1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp hướng dẫn ôn tập phân tích cấu tứ trong thơ trữ tình

41 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 210,26 KB

Nội dung

Nhận thức được điều này, trong chương trình Ngữ văn lớp 11 Chương trình GDPT 2018, các tác giả của cả 3 bộ sách giáo khoa, trong bài học về thơ trữ tình đã chú ý cung cấp những kiến thức

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG II

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HƯỚNG DẪN ÔN TẬP: PHÂN TÍCH CẤU TỨ TRONG THƠ TRỮ TÌNH

(Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống)

Họ và tên: Lê Đình Trường

Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị: Trường THPT Quảng Xương 2

SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn

THANH HÓA, 2024

Trang 2

2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4

3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 53.1 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm “cấu tứ” và “tứ thơ” 53.2 Phân tích bài viết tham khảo trong sách giáo khoa 63.3 Đưa ra quy trình phân tích cấu tứ trong tác phẩm thơ trữ tình 73.4 Vận dụng quy trình vừa đưa ra để phân tích các văn bản thơ trữ

tình có trong bài học

8

3.5 Hướng dẫn học sinh vận dụng quy trình vừa đưa ra để phân tích

cấu tứ của một số bài thơ trữ tình bất kì (ngoài sách giáo khoa) 133.6 Hướng dẫn học sinh viết thành bài văn hoàn chỉnh 18

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trong cấu trúc chương trình Ngữ văn lớp 11 nói riêng và cấp trung học phổ thôngnói chung, thơ trữ tình chiếm một vị trí rất quan trọng Việc dạy học có hiệu quả thể loạithơ trữ tình có ý nghĩa quyết định đối với việc nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữvăn trong nhà trường Lâu nay, khi dạy học thơ trữ tình, giáo viên thường hướng dẫn họcsinh tìm hiểu, phân tích, bình giảng các phương diện: nhân vật trữ tình, ngôn ngữ, hìnhảnh, đề tài, chủ đề, tư tưởng… mà bỏ qua, hoặc không quan tâm đúng mức đến một yếu

tố rất quan trọng đó là cấu tứ Do đó, việc dạy học thể loại này chưa đạt được hiệu quảnhư mong muốn

Trên thực tế, “tứ thơ chính là hạt nhân kết cấu hình tượng thơ trữ tình” (Phan HuyDũng) Tứ thơ, cấu tứ chính là linh hồn của bài thơ, là cái làm toát lên vẻ đẹp, sắc tháicủa bài thơ, cũng là yếu tố cơ bản giúp nhận diện phong cách tác giả Nhận diện tứ thơ,xác định được cách cấu tứ của bài thơ chính là chiếc “chìa khóa” giúp người đọc mởcánh cửa đi vào thế giới nghệ thuật thơ trữ tình Nhận thức được điều này, trong chương

trình Ngữ văn lớp 11 (Chương trình GDPT 2018), các tác giả của cả 3 bộ sách giáo khoa,

trong bài học về thơ trữ tình đã chú ý cung cấp những kiến thức về cấu tứ, đồng thờihướng dẫn cho học sinh cách tìm hiểu, khám phá cái hay, cái đẹp, giá trị của bài thơ từ

phương diện cấu tứ Đặc biệt, trong bộ sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 (Kết nối tri thức với cuộc sống), “cấu tứ” đã được nhấn mạnh ngay ở nhan đề của bài học về thơ trữ tình: Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình (Bài 2).

Cấu tứ quan trọng là thế Tuy nhiên, đó lại là một khái niệm rất mơ hồ, trừutượng Việc nhận biết tứ thơ và cách cấu tứ trong bài thơ trữ tình thực sự là một việckhông dễ dàng gì đối với đa số học sinh trung học phổ thông Cùng với đó, việc làm thếnào để hướng dẫn học sinh tìm hiểu, nhận diện, khám phá cấu tứ trong thơ trữ tình đãkhiến không ít giáo viên cảm thấy khó khăn, lúng túng

Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một sốgiải pháp hướng dẫn ôn tập: phân tích cấu tứ trong thơ trữ tình” nhằm giúp bản thân vàcác giáo viên đang giảng dạy môn Ngữ văn trong các nhà trường phổ thông có giải phápdạy học hiệu quả hơn đối với thể loại này

Trang 4

2 Mục đích nghiên cứu

Như tên đề tài đã xác định, mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm giúp giáo viêndạy môn Ngữ văn có thêm giải pháp để hướng dẫn học sinh ôn tập: phân tích cấu tứtrong thơ trữ tình, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn học này trong nhàtrường trung học phổ thông

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề hướng dẫn ôn tập: phân tích cấu tứtrong thơ trữ tình

4 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phươngpháp sau:

- Phương pháp khảo sát – thống kê

- Phương pháp so sánh – đối chiếu

- Phương pháp quan sát sư phạm

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Trang 5

NỘI DUNG

1 Cơ sở lí luận của đề tài

Trong sáng tác thơ ca, tứ thơ giữ một vai trò vô cùng quan trọng Nó là khâu thenchốt của quá trình sáng tạo, là yếu tố quy định việc cấu tạo nên hình tượng trung tâm, làhạt nhân chi phối sự liên kết tất cả các yếu tố của bài thơ lại thành một chỉnh thể thốngnhất, đồng thời quy định âm hưởng, sắc thái, độ dài của bài thơ và có lúc cả thể thơ đượctác giả lựa chọn Tứ thơ thể hiện rõ nhất tài năng sáng tạo của nhà thơ và là một trongnhững thước đo quan trọng để đánh giá cường độ cảm xúc, chiều sâu nhận thức, chiềusâu cái nhìn và cả phong cách nghệ thuật của tác giả, thậm chí cả phong cách nghệ thuậtmột thời đại, một dân tộc Đúng như nhà thơ Xuân Diệu đã xác nhận: "Ngôn từ, lời, chữ,vần rất là quan trọng, bởi thơ là nghệ thuật của ngôn ngữ Tuy nhiên, đó là cái quan trọngthứ hai, mà cái quan trọng thứ nhất, làm rường cột cho tất cả, là cái tứ thơ, nó chủ đạo cảbài Làm thơ, khó nhất là tìm tứ" [1, tr.117]

