Hệ thống đô thị quốc gia rất phát triển, các đô thị ngày càng được mở rộng,đóng vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở các cấp độ khác nhau.Quá trình này diễn ra đồng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH
TÊN ĐỀ TÀI: MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học phần: Pháp Luật Về Chính Quyền Địa PhươngMã phách:……….……….……
Trang 2Hà Nội – 2022
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Kết cấu tiểu luận 3
NỘI DUNG 4
CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ 4
1.1 Khái niệm và đặc điểm của đô thị 4
1.1.1 Khái niệm về đô thị 4
1.1.2 Các đặc điểm của đô thị 4
1.2 Khái niệm về chính quyền địa phương và chính quyền đô thị 5
1.2.1 Khái niệm chính quyền địa phương 5
1.2.2 Khái niệm chính quyền đô thị 6
1.3 Mô hình chính quyền đô thị ở Việt Nam 7
1.3.1 Cơ cấu tổ chức 7
1.3.2 Đặc điểm của mô hình chính quyền đô thị 8
CHƯƠNG IIPHÁP LUẬT VỀ CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 12
2.1 Những quy định của pháp luật 12
2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật vào tổ chức mô hình chính quyền đô thị 16
2.2.1 Những kết quả đạt được 16
2.2.2 Một số hạn chế, bất cập 20
CHƯƠNG III
Trang 3PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ MÔ
HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ 25
3.1 Những phương hướng hoàn thiện pháp luật 25
3.2 Giải pháp xây dựng và hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị 26
KẾT LUẬN 30DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 5MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “muốn cho dân yêu, muốn được lòng dân,việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh.Phải chú ý giải quyết hết các vấn đề dầu khó đến đâu mặc lòng, những vấn đề quanhệ tới đời sống của dân Nói tóm lại, hết thảy những việc có thể nâng cao đời sốngvật chất và tinh thần của dân phải được ta đặc biệt chú ý” Thấm sâu lời dạy ấy,dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đã thực hiện công cuộc cải cách để phát triểnđất nước, cải thiện đời sống nhân dân Sau hơn 30 năm đổi mới và hội nhập quốctế, quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra nhanh chóng, mạnh mẽ với quy môlớn Hệ thống đô thị quốc gia rất phát triển, các đô thị ngày càng được mở rộng,đóng vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở các cấp độ khác nhau.Quá trình này diễn ra đồng thời với quá trình chuyển đổi nền kinh tế, thể chế kinhtế - chính trị và hiện đại hóa về nhiều mặt dẫn đến sự điều chỉnh không theo kịpyêu cầu thực tiễn, nhất là trong bối cảnh ngày nay làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạtđộng quản lý nhà nước trên địa bàn ở đô thị cũng như đặt ra yêu cầu cần phải xâydựng mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền một cách hợp lí
Chính vì thế mà trong hệ thống pháp luật đã có nhiều quy định về chính quyền đôthị.Xây dựng chính quyền đô thị là một yêu cầu khách quan, nhằm nâng cao chấtlượng và hiệu quả quản lý nhà nước, phục vụ tốt nhu cầu của người dân, đáp ứngyêu cầu phát triển đô thị bền vững và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới Đây cũnglà lí do đề tài “Mô hình chính quyền đô thị: quy định pháp luật và thực tiễn ápdụng” được lựa chọn nhằm mục đích tìm hiểu và nghiên cứu, cho mọi người có cáinhìn cụ thể, khái quát hơn với những quy định của pháp luật về mô hình chínhquyền đô thị và thực trạng việc áp dụng những quy định ấy
Trang 62 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Đi sâu vào nghiên cứu một số vấn đề lý luận về chính quyền đô thị, để hiểu rõcơ cấu tổ chức của bộ máy chính quyền địa phương với năng lực điều hành chínhquyền đô thị trên cơ sở các quy định của luật Tìm hiểu Hiến pháp và Luật Tổ chứcchính quyền địa phương, các văn bản thi hành và áp dụng pháp luật trong việc xáclập, xây dựng mô hình chính quyền địa phương ở đô thị Từ đó nêu ra được nhữngnhận xét, đánh giá thiết thực
