1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Essay cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp 2013
Tác giả Nguyễn Thị Tâm
Người hướng dẫn Nguyễn Thuỳ Dương
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật hiến pháp
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 215,8 KB

Nội dung

Cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân Cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân Cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân

Trang 1

KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

NGUYỄN THỊ TÂM

CƠ CHẾ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN THEO

HIẾN PHÁP 2013

Tiểu luận kết thúc môn học: Luật hiến pháp

Giảng viên: Nguyễn Thuỳ Dương

Hà Nội – 2021

Trang 2

MỤC LỤC

Mở đầu……… ……… ……… … 1

CHƯƠNG I: Khái quát về quyền con người, quyền công dân ……… …… 2

1 Khái niệm về quyền con người……… ……… 2

2 Khái niệm về quyền công dân……… ………….… 2

3 Mối quan hệ giữa quyền con người, quyền công dân với Hiến pháp………….…… 2

4 Các quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013……….…3

CHƯƠNG II: Cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013……… ……… ….5

1 Cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013……….……… 5

2 Phương hướng hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013……….……… 6

Kết luận……… ……… … 8

Danh mục tài liệu tham khảo…… ………… ……… …… 9

Trang 3

- 1 -

MỞ ĐẦU

Xã hội ngày càng phát triển con người ngày càng muốn tìm hiểu về các quyền lợi của mình chính vì thế quyền con người là quyền được mọi người quan tâm nhiều nhất Đó là quyền tự nhiên, vốn có của mỗi con người, những vấn đề về quyền con người được thế giới quan tâm trong đó có Việt Nam Việt Nam – một nước đang phát triển, đang nỗ lực xây dựng là một chế độ của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Vì vậy, từ khi lập quốc theo thể chế dân chủ xã hội chủ nghĩa đến nay Việt Nam luôn cố gắng xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân cùng với đó là việc không ngừng phấn đấu hoàn thiện thể chế và tạo dựng cơ sở vật chất để bảo đảm tốt hơn quyền con người Một trong số những dấu mốc đánh dấu sự phát triển của quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam đó là cơ chế bảo đảm quyền con người quyền công dân trong Hiến pháp 2013

Trang 4

- 2 -

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN 1 Khái niệm quyền con người

Quyền con người là thiêng liêng, tự nhiên vốn có, những tư tưởng về quyền con người đã xuất hiện từ thời cổ đại xa xưa chính vì thế có rất nhiều cách định nghĩa về quyền con người Một trong số đó có Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên hợp quốc đã nêu định nghĩa về quyền con người như sau: “Quyền con người là những bảo đảm pháp lý phổ quát có tác dụng nhằm bảo vệ các cá nhân và các nhóm, chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân phẩm, tự do cơ bản của con người”

Trong quá trình tìm hiểu về quyền con người ta thấy quyền con người có 5 đặc tính cơ bản: tính phổ biến, tình không thể chuyển nhượng, tính không thể phân chia, tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau Luật nhân quyền đã chia quyền con người thành hai nhóm chính: các quyền dân sự, chính trị và các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá

Chủ thể của quyền con người: Tất cả con người đều được hưởng quyền này

2 Khái niệm quyền công dân

Quyền công dân là những quyền con người được nhà nước thừa nhận và áp dụng cho những người có quốc tịch nước mình Quyền công dân nằm trong quyền con người được coi là “tập con” của quyền con người, bởi vì trong một quốc gia không những chỉ có công dân của quốc gia đó mà còn có công dân nước khác và những người không quốc tịch Công dân xét về mặt pháp luật thuộc về một nhà nước nhất định, do vậy con người được hưởng những quyền của nhà nước quy định và đồng thời phải thực hiện một số nghĩa vụ nhất định đối với nhà nước đó

3 Mối quan hệ giữa quyền con người, quyền công dân với Hiến pháp

Quyền con người được hình thành thúc đẩy sự phát triển của Hiến pháp chính vì thế chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Quyền con người là các quyền tự nhiên, quyền vốn có của mỗi cá nhân nó hiện hữu trước khi có Hiến pháp Nhiệm vụ của Hiến pháp là ghi nhận các quyền tự nhiên của mỗi cá nhân ấy và đảm bảo rằng những quyền đó không bị xâm phạm Mỗi khi các quốc gia soạn thảo hay sửa đổi Hiến pháp đều tham khảo và so sánh với các quy định có liên quan đến Luật Nhân quyền quốc tế

