=> trao đổi trò chuyện hỏi thăm nhau trong bữa cơm như chất keo kết dính tình cảm gia đình, thứ hai là bởi vìđặc thù của công việc làm nông thì phải đi từ sớm đến chiều tối, phải có sức
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
ĐỀ TÀI NHÓM VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN : ĂN
Nhóm sinh viên thực hiện
Phạm Hải Linh K224020237 K224021C
Huỳnh Thị Ngọc Giang K224020226 K224021C
Đoàn Hà Phương K224040581 K22404C
Lê Thị Hồng K224020230 K224021C
Nguyễn Đỗ Nhật Phi K224020246 K224021C
GVHD: cô Nguyễn Thị Tuyết Ngân
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 4 năm 2023
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Trường Đại học Kinh tế - Luật đã đưa bộ môn Văn hóa học đại cương vào chương trình giảng dạy Và đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Tuyết Ngân đã tạo điều kiện cho chúng em có cơ hội được tìm hiểu và thực hiện bài tiểu luận này, đây là một cơ hội vô cùng tuyệt vời để chúng em được mở mang thêm nhiều kiến thức, tạo một nền tảng mở đầu để có thể học tốt môn học Tuy nhiên, vì lượng kiến thức vẫn còn hạn chế, nên trong quá trình thực hiện bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi sai sót, chúng em rất mong nhận được những lời góp ý của cô để bài tiêu luận nhóm được hoàn thiện hơn.
Và cuối cùng, nhóm chúng em xin kính chúc cô thật nhiều niềm vui, sức khoẻ, thành công trong sự nghiệp trồng người
Trân trọng./.
Trang 3M6C L6C
I QUAN NIỆM ĂN UỐNG
1.1 Ăn cơm rất quan trọng 1,2,3 1.2 Dấu ấn nông nghiệp trong cơ cấu bữa ăn 3,4,5,6 1.3 Thực trạng hiện nay: Lãng phí thức ăn 7 1.4 Giải pháp ………8
II NÉT ĐẶC TRƯNG TRONG VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM
2.1 Đặc trưng ẩm thực Việt Nam … 8,9,10 2.2 Đặc trưng ẩm thực theo từng miền 10,11,12 2.3 Ẩm thực thể hiện văn hóa tinh thần của người Việt ……… ……13
Trang 4I QUAN NIỆM ĂN UỐNG
- Ăn cơm rất quan trọng “ trời đánh còn tránh miếng ăn”.
Tại sao bữa cơm gia đình thì quan trọng? => trao đổi trò chuyện hỏi thăm nhau trong bữa cơm như chất keo kết dính tình cảm gia đình, thứ hai là bởi vì đặc thù của công việc làm nông thì phải đi từ sớm đến chiều tối, phải có sức khỏe để phục vụ cho công việc đồng ăn một nắng hai sương này
Hình ảnh bữa cơm gia đình truyền thống
- Người làm nông nghiệp rất trọng lúa gạo: Lúa gạo tượng trưng cho nền
văn minh lúa nước không chỉ của Việt Nam nói riêng mà của cả Đông Nam
Á nói chung Cây lúa là biểu tượng của sự no ấm, đủ đầy Chính điều này đã tạo nên một nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của Việt Nam với những món ăn ý nghĩa như bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh giầy tượng trưng cho trời Cùng với đó là văn hóa cộng đồng, làng xã Việt Nam và còn tồn tại cho đến ngày nay Ngoài ra, cho đến ngày nay, cây lúa nước vẫn có một vai trò và vị trí đặc biệt trong sự phát triển của nền kinh tế và đời sống của người nông dân Việt Nam Trong tương lai, cho dù công nghiệp có phát triển thì vẫn không có loại lương thực chính nào có thể thay thế được lúa gạo Cây lúa sẽ
Trang 5mãi là người bạn thân thiết gắn bó với đời sống của người nông dân Việt Nam nói riêng và người dân Việt Nam nói chung
- Bữa cơm gia đình: Ngày nay, bữa cơm gia đình không chỉ để cung cấp năng
lượng cho cơ thể, mà còn là thời gian gắn kết các thành viên trong gia đình lại với nhau Cùng nhau ăn chung một bữa cơm, cùng trò chuyện vui vẻ để giải tỏa áp lực hàng ngày
- “ Có thực mới vực được đạo” Cần phải được ăn uống đầy đủ có sức khỏe trước đã, rồi mới đi theo Đạo được Đời sống vật chất được đáp ứng thì chúng ta mới hướng tới đời sống tâm linh
- Thời gian ăn uống cũng ví với công việc đồng áng : làm việc gì nhanh thì
trong khoảng giập bã trầu, lâu hơn một chút là chín nồi cơm, còn kéo dài tới
hằng năm thì là hai mùa lúa …
Coi trọng việc ăn uống, mọi hành động người Việt Nam đều lấy ăn làm đầu: ăn uống, ăn ở, ăn mặc, ăn nói, ăn chơi, ăn học, ăn tiêu, ăn ngủ, ăn nằm, ăn cắp, ăn trộm,
Coi ăn uống là văn hóa, chính xác hơn, đó là văn hóa vận dụng môi trường tự nhiên, thể hiện nghệ thuật sống và phẩm giá con người.