Với hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm của chính quyền đô thị và thực trạngtổ chức hoạt động của chính quyền Đề tài đặt ra nhiệm vụ quan trọng là phải đềxuất được một số giải pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện mô hình tổ chức phù hợpvới đặc điểm, tính chất và quy mô, đáp ứng yêu cầu tốc độ phát triển của đô thịtrong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu tập trung nghiên cứu mô hình chính quyền đô thị làmột dạng cụ thể của chính quyền địa phương được tổ chức phù hợp với các đặcđiểm điểm của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và các điều kiện tự nhiêncủa đô thị, nhằm quản lý đô thị Quá trình xây dựng chính quyền đô thị chịu ảnhhưởng của quá trình đổi mới đất nước, xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế vàcuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển mạnh mẽ
Có thể tiếp cận đề tài nghiên cứu với nhiều phạm vi góc độ khác nhau Tuy nhiênbài tiểu luận này sẽ chỉ tập trung nghiên cứu nội dung “mô hình chính quyền đôthị” Đồng thời tìm hiểu các quy định của pháp luật về chính quyền địa phương ở đôthị, sự đổi mới của chính quyền và thực tiễn áp dụng những quy định ấy vào việcxây dựng, tổ chức hoạt động của chính quyền
Trang 74 Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận được thực hiện trên cơ sở những phương pháp luận khoa học,vận dụng và sử dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng, phương phápduy vật lịch sử và các phương pháp cụ thể như phân tích - tổng hợp, so sánh, khảosát, thống kê
Đồng thời, cũng được nghiên cứu trên cơ sở quán triệt sâu sắc tư tưởng của Chủtịch Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, quan điểm, đường lối của Đảng cộngsản Việt Nam, chính sách pháp luật của Nhà nước trong việc xây dựng hoàn thiệnnhà nước Pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam với công cuộc đổi mới đất nước
5 Kết cấu của Tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo,bài Tiểu luận có kết cấu 03 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về chính quyền đô thị
Chương 2: Pháp luật về chính quyền đô thị và thực tiễn áp dụng
Chương 3: Phương hướng, giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật và mô hìnhchính quyền đô thị
Trang 8CHƯƠNG INHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ
1.1 Khái niệm và đặc điểm của đô thị
1.1.1 Khái niệm về đô thị
Mỗi một quốc gia sẽ có những tiêu chí riêng để định nghĩa về đô thị do bị chiphối bởi các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa lịch sử và luật pháp Trong mỗi quốcgia, ở từng giai đoạn khác nhau, khái niệm về đô thị cũng sẽ khác nhau Hiện naykhái niệm “đô thị” ở nước ta được tiếp cận dưới những góc độ chủ yếu sau:
Ở góc độ xã hội “Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tậptrung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp”
Ở góc độ khoa học – pháp lý, khái niệm đô thị được quy định trong Luật Quy hoạchđô thị số 30/2009/QH12 “Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độcao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chínhtrị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự pháttriển kinh tế- xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồmnội thành, ngoại thành của thành phố, nội thị, ngoại thị của thị xã, thị trấn”
Trên cơ sở đó ta có thể hiểu một cách đơn giản đô thị là điểm dân cư tập trung vớimật độ cao, có cơ sở hạ tầng tích hợp, là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành, cóvai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hay của của cả nước
