1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bảo Hộ Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Âm Nhạc.pdf

42 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo Hộ Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Âm Nhạc
Tác giả Trần Hồng Hạnh, Đặng Quốc Trung Hiểu, Nguyễn Thanh Thư, Ngụ Trần Hiểu Quỳnh, Nguyễn Thị Ánh Linh
Người hướng dẫn NGUYEN THI LAM NGHI
Trường học Đại Học Kinh Tế - Luật
Chuyên ngành Luật
Thể loại Bài báo
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 3,9 MB

Nội dung

Trên cơ sở nghiên cứu này, tác giả đã đề xuất các giải pháp nham hoàn thiện cơ bản pháp luật về quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả cua nhà nước ta, đặc biệt là đối với tác phẩm âm nhạ

Trang 1

DAI HOC QUOC GIA THANH PHO HO CHI

MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

BAO HO QUYEN TAC GIA DOI VOI

TAC PHAM AM NHAC GIANG VIEN: NGUYEN THI LAM NGHI

THANH VIEN NHOM

1 Trần Hồng Hanh K195042281

2 Đặng Quốc Trung Hiểu _K195042283

3 Nguyễn Thanh Thư_ K195042302

4 Ngô Trần Hiêu Quỳnh K195042321

5 Nguyễn Thị Ánh Linh K205042266

TP Hồ Chí Minh, Ngày 07 tháng 12 năm 2022

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Nhóm xin trân thành gửi lời cảm ơn đến giảng viên hướng dẫn

Nguyễn Thị Lâm Nghi đã hướng dẫn, giảng dạy những nội dung

có liên quan trong đề tài

Nhóm cảm ơn cô đã giành thời gian đề đọc bài viết, nhận xét và

châm điểm bài viết của nhóm

Ho Chỉ Minh, Ngày 07 tháng 12 năm 2022

Trang 3

BANG PHAN CHIA, DANH GIÁ CÔNG VIỆC

Trang 4

AA “pc ốc na a2 6

7 BO CUC.eccccccssecscsesesessesececsesesesucaesesesusasatssucasstsucuesususaeatseusacatsnsusasatsusucasatsnsussescaeatsesececaesnseees 6

CHUONG 01: TONG QUAN VE QUYEN TAC GIA DOI VOI TAC PHAM AM

NHAC 8 1.1 Ag mir) CHIN once eee eee cence ese eeeeeee eee ensescesaeceeesaesaesaesecesaeaeeceesesaeteeeeaesaeeas 8

1.1.1 Khai niém vé tac pham Am nhạc - 2-22 2+ 52+++2EE+EEE++EEtEEESExzrxerkerrxrrrrees 8 1.1.2 Khái niệm về quyền tac gia oo.ccccccceccceccscsssssssssssesssesssesssessesssessesssessessteessesseesteesneeseeasess 9

1.2 Bảo hộ quyền tác giả trong tác phẩm âm nhạc 2-22 22522222 2EEcEEvzxrrxred 10 1.2.1 Định nghĩa về bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc . 10

1.2.2 Điều kiện - 2+2 HH 1.1 re 10 1.2.3 Đặc điểm 5-2 on 1 re 12 1.2.4 Vai trò của bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc -2 2-5+- 14

1.3 Xâm phạm quyền tác giả trong tác phẩm âm nhạc - 2 2 2+2 E+x+>xz>x2 15 1.3.1 Khái niệm vẻ hành vi xâm phạm quyền tác giả trong tác phâm âm nhạc 15 1.3.2 Phân loại mức độ xâm phạm quyền tác giả trong tác phẩm âm nhạc 16 1.3.3 Ảnh hưởng bởi sự xâm phạm quyên tác giả trong tác phâm âm nhạc 18