- Ăn, uống là điều kiện vật chất đầu tiên để con người tồn tại và phát triển, ăn uống là một phần tất yếu và không thể thiếu trong cuộc sống của con người, tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây chính là cách con người ăn như thế nào, ăn cái gì, uống cái gì… điều đó sẽ trở thành một nét văn hóa riêng của mỗi người
- Ăn uống là văn hóa vận dụng môi trường tự nhiên Cách ứng xử tôn trọng thiên nhiên, thuận theo thiên nhiên của người Việt được thể hiện sâu sắc nhất, đầy đủ nhất trong nếp ăn, đó là việc tận dụng triệt để những sản vật vốn
có của thiên nhiên và đảm bảo sự cân bằng âm dương và hòa nhập với tự nhiên Người Việt Nam có thói quen ăn uống giản dị và tận dụng những sản phẩm sẵn có của tự nhiên hoặc do con người tạo ra từ môi trường xung quanh như vườn cây, ao cá, hay từ việc chăn nuôi Những món ăn gắn bó với cuộc sống của con người rất đơn giản nhưng nuôi dưỡng bao thế hệ người Việt Nam, khiến họ gắn bó và luôn nhớ về Với truyền thống văn hóa nông nghiệp lúa nước nên cơ cấu bữa ăn thiên về thực vật, bao gồm cơm, rau, cá, thịt… đó là những món ăn đơn giản nhưng thân thuộc, gần gũi, rất bình dị nhưng mãi là những món ăn thể hiện nét văn hóa Việt Tất cả những món ăn dân dã đều do tự nhiên cung cấp, thể hiện sự gắn bó chan hòa giữa con người
và tự nhiên, nhưng con người không chỉ sử dụng những cái có sẵn trong tự
Trang 6nhiên mà còn phải có trách nhiệm nuôi trồng để duy trì và phát triển sự đa dạng với tự nhiên, phục vụ cho sự phát triển bền vững của con người Câu hỏi : Việt Nam nước ta thuộc nền văn minh nào ?
Văn hóa ăn uống của nước ta chịu sự chi phối của nền văn minh lúa nước
2 Dấu ấn nông nghiệp trong cơ cấu bữa ăn:
2.1
Đồ ăn truyền thống của người Việt Nam
Vốn là đất nước mang dấu ấn truyền thống văn hóa nền nông nghiệp lúa nước
nên cơ cấu bữa ăn thiên về thực vật, trong đó lúa gạo là thành phần cơ bản và là
thức ăn thiết yếu trong cơ cấu bữa ăn của người Việt Nam
Hình ảnh người Việt Nam đang cấy lúa
2.1.1 Thành ngữ Việt có câu “ Người sống về gạo, cá bạo về nước”, cũng thể hiện được phần nào tầm quan trọng của lúa gạo trong đời sống con người, chúng ta có thể hiểu đơn giản thành ngữ này có nghĩa “ám chỉ việc con người sống nhờ thóc gạo, thóc gạo càng nhiều càng nói người đó càng giàu có cũng như cá sống nhờ nước, cũng như nước sạch có nguồn tài nguyên tốt thì cá mới sống khỏe và chóng lớn
Vì vậy, mà cơm là phần không thể thiếu trong bữa ăn Đến nay việc này có thể thay đổi chút ít, nhưng nhìn chung người Việt chỉ có ăn cơm mới thấy no Ăn cơm và tiêu hóa những chất có trong cơm đã thành quy ước trong gen, đến mức người ta sẽ đói nếu vài ngày không ăn cơm, không có gì thay thế được cơm, dù có ăn các thứ khác cũng không đầy đủ năng lượng cho cơ thể Do đó mà dân gian người ta thường
gọi “Cơm tẻ là mẹ ruột”.