Nếu như nhìn từ phía người sáng tạo, công việc làm thơ trước hết là tìm tứ thì từphía người tiếp nhận, công việc của độc giả, của người bình thơ, phân tích thơ, cảm thụ,thưởng thức, khám phá tác phẩm thơ trước hết là phải tìm cho ra cái tứ và nghệ thuật cấu

tứ của bài thơ Và theo đó, từ phía người giảng dạy tác phẩm thơ trữ tình, vấn đề cơ bản,trước tiên là phải hướng dẫn cho người học nhận diện được tứ thơ và cách cấu tứ của bàithơ Chỉ khi nào tìm được tứ thơ và nhận diện được cách cấu tứ bài thơ thì chúng ta mớithấy hết được cái hay, cái đẹp và giá trị thực sự của tác phẩm Nếu không làm được điềunày, ta sẽ khó có thể chiếm lĩnh được bài thơ trong tính chỉnh thể toàn vẹn của nó vàtrong một số trường hợp, người đọc có thể rơi vào suy diễn, nhận thức sai lạc về ý nghĩacủa bài thơ

Thế nhưng việc nhận biết, miêu tả tứ thơ, trình bày có ngọn ngành về tứ thơ vànghệ thuật cấu tứ trong khi phân tích, khám phá văn bản thơ chẳng dễ một chút nào bởi

tứ thơ rất trừu tượng, phức tạp, lại hiện diện ở nhiều cấp độ khác nhau: có tứ cục bộ và tứtoàn bài; có tứ lộ rõ ở mạch nổi của văn bản (từ ngữ, cú pháp, hình tượng…), có tứ nằm

ở chỗ không lời, ở mạch chìm của tác phẩm Cùng với đó, cách cấu tứ cũng rất đa dạng,phức tạp Phát hiện ra tứ thơ và nhận diện nghệ thuật cấu tứ của bài thơ đã khó, việchướng dẫn cho người khác, đặc biệt là đối tượng học sinh trung học phổ thông tìm hiểuvấn đề này lại càng khó hơn, đòi hỏi phải có giải pháp hợp lí, hiệu quả

Trang 6

2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2023 - 2024 là năm học đầu tiên cả nước triển khai Chương trình GDPT

2018 đối với học sinh lớp 11 Riêng đối với môn Ngữ văn, chương trình cũng ghi nhận

nhiều điểm mới: từ mục tiêu dạy học, cấu trúc bài học, hệ thống ngữ liệu đến phươngpháp giảng dạy Một trong những điểm đáng lưu ý là trong bài học về thơ trữ tình, cáctác giả sách giáo khoa đã đặc biệt quan tâm đến việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu cấu tứnhư một khâu then chốt trong quá trình chiếm lĩnh trọn vẹn bài thơ, chinh phục vẻ đẹp vàgiá trị đích thực của văn bản Đây là một hướng đi đúng đắn để tiến sâu vào khám pháthế giới nghệ thuật thơ trữ tình

Thế nhưng trong bối cảnh một thời gian dài việc giảng dạy thể loại thơ trong nhà

trường trung học phổ thông, giáo viên (dạy theo sách giáo khoa Ngữ văn – Chương trình cũ) gần như không quan tâm hoặc chưa quan tâm đúng mức đến việc hướng dẫn học sinh

tìm hiểu cấu tứ, nhận diện tứ thơ thì việc hướng dẫn người học tìm hiểu cấu tứ của bài

thơ trữ tình (theo sách giáo khoa Ngữ văn – Chương trình GDPT 2018) lúc này đã gây

không ít khó khăn, lúng túng cho cả thầy và trò Thậm chí, qua tiếp xúc trực tiếp vớiđồng nghiệp và tham khảo thông tin trên các diễn đàn, mạng xã hội, tôi thấy không ítthầy cô than phiền rằng việc tìm hiểu cấu tứ trong bài thơ trữ tình là “quá sức” đối vớihọc sinh phổ thông và “làm khó” giáo viên Thực tế giảng dạy cho thấy ở nhiều lớp, họcsinh nắm bắt các khái niệm “cấu tứ”, “tứ thơ” một cách mơ hồ và rất nhiều em khôngnhận diện được tứ thơ và cách cấu tứ trong một bài thơ trữ tình cụ thể Trong các lầnkiểm tra, các kì thi khảo sát, khi đề bài yêu cầu phân tích nghệ thuật cấu tứ của một bàithơ bất kì thì đa số các em sa vào phân tích các yếu tố đề tài, chủ đề, từ ngữ, hình ảnh,nhân vật trữ tình, giá trị tư tưởng, thủ pháp nghệ thuật… hoặc chỉ viết một cách chung

chung mà không làm rõ được vấn đề trọng điểm: nghệ thuật cấu tứ

Đối với tôi, năm học 2023 – 2024, tôi được phân công giảng dạy môn Ngữ văncác lớp 11B2, 11B3, 11B4 (trường THPT Quảng Xương 2) Khi hướng dẫn học sinh ôn

tập bài “Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình” (Bài 2 - Sách giáo khoa Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1), tôi đã vận dụng một số giải pháp (mà tôi sẽ trình bày

dưới đây) vào hướng dẫn học sinh tìm hiểu cấu tứ trong thơ trữ tình và đã đạt đượcnhững kết quả khả quan, vừa giúp học sinh chiếm lĩnh được những đơn vị kiến thức quantrọng liên quan đến thể loại thơ, hình thành được các kĩ năng cần thiết, vừa tạo không khíthoải mái trong giờ học, giảm áp lực, căng thẳng cho cả giáo viên và học sinh

Trang 7

3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

Để giải quyết vấn đề đặt ra, trong quá trình hướng dẫn học sinh ôn tập: cấu tứtrong thơ trữ tình, tôi đã vận dụng lần lượt các giải pháp sau đây:

3.1 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm “cấu tứ” và “tứ thơ”

Muốn tìm hiểu cấu tứ của một bài thơ cụ thể, trước hết giáo viên cần giúp họcsinh nắm vững, hiểu rõ bản chất các khái niệm “cấu tứ” và “tứ thơ” Nhiệm vụ này đượcthực hiện theo các bước như sau:

a Bước 1: Cho học sinh xem lại những kiến thức liên quan đến “cấu tứ” và

“tứ thơ” trong phần Tri thức ngữ văn (Sách giáo khoa).