CHUONG 02: THUC TIEN PHAP LUAT DIEU CHINH VE BAO HO QUYEN TAC

Trang 5

2.1 Pháp luật hiện hành quy định về bảo hộ quyền tác giả với tác phẩm âm nhạc 21

2.1.1 Chủ thể của quyền tác giả trong tác phẩm âm nhạc -2 22- 2¿©z+cx++eee- 21

2.1.2 Điều kiện bảo hộ quyền tác giả đối với tác phâm âm nhạc -2 2-52 22 2.1.3 Nội dung bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc 2 22- +: 23 2.2 Pháp luật quy định về xử lý vi phạm đối với xâm phạm quyền tác giả với tác

pha Am nha n6 a À.ốố 28

CHUONG 03: THUC TRANG VA MOT SO KIEN NGHI VE BAO HO QUYEN TAC

3.1 Thực trạng vấn đề bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc và hạn chế 080/71 080071 0000757 33

3.2 Đề xuất giải pháp đối với các quy định về bảo hộ quyền tác giả với tác phẩm âm

"hi 36

Trang 6

PHAN MO DAU

1 Lý do chọn đề tài

Am nhạc là loại hình giải trí gắn liền với sự phát triển lịch sử, văn

hóa truyền thông của mỗi quốc gia dân tộc Ngay cả trong âm nhạc

cũng tồn tại mặt sở hữu trí tuệ Tuy nhiên trên thực tế, âm nhạc truyền

thong, âm nhạc điện tử đều phat triển mạnh mẽ với phạm vi toàn cầu

Đặc biệt sự phát triển thông qua các công cụ kết nối Internet, điều đó

dẫn đến việc kiểm soát, quản lý vẫn đề “bản quyền” trong âm nhạc trở

nên phức tạp và khó khăn

Hiện nay, pháp luật nước ta đã có các quy định cụ thể để điều chỉnh vấn đề “bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc”, dựa vào các

điều khoản quy để xác định phạm vi và nội dung bảo hộ quyền tác giả

đối với đối tượng này Hơn thế nữa, trên thực tế Việt Nam đã có hệ

thống hỗ trợ thực thi hoạt động bảo vệ quyền tác giả trong thời kỳ

chuyền đổi kinh tế 4.0, các tổ chức đại điện tập thể: “Trung tâm Bảo

vệ quyền tác giả âm nhạc, Hội Nhạc sĩ Việt Nam ” Tuy nhiên, nhận

thấy việc áp dụng pháp luật trong quản lý, kiểm soát và điều chỉnh vẫn

đề này còn nhiều bất cập Do đó, nhóm quyết định chọn đề tài: “Bảo

hộ quyền tác giả đối với tác phâm âm nhạc” Nhóm tiến hành tìm hiểu

và khái quát lại các quy định hiện hành; phân tích những mặt tiêu cực

hay tích cực; đưa ra các bất cập còn tồn tọng trong thực tế; đưa ra các

đề xuất kiến nghị có thể thực hiện nhằm hoàn thiện hơn về khung

pháp luật về bản quyền tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam

2 Giới hạn của đề tài

Bài viết đi nghiên cứu tập trung vào quy định của Pháp Luật Việt Nam, các quy định hiệp ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia

3 Câu hỏi nghiên cứu

Đề đi tìm hiểu, phân tích đề tài, nhóm phân chia đề tài thành các

câu hỏi chính như sau:

3.1 Khái quát chung về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm

Trang 7

nhạc như thế nào?

3.2 Những quy định pháp luật hiện hành điều chỉnh về bảo hộ

quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc như thế nào; thực trạng áp

dụng và bất cập trong quy định pháp luật như thế nào?

3.3 Các giải pháp và kiến nghị nào có thê đề xuất thực hiện, phù hợp được để hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với tác

phẩm âm nhạc?

4 Mục dích nghiên cứu

Đóng góp các giải pháp, kiến nghị có thể đưa ra để hoàn thiện các khuyết điểm trong pháp luật về bảo vệ quyền tác giả đối với sản phẩm

âm nhạc theo góc độ nhìn nhận của nhóm Góp phần vào việc sẽ nâng

cao được một phân hiệu quả trong thực thí pháp luật trong thực tiến

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu và trình bày đề tài bài viết, nhóm đã kết hợp và sử dụng rất nhiều các phương pháp nghiên

cứu khoa học Trong đó, phương pháp chính là phân tích; phương

pháp tông hợp, diễn giải

6 Ý nghĩa nghiên cứu

Bài viết nghiên cứu thực tiễn thực thi pháp luật đối với hoạt động bảo hộ quyền tác giả đối với sản phẩm âm nhạc ở Việt Nam trên cơ sở

