1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ket cau tho tru tinh

174 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kết cấu thơ trữ tình từ góc nhìn của thi pháp học lịch sử
Tác giả Phan Huy Dũng
Chuyên ngành Thi pháp học
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 1999
Định dạng
Số trang 174
Dung lượng 916 KB

Nội dung

Thơ trữ tình là một "loại hình" thơ mà tuyệt đại bộ phận là những tác phẩm có dung lượng nhỏ, những bài có số câu không nhiều lắm mà các yếu tố cấu tạo của nó được tổ chức một cách chặt

Trang 1

PHAN HUY DŨNG

KẾT CẤU THƠ TRỮ TÌNH TỪ GÓC NHÌN

CỦA THI PHÁP HỌC LỊCH SỬ

1999

Trang 2

Chương 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ SỞ CỦA NGHIÊN CỨU

KẾT CẤU THƠ TRỮ TÌNH

[Trích Chương 1 Luận án tiến sĩ Kết cấu thơ trữ tình (nhìn từ góc độ loại hình)]

1.1 Khái niệm kết cấu tác phẩm văn học

Khái niệm kết cấu tác phẩm văn học là một khái niệm cơ bản của nghiên cứuvăn học nói chung và của lý luận văn học nói riêng Nó phản ánh quy luật chỉnh thể củatác phẩm - đơn vị trung tâm của đời sống văn học và là đối tượng nghiên cứu hoặc trựctiếp hoặc gián tiếp của các bộ môn thuộc khoa nghiên cứu văn học

Từ điển bách khoa văn học của Viện hàn lâm khoa học Liên Xô, xuất bản năm

1987 viết: "Kết cấu (từ tiếng Latinh compositio có nghĩa là sự sắp xếp, sự liên kết), là

sự xếp đặt và phân bố các yếu tố của hình thức tác phẩm nghệ thuật, nói đúng hơn, là sự

tổ chức tác phẩm trong một nội dung và thể loại xác định ( ) Kết cấu cố kết các yếu tốhình thức và chi phối ý nghĩa của chúng Các quy tắc kết cấu - đó là tổng số những trithức mỹ học phản ánh những mối liên hệ bên trong của thực tại Kết cấu có một nộidung ý nghĩa tự thân Các phương thức và phương tiện kết cấu làm cải biến và đào sâu ýnghĩa của sự mô tả ( ) Kết cấu đưa lại cho tác phẩm sự hoàn chỉnh, nhất quán và "sựhoàn mỹ của cái trật tự" (Horacius)"1 Trong đoạn giới thuyết trên, có thể thấy rõ cácvấn đề như những thành tố tham gia vào kết cấu, chức năng và vai trò của kết cấu, cácquy tắc kết cấu đã được đồng thời đề cập

Để đi tới một nhận thức đầy đủ về kết cấu tác phẩm văn học, chúng tôi nghĩ ngoài

những điều đã được các sách trên nói tới, vẫn cần phải lưu ý thêm vấn đề loại hình kết cấu Trong các loại hình văn học khác nhau, việc tổ chức tác phẩm được thực hiện theo

những cách, những nguyên tắc khác nhau Nói cách khác, vấn đề kết cấu tuy phải xét trênđơn vị tác phẩm nhưng nó không đơn giản chỉ là vấn đề của riêng tác phẩm, vấn đề củathể loại mà còn là vấn đề của những loại hình sáng tác xuất hiện kế tiếp nhau trong lịch

sử Nếu không có ý thức rõ về điều vừa nói, nhiều khi đi vào nghiên cứu, tìm hiểu kết cấucủa một tác phẩm cụ thể nào đó, ta sẽ không chỉ ra được những cách tân có thể có của nó

1 Từ điển bách khoa văn học, “Bách khoa toàn thư xô viết”, M., 1987, tr.164 (tiếng Nga)

Trang 3

trên phương diện này, mà những cách tân như thế đôi khi có ý nghĩa báo hiệu cả một thờiđại văn học mới.

Khi tiến hành xác định khái niệm kết cấu tác phẩm văn học, thì theo một logic tựnhiên, ta phải chú ý phân biệt khái niệm này với một số khái niệm gần gũi, tương liênnhư bố cục, cấu trúc - những khái niệm đôi khi đã được dùng để thay thế cho khái niệmkết cấu và ngược lại

Bố cục thực ra chỉ là một biểu hiện của kết cấu trên bề mặt của tác phẩm Ta có

thể dễ dàng nhận ra bố cục của tác phẩm căn cứ vào sự phân chia chương, đoạn, phần,

sự phân chia các khổ (đối với bài thơ) của tác giả Sự phân chia đó thường được thểhiện bằng những dấu hiệu có thể nhận biết được bằng trực quan như số (chữ số La mãhoặc Ả rập), dấu hoa thị, những dòng để trống v.v

Cấu trúc (structure) là khái niệm hay bị đồng nhất với khái niệm kết cấu hơn cả.

Việc phân biệt hai khái niệm cấu trúc và kết cấu rất có ý nghĩa, rất cần thiết Khái niệmkết cấu rộng hơn khái niệm cấu trúc Cấu trúc chỉ là phần ổn định, bất biến, vững bền củamối quan hệ giữa các yếu tố tham gia vào tổ chức tác phẩm Việc đánh đồng kết cấu vớicấu trúc sẽ hạn chế khám phá của người nghiên cứu về tính nghệ thuật sinh động của hìnhthức tác phẩm, không cho phép ta cảm nhận được đầy đủ về tính toàn vẹn, đa dạng của

chức các yếu tố trên thành một chỉnh thể theo phương thức: dùng một chuỗi phươngtiện ngôn từ kế tiếp nhau theo thời gian làm sống dậy thế giới hình tượng trong mọi

chiều kích và thiết lập một trật tự nghệ thuật cho nó Cơ sở của kết cấu là những khả

năng to lớn, tiềm tàng của các phương tiện ngôn từ, là quy luật thể loại và ý đồ nghệ

thuật của nhà văn Mục đích của kết cấu là xây dựng nên một thế giới nghệ thuật bộc lộ

rõ cảm quan của nhà văn về đời sống, đồng thời vạch ra con đường giúp độc giả có thểtheo đó mà nhận ra ý nghĩa của thế giới nghệ thuật vừa được tạo nên và tự xác lập đượcmột cách nhìn đời mới theo gợi ý của tác giả Trong kết cấu của mỗi một tác phẩm văn

Trang 4

học cụ thể có hai mặt gắn bó với nhau và chuyển hoá lẫn nhau Mặt thứ nhất là tính độcđáo, không lặp lại của những mối quan hệ và liên kết giữa các yếu tố, bộc lộ tài năngsáng tạo của tác giả khi nhắm tới một mục tiêu nghệ thuật nhất định Mặt này sẽ tạo nêntính đơn nhất của tác phẩm văn học Mặt thứ hai là tính phổ biến của một kiểu tổ chứctác phẩm, phản ánh đặc trưng thể loại, loại hình và phẩm chất dân tộc, phẩm chất thờiđại của chính tác phẩm đó Chính sự tồn tại của mặt thứ hai này trong kết cấu cho phép

ta nói tới các vấn đề như kết cấu thể loại, kết cấu của một loại hình sáng tác.

Khái niệm kết cấu được xác định như trên sẽ đặt cơ sở cho việc tìm hiểu về kháiniệm kết cấu thơ trữ tình - khái niệm cho phép ta tiến xa hơn trong việc nắm bắt kiểu tổchức nghệ thuật đặc thù của một thể loại văn học quan trọng: thơ trữ tình

1.2 Thơ trữ tình và kết cấu thơ trữ tình

1.2.1 Thơ trữ tình

Những nghiên cứu đã có về bản chất, cấu trúc của thơ là hết sức phong phú Quachúng, ta đã có thể có được một ý niệm khá đúng đắn và toàn diện về thơ trữ tình Tuyvậy, để vượt qua cái nhìn tĩnh tại và siêu hình về đối tượng này, thiết tưởng phải chú ý

nhiều hơn đến vai trò của thơ trữ tình trong việc bộc lộ cái nhìn độc đáo mang tính lịch

sử về chính bản thân mình của chủ thể sáng tạo

Thơ trữ tình là một "loại hình" thơ mà tuyệt đại bộ phận là những tác phẩm có

dung lượng nhỏ, những bài có số câu không nhiều lắm mà các yếu tố cấu tạo của nó

được tổ chức một cách chặt chẽ dựa trên hoạt động của nguyên lý tương đương Dođược tổ chức một cách chặt chẽ như vậy, từng yếu tố cấu tạo dù nhỏ nhất như nguyên

âm, phụ âm, thanh, vần, ngắt câu, ngắt đoạn v.v cũng có một đặc thù khác với chính nótrong các tổ chức lời nói của hoạt động giao tiếp bình thường và của những loại hìnhsáng tác văn học khác, có thể trở thành một đối tượng nghiên cứu chuyên biệt với đầy

đủ hai mặt nội dung và hình thức của mình

Kiểu tổ chức hình thức như trên của thơ trữ tình không mang tính ngẫu nhiên

Đó là một sự lựa chọn hình thức tuyệt đối phù hợp giúp thơ trữ tình bộc lộ tốt nhất dướidạng trực tiếp những xúc cảm, cảm nhận của nhân vật trữ tình trước mọi hiện tượng đờisống, đặc biệt là những xúc cảm nồng cháy đang ở giai đoạn cao trào - những xúc cảm

mà cách biểu đạt bình thường của văn xuôi không đáp ứng được cũng như một sự diễn

tả thiếu cô đọng sẽ xuyên tạc độ căng hay bản chất, tính chất của nó Khi nói đến tính

Trang 5

chủ quan của thơ trữ tình, khái niệm cái tôi trữ tình cần được xem là khái niệm trung

tâm, có khả năng cắt nghĩa được chiều sâu quan niệm của chủ thể về chính mình, tức làcái có ý nghĩa chi phối tính đặc thù của nội dung và hình thức thơ trữ tình cùng các hìnhthái phát triển của nó trong lịch sử

Đến với thơ trữ tình, người đọc có một tâm thế tiếp nhận đặc biệt: xem tiếng nóitrữ tình trong thơ cũng là tiếng nói trữ tình của mình Khi sự đồng nhất giữa nhân vậttrữ tình và người đọc thơ đã được thực hiện, thế giới thơ trữ tình bỗng thành một thếgiới mở, hiểu theo nghĩa thời gian, không gian được nhắc tới trong đó bỗng trở thànhbiểu trưng mà ý nghĩa của chúng không còn bị đóng khuôn trong những hình thái quá cábiệt, cụ thể nữa Chính sự lạ lùng này trong hoạt động tiếp nhận thơ trữ tình đã cung cấpbằng chứng cho ta khẳng định trở lại cái áp lực mạnh mẽ mà mô hình tổ chức ngôn ngữthơ đã gây cho người đọc, khi nó biểu hiện những cảm nhận của cái tôi trữ tình trongtrạng thái đang diễn tiến

Từ những sự xác định về khái niệm kết cấu tác phẩm văn học và khái niệm thơtrữ tình như trên, ta đã có những điều kiện tối thiếu để đi vào nhận diện những đặc thùcủa kết cấu một bài thơ trữ tình

tất, khi đó bài thơ dừng lại Chính ở đây ta thấy vai trò của kết cấu trong việc bộc lộ bản chất của chủ thể sáng tạo.

Thơ trữ tình là một "loại hình" sáng tác gắn liền với sự rung động, với cảm xúctươi mới, trực tiếp của cái tôi trữ tình trước mọi biểu hiện đa dạng phức tạp của cuộcđời Hơn thế, trong rất nhiều trường hợp, thơ trữ tình là nơi gặp gỡ, trùng phùng củanhững cảm xúc đã lắng thành kỷ niệm với những cảm xúc vừa mới nảy sinh trên nền kỷniệm đó, đúng như W Wordsworth đã nói: "Tôi đã nói rằng thơ là sự tuôn trào bột phát

Trang 6

những tình cảm mãnh liệt: nó bắt nguồn từ trong cảm xúc được nhớ lại trong sự bìnhtâm; cảm xúc được chiêm nghiệm cho tới lúc, do một thứ phản ứng đặc biệt, sự bìnhtâm dần dần bị biến mất, và một cảm xúc khác thân thuộc với cái trước đó là đối tượngcủa sự chiêm nghiệm lần lần nảy sinh và nó thực sự tồn tại trong tâm tưởng"1 Trướcmột phức thể cảm xúc mang tính chất khá mơ hồ và bất định như thế, kết cấu có vai trò

to lớn trong việc định hình nó lại, cấp cho nó một hình thể xác định làm tiền đề cho mốigiao cảm giữa cái tôi trữ tình của nhà thơ và độc giả, trong khi vẫn cố gắng bảo toàn đặctính "khói sương" của nó Một khi kết cấu đã thực hiện được nhiệm vụ khó khăn phứctạp này thì điều đó cũng có nghĩa là nó đã phát hiện ra trong đám hỗn mang cái logichay phép biện chứng của tình cảm, tức những cái cho phép từ đó cái tôi trữ tình nhìn rõ

mình hơn Như vậy, kết cấu trong thơ trữ tình không phải chỉ là phương tiện thể hiện nội dung mà bản thân nó còn là cái đích đi đến của nhà thơ nếu quả đúng anh ta là kẻ

luôn có khát vọng khám phá mình và qua mình khám phá ra bản chất người tiềm tạitrong đó Không ngẫu nhiên chút nào khi các nhà thơ đích thực luôn đau khổ, vất vả tìmtòi, thể nghiệm những cách nói mới Đó không phải là một câu chuyện hình thức chủnghĩa, vô bổ, vô ích

Rõ ràng thơ trữ tình với kết cấu đặc thù của nó là hình thức không thể thay thếgiúp con người nhận chân ra bản chất phong phú của mình và giúp nhà thơ tìm thấyđược sự đồng tình, xẻ chia trọn vẹn ở độc giả Chính chức năng này đã khẳng định vị trícũng như ưu thế riêng của thơ trữ tình bên cạnh văn xuôi (khái niệm mà các nhà cấutrúc chủ nghĩa hay đem đối lập với thơ) hay nói chính xác hơn là bên cạnh các sáng tácvăn học thuộc loại tự sự Trong đời sống hàng ngày, chúng ta bắt gặp hoặc trải qua biếtbao kiểu, dạng, hình thái rung động phong phú Nhưng không phải bất cứ rung độngnào cũng có thể trở thành rung động thơ và được biểu hiện thành thơ, nếu rung động đókhông đạt tới một chiều sâu nhất định trong việc thể hiện bản chất của chủ thể và đặcbiệt là không được hoá thân trong một tổ chức ngôn từ phù hợp, hoàn mỹ, để có thể từ

đó làm lây lan đến hay thức dậy trong lòng người đọc một trạng thái rung động tương

ứng Chính tại điểm này, vai trò của kết cấu trong việc bộc lộ bản chất nghệ thuật của sáng tác, cụ thể là bản chất nghệ thuật của thơ trữ tình đã được khẳng định Kết cấu không đơn giản chỉ thể hiện cái nhìn mà còn sáng tạo ra một cái nhìn mới chưa hề có

trước đó, và đó là một cái nhìn "thơ"

Du xuất bản, HN, 1992, tr 36.

