1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

thực hiện chính sách trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện phù mỹ tỉnh bình định giai đoạn 2024 2030

66 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định giai đoạn 2024-2030
Tác giả Lê Thanh Bình
Người hướng dẫn TS. Ngô Văn Trân
Trường học Học viện Hành chính Quốc gia
Chuyên ngành Quản lý công
Thể loại Đề án Thạc sỹ Quản lý công
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thừa Thiên Huế
Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 2,97 MB

Nội dung

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các ngành hữu quan, các đơn vị thực hiện chính sách Trợ giúp xã hội trên trên địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định đã giúp đỡ tôi trong

Trang 1

2 BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LÊ THANH BÌNH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ MỸ, TỈNH BÌNH ĐỊNH

GIAI ĐOẠN 2024-2030

ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG

Thừa Thiên Huế, tháng 8 năm 2024

Trang 2

BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LÊ THANH BÌNH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ MỸ, TỈNH BÌNH ĐỊNH

GIAI ĐOẠN 2024-2030

ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ 8 34 04 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS NGÔ VĂN TRÂN

Thừa Thiên Huế, tháng 8 năm 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Đề án Thạc sỹ Quản lý công “ Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định giai đoạn 2024-2030" là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS Ngô Văn Trân Đã được triển khai nghiên cứu tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định là công trình nghiên cứu độc lập; số liệu và kết quả nghiên cứu trong Đề án này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Thừa Thiên Huế, tháng 8 năm 2024

Học viên

Lê Thanh Bình

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Đề án này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân Trước hết, Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Ngô Văn Trân người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Đề án

Em xin trân trọng cảm ơn Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung cùng Các thầy cô giáo của Học viện, Quý thầy cô giáo trong Hội đồng bảo vệ Đề cương Đề án, những người đã trang bị cho em những kiến thức quý báu và giúp đỡ em hoàn thành Đề án này

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các ngành hữu quan, các đơn vị thực hiện chính sách Trợ giúp xã hội trên trên địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và kiểm nghiệm những kết quả nghiên cứu

Chân thành cảm ơn các anh chị đồng nghiệp, gia đình và các bạn đã tận tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành Đề án này

Học viên Lê Thanh Bình

Trang 5

DANH MỤC VIẾT TẮT

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 2.1 Số liệu người khuyết tật và kinh phí trợ giúp tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình

Định giai đoạn 2020 - 2024 20

Biểu đồ 2.1 Số người khuyết tật ở các dạng khuyết tật 21

Biểu đồ 2.2 Người khuyết tật theo độ tuổi 22

Biểu đồ 2.3 Nguyên nhân khuyết tật 24

Biểu đồ 2.4 Mức độ khuyết tật 24

Trang 7

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chon đề tài 1

2.Tình hình nghiên cứu của đề án 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề án 5

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5

6 Hiệu quả và ý nghĩa đề án ứng dụng trong thực tiễn 6

7 Cấu trúc của đề án 6

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TRỢ GIÚP XÃ HỘI 7

1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài 7

1.1.1 An sinh xã hội 7

1.1.2 Trợ giúp xã hội, người khuyết tật 8

1.1.3 Chính sách trợ giúp xã hội 11

1.2 Nội dung chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật 12

1.2.1 Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên 12

1.2.2 Chính sách trợ giúp xã hội đột xuất 15

1.3 Quy trình thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật 15

1.4 Vai trò của nhà nước và cơ sở pháp lý trong thực thi chính sách trợ giúp hội cho người khuyết tật 15

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện chính sách về trợ giúp xã hội 16

1.5.1 Thể chế nhà nước và vai trò của cấp ủy, chính quyền địa phương 16

1.5.2 Nguồn lực tài chính 17

1.5.3 Trình độ nhận thức của người dân 18

1.5.4 Môi trường thực hiện chính sách 18

Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VỀ TRỢ GIÚP XÃ HỘI TẠI HUYỆN PHÙ MỸ, TỈNH BÌNH ĐỊNH 19 2.1 Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế-xã hội tác động đến thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật trên địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định 19

Trang 8

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội 19 2.1.2 Thực trạng người khuyết tật tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định 20 2.2 Chất lượng cuộc sống và nhu cầu của người khuyết tật 24 2.3 Thực trạng thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật trên địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định 25 2.3.1 Thể chế hóa chính sách và tuyên truyền thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật 25 2.3.2 Chính quyền địa phương và công tác phối hợp thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật 27 2.3.3 Thực hiện quy trình thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật 27 2.3.4 Nguồn lực và xã hội hóa nguồn lực trong thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật 31 2.3.5 Kiểm tra, thanh tra và đánh gia thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật 32 2.4 Đánh giá thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật trên địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định 34 2.4.1 Kết quả đạt được 34 2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế 35 Chương 3 PHƯƠNG HƯƠNG, GIẢI PHÁP, LỘ TRÌNH, NGUỒN LỰC NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VỀ TRỢ GIÚP XÃ HỘI NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ MỸ, TỈNH BÌNH ĐỊNH 38 3.1 Phương hướng, mục tiêu, cơ sở pháp lý nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách trợ giúp xã hội người khuyết tật trên địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định 38 3.1.1 Phương hướng, mục tiêu 38 3.1.2 Cơ sở pháp lý thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật trên địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định 41 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính trợ giúp người khuyết tật trên địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định 42

Trang 9

3.2.1 Thể chế hóa chính sách và tăng cường công tác tuyên truyền thực hiện chính

sách trợ giúp người khuyết tật 42

3.2.2 Phát huy vai trò của chính quyền địa phường đẩy mạnh công tác phối hợp thực hiện chính sách trợ giúp người khuyết tật 43

3.2.3 Tăng cường huy động nguồn lực và xã hội hóa thực hiện chính sách trợ giúp người khuyết tật 45

3.2.4 Tăng cường công tác thanh tra, giám sát thực hiện chính sách trợ giúp người khuyết tật 46

3.3 Phân công trách nhiệm thực hiện đề án 47

3.4 Tiến độ và nguồn lực thực hiện 49

3.5 Đối tượng hưởng lợi và những khó khăn khi thực hiện đề án 52

3.5.1 Đối tượng hưởng lợi khi thực hiện đề án 52

3.5.2 Những khó khăn khi thực hiện đề án 52

3.6 Kiến nghị 52

KẾT LUẬN 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chon đề tài An sinh xã hội là một phần quan trọng của chính sách xã hội nhằm đảm bảo đời sống và an ninh cho mọi thành viên trong xã hội Đây không chỉ là trách nhiệm của nhà nước mà còn của toàn bộ xã hội Việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội không chỉ giúp giảm nghèo, tạo ra sự công bằng và tiến bộ xã hội mà còn góp phần vào việc duy trì ổn định chính trị, an ninh và quốc phòng Các chính sách an sinh xã hội, như chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, chính sách giúp đỡ dân tộc thiểu số, chính sách xóa đói giảm nghèo, đều nhằm mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người, đảm bảo rằng không ai bị bỏ lại phía sau Việc thực hiện các chính sách này cần sự quyết tâm và sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và cả cộng đồng Những nỗ lực này không chỉ mang lại lợi ích ngay lập tức mà còn là đầu tư vào tương lai của xã hội, bởi một xã hội mạnh mẽ và công bằng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững và thịnh vượng