đó cân nhắc, so sánh cũng như đối chiếu với thực trạng pháp luật và

tìm ra những lỗ hồng, vướng mắc trong pháp luật ở nước ta cũng như

quá trình thực thi luật bảo vệ bản quyền và so sánh với các quốc gia

khác Trên cơ sở nghiên cứu này, tác giả đã đề xuất các giải pháp

nham hoàn thiện cơ bản pháp luật về quyền tác giả và bảo hộ quyền

tác giả cua nhà nước ta, đặc biệt là đối với tác phẩm âm nhạc, cũng

như góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ quyền

tác giả đối với tác phẩm âm nhạc ở Việt Nam

7 Bồ cục

Trang 8

CHUONG 01: TONG QUAN VE QUYEN TAC GIA DOI VOI TAC

PHAM AM NHAC

CHUONG 02: THUC TIEN PHAP LUAT VE DIEU CHINH VE

BAO HO QUYEN TAC GIA DOI VOI TAC PHAM AM NHAC

CHUONG 03: THUC TRANG VA MOT SO KIEN NGHI VE BAO

HO QUYEN TAC GIA DOI VGI SAN PHAM AM NHAC

Trang 9

PHAN NOI DUNG

CHUONG 01: TONG QUAN VE QUYEN TAC GIA DOI VOI

TAC PHAM AM NHAC

1.1 Khai niém chung

1.1.1 Khái niệm về tác phẩm âm nhạc

Theo Tô chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO, tác phâm âm nhạc được định nghĩa: “Bất kỳ tác phẩm nào bao gồm âm thanh hoặc chỉ

chứa các ký tự âm nhạc ngay cả khi không bao gồm lời hay bất kỳ

hành động nào nhằm mục đích được hát, nói hay biểu diễn với âm

nhạc” Như vậy tác phẩm âm nhạc được hiểu là một loại âm thanh

được sáng tạo không phụ thuộc vào có lời hoặc không

Đối với khái niệm tác phâm, theo Từ điển Luật học đưa ra khái

niệm tác phẩm: “Sản phẩm sáng tạo trong các lĩnh vực văn học, nghệ

thuật, khoa học được thể hiện dưới hình thức và băng phương tiện nảo

đó, không phân biệt nội dung, giá trị và không phụ thuộc vào bất kỳ

thu tuc nao”! Theo Céng ước Berne: “Tac pham van hoc va nghé

thuật bao gồm toàn bộ các sản phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học

và nghệ thuật mà không phụ thuộc vào cách thức và hình thức thê hiện

như sách và các tác phâm ngôn ngữ khác; các bài thuyết trình, diễn

thuyết, điễn văn và các tác phâm cùng loại; các tác phẩm âm nhạc,

kịch, nhạc kịch ”?

Tác phẩm âm nhạc xuất phát là một đoạn nhạc, cầu trúc âm nhạc của một đoạn nhạc hay quá trình sáng tạo ra một đoạn nhạc mới Một

tác phẩm âm nhạc hoàn chỉnh thường bao gồm ba yếu tố: “giai điệu”,

“hòa âm” và “tiết tấu” Những người tạo ra các đoạn nhạc được gọi là

nha soan nhac

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 22/2018/NĐ-CP:

! Bộ Tự Pháp, Viện Khoa học Pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa,

Nxb Tư pháp

? Điều I1 Công ước Berne ngày 24/7/1971, sửa đổi ngày 28/9/1979 về bảo hộ các tác phâm

văn học và nghệ thuật

Trang 10

“Tác phẩm âm nhạc là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên

bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc

trình diễn hay không trình diễn.”