Không chỉ có sự tác động từ quyền con người tới Hiến pháp mà còn có cả chiều ngược lại, Hiến pháp tiến bộ thúc đẩy sự phát triển của Luật Nhân quyền quốc tế Hiến pháp đã trực tiếp tác động đến các nguyên tắc cơ bản của Luật Nhân quyền ví dụ như các nguyên tắc về bình đẳng, xét xử công bằng,… Hiến pháp bảo vệ, ngăn ngừa những

Trang 5

- 3 - hành vi xâm phạm quyền con người, quyền công dân va cũng là nguồn tham chiếu để người dân sử dụng quyền của mình

4 Các quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013

Trong Hiến pháp 2013 đã có sự thay đổi lớn về việc sửa đổi và bổ sung về quyền con người, quyền công dân, từ vị trí Chương V trong Hiến pháp 1992 đã chuyển lên Chương II trong Hiến pháp 2013 sự thay đổi này đã cho thấy sự nhận thức về tầm quan trọng của quyền con người, quyền công dân dần được đề cao Đặc biệt, Hiến pháp 2013 đã không còn đồng nhất hai khái niệm quyền con người, quyền công dân Hiến pháp năm 2013 đã quy định rõ những quyền chỉ dành cho công dân và những quyền dành cho tất cả mọi người, bằng cách sử dụng các thuật ngữ: công dân, mọi người, không ai Do đó, sẽ có những quyền không chỉ dành cho công dân Việt Nam mà còn dành cho cả người nước ngoài hiện diện hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam

4.1 Các quyền con người trong Hiến pháp 2013

1 Quyền bình đẳng trước pháp luật – Điều 16 khoản 1 2 Quyền sống – Điều 19

3 Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm – Điều 20 khoản 1

4 Quyền không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm – Điều 20 khoản 1

5 Quyền không bị tước tự do một cách tuy tiện – Điều 20 khoản 2 6 Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người, hiến xác – Điều 20 khoản 3 7 Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình – Điều 21 khoản 1

8 Quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình – Điều 21 khoản 1 9 Quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác – Điều 21 khoản 2

10 Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở - Điều 22 khoản 2 11 Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo – Điều 24 khoản 1 12 Quyền khiếu nại, tố cáo – Điều 30 khoản 1

13 Quyền được suy đoán vô tội – Điều 31 khoản 1 14 Quyền được xét xử kịp thời, công bằng và công khai – Điều 31 khoản 2

Trang 6

- 4 - 15 Quyền không bị xét xử hai lần vì cùng một hành vi phạm tội – Điều 31 khoản 3 16 Quyền bào chữa trong tố tụng – Điều 31 khoản 4

17 Quyền được bồi thường trong tố tụng – Điều 31 khoản 5 18 Quyền sở hữu tài sản – Điều 32 khoản 1

19 Quyền thừa kế - Điều 32 khoản 2 20 Quyền tự do kinh doanh – Điều 33 21 Quyền được kết hôn – Điều 36 khoản 1 22 Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe – Điều 38 khoản 1 23 Quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và hưởng thụ lợi ích từ các hoạt động đó – Điều 40

24 Quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa – Điều 41

25 Quyền được sống trong môi trường trong lành – Điều 43

4.2 Các quyền công dân trong Hiến pháp 2013

1 Quyền không bị trục xuất, giao nộp cho Nhà nước khác – Điều 17 khoản 2 2 Quyền có nơi ở hợp pháp – Điều 22 khoản 1

3 Quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước – Điều 23 4 Quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về - Điều 23 5 Quyền tự do ngôn luận – Điều 25

6 Quyền tự do báo chí – Điều 25 7 Quyền tiếp cận thông tin – Điều 25 8 Quyền hội họp, lập hội – Điều 25 9 Quyền biểu tình – Điều 25

10 Quyền bầu cử, quyền ứng cử - Điều 27 11 Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội – Điều 28 khoản 1 12 Quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân – Điều 29 13 Quyền được bảo đảm an sinh xã hội – Điều 34

