việt Nam thông qua những sản phâm âm nhạc đa dạng, chất lượng Mặt khác, toàn cầu hoá cũng đưa đến những

thách thức đối với các nhạc sĩ Việt Nam tìm cách hướng đến khán giả quốc tế, tạo nên

dau an sáng tạo trên nền thị trường âm nhạc đang ngày một trở nên bão hoà Trong khi

đó, Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm đang đối mặt với việc vừa phải

bắt kịp với những đổi mới liên tục về công nghệ, vừa phải đảm bảo những lợi ích của

những tác phẩm âm nhạc chân chính của quốc gia mình trước những nguy cơ bị xâm phạm quyền tác giả trên thị trường số Lần khuất trong lỗ hồng pháp lý về quản lý sở hữu trí tuệ trên không gian mạng là những chiêu trò tĩnh vi nhằm lợi dụng sự sáng tạo

và sức lao động chân chính của các chủ thé sang tao 4m nhac cho muc dich ca nhan,

từ những hành vi như lợi dụng các cơ chế kiểm duyệt bản quyền tự động của bên thứ

ba (Facebook, Youtube, ) cho đến việc xâm phạm ngang ngược quyền tác giả của tô chức, cá nhân bằng cách đăng tải lên những đoạn nhạc bản quyền lên những nền tảng

không có kiểm duyệt hoặc nằm ngoài tầm kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước và các bên

bảo vệ bản quyền âm nhạc tại Việt Nam (Tiktok, Spotify, Soundcloud, ) Thực tế cho

thấy, những vụ việc gần đây gây thiệt hại ngày một lớn về mặt kinh tế cho những chủ

sở hữu quyền tác giả của tác phẩm âm nhạc do thị trường âm nhạc giờ đây đã không còn bị gói gọn trong những chiếc CD hay những bản ghi âm từ băng đĩa như trước Ngoài ra, cũng không thê không nhắc đến những ảnh hưởng rất lớn đến danh dự, nhân phẩm của tác giả do các hành vi này có thể “bóp méo” và hạ thấp những giá trị tỉnh

thần, khiến cho tác phẩm gốc bị hạn chế tiếp cận đến khán thính giả và người hâm mộ

một cách công khai

Theo một báo cáo từ Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) công bồ trong một cuộc họp báo vào cuối năm 2021, có đến 76 CD bao gồm 865 tác

Trang 5

pham do Hội Nhạc sĩ Việt Nam đầu tư sản xuất đang bị BH Media! sử dụng, xác nhận

sở hữu bản quyền trên YouTube Trong khi đó, quyền tác giá của các sản phẩm âm

nhạc trên đều thuộc về các nhạc sĩ, một số quyền liên quan thuộc về Hội Nhạc sĩ Việt

Nam Cụ thể là trong vụ việc của nhạc sĩ Ciáng Sơn bị Youtube đánh bản quyền bai

hát “Giác mơ trưa” do chính cô sáng tác Được biết, nhạc sĩ Giang Son thanh lập kênh

Youtube ctia riéng minh mang tén “Giang Son Official” dé dang tai nhimg san pham

âm nhạc của mình đến gần hơn với khán giả hâm mộ Bài hát “Giác mơ trưa” được ca

sĩ Khánh Linh thể hiện nằm trong album “Giáng Son”, phát hành năm 2007 và chính

tác giả là người có bản quyền về quyền tác giả, phối khí, thu âm Chỉ vài ngày sau khi

đăng tải trên kênh Youtube, Giáng Son nhận được khiếu nại từ BH Media với lý do là

trên nền tảng Youtube, bài hát “Giấc mơ trưa” có rất nhiều bản ghi do nhiều chủ tài

khoản đăng lên trong khi cô không hề ký kết bản quyền đối với đơn vị này Vậy nên,

đối với bản ghi do chính tác giả Giáng Son đăng tải, Youtube đã tự động so sánh và

đối chiêu giống với bản ghi do nhạc sĩ Dương Thùy Anh đã đăng tải trước đó rồi đánh

bản quyền đối với bán ghi ca khúc “Giấc mơ trưa” của “chính chủ” Về vụ việc này,

Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam cho rằng phía BH Media đã có

những sai phạm nghiêm trọng về vẫn đề bảo hộ quyền tác giả mà cụ thê trong vụ việc

này là nhạc sĩ Giáng Son? Khoản 2 điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2019 đưa ra quy định

rằng các quyền liên quan phát sinh kê từ khi bản ghi âm, ghi hình được định hình

hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả Việc làm của BH Media

tự nhận mình là chủ sở hữu bản quyền của bản ghi bài hát “Giấc mơ trưa” chính là

hành vi gây phương hại đến quyền tác giả Chí có duy nhất nhạc sĩ Giáng Son hoặc

người được cô ủy quyền mới có quyền chủ sở hữu đối với bản ghi bài hát này Ngoài

nhạc sĩ Giáng Son, một số tên tuổi đình đám khác cũng phải rơi vào tình cảnh bị đánh