Quán triệt các quan điểm của Đảng, trong nhiều năm qua, sự quan tâm và nỗ lực của Đảng và Nhà nước ta trong việc xây dựng và triển khai các chính sách xã hội đã được thể hiện rõ ràng Không chỉ được coi là một mục tiêu quan trọng, điều này còn là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững và duy trì ổn định chính trị - xã hội, đồng thời thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ chúng ta Các lĩnh vực xã hội ngày càng được phát triển nhờ hệ thống pháp luật và các chính sách liên tục được bổ sung và hoàn thiện Diện thụ hưởng chính sách ngày càng mở rộng, mức hỗ trợ được nâng lên Các lĩnh vực xã hội đang ngày càng nhận được nhiều nguồn lực đầu tư, bao gồm ngân sách nhà nước và các nguồn lực xã hội khác Những lĩnh vực này đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đặc biệt là trong việc giảm nghèo, tạo việc làm, ưu đãi cho người có công, cũng như trong giáo dục và đào tạo, y tế, trợ giúp cho những người gặp khó khăn đặc biệt, công tác gia đình và thúc đẩy bình đẳng giới Đời sống vật chất và tinh thần của người có công, người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số đã

Trang 11

được cải thiện, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân và duy trì ổn định chính trị - xã hội Tuy nhiên, trong thực hiện các chính sách liên quan đến an sinh xã hội, nhất là chính sách trong thực hiện cũng bộc lộ nhiều hạn chế:……

Huyện Phù Mỹ, nằm ở đồng bằng ven biển của tỉnh Bình Định, đã thực hiện những nỗ lực trong việc triển khai chính sách hỗ trợ xã hội cho cộng đồng dân cư, đặc biệt là đối với những nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội, và đã thu được những kết quả tích cực Tuy vậy, giống như tình hình tổng thể của cả nước, vẫn còn tồn tại những thách thức như sự thiếu nhận thức về an sinh xã hội nói chung và hỗ trợ xã hội nói riêng; nhận thức về hỗ trợ xã hội vẫn dựa nhiều vào các hoạt động từ thiện mà chưa phản ánh đầy đủ trách nhiệm chung để thúc đẩy sự cải thiện đời sống xã hội và đảm bảo an toàn cho tất cả thành viên trong xã hội khi họ đối mặt với những rủi ro Cần tiếp tục đánh giá và xem xét để rút ra bài học từ kinh nghiệm, từ đó đề xuất các hướng đi và giải pháp cụ thể trong thời gian sắp tới

Do đó, việc tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ xã hội, đồng thời đề xuất những giải pháp khả thi nhằm tăng cường hiệu quả của chính sách này tại huyện Phù Mỹ không chỉ mang lại ý nghĩa thực tiễn mà còn rất cấp bách trong bối cảnh hiện nay Xuất phát từ những lý do đó, học viên lựa chọn đề tài: “Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định giai đoạn 2024 - 2030 ” với mong muốn được mang những kiến thức học tập của mình góp phần nhỏ trong việc thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội nói chung và trợ giúp xã hội nói riêng trên địa bàn huyện Phù Mỹ trong thời gian tới

2.Tình hình nghiên cứu của đề án Nghiên cứu về thực hiện chính sách ASXH, trợ giúp xã hội đã được các nhà khoa học, nhà quản lý nghiên cứu Các công trình nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến các công trình sau:

Trong luận văn Thạc sĩ "Thực hiện chính sách an sinh xã hội từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng" của Nguyễn Thị Thu Ngân (2017), tác giả tập trung làm sáng

Trang 12

tỏ những vấn đề lý luận liên quan đến việc thực thi chính sách an sinh xã hội (ASXH) Luận văn này không chỉ phân tích thực trạng mà còn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện chất lượng thực hiện chính sách ASXH tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới

Trong luận văn Thạc sĩ "Thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình" của Nguyễn Bá Minh (2017), tác giả đã phân tích kỹ lưỡng các cơ sở quan trọng trong hệ thống lý luận về chính sách an sinh xã hội và vai trò của nó Ngoài ra, tác giả đánh giá thực trạng thực hiện chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy trong giai đoạn 2011-2015, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả thực thi các chính sách này tại huyện Lệ Thủy trong thời gian tới

Trong bài báo "An sinh xã hội ở Hoa Kỳ và một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam" của Thái Vũ Hải Đăng, đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân – Điện tử năm 2022, tác giả đã phân tích sâu sắc các ưu điểm và nhược điểm của các chương trình an sinh xã hội chủ yếu ở Hoa Kỳ, đồng thời so sánh với tình hình tại Việt Nam Từ đó, tác giả đề xuất một số bài học kinh nghiệm phù hợp với đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của Việt Nam

Nguyễn Văn Hồi, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội, “Một số giải pháp thực hiện đổi mới chính sách trợ giúp xã hội ở Việt Nam” Tạp chí Lao động và Xã hội năm 2020 Nội dung về việc chỉ đạo phòng chống và khắc phục hậu quả của thiên tai, cũng như việc nắm vững tình hình thiệt hại và đảm bảo sự ổn định trong đời sống của nhân dân khi gặp phải thiên tai, đã được thực hiện một cách triệt để Chúng tôi đã tiến hành việc ra soát tình trạng thiệt hại từ thiên tai để đề xuất các biện pháp hỗ trợ kịp thời, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra và giám sát việc thực hiện các chương trình trợ giúp đột xuất tại cấp địa phương Đảm bảo 100% các hộ dân gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc các lý do bất khả kháng khác được hỗ trợ các điều kiện sống tối thiểu, bao gồm lương thực, thực phẩm, nhà ở, đất ở, công cụ sản xuất, dạy nghề và việc làm

Cuốn sách "Chính sách xã hội nông thôn: Chính sách đối với di dân nông

Trang 13

thôn - thành thị ở Việt Nam", của tác giả Mai Ngọc Cường, được xuất bản bởi Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia vào năm 2021 Tổng hợp và phân tích chính sách xã hội đối với di dân từ nông thôn sang thành thị, cuốn sách này bao gồm cả tổng quan về chính sách đối với di dân nông thôn - thành thị ở Việt Nam nói chung và kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc thực hiện chính sách di dân Tác giả tập trung vào việc phân tích thực trạng tình hình di dân từ nông thôn sang thành thị ở Việt Nam hiện nay, bao gồm tình trạng việc làm, thu nhập, đời sống, và an sinh xã hội của người lao động trong điều kiện di dân Cuốn sách cũng xem xét tác động của môi trường pháp luật, chính sách và tổ chức đối với vấn đề này, đồng thời đề xuất các phương hướng và giải pháp để hoàn thiện chính sách đối với di dân từ nông thôn sang thành thị ở Việt Nam trong tương lai

An sinh xã hội nói chung và trợ giúp xã hội là vấn đề không mới, được quan tâm nghiên cứu và công bố Các công trình này là những tư liệu cần thiết cho tác giả kế thừa, bổ sung trong quá trình nghiên cứu

Tuy vậy, những nghiên cứu chuyên sâu về trợ giúp xã hội một cách hệ thống và toàn diện vẫn còn hạn chế, đặc biệt là trong việc nghiên cứu vấn đề này trên địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định Đề tài không trùng lặp với những công trình đã được công bố

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Hoạt động tổ chức thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật trên địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