1.1.2 Khái niệm về quyên tác giả

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005,

sửa đối, bố sung năm 2009, 2019: “Quyển tác giả là quyền của tô

chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”

Trong đó, tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao

gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả

quy định tại khoản 1, Điều 13 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đối,

bồ sung năm 2009, 2019

Quyền tác giả là quyền độc quyền dành cho người sáng tạo tác phẩm Nghĩa là được pháp luật quy định và được bảo vệ bởi cơ quan

nhà nước có thâm quyền Nói cách khác, quyền tác giả được bảo hộ

thông qua việc bảo vệ các quyền độc quyền dành cho người sáng tạo

tác phẩm Số lượng và nội dung quyền độc quyền dành cho tác giả sẽ

thê hiện phạm vi bảo hộ quyền tác giả Pháp luật về bảo hộ quyền tác

giả phải ghi nhận, đảm bảo cho tác giả quyền độc quyền sử dụng, khai

thác tác phẩm được bảo hộ Đồng thời, phải đảm bảo lợi ích công

cộng thông qua quy định pháp luật về các trường hợp khai thác tác

phẩm đã công bó mà không phải xin phép chủ sở hữu quyền tác giả

Ban quyền hay Quyền tác gia (copyright) la mét hinh thức bảo hộ của luật pháp đối với tác giả của các tác phẩm như các bài viết về

khoa học hay văn học, sáng tác nhạc, ghi âm, tranh vẽ, hình chụp,

phim và các chương trình truyền thanh và các sản phẩm trí tuệ khác,

bảo vệ các quyền lợi cá nhân và lợi ích kinh tế của tác giả trong mỗi

liên quan với tác phâm Theo Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm

văn học và nghệ thuật, tác giả được hưởng tác quyền suốt đời cộng

thêm tối thiêu 50 năm sau khi qua đời

Trang 11

1.2 Bảo hộ quyền tác giả trong tác phẩm âm nhạc

1.2.1 Định nghĩa về bảo vệ quyên tác giả đôi với tác phẩm âm nhạc

Theo Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi là bỗ sung năm 2009 và 2019 (sau đây sẽ gọi là Luật sở hữu trí tuệ): “Quyền tác

giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phâm do mình sáng tạo

ra hoặc sở hữu.”

Như vậy, bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là sự bảo

hộ của pháp luật đối với tác giả và các tác phâm âm nhạc thuộc quyền

tác giả Và, quyền tác giả trong tác phâm âm nhạc quyền hợp pháp của

tô chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc tác giả của tác phẩm âm nhạc

được pháp luật công nhận và bảo vệ, bao gồm cả các quyền được pháp

luật sở hữu trí tuệ ghi nhận

Quan hệ pháp luật về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là quan hệ pháp lý dân sự tuyệt đối giữa chủ thể quyền tác giả đối với tác

phẩm âm nhạc và các chủ thể khác còn lại trong xã hội có nghĩa vụ:

tôn trọng quyền của chủ thể quyền

1.2.2 Điều kiện

Tác phẩm âm nhạc là tài sản trí tuệ và sẽ được pháp luật bảo vệ như

quyên tác giả Theo quy định tại Khoản I Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ

thì quyền tác giả được bảo hộ từ thời điểm tác phâm được sáng tạo và

thé hiện dưới một hình thức vật chất nảo đó Nói cách khác, khi một

tác phẩm được tạo ra và con người xác định được sự tồn tại của nó thì

tác phẩm đó sẽ được bảo vệ quyền tac giả

Vì vậy, đối với tác phẩm âm nhạc, khi tác giả sáng tạo ra giai điệu trong tâm trí thì tác phẩm âm nhạc này chưa được bảo hộ Chỉ khi tác

phẩm âm nhạc được diễn giải, thể hiện dưới một hình thức vật chất

nhất định (viết giai điệu, nốt nhạc trên giấy, lưu trữ qua bản ghi âm,

v.v.) thì quyền tác giả phát sinh và sự bảo hộ cũng phát sinh

Trong nội dung chính sách nhà nước về sở hữu trí tuệ được quy

định tại Điều § Luật Sở hữu trí tuệ, Điều 1 quy định như sau: “Việc

10

Trang 12

công nhận và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ của tô

chức, cá nhân trên cơ sở hải hòa giữa các lợi ích của chủ sở hữu trí tuệ

đối với quyền tài sản có lợi ích công cộng; không bảo vệ đối tượng sở

hữu trí tuệ trái đạo đức xã hội, trật tự công cộng, phương hại đến quốc

phòng, an ninh” Ngoàải ra việc sản phẩm trí tuệ được sáng tạo vả thé

hiện dưới một hình thức vật chất nhưng nội dung của tác phẩm đó

không được trái đạo đức, trật tự công cộng, không phương hại đến

quốc phòng, an ninh

Tóm lại, đôi với tác phâm âm nhạc, điêu kiện đề được bảo hộ quyên tác giả bao gồm:

“1) Được sáng tạo và thể hiện dưới dạng một dạng vật chất nào đó;

I)Nội dung không trái đạo đức xã hội, trật tự công công, không

,

làm thiệt hại đến quốc phòng, an nình quốc gia.’

