Nhờ tìm hiểu và tham khảo một số tài liệu, trong bài viết này tôi sẽ trình bày về nhà nước xã hội chủ nghĩa và các vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện na
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAMKHOA NGÔN NGỮ ANH
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦNMÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ TÀI 3: NHÀ NƯỚC XHCN VÀ VẤN ĐỀ XÂYDỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: VŨ ĐÌNH BIỂN MÃ SINH VIÊN: 1457010012
LỚP: TA 14 – 01 GV HƯỚNG DẪN: DƯƠNG THỊ NHẪN
Trang 2Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU 3
Chương I: Khái niệm và nội dung lí luận 4
1 Lịch sử hình thành 4
2 Nhà nước pháp quyền 5
3 Nhà nước pháp quyền XHCN 6
Chương II: Các vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN 8
1 Những thành tựu và hạn chế trong xây dựng nhà nước pháp quyền 8
2 Những yêu cầu trong giai đoạn mới 11
3 Đề xuất các giải pháp về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 12
4 Liên hệ bản thân 14
Chương III Kết luận 15
Các nguồn tham khảo :
1.Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2016.
2. Trần Đại Quang, “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”, www.nhandan.com.vn, 2017.
3. Trần Ngọc Đường, Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Tạp chí Tuyên giáo, ngày 2/1/2016, http://tuyengiao.vn/dua-nghi-quyet-cua-dang-vao-cuoc-song/xay-dung-va-hoan-thien-nha-nuoc-phap-quyen-xa-hoi-chu-nghia-83808.
4 Nguyễn Phú Trọng: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, số 966, tháng 5-2021
5 Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân (Tài liệu bồi
dưỡng thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp khối Đảng, đoàn thể năm 2011)
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Dưới sự tác động của công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam đã có những phát triển vượt bậc về mọi mặt Nền kinh tế đất nước đang được xây dựng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Số lượng đô thị ngày một gia tăng, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt Điều này kéo theo sự đòi hỏi về một tổ chức Nhà Nước hiện đại, mang tính dân chủ như một xu thế tất yếu – nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền từ xưa đến nay là vô cùng cần thiết, trước hết để duy trì, phát huy bản chất của Nhà nước Việt Nam Sau đó lànâng cao năng lực của hệ thống chính trị cả về lãnh đạo và quản lý, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, quan liêu Khi nhà nước pháp quyền XHCN được hình thành, pháp luật đã được mọi người tuân thủ hơn, tình trạng quan liêu, tham ô đã giảm hẳn
Ngoài ra xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam còn thúc đẩy nền kinh tế một cách mạnh mẽ, kèm theo cải cách xã hội Nhất là về kinh tế thị trường, tiến tới hội nhập kinh tế quốc tế Chỉ có nhà nước pháp quyền mới có đủ công bằng, đảm bảo phát triển đất nước, giữ được nền độc lập, hội nhập quốc tế một cách vững chắc Cũng nhờ đó mà nước ta có một hành lang pháp lý an toàn, bảo vệ cả mình, cả những đối tác quốc gia khác
Việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có thể coi là chủ trương dài hạn của Đảng và Nhà nước ta, lí luận và thực tiễn về đề tài này đã trở thành một đề tài quen thuộc Nhờ tìm hiểu và tham khảo một số tài liệu, trong bài viết này tôi sẽ trình bày về nhà nước xã hội chủ nghĩa và các vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
Trang 4Chương I: Khái niệm và nội dung lí luận1 Lịch sử hình thành
Trong lịch sử tư tưởng chính trị pháp lí của nhân loại, tư tưởng nhà nước pháp quyền đã hình thành từ thời cổ đại, thể hiện trong quan điểm của các nhà tư tưởng như Arixtốt (384-322 Tr.CN), Xôcrat (469-399 Tr.CN) Ngay từ thời cổ đại, khi con người bị đặt dưới sự cai trị tùy tiện, độc đoán của nhà cầm quyền thì cũng là lúc trong xã hội xuất hiện ý tưởng về một nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật, cai trị, quản lí xã hội bằng pháp luật, cả vua, quan cũng như dân chúng đều phải tôn trọng pháp luật, phục tùng pháp luật Sau hàng nghìn nămdưới những “đêm trường trung cổ”, từ thế kỉ XVIII, thế giới bước sang thời kì phục hưng, tư tưởng nhà nước pháp quyền tiếp tục được phát triển và hoàn thiện Vào thời kì này, tư tưởng đề cao vai trò của pháp luật trong đời sống nhà nước và xã hội luôn gắn liền với tư tưởng dân chủ, khẳng định quyền làm chủ của nhân dân, chống lại sự chuyên quyền, độc đoán của nhà cầm quyền, bảo đảm bảo vệ quyền con người Tư tưởng nhà nước pháp quyền thời kì này một mặt khẳng định vai trò của pháp luật, nhưng mặt khác nhấn mạnh tính chất của pháp luật, đòi hỏi pháp luật phải dân chủ, tiến bộ, phản ánh ý chí và nguyện vọng của nhân dân, phápluật phải phù họp với quyền tự nhiên của con người Từ xã hội hiện đại, tư tưởng về nhà nước pháp quyền đã và đang trở thành một mẫu hình nhà nước lí tưởng, một xu thế tất yếu cần hướng tới của các nhà nước dân chủ trên thế giới, một mô hình cho việc thiết kế và xây dựng nhà nước của các quốc gia đương đại Có thể