1.1.2 Các đặc điểm của đô thị
Các đặc điểm của đô thị mang tính đặc trưng, có sự khác biệt với đặc điểmnông thôn, cụ thể được biểu hiện ở như sau:
Trang 9- Là nơi cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phát triển có tính liên thông,đồng bộ, xuyên suốt tạo thành mạng lưới thống nhất
- Là nơi tập trung dân cư với mật độ rất cao, cơ cấu đa dạng phức tạp (dân nhậpcư, khách vãng lai), tối thiểu phải đạt một mức nhất định tùy vào các quy ướcmang tính chủ quan mà Nhà nước đặt ra
- Là nơi lực lượng sản xuất phát triển và tập trung nhiều; Có tính đa ngành, đalĩnh vực Kinh tế tập trung chủ yếu là các ngành phi nông nghiệp (công nghiệp,dịch vụ, thương mại, du lịch )
- Là nơi có nếp sống, văn hóa của thị dân gắn liền với đặc điểm sinh hoạt, giaotiếp rất đặc thù, khác với nông thôn mang đậm chất phong tục, tập quán.- Là nơi tập trung, dễ phát sinh các tệ nạn xã hội là thử thách đối với công tác
quản lý- Có địa giới hành chính và điều kiện sinh sống của người dân khá chật hẹp so
với địa bàn nông thôn
Chính vì có sự khác nhau về đặc điểm giữa đô thị và nông thôn nên đòi hỏi tổ chứcbộ máy chính quyền ở đô thị phải thể hiện đặc thù riêng để đảm bảo cho việc quảnlý nhà nước và cung ứng dịch vụ công được thực hiện tập trung, thống nhất, đồngbộ và hiệu quả
1.2 Khái niệm về chính quyền địa phương và chính quyền đô thị
1.2.1 Khái niệm chính quyền địa phương
Khái niệm về chính quyền địa phương ở nước ta được xác định trên cơ sở vàgóc độ cấu trúc của một nhà nước đơn nhất Dưới góc độ pháp lý hiện nay thì chưacó một văn bản quy phạm pháp luật nào trực tiếp đề cập đến khái niệm này Do đó,cơ sở để xây dựng khái niệm về chính quyền địa phương là các quy định của Hiếnpháp và Pháp luật
Trang 10(Điều 111_Hiến Pháp 2013) “Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị
hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cấp chính quyền địaphương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp vớiđặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luậtđịnh.”
(Khoản 1_Điều 4) Luật TCCQĐP 2015 “Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Điều 2 của Luật này.”
(Khoản 1_Điều 2) Luật SĐBS một số điều của Luật tổ chức chính phủ và luật tổchức chính quyền địa phương 2019 “Chính quyền địa phương được tổ chức ở các
đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Điều2 của Luật này phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính -kinh tế đặc biệt.”
Từ những căn cứ đó, ta có thể rút ra khái niệm chính quyền địa phương là hệ thốngcác cơ quan thực hiện quản lý nhà nước nhằm quản lý mọi mặt của đời sống xã hộivà làm nghĩa vụ chung với cả nước trên một đơn vị hành chính, do nhân dân địaphương bầu ra hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập (Dự thảo lần 7,Quốc hội 13)
1.2.2 Khái niệm chính quyền đô thị
Từ việc tìm hiểu, nghiên cứu khái niệm chính quyền địa phương, khái niệm vềđô thị và đặc điểm của đô thị ta có thể hiểu chính quyền đô thị là một dạng cụ thểcủa chính quyền địa phương, được tổ chức phù hợp với các đặc điểm của đời sốngchính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và các điều kiện tự nhiên của đô thị, nhằm quản lýđô thị và mang đầy đủ đặc điểm cơ bản của chính quyền địa phương Chính quyềnđô thị vừa thể hiện các vấn đề chung của chính quyền địa phương về bản chất, vị trí,vai trò, chức năng đại diện của nhân dân và các mối quan hệ giữa chính quyền các
Trang 11cấp theo quy định của pháp luật, vừa thể hiện các yêu cầu đặc thù riêng của phươngthức tổ chức, quản lý và phát triển đô thị.