Trang 7

Để có thể gánh vác được những nhiệm vụ quan trọng như thế, kết cấu tự nó phảitrở thành một hệ thống tổ chức riêng của hình thức tác phẩm Như kết cấu của mọi tác

phẩm văn học khác, kết cấu thơ trữ tình cũng bao hàm hai cấp độ: kết cấu hình tượng và kết cấu văn bản ngôn từ Hai cấp độ này gắn bó chặt chẽ với nhau, xâm nhập, chuyển

hoá lẫn nhau Muốn tìm hiểu kết cấu hình tượng, không thể không đi qua sự phân tíchkết cấu văn bản ngôn từ, và ngược lại, một sự phân tích kết cấu văn bản ngôn từ nếumuốn trở thành hoạt động có ý nghĩa là phát hiện ra những giá trị thẩm mỹ đích thựccủa tác phẩm thì không thể không gắn liền với việc làm sáng tỏ những đặc điểm củahình tượng được thể hiện qua nó, nhờ nó

1.3 Kết cấu hình tượng của thơ trữ tình

1.3.1 Tứ thơ - hạt nhân kết cấu của hình tượng thơ trữ tình

Có một điều hiển nhiên mà ai cũng nhận thấy là không thể phân tích kết cấuhình tượng thơ trữ tình như phân tích kết cấu hình tượng tự sự Các khái niệm như nhânvật chính, nhân vật phụ, tâm lý nhân vật, lời nói nhân vật, cốt truyện, xung đột v.v khó

có thể trở thành công cụ hữu hiệu để phân tích kết cấu hình tượng thơ trữ tình dẫu ta cóthể vận dụng chúng trong một số điều kiện và ngữ cảnh nhất định Theo chúng tôi, để cóthể đi sâu phân tích kết cấu hình tượng thơ trữ tình, cần phải xem khái niệm tứ (hay cấutứ) vốn rất quen thuộc trong thi học truyền thống là một khái niệm then chốt Điều đángsuy nghĩ là trong một số chuyên khảo về thơ, khái niệm hình tượng thơ và khái niệm tứthơ đã được đồng thời đề cập nhưng mối quan hệ giữa chúng chưa được làm sáng tỏđúng mức Kết quả là ở một số trang viết, ta thấy người nghiên cứu đã nói về hìnhtượng thơ như nói về tứ thơ hoặc ngược lại, đã nói về tứ thơ như nói về hình tượng thơ,trong lúc vẫn cố khẳng định sự khác biệt giữa hai khái niệm này – khẳng định mà khôngluận chứng được

Hướng tới mục đích nghiên cứu kết cấu thơ trữ tình từ góc độ loại hình, chúng tôi

xin trình bày sau đây sự nhận diện của mình về tứ thơ trên các khía cạnh: vai trò của tứ, trạng thái tồn tại của tứ, cấu trúc của tứ, các cấp độ của tứ, loại hình tứ, tính phổ quát của hiện tượng tứ.

Tứ thơ chính là hạt nhân kết cấu hình tượng thơ trữ tình Nó đứng ở vị trí trung

tâm của quá trình sáng tạo thơ ca, chi phối sự liên kết tất cả các yếu tố của bài thơ lạithành một chỉnh thể thống nhất Nó cấp cho cái "hỗn mang" của những rung động hay

Trang 8

những "nỗi niềm tinh vân" (chữ dùng của Huy Cận) một trật tự, khiến chúng hoàn toàn

có thể được phô bày bằng các phương tiện ngôn từ diễn ra trong thời gian, để thực sự

trở thành những rung động thơ, nỗi niềm thơ Tứ thơ quy định tính sáng tạo của hình

tượng thơ, phân biệt hình tượng thơ mang tính cô đọng, khái quát, thấm đẫm cảm xúc

và dồn nén suy nghĩ với những hình ảnh rời rạc, cá biệt của hiện thực khách quan.Trong sáng tác, người ta thường nói đến sự "loé sáng" của tứ thơ Đúng hơn phải nói là

sự "loé sáng" của tư duy nghệ thuật khi tứ thơ vụt đến Quả là xét trên tổng thể, tứ thơmang tính chất "khải thị", giúp cho nhà thơ ngay lập tức trong một giây lát ngắn ngủinào đó, nhận ra tính chất toàn vẹn của vấn đề, của sự vật, hiện tượng đang đối diện vớimình và thách thức cảm xúc, suy nghĩ của mình Sự "loé sáng" của tứ cũng đồng nghĩavới việc nhà thơ trong phút chốc tìm được con đường giải phóng những ý niệm củamình thoát khỏi tính trừu tượng để nó được hoá thân vào những hình ảnh tươi mới củahiện thực, và chính sự giải phóng này cũng tạo ra tiền đề quan trọng cho phép nhà thơthực sự khám phá được mình - một sự khám phá được đặt ở trung tâm của mối liên hệ,

tương tác giữa chủ quan và khách quan Nói khái quát lại, tứ thơ chính là một sự phát hiện - phát hiện của nhà thơ về bản thân và về thế giới.

Do tính chất phát hiện đó, tứ thơ hiển nhiên đóng vai trò quy định âm hưởng,

“màu sắc” cụ thể, độ dài của bài thơ và đôi khi cả thể thơ được tác giả lựa chọn nữa.Tuy có những điểm chung với mọi sự phát hiện khác trong hoạt động nhận thức của conngười (đều dẫn tới kết quả là tìm ra cái mới) nhưng sự phát hiện trong thơ, của thơ lại

có những nét đặc thù Cái mà thơ hướng tới không phải là tìm ra những con số chínhxác, những quan hệ tất yếu, những quy luật khách quan lạnh lùng làm thoả mãn óc nhậnthức khoa học Sự phát hiện của tứ thơ, của thơ bao giờ cũng nảy sinh trên một nền tảngcảm xúc nhất định và nó có chức năng làm sáng tỏ trở lại nền tảng cảm xúc ấy, do vậy

nó mang đầy tính chủ quan, có khi quy về trong một mối những hình ảnh, sự vật không

có liên hệ tất yếu với nhau Chẳng hạn giữa hình ảnh rặng liễu vào thu với hình ảnh cô

gái xoã mái tóc buồn chẳng có một mối liên hệ tất yếu nào Nhưng trong bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu, với tứ thơ về sự chuyển vần đáng giật mình của thời gian qua

bước chân mùa thu đẹp, mối liên hệ ấy lại trở nên tất yếu, và chính nó làm cho âmhưởng của bài thơ trở nên xôn xao buồn bã, hay là buồn bã trong nỗi xôn xao Rõ rànglúc này tứ thơ đã quy định chiều hướng cảm xúc, âm hưởng, “màu sắc” của bài thơ

Trang 9

Tứ thơ cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến độ dài của bài thơ Như đãnói, tứ thơ là một sự phát hiện, và sự phát hiện đó cần được trình bày bằng phương tiệnngôn từ Các phương tiện ngôn từ ấy là điều kiện tồn tại vật chất của tứ thơ, có chứcnăng làm sáng tỏ tứ thơ, nó được mở ra tương ứng, đồng thời với sự triển khai của tứthơ cả chiều sâu lẫn bề rộng Khi sự triển khai đó hoàn tất thì bài thơ dừng lại, nếukhông bài thơ sẽ rơi vào tình trạng rườm rà, vu khoát, có lời mà không có ý hoặc sẽ cómột kết cấu lỏng lẻo Đây chính là một nghịch lý giúp ta nhìn rõ trở lại sự phân biệtgiữa cảm xúc bình thường với cảm xúc thơ và vai trò của tứ thơ trong việc khơi dòng và

định hình dòng chảy của cảm xúc trong một bài thơ cụ thể Ta cũng thấy thêm: tứ không đơn giản là ý được "tu sức"mà là ý được hoá thân vào một hình tượng độc đáo – thứ

hình tượng đòi hỏi người đọc phải cảm nhận vừa bằng cảm giác vừa bằng siêu cảm

giác, và cái ý được hoá thân đó (tứ) lúc này mới là đối tượng của sự "tu sức", của sự gia

công nghệ thuật đầy sáng tạo, thậm chí là rất nặng nhọc

Về mối quan hệ giữa tứ thơ với thể thơ, dựa và kinh nghiệm sáng tác phong phúcủa bản thân, nhà thơ Huy Cận đã có ý kiến: "Không phải tứ thơ nào cũng có thể khuônvào bất cứ hình thức, thể loại nào Trong đời làm thơ của tôi, tôi phải mấy lần thay áocho thơ, phải đổi thể loại thì tứ thơ mới bật ra được Như vậy, rõ ràng "tính chất pháthiện" của tứ thơ nhiều lúc quy định sự lựa chọn thể thơ của tác giả, bởi thể thơ tuy làmột cái gì thuộc về hình thức nhưng bản thân nó cũng có một quy luật tổ chức riêng, có

"tiếng nói" riêng của mình mà nhà thơ phải tôn trọng khi sử dụng Nếu tứ thơ được đầuthai đúng chỗ thì "tính chất phát hiện" của nó được tô đậm, nếu không, tứ thơ sẽ bị bàogọt đi những nét sắc sảo một cách uổng phí

Khi đã thừa nhận tứ thơ thể hiện sự khám phá mới của nhà thơ về bản thân, vềthế giới thì chúng ta cũng đồng thời rút ra được một hệ luận: tứ thơ là một trong nhữngthước đo quan trọng để đánh giá cường độ cảm xúc, chiều sâu nhận thức, chiều sâu cáinhìn và cả phong cách nghệ thuật của tác giả, thậm chí cả phong cách nghệ thuật mộtthời đại, một dân tộc

Ta đã nói tới vai trò quan trọng của tứ thơ trong bài thơ, trong việc cấu tạo nênhình tượng thơ trung tâm Chính vì vai trò quan trọng đó của nó mà nhiều nhà thơ, nhưXuân Diệu, đã xác nhận: "Ngôn từ, lời, chữ, vần rất là quan trọng, bởi thơ là nghệ thuậtcủa ngôn ngữ Tuy nhiên, đó là cái quan trọng thứ hai, mà cái quan trọng thứ nhất, làm

Trang 10

rường cột cho tất cả, là cái tứ thơ, nó chủ đạo cả bài Làm thơ, khó nhất là tìm tứ"1 Đó

là nói về phía người sáng tạo Còn đối với độc giả, với người nghiên cứu, khi đi vào mộtbài thơ, điều quan trọng đầu tiên là phải xác định cho đúng cái tứ của nó Nếu khônglàm được điều này, ta sẽ khó chiếm lĩnh được bài thơ trong tính chỉnh thể toàn vẹn của

nó, và ở trường hợp tiêu cực nhất, những lý giải của ta sẽ bị những "sự kiện" trongchính bài thơ bác bỏ Nhưng việc miêu tả tứ, trình bày có ngọn ngành về tứ trong khi

phân tích thơ chẳng dễ một chút nào vì tứ luôn tồn tại trong trạng thái động hay nói cách khác là tồn tại như một phương thức chiếm lĩnh đối tượng của chủ thể Nếu không

chú ý chọn một cách diễn đạt thích hợp, ta rất dễ nói sai lạc về cái tứ sâu sắc mà bảnthân mình cảm nhận rất rõ,"thấy" rất rõ

Ở trên đã nói tới tính chất "khải thị" của tứ thơ Nhưng một điều cần được tiếptục làm rõ: vì sao tứ thơ lại có được tính chất ấy? Sự xuất hiện của tứ thơ thường bấtngờ, khó đoán định trước, nhưng không phải là một cái gì ngẫu nhiên, thần bí Tứ thơkhông bao giờ nảy sinh trên một nền cảm xúc bằng phẳng, tẻ nhạt, cũng khó hình thànhtrên cơ sở một óc tưởng tượng nghèo nàn, một năng lực liên tưởng hạn chế Điều kiệnhình thành của tứ thơ là độ chín của cảm xúc và khả năng hoạt động phong phú của liêntưởng Có thể nói thêm: nó còn là kết quả của một quá trình nhà thơ không ngừng phântích, suy tư về bản thân và về tồn tại Cả ba mặt cảm xúc, liên tưởng, suy luận là nềntảng của tứ thơ, thống nhất với nhau làm một trong tứ thơ, để đến lượt nó, tứ thơ trởthành một động lực lớn bên trong, thôi thúc nhà thơ sáng tạo hình tượng thơ - tức là cái

mà người đọc có thể tri giác được thông qua các phương tiện ngôn từ Ở đây chúng tôimuốn đặc biệt nhấn mạnh tới vai trò của liên tưởng vì thực ra trong liên tưởng đã bao

hàm cả hai mặt cảm xúc và suy luận Nhờ có liên tưởng trong cấu trúc của mình, tứ thơ

mới giúp nhà thơ nhìn ra những mối liên hệ bề sâu (có thể rất bất ngờ) giữa các sự vật,hiện tượng, phăn lần ra đầu mối của "cuộn tơ vò" những rung động, cảm giác, từ đó,gieo được cái "hạt sống" đầu tiên cho bài thơ tương lai Vai trò của liên tưởng trong cấutrúc của tứ thơ dễ được cảm nhận khi trước mắt ta là một bài thơ mà ở đó có sự nối kết

lạ lùng giữa những hình ảnh, chi tiết mang tính chất khác biệt nhất

Kết cấu hình tượng thơ trữ tình là một hệ thống bao hàm nhiều cấp độ Điều nàyđặc biệt thấy rõ ở những bài thơ tương đối dài chứa đựng trong đó tầng tầng suy nghĩ,cảm xúc, bình luận về nhiều vấn đề phức tạp của cuộc sống Có hình tượng lớn (trung

Trang 11

tâm) trùm lên cả bài thơ, có hình tượng bộ phận xây dựng lên hình tượng lớn đó và dướinữa là có các hình ảnh cụ thể mang tính chất miêu tả giữ vai trò là các yếu tố vật liệu tạonên những hình tượng trong bài Chính tính khả phân của văn bản hay tính độc lậptương đối của các đoạn, các khổ, các liên (đối với thơ Đường luật), thậm chí các câutrong bài đã cho ta bằng chứng khẳng định vấn đề này Là hạt nhân kết cấu của hìnhtượng thơ trữ tình, tứ thơ cũng tồn tại ở nhiều cấp độ, tương ứng với các cấp độ hìnhtượng Ở trên mới chủ yếu nói tới cái tứ lớn toàn bài, kỳ thực bên cạnh tứ toàn bài còn

có tứ cục bộ của từng đoạn, từng khổ Thậm chí ở từng câu cũng có thể có tứ riêng (điềunày đặc biệt thấy rõ trong thơ hiện đại – một loại hình thơ có cái nhìn khá “dân chủ” về

bố cục và rất coi trọng việc diễn tả những kinh nghiệm trực tiếp của chủ thể trữ tình qua

từng câu thơ một) Việc dùng khái niệm tứ trong khi phân tích một đoạn, một khổ, mộtcâu nào đó của tác phẩm từ lâu đã trở thành thói quen và thói quen ấy hoàn toàn có thểchấp nhận được Tứ của cả bài thơ có khi được thể hiện khá trọn vẹn, thần tình ở một

câu nào đó, như câu Núi vẫn đôi mà anh mất em! trong bài Núi Đôi của Vũ Cao hoặc câu Người ta đôi khi bị giết/ bằng những bó hoa trong bài Những bó hoa của Văn Cao.