nói rằng cho đến nay, “sự phát triển của văn minh nhân loại phần lớn được quy định bởi sự phát triển của xã hội công dân và nhà nước pháp quyền”.
Trang 5Ở Việt Nam, quan niệm về nhà nước pháp quyền cũng khá phong phú Chẳng hạn,
có tác giả quan niệm rằng, nhà nước pháp quyền “là Nhà nước thừa nhận tẩt cảcác đạo luật và văn bản dưới luật do cơ quan lập pháp và Chính phủ (trong khuônkhổ thẩm quyền của nó) đặt ra, đỏ là Nhà nước bị hạn chế bằng pháp luật, Nhànước đứng trong pháp luật, chứ không phải Nhà nước đứng ngoài hoặc đứng trênpháp luật”?
Tác giả khác lại quan niệm rằng, “Nhà nước pháp quyền là tổ chức côngquyền trong hệ thống chỉnh trị của xã hội công dân được xây dựng trên nền tảngcác tư tưởng pháp lí tiến bộ của nhăn loại như công bằng, nhân đạo, dân chủ vàpháp chế, nhằm đảm bảo thực sự những giả trị xã hội được thừa nhận chung củanền văn minh thế giới - sự tôn trọng và bảo vệ các quyền và tự do của con người,sự ngự trị của pháp luật trong lĩnh vực hoạt động của Nhà nước, sự phân côngquyền lực (lập pháp, hành pháp, tư pháp) và chủ quyền nhân dân”
Từ những quan niệm nêu trên cũng như xuất phát từ biểu hiện của nhữngnhà nước pháp quyền trong thực tiễn, có thể khẳng định, nhà nước pháp quyềntrước hết phải là nhà nước theo đúng nghĩa của từ này - tổ chức đặc biệt của quyềnlực chính trị, tổ chức công quyền của xã hội Tuy nhiên, nhà nước pháp quyềnkhông phải là một kiểu nhà nước tương ứng với một hình thái kinh tế - xã hội theoquan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin Nhà nước pháp quyền là một nhà nước có
Trang 6cách thức tổ chức và hoạt động hoàn toàn khác các nhà nước độc tài, chuyên chế,nhà nước cai trị Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổpháp luật,
đó là hệ thống pháp luật mang tính dân chủ, phản ánh công lí, phù hợp với quyềntự nhiên của con người, hay nói cách khác, nhà nước pháp quyền chính là nhà nướccủa dân, do dân và vì dân Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trên cơsở chủ quyền nhân dân, có cơ chế phân công, kiểm soát quyền lực nhà nước nhằmbảo đảm, bảo vệ quyền con người, tự do cá nhân Nhà nước pháp quyền là công cụđể phục vụ xã hội, phục vụ con người, mang lại lợi ích cho công dân, bảo vệ tự docá nhân và công bằng xã hội Nhà nước cũng như các chủ thể khác trong xã hộiđều luôn tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh
3.Nhà nước pháp quyền XHCN
Ở Việt Nam, khái niệm “Nhà nước pháp quyền XHCN” lần đầu tiên được nêu ra tại Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (ngày 29/11/1991) và tiếp tục được khẳng định tại Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng năm 1994 cũng như trong các văn kiện khác của Đảng Tiếp theo là tại các Đại hội lần thứ X và XI của Đảng đã có bước phát triển về chất trong nhận thức về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta
Thể chế hoá quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của Đảng, theo Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định:
“1 Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân;
2 Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam do Nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức;
Trang 73 Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Xuất phát từ bản chất Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam cần được xây dựng trên cơ sở đáp ứng các nguyên tắc sau:
(1) Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp;
(2) Thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, mọi chủ thể trong xã hội đều phải tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật mà Hiến pháp là đạo luật tối cao, bộ luậtgốc mang tính nền tảng;
(3) Khẳng định và bảo vệ quyền con người, quyền công dân, tôn trọng sự bình đẳng của mọi cá nhân trong thụ hưởng và phát triển quyền, không có sự phân biệt đối xử, trước tiên và chủ yếu trong việc tham gia vào công tác quản lý nhà nước vàxã hội;