Hiện nay vẫn chưa có khái niệm chính xác về chính quyền đô thị, nói theo cách dễhiểu nhất thì chính quyền đô thị là một thuật ngữ để chỉ mô hình chính quyền địaphương được tổ chức, thành lập ở các đô thị, dùng để phân biệt với mô hình chínhquyền nông thôn Một trong những mục tiêu mà chính quyền đô thị hướng tới là bộmáy hành chính được tinh giản đến mức tối đa Đòi hỏi chính quyền đô thị phải hếtsức tập trung, thống nhất, năng động và nhanh nhạy trong điều hành, giải quyếtcông việc cùng với những bức xúc nảy sinh của người dân Đây là chủ trương đúngđắn, sáng suốt của Đảng và Nhà nước trong tiến trình cải cách hành chính, kiện toànbộ máy nhà nước, bộ máy chính quyền địa phương, để chính quyền thực sự là củanhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
1.3 Mô hình chính quyền đô thị ở Việt Nam
1.3.1 Cơ cấu tổ chức
Hiện nay thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng đãtriển khai thực hiện mô hình chính quyền đô thị Các thành phố trực thuộc Trungương là trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước, nơi dân cư tập trung đông, các hoạtđộng kinh tế - xã hội diễn ra sôi động, phong phú nên đòi hỏi cần có phương thứcquản lý, triển khai một cách nhanh chóng, thông suốt tạo điều kiện đẩy mạnh pháttriển kinh tế - xã hội của đô thị nói riêng, từ đó tạo động lực phát triển của vùng vàcả nước Do vậy, các thành phố này cần tổ chức bộ máy chính quyền tinh gọn, íttầng nấc, hoạt động hiệu lực, hiệu quả nhằm đảm bảo chỉ đạo tập trung, nhưng điềuhành, vận hành thông suốt, kịp thời giải quyết các công việc phát sinh của đô thị
Có hai mô hình về tổ chức chính quyền đô thị, bao gồm:
Trang 12- Mô hình chính quyền đô thị một cấp: được tổ chức trong phạm vi nội thành củathành phố trực thuộc Trung ương Trong đó, chỉ có một cơ quan đại diện là Hộiđồng nhân dân thành phố và không tổ chức HĐND ở quận và phường và Ủyban nhân dân ở cả ba cấp hành chính (UBND thành phố, UBND quận, UBNDphường) Mô hình này hiện đang được triển khai tại Thành phố Hồ Chí Minh vàthành phố Đà Nẵng.
- Mô hình chính quyền đô thị hai cấp: được tổ chức ở khu vực nội thành củathành phố trực thuộc Trung ương Trong đó, có hai cơ quan đại diện là HĐNDthành phố và HĐND quận, không tổ chức HĐND ở phường, có đủ ba cấp hànhchính là UBND thành phố, UBND quận và UBND phường Mô hình này hiệnđang được áp dụng ở Thành phố Hà Nội
1.3.2 Đặc điểm của mô hình chính quyền đô thịa) Đặc điểm của mô hình chính quyền đô thị một cấp
- Về tổ chức, hoạt động của HĐND, UBND thành phố:
HĐND thành phố ngoài thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn như của chính quyền thànhphố khác thì còn được bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn do không tổ chứcHĐND quận, phường trong việc quyết toán ngân sách, phân bổ ngân sách; giám sátviệc tuân theo Hiến pháp, pháp luật và việc thực hiện nghị quyết của HĐND thànhphố trên địa bàn quận, phường; giám sát hoạt động của UBND quận, UBNDphường thuộc quận, Tòa án nhân dân quận, Viện kiểm sát nhân dân quận… Để đảmbảo tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động, HĐND Thành phố Hồ Chí Minh đãtăng thêm một ủy viên hoạt động chuyên trách do Thường trực HĐND thành phốxem xét, phê chuẩn theo đề nghị của Trưởng ban thuộc HĐND Ủy viên này phải làđại biểu HĐND đương nhiệm, được hưởng lương và phụ cấp theo quy định hiệnhành
Trang 13UBND thành phố được bổ sung thêm một số nhiệm vụ, quyền hạn như trong thựchiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, trung hạn và hàng năm của thànhphố, quyết định giao nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cho UBND quận; phêduyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm của UBND quận… Chủ tịchUBND thành phố có thêm thẩm quyền như: bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luânchuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, đình chỉ công tác Chủ tịch, Phó Chủ tịchUBND quận; đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái phápluật của UBND quận.