bản quyền lên chính tác phẩm của mình như nhạc sĩ Ngọc Khuê, nhạc sĩ Nguyễn Văn

Chung hay ca sĩ Akira Phan, Vay nén, hanh vi cua BH Media la hành vị vì phạm

đến quyền tác giả của tác phâm âm nhạc trên môi trường số

Mặt khác, một số vụ việc xâm phạm gây xâm phạm đến quyền tác giả của tác phẩm

còn mang tính quốc tế khi một trong các bên bị khởi kiện là pháp nhân, cá nhân nước

ngoài Điều khiến cho bên thụ lý xử lý những vụ việc kể trên gặp thêm nhiều khó

khăn, nhất là về ở phía Việt Nam, trong khi đó những cá nhân, pháp nhân vi phạm có

thê không bị ràng buộc về mặt pháp lý nếu có được sự bảo hộ của chính phủ quốc gia

1 BH Media là một đối tác chính thức của YouTube, Facebook và TikTok tại Việt Nam, sở hữu nhiều kênh và

page với nội dung phong phú

2 Thi Phong, “Bảo vệ bản quyền tác giả âm nhạc trên môi trường số”, Bớo 4n Giang Online, số ngày

12/11/2021

Trang 6

mà nước đó đặt trụ sở Điển hình như vụ việc Vie Channel và Spotify nam 2020 Cong

ty cô phần Vie Channel nộp đơn khởi kiện công ty Spotify AB (có trụ sở tại Thụy

Điền) đến Tòa án nhân dân TP.HCM vì đã có hành vi vi phạm nghiêm trọng đến các

vấn đề bản quyền đối với 2 chương trình nổi tiếng là “Rap Việt” và “Người ấy là ai?”

Cụ thẻ, Spotify AB đã có hành vi cắt ghép những bản ghi âm từ 2 chương trình trên,

sau đó đưa vào hệ thống của mình cho người nghe sử dụng Được biết, ứng dụng

Spotify là ứng dụng âm nhạc có trả phí được ra mắt lần đầu vào năm 2008 Như vậy,

Spotify đã có hành vi tự ý sử dụng các bản ghi âm mà không có sự đồng ý của Vie

Channel, sau đó thu lợi nhuận từ người sử dụng hàng tháng Phía Vie Channel đã tiến

hành lập vi bằng về việc trên ứng dụng Spotify và phát hiện có tổng cộng 19 bản ghi

âm bài hát được lấy từ chương trình “Rap Việt” và 19 tập phát sóng chương trình

“Người ấy là ai?” Đây là hành vi vi phạm quyền tác giả thuộc khoản 8 điều 28 Luật

Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đôi, bố sung 2019: “Sử dụng tác phẩm mà không được phép

của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất

khác theo quy định của pháp luật, ” Tông thiệt hại cho hành vi xâm phạm này ước

tính khoảng 9.530.000.000 đồng)

Có thê thấy, môi trường số là một không gian mà các hành vi xâm phạm quyên tac

giả đôi với tác phẩm âm nhạc được thực hiện tinh vi hơn bao giờ hết Tuy nhiên, việc

các tác giả chưa thực sự nắm rõ các quyên và lợi ích hợp pháp của mình cũng dễ khiến

cho các hành vi xâm phạm xảy ra thường xuyên hơn Một số tác giả còn gặp nhiều

khó khăn trong việc chứng minh quyền tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác

phẩm âm nhạc, do đó khi quyền tác giả của mình bị xâm hại hoặc là họ phải mắt nhiều

thời gian, tiền bạc và công sức để chứng minh hoặc sẽ không thể quyết liệt ngăn chặn

các hành vi xâm phạm đối với tác phâm âm nhạc của mình Mặc dù quyền tác giả đôi

voi tac pham âm nhạc đã tôn tại từ khi sản phâm đó được tạo ra dù có đăng ký hay

không đăng ký, tuy nhiên việc thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền đối với tác phâm

âm nhạc sẽ có giá trị rất lớn trong việc chứng minh quyền tac giả, chủ sở hữu quyền

tác giả đôi với tác phẩm âm nhạc khi có tranh chấp xảy ra

3 Hoàng Lê, “Nhà sản xuất Rap Việt và Người ấy la ai kién Spotify AB, doi bôi thường 9,5 tỷ”, Báo Tuổi trẻ

sô ngày 19/09/2020

Trang 7

II Các biện pháp bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc theo pháp luật

sở hữu trí tuệ Việt Nam

Tính đến thời điểm hiện tại, pháp luật bảo vệ quyền tác giả đối với tác phâm âm

nhạc tại Việt Nam được quy định chủ yếu trong văn bản luật (cụ thể là Luật Sở hữu trí

tuệ 2005 sửa đối, bố sung 2009, 2019, 2022) và văn bản pháp lý liên quan như: Nghị