b Bước 2: Yêu cầu học sinh trình bày cách hiểu của bản thân về các khái niệm

“cấu tứ” và “tứ thơ”

- Giáo viên có thể chia lớp thành các nhóm nhỏ để học sinh thảo luận, sau đó yêucầu đại diện các nhóm lên trình bày cách hiểu về các khái niệm “cấu tứ” và “tứ thơ”

- Những học sinh còn lại nhận xét, bổ sung, phản biện

c Bước 3: Giáo viên chốt lại kiến thức và giảng giải cho học sinh cách hiểu về khái niệm “cấu tứ” và “tứ thơ”

- Tứ thơ (thường được gọi đơn giản là tứ - danh từ):

+ Tứ thơ là ý tưởng cơ bản, bao trùm có sức chi phối toàn bộ cảm thụ, suy tưởng

và miêu tả nghệ thuật trong bài thơ

+ Đối với hoạt động sáng tác, tứ là linh hồn của tác phẩm, đưa bài thơ thoát khỏi

sơ đồ ý khô khan, trừu tượng để hiện diện như một cơ thể sống; là yếu tố cốt lõi, là cáitrục chính liên kết các câu thơ, khổ thơ, từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ thành một chỉnh

thể thống nhất Nhờ có tứ, tổ chức của bài thơ trở nên chặt chẽ, mọi yếu tố cấu tạo đều

liên hệ mật thiết với nhau và đều hướng về một ý tưởng – hình tượng trung tâm

+ Đối với người đọc, tứ cung cấp một thế đứng, thế nhìn, cách cảm nhận để thâm

nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm

- Cấu tứ (động từ):

+ "Cấu": xây dựng, sắp xếp, liên kết, tổ chức

+ "Tứ": ý nghĩ, cảm nghĩ, ý tưởng - trong thơ, sự suy nghĩ gắn liền với tình cảm,cảm xúc, hình tượng và biểu hiện ra thành hình ảnh

=> Cấu tứ là cách thức triển khai, tổ chức, sắp xếp, liên kết các hình ảnh, mạch

cảm xúc của bài thơ Hay nói cách khác, đó là cách thức cấu tạo và phát triển hình tượng

Trang 8

thơ, là hành động tư duy để sáng tạo ra hình tượng nghệ thuật, là quá trình nung nấu tìmtòi để bật ra được cái hạt nhân hợp lí của bài thơ tương lai (tứ thơ)

* Lưu ý: Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu các khái niệm “cấu tứ” và “tứ thơ”,

giáo viên cần trình bày một cách ngắn gọn, tinh lọc, diễn đạt dễ hiểu, cốt để học sinh nắm được bản chất của vấn đề; không nên cung cấp quá nhiều kiến thức lí luận liên quan đến “cấu tứ” và “tứ thơ”, dễ làm phức tạp hóa vấn đề.

3.2 Phân tích bài viết tham khảo trong sách giáo khoa

Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và phân tích bài viết tham khảo trong sách giáo

khoa: “Bài thơ Tĩnh dạ tứ của Lý Bạch” (Nguyễn Thị Bích Hải) nhằm mục đích:

- Giúp học sinh hiểu rõ, nắm vững các khái niệm “tứ thơ” và “cấu tứ”

- Bước đầu hình dung ra cách phân tích tứ thơ trong một bài thơ cụ thể

Nhiệm vụ này được thực hiện theo các bước sau:

a Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ bài thơ và bài viết tham khảo

- Để tăng tính trực quan, giúp học sinh có thể dễ dàng quan sát được bằng mắtnhững yếu tố hình thức (gợi ra yếu tố nội dung) trên văn bản thơ để từ đó phát hiện, kếtnối các yếu tố riêng lẻ thành một chỉnh thể, giáo viên nên chép bài thơ lên bảng hoặcchiếu lên màn hình (nếu dùng giáo án điện tử)

- Khi đọc bài viết tham khảo, giáo viên nhắc học sinh bám vào các gợi ý trong thẻchỉ dẫn để có chiến lược đọc phù hợp

b Bước 2: Giáo viên nêu vấn đề để học sinh tìm hiểu, thảo luận

Giáo viên có thể chia lớp thành các nhóm nhỏ để tìm hiểu, thảo luận các vấn đề:

- Bài thơ Tĩnh dạ tư được giới thiệu như thế nào? Theo các bạn, những thông tin

này giúp ích gì cho việc tìm hiểu cấu tứ bài thơ?

- Xác định trình tự, logic triển khai hệ thống các ý trong bài viết

- Cấu tứ của bài thơ được đề cập đến ở đoạn nào, câu nào trong bài viết?

c Bước 3: Giáo viên đưa ra nhận xét, đánh giá và kết luận vấn đề

Giáo viên gọi học sinh (đại diện nhóm) lên trình bày kết quả thảo luận; các họcsinh khác theo dõi, bổ sung, phản biện; sau đó đưa ra nhận xét, đánh giá về việc thựchiện nhiệm vụ học tập của học sinh và chốt lại kiến thức cơ bản:

* Cách giới thiệu về bài thơ:

- Mở đầu bài viết, tác giả giới thiệu về nhan đề và đề tài của bài thơ:

Trang 9

+ Nhan đề: đề bài thơ có hai cách đọc là “Tĩnh dạ tư” (Nỗi nhớ trong đêm thanh tĩnh) và “Tĩnh dạ tứ” (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh).