- Về tổ chức, hoạt động của UBND quận:
UBND quận trong mô hình này giống như một cơ quan hành chính, trong đó Ủyban nhân dân quận gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch; Trưởng Công an, Chỉ huy trưởngBan Chỉ huy quân sự và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận; các cơ quanhành chính khác và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND quận Cơ quanchuyên môn thuộc UBND quận do UBND thành phố quy định cụ thể tên gọi, sốlượng nhưng không vượt quá số lượng, thay đổi về chức năng, nhiệm vụ so với quyđịnh hiện nay đối với cấp huyện Văn phòng HĐND và UBND được gọi là Vănphòng UBND vì không tổ chức HĐND quận và HĐND phường
UBND quận hoạt động theo chế độ thủ trưởng, đảm bảo nguyên tắc tập trung dânchủ Trong đó, Chủ tịch quận là người đứng đầu và chịu sự chỉ đạo trực tiếp củaUBND thành phố, do Chủ tịch UBND thành phố trực tiếp bổ nhiệm và quản lý; cótrách nhiệm lãnh đạo, quản lý và điều hành UBND quận Để đảm bảo nguyên tắctập trung dân chủ, đối với một số vấn đề quan trọng phải được thảo luận tập thể.Khi cần thiết có thể ủy quyền cho Phó Chủ tịch và người đứng đầu cơ quan chuyênmôn giải quyết một hoặc một số nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của UBND quận Đểphát huy quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân, đồng thời tăng cường trách nhiệmcủa cán bộ lãnh đạo, kịp thời giải quyết những vấn đề còn tồn tại ở đô thị, Chủ tịchUBND quận có trách nhiệm tổ chức hội nghị đối thoại với người dân trong quậntrước kỳ họp HĐND thành phố Khi thực hiện mô hình chính quyền đô thị một cấp,
Trang 14UBND quận là đơn vị dự toán cấp 1 được UBND thành phố giao dự toán thu chi,hàng năm
- Về tổ chức, hoạt động của UBND phường:
UBND phường thuộc quận được tổ chức như một cơ quan hành chính ở phườnggồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch phường; Trưởng Công an phường, Chỉ huy trưởng BanChỉ huy quân sự phường và các công chức của UBND phường Biên chế công chứcUBND phường thuộc biên chế công chức UBND quận và do UBND quận quản lývà sử dụng không có sự phân biệt giữa công chức cấp xã (phường) và công chứccấp huyện
UBND phường hoạt động theo cơ chế thủ trưởng và theo quy chế hoạt động củaUBND phường, trong đó Chủ tịch UBND phường là người đứng đầu, chịu sự chỉđạo trực tiếp của UBND quận, do Chủ tịch UBND quận trực tiếp bổ nhiệm và quảnlý Để giảm khối lượng công việc, nâng cao trách nhiệm của công chức và phục vụngười dân được nhanh chóng, Chủ tịch UBND phường được ủy quyền cho côngchức tư pháp - hộ tịch thực hiện ký chứng thực và đóng dấu đối với một số giấy tờ,văn bản theo quy định Chủ tịch UBND phường có trách nhiệm tổ chức hội nghị đốithoại với người dân ở phường về tình hình hoạt động của phường, những vấn đềliên quan đến quyền lợi và nguyện vọng của công dân ở địa phương Khi thực hiệnmô hình một cấp, UBND phường lập dự toán thu chi ngân sách được giao gửiPhòng Tài chính - Kế hoạch quận xem xét tổng hợp cùng với dự toán của quận vàtrình UBND quận, đồng thời là cơ quan hành chính tổ chức thực hiện các nhiệm vụvề quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm vàcác hành vi vi phạm pháp luật [11]
b) Đặc điểm mô hình chính quyền đô thị hai cấp
UBND, HĐND thành phố trong mô hình chính quyền đô thị hai cấp được tổ chứcvà hoạt động như các thành phố khác HĐND quận được bổ sung một số nhiệm vụ,