3.2 Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Đề án được xác định giới hạn nghiên cứu là quá trình thực hiện chính sách về trợ giúp xã hội cho các đối tượng là người khuyết

3.3 Thời gian nghiên cứu: - Về thời gian: Giai đoạn 2021 - 2024 và định hướng đến năm 2030

- Về không gian: Trên địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định -

Trang 14

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề án 4.1 Mục đích nghiên cứu

Dựa trên việc rõ ràng cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức thực hiện chính sách trợ giúp xã hội, đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả của việc tổ chức thực hiện chính sách này trên địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định trong thời gian sắp tới

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, Đề án có nhiệm vụ: + Hệ thống hóa lý luận về tổ chức thực hiện chính sách trợ giúp xã hội + Phân tích và đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện tiêu thực hiện chính sách trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

+ Đề xuất những giải pháp, lộ trình, nguồn lực, phân công thực hiện góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật trên địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định trong thời gian tới

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp luận:

Dự án dựa trên phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Triết học Mác – Lê nin, cũng như chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về an sinh xã hội, để xây dựng cơ sở cho việc lựa chọn các phương pháp nghiên cứu phù hợp

5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Bằng việc nghiên cứu các văn kiện của Đảng, văn bản pháp luật, tài liệu, giáo trình và các công trình, bài viết liên quan, dự án này đang xây dựng cơ sở lý luận Nó cũng tiếp tục kế thừa và bổ sung các kết quả nghiên cứu đã có, phát triển các luận điểm khoa học và thực tiễn mới phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài

- Dựa trên phương pháp nghiên cứu thực tiễn, nhóm này sẽ sử dụng các tài liệu thống kê và các chính sách hiện hành của Đảng, Nhà nước, cũng như của tỉnh Bình Định và huyện Phù Mỹ về việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội

Trang 15

- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến chuyên gia, nhà quản lý - Phương pháp xử lý thông tin và số liệu trong dự án này sẽ dựa trên việc thu thập thông tin và số liệu mới nhất từ các nguồn đáng tin cậy, bao gồm các cơ quan thống kê và cuộc điều tra Mục tiêu là đưa ra nhận định khách quan về lý luận và thực trạng thực hiện chính sách trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

6 Hiệu quả và ý nghĩa đề án ứng dụng trong thực tiễn Hiệu quả ứng dụng của đề án: đề án đề xuất các giải pháp đáp ứng tính khả thi và hợp pháp khi ứng dụng trên thực tiễn Các kết quả nghiên cứu của đề án khi được ứng dụng hứa hẹn sẽ đảm bảo tính hiệu quả thực hiện chính sách trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

Ý nghĩa tác động trong thực tế của đề án: kết quả nghiên cứu góp phần đảm bảo hiệu quả thực hiện chính sách trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định Bên cạnh đó, với các giải pháp được đề xuất trong đề án sẽ là những giải pháp gợi mở quan trọng và có tính ứng dụng cao trong đảm bảo hiệu quả thực hiện chính sách trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định và các huyện tương đồng trên cả nước

7 Cấu trúc của đề án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề án được cấu trúc gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về trợ giúp xã hội

Chương 2: Thực trạng và kết quả thực hiện chính sách về trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

Chương 3: Phương hướng, giải pháp, lộ trình, nguồn lực thực hiện nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật trên địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

Trang 16

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TRỢ GIÚP XÃ HỘI

1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1 An sinh xã hội

Theo một số tổ chức của thế giới thì ASXH được hiểu như sau: Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO), An sinh xã hội (ASXH) được định nghĩa là một hình thức bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của nó thông qua việc áp dụng một loạt các biện pháp nhằm đối phó với những khó khăn và cú sốc về mặt kinh tế và xã hội, gây ra mất mát hoặc giảm sút nghiêm trọng nguồn thu nhập do bệnh tật, thai sản, tàn tật, hoặc tử vong của lao động ASXH cũng bao gồm việc cung cấp chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình có trẻ em bị ảnh hưởng Định nghĩa này nhấn mạnh về việc phân phối các quyền lợi, bảo hiểm và mở rộng cơ hội việc làm cho những đối tượng trong khu vực kinh tế không chính thức

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), An sinh xã hội (ASXH) là một khái niệm chỉ các biện pháp công cộng được thiết kế để hỗ trợ cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng trong việc đối phó và kiềm chế nguy cơ tác động đến thu nhập, nhằm giảm tính dễ bị tổn thương và sự không ổn định trong thu nhập Tập trung vào các giải pháp nhằm giảm nguy cơ làm giảm thu nhập của cá nhân, gia đình và cộng đồng, định nghĩa này được nhấn mạnh

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), An sinh xã hội (ASXH) bao gồm các chính sách và chương trình giảm nghèo, nhằm giảm sự yếu thế bằng cách thúc đẩy hiệu quả của thị trường lao động, giảm thiểu rủi ro cho người dân và nâng cao năng lực của họ để đối phó với các rủi ro và giảm hoặc mất thu nhập Nhấn mạnh vai trò của nhà nước trong việc đảm bảo An sinh xã hội (ASXH) và giảm nhẹ các tác động bất lợi đến người dân, định nghĩa này được tôn trọng

Việt Nam, xung quanh khái niệm ASXH cũng còn có nhiều ý kiến khác nhau - Trong công trình "Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách An sinh xã hội ở Việt Nam", GS.TS Mai Ngọc Cường nhấn mạnh rằng để hiểu rõ hơn về bản

Trang 17

chất của An sinh xã hội (ASXH), cần tiếp cận khái niệm này từ cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp ASXH, theo một phạm vi rộng hơn, là việc đảm bảo thực hiện các quyền để con người có thể sống trong an bình và đảm bảo an ninh, an toàn trong xã hội Trong khi đó, nghĩa hẹp của ASXH là việc đảm bảo thu nhập và các điều kiện cần thiết khác cho cá nhân, gia đình và cộng đồng trong trường hợp họ mất thu nhập do giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm Đồng thời, nó cũng áp dụng cho các đối tượng như người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, người yếu thế, và những người bị ảnh hưởng bởi thiên tai

- Theo quan điểm của GS Hoàng Chí Bảo, An sinh xã hội (ASXH) tương đương với sự an toàn trong cuộc sống của con người, từ cá nhân đến cộng đồng, tạo ra điều kiện cần và động lực để phát triển con người và xã hội ASXH bao gồm các biện pháp đảm bảo cho sự tồn tại của con người như một cá nhân, và cũng giúp phát triển các phẩm chất bản ngữ của con người, tức là nhân tính, trong hoạt động và cuộc sống hàng ngày của họ như một thực thể độc lập với tính cá nhân

An sinh xã hội bao gồm việc thực hiện các biện pháp kinh tế được tổ chức và thực hiện bởi cả Nhà nước và cộng đồng, nhằm mục đích giới hạn, phòng ngừa và khắc phục những rủi ro mà các thành viên trong xã hội có thể gặp phải khi mất hoặc giảm thu nhập do nhiều nguyên nhân như bệnh tật, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già và cái chết Ngoài ra, việc đảm bảo chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình có số lượng con lớn cũng được thực hiện