+ Đề tài: “nguyệt dạ tư hương” (đêm trăng nhớ quê) – một đề tài thường gặp trongthơ Đường

- Những thông tin về nhan đề và đề tài nói trên đã giúp người đọc bước đầu nhận

ra cảm hứng chủ đạo và ý tưởng cơ bản của bài thơ Đây là một trong những manh mối

để nhận diện cấu tứ của bài thơ

* Trình tự, logic triển khai hệ thống ý trong bài viết:

- Nêu khái quát tứ thơ và định hướng phân tích, đánh giá:

+ Tứ thơ: Người lữ khách trong đêm yên tĩnh, nhìn ánh trăng mơ màng mà nỗinhớ quê nhà trào dâng, trĩu nặng

+ Định hướng phân tích, đánh giá: Toàn bài thơ chữ nào cũng rõ ràng dễ hiểu, màchữ nào cũng hàm ý sâu xa

- Phân tích đánh giá từng phần bài thơ theo bố cục để làm rõ nghệ thuật cấu tứ:+ 2 câu đầu: Ánh trăng vào tận phòng cho biết đêm sâu Nhận thấy ánh trăng rọisáng đầu giường rõ ràng là người không ngủ Chữ “nghi” (ngỡ là) vẽ thần thái của nhàthơ đang mơ màng, chập chờn, thao thức

+ 2 câu cuối: Nhà thơ “ngẩng đầu ngắm trăng sáng” vì thấy trăng như “cố tri”(người quen biết cũ), thấy trăng như gặp lại người quen, nhìn trăng mà sinh ra nỗi nhớnhà Ánh trăng viên mãn mà người xa cách Trăng làm xót xa lòng người, không nỡ lòngnào ngắm nữa Nỗi nhớ quê hương trĩu nặng đã khiến mái đầu cúi xuống

- Đánh giá chung về nghệ thuật cấu tứ: Lấy cái vô tình nói tình thì tất tình hiện ra,lấy cái vô ý tả ý thì tất ý chân thật

- Kết luận: Khẳng định tính chất tự nhiên, chân thật, đầy hàm ý của bài thơ

3.3 Đưa ra quy trình phân tích cấu tứ trong thơ trữ tình

Sau khi học sinh đã nắm vững các khái niệm “cấu tứ”, “tứ thơ” và cách phân phântích tứ thơ trong một bài thơ cụ thể (khi phân tích bài viết tham khảo), giáo viên đưa raquy trình phân tích cấu tứ trong thơ trữ tình để giúp học sinh có thể vận dụng vào phântích cấu tứ trong bất kì bài thơ trữ tình nào Quy trình này gồm 5 bước như sau:

- Bước 1: Đọc kĩ bài thơ.

Trang 10

- Bước 2: Tìm hiểu các thông tin liên quan đến bài thơ (thông tin về tác giả, về

xuất xứ, thể thơ, hoàn cảnh sáng tác…) để có thêm những “manh mối” phát hiện ra tứthơ và nghệ thuật cấu tứ

- Bước 3: Xác định nhân vật trữ tình, đối tượng trữ tình, mạch cảm xúc chủ đạo

của bài thơ; từ đó phát hiện ra ý tưởng bao trùm - yếu tố cốt lõi đã liên kết các câu thơ,khổ thơ trong bài thơ thành một chỉnh thể (tứ thơ)

- Bước 4: Phân tích, đánh giá về cách thức tổ chức, liên kết mạch cảm xúc; cách

thức sắp xếp, tổ chức hệ thống từ ngữ, hình ảnh, chi tiết nghệ thuật trong bài thơ; cáchthức cấu tạo và phát triển của hình tượng thơ (phân tích nghệ thuật cấu tứ)

- Bước 5: Đánh giá chung về nghệ thuật cấu tứ; từ đó, rút ra chủ đề tư tưởng và

thông điệp của bài thơ

* Lưu ý: Quy trình này chỉ có tính chất tương đối Bởi vì, trên thực tế, cấu tứ thơ

trữ tình rất da dạng và phức tạp Việc nhận biết và phân tích cấu tứ, ngoài kĩ năng, phương pháp còn đòi hỏi người tiếp nhận văn bản thơ trữ tình (trong đó có học sinh) phải có năng khiếu thẩm mĩ, kinh nghiệm kinh nghiệm cảm thụ văn chương để phát hiện

ra cái độc đáo, sáng tạo của nhà thơ trong nghệ thuật cấu tứ.

3.4 Vận dụng quy trình vừa đưa ra để phân tích cấu tứ của các văn bản thơ trữ tình có trong bài học

Trong bài học số 2 – Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình (Chương trình Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống), các tác giả sách giáo khoa đã đưa vào phần đọc hiểu 3 văn bản thơ, gồm: Nhớ đồng (Tố Hữu), Tràng giang (Huy Cận), Con đường mùa đông (A.S.Puskin) Giáo viên sẽ vận dụng quy trình vừa đưa ra để hướng dẫn học sinh phân tích nghệ thuật cấu tứ của các bài thơ này Chẳng hạn, phân tích cấu tứ bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu:

a Bước 1: Đọc kĩ bài thơ

- Giáo viên yêu cầu một học sinh đứng lên đọc diễn cảm bài thơ, những học sinhkhác theo dõi, đọc thầm bài thơ trong sách giáo khoa

- Khi đọc bài thơ, giáo viên nhắc học sinh bám vào các gợi ý trong thẻ chỉ dẫn để

Trang 11

- Tác giả:

+ Tố Hữu là nhà thơ, là một nhà lãnh đạo cách mạng kiên cường, là một chiến sĩcộng sản kiên trung Ông được tôn vinh là “lá cờ đầu" của nền thơ cách mạng Việt Namnửa sau thế kỉ XX

+ Thơ Tố Hữu là đỉnh cao của khuynh hướng thơ trữ tình chính trị: thể hiện lẽsống, lý tưởng, tình cảm cách mạng của con người Việt Nam hiện đại nhưng mang đậmchất dân tộc, truyền thống Thơ ông là sự kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố, hai cội nguồn:cách mạng và dân tộc trong hình thức đẹp đẽ của thơ ca; là một minh chứng sinh độngcho sức cảm hoá của lý tưởng cộng sản và những tư tưởng xã hội chủ nghĩa trong đờisống tinh thần của dân tộc ta

- Tác phẩm:

+ Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 7/1939, khi tác giả bị thực dân Pháp bắt giam ở nhàlao Thừa Phủ (thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế)

+ Xuất xứ: In trong tập thơ Từ ấy (1946).

c Bước 3: Xác định nhân vật trữ tình, đối tượng trữ tình, mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ; từ đó phát hiện ra ý tưởng bao trùm - yếu tố cốt lõi đã liên kết các câu thơ, khổ thơ trong bài thơ thành một chỉnh thể (tứ thơ)

- Nhân vật trữ tình: “tôi” – một người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đang trong hoàncảnh tù đày

