1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Môn Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam Chương 5 Văn Hóa Ứng Xử Với Môi Trường Tự Nhiên Bài 3 Ứng Phó Với Môi Trường Tự Nhiên Ở Và Đi Lại.pdf

11 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng Phó Với Môi Trường Tự Nhiên: Ở Và Đi Lại
Tác giả Phạm Thị Phương Trâm, Phạm Nguyễn Nhã Trâm, Lê Trần Bảo Uyên, Nguyễn Thị Kiều Vy
Người hướng dẫn Nguyễn Thanh Phong
Trường học ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
Thể loại Bài giảng
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 8,84 MB

Nội dung

CHƯƠNG 5: VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊNBÀI 3: ỨNG PHÓ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN: Ở VÀ ĐI LẠI 3.1/ỨNG PHÓ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ ĐI LẠI Ở Việt Nam cổ truyền, do bản chất nông

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN _

MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

CHƯƠNG 5: VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

BÀI 3: ỨNG PHÓ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN: Ở VÀ ĐI LẠI

Giảng viên: Nguyễn Thanh Phong

Lớp: 2310DAI012L01

Thành viên:

Phạm Thị Phương Trâm 2256110178

Phạm Nguyễn Nhã Trâm 2256110177

Lê Trần Bảo Uyên 2256110184

Nguyễn Thị Kiều Vy 2256100076

Trang 2

CHƯƠNG 5: VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

BÀI 3: ỨNG PHÓ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN: Ở VÀ ĐI LẠI

3.1/ỨNG PHÓ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ ĐI LẠI

Ở Việt Nam cổ truyền, do bản chất nông nghiệp sống định cư nên ít có nhu cầu di chuyển vì suốt ngày dành thời gian ngoài ruộng đồng, không có thời

gian để đi đây đi đó Hoạt động đi lại chủ yếu là đi gần - từ nhà ra đồng, từ

nhà lên nương; mà ruộng nước và nương rẫy là nơi không thể đưa xe tới được

nên họ dùng sức người hoặc gia súc để vận chuyển là chính

Vì ít có nhu cầu đi lại như vậy, nên giao thông đường bộ ở Việt Nam thời xưa rất kém phát triển Điển hình là đến thế kỷ XIX mới chỉ có những con

đường nhỏ, phương tiện chủ yếu là bằng đôi chân

Trang 3

Còn quan lại đi bằng cáng, kiệu

*kiệu

*cáng

Một người phương Tây thể kỷ XVIII mô tả tình hình giao thông ở Việt Nam là: “ Xứ này không có đường cái lớn, lại chằng chịt ruộng đồng Muốn đến Huế cũng như bất cứ nơi nào đều phải đi bằng đường biển hay đường sông.”

*Thương cảng Hội An

“Không phải ngẫu nhiên mà phần lớn đô thị Việt Nam trong lịch sử đều là những cảng sông cảng biển” Tại sao vậy ?

Trang 4

Trong khi ở Trung Hoa, sự sang trọng của tầng lớp quyền quý, quý tộc được thể hiện qua các cỗ xe tam mã, tứ mã thì ở phương Nam sông nước, thuyền rồng là biểu tượng của quyền uy

Phương tiện giao thông và chuyên chở trên sông nước ở Việt Nam hết sức phong phú: thuyền, ghe, xuồng, bè, mảng, phà, tầu (tàu),

Thuyền, ghe có rất nhiều loại, chúng được xem là có linh hồn như con

người Việt Nam có tục vẽ mắt thuyền người ta tin rằng con mắt ấy sẽ

giúp cho thuyền tránh khỏi bị thủy quái làm hại; giúp cho ngư phủ tìm được nơi nhiều có,…

Qua đó, ta có thể thấy được hình ảnh các con thuyền, con ghe thường gắn liền với văn hóa Việt Nam thời xưa, chúng luôn xuất hiện trong thơ ca

của người Việt như: “Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo”, “Chết trong

còn hơn sống đục”, “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”, “Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện”,“Đàn ông vượt biển có đôi - Đàn

bà vượt biển mồ côi một mình”, “Sông sâu còn có kẻ dò - Lòng người nham hiểm ai đo cho tường”.