1.1.2 Trợ giúp xã hội, người khuyết tật Trợ giúp xã hội

Một phần quan trọng của hệ thống pháp luật về an sinh xã hội, trợ giúp xã hội điều chỉnh việc cung cấp hỗ trợ vật chất và tinh thần cho nhóm đối tượng gặp khó khăn, thiệt thòi, thiếu cơ hội trong cuộc sống, những người không có đủ khả năng tự chăm sóc Ý nghĩa pháp luật của trợ giúp xã hội bắt nguồn từ quyền cơ bản của con người Mỗi cá nhân sống trong xã hội đều có quyền được sống, được đối xử bình đẳng, và được quan tâm và bảo vệ khỏi những rủi ro bất lợi, đặc biệt là khi mạng sống của họ đang bị đe dọa

Trang 18

Theo từ điển Tiếng Việt, cụm từ "Trợ giúp" ám chỉ việc cung cấp giúp đỡ về mặt vật chất để vượt qua khó khăn, thiếu thốn Còn cụm từ "Bảo trợ" thường được hiểu là việc hỗ trợ tổ chức hoặc cá nhân gặp khó khăn về vật chất trong cuộc sống Hai thuật ngữ "bảo trợ xã hội" và "trợ giúp xã hội" có ý nghĩa gần giống nhau; tuy nhiên, trong văn bản, sách báo và giáo trình hiện nay, phần lớn ưa chuộng sử dụng thuật ngữ "trợ giúp xã hội"

Các quan điểm, tính chất, chức năng, hình thức và mô hình của trợ giúp xã hội được hiểu và giải thích theo nhiều cách tiếp cận khác nhau Tuy nhiên, phần lớn các tài liệu nghiên cứu chưa thể đưa ra một lý giải toàn diện về khái niệm trợ giúp xã hội Tuy vậy, chúng đã đề cập đến các thuật ngữ và cụm từ liên quan như bảo trợ xã hội, công tác xã hội, phúc lợi xã hội, an sinh xã hội, cứu tế xã hội, cứu trợ xã hội, và dịch vụ xã hội

Ví dụ, theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1999), "Bảo trợ xã hội được định nghĩa là hệ thống các chính sách, chế độ và hoạt động của các cấp chính quyền và cộng đồng, áp dụng dưới các hình thức và biện pháp khác nhau, nhằm hỗ trợ cho những đối tượng thiệt thòi, yếu thế hoặc gặp bất hạnh trong cuộc sống Mục tiêu là giúp họ có điều kiện tồn tại và tham gia vào cuộc sống chung, đồng thời đóng góp vào việc bảo đảm ổn định và công bằng trong xã hội."

Theo chuyên gia từ Unicef (2006), "Công tác xã hội được định nghĩa là quá trình thúc đẩy sự thay đổi trong xã hội, tăng cường khả năng giải quyết các vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa con người, đồng thời trao quyền và giải phóng con người để tạo ra sự bình yên cho xã hội Công tác xã hội can thiệp vào các khía cạnh mà con người tác động trực tiếp tới môi trường sống của họ bằng cách áp dụng lý thuyết về hành vi con người và các hệ thống xã hội Nguyên tắc về quyền con người và công bằng xã hội là trung tâm của công tác xã hội."

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (2003), "Phúc lợi xã hội được định nghĩa là một phần của quỹ thu nhập quốc gia, được sử dụng để đáp ứng nhu cầu về tài chính và tinh thần của các thành viên trong xã hội, chủ yếu là những người không nhận thu nhập từ lao động Các khoản chi tiêu trong phúc lợi xã hội bao gồm tiền trợ cấp hưu

Trang 19

trí, các loại bảo hiểm xã hội, học bổng cho học sinh, các dịch vụ y tế, nghỉ ngơi, nhà trẻ, và giáo dục miễn phí."

Theo Nguyễn Hải Hữu (2007), An sinh xã hội được định nghĩa là một hệ thống các cơ chế, chính sách và giải pháp của cả Nhà nước và cộng đồng, nhằm hỗ trợ mọi thành viên trong xã hội đối phó với các rủi ro và cú sốc về kinh tế - xã hội, làm suy giảm hoặc mất nguồn thu nhập do bệnh tật, thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, tuổi già không còn khả năng lao động, hoặc các nguyên nhân khách quan khác dẫn đến nghèo khó, cơ cực Cùng với đó, hệ thống này cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng thông qua các chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ giúp xã hội và trợ giúp đặc biệt

Theo Nguyễn Văn Định (2008), "Cứu trợ xã hội đại diện cho sự giúp đỡ của xã hội thông qua việc sử dụng nguồn tài chính từ Nhà nước và cộng đồng, nhằm hỗ trợ các thành viên gặp khó khăn, bất hạnh và rủi ro trong cuộc sống, như thiên tai, hỏa hoạn, tàn tật, già yếu để giúp họ bảo đảm điều kiện sống tối thiểu, vượt qua cảnh nghèo khó và có cuộc sống bình thường Cứu tế xã hội là sự giúp đỡ của cộng đồng và xã hội thông qua việc cung cấp tiền hoặc hiện vật, một cách khẩn cấp và tối cần thiết cho những người đang rơi vào hoàn cảnh bần cùng Trái lại, trợ giúp xã hội là sự hỗ trợ bổ sung của cộng đồng bằng cách cung cấp tiền hoặc các phương tiện khác để người được hỗ trợ có thể tự chăm sóc cuộc sống cho bản thân và gia đình, và sớm hòa nhập lại với cộng đồng

Các giải thích tổng hợp cho thấy rằng, hầu hết các khái niệm về Thế giới Xã hội (TGXH) chưa đủ để mô tả đầy đủ về bản chất của nó và cần phải được giải thích một cách toàn diện hơn TGXH không chỉ đơn giản là các hoạt động của cộng đồng và xã hội, mà còn là trách nhiệm của Nhà nước; nó không chỉ có tính chất của công tác xã hội mà còn phải đáp ứng các yếu tố liên quan đến công tác xã hội; và không được hạn chế cho một hoặc một số đối tượng xã hội Đồng thời, TGXH không phải là giải pháp toàn diện cho an sinh xã hội mà chỉ là một phần của nó

Căn cứ vào những điều này, TGXH có thể được hiểu là một hệ thống gồm các chính sách, chế độ và hoạt động của cộng đồng xã hội, được thực hiện thông

Trang 20

qua các hình thức và biện pháp đa dạng, nhằm mục tiêu hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn, thiệt thòi, hoặc yếu thế trong cuộc sống, giúp họ có điều kiện tồn tại và có cơ hội hoà nhập vào cuộc sống chung của cộng đồng Qua đó, TGXH đóng góp vào việc bảo đảm sự ổn định và công bằng trong xã hội

Người khuyết tật: Em cần bổ sung khái niệm này 1.1.3 Chính sách trợ giúp xã hội

1.1.3.1.Chính sách Theo James Anderson (2003), chính sách là quá trình hành động mà một cá nhân hoặc một nhóm cam kết một cách kiên định để giải quyết một vấn đề cụ thể

Theo quan điểm của Vũ Cao Đàm, chính sách được xem là một thiết chế xã hội bao gồm nhiều thành phần khác nhau, bao gồm thiết chế bất thành văn, thiết chế công bố và thiết chế ngầm định Trong phạm vi của luận án, chúng tôi chỉ tập trung vào thiết chế thành văn, đó là những chính sách được quy định bởi pháp luật và liên quan chặt chẽ đến nội dung quản lý của nhà nước