định 22/2018/NĐ-CP quy định chỉ tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu

trí tuệ năm 2005 và Luật Sửa đổi, bỗ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm

2009 về quyền tác giả, quyền liên quan (thay thế cho Nghị định 100/2006/NĐ-CP và

Nghị định 85/2011/NĐ-CP); Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vĩ phạm

hành chính về quyền tác giá, quyền liên quan (sửa đổi bổ sung bởi Nghị định

28/2017/NĐ-CP và Nghị định 129/2021/NĐ-CP sắp có hiệu lực):

Các biện pháp bảo vệ quyên tác giả đối với tác phâm âm nhạc cũng được áp dụng

theo chế tàu chung đối với vi phạm về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 199 Luật

SHTT: Do là các biện pháp dân sự, hành chính và hình sự

2.1 Hành chính

Biện pháp hành chính là việc Cơ quan nhà nước có thâm quyền tiễn hành xử phạt vi

phạm hành chính đối với những trường hợp bị phát hiện có hành vi vi phạm hành

chính về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc Các hình thức xử phạt hành chính

bao gồm hình thức phạt tiền và cảnh cáo Nhằm đảm bảo phát hiện vi phạm kịp thời,

nhanh chóng và xử lý hiệu quả, thì ngay cả khi chủ thể bị xâm phạm không yêu cầu áp

dụng thì các cơ quan có thâm quyền vẫn có thê tiễn hành xử lý nếu phát hiện có vi

phạm trong phạm vi thâm quyền của mình Nếu cùng một vụ việc có nhiều cơ quan có

thâm quyền thì cơ quan thụ lý đầu tiên sẽ thực hiện việc xử lý hành chính đối với hành

vi vi phạm Các hành vị vị phạm hành chính và biện pháp xử lý được quy dinh tai

Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả,

quyên liên quan

Các hành vi vi phạm hành chính thường gặp và biện pháp xử lý bao gồm:

Hành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phâm, được quy định tại Nghị định

131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 Theo Nghị định này khi cá nhân thực hiện hành vĩ

trên sẽ bị phạt tiền, mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, và đối với tô

chức mức phạt tiền sẽ tăng gấp hai lần Ngoài ra, có thể bị áp dụng biện pháp khắc

phục hậu quả bao gồm: Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng

4 Khoản L Điều 214 LSHTT 2005

Trang 8

thông tin sai lệch; Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm,

bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có thông tin sai lệch về tên tác giả, tên

tác phẩm”

Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm âm nhạc được quy định

tại Điều 10 của Nghị định, đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén phẩm gây phương

hại đến danh dự và uy tín của tác giả sẽ phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000

đồng và phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc

tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả Có thê còn bị buộc phải

áp dụng các biện pháp khắc phục là cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại

chúng thông tin sai sự thật; buộc dỡ bỏ bản sao tác phâm vi phạm dưới hình thức điện

tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật sô hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm

Hành vi xâm phạm quyền công bố tác phẩm âm nhạc được quy định tại Điều II

của Nghị định Cá nhân công bồ tác phẩm mà không có sự cho phép của tác giả, chủ

sở hữu quyền tác gia thi bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và có thê

bi ap dụng biện pháp cải chính công khai trên các phương tiện thông tin dai chung

Hành vi xâm phạm quyền làm tác phâm âm nhạc phái sinh, quy định tại Điều 12

của Nghị định có thê bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành

vi làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả và buộc

đỡ bỏ bản sao tác phâm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ

thuật số

Hiện nay, biện pháp hành chính là biện pháp xử lý hành chính là biện pháp phô

biến nhất, được áp dụng nhiều nhất để bảo vệ quyền tác giả trong lĩnh vực âm nhạc

Tuy biện pháp này xử lý nhanh chóng, kịp thời hành vi vi phạm, song giá trị tiền phạt

con kha thap so với thiệt hại thực tế gây ra nên biện pháp xử lý hành chính đối với

lĩnh vực âm nhạc còn khả thấp

2.2 Dân sự

Biện pháp dân sự là việc chủ thê bị xâm phạm quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án

nhân dân áp dụng các biện pháp xử lý các tổ chức cá nhân vi phạm Cụ thể tại Điều

202 Luật Sở hữu trí tuệ quy định các biện pháp dân sự đề xử lý các cá nhân, tô chức vi

phạm như sau: Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; Buộc xim lỗi, cải chính công khai;

Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; Buộc bồi thường thiệt hại; Buộc tiêu hủy hoặc buộc

phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa,

nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh

5Š Điều 9 Nghị định 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013

Trang 9

hang hoa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả

năng khai thác quyền của chủ thê quyền sở hữu trí tuệ.-

2.3 Hình sự

Theo Điều 212 Luật Sở hữu trí tuệ 2005: “Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm

quyền SO hitu tri tué có yếu tô cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự

theo quy định của pháp luật hình sự.” Quy định này thể hiện mỗi tương quan giữa

quan hệ pháp luật sở hữu trí tuệ và pháp luật hình sự trong việc bảo vệ quyền sở hữu

trí tuệ Các hành vĩ xâm phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự tập trung vào hai nhóm

là quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp Theo Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015

quy định: “Người nào không được phép của chủ thê quyền tác giả, quyền liên quan

mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên

quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ

30.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gáy thiệt hại cho chủ thể quyên tác

giả, quyên liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đông hoặc hàng hóa

vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ

30.000.000 dong đến 300.000.000 đông hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03

năm:

a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;

b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghỉ âm, bản sao bản

ghi hình ”

Có thê thấy, đây là biện pháp nghiêm khắc nhất đối với những hành vi gây ảnh

hưởng đến sự phát triển của nên kinh tế, đến văn hoá trong lĩnh vực âm nhạc nói

riêng Điều này thê hiện thái độ cương quyết của nhà nước Việt Nam đối với những

hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ Qua đó, thu hút được nhà đầu tư nước

ngoài đầu từ vào nước ta thông qua những chính sách bảo hộ hiệu quả, góp phần lớn

trong việc phát triển nền kinh té

Trang 10

II Một số hạn chế trong việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

trên môi trường số và giải pháp

3.1 Hạn chế trong việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trên

môi trường số

Trên thực tế, không thể phủ nhận những nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc đổi

mới và hội nhập của Việt Nam trên trường quốc tế, đặc biệt là về vấn đề sở hữu trí

tuệ: từ việc gia nhập Công ước Berne năm 1886 và sau này là những văn kiện quốc tế

về sở hữu trí tuệ như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiên bộ xuyên Thái Bình Dương

(CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên mình châu Âu (EVFTA), Hiệp

định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Nghị định thư sửa đối Hiệp định về

các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS)

(2017), Thỏa ước La-hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp (2019) và Hiệp

ước Budapest về công nhận quốc tế đối với việc nộp lưu chủng vi sinh phục vụ đăng

ký sáng chế (2021), 5 Vì lẽ đó, nhằm luôn đảm bảo việc thực thi Luật Sở hữu trí tuệ

đạt hiệu quả cao và phù hợp với môi trường toàn cầu, nhà nước đã ban hành thêm

nhiều văn bản sửa đối, hướng dẫn và quy định thêm nhiều biện pháp bảo vệ dé bảo vệ

quyền tác giả, trong đó có quyền của tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam

Mặt khác, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và môi trường số, các quan

hệ xã hội cũng ngày cảng trở nên phức tạp và đa dạng hơn, dẫn đến việc các quy định

pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trước đây đã bộc lộ một số hạn chế không còn phù

hợp với thực tiễn hiện tại Hiện nay các quy định liên quan đề quyền tác giả được quy

định thiếu tập trung, xuất hiện ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như:

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bỗ sung 2009, 2019, 2022); Bộ luật Dân sự

2015, Bộ luật Hình sự 2015, và các văn bản hướng dẫn, văn bản dưới luật khác Điều

này không chỉ gây khó khăn cho người dân khi tìm hiểu các quy định liên quan đến

quyên tác giả mà còn gây khó khăn cho các cơ quan, cá nhân có thâm quyền trong

việc thực thi pháp luật Mặc dù có những hành vi vi phạm bản quyền rất rõ ràng,

nhưng cũng có những hành vi cần phải phân tích, xem xét đê xác định xem chúng có

cầu thành hành vi vi phạm hay không Ngoài ra, việc xác định chủ thể vi phạm lại

càng khó khăn hơn khi trên môi trường số Từ đó, khó khăn trong việc xác định hậu

quả của hành vi xâm phạm, cũng như tìm ra cách thức phù hợp đề ngăn chặn hành vi

xâm phạm ay’

6 Phòng Hợp tác quốc tế, “Việt Nam hội nhập quốc tế về sở hữu trí tuệ”, bài viết trên website Cực Sở hữu

trí tuệ Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đăng tải ngày 26/07/2022

7 Trần Thị Thùy Dương (2016), Pháp luật quốc tế và kinh nghiệm một số nước về bảo hộ quyên tác giả đối

với tác phẩm âm nhạc, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học quôc gia Hà Nội

Ngày đăng: 26/08/2024, 13:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w