Trang 5

Bên cạnh đó, ngành đóng thuyền tàu trong lịch sử nước ta cũng từ đó mà phát triển, từ thời Đông Sơn, tổ tiên ta đã đóng những con thuyền vói hình dạng đa dạng, sức chở lớn có thể lênn tới 600-700 người Thời Lê, thuyền hạng nặng thường dài khoảng 26-30m, rộng từ 3,6-5m, có từ

34-50 mái chèo, trọng tài khoảng 35-34-50 tấn, Năm 1820, đại tá hải quân Mỹ

là White đã phải thốt lên: “Người Việt Nam quả là những nhà đóng tàu thành thạo.”

Chính vì giao thông đường thủy phát triển nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến giao thông đường bộ, gây khó khăn trong việc đi lại Có lẽ

chính vì vậy mà Việt Nam là một trong những nước biết làm cầu di động bằng tre gỗ ( cầu phao) hoặc thuyền ghép lại ( cầu thuyền ) sớm nhất thế giới

Trang 6

Ứng phó với thời tiết, khí hậu: Nhà cửa, kiến trúc

Có câu: “ An cư lạc nghiệp”, đúng như vậy có chỗ ở tốt thì mới có nghề nghiệp tốt Đối với người nông nghiệp, NGÔI NHÀ là tổ ấm để đối phó với thời tiết, khí hậu như nắng mưa, gió bão - là một trong những yếu tố quan trọng nhất đảm bảo cho họ một cuộc sống định cư ổn định

Vậy ngôi nhà của Người Việt Nam có những đặc điểm gì ?

1 Do khu vực cư trú là vùng sông nước cho nên ngôi nhà của người Việt Nam gắn liền với môi trường sông nước

Những người sống bằng nghề sông nước ( chài lưới, chở đò, ) thường lấy ngay thuyền, bè làm nhà ở: đó là các nhà thuyền, nhà bè; nhiều gia đình quần tụ lên các xóm chài, làng chài vì vậy mà phần lớn sông ngòi đầy thuyền, những thuyền đó thay cho nhà cửa của họ Thuyền rất sạch sẽ, ngay cả khi họ nuôi gia súc ở trong đó

Nhiều người tuy không sống bằng nghề sông nước nhưng họ cũng làm nhà sàn trên mặt nước, để ứng phó với ngập lụt quanh năm Nhà sàn là kiểu nhà rất

phổ biến ở VN từ thời Đông Sơn, nó thích hợp cho cả miền sông nước lẫn miền núi Nó không chỉ có tác dụng ứng phó với.

 môi trường sông nước ngập lụt quanh năm

 thời tiết mưa nhiều dây lũ rừng ở miền cao và ngập lụt định kỳ ở vùng thấp

 khí hậu nhiệt đới có độ ẩm cao

hạn chế và ngăn cản côn trùng, thú dữ

Trang 7

Ngày nay, ở những vùng hay ngập nước như đồng bằng sông Cửu Long vẫn duy trì kiến trúc nhà sàn

Một số dạng kiến trúc gắn liền với văn hóa sông nước là chiếc mái cong

phỏng hình thuyền Nhà rộng, nhà mồ Tây Nguyên đến giờ vẫn làm mái

cong Tháp Chàm cũng có loại mái cong Nhưng ngoài ý nghĩa là hình ảnh

con thuyền, không có tác dụng thực tế gì nên về sau mái nhà bình dân thường làm thẳng cho giản tiện, chỉ có những công trình kiến trúc lớn mới làm mái cong cầu kì

2 Để ứng phó với môi trường tự nhiên, tiêu chuẩn ngôi nhà Việt Nam về mặt cấu trúc là nhà cao cửa rộng

Cái “ cao” của ngôi nhà VN bao gồm hai yêu cầu: sàn/nền cao so với mặt đất, có tác dụng ứng phó với lụt lội, ẩm ướt, côn trùng, và mái cao so với sàn/nền nhằm tạo ra khoảng không gian rộng, thoáng mát

để ứng phó với nắng nóng Mái cao có độ dốc lớn để ứng phó với lượng

mưa nhiều, khiến cho nước thoát nhanh, tránh dột, tránh hư mục mái nhà

Cửa không cao là vì để tránh nắng chiếu và tránh mưa hắt, bên cạnh

đó “rộng” để đón gió mát và tránh cái nóng oi của nắng Nhưng đồng

thời, tránh phải đón gió độc, gió mạnh vào nhà vì vậy mà nhân dân có kinh nghiệm không bao giờ xây cổng và cửa thẳng hàng ( cổng nhà thường lệch về phía bên trái ), tuyệt đối tránh không để con đường trước mặt đâm thẳng vào nhà Trường hợp bất khả kháng, phải có một tấm bình phong bằng cây xanh hoặc xây gạch để che chắn