Nhưng không phải bao giờ tứ của một câu, một đoạn cũng đồng thời là tứ của cả bài Tứ

thơ lạnh người chứa đựng ở mấy câu dưới đây trong bài Màu tím hoa sim của Hữu Loan

dù sao cũng chỉ là cái tứ cục bộ: Nhưng không chết/ Người trai khói lửa/ Mà chết/ Người gái nhỏ hậu phương Qua những điều vừa phân tích, ta thực sự hiểu rằng: sự tồn

tại ở nhiều cấp độ của tứ chính là một lý do nữa (ngoài các lý do mà trên có đề cập) đãkhiến cho việc xác định về cái tứ bao quát toàn bài ở một tác phẩm thơ nào đó luôn gặpkhó khăn Sự nhầm lẫn tứ cục bộ với tứ toàn bài vẫn thường xảy ra khi ta đi vào phântích, bình giảng thơ và sự nhầm lẫn đó đã hạn chế những khám phá của ta về kết cấutổng thể của tác phẩm hay ghìm ta lại ở những phát hiện chỉ có “tính tiểu tiết”

Ngoài phạm vi của một bài thơ cụ thể, có thể sử dụng khái niệm tứ khi nói tớimột đặc điểm bao quát nào đó trong sáng tác của một tác giả, trong thơ của một thời đạihay không? Chẳng hạn có thể nói tới một tứ thơ chung, một tứ thơ phổ biến hay không?Chúng tôi nghĩ là được, bởi thực tế cho thấy dưới áp lực của một kiểu tư duy mang tínhthời đại, nhiều khi các nhà thơ đã có những phát hiện giống nhau về sự vật, từ đó, đãxây dựng nên những tứ thơ rất gần nhau Đó là chưa kể tới tính phổ biến của hiện tượng

học tập, bắt chước theo một model chuẩn vốn được tạo nên bởi những uy tín lớn, những

cá tính sáng tạo độc đáo xuất hiện trước đó

Trang 12

Tứ có một vai trò rất quan trọng trong sáng tạo thơ, nhưng nó không phải là tất

cả bài thơ Từ nhận định này nảy sinh một vấn đề: phải chăng tứ không phải là một điềukiện bắt buộc của mọi bài thơ? Chúng tôi nghĩ rằng: trong biển thơ bao la kia, dù khôngphải bài nào cũng có tứ, nhất là có tứ hay, sâu sắc, nhưng việc tìm tứ vẫn là một hiệntượng phổ quát trong lao động thơ, vì hơn ở đâu hết, việc tìm tứ cho thấy rõ nhất mức

độ ý thức của nhà thơ về vấn đề kết cấu – một vấn đề cốt tử của sáng tạo nghệ thuật

Trường hợp đặc biệt nhất là những bài thơ liên ngâm Sự nảy sinh của nó, thoạt đầu có

vẻ không phải nhờ tứ, mà nhờ ngẫu hứng của người xướng xuất ra câu đầu tiên Nhưng

từ khi câu thơ đầu tiên ấy ra đời, rồi câu thứ hai, thứ ba, những người "nối điêu" khôngcòn được hoàn toàn tự do "ghép vần" nữa Anh ta đã phải suy tính, chọn lựa để gieotiếp những câu mới, sao cho tương hợp với những câu có trước Thế là cái tứ bài thơdần hình thành, nhờ sự nhạy cảm, hiểu nhau giữa những "đồng tác giả" Tuy nhiên,trong tình huống "sáng tạo" này, những bài thực sự thành thơ không phải là nhiều Cũng

có thể nói thêm về trường hợp thơ trữ tình dân gian Phải nhận rằng ở đây (nhất là trongloại đồng dao) có những bài (lời) chưa có tứ – những bài (lời) chỉ như tiếng hát hồn

nhiên, phát ra thiếu chủ định rõ rệt (kiểu như: Tay cầm con dao/ Làm sao cho sắc/ Để

mà dễ cắt/ Để mà dễ chặt/ Chặt củi chặt cành…) Nhưng dù sao số lượng những bài (lời) có tứ vẫn rất lớn Trước hết đó là những bài sử dụng công thức truyền thống – một loại tứ đã mòn dấu vết cá thể Đôi khi nghệ thuật cấu tứ ở một số bài (lời) đã đạt đến

trình độ khá cao, khá gần với lối cấu tứ trong thơ của những tác giả hữu danh Ta có thể

kiểm chứng điều này khi đọc các bài (lời) như Hôm qua tát nước đầu đình, Mình nói dối ta rằng mình hãy còn son, Mười hai cái trứng… Rõ ràng, không phải ngẫu nhiên mà

các nhà folklore học đã nhiều lần nói tới nghệ thuật cấu tứ trong ca dao trữ tình

Như ta đã nói, tứ thơ (ở cấp độ lớn nhất) là điều kiện thiết yếu tạo nên tính chỉnhthể của bài thơ Nhưng phải chăng có khi không cần nhờ tứ mà bài thơ vẫn thành chỉnh

thể, như trường hợp thơ Đường luật vốn đòi hỏi niêm luật chặt chẽ mà ở đó niêm đã dán

bài thơ lại thành một khối? Thực ra, niêm chỉ là một yếu tố phụ trợ, mang tính chất kỹthuật của riêng thể loại Nó có thể bị vi phạm và thậm chí trong sáng tác của các nhà thơlớn, sự vi phạm ấy đôi khi có ý nghĩa nghệ thuật đặc biệt Một bài có thể tuân thủ quy

tắc niêm đối nghiêm chỉnh nhưng nếu thiếu cái gọi là nhất khí thì vẫn có thể chẳng thành thơ như thường Ở đây, chính khái niệm nhất khí đã phản ánh được cái công năng

to lớn của tứ thơ trong một bài thơ

Trang 13

Tóm lại, tứ là một hiện tượng kết cấu có tính chất phổ quát của thơ trữ tình Sựtồn tại của tứ là rất cụ thể ở từng bài thơ và đôi khi là ở từng đơn vị chỉnh thể nhỏ củabài thơ ấy, nhưng việc chấp nhận thực tế này vẫn không hề ngăn cản ta đi tới tìm hiểunhững loại hình tứ khác nhau hay biến thể của một cái tứ phổ biến nào đó trong thơ củatừng thời đại

1.3.2 Một số dạng kết cấu hình tượng thơ trữ tình

Việc nghiên cứu kết cấu hình tượng thơ trữ tình có tính chất khác với việc miêu

tả đặc điểm nội dung hình tượng thơ trữ tình Điều cần thiết là với mỗi loại hình tượngnhư hình tượng thiên nhiên, hình tượng cảm xúc, hình tượng "tự sự" (khác với hìnhtượng của loại tự sự) v.v ta phải tìm ra các kiểu cấu tạo riêng của chúng Ta có thể nói

tới một lối kết cấu mang tính chất không gian khi bài thơ nghiêng về phía tả cảnh, tả người, tả vật; lại có thể nói tới một lối kết cấu mang tính chất thời gian khi bài thơ

nghiêng về phía thuật sự hay miêu tả dòng cảm xúc một cách trực tiếp Cũng cần nói tớikiểu tổ chức hình tượng theo lối tương phản đối chiếu, theo mối quan hệ nhân quả, theohình thức đối đáp v.v Các kiểu kết cấu hình tượng này có khi tồn tại ở dạng thuầnnhất, nhưng rất nhiều khi tồn tại ở dạng pha trộn vào nhau, tương ứng với tính chất tổnghợp phong phú của hình tượng Nhưng thường thì trong mỗi bài thơ vẫn có một kiểu kếtcấu được xem là chủ đạo, có ý nghĩa chi phối các kiểu kết cấu khác

Kiểu "kết cấu không gian" chủ yếu gắn liền với những hình tượng không gian,những phong cảnh và chân dung Mặc dù vẫn chịu sự trói buộc có tính chất "địnhmệnh" của nghệ thuật thời gian, nhưng kiểu kết cấu này một khi được vận dụng vẫn cókhả năng tạo được một ấn tượng toàn khối về cái không gian mà nhà thơ muốn miêu tả,

với ảo giác về sự xuất hiện đồng thời của các hình ảnh, sự vật nằm trong đó Để tạo

được ảo giác này, nhà thơ phải khéo xác lập được một hệ thống điểm nhìn để sau đóliên tiếp hướng "con mắt" của người đọc chú ý tới những đối tượng cụ thể theo mộttrình tự tự nhiên, khiến người đọc có thể quên đi một sự thật là các đối tượng quan sátkhông hiện ra ngay tức khắc trong cùng một khoảng thời gian xác định Thông thườngvới một phong cảnh người ta thường chọn lối miêu tả từ xa đến gần hoặc từ gần đến xa,

từ bao quát đến cụ thể hoặc từ cụ thể đến bao quát Mọi sự miêu tả lộn xộn không theotrình tự đó rất dễ phá vỡ cấu trúc hoàn chỉnh của hình tượng với mối tương quan gắn bógiữa các hình ảnh, các ý tượng cấu thành Tuy vậy, logic miêu tả trong thơ không hề có

Trang 14

tính cứng nhắc chỉ đi theo mỗi một chiều nào đó Chính sự miêu tả luân phiên nhịpnhàng cái xa với cái gần, cái hẹp với cái rộng một mặt đưa lại cho độc giả cái cảm giácđược tiếp xúc với cảnh vật một cách tự do, trực tiếp, không gặp phải bất cứ sự gò bó nào,mặt khác cũng có ý nghĩa tạo nên vẻ đẹp chân thực và sống động của cảnh được nói tớitrong thơ Nhưng điều quan trọng hơn hết là nó được triển khai phù hợp với nhịp cảm xúccủa nhà thơ, nó phản ánh trung thành trường nhìn cũng như những rung động của anh tatrước đối tượng.

Khi đi vào tìm hiểu kết cấu hình tượng phong cảnh ở một bài thơ, không thể nhấtmực cho rằng cảnh trong bài chỉ được miêu tả theo cái nhìn từ trên cao hay từ dưới thấp,theo cái nhìn gần, cục bộ hay theo cái nhìn xa, bao quát Sự thực thì đầu tiên cảnh có thểđược quan sát từ một góc độ nào đó, nhưng khi cảnh thật đã trở thành một hình tượngnghệ thuật hoàn chỉnh trong bài thì nó đã là kết quả của một sự miêu tả được tham chiếu

từ nhiều góc nhìn, vừa vật lý, vừa tâm lý, vừa là của hôm nay lại vừa có thể là củanhững ngày qua Có hiểu như thế, ta mới thấy hết chiều sâu trữ tình của hình tượngphong cảnh, bởi không bao giờ có một sự miêu tả tự nhiên chủ nghĩa, thản nhiên, cơgiới Vấn đề sau hết chúng tôi muốn nói tới là kiểu “kết cấu không gian” này có những

“gương mặt” khác nhau trong từng loại hình thơ Cũng “thi trung hữu họa” cả, nhưng

họa trong thơ trung đại không giống họa trong thơ hiện đại

Kiểu "kết cấu thời gian" gắn liền với những hình tượng có sự phát triển trongthời gian (và dĩ nhiên cả trong không gian nữa) như một câu chuyện, một dòng cảm xúcnào đó v.v Thơ trữ tình vẫn thường vận dụng hình thức kể chuyện, trần thuật Tấtnhiên, trần thuật trong thơ trữ tình rất khác với trần thuật trong các thể loại tự sự Câuchuyện được đưa vào đây không bao gồm đầy đủ các chi tiết, biến cố Nó chỉ được táihiện một cách cô đọng, vừa đủ làm cơ sở cho việc bộc lộ và triển khai theo cả chiềurộng lẫn chiều sâu cảm xúc của nhân vật trữ tình trước một vấn đề đời sống nào đó Câuchuyện được kể tới có thể mang một tính chất hoàn chỉnh và một vẻ đẹp tự thân, nhưngnhà thơ thường chưa muốn dừng ở đây Nhiều khi câu chuyện chỉ còn là một cái cớ giúpnhà thơ - nhân vật trữ tình thể hiện quá trình tự nhận thức bản thân và chỉ còn là mộtphương tiện gợi dẫn, có tác dụng dồn đẩy cảm xúc của nhà thơ phát triển tới đỉnh điểm

Quan sát nhiều bài thơ trữ tình giàu tính tự sự trong văn học Việt Nam hiện đại,

ta nhận thấy tiến trình câu chuyện thường khi vẫn bị "phá ngang" bởi những lời bộc

Trang 15

bạch cảm xúc trực tiếp của người kể, tức cũng là nhân vật trữ tình Và như vậy, bài thơtrải qua nhiều lần chuyển kênh, chuyển cảnh rất mực linh hoạt mà mục đích chỉ là làmsao cho người đọc đo được chấn động của sự kiện, của câu chuyện trong tim nhân vậttrữ tình và biến toàn bộ trạng thái tâm hồn anh ta trở thành đối tượng quan sát chính.Yếu tố chủ quan là một hiện tượng quy luật của mọi sáng tác văn học nghệ thuật, thìtrong thơ trữ tình nó còn có một ý nghĩa sâu hơn, rộng hơn, đến mức trở thành bản chất

của thể loại Tình rất cần sự để có được một điểm neo đậu và để được triển khai ỏ nhiều cấp độ phong phú nhưng sự lại bị chi phối bởi tình và được phát triển theo định hướng làm rõ thế giới nội tâm của người thuật sự Nhận định này cũng hoàn toàn phù hợp với

những bài thơ trữ tình mà ở đó tác giả như chỉ đơn thuần làm cái việc ghi âm, ghi hìnhtrung thành hiện thực khách quan để hiến cho độc giả mà không kèm lời bình luận.Thực ra, ở những bài thơ này, ngay sự im lặng của nhà thơ đã bao hàm một thái độ đánhgiá, một xúc cảm Và chính thái độ, xúc cảm được dấu kín đó là nhân tố quy định cách

kể việc trong thơ trữ tình chứ không phải cái gì khác Sự tiết chế cảm xúc tối đa ởnhững bài thơ trữ tình thuật sự nhiều khi đưa đến những hiệu quả nghệ thuật to lớn.Chính nó sẽ tạo nên sự bùng nổ của nhận thức và tình cảm ở người đọc, khiến cho câuchuyện cụ thể có thể trở thành một ám ảnh muôn đời

Có vô số bài thơ trữ tình mà ở đó tâm hồn nhà thơ được phơi mở bằng một thứngôn ngữ thẳng thắn, trực tiếp Hình tượng ở đây chính là hình tượng xúc cảm, có tầng

có lớp gối lên nhau như những đợt sóng xô, trạng thái cảm xúc này xui gọi những trạngthái cảm xúc khác cận kề vốn "trầm tích trong bề sâu của nhớ" (chữ dùng của ChếLanViên) Mỗi lần cảm xúc được phô bày là một lần nhà thơ phải "đào hang mạch đáylòng" (Chế Lan Viên), tự lay thức toàn bộ con người mình như một kết tinh của đờisống và lịch sử Tiếp xúc với những hình tượng thơ loại này chúng ta thường thấy quátrình phô bày cảm xúc đi song song với quá trình nhà thơ tự nhận thức về dòng cảm xúcđang được phô bày đó Những cung bậc cảm xúc đó đã được bộc lộ một cách tự nhiên,chân thực và xúc động, nhưng sự bộc lộ ở đây hoàn toàn không theo kiểu tự nhiên chủnghĩa, có thế nào nói tuột ra thế ấy, mà nó đi liền với sự chiêm nghiệm sâu sắc, sự lắngnghe tinh tế của nhà thơ về những gì đang diễn ra trong lòng mình Ngay việc nhà thơgọi đúng tên trạng thái cảm xúc của mình đã đủ chứng tỏ sự tồn tại song song của hai

"hành động" bộc lộ mình và nhận thức về mình ấy

Trang 16

Như đã nhắc tới ở phần trên, hình tượng thơ trữ tình còn có thể được xây dựngnhờ lối kết cấu tương phản, đối chiếu Với lối kết cấu này, bài thơ được chia thành cácphần chiếu ứng với nhau, mà mỗi phần có riêng một "hình tượng bộ phận" mang nhữngđặc điểm khác biệt minh giải cho sự tồn tại của những hình tượng kia

Kiểu kết cấu hình tượng theo lối tương phản đối chiếu rất hay thấy ở những bàithơ mang tính chất triết lý - trữ tình hay chính luận - trữ tình, tức là những bài thơ mà ở

đó hình tượng thấm nhuần lý lẽ hay nói cách khác là lý lẽ đã kết nối các "hình tượng bộ

phận" lại với nhau thành một chỉnh thể, như Người thay đổi đời tôi, Người thay đổi thơ tôi, Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng của Chế Lan Viên, Lửa đèn của Phạm Tiến Duật, Sức bền của đất của Hữu Thỉnh v.v Sẽ sai lầm nếu bỏ qua cái nền triết lý hay

chính luận đằng sau những hình tượng xuất hiện ở bề nổi và có thể tri giác được

Nhìn chung, kết cấu hình tượng thơ trữ tình có nhiều kiểu dạng khác nhau Mỗikiểu dạng như thế tương ứng với một tứ thơ, một loại ý cảnh nhất định Có những kiểudạng kết cấu tồn tại xuyên suốt qua mọi thời, nhưng ở mỗi thời, nó lại có thêm một biếnthể mới nữa Tất cả những kiểu dạng kết cấu hình tượng này sẽ được nhận biết thôngqua nhiều lối kết cấu văn bản ngôn từ phù hợp

1.4 Kết cấu văn bản ngôn từ thơ trữ tình

1.4.1 Khái niệm bài thơ

Bài thơ là đơn vị chỉnh thể lớn nhất của kết cấu văn bản ngôn từ, là sản phẩmhoàn chỉnh của sự sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ tuân theo sự chi phối của một cái tứ

chủ đạo, quán xuyến và chịu sự ràng buộc của “thiên pháp” (tức là kiểu tổ chức bài thơ) từng thời đại Không kể những trường hợp bình thường, một bài thơ dù chỉ gồm

một câu hoặc hai câu cũng vẫn là một chỉnh thể toàn vẹn, có quyền tồn tại bình đẳng vớinhững bài thơ có dung lượng lớn hơn Thậm chí đối với những bài thơ có dung lượng bénhư những bài thuộc thể thơ haiku (Nhật), tuyệt cú (Trung Quốc, Việt Nam ), quy luậtchỉnh thể lại càng phát huy hiệu lực mạnh mẽ Trong nghiên cứu về thơ, dù khi nhắm

tới đối tượng chính là tập thơ, người ta cũng không thoát khỏi việc đụng tới từng bài cụ thể Trong trường hợp khác, dù khi chỉ nhắm tới việc khen chê một câu thơ hoặc liên thơ (điều thường thấy trong các thi thoại Trung Hoa xưa), thì người ta cũng phải xuất

phát từ cái nền cảm nhận chung về cả bài thơ

Trang 17

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của nghiên cứu thơ là tìm hiểu tứ (của bài),

mà để hiểu chiều sâu của tứ cũng như sự đầy đặn của hình tượng thơ, nhất thiết phải khảosát toàn bộ bài thơ Ngay cả khi ta chỉ định chú ý tới riêng một cấp độ nào đó của tứ gắnliền với câu thơ, khổ thơ thì cũng thế Việc mở rộng cái nhìn ra cả bài thơ không phảibao giờ cũng vì chính bản thân bài thơ mà có khi chỉ vì một chữ, một câu, một đoạn mà tamuốn nói tới Áp lực của bài thơ như một hệ thống lên từng yếu tố cấu tạo là rất lớn Một

nhãn tự chỉ là nhãn tự của bài chứ đứng riêng ra nó không nói lên được bất cứ điều gì cả