Và khi hai điều kiện này được đáp ứng thì quyền tác giả của tác

phẩm âm nhạc được phát sinh

Bảo hộ quyên tác giả và quyền liên quan đối với tác phâm âm nhạc

là việc Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật tạo cơ sở pháp lý

cho việc xác lập, công nhận và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các

tô chức, cá nhân đối với tác phẩm âm nhạc do họ sáng tạo ra

Trong đó, bao gồm các nội dung về xác lập, công nhận quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, quản lý, sử dụng, khai thác quyền tác

giả đối với tác phẩm âm nhạc và bảo vệ quyền tác giả đối với tác

phẩm âm nhạc chống lại các hành vi xâm phạm

Các Điều ước quốc tế đa phương về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan mà Việt Nam tham gia ký kết và gia nhập có thể kế đến như:

“i Céng woc Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật

ii Công trớc (eneva về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chồng lại việc sao chép trái phép bản ghi dm cua ho

ti Công ước Brussels về phân phối tín hiệu mang chương trình

11

Trang 13

phát sinh quyền tác giả thì chủ thể đó có những quyên nhất định đôi

với tác phẩm âm nhạc đó Trong trường hợp không có thỏa thuận

chuyền nhượng bản quyền, chủ sở hữu bản quyền của tác phẩm có thể

là nhạc sĩ hoặc trong một số trường hợp là người khác

Về khách thê

Đối tượng của quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là tác phẩm

âm nhạc do tác giả sáng tạo ra bằng tác phẩm trí tuệ Các tác phẩm âm

nhạc ra đời trước hết là để đáp ứng nhu cầu văn hóa, tính thần và giải

trí của quần chúng nhân dân

Về nội dung

Nội dung quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc cũng là tông thể các quyền nhân thân và quyên tài sản theo quy định tại Điều 19,20

Luật Sở hữu trí tuệ của các chủ thê trong quan hệ pháp luật về quyền

tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

Trong các quyền nhân thân, quyền đặt tên, bút danh cho tác phâm

âm nhạc là quyền đặc biệt quan trọng của nhạc sĩ Lĩnh vực âm nhạc

là một hoạt động nghệ thuật và giải trí phô biến trong đời sống con

người, trong đó danh tiếng là quan trọng Tác phẩm âm nhạc không

chỉ là công trình sáng tạo của tác giả, mà còn là uy tín và danh dự của

tác giả Mặt khác, tác phẩm âm nhac dé lan truyền, phố biến rộng rãi

12

Trang 14

trong xã hội nên khó kiểm soát tính toàn vẹn của tác phẩm cũng như

tén tac gia

Ngoài nhạc sĩ có quyền tac gia déi véi tac pham của mình mà bên cạnh đó, bất cứ cá nhân, tô chức sáng tạo sở hữu tác phẩm âm nhạc thì

đều sẽ được pháp luật Việt Nam bảo hộ

Ngoài điều kiện về hình thức thê hiện thì điều kiện về chủ thể cũng

là một trong những điều kiện được pháp luật Việt Nam quy định cụ

thê trong Điều 13 Luật sở hữu trí tuệ:

“1 Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyên tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điểu từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật này

2 Tác giả, chủ sở hữu quyên tác giá quy định tại khoản 1 Điễu này

gồm tô chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có

tác phẩm được công bố lân đấu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đông thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kê từ ngày tác phẩm đó được

công bố lần đấu tiên ở nước khác; tổ chức, cả nhân nước ngoài có

tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điễu ước quốc tẾ về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam là thành viên ” Các điều kiện bảo hộ liên quan khác theo pháp luật quy định tại