14 Quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc – Điều 35 khoản 1 15 Quyền học tập – Điều 39

16 Quyền xác định dân tộc, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp – Điều 42

Trang 7

- 5 -

CHƯƠNG II: CƠ CHẾ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN

TRONG HIẾN PHÁP 2013 1 Cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013

Theo giáo trình Luật Hiến pháp của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội có cho hiểu về cơ chế bảo vệ quyền con người như sau: Cơ chế bảo vệ nhân quyền là hệ thống các cơ quan và các quy tắc, thủ tục có liên quan hoặc thiết lập nhằm ngăn ngừa và xử lý những hành vi vi phạm nhân quyền Ở các quốc gia trên thế giới thông thường cơ chế bảo vệ nhân quyền được thực hiện bởi bốn nhóm cơ quan đó là: Cơ quan nhân quyền quốc gia (cơ quan chuyên trách); cơ quan tư pháp; Cơ quan bảo vệ Hiến pháp; cơ quan ngoại giao (bảo hộ công dân ở nước ngoài)

Mặc dù nhiều quốc gia trên thế giới có các cơ quan bảo vệ quyền Tuy nhiên, Việt Nam hiện chưa có một cơ quan chuyên trách về bảo vệ các quyền con người, quyền công dân được Hiến pháp quy định, mà việc này được xem là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị.Trong những bản Hiến pháp trở về trước Hiến pháp 2013 thì trách nhiệm bảo vệ các quyền con người, quyền công dân của các cơ quan nhà nước chưa được xác định rõ, thường chỉ gắn với cơ quan lập pháp (Quốc hội) Hiến pháp năm 2013 đã tăng cường cơ chế bảo vệ các quyền con người, quyền công dân được hiến định thông qua việc ghi nhận cả ba nghĩa vụ của Nhà nước trong lĩnh vực nhân quyền, đó là tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm - Điều 3, Điều 14 khoản 1 Đồng thời, Hiến pháp năm 2013 đã ấn định nhiệm vụ mới là “bảo vệ quyền con người, quyền công dân” cho Chính phủ - Điều 96 khoản 6, Tòa án - Điều 102 khoản 3, và Viện kiểm sát - Điều 107 Khoản3 Đây là những quy định quan trọng có ý nghĩa ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan nhà nước này trong việc bảo vệ, bảo đảm các quyền con người, quyền công dân trong thực tế

Điểm mới trong Hiến pháp năm 2013 đó là quy định nguyên tắc giới hạn quyền trong Điều 14 khoản 2 và đề cập đến cụm từ “cơ chế bảo vệ hiến pháp” trong Điều 119 khoản 2 Đây là những cơ sở quan trọng nhằm hạn chế sự lạm dụng quyền lực của các cơ quan nhà nước dẫn tới những vi phạm nhân quyền; đồng thời cũng là tiền đề cho việc bảo vệ nhân quyền ở cấp cao nhất, bởi xét đến cùng, bảo vệ hiến pháp chính là bảo vệ các quyền được hiến định

Ở Việt Nam, cơ chế bảo vệ hiến pháp hiện nay cơ bản vẫn theo mô hình nghị viện, được thực hiện thông qua hoạt động giám sát tối cao; hoạt động xây dựng, sửa đổi

Trang 8

- 6 - và giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội Trên thế giới, mô hình nghị viện có nhiều hạn chế bởi một cơ quan lập pháp sẽ khó bảo đảm tính độc lập, khách quan cũng như khả năng kiểm tra các đạo luật do mình ban hành Bên cạnh đó, do là cơ quan mang tính chính trị nên Quốc hội thường không có trình tự, thủ tục phù hợp và khả năng phát hiện những vi phạm hiến pháp để phán xét về tính hợp hiến

Cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013 chủ yếu được thể hiện qua hoạt động xét xử và giải quyết khiếu nại, tố cáo Vai trò bảo vệ quyền con người, quyền công dân của toà án theo Hiến pháp quy định là rất quan trọng Do vậy, khối lượng công việc của tòa án là rất lớn Tuy nhiên, vẫn còn xảy ra tình trạng án oan sai, án bị sửa, bị hủy, án không thi hành được hoặc có những vụ án kéo dài nhiều năm chưa giải quyết được Ngoài ra, tình trạng vi phạm quyền con người trong hoạt động tố tụng (như bức cung, dùng nhục hình, thậm chí dẫn đến tử vong) vẫn còn diễn ra Mặc dù những vi phạm này chủ yếu diễn ra trong giai đoạn điều tra, song thực tế cho thấy, ngành tòa án chưa thể hiện tính hiệu quả trong việc ngăn ngừa, xử lý những vi phạm đó thông qua hoạt động xét xử