Dĩ nhiên, để đánh giá được chính xác về phẩm chất tư tưởng cũng như nghệthuật của bất cứ một tác phẩm thuộc bất cứ loại nào ta cũng phải dựa vào sự tồn tại toànvẹn của tác phẩm đó Nhưng đối với bài thơ trữ tình, điều này càng có ý nghĩa quantrọng, vì như đã nói, bài thơ vốn có một đặc điểm nổi bật là sự ngắn gọn, súc tích mà đãngắn gọn, súc tích thì tính tổ chức của nó đặc biệt cao, khiến ta phải luôn luôn chú ý tới

đơn vị bài Đặc điểm ngắn gọn của bài thơ được nhìn nhận thống nhất cả trong lý luận

văn học phương Đông lẫn trong lý luận văn học phương Tây Vương Phu Chi (đời

Minh) trong Khương Trai thi thoại từng nhận xét: "một bài thơ chỉ hạn định ở một lúc,

một việc" V.G Belinski cũng khẳng định một điều tương tự: một bài thơ riêng lẻ

"không thể ôm trọn toàn bộ cuộc đời, bởi vì chủ thể không bộc lộ tất cả trong một chốclát"1 Dù không có điều luật nào quy định, bắt buộc, nhưng những người sáng tác thơ trữtình, hầu như ai cũng thế, đều không kéo dài quá mức bài thơ của mình Tất nhiên, cáigọi là quá mức hay không quá mức ở đây không thể được xác định căn cứ vào một sốlượng dòng thơ tối đa nào đó, mà phải được xác định căn cứ vào nội dung cảm xúc.Nhìn chung, ngắn gọn không chỉ là vấn đề của hình thức mà chủ yếu là vấn đề nội dung.Chính nó hé lộ cho ta thấy lẽ tồn tại cũng như những đặc trưng cơ bản khác của thơ trữ

tình Các tác giả cuốn sách Sức hấp dẫn của thơ Đường đã nhận xét về vấn đề này như

sau:"Ngắn gọn là đặc trưng hình thức của thơ trữ tình Lý luận cơ sở đầu tiên của nó làthuyết "lời không nói hết ý"( ) Nó tin chắc: chỉ cần là "lời", bất luận ít hay nhiều, đềukhông cách gì nói được hết ý Nói cô đọng ít ra có được cái đẹp trau luyện"2 Nhận xéttrên vốn được dành cho thơ cận thể đời Đường, nhưng thực ra, nó đúng cả với thơ trữtình nói chung Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại với lời giải thích rằng cái ngắn gọn và cô

Ngọc Trà dịch, NXB GD, HN, 1998, tr 337.

tr 452 – 454.

Trang 18

đọng của bài thơ trữ tình chỉ là sản phẩm của một sự lựa chọn trong tình thế khó khăn

"ngôn bất tận ý" nhằm "vớt vát" cho được "cái đẹp trau luyện" thì chưa đủ Ý nghĩa củahình thức ngắn gọn không dừng ở đó Không đi sâu thêm vào vấn đề, chúng tôi chỉ xinnhắc lại một ý đã từng được nói tới ở phần trên rằng: thơ trữ tình là tiếng nói của nhữngtình cảm sống động, đang dâng cao và phát triển trong thì hiện tại, vậy thì hơn cái gìhết, ngắn gọn là cách xử lý nghệ thuật hợp lý nhất, tự nhiên nhất giúp bài thơ bảo tồnđược tính sống động và dạng thức kết tinh cao độ ấy của tình cảm Ngoài ra sự ngắn gọncòn có ưu thế rất lớn trong việc tạo nên sự đồng cảm Thử tưởng tượng tất cả thơ trữtình xưa nay đều có hình thức dài như các loại sáng tác văn học khác, hẳn nó đã khôngđược đọc, nhớ, ngâm nga, yêu thích nhiều như thực tế vốn có

Khi đã lưu ý đúng mức tới đặc điểm ngắn gọn của bài thơ trữ tình, ta sẽ lý giảiđược nhiều vấn đề khác về kết cấu văn bản ngôn từ Để đạt tới sự hàm súc cao độ tronghình thức ngắn gọn, người xưa đã rất chú ý đến cách bố cục bài thơ Việc chia một bài

thơ luật ra bốn phần và lấy bốn chữ khởi, thừa, chuyển, hợp (hay phá, thừa, tỉ, kết) để

gọi tên cho từng phần phản ánh những nỗ lực nhằm tăng cường sức chứa, sức biểu đạt,biểu cảm cho một lượng ngôn từ hạn chế, tiết kiệm Việc vận dụng kết cấu song hành(parallélisme) rất phổ biến trong thơ ca phương Đông lẫn phương Tây cũng cần đượcxem là một phương án tích cực giải quyết nghịch lý "lời không nói hết ý", chuyển thế bịđộng sang thế chủ động Việc các hình thái tu từ như ẩn dụ, tỉ dụ, ám dụ, hoán dụ, nhânhoá, những tượng trưng, ước lệ, những cách nói mỉa, nói ngược v.v xuất hiện với mật

độ cao trong thơ trữ tình cũng chứng tỏ một cố gắng đầy ý thức của các nhà thơ nhằm

uốn vặn ngôn ngữ thông thường, tạo nên hiện tượng lệch chuẩn có giá trị, hướng tới

việc biểu đạt những rung động thơ đầy phong phú, phức tạp trong một hình thức súctích, kiệm lời và mang tính gián tiếp Nhìn bao quát hơn, sự hoạt động của nguyên lýtương đương diễn ra trên mọi cấp độ ngôn từ đều có liên quan tới tính ngắn gọn của bàithơ, dù ý nghĩa của nguyên lý này không chỉ giới hạn ở đó, vì như ta đã biết, việc vậndụng nguyên lý này như còn chịu sự chi phối của một niềm khao khát lớn mong đượctrở về cái thế giới lý tưởng trong đó mọi vật đều hợp nhất Như vậy, ngắn gọn là mộthình thức "chọn lọc tự nhiên" của thơ trữ tình Nó vừa là nguyên nhân, vừa là kết quảcủa những cách tổ chức ngôn ngữ đặc thù mà ta đã trình bày sơ lược ở trên Nếu muốn

đi vào tìm hiểu những yếu tố, những quan hệ tạo nên chất thơ mà "trừu tượng hoá" đơn

vị bài thơ thì hẳn những kết luận rút ra sẽ thiếu chiều sâu và sức thuyết phục

Trang 19

1.4.2 Mở đầu và kết thúc

Nói tới bài thơ, dĩ nhiên không thể không đặc biệt chú ý tới mở đầu và kết thúc,

tức là chú ý tới hai điểm đánh dấu giới hạn tồn tại của nó xét thuần túy trên văn bản

So với những tác phẩm tự sự, nhìn trên đại thể, việc mở đầu ở một bài thơ trữ tình

có tầm quan trọng đặc biệt Đối với nhà thơ, đã mở đầu được tức là đã gần như có đượcmột thành phẩm sáng tạo trong tầm với, đã tìm thấy lối thoát (hay là con đường giải tỏa)cho những năng lượng tích tụ, những cảm xúc dồn nén, vật vã Đối với người đọc, tiếpxúc với mở đầu chính là "cú" tiếp xúc, đụng chạm trước tiên với một không khí lạ, mộttrạng thái cảm xúc lạ mang tính chất nghệ thuật "Cú" tiếp xúc đó làm nảy sinh phảnứng tức thì theo hai chiều hướng hoặc tích cực hoặc tiêu cực và buộc người đọc phảinhanh chóng "sửa soạn" một tâm thế tiếp nhận phù hợp ngay trước lúc bị nhịp điệu của

cả bài thơ cuốn đi khó cưỡng nổi Thông thường các câu mở đầu đến với thi sĩ theo mộtnẻo lối bất ngờ, chẳng hẹn mà nên, không cố mà thành, cùng với sự phát khởi của niềmhưng phấn sáng tạo, khiến cho nhiều lúc nhà thơ có cảm tưởng mình được thần nhân trợhứng Tuy nhiên không phải câu đầu cứ tự nhiên đến là tự nhiên thành Có khi bài thơ

đã có mở đầu mà sự tuôn chảy của cảm xúc vẫn chưa bắt đầu do tứ thơ chưa tìm thấy

được một hình thức thể hiện thích hợp Lúc này quả là mới có sự hiện diện của lời mà chưa có sự hiện diện của giọng, và nhà thơ có thể phải có một sự mở đầu lại, mở đầu

khác

Trong nhiều thi thoại Trung Hoa xưa, cổ nhân rất tán thưởng những câu mở đầu

thuộc loại cao xướng, đột ngột, gây ấn tượng mạnh, đập thẳng vào tri giác độc giả hoặc những câu mở ra cảnh tượng mênh mông làm nền cho suy ngẫm cảm xúc Đúng là qua

những câu mở đầu kiểu ấy, hay nói bao quát hơn là qua những câu mở đầu giàu sángtạo, người đọc đã có thể nhận ra chiều hướng phát triển cảm xúc cũng như không khínghệ thuật chung của bài thơ Nhịp điệu của câu mở đầu cũng cho phép hình dung đượcphần nào nhịp điệu của cả bài thơ

Số tiếng trong câu mở đầu cũng có một ý nghĩa nhất định trong việc chi phối sựlựa chọn thể thơ của nhà thơ (trừ trường hợp anh ta tự xác định trước mình sẽ sáng táctheo thể nào) Điều này nếu thực xảy ra cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi các câu trong bàithơ ngoài việc liên kết với nhau nhờ vào nội dung ý nghĩa còn liên kết với nhau theo cácquy luật về sự cân xứng, sự hài hoà âm thanh, nhịp điệu vốn được mã hoá trong những

Trang 20

thể thơ cố định Lúc này, câu mở đầu rất dễ hút nhà thơ rơi vào những điệu thơ quenthuộc Điều đó tuỳ trường hợp có thể mang tính chất tích cực hoặc tiêu cực Đi vào tìmhiểu một bài thơ trữ tình, việc lưu ý đến vấn đề này ở câu mở đầu nhiều khi có tác dụnggiúp ta phán đoán được chính xác về sự tương hợp hay không tương hợp giữa tứ thơ vớihình thức thể loại mà tác giả đã lựa chọn

Với câu mở đầu, những ấn tượng mông lung của nhà thơ về cuộc sống đã bướcđầu được cấu trúc hoá, và theo logic tự nhiên, hàng loạt tương quan cũng xuất hiện đòihỏi được "phổ" vào thơ khiến tác giả đôi khi không ngăn nổi những đợt sóng cảm xúcđang dạt dào kéo tới theo những tương quan đó Vì mở đầu trong một bài thơ trữ tình cóquan hệ rất lớn tới việc hiện thực hoá tứ thơ và tới nội dung, chiều hướng cảm xúc, nên lẽ

dĩ nhiên, qua mở đầu, ta có thể nhìn thấy được phần nào phong cách của từng tác giả vàđặc biệt loại hình kết cấu văn bản ngôn từ của một thời đại thơ Nói cách khác mở đầucủa bài thơ chính là một cánh cửa cho phép người ta đi vào khám phá những nét riêng biệttrong phong cách thơ của một tác giả hoặc của một thời đại Thơ trữ tình dân gian, thơ trữtình trung đại và thơ trữ tình hiện đại đều có những cách mở đầu đặc thù dưới một cáinhìn khái quát nhất Điều này sẽ được trình bày kỹ hơn ở những phần sau của cuốn sách

Ta đã nói tới đặc điểm ngắn gọn của một bài thơ trữ tình Đã là ngắn gọn thì kết thúc của bài thơ phải hàm chứa một ý vị đặc biệt Nếu nhà thơ không đầu tư thích đáng

vào cách kết thúc thì sự ngắn gọn của bài thơ sẽ không được nhận thức như một sự ngắn

- gọn - hoàn - chỉnh, mà chỉ được nhìn nhận như một sự ngắn gọn gò ép, mang tính chấtcưỡng chế dòng chảy tự nhiên của cảm xúc Lời dạy trong một số sách nói về phép làmthơ luật rằng làm thơ phải bắt đầu từ câu kết tuy mang tính chất hơi cường điệu nhưng

có một hạt nhân hết sức đúng đắn, xuất phát từ chỗ nhận thức được vai trò trọng yếu củacâu kết, của kết thúc trong một bài thơ Có rất nhiều ví dụ cho thấy nếu không có mộtkết thúc xứng đáng thì bài thơ sẽ không còn gì cả Câu kết là điểm đọng bao nhiêu tình

ý của bài, là chỗ đi đến cao nhất của cảm xúc, là cái có tác dụng nâng bài thơ lên mộttầm độ tư tưởng rất cao, tạo cho bài thơ có được một cấu trúc vững chắc

Hơn đâu hết, điểm kết chính là điểm quan trọng nhất tạo nên dư ba cho tácphẩm, tạo nên cái gọi là "ngôn hữu tận, ý vô cùng" hay "cam dư chi vị" cho tác phẩm.Một kết thúc hay là kết thúc có khả năng tiếp tục làm dậy sóng trong lòng người đọcngay khi người ta đã đọc bài thơ đến câu cuối cùng

Trang 21

Cũng như với mở đầu, kết thúc của bài thơ có muôn kiểu dạng phong phú.Những định lệ đặt ra cho chúng trong các sách bàn về thi pháp sáng tác (nhất là thi phápsáng tác thơ Đường luật) chỉ có ý nghĩa định hướng bao quát, còn cái có ý nghĩa quyếtđịnh hình thức cụ thể của chúng vẫn là nội dung xúc cảm của bài thơ Các nhà thơ vẫnthường nói tới hiện tượng bài thơ "tự dừng lại" hay tự tìm cho mình một kết thúc thíchhợp Điều này cho thấy thời điểm kết thúc của bài thơ là thời điểm mà tứ thơ đã đượcthể hiện một cách trọn vẹn, trạng thái cảm xúc ứ đầy, căng nhức đã thực sự được giảitỏa và vấn đề mà nhà thơ đề cập đã được nhận thức Một sự kéo dài thiếu cân nhắc sẽtrở nên thừa và bị chính logic nội tại của bài thơ "khai trừ" Tuy nhiên, đối với nhữngthi nhân sành sỏi trong nghề thơ, hiện tượng "tự đến" của câu kết chỉ là phần biểu hiện

bề ngoài Sự thực, họ đã chuẩn bị kỹ lưỡng để sự xuất hiện của nó có khả năng làm cho

cả bài thơ ngời sáng lên

1.4.3 Những đơn vị chỉnh thể trong bố cục của một bài thơ trữ tình

Mặc dù mở đầu và kết thúc có vai trò rất quan trọng nhưng chúng không phải làtất cả bài thơ Những phân tích ở trên cũng đã phần nào cho thấy điều này Ta chỉ có thểnhận ra giá trị đích thực của một sự mở đầu hay một sự kết thúc khi liên hệ với toàn bài,với những đơn vị, những bộ phận được dàn ra giữa hai điểm giới hạn đó, hay nói khái

quát hơn là khi biết đặt chúng vào trong bố cục chung của bài thơ Ở những hình thức

thơ cố định như thơ luật Đường (Trung Quốc, Việt Nam), sonnet, rondeau, triolet (châuÂu) ta thấy có sự phân nhiệm khá rạch ròi cho từng câu, từng đoạn, đến nỗi có thểđịnh tên cho chúng, cho dù bài thơ có nói về vấn đề gì đi nữa Qui định gắt gao về bố

cục trong những hình thức cố định của thơ ca cổ điển chính phản ánh cách mô hình thế

giới của người xưa Ta hoàn toàn có thể nói tới tính triết lý hay tính nội dung, quanniệm của một số thể thơ phát triển cực thịnh trong thời Trung đại