- Đối tượng trữ tình: cánh đồng, làng quê, cuộc sống tự do bên ngoài nhà tù

- Mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ: nỗi nhớ với những biểu hiện rất phong phú

=> Tứ thơ (ý tưởng bao trùm - yếu tố cốt lõi đã liên kết các câu thơ, khổ thơ trongbài thơ thành một chỉnh thể thống nhất) chính là: một người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổiđang trong hoàn cảnh tù đày với nỗi nhớ da diết về cánh đồng, làng quê, về tất cả những

gì thuộc về cuộc sống tự do bên ngoài nhà tù và niềm khát khao tự do, nôn nóng được trở

về sát cánh cùng đồng chí, đồng bào lúc phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đangphát triển mạnh mẽ

d Bước 4: Phân tích, đánh giá về cách thức tổ chức, liên kết mạch cảm xúc; cách thức sắp xếp, tổ chức hệ thống từ ngữ, hình ảnh, chi tiết nghệ thuật trong bài thơ; cách thức cấu tạo và phát triển của hình tượng thơ (phân tích nghệ thuật cấu tứ)

* Cách tổ chức, liên kết mạch cảm xúc:

Trang 12

Toàn bộ cảm xúc của bài thơ đều hướng về nỗi nhớ “ruộng đồng quê” với nhữngbiểu hiện phong phú, đa dạng được nhà thơ triển khai, tổ chức, sắp xếp có dụng ý nghệthuật ngay từ nhan đề bài thơ cho đến các khổ thơ:

- Nhan đề Nhớ đồng: Từ “đồng” mang tính đa nghĩa: vừa chỉ một không gian cụ

thể là cánh đồng, “bãi đồng” - nơi có những “ô mạ xanh mơn mởn”, nơi xuất hiện hìnhảnh người nông dân “Vãi giống tung trời những sớm mai”; vừa mang ý nghĩa khái quát,chỉ chung làng quê với sự thống nhất giữa cảnh và người; vừa là toàn bộ cuộc sống bênngoài nhà tù hiện lên trong suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật trữ tình - điểm tựa tinhthần mà anh luôn hướng về “Nhớ đồng” có thể xem là từ khoá chi phối việc tổ chức vănbản của nhà thơ

- Biểu hiện ở các khổ thơ:

+ Nhớ sắc màu, hương vị, cảnh quan đơn sơ mà quyến rũ của làng quê (khổ 2) + Nhớ nhịp sống trì đọng, “không đổi” qua bao năm tháng của làng quê (khổ 3) + Nhớ những con người cần cù lao động và luôn nuôi hi vọng trên những “luốngcày” (khổ 5)

+ Nhớ nỗi buồn cố hữu toả ra từ không gian làng quê (khổ 6)

+ Nhớ những người quê “thiệt thà” “chất phác” và những “dáng hình” ruột thịt(khổ 8, 9)

+ Nhớ những ngày đi ra từ làng quê, bắt đầu dấn thân vào con đường cách mạng

và vui say với lí tưởng (khổ 10, 11)

+ Nhớ tất cả những gì thuộc về cuộc sống tự do bên ngoài nhà tù (khổ 12)

=> Các sắc thái “nhớ” này liên kết, đan cài với nhau tạo nên dòng chảy cảm xúcvới nỗi nhớ triển miên, không nguôi, không dứt trong tâm trí của nhân vật trữ tình

* Quy luật phân bố các khổ thơ 1, 4, 7, 13:

- Về mặt hình thức:

+ Đều chỉ có 2 câu điệp về lời và cấu trúc, trong đó khổ 7 lặp lại hoàn toàn khổ 1,khổ 13 lặp lại hoàn toàn khổ 4

+ Khổ 1,7 và khổ 4,13 chỉ khác nhau ở từ cuối cùng của câu đầu: một bên là

“thương nhớ”, một bên là “hiu quạnh”

- Về mặt nội dung: Tất cả các khổ đều thể hiện nỗi nhớ đồng từ không gian lao tù,vào thời điểm buổi trưa

Trang 13

=> Rõ ràng, các khổ 1, 4, 7, 13 đã đóng vai trò bản lề để kết nối hai không gian(bên trong – bên ngoài) và hai thời gian (hiện tại – quá khứ).

=> Bốn khổ thơ hai câu đảm nhiệm chức năng đánh dấu các giai đoạn phát triểncủa cảm xúc trong bài thơ Mỗi khi những hình ảnh thân thương của đồng quê, của ngàyqua được gợi lên, nhân vật trữ tình không nén nổi cảm xúc, phải bật thốt tiếng kêu tự đáylòng và sau tiếng kêu ấy, cảm xúc chùng lắng xuống để loạt hình ảnh từ quá khứ hiện ra,tiếp nối, dồn tụ, đợi phát triển đến đỉnh cao lần nữa Tất cả như những đợt sóng gối nhautạo thành một dòng chảy liên tục nhưng có biến đổi lên xuống nhịp nhàng

=> Cần lưu ý là câu sau của khổ 1 và khổ 7 kết thúc bằng âm tiết mang thanh điệuđược phát âm ở âm vực thấp (“hờ”), còn câu sau của khổ 4 và khổ 13 kết thúc bằng âmtiết mang thanh điệu được phát âm ở âm vực cao (“ơi”) Sự luân phiên này không chỉphản ánh chân thực các cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình mà còn tạo cho bài thơmột nhạc tính hấp dẫn

* Cách tổ chức, sắp xếp hệ thống hình ảnh trong bài thơ:

- Khổ 2: “gió cồn thơm”, “ruồng tre mát”, “ô mạ xanh mơn mởn”, “nương khoaingọt sẵn bùi” -> phong vị đồng quê đầy thân thương khuấy động nỗi nhớ

- Khổ 3: “đường con bước vạn đời”, “xóm nhà tranh thấp ngủ im hơi” -> cuộcsống “âm u” gợi nỗi cảm thương, day dứt

- Khổ 5: “lưng cong xuống luống cày”, bàn tay “vãi giống tung trời những sớmmai” -> hoạt động của những người cần lao gieo niềm hi vọng vào một ngày mới

- Khổ 6: “chiều sương phủ bãi đồng”, “lúa mềm xao xác ở ven sông”, “tiếng xelùa nước “giọng hò đưa hồ não nùng" -> không khí ảm đạm của đồng quê gợi nỗi niềm

=> Mỗi cụm hình ảnh gợi lên ở người đọc một ấn tượng riêng, có ngây ngất hânhoan, có u sầu trĩu nặng, tất cả đan bện vào nhau, tạo nên một trạng thái cảm xúc đặc biệtcho thấy sự phức hợp của nỗi nhớ và đời sống nội tâm phong phú của nhân vật trữ tình

=> Nói chung, hệ thống hình ảnh trong bài thơ đã thể hiện được nỗi “nhớ đồng”

Trang 14

của nhân vật trữ tình một cách chân thực, sống động, có thể gợi lên được mối đồng cảmsâu xa ở độc giả.