Ngoài các chủ thể “mang tính nhà nước” nêu trên, trong cơ chế bảo vệ các quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013 không thể không kể đến vai trò của báo chí và các tổ chức, đoàn thể xã hội Với các chức năng của mình, các chủ thể này tham gia giám sát việc thực hiện các quyền con người, quyền công dân hiến định, từ đó giúp phát hiện, ngăn ngừa và xử lý một cách kịp thời những sự vi phạm đến quyền con người, quyền công dân Trong thời gian qua, vai trò giám sát và bảo vệ của các chủ thể này cho thấy những dấu hiệu tích cực như việc phát hiện, tố cáo các trường hợp vi phạm nhân quyền (các vụ án oan, sai, tham nhũng, gây ô nhiễm môi trường, …); tham vấn, tham gia xây dựng các chính sách, pháp luật của Nhà nước; thúc đẩy và phát triển mạng lưới giáo dục nhân quyền trong xã hội … Mặc dù vậy hiệu quả bảo vệ nhân quyền của những chủ thể này vẫn tương đối hạn chế, do khuôn khổ pháp luật hiện hành còn thiếu hoặc chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể thực hiện hiệu quả vai trò của mình

2 Phương hướng hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013

Việc hình thành và phát triển của Hiến pháp luôn đi kèm với việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân, Hiến pháp càng phát triển thì việc bảo đảm quyền càng cụ

Trang 9

- 7 - thể, rõ ràng hơn Trong Hiến pháp 2013 cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân đã có những điểm sáng hơn so với những Hiến pháp về trước Tuy nhiên vẫn gặp một số bất cập nên việc đề ra phương hướng hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân là cần thiết

Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu tham gia thêm các điều ước quốc tế về nhân quyền khác, đặc biệt là các nghị định thư bổ sung về thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của Ủy ban giám sát các Công ước để giúp việc bảo vệ các quyền con người có hiệu quả hơn Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức của mọi đối tượng về quyền con người, quyền công dân

Hiến pháp 2013 cần được thể chế hóa các nội dung về quyền con người, quyền công dân và cơ chế bảo vệ quyền được hiến định trong các văn bản pháp luật để chúng có thể được thực thi trên thực tế Do cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân là những vấn đề tương đối mới ở Việt Nam nên quá trình xây dựng pháp luật về vấn đề này nên chú ý tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới

Tăng cường rà soát hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tăng cường tính độc lập của hệ thống toà án, đẩy mạnh quá trình thành lập hai thiết chế có vai trò quan trọng đối với việc bảo vệ nhân quyền, đó là cơ quan nhân quyền quốc gia và cơ quan bảo vệ hiến pháp

Trang 10

- 8 -

KẾT LUẬN

Trên đây là quá trình tìm hiểu về cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013, nó bao hàm cả các quy tắc, thủ tục và các thiết chế nhằm bảo vệ quyền con người quyền công dân theo hiến định Hiến pháp 2013 đã tạo cơ sở tiền đề cho sự phát triển của cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân – một quá trình phát triển đòi hỏi những sự cải cách sâu rộng, mạnh mẽ mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng là cần thiết đối với Việt Nam Hiến pháp 2013 đã cho thấy Việt Nam ngày càng quan tâm đến công dân, sự phát triển của công dân được thể hiện trong các quyền về quyền con người, quyền công dân phù hợp với cách tiếp cận của Liên hợp quốc trong việc thực hiện quyền con người nhằm xây dựng, kết mối quan hệ đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng phát triển bền vững vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Trang 11

- 9 -

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Hoàng Lan Anh (2014), Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam 2 H.Thư (2019), “ Quan tâm hoàn thiện thể chế bảo vệ quyền con người, quyền công

dân”, Báo pháp luật

3 Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2018), Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam,

Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 16 Hàng Chuối – Hai Bà Trưng – Hà nội

4 PGS,TS Vũ Công Giao ThS Nguyễn Minh Tâm (2015), “Quyền công dân và cơ chế

bảo vệ quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013”, tạp chí Nghiên cứu pháp luật, 11(291)

5 Ths Nguyễn Duy Quốc (2014), “Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền cơ

bản của công dân”, tạp chí Nghiên cứu lập pháp,12 (268)

Ngày đăng: 29/08/2024, 22:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w