1.1.3.2.Chính sách công Theo Kraft và Furlong (2004), chính sách công là quá trình hành động hoặc không hành động của chính quyền nhằm đáp ứng một vấn đề công cộng, liên kết với các phương pháp và mục tiêu chính sách đã được chính thức chấp thuận, cũng như các quy định và thủ tục của các cơ quan chức năng trong việc thực hiện các chương trình

Chính sách công được xem như một công cụ quan trọng mà Nhà nước sử dụng để quản lý và điều hành nền kinh tế - xã hội theo hướng nhất định Được thiết lập với mục đích giải quyết các vấn đề liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội, chính sách công đặt ra các mục tiêu cụ thể và áp dụng để thúc đẩy sản xuất, đảm bảo cung cấp các dịch vụ công cho nền kinh tế cả trong khu vực công và khu vực tư Ngoài ra, nó cũng được sử dụng để quản lý nguồn lực công hiệu quả và có ý nghĩa trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường Khi nói về chính sách công, đó bao gồm các kế hoạch của nhà hoạch định chính sách và các hành động để thực hiện các kế hoạch này để đạt được kết quả trong thực tế Vì vậy, chính sách công là các

Trang 21

biện pháp ứng xử mà Nhà nước thực hiện đối với các vấn đề xã hội, được triển khai qua nhiều hình thức khác nhau, nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội

1.1.3.3.Chính sách trợ giúp xã hội Chính sách trợ giúp xã hội (TGXH) đối với các nhóm đối tượng tại Việt Nam đã được hình thành từ thời kỳ Cách mạng Tháng 8 năm 1945, với mục đích chính là giải cứu những người chịu tổn thương do chiến tranh, thiên tai, trẻ em mồ côi và người tàn tật khỏi tình trạng đói nghèo Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp hỗ trợ lương thực cho cá nhân và gia đình gặp khó khăn do chiến tranh và thiên tai, TGXH đã mở rộng phạm vi của mình bằng việc thực hiện các biện pháp chính sách như trợ giúp đột xuất và trợ giúp thường xuyên (bao gồm cả trợ giúp thường xuyên cho cộng đồng và việc nuôi dưỡng trong các cơ sở bảo trợ xã hội) Vì vậy, chính sách trợ giúp xã hội được hiểu là các quan điểm, phương pháp và biện pháp mà nhà nước áp dụng để thực hiện đường lối của Đảng cầm quyền, nhằm đảm bảo an toàn cuộc sống cho các nhóm dân cư đang gặp phải hoàn cảnh khó khăn

1.1.3.4 Trợ giúp xã hội cho người khuyết tật Trợ giúp xã hội cho người khuyết tật bao gồm các quan điểm, cách thức và biện pháp mà nhà nước áp dụng để thực hiện đường lối của Đảng cầm quyền và ảnh hưởng đến lĩnh vực người khuyết tật Đây là các chính sách bảo trợ xã hội, hỗ trợ y tế, giáo dục, các hoạt động giải trí, thể dục thể thao, cũng như tiếp cận với các dịch vụ công cộng nhằm giúp người khuyết tật phát triển theo khả năng của mình, vượt qua rào cản, phát triển và hòa nhập vào cộng đồng như bất kỳ người bình thường nào khác

Quá trình thực hiện chính sách đối với người khuyết tật là quá trình biến các chính sách thành các kết quả cụ thể thông qua các hoạt động tổ chức trong bộ máy nhà nước, nhằm hiện thực hóa các chính sách đã được xác định cho nhóm này

1.2 Nội dung chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật 1.2.1 Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên

Các nội dung thường xuyên có trong chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật bao gồm:

Trang 22

Trợ giúp y tế: Từ Điều 21 đến Điều 26 của Luật Người khuyết tật 2010 quy định về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật, bao gồm các chính sách ưu đãi trong lĩnh vực này

Tại nơi cư trú: Trạm y tế cấp xã chịu trách nhiệm cung cấp chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người khuyết tật bằng cách cung cấp các dịch vụ sau đây: a) Tuyên truyền, giáo dục và phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa và giảm thiểu khuyết tật b) Hướng dẫn phương pháp phòng bệnh, tự chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng c) Lập hồ sơ theo dõi và quản lý sức khỏe d) Khám và chữa bệnh phù hợp với phạm vi chuyên môn của trạm y tế cấp xã

Trợ giúp giáo dục: Ngày 31/12/2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC, quy định chính sách giáo dục đối với người khuyết tật.Thông tư này bao gồm các chính sách: ưu tiên nhập học và tuyển sinh; miễn, giảm một số môn học hoặc hoạt động giáo dục trong chương trình; đánh giá kết quả giáo dục; chính sách về học phí; học bổng và hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập Áp dụng cho người khuyết tật học tập trong các cơ sở giáo dục, các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, cũng như các tổ chức và cá nhân liên quan, các chính sách này được thực hiện

Trợ giúp giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm và hỗ trợ sinh kế: Chính sách hỗ trợ học nghề và việc làm được triển khai rộng rãi để đảm bảo sự hỗ trợ cho tất cả người khuyết tật Công ước về quyền của người khuyết tật và Công ước số 159 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về sự tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm cho người khuyết tật đã được Việt Nam thông qua Luật Dạy nghề năm 2006, đặc biệt Chương VII, đã quy định về việc dạy nghề cho người khuyết tật, nhằm mục đích giúp họ phát triển năng lực thực hành nghề phù hợp để tự tạo hoặc tìm kiếm công việc, từ đó ổn định cuộc sống Nhà nước cung cấp hỗ trợ tài chính và áp dụng các chính sách ưu đãi cho các cơ sở dạy nghề nhằm khuyến khích công tác dạy nghề cho người khuyết tật

Trang 23

Để hỗ trợ việc tiếp cận công trình xây dựng cho người khuyết tật, Bộ Xây dựng đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN10:2014/BXD với tiêu đề “Xây dựng công trình đảm bảo tiếp cận và sử dụng cho người khuyết tật” Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc khi xây dựng mới hoặc cải tạo công trình xây dựng để đảm bảo người khuyết tật có thể tiếp cận và sử dụng Các công trình bao gồm: Nhà chung cư Công trình công cộng bao gồm các loại như trụ sở của các cơ quan Nhà nước, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, công trình văn hóa và thể thao, cũng như các khách sạn, khu thương mại và dịch vụ Nhà ga, bến tàu, bến xe, đường, hè phố, hầm đi bộ, cầu vượt, các công trình hạ tầng kỹ thuật và tiện ích đô thị khác như nhà tang lễ, nghĩa trang, nhà vệ sinh công cộng, điểm chờ xe buýt, máy rút tiền tự động, điểm truy cập internet công cộng

Trợ giúp trong lĩnh vực tư pháp: Trong lĩnh vực tư pháp, trợ giúp pháp lý đóng vai trò quan trọng và là một trong những chính sách được nêu bật đặc biệt dành cho người khuyết tật Quyền này đã được công nhận từ khi có Luật Trợ giúp pháp lý 2006, với quy định rằng người khuyết tật không có khả năng tự bảo vệ được sẽ được trợ giúp pháp lý Luật Trợ giúp pháp lý 2017 tiếp tục kế thừa quyền này, đặc biệt là đối với những người khuyết tật gặp khó khăn về tài chính