* Vai trò của từ “đâu” trong nghệ thuật cấu tứ của bài thơ:

- Từ “đâu” xuất hiện 10 lần trong bài thơ, thể hiện hoạt động ráo riết của kí ứcnhằm làm sống dậy quá khứ, làm hiển hiện cả một không gian thân quen giờ đây đã trởthành cõi tách biệt

- Vai trò:

+ Từ “đâu” được đặt ở vị trí đầu tiên của các câu thơ, đóng vai trò thúc giục,khuấy động tâm trí của nhân vật trữ tình Lần nào xuất hiện, từ này cũng kéo theo mộtloạt hình ảnh mới

+ Bên cạnh đó, từ “đâu” còn góp phần tạo cho bài thơ một nhịp điệu đầy biến hoá,khi hối thúc, gấp gáp, khi chậm rãi, lắng sâu, thể hiện được đặc điểm tâm tư đầy xáođộng của người tù trẻ tuổi đang khao khát tự do, khao khát hoạt động

+ Từ “đâu” góp phần quan trọng tạo nên sự mạch lạc và liên kết của văn bản,khiến cho việc bộc lộ cảm xúc của nhân vật trữ tình trở nên thuận lợi, đảm bảo cho bàithơ vừa có được sự phong phú của các loại hình ảnh, lại vừa có được sự chặt chẽ, phânminh về cấu trúc, phù hợp với sự tiến triển theo đúng quy luật tâm lí của mạch cảm xúc

=> Với ý nghĩa đó, từ “đâu” rõ ràng đóng vai trò then chốt trong việc làm nổi rõcấu tứ độc đáo của bài thơ

* Cách sử dụng luân phiên các kiểu câu hỏi, câu kể, câu cảm trong bài thơ:

- Gắn với yêu cầu biểu hiện thế giới chủ quan của nhân vật trữ tình, việc sử dụngluân phiên các kiểu câu này cho thấy cảm xúc là một hiện tượng phức tạp, ít khi tồn tại ởdạng đơn nhất mà thường bao gồm nhiều sắc thái khác nhau

- Gắn với yêu cầu tác động vào người đọc, việc sử dụng các kiểu câu trên đã giúpbài thơ thoát khỏi sự đơn điệu của cách diễn tả để luôn kích thích cảm giác và suy ngẫm,biến việc đọc bài thơ thành một quá trình đối thoại và tự đối thoại không dứt

- Việc sử dụng luân phiên các loại câu hỏi, câu kể, câu cảm còn góp phần tạo nênnhịp điệu phong phú cho bài thơ

e Bước 5: Đánh giá chung về nghệ thuật cấu tứ; từ đó, rút ra chủ đề tư tưởng

và thông điệp của bài thơ

- Đánh giá chung về nghệ thuật cấu tứ của bài thơ: bài thơ có cách cấu tứ độc đáo,linh hoạt, sáng tạo Chính điều này đã khiến bài thơ mặc dù nói tới một điều không mới

Trang 15

là nỗi nhớ cuộc sống bên ngoài và khát vọng tự do của con người trong hoàn cảnh tù đàynhưng vẫn có sức hấp dẫn đặc biệt, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

- Chủ đề: Với cách cấu tứ đặc biệt, bài thơ thể hiện tâm trạng, phẩm chất và lítưởng của nhân vật trữ tình – người chiến sĩ trẻ trong hoàn cảnh tù đày:

+ Tâm trạng: nỗi “nhớ đồng” cồn cào do tác động ban đầu của một tiếng hò vẳnglên trong không gian tù ngục hiu quạnh lúc buổi trưa

+ Phẩm chất: chân thành, trung hậu, có tình cảm gắn bó sâu nặng với gia đình,quê hương, đặc biệt với những người lao khổ

+ Lí tưởng: mong thay đổi cuộc sống mỏi mòn, tù đọng; luôn hướng về cáchmạng với niềm tin lớn

- Cả 3 bài thơ trữ tình trong bài học (sách giáo khoa) đều đã được học trong chương trình chính khóa Giáo viên tùy thuộc vào thời lượng ôn tập trên lớp để ôn lại cho học sinh về cấu tứ của các bài thơ này Trong trường hợp không có thời gian ôn tập trên lớp, giáo viên có thể giao cho học sinh tìm hiểu, phân tích cấu tứ các bài thơ này ở nhà theo quy trình 5 bước nói trên, sau đó kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ học tập của các em.

3.5 Hướng dẫn học sinh vận dụng quy trình vừa đưa ra để phân tích cấu tứ của một số bài thơ trữ tình bất kì (ngoài sách giáo khoa)

Sau khi học sinh đã nắm vững quy trình phân tích cấu tứ của một bài thơ trữ tình

và bước đầu đã hình thành được những kĩ năng nhất định thông qua việc phân tích cấu tứcủa các bài thơ cụ thể trong bài học (sách giáo khoa), giáo viên tiến thêm một bước nữa,hướng dẫn học sinh phân tích cấu tứ của một số bài thơ trữ tình bất kì (ngoài sách giáo

Trang 16

khoa) để củng cố kĩ năng cho các em Chẳng hạn, phân tích nghệ thuật cấu tứ bài thơ

Qua nhà của Nguyễn Bính:

a Bước 1: Đọc kĩ bài thơ

- Giáo viên chép toàn bộ bài thơ lên bảng hoặc chiếu lên màn hình (nếu sử dụnggiáo án điện tử)

- Giáo viên yêu cầu một học sinh đứng lên đọc diễn cảm bài thơ, những học sinhkhác theo dõi, đọc thầm bài thơ

QUA NHÀ

Nguyễn Bính

-Cái ngày cô chưa có chồng Đường gần tôi cứ đi vòng cho xa Lối này lắm bưởi nhiều hoa

(Đi vòng để được qua nhà đấy thôi) Một hôm thấy cô cười cười Tôi yêu yêu quá nhưng hơi mất lòng Biết đâu, rồi chả nói chòng:

“Làng mình khối đứa phải lòng mình đây!”