Điều 16, Luật sở hữu trí tuệ:

“1 Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật (sau đây gọi chung là người biếu

điễn)

2 Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu cuộc biếu diễn quy định tại Khoản 1 Điều 44 của Luật này

3 7ö chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc

biếu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác (sau đây gọi là nhà sản xuất bản ghì âm, ghi hình)

13

Trang 15

4 Tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng ” 1.2.4 Vai trò của bảo hộ quyên tác giả dỗi với tác phẩm âm nhạc

Bảo hộ quyền tác giả thúc đây hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật nói chung và âm nhạc thông qua việc biểu dương

và bảo vệ thành quả của các tập thể, cá nhân đã tham gia sáng tạo, tận

tụy đóng góp cho công ích và phát triển xã hội được đặc biệt khuyến

khích Bảo vệ bản quyền là vì một cộng đồng tôn trọng “sở hữu trí

tuệ” và chỉ có ý nghĩa nếu quyền nhân thân, quyền tài sản và lợi ích

thu được từ tác phẩm của người sáng tạo thực sự được tôn trọng

Bảo hộ quyền tác giả là công cụ hữu hiệu nhất để phát huy, làm phong phú và phô biến di sản văn hóa dân tộc và di sản văn hóa nhân

loại Sự phát triển của một quốc gia chủ yếu phụ thuộc vào hoạt động

sáng tạo của con người và khuyên khích sự sáng tạo của các cá nhân,

sự lan tỏa sáng tạo này là điều kiện tất yếu của quá trình phát triển

Ban quyển là một yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển

Thực tiễn đã chỉ ra rằng việc làm phong phú và phố biến di sản văn

hóa quốc gia trực tiếp phụ thuộc vào mức độ bảo hộ các tác phẩm văn

học và nghệ thuật Đất nước càng có nhiều trí tuệ sáng tạo thì đất nước

càng vẻ vang, cảng có nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật, sức mạnh

tống hợp của những con người (người biểu điễn, người sản xuất

chương trỉnh, npười phi chương trình, người phát sóng) trong công

nghiệp văn hóa (sách, băng hình, ca nhạc, truyền hình giải trí) càng

nhiều cảng tốt, và cuối cùng là bồi đưỡng trí tuệ sáng tạo là một trong

những điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế, văn hóa Thực tế đã

chứng minh ở các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, hoạt động

bảo hộ quyền tác giả đã góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tỉnh

thần và vật chất của nhân dân, đóng góp ngân sách nhà nước, góp

phần tăng trưởng GDP và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi

quốc gia

Thực tê, thị trường các sản phâm văn hóa và công nghiệp giải trí ở Việt Nam vẫn đang bị đe dọa bởi van nan vi pham ban quyền Trong

14

Trang 16

nhiều lĩnh vực như âm nhạc, phim ảnh, sách, tranh vẽ nạn vi phạm

bản quyền đã khiến các nhà sáng tạo và nhà sản xuất đánh mất nhiều

cơ hội kiếm lời Nếu không làm tốt công tác bảo hộ quyền tác giả,

những người sáng tạo sẽ không còn tâm huyết sáng tạo ra những tác

phẩm chất lượng cao, đủ sức chính phục thị trường và trở thành những

“siêu phâm” văn hóa, báo cáo tiết kiệm lớn Và do đó, ngành công

nghiệp văn hóa sẽ không thê phát triển Riêng trong lĩnh vực âm nhạc,

công tác bảo vệ thực thí quyền tác giả trong thời gian qua đã góp phần

rất lớn vào việc giảm thiểu nạn làm giả, tạo niềm tin cho tac gia,

khuyến khích sự sáng tạo và tạo ra một sân chơi lành mạnh, công

bằng, hài hòa lợi ích giữa người sáng tạo và người sử dụng

1.3 Xâm phạm quyền tác giả trong tác phẩm âm nhạc

1.3.1 Khái niệm về hành vi xâm phạm quyền tác giả trong tác phẩm

âm nhạc

Vi phạm bản quyền là việc sử dụng trái phép tác phâm được bảo vệ bởi luật sở hữu trí tuệ vi phạm một số quyền độc quyền của tác giả