Trợ giúp tiếp cận và tham gia giao thông: Luật Người khuyết tật và Thông tư số 39/2012/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kết cấu hạ tầng giao thông, công cụ hỗ trợ và chính sách ưu tiên cho người khuyết tật tham gia giao thông công cộng Nếu cần thiết, người khuyết tật được phép tham gia các khóa học lái xe và nhận giấy phép điều khiển phương tiện giao thông cá nhân Khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng, người khuyết tật được sử dụng các phương tiện hỗ trợ hoặc nhận sự trợ giúp tương ứng Họ cũng được phép mang theo và sử dụng miễn phí các thiết bị hỗ trợ phù hợp Theo quy định của Chính phủ, người khuyết tật nặng được miễn hoặc hưởng giảm giá vé và dịch vụ khi sử dụng một số phương tiện giao thông công cộng Họ được ưu tiên mua vé và nhận được hỗ trợ để sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện khi sử dụng các phương tiện này

Trang 24

1.2.2 Chính sách trợ giúp xã hội đột xuất Hình thức trợ giúp đột xuất là một biện pháp xã hội do cả nhà nước và cộng đồng cung cấp, nhằm hỗ trợ người khuyết tật trong những tình huống bất ngờ như thiên tai, mất mùa hoặc các biến cố khác, có thể đe dọa đến cuộc sống của họ liên quan đến tính mạng, lương thực, nhà ở, chăm sóc sức khỏe, tang lễ hoặc khôi phục sản xuất, nếu không có sự hỗ trợ khẩn cấp

Chính sách trợ giúp xã hội đột xuất bao gồm các biện pháp sau: Hỗ trợ lương thực Hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở Hỗ trợ tạo việc làm, phát triển sản xuất Hỗ trợ mai táng

1.3 Quy trình thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật Bước 1: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách

Bước 2: Phổ biến, tuyên truyền chính sách Bước 3: Phân công phối hợp thực hiện chính sách Bước 4: Duy trì chính sách

Bước 5: Điều chỉnh chính sách Bước 6: Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách Bước 7: Đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm

1.4 Vai trò của nhà nước và cơ sở pháp lý trong thực thi chính sách trợ giúp hội cho người khuyết tật

Tổ chức Đảng thể hiện vai trò lãnh đạo của mình thông qua việc chỉ đạo triển khai và tổ chức thực hiện chính sách, đồng thời đánh giá đúng mức về năng lực và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và các đảng viên Đảng và Nhà nước cung cấp hướng dẫn để khuyến khích sự hòa nhập của mọi người khuyết tật vào cộng đồng, tạo điều kiện cho họ phát triển tối đa tiềm năng trong cuộc sống và học tập, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội, từ đó trở thành những thành viên có ích cho xã hội Từ các chủ trương và đường lối của Đảng và Nhà nước, các tổ chức thực hiện chính sách xây dựng và ban hành các văn bản, chương trình, dự án thực hiện chính sách để cụ thể hóa mục tiêu và giải pháp cho từng giai đoạn thời gian và địa bàn cụ thể

Sự đồng hành của người khuyết tật trong đời sống xã hội là không thể phủ nhận,

Trang 25

và điều này đồng nghĩa với trách nhiệm của nhà nước phải đảm bảo rằng họ được tiếp cận đầy đủ các quyền như những người bình thường Do đó, trên cơ sở các chủ trương và chính sách của Đảng, Nhà nước và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn như sau:

Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006, cụ thể hóa bởi Nghị định số CP ngày 15/12/2017, điều chỉnh và chi tiết hóa một số quy định của các luật liên quan, bao gồm: Luật Người khuyết tật năm 2010, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP về thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người khuyết tật, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014), Luật Việc làm năm 2013, và Luật Người khuyết tật năm 2010 Chính phủ đã cụ thể hóa chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội thông qua Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, tuân thủ theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 Hướng dẫn về chính sách giáo dục đối với người khuyết tật, được quy định trong Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC, đảm bảo tuân thủ các quy định của các luật liên quan Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 9/7/2015, Thông tư số 45/2015/TT-BLĐTBXH ngày 11/11/2015, và Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm đã điều chỉnh và hướng dẫn cụ thể việc thực thi Luật Dạy nghề năm 2006 Thông tư số 39/2012/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kết cấu hạ tầng giao thông, công cụ hỗ trợ và chính sách ưu tiên người khuyết tật tham gia giao thông công cộng, cũng tuân thủ quy định của các luật liên quan

144/2017/NĐ-1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện chính sách về trợ giúp xã hội 1.5.1 Thể chế nhà nước và vai trò của cấp ủy, chính quyền địa phương 1.5.1.1 Về thể chế nhà nước

Thể chế đóng vai trò quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội bằng cách tập trung vào việc xác định khuôn khổ pháp lý (bao gồm luật và các văn bản dưới luật), phạm vi của các chính sách, chế độ, đối tượng tham gia, tiêu chí, điều kiện tham gia, cơ chế đóng góp, quyền lợi hưởng thụ và các điều kiện ràng buộc Ngoài ra, thể chế nhà nước cũng xác định trách nhiệm của các bộ, ngành và địa phương trong việc thực hiện chính sách và chế độ

Trang 26

Dựa trên nhu cầu thực tế của các thành viên trong xã hội, thể chế được hình thành nhằm mục đích bảo vệ họ khỏi các nguy cơ rủi ro mà họ không tự bảo vệ được Tuy nhiên, không phải tất cả các thành viên trong xã hội đều có những nhu cầu và cơ hội tham gia và thụ hưởng các chính sách TGXH một cách đồng đều Chính sách TGXH được hình thành và phát triển theo từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội, và ngay cả trong những quốc gia coi an sinh xã hội là quyền của người dân, lộ trình để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân cũng cần phải kéo dài trong nhiều năm

1.5.1.2 Vai trò của cấp ủy và chính quyền địa phương Vai trò quan trọng, “then chốt” của cấp uỷ, chính quyền địa phương, góp phần tạo sự đồng thuận trong triển khai chính sách việc thực hiện chính sách về trợ giúp xã hội tại địa phương Sự tham gia này đã thực sự mang lại hiệu quả, đặc biệt là trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được hưởng chính sách trợ giúp xã hội trên địa bàn, đồng thời đóng góp vào việc thúc đẩy công tác đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân và tạo động lực cho sự phát triển bền vững của đất nước

1.5.2 Nguồn lực tài chính Trong việc đảm bảo nguồn lực thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội (TGXH), nguồn lực tài chính đóng vai trò cực kỳ quan trọng, và cơ chế tài chính được xác định theo từng loại chính sách Cơ cấu tài chính của các phương thức hỗ trợ xã hội không đồng nhất; trong khi một số loại bảo hiểm có thể áp dụng cơ cấu đóng phí và nhận lợi ích, thì đa số các hình thức hỗ trợ xã hội phụ thuộc chủ yếu vào nguồn tài chính từ ngân sách quốc gia

Thể chế tài chính của các chính sách trợ giúp xã hội (TGXH) mật thiết liên kết với chính sách thuế và tài chính, và dựa vào mô hình hệ thống an sinh xã hội của từng quốc gia Ví dụ, các quốc gia theo mô hình Nhà nước phúc lợi thường áp đặt mức thuế cao để có nguồn tài chính đủ cho việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, trong khi các quốc gia theo mô hình Nhà nước xã hội thường tập trung vào tăng trưởng kinh tế và có thể đối diện với thiếu hụt nguồn tài chính cho các chính sách an sinh xã hội