Một năm đến lắm là ngày!

Mùa thu mùa cốm vào ngay mùa hồng.

Từ ngày cô đi lấy chồng Gớm sao có một quãng đồng mà xa

Bờ rào cây bưởi không hoa Qua bên nhà thấy bên nhà vắng teo Lợn không nuôi, đặc ao bèo Giầu không dây chẳng buồn leo vào giàn Giếng thơi mưa ngập nước tràn

Ba gian đầy cả ba gian nắng chiều

(Nguyễn Bính toàn tập, NXB Hội Nhà văn, 1999)

b Bước 2: Tìm hiểu các thông tin liên quan đến bài thơ (thông tin về tác giả, về xuất xứ, thể thơ, hoàn cảnh sáng tác…) để có thêm những “manh mối” phát hiện ra

tứ thơ và nghệ thuật cấu tứ

Trang 17

- Tác giả: Nguyễn Bính là nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới 1945) và cũng là một trong những gương mặt xuất sắc của nền thi ca Việt Nam hiện đại.Thơ ông mang sắc thái dân dã, mộc mạc, giản dị, đậm phong vị dân gian, đậm sắc hồndân tộc với những hình ảnh thân thương của quê hương, đất nước và tình người đằmthắm, thiết tha

(1932 Xuất xứ: bài thơ Qua nhà rút từ tập thơ Nước giếng thơi (1957) – một thi phẩm

tiêu biểu cho phong cách thơ Nguyễn Bính

c Bước 3: Xác định nhân vật trữ tình, đối tượng trữ tình, mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ; từ đó phát hiện ra ý tưởng bao trùm - yếu tố cốt lõi đã liên kết các câu thơ, khổ thơ trong bài thơ thành một chỉnh thể (tứ thơ)

- Nhân vật trữ tình: “tôi” – một chàng trai quê thầm yêu trộm nhớ một cô gái quênhưng chưa một lần bày tỏ tình cảm của mình

- Đối tượng trữ tình: “cô” – một cô gái quê

- Mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ: từ tươi vui, ngập ngừng, rụt rè, e ngại, cóchút tự ti (trong quá khứ - ngày cô gái chưa lấy chồng) đến cô đơn, trống trải, buồn bã,xót xa, thẩn thờ (ở hiện tại – khi cô gái đã lấy chồng)

=> Tứ thơ (ý tưởng bao trùm - yếu tố cốt lõi đã liên kết các câu thơ, khổ thơ trongbài thơ thành một chỉnh thể thống nhất) chính là: một chàng trai quê thầm yêu trộm nhớmột cô gái quê với nhiều cung bậc tình cảm, cảm xúc khác nhau: từ tươi vui, ngậpngừng, rụt rè, e ngại, có chút tự ti (trong quá khứ - ngày cô gái chưa lấy chồng) đến côđơn, trống trải, buồn bã, xót xa, thẩn thờ (ở hiện tại – khi cô gái đã lấy chồng)

d Bước 4: Phân tích, đánh giá về cách thức tổ chức, liên kết mạch cảm xúc; cách thức sắp xếp, tổ chức hệ thống từ ngữ, hình ảnh, chi tiết nghệ thuật trong bài thơ; cách thức cấu tạo và phát triển của hình tượng thơ (phân tích nghệ thuật cấu tứ)

* Cách tổ chức, liên kết mạch cảm xúc:

Theo mạch cảm xúc, bài thơ được chia thành hai phần:

- 8 câu đầu: Cảm xúc tươi vui, ngập ngừng, rụt rè, e ngại, có chút tự ti nhân vật

trữ tình“tôi” đối với cô gái thầm thương, trộm nhớ trước khi cô đi lấy chồng

+ Nhân vật trữ tình “tôi” hồi tưởng lại quãng thời gian trong quá khứ, khi cô gáichưa lấy chồng Lúc đó, anh ta đã làm một việc tưởng như vô lí: Đường gần tôi cứ đivòng cho xa

Trang 18

+ Tiếp đó, anh ta ngập ngừng, e ngại giải thích lí do vì sao anh lại làm một việctưởng như vô lí đó:

Lối này lắm bưởi nhiều hoa

(Đi vòng để được qua nhà đấy thôi)

-> Thì ra, vì thầm thương, trộm nhớ cô gái nên nhân vật trữ tình “tôi” đã bất chấpđường vòng xa xôi để “kiếm cớ” gặp cô gái hay ít ra cũng được nhìn thấy người mìnhyêu Điều tưởng như vô lí ở câu thơ thứ 2, đến lúc này lại vô cùng hợp lí – phù hợp vớitâm lí của một người đang yêu, hơn nữa lại yêu đơn phương

-> Dấu chấm lửng ở cuối câu thơ thứ 3 và dấu ngoặc đơn ở câu thơ thứ 4 khôngchỉ giải thích cho cái điều tưởng như vô lí ở câu thơ thứ 2 mà còn diễn tả tâm lí rụt rè, engại của nhân vật trữ tình

+ Theo dòng hồi tưởng, nhân vật “tôi” nhớ lại nụ cười của cô gái:

Một hôm thấy cô cười cười Tôi yêu yêu quá nhưng hơi mất lòng Biết đâu, rồi chả nói chòng:

“Làng mình khối đứa phải lòng mình đây!”