Dĩ nhiên, khi các nhà thơ không vận dụng các hình thức cố định nói trên của thơ

ca vào sáng tác thì bố cục của bài thơ cũng mang những hình thức khác, hết sức đadạng Nhưng dù sao vẫn có một điều bất biến trong mọi hình thức bố cục, đó là bố cụcphải phù hợp với nội dung, với vấn đề được đề cập, phù hợp với quy luật phát triển củacảm xúc và với quy luật tác động Hơn nữa, cách bố cục thường bao hàm trong đó mộtquan niệm, một cách thế nhìn đời, khiến cho người nghiên cứu có thể qua nó nhận rađặc điểm sáng tạo của từng nhà thơ, và rộng hơn, nhận ra đặc điểm kết cấu của một loại

Trang 22

hình thơ nào đó trong lịch sử Kết quả là ta có thể nói tới sự tồn tại của những kiểu thứchay mô hình bố cục nhất định dựa trên một sự nghiên cứu loại hình

Bố cục chính là sự sắp xếp trên bề mặt của văn bản ngôn từ những đơn vị hìnhthức chứ bản thân nó không phải là một đơn vị hình thức Ta nhận ra bố cục của một bàithơ trữ tình chủ yếu thông qua mối tương quan giữa các câu, các liên, các khổ, các đoạn,các phần Do vậy, để hiểu một bố cục, trước hết phải nắm bắt được đặc trưng của nhữngđơn vị chỉnh thể ấy, từ nhỏ đến lớn

Trước hết cần phải dừng lại ở câu thơ - đơn vị cấu thành cơ bản của tác phẩm thơ và không bao giờ vắng mặt trong bất cứ hình thức hay thể thơ ca nào Từ điển bách khoa về các khoa học ngôn ngữ đã nhận diện về câu thơ như sau: "Một dãy âm tiết kế tiếp nhau theo âm luật thì tạo thành một câu thơ Khi một mô hình âm luật kết thúc, biểu thị bằng một chỗ ngắt âm luật, thì đó là chỗ kết câu thơ Cũng có khi, nhờ vần mà

biết được câu thơ từ đâu đến đâu Trên mặt chữ (của Pháp), người ta đánh dấu câu thơbằng cách chừa một khoảng trống ở lề phải trang giấy, nhưng nếu xác định câu thơ làmột thực thể âm luật (entité métrique) thì người ta không thể không nhận thấy rằng mộtcâu thơ trên mặt chữ (vers graphique) có khi gồm hai hoặc nhiều câu thơ âm luật (versmétrique) và ngược lại "1 Trong sự nhận diện về câu thơ như trên, các tác giả đã vừachú ý tới sự tổ chức nội tại các câu thơ theo mô hình âm luật (câu thơ tự do thật ra cũngđược tổ chức theo mô hình âm luật riêng của nó, có điều mô hình này khó được khuônvào những cái tên quen thuộc), vừa chú ý tới hình thức trình bày của câu thơ trên tranggiấy Đặc biệt, nó cũng đã lưu ý tới những "yếu tố thơ" tham gia vào việc xác định sự

tồn tại của câu thơ như chỗ ngắt âm luật (hàm chứa yếu tố nhịp điệu), vần v.v , cũng như đã có sự phân biệt cần thiết giữa câu thơ trên mặt chữ và câu thơ âm luật (tức là giữa câu thơ và dòng thơ).

Như ta đã thấy, do câu thơ thông thường là một đơn vị khá hoàn chỉnh về mặt ýnghĩa và cấu trúc, nó hoàn toàn có thể trở thành đối tượng của một sự nghiên cứu loạihình Nếu căn cứ vào tính ổn định về số tiếng của dòng thơ trong trong bài thơ, ta có thểnói tới loại hình câu thơ 4 tiếng, 5 tiếng, 6 tiếng, 7 tiếng, 8 tiếng và đặc biệt là loại hìnhcâu thơ tự do (tất nhiên với giả định lúc này câu thơ trùng với dòng thơ) Sự phân chia

phát hành, HN, 1977 (tài liệu đánh máy, không đánh số trang).

Trang 23

loại hình theo tiêu chí này dứt khoát phải gắn liền với việc đặt câu thơ vào một trườngchú ý rộng hơn với những hiểu biết về thể thơ

Nếu căn cứ vào cú pháp câu thơ, ta có thể nói tới loại hình câu thơ mang cú pháp độc lập và loại hình câu thơ mang cú pháp suy luận Ví dụ về câu thơ mang cú pháp độc lập: Nguyệt lạc, ô đề, sương mãn thiên/ Giang phong ngư hỏa đối sầu miên (Phong Kiều dạ bạc - Trương Kế); Chu môn tửu nhục xú/ Lộ hữu đống tử cốt (Tự kinh

phó Phụng Tiên huyện - Đỗ Phủ) Câu thơ mang cú pháp độc lập là câu mà ở đó mốiliên hệ giữa các bộ phận câu (gắn liền với sự tồn tại của những ý tượng độc lập) ít mangtính xác định Các từ ngữ kề nhau cấu tạo thành một quan hệ độc lập, không ảnh hưởng

gì tới nhau (xét theo hình thức bề ngoài) Ví dụ về câu thơ mang cú pháp suy luận: Hà

xứ dao vọng quân?/ Giang biên minh nguyệt lâu (Tống Hồ Đại - Vương Xương Linh);

Ơ hay cảnh cũng ưa người nhỉ/ Ai thấy ai mà chẳng ngẩn ngơ! (Chiều thu tức cảnh - Bà

huyện Thanh Quan) Trong những câu thơ trích trên, ta thấy rõ quan hệ phân tích hàmchứa trong từng câu, khiến nó có khả năng liên kết với những câu khác bằng hình thứcsuy luận logic

Khi sự nghiên cứu hướng vào đặc trưng thơ của từng thời đại, ta có thể nói tớiloại hình câu thơ trung đại, loại hình câu thơ hiện đại Lúc này, để đối lập, ta phải vừachú ý tới số tiếng trong câu, vừa chú ý tới cú pháp của câu lại vừa phải chú ý tới mức độđồng nhất giữa dòng thơ và câu thơ cũng như khả năng diễn tả tâm tình thời đại củachúng

Đơn vị chỉnh thể thứ hai trong bố cục cần phải nói tới là liên thơ Thực ra đơn vị

này chỉ tồn tại trong luật thi (hình thành từ đời Đường) và là đơn vị cơ bản của bài thơ.Một bài luật thi gồm có 4 liên, hai liên giữa có những câu đối nhau theo từng cặp một vàtrong liên đầu, liên cuối, các câu không bắt buộc phải đối Giữa các câu trong một liên

có mối liên hệ với nhau cực kỳ chặt chẽ - liên hệ không chỉ bằng ý nghĩa bổ sung - tiếpnối hay đối lập - bổ sung mà còn bằng sự hài hoà âm thanh, sự tương xứng, cân đối vềcác mặt từ pháp, cú pháp Khi phân tích luật thi, đơn vị được trích ra để quan sátthường là liên thơ, điều này càng khẳng định cấu trúc bền vững có tính hoàn chỉnh củaliên, đặc biệt là liên có đối

Cũng nói về luật thi, ta có thể chú ý thêm sự tồn tại của đơn vị giải Bốn câu đầu của bài thơ hợp thành tiền giải (thượng bán tiệt) và bốn câu sau hợp thành hậu giải (hạ

Trang 24

bán tiệt) Khi bình về thơ Đường, Kim Thánh Thán đã xem hai khái niệm này như

những công cụ phân tích hết sức hữu hiệu Nhưng cần thấy rằng sự phân chia bài thơthành hai giải là sự phân chia chủ yếu căn cứ vào nội dung Tính chất hoàn chỉnh vềhình thức của giải không bộc lộ một cách rõ ràng Vả chăng, khi phân tích một giải thơnào đó, sự quan sát vẫn chủ yếu căn cứ vào liên thơ và mối quan hệ giữa các liên thơ

Hiện tượng một bài thơ dài được phân ra thành nhiều khổ là hết sức phổ biến,

nhất là trong thơ hiện đại Dung lượng lớn, nhỏ của một khổ có thể tuỳ thuộc vào từngbài, không có hạn định cứng nhắc (trừ những bài thơ được sáng tác theo một hình thức

cố định như sonnet Sonnet gồm 14 câu, chia khổ hoặc 4 + 4 + 3 + 3 hoặc 4 + 4 + 4 + 2với một mô hình vần tương đối ổn định) Thông thường, một khổ thơ có 4 câu (đúnghơn là dòng) nhưng cũng có khi 2 câu, 3 câu, 5 câu và có thể hơn nữa Tuy nhiên nếu sựtập hợp các dòng đạt tới một khối lượng lớn thì lúc đó thuật ngữ khổ thơ có thể được

thay thế bằng thuật ngữ khác là đoạn thơ Xét riêng ở từng bài, số dòng thơ trong mỗi

khổ thơ thường bằng nhau, thậm chí số tiếng trong từng dòng (thuộc một khổ nào đó)cũng có thể bằng nhau, nếu có so le cũng là không đáng kể, không làm ảnh hưởng mấyđến tính nhịp nhàng trong nội bộ khổ thơ và trong mối liên kết các khổ với nhau Ta haynói đến khổ thơ 4 tiếng, 5 tiếng, 6 tiếng, 7 tiếng, 8 tiếng là vì thế Điều kiện để các dòng(câu) tập hợp lại thành một khổ, có giới hạn phân biệt với các khổ khác thông thườngbằng một khoảng trắng trên trang giấy, đó là các dòng thơ đều biểu đạt những ý thơxoay quanh một tiêu điểm ý, tứ nào đó Mặt khác, chúng có thể liên kết với nhau bằngmột chuỗi vần cố định hoặc bị chi phối bởi một mô hình cú pháp và nhịp điệu nhất định.Như vậy, khổ thơ cũng là một đơn vị hình thức mang tính hoàn chỉnh cấu thành bài thơ

và là đối tượng của bố cục Nhờ có sự phân khổ đều đặn mà sức chứa hay khả năng thểhiện nội dung của bài thơ có thể tăng lên Những mối liên kết (nhất là về mặt ý nghĩa)trong bài cũng trở nên bớt phần gò bó, và lúc này từng khổ thơ xét theo góc độ nào đógiống như một bài thơ nhỏ trong một bài thơ lớn Nhìn từ góc độ tâm lý tiếp nhận, sựphân chia bài thơ ra thành nhiều khổ có thể làm giảm bớt sự căng thẳng ở độc giả dophải tập trung chú ý vào quá nhiều dòng thơ trải ra theo thời gian Hơn nữa, nó tạo chođộc giả những quãng nghỉ ngắn để kịp thấm vào mình ý nghĩa của những lời thơ Phảinói rằng, với sự xuất hiện của khổ thơ, thơ trữ tình đã có một sự điều chỉnh thông minhnhằm xử lý mối quan hệ giữa độ dài của bài thơ với khả năng tập trung chú ý có giớihạn của độc giả trong một đơn vị thời gian Rất ít thấy hiện tượng chia khổ trong bài thơ

Trang 25

trữ tình trung đại Trung Quốc và Việt Nam, nhưng dấu hiệu đầu tiên của sự chia khổ thì

có thể bắt gặp nhiều Ở không ít bài thơ bài luật hay cổ phong trường thiên, các nhà thơ

vẫn thường chú ý phân bố nhiều vần thơ ăn theo một số dòng cố định Riêng đối với cácbài thơ song thất lục bát của Việt Nam, do đặc điểm của thể loại là cứ sau một câu lụcbát (gồm hai dòng) lại đến một câu song thất (cũng hai dòng) cứ thế luân phiên khôngngừng mà bài thơ tự phân đều đặn ra các khổ 4 câu, thường biểu đạt khá trọn vẹn một ýthơ nào đó Từ đây, chúng ta có thể nói rằng chia một bài dài thành nhiều khổ là mộthiện tượng có quy luật của thơ trữ tình, dù hình thức tồn tại của đơn vị khổ thơ hết sức

đa dạng và dù mức độ tự giác chia bài thơ thành nhiều khổ có thể khác nhau ở từng thờiđại Nhưng cũng cần phải nói thêm rằng chính mức độ tự giác của các nhà thơ trên vấn

đề này cũng là một điều hết sức có ý nghĩa Nó là dấu hiệu của một sự chuyển đổi thipháp, một sự đổi mới trong tư duy thơ

Khi đọc một bài thơ có chia khổ, cứ sau mỗi khổ, độc giả lại có một quãng nghỉhơi dài Kết quả là với cấu trúc đó, bài thơ đã thực hiện một sự điều tiết có nghệ thuậtnhịp thở và nhịp điệu đọc của độc giả Tính nhạc của bài thơ, do vậy được cảm nhậnmột cách rõ rệt hơn

Trong một số công trình nghiên cứu về hình thức thơ, người ta đã không đặt ra

vấn đề phân biệt khổ thơ với đoạn thơ Điều này có lẽ có lý do ở tính chất cấu trúc hình

thức không chặt chẽ của đoạn thơ Việc phân chia bài thơ thành các đoạn chủ yếu căn

cứ vào tiêu chí nội dung, tiêu chí biểu đạt ý nghĩa Một khổ thơ cũng có thể là một đoạn,nhưng có khi nhiều khổ hay nhiều dòng liên kết lại xoay quanh một chủ đề nào đó mớihợp thành đoạn thơ Không kể tới trường hợp nhà thơ tự phân đoạn cho bài thơ củamình (mà khoảng cách giữa các đoạn được đánh dấu bằng một khoảng trắng hoặc bằngmột dấu hoa thị), gặp trường hợp cả bài thơ dài được trình bày liền một khối, muốnphân đoạn nó để dễ phân tích, người nghiên cứu phải lưu ý tới tính hoàn chỉnh về ýnghĩa của một tập hợp dòng thơ nào đấy Sự phân đoạn có thể khác nhau ở từng ngườinghiên cứu và điều đó đã phản ánh những mức độ thâm nhập nông sâu khác nhau vàobài thơ

Ta vừa điểm qua những đơn vị chỉnh thể cơ bản trong một bài thơ trữ tình (tức làtrong một chỉnh thể lớn nhất, bao trùm lên tất cả) Giữa chúng, câu thơ (dòng thơ) và

khổ thơ là hai đơn vị có ý nghĩa quan trọng hơn cả (có thể kể thêm đơn vị liên thơ trong

Trang 26

luật thi Trung Quốc và Việt Nam) Sự khác nhau giữa các đơn vị là hiển nhiên do ởchúng khả năng diễn tả ý nghĩa, dung lượng và quy mô hoạt động của nguyên lý tươngđương rất khác nhau Tuy vậy giữa chúng vẫn có những điểm tương đồng Sự tương

đồng này đã được Iu Lotman nói tới như sau trong cuốn Phân tích văn bản thơ: "Nếu

thoạt tiên chúng ta có thể nói rằng mỗi một âm vị trong câu thơ đòi xem nó như một từ,thì tiếp theo, chúng ta cũng có thể xem một câu thơ, thậm chí một khổ thơ, và dĩ nhiên

cả toàn bộ văn bản thơ như một từ được cấu tạo một cách đặc biệt Trong ý nghĩa này,câu thơ - tức là một từ mang tính chất tạm thời đặc biệt, có một nội dung thống nhất vàkhông thể chia cắt Quan hệ giữa câu thơ với những câu thơ khác - đó là quan hệ ngữđoạn xét theo cấu trúc miêu tả và là qua hệ biến hoá xét trong mọi trường hợp kết cấusong hành"1, "Trong một văn bản có sự phân chia thành khổ thơ, khổ thơ có liên hệ vớicâu thơ cũng như câu thơ có liên hệ với từ Trong ý nghĩa này có thể nói rằng nhữngkhổ thơ tạo thành những đơn vị ngữ nghĩa cũng giống như "các từ"2 Từ điểm này,chúng ta nhận thấy những nhà nghiên cứu văn học theo Chủ nghĩa cấu trúc hẳn có cái lýnhất định của mình khi quy kết cấu của một tác phẩm thơ ca vào cấu trúc ngữ pháp.Trong trường hợp vận dụng đắc địa, quan niệm này có thể đưa đến những khám phá thú

vị về cấu trúc của tác phẩm thơ Những sự phân tích sâu sắc về một bài thơ chỉ xoaychung quanh một "chữ mắt" (nhãn tự), "câu thần" (thần cú) phải chăng cũng đã có mộtchỗ dựa lý luận về sự tương đồng cấu trúc của những đơn vị chỉnh thể cấu thành bàithơ?