Trang 27

Việc phân bổ nguồn tài chính cho các chính sách an sinh xã hội phụ thuộc vào tình hình kinh tế - xã hội của từng quốc gia Ví dụ, trong các nước phát triển, ngân sách dành cho các chính sách an sinh xã hội có thể chiếm đến 30% tổng ngân sách nhà nước, trong khi chỉ khoảng dưới 5% GDP ở các nước đang phát triển như Việt Nam

1.5.3 Trình độ nhận thức của người dân Việc bảo đảm an sinh xã hội phụ thuộc vào sự nhận thức của người dân về việc tự nguyện đóng góp và chia sẻ khó khăn, cũng như sự nhận thức của người thụ hưởng về việc khắc phục hậu quả của rủi ro và tự lực cánh sinh để cải thiện điều kiện sống của mình

Nâng cao chất lượng an sinh xã hội là trách nhiệm của cả Đảng, Nhà nước và toàn xã hội Tuy nhiên, để vượt qua khó khăn, cần phải có sự nỗ lực và vươn lên từ chính những người đang trực tiếp hưởng lợi từ các chính sách an sinh xã hội Mối quan hệ giữa cộng đồng xã hội và các đối tượng hưởng lợi từ chính sách an sinh xã hội là song hành Chính vì vậy, cộng đồng xã hội cần tạo mọi điều kiện thuận lợi và hỗ trợ để các đối tượng này có thể phấn đấu vươn lên Để đảm bảo sự bền vững của chính sách an sinh xã hội, cần tạo điều kiện cho những người hưởng lợi từ các chính sách này tin tưởng vào triển vọng của cuộc sống, và có môi trường xã hội thuận lợi để phát triển thông qua sử dụng khả năng hiện có, lao động và đào tạo

1.5.4 Môi trường thực hiện chính sách Mặc dù môi trường tự nhiên, bao gồm vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, tài nguyên khoáng sản và biến đổi khí hậu như mưa bão, lũ lụt thường xuyên, nước biển dâng, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội bằng cách tạo ra các điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn, theo quan điểm của tôi, mặc dù môi trường tự nhiên có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thực hiện các chính sách an sinh xã hội, nhưng nó không định đoạt được sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung hoặc an sinh xã hội nói riêng Chúng ta có thể tận dụng những điều kiện tự nhiên thuận lợi và hạn chế những tác động tiêu cực từ môi trường tự nhiên để nâng cao đời sống của người dân

Trang 28

Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VỀ TRỢ GIÚP XÃ HỘI TẠI HUYỆN PHÙ MỸ, TỈNH BÌNH ĐỊNH 2.1 Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế-xã hội tác động đến thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật trên địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội 2.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Huyện Phù Mỹ nằm ở vùng đồng bằng ven biển của tỉnh Bình Định, với khoảng cách khoảng 53 km về phía Bắc so với trung tâm hành chính tỉnh Phía Đông của huyện tiếp giáp biển Đông, phía Tây giáp huyện Hoài Ân, phía Nam giáp huyện Phù Cát, và phía Bắc giáp thị xã Hoài Nhơn Diện tích tự nhiên của huyện là 556,08 km2 và dân số đạt 164.231 người, với mật độ dân số 295 người/km2 Trong đó, tỷ lệ dân số sống tại đô thị chiếm 11,41%, trong khi dân số ở vùng nông thôn chiếm 88,59% Có 19 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 02 thị trấn và 17 xã

2.1.1.2 Kinh tế xã hội Tổng giá trị sản phẩm (theo giá ss 2010) năm 2023 ước tính 12.029,22 tỷ đồng, tăng 7,25% so với cùng kỳ năm trước, đạt 100,31% kế hoạch huyện giao, đạt 100,51% kế hoạch tỉnh giao (quý I tăng 5,88%, quý II tăng 4,53%, quý III tăng 8,54%, quý IV tăng 9,83%) Trong đó, nông – lâm nghiệp – thủy sản tăng 2,29%, đạt 99,15% kế hoạch huyện và tỉnh giao; công nghiệp và xây dựng tăng 17,55%, đạt 105,95% kế hoạch huyện giao, đạt 106,54% kế hoạch tỉnh giao; dịch vụ tăng 7,49%, đạt 96,47% kế hoạch huyện giao, đạt 96,72% kế hoạch tỉnh giao Doanh thu bán lẻ hàng hoá, dịch vụ ước đạt tăng 13,7% so cùng kỳ, đạt 89,67% kế hoạch huyện giao, đạt 96,8% kế hoạch tỉnh giao Tuy nhiên, ảnh hưởng khó khăn chung của kinh tế cả nước, giá trị xuất khẩu hàng hoá xuất khẩu hàng hóa chỉ đạt 4,116 triệu USD (giảm 58,6% so cùng kỳ)

Cơ cấu kinh tế: tỷ trọng nông – lâm – thủy sản 53,37% (giảm 2,05%), công

Trang 29

nghiệp – xây dựng 25,61% (tăng 1,68%) và thương mại - dịch vụ 21,02% (tăng 0,37%) so với cùng kỳ

Tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung là 81,12% đạt 109,5 % so với kế hoạch năm tỉnh giao (74,09%) Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom là 95,06% đạt 135,8% so với kế hoạch năm tỉnh giao (70,0%)

(Tổng giá trị sản xuất (theo giá ss 2010) năm 2023 ước đạt 22.500,626 tỷ đồng, tăng 11,13% so cùng kỳ, đạt 100,45% kế hoạch năm Trong đó: Nông – Lâm – Thủy sản ước đạt 6.336,764 tỷ đồng, tăng 3,78%, đạt 99,25%; Công nghiệp – Xây dựng ước đạt 10.168,755 tỷ đồng, tăng 17,33%, đạt 102,73%; Thương mại – Dịch vụ ước đạt 5.995,107 tỷ đồng, tăng 9,52%, đạt 98,02% kế hoạch năm

2.1.2 Thực trạng người khuyết tật tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định Huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định hiện có trên 6.447 người khuyết tật Số NKT ở cộng đồng là 6.238 người và ở các cơ sở Bảo trợ xã hội là 208 người Trong những năm gần đây, số lượng người khuyết tật trên địa bàn huyện đang có chiều hướng tăng lên do các nguyên nhân như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ô nhiễm môi trường và các tác động từ thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh

Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên ngày càng mở rộng phạm vi để bao gồm cả người khuyết tật là một nhóm đối tượng được quan tâm Năm 2020, số lượng người khuyết tật được hưởng trợ giúp xã hội là 2.930 người Năm 2021, số lượng người khuyết tật được hưởng trợ giúp xã hội là 4.291 người, đến năm 2022 là 4.747 người, năm 2023 là 5.255 người, năm 2024 là 6.447 người

Bảng 2.1 Số liệu người khuyết tật và kinh phí trợ giúp tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định giai đoạn 2020 - 2024