-> Anh thừa nhận tình yêu đối với cô nhưng không khỏi chạnh lòng khi nghĩ đếnmột người như cô gái thì người “phải lòng” chắc không phải chỉ mình mình “Biết đâu”

là sự suy đoán nhưng ẩn đằng sau đó là tâm lí rụt rè có pha chút tự ti của một người yêuđơn phương khi nghĩ về người mình thầm thương, trộm nhớ

- 10 câu sau: sự cô đơn, trống trải, buồn bã, xót xa, thẩn thờ của nhân vật trữ

tình“tôi” từ khi cô đi lấy chồng

+ Từ khi cô gái đi lấy chồng, vẫn là con đường ấy, quãng đồng ấy nhưng giờ đâynhân vật trữ tình bỗng cảm thấy xa xôi:

Từ ngày cô đi lấy chồng Gớm sao có một quãng đồng mà xa

+ Vẫn cảnh cũ, nhà xưa nhưng không gian lúc này trở nên hoang vu, hiu quạnh, buồnvắng lạ thường: bưởi chẳng có một bông hoa, nhà vắng teo, bèo đặc ao, đến giầu không

cũng chẳng thèm leo vào giàn

=> Không gian được tái hiện trong đoạn thơ không chỉ là không gian thật mà còn

là không gian tâm lí – không gian trong cảm nhận của nhân vật trữ tình khi người mình

Trang 19

yêu thương đi lấy chồng Qua đây, nhà thơ không cần nói trực tiếp nhưng người đọc vẫnthấy được nỗi cô đơn, trống trải, buồn bã, xót xa, thẩn thờ trong lòng chàng trai.

* Cách tổ chức, sắp xếp hệ thống hình ảnh trong bài thơ:

Tương ứng với mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình, thì hệ thống hình ảnh trongbài thơ cũng được bố trí thành 2 lớp:

- Những hình ảnh trong quá khứ - khi cô gái chưa lấy chồng: quãng đường vòng

xa mà gần, cây bưởi nhiều hoa, cô gái với nụ cười duyên -> Mọi thứ hiện lên thật đẹp đẽ,vui tươi trong lòng chàng trai đang yêu

- Những hình ảnh của hiện tại – khi cô gái đã đi lấy chồng: quãng đường xa xôi,cây bưởi không hoa, căn nhà vắng teo, bèo đặc ao, giầu không dây chẳng leo vào giàn,giếng khơi ngập nước, ba gian nắng chiều -> Những hình ảnh này gợi lên một khônggian làng yên bình nhưng buồn vắng, quạnh hiu, gián tiếp bộc lộ nỗi cô đơn, buồn bã, xót

xa, trống vắng trong lòng nhân vật trữ tình

- Bên cạnh những hình ảnh cụ thể - cảm tính, trong bài thơ, tác giả còn sử dụngnhững hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng:

+ Giầu không dây chẳng buồn leo vào giàn -> sự chia lìa, xa cách.

+ Ba gian nắng chiều -> Trống vắng, hiu quạnh, hoang vu.

=> Những hình ảnh trong bài thơ tuy bình dị, đơn sơ, mộc mạc, quen thuộc nhưnggiàu tính biểu cảm, giàu giá trị tạo hình, mang ý nghĩa tượng trưng, gợi lên ở người đọcnhững liên tưởng đa chiều

e Bước 5: Đánh giá chung về nghệ thuật cấu tứ; từ đó, rút ra chủ đề tư tưởng

và thông điệp của bài thơ

- Đánh giá chung về nghệ thuật cấu tứ: Bài thơ có cách cấu tứ độc đáo xoay quanhtrục thời gian: từ quá khứ (cái ngày cô gái chưa lấy chồng) đến hiện tại (khi cô gái đã lấychồng) Cách cấu tứ về thời gian này đã tạo nên mạch trữ tình xuyên suốt trong bài thơ,thể hiện một sách sâu sắc, tinh tế diễn biến tâm lí, tư tưởng, tình cảm của nhân vật trữtình Nghệ thuật cấu tứ trong bài thơ đã tạo nên một tứ thơ vừa quen thuộc vừa độc đáotrong thơ Nguyễn Bính: tứ thơ “lỡ bước” (không đến được với người mình yêu)

- Chủ đề: Với nghệ thuật cấu tứ độc đáo, bài thơ thể hiện những cung bậc, sắc tháitình cảm, cảm xúc khác nhau của chàng trai đang yêu – một tình yêu đơn phương, chưamột lần dám thổ lộ, từ khi cô gái còn son rỗi cho đến khi cô đi lấy chồng

Trang 20

- Thông điệp: Khi yêu hãy mạnh dạn bày tỏ tình cảm với người mình yêu mộtcách chân thành, nghiêm túc.

3.6 Hướng dẫn học sinh viết thành bài văn hoàn chỉnh

Sau khi học sinh đã nhận diện được tứ thơ, nghệ thuật cấu tứ của các bài thơ (theoquy trình 5 bước), giáo viên tiếp tục tiến thêm một bước nữa, cho học sinh vận dụng các

ý đã tìm được ở các bước 3.4 và 3.5 để viết thành bài văn hoàn chỉnh theo dàn ý tổngquát dưới đây:

a Mở bài

- Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm

- Nêu vấn đề cần nghị luận: nghệ thuật cấu tứ của bài thơ

b Thân bài

- Nêu nhận định khái quát về tứ thơ của bài thơ (ý tưởng bao trùm - yếu tố cốt lõi

đã liên kết các câu thơ, khổ thơ trong bài thơ thành một chỉnh thể)

- Phân tích nghệ thuật cấu tứ (phân tích, đánh giá về cách thức tổ chức, liên kếtmạch tình cảm, cảm xúc; cách thức sắp xếp, tổ chức hệ thống từ ngữ, hình ảnh, chi tiếtnghệ thuật trong bài thơ để tạo nên tứ thơ)

- Đánh giá chung về nghệ thuật cấu tứ của bài thơ (có thể mở rộng so sánh nghệthuật cấu tứ của bài thơ đang phân tích với các bài thơ khác có cùng chủ đề)

- Rút ra chủ đề tư tưởng và thông điệp của bài thơ

c Kết bài

Khẳng định lại sự độc đáo trong nghệ thuật cấu tứ của bài thơ và ý nghĩa của nóđối với việc đem lại cách nhìn, cách đọc mới cho độc giả

* Lưu ý: Vì thời gian trên lớp hạn chế nên việc viết thành bài văn hoàn chỉnh

giáo viên nên cho học sinh làm ở nhà, sau đó kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ học tập của các em.

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w