Trang 15quyền hạn trong việc quyết định, phân bổ, điều chỉnh dự toán thu, chi ngân sách;phê chuẩn quyết toán thu, chi ngân sách quận, trong đó bao gồm ngân sách của cácphường trực thuộc, theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; quyết định chủtrương đầu tư một số dự án sử dụng vốn đầu tư công tại các phường trực thuộc theoquy định của Luật Đầu tư công; giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật vàthực hiện nghị quyết của HĐND cấp mình ở phường; giám sát hoạt động củaUBND phường, Chủ tịch UBND phường
UBND quận được bổ sung nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật vềquốc phòng, an ninh, biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng,chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên địa bàn các phường màtrong mô hình chính quyền đô thị một cấp là nhiệm vụ của UBND phường UBNDphường có cơ cấu tổ chức và hoạt động giống UBND phường trong mô hình chínhquyền đô thị một cấp.[11]
TIỂU KẾT CHƯƠNG I
Những vấn đề lý luận chung về chính quyền đô thị cung cấp các khái niệm cơ bản:đô thị, khái niệm chính quyền địa phương, chính quyền đô thị và chỉ ra đặc điểmcủa đô thị, mô hình chính quyền đô thị ở Việt Nam Việc làm rõ các khái niệm, đisâu vào phân tích khái niệm giúp người đọc có cái nhìn toàn diện, có sự hiểu biếtnhất định, căn bản về bản chất của vấn đề Các khái niệm, nội dung được trình bàytrong Chương I là cơ sở lý luận trước khi đi tìm hiểu quy định pháp luật về mô hìnhchính quyền đô thị và thực trạng áp dụng pháp luật vào việc tổ chức hoạt động củachính quyền đô thị dưới góc nhìn khoa học, thực tế
Trang 16CHƯƠNG IIPHÁP LUẬT VỀ CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
2.1 Những quy định của pháp luật
Ở nước ta hiện nay, quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, các đô thị ngàycàng được mở rộng, đóng vai trò là trung tâm phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa,xã hội ở các cấp độ khác nhau Quá trình này đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đếnhoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn đô thị cũng như đặt ra yêu cầu cần phải xâydựng mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị Chính quyền đô thị thểhiện các vấn đề chung của chính quyền địa phương về bản chất, vị trí, vai trò, chứcnăng đại diện của Nhân dân và các mối quan hệ giữa chính quyền các cấp theo quyđịnh của pháp luật, song lại thể hiện các yêu cầu đặc thù riêng của phương thức tổchức, quản lý và phát triển đô thị Phải xây dựng chính quyền đô thị, bởi có sự khácbiệt giữa đô thị và nông thôn, giữa quản lý đô thị và quản lý nông thôn Tổ chứcchính quyền đô thị phải có tính tập trung cao, ít khâu trung gian, bảo đảm tính thôngsuốt Hoạt động của chính quyền đô thị phải đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng củangười dân qua từng thời kỳ phát triển của đất nước
Bối cảnh trên đây đòi hỏi phải đổi mới sự điều chỉnh của pháp luật đối với tổ chứcvà hoạt động của CQĐT Pháp luật về tổ chức và hoạt động của CQĐT phải bảođảm nguyên tắc tập trung, thống nhất, vận hành thông suốt Đồng thời, phải bảođảm phân công, phân cấp rõ ràng, rành mạch giữa trung ương với địa phương, kiếntạo môi trường thuận lợi để chính quyền đô thị có thể chủ đô Šng, tích cực thực hiệncác biê Šn pháp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hô Ši nhằm nâng cao đời sống của nhândân Có thể khẳng định, pháp luật về tổ chức và hoạt động của CQĐT là một bộphận của hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật docơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, được thể hiện bằng hệ thống các văn
Trang 17bản quy phạm phạm luật, có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất nhằm điều chỉnh cácquan hệ xã hội phát sinh trong tổ chức và hoạt động của chính quyền ở đô thị.