(4) Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; (5) Bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân Quyền và nghĩa vụ của côngdân được pháp luật thừa nhận, tôn trọng và bảo đảm thực hiện, thúc đẩy trong khuôn khổ luật pháp
Bản chất của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước đặt dưới sự điều chỉnh tối cao của pháp luật Do đó, pháp luật trong nhà nước pháp quyền phải bảo đảm tính công khai, minh bạch, khả thi và hiệu quả, bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật và bảo vệ quyền con người
Trang 8Chương II: Các vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN1 Những thành tựu và hạn chế trong xây dựng nhà nước pháp quyền
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng là một trong những nhiệm vụ có tính chiến lược trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội 2011 - 2020 Sự xác định mục tiêu xây dựng nhà nướcpháp quyền XHCN trong Báo cáo chính trị của Đại hội X không chỉ là khẳng định quyết tâm chính trị của Đảng ta trong việc đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế mà còn là sự đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp xây dựng nhà nước kiểu mới - một nhà nước của dân, do dân, vì dân Quá trình xây dựng, tăng cường nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở nước ta trong suốt mấy chục năm qua (đặc biệt trong những năm đổi mới) đã đưa lại nhiều kết quả tích cực, mang ý nghĩa lịch sử Chưa bao giờ đất nước có vị thế, uy tín, tiềm lực và cơ đồ to lớn như ngày nay
Nghị quyết Hội nghị lần thứ III khoá VIII của Ban Chấp hành Trung ương Đảng vàcác Văn kiện Đại hội Đảng khoá IX, X đã khẳng định công cuộc xây dựng và hoànthiện nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có những tiến bộ quan trọng:
- Đã từng bước phát triển hệ thống quan điểm, nguyên tắc cơ bản về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân Hiến pháp 1992 và nhiều Bộ luật, Luật, Pháp lệnh đã được ban hành, tạo khuôn khổ pháp lý để nhà nước quản lý bằng pháp luật trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng Đã có nhiều quyết định cải cách có ý nghĩa quan trọng trên lĩnh vực xây dựng nhà nước và pháp luật, làm cơ sở cho đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa tiếp tục được phát huy trên nhiều lĩnh vực Dân chủ về kinh tế ngày càng được mở rộng đã tác động tích cực đến việc giải phóng
Trang 9sức sản xuất, là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao đời sống nhân dân Dân chủ về chính trị có bước tiến quan trọng, thể hiện ở việc bầu các cơ quan dân cử, ở chất lượng sinh hoạt của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, tại các cuộc thảo luận của nhân dân tham gia ý kiến xây dựng các dự án luật, trong hoạt động của báo chí
- Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, trước hết là của cơ quan hành chính nhà nước, đã có một bước điều chỉnh theo yêu cầu của quá trình chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang quản lý nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
- Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước đã có bước đổi mới, vừa bảo đảm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, vừa phát huy trách nhiệm, tính chủ động của các cơ quan nhà nước
Tuy nhiên, thực tiễn tổ chức và hoạt động của nhà nước ta cũng đang bộc lộ nhiều yếu kém:
- Bộ máy nhà nước ta chưa thật trong sạch, vững mạnh; tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu còn nghiêm trọng, chưa được ngăn chặn; hiệu lực quản lý, điều hành chưa cao; kỷ cương xã hội còn bị buông lỏng, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, nhà nước ta
- Quản lý nhà nước chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ mới; chưa phát huy đầy đủ mặt tích cực và hạn chế được tính tự phát, tiêu cực của kinh tế thị trường Đất đai, vốn và tài sản nhà nước chưa được quản lý chặt chẽ, sử dụng lãng phí và thất thoát nghiêm trọng
- Tổ chức bộ máy nhà nước còn nặng nề, sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp còn
Trang 10có những điểm chưa rõ về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ, phân cấp trung ương- địa phương còn một số mặt chưa cụ thể (như về quản lý đầu tư, tài chính, tổ chức bộ máy, kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ ), làm cho tình trạng tập trung quan liêu cũng như phân tán, cục bộ chậm được khắc phục.
- Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước vẫn còn tình trạng buông lỏng và bao biện, chống chéo nên chưa phát huy tốt vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực điều hành của bộ máy nhà nước Có nhiều nguyên nhân gây nên những yếu kém của hệ thống chính trị, của bộ máy nhà nước, trong đó chủ yếu là:
- Việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong điều kiện chuyển đổi nền kinh tế là nhiệm vụ mới mẻ, hiểu biết của chúng ta còn ít, có nhiều việc phải vừa làm, vừa tìm tòi, rút kinh nghiệm
- Đảng chưa làm tốt việc lãnh đạo cụ thể hoá nghị quyết của Đảng về xây dựng nhà nước để có chủ trương kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh trong thực tiễn đổi mới, đặc biệt là những vấn đề nổi lên ngày càng bức xúc như tình trạng quan liêu, lãng phí, tham nhũng, thiếu trách nhiệm trong bộ máy nhà nước; thiếu những biện pháp tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương kiên quyết, hợp lý và đủ mạnh để tạo chuyển biến tích cực nhằm khắc phục những khuyết điểm, yếu kém
- Chưa kịp thời tổng kết thực tiễn và còn thiếu cơ sở khoa học khi quyết định một số chủ trương về sắp xếp điều chỉnh tổ chức bộ máy ở trung ương và địa phương nên khi thực hiện có vướng mắc, hiệu quả và tác dụng còn hạn chế
- Các cơ quan nhà nước chưa phát huy đầy đủ trách nhiệm trong việc quán triệt và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng; trong việc tự đổi mới, tự chỉnh đốn, bảo đảm sự trong sạch và nâng cao hiệu quả hoạt động ở từng cơ quan, đơn vị
Trang 11- Các đoàn thể quần chúng chưa chú trọng xây dựng các nội dung cụ thể, thiết thực và đổi mới phương thức hoạt động để tổ chức vận động nhân dân phát huy quyền làm chủ trong việc tham gia xây dựng chính quyền, giám sát hoạt động của cán bộ, công chức nhà nước và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, sống, làm việc theo hiến pháp, pháp luật
2 Những yêu cầu trong giai đoạn mới
Các nghị quyết của Đảng, nhất là nghị quyết của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương (khoá VII) đã nêu lên những quan điểm cơ bản và phương hướng tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cần tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện các nghị quyết định đó Để đápứng đòi hỏi ngày càng cao đối với việc xây dựng Nhà nước trong thời kỳ mới, trong các văn kiện của Đảng của các Đại hội VIII, IX, X, XI đã nhấn mạnh một số chủ trương, nhiệm vụ với các yêu cầu như tiếp tục phát huy tốt hơn và nhiều hơn quyền làm chủ của nhân dân qua các hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia xây dựng và bảo vệ Nhà nước, nhất là việc giám sát, kiểm tra của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước Bên cạnh đó, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; cán bộ, công chức nhà nước thật sự là công bộc, tận tuỵ phục vụ nhân dân Tiếp đến tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với Nhà nước; xây dựng và hoàn thiện nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng phù hợp với đặc điểm, tính chất của các cơ quan nhà nước ở từng cấp, chú trọng sự lãnh đạo của các tổ chức đảng đối với việc kiểmkê, kiểm soát trong quản lý kinh tế, tài chính Những yêu cầu trên quan hệ chặt chẽvới nhau, dựa trên nền tảng chung là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, thực hiện đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết dân tộc