Trang 8

3 Chọn hướng nhà, chọn đất Đó là cách tận dụng tối đa thế mạnh của môi trường tự nhiên để ứng phó với nó

Hướng nhà tiêu biểu là hướng nam Vì VN ở gần biển, trong khu vực

gió mùa, trong bốn hướng chỉ có hướng nam ( hoặc đông nam ) là tối ưu -vừa tránh được cái nóng của phía tây, cái bão từ phía đông, và gió lạnh từ miền bắc

 Truyền thống văn hóa nông nghiệp đã hình thành một nghề CHỌN ĐẤT

để làm nhà, đặt mộ, gọi là nghề phong thủy

 “ Phong” và “ thủy” là hai yếu tố quan trọng nhất, tạo thành vi khí hậu

cho một ngôi nhà Phong là gió, động hơn, thuộc dương; Thủy là

nước, tĩnh hơn, thuộc âm

 Theo Ngũ hành, các thế đất được phân thành 5 loại hình đất: hình thủy ( ngoằn ngoèo), hình hỏa ( nhọn), hình mộc (dài), hình kim (tròn), hình thổ ( vuông) các kinh độ khi xưa đều được chọn theo con mắt phong thủy như thành Thăng Long, thành Huế.

Ngọ Môn ( Cố Đô Huế)

Trang 9

Vị thế Kinh Thành Huế

Hoàng Thành Thăng Long

Vị thế Kinh Thành Thăng Long

Trang 10

 Ngoài ra, người Viêt rất quan tâm đến việc chọn hàng xóm, láng giềng và

vị trí giao thông thuận tiện khi thời kỳ kinh tế hàng hóa phát triển

4 Cách thức kiến trúc truyền thống nhà Việt Nam thời xưa rất động và linh hoạt

 Chất động,linh hoạt thể hiện ở lối kết cấu khung Cốt lõi của một ngôi nhà là một bộ khung chịu lực tạo nên bởi các bộ phận liên kết với nhau trong một không gian ba chiều:

Theo chiều đứng , trọng lực của ngôi nhà phân bố đều vào các cột

và dồn xuống các viên đá tảng kê chân cột

Theo chiều ngang , các cột được nối với nhau bằng các kẻ tạo nên

các kèo

Theo chiều dọc , các vì kèo được nối với nhau bằng các xà

 Tất cả các chi tiết của ngôi nhà được liên kết với nhau bằng mộng Có thể hiểu rằng mộng là một cặp ghép hình với phần lồi ra và một phần lõm vào Kỹ thuật ghép mộng được áp dụng cho mọi đồ mộc truyền thống, từ nhà đến giường tủ, bàn ghế, tạo nên sự liên kết rất chắc chắn lại còn

động và rất linh hoạt

5 Hình thức cấu trúc mang đặc điểm của truyền thống văn hóa dân tộc

Môi trường sông nước phản ánh qua cách làm nhà sàn với vách nghiêng

và mái cong.

 Truyền thống thờ cúng tổ tiên và hiếu khách cho nên ngôi nhà VN dành

ưu tiên gian giữa cho hai mục đích này: phía trong là nơi đạt bàn thờ gia tiên, phía ngoài là bộ bàn ghế tiếp khách

Tuân thủ theo nguyên tắc coi trọng số lẻ trong văn hóa nông nghiệp

như cổng tam quan, bậc tam cấp, ba gian, năm gian, lối tam tòa, thành Cổ Loa, thành Huế có kiến trúc ba vòng, … Ở nhà cho người chết ( nhà mồ các dân tộc VIỆT BẮC, Tây Nguyên, thì làm cầu thang có số bậc chẵn, vì chẵn là số âm ( âm = tĩnh, chết)

Trang 11

KẾT LUẬN:

Nhìn chung, chỉ trong một việc ở, ta cũng thấy nguyên

lí âm-dương và ý muốn hướng tới một cuộc sống hài hòa chi phối con người Việt Nam một cách trọn vẹn: vị trí nhà, hướng nhà, các liên kết theo cấu trúc ghép mộng âm-dương, hình thức kiến trúc coi trong số lẻ cũng đều là những việc từ triết lý âm-dương mà ra cả

Ngày đăng: 21/08/2024, 17:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w