Trang 72.2 Bữa ăn thiên về thực vật sau lúa gạo là đến rau quả , nằm ở một trong những
trung tâm trồng trọt, Việt Nam có một danh mục rau quả mùa nào thức nấy, đa dạng
và phong phú Do đó, nói đến rau trong bữa ăn không thể không nhắc đến hai món đặc thù là rau muống và dưa cà
“Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.”
Ngoài ra còn có các loại gia vị như: hành, gừng, tỏi, ớt, tiêu, rau mùi, rau răm, hẹ… được sử dụng để tăng tính đậm đà cho mỗi món ăn
2.3 Đứng thứ 3 trong cơ cấu ăn và đứng hàng đầu thức ăn động vật của người Việt
là các loại thủy sản, cụ thể là cá bởi nước ta vốn là nước có vị trí địa lý thuận lợi, được thiên nhiên ưu đãi có đường bờ biển trải dài khắp nước, nhiều sông ngòi và kênh rạch
Từ các loại thủy sản người Việt có thể chế ra nhiều loại nước chấm đặc biệt như các loại nước mắm – một linh hồn không thể thiếu trong mỗi bữa ăn Việt Nam giúp hài hòa vị và món ăn trở nên ngon hơn
Trang 82.1.4 Ở vị trí cuối cùng trong cơ cấu bữa ăn người Việt là thịt, phổ biến như thịt
gà,lợn,trâu, bò,… đặc sản bình dân như thịt chó và các sơn hào hải vị khác như: gân
hổ, yến xào,…
2.2 Đồ uống truyền thống của người Việt Nam:
Đồ uống truyền thống của người Việt Nam thì có trầu, cau, thuốc lào, rượu gạo, nước chè, nước vối,…… là những sản phẩm cổ truyền của nghề trồng trọt Đông Nam Á
2.2.1 Ăn trầu cau là phong tục lâu đời, miếng trầu gồm một miếng cau, một lá trầu
quệt vôi, phụ thêm một miếng vỏ cây chát Từ xưa, ăn trầu cau được biết đến với tác dụng trừ sơn lam chướng khí, chống hôi miệng, sâu răng hay là chữa bệnh nấc cho trẻ nhỏ, chữa các mụn làm mủ sưng tẩy Tục ăn trầu tiềm ẩn triết lý về sự tổng hợp của trời – đất, âm – dương, biểu tượng cho sự trung gian hòa hợp
Hình ảnh phụ nữ Việt Nam đang ăn trầu
2.2.2 Thuốc lào cũng được biết đến như một sự tổng hợp biện chứng của Âm –
Dương, thủy hỏa lửa (hỏa) đốt thuốc ở trên được rít, kéo xuống gặp nước (thủy) ở dưới; khói thuốc (dương) đi qua nước (âm) mà tạo nên tiếng kêu và đến miệng người hút, thấm vào từng tế bào cơ thể con người Vì lẽ đó, thuốc lào và điếu hút thuốc trở thành một biểu tượng của đam mê tột độ - trai gái yêu nhau Ca dao ta
cũng có câu: “Nhớ ai như nhớ thuốc lào, Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên.”
Trang 92.2.3 Rượu Việt Nam chủ yếu làm từ gạo nếp thường được mọi người dùng để thờ
cúng ông bà tổ tiên vào các dịp đặc biệt hay rượu ngâm thuốc để chữa các bệnh liên quan đến vấn đề xương khớp
2.2.4 Cây chè và tục uống chè có nguồn gốc từ vùng Nam Trung Hoa và Bắc Đông
Dương Ban đầu, khi mới phát hiện ra chè, người ta dùng nó như một thứ thảo dược, nghiền lá chè thành bột để uống, cuối cùng mới là cách uống trà như ngày nay
Trang 10Người ta thường ướp chè với các loại hoa như hoa sen, hoa nhài, hoa ngâu, hoa cúc… tạo nên hương vị đặc trưng cho chè, đồng thời cũng thể hiện sự tinh tế trong nghệ thuật
ẩm thực của người Việt
3 Thực trạng hiện nay: Lãng phí thức ăn:
? Hình ảnh trên gợi lên cho bạn suy nghĩ gì ????