1.4.4 Những yếu tố đảm bảo sự liên kết trong kết cấu văn bản ngôn từ của một bài thơ trữ tình

Từ xưa đến nay, trong sáng tác cũng như trong nghiên cứu lý luận, người ta vẫn

luôn khẳng định vị trí quan trọng của vần trong thơ Hiện tượng trước đây thơ được xem

là đồng nghĩa với văn vần đã mặc nhiên xác nhận vần như một yếu tố đặc trưng khó bềgạt bỏ của thơ Xét tới tính quan niệm của vần, G Hegel cho rằng vần đáp ứng nhu cầu

"tâm hồn cần nhìn thấy mình được bộc lộ nhiều hơn", khi "cái tinh thần tập trung vàobản thân nó" Nhìn theo góc độ ngôn ngữ học, chúng tôi hoàn toàn tán đồng định nghĩasau đây về vần của Mai Ngọc Chừ: "Vần là sự hòa âm, sự cộng hưởng nhau theo nhữngquy luật ngữ âm nhất định giữa hai từ hoặc hai âm tiết ở trong hay cuối dòng thơ và

1 Iu Lotman, Phân tích văn bản thơ, NXB Giáo dục, 1972 (tiếng Nga), tr 92.

2 Tlđd, tr 96.

Trang 27

thực hiện những chức năng nhất định như liên kết các dòng thơ, gợi tả, nhấn mạnh sựngừng nhịp"1 Định nghĩa trên đã được quán triệt trong toàn bộ chuyên luận của tác giả -một chuyên luận đưa ta tới với những khái quát chủ yếu sau đây về vần (chúng tôi lượcthuật dựa vào phần kết luận của cuốn sách):

- Nói đến vần trước hết nói đến sự hòa âm giữa hai đơn vị hiệp vần.

- Vần có chức năng liên kết văn bản thơ ca

- Ở vần thơ có sự tồn tại của hai mặt đối lập: mặt đồng nhất và mặt khác biệt Hai mặt này song song tồn tại đảm bảo cho vần vừa giữ được tính chất hòa âm lại vừa không lâm vào tình trạng lặp vần.

- Đối với việc thực hiện hai chức năng là vừa tạo ra sự đồng nhất, vừa tạo ra sự

khác biệt cho vần, các yếu tố cấu tạo âm tiết tiếng Việt giữ những vai trò khác nhau.

- Trong những thể thơ truyền thống như Đường luật, lục bát, song thất lục bát,

vần luôn luôn có vị trí cố định và được phân bố theo những nguyên tắc nhất định.

Trong việc phân loại vần thơ, ngoài cách chia thành các vần bằng trắc, chân

-lưng, còn có một cách phân loại khác là dựa vào mức độ hòa âm Dựa vào mức độ đồng

nhất âm tố và đặc biệt là mức độ đồng nhất các đặc trưng ngữ âm, có thể phân biệt baloại vần: chính, thông và ép

- Sự phát triển của vần thơ Việt Nam bị quy định chặt chẽ bởi cấu trúc âm tiết tiếng Việt Vần thơ Việt Nam phát triển theo hướng luôn tạo ra sự thay đổi trong giới

hạn nhất định của tổ chức âm tiết bằng cách tăng cường phối hợp các khả năng kết hợp

có thể có của thành phần cấu tạo âm tiết Theo hướng tự do hơn nữa, vần thơ hiện đại

còn có thể vượt ra ngoài quy luật phân bố của các thành phần cấu tạo âm tiết ở trong vần thơ truyền thống Tình hình này làm cho tỷ lệ xuất hiện hai loại vần thông và vần

ép ở một số nhà thơ, ở một số bài thơ tự do có chiều hướng tăng lên so với thơ ca truyền thống 2

Nói chung, những kết luận vừa nêu đã cho ta một cái nhìn khá toàn diện về vầnthơ (cụ thể là vần thơ Việt Nam) Nhưng theo định hướng nghiên cứu của mình, điềuchúng tôi quan tâm nhiều hơn là sự phát triển của vần trong thơ từng thời đại khác nhau

Kết luận sau cùng của Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học đã khẳng định

2 Tlđd.

Trang 28

quả có sự phát triển đó Thật thú vị là ngay yếu tố có vẻ mang tính kỹ thuật thuần tuýtrong thơ cũng có những biến đổi khi được cấu trúc hóa vào một chỉnh thể lớn hơn: loạihình thơ; và đến lượt nó, vần lại góp phần vào việc nhận diện thơ của thời đại này vớithời đại khác (tất nhiên là ở mức độ tương đối và phải phối hợp với nhiều "yếu tố thơ"khác nữa).

Vần tuy là một yếu tố quan trọng nhưng không bắt buộc phải có trong mọi bài

thơ, nhất là thơ tự do Trong khi đó, sự tồn tại của nhịp - một yếu tố có mối liên hệ

khăng khít với vần - lại mang tính tất yếu, phổ quát Là nghệ thuật thời gian, cũng như

âm nhạc, văn học nói chung và thơ trữ tình nói riêng bao giờ cũng quan tâm tới vấn đềnhịp điệu Nếu không có nhịp điệu, người ta không thể nào nhận thức nổi, nhận thứcđúng về nội dung của chuỗi âm thanh, chuỗi ngôn từ phát ra tưởng chừng vô tận theothời gian Nhờ nhịp điệu gắn liền với những điểm ngắt, ngừng được phân bố hợp lý căn

cứ vào quy luật tổ chức nội dung ý nghĩa của ngôn từ và khả năng chú ý, theo dõi cũngnhư nhịp thở tùy trạng thái cảm xúc của độc giả mà chuỗi ngôn từ bất định kia được cấutrúc, trở thành tác phẩm nghệ thuật, có khả năng gây xúc động và đưa lại những nhậnthức mới về cuộc sống Nhưng mặc dù có những điểm chung với nhịp điệu trong vănxuôi, trong những tác phẩm tự sự, nhịp điệu trong thơ, đặc biệt là thơ trữ tình vẫn cónhiều nét riêng Iu N Tynianov đã phân tích: “Trong văn xuôi (nhờ sự đồng thời củalời nói), thời gian được cảm thấy rất rõ; hiển nhiên đó không phải là những tương quan

về thời gian có thực giữa các sự kiện, mà chỉ là những tương quan có tính chất ước lệ Trong thơ thì thời gian hoàn toàn không thể cảm giác được Các tiểu tiết của chủ đề vànhững đơn vị lớn của chủ đề đều được cân bằng nhau bởi cấu trúc chung của thơ"1.Nhìn chung, so với nhịp điệu của văn xuôi, nhịp điệu của thơ trữ tình có tính tổ chứccao hơn hẳn đến mức trở thành yếu tố đặc trưng nhất của thơ, bởi thơ về cơ bản đãđược giải phóng khỏi chức năng tạo hình, thuật sự để tập trung vào việc biểu hiện,bộc lộ cảm xúc, mà cảm xúc, như ta biết, là một cái gì rất khó định hình, khó nắm bắt.Xuất phát từ tình thế này, nhịp điệu trong thơ phải đảm trách nhiệm vụ vừa phân địnhlớp lang của dòng cảm xúc được diễn tả bằng những âm thanh mang nghĩa, vừa đóngvai người thuyết minh tích cực, tận tụy cho chính dòng cảm xúc ấy, khi lượng ngôn từdùng để dẫn giải, rào đón, mô tả đã được rút lại gần ở mức tối thiểu

154 –155.

Trang 29

Phải nói rằng giữa những yếu tố (hay điều kiện) tạo nên tính hàm súc của ngônngữ thơ, nhịp điệu đã đóng một vai trò hết sức cơ bản.

Khó bề khuôn ý nghĩa của nhịp điệu vào một mô hình âm luật đơn giản, dù thực

ra ban đầu những mô hình âm luật ấy cũng được xây dựng nên từ việc chế định hoá mộtkiểu dạng nhịp điệu nào đó Các nhà Hình thức chủ nghĩa Nga từ những năm 20 của thế

kỷ đã rất chú ý đến vấn đề này mà việc đầu tiên của họ là phân định rạch ròi hai khái

niệm âm luật và nhịp điệu V Zhirmunski từng lý giải: "Trong thơ ca không tồn tại cái

nhịp điệu thuần tuý, cũng như trong hội họa không tồn tại sự đối xứng thuần túy Chỉtồn tại nhịp điệu như là sự tác động lẫn nhau giữa các thuộc tính tự nhiên ở chất liệungôn từ và quy luật bố cục về sự luân phiên được thực hiện một cách không đầy đủ, do

có sự kháng cự của chất liệu"1 Triển khai tư tưởng này vào tâm lý học nghệ thuật, L.S.Vygotski đã phát hiện ra một chức năng khác của nhịp điệu là chức năng giải quyết

catharsis trong thơ Nói cụ thể hơn đó là chức năng khơi dậy mâu thuẫn đối nghịch

trong tâm lý cảm thụ để sửa soạn cho một sự "thanh lọc" trọn vẹn, mà tâm lý cảm thụ

nguyên là một phản ứng thẩm mỹ tự nhiên trước sự "bất hòa" giữa thuộc tính ngữ âm vốn có của một chất liệu ngôn từ cụ thể nhất định với khuôn âm luật trong tư cách một

quy luật lý tưởng điều khiển sự luân phiên các âm thanh mạnh và yếu trong một câuthơ Ông viết: "Nền tảng của nhịp điệu được hợp thành bởi cái cảm giác về sự đấu tranhgiữa âm luật của thể thơ với ngôn từ, về sự bất hòa, sự không ăn khớp, sự mâu thuẫngiữa chúng với nhau"2

Đến đây, thiết tưởng phải có một ghi chú Những phân tích ở trên không nhằm đitới kết luận cực đoan cho rằng những mô hình âm luật khá ổn định của các thể thơ vốnbao hàm trong đó cơ cấu nhịp điệu (hiểu theo nghĩa hẹp) đã được tiêu chuẩn hoá là mộtcái gì chỉ mang tính hình thức và ít có ý nghĩa Sự thực, những mô hình âm luật đó vốn

là sự kết tinh thành quả lao động nghệ thuật của bao nhà thơ trong một thời gian dài.Khi đã có một hình thức tương đối xác định, nó có tác dụng tạo nên một cái "chuẩn" tốithiểu về mặt hoà âm (không tách rời ý nghĩa) hay một cái nền nhịp điệu chung để trên

đó các nhà thơ tạo dựng nên nhịp điệu riêng cho thơ mình tùy thuộc vào nội dung, tínhchất và cường độ của những cảm xúc cụ thể trong những hoàn cảnh cụ thể Vấn đềmuốn nói thực ra là cần có một quan niệm cởi mở, sát thực tế về nhịp điệu và chưa thể

Trường viết văn Nguyễn Du, HN, 1995, tr 409.

2 Tlđd, tr 409.

Trang 30

bằng lòng với những tri thức mà các sách mô tả về thể thơ mang tính chất tĩnh tại đưađến.

Xin trở lại tìm hiểu điều kiện tồn tại của nhịp điệu trong thơ trữ tình Có thể nói

một cách khái quát: nhịp thơ là cái được nhận thức thông qua hệ thống những điểm ngắt (césure), điểm ngừng (pause) được tổ chức một cách chặt chẽ trong bài thơ hướng tới

mục đích thẩm mỹ Những điểm ngắt, điểm ngừng đó đã phân chia chuỗi ngôn từ thơ rathành từng nhóm âm tiết và đặc biệt là thành câu, thành khổ, thành đoạn, tức là nhữngđơn vị chỉnh thể của văn bản thơ mà ở trên ta đã khảo sát Nếu những điểm ngắt, điểmngừng được phân bố vào các vị trí cố định và xuất hiện đều đặn theo chu kỳ thì ta có thể

sẽ có những câu thơ, khổ thơ cách luật và hơn nữa là có bài thơ cách luật Nếu nhữngđiểm ngắt, điểm ngừng được phân bố linh hoạt, phóng túng, không theo cái khung cốđịnh nào thì rất có thể ta sẽ có câu thơ tự do và bài thơ tự do (Chúng tôi dùng từ “cóthể” nhằm lưu ý rằng: riêng hệ thống điểm ngắt, điểm ngừng tự nó chưa làm nên diệnmạo riêng của một thể thơ và trong thơ cách luật, không phải bao giờ sự ngắt, ngừngcũng nhất nhất tuân theo một mô hình cứng nhắc) Khi ta tiếp xúc với một bài thơ bằng

“kênh hình”, cái trước tiên đập vào mắt là sự xuất hiện của các đơn vị như âm tiết,nhóm âm tiết, câu thơ, khổ thơ… Ta dễ nghĩ rằng chính sự lặp lại có quy luật của cácđơn vị giống nhau đó tạo nên nhịp thơ và nó là cái có tính thứ nhất Kỳ thực thì phải nói

ngược lại, nếu ta quan niệm nhịp điệu thực chất là một sự sáng tạo, một hành động tổ chức thể hiện rõ bản chất chủ quan của thơ trữ tình Tất nhiên, khi nói điều này, ta

không quên tác động tích cực trở lại của các đơn vị chỉnh thể như câu thơ, khổ thơ đốivới quá trình tạo nhịp

Những điểm ngắt, điểm ngừng có thể liên quan hoặc không liên quan tới sự tồntại của vần mà liên quan tới những quy định khác trong mô hình âm luật, nhưng phảinhận rằng những điểm ngắt, ngừng nhờ vần bao giờ cũng có một vị trí nổi bật Điều này

đã được nhiều tài liệu nghiên cứu về thơ chỉ ra Nhờ vần, những điểm ngắt, ngừng trở

nên sắc nét hơn (những điểm ngắt, ngừng hoặc mang tính chất hiển nhiên theo một mô hình âm luật ổn định, hoặc mang tính chất tạm thời tùy vào sự nhạy cảm của người đọc

khi diễn xuất bài thơ) Tiếp tục tìm hiểu mối tương quan này, ta có thể nhận ra thêmđược nhiều điều rất có ý nghĩa, chẳng hạn: "Do ở thơ tự do, số lượng âm tiết trong từngdòng thường không cố định, đơn vị nhịp điệu có thể dài ngắn khác nhau, người ta không

Trang 31

thể ngừng nhịp theo mô hình sẵn có, khi ấy, trong nhiều trường hợp, vần trở thành mộttiêu chí rất quan trọng giúp người ta ngừng nhịp đúng chỗ"1.