Cách tiếp cận trên cho thấy, pháp luật về CQĐT điều chỉnh những vấn đề liên quanđến tổ chức đơn vị hành chính ở đô thị; cơ cấu, tổ chức của CQĐT; chức năng,nhiệm vụ, thẩm quyền; phân công, phân cấp, ủy quyền giữa chính quyền trung ươngvà CQĐT; mối quan hệ giữa các cấp chính quyền ở đô thị và hoạt động kiểm tra,giám sát của chính quyền trung ương đối với tổ chức và hoạt động của CQĐT… Vềhình thức, pháp luật về tổ chức và hoạt động của CQĐT được biểu hiện dưới dạngvăn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theotrình tự, thủ tục do pháp luật quy định với các cấp độ hiệu lực pháp lý khác nhaunhư Hiến pháp, luật, các văn bản dưới luật như pháp lệnh đến các văn bản pháp quy
Pháp luật về tổ chức và hoạt động của CQĐT góp phần thể chế hóa đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng về đổi mới tổ chức và hoạt động của CQĐP nói chungvà CQĐP ở đô thị nói riêng Pháp luật về tổ chức và hoạt động của CQĐT gópphần bảo đảm nguyên tắc phân cấp, phân quyền mạnh giữa trung ương với địaphương (đô thị) nhằm tạo môi trường thuận lợi để chính quyền địa phương ở đô thịcó thể chủ đô Šng, tích cực thực hiê Šn biê Šn pháp để phát triển kinh tế, xã hô Ši, văn hóanâng cao đời sống của nhân dân Đồng thời, pháp luật xác định thẩm quyền choCQĐT tự chủ động thực hiện các biện pháp nhằm khai thác tối đa các nguồn lực,đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao, đa dạng của người dân, góp phần thúc đẩyphát triển kinh tế - xã hội
Sau khi Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực, nhiều đạo luật được ban hành đã cụthể hóa các quy định về Chính quyền địa phương như: Luật Tổ chức Quốc hội năm2014, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, Luật Tổ chức CQĐP năm 2015, Luật Banhành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức CQĐP năm 2019… Các văn bản phápluật đó đã tạo cơ sở pháp luật cho tổ chức và hoạt động của CQĐP trong đó cóCQĐT
Trang 18So với Hiến pháp năm 1992, điểm mới của Hiến pháp năm 2013 khi quy định vềCQĐP đã xác định “đơn vị hành chính tương đương” là đơn vị thuộc thành phố trựcthuộc trung ương Đặc biệt, cấp CQĐP gồm có Hội đồng nhân dân và UBND đượctổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tếđặc biệt do luật định (khoản 2 Điều 111) Trên tinh thần của Hiến pháp năm 2013,Luật Tổ chức CQĐP năm 2015 đã xác định rõ “đơn vị hành chính tương đương” là“thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương” Luật Tổ chức CQĐP năm 2015quy định CQĐP ở đô thị gồm CQĐP ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thịxã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường,thị trấn Luật này cũng dành cả Chương 3 với 35 Điều (từ Điều 37 đến Điều 71) quyđịnh về tổ chức CQĐP ở đô thị với nhiều nội dung mới về cơ cấu tổ chức, thẩmquyền Luật Tổ chức CQĐP năm 2015 bổ sung Ban đô thị đối với Hội đồng nhândân thành phố trực thuộc trung ương nhằm đáp ứng nhu cầu về quản lý nhà nướcđối với quá trình đô thị hóa.[14]
Có thể nói, những quy định trên đây là “bước chuyển mình” của pháp luật trong lĩnhvực này Theo đó, trước đây, pháp luật chỉ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và cơcấu tổ chức của CQĐP chung cho cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã Như vậy, Hiếnpháp năm 2013 và Luật Tổ chức CQĐP năm 2015 đã mở ra khung khổ pháp lý đểCQĐP được tổ chức linh hoạt, đáp ứng yêu cầu quản lý, phù hợp với đặc điểm về tựnhiên, kinh tế - xã hội ở các đơn vị hành chính Từ đó, pháp luật kiến tạo mô hình tổchức CQĐP phù hợp hơn, có sự phân định rõ ràng giữa CQĐT và chính quyền ởnông thôn, cũng như phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, đặc trưng củacác đơn vị hành chính này
Luật quy định nhiệm vụ, quyền hạn đặc trưng của chính quyền đô thị nhằm thể hiệnsự khác biệt với chính quyền nông thôn Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của chínhquyền địa phương ở thành phố, thị xã ngoài việc quyết định các vấn đề của địaphương như đối với địa bàn nông thôn, còn tập trung quyết định các vấn đề quy