Lãng phí thức ăn
Xã hội phát triển, đời sống con người ngày càng nâng cao, được ăn ngon mặc đẹp.
tuy nhiên cũng chính vì vậy mà ngày nay trong nhiều gia đình, thức ăn thừa rất nhiều gây lãng phí và ô nhiễm môi trường Hằng ngày ở bất kỳ đâu chúng ta cũng
có thể bắt gặp hình ảnh thức ăn thừa bị vứt bỏ la liệt khắp trên đường phố… thức ăn thừa không chỉ gây lãng phí mà còn làm ô nhiễm môi trường, và hơn nữa còn thể hiện sự thiếu công bằng đối với con người và tự nhiên, thiếu trân trọng tự nhiên, là cách ứng xử thiếu văn hóa đối với môi trường tự nhiên Thiên nhiên đã
ưu ái ban tặng cho con người bao của ngon vật lạ, thiên nhiên đã cung cấp thức ăn cho con người để duy trì sự tồn tại và phát triển Thức ăn là thành quả của một quá
trình lao động vất vả, nên việc lãng phí thức ăn là một hành động không biết trân trọng và nâng niu thành quả lao động và tài nguyên mà thiên nhiên ban tặng.
Hơn nữa, hằng ngày bên cạnh những người giàu thừa thãi thức ăn phải đổ đi thì có không ít những người nghèo không có cái gì để ăn thậm chí chết vì đói Với tinh thần lá lành đùm lá rách, nhiều người đã chia sẻ với cộng đồng theo tinh thần tương thân tương ái, “ một miếng khi đói bằng một gói khi no” thì xã hội sẽ bớt đi những người mảnh đời cơ cực
Trang 114 Giải pháp
Lên kế hoạch cho các bữa ăn
Chuẩn bị trước đồ ăn
Đông lạnh hoặc tái sử dụng thức ăn thừa
Đi chợ từng ít một và thường xuyên
Hạn chế ăn thịt và thay thế thịt bằng thực vật
II Nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Văn hóa ẩm thực là nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống Qua ẩm thực, người ta có thể hiểu được nét văn hóa thể hiện phẩm giá con người, trình độ văn hóa của dân tộc với những đạo lý, phép tắc, phong tục trong cách ăn uống… Và đối đối với một quốc gia có chiều sâu về sự đa dạng ẩm thực như Việt Nam, ẩm thực không chỉ là những món ăn, công thức chế biến mà đây là một nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống, mà chúng còn được biết đến với những nét đặc trưng như: tính hòa đồng, đa dạng, ít mỡ; đậm đà hương vị với sự kết hợp nhuần nhuyễn nhiều loại nguyên liệu và gia vị khác nhau nhằm giúp tăng mùi vị, sức hấp dẫn trong từng món ăn
Cùng với chiều dài lịch sử lâu đời và vị trí đia lý khác biệt, mỗi một vùng đất trên đất nước đều mang những món ăn đặc trưng, những đặc sản riêng biệt không thể hòa lẫn, tạo nên nét đặc trưng rõ nét trong nền văn hóa ẩm thực Việt
1. Đặc trưng ẩm thực Việt Nam
Việt Nam là một nước nông nghiệp thuộc về xứ nóng, vùng nhiệt đới gió mùa Ngoài ra, lãnh thổ Việt Nam được chia ra ba miền rõ rệt là Bắc, Trung, Nam, cùng với đó là 54 dân tộc anh em Chính các đặc điểm về địa lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu
đã quy định những đặc điểm riêng của ẩm thực từng vùng – miền Nước ta là nền văn hóa sử dụng rất nhiều loại rau cho bữa ăn với nhiều cách chế biến khác nhau (luộc, xào, ăn sống,…); nhiều loại nước canh đặc biệt là canh chua, canh rau,… Trong khi đó, số lượng các món ăn có dinh dưỡng từ các loài động vật thường được người Việt tiêu thụ ít hơn như thịt lợn, bò, gà,…Ngoài ra, các loại thịt ít thông dụng hơn thường coi là đặc sản ở các vùng và chỉ được sử dụng trong những dịp lễ, tiệc liên hoan như thịt rùa, thịt dê và thịt chó Người Việt cũng có những món ăn chay theo đạo Phật
Ẩm thực Việt Nam có sự khác biệt với các nền văn hóa ẩm thực trên thế giới: món