Nói cho thật sát thực tế, nhịp điệu trong thơ là cái không chỉ được cảm nhận qua

những điểm ngắt, ngừng mà còn qua những điểm nhấn do trọng âm của từ quy định (đối

với thơ trọng âm như thơ Nga) hay do thanh điệu, do âm sắc nổi bật của một âm tiết(hay nhóm âm tiết) trong mối tương quan với những âm tiết (hay nhóm âm tiết khác)đòi hỏi Có thể dễ dàng tìm ví dụ minh họa cho điều này, chẳng hạn trong thơ Hàn Mặc

Tử: Bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối/ Gió thu lọt cửa cọ mài chăn (Thức khuya); Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi / Hổn hển như lời của nước mây / Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc/ Nghe ra ý vị và thơ ngây (Mùa xuân chín) Những từ in đậm ở trên là

những từ mà bất giác khi đọc độc giả phải nhấn mạnh do chính đặc trưng âm thanh và ýnghĩa của chúng Việc nhấn mạnh này hiển nhiên tham gia vào việc tạo nên ấn tượng vềmột thứ nhịp điệu phong phú của bài thơ Dĩ nhiên, cái gọi là điểm nhấn không chỉ liênquan tới một vài từ cá biệt trong câu thơ như từ láy, từ địa phương, từ diễn tả các âmthanh, màu sắc và các động tác mạnh… mà còn gắn rất chặt với hình thức điệp từ, điệpngữ lan từ nội bộ câu thơ (dòng thơ) sang đoạn thơ nữa

Để khảo sát hình thức nhịp điệu của một bài thơ trữ tình trung đại, ta có thể dựa

vào nhiều đơn vị tổ chức văn bản như câu thơ, liên thơ, đoạn thơ, nhưng thực tế chothấy rằng giữa chúng, câu thơ vẫn là đơn vị cơ bản nhất Điều này có nguyên nhân ở

chỗ: trong thơ trữ tình trung đại, mức độ đồng nhất giữa câu thơ (tức là câu ngữ pháp

-dĩ nhiên là ngữ pháp của thơ) với dòng thơ rất cao (sự đồng nhất cao đến nỗi nhiều khi

ta hầu như không có nhu cầu dùng thuật ngữ dòng thơ nữa), do đó những yếu tố tạo

nhịp điệu cũng tập trung ở đây với mật độ khá dày Xin chứng minh qua một câu trong

bài Đèo Ba Dội của Hồ Xuân Hương: Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc Câu thơ này đã

được viết ra theo đúng mô hình âm luật của thơ luật Đường và trong đó có mặt phầnlớn những yếu tố tạo nhịp điệu Nhịp điệu đa dạng của câu thơ được cảm nhận qua hìnhthức ngắt 4/3 mang tính quy phạm, qua việc tôn trọng đòn cân thanh điệu (âm tiết thứ 4khác thanh với âm tiết thứ 2 và thứ 6, có nghĩa là âm tiết thứ 2 và thứ 6 cùng thanh), qua

cú pháp đảo trang mạnh mẽ (bình thường người ta nói Cơn gió thốc cành thông lắt lẻo), qua âm điệu nổi bật của từ láy lắt lẻo, qua chỗ nhấn ở phụ âm đầu của hai âm tiết thông

và thốc (do chúng điệp âm với nhau) Hơn thế, các yếu tố tạo nhịp điệu ở đây không

Trang 32

hoạt động riêng rẽ mà chúng hỗ trợ cho nhau vì một nhịp điệu chung Chẳng hạn nhờ cú

pháp đảo trang mà âm điệu vốn đã nổi bật của từ láy lắt lẻo càng thêm nổi bật Đó là ta

chưa kể tới những âm vang tiềm tàng trong câu thơ mà chúng chỉ phát lộ ra trong mốiquan hệ với những câu thơ khác cùng liên hoặc khác liên

Ví dụ vừa rồi có thể đưa đến hai kết luận chính không chỉ liên quan tới việcnghiên cứu thơ trữ tình trung đại Kết luận thứ nhất: khi đi vào tìm hiểu bất cứ một "yếu

tố thơ" nào trong bài thơ, ta cũng không tránh khỏi việc động đến những yếu tố khácvốn cùng nằm trong một mạng lưới quan hệ chằng chịt Mạng lưới quan hệ ấy tạo nêncái mà người ta có thể gọi bằng những tên khác nhau tùy thuộc vào góc độ nhìn nhận

Nếu quan tâm chủ yếu tới tốc độ lưu chuyển của chuỗi ngôn từ do mạng lưới quan hệ ấy tạo nên, có thể gọi chính nó là nhịp điệu Nếu nghiêng về chú ý âm vực cao thấp của các đơn vị phát âm trong chuỗi ngữ lưu, có thể gọi mạng lưới quan hệ ấy là ngữ điệu Còn nếu muốn nhấn mạnh vào khả năng dẫn dụ, thôi miên tựa âm nhạc tiềm tàng trong mạng lưới quan hệ ấy, có thể gọi nó là nhạc điệu Dĩ nhiên, không nên đồng nhất ba

khái niệm nhịp điệu, ngữ điệu và nhạc điệu, nhưng phải thấy rằng chúng thực sự baohàm lẫn nhau vì đều hướng tới định danh cùng một khách thể

Kết luận thứ hai: câu thơ là đơn vị nhịp điệu cơ sở của thơ trữ tình trung đại vàcũng là đơn vị khảo sát không thể bỏ qua khi ta nghiên cứu nhịp điệu trong một bài thơtrữ tình hiện đại Điều khẳng định này tiếp tục đưa đến một hệ luận: có sự tồn tại củanhững loại hình nhịp điệu khác nhau trong thơ của từng thời đại khác nhau, bởi ta đãtừng nói tới sự tồn tại thực tế của nhiều loại hình câu thơ

Để tiếp tục triển khai luận điểm vừa nêu trên, xin được nói rõ hơn một chút về

nhịp điệu của thơ trữ tình hiện đại Trong vô số bài thơ thuộc loại hình thơ này, nhất là thơ tự do, đơn vị cấu tạo cơ sở không phải câu (khái niệm câu trong văn cảnh này cần được hiểu là dòng), mà là đoạn (đoạn thơ), vì vậy, sự khảo sát về nhịp điệu nhiều khi

phải dựa trước hết vào các đoạn đó Điều này không có gì khó hiểu khi trong thơ trữtình hiện đại, sự không trùng khớp giữa câu thơ và dòng thơ đã trở thành một hiệntượng phổ biến Khái niệm câu thơ vốn quen thuộc trong thi pháp học truyền thống lúcnày trở nên khó dùng đại trà, mà nếu có được dùng thì cũng dùng với nhiều rào đón đểtránh hiểu nhầm Tính trọn vẹn (tương đối) về mặt ý nghĩa (và do đó, về mặt ngữ pháp)của dòng thơ không bị xem là chuyện bắt buộc Điều này đã làm thay đổi cách sáng tạo

Trang 33

nhịp điệu của nhà thơ, cho phép anh ta phân bố lại các yếu tố tạo nhịp trong một “khônggian” rộng thoáng hơn dòng thơ, là đoạn thơ

Chúng tôi đã trình bày đặc điểm kết cấu văn bản ngôn từ của thơ trữ tình - mộtvấn đề tuy không còn mới nhưng nhìn chung vẫn ít được nghiên cứu dưới cái nhìn tổngthể Do yêu cầu đã đặt ra cho cuốn sách, chúng tôi đành phải bỏ qua việc mô tả các thểthơ với những mô hình âm luật của chúng, bỏ qua việc phân tích những dạng kết cấuthường gặp như vòng tròn, lượn trôn ốc, xâu chuỗi, lặp - điệp khúc và càng chưa thểnói gì về lối thơ thị giác khá đặc biệt mà một số người (như Guillaume Apolillnaire với

tập Calligrammes – Thơ hình chữ xếp) đã say sưa thể nghiệm.

Nhìn chung, trong Chương 1, nhiệm vụ trung tâm của chúng tôi là xác định cho được một khái niệm kết cấu thơ trữ tình có khả năng vận dụng Kết cấu thơ trữ tình

không phải là một cái gì mang tính chất thuần túy kỹ xảo Sự thực, nó gắn liền với hànhđộng tự bộc lộ của chủ thể, gắn liền với bản chất sáng tạo của thơ mà biểu hiện cao nhất

là sáng tạo ra một cái nhìn mới về cuộc đời Chúng tôi đã đi vào phân tích kỹ hai cấp độcủa kết cấu thơ trữ tình là kết cấu hình tượng và kết cấu văn bản ngôn từ để khẳng địnhphương hướng nghiên cứu luôn tôn trọng mối quan hệ tự nhiên, tất yếu giữa hai cấp độnày - một phương hướng nghiên cứu mà theo chúng tôi có khả năng tiếp cận đúng bảnchất thơ trữ tình như là "vương quốc của cái chủ quan" Bên cạnh đó, nội dung các khái

niệm tứ thơ, bài thơ, nhịp điệu cũng đã được làm rõ, tạo cơ sở thuận lợi cho những

nghiên cứu chi tiết về các loại hình kết cấu thơ trữ tình ở phần sau

Trang 34

Chương 2 LOẠI HÌNH KẾT CẤU THƠ TRỮ TÌNH

[Trích Chương 2 Luận án tiến sĩ Kết cấu thơ trữ tình (nhìn từ góc độ loại hình)]

2.1 Khái niệm loại hình kết cấu thơ trữ tình

2.1.1 Phương pháp loại hình và việc phân chia loại hình văn học

Hiện nay, trong khoa học văn học, danh sách các phương pháp nghiên cứu màngười ta đã biết tới và sử dụng là một danh sách khá dài Có thể thấy ở đây tên gọi của

những phương pháp như thực chứng, so sánh, cấu trúc, ký hiệu học, hệ thống, xã hội học, tâm lý học, loại hình Những phương pháp này có giá trị bình đẳng với nhau trong

hệ phương pháp của một lĩnh vực nghiên cứu chuyên biệt nào đó và tính hiệu quả củachúng bị quy định bởi cách vận dụng, tức là cách xử lý mối quan hệ giữa yêu cầu củađối tượng và mục tiêu của công trình nghiên cứu Trong số những phương pháp này,

phương pháp loại hình có một ý nghĩa quan trọng khi người ta đối diện với vấn đề

tương quan giữa cái chung và cái cá biệt, giữa cái chung và cái riêng xuất hiện khi

nghiên cứu quá trình văn học Trong Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, M.B Khrapchenko đã xác định mục đích của phương pháp loại hình là "nó tìm

hiểu những nguyên tắc và những cơ sở cho phép nói tới tính cộng đồng nhất định về vănhọc - thẩm mỹ, tới việc một hiện tượng nhất định thuộc về một kiểu, một loại hình nhấtđịnh"1 Nhìn chung phương pháp loại hình đã phát huy hiệu quả tích cực trong việcphân loại văn học nghệ thuật - một công việc hướng về nhiều đối tượng nghiên cứu đadạng: khuynh hướng văn học, thể loại, phong cách, đặc điểm phát triển của các nền vănhọc khác nhau thuộc những thời đại lịch sử khác nhau và ở những dân tộc khác nhau Chính phương pháp loại hình khi được vận dụng vào thực tế đã đẻ ra một khái niệm

công cụ quan trọng là loại hình - một khái niệm được dùng để chỉ một loạt hiện tượng

cùng có chung một số đặc điểm nhất định

Để có thể nghiên cứu sâu sắc lịch sử phát triển của thơ ca cũng như phát hiện vàđịnh giá được một cách chuẩn xác những đặc trưng nghệ thuật của thơ ca từng thời đạihay thơ ca thuộc các bộ phận sáng tác khác nhau, từ lâu, phương pháp loại hình đã được

NXB Tác phẩm mới, HN, 1978, tr 338

Trang 35

vận dụng Tuy nhiên, phụ thuộc vào những tiêu chuẩn phân loại khác nhau mà sựnghiên cứu loại hình đối với thơ cũng đạt được những kết quả khác nhau Hơn nữa,chưa bao giờ việc nghiên cứu các loại hình thơ lại tách rời việc nghiên cứu các loại hìnhsáng tác nói chung.

G Hegel trong cuốn Mỹ học của mình là người đầu tiên đã chia lịch sử phát triển của nghệ thuật thành các loại hình: nghệ thuật tượng trưng, nghệ thuật cổ điển và nghệ thuật lãng mạn Sự xuất hiện kế tiếp của các loại hình nghệ thuật này ứng với sự

đối tượng hoá Tinh thần tuyệt đối ở những mức độ và trong các hình thức khác nhau:kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, hội họa, thơ ca Được gợi ý bởi cách phân loại nói trên,

V Zhirmunski cũng đã chia thơ ca ra hai loại: thơ ca cổ điển và thơ ca lãng mạn, tất

nhiên với sự xác định các khái niệm cổ điển, lãng mạn không hoàn toàn giống của G.

Hegel, cùng với sự đánh dấu khác về cái mốc phát triển của các loại hình thơ ca đó Từ

chỗ nhận thấy tính đặc thù của văn học thời Trung cổ, nhiều nhà nghiên cứu khác, đã

theo một logic tự nhiên, tìm cách khu biệt nó với các thời kỳ văn học phát triển trước vàsau nó Và thế là trong tư duy nghiên cứu của họ, cái ý thức về sự phân chia loại hìnhlịch sử đối với văn học cũng xuất hiện Lúc này lịch sử văn học được hình dung qua sự

tồn tại nối theo nhau của các loại hình: văn học cổ đại, văn học trung đại (trung cổ), văn học cận đại và văn học hiện đại Riêng văn học dân gian thì người ta đã mặc nhiên

xem là một thực tế nghệ thuật biệt lập "hoàn toàn nằm ngoài hệ thống văn học trung cổ"

(B.L Riftin) Theo quan điểm phổ biến ở ta (và cả ở Trung Quốc), văn học dân gian là

sản phẩm của một kiểu tư duy nghệ thuật thời tiền chữ viết nhưng nó phát triển mãi tới

sau này thành một "dòng" riêng bên cạnh những sáng tác thường được gọi là văn học viết Còn ở phương Tây, người ta thường đem đối lập khái niệm văn học dân gian với khái niệm văn học cao cấp và cho rằng loại hình sáng tác "vốn nhằm phục vụ cho quảng

đại độc giả lớp dưới" này ra đời vào những năm đầu Công nguyên1

Cũng trong phạm vi của một sự nghiên cứu loại hình đối với văn học, khi vậndụng tiêu chí về mối quan hệ giữa văn học với hiện thực, L.I Timofeev đã chia thực

tiễn văn học ra hai kiểu sáng tác: kiểu sáng tác hiện thực và kiểu sáng tác lãng mạn.

Theo ông, hai kiểu sáng tác cơ bản này vượt ra ngoài những quy định của hoàn cảnhlịch sử cụ thể, của lập trường quan điểm nhà văn và của nội dung tư tưởng tác phẩm

phương pháp loại hình, TCVH 2/1974, 107 – 123.

Trang 36

Hai kiểu này gắn liền với những tính chất, những đặc điểm cơ bản của quá trình văn học

và tìm thấy biểu hiện cụ thể lịch sử của mình trong các phương pháp nghệ thuật khácnhau nhất Do không phụ thuộc vào lập trường tư tưởng, trình độ nhận thức hay tầm vóccủa tài năng mà chỉ biểu hiện thiên hướng, cách thức tiếp cận cuộc sống và phương thức

xây dựng hình tượng (khách quan, thiên về tái tạo hay chủ quan, thiên về biểu hiện) nên

kiểu sáng tác không phải là dấu hiệu của giá trị Các kiểu sáng tác không loại trừ nhau

mà mỗi kiểu có lý do tồn tại và có sức hấp dẫn riêng Thậm chí, trong những sáng tác cụthể, hai kiểu này có sự giao thoa, kết hợp với nhau Việc phân chia loại hình sáng tác rahai kiểu như trên của L.I Timofeev chính là sự kế thừa quan niệm của F Schiller về hai

loại thơ ca: thơ ca hồn nhiên và thơ ca tình cảm - một quan niệm đã được V.G.

Belinski tiếp thu và khẳng định Nó có căn cứ lý luận và thực tiễn, rất cần thiết cho sángtác và nghiên cứu văn học Tuy nhiên, theo M.B Khrapchenko, cách phân chia loại hìnhnày còn mang tính chất "hẹp hòi", không bao quát hết được thực tế văn học phong phú,

đó là chưa kể quá trình văn học được hình dung qua hai kiểu sáng tác này xem ra giốngnhư một "cái vòng luẩn quẩn" Từ nhận định này, Khrapchenko đã nêu một vấn đề có ýnghĩa định hướng cho việc vận dụng phương pháp loại hình: "Không nhất thiết chỉ xemkiểu (type) sáng tác như là một hiện tượng được lặp lại nhiều lần trong lịch sử văn học

và nghệ thuật Những nét giống nhau trong việc chiếm lĩnh thẩm mỹ thế giới, trong việckhái quát hiện thực thường nảy sinh trong một thời đại nhất định nói lên con đường đặcbiệt của sự sáng tạo"1

Qua ý kiến trên của M.B Khrapchenko, ta thấy toát lên một tư tưởng: nghiêncứu loại hình có triển vọng hơn cả là nghiên cứu loại hình lịch sử, tức là hướng nghiêncứu quan tâm tìm hiểu sự phát triển nối tiếp nhau của các kiểu văn học trong lịch sử.Theo hướng nghiên cứu này, chẳng những ta có thể có được cái nhìn xuyên suốt về lịch

sử phát triển của văn học mà còn có cơ hội đi sâu khám phá vẻ đẹp riêng của từng loạihình cùng những cái chuẩn thẩm mỹ mang tính thời đại mà chúng vừa phụ thuộc vào lạivừa góp phần xây dựng nên Cũng cần nói thêm là cái tư tưởng "toát lên" đó vốn đãđược quán triệt từ lâu trong các công trình nghiên cứu của những nhân vật nổi tiếng như

M.M Bakhtin, B.L Riftin, Ju Lotman v.v Ở đây, tác giả Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học chỉ là người khái quát lại về mặt lý luận.

NXB Tác phẩm mới, HN, 1978, tr 405.