hoặc chủ sở hữu tác phâm Vi phạm bản quyền âm nhạc ở Việt Nam

hiện nay rất phố biến Không thể phủ nhận nghệ thuật là sáng tạo, tuy

nhiên nghệ sĩ đã vay mượn nó

Quyên nghệ sĩ không còn xa lạ với mọi người Vi phạm bản quyền trong lĩnh vực âm nhạc cũng là một trong những lực cản đối với sự

phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Ở nước ta, đặc biệt trong

lĩnh vực quyền tác giả âm nhạc đã có một cơ quan chuyên môn là

Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc trực thuộc Hội Nhạc sĩ Việt

Nam, nhưng tình trạng vi phạm quyền tác giả vẫn diễn ra phố biến

Nguyên nhân của tình trạng vi phạm bản quyền ở nước ta thời gian qua, trước hết, là do ý thức chấp hành pháp luật của người tiêu dùng

chưa cao Mặc dù biết là sách lậu, sách nối bản, bang đĩa lậu nhưng

một bộ phận người dân ham giá rẻ vẫn có tình mua Đây là một trong

những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xâm phạm quyên tác giả,

đặc biệt trong lĩnh vực xuất bản phẩm, âm nhạc

15

Trang 17

1.3.2 Phân loại mức độ xâm phạm quyền tác giả trong tác phẩm âm

nhạc

Theo Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ hợp nhất năm 2019 quy định về

các hành vi xâm phạm quyền tác giả bao gồm:

“1 Chiếm đoạt quyền tác giá đổi với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học

2 Mao danh tac gid

3 Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả

4 Công bố, phân phối tác phẩm có đông tác giả mà không được phép của đông tác giả đó

5 Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả

6 Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giá, chủ sở hữu quyền tác gid, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm ä khoản 1

Điều 25 của Luật này

7 Làm tác phẩm phải sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyên tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái

sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm ¡ khoản 1 Điều 25 của Luật

này

8 Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyên lợi vật chất khác theo

quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điễu 25

của Luật này

9 Cho thuê tác phẩm mà không trá tiền nhuận bi, thù lao và quyên lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyên tác giả

10 Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyễn đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương

tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyên tác giả

11 Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền

16

Trang 18

14 Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu,

bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở dé biết thiết bị đó

làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực

hiện đề bảo vệ quyên tác giả đối với tác phẩm của mình

15 Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo

16 Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyên tác giả ”

Theo Khoản 8 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ thì “7ác phẩm phái

sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm

phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn” Như

vậy, tác phẩm phái sinh là tác phẩm được tạo ra dựa trên một tác phẩm

đã có, có sáng tạo nhất định về nội dung, về hình thức, về ngôn ngữ

Quyền tác giả phát sinh kế từ khi tác phẩm phái sinh được sáng

tạo và được thể hiện dưới một hình thức nhất định, không phân biệt

nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố

hay chưa công bó, đã đăng ký hay chưa đăng ký

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tac gia là hành vi xâm phạm quyền

tác giả, trừ trường hợp chuyển sang chữ nối hoặc ngôn ngữ khác cho

người khiếm thị Người không phải là chủ sở hữu quyên tác giả khi

làm tác phẩm phái sinh khác phải xin phép (nếu tác phâm chưa được

công bó), trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả

z A

goc

17

Trang 19

“Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyên tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyên lợi vật chất khác theo

quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điễu 25

của Luật này

Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận búi, thù lao và quyên lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyên tác giả

Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương

tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyên tác giả

Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả

Cố ý húy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyên tác giá thực hiện để bảo vệ quyên tác giả đối với tác phẩm

của mình

Cố ÿ xóa, thay đổi thông tin quản lý quyên dưới hình thức điện

tứ có trong tác phẩm

Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phản phối, nhập khẩu, xuất khẩu,

bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó

làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực

hiện đề bảo vệ quyên tác giả đối với tác phẩm của mình

Làm và bán tác phẩm mà chữ kỷ của tác giả bị giả mạo

Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không

,

được phép của chủ sở hữu quyên tác giả `

1.3.3 Ảnh hướng bởi sự xâm phạm quyền tác giả trong tác phẩm

âm nhạc

Tình trạng ca sĩ, nhạc sĩ mâu thuẫn nhau về quyền sở hữu, sử dụng

ca khúc (tác phẩm âm nhạc) ngày càng phô biến ở nước ta Điều này

thể hiện cả mặt tích cực và tiêu cực

Trong quá trình chuyên quyền sở hữu (bán) thì quyền khai thác tác

18

Trang 20

phẩm được chuyển giao cho chủ sở hữu mới, trong quá trình chuyển

quyên sử dụng (cho thuê) có thể xảy ra 02 trường hợp: trao quyền sử

dụng độc quyền hoặc không độc quyền của quyên tải sản.3

Chăng hạn, hợp đồng giữa ca sĩ Nguyễn Đình Thanh Tâm và nhạc

sĩ Phạm Toàn Thắng trong trường hợp chương trình Giọng hát Việt

2013 sử dụng ca khúc Chạy mưa, nội dung hợp đồng có đoạn như sau:

“Bên B đồng ý để các tác phâm ghi âm nêu trên thuộc quyền sở hữu

của Bên B và cho Bên A được độc quyên, toàn quyền khai thác, kinh

doanh trong lĩnh vực sản xuất bản shi âm, ghi hình, đĩa phim và các

chương trình biểu diễn ca nhạc Bên A có quyền hoạt động trong lĩnh

vực nhạc chuông, nhạc chuông với các quyên liên quan đên Bên A.”

Trong lĩnh vực âm nhạc, khi nhạc sĩ sử dụng thời gian, tài chính, vật chất và phương tiện kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm thì

nhạc sĩ là tác giả, đồng thời là chủ sở hữu của tác phâm Trường hợp

nhạc sĩ sáng tạo tác phẩm do được giao nhiệm vụ hoặc giao kết hợp

đồng sáng tác thì nhạc sĩ là tác giả và tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ

hoặc giao kết hợp đồng với nhạc sĩ là tác giả của tác phẩm

Do đó, ca sĩ có thể trở thành chủ sở hữu của tác phâm âm nhạc hoặc người sử dụng quyên tài sản băng cách ký kết hợp đồng với nhạc

phép người khác khai thác ca khúc đó Ngoài ra, có thể xảy ra trường

hợp ca sĩ không sở hữu tác phâm nhưng được cấp "độc quyền sử

dụng" một trong các quyền sở hữu

Thời gian gần đây, các thỏa thuận về việc cho thuê, bán hoặc cho thuê quyền tài sản đối với tác phẩm âm nhạc thường được các bên

3 Chu Mạnh Quân, “7gi sao "ca khúc độc quyên" hay bị xâm phạm quyền?”

[https://vietnamnet vn/tai-sao-ca-khuc-doc-quyen-hay-bi-xam-pham-quyen-13 1667 html],

truy cap nay 7/12/2022

19

Trang 21

giao kết bằng “miệng” hoặc giấy tay sơ sài, không đáp ứng đầy đủ các

yếu tố cơ bản của một hợp đồng chuyền nhượng quyền phù hợp với

quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ

Có nhiều vấn để trong việc xử lý vi phạm bản quyền trong môi trường kỹ thuật số Điều này không có gì ngạc nhiên, bởi việc chống

vi phạm bản quyền trong môi trường truyền thống ở Việt Nam vốn đã

khó, chưa nói đến môi trường kỹ thuật số Thông thường, người sao

chép tác phâm không có bản quyền cần có nơi in ấn, vận chuyển và

phân phối tác phẩm cho người mua thì trên môi trường số họ chỉ cần

một chiếc máy tính có kết nối Internet Những tiến bộ nhanh chóng

của khoa học, Internet và viễn thông đã giúp các đơn vị phạm tội dễ

dàng hơn bao giờ hết Ngoài ra, việc hack trên môi trường mạng rất

khó kiểm soát, dễ tái phạm và phương thức xâm phạm rất đa dạng

Nội dung vi phạm có thể bị xóa nhưng ngay lập tức xuất hiện lại do

tính chất đơn giản của việc đăng tải và chia sẻ tải nguyên trên

Ngày đăng: 24/08/2024, 11:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w