Trang 30

Dạng khuyết tật về vận động chiếm tỷ lệ cao nhất, với 2.007 người, tương đương 31,1% tổng số, trong khi dạng khuyết tật thần kinh và tâm thần đứng sau với 1.311 người, tỷ lệ chiếm 20,3% Sự chênh lệch về số lượng giữa các dạng khuyết tật này làm nổi bật bức tranh tổng thể về tình hình khuyết tật trên địa bàn huyện, từ đó có thể phát triển các chương trình và chính sách hỗ trợ phù hợp với từng loại khuyết tật

Biểu đồ 2.1 Số người khuyết tật ở các dạng khuyết tật

Đơn vị tính: Người Nguồn: Phòng LĐTBXH huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định Trình độ học vấn của người khuyết tật nhìn chung thấp, với phần lớn đã hoàn thành bậc tiểu học Hầu hết họ không thể sống tự lập và phụ thuộc chủ yếu vào gia đình và người thân, chỉ có khoảng 10% có khả năng tạo ra thu nhập của riêng mình hường thì người khuyết tật thuộc diện hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo theo tiêu chuẩn nghèo do Chính phủ quy định Do đó, tài sản của họ thường rất ít, đặc biệt là các tài sản có giá trị như xe máy, thiết bị nghe, và thiết bị nhìn Do đó, khả năng tiếp cận thông tin và truyền đạt thông tin đại chúng của họ rất hạn chế

Người khuyết tật thường mong muốn được bảo vệ, chăm sóc y tế, và hỗ trợ về các dụng cụ chỉnh hình, xe lăn, xe lắc để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày và việc di chuyển Họ cũng mong muốn được đối xử công bằng và hòa nhập thực sự vào cộng đồng, góp phần vào xây dựng quê hương, đất nước Mặc dù đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ người khuyết tật, nhưng vẫn còn nhiều bất cập do nguồn ngân sách Nhà nước và nguồn huy động vẫn còn hạn chế, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa

31,1

20,348,6

Trang 31

Người khuyết tật thường sống cùng gia đình và phụ thuộc vào sự hỗ trợ của họ Gia đình được xem là nơi quan trọng nhất và đầu tiên trong việc giúp đỡ họ vượt qua khó khăn, tạo ra cuộc sống và hòa nhập vào cộng đồng Vì vậy, ngoài các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người khuyết tật, cũng cần tập trung vào việc hỗ trợ cho gia đình họ

Tỷ lệ người khuyết tật trong độ tuổi lao động (từ 16 đến 59 tuổi) chiếm 56,43% tổng số người khuyết tật, với 515 người Trong nhóm trẻ em (từ 1 đến dưới 16 tuổi), có 409 người khuyết tật, chiếm 9,61%, trong khi nhóm người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) có 515 người khuyết tật, chiếm 33,96%

Trong nhóm trẻ em khuyết tật (từ 1 đến dưới 16 tuổi), có 406 người, bao gồm 156 trẻ từ 0 đến 6 tuổi (trong đó có 64 bé gái), chiếm tỷ lệ 2,42% trong tổng số 6.447 người khuyết tật

Biểu đồ 2.2 Người khuyết tật theo độ tuổi

Đơn vị tính: Người Nguồn: Phòng LĐTBXH huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định năm 2023… Việc phân loại người khuyết tật dựa trên mức độ khuyết tật được chia như sau: Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người không thể tự thực hiện các hoạt động phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày do khuyết tật; Người khuyết tật nặng là những người không thể tự thực hiện một số hoạt động phục vụ nhu cầu sinh

56,43%9,61%

33,96%

Trang 32

hoạt cá nhân hàng ngày do khuyết tật; Người khuyết tật nhẹ là những người có khả năng tự thực hiện một số hoạt động phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày

Các nguyên nhân gây ra khuyết tật được phân tích dựa trên kết quả khảo sát năm 2019 của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội bao gồm: bẩm sinh; bệnh tật; suy dinh dưỡng; yếu tố di truyền; các bệnh truyền nhiễm; ô nhiễm môi trường; tai nạn giao thông, lao động và sinh hoạt; hậu quả của chiến tranh (đặc biệt là trẻ em khuyết tật do di chứng chất độc da cam từ ông bà bị nhiễm chất độc da cam trong chiến tranh chống Mỹ, trẻ em khuyết tật do bom mìn còn sót lại từ chiến tranh); biến đổi khí hậu và các nguyên nhân khác Các nguyên nhân này phản ánh cả tố chất con người và sự chăm sóc ban đầu cho trẻ em, cũng như chất lượng dịch vụ y tế hạn chế trong việc kiểm soát bệnh tật, dẫn đến tỷ lệ khuyết tật bẩm sinh cao Ngoài ra, nguyên nhân từ hậu quả chiến tranh cũng đóng góp một phần không nhỏ Nguyên nhân từ hậu quả chiến tranh đóng góp đáng kể vào tình trạng này, ảnh hưởng không chỉ đến thế hệ hiện tại mà còn đến các thế hệ sau, đặc biệt là nạn nhân của chất độc da cam/dioxin do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam

Trong những năm sắp tới, tăng cường tai nạn giao thông và tai nạn lao động cùng với sự nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng số lượng và tỷ lệ người khuyết tật Trong khi nguyên nhân từ bẩm sinh, bệnh tật và chiến tranh trong quá khứ đang giảm dần, các nguyên nhân từ tai nạn giao thông, tai nạn lao động và ô nhiễm môi trường đang có xu hướng gia tăng do sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, hiện đại hóa và đô thị hóa

Trong huyện Phù Mỹ, kết quả điều tra cho thấy gần một nửa số người khuyết tật là do bệnh tật, đứng đầu trong các nguyên nhân Bẩm sinh đứng thứ hai là nguyên nhân phổ biến Mặc dù chiến tranh đã kết thúc từ lâu, nhưng vẫn còn những hậu quả đáng kể từ nó, được thể hiện rõ trong tình trạng khuyết tật của người khuyết tật Chiến tranh cùng với tai nạn lao động và tai nạn giao thông đứng thứ ba và thứ tư là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khuyết tật của nhóm đối tượng này

Trang 33

Biểu đồ 2.3 Nguyên nhân khuyết tật

Đơn vị tính: Người Nguồn: Phòng LĐTBXH huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định năm 2023 Tổng số người khuyết tật đã được phân loại theo mức độ khuyết tật là 4642 người, với phân bổ như sau: Đặc biệt nặng: 832 người, chiếm tỷ lệ 17,93%; Nặng: 3.373 người, chiếm tỷ lệ 72,66%; Nhẹ: 436 người, chiếm tỷ lệ 9,41%

Biểu đồ 2.4 Mức độ khuyết tật

Đơn vị tính: Người Nguồn: Phòng LĐTBXH huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định năm 2023 2 2 Chất lượng cuộc sống và nhu cầu của người khuyết tật

Trong quá trình điều tra, có tổng cộng 6.447 người khuyết tật (NKT) đang tham gia vào các hoạt động lao động khác nhau, bao gồm làm thuê, tự làm ở nhà, làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức, và cơ quan nhà nước Số NKT còn lại không tham gia lao động chủ yếu vì lý do liên quan đến khuyết tật, tình trạng sức khỏe, hoặc đang ở độ tuổi đi học

Trong số tổng cộng 6.447 người khuyết tật này, có 4.154 người đang được

36,625,3

Bệnh tậtTNGT, TNLĐVật liệu nổChiến tranhKhác

17,93

72,669,1

Ngày đăng: 30/08/2024, 10:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w