Trang 37

Tiếp nhận tư tưởng nghiên cứu loại hình lịch sử nói trên (vốn rất phổ biến tronggiới nghiên cứu văn học Xô viết), ở ta, trong những năm gần đây, các nhà lý luận cũng

đã bắt đầu nói nhiều đến khái niệm kiểu sáng tác Trong sách giáo khoa Văn 12 - Phần văn học nước ngoài và lý luận văn học 1, Trần Đình Sử đã đề cập các kiểu văn học như

thần thoại, truyền thống và hiện đại Đây là cách phân chia loại hình ở cấp độ khái quát nhất Nó đã quán triệt được quan điểm lịch sử về sự phát triển của văn học Tham khảo

nó, Nguyễn Văn Hạnh đã nêu một phương án phân loại và gọi tên khác: "Nhìn sự pháttriển của văn học một cách tổng quát, theo ý chúng tôi, có căn cứ để phân biệt ba "kiểu

loại" văn học bao trùm: văn học dân gian, văn học cổ điển và văn học hiện đại Đằng sau những "kiểu loại" văn học này là những cái mốc lớn, những thời đại lớn trong sự

phát triển của văn học Đây là những "kiểu loại" văn học có quan điểm riêng về lý luậnvăn học, có thi pháp riêng, có cách khai thác riêng về thể loại, ngôn ngữ, thủ pháp nghệthuật Các "kiểu loại" này kế tục nhau, nghĩa là kế thừa nhau, tiếp tục nhau trong lịch sửvăn học Nhưng phát triển ở đây, theo quy luật đặc thù của văn học là tương ứng vớicuộc sống, tương ứng với thời đại, nên vừa có sự khác biệt về trình độ, tiến từ thấp đếncao, từ đơn giản đến phức tạp, lại vừa có tính chất không lặp lại, có vẻ đẹp riêng, chấtthơ riêng"2 Thoạt nhìn, tên gọi của các loại hình văn học mà Nguyễn Văn Hạnh đề nghị

có vẻ quen thuộc hơn và dễ vận dụng hơn trong công việc nghiên cứu Nhưng vấn đềkhông chỉ khuôn vào mỗi việc gọi tên mà chủ yếu nằm ở chỗ người nghiên cứu phảilàm sao thấm nhuần được ý thức lịch sử Rõ ràng là không ổn khi ta hình dung rằng khi

“kiểu loại” văn học dân gian chấm dứt sự tồn tại của mình thì “kiểu loại” văn học cổđiển mới ra đời để tiếp nối Sự thực, như chúng tôi đã nói, trong thời trung đại, văn họcdân gian và văn học bác học (mà ngày nay có thể được gọi là văn học cổ điển) vẫn tồntại và phát triển song song đó thôi Thậm chí, cho đến tận bây giờ, ca dao – một bộ phậncủa văn học dân gian – vẫn còn chưa đi đến tận cùng con đường phát triển của nó Mộtvấn đề mới đặt ra: phải chăng với bộ phận văn học dân gian ra đời và phát triển ở thờitrung đại, ta không nên đưa chúng vào hệ thống phân loại theo những tiêu chí màphương pháp loại hình lịch sử đòi hỏi? Nếu chấp nhận nó, một công trình lý luận theoquan điểm của thi pháp học lịch sử không còn mang tính “thuần khiết” nữa

2.1.2 Các loại hình thơ trữ tình và những bình diện nghiên cứu về chúng

1 NXB GD, 1992, tr 144.

67.

Trang 38

Việc phân chia loại hình lịch sử thơ trữ tình không tách rời việc phân chia loạihình lịch sử đối với văn học nói chung Đã nói đến văn học trung đại và văn học hiệnđại thì dĩ nhiên cũng có thể nói tới thơ trữ tình trung đại và thơ trữ tình hiện đại (trongcuốn sách này chúng tôi không dùng thuật ngữ thơ trữ tình trung đại mà dùng thuật ngữthơ trữ tình cổ điển thuận theo thói quen đã được nhiều nhà nghiên cứu chấp nhận; dùsao, đây cũng chỉ là cách gọi tên có tính quy ước) Từ cổ điển (hay trung đại/ truyềnthống) đến hiện đại, thơ trữ tình đã có một lịch sử phát triển lâu dài, liên tục theo quyluật đặc thù của nghệ thuật Trong quá trình phát triển nối tiếp nhau của mình, hai loạihình thơ này luôn duy trì mối liên hệ sống động với loại hình thơ dân gian – một loạihình thơ có con đường vận động riêng xuyên qua cả thời trung đại lẫn thời hiện đại Đây

là một lý do khiến trong cuốn sách của mình chúng tôi thấy khó mà bỏ qua được việctrình bày về thơ trữ tình dân gian, mặc dù đã thấy trước những khó khăn sẽ nảy sinh khiphải xử lý vấn đề theo logic lịch sử Lý do thứ hai: dẫu sao cũng cần có sự so sánh đồng

đại để nhận ra được nét đặc trưng của từng loại hình Có lẽ việc kết hợp một cách có điều kiện cái nhìn đồng đại với cái nhìn lịch sử trong trường hợp này là điều có thể chấp

nhận

Thơ trữ tình dân gian là thứ thơ trữ tình do nhân dân lao động sáng tác trong

trường kỳ lịch sử Trong môi trường tồn tại đích thực và sống động của mình, nó baogồm vừa thành phần nghệ thuật ngôn từ vừa các thành phần nghệ thuật khác mang tínhchất biểu diễn như nhạc, vũ Khi lọt vào trong các sách sưu tầm, ghi chép, thường chỉ

có thành phần nghệ thuật ngôn từ của nó là được lưu giữ lại Mặc dầu vậy, phần đượclưu giữ này vẫn có những mối liên hệ ngầm với những thành phần khác không phải vănhọc đã bị tước bỏ bớt đi trong khi ghi chép và cấu trúc riêng của nó vẫn mang đậm dấu

ấn của một cấu trúc tổng thể lớn hơn Là một bộ phận của văn học dân gian, thơ trữ tìnhdân gian cũng mang đầy đủ những đặc điểm hay thuộc tính quan trọng của văn học dângian như tính truyền miệng, tính nguyên hợp, tính tập thể, tính vô danh, tính dị bản, tínhtruyền thống, tính địa phương, tính quốc tế , trong đó tính truyền miệng thường đượccoi là thuộc tính đặc trưng cơ bản nhất

Thơ trữ tình nói chung vốn có đặc điểm ngắn gọn Đặc điểm này nổi bật hơn nữađối với thơ trữ tình dân gian Một tác phẩm thơ trữ tình dân gian rất nhiều khi chỉ có vẻnvẹn một câu lục bát gồm hai dòng Do đặc điểm này mà nhiều khi người ta dùng thuật

ngữ câu để chỉ một đơn vị tác phẩm hoàn chỉnh Chẳng hạn hai dòng thơ sau đây xét về

Trang 39

mặt nội dung ý nghĩa và tư cách tồn tại là một tác phẩm hoàn chỉnh, là một bài theo

nghĩa ta vẫn gọi đối với những tác phẩm thơ trữ tình của văn học viết, nhưng do quá

ngắn, nó vẫn thường được gọi là câu, câu ca dao:

Thuyền ơi có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

Chính để khắc phục hiện tượng gọi tên thiếu thống nhất này đối với ca dao

người Việt, có người đã đề xuất thuật ngữ lời với sự xác định đó là "một cơ cấu nghệ

thuật hoàn chỉnh, có mặt nội dung và mặt hình thức văn học" "Nội dung của lời diễnđạt một tình cảm, thông báo một vấn đề, một điều cụ thể Hình thức của lời bao gồmngôn ngữ, nhịp điệu, thể thơ " [80, 59] Theo đó, cái mà ta gọi là câu trên kia chính là

một lời, nó tồn tại bình đẳng với những lời khác có dung lượng lớn hơn, chẳng hạn lời gồm tám cặp lục bát (mười sáu dòng thơ) vốn rất quen thuộc có mở đầu là Hôm qua tát nước đầu đình (lời này vẫn thường được gọi là bài).

Về nội dung, thơ trữ tình dân gian là tấm gương trung thực phản ánh tâm tình, ướcvọng, cái nhìn của nhân dân lao động trước mọi vấn đề của đời sống Tâm hồn giản dị,cởi mở, thuần phác của người bình dân cùng môi trường sống quen thuộc của họ đã đượcbộc lộ một cách vừa ý nhị, vừa trực tiếp qua các lời ca dao Nhưng thông thường, do dunglượng quá nhỏ (ngắn) nên nội dung cảm xúc chứa đựng trong từng lời ca dao thườngkhông phong phú, ít có sự vận động, phát triển qua nhiều cung bậc, giai đoạn

Đặc biệt nhất đối với thơ trữ tình dân gian là vấn đề hoàn cảnh sáng tác và vấn

đề tác giả của nó Những phân tích của D.S Likhachev trong Thi pháp của nền văn học Nga cổ 1 cho phép ta hiểu rằng giữa hoàn cảnh sáng tác với hoàn cảnh diễn xướng mộtbài thơ trữ tình dân gian có sự đồng nhất Chính vì vậy, thời gian nghệ thuật của thơ trữtình dân gian luôn là thời gian hiện tại – diễn xướng Tác giả với tư cách là một cá thể,một cái tôi trữ tình (như trong thơ trữ tình bác học) hoàn toàn vắng mặt trong thơ trữtình dân gian Người sáng tác – diễn xướng đầu tiên (có thể tạm gọi như thế) không hề

có ý thức về "tác quyền" đối với tác phẩm đã được mình tạo ra một cách ngẫu hứng theonhững mô thức có sẵn và những người nhớ, vận dụng, diễn xướng nó lần sau cũng vậy.Người diễn xướng lần sau chiếm vị trí của tác giả - người diễn xướng đầu tiên một cáchrất tự nhiên và không ai, không một dữ kiện nào trong tác phẩm gây trở ngại cho anh ta

Ngữ văn Trường ĐHTH, HN, 1970, tr 43 – 49.

Trang 40

(nếu có, nó đã được anh ta uốn nắn cho phù hợp với hoàn cảnh diễn xướng cụ thể củamình) Cứ như thế, qua mỗi lần diễn xướng (cũng là qua sự lưu truyền), lời ca ban đầu

có thêm nhiều dị bản Cuối cùng, nó trở thành một sáng tác vô danh, của tập thể vàmang tính tập thể

Nói về thi pháp của thơ trữ tình dân gian, cụ thể là của ca dao, Hoàng Trinh lưu

ý bốn điểm chính sau (chúng tôi lược thuật):

- Có tính mô thức, tính biến thể và tính liên văn bản

- Về mặt hệ thống tạo nghĩa, các từ, cụm từ, ngữ đoạn đều là những hình thể từngữ kiêm những phép chuyển nghĩa đạt được tính thơ cao

- Tư duy so sánh rất phổ biến dẫn đến những hình thể so sánh rất tương hợp.Điều này biểu hiện một trạng thái tinh thần thăng bằng và thói quen quy chiếu thườngxuyên trong tư duy thẩm mỹ của ca dao

- Có hứng thú với lối chơi chữ biểu hiện một khả năng liên tưởng về ý, về từ rấtthông minh, nhanh trí1

Dĩ nhiên bốn điểm nói trên chưa phản ánh hết được đặc trưng thi pháp của cadao trữ tình, của thơ trữ tình dân gian, nhưng chí ít, chúng đã giúp ta bước đầu nhậndiện được sự khác biệt về loại hình giữa thơ trữ tình dân gian với các loại hình thơ trữtình khác

Thơ trữ tình cổ điển là một trong những bộ phận quan trọng nhất của văn học cổđiển Xét về mốc hình thành, loại hình thơ này xuất hiện sau loại hình thơ trữ tình dângian nhưng cả hai lại có sự phát triển song song, ảnh hưởng lẫn nhau một cách tốt đẹptrong thời trung đại Ở châu Âu, sự tồn tại của loại hình thơ cổ điển nói riêng và văn học

cổ điển nói chung về cơ bản chấm dứt vào đầu thế kỷ XVIII Ở Trung Quốc và ở ViệtNam, sự tồn tại đó kéo dài đến tận cuối thế kỷ XIX Tuy mốc kết thúc khác nhau nhưngvăn học cổ điển (bao hàm trong đó thơ trữ tình cổ điển) cả phương Tây lẫn phươngĐông đều giống nhau ở chỗ vẫn chưa tách riêng thành một lĩnh vực hoạt động chuyênngành, độc lập, mà tồn tại trong thế phụ thuộc vào các lĩnh vực khác như chính trị, triếthọc, tôn giáo , nghĩa là tồn tại trong dạng “văn sử triết bất phân" Nói khác đi, sự vậnđộng của văn học cổ điển gắn liền với những nỗ lực nhằm tách mình khỏi hình thức tư

Ngày đăng: 28/08/2024, 17:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Aristote, Nghệ thuật thơ ca, Lê Đăng Bảng, Thành Thế Thái Bình, Đỗ Xuân Hà, Thành Thế Yên Báy dịch, Đoàn Tử Huyến hiệu đính, Tạp chí Văn học nước ngoài số 1/1997, 180-221 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật thơ ca
2. Huỳnh Phan Anh, Đi tìm tác phẩm văn chương, Nxb Đồng Tháp, Sài Gòn, 1972 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đi tìm tác phẩm văn chương
Nhà XB: Nxb Đồng Tháp
3. M.Bakhtin, Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư tuyển dịch, giới thiệu, Trường viết văn Nguyễn Du xuất bản, Hà Nội, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
4. M.Bakhtin, Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân,Vương Trí Nhàn dịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki
Nhà XB: Nxb Giáo dục
5. Reneé Balibar, Lịch sử văn học Pháp, Nguyễn Văn Quảng dịch, Nxb Thế giới, Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Pháp
Nhà XB: Nxb Thế giới
6. S.Barnet,M.Berman, W.Burto, Nhập môn văn học, Hoàng Ngọc Hiến dịch, Trường viết văn Nguyễn Du xuất bản, Hà Nội,1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn văn học
7. J.Bercher, Triết lý của xonê hay một lời giới thiệu ngắn về xonê, Nguyễn Đức Thắng dịch, Tài liệu đánh máy, Thư viện ĐHSP Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết lý của xonê hay một lời giới thiệu ngắn về xonê
8. Võ Bình, Bước thơ, Số phụ Tạp chí Ngôn ngữ số 2/1984,12-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước thơ
9. Phan Kế Bính, Việt Hán văn khảo, Nxb Trung Bắc tân văn, Hà Nội, 1930 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Hán văn khảo
Nhà XB: Nxb Trung Bắc tân văn
10. R.A. Budagov, Tính thẩm mỹ của ngôn ngữ, Tài liệu đánh máy, Thư viện ĐHSP Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính thẩm mỹ của ngôn ngữ
11. Phan Văn Các, Những bài độc đáo về hình thức trong thơ ca cổ điển Trung Quốc, Báo Văn nghệ các số 51/1995; 3/1996; 9/1996; 10/1996; 19/1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bài độc đáo về hình thức trong thơ ca cổ điển TrungQuốc
12. Các vấn đề của khoa học văn học, Trương Đăng Dung, Nguyễn Cương chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các vấn đề của khoa học văn học
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
13. Nguyễn Phan Cảnh, Ngôn ngữ thơ, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1987 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ
Nhà XB: Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp
14. Huy Cận, Suy nghĩ về nghệ thuật, Báo Văn nghệ số 48/1979 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Suy nghĩ về nghệ thuật
15. Huy Cận, Hà Minh Đức chủ biên, Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca
Nhà XB: Nxb Giáo dục
16. Đỗ Hữu Châu, Những luận điểm về cách tiếp cận ngôn ngữ học các sự kiện văn học, Tạp chí Ngôn ngữ số 2/1990, 8-11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những luận điểm về cách tiếp cận ngôn ngữ học các sự kiệnvăn học
17. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán, Đại cương ngôn ngữ học Tập II, Nxb Giáo dục, Hà Nội,1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học
Nhà XB: Nxb Giáodục
18. Trần Mai Châu tuyển dịch, Thơ Pháp thế kỷ XIX, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Pháp thế kỷ XIX
Nhà XB: Nxb Trẻ
19. Hư Chu, Để hiểu thơ Đường luật, Nguyễn Hiến Lê xuất bản, Sài Gòn, 1958 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Để hiểu thơ Đường luật
20. Mai Ngọc Chừ, Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học
Nhà XB: Nxb Đại họcvà Giáo dục chuyên nghiệp

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w