ăn Trung Hoa ăn bổ dưỡng, món ăn Việt ăn ngon miệng, món ăn Nhật nhìn thích mắt Theo ý kiến của Tiến sĩ sử học Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, ẩm thực Việt Nam
có 9 đặc trưng sau:
1.1 Tính hòa đồng hay đa dạng
Trang 12Bắt đầu từ tính cách dễ dàng tiếp thu các tinh hoa văn hóa ẩm thực của các dân tộc khác của người Việt, từ đó chế biến thành của riêng mình
1.2 Tính đậm đà hương vị
Khi chế biến thức ăn, người Việt thường có xu hướng dù các loại gia vị khác nhau như nước mắm, dầu hào,…để tăng thêm hương vị đậm đà cho món ăn Ngoài ra, mỗi món khác nhau đều có các nước chấm phù hợp với hương vị
1.3 Tính tổng hòa nhiều chất, nhiều vị
Các món ăn của người Việt thường bao gồm rất nhiều loại thực phẩm từ thịt như tôm, cua, bò cùng với các loại rau, đậu, gạo Bên cạnh đó còn là sự kết hợp khéo léo của nhiều hương vị chua, cay, mặn, ngọt, bùi béo,…khác nhau, góp phần làm các món ăn thêm đậm đà hương vị
1.4 Tính ngon và lành
Món ăn Việt có tính cân bằng âm dương rất thú vị Những thực phẩm mát như thịt lợn, ốc, vịt thường được chế biến với các gia vị ấm nóng như gừng, rau răm,…Đó là
sự sự kết hợp giữa các món, các vị lại với nhau để tạo ra nét đặc trưng riêng cho từng vùng miền
1.5 Tính ít mỡ
Các món ăn Việt Nam chủ yếu được làm từ các loại rau, củ quả nên ít mỡ (ít các món ăn ngập dầu), không dung nhiều mỡ như các món ăn Trung Hoa, cũng không dung quá nhiều thịt như các món ăn Phương Tây
1.6 Dùng đũa
Giống một vài nước châu Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, thì việc sử dụng đũa là một nét đặc trưng rất thú vị của ẩm thực Việt Người Việt có thể sử dụng đũa trong hầu hết các món ăn, từ kho, xào, chiên, hay thậm chí là cả canh Đôi đũa Việt có mặt trong hầu hết mọi bữa cơm gia đình, ngay cả khi quay nướng, người Việt cũng rất ít dùng nĩa, thìa để xiên thức ăn như người phương Tây Kèm với đó thì gắp là một nghệ thuật, gắp sao cho khéo, cho chặt đừng để rơi thức ăn…
Trang 13Hình ảnh thói quen dùng đũa của người Việt
1.7 Tính cộng đồng hay tính tập thể
Tính cộng đồng thể hiện rất rõ trong ẩm thực Việt Nam, bao giờ trong bữa cơm cũng có bát nước mắm hay bát canh dung chung, hoặc múc riêng ra từng bát nhỏ từ bát chung ấy
1.8 Tính hiếu khách
Trước mỗi bữa ăn người Việt thường có thói quen mời những thành viên trong bàn
ăn Lời mời thể hiện sự giao thiệp, tình cảm, hiếu khách, mối quan tâm trân trọng người khác Đó cũng là một cách ứng xử được coi trọng của người Việt Nam
1.9 Tính dọn thành mâm
Người Việt có thói quen dọn các món ăn sẵn thành mâm, dọn nhiều món ăn trong một bữa lên cùng một lúc rồi cùng nhau dung bữa, không như phương Tây, ăn món nào mới mang món đó ra
2. Đặc điểm ẩm thực theo từng miền
2.1 Miền Bắc
Ẩm thực miền Bắc đặc trưng với khẩu vị mặn mà, đậm đà, nhưng thường không đậm các vị cay, béo, ngọt như các vùng khác, vì người Bắc chủ yếu sử dụng nước mắm loãng, mắm tôm Bên cạnh đó, họ sử dụng nhiều món rau và các loại thủy sản nước ngọt dễ tìm như tôm, cua, cá, trai, hến Nhìn chung, do truyền thống xa xưa,
vì miền Bắc có nền nông nghiệp nghèo nàn, ẩm thực ở đây trước kia ít thịnh hành các món ăn với nguyên liệu chính là thịt, cá Nhiều người đánh giá rất cao ẩm thực
Hà Nội một thời, họ cho rằng nó chính là đại diện tiêu biểu nhất của tinh hoa ẩm thực miền Bắc Việt Nam với những món phở, bún thang, bún chả, các món quà như cốm Vòng, bánh cuốn Thanh Trì cùng với những loại gia vị đặc sắc như tinh dầu
cà cuống, rau húng Láng
Hình ảnh bữa cơm ngày Tết của người miền Bắc trong mâm cổ
2.2 Miền Trung